VietBest

Full Version: Phản biện xã hội
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Tây Ban Nha cũng "gửi hàng"...
 Lão Ốc bên kia bảo nhiều "tăng" quá thì thành "sư" ... đoàn bộ binh. 

Spain Says ‘Ready’ to Send German Tanks to Kyiv
Spain said Wednesday it was ready to send some of its German-made Leopard tanks to bolster Ukraine’s fight against Russia after Berlin granted approval for their European transfers.

“Spain is ready… to deal with our allies in any way necessary, whether that means sending Leopards, training in the use of Leopards or help in their maintenance and upkeep,” Defense Minister Margarita Robles said.

Her remarks came shortly after Berlin said it would send some of its own Leopards to Kyiv and cleared other European nations to send their own stocks to Ukraine.

Robles did not specify numbers or give a delivery date but said Spain would assess what it could provide in terms of hardware and training, so Ukraine’s troops could use the complex battle tanks.

“While it’s true Spain has Leopards, the vast majority of those which could be delivered, need to undergo an upgrade,” she said.

“We’ll have a look at the material we have because some of (tanks) need upgrading while others are in such a bad state that they can’t be handed over.”

According to the International Institute for Strategic Studies (IISS), the Spanish military has 327 Leopard battle tanks, making it one of the armies with the largest number.

El Pais daily said 108 of them were Leopard 2A4s bought second-hand from Germany in 1995.
The other 239 were Leopard 2E combat tanks, a variant of Germany’s Leopard adapted by the Spanish military and built in Spain, it said.
Govt Split Over Tanks

More than half of the older 2A4s were placed in storage more than a decade ago to prevent their deterioration, El Pais said, quoting Robles as saying last year that they were in “a deplorable state.”

On Wednesday, Robles said the tanks would be assessed to see which were fit for deployment.

“The important thing is to have a technical evaluation to determine which ones can be handed over… pending this fourth upgrade, which is an operational upgrade, then we will act in coordination with our allies,” she said.

Russia denounced Berlin’s decision to approve deliveries of Leopard tanks to Ukraine as “extremely dangerous”, warning it would take the conflict “to a new level of confrontation”.

Moscow’s warning was echoed by Spain’s hard-left Podemos, the junior partner in Spain’s left-wing coalition, which has repeatedly opposed the sending of arms to Ukraine.

“Many experts are warning that the deployment of Leopards would only contribute to the escalation of war and could trigger an unpredictable and very dangerous response from Russia,” Podemos leader Ione Belarra told Spain’s public television.

“Peace will come through negotiation and de-escalation and that is what Spain should focus on.”

Germany’s announcement comes after weeks of pressure from Ukraine and many of the countries supporting it.

Kyiv had been seeking the tanks, which it sees as crucial for punching through enemy lines in the nearly year-long war, for months.
A recent IISS analysis concluded that if Kyiv was to receive about 100 such tanks, the effect could be “significant”.

/* src.: https://www.thedefensepost.com/2023/01/2...s-ukraine/
(2023-01-26, 01:20 PM)005 Wrote: [ -> ] Bạch y nữ hiệp đưa luôn mấy cái link bài viết, chatGPT đọc xong mình hỏi ý kiến.  Shy

Dạ okie ngũ ca, để muội cung cấp cho ChatGPT.  Bonne idée!   Shy
(2023-01-26, 06:27 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: [ -> ]Dạ okie ngũ ca, để muội cung cấp cho ChatGPT.  Bonne idée!   Shy

 Chính xác, chatGPT không phân biệt được báo đảng hay báo tự do. Cho nên chúng mình phải vẽ đường cho hươu chạy. Shy
Tại sao Pháp do dự trong việc giao chiến xa Leclerc cho Ukraina?

