CĐT: Chiều một mình qua phố...
#91
(2023-01-29, 11:00 PM)anattā Wrote: Đời là cái chi chi... II Wink


Lấy cái chủ đề nghe thấy ngầu ngầu để câu khách thôi, đừng xem nó nghiêm trọng nghe các bạn. :)

Hôm trước tôi có viết chút cảm nghĩ về công nghệ kỹ thuật AI, ChatGPT, nay nêu thêm một chút suy nghĩ. Tôi không am hiểu nhiều về AI như người chuyên môn, chỉ biết phổ thông đôi chút qua các bài báo, tài liệu đây đó trên mạng. Nghĩ rằng bất cứ phát minh, sáng tạo khoa học nào cũng đều có lợi và hại. Đâu có gì là tuyệt đối trên thế gian này! Mọi thứ đều là tương đối, lợi hại, tốt xấu .v.v... 

Tỉ như chuyện đơn giản là con dao mà ta dùng hằng ngày trong nhà bếp. Ta dùng nó để xắt rau, xẻ thịt; nhưng có người lại dùng nó để sát thương người khác. Và ngay như phát minh hay sáng tạo mạng lưới Internet mà ta dùng hằng ngày này đây cũng đủ thấy sự hữu ích, tiện lợi cho đời sống sinh hoạt, làm việc, giải trí của nó không kể xiết. Nhưng cũng những kẻ tin tặc am hiểu về tin học lợi dụng để xâm nhập ăn cắp thông tin, hay thẻ tín dụng của người dùng mạng. Chính cá nhân tôi cũng đã từng bị họ lấy cắp thông tin thẻ tín dụng rồi mua đồ trên Amazon. Cũng may tôi phát hiện sớm và báo với công ty thẻ tín dụng và được ngăn chặn lại. Ngay như những phát minh tầm vóc như phản ứng hạt nhân nguyên tử, thay vì chỉ dùng nó để tạo ra năng lượng hay những lợi ích cải tiến cuộc sống con người và xã hội, người ta dùng kỹ thuật đó để tạo ra bom nguyên tử. Thảm họa kinh hoàng của bom nguyên tử thì hầu như ai ai cũng đã nghe và biết qua rồi. Thật ra có rất nhiều chuyện như thế để nêu ra ví dụ lợi và hại. 

Như về AI, chính Elon Musk là cổ đông của công ty OpenAI (ChatGPT) cũng đã từng thốt lên trước đây là điều mà ông sợ hãi nhất là "AI hoạt động sai." Tôi nghĩ các chuyên gia về AI đều biết mặt bất lợi của nó. Bản chất của phát minh khoa học vô hại, nhưng chính những người tâm địa bất lương lợi dụng phương tiện khoa học kỹ thuật để mưu lợi và gây hại cho con người, cho xã hội. Tôi nghĩ những giới chức có thẩm quyền, những chuyên gia sẽ hẳn có những chính sách, điều lệ để ngăn cấm những kẻ lợi dụng khoa học hay kỹ thuật để làm chuyện xấu. Cách nay hai ngày, thứ Sáu vừa qua, Mỹ và Khối Châu Âu đã ký thỏa thuận liên kết với nhau sử sụng công nghệ AI để cải tiến trong các ngành nông ngiệp, y tế, biến đổi khí hậu, mạng lưới điện, cấp cứu hay ứng phó trong các tình huống khẩn cấp.

Cố khoa học gia Stephen Hawking cũng đã lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm của công nghệ AI nếu rơi vào tay kẻ thất đức. Ông khuyên những người có thẩm quyền phải đặt ra chuẩn mực và điều luật thích đáng trong nghành AI. Ông cũng lên tiếng báo động về cái gọi là "siêu nhân" trong tương lai khi có những kẻ bất chính lợi dụng công nghệ chỉnh sửa gene (CRISPR) để tạo ra những người ưu việt. Mặt lợi ích của kỹ thuật chỉnh sửa gene thì rất nhiều. Vê y học thì có thể chữa được bệnh di truyền như teo cơ, thiếu máu (máu có hồng cầu lưỡi liềm), bệnh tim. Về nông nghiệp, có thể tạo ra những loại cây lương thực chống lại sâu bọ, chịu đựng thời tiết khắc nghiệt và thu đạt vụ mùa với sản lượng cao, chống nạn đói kém.

Thế nên, khó tránh khỏi có những thành phần bất minh, bất chính mà đời nào cũng có, lợi dụng các phương tiện hay sáng tạo khoa học kỹ thuật mà mưu lợi riêng tư và gây nguy hại, mất mát cho những người khác, cho cuộc sống con gười và xã hội. Những kẻ đó sẽ có luật pháp trừng trị họ.


*******

Chiều tối cuối tuần, xem sô trình diễn của robots (spots) của công ty Boston Dynamics cho thư giãn nghe các bạn.  2leluoi





Cheer

 Anh Tà có nhớ con cừu Dolly không?
 Sau cùng thì khoa học cũng có giới hạn bằng luật pháp.

 Việc AI có thể vượt tầm kiểm soát. Chúng ta hiểu đuợc thì các chuyên gia cũng hiểu được. Theo 5 biết, sau công bố của cuộc khảo sát "Superintelligence cannot be contained: Lessons from Computability Theory" năm 2021, giới chuyên gia điện toán khắp nơi đã càng cảm thấy có sự thách thức hơn trong việc tìm kiếm một phương thức (algorithm) để khiến AI trở thành computable; chế ngự được, lường được, tính toán được, để kiểm soát nó.

Hiện tại không có, nhưng không phải tương lai không có.

Hồi thời 5 học đại học đã biết Artificial Intelligence, hồi đó 5 đã biết lý thuyết. Nhưng 40 năm sau, giới chuyên gia điện toán mới phát triển được như ngày nay. Một giai đoạn rất dài. Cho nên chúng ta đừng quá bi quan. Khoa học hiện đại sẽ vẫn tiếp tục phục vụ con người.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#92
The magic of Quantum Mechanics
Lượng tử Thần công

Hai hạt vướng víu như hai người yêu nhau,
Cách xa ngàn dặm vẫn làm đau tim người.
Em ơi nếu vướng nhau rồi,
Chớ để nhiễu động cuốn trôi nghĩa tình.

