VietBest

Full Version: Phản biện xã hội
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Nga đổi ý, chịu thanh toán trái phiếu bằng đôla để tránh vỡ nợ

Nga ngày thứ Sáu đột ngột đổi ý khi nước này thanh toán một số khoản nợ quốc tế đã quá hạn thanh toán bằng đồng đôla dù trước đó tuyên bố rằng họ sẽ chỉ trả bằng đồng rúp.

Chưa rõ liệu số tiền này có đến được Mỹ và các quốc gia phương Tây khác đã chế tài Nga hay không, nhưng nó cho thấy Nga đã lùi bước khỏi tuyên bố trước đó của mình để tránh bị vỡ nợ.

Bộ tài chính Nga cho biết họ đã thu xếp thanh toán 564,8 triệu đôla trái phiếu Eurobond năm 2022 và 84,4 triệu trái phiếu năm 2042 tính bằng đôla - loại tiền tệ được xác định trên trái phiếu này.

Bộ nói họ đã chuyển các khoản tiền cần trả đến chi nhánh ngân hàng Citibank ở London, một trong những nơi được gọi là đại lý thanh toán trái phiếu có nhiệm vụ giải ngân cho các nhà đầu tư cho Moscow vay tiền lúc đầu.

Nga đã không có bất cứ hình thức vỡ nợ nào kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 và cũng chưa chứng kiến một vụ vỡ nợ lớn trên thị trường quốc tế hoặc thị trường ‘bên ngoài’ kể từ sau cuộc cách mạng Bolshevik năm 1917.

Tuy nhiên, rủi ro xảy ra một vụ vỡ nợ giờ đang là điểm nóng trong cuộc đọ sức kinh tế với các nước phương Tây, vốn đã áp đặt lên Nga các biện pháp trừng phạt để đáp lại các hành động của nước này ở Ukraine mà Moscow gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt."

Các trái phiếu lẽ ra được thanh toán vào đầu tháng này nhưng 'thời gian ân hạn' thêm 30 ngày mà trái phiếu chính phủ thường có trong các điều khoản có nghĩa là hạn chót cuối cùng của Moscow là ngày 4 tháng 5.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/nga-doi-y...51802.html
Vladimir Putin 'will undergo cancer operation in the near future' and is set to 'hand over power to hardline ex KGB chief while he is incapacitated', insider claims

Vladimir Putin may be forced to give up control of the war in Ukraine for days as he is set for cancer surgery, a 'Kremlin insider' has claimed.
The Russian dictator will reportedly nominate hardline Security Council head and ex-FSB chief Nikolai Patrushev to take control of the invasion while he is under the knife.
Shadowy Patrushev, 70, is seen as a key architect of the war strategy so far - and the man who convinced Putin that Kyiv is awash with neo-Nazis.

Nguồn - Daily Mail

Tin không chính thức và từ tờ Daily Mail một tờ báo không mấy gì uy tín. Nhưng hết tên KGB này tới tên cựu mật vụ khác thì chắc cũng không có gì thay đổi mấy.
[Image: 2022-04-30-212309.png]

Ba lần từ chối lời kêu gọi mở hành lang nhân đạo để di tản thường dân từ Mariupol của Đức Giáo Hoàng Francis.
(2022-04-30, 08:27 PM)phai Wrote: [ -> ][Image: 2022-04-30-212309.png]

Ba lần từ chối lời kêu gọi mở hành lang nhân đạo để di tản thường dân từ Mariupol của Đức Giáo Hoàng Francis.

