Posts: 1,249
Threads: 26
Likes Received: 443 in 225 posts
Likes Given: 556
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
2021-10-23, 03:12 PM
Mở thread Chuyện Đời Thường để ghi lại những cảm nghĩ, suy tư qua những gì anatta đọc, thấy, nghe, và cũng như tập viết ra những gì mình tư tưởng. Những gì anatta viết là nói lên ý kiến, suy nghĩ, cái nhìn của mình và vì thế đôi khi đối nghịch lại quan niệm, suy nghĩ người khác, và như thế không có nghĩa chỉ trích hay phủ nhậnnhững ai không có tư tưởng giống như mình.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,249
Threads: 26
Likes Received: 443 in 225 posts
Likes Given: 556
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
Hạnh phúc là tiếng hát chơi vơi...
Hạnh phúc là một đề tài rộng lớn, biết bao sách vở, chuyên gia, văn nhân thi sĩ, và từ giới thượng lưu xuống đến người bình dân đều bà nói về nó. Nơi đây, mình xin lạm nói về suy nghĩ của mình thu hẹp lại trong phạm vi ý nghĩa của nó trong bài hát Ở Nơi Nào Em Còn Nhớ của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên.
Ta vui ta hát, năm mười phút sau là niềm vui đã qua rồi, đã trở thành dĩ vãng, nó là một thoáng qua, nay có mai không.
Câu "Hạnh phúc là tiếng hát chơi vơi" là nói về một tình yêu không thành trong bài hát. Yêu nhau mà không đến được cùng nhau, thì còn gì đau khổ cho bằng. Khi yêu thì hân hoan vui vẻ, khi chia cách đôi đường thì niềm vui rơi rớt đi. Nhưng, nếu yêu nhau mà đến được hôn nhân, có chắc là sẽ thường có hạnh phúc hay không thì chưa hẳn. Theo thống kê năm 2019 thì ở Mỹ tỉ lệ ly dị là 40%. Vậy số 60% còn lại thì có được bao nhiêu phần trăm gia đình thường có được niềm vui, hòa thuận, ấm êm thực sự.
Tuần vừa qua, không hiểu sao câu "hạnh phúc là tiếng hát chơi vơi" cứ lảng vảng trong đầu của anattā. Niềm vui thì không cảm thấy bao nhiêu, còn chuyện lo chuyện buồn gặp phải trong đời sống hằng ngày thì chẳng vơi đi.
Thứ Sáu tuần qua, nơi chỗ làm, anattā chứng kiến cảnh cô bạn đồng nghiệp người Ấn Độ kế cạnh bên khóc thúc thích. Hôm đó cô đến sở làm trễ chừng một tiếng rưỡi, anattā chào cổ thì thấy mặt cô buồn hiu, thì đoán là có chuyện không vui ở gia đình của cô rồi. Vì có đôi lần cô kể cho anattā nghe chuyện tranh cãi với chồng. Một lúc sau, thì một người bạn gái của cô, cũng là người Ấn độ, cùng làm chung chỗ làm đến hỏi thăm san sẻ. Rồi sau đó thì nghe tiếng khóc nức nở của cô. Lúc đó nghe tiếng khóc của cô, mình cảm thấy xót xa trong lòng làm sao. Mà đây đâu phải là lần đầu. Cứ thỉnh thoảng là thấy cô vào làm trễ và mặt buồn dàu dàu cũng vì có chuyện gây với ông chồng. Cô khoảng độ ba mươi mấy tuổi, khuôn mặt xinh xắn, có duyên, định cư ở Mỹ cũng chưa lâu lắm rồi lập gia đình, và bây giờ có hai đứa con, và tậu được một ngôi nhà. Thế đó, yêu và đến được cùng nhau, thành lập một tổ ấm với hai đứa con, có công ăn việc làm, không thiếu thốn, nhưng hạnh phúc hay niềm vui thì chông chênh. Cô đâu phải là người khó ưa, ngược lại là mẩu người vui vẻ, hoạt bát, ân cần, dễ mến; tôi và cô thỉnh thoảng nói chuyện vui đùa. Cả hai chúng tôi đôi khi thường tương trợ trong công việc lẫn nhau.
Một câu chuyện buồn khác về tình yêu và hôn nhân cũng ở chỗ tôi làm. Anh chàng kia người da đen, Ghana, khoảng hơn hơn 40 tuổi, đến Mỹ định cư cũng khá lâu. Hồi khoảng gần cuối năm vừa qua, anh bị vợ bỏ, và không chịu nổi cơn sốc bởi mất mát tình cảm, nên đã bị loạn tâm loạn trí, bất bình thường. Vào chỗ làm anh đi tới đi lui, ngơ ngơ ngác ngác, anh lẫn lộn lấy nhằm đồ của người này, người kia, khiến cho những người khác không thể làm việc được. Sở làm bắt buộc phải cho anh nghỉ ngơi ở nhà một thời gian dài để chữa trị. Khoảng bốn năm tháng sau, tình trạng tâm trí hồi phục đỡ dần đi, thì mới trở lại làm khoảng sáu tháng nay. Nhưng, anh vẫn chưa trở lại bình thương thực sự như trước. Cứ hai ba ngày là tôi thấy anh đi tới đi lui nhìn dáo dác năm mười phút, hoặc chỉ đứng một chỗ mà nhìn hướng này một hồi rồi nhìn hướng kia một chút, như là muốn tìm cái gì vậy, nhưng thật ra thì không phải. Thấy anh tội nghiệp, nhưng biết giúp làm sao bây giờ. Có vài người làm chung cũng cùng quốc gia của anh thì đôi khi họ đến hỏi han anh. Tình trạng của anh thì thuộc về bệnh tương tư, tâm bệnh, nên chỉ nhờ sự chăm sóc của y sĩ chuyên môn, chuyên gia tâm lý, và thời gian thì họa may từ từ tâm trí anh mới được phục hồi như xưa.
Yêu nhau và đến được cùng nhau đâu phải lúc nào đời sống của cả hai cũng thường xuyên hòa hợp hạnh phúc đâu. Hạnh phúc là tiếng hát chơi vơi...
*****
by danny cảnh.
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,537 in 718 posts
Likes Given: 1,686
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
Đúng là những câu chuyện đời thường. Lúc trước tui rất ngưỡng mộ gia đình người bạn. Họ tuyên bố họ chỉ gây lộn với nhau đếm được trên đầu ngón tay. Mà nào họ mới lấy nhau cho cam, họ đã lấy nhau tới 23 năm rồi. Anh chồng giỏi giang, tính tình hơi gàn, thuộc dạng trí thức, nói chuyện không bao giờ lớn tiếng. Cô vợ thông minh, lanh lẹ, cư xử khéo léo, chưa thấy làm mất lòng ai bao giờ. Quen thân với họ, sau 6 năm chung đụng gần như hàng tuần thì cuối cùng tui cũng nghiệm ra tại sao họ nói vậy: đúng là họ không gây gỗ, nhưng không có nghĩa là họ không có những bất đồng, những bất mãn, những uất ức. Dăm lần thấy bà vợ tức giận cực độ khi ông chồng bướng bỉnh chỉ làm theo ý anh ta những chuyện ngang chướng, nhưng vẫn không làm lớn chuyện mới hiểu được sức nhẫn nhịn của cô vợ này như thế nào. Là bạn bè, tui cũng thấy anh chồng làm nhiều chuyện cực kỳ trái khóa, không chấp nhận được. Cũng không biết sao bà vợ vẫn nhắm mắt làm ngơ, và bỏ qua. Cái gàn của người đàn ông lớn tuổi thì khỏi phải nói rồi. Công nhận hay thật. Nhưng như vậy, rỏ ràng đó là do công lao của bà vợ. Có thể ông chồng vẫn thấy được lỗi lầm của mình, vì anh ta là người thông minh. Chả biết nữa. Đôi lúc tui tự đặt mình vào vị trí của bà vợ, và tự nhủ, tui có thể chịu đựng được bao lâu???
Posts: 1,249
Threads: 26
Likes Received: 443 in 225 posts
Likes Given: 556
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
Tôi đoán có lẽ đôi vợ chồng anh quen biết đó là người theo đạo công giáo thì phải. Nếu đúng thì tôi nghĩ chắc đôi lúc người vợ dựa vào niềm tin, sự cầu nguyện, và nhẫn nhịn cho qua những chuyện bất bình đưa đến tranh cãi. Theo đạo công giáo thì không được phép ly dị, phải không?
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,537 in 718 posts
Likes Given: 1,686
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
(2021-10-26, 03:56 PM)anattā Wrote: Tôi đoán có lẽ đôi vợ chồng anh quen biết đó là người theo đạo công giáo thì phải. Nếu đúng thì tôi nghĩ chắc đôi lúc người vợ dựa vào niềm tin, sự cầu nguyện, và nhẫn nhịn cho qua những chuyện bất bình đưa đến tranh cãi. Theo đạo công giáo thì không được phép ly dị, phải không?
Thời buổi bây giờ thì dù theo đạo công giáo người ta cũng bỏ nhau hà rầm anh ơi. Nhưng thật thì cũng có rất nhiều người suy nghĩ rất lung trước khi quyết định ly dị, và dường như những người có niềm tin càng mạnh, thì chuyện ly dị lại càng ít xảy ra. Chuyện này tui thấy rất rỏ vì tui có sinh hoạt trong đoàn thể nhà thờ. Theo đạo công giáo, họ gọi là phó thác, khi có những vấn đề họ không giải quyết được, họ phó thác vào tay Chúa, và dường như họ cảm thấy bình an hơn sau đó, vô hình chung, họ lại cảm thấy bình tỉnh hơn và giải quyết được gút mắc của họ.
Posts: 1,249
Threads: 26
Likes Received: 443 in 225 posts
Likes Given: 556
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
Chút suy tư về chuyện Covid-19 Vaccine
1. Gần đây tôi có đọc một bài báo trên WashingtonPost tường thuật lại một lãnh đạo của Úc là Michael Gunner phản pháo thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz của Texas khi Ted Cruz chỉ trích vị thủ hiến đó bắt buộc những công nhân viên chức làm những công việc trong ngành công nghiệp phải tiếp xúc đối mặt với khách hàng, gồm có buôn bán lẻ, khách sạn, và giáo dục phải tiêm Covid-19 vaccine. Michael Gunner là thủ hiến của một vùng lãnh thổ xa xôi phía Bắc của Úc, là một thành viên của Đảng Lao Động trung tả. Lãnh thổ phía Bắc này là vùng đất rộng lớn, hẻo lánh, dân cư thưa thớt và tự quản, và cũng nơi sinh sống của nhiều người Úc bản địa, giống như những người thuộc các quốc gia đầu tiên trên toàn cầu.
Trong một tweet ngày 14 tháng 10, TNS Cruz đã chỉ trích rằng vị thủ lãnh Úc đó là kẻ độc tài chuyên chế về Covid-19 vaccine, đã xâm phạm Quyền tự do của công dân, thật hổ thẹn và đáng buồn.
Kế đó, thủ hiến Michael Gunner mới lên Tweet phê phán TNS Cruz là không biết gì về đất nước của ông, rằng đã 70 ngàn người dân ở Texas, Mỹ bị chết vì Covid-19, trong khi đó ở lãnh thổ của ông thì chưa có ai bị chết vì dịch Covid này. Hơn nữa, dân chúng cộng đồng của ông dễ bị nhiễm dịch nếu không tiêm chủng phòng ngừa để bảo vệ nền văn hóa lâu đời nhất trên hành tinh; trong 18 tháng qua, chỉ có đóng cửa 8 ngày; chúng tôi làm bất cứ gì cần thiết để bảo vệ cộng đồng của lãnh thổ tôi, và điều đó giúp chúng tôi "An toàn Và Tự do."
2. Tôi còn nhớ là năm vừa qua, cựu thống đốc thuộc đảng Cộng hòa của bang New Jersey là Christine ® đã bị nhiễm Covid 19 và sau khi xuất viện, ông đề nghị mọi người hãy tiêm chủng Covid vaccine.
3. Khoảng mấy tháng trước đây, vị Dân biểu đảng Cộng hòa thuộc bang Tennessee là David Byrd ®, 63 tuổi, sau khi tham dự một buổi tụ tập mà không có mang mask đã bị nhiễm Covid 19 và phải nằm trong bệnh viện với ống thở (ventilator) trong suốt 55 ngày. Gia đình ông đã chuẩn bị hậu sự tang lễ cho ông, nhưng may mắn ông đã sống sót, và sau đó thúc đẩy mọi người hãy đi tiêm Covid-19 vaccine. Ông nói, "Bệnh dịch đó sẽ giết chúng ta".
Có lẽ liệt kê những trường hợp bị nhiễm và chết vì Covid-19 thì vô số.