[Image: AP23025445161289.webp]
Xe tăng chiến đấu Leclerc của Pháp trong một cuộc tập trận tại Smardan, Rumani, ngày 25/01/2023. © AP / Vadim Ghirda 

Sau khi Đức loan báo quyết định cung cấp chiến xa hạng nặng Leopard cho Ukraina hôm qua, 25/01/2023, và sau khi Washington thông báo chuyển giao xe tăng Abrams của Mỹ cho Kiev, một câu hỏi đã được nhanh chóng đặt ra: Liệu Paris có sẽ theo chân đồng minh để viện trợ cho Ukraina loại chiến xa Leclerc của Pháp?

Về mặt chính thức, Paris không hề loại trừ khả năng chuyển giao xe tăng Leclerc cho Kiev. Vào hôm qua, 25/01, thủ tướng Elisabeth Borne khẳng định rằng chính phủ Pháp vẫn tiếp tục xem xét việc giao loại chiến xa hạng nặng này cho Ukraina. Trước đó, ngày 22/01, chính tổng thống Pháp Macron đã xác nhận Paris “không loại trừ bất kỳ giả thuyết nào” về việc cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraina. Theo Điện Elysée, chủ đề này một lần nữa đã được ông Macron nêu lên trong cuộc điện đàm hôm 24/01 với đồng nhiệm Ukraina.
Các quan chức Pháp cũng cho biết đã tiến hành từ nhiều tuần lễ nay “các cuộc thảo luận” với Kiev về khả năng cung cấp xe tăng Leclerc, tuy nhiên, các cuộc thảo luận đó vẫn chưa đạt kết quả. Theo nhật báo Pháp Le Monde ngày 26/01, một nguồn tin chính thức giải thích: “Các cuộc thảo luận giữa chuyên gia Pháp và Ukraina đang tiếp diễn, đặc biệt là để ước tính tỷ lệ chi phí-lợi ích của việc cung cấp như vậy”.
Dẫu sao thì đúng là Pháp rất dè dặt trong việc cung cấp chiến xa Leclerc cho Ukraina, nhưng không phải vì lý do chính trị, như lời khẳng định của một quan chức quốc phòng cao cấp với hãng tin Pháp AFP. Viên chức xin ẩn danh này cho biết: “Không hề có phản đối vì lý do chính trị. Chúng tôi chỉ tự hỏi là liệu chiến xa Leclerc có phải là một món quà tẩm độc hay không, vì mục tiêu nhắm tới là tính hữu dụng và hiệu quả”.
Uy lực của chiến xa Leclerc phải nói rất đáng gờm. vì kết hợp được tính cơ động, khả năng bảo vệ cao nhờ vỏ bọc thép và hỏa lực mạnh với loại súng 120 mm gắn trên xe. Đại tá Alexandre de Féligonde, sĩ quan chỉ huy của đơn vị 13 chiếc Leclerc được Pháp cử sang trấn giữ ở Rumani sau ngày Nga xâm lược Ukraina, cho biết: “ Leclerc có thể di chuyển với tốc độ 80 km/h, tiêu diệt trong lúc di chuyển mục tiêu cách xa tới 4.000 mét, đồng thời bảo vệ đội lính tăng của mình khỏi hỏa lực của kẻ thù”.
