2023-06-29, 05:03 PM
NHỮNG MƠ TƯỞNG CHỨA ĐẦY BI KỊCH
Đời người sống chỉ có một lần, câu nói của nhân vật Pavel vốn xưa nay đã không chỉ là một thứ tuyên ngôn hoàn toàn thiếu đi sức sống thực tế, song chúng lại còn thường xuyên bị lạm dụng để cả một thế hệ lao vào tận hưởng mọi mưu cầu có tính bản năng thay vì lý tưởng mà nó hối thúc hay kỳ vọng (mà thực tế chẳng có gì để hy vọng, vì tiếng gọi của lý tưởng trở thành bi kịch mà đôi khi bước chân vào người ta không dám quay đầu lại để suy xét hay cật vấn, mà điều này thực nguy hiểm cho việc nhận thức lại chính mình và cả chính các vấn đề).
Chủ nghĩa YOLO đã trở thành trào lưu mạnh mẽ kiểu hiện sinh trước thế hệ mà người ta gọi là gen Z ngày nay, mà J.Sartre và Nietzsche gần như là đại diện lớn nhất cho trường phái này của nó. Hiện sinh có tác dụng nhất định giúp con người quan sát vào hiện tại và cố gắng dự phóng điều gì đó theo mong muốn của mình vào phía tương lai, nó dựa trên cái nhìn của bản thân và quán chiếu vào tha nhân nhưng không bận tâm nhiều tới tha nhân. Nó coi hiện hữu có trước bản chất, và vì thế chính ta quyết định được mọi việc thay vì sẽ có một sự định đoạt ngoại lai (bên ngoài) nào đó.
Các bạn chắc hẳn hiểu rõ bối cảnh của Thép Pavel, người tuyên bố “Anh thuộc về đảng, sau đó mới đến em và người thân”. Người chối bỏ và ghẻ lạnh tình yêu con người nhưng một mực tuyên bố về việc luôn sống và chết cho sứ mệnh giải phóng (con người) nhân loại. Nhưng bi kịch là anh ta lại không dám sống trọn vẹn với tình yêu con người hết sức cụ thể, hết sức mãnh liệt và cũng hết sức hiện sinh. Và cuối cùng, điều người ta vẫn né tránh lớn nhất sau tất cả việc sống khổ đau và tuyệt hạnh cho lý tưởng giai cấp, là người ta không còn dám và cũng không được phép truy vấn lại mọi điều mình đã làm và hành trình đã trải qua. Điều đó mới lại chính là cái chết một lần nữa của người tuyên ngôn về việc “sống chỉ có một lần”.
Nhưng rõ ràng, như vị cố Bí thư của đất nước Nam Tư cũ, đã nói: hai mươi tuổi không theo cộng sản là không có trái tim, bốn mươi tuổi không bỏ cộng sản là không có cái đầu. Tuổi trẻ thường mang sức sống cuộn trào chỉ muốn được tận hiến đến cạn kiệt với sự trong sáng sắt đá, với lòng nhiệt thanh rực rỡ, và với hết thảy nguồn sống được mẹ cha trao cho, để sẽ hào hứng thiêu rụi nó trước điều mà anh ta sẵn sàng gắn cho nó một ý nghĩa về mặt lý tưởng. Tuổi trẻ vốn chỉ nhìn thấy mọi điều đẹp đẽ theo cách phóng đại và đôi khi là bị lừa dối hoặc tự lừa dối mình về sự cao cả của cái đẹp, cái thiện lẫn cái thiêng liêng vô hình, vô dạng nào đấy.
Nếu một người không đề cao giá trị cơ bản là gia đình và tình thân, thì tình đồng loại bao la và mơ hồ không bao giờ là một giá trị thực hữu để người đó có thể sống tốt, sống cao thượng được. Nếu không có phẩm tính tự truy vấn để tỉnh ngộ như Sartre sau đó, hoặc như nhiều người khác (như chính Marx khi cuối đời), sẽ thật khó lòng để hiểu được sống là một động từ không chỉ sinh động mà còn đa nghĩa, chứ không chỉ theo cách “một lần cho mãi mãi”. Điều quan trọng nhất trong sống, đôi khi không phải là cố làm cho nó ý nghĩa, mà lắm lúc phải nhận ra sự vô nghĩa và phi lý của đời sống - cuộc chiến mà nước Nga của Thép Pavel, của Chiến tranh và Hoà bình xâm lược Ukraine (đã từng là một phần của khối thép đó) chẳng là một minh chứng điển hình và sinh động; hay việc, truy bức, đàn áp người Tân Cương, Tây Tạng hoặc những người theo Pháp Luân Công tại Trung Hoa?
