Posts: 226
Threads: 7
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
7
(2018-01-28, 03:45 PM)Rách Việc Wrote: Thiền bệnh có thuốc đầy trên Internet sao mấy bác quequa, anatta, quyle... không tìm trị lại mang thiền bệnh để phải một phen chạnh lòng về đạo.
Thuốc đâu mà uống?
Bênh đâu mà chữa?
Tắm suối Ma-ha,
cưỡi trâu về nhà.
haha
:chay: :face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye4:
Posts: 148
Threads: 3
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
1
(2018-01-28, 04:01 PM)QueQua Wrote: Thuốc đâu mà uống?
Bênh đâu mà chữa?
Tắm suối Ma-ha,
cưỡi trâu về nhà.
haha
:chay: :face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye4:
Bác ăn cắp kệ bệnh của ai vậy? hay bác là tác giả của kệ bệnh này?
Posts: 226
Threads: 7
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
7
(2018-01-28, 11:31 AM)caothang Wrote: Phật giáo không có khái niệm về linh hồn
Bạn caothang, NR,
Cám ơn bạn đã làm sáng tỏ về khái niệm linh hồn trong PG.
Hồi xưa qq có nói chuyện với anh KKT về đề tài linh hồn. Anh KKT cũng giải thích như các bạn, và cám ơn các bạn đã nhắc lại. Anh KKT đã giải thích bằng cái thí dụ một cây nến châm qua cây nến khác là khái niệm về luân hồi thay cho linh hồn. Ảnh nói rằng chỉ có "nghiệp" đi luân hồi ... Hồi đó bác Lầm Than cũng có chọt anh KKT rằng ... "có người làm tội nhưng không có người chịu tôi, vì không có linh hồn, chỉ có cái nghiệp bị, nghiệp thì không dính tơi "ai" cả."
Nhưng xét qua truyền thuyết dân gian thì có đia ngục, có trừng phạt, có Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ ... v.v ... cho thấy có một hình thức "linh hồn"
Tính qq thì nhìn sự việc bằng "facts" nhưng không chấp chữ .. bạn có thể gọi nó là gì cũng được, nhưng thể và dụng thì nó cũng là một cái gì đó nối kết từ một kiếp người này sang kiếp người khác.
Cái thí dụ ngọn nến châm ngọn nến kia dẫn ta đến một cái thuyết, giống như bạn NR nói , .. ngọn lửa là cái energy, năng lượng, đã chuyền từ kiếp này sang kiếp kia. Trong ngọn lửa đó nếu muốn nói đến nghiệp hay quả báo, thì nó con phải có ý thức nữa .. cho nên phải nói là có nghiệp và thức, giống như bạn NR đã nêu ra ... Nói tóm lại là cái nghiệp và cái thức đi luân hồi. Nhưng cái kẹt là khi cái thức vào một bản thể mới, thì nó lại bị quên mất cái kiếp cũ. Nhưng sinh vào con trâu chẳng hạn, thì nó đâu có thức hay nhớ kiếp cũ, trên lý là như thế, mặc dù có người nói rằng có trường hợp con heo hay con trâu biết vào chùa tu giống người ... nhưng điều đó không xác đình và kiểm chứng theo tỉ lệ phần trăm rằng, yes, they did.
Nói tóm lại, qq dùng chữ linh hồn là danh từ chung để nói rằng .. theo thuyết luân hồi .. một người làm quả kiếp này, thì phải trả quả đời này hay đời sau ... và cái gì làm cho người ở kiếp sau đó nhận cái trách nhiệm và trả quả .. qq gọi nó là linh hồn ... các bạn có thể gọi nó là nghiệp thức ... nhưng trên thể và dụng cũng giống nhau? Hoặc là có thể nghiệp và thức của PG thiếu cái thẻ ID, có nghĩa là nghiệp thức khi ra khỏi xác thân cũ thì không còn tên tuổi hay bố me, anh em nữa? có nghĩa là khi đi luân hồi thì uống cháo lú? Nhưng trươc đó thì cha mẹ anh em vẫn về thăm gia đình và cầu siêu mở cửa mã, thân trung ấm được?