Vấn đề là những cỗ xe bọc thép nặng hơn 50 tấn đó lại cần đến một nền tảng bảo trì đáng kể. Theo một nguồn tin quân sự được báo Le Monde trích dẫn, một chiếc xe tăng hiện đại phải được hỗ trợ đầy đủ về mặt hậu cần khi triển khai, vừa để cung ứng nhiên liệu và đạn dược, vừa để bảo trì. Tại Rumani chẳng hạn, Pháp đã phải triển khai một đội ngũ khoảng 200 người cùng với hai xe tăng sửa chữa để phục vụ hơn một chục chiếc Leclerc.
Theo Le Monde, chính vì quên mất điều này mà Matxcơva đã mất đi hàng chục chiếc xe tăng khi bắt đầu cuộc chiến tranh Ukraina: Tấn công Kiev mà không chú ý đến khâu hậu cần, nhiều chiếc T-72 và T-80 của Nga đã bị đội lái bỏ lại khi rút đi, chỉ vì hết nhiên liệu, hoặc chỉ vì không thể sửa chữa được.
Vấn đề đặt ra hiện nay là liệu Ukraina có đủ nguồn lực để chăm lo hậu cần cho các chiến xa phương Tây rất khác nhau mà họ sắp tiếp nhận hay không ? Loại xe tăng Leopard 2 của Đức mà Ukraina sắp được trang bị hàng loạt thuộc loại rất phổ biến, được rất nhiều quân đội phương Tây sử dụng, cho nên vấn đề phụ tùng, đạn dược, bảo trì tương đối dễ dàng hơn. Trong khi đó thì ở châu Âu, chỉ có Quân Đội Pháp là dùng loại Leclerc mà thôi.
Vào lúc Ukraina sẽ phải vật lộn với vấn đề hậu cần cho đội xe Leopard, câu hỏi đặt ra là việc cung cấp thêm cho Kiev loại xe tăng Leclerc cùng tính năng nhưng khó bảo trì hơn có hữu ích hay không. Một nguồn tin từ bộ Quân Lực Pháp xác định: “Không có cấm kỵ [về việc cung cấp Leclerc], nhưng việc này phải có hiệu quả đối với Ukraina”.
Ngoài ra, thái độ do dự trong việc cung cấp chiến xa Leclerc cho Ukraina còn xuất phát từ thực tế là bản thân Pháp cũng không chế tạo nhiều chiếc xe tăng loại này. Theo bộ tổng tham mưu Pháp, Quân Đội Pháp hiện chỉ có 226 chiến xa Leclerc, so với hơn 800 chiến xa vào đầu những năm 2000. Tế nhị hơn nữa là chỉ 60% số xe tăng Leclerc đó là có thể tác chiến ngay, 40% còn lại chỉ được sử dụng cho tập huấn.
Số xe tăng hiện hữu không những rất ít, mà khả năng chế tạo thêm cũng không còn. Theo Le Monde, tập đoàn Nexter làm ra chiếc Leclerc đã ngừng sản xuất loại chiến xa này kể từ năm 2008. Do đó, mỗi chiếc xe tăng được giao cho Ukraina sẽ không thể được thay thế bằng một chiếc mới, trong lúc loại chiến xa MGCS, trên nguyên tắc sẽ thay thế lớp Leclerc, chưa thể xuất hiện trước năm 2040.
Tóm lại, Paris sẽ còn phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn nữa về việc giao xe Leclerc cho Ukraina. Ngày 22/01 vừa qua, tổng thống Pháp Macron đã báo trước:  “Không có gì bị loại trừ” khả năng chuyển giao Leclerc cho Ukraina, nhưng việc chuyển giao này sẽ chỉ được thực hiện với điều kiện “không làm suy yếu khả năng phòng thủ của chính nước Pháp”.