Những người như TNS Ted Cruz và đồng nghiệp cũng đều tiêm chủng Covid-19 vaccine đó chứ. Vậy câu hỏi được đặt ra là, chẳng lẽ những người có quyền lực như Ted Cruz, David Byrd, hay vị thủ hiến của Úc đều không biết là nếu tiêm Covid vaccine thì sẽ bị nhóm quyền lực đen nào đó điều khiển như robot người máy do nhóm Thuyết Âm Mưu đưa ra sao? Họ là những người có thẩm quyền có khả năng có được trong tay những thông tin nguy hại được tung ra bởi QAnon về Covid 19 vaccine chứ, phải không? Chỉ đơn cử ví dụ đơn giản như thế cũng thấy được rằng là nhóm Thuyết Âm Mưu phao tin nhảm nhí, độc hại, lường gạt người dân. Thế tại sao nhiều người tin theo những gì giả trá do nhóm Thuyết Âm Mưu tung ra? Câu trả lời là bởi do ý thức hệ đảng phái về chính trị, xã hội... Hễ là cùng ý thức hệ, cùng định kiến là tin ngay mà không cần suy nghĩ, và chẳng những thế còn tiếp tay gieo rắc những tin tức hư ngụy đó khắp nơi. Nói thiệt, đôi khi tôi đọc qua vài bài tin của QAnon thì giống như là đọc truyện Võ hiệp Kỳ tình của Kim Dung tiên sinh vậy.
Xin kết thúc đôi dòng suy nghĩ này với những lời của một nhà Xã hội học tây phương (tên của ông sẽ bổ túc sau).
• Phần đông quần chúng không bao giờ biết khao khát sự thật. Trước những sự thật hiển nhiên mà không vừa lòng họ, họ không thèm đoái hoài đến; trái lại, họ chịu tôn thần thánh sự dối trá lầm lạc, nếu sự dối trá lạc lầm ấy khéo làm vừa lòng họ. Kẻ nào khéo ảo hoặc họ, sẽ làm chủ họ được ngay rất dễ dàng; trái lại, kẻ nào phá tan ảo vọng họ, sẽ bị họ tru diệt không sai.
***
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,249
Threads: 26
Likes Received: 443 in 225 posts
Likes Given: 556
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
Hôm qua nơi vùng tôi ở mưa suốt ngày, mưa giăng khắp chốn và rồi để lại dư vị bầu trời âm u hầu như nguyên ngày hôm nay.
Mưa gió làm cho những chiếc lá thu vàng rơi rụng tả tơi khắp nơi trên mặt đất sũng ướt.
Và khiến tôi xao lòng nhớ đến bài hát Mưa Rừng, sáng tác của cố nhạc sĩ Huỳnh Anh
Hạt mưa nhớ ai, mưa triền miên...
Phải chăng mưa buồn vì tình đời?
Phải chăng mưa sầu vì lòng người?
...
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,249
Threads: 26
Likes Received: 443 in 225 posts
Likes Given: 556
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
Sự THĂNG HOA
Self-Actualization
Nhớ hồi còn trẻ đọc sách hay nghe người ta nói về "thăng hoa" cho đời sống bản thân thì tôi vẫn mơ hồ về ý nghĩa danh từ thăng-hoa, chỉ nghĩ là nó có nghĩa là cải tiến bản thân. Khoảng một hai năm trước, tôi có đọc vài bài của các chuyên gia cố vấn về tâm lý trong tình yêu và hôn nhân gia đình ở Mỹ này, thì bắt gặp danh từ Self-Actualization và ý nghĩa của nó, và tôi thấy chữ self-actualization dùng cho chữ “tự thăng hoa" hay tự hoàn thiện trong tiếng Việt rất thích hợp. Hẳn là hầu hết mọi người đều biết qua về đồ họa tam giác hay núi Maslow diễn bày năm (5) mức độ hay tầng để tiến tới hoàn thành sự thăng hoa của bản thân. Mà tầng thứ năm là ở đỉnh của tam giác hay núi Maslow là self-actualization, tự thăng hoa hoàn toàn hay tự hoàn thiện, tức là phát triển tối đa những tiềm năng tích cực bên trong mỗi người.
Một vài chuyên gia tâm lý cố vấn tình yêu và hôn nhân ở Mỹ sắp xếp biểu đồ đó lại thành ba tầng. Mức độ thứ nhất là nhu cầu về sinh lý và an toàn; kế là nhu cầu về tình yêu và sự sở hữu; nhu cầu sau cùng ở là lòng tự trọng và tự hoàn thiện chính mình. Ở đây tôi muốn ghi lại chút cảm nghĩ về biểu đồ "thăng hoa trong tình yêu và đời sống hôn nhân” này.
Theo đó, tầng nhứ nhất các nhu cầu đời sống vợ chồng như không khí chỗ ở, thức ăn, nước uống, sinh lý, sự an tâm về thể chất (bảo hiểm sức khỏe), an toàn về tài chánh. Có thực mới vực được đạo. Có no bụng, không lo âu về điều kiện vật chất, thì mới mong nghĩ tới hay làm những gì để cải thiện cho bản thân, cho vợ chồng. Vì còn lo lắng tới những nhu cầu căn bản này khiến cho vợ chồng không có thời gian để dành cho nhau, để hàn huyên tâm sự, để cảm được những quan tâm, ân cần, yêu thương lẫn nhau. Những cảm giác mệt mỏi do phải chu toàn ở mức độ thứ nhất này làm ô nhiễm tương quan vợ chồng.
Tầng giữa là nhu cầu về tình yêu lãng mạn giữa vợ chồng, dĩ nhiên gồm cả nhục thể. Hai người có nhiều thời gian ở bên nhau hơn ở nhà cũng như bên ngoài, đi dạo phố, đi giải trí, đi nghỉ mát. Tình yêu giữa hai người được vun đắp đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Và từ đó trải rộng sự thân thiện và thông cảm đến với bè bạn, với tha nhân. Sở hữu vật chất được ổn định. Ở giai đoạn này, vợ chồng cùng tìm hiểu nhau để trợ giúp xoa dịu hay làm lành những tổn thương quá khứ của tâm hồn nếu có, khẳng định bản thân, ý thức tự chủ, tự biểu hiện một cách cởi mỡ và thành thật. Sự tự trọng và tôn trọng lẫn nhau giữ vợ chồng cũng như đối với tha nhân được hình thành ở tầng hai này và tầng sau cùng.
Tầng sau cùng là cả hai vợ chồng cùng giúp đỡ lẫn nhau để mỗi người được tự chủ, tự thăng hoa hay phát triển những tiềm năng khẳng định của tự thân đến mức hoàn thiện nhất có thể được.
Tôi còn nhớ hai mẩu chuyện từ các chuyên gia về tình yêu và hôn nhân đó kể lại qua những buổi tư vấn cho thân chủ.
Jane có một đám cưới tuyệt vời. Lấy chồng được 15 năm, ngày nọ cô chợt cảm thấy đời sống vợ chồng sao nhàm chán, cô có cảm giác chồng cô, Robert, đang khiến cho cuộc sống của cô chai sạn, nhạt nhẽo, vô vị. Cô không còn nhận thức ra chính mình thực là ai nữa, ngoại trừ làm bổn phận người vợ và làm mẹ. Sau đó cô bắt đầu thay đổi đến nỗi chồng cô hết sức kinh ngạc, sự thay đổi lột xác của cô xảy ra trước mắt Robert từng ngày. Jane trở thành một chiến binh tinh thần, cô đi học tập các khóa yoga, tham dự các buổi hội thảo học hỏi cải tiến về tâm trí để tự thăng hoa (self-actualization) bản thân. Cô có thể nói không biết chán về các đề tài tự hoàn thiện và đường lối thực hành để đạt được sự hoàn thiện tự thân đó. Cô có ý định ly thân. Tuy nhiên, chuyên gia khuyên nhủ cô để phát triển cá nhân tốt đẹp hơn thì nên cùng sống với người mà cô yêu thương, tức là chồng cô, để cả hai cùng bổ túc nâng đỡ cho nhau.
Trường hợp thứ hai. Người vợ tâm sự với vị cố vấn tình yêu và hôn nhân rằng, “Chồng của cô, John là người đàn ông tuyệt vời. Là một người cha yêu thương gia đình, tôi thích và tôn trọng anh ấy, nhưng tôi cảm thấy mối quan hệ bị bế tắc, không thể trưởng thành phát triển bản thân, tôi không muốn phải chịu đựng trong 30 năm tới nữa với cuộc sống trì trệ nhàm chán như thế.” Và chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên bảo con đường tự hoàn thiện bản thân của mỗi người trong hôn nhân là cả hai dành thời gian và năng lực tình cảm để hiểu biết nhau và cùng thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân để tự hoàn thiện.
Như vậy, để đạt được sự thăng hoa cho bản thân thì bắt đầu từ những gì căn bản cần yếu trong đời sống từ nhu cầu vật chất kinh tế và thể xác, tiếp đến là vun đắp đậm đà thêm tình yêu vợ chồng, cũng như mở rộng tương giao tình cảm với thân hữu và với tha nhân, và sau hết là lòng tự trọng cùng những tiềm năng thiện lành ở tự thân; do đó trong hôn nhân cả hai vợ chồng phải cùng trợ giúp để tìm hiểu lẫn nhau, để thúc đẩy sự hoàn thiện, để thăng hoa đến mức có thể được những gì tốt đẹp trong mỗi người. Phải chăng đó là hạnh phúc thật sự mà chúng ta đi tìm kiếm? Một thân thể không đau trong một tinh thần không loạn là chân hạnh phúc của con người.
Trên tất cả đỉnh cao là sự bình yên.
Goethe
***
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,137
Threads: 24
Likes Received: 611 in 343 posts
Likes Given: 360
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Thuật ngữ "self-actualization", ông Nguyên Phong đã dịch ra là "thực hiện chân ngã" (trong sách Minh Triết Trong Đời Sống), tôi cảm thấy có gì đó chưa ổn lắm, dịch như anh là "thăng hoa bản thân" hay "tự hoàn thiện bản thân" có lẽ chính xác, dễ hiểu hơn. Có lần nhớ đâu đó, trong 1 cuốn sách hay cuộc phỏng vấn gì đó mà tôi khg nhớ rõ, Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV có nói rằng: "Mục đich của cuộc sống là đạt đến hạnh phúc" (The purpose of life is happiness). Lúc đó thì chưa có ý kiến, nhưng bây giờ thì tôi có lập trường rõ ràng, dứt khoát: yes, con người mong muốn [và nên] tìm cách đạt đến một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc, nhưng có hạnh phúc thì chưa đủ, mà còn cần tìm cách đạt đến sự self-actualization thì cuộc sống mới viên mãn, nếu khg thì trong thâm tâm vẫn cảm thấy thiếu cái gì đó. Nhưng nói cho cùng thì chắc cũng có những người khg cần hay care về vấn đề, nhu cầu này. Với họ thì có tiền bạc, cơm ăn áo mặc, má nhà che trên đầu, có vợ/chồng tốt, con ngoan, sức khỏe, ngoài giờ đi làm thì họ giải trí, trò chuyện với người nhà, bạn bè.. thì coi như cuộc sống đầy đủ rồi. Như trong cuốn sách "The Blue Zone: 9 Lessons For Living Longer" của tác giả Dan Buettner, một sách loại N.Y. Times best-seller, tôi còn nhớ trường hợp của một ông người Costa Rica, ông ta có cuộc sống rất đơn giản: có 1 job đủ sống, có gia đình êm ấm, cuối tuần chơi đá banh ở cái sân gần nhà, tán gẫu/tám với vài người bạn. Ông ta đâu có quan tâm để ý gì mục đích cuộc đời với lại tự thăng hoa, thăng bông chi cả nhưng ông cảm thấy cuộc đời của ông thật dầy đủ, thật hạnh phúc, nói cách khác ông tự cho rằng mình có "a good life".
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,537 in 718 posts
Likes Given: 1,686
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
Mỗi người trong chúng ta ai cũng khác, do hoàn cảnh sinh sống, trình độ văn hóa khác nhau mà. Như với XXX mà anh kêu phải chiêm nghiệm về cuộc đời theo con mắt của thầy Nho thì kêu nó đi chết còn sướng hơn Có thể thăng hoa có ý nghĩa là càng ngày càng có nhiều bông hoa tri kỷ không chừng
Posts: 1,137
Threads: 24
Likes Received: 611 in 343 posts
Likes Given: 360
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
(2021-10-31, 05:01 PM)TNNA Wrote: Nhưng nói cho cùng thì chắc cũng có những người khg cần hay care về vấn đề, nhu cầu này. Với họ thì có tiền bạc, cơm ăn áo mặc, má nhà che trên đầu, có vợ/chồng tốt, con ngoan, sức khoẻ, ngoài giờ đi làm thì họ giải trí, trò chuyện với người nhà, bạn bè.. thì coi như cuộc sống đầy đủ rồi.
Thì tôi có viết câu này rồi. Tôi chỉ trình bày quan điểm cá nhân thôi. Mình thích phở, chẳng lẽ cũng muốn ai cũng thích ăn phở như mình, nếu ai khg thích phở thì họ phí hết nửa cuộc đời hay sao ?
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,537 in 718 posts
Likes Given: 1,686
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
(2021-10-31, 05:11 PM)TNNA Wrote: Thì tôi có viết câu này rồi. Tôi chỉ trình bày quan điểm cá nhân thôi. Mình thích phở, chẳng lẽ cũng muốn ai cũng thích ăn phở như mình.
Oh, anh không thích phở? Ai, ai không thích phở? phai, phải không?
Posts: 6,775
Threads: 132
Likes Received: 4,478 in 1,898 posts
Likes Given: 2,181
Joined: May 2021
Reputation:
67
(2021-10-31, 05:11 PM)TNNA Wrote: Thì tôi có viết câu này rồi. Tôi chỉ trình bày quan điểm cá nhân thôi. Mình thích phở, chẳng lẽ cũng muốn ai cũng thích ăn phở như mình, nếu ai khg thích phở thì họ phí hết nửa cuộc đời hay sao ?
Anh thích phở và phở là thứ mà tất những sinh vật phàm phu được gọi là "gã" đều thích vì vậy nếu anh muốn "self-actualization" "hoàn thiện bản ngã" thì anh nên vượt lên trên để không thích phở nữa mà trở về thích cơm .
Ếch à, tôi vốn dễ ăn và đang đói bụng nên phở hay cơm nếu có tôi quất hết
Posts: 1,249
Threads: 26
Likes Received: 443 in 225 posts
Likes Given: 556
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
(2021-10-31, 05:11 PM)TNNA Wrote: Thì tôi có viết câu này rồi. Tôi chỉ trình bày quan điểm cá nhân thôi. Mình thích phở, chẳng lẽ cũng muốn ai cũng thích ăn phở như mình, nếu ai khg thích phở thì họ phí hết nửa cuộc đời hay sao ?
Theo như tôi hiểu biểu đồ tự hoàn thiện của mỗi người thì được thực hiện từng cấp độ. Thí dụ như mức độ thứ nhất là hình đã hoàn thiện được 30% hay 40%. Ít nhất mình phải có khả năng tự lo miếng ăn thức uống trước cái đã, rồi mới tính tiếp được. Ở mức độ thứ hai thì đã hoàn thiện được khoảng 60% hay 70%, thí dụ như ông gì ở Costa Rica mà thầy nho nhắc đến đó. Chẳng hạn như có người chỉ cần học y tá là đủ rồi, họ cảm thấy hài lòng hạnh phúc với nghề nghiệp đó. Tuy nhiên cũng có người muốn học lên thêm, muốn học làm bác sĩ mới thỏa mãn nguyện vọng của họ. Và nhờ thế mà mỗi khi chúng ta đau yếu, có vấn đề trục trặc sức khỏe thì bác sĩ là người sẽ giúp chữa lành bệnh cho chúng ta. Nói chung tùy theo quan niệm sống mỗi người mà có những ước muốn, khao khát chênh nhau.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 390
Threads: 60
Likes Received: 29 in 22 posts
Likes Given: 44
Joined: Dec 2017
Reputation:
18
(2021-10-31, 02:13 PM)anattā Wrote: Sự THĂNG HOA
Self-Actualization
Nhớ hồi còn trẻ đọc sách hay nghe người ta nói về "thăng hoa" cho đời sống bản thân thì tôi vẫn mơ hồ về ý nghĩa danh từ thăng-hoa, chỉ nghĩ là nó có nghĩa là cải tiến bản thân. Khoảng một hai năm trước, tôi có đọc vài bài của các chuyên gia cố vấn về tâm lý trong tình yêu và hôn nhân gia đình ở Mỹ này, thì bắt gặp danh từ Self-Actualization và ý nghĩa của nó, và tôi thấy chữ self-actualization dùng cho chữ “tự thăng hoa" hay tự hoàn thiện trong tiếng Việt rất thích hợp. Hẳn là hầu hết mọi người đều biết qua về đồ họa tam giác hay núi Maslow diễn bày năm (5) mức độ hay tầng để tiến tới hoàn thành sự thăng hoa của bản thân. Mà tầng thứ năm là ở đỉnh của tam giác hay núi Maslow là self-actualization, tự thăng hoa hoàn toàn hay tự hoàn thiện, tức là phát triển tối đa những tiềm năng tích cực bên trong mỗi người.
Một vài chuyên gia tâm lý cố vấn tình yêu và hôn nhân ở Mỹ sắp xếp biểu đồ đó lại thành ba tầng. Mức độ thứ nhất là nhu cầu về sinh lý và an toàn; kế là nhu cầu về tình yêu và sự sở hữu; nhu cầu sau cùng ở là lòng tự trọng và tự hoàn thiện chính mình. Ở đây tôi muốn ghi lại chút cảm nghĩ về biểu đồ "thăng hoa trong tình yêu và đời sống hôn nhân” này.
Theo đó, tầng nhứ nhất các nhu cầu đời sống vợ chồng như không khí chỗ ở, thức ăn, nước uống, sinh lý, sự an tâm về thể chất (bảo hiểm sức khỏe), an toàn về tài chánh. Có thực mới vực được đạo. Có no bụng, không lo âu về điều kiện vật chất, thì mới mong nghĩ tới hay làm những gì để cải thiện cho bản thân, cho vợ chồng. Vì còn lo lắng tới những nhu cầu căn bản này khiến cho vợ chồng không có thời gian để dành cho nhau, để hàn huyên tâm sự, để cảm được những quan tâm, ân cần, yêu thương lẫn nhau. Những cảm giác mệt mỏi do phải chu toàn ở mức độ thứ nhất này làm ô nhiễm tương quan vợ chồng.