 He is definitely a war criminal or rather a murderer.
Cuối cùng cũng có một số thường dân được di tản

UN also confirms Mariupol evacuation

A United Nations spokesperson has also confirmed that an operation to evacuate civilians from the southern port city of Mariupol is taking place.
Earlier Russia said groups of 25 and 21 people had been evacuated from the area near the Azovstal steelworks, the last remaining part of the city under the control of Ukrainian troops.
Ukrainian soldiers have said 20 people left the steelworks yesterday.
Ukrainian officials say there about 1,000 civilians and more than 500 wounded soldiers trapped at the industrial complex.
However, there are also an estimated 100,000 residents living without water, gas or communications in the wider city, which has been heavily bombed in weeks of Russian attacks.
On Thursday, UN Secretary General Antonio Guterres said "intense discussions" were taking place to agree an evacuation operation, after meetings with President Zelensky in Kyiv and President Putin in Moscow.


theo -> BBC
Chiến tranh Ukraina : Matxcơva là nhà cung cấp vũ khí tốt nhất cho Kiev để… đánh Nga

Phải chăng Nga, kẻ tấn công Ukraina cũng chính là người cung ứng vũ khí nhiều nhất cho Kiev ? Trả lời kênh truyền hình LCI tối 25/04/2022, tướng Dominique Trinquand, cựu trưởng phái đoàn quân sự Pháp tại Liên Hiệp Quốc đã khẳng định sự thật đầy mỉa mai này.

Ông nói : « Các bạn có thể ngạc nhiên, nhưng chính Nga mới là nhà cung cấp vũ khí tốt nhất cho Ukraina », và giải thích « Tất cả những vũ khí mà Nga bỏ lại trên chiến địa đều được Ukraina thu hồi ». Vị tướng nhấn mạnh đến những lời hứa ít ỏi của châu Âu, so sánh với số chiến lợi phẩm trên. « Khi châu Âu nói sẽ giao cho 30 xe tăng, thì Ukraina đã tịch thu được từ Nga đến 150 chiếc ! »
Le Figaro ngày 27/04 kiểm tra lại thông tin này. Trang web độc lập Oryx, chuyên ghi chép tỉ mỉ từng thiệt hại của Nga thông qua các hình ảnh thu thập được, ước tính quân Nga đã mất 3.200 vũ khí đủ loại từ xe quân sự đến moọc-chê, giàn rốc-kết, trạm truyền tin…Tướng Trinquand cho biết ông chủ yếu nói về các vũ khí hạng nặng, không kể đạn dược và hậu cần mà các nước bạn cung cấp rộng rãi cho Ukraina.

Số xe tăng thu được từ Nga gần bằng của quân đội Pháp
Về phần xe tăng, một số lớn đã bị Nga bỏ lại tại chỗ. Hiện tượng bất ngờ này khiến chính các chuyên gia cũng sửng sốt. Ngoài những khó khăn hậu cần đã biết vào đầu cuộc xâm lăng như thiếu xăng dầu, phải chăng do những người lính mất tinh thần đã đào ngũ ? Chẳng lẽ người Nga không biết kẻ thù đang cận kề, và muốn quay trở lại ? Hay là họ không có phương tiện phá hủy chiếc xe tăng đắt giá ?
PUBLICITướng Trinquand cho biết : « Đối với người Pháp, bỏ lại như vậy là một hy sinh lớn lao, tất cả những xe bọc thép Pháp đều được trang bị những thiết bị nhiệt cao độ để phá hủy động cơ hoặc nòng súng. Nhưng người Nga rõ ràng là có thái độ khác đối với thiết bị của họ ».
Thực tế này mang lại lợi ích cho Ukraina. Phân biệt các vũ khí bị phá hủy, hư hại, bị bỏ rơi và những loại được quân đội Ukraina tận thu, trang Oryx thống kê được 612 xe bọc thép đủ loại từ tay quân Nga hay quân ly khai thân Nga đã được đổi chủ sang quân kháng chiến. Trong số đó có 214 xe tăng. Nhà nghiên cứu Yohann Michel của IISS nhấn mạnh : « Gần như ngang bằng số xe tăng Leclerc mà quân đội Pháp sở hữu : 222 chiếc ».
Phải chăng số chiến lợi phẩm thu được là nguồn vũ khí hạng nặng chủ yếu của Kiev ? Nhà phân tích chiến lược quân sự xác nhận : « Trước mắt, điều này là chắc chắn ». Trên thực tế, trừ vài trường hợp đặc biệt, các Nhà nước ủng hộ Ukraina vẫn luôn từ chối giao vũ khí nặng, do sợ cuộc xung đột sẽ mở rộng. Chỉ có Cộng hòa Sec chuyển cho vài chục xe tăng T-72M1 và xe chiến đấu bộ binh BMP-1, hay Úc tặng vài chiếc xe bọc thép chống mìn Bushmaster. Ông Michel khẳng định : « Nếu hỏa tiễn chống tăng và phòng không đại đa số do liên minh ủng hộ Ukraina viện trợ, hiển nhiên số xe tăng và xe bọc thép mà Ukraina thu được, đã khiến lực lượng Nga là nhà cung cấp chính về loại vũ khí này ».