(Bài thơ sưu  tầm trên mạng)


Năm vừa qua có những biến động phủ định xảy ra khiến thế giới bị ảnh hưởng chao đảo, không yên. Chẳng hạn như chiến tranh giữa Nga và Ukraine, tình trạng lạm phát tăng cao, chính sách Trung Quốc bế qua tỏa cảng vì dịch Covid-19. Những sự cố đó vẫn con dai dẳng đến hiện nay khiến cho xã hội, đời sống con người đầy căng thẳng, lo âu. Dù sao hòa lẫn vào đó cũng có vài tin tích cực mà theo tôi đó là hai phát minh sáng tạo của các nhà khoa học.

Cuộc thí nghiệm thành công mang đậm dấu ấn lịch sử lần đầu tiên của các chuyên gia Mỹ về Phản ứng tổng hợp Hạt nhân Nhiệt hạch (Nuclear Fusion reactions) tạo ra năng lượng sạch vô tận, giá thành rẻ, không có chất phóng thải như các lò phản ứng năng lượng nguyên tử hiện nay trên thế giới, và có thể khoảng năm 2025 sẽ có nhà máy phản ứng nhiệt hạch đầu tiên ra đời ở Mỹ. Theo chuyên gia, chỉ cần một ly nước nhỏ thì cũng đủ các nguyên tử Hydro để tạo ra nguồn năng lượng điện cho một người hay một nhà sử dụng trọn một kiếp người trăm năm!

Và thứ hai là giải Nobel 2022 Vật lý, cơ học lượng tử, được trao cho ba khoa học gia vào tháng 10 năm vừa qua, đó là John Clauser (79 tuổi, Mỹ), Alain Aspect (75 tuổi, Pháp), và Anton Zeilinger (77 tuổi, Áo), do những thực nghiệm khám phá ra hiệu ứng “Rối lượng tử”, “Vướng víu lượng tử” — Quantum Entanglement — là thực tại của sự vật, là tính chất căn bản hoạt động của các hạt vi mô trong thế giới lượng tử kỳ diệu, quái dị.  Ủy ban Nobel cho biết rằng, hiệu ứng Rối lượng tử sẽ mở ra trang mới trong thông tin, trong việc ứng dụng chúng vào thông tin viễn thông lượng tử, Internet lượng tử, mật mã lượng tử. Và ở thế giới hoạt động của các hạt vi mô không tồn tại nguyên lý nhân quả!

Cá nhân mình thích thú nhiều hơn về trạng thái “rối” (entanglement) của các hạt cơ bản (sub-atomic) ở thế giới vi mô của vạn vật  nên xin trình bày đôi chút những cảm tưởng về thực tại siêu hình (metaphysic) này.

Các khoa học gia đã dùng một cặp hạt electrons hay photons và bất đẳng thức Bell để thực nghiệm. Họ đặt hai hạt ở cách xa nhau, và làm phép đo một trong hai hạt photons. Tạm gọi là p1 và p2. Khi họ quan sát và đo lường hạt p1 và thấy nó di chuyển hướng lên trên (spin up), thì tức khắc hạt p2 kia sẽ di chuyển hướng ngược lại (spin down). Tức là giữa chúng luôn luôn có giá trị đối nghịch nhau. Có một sự cảm ứng liên kết bí ẩn vô hình nào đó mà ta chưa biết giữa hai hạt mà chúng truyền tin cho nhau tức thì, siêu vượt không gian và thời gian, phi-định-xứ (non-local), đây gọi là “vướng víu lượng tử” (quantum entanglement), một phương động tức thì mười phương động. Chỉ cần biết giá trị hay trang thái một hạt vi mô thì sẽ biết giá trị hay trạng thái của hạt kia. Một cặp hạt vi mô như thế được xem là một hệ thống rối lượng tử đơn giản uyên nguyên nhất (a single system). Vậy thì hiện tượng thần giao cách cảm mà ta thường nghe nói là hiện hữu thật. Rồi những hiện lạ kỳ về khí công trong truyện trong sách như “truyền âm nhập mật”, “đàn chỉ thần công”, “cách không điểm huyệt”… thì không xa vời sự thật lắm. Một trạng thái khác nữa của hiệu ứng rối lượng tử là “chồng chất lượng tử” — superpositioning — (hay gọi là bất-định-vị để dễ hình dung hơn?) Máy tính thông thường ta dùng hiện nay, thì thông tin được chứa đựng dưới dạng bits, 0 hoặc 1. Còn ở các hạt vi mô, một hạt có thể ở vị trí 0 và 1, nó có thể mang giá trị 0 và 1, cho nên đơn vị đo lường của nó được gọi là “qubits”. Trong tương lai tới đây, khoa học sẽ khai thác tính chất vướng-víu và chồng-chất lượng tử của các hạt cơ bản để phục vụ, nâng cao, cải tiến đời sống con người, mở ra chân trời mới kỷ nguyên lượng tử. Thật ra các hãng lớn ở Mỹ như Google, IBM đã tạo ra những máy tính lượng tử từ lâu rồi. Chiếc máy tính lượng tử (quantum computer) của Google hiện tại có thể tính toán nhanh gấp hàng trăm triệu lần so với chiếc siêu máy tính (super-computer) hiện nay.

Cái dụng của hiệu ứng Vướng víu lượng tử thì rộng khắp hầu như trong mọi lĩnh vực. Truyền tin tức thời, Internet tức thời — biết em tức thời, rồi yêu em tức thời khắc :)). Dù hệ thống mạng 5G hay 10G đi nữa so với kỹ thuật thông tin lượng tử thì chẳng thấm tháp gì.  Và chẳng hạn như ứng dụng chúng vào phương chỉnh sửa gene để trị bệnh. Gene cần được thay đổi sẽ đươc nhận diện, xác định vị trí, đưa phân tử cas9 (protein) vào, cắt, lắp gháp hay thay thế… tất cả những bước đó sẽ hoàn thành cùng lúc, chớp nhoáng mà không phạm sai lầm. Rồi về xe điện. Hiện nay xe chạy bằng điện, bộ phận đắt giá nhất là bình ắc quy. Mà bình điện chỉ chạy được từ 200 đến 300 dặm là phải xạc. Thiệt là phiền phức, phải không? Với tiềm năng khoa học vướng lượng tử, chuyên gia có thể áp dụng mô phỏng lượng tử (quantum simulation) để tạo ra bình điện để có thể chạy hàng ngàn, chục ngàn, hoặc trăm ngàn dặm mới xạc một lần, và giá thành của bình điện lại rẻ. Xe điện giá rẻ như thế sẽ có mặt trong năm, bảy năm nữa, hay một thập niên nữa thôi, với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. Mình chờ cho xe điện giảm xuống khoảng $15,000 mới mua ;). Bây giờ mắc quá, gì mà đến năm, bảy chục ngàn một chiếc. Với kỹ thuật mô phỏng lượng tử, các chuyên gia cũng có thể tạo ra các chất kim loại khan hiếm (rare metal) phí tổn rẻ, mà không phải lệ thuộc nguồn cung từ nước ngoài (thí dụ như Mỹ thường phải nhập khẩu các chất kim loại hiếm từ Trung Quốc). Chưa hết, ứng dụng kỹ thuật Rối lượng tử vào lãnh vực trí tuệ nhân tạo AI, thì AI sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn, khả năng của AI sẽ phát triển đến vô cùng vô tận, có lẽ đây chính là điều mà cố khoa học gia Stephen Hawking đã lo lắng về mối bất lợi của AI trong tương lai.