Theo thuyết linh hồn hay luân hồi thì con người là bất tử về mặt linh hồn (Plato, Phật giáo, Thiên Chúa giáo). Chúng không tiêu tán, mà chỉ thay đổi sự tồn tại của mình. Và thực tế, để chúng ta tồn tại tới ngày nay, chính những thứ chủ thuyết bị quy buộc cho là duy tâm phản động lại là sợi dây kéo được loài người ra khỏi những tăm tối và khổ hạnh, nơi những kẻ vô thần và duy vật không tin vào bất cứ điều gì ngoài khả năng vượt trội (cả sự tàn nhẫn) của con người. Mà chính vì thứ tuyên ngôn “đời người chỉ sống có một lần” mà giờ đây đa phần bọn họ đâm trở nên ham sống sợ chết và bỗng hoá hèn nhát còn hơn cả những loài côn trùng chui rúc trong những đống mùn mục thối để tận hưởng đời sống duy nhất có một lần của mình. Sự trốn chạy trở thành lý tưởng của hầu hết mọi loại người trong một xã hội thịnh hành sự độc đoán đã suy đồi và chất đầy các bất công.
Thứ chủ nghĩa YOLO đó dẫn người ta tới, như người phương Tây có câu ngạn ngữ mà tôi vẫn thường nhắc đến “mọi con đường dẫn tới địa ngục đều được lát bằng thiện tâm”, sự duy ngã, cái vị kỷ tuyệt đối và tính bất chấp để đạt được mục đích. Vốn thiện tâm (động cơ) là một điều tốt (cao đẹp, trang hoàng mọi thứ được xem là ý nghĩa lớn lao), nhưng cách thức để hiện thực chúng hầu hết đưa ta tới những thảm hoạ (hậu quả) khôn lường. Cần phải nhớ rằng, đời người sống chỉ có một lần, chúng xuất phát từ cái nôi của việc đấu tranh giai cấp vô sản của Liên Xô. Ở đó nó kêu gọi vô sản toàn thế giới đoàn kết lại, song coi phần còn lại là kẻ thù hoặc ít nhất là chỉ gây hại cho “cách mạng” - sự chuyên chế và chuyên chính trở thành công cụ và phương cách của lý tưởng.
Pavel tưởng rằng sống một cuộc đời cao đẹp và ý nghĩa, nhưng xét cho cùng anh ta sống một cách trống rỗng, đánh mất tất cả mọi thứ đáng ra mình có thể có được như một con người tự do - tình yêu, tài sản, sức khoẻ và tinh thần cao thượng hoà ái. Trong tình yêu với Tonya, anh ta không chỉ hẹp hòi, bất cẩn, phiến diện mà còn đầy định kiến và phán xét. Thứ tình yêu của anh ta vạch ra một lằn ranh đỏ để khẳng định thân phận con người, thay vì cứu vớt con người (nhất là những người trong cuộc). Và đôi khi, ta dâng tâm hồn thanh khiết của ta cho những kẻ giết người hàng loạt mà không hề hay biết. Stalin hay Mao chẳng là những kẻ đã ra lệnh hoặc thi hành các chính sách kinh rợn lên hàng chục triệu con người trong thời tại vị quyền bính của mình? Và lắm khi, chính vì tự hào đã từng “đời người sống chỉ một lần” ấy mà người ta chỉ muốn được chết đi vì tủi hổ, song họ nào chết được dễ dàng mà họ lại buộc mình phải sống tiếp với cái chết đang mục rữa, đầy nuối tiếc sâu thẳm và lan tràn trong bản thân hòng gắng phục chữa những điều mình đã (trực tiếp cũng như gián tiếp) gây ra cho cái đời sống nghiệt ngã đã cuốn họ vào kia.
Như Chúa nói, sự thật sẽ giải phóng anh em. Điều đó quan trọng hơn mọi thứ được coi là lý tưởng.
