VietBest

Full Version: Lục Sơn Thanh Khê
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
(2024-04-04, 08:24 PM)JayM Wrote: [ -> ]So sweet, chắc tiểu công chúa của Kỳ làm mẹ ướt mắt quá.  Heavy-black-heart4

Uhm, cảm động lắm, mummy kg chỉ ướt mắt mà mít ướt luôn á nàng.  Lol Hai bố con còn trang trí “Welcome to UK” cho ông ngoại nữa.   Heavy-black-heart4
Đọc bài này lại nhớ thầy cưng và sư huynh quá trời.  😂🤣


SỨC HÚT CỦA RƯỢU.

*Khi trong đầu mỗi người một suy nghĩ khác nhau.😁

Máy bay rơi, một chiêu đãi viên hàng không vẫn còn sống sau khi nhảy dù. Cô hạ cánh trên một hòn đảo hoang. Và sau tất cả những chuyện vừa trải qua, cô quá mệt và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

- "Thức dậy đi.!" - một người đàn ông ngồi bên cạnh nướng thịt lớn tiếng gọi.

Cô vội hỏi:

- Anh là ai? Sao anh lại ở đây?

- Tôi ư? tôi là tội phạm. Tôi đã bị bỏ lại một mình trên hòn đảo này 15 năm trước, họ nghĩ rằng tôi sẽ chết. Và tôi vẫn còn sống nhăn ra đây.

- "Cái gì cơ?" Cô gái ngạc nhiên nói.

Tuy nhiên, vì quá mệt và đói nên cô đã hỏi xin người đàn ông một chút đồ ăn:

- Anh cho tôi xin một ít thịt nướng nhé?

Người đàn ông liếc sang cô gái hỏi:

- Vậy cô sẽ cho tôi thứ gì để đổi lấy thịt?

Cô gái e thẹn nói nhỏ:

- Có lẽ là thứ gì đó mà anh đã không có trong suốt 15 năm qua!

Người đàn ông bật dậy, lao đến ôm chầm lấy cô gái:

- Wow. Em thật hiểu ý tôi! Em thực sự mang theo một chai Whisky phải không?
(Rượu là sức hút mạnh hơn cả phụ nữ!).😂

- Cang Huỳnh lược dịch từ Le Canard Enchainé.

Lol

PS. Rinh cả bài lẫn hình của nguyên chủ. Lol

[Image: IMG-5857.jpg]
Hạnh phúc ở cuối con đường

Tôi và hắn chơi với nhau trong nhóm tứ đại yêu tinh từ khi còn trung học, thuở mà bọn tôi phải mượn ID để vào vũ trường Queen Bee ủng hộ cho gà nhà Tú Quyên của hắn vì cô nàng quyết tâm theo nghề ca sĩ dù bị mẹ cấm.  Lớn thêm tí ở đại học thì tôi đổi chiếc xe đua của tôi sang chiếc 4 x 4 để cùng bọn hắn leo núi trèo đồi vì đã kg còn hứng thú với những cảm giác mạnh của vận tốc và acceleration nữa mà lại thích ngao du, chinh phục từng ngọn núi, triền đồi mà mẹ thiên nhiên đã tạo dựng.

Con đường thênh thang ngang qua những trang trại với hàng cây chà là vàng rực hai bên đường.  Ghé vào hái trộm những chùm nho to mọng, những quả đào chẳng khác đào tiên của Vương Mẫu nương nương.  Có khi xui bị tractor rượt đuổi thì co giò chạy, nhảy lên xe và chuồn mất.  Leo lên thác nước ngồi vắt vẻo, mỗi đứa dõi mắt theo những ước mơ của riêng mình.  Rồi hắn cũng yêu cho có mối tình vắt vai với người ta, 3 x 7, 21 ngày hắn bảo chán, tuyên bố theo đuổi chủ nghĩa độc thân. Ấy vậy mà lâu lâu hắn lại dẫn “kép” ra mắt mấy lão nương của hắn.  Tôi ít nói lại lạnh lùng nên ít trò chuyện tán gẫu.  Hắn thích hát lại hát rất hay nhưng chỉ mỗi một bài tủ, cầm microphone lên là…

“Anh, đã biết bao ngày bên anh
Là em đã có bấy nhiêu ngày yêu anh
Nhưng anh vẫn ngây thơ không biết tình em
Thầm yêu anh nên tim đau rã rời

Em đã thấy bao người yêu anh
Tim em đã nhức nhối thinh lặng bên anh
Nhìn anh yêu tuy ngay đây nhưng rất xa xôi
Vì tim anh đã trót trao ai rồi…”

Tôi tiễn “anh” về miền đất lạnh, khuyên hắn sống vui vẻ, trân trọng người thương mình.   Dặm trường ai có qua cầu mới hay…