Điều mà tôi khâm phục là các nhà khoa học khám phá ra hiệu ứng Rối lượng tử đã vượt qua cái bóng to lớn của nhà bác học Einstein. Vì ông đã cho rằng không có cái gọi là “vướng lượng tử” giữa những hạt vi mô, tức là không có chuyện phi định xứ (non-local) giữa một cặp hạt, và nếu có hiện tượng truyền tin tức thời giữa chúng, thì có nghĩa là thông tin đó truyền đi nhanh hơn vận tốc ánh sánh sao? Tuy nhiên, với tính chất rối lượng tử thì dù hai hạt vi mô ở cách xa nhau cả nhiều trăm ngàn dặm, hay hằng chục triệu dặm, hay xa thăm thẳm chiều trôi đi nữa thì giữa chúng có sự liên kết vô hình cảm ứng với nhau tức thời, không tồn tại khoảng cách hay thời gian giữa chúng. Và chính vì thế Ủy ban Nobel mới nói rằng, nhân quả không tồn tại ở thế giới rối lượng tử. Phải thế. Vì có thời gian trước sau, có không gian mới có nhân và quả; còn ở thế giới của các hạt vi mô thì hoạt động của chúng siêu vượt không thời gian, phi định xứ, bất định vị.

Đừng cho cái gì là đã xong mà không cần phải sửa đổi nữa, đừng để cho cái gì nhồi sọ.
Chỉ nên nhận một điều gì là đúng hoặc là thật khi nào ta biết nó hiển nhiên như thế.
(Descarters)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
[-] The following 1 user Likes anattā's post:
  • TanThu
Reply
#93
Bài viết hay à nha Ok-sign-smiley-emoticon . Nhưng mà xài "Liên đới lượng tử" đi anh Tà, "vướng víu lượng tử" hay "rối lượng tử" nghe tức cười. Theo vật lý học giáo khoa Đức thì dịch sát nghĩa họ gọi là "Đan xen lượng tử". Tư thế khoanh tay là một ví dụ, 2 cánh tay đan xen vào nhau chứ không vướng víu, vướng mắc nhau.  Chữ "Liên đới" thì tui cho là chính xác nhất, bởi cái vụ "thần giao cách cảm" trên căn bản "phi định xứ" trong cơ học lượng tử là chân lý.  Sợi dây vô hình nào đó trói buộc, liên đới nhau khiến Einstein mới đau đầu gọi nó là "cảm ứng ma quỷ". 
 Tui phải bênh vực cho Albert Einstein một chút khi ông không đồng ý các thuyết cơ học lượng tử. Ông không đồng ý vì ông không chứng minh được cho đến khi ông chết. Sau khi ông chết chỉ 6 năm sau ông khác chứng minh được bằng thực nghiệm. Mà Vật lý là nguyên lý vật thể theo khoa học. Khoa học là những gì phải chứng minh được qua sự thử nghiệm lặp đi lặp lại. Nếu ông còn sống mà vẫn không tin vào "liên đới lượng tử" sau khi có thực nghiệm chứng minh, lúc đó mới rầy ông. Có nhiều bài báo khoa học viết gièm pha ông hơi vô lý. Vì khi ông qua đời, cơ học lượng tử mới lên ngôi vì xác thực.
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 1 user Likes 005's post:
  • TanThu
Reply
#94
Chào Lão ca Anatta. 

Lúc này lão ca quá đỉnh! Viết rất hay! 

Mời lão ca ly bia chay!  Cheer

Thân mến. 

NR  Cheer
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#95
(2023-02-23, 01:16 AM)005 Wrote: Bài viết hay à nha Ok-sign-smiley-emoticon . Nhưng mà xài "Liên đới lượng tử" đi anh Tà, "vướng víu lượng tử" hay "rối lượng tử" nghe tức cười. Theo vật lý học giáo khoa Đức thì dịch sát nghĩa họ gọi là "Đan xen lượng tử". Tư thế khoanh tay là một ví dụ, 2 cánh tay đan xen vào nhau chứ không vướng víu, vướng mắc nhau.  Chữ "Liên đới" thì tui cho là chính xác nhất, bởi cái vụ "thần giao cách cảm" trên căn bản "phi định xứ" trong cơ học lượng tử là chân lý.  Sợi dây vô hình nào đó trói buộc, liên đới nhau khiến Einstein mới đau đầu gọi nó là "cảm ứng ma quỷ". 
 Tui phải bênh vực cho Albert Einstein một chút khi ông không đồng ý các thuyết cơ học lượng tử. Ông không đồng ý vì ông không chứng minh được cho đến khi ông chết. Sau khi ông chết chỉ 6 năm sau ông khác chứng minh được bằng thực nghiệm. Mà Vật lý là nguyên lý vật thể theo khoa học. Khoa học là những gì phải chứng minh được qua sự thử nghiệm lặp đi lặp lại. Nếu ông còn sống mà vẫn không tin vào "liên đới lượng tử" sau khi có thực nghiệm chứng minh, lúc đó mới rầy ông. Có nhiều bài báo khoa học viết gièm pha ông hơi vô lý. Vì khi ông qua đời, cơ học lượng tử mới lên ngôi vì xác thực.

Là Liên đới lượng tử thì không sai, gọi là Vướng víu nghe có vẻ hơi tếu, vui. 

