VietBest

Full Version: Phản biện xã hội
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
(2023-02-16, 12:41 PM)005 Wrote: [ -> ]Ca sĩ bị kêu gọi tẩy chay vì gốc gác Việt Nam Cộng Hoà



[Image: 7075917b-1916-4bc8-a602-1f347a3b3621.jpeg]

Câu chuyện cộng đồng fan Kbiz Việt Nam đồng loạt tấn công, tẩy chay cô ca sĩ Hanni Pham phơi bày nhiều khía cạnh đáng lo ngại đang tồn tại trong xã hội Việt Nam: đó là nền giáo dục định hướng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan cho đến khả năng hòa giải dân tộc...

Hứng bão tẩy chay vì gốc gác Việt Nam Cộng Hoà

Hanni Pham, sinh năm 2004, là người Úc mang dòng máu Việt, hiện là thành viên của nhóm nhạc Idol Hàn Quốc New Jeans. Cô ca sĩ này hiện đang bị cộng đồng fan Kpop Việt Nam kêu gọi tẩy chay mạnh mẽ vì có ông bà, cha mẹ là người có tư tưởng theo chế độ Việt Nam Cộng Hoà.

Từ ngày 6/2, trên các diễn đàn cộng đồng fan Kpop tại Việt Nam như K CRUSH ĐỘNG với gần 589 ngàn thành viên, K Flower có hơn 418 ngàn người theo dõi… đều đồng loạt đăng tải các bài viết về xuất thân, gia thế của Hanni.

Tác giả truy tìm tất cả tài khoản Facebook người thân của Hanni, từ ông bà, cha mẹ cho đến người thân của ca sỹ này đã từng chụp hình dưới lá cờ vàng. Từ đó suy ra rằng Hanni được nuôi dạy trong một gia đình theo Việt Nam Cộng Hoà nên ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

Những bài viết này thu hút hàng ngàn bình luận. Cộng đồng fan Việt, mà đa phần là học sinh, sinh viên, cho rằng gia đình Hanni thuộc thành phần “phản động, ba que, bán nước”… cần phải tẩy chay cô ca sĩ này.

Một Facebooker tên Ngọc Ánh, là sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Hàn, đang sống tại Hà Nội viết trên Facebook về vụ việc này rằng:

“Không thể nói là gia đình không ảnh hưởng đến tư tưởng con bé được. Hanni có thể quay lưng lại với cả gia đình và bày tỏ quan điểm chính trị của mình không? Chắc chắn bạn đã có câu trả lời…

Đừng xem nhẹ vấn đề chính trị. Bác Hồ đã từng nói: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận”. Việc ủng hộ một idol theo phản động ít nhiều cũng góp phần cho phát triển của hệ tư tưởng này.”

Một loạt cư dân mạng còn ùa vào tấn công trang Facebook “Võ đường Thần Phong”, đây là võ đường do ông ngoại của Hanni thành lập ở Úc.

Người quản lý võ đường này, không muốn nêu danh tính, nói với RFA rằng cha mẹ của Hanni hiện đã đóng Facebook, còn ông thì không quan tâm đến những lời tấn công, mạt sát trên Fanpage của võ đường:

“Cái chuyện này mình thấy cũng hơi bá láp một chút xíu. Chuyện người ai làm thì người đó chịu. Con cháu bây giờ nó đã lớn rồi, nó có những sinh hoạt, hoạt động riêng, con đường tiến thân của nó.

Bây giờ mình cứ lấy những chuyện cũ ra để đè đầu, bóp cổ, vùi dập những nhân tài đi thì tôi thấy rất là đau buồn cho đất nước của mình, cho những người Việt nói chung.”

“Hồng vệ binh” thế hệ mới?

Bình luận về sự kiện này, nhạc sĩ Tuấn Khanh cho rằng phản ứng điên cuồng, sử dụng đám đông để hò hét là phương thức của “hồng vệ binh” (tầng lớp thanh thiếu niên Trung Quốc bị đảng cộng sản tẩy não tôn sùng Mác-Lê nin và Mao Trạch Đông). Họ luôn đòi hỏi tất cả những ai mà họ yêu thích đều phải quy phục họ, nhưng mà thế giới này không có trò trao đổi như vậy:

“Thái độ của những người điên cuồng khi nghĩ rằng khi tôi thích bạn thì bạn phải nô lệ về tinh thần của tôi nhưng có những người họ mạnh hơn rất nhiều.

Họ muốn cô ca sĩ này phải từ bỏ truyền thống gia đình, từ bỏ cội nguồn để gia nhập vào cái sự tự hào chung của họ. Nhưng mà nói thì nói tội nghiệp, chứ thực sự thì cô bé đó cũng đã được tự hào được hâm mộ bởi hàng triệu người khác không cần những người lúc nào cũng rơi vào bàn phím chính trị.

Cái giá trị tình cảm mà bị pha trộn bởi chính trị bao giờ nó cũng mong manh dễ vỡ giống như một đứa con gái mới yêu mà ngu xuẩn vậy đó.”

Theo quan điểm của nhạc sĩ Tuấn Khanh, đám đông đó rất tội nghiệp, bởi vì họ chỉ chống lại những người không đủ khả năng để chiến đấu lại với họ mà thôi. Bây giờ họ chửi những người của chế độ trước đều là “ba que, bán nước” nhưng mà khi con gái của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lấy con trai của một viên chức nhà nước Việt Nam Cộng Hòa thì không ai nói một lời nào cả.

Hậu quả của nền giáo dục tuyên truyền?

Khoa (yêu cầu chỉ nêu tên), đến Mỹ du học từ năm lớp 11 và hiện đang làm việc ở Mỹ, cho rằng những phản ứng thái quá, mang tính đám đông này của giới trẻ hiện nay là bởi một chế độ giáo dục tuyên truyền, định hướng ngay từ nhỏ, mà chính anh cũng đã từng trải qua.

Bằng trải nghiệm của mình, Khoa nói anh cảm nhận được thái độ hằn học của giới trẻ trong nước đối với lớp trẻ là con em gia đình Việt Nam Cộng Hoà, mà Hanni là một điển hình. Chứ ở chiều ngược lại, anh không thấy có sự ghét bỏ của nhóm người trẻ gốc Việt ở Mỹ đối với lớp trẻ lớn lên trong gia đình Cộng sản ở trong nước.

“Cái chính vẫn là do giáo dục bằng tuyên truyền của nhà nước Việt Nam. Nếu họ không bưng bít, nói đầy đủ sự thật ra thì có thể vẫn có những bất đồng, nhưng không thù hận đến mức dữ dội như vậy.

Thế hệ bên này (Mỹ - PV) họ cũng có nghe nói về sự hận thù của cha ông nhưng mà họ không có bị ảnh hưởng nhiều mà họ còn cởi mở hơn. Thế hệ trẻ con cháu thế hệ thứ hai, thứ ba không phải tiếp nhận chế độ giáo dục tuyên truyền một chiều nên họ có cái nhìn về Việt Nam tương đối là cởi mở và thông cảm hơn.

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan?

Một fan Kpop yêu cầu được dùng nickname là Yun bình luận với RFA qua email cho rằng hiện tượng tấn công tập thể (ném đá, witch hunt) này không chỉ xuất hiện trong cộng đồng fan K-pop.

Nếu nhìn lại các sự kiện trước đây từng lan truyền trên mạng xã hội, từ bệnh nhân COVID số 19 đến những tranh cãi liên quan đến bánh mì, bóng đá,…yếu tố “yêu nước” đã bị lạm dụng để dẫn dắt và định hướng dư luận. Ai cũng có thể dự phần vào hành vi này, bất kể họ được trang bị kiến thức như thế nào.

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan được các nhóm dư luận viên và ủng hộ nhà nước sử dụng khá bài bản để định hướng hành động của người dùng mạng. Những yếu tố như “lòng yêu nước”, “Tổ quốc”, “anh hùng dân tộc”, “hy sinh”, “chúng ta (phe chính nghĩa) với chúng nó (phe chống phá)”… được dùng làm chất liệu cho những cuộc đấu tố online và khơi gợi cảm xúc mạnh từ người nhận thông tin.

Kết hợp với hệ thống tuyên truyền đã được tiếp xúc từ cấp tiểu học đến đại học, không khó để thanh thiếu niên liên hệ những lời kêu gọi đó với tinh thần ái quốc của mình. Vậy nên, tôi không hướng toàn bộ chỉ trích vào các học sinh sinh viên, mà quan trọng hơn, chính là các nhóm đứng sau những cuộc đấu tố online như vậy.

Nếu quan sát thêm, bạn sẽ thấy hệ thống dư luận viên và tình nguyện viên này có rất nhiều trong các group giải trí, hóng drama, học hành, CLB sở thích, phim ảnh và thường sẽ tổng vận động khi có những sự kiện, tranh cãi (thậm chí do chính họ tự tạo ra mâu thuẫn) trong xã hội.