Nhưng nếu nói theo điều này, thì cái nghiệp và thức đó (ma) lại càng giống linh hồn
Chỉ có sự khác biệt là linh hồn, nghiệp và thức trong TCG không đi luân hồi, mà sẽ bị phán xét cho những việc họ làm ...
Posts: 226
Threads: 7
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
7
(2018-01-28, 04:05 PM)Rách Việc Wrote: Bác ăn cắp kệ bệnh của ai vậy? hay bác là tác giả của kệ bệnh này?
Không bác RV, đó là kệ của một người bạn thiền tông. qq nhớ và thấy đúng chổ nên bỏ vô cho vui thôi ...
qq làm thơ kệ dỡ nhất thế giới ... toàn là thơ cóc nhai ểnh ương.
Posts: 126
Threads: 2
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
6
Em xin chào mấy Bác,
Nãy giờ em ngồi đọc các bài chia sẻ và đàm luận của các Bác....em bứt râu suy nghĩ...từ xưa đến nay chưa có 1 diễn giả nào có thể diễn được bằng ngôn từ để mà lột tả được Đạo hết. Bởi vì....Đạo...chỉ có thể ngộ...chứ không thể cầu. Mỗi cá nhân chúng ta, ngô được Đạo như thế nào...thì sống và hành với những gì mình có thể ngộ được...chứ không ai có thể sống và thực hành với những gì người khác đã ngộ.
Mấy Bác thử nghĩ xem...đã có ai đi theo được dấu chân của Thích Ca và Đức Giêsu Kitô chưa?
Em xin phép lui xuống tiếp tục bứt râu, đọc, và suy nghĩ tiếp,
thích cãi cọ
Posts: 126
Threads: 2
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
6
Nhân nói đến sự tồn tại của Linh hồn và nghiệp thức...mình nghĩ rằng cũng chỉ là 2 cái nút áo được người khác đặt thành tên khi nói về Đạo mà thôi.
Thân gửi,
thích cãi cọ
Posts: 2,691
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
(2018-01-28, 03:54 PM)Rách Việc Wrote: Nếu bác không bắt ai bẻ bác được. Những thứ Tổ để lại cốt yếu để trị bệnh cho bác chứ phải để làm thuyền cho bác bơi sâu trong biển thức mà bác khoe được hiểu biết sâu xa... thật là đi ngược ý chỉ. không phải thiền tưởng thì chắc thuyền nan.
Ngày xưa Đạt Ma Sư Tổ đi tới đâu thì nơi ấy thiền bệnh nhân không mở miệng được là vậy.
Thứ nhất, nhân vật Đạt Ma Tổ sư có phải là người thật sự truyền bá thiền (thiền tông) vào Trung Hoa hay không? Hay là do chính kẻ hậu học (Thần Hội) giả lập nên danh sách các Tổ để hệ thống hóa kiến giải của người Trung Hoa về đạo thiền (giáo pháp Phật từ Ấn Độ) làm thành riêng đường lối đặc thù -- thiền tông -- của người Trung Hoa?
Thứ hai, giả dụ cho rằng Đạt Ma tổ sư là nhân vật có thật, thì: "Đạt Ma thì có thể nói như vậy được, vì ông giác ngộ, ông hiểu tâm người đối diện". Còn bạn RV đâu có phải ĐẠt Ma tổ sư mà đánh đồng?
Cái post trước kia bạn nói tôi, QQ, QL sao lại đem thiền bệnh vào thread này? Tôi suy nghĩ sao bạn lại chỉ nói có 3 người? ... Ah, thì ra là vì ban đầu tôi có nói với QL là bạn QQ có hiểu biết về thiền tông (do tôi biết mấy năm trước đây qua những thảo luận bên VF, bạn QQ có trình bày kiến giải về vài công án, mà tôi cảm thấy lý thú) nên tiện dịp hôm trước có chút cảm hứng nên nói với QL -- đang muốn tìm hiểu về đạo lý Phật.