/* https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADc...ho-ukraina





 
Quote:
Vấn đề là những cỗ xe bọc thép nặng hơn 50 tấn đó lại cần đến một nền tảng bảo trì đáng kể. Theo một nguồn tin quân sự được báo Le Monde trích dẫn, một chiếc xe tăng hiện đại phải được hỗ trợ đầy đủ về mặt hậu cần khi triển khai, vừa để cung ứng nhiên liệu và đạn dược, vừa để bảo trì. Tại Rumani chẳng hạn, Pháp đã phải triển khai một đội ngũ khoảng 200 người cùng với hai xe tăng sửa chữa để phục vụ hơn một chục chiếc Leclerc.

 Vụ này cũng có nghe Olaf Scholz nói, cho 1 chục chiếc Leopard 2 cũng cần 120 chuyên gia thuộc nhóm bảo trì. Tất cả đều là tiền tài và sinh mạng.
Tuy nhiên có lẽ là phải hi sinh tiền tài và sinh mạng để cố gắng ép thằng khốn Putin vào con đường đi tới hòa đàm mà thôi.
(2023-01-27, 12:35 AM)005 Wrote: [ -> ] Chính xác, chatGPT không phân biệt được báo đảng hay báo tự do. Cho nên chúng mình phải vẽ đường cho hươu chạy. Shy

Dạ muội đang tìm hiểu kỹ cách chơi của ChatGPT để xem mình có thể xử dụng thế nào, anh nhà muội ghẹo, "my wife's new interrogative subject of interest."   Lol

PS.  Trong đoạn thảo luận này muội hài lòng với câu trả lời của ChatGPT về chính quyền VN hiện tại á ngũ ca.   Winking-face4



(2023-01-27, 12:58 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: [ -> ]Dạ muội đang tìm hiểu kỹ cách chơi của ChatGPT để xem mình có thể xử dụng thế nào, anh nhà muội ghẹo, "my wife's new interrogative subject of interest."   Lol

PS.  Trong đoạn thảo luận này muội hài lòng với câu trả lời của ChatGPT về chính quyền VN hiện tại á ngũ ca.   Winking-face4




 Xem là thú cưng, ủa lộn "chat cưng" giải trí cũng vui. Shy  Mình thấy chatGPT có học hỏi trong lúc chat với mình đó.  Shy 5 phải sửa lưng chatGPT liên tục, nếu không cái máy này cũng mất .... "lập trường" bất tử. Coi 37 phút 5 chat với máy trong post tới cho vui.
Có hứng thì xem cho vui nhé, chat với GPT về chiến tranh Nga - Ukraine:

 

Ngoại trưởng Colonna : Pháp sẵn sàng thảo luận việc lập tòa án xét xử tội ác xâm lược Ukraina

[Image: 2023_01_27%20Colonna%20in%20RFI%20Ukrain...udios.webp]

Trên đường trở về sau chuyến công du Ukraina, hôm nay 27/01/2023, ngoại trưởng Pháp bà Catherine Colonna đã ghé qua Rumanie. Nhân dịp này, bà đã trả lời các câu hỏi của RFI tiếng Ukraina và RFI tiếng Rumanie.

Khi được hỏi về khả năng xét xử những tội ác xâm lược mà Nga gây ra tại Ukraina, lãnh đạo ngoại giao Pháp khẳng định : « Hoàn toàn có thể truy tố kẻ đã bắn giết, kẻ ra đã ra lệnh bắn giết và kể cả kẻ đã ra lệnh xâm lược ».

RFI : Năm ngoái, nước Pháp thông báo bắt đầu tiến hành các công việc để thành lập một tòa án chịu trách nhiệm điều tra hành động xâm lược của Nga tại Ukraina. Theo bà, liệu có thực tế hay không khi nghĩ rằng những người lãnh đạo Nga có thể một ngày nào đó bị đưa ra vành móng ngựa ?

Ngoại trưởng Catherine Colonna : Có. Tôi tin như vậy bởi vì cần phải làm. Không có hòa bình bền vững nếu công lý không được thực thi. Nước Pháp kiên quyết dấn thân vào cuộc đấu tranh chống lại tình trạng phạm tội ác mà không bị trừng phạt. Một nhóm nước đang thảo luận suy nghĩ về việc thành lập một tòa án ad hoc có thể xét xử các tội ác xâm lược. Con đường tư pháp phức tạp, nhưng đó là một khả năng mà chúng ta phải nghĩ tới và nước Pháp sẵn sàng thảo luận việc này.