Công thức chung thường là họ kêu gọi săn lùng thông tin cá nhân, cắt ghép thông tin, báo cáo các bài viết, tài khoản trái ý kiến, và sử dụng ngôn từ thù ghét để phi nhân hoá, khiến đối tượng bị nhắm đến không được nhìn như những con người bình đẳng, mà là một “loài” khác, đáng bị loại bỏ khỏi xã hội.

Việc kích động và chia rẽ này cuối cùng vẫn nhằm phục vụ cho mục đích chính trị của nhà quản lý, khiến vai trò của họ trở nên quan trọng và có ý nghĩa bảo đảm sự bình yên của xã hội.

Hoà giải dân tộc ngày càng mong manh

Trước đây, khi nói đến hoà hợp hoà giải dân tộc, người ta chỉ thường nghĩ rằng đối tượng hoà giải là những người thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên trong chiến tranh.

Tuy nhiên, qua sự kiện này, anh Khoa cho rằng bằng hệ thống tuyên truyền định hướng của nhà nước Việt Nam, lòng thù hận chế độ Việt Nam Cộng Hoà, “Nguỵ quân, Nguỵ quyền”… đã ăn sâu vào tiềm thức của phần đông giới trẻ Việt Nam. Do đó, Khoa nhận xét khả năng hòa giải giữa hai phía là ngày càng mong manh:

“Muốn hòa giải thì cả hai bên đều phải có thiện chí. Tuy nhiên, cần phải có thiện chí lớn hơn từ bên làm tổn thương bên còn lại.

Hồi đầu mình còn nghĩ về chuyện này, mình mong muốn về sự hòa giải dân tộc, nhưng mà bây giờ càng ngày mình càng cảm thấy chuyện này về hiện tại rất khó khăn,

Bây giờ với thế hệ thứ hai này, mặc dù bây giờ họ không trải qua chiến tranh nhưng họ đã ngấm cái chiêu bài tuyên truyền khá là nặng rồi.”

Theo nhạc sĩ Tuấn Khanh, “Hoà hợp- hoà giải” là một chủ trương của nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay lời nói thì nhiều chứ hành động không có bao nhiêu. Nó như là chiếc áo mặc đối phó thời thế của chính quyền. Một khi đã thực sự muốn điều đó thì họ sẽ buộc mọi tầng lớp mặc áo hòa giải nhũn nhặn cho đồng bộ. Khi ấy mọi kiểu hung hăng làm trò yêu nước như câu chuyện nêu trên cũng sẽ ngả màu.

/* nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-singer-boycotted-because-her-family-follow-the-republic-of-vietnam-02082023132043.html



"Thôi rồi Lượm ơi".
Châu Âu đi dễ khó về.




Tàu chở dầu Việt Nam bị bắt giữ ở Tây Ban Nha vì liên quan đến lệnh trừng phạt Nga

[Image: 80eeac87-a3bf-46e4-af88-4c2887b1de72_w1023_r1_s.jpg]
Một tàu chở dầu của Iran được dỡ bỏ lệnh giam giữ ở eo biển Gibraltar của Tây Ban Nha vào ngày 16/8/2019.
Một tàu chở dầu thuộc sở hữu của Việt Nam đã bị bắt giữ tại cảng Ferrol của Tây Ban Nha vào ngày 14/2/2023.


Một tàu chở dầu thuộc sở hữu của Việt Nam đã bị bắt giữ ở Tây Ban Nha, vài ngày sau khi nước này khởi động cuộc điều tra liên quan đến lệnh trừng phạt của Nga sau vụ chuyển hàng từ tàu sang tàu (STS) của Maersk Product Tankers.

Tàu Elephant của Việt Nam, được đóng vào năm 2007, đã bị bắt giữ tại cảng Ferrol phía bắc Tây Ban Nha hôm thứ Ba (14/2), theo cơ sở dữ liệu Biên bản ghi nhớ Paris về Kiểm soát Quốc gia Cảng.

Nguyên nhân con tàu Việt Nam bị giam giữ không được nêu rõ nhưng sự việc diễn ra sau cuộc điều tra của Tây Ban Nha về việc chuyển dầu khí chân không từ tàu sang tàu liên quan đến tàu Elephant và tàu Maersk Magellan vào ngày 6/2.

Cuộc điều tra của Tây Ban Nha cho thấy hàng hóa có nguồn gốc từ một tàu chở dầu Nobel thuộc sở hữu của Seychelles mang cờ Nga cho đến ngày 1/7.

Bộ giao thông vận tải Tây Ban Nha kết luận rằng việc trao đổi hàng trên vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu và từ chối không cho phép tàu Maersk Magellan dỡ hàng tại cảng Tarragona ba ngày sau đó.

Việc chuyển hàng diễn ra ở Biển Alboran gần cửa ngõ Địa Trung Hải đến Đại Tây Dương. Khu vực này đã trở nên phổ biến đối với việc chuyển dầu theo dạng STS của Nga từ các tàu chở dầu aframax sang các tàu lớn hơn cho các chuyến đi tiếp theo tới châu Á.

Hoạt động này khiến Liên minh châu Âu bất bình. EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu dầu mỏ của Nga nhưng các biện pháp này có khả năng hạn chế trong việc nhắm mục tiêu đến phương thức chuyển giao STS bên ngoài lãnh hải của các quốc gia thành viên.

Thương mại dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ liên quan đến Nga trên thế giới cũng trở nên phức tạp sau khi Nhóm Bảy quốc gia công nghiệp phát triển (G7) áp đặt mức trần giá đối với dầu mỏ của Nga vào tháng 12.

Magellan là tàu chở dầu đầu tiên bị từ chối cập cảng Tây Ban Nha sau khi các quy định liên quan đến giới hạn giá dầu của châu Âu có hiệu lực vào ngày 5/2.

Theo dữ liệu theo dõi của Kpler, tàu Elephant đã đi về phía bắc quanh bờ biển Tây Ban Nha sau khi thực hiện việc chuyển hàng và đến Ferrol vào thứ Bảy. Tàu này đã bị giam giữ ba ngày sau đó.

Tàu Elephant thuộc sở hữu của Công ty Thương mại Hàng hải Hưng Phát, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, theo cơ sở dữ liệu của VesselsValue.

Ngoài tàu Elephant, công ty Hưng Phát còn sở hữu hai tàu chở dầu khác.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/6965966.html
Thật tội nghiệp



Quyết chiến với Nga, người lính Ukraine cho đông lạnh tinh trùng để lại con nối dõi

Lúc Vitalii Khroniuk nằm úp mặt xuống đất để tránh hỏa lực pháo binh Nga, người lính Ukraine này chỉ có một điều hối tiếc là chưa từng có con.

Biết rằng mình có thể chết bất cứ lúc nào, chàng trai 29 tuổi quyết định thử phương pháp bảo quản tinh trùng, tức quá trình đông lạnh tinh trùng hoặc trứng mà một số binh sĩ Ukraine đang áp dụng khi đối mặt với khả năng họ có thể không bao giờ trở về nhà.

Anh Khroniuk, người đã nhanh chóng tham gia vào nỗ lực chiến tranh mà không cần nghĩ đến tương lai của mình, khi Nga xâm lược Ukraine gần một năm trước, nói: “Chết không đáng sợ, nhưng thật đáng sợ khi bạn không để lại con nối dõi.”

Trong một kỳ nghỉ vào tháng 1, anh và người phối ngẫu của mình đã đến một bệnh viện tư nhân ở Kyiv, IVMED, nơi miễn giảm 55 đô la chi phí đông lạnh tinh trùng cho binh lính. Bác sĩ trưởng Halyna Strelko cho biết bệnh viện đã có khoảng 100 binh sĩ cho đông lạnh tinh trùng kể từ sau cuộc xâm lược. Các dịch vụ thụ thai được hỗ trợ hiện có giá từ 800 đến 3.500 đô la.

“Chúng tôi không biết làm thế nào khác để giúp đỡ. Chúng tôi chỉ có thể tạo ra những đứa trẻ hoặc giúp tạo ra chúng. Chúng tôi không có vũ khí, chúng tôi không thể chiến đấu, nhưng những gì chúng tôi làm cũng rất quan trọng,” bác sĩ Strelko nói. Bệnh viện của bà phải đóng cửa trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến khi Kyivv bị tấn công nhưng đã mở cửa trở lại sau khi quân đội Nga rút khỏi khu vực này.

Khi anh Khroniuk nói với người phối ngẫu của mình, Anna Sokurenko, 24 tuổi, về những gì anh ấy muốn làm, ban đầu cô ấy không chắc lắm.

“Thật đau đớn khi nhận ra rằng có khả năng anh ấy sẽ không trở lại,” Sokurenko nói và cho biết thêm rằng cô đã mất một đêm suy nghĩ để đồng ý.