Trải qua mấy cuộc bể dâu, như người ta thường nói “hồng nhan đa truân” - lần tay đếm lại, con cái chúng tôi đã lớn.  Con gái lớn của hắn sắp vào đại học, con bé nhỏ thì cũng ngấp ngưỡng cửa trung học.   Mấy con yêu tinh bạt mạng, nằm trên những hòn đá chông chênh ở Sequoi ngắm sao trời ngày nào giờ đã ở tứ tuần, hắn bảo, “đàn bà mạnh mẽ như tụi mình thì cần quái gì đàn ông.”  Cái này hắn nói kg ngoa, máy giặt bị hư, hắn kg muốn tốn tiền mua đồ mới, dù gì cũng đã từng là kỹ sư của GE, chuyện vặt này sao làm khó được hắn.  Loay hoay hai ngày trời thì hắn cũng sửa xong chỉ tốn gần $100 mua đồ parts.  Máy lạnh hư, hắn tự trèo lên cọ rửa đường ống, thay filter, cây rơi lá nhiều hắn làm biếng quét sân thế là mang cưa ra xởn hết hai cái cây to người ta trồng cho đẹp phố.   Mỗi khi hắn đến muốn cùng tôi xả stress, tôi lại mang hắn vào shooting range, tôi thích súng ngắn vì là sở trường còn hắn thì chơi súng trường mới đủ đô.  😂

Gặp hắn trước khi theo chồng về London, hắn ôm tôi trách móc, “chồng gần kg lấy đi lấy chồng xa, nhỡ khi mình muốn ăn chực biết tìm mợ đâu…”  Già rồi mà hắn vẫn bị tôi búng một cái ngay trán như hồi còn nhỏ.  Vậy đó mà trước khi máy bay cất cánh, hắn cũng text cho tôi, “hạnh phúc ở cuối con đường”.

Tình yêu đối với người phụ nữ đã trải qua nhiều thăng trầm như chúng tôi là điều kg dễ dàng, tự băng phong chính mình để kg bị những tổn thương đã qua dày vò, khi tình cảm đã từng trao ra bị mai một bào mòn, trái tim cũng tự nó phong bế để tự bảo vệ thôi.  

Hắn hăm doạ, “mợ kg về đưa dâu, mình sẽ qua đó bắt mợ.”  

Tôi cười, cô bạn xinh đẹp càn rỡ của tôi cũng đã tìm được hoàng tử của lòng mình, có lẽ sự chân thành và nhẫn nại của anh ấy mấy năm qua đã làm tan chảy trái tim hắn.  Tôi trêu hắn, “giờ thì có chàng cảnh sát của bà còng bà lại rồi, kg cần mình ra tay.”    Uhm, cái anh chàng cảnh sát mà cứ hay chờ hắn ở cổng trường mỗi khi hắn đến đón con chỉ để gật đầu chào hắn.  Có hôm hắn đến trường ăn trưa với con, thì luôn có một chàng “vệ sĩ” thầm lặng trong bộ quân phục cảnh sát từ xa ngắm nhìn hắn.  Nhưng mà hắn thì cứ dửng dưng ca bài “làm ngơ”.  Hắn bảo hắn “sợ yêu”.  

Con bé nhỏ thủ thỉ với tôi, “auntie L, you should tell my mom to start dating, there is a hunk at my school who has a crush on her.”  

Tôi hỏi bé lớn, “con nghĩ sao nếu mẹ con dating?”  

Gọn lỏn, “Good!  We don’t want her to turn into a grumpy old maid.”

Kids’ honesty and sincerity are brutal.  😂🤣

Chuyện tình của hắn được hai đứa con gái làm mai mối với sự phụ hoạ của quân sư quạt mo dùng dằng mấy năm cuối cùng cũng thành chính quả.  😇

Âu yếm nhìn chồng tôi ở đối diện cách đó kg xa nơi bàn làm việc, như thần giao cách cảm anh cũng ngước lên nhìn tôi mỉm cười.  Nhìn chiếc nhẫn cưới lấp lánh trên tay, gõ vài chữ gửi cho hắn, “hạnh phúc ở cuối con đường, can đảm bước đi.”  ❤️

Loáng thoáng đâu đó trong đầu vọng lên mấy câu hát…

Ngày ấy em như hoa sen
Mang nhiều dáng hiền
Mỗi khi chiều lên
Ngày ấy em như sương trong
Nép trên bông hồng
Mượt trên cánh nhung
Ngày ấy em như cung tơ
Cho đời thẫn thờ cho tôi dệt mơ
Đường khuya tay đan ngón tay
Ước cho đời ước mơ dài

Phát hoạ hình ảnh hắn trong mắt của hai đứa con gái yêu.  😂🤣

[Image: 00522-BF5-4-EB8-4-F34-BB6-F-F40176485651.webp]



Con cháu của người lính VNCH sẽ kg bao giờ quên và luôn tri ân, hướng về cội nguồn dân tộc.


Bài của Đặng Diễm Bích Chi (Sài gòn - Việt Nam)

Trước giờ vẫn nghe câu “Thắng làm vua, thua làm giặc” và “Kẻ thắng viết nên lịch sử”, nhưng chưa từng thấm thía nó như lúc này!

Ngày còn cắp sách đến trường, mỗi thứ hai đứng chào dưới cờ "tổ quốc", gào lên cùng lũ bạn “…cờ in máu chiến thắng…” mà không biết rằng lá cờ ấy cũng có thấm máu người thân của mình, những dòng máu bị rẻ khinh, không được thừa nhận!

Khi người ta cố nhồi nhét hình ảnh về một đấng lãnh tụ vĩ đại, toàn năng vào đầu óc non trẻ của tôi, tôi đã không kháng cự, chỉ đôi lúc tự hỏi một cách lén lút: “Thật là có con người như Thánh sống thế ư?” Bởi vì đôi khi những gì họ nói trước sau bất nhất. Họ chẳng bảo “Không có gì tuyệt đối và toàn vẹn” đấy sao? Hay có ngoại lệ?