Tuy nhiên, cần xác định rõ, công việc này bổ sung cho hệ thống tư pháp hiện có. Đó là thẩm quyền tư pháp của Ukraina mà nước Pháp đang giúp đỡ, kể cả về mặt vật chất. Pháp đã gửi nhiều nhóm điều tra tới Ukraina, để cung cấp cho Ukraina một phòng phân tích ADN và phòng phân tích thứ hai sẽ được thành lập vào tháng Tư tới. Hệ thống tư pháp các nước cũng có vai trò. Ví dụ, đã có nhiều đơn kiện lên tòa án tại Pháp và các nước khàc. Đặc biệt là tư pháp quốc tế mà cấp cao nhất là Tòa Án Hỉnh Sự Quốc Tế La Haye (CPI).
Tôi xin nhắc lại là hoàn toàn có thể truy tố kẻ đã bắn giết, kẻ ra đã ra lệnh bắn giết và kể cả kẻ đã ra lệnh xâm lược. Trong quá khứ, đã có những nguyên thủ quốc gia bị truy tố bởi Tòa Án Hình Sự Quốc Tế hoặc các tòa án quốc tế tồn tại trước khi có CPI hoặc Quy chế Roma về CPI. Như vậy, có nhiều con đường pháp lý để xét xử. Cần phải làm và đó là điều cần thiết.

/* nguồn: https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%...3c-ukraina
Những tên độc tài trên thế giới đều chỉ có một kiểu thống trị đó là bịt miệng, đàn áp.



Chính quyền Nga gia tăng đàn áp báo chí độc lập

[Image: meduza-media-russe.webp]

Thêm một nấc mới trong chính sách đàn áp của chính quyền Nga nhắm vào báo chí độc lập và các hiệp hội nhân quyền. Hôm qua, 26/01/2023, tư pháp Nga tuyên bố báo mạng độc lập Meduza là một tổ chức ‘‘không được hoan nghênh’’. Quyết định này mở đường cho việc trừng phạt các nhà báo Meduza, cũng như những người đăng tải các bài viết của Meduza trên mạng xã hội.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, các bài viết trên Meduza đã chỉ trích mạnh mẽ chiến dịch quân sự của Matxcơva và các đợt đàn áp nhắm vào xã hội dân sự Nga. Trước đó, hồi tháng 4/2021, Viện công tố Nga đã xếp Meduza vào nhóm các tổ chức gọi là ‘‘tác nhân nước ngoài’’. Theo Matxcơva, đó là những tác nhân nhận tài trợ của nước ngoài, hoạt động vì các mục đích chính trị. Hoạt động của các tổ chức này tại Nga gặp nhiều trở ngại.

Thông tín viên Anissa el Jabri từ Matxcơva cho biết thêm:

Vào lúc 15g15 và 15g44, hai tin khẩn hiện lên trên màn hình. Tình hình thêm trầm trọng với hai tổ chức, vốn đã bị liệt vào nhóm ‘‘tác nhân nước ngoài’’. Trước hết là trung tâm mang tên nhà tranh đấu nhân quyền người Nga Sakharov. Tổ chức hợp pháp này giờ đây không còn có trụ sở tại thủ đô nước Nga. Thành phố Matxcơva từng cho trung tâm Sakharov mượn miễn phí một số cơ sở. Biện pháp trừng phạt này đã được báo trước. Luật ngày 01/12/2022 ngoái cấm mọi hỗ trợ của Nhà nước cho một tổ chức được xếp vào nhóm ‘‘tác nhân nước ngoài’’.

Báo mạng Meduza, hiện đã lưu vong ở nước ngoài, kể từ giờ bị liệt vào nhóm các tổ chức ‘‘không được hoan nghênh’’. Phương tiện truyền thông độc lập này của Nga chắc chắn là báo được người Nga theo dõi nhiều nhất, đã nằm ở bên ngoài nước Nga, quyết định kể trên của chính quyền Nga có hậu quả trực tiếp quan trọng nhất đối với độc giả của Meduza.
Cả triệu độc giả của Meduza vẫn tiếp tục theo dõi báo qua mạng Telegram chẳng hạn, sẽ phải thận trọng với mọi đăng tải, mọi hành động trao đổi một đường dẫn hay việc giới thiệu một bài báo của Meduza. Đóng góp tài chính cho Meduza, dù chỉ với một khoản tiền nhỏ, giờ đây bị coi là phạm tội hình sự, và đương sự sẽ bị phạt một khoản tiền lớn. 
Meduza là phương tiện truyền thông độc lập thứ tư của Nga bị xem như là, xin trích, ‘‘một đe dọa đối với những nền tảng của trật tự Hiến pháp và an ninh của Nhà nước Liên bang Nga’’.