Luân Lê
![[Image: IMG-9423.jpg]](https://i.postimg.cc/k4GMk4sy/IMG-9423.jpg)
Đời người sống chỉ có một lần, câu nói của nhân vật Pavel vốn xưa nay đã không chỉ là một thứ tuyên ngôn hoàn toàn thiếu đi sức sống thực tế, song chúng lại còn thường xuyên bị lạm dụng để cả một thế hệ lao vào tận hưởng mọi mưu cầu có tính bản năng thay vì lý tưởng mà nó hối thúc hay kỳ vọng (mà thực tế chẳng có gì để hy vọng, vì tiếng gọi của lý tưởng trở thành bi kịch mà đôi khi bước chân vào người ta không dám quay đầu lại để suy xét hay cật vấn, mà điều này thực nguy hiểm cho việc nhận thức lại chính mình và cả chính các vấn đề).
Chủ nghĩa YOLO đã trở thành trào lưu mạnh mẽ kiểu hiện sinh trước thế hệ mà người ta gọi là gen Z ngày nay, mà J.Sartre và Nietzsche gần như là đại diện lớn nhất cho trường phái này của nó. Hiện sinh có tác dụng nhất định giúp con người quan sát vào hiện tại và cố gắng dự phóng điều gì đó theo mong muốn của mình vào phía tương lai, nó dựa trên cái nhìn của bản thân và quán chiếu vào tha nhân nhưng không bận tâm nhiều tới tha nhân. Nó coi hiện hữu có trước bản chất, và vì thế chính ta quyết định được mọi việc thay vì sẽ có một sự định đoạt ngoại lai (bên ngoài) nào đó.
Các bạn chắc hẳn hiểu rõ bối cảnh của Thép Pavel, người tuyên bố “Anh thuộc về đảng, sau đó mới đến em và người thân”. Người chối bỏ và ghẻ lạnh tình yêu con người nhưng một mực tuyên bố về việc luôn sống và chết cho sứ mệnh giải phóng (con người) nhân loại. Nhưng bi kịch là anh ta lại không dám sống trọn vẹn với tình yêu con người hết sức cụ thể, hết sức mãnh liệt và cũng hết sức hiện sinh. Và cuối cùng, điều người ta vẫn né tránh lớn nhất sau tất cả việc sống khổ đau và tuyệt hạnh cho lý tưởng giai cấp, là người ta không còn dám và cũng không được phép truy vấn lại mọi điều mình đã làm và hành trình đã trải qua. Điều đó mới lại chính là cái chết một lần nữa của người tuyên ngôn về việc “sống chỉ có một lần”.
Nhưng rõ ràng, như vị cố Bí thư của đất nước Nam Tư cũ, đã nói: hai mươi tuổi không theo cộng sản là không có trái tim, bốn mươi tuổi không bỏ cộng sản là không có cái đầu. Tuổi trẻ thường mang sức sống cuộn trào chỉ muốn được tận hiến đến cạn kiệt với sự trong sáng sắt đá, với lòng nhiệt thanh rực rỡ, và với hết thảy nguồn sống được mẹ cha trao cho, để sẽ hào hứng thiêu rụi nó trước điều mà anh ta sẵn sàng gắn cho nó một ý nghĩa về mặt lý tưởng. Tuổi trẻ vốn chỉ nhìn thấy mọi điều đẹp đẽ theo cách phóng đại và đôi khi là bị lừa dối hoặc tự lừa dối mình về sự cao cả của cái đẹp, cái thiện lẫn cái thiêng liêng vô hình, vô dạng nào đấy.
Nếu một người không đề cao giá trị cơ bản là gia đình và tình thân, thì tình đồng loại bao la và mơ hồ không bao giờ là một giá trị thực hữu để người đó có thể sống tốt, sống cao thượng được. Nếu không có phẩm tính tự truy vấn để tỉnh ngộ như Sartre sau đó, hoặc như nhiều người khác (như chính Marx khi cuối đời), sẽ thật khó lòng để hiểu được sống là một động từ không chỉ sinh động mà còn đa nghĩa, chứ không chỉ theo cách “một lần cho mãi mãi”. Điều quan trọng nhất trong sống, đôi khi không phải là cố làm cho nó ý nghĩa, mà lắm lúc phải nhận ra sự vô nghĩa và phi lý của đời sống - cuộc chiến mà nước Nga của Thép Pavel, của Chiến tranh và Hoà bình xâm lược Ukraine (đã từng là một phần của khối thép đó) chẳng là một minh chứng điển hình và sinh động; hay việc, truy bức, đàn áp người Tân Cương, Tây Tạng hoặc những người theo Pháp Luân Công tại Trung Hoa?