Ngày đó ngây thơ đến mức nằm trong phòng đọc bài học lịch sử oang oang, không ngừng mắng chửi “ngụy”, “tay sai”, mà không nhớ rằng ba mình từng khoác áo lính của Việt Nam Cộng Hòa!

Khi người ta dạy cho tôi phỉ báng những người lính “ngụy”, coi khinh họ như nhưng kẻ không có lương tâm, những kẻ bán rẻ tổ quốc, những con người máu lạnh, giết người không gớm tay...

Thì tôi, đã thấy những người lính sa cơ ấy rất hiền lành, là những người cha, người chồng mẫu mực, những người nông dân không ngại vất vả ngoài đồng.

Thì tôi, thấy trong ánh mắt họ một nỗi đau bất lực vì không bảo vệ được tổ quốc của mình!

Thì tôi, thấy họ loay hoay tìm cho gia đình mình một con đường tươi sáng khác để đi. Họ không ngồi đó và khóc cho một quá khứ tươi đẹp đã mất, đã bị cướp mất!

Tôi đã thấy họ dạy con họ yêu tổ quốc, yêu cội nguồn, và trân trọng tình thân! (xin đừng đánh đồng như cái cách người ta đang giả vờ tự lừa dối nhau, tổ quốc không bao giờ nên hiểu là “người chiến thắng”, và “người chiến thắng” cũng không phải là tổ quốc, nếu như hôm nay tôi nói tôi chẳng có chút cảm tình nào đối với “người chiến thắng” thì không có nghĩa là tôi không yêu đất nước của tôi.

Tôi đã thấy họ tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn nơi đất khách, nhưng cái nhìn của họ vẫn hướng về nơi này một cách khắc khoải. Bởi lẽ, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp họ đã bị đẩy đi xa, quá xa,nơi họ được sinh ra và lớn lên, nơi còn có những người thân còn ở lại! Họ có thể trở về, nhưng họ sẽ không trở về, tôi biết thế, không phải vì họ chê cố hương nghèo khó!

Khi người ta nói họ là những kẻ “vong quốc”, tôi sẽ lắc đầu bảo rằng không phải, họ là những người “vọng quốc” (luôn luôn hoài vọng về tổ quốc của mình).

Khi người ta bảo rằng họ ở bên kia bờ biển đang tìm mọi cách phá hoại an ninh quốc gia, thì tôi lại tin rằng, họ đã bày tỏ một nỗi thất vọng khôn xiết về cách “trị quốc” của “kẻ thắng”, họ đang bày tỏ niềm xót thương với những số phận đang ngày ngày tìm đến nhau trong niềm an ủi và hi vọng, dù là nhỏ nhoi. Họ đang cất lên tiếng nói giúp những người mà họ nghĩ rằng “thấp cổ bé họng”.

Không có triều đại nào vĩnh viễn, thì sao cứ mãi lừa mị nhau về cái gọi là “muôn năm”?

Khi người ta gọi bác tôi, ba tôi và anh tôi là “giặc” thì tôi vẫn cứ tự hào về họ, những người đàn ông Việt Nam đúng nghĩa!

Khi người ta gọi họ là “ngụy” thì tôi vẫn vô cùng kính trọng và yêu thương họ! Bản chất không nằm ở tên gọi và lịch sử cũng không thuộc về kẻ chiến thắng!

Tôi sẽ luôn ngẩng cao đầu vì là cháu, con và em của họ!”

[Image: IMG-5879.jpg]
Ngồi soạn bài cho 30/4 thì gặp lại bài shared cũ, tôi cất giữ nó vì trong bài tôi thấy có bóng bố tôi, mẹ tôi và cả tôi, bóng hình của "những người con vong quốc."
...

Chuyện Một Người Mang Tên Nguyễn Thị Di Tản

Hoàng ThịTố Lang

Tên tôi là Nguyễn thị Di Tản. Cái họ Nguyễn của tôi đã chứng tỏ tôi là người Việt Nam chính hiệu con nai vàng. Song có điều tôi là đứa bé Việt Nam chào đời ở một miền đất lạ xa – đảo Guam – một nơi chốn thật lạ lẫm với quê hương tôi. Theo lời mẹ tôi kể tôi chào đời vào những tháng ngày buồn thảm nhất của miền Nam Việt Nam. Tôi đã nằm trong bụng mẹ, theo mẹ trên con đường di tản của dân tộc tôi.

 Tôi đã là một chứng nhân của lịch sử. Tiếng khóc chào đời của tôi ở một quần đảo nơi quê người đã giúp mẹ tôi nhiều can đảm vượt qua những thử thách, gian truân của cuộc đời. Tôi đã là Nguyễn Thị Di Tản từ ngày ấy. Thế mà đã hơn một phần tư thế kỷ kể từ 30 tháng 4 năm ấy. Thế mà đã 35 năm qua…

Đã 35 năm qua. Tôi đã lớn. Đã trưởng thành nơi miền đất tạm dung của một tỉnh lỵ miền Tây Canada. Thành phố Winnipeg buồn hắt hiu như tâm sự “Người di tản buồn” của mẹ. Mẹ rất yêu bản nhạc “Người di tản buồn” của Nam Lộc. Ngày còn bé, bằng bài hát ấy mẹ đã ru tôi ngủ. Riết rồi tôi quen với từng lời ca tiếng nhạc. Mẹ bảo đêm nào không nghe bài hát ấy tôi không ngủ. Đến lúc tôi bập bẹ biết nói mẹ dạy tôi hát. Tôi vừa quấn quít bên mẹ vừa đỏ đẻ hát:

Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhòa
Bạn ơi đó là người di tản buồn
Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau.
Rồi đêm đêm hằn lên đôi mắt sâu
Thời gian đâu còn những phút nhiệm mầu
Cho tôi xin lại một ngày, ở nơi nơi thành phố cũ
Cho tôi xin lại một đời, một đời sống với quê hương
Cho tôi đi lại đoạn đường, hàng cây vươn dài bóng mát
Cho tôi yêu lại từ đầu, bên người yêu dấu ngày xưa
Chiều nay có một người di tản buồn
Nhìn quê hương còn ai, hay mất ai ?
Còn bao nhiêu thằng xông pha chiến khu ?
Và bao nhiêu nằm trong những lao tù ?
Ở đây có những chiều mưa rất nhiều !
Nhiều hơn khi hành quân trong tháng mưa
Buồn hơn khi rừng khuya vang tiếng bom
Ngày vui ơi giờ đâu nước không còn
Cho tôi xin lại một lần, ở nơi tôi dừng quân cũ
Cho tôi xin lại bìa rừng, nơi từng chiến đấu bên nhau
Cho tôi xin một lời chào, chào bao nhiêungười đã khuất
Cho tôi xin một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi !

Tôi hát như sáo. Mẹ hát sao tôi hát theo vậy. Mẹ bằng lòng lắm. Dần dà tôi có thể hát được cả bài. Bạn bè của mẹ đến nhà chơi mẹ, đem con sáo của mẹ ra khoe. Mẹ bắt tôi hát. Mỗi lần hát xong các bác các cô, bạn của mẹ ai cũng đều rươm rướm nước mắt. Có lần tôi thỏ thẻ hỏi mẹ“Sao con hát hay mà mẹ với các bác lại khóc”.

 Mẹ ôm tôi vào lòng và nói “Bao giờ con lớn con sẽ hiểu tại sao”. Cái trí óc non nớt ngày ấy của tôi mơ hồ cảm nhận có một điều gì khác thường ở mẹ, một cái gì mất mát lớn lao trong đời mẹ. Những lúc rảnh rỗi, sau giờ cơm chiều mẹ dạy tôi nói, tôi đọc:

-Con là người gì ?
-Dạ thưa con là người Việt nam
-Con tên gì ?
-Con tên là Di Tản
-Con có yêu nước Việt Nam không ?
-Con yêu Việt Nam lắm !

Tôi đã thuộc nằm lòng những câu mẹ dạy. Tôi đã quen thuộc với cái tên Di Tản. Tôi thấy tên tôi nó ngồ ngộ, dễ thương làm sao. Đến lúc tôi lên năm, mẹ dắt tôi đến một ngôi trường tiểu học ở gần nhà để ghi tên đi học. Từ ngày còn bé tôi chỉ loanh quanh ở cái apartment mẹ ở mà thôi. Chung cư nầy đa số là người Việt nam. Lần đầu tiên đến trường, một khung cảnh mới, người mới. Các học sinh cùng lớp với tôi hoàn toàn là những khuôn mặt lạ xa.

 Cô giáo cũng thế. Không giống mẹ. Không giống các bác, các cô đến chơi nhà mẹ. Lúc mẹ chào cô giáo ra về. Tôi ở lại trường với tâm trạng thật lạc lõng, bơ vơ. Tôi muốn khóc. Tôi muốn theo mẹ ra về làm sao. Tôi ngồi cô đơn một góc lớp. Cô giáo rất trẻ, đến bên tôi nhỏ nhẹ hỏi

– “What is your name ?”.

Tôi cúi mặt, bặm môi chừng như rướm máu, lí nhí đáp bằng cái giọng Việt Nam đặc sệt “Dạ .. Di Tản”. Cô giáo chừng như không hiểu, cô xem lại quyển sổ và hỏi lại tôi “your name is Đaithen”. Tôi lắc đầu và lập lại “Di Tản”. Cả lớp rộ lên cười. Tôi bật khóc. Tôi khóc ngon lành như bị ai ức hiếp. 

Sau buổi học, mẹ đến đón tôi về. Trên suốt quãng đường từ trường về nhà Tôi lặng thinh, không nói một điều gì cả với mẹ. Mẹ âu yếm hỏi tôi “Con đi học có vui không”. Chừng như tôi chỉ chờ mẹ hỏi, Tôi òa lên khóc và bảo:

– Sao mẹ không đặt cho con một cái tên nào dễ kêu như Helen, như Cindy hay Linda như tụi nó mà mẹ đặt tên con là Di Tản. Cô giáo đọc không được tên con, mấy đứa cùng lớp tụi nó chọc ghẹo con.

Mẹ tôi dịu dàng, từ tốn bảo:

– Con có biết cả nước Canada nầy có biết bao nhiêu là Helen, là Cindy không con. Còn tên Di Tản chỉ có mỗi một mình con. Con không thấy con đặc biệt sao con. Con phải hãnh diện vì cái tên rất là Việt Nam của con mới phải. Tôi nũng nịu pha một chút hờn dỗi:

– Mà cô giáo đọc là Đaithen mẹ thấy có kỳ không ?