Tôi nghĩ anh 5 hiểu lầm lời tôi viết nên mới lên tiếng bênh vực nhà bác học Einstein ở đây. Tôi không có ý gì không đẹp với ông cả, trái lại tôi ngưỡng mộ tài năng, trí thức khoa học của ông là khác. Tôi khâm phục cái tinh thần khoa học của những vị khoa học đã để sang bên định kiến (những gì bác học Einstein nói về trạng thái Liên đới lượng tử) mà tiếp tục thử làm thí nghiệm để tìm kiếm, để nghiên cứu thêm. Với đầu óc khoa học như Einstein, nếu còn sống, tôi nghĩ ông sẽ mừng hoặc sẽ không phản đối khi thấy có những nhà khoa học đàn em đang tiến hành những thí nghiệm để xem có hay không những trạng thái Rối lượng tử, Chồng chập lượng tử (superpositioning) là vấn đề mà ông không tán thành trên mặt triết lý. Tôi nhớ đã đọc những lời của ông (về tinh thần khoa học) lâu lắm rồi, đại khái là, "... những ai mà thiếu đi cái quan năng biết biết ngạc nhiên, biết thắc mắc trước những điều mới lạ, huyền bí trong tự nhiên, thì tâm trí người đó xem như là đã chết rồi." Câu nói này của ông cũng không khác nhau mấy đối với câu của Descartes mà tôi trích đăng trong post vừa qua. 

Người đầu tiên làm thực nghiệm về Liên đới lượng tử là Clauser, vào năm 1972 cùng với đồng nghiệp. Ông vốn dĩ là tiến sĩ Vật lý thuộc về ngành Điện tử, theo ông tâm sự thì khi đọc những lý luận về Rối lượng tử, ông chẳng hiểu gì, vì nó phức tạp rối ren. Thoạt tiên, ông cũng nghĩ rằng Einstein đúng. Nhưng sau tiến hành thực nghiệm tới lui thì nhận ra quả là có thực hiệu ứng Liên đới lượng tử, thì ông mới nhận thức ra là Einstein sai. Rồi khoảng 10 năm sau đó, thập niên 1980s, ông Aspec làm thực nghiệm và cũng xác nhận là có trạng thái Vướng lượng tử. Qua thêm một thập niên nữa, 1990s, nhà khoa học Áo, Zeilinger tiến hành thực nghiệm thêm, thì cũng nhận định rằng Liên đới lượng tử phức hợp là có thật. Phải đến ngày 4 tháng 10 năm 2022, Ủy ban Nobel mới quyết định trao giải thưởng Nobel Vật lý cho ba nhà khoa học. Tính ra, trải qua đến 50 năm ông Clauser mới nhận được giải Nobel.

Cách nay khoảng hơn 90 năm, có cuộc thảo (tranh) luận giữa hai nhà khoa học lớn là Einstein và Niels Bohr đại diện cho hai nhóm khoa học gia về vấn đề có hay chăng cái thực tại gọi là trạng thái hiệu ứng Vướng víu lượng tử ở thế giới vi mô. Những khoa học gia tên tuổi chẳng hạn như Louis de Broglie, Erwin Schrodinger ủng hộ Einstein, còn Max Born và Heisenberg thì theo phe Bohr. Nên biết là Max Born được trao giải Nobel Vật lý năm 1954, và ông cũng từng bênh vực Einstein về Lý thuyết Tương đối trước khi được chứng minh bằng thực nghiệm. 

Einstein cho rằng, một (những) hạt cơ bản đều vốn tồn tại một thuộc tính sẵn có mà chúng ta chưa biết, chỉ sau khi quan sát thực nghiệm thì chúng mới hé lộ ra cho biết mà thôi. Bây giờ lấy thí dụ như một cặp hạt có trạng thái là trắng và đen. Theo nhóm Einstein thì một trong hai hạt đó vốn đã mang tính chất "đen", nhưng mà ta chưa biết cho đến khi thực nghiệm thì nó mới hiển lộ "sắc đen" của nó đã định (tất định). Vì theo ông, nếu hai hạt ở cách xa nhau mà có thể thông tin bí ẩn cách nào đó tức thời, phi không gian, thì chẳng lẽ nhanh hơn vận tốc ánh sáng sao. Nhóm của Bohr thì lý luận rằng không có trạng thái đã định (thuộc tính) như vậy, trạng thái mà nó hiển lộ ra tùy theo hoàn cảnh môi trường. Theo Bohr thì một trong hai hạt trên xác suất của nó có thể là trắng hoặc là đen tùy theo vùng không gian mà ta hiện thực nghiệm; nếu hạt này trắng, thì hạt kia đen, hoặc ngược lại, không nhất định (bất định), sắc của nó thay đổi nếu ở vào môi trường khác. 

Giờ đây khoa học đã công nhận là có hiệu ứng Liên đới lượng tử. 

==========================

Ở thế giới vi mô, các hạt vận hành mười phương bất định, vì bất định nên phức tạp khó hiểu, và do bất định nên chúng hoàn toàn tự do tự tại. Nay đen mai trắng. (Hôm tới thì khoác lên màu áo mới lạ khác, đỏ, vàng, xanh, tím...) Chợt thăng, chợt giáng, chợt vui (trắng), chợt buồn (đen)... 

Em chợt đến, chợt đi anh chẳng (vẫn) biết,
Trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu.
Nhưng sao đi, mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thở buồn vọng lại...





Musical-note_1f3b5 Musical-note_1f3b5
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
[-] The following 1 user Likes anattā's post:
  • TanThu
Reply
#96
Chiều một mình qua phố...


Chiều cuối tuần trước mình đi dạo một vòng phố ảo tài chánh ở Yahoo thì biết được ngân hàng SVB, Sillicon Valley Bank, sụp đổ và kéo Signature Bank của Mỹ phá sản theo. Thị trường chứng khoán Mỹ bị tuột dốc nặng nề, chỉ riêng cổ phiếu của 4 nhà băng lớn của Mỹ không thôi, như JP Morgan, Bank of America, Wells Fargo, CitiGroup Inc cũng đã mất đi khoảng 45 tỉ đô la. Và tiếp theo đó trong tuần này thêm một nhà băng của Mỹ khác là First Republic FRC sắp sửa bị rớt đài, nhưng 4 đại gia ngân hàng lớn nhất như vừa nói trên và 7 ngân hàng tầm cỡ khác của Mỹ đã ra tay tương trợ FRC 30 tỉ USD để cứu vãn. Nhưng tình hình của FRC không khả quan hơn, (và cùng lúc một ngân hàng lớn khác ở Châu Âu là Credit Suisse trên đà suy sụp -- theo tin tức mới hôm nay thì ngân hàng UBS đã thâu tóm Credit Suisse), thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục tuột dốc. Lý do vì đâu mà ngân hàng SVB bị gãy càng như vậy. Theo chuyên gia kinh tế và tài chánh thì có hai nguyên nhân chánh. Sự quản trị tài chánh sai lầm của SVB và ngài Fed tăng lãi suất quá nhanh trong một thời gian ngắn chưa đầy một năm.