Cô và anh Khroniuk đã nói chuyện với hãng tin AP khi đang ngồi tại phòng khám, nơi có những tấm áp phích về những đứa trẻ đang cười, trong đó có một tấm có nội dung: “Tương lai của bạn được bảo vệ an toàn,” treo ở hành lang. Phòng thí nghiệm của bệnh viện có nguồn điện dự phòng riêng, hoạt động trong thời gian mất điện thường xuyên do các cuộc tấn công bằng phi đạn của Nga làm hỏng cơ sở hạ tầng điện.

Bác sĩ Strelko, người đã hoạt động trong lĩnh vực sinh sản từ năm 1998, cho biết dịch vụ mà bà đang cung cấp cho binh lính hiện nay đặc biệt quan trọng, nhắc đến “một phần rất khốc liệt của cuộc chiến này với những tổn thất lớn”.

Các lực lượng Nga đã đẩy mạnh tiến công vào thành phố Bakhmut phía đông bằng các cuộc pháo kích và tấn công dữ dội được cho là đã gây tổn thất lớn về quân số cho cả Ukraine và Nga. Không bên nào nói có bao nhiêu người đã chết.

Cô Sokurenko và anh Khroniuk kết hôn vài ngày sau chuyến thăm bệnh viện, và anh hiện đang chiến đấu ở vùng Chernihiv gần biên giới. Cô tin rằng cơ hội có con, ngay cả sau khi người bạn đời bị giết trong chiến tranh, có thể xoa dịu nỗi đau mất mát sâu sắc.

Cô Nataliia Kyrkach-Antonenko, 37 tuổi, mang thai khi đến thăm chồng ở một thị trấn tiền tuyến vài tháng trước khi chồng tử trận. Chồng cô, Vitalii, về nhà ở Kyiv trong một kỳ nghỉ ngắn 10 ngày trước khi anh qua đời vào tháng 11 và được thấy siêu âm đứa con gái chưa chào đời của anh. Anh ấy cũng đã đến một bệnh viện sinh sản để đông lạnh tinh trùng của mình.

Cô Kyrkach-Antonenko hy vọng cuối cùng sẽ có một đứa con khác nhờ tinh trùng đó. Cô nói rằng có thể có những đứa con của người chồng quá cố “là một sự hỗ trợ đáng kinh ngạc.”

Cô nói: “Chúng tôi đã yêu nhau vô cùng bền chặt trong 18 năm.”

Cô cũng coi bảo quản đông lạnh tinh trùng là một cuộc chiến vì tương lai của đất nước.

“Cha của các đứa trẻ đã làm mọi thứ có thể để biến tương lai này thành hiện thực. Bây giờ đến lượt chúng ta, với tư cách là phụ nữ đấu tranh cho tương lai của Ukraine, nâng cao phẩm giá con người. Những người có thể tiếp tục thay đổi đất nước tốt đẹp hơn,” cô nói.

Một cặp vợ chồng khác đến bệnh viện IVMED vào tháng 12 là Oles và Iryna.

Anh Oles ở khu vực Donetsk, nơi một số thành phố đã bị biến thành địa ngục do những trận chiến khốc liệt trong những tháng qua và coi việc bảo quản lạnh là một biện pháp đảm bảo.

Cô Iryna dành cả đêm một mình trong căn hộ của họ ở ngoại ô Kyiv, trằn trọc giữa lo lắng cho chồng khi anh chiến đấu ở khu vực khốc liệt và nguy hiểm nhất của tiền tuyến phía đông và nhiều lần đến bệnh viện nơi cô đang cố gắng thụ thai.

“Vâng, đây là một cuộc sống khó khăn, với những lo toan, dồn dập, với sự lo lắng thường trực cho người thân. Nhưng đồng thời, cái gì tới thì sẽ tới,” cô nói. “Làm cha mẹ bây giờ tốt hơn là trì hoãn cho đến khi bạn không thể có con được nữa.”
Cô nói: “Gia đình là những gì sẽ nắm giữ đất nước của chúng ta, và trẻ em là tương lai của chúng ta. “Chúng tôi chiến đấu vì chúng.”

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/quyet-chi...63566.html
Mỹ hoàn tất chương trình huấn luyện tiểu đoàn lính Ukraina đầu tiên

Đăng ngày: 18/02/2023 - 14:14

[Image: AP22031331671381.webp]
(Ảnh minh họa) - Lính Hoa Kỳ huấn luyện binh sĩ Ukraina cách sử dụng tên lửa M141 Bunker Defeat Munition (SMAW-D) tại khu huấn luyện quân sự Yavoriv, gần Lviv, miền tây Ukraina, 30/01/2022. AP

Trọng Thành




Hơn 600 binh sĩ Ukraina đã kết thúc chương trình huấn luyện của Mỹ, được tổ chức tại một căn cứ quân sự của Mỹ tại Đức, theo thông báo của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm qua, 17/02/2023.

Theo AFP, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, tướng Pat Ryder, cho biết ‘‘trong tuần này, một tiểu đoàn Ukraina đầu tiên đã hoàn tất chương trình đào tạo sử dụng vũ khí với xe thiết giáp bộ binh M2 Bradley’’. M2 Bradley trang bị nhiều súng 25 ly, và một dàn phóng hỏa tiễn chống tăng. Chương trình huấn luyện kéo dài 5 tuần lễ. Ngoài đào tạo sử dụng súng, 635 binh sĩ Ukraina cũng được huấn luyện ‘‘các kỹ thuật sơ cứu y tế cơ bản của’’, theo tướng Pat Ryder. Đơn vị quân đội Ukraina vừa được tập huấn dự kiến sẽ tham gia các chiến dịch chống lại cuộc tấn công quy mô lớn sắp tới của Nga.


Hợp đồng một tỉ đô la đạn pháo 155 ly


Quân đội Mỹ hôm qua thông báo đã ký hợp đồng với hai doanh nghiệp quốc phòng General Dynamics Ordnance & Tactical Systems và American Ordnance, để sản xuất khoảng 12.000 đến hơn 20.000 đạn pháo 155 ly/tháng cho Ukraina. Hợp đồng có tổng trị giá hơn 993 triệu đô la.
Quân đội Ukraina hiện sử dụng từ 4.000 đến 7.000 viên đạn pháo/ngày, nhiều hơn số đạn mà các nhà doanh nghiệp vũ khí phương Tây có thể chế tạo. Hồi tháng 11/2022, một giới chức Mỹ khẳng định quân đội Nga tại Ukraina sử dụng đến 20.000 đạn pháo/ngày. Theo AFP, số lượng đạn hai bên sử dụng thời gian có giảm, do mùa đông, và cả Nga và Ukraina đều đối mặt với tình trạng thiếu hụt đạn dược.


Liên Âu bàn mua đạn dược cho Ukraina


Hôm qua, một số nguồn tin ngoại giao châu Âu cho biết, các thành viên khối 27 nước cũng đang xem xét các phương tiện cho phép Liên Âu mua chung đạn dược viện trợ Ukraina. Đây sẽ là một chủ đề chính trong cuộc họp các ngoại trưởng Liên Âu thứ Hai 20/02, tại Bruxelles.


Theo thủ tướng Estonia, Kaja Kallas, Liên Âu có thể sử dụng 4 tỉ euro trong Quỹ châu Âu tạo điều kiện cho Hòa bình (FEP - Facilité européenne pour la paix) để mua khoảng 1 triệu đạn pháo 155 ly cho Kiev. Mới đây, Liên Âu đã áp dụng cơ chế mua chung trong việc mua vac-xin phòng dịch Covid-19.


/* nguồn: https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%...-ti%C3%AAn
Từ đầu cuộc chiến xâm lược của Nga, nếu có những người nghe theo tuyên truyền của Nga rồi bênh vực Nga còn có thể hiểu được. Nhưng đến nay, sau một năm Nga xâm lược Ukraine, mà vẫn còn theo Nga, khi không biết bao nhiêu bằng chứng, bao nhiêu sự thật phơi bày rồi mà vẫn cố theo Nga thì tôi cho rằng những người như vậy không phải là người bình thường. Mà là loại nên liệt vào hạng "ngu đần".  Bởi vì trên thực tế, có thể dối lòng tin vào tuyên truyền nhưng không thể gạt gẫm chính tri thức của chính mình, tự dối mình, vì chỉ có người không tỉnh táo mới có thể không tin cả kiến thức của chính mình.




Chiến tranh Ukraina: Đức phong tỏa hơn 5,3 tỉ euro tài sản của Nga

Đăng ngày: 19/02/2023 - 11:05
[Image: Bo%20Tai%20chinh%20Duc.webp]
Trụ sở bộ Tài Chính Đức, Berlin. Ảnh chụp năm 2019. © wikipedia
Thu Hằng


Trong khi Liên Hiệp Châu Âu dự kiến công bố loạt trừng phạt thứ 10 nhắm vào Nga ngày 24/02/2023, tròn một năm ngày Matxcơva tấn công Ukraina, hơn 20 tỉ đô la tài sản của Nga đã bị phong tỏa ở 27 nước thành viên Liên Âu. Trong số này, một phần tư bị phong tỏa tại Đức. Con số này sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới.