Mẹ trìu mến đưa tay vuốt tóc tôi, hiền hòa khẽ bảo:

– Tại cô giáo không biết cách phát âm của ngươì Việt Nam mình đó thôi. Con phải đọc lại cho cô biết rồi từ từ cô sẽ đọc đúng.
Giọng mẹ thiết tha hơn, chùng xuống, sũng đầy nước mắt.

– Mẹ đã mất tất cả rồi con ơi. Mẹ chỉ còn cái tên Việtnam mẹ gửi cho con. Con có biết như thế không ?

Đầu óc của một đứa bé lên năm làm sao tôi hiểu đuợc hết những gì mẹ nói, song tôi biết mẹ buồn lắm. Có một cái gì làm cho mẹ khổ tâm lắm. Tôi cảm thấy ân hận. Tôi ôm mẹ, hôn me, và bảo:

– Con xin lỗi mẹ. Con làm mẹ buồn lắm phải không mẹ.

Tôi thấy mắt mẹ long lanh ngấn lệ.

– Không phải đâu con, con của mẹ ngoan lắm.

Đó là câu chuyện ngày lên năm của tôi. Mãi cho đến những năm sau nầy tên tôi vẫn là một đề tài cho lũ bạn chọc ghẹo. Cái chọc ghẹo cho vui chứ không có một ác ý nào cả. Lúc tôi vào Highschool tôi đã lớn lắm rồi. Tôi đã hiểu những u uất của đời me. Tôi thương mẹ hơn bao giờ hết.

 Thấm thoát mà tôi đã là cô gái 18. Soi gương tôi cũng biết mình đẹp lắm. Mẹ không cho tôi cắt tóc ngắn. Cả trường con gái mái tóc dài chấm lưng với khuôn mặt Á Đông của tôi vẫn là một đề tài nổi bật nhất.

 Lại thêm cái tên Di Tản nữa. Lúc nầy tôi không còn buồn mỗi lần bị giáo sư đọc trật tên. Bạn bè tôi, những đứa quen nhau từ lớp mẫu giáo đến giờ được tôi huấn luyện cách phát âm nên đọc tên tôi đúng lắm. Tụi nó bỏ dấu còn lơ lớ nhưng tạm được. Nhưng mỗi lần bắt đầu một niên học mới, tên tôi lại là một tràng cười cho lũ bạn cùng lớp mỗi khi các giáo sư mới gọi tên tôi. Giáo sư nào cũng thế. Ngập ngừng một hồi lâu rồi mới đọc. 

Tôi cũng không nín cười được cái giọng như ngọng nghịu của một giáo sư người Canada đọc một cái tên lạ quơ lạ huắc chưa bao giờ thấy và gặp trong lịch sử dân tộc. Trên tay cầm bài Test của tôi, ngập ngừng rồi vị thầy gọi “Đai then”. Cả lớp ồ lên một loạt  “Oh, my god”. Vị giáo sư lúng túng, đảo mắt nhìn quanh lớp. Cả lớp nhao nhao lên như bầy ong vỡ tổ. Chừng như tụi nó thích những dịp như thế để câu giờ, “nhứt quỉ, nhì ma, thứ ba học trò” mà. Con Linhda ngồi cạnh, hích nhẹ cùi chỏ vào tôi và khẽ bảo:

– Ditan, ổng đọc sai tên mầy rồi kìa, mầy sửa cho ổng đi.

Tôi đỏ mặt. Tôi chưa kịp nói gì cả thì tụi con trai ngồi sau lưng tôi ào ào lên như chợ nhóm “Ditản, Ditản not Đai then”. Vị giáo sư lúc đó mới vỡ lẽ ra, mới biết là mình phát âm sai, ông gục gặt đầu nói lời xin lỗi và lập lại “Ditản Ditản”.

Lúc nầy tôi không còn nhút nhát như ngày xưa nữa. Bạn bè tôi Tây Tàu, Canadian nữa đều “cứu bồ” tôi mỗi lần có tình trạng như trên vừa xảy ra. Dần dà mọi người gọi tên tôi rất ư là dễ thương. Đến bây giờ nhớ lại những lời mẹ nói với tôi ngày nào, tôi hãnh diện vô cùng về cái tên mẹ đã cho tôi. Tôi thương mẹ vô cùng.

Cái đất nước Việt Nam khổ đau muôn chiều đã gắn liền với mẹ tôi như hình với bóng trong cuộc đời lưu lạc xứ người hơn một phần tư thế kỷ. Một điều mà tôi có thể khẳng định rằng “dù hoàn cảnh có thể tách rời mẹ ra khỏi quê hương, nhưng không có một hoàn cảnh nào tách rời quê hương ra khỏi tâm hồn mẹ được”. 

Mẹ sống như chờ đợi, như mong mỏi một điều gì sẽ đến. Có lần tôi bắt gặp mẹ ngồi một mình trong đêm, tay mân mê, vuốt ve bức ảnh bán thân của bố tôi. Mẹ vẫn nuôi hy vọng Bố còn sống và sẽ có lần gia đình tôi laị đoàn tụ như xưa. Nhưng định mệnh đã an bài. Sau khi nhờ một người bạn làm ở Usaid đưa mẹ con tôi di tản. Bố hứa Bố sẽ gặp lại mẹ sau. 

