Posts: 228
Threads: 7
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
7
(2018-02-15, 02:07 AM)Xí Xọn Wrote: XX nghe ai nói như thế này á. Good guys muốn thắng bad guys thì phải ác hơn bad guys á thì mới thắng được bad guys. Dzì dzậy cuối cùng good guys còn worse hơn bad guy.
XX phá chút thui.
Xí Xọn nói chơi vậy mà cũng có lý ah ..
Người ta nói sự khác biệt giữa tên tướng cướp và vị tướng quân chỉ khác nhau có một lằng ranh.
Bước qua lằng ranh bên kia là tướng cướp, bước về lằng ranh bên này là tướng quân.
Sự khác biệt giữa tên cướp và cảnh sát cũng chỉ có một đường ranh. Cả hai đều có súng, cả hai đều có gan, cả hai đều có sức, chỉ khác nhau ở cái chủ đích.
Tên cuớp hay bad guy thì lúc nào cũng thủ và sẳn sàng bang bang, còn cảnh sát thì cất súng đi, khi cần thì mới mang ra, không cần thì lại cất vô.
Sự khác biệt giữa Quỷ Vương và Thiên Thần cũng chỉ cách nhau ở một đường tơ. Ở trong kinh thánh, Quỷ Vương chỉ là một thiên thần bị đọa vì tính tự kiêu và sinh ra cái tôi quá lớn.
So um ... yeah .. you were right ...
Posts: 228
Threads: 7
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
7
(2018-02-15, 12:05 PM)caothang Wrote: bạn TM
cái ví dụ ánh sáng trong đêm tối là ví dụ về kiến tánh , khi kiến = thấy cái "thực tánh" , thì chỉ đơn giản là biết cái thực tánh . Và khi không tỉnh thức thì lại không thấy
còn giác ngộ như trong kinh sách và đầy dẫy khi ta google, thì nên hiểu là " thấy ra sư thật" , thấy ra chân tướng của tất cả các pháp chứ không riêng cái "thực tánh"
ít khi bàn tới mấy bài kệ của các Tổ , vì ý tứ quá thâm trầm , bàn một hồi từ châu phi qua châu mỹ hồi nào không hay . Chỉ là vì thấy bạn QQ đề cập "Kiến Tánh = Giác Ngộ = Enlightened " nghĩ rằng không đúng cho lắm nên post lên để ai đi ngang đọc có thêm second opinion và lục tìm kinh sách mà tra khảo cho ra
Xin bàn thêm một ít về "kiến tánh" là kiến cái gì? Ở trong thiền tông, thật ra qq rất thích ngài Thần Hội, vị đệ tử nhiều chuyện của tổ thứ 6 Huệ Năng. Ở câu truyện dưới đây, ngài Huệ Năng hỏi "Tánh" là gì?
Ngài Huệ Năng ra câu đố cho các đồ đệ của mình. Sư hỏi: “Ta có một vật, chẳng đầu chẳng đuôi, chẳng danh chẳng tự, chẳng lưng chẳng mặt, các ngươi có biết chăng?”.
Một môn đệ của sư là Thần Hội bèn ra nói: “Ấy là bổn nguyên của chư Phật, Phật tánh của Thần Hội”.
Sư nói: “Đã nói với ngươi là chẳng danh chẳng tự, ngươi bèn gọi là bổn nguyên Phật Tánh, ngươi sau này dẫu cho có ra hoằng pháp cũng chỉ thành một môn đồ tri giải mà thôi”.
Câu hỏi qq đặt ra ở đây là, tại sao Thần Hội nói đúng mà lại bị sư quở ... ?
Câu trả lời là vì, Thần Hội không thật kiến tánh, mà chỉ nói theo cái ý, trí tri. Kiến Tánh đòi hỏi người thiền không được dùng trí để giải mà phải làm cách nào đó để thực sự thấy được, cảm nhận được cái Tánh đó. Giống như được xem hình cái bánh tét của TM, và làm sao được cắt cái bánh tét ra chiên lên ăn, là hai điều khác nhau một trời một vực. Khi đó mình mới biết cái bánh tét đó nếm ra nàm thao?