/* nguồn: https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%...%E1%BA%ADp
(2023-01-28, 01:53 AM)005 Wrote: [ -> ] Xem là thú cưng, ủa lộn "chat cưng" giải trí cũng vui. Shy  Mình thấy chatGPT có học hỏi trong lúc chat với mình đó.  Shy 5 phải sửa lưng chatGPT liên tục, nếu không cái máy này cũng mất .... "lập trường" bất tử. Coi 37 phút 5 chat với máy trong post tới cho vui.

Dạ muội đang xem.  😅
Nỗi đau câm nín.





Cũng là một đề tài xã hội ... Shy



THẨM MỸ


....nhân đọc một bài báo hải ngoại ở Mỹ nói "đồng hương khắp nơi xúng xính áo dài đi Hội Tết Sinh Viên 2023" mà trương cái hình tựa bài lên vô cùng quê đạn. Đưa bà xã coi, mình nói các vị này theo lẽ phải bị phạt tội công xúc tu sỉ.

Vợ hỏi công xúc tu sỉ là gì. Tui nói tội công xúc tu sỉ là tội đi ngoài đường khiến người ta hoảng hồn.

Xin bôi mặt đương sự trong hình để không phạm quyền tư hữu. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào người phụ nữ mặc cái áo dài chưa đến gối, lại cái quần thun bó thân hở mông và bên dưới quất đôi sandale giòm như có chất liệu của đôi dép Lào kinh khủng thuở nào của đầu thập niên 80 ở Việt Nam. Còn anh bạn kia bồng con thì vận quần jeans mang giày thể thao bên trên cái áo dài đàn ông cách tân biến thể thành sơ mi đỏ rực theo hình thù tà(u) lao. Hình ảnh trông vô cùng quái dị.

Vợ bảo anh khó tính quá, không có những màu sắc ấy sao làm nên mùa Xuân.

Tớ bảo mùa Xuân qua tiếng pháo râm ran, qua các nụ mai vàng dịu dàng và các đòn bánh tét bánh chưng hấp dẫn; cũng như lời chúc tụng đầm ấm.

Mùa Xuân đâu có hiện lên thịt mỡ kết hợp styling quái dị trên thân thể và một hộp viết chì màu đi biểu dương lực lượng khắp phố thế kia nhìn thấy mất hồn. hahahaha


[Image: GBwNGCw.jpg]
Mỹ bắt giam 6 người Việt Nam vượt biên trái phép từ Canada sang

[Image: 09320000-0a00-0242-2a4f-08db02ac6c81_w1023_r1_s.jpg]
Cửa khẩu Calais ở bang Maine của Hoa Kỳ thông với tỉnh New Brunswich của Canada.