Hay là bạn RV có hiểu biết về thiền tông, mà QL có lòng tìm hiểu, xin bạn vui lòng giới thiệu và chỉ điểm về căn bản thiền tông cho cô ấy, được không? (đây là lời nói thật lòng của tôi, không có ý châm biếm gì cả). Có hiểu được căn bản thì QL có thể tự mình từ đó có thể tự tìm hiểu thêm.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,347
Threads: 77
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
48
(2018-01-28, 05:34 PM)thichcaico Wrote: Nhân nói đến sự tồn tại của Linh hồn và nghiệp thức...mình nghĩ rằng cũng chỉ là 2 cái nút áo được người khác đặt thành tên khi nói về Đạo mà thôi.
Thân gửi,
thích cãi cọ
hihihihi....Anh THICHCAICO giờ ví "linh hồn và nghiệp thức" thành hai cái nút áo rồi huh???????...more explanations, pleaseeeeeeeeeeeeee.......gọi là vừa tào lao vừa học hỏi...thank you!... :tropical-drink_1f379: :tropical-drink_1f379:
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình
Posts: 1,347
Threads: 77
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
48
(2018-01-28, 03:57 PM)QueQua Wrote: Chào NR và các bạn,
qq đình post xong cái post trên kia về linh hồn là bắt đầu dẹp tiệm đóng cửa cuốn gói đi về, vì hết đề tài rôi chứ ... Nhưng có bạn NR và các bạn tham gia thì lại càng vui ...
Vậy thì qq xin lease lai chổ này và nấn ná thêm một thời gian trước khi bị chủ tiệm mần thơ kick out.
Cám ơn huynh đã giải thích sự khác biệt giữa Niết Bàn và cõi Cực Lạc. Yeah, chúc bác xxx sớm được vãn sanh miền Cực Lạc chỉ là phép lịch sự, ... qq nói "ngang và lý luận càng" để chọc các cô thôi, chứ qq cũng không thực sự nghĩ 99% người ta chết được vào TĐ hay NB. Điều đó thì quá tuyệt vời, wishful thinking ... hah
Hồi thời gian đầu còn sơ cơ chưa biết gì, thì qq tìm tòi và học đủ các pháp, nào là thiền võ công, nội công, rồi thiền Hiệp Khí Đạo, Aikido, thiền Thiếu Lâm, sang tu tiên (pháp của ông 8,) rồi thiền quán hơi thở, thiền của Đại Thừa , thiền của thiền tông, v.v ... Rất là nhiều pháp khác nhau ...
Đó cũng là lý do khi Quỷ Lệ hỏi ... pháp gốc của thiên là gì? qq chỉ trả lời ... pháp gốc là hành trình!
Có nghĩa là hãy bước đi, rồi từ từ sẽ tìm thấy và học hỏi ....
Cũng giống như nếu có người hỏi Quỷ Lệ, "cái gốc của nấu đồ chai là gì?" ... Có lẻ QL sẽ trả lời ... là hãy bắt đầu nấu đồ chai ...?
hihihihihi....hết anh THICHCAICO ví "nút áo" giờ anh QUEQUA ví qua "nấu chay"...hihihih..thank you, ngôn từ mộc mạc dể hiểu dể hành....thành ra sai tùm lum..just kidding...
Anh QUEQUA quởn thì cho Quỷ Lệ hiểu thêm về cách xưng tội nha?????????...theo như QL được biết thì Chúa Giêsu trao lại cho các Tông Đồ quyền tha tội cho hối nhân....vậy nếu người làm tội khi xưng tội thì tội đó coi như không thành lập hay sao?????????..rồi hối nhân có phải gánh trách nhiệm gì với những lổi lầm họ đã gây ra trước đây hay không????????.....triết lý này QL thấy không mấy tốt cho bản tánh con người vốn đã vướng ít nhiều vào vòng tham sân si....hỏng như bên nhà Phật, nếu tạo nghiệp thì tự bản thân/linh hồn người đó phải trả...theo QL nghĩ thì răng dạy như vậy mới tạo cho con người có tin thần trách nhiệm chớ...
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình
Posts: 1,347
Threads: 77
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
48
(2018-01-28, 03:45 PM)Rách Việc Wrote: Thiền bệnh có thuốc đầy trên Internet sao mấy bác quequa, anatta, quyle... không tìm trị lại mang thiền bệnh để phải một phen chạnh lòng về đạo.