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
(2018-02-15, 04:32 PM)QueQua Wrote: Xin bàn thêm một ít về "kiến tánh" là kiến cái gì? Ở trong thiền tông, thật ra qq rất thích ngài Thần Hội, vị đệ tử nhiều chuyện của tổ thứ 6 Huệ Năng. Ở câu truyện dưới đây, ngài Huệ Năng hỏi "Tánh" là gì?
Ngài Huệ Năng ra câu đố cho các đồ đệ của mình. Sư hỏi: “Ta có một vật, chẳng đầu chẳng đuôi, chẳng danh chẳng tự, chẳng lưng chẳng mặt, các ngươi có biết chăng?”.
Một môn đệ của sư là Thần Hội bèn ra nói: “Ấy là bổn nguyên của chư Phật, Phật tánh của Thần Hội”.
Sư nói: “Đã nói với ngươi là chẳng danh chẳng tự, ngươi bèn gọi là bổn nguyên Phật Tánh, ngươi sau này dẫu cho có ra hoằng pháp cũng chỉ thành một môn đồ tri giải mà thôi”.
Câu hỏi qq đặt ra ở đây là, tại sao Thần Hội nói đúng mà lại bị sư quở ... ?
Câu trả lời là vì, Thần Hội không thật kiến tánh, mà chỉ nói theo cái ý, trí tri. Kiến Tánh đòi hỏi người thiền không được dùng trí để giải mà phải làm cách nào đó để thực sự thấy được, cảm nhận được cái Tánh đó. Giống như được xem hình cái bánh tét của TM, và làm sao được cắt cái bánh tét ra chiên lên ăn, là hai điều khác nhau một trời một vực. Khi đó mình mới biết cái bánh tét đó nếm ra nàm thao?
vậy theo bạn " Kiến Tánh = Giác Ngộ = Enlightened " ?
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 228
Threads: 7
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
7
(2018-02-15, 12:55 PM)Xí Xọn Wrote: Anh QQ ui.
Hồi nào đến giờ XX chỉ biết Đạo Phật có một chữ là Giác Ngộ thôi á. Và cũng hổng phân biệt nhiều nào là giác ngộ, đắc ngộ, đại ngộ, tiệm ngộ, đốn ngộ. Và còn chia ra từng cấp bậc nữa.
Chắc có lẽ là anh tu tập bên Thiền Tông hay tu tập pháp gì đó, nên mới phân biệt nhiều như dzị á. Giác Ngộ và Chứng Ngộ cũng chỉ là một nghĩa. nhưng dùng khác từ ngữ. Giống như dzui dzẽ thì gọi là sung sướng, vui sướng, vui tươi, khoan khoái. Giác Ngộ là chỉ bậc đã vào Nhập Lưu, đi vào dòng Thánh rồi á. Còn bậc A La Hán thì là Giác Ngộ hoàn toàn á.
Xin bổ túc thêm ... ý nghĩa 3 chữ này ...
Giác Ngộ cũng chỉ có ý nghĩa tương đối.
Ngộ: Tiếng Hán có nghĩa là gặp, thấy, nhận thức ra (tương ngộ)
Giác: giác quan, ý thức.
Giác ngộ: ý thức, hiểu ra bằng giác tri, giác quan.
I see, I understand, I feel it
Đắc Ngộ: Đắc, nghĩa là đạt được, nắm lấy được.
I got it. Gotcha. I can hold it.
Chứng Ngộ: I completely own it. Been there, done that.
Đúng là Giác Ngộ là Nhập Lưu
Chứng Ngộ là Giác Ngộ hoàn toàn và ra nói với chúng sinh rằng ... "Ta là Phật đã thành" ...(with confidence, khỏi cần dị nghị) ... đó gọi là Chứng ngộ.
:thinking-face4:
Posts: 228
Threads: 7
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
7
(2018-02-15, 04:42 PM)caothang Wrote: vậy theo bạn "Kiến Tánh = Giác Ngộ = Enlightened " ?