Thông tín viên RFI Pascal Thibaut tường trình từ Berlin :

« Tổng cộng 5,3 tỉ đô la tài sản Nga, đối tượng của các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Châu Âu, đã bị phong tỏa tại Đức. Số liệu này được nhật báo Welt am Sonntag trích dẫn từ thông tin của bộ Tài Chính Đức. Khối tài sản này thuộc về nhiều thực thể như Ngân hàng Trung ương Nga, nhiều doanh nghiệp và cá nhân bị trừng phạt. Chính phủ Đức đã không muốn trả lời câu hỏi của tờ báo Đức về tổng số tài sản thuộc sở hữu của các nhà tài phiệt Nga.

Số tiền chắc sẽ còn tăng lên, bởi vì ủy ban được thành lập để áp dụng các biện pháp trừng phạt mới chỉ bắt đầu nhiệm vụ từ đầu năm 2023, hiện có 36 người. Số nhân viên sẽ còn tăng lên. Ủy ban có nhiệm vụ lập danh sách đầy đủ khối tài sản nằm trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga có tại Đức, sau đó sẽ được đăng trên trang web. Nhưng hiện giờ việc này chưa được tiến hành.

Thứ Sáu 17/02, Bruxelles cho biết là tới giờ, hơn 21 tỉ euro tài sản của Nga đã bị phong tỏa ở 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Chính quyền Kiev đề nghị số tiền đó phải được sử dụng để tái thiết Ukraina. Tuy nhiên, việc đó không hề đơn giản về mặt pháp lý ».

/* nguồn: https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%...ai-san-nga
Hà Lan trục xuất nhân viên ngoại giao, đóng cửa phòng Thương Vụ Nga

Đăng ngày: 19/02/2023 - 12:18

[Image: Amsterdam_%285086325695%29.webp]
 Thủ đô Amsterdam : ảnh minh họa © wikimedia / flickr
Thanh Hà


Bộ Ngoại Giao Hà Lan ngày 18/02/2023 thông báo trục xuất hơn một chục nhân viên ngoại giao Nga, đóng cửa phòng Thương Vụ của sứ quán Nga tại Amsterdam. Lý do những người này bị cáo buộc làm gián điệp cho Matxcơva, dọ thám Hà Lan. Chiến tranh Ukraina và vụ tai nạn máy bay MH17 hồi 2014, đa số nạn nhân là người Hà Lan, làm dấy lên căng thẳng giữa La Haye và Matxcơva.

Thông tín viên Laure Boulard từ Bruxelles cho biết thêm thông tin :

« Trên Twitter, ngoại trưởng Wopke Hoekstra tố cáo Nga lấy danh nghĩa nhân viên ngoại giao ‘liên tiếp’ tìm cách gài gián điệp tại Hà Lan, đó là hành vi ‘không thể chấp nhận được’. Đây là lý do vì sao Hà Lan hạn chế số nhân viên ngoại giao Nga trên lãnh thổ quốc gia. Về quyết định đóng cửa phòng Thương Vụ của Nga tại Amsterdam kể từ ngày 21/02/2023, chính phủ Hà Lan nêu bật yếu tố Nga liên tiếp vi phạm luật pháp quốc tế về nhân quyền tại Ukraina.

Tòa lãnh sự Hà Lan tại Saint Petersbourg cũng sẽ phải đóng cửa nhưng do vấn đề thiếu nhân sự bởi La Haye và Matxcơva đều từ chối cấp visa cho các nhân viên ngoại giao. Cách nay một năm, khi chiến tranh Ukraina khai mào Hà Lan đã trục xuất 17 quan chức Nga bị nghi ngờ làm gián điệp. Matxcơva trực xuất 15 người để trả đũa. Quan hệ song phương đặc biệt căng thẳng từ tháng 11/2022 khi một tòa án tại La Haye kết tội hai công dân Nga về trách nhiệm trong vụ tai nạn máy bay MH17 hồi 2014, làm gần 200 công dân Hà Lan thiệt mạng ».


/* nguồn: https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%...ai-san-nga
Ukraine: Tổng thống Pháp Macron nói Nga phải bị đánh bại nhưng 'không bị nghiền nát'

    Phelan Chatterjee & Matt Murphy
    8 giờ trước

[Image: 3b3f2d60-b003-11ed-89f4-f3657d2bfa3b.jpg]
Ông Emmanuel Macron phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich
Trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không ngại đề cập các cuộc hội đàm Nga-Ukraine là mục tiêu cuối cùng

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông không muốn thấy Nga bị nghiền nát bằng một thất bại tại Ukraine.

Phát biểu trước truyền thông Pháp, ông Macron hối thúc các nước Phương Tây tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kyiv và cho biết ông đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh kéo dài.

"Tôi muốn Nga bị đánh bại tại Ukraine, và tôi muốn Ukraine có thể bảo vệ vị thế của mình," ông nói.

Nhưng ông cũng đáp trả những người mà ông nói là muốn kéo dài cuộc chiến tranh đến chính nước Nga trong một nỗ lực nhằm "nghiền nát" quốc gia này.

Bình luận của ông Macron được đưa ra khi các lãnh đạo thế giới đang nhóm họp tại Hội nghị An ninh Munich, nơi chứng kiến các cam kết tăng tốc hỗ trợ vũ khí cho Kyiv và áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn nhằm vào Moscow.

"Tôi không nghĩ, nhưng một số người khác, rằng chúng ta nên nhắm đến sự thất bại hoàn toàn cho Nga, tấn công Nga trên chính lãnh thổ của họ," ông Macron nói với báo Le Journal du Dimanche.

"Những người quan sát đó muốn, trên tất cả, là nghiền nát Nga. Điều này chưa bao giờ là lập trường của Pháp và sẽ không bao giờ là lập trường của chúng ta."

Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hôm thứ Sáu 17/02, ông Macron cũng khẳng định lúc này không phải là thời điểm đối thoại với Moscow.

Nhưng ông cũng không ngần ngại đề cập những cuộc hoà đàm là mục tiêu cuối cùng.

Tổng thống Pháp cũng gợi ý rằng các nỗ lực quân sự của Ukraine, được các đồng minh hỗ trợ, là cách duy nhất "để đưa Nga trở lại bàn đàm phán và thiết lập một nền hòa bình lâu dài".

Ông cũng bác bỏ viễn cảnh thay đổi chế độ tại Nga, và cho biết các nỗ lực tương tự trên thế giới là "một thất bại hoàn toàn".

Mặc cho những bình luận từ ông Macron, đàm phán là một viễn cảnh xa vời đối với các lãnh đạo Ukraine.

Hôm thứ Sáu 17/02, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã hoan nghênh quyết định không mời Moscow đến tham dự Hội nghị An ninh Munich.

Các lãnh đạo Nga không nên được mời đến đây khi mà "nhà nước khủng bố này còn giết chóc, khi mà còn sử dụng bom, tên lửa và xe tăng như một lập luận cho nền chính trị quốc tế", ông nói.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đã loại trừ có các cuộc hội đàm ngay lập tức với người đồng cấp Nga, Vladimir Putin, và khẳng định là "không có niềm tin" giữa các bên. Trong một cuộc phỏng vấn với BBC hồi đầu tuần này, ông đã bác bỏ ý nhượng lãnh thổ để đổi lấy một thỏa thuận hòa bình với Moscow.

Ông Macron trước đó đã bị một số đồng minh Nato chỉ trích về điều mà họ cho là các thông điệp không thống nhất về Ukraine.

Hồi tháng Sáu, ông Macron bị ông Kuleba lên án vì nói rằng điều quan trọng là Nga "không bị sỉ nhục liên quan đến cuộc xâm lược".

Ông Kuleba vào thời điểm đó đáp trả rằng Nga - đang chỉ đang sỉ nhục chính mình - cần phải được đặt vào đúng vị trí của quốc gia này.


[Image: ab9dcf30-b003-11ed-89f4-f3657d2bfa3b.jpg]
"Chúng ta hãy cùng đồng ý rằng: nhân danh tất cả các nạn nhân, xác định và không được xác định, công lý phải được thực thi," bà Harris tuyên bố tại Hội nghị An ninh Munich

Mỹ cũng đã "chính thức khẳng định" Nga phạm tội án chống lại loài người tại Ukraine, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tuyên bố.

Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, bà Harris cáo buộc nga "về những hành động giết người, tra tấn, hãm hiếm và trục xuất cực kỳ ghê tởm" kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược.

Các lãnh đạo thế giới tại hội nghị đã kêu gọi hỗ trợ lâu dài cho Ukraine.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói lúc này là thời điểm "tăng cường hơn nữa" hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Thủ tướng Anh cũng lập luận rằng các đồng minh Phương Tây phải bắt đầu lên kế hoạch cho nền an ninh tương lai của Ukraine, cũng như gửi vũ khí mà họ cần có để tự vệ vào thời điểm này.