Lực lượng Biên phòng Mỹ vừa bắt giam 6 người Việt Nam vượt biên trái phép từ Canada vào bang Maine và đang làm thủ tục để trục xuất những người này về nước, trong đó một công dân Mỹ lái xe đưa nhóm này qua biên giới hiện đang bị điều tra với cáo buộc buôn người.
Sáu người Việt Nam và một người Mỹ bị bắt tại bang Maine của Hoa Kỳ khi đang tìm cách vượt biên trái phép từ tỉnh New Brunswick của Canada, theo cổng thông tin của Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP).
Vào ngày 20/1, các đặc vụ tuần tra biên giới khu vực Houlton ở bang Maine phát hiện một chiếc xe khả nghi gần Hồ Lambert và ra lệnh dừng chiếc xe này để kiểm tra nhập cảnh.
“Các đặc vụ phát hiện ra rằng tất cả 6 hành khách người Việt Nam thành niên đã nhập cảnh bất hợp pháp vào Hoa Kỳ và sau đó bị bắt vì vi phạm Bộ luật số 8 USC 1325”, CBP cho biết hôm 26/1.
Cơ quan này cho biết người điều khiển phương tiện là công dân Mỹ và đã tạm giam người này vì nghi ngờ vi phạm buôn người theo Bộ luật số 8 USC 1324, theo đó quy định hành vi này là một trọng tội.
Cơ quan này cho biết thêm rằng 6 người Việt Nam này phạm tội lần đầu, bị xử lý bằng cách phạt mỗi người 5.000 đôla và làm thủ tục trục xuất khỏi Hoa Kỳ.
VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam ở Washington DC và đề nghị bình luận về việc bắt giam này, nhưng chưa được phản hồi.
Cơ quan biên phòng Hoa Kỳ cho biết rằng người tài xế sau đó được thả, chờ điều tra thêm.
Trước đó, ngày 19/1, lực lượng biên phòng bang Maine cũng đã bắt giữ 7 người thành niên Mexico vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ.
Các đặc vụ biên giới Hoa Kỳ đã phát hiện ra một số dấu chân gần biên giới Maine-New Brunswick. Điều tra thêm, phía Mỹ xác định đây là vụ vượt biên và bắt đầu truy lùng. Lần theo dấu chân, họ tìm thấy một nhóm người Mexico. Hai người trong nhóm này đã bị bắt và trục xuất khỏi Mỹ.
Nhà chức trách cũng phạt mỗi người 5.000 đôla và làm thủ tục trục xuất. Vào thời điểm bị bắt, một trong số họ có dấu hiệu tê cóng vì lạnh và được đưa đến bệnh viện.
Ông William Maddocks, người đứng đầu lực lượng biên phòng ở Maine, cho biết lượng người vượt biên ở đây không ồ ạt như ở biên giới Mỹ - Mexico. Tuy nhiên, các hoạt động tội phạm xuyên biên giới vẫn luôn là vấn đề đáng lo ngại.
“Những trường hợp như thế này cho thấy những kẻ buôn người coi thường tính mạng và sự an toàn của những cá nhân mà chúng cố gắng đưa vào Hoa Kỳ,” ông Maddocks nói.
Phía Mỹ thông báo sẽ lưu ý nhiều hơn ở khu vực biên giới với Canada, đồng thời cảnh báo người dân vượt biên có thể gặp nguy hiểm tính mạng do nhiệt độ lạnh vào thời điểm này.
Khu vực biên phòng Houlton đảm trách phần đông bắc biên giới Mỹ với Canada và bao gồm toàn bộ bang Maine.
Bang Maine nằm ở phía Đông Bắc nước Mỹ, giáp với hai tỉnh của Canada là New Brunswick ở phía đông bắc và Quebec ở tây bắc.


/* src.: https://www.voatiengviet.com/a/my-bat-gi...39638.html
Paris và Canberra tuyên bố hòa giải, đồng hỗ trợ vũ khí cho Kiev

Đăng ngày: 31/01/2023 - 11:54

[Image: AP23030560351830.webp]
[img][/img] Từ phải qua: Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Sebastien Lecornu, ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna, bộ trưởng Quốc Phòng Úc Richard Marles và ngoại trưởng Úc Penny Wong, họp báo ngày 30/01/2023, tại Paris, Pháp. AP - Michel Euler

Minh Anh

Mối quan hệ Pháp – Úc bị rạn nứt kể từ sau cuộc khủng hoảng tầu ngầm năm 2021 nay đã được hàn gắn. Tại Paris, sau cuộc họp 2+2, các bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao của hai nước hôm qua, 30/01/2023, thông báo cung cấp cho Ukraina đạn 155 ly do Pháp và Úc đồng sản xuất. 