Vũ khí nặng trong bàn cờ mới ở Ukraina 
Tuy vậy tình hình đang tiến triển nhanh chóng vì nhiều lý do. Vụ thảm sát Bucha được phát hiện và cuộc tấn công vào Donbass đã thay đổi ván cờ.
Ngày 21/04, tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Kiev từ nay sẽ nhận được « những vũ khí mà lực lượng Ukraina cần ». Ba Lan đứng đầu với việc gởi khoảng 40 xe tăng T-72, loan báo hôm thứ Hai 25/04. Đến thăm Kiev đầu tháng Tư, thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo viện trợ 120 xe bọc thép và hỏa tiễn chống hạm, cộng thêm hỏa tiễn phòng không Starstreak và 800 hỏa tiễn chống tăng. Đến thứ Ba 26/04, Đức loan tin gởi khoảng 100 giàn rốc-kết MAN HX81. Ý cũng dự định cung cấp xe bọc thép.
Có điều giai đoạn mới bắt đầu với trận đánh Donbass sẽ mang lại ít cơ hội chiếm được vũ khí địch hơn, theo Yohann Michel. Ông nhận xét : « Ở Donbass, chủ yếu là chiến lược đi từng bước ngắn. Quân Nga tiến chậm hơn, nên không cần những chuỗi hậu cần dài, hạn chế nguy cơ phải vội vã rút lui. Chỉ có thể kiếm được hai, ba chiếc xe tăng rải rác, không hơn ». Như vậy cung ứng của phương Tây là « sống còn » để Ukraina có thể trụ được lâu dài.
Tóm lại, số xe tăng, xe bọc thép được quân Nga « tặng không » cho Ukraina cao hơn nhiều so với số được các nước bạn ủng hộ. Nhưng đó là trước vụ Bucha và trận đánh Donbass vừa mới bắt đầu. Phương Tây vừa bước sang một ngưỡng mới khi loan báo số viện trợ quan trọng bằng vũ khí hạng nặng những tuần lễ sắp tới : với Đức, Anh là xe bọc thép, và Ba Lan là xe tăng.
 
theo - RFI
(2022-05-01, 10:58 AM)phai Wrote: [ -> ]Số xe tăng thu được từ Nga gần bằng của quân đội Pháp
Về phần xe tăng, một số lớn đã bị Nga bỏ lại tại chỗ. Hiện tượng bất ngờ này khiến chính các chuyên gia cũng sửng sốt. Ngoài những khó khăn hậu cần đã biết vào đầu cuộc xâm lăng như thiếu xăng dầu, phải chăng do những người lính mất tinh thần đã đào ngũ ? Chẳng lẽ người Nga không biết kẻ thù đang cận kề, và muốn quay trở lại ? Hay là họ không có phương tiện phá hủy chiếc xe tăng đắt giá ?
PUBLICITướng Trinquand cho biết : « Đối với người Pháp, bỏ lại như vậy là một hy sinh lớn lao, tất cả những xe bọc thép Pháp đều được trang bị những thiết bị nhiệt cao độ để phá hủy động cơ hoặc nòng súng. Nhưng người Nga rõ ràng là có thái độ khác đối với thiết bị của họ ».
Thực tế này mang lại lợi ích cho Ukraina. Phân biệt các vũ khí bị phá hủy, hư hại, bị bỏ rơi và những loại được quân đội Ukraina tận thu, trang Oryx thống kê được 612 xe bọc thép đủ loại từ tay quân Nga hay quân ly khai thân Nga đã được đổi chủ sang quân kháng chiến. Trong số đó có 214 xe tăng. Nhà nghiên cứu Yohann Michel của IISS nhấn mạnh : « Gần như ngang bằng số xe tăng Leclerc mà quân đội Pháp sở hữu : 222 chiếc ».
theo - RFI