Hội nghị tại Đức diễn ra khi gần đến thời điểm tròn một năm Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine (24/02/2022).

Bà Harris phát biểu tại hội nghị là những thủ phạm gây nên tội ác bị cáo buộc của Nga tại Ukraine phải lãnh chịu trách nhiệm.

"Những hành động của họ là sự tấn công vào các giá trị chung và nhân loại chung của chúng ta," bà tuyên bố.

Liên Hiệp Quốc định nghĩa những tội ác chống loại loài người là "cuộc tấn công có kế hoạch và rộng khắp" nhằm vào khu vực dân thường cụ thể.

Moscow đã thường xuyên bác bỏ nhắm vào dân thường trong suốt cuộc xâm lược.

"Trong trường hợp về những hành động của Nga tại Ukraine chúng tôi đã xem các bằng chứng, chúng tôi biết những tiêu chuẩn pháp lý, và không nghi ngờ gì nữa; đây là những tội ác chống lại loài người," bà Harris, từng là một công tố viên, phát biểu tại hội nghị.

Bà Harris nêu những tội ác "dã man và vô nhân tính" trong suốt cuộc chiến tranh tại Ukraine, bao gồm các thi thể bị phát hiện tại Bucha chỉ không lâu sau cuộc xâm lược, và ném bom vào một nhà hát ở Mariupol.

"Chúng ta hãy cùng đồng ý rằng: nhân danh tất cả các nạn nhân, xác định và không được xác định, công lý phải được thực thi," bà Harris tuyên bố.

Tội ác chống lại loài người sẽ được xét xử tại Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).

Nhưng ICC không có thẩm quyền để bắt giữ nghi phạm và chỉ thực thi pháp lý đối với những quốc gia ký thỏa thuận tiến hành phiên toà.

Nga không ký vào thỏa thuận này, vì vậy việc dẫn độ bất kỳ nghi phạm nào là điều không thể.

Hội nghị kéo dài ba ngày tại Munich là phép thử quan trọng đối với sự hậu thuẫn của các quốc gia Phương Tây dành cho Kyiv khi cả hai phía đang chuẩn bị cho những cuộc phản công mùa xuân.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói Moscow đã "tiến hành một cuộc chiến tranh diệt chủng" bởi vì không nghĩ rằng người dân Ukraine "xứng đáng tồn tại như một quốc gia có chủ quyền".

Hàng chục ngàn người đã mất mạng và hàng triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa sau cuộc xâm lược của Vladimir Putin tại Ukraine.

[Image: 93364030-b003-11ed-89f4-f3657d2bfa3b.jpg]
Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói lúc này là thời điểm "tăng cường hơn nữa" hỗ trợ quân sự cho Ukraine

Phân tích của James Landale, Phóng viên Ngoại giao

Hội nghị này phần lớn là lúc các lãnh đạo Mỹ và châu Âu nhóm họp. Đây là cơ hội để họ khẳng định lại sự hậu thuẫn dành cho Ukraine và thể hiện quyết tâm của mình.

Ông Rishi Sunak đã kêu gọi một hiến chương Nato mới nhằm đảm bảo nền an ninh lâu dài của Ukraine. Bà Kamala Harris đã chính thức cáo buộc Nga thực thi tội ác chống lại loài người.

Thế nhưng xét về bên lề thì cũng có những tiếng nói ngờ vực.

Như Thủ tướng Namibia, Saara Kuugongelwa-Amadhila. Bà đã phản đối việc gửi thêm vũ khí cho Ukraine và kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến. Bà tuyên bố, quốc gia của mình đã gánh chịu suy thoái, giá cả tăng cao và chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

Có các ý kiến giống như vậy trên khắp châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, những suy nghĩ xuyên Đại Tây Dương.

Các nhà thực thi chính sách Phương Tây cũng nhận ra rằng trong gần một năm sau khi cuộc xâm lược nổ ra, họ cần phải viết lại câu chuyện bảo vệ Ukraine.

/* nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cmlvzgl7xmvo
Tổng thống Pháp Macron nói Nga phải bị đánh bại nhưng 'không bị nghiền nát'

Pháp vốn ôn hoà, nhưng khi nguyên thủ của Pháp phát biểu như vậy thì xem như Putin đã hết thuốc chữa. Mừng cho Ukraine khi được đa số các nước tự do phương Tây cùng nhất quyết hỗ trợ để bảo vệ lãnh thổ của mình trước sự xâm lăng vô nhân của Nga.

Đất nước Ukraine đang yên bình thì bị kẻ tham vọng quyền lực Putin điên cuồng xua quân bắn giết tàn phá khiến cho Ukraine lâm vào cảnh tang thương máu lệ, hằng chục, hằng trăm ngàn người dân phải di tản sang các nước láng giềng lánh nạn. Vậy đó, nhưng sau vài tháng xâm lược Ukraine, Putin tuyên bố mị dân với người dân Nga trên đài tuyền hình rằng, Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc, Phát-xít, dùng người dân của Ukraine làm bình phong, lá chắn trước súng đạn của Nga. Tuyên bố như thế để Putin có cớ ra tay nghĩa hiệp đưa quân đội Nga vào Ukraine mà thực thi công lý với "sứ mệnh hành động quân sự đặc biệt" để cứu giúp đất nước người dân Ukraine!!!

Nhưng cuộc chiến đã kéo dài gần một năm, lính Nga bị chết từ hằng chục cho đến trăm ngàn. Và rồi, cha mẹ và vợ con của những người lính Nga bị chết, hay thân nhân của những người lính Nga bị thương tật hay còn chiến đấu trong quân đội thông báo tin tức, tình cảnh của cuộc chiến phi nhân tính này... Dân chúng Nga trong nước dần dần vỡ lẽ, ồ thì ra chúng ta bị Putin lừa phỉnh. Lòng dân không còn tín nhiệm và ủng hộ Putin nhiều như trước đây nữa, thì Putin phải về hưu thôi. Chỉ hy vọng rằng người lên thay thế Putin mai này có tinh thần dân chủ, tư tưởng khoáng đạt, chứ mà độc tài, võ đoán, máu lạnh còn hơn Putin thì chắc hẳn thế giới khó tránh khỏi chiến tranh hạt nhân xảy ra.

Dù sau cũng mong rằng, qua lời phát biểu của tổng thống Pháp Macron, Putin thức tỉnh và chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa, vô đạo này mà không phải về vườn. Tự hỏi thêm, nếu Putin về hưu thì ông ta sẽ sống ở đâu? Ở Nga thì không khéo bị mấy đàn em trước đây của mình hay báo chí thỉnh thoảng lên tiếng phê bình chê trách thì bị bị tự ái, tổn thương ấm ức chịu gì nỗi. Còn sống ở nước ngoài trong lòng lúc nào cũng lo lo lắng lắng, phập phồng không yên, vì không chừng sẽ bị tòa án quốc tế đưa ra xử tội cướp nước giết người và bị giam cầm suốt đời thì còn khỗ hơn nữa.

Clinking-beer-mugs4

(*) Trung Quốc mới đây cũng có lối tuyên bố bá đạo sau khi quả bóng (gián điệp?) của TQ bị Mỹ bắn hạ. Mỹ đã để quả bóng bay vòng vòng mấy ngày mà TQ không lên tiếng xin lỗi (Mỹ lịch sự há 2leluoi ) ngược lại đến sau khi quả bóng bị bắn thì lại giở giọng ông nội thiên hạ, thói quen ức hiếp người, cho rằng Mỹ phản ứng quá đáng không chấp nhận được, và còn đe dọa rằng TQ sẽ trả đủa. Cũng vui vui, là sau đó Mỹ và Canada bắn liên tục 3 vật thể lạ liên tiếp mà không lên tiếng tiết lộ là của ai. :)
(2023-02-18, 05:06 AM)005 Wrote: [ -> ]Thật tội nghiệp



Quyết chiến với Nga, người lính Ukraine cho đông lạnh tinh trùng để lại con nối dõi

Lúc Vitalii Khroniuk nằm úp mặt xuống đất để tránh hỏa lực pháo binh Nga, người lính Ukraine này chỉ có một điều hối tiếc là chưa từng có con.

Biết rằng mình có thể chết bất cứ lúc nào, chàng trai 29 tuổi quyết định thử phương pháp bảo quản tinh trùng, tức quá trình đông lạnh tinh trùng hoặc trứng mà một số binh sĩ Ukraine đang áp dụng khi đối mặt với khả năng họ có thể không bao giờ trở về nhà.

Anh Khroniuk, người đã nhanh chóng tham gia vào nỗ lực chiến tranh mà không cần nghĩ đến tương lai của mình, khi Nga xâm lược Ukraine gần một năm trước, nói: “Chết không đáng sợ, nhưng thật đáng sợ khi bạn không để lại con nối dõi.”