SVB vấp phải lỗi lầm rất sơ đẳng là lấy phần lớn tiền gởi (deposit) ngắn hạn mà đầu tư vào trái phiếu dài hạn (long-term bond). Khi lãi suất tăng cao và nhanh trong thời gian ngắn hạn, thì đa số khách hàng của SVB vốn là các công ty công nghệ mới khởi nghiệp (Tech start up firms) không thể vay vì tiền lời cao, nên họ rút tiền ra để chi dụng. SVB không đủ cung ứng tiền mặt kịp, nên phải bán đi số bonds dài hạn đó với gía thấp hơn mua vào, vì loại bond dài hạn (long-dated) chưa tới ngày mãn hạn, SVB bị thâm hụt khoảng 2 tỉ USD. Rồi SVB lên tiếng kêu gọi các VCs -- venture capitalist -- đầu tư vào. Thế rồi, tin vừa loan đi, các khách hàng của SVB thấy SVB có vấn đề nên đồng loạt rút tiền và cổ phiếu SVB mất giá thê thảm, dẫn đến sụp đổ, cơ quan FDIC của nhà nước tiếp quản.

Cũng theo giới chuyên môn thì hiện thời có khoảng cả trăm ngân hàng cỡ vừa vừa ở Mỹ cũng có vấn đề tương tự như VSB. Do đó, Bộ Tài Chánh, Fed, FDIC tạm thời thành lập một Quỹ cung ứng cho các nhà băng nào gặp phải sự cố như SVB, họ vay tiền trong khi chờ đến khi trái phiếu dài hạn (long term bonds) đến kỳ hạn thì bán để mà trả lại tiền vay.

Người ta hiện đang thấp thỏm trong chờ trong hai ngày sắp tới là ngày thứ Ba và thứ Tư để xem Fed sẽ hoạch định chính sách tiền tệ và lãi suất ra sao. Họ dự đoán là Fed sẽ tăng lãi suất lên 25 điểm, tức là 0.25%, rồi sẽ dừng lại. Trước khi sự kiện những nhà băng Mỹ sụp đổ, ông chủ tịch Powell của Fed tuyên bố là sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi nào thấy tình trạng lạp phát bị khuất phục mới thôi, nhưng với tình trạng thị trường tài chánh Mỹ đang có nguy cơ lung lay, bị rạn nứt thì Fed buộc phải dừng tay lại thôi, nếu không thì nền kinh tế, tài chánh mỹ sẽ lâm vào khủng hoảng -- đến khi đó mới dừng tăng lãi suất thì đã muộn rồi. Vậy hãy chờ xem Fed sẽ giải bài toán tài chánh nhức đầu này ra sao trong hai ngày tới.

 Cuộc sống quả thực vô thường, biến đổi nhanh chóng. Lòng người hoang mang, lo lắng. Biết bao nhiêu người đã mất nhiều tiền vì tình trạng chợ đời tài chánh bất ổn trong một tuần vừa qua. Chưa kể đến những công ty và hãng xưởng khác, riêng cổ phiếu 10 nhà băng hàng đầu của Mỹ đã bốc hơi tổng cộng hơn 100 tỉ USD trong tuần qua. Phải chi tôi biết cả trăm tỉ đồng đó bay tự do, bay ung dung vào không khí chỗ nào để quơ tay hốt vài nắm thì chắc sẽ trở thành triệu phú tức thời. :)


Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ... money.




Musical-note_1f3b5 Musical-note_1f3b5 
Clinking-beer-mugs4
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
[-] The following 2 users Like anattā's post:
  • 005, TanThu
Reply
#97
(2023-03-19, 09:34 PM)anattā Wrote: Chiều một mình qua phố...

theo tin tức mới hôm nay thì ngân hàng UBS đã thâu tóm Credit Suisse

 Cũng may cho dân Thuỵ Sĩ là em UBS đã mua CS nhanh gọn lẹ. Nếu không chính phủ Thụy Sĩ ôm show, dân Thụy Sĩ bị cuỗm tiền thuế phi lý. Nghe đâu Bồ tát ngân hàng trung ương Thụy Sĩ SNB đã cấp ngay thanh khoản 100 tỉ "tiền tươi" cho cả hai em CS và UBS để cứu khổ cứu nạn. 

 Các cơ quan giám định tài chánh cần phải làm việc chính xác hơn. Luật pháp cần phải sắt đá hơn. Không để các ngân hàng vì cái lợi mà mạo hiểm thao túng thị trường tài chánh. Đến khi bị chết chìm thì lại đưa tay cầu cứu.
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 1 user Likes 005's post:
  • anattā
Reply
#98
(2023-02-25, 09:19 PM)anattā Wrote: Là Liên đới lượng tử thì không sai, gọi là Vướng víu nghe có vẻ hơi tếu, vui. 

Tôi nghĩ anh 5 hiểu lầm lời tôi viết nên mới lên tiếng bênh vực nhà bác học Einstein ở đây. Tôi không có ý gì không đẹp với ông cả, trái lại tôi ngưỡng mộ tài năng, trí thức khoa học của ông là khác. Tôi khâm phục cái tinh thần khoa học của những vị khoa học đã để sang bên định kiến (những gì bác học Einstein nói về trạng thái Liên đới lượng tử) mà tiếp tục thử làm thí nghiệm để tìm kiếm, để nghiên cứu thêm. Với đầu óc khoa học như Einstein, nếu còn sống, tôi nghĩ ông sẽ mừng hoặc sẽ không phản đối khi thấy có những nhà khoa học đàn em đang tiến hành những thí nghiệm để xem có hay không những trạng thái Rối lượng tử, Chồng chập lượng tử (superpositioning) là vấn đề mà ông không tán thành trên mặt triết lý. Tôi nhớ đã đọc những lời của ông (về tinh thần khoa học) lâu lắm rồi, đại khái là, "... những ai mà thiếu đi cái quan năng biết biết ngạc nhiên, biết thắc mắc trước những điều mới lạ, huyền bí trong tự nhiên, thì tâm trí người đó xem như là đã chết rồi." Câu nói này của ông cũng không khác nhau mấy đối với câu của Descartes mà tôi trích đăng trong post vừa qua. 