Trong lúc dầu sôi lửa bỏng Bố bảo sao, mẹ nghe vậy. Một mình mẹ bụng mang dạ chửa mẹ đã lên phi cơ, theo đoàn người di tản và mong có ngày gặp lại Bố.

Nhưng niềm hy vọng đó đã vơi dần theo năm tháng cho đến một ngày mẹ được tin Bố đã nằm xuống nơi trại cải tạo.

Mẹ như điên loạn.
Rồi mẹ tỉnh lại.
Mẹ biếng cười, biếng nói.
Cuộc sống của Mẹ đã thầm lặng bây giờ càng thầm lặng hơn xưa. 

Ngoài giờ ở sở. Về nhà cơm nước xong, trò chuyện với tôi đôi lát rồi Mẹ vào phòng. Cái khoảng đời quá khứ ngày xưa. Những kỷ niệm ngọc ngà ngày nào của Bố và Mẹ như chút dấu yêu còn sót lại. Thời gian không làm nhạt nhòa mà ở Mẹ không một hình ảnh nào mà Mẹ không nhớ. Mỗi lần nhắc tới Bố, Mẹ như trẻ lại. Mắt Mẹ long lanh ngời sáng. Mẹ kể cho tôi nghe chuyện tình của cô sinh viên Văn khoa với chàng thủy thủ Hải Quân. 

Tôi thuộc nhiều bài hát Việt Nam lắm nên tôi ghẹo Mẹ “Mẹ và Bố giống em hậu phương còn anh nơi tiền tuyến quá”. Ngoài tình mẹ con ra, tôi như một người bạn nhỏ để Mẹ tâm sự, để Mẹ trang trải nỗi niềm nào là “con biết không Bố hào hoa và đẹp trai lắm .. v.v… và v.v…

Tôi nịnh Mẹ: 

– Bố không đẹp trai làm sao cua được Mẹ.

Mẹ cười thật dễ thương.

Một điều mà tôi biết chắc chắn rằng không ai có thể thay thế hình bóng Bố tôi trong tim Mẹ.

Tôi không ích kỷ. Song điều đó làm tôi yên tâm hơn. Tôi muốn cùng Mẹ nâng niu, giữ gìn những kỷ niệm dấu yêu, ngọc ngà của Mẹ và Bố cho đến suốt cuộc đời.

Hôm nay nhân ngày giỗ lần thứ 35 của Bố. Con muốn thưa với Bố một điều. Con cám ơn Bố Mẹ đã tạo cho con nên hình, nên vóc. Dù chưa một lần gặp mặt Bố. Dù bây giờ Bố đã nằm xuống. Bố đã đi thật xa, không có lần trở lại với Mẹ, với con. Song với con Bố vẫn là một hiện hữu bên con từng giờ, từng phút. 

Con nghĩ Bố đã che chở Mẹ con con hơn một phần tư thế kỷ nay. Xin Bố hãy giữ gìn, che chở Mẹ, con trong suốt quãng đời còn lại. Con mong làm sao ngày nào đất nước thật sự thanh bình Mẹ sẽ đưa con trở về thăm lại quê hương. Con sông xưa sẽ trở về bờ bến cũ. Ngày ấy ở một phía trời nào đó của quê hương con thấy bố mỉm cười và Bố nói với con .. Bố sung sướng lắm, con biết không ? Con yêu dấu !

Đất khách Tháng Tư 2010
Hoàng thị Tố Lang



9 năm trước tôi đã update cái list này cho các cụ, nhưng chiều nay có người hỏi tôi tại sao danh sách trên mạng thấy thiếu 9 vị.

Dạ xin thưa, con đã update và published từ tháng 4, 2015 mà mấy trang mạng trên internet đâu phải con quản lý thì con đâu có biết tại sao là vì sao đâu ạ... ?   Biggrin


Danh sách các anh hùng QLVNCH đã tuẫn tiết trong ngày 30/4/1975 
Bổ túc Danh Sách các anh hùng QLVNCH đã tuẫn tiết trong ngày 30/4/1975

1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn Tỉnh Trưởng Chương Thiện Tử thủ Chương Thiện và bị Việt cộng xử tử tại Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975
7- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
8- Trung Tá Vũ Đình Duy, Trưởng Đoàn 66 Đà Lạt - tuẫn tiết 30/4/1975
9- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham mưu. Tự sát ngày 30/4/1975
10- Trung Tá Nguyễn Xuân Tiêu : Quân Trưởng, kiêm Chi Khu Trưởng, Tuy Phước, Bình Định - tuẫn tiết 15/04/1975 tại Bình Định

11- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
12- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
13- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ – Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
14- Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
15- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
16- Trung Tá Nguyễn Văn Chúc : Khóa 6 Sĩ Quan Đà Lạt, Ban Tiếp Vận, Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30/4/1975 cùng vợ và con
17- Trung Tá Võ Vàng : Tiểu Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn 21, Biệt Động Quân. Bị hành quyết tại trại tù Kỳ Sơn, Quảng Ngãi tháng 7/1977
18- Trung Tá Nguyễn Đức Thịnh : Linh Mục Tuyên Úy. Tuẫn Tiết ngày 16/4/1975 tại Phan Rang
19- Trung Tá Đặng Sỹ Vĩnh, Trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát. Ngày 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
tại Sài Gòn
20- Trung Tá Nguyễn Văn Đức : Khóa 14 Đà Lạt, Ban Tiếp Vận, Bộ TTM- Tuẫn tiết trưa 30/4/1975 tại Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân, Sài Gòn

21- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
22- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
23- Thiếu Tá Đỗ Minh Hoàng CHT/CS Quận Bình Phuớc/.Long AN Tự sát tại Cầu Quay-Mỹ Tho 30/4/1975
24- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
25- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
26- Thiếu Tá Lê Anh Tuấn CHT/Giang Đoàn 43 Ngăn Chặn
(bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). Tự sát ngày 30/4/1975 ta.i Chie^’n Đỉnh trên đường triệt thoái
27- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
28- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
29- Thiếu Tá Nguyễn Văn Hai : Tiểu Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Địa Phương Quân, Quảng Ngãi. Tuẫn tiết năm 1975
30- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975

31- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
32- Đại Úy Trần Hựu. Trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Đại Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Trung Úy Ngô Văn Cho : Trưởng Cuộc Cảnh Sát Tao Đàn. Tự sát cùng với vợ, 6 con và mẹ ruột ngày 1/5/1975
36- Trung Úy Nguyễn Chánh Thành : Phòng 7 Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30/4/1975 tại tư gia, Phú Nhuận
37- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
38- Trung uý Nguyễn Văn Hoàng Đại Đội trưởng Đại Đội 1 Tiểu đoàn 31 Biệt Động Quân cùng người yêu tự sát ngày 01-5-1975 tại Mương Chuối Nhà Bè
39- Trung Úy Ngô Nghĩa : Bị hành quyết tại Trảng Lớn, Tây Ninh năm 1976
40- Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái, Binh Chủng Nhảy Dù, khoá 5/69 Thủ Đức. Ngày 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.

41- Thiếu Úy Hoàng Xuân Lân: Trưởng Cuộc Cảnh Sát Bình Tân, Gò Công. Tuẫn tiết ngày 30/4/1975
42- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tự sát tại Thanh Đa, Sài Gòn
43- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
44- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
45- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
46- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
47- Trung Sĩ Trần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
48- Binh Nhì Hồ Chí Tâm, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
49. Ông Lê Sơn: Trưởng Ấp Diên Khánh, Xã Hoài Đức, Hoài Nhơn, Bình Định. Tuẫn tiết ngày 15/5/1975

50. Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975 (cần thêm info)



[Image: IMG-5884.jpg]
Xin bổ sung thêm chi tiết về Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh trưởng kiêm tiểu khu Chương Thiện, (nay đổi lại là tỉnh Hậu Giang) bị xử tử tại Sân Vận Động Quang Trung Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975. Hình ảnh mang về từ fb của Phóng Viên Chiến Trường:

[Image: 179951770-744920856173516-101456033594018284-n.jpg]

Kèm lời nói tại phiên tòa khi ấy:

Đại tá Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình:

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt.

Đả đảo Cộng Sản.

Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm".

[Image: images?q=tbn:ANd9GcQuPclb9B53815OVaGecmi...wEQyIX2A&s]
(2024-04-11, 04:27 PM)Dan. Wrote: [ -> ]Xin bổ sung thêm chi tiết về Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh trưởng kiêm tiểu khu Chương Thiện, (nay đổi lại là tỉnh Hậu Giang) bị xử tử tại Sân Vận Động Quang Trung Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975. Hình ảnh mang về từ fb của Phóng Viên Chiến Trường:

[Image: 179951770-744920856173516-101456033594018284-n.jpg]

Kèm lời nói tại phiên tòa khi ấy:

Đại tá Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình:

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt.

Đả đảo Cộng Sản.

Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm".

[Image: images?q=tbn:ANd9GcQuPclb9B53815OVaGecmi...wEQyIX2A&s]

Dạ cám ơn sư phụ.  🌷

Mỗi dòng mỗi cái tên mỗi chữ đều làm lòng mình xốn xang khó kìm nén được cảm xúc mỗi khi đọc lại.  😔
(2024-04-05, 08:30 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: [ -> ]Uhm, cảm động lắm, mummy kg chỉ ướt mắt mà mít ướt luôn á nàng.  Lol Hai bố con còn trang trí “Welcome to UK” cho ông ngoại nữa.   Heavy-black-heart4

Mừng cho gia đình Kỳ quá đi.  Tiểu công chúa có thêm ông ngoại để nhõng nhẻo, rồi vợ chồng Kỳ và TCC bận rộn giới thiệu London tới ông ngoại nữa.  Heavy-black-heart4 Hug
(2024-04-12, 11:18 PM)JayM Wrote: [ -> ]Mừng cho gia đình Kỳ quá đi.  Tiểu công chúa có thêm ông ngoại để nhõng nhẻo, rồi vợ chồng Kỳ và TCC bận rộn giới thiệu London tới ông ngoại nữa.  Heavy-black-heart4 Hug

Cám ơn nàng.  Hug ❤️

Từ hôm về đến giờ bị mưa hoài à nàng ơi.  Hôm nay được một ngày đẹp trời nên cả nhà đi chơi cả ngày giờ mới về tới nhà.  Ông ngoại sang đây có mấy cô chú em của ông ngoại đến đưa đi chơi, tiểu công chúa nghỉ học 3 tuần spring holiday nên cũng theo ông.  Ông nói ông đi đâu ông cõng bé theo tới đó nên bé thích quá đeo theo ông luôn.  Lol
Quốc nạn hay Quốc hận?