Trong một kỳ nghỉ vào tháng 1, anh và người phối ngẫu của mình đã đến một bệnh viện tư nhân ở Kyiv, IVMED, nơi miễn giảm 55 đô la chi phí đông lạnh tinh trùng cho binh lính. Bác sĩ trưởng Halyna Strelko cho biết bệnh viện đã có khoảng 100 binh sĩ cho đông lạnh tinh trùng kể từ sau cuộc xâm lược. Các dịch vụ thụ thai được hỗ trợ hiện có giá từ 800 đến 3.500 đô la.

“Chúng tôi không biết làm thế nào khác để giúp đỡ. Chúng tôi chỉ có thể tạo ra những đứa trẻ hoặc giúp tạo ra chúng. Chúng tôi không có vũ khí, chúng tôi không thể chiến đấu, nhưng những gì chúng tôi làm cũng rất quan trọng,” bác sĩ Strelko nói. Bệnh viện của bà phải đóng cửa trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến khi Kyivv bị tấn công nhưng đã mở cửa trở lại sau khi quân đội Nga rút khỏi khu vực này.

Khi anh Khroniuk nói với người phối ngẫu của mình, Anna Sokurenko, 24 tuổi, về những gì anh ấy muốn làm, ban đầu cô ấy không chắc lắm.

“Thật đau đớn khi nhận ra rằng có khả năng anh ấy sẽ không trở lại,” Sokurenko nói và cho biết thêm rằng cô đã mất một đêm suy nghĩ để đồng ý.

Cô và anh Khroniuk đã nói chuyện với hãng tin AP khi đang ngồi tại phòng khám, nơi có những tấm áp phích về những đứa trẻ đang cười, trong đó có một tấm có nội dung: “Tương lai của bạn được bảo vệ an toàn,” treo ở hành lang. Phòng thí nghiệm của bệnh viện có nguồn điện dự phòng riêng, hoạt động trong thời gian mất điện thường xuyên do các cuộc tấn công bằng phi đạn của Nga làm hỏng cơ sở hạ tầng điện.

Bác sĩ Strelko, người đã hoạt động trong lĩnh vực sinh sản từ năm 1998, cho biết dịch vụ mà bà đang cung cấp cho binh lính hiện nay đặc biệt quan trọng, nhắc đến “một phần rất khốc liệt của cuộc chiến này với những tổn thất lớn”.

Các lực lượng Nga đã đẩy mạnh tiến công vào thành phố Bakhmut phía đông bằng các cuộc pháo kích và tấn công dữ dội được cho là đã gây tổn thất lớn về quân số cho cả Ukraine và Nga. Không bên nào nói có bao nhiêu người đã chết.

Cô Sokurenko và anh Khroniuk kết hôn vài ngày sau chuyến thăm bệnh viện, và anh hiện đang chiến đấu ở vùng Chernihiv gần biên giới. Cô tin rằng cơ hội có con, ngay cả sau khi người bạn đời bị giết trong chiến tranh, có thể xoa dịu nỗi đau mất mát sâu sắc.

Cô Nataliia Kyrkach-Antonenko, 37 tuổi, mang thai khi đến thăm chồng ở một thị trấn tiền tuyến vài tháng trước khi chồng tử trận. Chồng cô, Vitalii, về nhà ở Kyiv trong một kỳ nghỉ ngắn 10 ngày trước khi anh qua đời vào tháng 11 và được thấy siêu âm đứa con gái chưa chào đời của anh. Anh ấy cũng đã đến một bệnh viện sinh sản để đông lạnh tinh trùng của mình.

Cô Kyrkach-Antonenko hy vọng cuối cùng sẽ có một đứa con khác nhờ tinh trùng đó. Cô nói rằng có thể có những đứa con của người chồng quá cố “là một sự hỗ trợ đáng kinh ngạc.”

Cô nói: “Chúng tôi đã yêu nhau vô cùng bền chặt trong 18 năm.”

Cô cũng coi bảo quản đông lạnh tinh trùng là một cuộc chiến vì tương lai của đất nước.

“Cha của các đứa trẻ đã làm mọi thứ có thể để biến tương lai này thành hiện thực. Bây giờ đến lượt chúng ta, với tư cách là phụ nữ đấu tranh cho tương lai của Ukraine, nâng cao phẩm giá con người. Những người có thể tiếp tục thay đổi đất nước tốt đẹp hơn,” cô nói.

Một cặp vợ chồng khác đến bệnh viện IVMED vào tháng 12 là Oles và Iryna.

Anh Oles ở khu vực Donetsk, nơi một số thành phố đã bị biến thành địa ngục do những trận chiến khốc liệt trong những tháng qua và coi việc bảo quản lạnh là một biện pháp đảm bảo.

Cô Iryna dành cả đêm một mình trong căn hộ của họ ở ngoại ô Kyiv, trằn trọc giữa lo lắng cho chồng khi anh chiến đấu ở khu vực khốc liệt và nguy hiểm nhất của tiền tuyến phía đông và nhiều lần đến bệnh viện nơi cô đang cố gắng thụ thai.

“Vâng, đây là một cuộc sống khó khăn, với những lo toan, dồn dập, với sự lo lắng thường trực cho người thân. Nhưng đồng thời, cái gì tới thì sẽ tới,” cô nói. “Làm cha mẹ bây giờ tốt hơn là trì hoãn cho đến khi bạn không thể có con được nữa.”
Cô nói: “Gia đình là những gì sẽ nắm giữ đất nước của chúng ta, và trẻ em là tương lai của chúng ta. “Chúng tôi chiến đấu vì chúng.”

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/quyet-chi...63566.html

Thương dân Ukraine quá  Heavy-black-heart4 .  Ghét tên man rợ giết người Putin bạo, muốn  chair-to-the-head nó. 
(2023-02-19, 12:02 PM)anattā Wrote: [ -> ]Tổng thống Pháp Macron nói Nga phải bị đánh bại nhưng 'không bị nghiền nát'

Pháp vốn ôn hoà, nhưng khi nguyên thủ của Pháp phát biểu như vậy thì xem như Putin đã hết thuốc chữa. Mừng cho Ukraine khi được đa số các nước tự do phương Tây cùng nhất quyết hỗ trợ để bảo vệ lãnh thổ của mình trước sự xâm lăng vô nhân của Nga.

Đất nước Ukraine đang yên bình thì bị kẻ tham vọng quyền lực Putin điên cuồng xua quân bắn giết tàn phá khiến cho Ukraine lâm vào cảnh tang thương máu lệ, hằng chục, hằng trăm ngàn người dân phải di tản sang các nước láng giềng lánh nạn. Vậy đó, nhưng sau vài tháng xâm lược Ukraine, Putin tuyên bố mị dân với người dân Nga trên đài tuyền hình rằng, Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc, Phát-xít, dùng người dân của Ukraine làm bình phong, lá chắn trước súng đạn của Nga. Tuyên bố như thế để Putin có cớ ra tay nghĩa hiệp đưa quân đội Nga vào Ukraine mà thực thi công lý với "sứ mệnh hành động quân sự đặc biệt" để cứu giúp đất nước người dân Ukraine!!!

Nhưng cuộc chiến đã kéo dài gần một năm, lính Nga bị chết từ hằng chục cho đến trăm ngàn. Và rồi, cha mẹ và vợ con của những người lính Nga bị chết, hay thân nhân của những người lính Nga bị thương tật hay còn chiến đấu trong quân đội thông báo tin tức, tình cảnh của cuộc chiến phi nhân tính này... Dân chúng Nga trong nước dần dần vỡ lẽ, ồ thì ra chúng ta bị Putin lừa phỉnh. Lòng dân không còn tín nhiệm và ủng hộ Putin nhiều như trước đây nữa, thì Putin phải về hưu thôi. Chỉ hy vọng rằng người lên thay thế Putin mai này có tinh thần dân chủ, tư tưởng khoáng đạt, chứ mà độc tài, võ đoán, máu lạnh còn hơn Putin thì chắc hẳn thế giới khó tránh khỏi chiến tranh hạt nhân xảy ra.

Dù sau cũng mong rằng, qua lời phát biểu của tổng thống Pháp Macron, Putin thức tỉnh và chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa, vô đạo này mà không phải về vườn. Tự hỏi thêm, nếu Putin về hưu thì ông ta sẽ sống ở đâu? Ở Nga thì không khéo bị mấy đàn em trước đây của mình hay báo chí thỉnh thoảng lên tiếng phê bình chê trách thì bị bị tự ái, tổn thương ấm ức chịu gì nỗi. Còn sống ở nước ngoài trong lòng lúc nào cũng lo lo lắng lắng, phập phồng không yên, vì không chừng sẽ bị tòa án quốc tế đưa ra xử tội cướp nước giết người và bị giam cầm suốt đời thì còn khỗ hơn nữa.