Tầng giữa là nhu cầu về tình yêu lãng mạn giữa vợ chồng, dĩ nhiên gồm cả nhục thể. Hai người có nhiều thời gian ở bên nhau hơn ở nhà cũng như bên ngoài, đi dạo phố, đi giải trí, đi nghỉ mát. Tình yêu giữa hai người được vun đắp đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Và từ đó trải rộng sự thân thiện và thông cảm đến với bè bạn, với tha nhân. Sở hữu vật chất được ổn định. Ở giai đoạn này, vợ chồng cùng tìm hiểu nhau để trợ giúp xoa dịu hay làm lành những tổn thương quá khứ của tâm hồn nếu có, khẳng định bản thân, ý thức tự chủ, tự biểu hiện một cách cởi mỡ và thành thật. Sự tự trọng và tôn trọng lẫn nhau giữ vợ chồng cũng như đối với tha nhân được hình thành ở tầng hai này và tầng sau cùng.
Tầng sau cùng là cả hai vợ chồng cùng giúp đỡ lẫn nhau để mỗi người được tự chủ, tự thăng hoa hay phát triển những tiềm năng khẳng định của tự thân đến mức hoàn thiện nhất có thể được.
Tôi còn nhớ hai mẩu chuyện từ các chuyên gia về tình yêu và hôn nhân đó kể lại qua những buổi tư vấn cho thân chủ.
Jane có một đám cưới tuyệt vời. Lấy chồng được 15 năm, ngày nọ cô chợt cảm thấy đời sống vợ chồng sao nhàm chán, cô có cảm giác chồng cô, Robert, đang khiến cho cuộc sống của cô chai sạn, nhạt nhẽo, vô vị. Cô không còn nhận thức ra chính mình thực là ai nữa, ngoại trừ làm bổn phận người vợ và làm mẹ. Sau đó cô bắt đầu thay đổi đến nỗi chồng cô hết sức kinh ngạc, sự thay đổi lột xác của cô xảy ra trước mắt Robert từng ngày. Jane trở thành một chiến binh tinh thần, cô đi học tập các khóa yoga, tham dự các buổi hội thảo học hỏi cải tiến về tâm trí để tự thăng hoa (self-actualization) bản thân. Cô có thể nói không biết chán về các đề tài tự hoàn thiện và đường lối thực hành để đạt được sự hoàn thiện tự thân đó. Cô có ý định ly thân. Tuy nhiên, chuyên gia khuyên nhủ cô để phát triển cá nhân tốt đẹp hơn thì nên cùng sống với người mà cô yêu thương, tức là chồng cô, để cả hai cùng bổ túc nâng đỡ cho nhau.
Trường hợp thứ hai. Người vợ tâm sự với vị cố vấn tình yêu và hôn nhân rằng, “Chồng của cô, John là người đàn ông tuyệt vời. Là một người cha yêu thương gia đình, tôi thích và tôn trọng anh ấy, nhưng tôi cảm thấy mối quan hệ bị bế tắc, không thể trưởng thành phát triển bản thân, tôi không muốn phải chịu đựng trong 30 năm tới nữa với cuộc sống trì trệ nhàm chán như thế.” Và chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên bảo con đường tự hoàn thiện bản thân của mỗi người trong hôn nhân là cả hai dành thời gian và năng lực tình cảm để hiểu biết nhau và cùng thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân để tự hoàn thiện.
Như vậy, để đạt được sự thăng hoa cho bản thân thì bắt đầu từ những gì căn bản cần yếu trong đời sống từ nhu cầu vật chất kinh tế và thể xác, tiếp đến là vun đắp đậm đà thêm tình yêu vợ chồng, cũng như mở rộng tương giao tình cảm với thân hữu và với tha nhân, và sau hết là lòng tự trọng cùng những tiềm năng thiện lành ở tự thân; do đó trong hôn nhân cả hai vợ chồng phải cùng trợ giúp để tìm hiểu lẫn nhau, để thúc đẩy sự hoàn thiện, để thăng hoa đến mức có thể được những gì tốt đẹp trong mỗi người. Phải chăng đó là hạnh phúc thật sự mà chúng ta đi tìm kiếm? Một thân thể không đau trong một tinh thần không loạn là chân hạnh phúc của con người.
Trên tất cả đỉnh cao là sự bình yên.
Goethe
***
- KD
"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
|