(2018-02-15, 05:48 PM)>QueQua Wrote: [ -> ]Bạn Anatta,
Giống như qq đã viết ở post của TM, PGNT và Thiền Tông, tuy có khác nhau về tông môn, nhưng cũng từ một Phật mà ra ... do đó, các quả vị cũng giống nhau, vì thành Phật và giác ngộ cũng giống nhau. Đúng không nè?
Cho nên những gì PGNT có đạt được, thì Thiền Tông cũng có xêm xêm ... Đó là nói trên lý thuyết. Còn bạn có đồng ý hay không đứng trên tông môn và truyền thống mà nói thì khác.
Bạn giải thích về đừng lựa chọn, rất đúng, nói trên văn và thiền lý, bạn đang dùng mindful awareness chăng? Để hiểu những việc mình làm và ý thức lấy nó?
...
Bạn QueQua,
Bạn hỏi đúng không nè? Thì anatta đành trả lời thật lòng rằng: không đúng theo hiểu biết bản thân.
Tôi cũng không muốn thường phải xen vào những kiến giải của QQ về thiền tông, vì tôi đã nói rồi vài posts trước đây với bạn, nhưng đôi khi bạn đề cập đôi điều không phải về Phật pháp nguyên sơ tinh tuyền của Đức Phật, nên tôi nói lên đôi lời để tránh hiểu lầm về giáo pháp nguyên thủy của Phật, cũng như tránh sự hiểu lầm nếu có, đến tôi.
Theo tôi, thiền tông từ nền tảng đã khác với đường lối tu tập của Phật pháp Nguyên thủy.
- Thiền tông lấy sự Kiến Tánh để bước vào cánh cửa giác ngộ. Mà TÁNH là gì? Là Chân Tâm (và nhiều tên gọi khác -- được du nhập từ các kinh điển đại thừa do các vị luận sư trước tác sau khi Phật nhập diệt 400 năm) không sanh không diệt bất cấu bất nhiễm.... nơi thân tâm của mỗi người. Các thiền sư Trung Hoa sáng chế ra kiểu thiền tham công án/thoại đầu. Từ công án, nghi tình nảy sinh vì trí óc không biết ý nghĩa của công án hay câu thoại, nên nó dừng bặt lý luận, mà có người gọi là "tâm không biết". Có nhiều lý giải về "nghi tình", nhưng tựu trung đưa tâm vào nơi dừng bặt lý luận, vọng tưởng. Miên mật ngày đêm với nghi tình, một niệm chưa sanh, hố thẳm vô minh, đầu sào trăm trượng, .v.v... đến một ngày nào đó, do cơ duyên tác động sẽ bùng nổ, cả cái tâm trí biết và không-biết bị quét sạch, khi đó Phật tánh/tánh giác/chơn tâm quang minh hiển lô thì gọi là Kiến Tánh. Như vậy, thiền quán dựa trên ngôn ngữ của công án/thoại đầu là dạng quy định.
- Thiền thep PPNT lấy KHỔ làm nền tảng, nguyên nhân của nó (Tập Đế) -- vô thường và vô ngã của nó. Vì các vị được gọi là Phật/A La Hán theo nguyên thủy đều phải chứng ngộ hoàn toàn về nó (nói rộng thêm một chút là Tứ Diệu Đế). Vì Khổ là một sự thực, tức là Chân đế, nó đang hiện hữu, trôi chảy và diễn ra mọi lúc trong đời sống của chúng sanh. Thiền quán của PPNT là quán chiếu trên các trạng thái Khổ nơi thân tâm (bốn Niệm Xứ). Khi liễu tri Khổ thì tự nhiên giác ngộ 3 Diệu đế còn lại. Theo giáo pháp nguyên thủy, thân tâm này là Vô Ngã, không có cái Tánh nào trường tồn bất sinh bất diệt để mà Kiến cả.
Hẳn bạn QQ đã từng đọc qua 12 Nhân Duyên (duyên khởi) là căn cội nền tảng của giáo pháp nguyên thủy. Là dòng chảy luân hồi thống khổ vô tận của chúng sanh hữu tình. Và Phật cũng chỉ ra
12 nhân duyên đưa đến giác ngộ, thoát Khổ:
... Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; (sanh duyên lão-tử) --> sanh duyên khổ; khổ duyên tín; tín duyên hân hoan; hân hoan duyên hỷ; hỷ duyên khinh an; khinh an duyên lạc; lạc duyên định; định duyên tri kiến như chân; tri kiến như chân duyên yếm ly; yếm ly duyên ly tham; ly tham duyên giải thoát; giải thoát duyên trí về đoạn diệt.
[Kinh Tương Ưng Bộ - tập II - Chương 12 (a)]
Đoạn diệt, là đoạn tận vô minh, tham ái, chấp thủ -- > chứng ngộ Niết Bàn.