Kiến Tánh, có lẻ không có trong PGNT.
Nhưng qq hiểu rằng nó tương đương với quả vị Nhập Lưu hoặc cao hơn, tủy theo duyên đạo của từng người.
Vì mục đích của Thiền Tông là Giác Ngộ, và kiến tánh là cái bước đầu, the start.
Yes, theo kinh nghiệm hiểu biết của qq, truly Kiến Tánh = Enlightened.
Nhưng ít có ai thực sự kiến tánh, mà bị delusioned rất nhiều.
Cho nên nhiều khi bạn gặp một người nói họ kiến tánh, nhưng họ lầm, và bạn lại nghĩ, "ông này kiến tánh mà sao dỡ quá, flawed! có nhiều điều bị sai."
Vậy thì kiến tánh không phải là Enlighten.
Cái khó ở chổ là làm sao phân biệt ra cái Trí Tri và cái Trực Nhận, "trực chỉ nhân tâm."
Posts: 228
Threads: 7
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
7
(2018-02-15, 11:48 AM)TamMuội Wrote: Chào bạn CAOTHANG và anh QUEQUA...
TamMuội đọc hai posts trên về ánh sáng cho người đi trong đêm tối... xin mạo mụi lạm dụng bàn thêm về chữ "NGỘ" hén???????...chữ "ngộ" theo cách nhìn thiển cận của TamMuội thì đó chỉ là một sự hiểu biết của trí huệ mà thôi.. ..ánh sáng kia chớp rồi lại tắt...đền điền đó hiện ắt sẽ ẩn...theo định luật có không thì quang cảnh đó chỉ là nguồn hư không... TamMuội đúc kết ra bại kệ cho riêng mình nà...bạn CAOTHANG và anh QUEQUA đọc thử nghen???????...
Đường đi vào huệ giác
Ánh sáng điện nguy nga
Đoạn cảnh do tâm tạo
Tưởng vọng khó vượt qua
Không sở cầu chấp tướng
Hương chẳng đến từ hoa
Thức khởi ý mê trụ
Vì đó chẳng là ta............
Hay lắm ... Tam Muội có khiếu về thiền tông. Lúc nào cũng phá chấp.
qq xin giải thích chút xíu về ánh sáng và đền đó có ý nghĩa là gì ..?
người mới tu còn sơ cơ, giống như người mò mẫm đi trong bóng đêm, không biết mình đi về hướng nào, đang ở đâu.
Ánh chớp lên là kiến tánh, như bạn Cao Thang thí dụ.
Cánh cữa vào đền, đó là Nhập Lưu, Vô Môn Quan, Mumonkan, the subtle gate, giống như trong truyện "Niêm Hoa vi tiếu"
Đền đó là Phật Pháp.
Các cánh cửa là quả vị 2, 3, 4. Nhất Lai, Bất Lai, A La Hán.
Khi Tam Muội xóa hết những hình ảnh đó
" Không sở cầu chấp tướng
Hương chẳng đến từ hoa
Thức khởi ý mê trụ
Vì đó chẳng là ta............"
Thì điều này cũng trùng hợp với câu tham thoại đầu ...
"Vạn pháp qui về một, Một qui về đâu?"
Thật ra, PGNT, Thiền Tông, đều là Phật Pháp nói trên lý thuyết, nên những sự giác ngộ, quả vị, đều giống nhau, đều qui về một, như câu tham thoại đầu đã đề ra.
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
(2018-02-15, 05:05 PM)QueQua Wrote: Kiến Tánh, có lẻ không có trong PGNT.
Nhưng qq hiểu rằng nó tương đương với quả vị Nhập Lưu hoặc cao hơn, tủy theo duyên đạo của từng người.
Vì mục đích của Thiền Tông là Giác Ngộ, và kiến tánh là cái bước đầu, the start.
Yes, theo kinh nghiệm hiểu biết của qq, truly Kiến Tánh = Enlightened.
Nhưng ít có ai thực sự kiến tánh, mà bị delusioned rất nhiều.