Theo thuyết linh hồn hay luân hồi thì con người là bất tử về mặt linh hồn (Plato, Phật giáo, Thiên Chúa giáo). Chúng không tiêu tán, mà chỉ thay đổi sự tồn tại của mình. Và thực tế, để chúng ta tồn tại tới ngày nay, chính những thứ chủ thuyết bị quy buộc cho là duy tâm phản động lại là sợi dây kéo được loài người ra khỏi những tăm tối và khổ hạnh, nơi những kẻ vô thần và duy vật không tin vào bất cứ điều gì ngoài khả năng vượt trội (cả sự tàn nhẫn) của con người. Mà chính vì thứ tuyên ngôn “đời người chỉ sống có một lần” mà giờ đây đa phần bọn họ đâm trở nên ham sống sợ chết và bỗng hoá hèn nhát còn hơn cả những loài côn trùng chui rúc trong những đống mùn mục thối để tận hưởng đời sống duy nhất có một lần của mình. Sự trốn chạy trở thành lý tưởng của hầu hết mọi loại người trong một xã hội thịnh hành sự độc đoán đã suy đồi và chất đầy các bất công.
Thứ chủ nghĩa YOLO đó dẫn người ta tới, như người phương Tây có câu ngạn ngữ mà tôi vẫn thường nhắc đến “mọi con đường dẫn tới địa ngục đều được lát bằng thiện tâm”, sự duy ngã, cái vị kỷ tuyệt đối và tính bất chấp để đạt được mục đích. Vốn thiện tâm (động cơ) là một điều tốt (cao đẹp, trang hoàng mọi thứ được xem là ý nghĩa lớn lao), nhưng cách thức để hiện thực chúng hầu hết đưa ta tới những thảm hoạ (hậu quả) khôn lường. Cần phải nhớ rằng, đời người sống chỉ có một lần, chúng xuất phát từ cái nôi của việc đấu tranh giai cấp vô sản của Liên Xô. Ở đó nó kêu gọi vô sản toàn thế giới đoàn kết lại, song coi phần còn lại là kẻ thù hoặc ít nhất là chỉ gây hại cho “cách mạng” - sự chuyên chế và chuyên chính trở thành công cụ và phương cách của lý tưởng.
Pavel tưởng rằng sống một cuộc đời cao đẹp và ý nghĩa, nhưng xét cho cùng anh ta sống một cách trống rỗng, đánh mất tất cả mọi thứ đáng ra mình có thể có được như một con người tự do - tình yêu, tài sản, sức khoẻ và tinh thần cao thượng hoà ái. Trong tình yêu với Tonya, anh ta không chỉ hẹp hòi, bất cẩn, phiến diện mà còn đầy định kiến và phán xét. Thứ tình yêu của anh ta vạch ra một lằn ranh đỏ để khẳng định thân phận con người, thay vì cứu vớt con người (nhất là những người trong cuộc). Và đôi khi, ta dâng tâm hồn thanh khiết của ta cho những kẻ giết người hàng loạt mà không hề hay biết. Stalin hay Mao chẳng là những kẻ đã ra lệnh hoặc thi hành các chính sách kinh rợn lên hàng chục triệu con người trong thời tại vị quyền bính của mình? Và lắm khi, chính vì tự hào đã từng “đời người sống chỉ một lần” ấy mà người ta chỉ muốn được chết đi vì tủi hổ, song họ nào chết được dễ dàng mà họ lại buộc mình phải sống tiếp với cái chết đang mục rữa, đầy nuối tiếc sâu thẳm và lan tràn trong bản thân hòng gắng phục chữa những điều mình đã (trực tiếp cũng như gián tiếp) gây ra cho cái đời sống nghiệt ngã đã cuốn họ vào kia.
Như Chúa nói, sự thật sẽ giải phóng anh em. Điều đó quan trọng hơn mọi thứ được coi là lý tưởng.
Luân Lê
![[Image: IMG-9423.jpg]](https://i.postimg.cc/k4GMk4sy/IMG-9423.jpg)