Anh QUEQUA, anh ANATTA, và QuỷLệ thì chưa chắc có thiền bệnh hay không .....chớ bác thì QuỷLệ thấy rồi ....bác đang mang căn bệnh không có thiện ý chia sẻ sự hiểu biết về chân lý của Đạo mà toàn là mang khẩu nghiệp chê bai và thị phi niềm tin của người khác.....một khi lời thiện nói ra người nghe như được một liều thuốc bổ...còn oác ý của bác phán ra người nghe cảm thấy không mấy suông tai cho lắm đa!... :chay: :chay: ....btw, bác giải thích "phát khởi nghi tình" cho mình chưa dzạ??????????????... :59:
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
(2018-01-28, 04:27 PM)QueQua Wrote: Bạn caothang, NR,
Cám ơn bạn đã làm sáng tỏ về khái niệm linh hồn trong PG. <-- trong Phật giáo , không có khái niệm linh hồn
Hồi xưa qq có nói chuyện với anh KKT về đề tài linh hồn. Anh KKT cũng giải thích như các bạn, và cám ơn các bạn đã nhắc lại. Anh KKT đã giải thích bằng cái thí dụ một cây nến châm qua cây nến khác là khái niệm về luân hồi thay cho linh hồn. Ảnh nói rằng chỉ có "nghiệp" đi luân hồi ... Hồi đó bác Lầm Than cũng có chọt anh KKT rằng ... "có người làm tội nhưng không có người chịu tôi, vì không có linh hồn, chỉ có cái nghiệp bị, nghiệp thì không dính tơi "ai" cả." <-- không có "ai " và không có gì gọi là "làm tôi ", chỉ có hành động "thiện và bất thiên" gọi là nhân và khi đủ duyên sẽ trổ thành quả
Nhưng xét qua truyền thuyết dân gian thì có đia ngục, có trừng phạt, có Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ ... v.v ... cho thấy có một hình thức "linh hồn" <-- truyền thuyế dân gian thì không phải là giáo pháp của đức Phật , và cho dù có một cõi gọi là địa ngục thì cũng không thể kết luận là có một hình thức linh hồn
Tính qq thì nhìn sự việc bằng "facts" nhưng không chấp chữ .. bạn có thể gọi nó là gì cũng được, nhưng thể và dụng thì nó cũng là một cái gì đó nối kết từ một kiếp người này sang kiếp người khác.
Cái thí dụ ngọn nến châm ngọn nến kia dẫn ta đến một cái thuyết, giống như bạn NR nói , .. ngọn lửa là cái energy, năng lượng, đã chuyền từ kiếp này sang kiếp kia. Trong ngọn lửa đó nếu muốn nói đến nghiệp hay quả báo, thì nó con phải có ý thức nữa .. cho nên phải nói là có nghiệp và thức, giống như bạn NR đã nêu ra ... Nói tóm lại là cái nghiệp và cái thức đi luân hồi. Nhưng cái kẹt là khi cái thức vào một bản thể mới, thì nó lại bị quên mất cái kiếp cũ. Nhưng sinh vào con trâu chẳng hạn, thì nó đâu có thức hay nhớ kiếp cũ, trên lý là như thế, mặc dù có người nói rằng có trường hợp con heo hay con trâu biết vào chùa tu giống người ... nhưng điều đó không xác đình và kiểm chứng theo tỉ lệ phần trăm rằng, yes, they did. <-- có thể bạn QQ nghĩ rằng cái thức là linh hồn trong đoạn trên .... thức , tâm , ý chỉ khởi lên và đoạn diệt trong từng khoảnh khắc rất nhỏ gọi là sát na , và nó không thể đánh đồng với một khái niêm linh hồn nào đó
Nói tóm lại, qq dùng chữ linh hồn là danh từ chung để nói rằng .. theo thuyết luân hồi .. một người làm quả kiếp này, thì phải trả quả đời này hay đời sau ... và cái gì làm cho người ở kiếp sau đó nhận cái trách nhiệm và trả quả .. qq gọi nó là linh hồn ... các bạn có thể gọi nó là nghiệp thức ... nhưng trên thể và dụng cũng giống nhau? Hoặc là có thể nghiệp và thức của PG thiếu cái thẻ ID, có nghĩa là nghiệp thức khi ra khỏi xác thân cũ thì không còn tên tuổi hay bố me, anh em nữa? có nghĩa là khi đi luân hồi thì uống cháo lú? Nhưng trươc đó thì cha mẹ anh em vẫn về thăm gia đình và cầu siêu mở cửa mã, thân trung ấm được? <--- lần nữa , không có cái tôi kiếp này làm và không có cái tôi ở kiếp sau nhận , còn anh em về thăm gia đình, cầu siêu , mở cửa mả là mê tín dị đoan .... không phải giáo lý đạo Phật
Nhưng nếu nói theo điều này, thì cái nghiệp và thức đó (ma) lại càng giống linh hồn <--
Chỉ có sự khác biệt là linh hồn, nghiệp và thức trong TCG không đi luân hồi, mà sẽ bị phán xét cho những việc họ làm ...
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 126
Threads: 2
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
6
(2018-01-28, 05:50 PM)QuỷLệ Wrote: hihihihi....Anh THICHCAICO giờ ví "linh hồn và nghiệp thức" thành hai cái nút áo rồi huh???????...more explanations, pleaseeeeeeeeeeeeee.......gọi là vừa tào lao vừa học hỏi...thank you!... :tropical-drink_1f379: :tropical-drink_1f379:
Quỷ Lệ,
thích cãi cọ sẽ không bao giờ nói ra những điều mình không có nắm chắc. Tuy mình là người Kitô hữu, nhưng có nhiều điều mình đọc, nghe, thực hành, và chứng cái kết quả đó...vẫn thấy khác xa với những gì mình đã ngộ được. Thành ra mình chỉ đúc kết được có 1 câu...Đạo chỉ có thể ngộ, chứ không thể cầu, cưỡng, và ép ra được đâu. Chổ đứng mình vững, thì từ chổ đó mà bắt đầu ngộ. Đi được bao xa, và đến được nơi nào...đều phụ thuộc vào sự thực hành của mình. Linh hồn là bất biến, nghiệp thức thì có thay đổi. Linh hồn dùng nghiệp thức để thánh hoá bản thân, hay là bị nghiệp thức đày đoạ...tất cả đều do mình quyết định...theo quy luật vận hành của Nguời đã sáng tạo ra Đạo. Thành ra, những gì chúng ta nói về Linh hồn, và nghiệp thức...thì cũng chẵng khác gì 2 cái nút áo được ví trong Đạo mà thôi.
Thân gửi,
thích cãi cọ
Posts: 226
Threads: 7
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
7
(2018-01-28, 05:59 PM)QuỷLệ Wrote: hihihihihi....hết anh THICHCAICO ví "nút áo" giờ anh QUEQUA ví qua "nấu chay"...hihihih..thank you, ngôn từ mộc mạc dể hiểu dể hành....thành ra sai tùm lum..just kidding...
Anh QUEQUA quởn thì cho Quỷ Lệ hiểu thêm về cách xưng tội nha?????????...theo như QL được biết thì Chúa Giêsu trao lại cho các Tông Đồ quyền tha tội cho hối nhân....vậy nếu người làm tội khi xưng tội thì tội đó coi như không thành lập hay sao?????????..rồi hối nhân có phải gánh trách nhiệm gì với những lổi lầm họ đã gây ra trước đây hay không????????.....triết lý này QL thấy không mấy tốt cho bản tánh con người vốn đã vướng ít nhiều vào vòng tham sân si....hỏng như bên nhà Phật, nếu tạo nghiệp thì tự bản thân/linh hồn người đó phải trả...theo QL nghĩ thì răng dạy như vậy mới tạo cho con người có tin thần trách nhiệm chớ...