 Đập Nga bằng gậy của Nga thì còn gì bằng.
Nga đẩy Thụy Điển lại gần NATO hơn. Ok-sign-smiley-emoticon



Sweden accuses Russian spy plane of violating airspace

A Russian reconnaissance plane briefly violated Sweden's airspace on Friday, Swedish defence officials said on Saturday, as the country considers its bid for NATO membership after Russia's invasion of Ukraine.

[Image: 220430-flygincidentuv6-2a72e7e5-a001nh-1-768x432.jpg]

The Russian propeller plane of the type AN-30 that violated Swedish airspace on April 29, photographed by Swedish fighter planes. Photo credit: Swedish Armed Forces via TT.


“A Russian AN-30 propeller plane violated Swedish airspace on Friday evening,” the Swedish defence ministry said in a statement, adding that its teams had followed the incident and photographed it.

The ministry said the plane was flying east of Bornholm, a Danish island in the Baltic, before it headed towards Swedish territory.
“It is totally unacceptable to violate Swedish airspace,” SVT quoted Defence Minister Peter Hultqvist as saying.

“This action is unprofessional and given the general security situation, very inappropriate. Swedish sovereignty must always be respected.”

Carl-Johan Edström, air force chief, also told SVT  that they had followed the plane for a long time.

“I think it is irresponsible and unprofessional to fly so close to a country’s borders with military aircraft. There is no reason to fly so close that you can accidentally enter a country’s territory, you may well be 10-15 kilometres from the border, then things like this do not have to happen”, Edström said.

At the beginning of March, four Russian fighter jets violated Swedish airspace, when they flew over the sea east of Gotland.


Sweden and Finland have agreed to both announce their intention to join Nato in the week beginning May 16th, newspapers in the two countries have reported.


According to both Iltalehti and Expressen, two tabloid newspapers from Finland and Sweden respectively, Sweden’s government has asked for Finland to delay their announcement so that the two countries can announce their intention to join simultaneously, 
Russia’s invasion of Ukraine has led to Sweden debating Nato membership, overturning the non-aligned security policy which has been at the centre of Social Democrat foreign politics since the 1930s.

/* src.: https://www.thelocal.se/20220501/sweden-...-airspace/
(2022-05-01, 01:55 PM)005 Wrote: [ -> ]Nga đẩy Thụy Điển lại gần NATO hơn. Ok-sign-smiley-emoticon


Nước Nga của đại đế vốn yêu chuộng hòa bình, tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng từ xưa tới giờ cả thế giới đều biết chắc không làm chuyện này đâu.

Đây lại là một chiêu trò không của Mỹ thì cũng của ... CIA bày ra để dụ Thụy Điển gia nhập NATO đấy thôi .
(2022-05-01, 06:31 PM)phai Wrote: [ -> ]Nước Nga của đại đế vốn yêu chuộng hòa bình, tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng từ xưa tới giờ cả thế giới đều biết

 Điểm qua một vài cuộc chiến xâm lược mà Liên Xô (và Nga) đã từng phát động

Liên Xô/ Nga có phải là một quốc gia “yêu hòa bình, ghét chiến tranh”? Lịch sử nói không.

Vincente Nguyen

[Image: image0-5-e1645705763647.jpeg]
Vladimir Putin (trái), người nắm quyền ở Nga trong hơn hai thập niên qua, và Joseph Stalin, người từng nắm quyền ở Liên Xô trong hơn ba thập niên. Ảnh: The New European.


“Còn Mỹ thì sao?”

Đó là câu hỏi quen thuộc gần đây được một số người đặt ra mỗi khi nghe ai đó lên án hành vi xâm lược của Nga đối với Ukraine.