Cho nên nhiều khi bạn gặp một người nói họ kiến tánh, nhưng họ lầm, và bạn lại nghĩ, "ông này kiến tánh mà sao dỡ quá, flawed! có nhiều điều bị sai."
Vậy thì kiến tánh không phải là Enlighten.
Cái khó ở chổ là làm sao phân biệt ra cái Trí Tri và cái Trực Nhận, "trực chỉ nhân tâm."
nói cho bạn cẩn thân thôi , chứ không có ý gì
bạn đọc nhiều người không có nghĩ sâu xa, nên dễ gây hiểu lầm
có bài viết của bs Pham Doãn về giác ngộ có tham khảo nhiều nguồn và đề cập giác ngộ theo từng tôn giáo (dĩ nhiên qua cái nhìn của tác giả) nhưng tui nghĩ đáng đọc , nếu chưa và có hứng thú , thì link here: https://bsphamdoan.wordpress.com/giac-ng...%99-la-gi/
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 228
Threads: 7
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
7
(2018-02-15, 02:05 PM)anatta Wrote: Bạn QueQua,
Câu kệ 4 câu kiến tánh đó anatta đã có đọc một số kiến giải về nó trước đây trên các diễn đàn. Nên tuỳ theo sở hành của mỗi người mà hiểu nó.
QQ nói về Tam Minh, có phải là Túc Mệnh Minh, Thiên Nhãn Minh, và Lậu Tận Minh? Tam Minh này có đề cập đến trong PPNT. Bạn QQ có thể cho biết thiền tông có nói về Tam Minh này? Vì trong Lục Thong mà bạn đề cập, thông thứ 6 là Lậu Tận Thông. Thien tông đề cập đến thần thông diệu dụng khi ngộ tánh/thấy tánh gì đó. Tôi không thấy nhắc đến Tam Minh (chắc tôi chưa có dịp đọc qua những tài liệu thiền tông nói về Tam Minh).
Đứng trên đại lộ của giáo pháp căn bản nguyên thuỷ, tôi thử nói lên cái nghĩa "cốt đừng chọn lựa thôi" của bài kệ 4 câu trên. Thân tâm (danh-sắc) này cũng được gọi là ngũ uẩn, trong Danh (thọ tưởng hành thức) thì phân ra có nhiều loại trạng thái được gọi là tâm hoặc pháp : có các tâm/pháp tham ái, sân hận tật đố, mê mờ, phóng dật .v.v... Tức là thân tâm này chỉ có sự vận hành của các tâm và sắc pháp mà không có một cái "ta/tôi/ngã" nào cả. Khi nghĩ hay cảm nhận "TÔI" thấy/là cái này, cái kia thì tự nhiên có sự chọn lựa để vừa ý với cái chủ thể TÔI. Nhưng, nếu khi cơn giận, hay tham muốn, hay hoan hỉ nổi lên trong tâm, thì nhận biết rằng "pháp sân đang trổ sanh" (thay vì nói "tôi" đang giận, tôi sân hận .v.v...), "pháp tham muốn", "tâm vui vẻ", .v.v... thì lúc đó không có sự chọn lựa gì cả. Dĩ nhiên đây là bước đầu của sự luyện tập chánh niệm và tỉnh giác với các pháp thiện/bất thiện sanh khởi trong tâm.
Bạn Anatta,
Giống như qq đã viết ở post của TM, PGNT và Thiền Tông, tuy có khác nhau về tông môn, nhưng cũng từ một Phật mà ra ... do đó, các quả vị cũng giống nhau, vì thành Phật và giác ngộ cũng giống nhau. Đúng không nè?
Cho nên những gì PGNT có đạt được, thì Thiền Tông cũng có xêm xêm ... Đó là nói trên lý thuyết. Còn bạn có đồng ý hay không đứng trên tông môn và truyền thống mà nói thì khác.
Bạn giải thích về đừng lựa chọn, rất đúng, nói trên văn và thiền lý, bạn đang dùng mindful awareness chăng? Để hiểu những việc mình làm và ý thức lấy nó?