Theo thông cáo chung do bộ Ngoại Giao Pháp công bố, bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Sebastien Lecornu nêu rõ « hàng ngàn pháo 155 ly sẽ do hai nước cùng sản xuất » và đợt giao hàng đầu tiên dự kiến là trong quý I/2023. 
Lãnh đạo Quốc Phòng Pháp khẳng định sáng kiến này giúp cho ngành công nghiệp vũ khí của hai nước sản xuất nhanh hơn, nhưng không làm ảnh hưởng đến nguồn ngân sách cũng như nguồn đạn dự trữ của quân đội Pháp và Úc. 
Về phần mình, bộ trưởng Quốc Phòng Úc Richard Marles, hoan nghênh một « dự án trị giá nhiều triệu đô la » Úc và một « chương trình hợp tác mới giữa hai nền công nghiệp quốc phòng Úc – Pháp ». 
Hợp đồng chế tạo đạn sẽ do tập đoàn Nexter của Pháp thực hiện. Phía Úc đảm trách việc cung cấp thuốc nổ. Đạn 155 ly được sử dụng nhiều trong các loại pháo được phương Tây giao cho Ukraina trong cuộc chiến chống quân Nga xâm lược như Caesar của Pháp, M777 của Mỹ hay Panzerhaubitze 2000 của Đức. 
Ngoài ra, trong tuyên bố chung, các bộ trưởng Pháp và Úc cũng nhấn mạnh đến « tầm quan trọng của hòa bình và sự ổn định tại eo biển Đài Loan và kêu gọi giải quyết ôn hòa những vấn đề có liên quan giữa đôi bờ thông qua đối thoại, mà không đe dọa dùng vũ lực hay cưỡng chế. » 
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, quan hệ giữa Paris và Canberra đã bị xấu đi vào tháng 9/2021 khi chính phủ tiền nhiệm Úc đột ngột hủy hợp đồng trị giá 90 tỷ đô la, liên quan đến việc thiết kế và lắp ráp 12 tầu ngầm do tập đoàn Naval Group của Pháp thực hiện, để đổi lấy tầu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Anh, Mỹ.

/* nguồn: https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%...D-cho-kiev
Uncle Joe nói NO, sẽ kg cung cấp máy bay tác chiến cho Ukraine nhưng Macron thì maybe...  Biggrin
...

Biden Says U.S. Will Not Send Fighter Jets To Ukraine; Macron Appears More Open To Idea

U.S. President Joe Biden on January 30 said the United States will not send F-16 fighter jets to Ukraine, even as French President Emmanuel Macron said France didn't rule out sending them if certain conditions were met.

Biden replied "no" when asked by reporters at the White House if he was in favor of sending the jets, which are the latest weapons requested by Ukraine's leaders after they received promises last week that Germany, the United States, and other Western allies would send heavy tanks.

Macron was asked on January 30 at a joint news conference in The Hague with Dutch Prime Minister Mark Rutte if France was considering sending fighter jets.

"Nothing is excluded," but conditions would have to be met first, Macron said.

This includes ruling out that fighter jets would be used "to touch Russian soil" and that providing them would not weaken the French military, Macron said.

Ukraine would have to formally request the planes, said Macron, who is scheduled to meet Ukrainian Defense Minister Oleksiy Reznikov in Paris on January 31.

Rutte said Ukraine hadn't formally requested F-16 fighter jets from the Netherlands, and there currently was "no talk about delivering F-16s to Ukraine. No requests."

Dutch Foreign Minister Wopke Hoekstra told lawmakers earlier this month that there were "no taboos" about sending the warplanes.

Rutte echoed Hoekstra's words, but said, "It would be a very big next step."

Meanwhile in Berlin, the Ukrainian ambassador to Germany said Kyiv had not yet asked Germany to supply it with fighter jets but pointed out how important they would be.

Fighter jets are part of Ukraine's efforts to defend its airspace and defend against the missiles fired at Ukrainian cities and infrastructure, Oleksiy Makeyev told broadcaster Deutsche Welle.

His comments came after German Chancellor Olaf Scholz reiterated on January 29 that Germany will not send fighter jets to Ukraine.

http://www.rferl.org/a/ukraine-france-fi...46575.html