Bên cạnh đó, nhiều người ngộ nhận rằng Nga (cũng như trước đó là Liên Xô) là một chính quyền vô cùng “yêu hòa bình, ghét chiến tranh”, rằng họ sẽ không bao giờ can thiệp, đánh nhau, giết người, hy sinh mạng quân lính, v.v. chỉ vì tư lợi như Mỹ.

Chiến tranh Ukraine đối với Nga là trường hợp đặc biệt, bởi vì NATO đã “ép” họ vào đường cùng.

Vậy sự thật lịch sử ra sao?

Bài viết này sẽ cố gắng tổng hợp một số cuộc chiến mà cả Liên Xô lẫn Nga đã từng tham gia một cách đơn phương, có tính xâm lược, không được người dân địa phương chào đón, đồng thời tạo ra thương vong khủng khiếp.

1. Xâm lược và chiếm đóng hàng loạt quốc gia trong Đệ nhị Thế chiến

Một trong những “dấu son” đáng nhớ nhất để phản biện lại tính “chính nghĩa” của Liên Xô trong Đệ nhị Thế chiến có lẽ phải kể đến Hiệp ước Molotov – Ribbentrop (Molotov – Ribbentrop Pact), được ký kết giữa lãnh đạo Liên Xô và lãnh đạo Đức Quốc xã vào tháng Tám năm 1939. [1]
Tại thời điểm đó, cả hai phe cánh đều cho rằng họ chỉ ký kết những điều khoản không xâm phạm nhằm bảo vệ nhau, nhưng những gì xảy ra sau đó nhanh chóng cho thấy tham vọng lãnh thổ và sự hiếu chiến của chính quyền “nhân dân” Liên Xô.

Ba Lan bị cắt làm đôi thành vùng ảnh hưởng của hai quốc gia, và Đức cũng thừa nhận “vùng ảnh hưởng” của Liên Xô đối với các quốc gia Lithuania, Latvia, Estonia, và Phần Lan.

Giới lãnh đạo Liên Xô thừa nhận những điều khoản bí mật của Hiệp ước Molotov – Ribbentrop vào năm 1989, và đến tháng 12 cùng năm thì ra nghị quyết phủ nhận hiệu lực của văn bản này. [2] Như vậy, có thể khẳng định tính phi nghĩa và sự toa rập của Liên Xô – Stalin vào những ngày đầu của Đệ nhị Thế chiến với thế lực Đức Quốc Xã.

Tháng Chín năm 1939, Hồng quân Liên Xô xâm lược Ba Lan; [3] và vào tháng 11 năm 1939, mũi dùi tấn công chuyển hướng tới Phần Lan. [4]
Đối với Ba Lan, nước này vừa bị quân Đức tấn công ở mặt trận phía Tây và rút về phía Đông để cố thủ thì chỉ vài ngày sau, các quân đoàn của Hồng quân Liên Xô cũng tràn vào đây. Kết quả là Liên Xô chiếm đóng ⅗ diện tích Ba Lan cùng hơn 13 triệu dân đang sống ở đây.

Ở Phần Lan, mọi việc không được suôn sẻ như Liên Xô tưởng tượng.

Cuộc chiến Mùa đông (Winter War) mà quân dân Phần Lan phát động kiềm chân nửa triệu Hồng quân trong suốt nhiều tháng liền. Tuy nhiên, Phần Lan cuối cùng phải nhượng bộ lãnh thổ theo yêu cầu của Liên Xô.

Những tham vọng địa chính trị vô minh của lãnh đạo Liên Xô đều phải trả giá rất đắt bằng mạng sống của chính người dân họ.

[Image: 59CCCA8D-88CB-4862-A113-2EE6E8A544AC_w1534_r0_s_d2.jpg]
Xác lính Liên Xô nằm chết trên chiến trường Phần Lan vào tháng 2/1940. Ảnh: RFE/RL.


Nếu cuộc chiến tại Ba Lan “chỉ tiêu tốn” của Hồng quân vài ngàn nhân mạng, sự chống trả kiên cường của quân dân Phần Lan buộc giới tướng lĩnh Liên Xô dường như đã “quyết tâm” hy sinh một lực lượng nhân mạng khổng lồ. Theo nhiều thống kê, số lượng quân Liên Xô mất mạng trong cuộc chiến ở Phần Lan ít nhất là 50.000 quân và cao nhất là gần 300.000 (bao gồm tất cả các lý do như bị thương không được chữa trị kịp thời, chết cóng, thiếu lương thực, v.v.). [5]

Việc sẵn sàng “nướng quân” cho các tham vọng chính trị nói lên nhiều điều về tính “chính nghĩa” trong các hành động quân sự của Liên Xô.

2. Can thiệp quân sự vào nội bộ các quốc gia Đông Âu

Không chỉ thực hiện chiến tranh xâm lược, chính quyền Liên Xô cũng luôn sử dụng vũ lực để kiểm soát độ vâng lời của người dân một quốc gia, tước đi quyền tự định đoạt vận mệnh của người dân nước đó. Trong đó, có thể kể đến hành động trấn áp cuộc nổi dậy của Đông Đức năm 1953, đàn áp cuộc cách mạng Hungary năm 1956 và hành vi xâm lược Tiệp Khắc (Czechoslovakia) vào năm 1968.

Sau Đệ nhị Thế chiến, Liên Xô tiếp quản Đông Đức. Tại đây, hàng loạt các chính sách về tập thể hóa, quốc hữu hóa bị áp đặt lên vùng lãnh thổ này, dẫn đến sự thất bại của hệ thống kinh tế quốc gia, từ nông nghiệp cho đến công nghiệp. Các hoạt động đàn áp của chính quyền Liên Xô đối với nhà thờ Công giáo và các nhóm dân cư phản đối việc hiện thực hóa chủ nghĩa xã hội bằng vũ lực ở Đông Đức đều gặp phải những phản ứng rất gay gắt. [6]

Khi khủng hoảng lương thực và nhu yếu phẩm tại Đông Đức lan rộng từ mùa xuân năm 1953, chính quyền Tây Đức và Hoa Kỳ tận dụng cơ hội này để bắt đầu các chương trình hỗ trợ nhân đạo từ phía bờ Tây. Đáp trả, chính quyền Đông Đức cắt các chuyến tàu và kiểm soát những tuyến đường đến tiếp nhận hàng cứu trợ.

Đến tháng Sáu năm 1953, hơn một triệu người dân Đông Đức tràn ra các đường phố để phản đối các chính sách áp đặt nhưng thiếu hiệu quả của chính quyền Liên Xô trên vùng lãnh thổ này.

Quân đội Liên Xô can thiệp vũ lực nhằm giải tán cuộc biểu tình ở Đông Berlin, tước đi tính mạng của hơn ba trăm người, khiến hàng ngàn người bị thương. [7]

Vụ can thiệp “thành công” này tạo nền tảng và tiền lệ cho các cuộc can thiệp quân sự khác bên trong khối Đông Âu, mà đáng kể nhất là vào Hungary năm 1956 và vào Tiệp Khắc năm 1968.

Năm 1956, người dân Hungary nổi dậy làm cách mạng, chống lại chính phủ cộng sản. Imre Nagy, một nhà lãnh đạo có xu hướng cải cách trước đó đã bị trục xuất khỏi đảng cầm quyền nay được đưa trở lại nắm quyền với các lời hứa sẽ tiến hành bầu cử tự do, thiết lập nền tư pháp độc lập, tư hữu hóa đất đai và đưa Hungary ra khỏi Khối Warsaw, trở thành một nước trung lập. [8]

Cuối năm đó, Liên Xô đưa xe tăng tiến vào Hungary để đàn áp cuộc cách mạng. Hàng chục ngàn người Hungary bị bắt giữ, bỏ tù hoặc hành hình. Imre Nagy bị xử tử. Theo thống kê, cuộc tấn công xâm lược của Liên Xô đã gây ra cái chết của 2.500 người Hungary và khiến hơn 17.000 người bị thương. [9]

[Image: 15_957530.jpg]
Xe tăng Liên Xô tiến vào Budapest, Hungary vào năm 1956. Ảnh: Michael Rougier – The LIFE Picture Collection/ Getty Images.


Tương tự, vào năm 1968, những người Tiệp Khắc trải qua một cuộc cách mạng tự do ngắn ngủi (còn được gọi là Mùa xuân Prague). Nhà lãnh đạo mới của nước này đưa ra những cải cách khuyến khích tự do ngôn luận, đảm bảo các quyền dân sự và tiến hành dân chủ hóa đất nước. [10]

Liên Xô xem đây là hành động phản cách mạng. Vào tháng Tám năm 1968, quân đội Liên Xô tràn vào và nhanh chóng chiếm đóng Tiệp Khắc, phế truất lãnh đạo của nước này, đưa những người “cộng sản gộc” lên nắm quyền trở lại. Công cuộc cải cách mới chớm nở bị dập tắt.

(còn nữa)
3. Xâm lược và ủng hộ hoạt động ly khai tại Moldova

Chiến tranh Transnistria diễn ra trong giai đoạn 1992 giữa lực lượng ly khai thân Nga và chính quyền trung ương Moldova.

Ngay sau khi Liên Xô chính thức tan rã và hàng loạt các quốc gia cộng hòa thành viên tuyên bố độc lập, Moldova cũng kỳ vọng điều tương tự. Tuy nhiên, với nỗ lực duy trì ảnh hưởng “địa chính trị” của mình ở các nền cộng hòa cũ, “hạt giống” ly khai được các lực lượng Nga rải mầm khắp nơi, và Chiến tranh Transnistria có lẽ là vụ mùa thu hoạch đầu tiên của nhà cựu đế quốc Á – Âu này. [11]

Cuộc chiến bắt đầu với việc lực lượng quân sự ly khai ủng hộ Nga tại Transnistria tấn công đồn cảnh sát Moldova tại Dubasari vào tháng Ba năm 1992, sát hại các cảnh sát viên bên trong đồn. Quân đội Moldova nhanh chóng đưa quân vào các khu vực đòi ly khai và đánh bại một số nhánh quân ly khai.
Tuy nhiên, cán cân lực lượng thay đổi khi quân đoàn 14 của Liên Xô cũ tham gia vào xung đột (trớ trêu thay là với rất nhiều cảm tình viên và lực lượng quân sự Ukraine). [12] Chính quyền Moldova chịu thương vong lên đến hàng ngàn người và buộc phải chấp nhận hiện trạng chia cắt quốc gia.

4. Xâm lược và ủng hộ hoạt động ly khai tại Georgia

Hành vi xâm lược của Nga đối với Georgia đánh dấu cuộc chiến đầu tiên giữa các quốc gia châu Âu trong thế kỷ thứ 21.
Vào tháng Tám năm 2008, sau một thời gian dài xung đột với các lực lượng ly khai tại Abkhazia và South Ossetia, Tổng thống Georgia đương nhiệm là Mikheil Saakashvili quyết định đưa lực lượng quân đội chính quy của mình vào bên trong khu vực South Ossetia với mong muốn thống nhất đất nước. [13]

[Image: pasted-image-0-1-1024x612.jpg]
Đoàn xe quân sự Nga tiến vào vùng lãnh thổ South Ossetia của Georgia vào tháng 8/2008. Ảnh: AP/ Musa Sadulayev.

“Đáp trả” một hành động quân sự bên trong lãnh thổ quốc gia khác mà không có bất kỳ biện giải nhân đạo hay vấn đề gì khác, chính quyền Nga đưa một lực lượng quân sự hơn 10.000 người vào bên trong lãnh thổ Georgia ở cả khu vực Abkhazia và South Ossetia, thực hiện oanh kích trên diện rộng nhằm vào cả các vùng sâu bên trong lãnh thổ chính thức của Georgia.

Với chênh lệch quân sự quá lớn, cuộc chiến kết thúc chỉ sau năm ngày, sau khi EU và NATO hỗ trợ đối thoại. Cho đến nay, Nga tiếp tục chiếm đóng 20% lãnh thổ Georgia với kỳ vọng sáp nhập dần dần toàn bộ các khu vực yêu cầu tự trị vào lãnh thổ Nga. [14]

***

Trên đây chỉ là một vài cuộc chiến có tính chất xâm lược mà Nga/ Liên Xô từng thực hiện trong suốt lịch sử của họ.