Người đầu tiên làm thực nghiệm về Liên đới lượng tử là Clauser, vào năm 1972 cùng với đồng nghiệp. Ông vốn dĩ là tiến sĩ Vật lý thuộc về ngành Điện tử, theo ông tâm sự thì khi đọc những lý luận về Rối lượng tử, ông chẳng hiểu gì, vì nó phức tạp rối ren. Thoạt tiên, ông cũng nghĩ rằng Einstein đúng. Nhưng sau tiến hành thực nghiệm tới lui thì nhận ra quả là có thực hiệu ứng Liên đới lượng tử, thì ông mới nhận thức ra là Einstein sai. Rồi khoảng 10 năm sau đó, thập niên 1980s, ông Aspec làm thực nghiệm và cũng xác nhận là có trạng thái Vướng lượng tử. Qua thêm một thập niên nữa, 1990s, nhà khoa học Áo, Zeilinger tiến hành thực nghiệm thêm, thì cũng nhận định rằng Liên đới lượng tử phức hợp là có thật. Phải đến ngày 4 tháng 10 năm 2022, Ủy ban Nobel mới quyết định trao giải thưởng Nobel Vật lý cho ba nhà khoa học. Tính ra, trải qua đến 50 năm ông Clauser mới nhận được giải Nobel.

Cách nay khoảng hơn 90 năm, có cuộc thảo (tranh) luận giữa hai nhà khoa học lớn là Einstein và Niels Bohr đại diện cho hai nhóm khoa học gia về vấn đề có hay chăng cái thực tại gọi là trạng thái hiệu ứng Vướng víu lượng tử ở thế giới vi mô. Những khoa học gia tên tuổi chẳng hạn như Louis de Broglie, Erwin Schrodinger ủng hộ Einstein, còn Max Born và Heisenberg thì theo phe Bohr. Nên biết là Max Born được trao giải Nobel Vật lý năm 1954, và ông cũng từng bênh vực Einstein về Lý thuyết Tương đối trước khi được chứng minh bằng thực nghiệm. 

Einstein cho rằng, một (những) hạt cơ bản đều vốn tồn tại một thuộc tính sẵn có mà chúng ta chưa biết, chỉ sau khi quan sát thực nghiệm thì chúng mới hé lộ ra cho biết mà thôi. Bây giờ lấy thí dụ như một cặp hạt có trạng thái là trắng và đen. Theo nhóm Einstein thì một trong hai hạt đó vốn đã mang tính chất "đen", nhưng mà ta chưa biết cho đến khi thực nghiệm thì nó mới hiển lộ "sắc đen" của nó đã định (tất định). Vì theo ông, nếu hai hạt ở cách xa nhau mà có thể thông tin bí ẩn cách nào đó tức thời, phi không gian, thì chẳng lẽ nhanh hơn vận tốc ánh sáng sao. Nhóm của Bohr thì lý luận rằng không có trạng thái đã định (thuộc tính) như vậy, trạng thái mà nó hiển lộ ra tùy theo hoàn cảnh môi trường. Theo Bohr thì một trong hai hạt trên xác suất của nó có thể là trắng hoặc là đen tùy theo vùng không gian mà ta hiện thực nghiệm; nếu hạt này trắng, thì hạt kia đen, hoặc ngược lại, không nhất định (bất định), sắc của nó thay đổi nếu ở vào môi trường khác. 

Giờ đây khoa học đã công nhận là có hiệu ứng Liên đới lượng tử. 

==========================

Ở thế giới vi mô, các hạt vận hành mười phương bất định, vì bất định nên phức tạp khó hiểu, và do bất định nên chúng hoàn toàn tự do tự tại. Nay đen mai trắng. (Hôm tới thì khoác lên màu áo mới lạ khác, đỏ, vàng, xanh, tím...) Chợt thăng, chợt giáng, chợt vui (trắng), chợt buồn (đen)... 

Em chợt đến, chợt đi anh chẳng (vẫn) biết,
Trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu.
Nhưng sao đi, mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thở buồn vọng lại...





Musical-note_1f3b5 Musical-note_1f3b5


 Nói cao siêu ghê . Still proud of what you've done
[-] The following 1 user Likes Lảo đại's post:
  • anattā
Reply
#99
(2023-03-20, 12:37 AM)005 Wrote:  Cũng may cho dân Thuỵ Sĩ là em UBS đã mua CS nhanh gọn lẹ. Nếu không chính phủ Thụy Sĩ ôm show, dân Thụy Sĩ bị cuỗm tiền thuế phi lý. Nghe đâu Bồ tát ngân hàng trung ương Thụy Sĩ SNB đã cấp ngay thanh khoản 100 tỉ "tiền tươi" cho cả hai em CS và UBS để cứu khổ cứu nạn. 

 Các cơ quan giám định tài chánh cần phải làm việc chính xác hơn. Luật pháp cần phải sắt đá hơn. Không để các ngân hàng vì cái lợi mà mạo hiểm thao túng thị trường tài chánh. Đến khi bị chết chìm thì lại đưa tay cầu cứu.


Sau khi UBS sáp nhập Credit Suisse thì thỉ trường tài chánh thế giới nói chung và Mỹ nói riêng cũng tạm ổn phần nào. Credit Suisse là một trong 30 Bang Hội (Financial Institutions) tài chánh lớn của toàn cầu. Nên nếu cứ để cho nó rớt đài thì thị trường tài chánh thế giới sẽ sa lầy vào khủng hoảng chứ chẳng phải chuyện đùa. Do đó thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng hôm qua bắt đầu tạm lắng dịu, có chút khởi sắc khi biết chắc UBS mua CS với giá 3.1 tỉ USD.