QQ xin bổ túc thêm như vầy, không nói về làm sao, chỉ nói về nhận thức.... Chúng ta gọi Tham Sân Si là tam Độc. Khoan nói tới tham, hãy hình dung Sân Si là thuốc độc như arsenic, thạch tín. Khi chúng ta nổi cơn sân si lên thì cái chất độc đó nó được tạo ra và nằm trong đầu óc của ta. Người đang nổi cơn sân hận hay si mê thì phun những cái đó ra chung quanh.
Và khổ nổi, khi một người bị sân si mà không loại nó ra, thì nó sẽ thành một thói quen, và lúc nào họ cũng sân si. Và thế là cái chất độc đó thấm vào trong đầu óc và người đó bị ngộ độc, càng lúc càng nặng. Mà người đã bị ngộ độc sân si nặng nề lúc nào cũng nóng giận chửi bới moi móc, thì làm sao còn tâm trí để mà tu tâm dưỡng tánh? Cho nên không thể đạt được đạo lớn. Cho nên một người thiền không thể vừa sân si mà vừa giác ngộ được, vì hai cái đó nó opposite, trái ngược nhau. Mà Sân Si là gì?
Sân chính là ghét. Si là thương. Cho nên "quí hồ không thương ghét," là giải thích theo kiểu bình dân nhà quê. Hì ...
Posts: 2,693
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
(2018-02-15, 05:25 PM)caothang Wrote: nói cho bạn cẩn thân thôi , chứ không có ý gì
bạn đọc nhiều người không có nghĩ sâu xa, nên dễ gây hiểu lầm
có bài viết của bs Pham Doãn về giác ngộ có tham khảo nhiều nguồn và đề cập giác ngộ theo từng tôn giáo (dĩ nhiên qua cái nhìn của tác giả) nhưng tui nghĩ đáng đọc , nếu chưa và có hứng thú , thì link here: https://bsphamdoan.wordpress.com/giac-ng...%99-la-gi/
Đây là bài tham khảo khá đầy đủ thông tin mà tôi đã từng đọc qua. Very good, bạn Caothang.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 2,693
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
(2018-02-15, 05:48 PM)>QueQua Wrote: Bạn Anatta,
Giống như qq đã viết ở post của TM, PGNT và Thiền Tông, tuy có khác nhau về tông môn, nhưng cũng từ một Phật mà ra ... do đó, các quả vị cũng giống nhau, vì thành Phật và giác ngộ cũng giống nhau. Đúng không nè?
Cho nên những gì PGNT có đạt được, thì Thiền Tông cũng có xêm xêm ... Đó là nói trên lý thuyết. Còn bạn có đồng ý hay không đứng trên tông môn và truyền thống mà nói thì khác.
Bạn giải thích về đừng lựa chọn, rất đúng, nói trên văn và thiền lý, bạn đang dùng mindful awareness chăng? Để hiểu những việc mình làm và ý thức lấy nó?
...
Bạn QueQua,
Bạn hỏi đúng không nè? Thì anatta đành trả lời thật lòng rằng: không đúng theo hiểu biết bản thân.
Tôi cũng không muốn thường phải xen vào những kiến giải của QQ về thiền tông, vì tôi đã nói rồi vài posts trước đây với bạn, nhưng đôi khi bạn đề cập đôi điều không phải về Phật pháp nguyên sơ tinh tuyền của Đức Phật, nên tôi nói lên đôi lời để tránh hiểu lầm về giáo pháp nguyên thủy của Phật, cũng như tránh sự hiểu lầm nếu có, đến tôi.
Theo tôi, thiền tông từ nền tảng đã khác với đường lối tu tập của Phật pháp Nguyên thủy.