[Image: IMG-5922.jpg]
April’s Blush, from Saigon to Solace
By: L. Tran

In the chaotic last moments of Saigon in 1975, as the city was overwhelmed by communist forces, my life and that of my brother—took a dramatic and sorrowful detour. Removed from the violence that consumed our native land, we were haunted by its relentless memory. I was, in a cruel twist of fortune, spared the horror of seeing Saigon's downfall, filled with despair and violence. Still, the weight of our family's suffering was a constant presence.

Our uncle, a courageous pilot, was killed when his aircraft was downed during combat, a poignant example of the many sacrifices made during the conflict. His death signaled the beginning of a series of grim episodes. I heard stories of family members who perished trying to escape Vietnam's oppressive regime by sea.

The tales of those who remained were even more chilling. My grandmother suffered grave humiliations at the hands of soldiers who stripped away the dignity of the people, making them jump like animals in a perverse search for swallowed treasures— a deep affront to their humanity, leaving lasting scars.

A particularly vivid memory from my childhood is the sight of a menacing black revolver in the hands of a soldier at a mourning tent. As a young child, I could barely grasp the situation, but I remember the cold fear and my mother's panicked eyes as she was accused of hiding valuables and taken away. I was left in the uncertain care of my grandmother, away from the stark reality of my father's fate, unsure if he survived the notorious "Côn Đảo" prison camp.

My brother faced his own severe hardships. He recalls the moment his mother tearfully sent him away with a stranger, urging him to never return. Cast into the vast ocean, he faced extreme deprivation and witnessed the desperate acts of other refugees, including a mother's heart-wrenching decision to end her child's life to avoid capture.

Life in the refugee camp brought new challenges. My brother was frequently beaten, competing for the limited food available, growing up isolated and scarred. The stories he told were filled with unspoken grief, shaping a childhood overshadowed by loss.

"If I could go back, maybe I would choose the ocean's embrace over this pain," he once shared, reflecting on the years that forged his resilience and shaped his spirit. From him, I learned not just Vietnamese but stories and songs of our homeland that kept our roots alive despite the distance.

When he joined the U.S. military, it felt like losing a vital part of my life. His enlistment was a deeply emotional decision, honoring our ancestors' sacrifices and acknowledging the country that gave us refuge.

Today, my brother and I, now older, look back on our journey from Vietnam to America—a narrative of loss, endurance, and transformation. Raised away from the conflict that devastated our birthplace, we were lucky to grow up in a society that values human rights and provided abundant opportunities for growth.

Identifying as Vietnamese-American, we honor the legacy of those who fought bravely and suffered—the soldiers, the prisoners in re-education camps, and the civilians lost at sea or enduring great hardships rather than live under tyranny.

We experienced discrimination as children, branded as "puppets" and faced with bullying. I remember defending myself against a bully, an act that led to both victory and punishment.

At a dinner, a senior officer once praised the resilience of Vietnamese women, reflecting the pride and sorrow that resonate in my brother's experiences and the complex identity we navigate.

While some praise Vietnam's post-war progress, we see through the facade, recognizing the continued challenges faced by those in our former home. The rebranding of those who fled as "patriotic Overseas Vietnamese" feels like a cynical manipulation, asking us to forget our past and the regime's continued oppression.

As we reflect on our path from Vietnam's chaos to peace in America, my brother's insights remind us that while fate plays a role, our choices determine our direction. Our survival and success in the free world are a testament to the choices and sacrifices of our ancestors.

Each spring, as we remember Black April, we honor not only those who died but also those like us who carry the legacy of our homeland. This narrative is a tribute to our journey and to all who share our story of loss, resilience, and peace.

Written in remembrance of the fall of Saigon on April 30, a day of national mourning.

L. Tran

BLACK APRIL FALLEN HEROES - SINH VI TƯỚNG TỬ VI THẦN

[Image: IMG-5951.jpg]
(2024-04-17, 04:59 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: [ -> ]Quốc nạn hay Quốc hận?

 Có nạn mới thành hận. Cả 2 chữ đều đúng hết.  Shy

 Hôm qua 5 ráp xong lời giới thiệu, dưới giọng đọc của chị Mưa, lời dẫn đang hay trở thành xuất sắc. Đặc biệt đoạn ông tướng nói. Tràn đầy cảm xúc. Cám ơn sư muội lai rai nhe. Mỗi nơi cám ơn một ít.  Shy
(2024-04-21, 01:59 AM)005 Wrote: [ -> ] Có nạn mới thành hận. Cả 2 chữ đều đúng hết.  Shy

 Hôm qua 5 ráp xong lời giới thiệu, dưới giọng đọc của chị Mưa, lời dẫn đang hay trở thành xuất sắc. Đặc biệt đoạn ông tướng nói. Tràn đầy cảm xúc. Cám ơn sư muội lai rai nhe. Mỗi nơi cám ơn một ít.  Shy

Dạ cám ơn ngũ ca, anh em mình chung tay, dù việc lớn hay nhỏ cũng là our legacy, we carry on the torch.  🌷❤️

Lúc muội viết đoạn đó cũng xúc động lắm lắm luôn, đọc đi đọc lại mấy chục lần.   🥹
Phút hạ cờ trong nước mắt.