Nói đến vụ Credit Suisse rả gánh thì tôi có đọc mẩu tin về cựu Bang chủ (CEO) của Credit Suisse (hồi năm 2017 thì ông là CEO) cũng đáng suy ngẫm. Hồi khoảng đầu năm 2017, cách nay khoảng 5 năm, ông ta phán rằng đồng tiền số (decentralized cryptocurrency) Bitcoin là loại tiền bong bóng (bubble). Nhưng, vụ khủng hoảng ngân hàng trong hai tuần vừa qua, thì Bitcoin tăng vọt lên khoảng 35%, từ $20,000 - $22,000 lên đến khoảng $27,500 - $28,500. Hiện thời đang ở mức $28,000 USD. Trong khi thời gian đó thì chứng khoán (stocks) xuống giá, đặc biệt là cổ phiếu của các nhà băng tuột giá thê thảm. Giờ đây, Credit Suisse chỉ còn là một kỷ niệm, hưởng thọ khoảng 160 tuổi.

Thêm một chuyện vui nữa. Ông Cramer thủ tọa chương trình về thị trường chứng khoán của đài CNBC Mỹ vào mỗi chiều tối trong tuần, ông thường phân tích thị trường cổ phiếu và giới thiệu thính giả nên mua cổ phiếu này, tránh xa cổ phiếu kia .v.v... Trước khi ngân hàng SVB Mỹ sụp đổ khoảng vài tháng gì đó, ông khuyên người ta mua cổ phiếu của SVB, và ông cũng phê phán cho rằng Bitcoin là "cục đá" không hơn không kém. Nhưng, SVB rơi rụng, giá Bitcoin (BTC) tăng lên mấy chục phần trăm.  2leluoi Nói thế không có nghĩa là Bitcoin sẽ tiếp tục tăng giá lên mãi mãi. Chẳng ai biết được. Có thể nay mai nó sẽ tụt xuống còn mười mấy ngàn cũng không chừng. Tiền số crypto dao động thăng trầm rất nhanh.

Nói về xiết chặt luật lệ với các ngân hàng thì cũng không khó thực thi lắm đối với chính phủ. Nhưng, nghiêm ngặt quá thì bị cho là độc tài, xâm phạm quá nhiều vào quyền tự do làm ăn, quản trị tài chánh riêng tư. Còn nới lỏng thì khi ngân hàng xảy ra chuyện sẽ bị chê trách là giới chức thẩm quyền giám sát lỏng lẻo. Ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười, ở hẹp người chê.

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
[-] The following 1 user Likes anattā's post:
  • TanThu
Reply
Sức mạnh

1. Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc.
2. Sức mạnh của nữ nhân là sự hờn dỗi.
3. Sức mạnh của kẻ cướp là vũ khí.
4. Sức mạnh của vua chúa là uy quyền.
5. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo (ujjhatti).
6. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hoá.
7. Sức mạnh của kẻ đa văn là thẩm sát (patisankhāna). 
8. Sức mạnh của bậc Sa-môn (xuất gia) là kham nhẫn.

(Kinh Tăng Chi Bộ -- Chương 8 Pháp)

---------------------------------------------------------------------
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
[-] The following 1 user Likes anattā's post:
  • TanThu
Reply





Tình Khúc Hiên Mây

Thơ: Toại Khanh
Nhạc: Nhị Tường
Trình bày: QS Tạ.

Dầu muốn dầu không
một ngày cũng qua
Dầu muốn dầu không
đời rồi quên ta

Dầu muốn dầu không
Tình sẽ phôi pha
Dầu muốn dầu không
Người rồi cũng xa

Nhớ ai tình phụ
Người tỉnh cười xòa
Người điên oà khóc
Dầu muốn dầu không
Ngày về đất lạnh
Gì cũng như pha!

Dầu muốn dầu không
Tóc sẽ sương pha
Dầu muốn dầu không
ta rồi sẽ già
Chuyện xưa ngày cũ
như áng mây qua
một chiều nào đó
hiu quạnh hiên nhà
người ngồi đối bóng
gõ bát cuồng ca
ai người tri kỷ
Giờ còn mỗi ta


Musical-note_1f3b5 
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
[-] The following 3 users Like anattā's post:
  • dulan, TanThu, TNNA
Reply





CHUÔNG VÀ LÁ

Thơ: Toại Khanh
Nhạc: Nhị Tường
Tiếng hát: Tạ Quang Sơn
Hoà âm: Anh Vũ
 
Rồi mai con nước xuôi về biển
quên chuyện rong rêu của một thời
người sẽ nguôi ngoai niềm mộng mị
của người và cũng của riêng tôi

Tôi ôm tục niệm về sơn tự
thả dần theo những tiếng chuông rơi
như tiếng lòng trao người quen cũ
đôi bữa quen nhau cũng một đời

Rồi những mùa thu vắng lá vàng
tôi trời phương ngoại dấu chim hoang
gót bụi xứ người mơ phố cũ
một bóng ven trời dám thở than

Về đâu, cũng cứ là non thẳm
bên cầu biên giới bóng chiều loang
nhặt lá rừng thông nhen chút lửa
ngó chuyện đời trong chút bụi tàn...
...
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
[-] The following 2 users Like anattā's post:
  • dulan, TanThu
Reply
Định bụng viết tiếp cảm tưởng của mình chút chút về Artificial Intelligence AI cho vui, nhưng chiều nay đầu óc hơi dã dượi, bần thần, lười... Đổi tông chuyển sang nghe nhạc cho khuây khoả một chút. Ngắm nhìn ánh tà dương chiếu rải xuống phía sau sân nhà, gợi lên trong tâm chút niềm tư lự, rồi liên tưởng đến vài ca khúc, và mình chọn nghe lại bài Yêu Em Giữa Đời Quên Lãng. Ca khúc này, theo mình cảm nhận thì có lẽ chỉ có chất giọng truyền cảm của nữ ca sĩ Diệu Hiền là hát hay nhất, diễn đạt được tâm tư, cảm xúc của bài hát. Nói cách khác, sáng tác này của nhạc sĩ Trường Sa dường như dành riêng cho cô. 






Musical-note_1f3b5 Musical-note_1f3b5 Musical-note_1f3b5
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
[-] The following 3 users Like anattā's post:
  • Mãi Yêu Thương, phai, Sophie
Reply
Năng lượng vô tận


Chiều một mình qua phố
Âm thầm không biết nhớ ai...