- Thiền tông lấy sự Kiến Tánh để bước vào cánh cửa giác ngộ. Mà TÁNH là gì? Là Chân Tâm (và nhiều tên gọi khác -- được du nhập từ các kinh điển đại thừa do các vị luận sư trước tác sau khi Phật nhập diệt 400 năm) không sanh không diệt bất cấu bất nhiễm.... nơi thân tâm của mỗi người. Các thiền sư Trung Hoa sáng chế ra kiểu thiền tham công án/thoại đầu. Từ công án, nghi tình nảy sinh vì trí óc không biết ý nghĩa của công án hay câu thoại, nên nó dừng bặt lý luận, mà có người gọi là "tâm không biết". Có nhiều lý giải về "nghi tình", nhưng tựu trung đưa tâm vào nơi dừng bặt lý luận, vọng tưởng. Miên mật ngày đêm với nghi tình, một niệm chưa sanh, hố thẳm vô minh, đầu sào trăm trượng, .v.v... đến một ngày nào đó, do cơ duyên tác động sẽ bùng nổ, cả cái tâm trí biết và không-biết bị quét sạch, khi đó Phật tánh/tánh giác/chơn tâm quang minh hiển lô thì gọi là Kiến Tánh. Như vậy, thiền quán dựa trên ngôn ngữ của công án/thoại đầu là dạng quy định.
- Thiền thep PPNT lấy KHỔ làm nền tảng, nguyên nhân của nó (Tập Đế) -- vô thường và vô ngã của nó. Vì các vị được gọi là Phật/A La Hán theo nguyên thủy đều phải chứng ngộ hoàn toàn về nó (nói rộng thêm một chút là Tứ Diệu Đế). Vì Khổ là một sự thực, tức là Chân đế, nó đang hiện hữu, trôi chảy và diễn ra mọi lúc trong đời sống của chúng sanh. Thiền quán của PPNT là quán chiếu trên các trạng thái Khổ nơi thân tâm (bốn Niệm Xứ). Khi liễu tri Khổ thì tự nhiên giác ngộ 3 Diệu đế còn lại. Theo giáo pháp nguyên thủy, thân tâm này là Vô Ngã, không có cái Tánh nào trường tồn bất sinh bất diệt để mà Kiến cả.
Hẳn bạn QQ đã từng đọc qua 12 Nhân Duyên (duyên khởi) là căn cội nền tảng của giáo pháp nguyên thủy. Là dòng chảy luân hồi thống khổ vô tận của chúng sanh hữu tình. Và Phật cũng chỉ ra 12 nhân duyên đưa đến giác ngộ, thoát Khổ:
... Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; (sanh duyên lão-tử) --> sanh duyên khổ; khổ duyên tín; tín duyên hân hoan; hân hoan duyên hỷ; hỷ duyên khinh an; khinh an duyên lạc; lạc duyên định; định duyên tri kiến như chân; tri kiến như chân duyên yếm ly; yếm ly duyên ly tham; ly tham duyên giải thoát; giải thoát duyên trí về đoạn diệt.
[Kinh Tương Ưng Bộ - tập II - Chương 12 (a)]
Đoạn diệt, là đoạn tận vô minh, tham ái, chấp thủ -- > chứng ngộ Niết Bàn.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 148
Threads: 3
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
1
(2018-02-14, 05:21 PM)caothang Wrote: người đi trong đêm tối , khi có ánh chớp thì thấy được quang cảnh mà khi trời tối không thấy được . Nhưng ánh chớp loé lên rồi tắt , dù sao thì người ấy cũng biết quang cảnh ra sao khi trời không còn tối nữa và vững tin , quyết chí mà tiến lên.
khi đã đi đúng đường , thì quang cảnh từ từ rõ , lâu lâu lại thấy chớp sáng và ngày càng nhiều hơn , rõ hơn .. cho đến khi không còn đêm tối
thì ......
kiến tánh thì không phải là giác ngộ
bài kệ
Bất lập văn tự,
Giáo ngoại biệt truyền.
Trực chỉ nhân tâm,
Kiến tánh thành Phật
theo thiển ý ,nên hiểu là
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh
Thành Phật
Nếu đúng như bác giải thích thì bác kiến tánh với giác ngộ mất rồi Nhưng vì bác chưa nên trớt quớt.