Nếu xét theo quy mô, đúng là Nga vẫn chưa đủ khả năng tham gia nhiều vào các xung đột toàn cầu như Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tham vọng lãnh thổ và các hạt giống ly khai mà Nga gieo trồng khắp các quốc gia nhỏ khác, theo người viết, sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về dài hạn cho sự đoàn kết, thống nhất và tương lai của xung đột trong một số khu vực.

Đáng tiếc, đó là điều mà nhiều người Việt Nam sẽ không bao giờ thừa nhận.

/* nguồn:  https://www.luatkhoa.org/2022/03/diem-qu...phat-dong/
(2022-05-02, 12:14 AM)005 Wrote: [ -> ]Trên đây chỉ là một vài cuộc chiến có tính chất xâm lược mà Nga/ Liên Xô từng thực hiện trong suốt lịch sử của họ.

Nếu xét theo quy mô, đúng là Nga vẫn chưa đủ khả năng tham gia nhiều vào các xung đột toàn cầu như Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tham vọng lãnh thổ và các hạt giống ly khai mà Nga gieo trồng khắp các quốc gia nhỏ khác, theo người viết, sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về dài hạn cho sự đoàn kết, thống nhất và tương lai của xung đột trong một số khu vực.

Đáng tiếc, đó là điều mà nhiều người Việt Nam sẽ không bao giờ thừa nhận.

/* nguồn:  https://www.luatkhoa.org/2022/03/diem-qu...phat-dong/

Nhưng có những kẻ trơ tráo cãi chầy cãi cối sẽ dùng cái quan niệm giống như ông Thích Chân Quang (?) đã bào chữa cho Trung+ trong trận chiến 1979 "Trung Quốc là anh, Việt Nam là em nên thằng em hỗn thì thằng anh có quyền tát thằng em vài cái cũng đúng".
Dạ đang làm biếng tính ngủ nướng thêm mà thấy tin này xong hết buồn ngủ.  


Ca sĩ đường phố Vallades người Nga. Anh thường hát ở các quán cà phê và những con đường ở Đà Lạt. Tối qua anh bị công an Đà Lạt bắt đi khi anh đang hát ở quảng trường Đà Lạt, vì một biểu ngữ phản đối Putin xâm chiếm Ukraine.

Hình ảnh Vallades và biểu ngữ vài phút trước khi anh bị công an bắt đi.

[Image: FA9-C8-B85-5-DC7-473-F-8928-E9-B61913-B4-DF.jpg]
(2022-05-02, 08:46 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: [ -> ]Dạ đang làm biếng tính ngủ nướng thêm mà thấy tin này xong hết buồn ngủ.  


Ca sĩ đường phố Vallades người Nga. Anh thường hát ở các quán cà phê và những con đường ở Đà Lạt. Tối qua anh bị công an Đà Lạt bắt đi khi anh đang hát ở quảng trường Đà Lạt, vì một biểu ngữ phản đối Putin xâm chiếm Ukraine.

Hình ảnh Vallades và biểu ngữ vài phút trước khi anh bị công an bắt đi.

[Image: FA9-C8-B85-5-DC7-473-F-8928-E9-B61913-B4-DF.jpg]

Anh này bị bắt ở "quảng trường Đà Lạt"...Là ĐL ở VN hả Kỳ? Vì mình đọc thấy hai chữ công an nên hơi  Confused đó. Rất vui vì thấy Kỳ đã trở lại với diễn đàn. Hello
(2022-05-02, 07:01 AM)phai Wrote: [ -> ]Nhưng có những kẻ trơ tráo cãi chầy cãi cối sẽ dùng cái quan niệm giống như ông Thích Chân Quang (?) đã bào chữa cho Trung+ trong trận chiến 1979 "Trung Quốc là anh, Việt Nam là em nên thằng em hỗn thì thằng anh có quyền tát thằng em vài cái cũng đúng".

 Thích Chân Quang là cha quại nào nữa?