Chiều cuối tuần xỏ tay vào túi quần, đi lang thang lòng vòng trên phố ảo, vừa thả bộ vừa ngâm nga mấy lời nhạc, thì tôi đọc được một mẩu tin nhỏ tường thuật về cuộc trao đổi giữa Elon Musk và Joe Rogan trong chương trình The Joe Rogan Experience. Musk cho biết rằng, nguồn năng lượng vô tận ở trên bầu trời chúng ta đây, nếu chúng ta có thể xây dựng lắp đặt những tấm pin mặt trời trong một vùng có diện tích 10,000 dặm vuông (100 miles x 100 miles) thì nguồn điện năng có thể đủ dùng cho toàn nước Mỹ. Cũng nên biết là hãng Tesla đã thu mua công ty Solar City chuyên về sản xuất pin ứng dụng năng lượng từ mặt trời, nên lời tuyên bố của Musk đáng tin cậy. Và với gợi ý đó của Musk khiến cho những công ty về điện lực đặc biệt là các công ty chuyện về ứng dụng nguồn  năng lượng sạch miễn phí từ thiên nhiên như Wind và Solar Power sẽ có tiềm năng để xây dựng những khu vực to lớn để sử dụng nguồn năng lượng khổng lồ của mặt trời trong tương lai gần.  

Bản tin ngắn này làm cho tôi hứng khởi và liên tưởng vài điều.

Theo như gợi ý của Musk thì tôi nghĩ mỗi tiểu bang của Mỹ chỉ dành riêng chừng 200 dặm vuông để lắp những bảng pin mặt trời là chuyện có thể làm được trong tầm tay. Vì mỗi tiểu bang thì có nhiều tỉnh hay quận huyện, cứ mỗi thị xã hay huyện dành riêng một khu vực một, hai dặm là xong. Mà sử dụng nguồn điện từ năng lượng mặt trời thì giá thành rẻ, giảm khí thải ô nhiễm, giúp cho môi trường chúng ta sống trong lành. Gõ lộc cộc tới đây thì tôi nghĩ đến quê hương VN mình. Không biết trong nước có đủ nhận sự và tài lực để xây dựng những khu vực pin mặt trời để có thể dùng cho cả nước hay chăng? Tạm thời tôi tưởng tượng lạc quan là được.

Tương lai gần các quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc, hay các quốc gia khác sẽ không còn lệ thuộc nhiều vào nguồn dầu hoả từ Khối OPEC và Nga Sô chẳng hạn, nếu Mỹ hay những quốc gia đó đầu tư vào công nghệ sử dụng điện lực từ nguồn năng lượng vô tận của mặt trời. Đồng ý rằng, dầu hoả là nguồn kinh tế quan trọng của các nước Khối OPEC hay Nga Sô, nhưng nhiều lúc họ dùng dầu hoả như là những chiêu trò ma giáo, tiểu nhân bất chính để tạo thêm áp lực về chiến tranh, chính trị và kinh tế hay tài chánh đối các quốc gia tiêu thụ dầu hoả từ họ. Một ngày gần đây, khi mà năng lượng mặt trời, được các nước một thời lệ thuộc dầu hoả của OPEC hay Nga, tự do ung khai thác để dùng dư dả thì khi đó OPEC hay Nga sẽ không còn cớ để hống hách, hăm doạ, gây khó khăn này kia nữa. Và biết đâu đễn một thời điểm nào đó ở tương lai, sử dụng năng lượng từ dầu hoả sẽ thuộc về quá khứ, lịch sử...?!

Hy vọng giới chức thẩm quyền nhà nước, những công ty và chuyên gia về năng lượng, điện lực suy nghĩ về ý kiến của Musk để có thể ứng dụng nguồn điện năng miễn phí bất tận từ mặt trời.


*******

Cuối tuần nghe nhạc một chút cho thư thả...

Một mai em nhé, 
có nghe thu về,
trên hàng lá khô?




Musical-note_1f3b5 Musical-note_1f3b5 Musical-note_1f3b5
 
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
[-] The following 2 users Like anattā's post:
  • JayM, phai
Reply
(2021-10-25, 08:17 PM)Ech Wrote: Đúng là những câu chuyện đời thường. Lúc trước tui rất ngưỡng mộ gia đình người bạn. Họ tuyên bố họ chỉ gây lộn với nhau đếm được trên đầu ngón tay. Mà nào họ mới lấy nhau cho cam, họ đã lấy nhau tới 23 năm rồi. Anh chồng giỏi giang, tính tình hơi gàn, thuộc dạng trí thức, nói chuyện không bao giờ lớn tiếng. Cô vợ thông minh, lanh lẹ, cư xử khéo léo, chưa thấy làm mất lòng ai bao giờ. Quen thân với họ, sau 6 năm chung đụng gần như hàng tuần thì cuối cùng tui cũng nghiệm ra tại sao họ nói vậy: đúng là họ không gây gỗ, nhưng không có nghĩa là họ không có những bất đồng, những bất mãn, những uất ức. Dăm lần thấy bà vợ tức giận cực độ khi ông chồng bướng bỉnh chỉ làm theo ý anh ta những chuyện ngang chướng, nhưng vẫn không làm lớn chuyện mới hiểu được sức nhẫn nhịn của cô vợ này như thế nào. Là bạn bè, tui cũng thấy anh chồng làm nhiều chuyện cực kỳ trái khóa, không chấp nhận được. Cũng không biết sao bà vợ vẫn nhắm mắt làm ngơ, và bỏ qua. Cái gàn của người đàn ông lớn tuổi thì khỏi phải nói rồi. Công nhận hay thật. Nhưng như vậy, rỏ ràng đó là do công lao của bà vợ. Có thể ông chồng vẫn thấy được lỗi lầm của mình, vì anh ta là người thông minh. Chả biết nữa. Đôi lúc tui tự đặt mình vào vị trí của bà vợ, và tự nhủ, tui có thể chịu đựng được bao lâu???

Hôm nay tình cờ đọc lại post này của 2 năm trước. Tui muốn update câu chuyện trên.

Cách đây 1 năm, anh chồng trong 1 lần họp mặt với bạn bè, đã thằng thừng kể tội bà vợ đủ điều, còn phủ phàng nói nếu không bị ràng buộc bởi phép hôn phối của nhà thờ thì đã muốn chia tay với bà vợ sau 3 năm kết hôn. Và 6 tháng sau, người ta bắt gặp anh ta đi chơi với cô bạn thân của người vợ. Giờ thì họ đang làm giấy tờ ly dị nhau.

Như vậy, trong từng ấy năm lấy nhau, và không hề cãi lộn, cũng không hẳn là điều tốt chứ nhỉ?

Reply