Posts: 148
Threads: 3
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
1
(2018-02-15, 05:25 PM)caothang Wrote: nói cho bạn cẩn thân thôi , chứ không có ý gì
bạn đọc nhiều người không có nghĩ sâu xa, nên dễ gây hiểu lầm
có bài viết của bs Pham Doãn về giác ngộ có tham khảo nhiều nguồn và đề cập giác ngộ theo từng tôn giáo (dĩ nhiên qua cái nhìn của tác giả) nhưng tui nghĩ đáng đọc , nếu chưa và có hứng thú , thì link here: https://bsphamdoan.wordpress.com/giac-ng...%99-la-gi/
Ông hay bà nào viết hay kể tỉ mỉ về sự giác ngộ của họ thì tui thấy trớt quớt Khỏi cần vào đọc cũng biết họ lầm.
Posts: 148
Threads: 3
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
1
(2018-02-15, 12:05 PM)Gcaothang Wrote: bạn TM
cái ví dụ ánh sáng trong đêm tối là ví dụ về kiến tánh , khi kiến = thấy cái "thực tánh" , thì chỉ đơn giản là biết cái thực tánh . Và khi không tỉnh thức thì lại không thấy
còn giác ngộ như trong kinh sách và đầy dẫy khi ta google, thì nên hiểu là " thấy ra sư thật" , thấy ra chân tướng của tất cả các pháp chứ không riêng cái "thực tánh"
ít khi bàn tới mấy bài kệ của các Tổ , vì ý tứ quá thâm trầm , bàn một hồi từ châu phi qua châu mỹ hồi nào không hay . Chỉ là vì thấy bạn QQ đề cập "Kiến Tánh = Giác Ngộ = Enlightened " nghĩ rằng không đúng cho lắm nên post lên để ai đi ngang đọc có thêm second opinion và lục tìm kinh sách mà tra khảo cho ra
Như vậy đèn pin, đom đóm trong đem tối cũng được bác cho là kiến tánh à? Thực tánh vô tánh vô tướng lấy gì bác thấy để nói kiến?
Bác nói thấy là bác chỉ thấy cái bóng tri kiến của bác.
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
bạn RV,
trao đổi thảo luận , tham khảo trong đây và trên net là văn và một ít tư ... còn tu thì tự ên mà biết , người ngoài nhìn vào chỉ có thể suy đoán một vài phần trăm sự thật và con tuỳ theo lăng kính mà họ nhìn
bạn khi type tâm gì nổi lên thì tự bạn biết ... (nếu ban có thấy hay tham sân si che lấp thì chưa biết)
hy vọng khi đọc những dòng này , bạn thấy ra cái tâm mình .. đó cũng là một phần nhỏ của kiến tánh theo tục đế
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 148
Threads: 3
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
1
(2018-02-08, 07:16 PM)TamMuội Wrote: -Trời ạh! bác còn phân biệt ngoại đạo và chánh đạo là bác còn chấp ngã. TamMuội hỏi bác chuyện này nha????có thể nào bác định nghĩa sự khác biệt giửa nghi tình và sân, cho TamMuội được không?????????..
-Bác chưa thật sự hiểu phrase "chẳng đổi dời" trong 4 câu thơ trên của TamMuội rồi. Cũng như bác nói "nay nắng mai mưa" vị chi đó là định luật tuần hoàn của trời và đất aka âm dương. Vì thế cho nên TamMuội nói "Định luật thiên nhiên chẳng đổi dời" ý là không thể nào đổi bửa nay mưa, ngày mai mưa, và ngày mốt vẩn mưa, mưa forever được. Vạn vật đều phải có âm dương mới biết được cái khác biệt giửa hai chủ thể, tương đồng thành duyên khởi.
:cool:
Chiếu soi bác cho là phân biệt thì bác muốn tui mù trí sao Hơn nữa không còn chấp ngã vẫn còn là ngã. Ngoại đạo như bác khoái không còn chấp ngả nhưng không biết đó chỉ là tránh vỏ dưa trợt vỏ chuối.
Còn chuyện nắng mưa của bác tui để cho bác tự học thấy có phải như vậy hay không. Ngoại đạo như bác thì khoái giải thích sum la vạn tượng để làm thức ăn nuôi ngã.
|