Clinking-beer-mugs4

(*) Trung Quốc mới đây cũng có lối tuyên bố bá đạo sau khi quả bóng (gián điệp?) của TQ bị Mỹ bắn hạ. Mỹ đã để quả bóng bay vòng vòng mấy ngày mà TQ không lên tiếng xin lỗi (Mỹ lịch sự há 2leluoi ) ngược lại đến sau khi quả bóng bị bắn thì lại giở giọng ông nội thiên hạ, thói quen ức hiếp người, cho rằng Mỹ phản ứng quá đáng không chấp nhận được, và còn đe dọa rằng TQ sẽ trả đủa. Cũng vui vui, là sau đó Mỹ và Canada bắn liên tục 3 vật thể lạ liên tiếp mà không lên tiếng tiết lộ là của ai. :)

 5 hiểu câu nói của ông Macron là thế này, đánh bại Nga nhưng không phá hủy nước Nga, không xâm chiếm nước họ. Nga hiện tại là một đế quốc. Putin có mơ ước xây dựng lại Liên Sô cũ, cho nên sẽ không ngừng liên tục vịn vào lá bài dân gốc Nga di dân từ thời Liên Xô để khuynh đảo chính trị và ý đồ của mình. Nhìn thấy điều này rõ ràng, các quốc gia từng thuộc Liên Sô cũ rất sợ hãi. Vì vậy họ chính là những quốc gia muốn phá hủy luôn nước Nga theo phương châm "trừ hậu hoạn".  Nhưng Pháp và một số nước nồng cốt của khối NATO phương Tây không có quan niệm phải diệt tận gốc Nga. NATO có phương châm phòng thủ hơn là tấn công. Các quyết định của họ có thể thay đổi theo thời gian. Năm ngoái ông tổng thư ký NATO còn từ chối tham chiến, chỉ gia tăng phòng thủ vùng bên giới NATO. Bây giờ thì ông đi lòng vòng thúc các quốc gia phương Tây hãy hỗ trợ vũ khí cho Ukraine mạnh mẽ, nhanh chóng hơn nữa. Thật ra, lúc đó, không ai hiểu được nội tình Ukraine như thế nào, không ai biết rằng liệu ông đương kim tổng thống Ukraine có quay đầu lại theo Nga hay không, không ai bảo đảm rằng dân Ukraine quyết tâm bảo vệ và giành lại lãnh thổ của mình hay không, không ai biết là liệu vũ khí cung cấp sang Ukraine có rơi vào tay phiến quân thân Nga và thành chiến lợi phẩm cho họ hay không, không ai có thể kiểm chứng được liệu có đào tạo lính Ukraine xử dụng vũ khí phương Tây lại có gián điệp Nga trà trộn vào học lóm hay không, liệu có bao nhiêu người sẽ bỏ Ukraine mà đi ..v..v.v.v  Và liệu có thể hạ Nga bằng bao vây kinh tế hay không. Tất cả những thứ đó khiến các quốc gia mạnh nhất Liên Âu và NATO về kinh tế và quân sự do dự. Và nếu giải quyết được bằng đàm phán thì tại sao không.

Hồi cuối năm ngoái, ông ngoại Kissinger gần đất xa trời, còn đưa ra bản kế hoạch đàm phán giải quyết chiến tranh bằng cách cắt những phần đất Nga đã chiếm cho Nga, ngược lại Ukraine phải trở thành thành viên chính thức của NATO để NATO có thể chính thức phòng thủ Ukraine. Nghe qua thì dân Ukraine bác ngay vì như vậy là bán nước. Nga thì khoa tay cười cười, vì bên phương Tây làm vậy là nhượng bộ. 
Tui không biết Macron có bản kế hoạch gì mỗi lần điện thoại với Putin hay không. Rốt cuộc chưa thấy ngã ngũ ra sao. Hiện tại ngoài lính Wagner, dường như Nga không còn khả năng điều quân để đánh lớn nữa. Nhận thấy điều này, các ông lớn Ukraine và các quốc gia phương Tây tỏ ra quyết tâm hơn trong việc hỗ trợ Ukraine. 

Ngược lại ngoài việc gia tăng chiến đấu, Ukraine cũng đang trong giai đoạn "thanh lý môn hộ".  Có chính sách chống tham nhũng hẳn hòi, để đối phó với việc xoa dịu thành kiến Liên Âu hầu bước thêm một bước nữa trong tiến trình gia nhập Liên Âu. Bởi vì trước sau khi hòa bình trở về, không có các nước phương Tây hỗ trợ tài chính, Ukraine không thể tái thiết trong thời gian 20, 30 năm.

Về việc không biết ông Putin sẽ ra sao khi ông ta thua trận như anh Tà đề cập. Trên thực tế có 3 quốc gia không chấp nhận International Criminal Court là  Nga, Trung Quốc và Mỹ. hihihi. Có anh Mỹ trong đó nữa. Cho nên sẽ không truy tố được Nga nếu không "nghiền nát" Nga. Sau rốt. Có lẽ tính toán của Macron có thể sai. Vì không nghiền nát Nga, không thể ép Nga gánh lấy hậu quả chiến tranh.

Thật ra tui cũng không biết trên bàn cờ này phải đi nước nào để phần tổn hại ít nhất, mà phần hiệu quả thì cao nhất cho mục đích hạ đo ván Putin của chúng ta. Tui nói chữ chúng ta, vì sau một năm có lẽ không còn ai bênh vực Nga nữa nếu không phải bị mất trí. Shy
The big brother is there ... Shy 

Biden bất ngờ đến Kiev, khẳng định ‘luôn sát cánh với Ukraine’

February 20, 2023

KYIV, Ukraine (NV) – Tổng Thống Joe Biden vào Thứ Hai, 20 Tháng Hai, bất ngờ đến gặp mặt trực tiếp và bắt tay ông Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, ngay tại Kiev, nơi mỗi ngày đều vang lên tiếng còi báo động trước những vụ oanh kích bằng hoả tiễn và máy bay không người lái của Nga, theo Reuters.

Sự có mặt bất ngờ của Tổng Thống Biden tại Kiev, thủ đô của một quốc gia đang trong thời chiến, nêu bật sự đoàn kết của Mỹ cùng thế giới dân chủ phương Tây với dân tộc Ukraine can trường đang chiến đấu bảo vệ sự tự do, độc lập, và tồn vong của dân tộc trước cuộc xâm lăng tàn bạo của Nga.

[Image: TS-biden-kiev-1.jpeg]
Ông Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, đón Tổng Thống Joe Biden tại dinh Mariinsky Palace, Kiev, sáng Thứ Hai. (Hình: Toà Bạch Ốc)

Nhà lãnh đạo Mỹ hứa “sát cánh với Ukraine dù kéo dài đến đâu,” trong chuyến đi bất ngờ đến Kiev vào thời điểm chỉ bốn ngày nữa là đúng một năm ông Valadimir Putin, tổng thống Nga, phát lệnh xâm lăng.

“Một năm sau khi cuộc chiến bắt đầu, Ukraine vẫn đứng vững,” Tổng Thống Biden tuyên bố tại dinh Mariinsky Palace. “Và khi Ukraine đứng vững. Nền dân chủ đứng vững. Người Mỹ đứng về phía bạn, và cả thế giới đứng về phía bạn.”


[Image: TS-biden-kiev-2.jpeg]
Tổng Thống Volodymyr Zelensky và phu nhân đón tiếp Tổng Thống Joe Biden. (Hình: Ukrainian Presidential Press Office via Getty Images)

Sau đó, Tổng Thống Biden, trong cặp kính phi công, sải bước bên cạnh Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, trong bộ quân phục chiến đấu màu xanh lá cây, vào khu trung tâm thủ đô Kyev đến thăm nhà thờ Saint Michael’s Cathedral với mái vòm vàng rực rỡ vào một buổi sáng mùa Đông chói nắng.

“Khi Putin phát động cuộc xâm lăng gần một năm trước, ông ta nghĩ Ukraine yếu và phương Tây bị chia rẽ. Ông ta nghĩ rằng mình có thể tồn tại lâu hơn chúng ta. Nhưng Putin đã hoàn toàn sai lầm”, Tổng Thống Biden lên tiếng. “Cái giá bảo vệ nền độc lập mà Ukraine phải trả là vô cùng cao. Những hy sinh là rất lớn. Chúng ta đều biết rằng sẽ có những ngày, tháng, năm đầy khó khăn phía trước.”

[Image: TS-biden-kiev-3.jpeg]
Hai nhà lãnh đạo cùng sánh bước trong dinh tổng thống Mariinsky Palace, ở thủ đô Kiev. (Hình: Toà Bạch Ốc)

Bên ngoài nhà thờ trưng bày những chiếc xe tăng Nga bị đốt cháy, biểu tượng cho cuộc tấn công thất bại của Moscow vào ngay từ đầu cuộc xâm lăng, khi quân đội Nga tìm cách tấn công chớp nhoáng thủ đô Kiev nhưng phải tháo chạy thảm bại bởi sự kháng cự quyết liệt, can trường của quân dân Ukraine.

Tổng thống Mỹ hứa cung cấp thêm vũ khí trị giá $500 triệu, bao gồm đạn đại bác, hệ thống hoả tiễn chống xe tăng và radar phòng không, cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế chặt chẽ hơn đối với Nga.

“Sự có mặt của Tổng Thống Biden ở Ukraine, chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Mỹ trong 15 năm, là chuyến thăm quan trọng nhất trong toàn bộ lịch sử quan hệ Ukraine-Mỹ,” ông Zelenskiy nhấn mạnh.


[Image: TS-biden-kiev-4.jpeg]
Tổng Thống Volodymyr Zelensky hướng dẫn Tổng Thống Joe Biden thăm nhà thờ Saint Michael’s Cathedral tại thủ đô Kiev hôm Thứ Hai. (Hình: Toà Bạch Ốc)

Ông Dmitro Kuleba, ngoại trưởng Ukraine, gọi chuyến thăm Kive của ông Biden là “chiến thắng của người dân Ukraine và Tổng Thống Zelenskiy” và là một tín hiệu rõ ràng cho thấy không ai còn sợ Nga.

“Tất nhiên đối với Moscow, đây sẽ được coi là bằng chứng nữa cho thấy Mỹ đánh giá Nga thất bại về mặt chiến lược và cuộc chiến này biến thành một cuộc chiến không thể cứu vãn giữa Nga và phương Tây”, bà Tatiana Stanovaya, một chuyên gia phân tích chính trị Nga, nhận định. (MPL)

/* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/breaki...h-ukraine/
Thật tội nghiệp, người Việt mình hay nói "có bệnh thì vái tứ phương" là vậy. Niềm tin vào hi vọng là lẽ sống.
Huống gì cái nọc ung thư Putin thật quá lớn.



Dân Kiev vui ‘không nói nên lời’ trước chuyến thăm của Biden

February 20, 2023

KIEV, Ukraine (NV) – Người dân Kiev hân hoan “không nói nên lời” và “vui mừng” trước chuyến thăm bất ngờ của Tổng Thống Joe Biden tới thủ đô Ukraine vào hôm Thứ Hai, 20 Tháng Hai.


Những nụ cười rạng rỡ là phản ứng tự nhiên đầu tiên của người dân địa phương khi biết về chuyến thăm của tổng thống Mỹ lan truyền trên mạng xã hội.

[Image: TS-biden-ukraine-1.jpeg]
Tổng Thống Joe Biden Tổng Thống Volodymyr Zelensky đưa đi gặp gỡ các vị tăng lữ tại nhà thờ Saint Michael’s Cathedral. (Hình: Toà Bạch Ốc)

“Điều này thật bất ngờ, nhưng rất vui. Thật tuyệt vời. Chúng tôi đã xem các video từ quảng trường St. Michael trên Telegram, và hình ảnh hai nhà lãnh đạo cùng sánh bước bên nhau khiến tôi rơi nước mắt.”

Bà Yuliia, một cư dân địa phương, nói với phóng viên Reuters chỉ vài phút sau khi video đầu tiên về Tổng Thống Biden được Tổng Thống Volodymyr Zelenskiy đưa đi thăm nhà thờ Saint Michael’s Cathedral giữa lòng thủ đô Kiev.

Thực hiện chuyến đi bí mật, bất ngờ tới Kiev vào hôm Thứ Hai, nhà lãnh đạo Mỹ hứa với Tổng Thống Zelenskiy rằng Washington sẽ luôn sát cánh với Ukraine, nhằm thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ trước thời điểm kỷ niệm một năm chiến tranh bùng nổ.

Còi báo động vang khắp thủ đô Ukraine khi ông Biden ở đó, mặc dù không có báo cáo nào về các cuộc không kích hoặc bắn hoả tiễn của Nga.

Ông Volodymyr, 75 tuổi, một cư dân Kiev, tỏ ý vui mừng khôn xiết khi biết về chuyến thăm bất ngờ của ông Biden: “Tôi không nói nên lời. Tôi quá đỗi vui mừng vì tổng thống Mỹ đã đến đất nước chúng tôi. Điều này có nghĩa là ‘tất cả’: Sinh mạng và chiến thắng cho dân tộc Ukraine.”

[Image: TS-biden-ukraine-2.jpeg]
Hai nhà lãnh đạo đặt vòng hoa tại tượng đài tưởng niệm những chiến sĩ Ukraine hy sinh trong cuộc chiến chống xâm lăng Nga. (Hình: Dimitar Dilkoff/AFP via Getty Images)

Tại thị trấn Bucha, nơi quân đội Nga trước khi rút chạy đã tàn sát dân thường một cách dã man khiến quốc tế mở cuộc tiến hành điều tra tội ác chống nhân loại, bà Valentyna Kardash, một cư dân 71 tuổi, bày tỏ: “Đây là một chuyến thăm quan trọng. Chúng tôi đã chờ đợi việc này từ lâu rồi và cuối cùng đã xảy ra. Nhưng điều quan trọng là chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp? Kết quả nào cho đất nước chúng tôi sau những cuộc nói chuyện của các nhà lãnh đạo. Tôi tin rằng Tổng Thống Biden sẽ giúp đỡ đất nước Ukraine và tình thế sẽ tốt đẹp hơn.”

Nhà giáo Natalia Ihnatova, 40 tuổi, nhận xét: “Tôi nghĩ rằng chuyến thăm Ukraine của Tổng Thống Joe Biden có nghĩa là cả thế giới ủng hộ Ukraine và chiến thắng sẽ thuộc về chúng tôi vì đã thể hiện sự can trường trong chiến đấu để bảo vệ đất nước. Chuyến thăm Ukraine của tổng thống vào một tuần khó khăn như vậy có nghĩa là nước Mỹ sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ và cổ vũ tinh thần người Ukraine nhiều hơn nữa.”

Trong chuyến thăm này, tổng thống Mỹ hứa cung cấp thêm lượng vũ khí trị giá $500 triệu, bao gồm đạn pháo binh, hệ thống chống thiết giáp và radar phòng không, cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế chặt chẽ hơn với Nga.

Ông Zelenskiy nhận định chuyến thăm của Tổng Thống Biden đến Kiev là “một dấu hiệu ủng hộ vô cùng quan trọng đối với tất cả người dân Ukraine.” (MPL) [kn]

/* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/nguo...cua-biden/
Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng kinh tế Đức nhận ra việc phong tỏa kinh tế Nga thiếu hiệu quả do nhiều sản phẩm phục vụ chiến tranh bị cấm vận xuất cảng sang Nga đã đi các đường vòng qua các con buôn hoặc công ty trung gian ở nước thứ 3. Các công ty này ở các quốc gia không cấm vận, làm trung gian mua đi bán lại cho Nga hàng hóa họ cần từ Châu Âu. Thế là Nga đã "né" dễ dàng việc phong tỏa kinh tế.
Không hiểu tại sao tới bây giờ mới nhận ra điều này, là điều mà xưa nay trong thương trường và chính trị vẫn làm. Ví dụ hàng tàu qua ngõ Việt Nam đi vào Mỹ. Chuyện đơn giản như đang giỡn.




Habeck Wants To Take Action Against Circumvention Of Sanctions


[Image: habeck-409_v-original-750x430.jpg]

According to a media report, Federal Minister of Economics Habeck wants to take action against circumventing the sanctions against Russia. A ten-point paper contains stricter conditions for exports to third countries.

According to a report, Federal Minister of Economics Robert Habeck (Greens) is planning tougher action against circumventing EU sanctions against Russia.

According to a ten-point paper from which the television stations RTL and ntv quoted during the night, Habeck’s ministry is planning, among other things, stricter conditions for the export of goods that could serve the Russian war effort in Ukraine.

In addition, according to the information, the pressure on third countries, from which sanctioned goods originating from Germany are still being resold to Moscow, is to be increased.

Exports from third countries continue to be a problem

Habeck’s ministry wants to counteract the “considerable” continued export of sanctioned goods “together more effectively than before, at national and EU level,” the paper says.

According to the information, foreign trade data indicate that EU-sanctioned goods are exported to certain third countries and from there to Russia. According to the paper, Germany must work to ensure that this problem is the focus of the next EU sanctions package against Russia.

Pressure on companies and third countries should increase

According to Habeck’s plans, companies will only be able to export to certain third countries if they submit transparent so-called end-use certificates when registering the exports. In such declarations, the buyer explains in writing what the purchased goods will be used for. Deliberate violations of this should therefore be punished across Europe as far as possible.

According to the paper, it should also become easier in the future to exclude companies from third countries from receiving sanctioned goods if they have already passed on such goods to Russia. The pressure should also be increased on the third countries themselves. Among other things, it should be possible in the future to use pressure measures such as the threat of lifting tariff relief to induce “non-cooperative” states to cooperate in complying with Russia’s sanctions.

/* nguồn: https://globeecho.com/news/europe/german...sanctions/

The UN General Assembly adopted a resolution that demands #Russia leave #Ukraine.


[Image: FprdjBCXsAEAKpB?format=png&name=small]

https://twitter.com/UN_News_Centre/statu...56/photo/1