Nếu qq nói về bản gốc của thiền qq đang dùng hiện tại, thì nó là đức mến (Love), thần khí Chúa Thánh Thần (trong đó có định và tuệ)
Nhưng vì qq đặt mình vào vị trí của QL nên chỉ nói là ... hành trình .. ==>.. Đạo .. là .. Tu sửa mình .. không phải là vô nghĩa lý "lắm" đâu ... hì
Khái niệm về tội trong CG hơi khác với guồng máy nhân quả của nhà Phật. Tội trong đạo CG hơi giống như ở ngoài đời, gồm có những tội nặng nhẹ khác nhau, và sẽ bị xử phạt tuỳ theo như vậy. Nhưng vì trong CG có đức Mến (Love) và vì Chúa là Thượng Đế, nên Ngài có quyền buộc tội hay tha tội hoặc châm chế và xử nặng nhẹ tuỳ theo lòng thành tâm xám hối, lở phạm, hay vô tình v.v...
Dù vậy, đừng lẫn lộn tội đời với tội đạo. Một người CG phạm tội ngoài đời sẽ bị xử phạt theo hệ thống pháp lý của chính quyền hiện hành ... và không dính dáng tới Đạo. Phạm tội theo Đạo là một phương cách để soi gương, nhìn lại mình, nhìn vào trong, tự phán xét mình, nhìn nhận những tội mình làm, và hạ mình xuống, dẹp tự ái để đi khai tội của mình ra ...
Tất nhiên những tật xấu của con người đâu thể bỏ cái rụp được ngay, thí dụ như tính nóng nảy cộc cằn, hay nổi giận và gây gổ .. với cha mẹ anh em người thân trong gia đình .. vì tính mình ngang bướng và lên cơn chẳng hạn .. phạm tội rồi xưng tội rồi lập lại .. nhưng miễn họ nhận thức được và bớt đi lần lần cũng hay hơn là không nhận thức được việc mình làm ... Nói tóm lại .. Chính quyền xử tội ngoài đời .. xưng tội là một hình thức sám hôi theo moral đạo đức và tập sự khiêm nhu là điều rất cần thiết trong đạo học.
Posts: 226
Threads: 7
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
7
Bạn Caothang ...
Cám ơn bạn đã giải thích những quan điểm theo cái nhìn của bạn và PGNT về những chủ đề ... Linh hồn .. Nghiệp thức, ... địa ngục .. khái niệm nhân quả / thiện ác ...
Posts: 226
Threads: 7
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
7
(2018-01-28, 02:57 PM)Rách Việc Wrote:
Trước tiên bác nên nghi tư duy của bác để trị căn bịnh chủ quan, định kiến của người chỉ dạy bác. Từ đó bác sẽ biết thế nào là lạc đạo (ngoại đạo). Khỏi cần phải hỏi tui.
Khi bác đã dọn mình sạch sẽ thì tiếp tục nghi vấn về nhân sinh, vũ trụ, nhưng nhớ đừng để bộ óc vô minh nhảy ra làm tài lanh trả lời cho bác. Một ngày đẹp trời thì sinh mạng của sum la vạn tượng được bác phát hiện một cách khách quan, ai nắn thiên đàng bác chẳng mơ, ai nót địa ngục bác chẳng mộng. Thiên đàng chẳng lôi, địa ngục chẳng kéo, bác làm chủ được bác tự do tự tại.
Tui đọc rằng .. khi xưa có một người ngoại đạo rất giỏi về đạo học thuộc phái "Bà La Môn" đến chất vấn đức Phật.
Đức Phật trả lời tường tân hết những chất vấn và gút mắc cho ông ta. Người ngoại đạo này ngưỡng mộ quá liền xin theo đạo.
Nhưng đức Phật nói , không! ông không cần phải qui y. (Có lẻ vì ông ta có những trách nhiệm riêng với gia đình, xã hội hay giáo phái của ông ta?)
Miễn là ông hiểu và thực hành những gì ông đã ngộ ra là tốt rồi ....
Nhận xét của qq: Đức Phật đã tỏ ra sự confident .. Sáng tỏ về đạo pháp, vì biết pháp của mình là chánh pháp, nên không ngần ngại, thiếu tự tin hay nóng giận ... mà là sự tự chủ và làm đúng theo lý lẻ của những gì cần làm ...
|