(2018-02-03, 06:41 PM)anatta Wrote: [ -> ]Bạn QQ cứ tiếp tục viết cho xong bài sơ lược hay căn bạn về thiền tông. Đừng để ý đến Rach Viec, tôi thấy he ham nói, chứ nhiều khi he không biết he đang nói gì -- nonsense.
Sau khi viết xong về bài thiền tông thì bạn có thể nói chuyện với RV sau cũng được mà, phải không.
QQ không bận tâm lắm với bác Rách Việc đâu, bác ấy biết khá nhiều, nhưng bị stuck và qq biết bác ấy bị kẹt chổ nào. :face-with-tears-of-joy4:
Chỉ vì qq hơi bận với một công việc khác. Nhưng xin tiếp thêm một post nữa rồi mai sẽ viết tiếp nhé....
Như vậy thì sự khác biệt giữa thiền Nguyên Thủy và Thiền Tông ra sao?
Chúng ta nên nhớ rằng Phật TC không giác ngộ qua pháp thiền mính sát hay tứ niệm xứ. Ngài đã qua một quá trình riêng, và chỉ dạy cho các môn đệ những phương pháp mà ngài nghĩ rằng "hay nhất" sau đó. Ý muốn nói rằng pháp thiền Nguyên Thủy tuy hay, nhưng không phải là pháp "duy nhất."
Giống như ví dụ nấu cơm ở trên. Cái điều chính yếu không phải là nấu bằng nồi nào, lửa nào, cách nào, cho cơm chính, mà cái điều chính yếu là làm sao cho "cơm chín" và ngon. Giả sử như bây giờ bạn đi mua chinese food TV dinner trong đó họ bỏ gạo sống mix với sauce, rồi bạn chỉ cần microwave 5 phút là bạn có một hộp cơm chín mix với đồ ăn, thì điều đó cũng ô kê luôn.
Nói tóm lại, cách thiền nào có thể mang đến sự "giác ngộ" thì đó là điều tốt miễn là không bị "tẩu hỏa nhập ma" hay theo tà đạo hoặc đi ngược với giáo lý Phật pháp.
Giáo lý PG Nguyên Thủy dựa vào Tứ Diệu Đế, 8 Chánh Đạo để hướng dẫn người thiền ý thức được hành động, tư tưởng, lời nói, để họ luôn làm và suy nghĩ "chánh" trong mọi lúc, đi đứng, nằm, ngồi ...
Giáo lý Đại Thừa dựa vào kinh Đại Thừa như Kim Cang, kinh Bát Nhã, và nhiều kinh khác như kinh Duy Ma Cật, phát triển giáo lý đi vào chiều hướng tâm thức cao hơn, như về "Vô," về những điều sâu xa hơn bên trong tâm thức con người và thế giới, vũ trụ theo quan điểm Phật giáo.
Thiền Tông dựa vào những kinh Đại Thừa này để mang con người đến "Ngộ" nhanh hơn qua những nhận thức về bản chất của "Tánh"
Kiến Tánh là gì? Kiến Tánh có nhiều cấp bậc cao thấp khác nhau, như bước đầu của Kiến Tánh tương đương với thánh quả "Nhập Lưu" bên phái Nguyên Thủy.
Người kiến tánh là người đã được ký nhận, và sẽ không bị mất hay quên về pháp, cho dù họ có ngưng và luân hồi, họ cũng sẽ trở lại và tiếp tục con đường Đạo.
Nguyên Tắc của Thiền Tông là gì? Làm sao để "thổi gạo thành cơm?"
Giáo Ngoại Biệt Truyền,
Bất lập văn tự,
Trực chỉ nhân tâm,
Kiến tánh thành Phật.
Trong bài kệ "tôn chỉ" của Thiền Tông này, ba câu trên rắc rối nên qq sẽ nói sau nhưng câu cuối có thể giải thích như vầy...
Trong PG Nguyên Thủy, từ thánh quả "Nhập Lưu" cho đến thánh quả "A La Hán" là một con đường dài nhiều kiếp.
Làm thế nào Thiền Tông lại có thể đi từ "Nhập Lưu" cho đến "A La Hán" trong một kiếp?
Trả lời, theo qq nhận xét, thường thường là không đi hết được. Ngài Huệ Năng trong sách được nói chỉ là Bồ Tát, chứ chưa phải là Phật.
Bởi vì lâu lắm mới có một vị Phật ra đời ...
Tuy vậy được lên hàng Bồ Tát cũng là quá đã rồi, phải không bạn?
Thế thì làm sao từ "Nhập Lưu" lên đến "Bồ Tát" chỉ trong một kiếp?
Xin thưa, nếu bạn đọc trong sách, thường thường tất cả những người tu đều là "tăng" có nghĩa là những người chuyên tu 24/24 cho nên họ tiến, tinh tấn rất nhanh, nhất là sau khi kiến tánh.
Còn kiến tánh mà ở đời thường thì cũng xìu xìu như bạn Nguyễn Sầu Riêng mà bạn Anatta có nhắc đến.
Như vậy nếu kiến tánh mà bạn là người thường, thì bạn cần phải có một chương trình tu học, hay một con đường vạch sẳn rất rõ ràng, nếu như muốn "Kiến Tánh thành Phật."
:dance: :kiss: