Posts: 6,363
Threads: 98
Likes Received: 3,387 in 1,723 posts
Likes Given: 2,185
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Con đường xưa vẫn phải đi…
Tôi vốn mê nhạc vàng và “Con đường xưa em đi” cũng nằm trong số đó. Nhạc Vàng đã đưa tôi vào một cuộc đời thật khác đa phần người ta ở Miền Bắc sinh sau năm 1975. Nhạc vàng đã góp công lớn để “giải phóng” tôi khỏi những tháng ngày vô định. Và trong đó có “Con đường xưa em đi”.
Tôi đã từng nghe qua Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Như Quỳnh, Phượng Mai vv..ca bản này, mỗi người có một sự "đặc biệt" riêng. Hay chứ, chất chứ ! Đó là cảm giác của tôi. Và cảm giác đó cũng mang theo vào cả những mối tình học trò. Nhớ khi đó, học lớp 9 là đã biết yêu và ca nghêu ngao với nàng những “Hoa sứ nhà nàng”, “Con đường xưa em đi”, “Hoa mười giờ”, “Chuyện người thiếu nữ tên Thi”, “Chuyện hoa sim” vv…Cái thuở đó, chẳng biết cái “Con đường xưa” là con đường gì, chỉ biết đó là con đường mà nàng đi. Để rồi đến lúc vào đại học thì được nghe tin con đường đó đã đi lấy chồng. Buồn !
“Năm năm đại học có là bao
Anh về làng xóm nở hoa chào
Người yêu bồng con ra đón bác,
Đau lòng bác lắm mẹ cháu ơi…!”
Thế rồi cuộc đời nổi trôi đưa đẩy tôi vào giữa giòng đời đầy cám dỗ, danh vọng, bon chen, khổ đau nơi xứ “Thiên đường” cộng sản. Chợt có một ngày nghe lại “Con đường xưa em đi” mới biết rằng “Anh đã quên một dòng sông”…
Và cuộc đời cứ thế trôi đi, lúc rảnh café, lúc ngồi trong tù, lúc ngồi chờ vượt biên qua Thái, lúc rảnh rỗi lái xe tại Canada. Tôi lại hát nhạc vàng và trong đó có “Con đường xưa em đi”.
Đôi lúc tôi nghĩ, hát chỉ là để hát và con đường ấy đã đi mất rồi. Giờ là lúc cần tìm một con đường khác. Nhưng người ta lại phải khiến cho tôi viết một chút về con đường xưa mà em đã đi…
Nhạc sỹ Châu Kỳ viết nhạc bài “Con đường xưa em đi” vào năm 1968 với lời nhạc của Hồ Đình Phương. Với gốc gác là gia đình làm nghệ thuật ở Huế, nhạc sỹ Châu Kỳ đã viết cho mình rất nhiều ca khúc nổi tiếng như: “Áo Trắng màu vu quy”, “Được tin em lấy chồng” ,“Đón xuân này nhớ xuân xưa”. vv… mang âm hưởng Bolero sâu đậm. Nhưng ấn tượng nhất với người nghe vẫn ấn tượng nhất với “Con đường xưa em đi”.
Ấy thế nhưng cộng sản Việt Nam đã cấm bài hát đó không được lưu hành. Câu hỏi là Vì sao ? Vì sao lại có chuyện bi hài đó? Và sau đây là câu phỏng đoán của tôi…
Mở đầu bài hát, tác giả mô ta sự lãng mạn của một người lính VNCH:
“Con đường xưa em đi,
Vàng lên mái tóc thề,
Ngõ hồn dâng tái tê
Anh làm thơ vu quy,
Khách qua đường lắng nghe, chuyện tình ta đã ghi”
Anh lính vì yêu cô gái nên đứng bên đường làm thơ tán tỉnh nàng. Người qua đường thấy bài thơ lãng mạn và phải đứng lại lắng nghe anh lính trải lòng. Không gian được bài hát mở ra trong không khí yên bình của đôi lứa nơi hậu phương trước năm 1975. Và bên cạnh đó, tác giả muốn nói đến sự cảm thông của người dân với hoàn cảnh của người lính chiến khi không hề chê bai cách tỏ tỉnh hết sức đặc biệt của anh lính.
Bài hát tiếp theo với khung cảnh của những năm tháng chiến tranh trước năm 1975. Người lính lên tiền đồn, ra mặt trận để canh giữ bình yên cho Miền Nam. Người thiếu nữ trong bài hát ở lại hậu phương ngóng chờ:
“Những mùa trăng vu quy,
Vì mưa gió không về
Chiến trường anh bước đi
Có nàng hoen đôi mi, ngóng theo đường vắng hoe...
Hỏi còn ai cố tri”
Nàng khóc vì chờ người lính chiến, nàng khóc vì nhớ chàng, nàng khóc vì số phận của đất nước. Nàng ngóng theo con đường mà chàng đã ra đi và mong chờ chàng trở lại. Người con gái ấy cũng chờ người mà nàng cho là cố tri ấy trở lại trong khi anh lính VNCH vẫn “Chiến trường anh bước đi”. Đây là một hình ảnh đẹp tiêu biểu cho thời chiến chinh điêu linh trước 1975 mà người dân VNCH phải chấp nhận để giữ bình yên trước sự khủng bố, phá hoại của CSVN. Hình tượng “Mưa gió không về” là tiêu biểu cho nghệ thuật nhân hóa mà Châu Kỳ, Hồ Đình Phương muốn ví người lính VNCH như những cơn mưa gió mang theo thương yêu với người con gái hậu phương ra tiền tuyến.
Tiếp theo đó, tác giả lại nói đến nỗi nhớ từ phía người lính với hậu phương:
“Em ơi! nhìn gió lên khơi,
Lòng có trông vời một người xa cuối trời?
Nơi đây phiên gác canh dài, e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài
Em ơi! màu áo phong sương, mình ước huy hoàng được bàn tay chính nàng
Dâng hoa, dâng hết ân tình
Tình đến bao giờ”.
Người lính ấy trong mỗi canh gác đều nhìn theo mây bay, gió cuốn cuối trời trong chiếc áo đầy phong sương, khói súng vẫn nhớ về hậu phương nơi có nàng, nơi có con đường mà nàng vẫn đi như thuở xưa bên nhau. Nhạc sỹ Châu Kỳ, Hồ Đình Phương mô tả người lính ấy mong mỏi có một ngày về chiến thắng huy hoàng trước quân cộng sản để được đến bên nàng và được nàng trao những đóa hoa ân tình. Đến lúc đó thì sẽ có “tình đến bao giờ”.
Trong khổ cuối của bài hát, tác giả lại quay lại kỷ niệm xưa của đôi lứa:
“Hỏi đường xưa mà nhớ con đường xưa em đi
Thời gian có quên gì
Đá mòn kia vẫn ghi, ghi một đêm trăng thanh
Quán bên đường vắng tênh
Chỉ còn em với anh.”
Mối tình của đôi trai tài, gái sắc sẽ vượt qua chông gai, đạn thù để có nhau. Họ sẽ đi lại con đường xưa mà họ đã đi trong một đêm trăng đẹp. Họ chỉ cần bên nhau là đủ, họ sẽ ôm xiết vòng tay bên trong ngôi quán nhỏ ven đường.
Hai tác giả Châu Kỳ, Hồ Đình Phương đã mô tả khái quát cảnh thanh bình nơi hậu phương miền nam trước 1975, khung cảnh miền nam vướng vào chiến tranh liên miên thông qua cảnh chia ly, chinh chiến của người lính VNCH mà kẻ thủ ác là CSVN. Đôi lứa đang yên bình phải chia cách cũng là lỗi của giặc cộng. Vì thế mà đảng CSVN không thể không cấm bài hát đã tố cáo tội ác phá hoại cuộc sống yên bình của miền nam trước 1975.
Chưa hết, bài hát “Con đường xưa em đi” được viết vào năm 1968, đó là thời điểm sau tết mậu thân 1968. Tác giả đã viết để cổ vũ tinh thần chiến đấu của người lính VNCH trong tết mậu thân. Điều đó một lần nữa gợi lên tội ác giết người hơn 5000 người dân Huế vộ tội của đảng CSVN. Vì thế mà đảng phải cấm.
Cuối cùng, con đường mà những người lính VNCH đã đi qua mà bài hát ám chỉ không chỉ có là con đường dệt mộng mà là cả những con đường xây bằng máu và nước mắt của họ như: An Lộc với con đường 13 máu lửa, Đường 9 Nam Lào, Đại Lộ Kinh Hoàng 1972, hay đường 7B đầy tủi hận, đường ra biển đông đầy sóng dữ…Tất cả là sự oai hùng lẫn đau thương của quân lực VNCH. Vì thế mà CSVN không hề muốn ai biết tới.
CSVN sợ người dân nhớ thương về VNCH, về nhạc vàng và những con đường hùng tráng, bi thương của quân dân VNCH. Đảng sợ điều đó vì điều đó là kẻ thù của đảng độc tài hiện này. Vì thế, đảng phải cấm.
Nhưng…Những con đường xưa em đi dù có thơ mộng, hùng tráng hay bi thương thì vẫn là con đường phải đi tiếp cho ngày hôm nay. Đảng càng cấm, con đường xưa vẫn tiếp tục đi vì con đường đó là con đường mang linh hồn của cả một dân tộc với đầy rẫy bi tráng, kiêu hùng và cả đau thương trong mình.
Dân tộc Việt Nam sẽ phải đi tiếp những con đường xưa vẫn đi…
Đặng Chí Hùng
30/03/2017
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,363
Threads: 98
Likes Received: 3,387 in 1,723 posts
Likes Given: 2,185
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Sự khác biệt tư duy
1. Người Việt từ nhỏ được dạy phải vâng lời cha mẹ. Người Phương Tây từ nhỏ được dạy cách suy nghĩ độc lập.
2. Người Việt tới trường thì được dạy phải yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Người Phương Tây tới trường là để học chứ không bị bắt phải yêu ai cả.
3. Người Việt khi học thì được dạy học thuộc lòng. Người Phương Tây khi học thì được dạy phải suy luận và đặt câu hỏi.
4. Người Việt ra ngoài đời thì được dạy phải ôn hoà, sống theo lối “ai sao thì mình vậy.” Người Phương Tây thì được khuyến khích làm chính mình, sống độc lập.
5. Người Việt về mặt chính trị thì được dạy là phải tuân thủ chính quyền. Người Phương Tây thì chỉ coi chính quyền là đại diện cho người dân.
6. Người Việt khi có ai nói ý kiến khác mình thì cảm thấy khó chịu. Người Phương Tây khi ai nói khác mình thì lắng nghe.
7. Người Việt khi tranh luận thì chửi là chính. Người Phương Tây khi tranh luận thì nói chuyện bài bản.
8. Người Việt khi bị ai đó chỉ trích là ghét luôn người đó. Người Phương Tây khi bị ai đó chỉ trích thì coi đó là ý kiến để tiến thân.
9. Người Việt khi sai thì chối tới cùng. Người Phương Tây khi sai thì nói “tôi xin lỗi.”
10. Người Việt thì tự cao về bản thân. Người Phương Tây thì dù có 20 năm kinh nghiệm nhưng vẫn khiêm tốn.
Lượm
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,363
Threads: 98
Likes Received: 3,387 in 1,723 posts
Likes Given: 2,185
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Có một kiểu tôn trọng, gọi là đóng cửa “sau 3 giây”.
Nhà tôi có một cái máy giặt, lúc xả nước ra, nghe thấy tiếng lách cách, rất ồn. Nhân viên bảo trì đến mở ra xem, thì ra là có một đồng tiền xu kẹt ở bên trong.
Lấy tiền xu ra xong, nhân viên bảo trì tiện tay vệ sinh máy giặt luôn, và nói rằng máy giặt sau một thời gian là phải làm vệ sinh, nếu không sẽ sinh ra vi khuẩn, vi khuẩn bám vào quần áo mặc vào sẽ không tốt cho sức khỏe.
Sau khi máy giặt được sửa xong, người thợ này mang thùng đồ nghề đi ra khỏi cửa, chào tạm biệt tôi rồi đi về.
Tôi không đóng cửa ngay lập tức, mà đứng vịn vào đầu cầu thang chờ cho đến khi anh ấy đi xuống hết cầu thang, rồi mới nhẹ nhàng đóng cửa vào.
Tại sao lại như vây?
Đóng cửa sau 3 giây, sẽ tạo cho người khánh cảm nhận được sự tôn trọng. Bởi vì nếu người khách vừa bước ra, từ phía sau nghe thấy phập một tiếng thì một cảm giác hụt hẫng sẽ lập tức xuất hiện.
Thói quen đóng cửa sau 3 giây này là thói quen tôi học được từ một vị khách hàng 3 năm về trước.
Lần đó bởi vì công việc khá gấp, nên cuối tuần tôi vẫn phải đến nhà khách hàng lấy một số tài liệu.
Khi chân tôi vừa mới bước ra khỏi nhà khách hàng, ở phía sau liền nghe thấy tiếng đóng cửa “phập”!
Tiếng động đó làm tôi thấy hụt hẫng…
Tôi tin rằng không phải là khách hàng cố ý, nhưng, cho dù nghĩ như vậy, thì việc đóng ở đằng sau tôi trong chớp nhoáng vẫn khiến tôi cảm thấy một sự lạnh lẽo.
Tôi có cảm giác như mình không “được tôn trọng”.
Nhà văn người Nga Ivan Sergeyevich Turgenev, có một lần vào một buổi chiều mùa đông, ông đi tản bộ ở khu vực gần nhà mình.
Đột nhiên có một người ăn mày lớn tuổi quần áo tả tơi, quỳ rạp xuống đất, chìa bàn tay vừa dơ bẩn vừa hôi hám về phía ông, nói: “Thưa ngài, ngài có thể cho tôi xin một chút đồ ăn được không ạ?”.
Ivan Sergeyevich Turgenev nhìn người ăn mày thân thể gầy yếu, rồi lục túi quần túi áo của mình xem có còn chút bánh quy hoặc bánh mì nào để cho ông lão này không.
Một lúc, ông mới nhớ ra là không có mang theo đồ ăn. Lúc đó ông cảm thấy thật có lỗi, khuôn mặt đỏ bừng cả lên.
Ông ngồi xổm xuống, nắm chặt bàn tay ông lão ăn mày, thành khẩn nói: “Ông bạn, thật xin lỗi, vì tôi không có chút đồ ăn nào để cho ông”.
Không ngờ, ông lão này liền lập tức đứng dậy, nắm lấy tay của Ivan Sergeyevich Turgenev, mặc dù nước mắt đã chảy ràn rụa, nhưng ông vẫn mỉm cười trả lời: “Xin cảm ơn ngài, như vậy là đã đủ rồi”.
Từ trước đến giờ ông lão ăn mày này chưa bao giờ gặp được người nào tôn trọng ông như Ivan Sergeyevich Turgenev, không xa lánh ông, mà ai còn nắm tay ông gọi ông là “ông bạn”.
Vì thế, ông lão ăn mày nghĩ không có đồ ăn thì cũng không sao, sự tôn trọng và thiện ý này với ông đã là đủ lắm rồi.
Lê Hiếu, dịch từ Cmoney
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,363
Threads: 98
Likes Received: 3,387 in 1,723 posts
Likes Given: 2,185
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Đụng phải thì tặng thiên lý mã tiễn cho nhanh, kg chịu chấm dứt thì trách mình chứ đừng than.
...
LẤY NHẦM CHỒNG!
Anh là một người đàn ông thành đạt nhưng gia trưởng. Ở thời điểm cưới nhau, anh đã là chủ một công ty riêng với 30 nhân viên dưới quyền. Một người từng đi tu nghiệp nước ngoài không ngờ lại vô cùng gia trưởng. Điều này tôi chỉ biết sau khi đã kết hôn.
Anh ấy không động tay chân vào việc nhà. Bất cứ việc gì từ nhỏ tới lớn đều một tay tôi mó vào. Nhà có hỏng cái công tắc thì tôi cũng phải là người tự sửa hoặc gọi người mà sửa dù anh chỉ ngồi đó nghỉ ngơi không làm gì. Cũng đi làm ngày 8 tiếng chứ không phải chỉ ngồi nhà ăn bám, nhưng khi tôi về nhà là anh ấy lúc nào cũng buông câu: "Thay quần áo nhanh rồi xuống nấu ăn!". Dù anh chẳng cần nói thế, tôi cũng tự khắc sẽ làm. Nhưng nghe lời ra lệnh ấy, tôi thấy chán và ức vô cùng.
Có lần anh ấy về đến đầu ngõ, gặp tôi đang nói chuyện với hàng xóm. Không chào người ta thì thôi, anh buông câu: "Buôn nhanh rồi còn về cơm nước, giờ này còn đứng đây làm gì?". Hôm nào bận bịu, tôi chưa kịp mang quần áo đi giặt, anh vỗ mặt ngay: "Quần áo không đem giặt đi, để đầy đây rồi ai làm?!". Nấu cơm xong, tôi sắp mâm cơm, vừa chạy vào nhà vệ sinh rửa cái tay, anh bước xuống đã làu bàu: "Nấu xong thì phải bảo người ta xuống ăn chứ, bụng thì đói mà nằm chờ suốt không thấy ai gọi!". Ngày nghỉ tôi có ngả lưng một xíu thì như một thói quen, anh cũng phải dội cơn bực tức vào tôi: "Được ngày nghỉ thì lại nằm dài, nhà bao việc không làm thì để ai?"...
Cứ thế, cuộc sống của tôi vô cùng ngột ngạt. Anh gia trưởng và hằn học trong từng câu nói. Nhiều lúc tôi nghĩ cần phải tìm cách nói để anh thay đổi. Nhưng vừa động đến vấn đề giao tiếp vợ chồng nhẹ nhàng ngọt ngào thì anh buông ngay câu: "Già rồi, trẻ với ai nữa mà ngọt với ngào!". Từ đấy, tôi chấp nhận anh ăn nói cộc lốc như vậy. Nhưng tất cả những điều đó cứ giết dần tình yêu trong tôi. Nó đồng thời cũng nuôi lớn ý định ly hôn để giải phóng bản thân khỏi người đàn ông gia trưởng ấy.
Nhiều lúc tôi ước, giá thời gian quay trở lại, tôi sẽ không vội vàng như vậy nữa. Tôi sẽ phải tỉnh táo hơn khiến mình phải trả giá như hiện tại.
Lượm
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 2,748
Threads: 1
Likes Received: 2,446 in 1,374 posts
Likes Given: 5,332
Joined: Feb 2021
Reputation:
71
Posts: 6,363
Threads: 98
Likes Received: 3,387 in 1,723 posts
Likes Given: 2,185
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
NỬA ĐỜI NGƯỜI
Qua nửa đời người trẻ gì nữa đâu
Tóc đã phai màu Xuân xanh bạc phếch
Dư dả hiểu đời đúng - sai - khớp - lệch
Biết thả nụ cười khuất lấp chua cay
Biết đong niềm vui trong những hao gầy
Chẳng còn đọa đày bản thân thêm nữa
Tin rằng gió trời cuốn đi lời hứa
Nên không đợi chờ mật ngọt yêu thương
Tự mình vững tin trên những cung đường
Được - mất- hơn - thua chẳng bận tâm quá
Chuyện ở thế nhân đâu hoàn hảo cả
Bóc mẽ mà chi... gian dối tình người!
Dẫu lòng buồn đau ... vẫn nhoẻn miệng cười!
Khóc chỉ làm cho chân chim hằn vết
Chi bằng bình tâm đi qua mỏi mệt
Nông nổi không còn sau những trầm luân
Cũng có đôi lần nuối tiếc thanh Xuân
Trách cứ bản thân một thời ngây dại
Đánh cược tình yêu sẽ là mãi mãi
Gieo trọn niềm tin đổi mấy cung sầu
Đã qua cả rồi sóng gió bể dâu
Hong nỗi buồn đau ngàn lần có lẻ
Đi hết nửa đời ta đâu còn trẻ
Lặng lẽ thâm trầm trước những đong đưa
Biết vờ làm ngơ khi thấy dối lừa
Không để bản thân chìm trong ảo mộng
Lời nói yêu thương dễ gì rung động
Sợ đổi ngọt ngào lấy những tái tê
Lấp lánh ... lung linh chẳng phải pha lê
Bởi nó chính là Lệ đời ngang trái
Nên bốn mươi rồi ... không còn khờ dại
Vững chãi an bình giữ nụ cười xinh...!
ĐAL
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,363
Threads: 98
Likes Received: 3,387 in 1,723 posts
Likes Given: 2,185
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 2,748
Threads: 1
Likes Received: 2,446 in 1,374 posts
Likes Given: 5,332
Joined: Feb 2021
Reputation:
71
Posts: 6,363
Threads: 98
Likes Received: 3,387 in 1,723 posts
Likes Given: 2,185
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2023-03-13, 06:40 PM)TTTT Wrote: Mình thấy ở VN bây giờ đàn bà cũng có giá lắm á Kỳ. Hồi thời mình vừa mới lớn, ở bên VN (trong xóm mình) đàn bà rất sợ lỡ thì, sợ bị chồng bỏ (ly dị ) vì sợ thiên hạ cười gia giáo vô phước nên mới sanh ra con gái bị chồng bỏ, nhưng giờ mình nghe bà chị kể là trong xóm mình giờ người ta ly dị ì xèo luôn! Tới đến đỗi mấy người chồng dù có máu cà chớn cở nào cũng sợ bị bà vợ đòi ly dị hết á!
Bởi vậy là phụ nữ quan trọng nhất là phải yêu quý bản thân mình, chỉ như vậy thì mới chọn người biết yêu mình quý mình, xứng với tình yêu của mình trao ra. Ngày xưa còn lãng mạn "yêu vô điều kiện", nhưng thực tế là kg có gì là vô điều kiện hết. Tình yêu của mình với con cái cũng kèm theo điều kiện là răn dạy tụi nó sống phải biết gratitude, appreciate người thương yêu chúng. Be Thankful! Tình yêu chồng vợ cũng vậy, appreciate và quý trọng lẫn nhau thì ngày nào nhà cửa cũng vui vẻ, tối đi ngủ kg có trằn trọc mang cục tức trong bụng thì sáng dậy líu lo "life is beautiful".
Ở ngoài có nhiều ông (may là chỉ số ít) quen thói kiểu làm cha làm ông nội thiên hạ, người ta tốt với mình thì nghĩ là mình là ông hoàng nên bắt buộc người ta phải cư xử tốt với mình chứ kg mở óc ra mà nghĩ rằng mình được người khác đối tốt vì họ tốt bụng thì mình cũng nên cư xử tốt lại cho trọn vẹn cái tình cái nghĩa. Hoặc giả có ông còn trời thần trời ơi đất hỡi hơn, nhận được sự tử tế của người khác thì dõng miệng, "tại ngu tốt với tui chứ tui đâu bắt buộc."
Kỳ đơn giản và thực tế lắm, actions speak louder than words.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,363
Threads: 98
Likes Received: 3,387 in 1,723 posts
Likes Given: 2,185
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
'Tị nạn' là kị huý?
Chẳng rõ tại sao báo chí Việt Nam khi viết về hai diễn viên Quan Kế Huy và Hồng Châu đều không hề đề cập đến nguồn gốc 'tị nạn' của họ. Có báo sửa tài tử Quan Kế Huy từ 'gốc Việt' thành 'gốc Á' hay 'gốc Hoa'.
Ít ai chú ý rằng trong danh sách được đề cử giải Oscar năm nay còn có tên của một minh tinh khác cũng gốc Việt: Hồng Châu. Cô ấy cũng là một người tị nạn. Hồng Châu (hình), theo các trang điện ảnh Mĩ, sanh ra ở trại tị nạn Thái Lan vào năm 1979. Trang wiki mô tả chuyến vượt biên đầy nguy hiểm: "Năm 1979, gia đình cô là một trong số những thuyền nhân rời bỏ đất nước, xuyên suốt chặng đường vượt biên, bố cô bị bắn đến suýt chết trong khi mẹ đã mang thai cô được sáu tháng."
Gia đình Hồng Châu được một nhà thờ Công giáo bảo trợ và định cư ở New Orleans. Cô ấy theo học điện ảnh ở ĐH Boston, và theo đuổi sự nghiệp màn bạc cho đến nay. Ngoài những giải thưởng lớn trước đây, được đề cử giải Oscar là một vinh dự và một thành tựu đối với Hồng Châu.
Báo chí Việt Nam có những bài viết về Hồng Châu và Quan Kế Huy, nhưng điều đáng chú ý là họ tránh đề cập đến nguồn gốc tị nạn của họ. Những bài viết nhân dịp họ được đề cử hay nhận giải thưởng chỉ viết chung chung như 'sang Mĩ định cư'. Chẳng hạn như đối với Quan Kế Huy, có báo viết như sau: "Quan Kế Huy là diễn viên gốc Việt, còn được biết đến với nghệ danh Jonathan Ke Quan. Nam diễn viên sinh ra tại Sài Gòn vào năm 1971 nhưng sớm cùng gia đình di cư sang Mỹ từ năm 1975." (Thật ra, anh ta cùng thân phụ vượt biên vào năm 1978).
Một số báo thoạt đầu đề cập đến Quan Kế Huy là 'diễn viên gốc Việt', nhưng một ngày sau thì đổi thành 'gốc Á' hay 'gốc Hoa'.
Động thái của báo chí Việt Nam liên quan đến Quan Kế Huy và Hồng Châu rất khác với trường hợp ca sĩ Sangeeta Kaur (Mai Xuân Loan), người mới được trao giải thưởng âm nhạc Grammy danh giá. Báo chí Việt Nam có vẻ rất tự hào về cô ấy như là một 'người gốc Việt'. Cha mẹ cô ấy là người Việt tị nạn, và cô ấy sanh ra và lớn lên ở Mĩ.
Có lẽ điều khác nhau giữa hai người là Quan Kế Huy nhắc đến thân phận tị nạn của mình trước thế giới. Câu chuyện thuyền nhân tị nạn vào thập niên 1970 và 1980 là một chương sử lớn và tan thương của dân tộc. Gần đây, chánh phủ Việt Nam kêu gọi mấy người làm phim ở Nam Hàn là hãy tôn trọng lịch sử. Tôi thiết nghĩ nếu mình kêu gọi người ngoài tôn trọng lịch sử thì mình trước tiên hãy tôn trọng lịch sử của nước mình.
Sự thật là báo chí phương Tây vẫn ghi anh ấy là một diễn viên Mĩ gốc Việt (“Vietnamese-born American actor”) có cha mẹ gốc Hoa. Anh ấy sanh ở Sài Gòn vào năm 1971, và chắc từng mang quốc tịch Việt Nam trước khi vượt biên tìm tự do. Anh ấy mang một cái tên rất Việt: Huy. Anh ấy nói tiếng Việt. Khi sang Mĩ, gia đình anh ấy sống trong khu đông người tị nạn gốc Việt. Do đó, cách báo chí Mĩ và phương Tây đề cập đến anh ấy như là một diễn viên Mĩ gốc Việt theo tôi là bình thường.
Những tranh cãi về ‘Người Mĩ gốc Việt’ và ‘Người Mĩ gốc Hoa’ không thể làm lu mờ sự thật: anh ấy là người tị nạn từ Việt Nam.
Tôi nghĩ thế giới chú ý đến anh ấy vì thân phận tị nạn, chứ không vì anh là người gốc Việt hay gốc Hoa. Tôi nghiệm ra là đối với người phương Tây, những chữ như 'tị nạn' và 'tìm tự do' có thể gây cảm xúc rất mạnh. Có lẽ từ trong tiềm thức, những người sanh ra và lớn lên trong những nước có lịch sử tương đối 'trẻ' như Mĩ và Úc, họ nhìn người tị nạn đi tìm tự do như là tấm gương phản chiếu của những thế hệ ông cha đầu tiên cũng đi tìm tự do và vươn lên từ nghịch cảnh.
Cuộc đời và sự nghiệp của Quan Kế Huy là khá tiêu biểu của những người đi tìm 'Giấc mơ Mĩ'. Đó là giấc mơ được sống trong một xã hội tôn trọng các giá trị như dân chủ, nhân quyền, tự do và bình đẳng; là môi trường mà trong đó mọi người -- bất kể xuất thân từ thành phần nào -- đều có thể thành công, có cuộc sống tốt đẹp hơn, đầy đủ hơn, thịnh vượng hơn qua làm việc chăm chỉ.
Tuyệt đại đa số người tị nạn Việt Nam, bất kể là người gốc Hoa hay 'Việt thuần tuý', đến Mĩ thời thập niên 1970 và 1980 đều nghèo hay rất nghèo. Có rất nhiều người đến Mĩ với hai bàn tay trắng sau một cơn biến động lịch sử. Họ không biết tiếng Anh. Ấy vậy mà họ đã sống sót, ổn định, và vươn lên. Theo tôi biết, có nhiều văn nghệ sĩ gốc Việt tị nạn đã thành danh ở Mĩ, dù họ ít khi nào nhắc đến quá khứ tị nạn của mình. Không nhắc đến không có nghĩa là quên.
Những người từ Việt Nam đến Mĩ sau này không thể nào cảm nhận được những khó khăn của người tị nạn thời đó -- và điều này cũng dễ hiểu vì họ không được dạy về chương sử đau buồn thời đó. Nhưng họ nên biết rằng người ta có câu "Những kẻ nào quên lịch sử sẽ bị buộc lặp lại lịch sử" (Those who forget their history are condemned to repeat it.)
Ngày nay, có khá nhiều người Việt Nam xin đi định cư ở các nước như Mĩ, Úc, Canada bằng tiền. Những người có nhiều tiền có thể thành đạt ở nước ngoài nhưng họ không bao giờ nhận được sự ngưỡng phục như những thuyền nhân thành đạt như Quan Kế Huy. Điều này đặc biệt đúng ở các xã hội như Mĩ và Úc, có lẽ họ (những người vươn lên từ nghịch cảnh) là hiện thân của Giấc mơ Mĩ, còn những người giàu có thường bị công chúng nhìn với sự nghi ngờ của Honore de Balzac ("Đằng sau mỗi tài sản kết xù đều là một tội ác").
Nguyễn Tuấn
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,363
Threads: 98
Likes Received: 3,387 in 1,723 posts
Likes Given: 2,185
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
NẾU ĐÃ QUEN VỚI SỰ UỂ OẢI, BẠN SẼ KHÔNG BIẾT ĐẾN HƯƠNG VỊ CỦA SỰ TỰ DO
Không biết bạn đã từng nghe câu chuyện buồn về những chú voi được nuôi trong rạp xiếc chưa? Từ nhỏ, người ta đã buộc chân chúng bằng một sợi dây thừng rồi quấn quanh một chiếc cọc được đóng sâu xuống đất. Lúc đầu, chúng sẽ dùng hết sức bình sinh để thoát ra nhưng chiếc cọc vẫn không hề lung lay. Một ngày, hai ngày, ba ngày... thế rồi dần dần chúng cũng bỏ cuộc. Thời gian lại tiếp tục trôi và khi những chú voi đã trưởng thành, cho dù bạn có cởi bỏ dây trói, thì đừng nói đến việc trốn chạy, chúng thậm chí còn chẳng di chuyển ra khỏi phạm vi bị trói trong mấy năm liền.
Có rất nhiều người vì mãi luẩn quẩn trong những hoàn cảnh không thể né tránh hay không thể khắc phục được, nên dù có tài năng vượt trội hơn người cũng chẳng thể nào phát huy được một cách trọn vẹn. Ngay cả khi họ hoàn toàn có đủ khả năng để thoát ra khỏi hoàn cảnh đó bằng chính năng lực của mình đi chăng nữa. Người ta gọi những trường hợp như thế này là chứng uể oải do đã quen với trạng thái phó mặc số phận.
Thầm Thì
PS. Sau những ngày tuyết băng mưa phùn hôm nay hoa nở khoe hương sắc ở London.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,363
Threads: 98
Likes Received: 3,387 in 1,723 posts
Likes Given: 2,185
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
MẶT TRỜI NHẬP NHOẠNG TỐI
Những đôi mắt nhìn thẳm vào hư không
Và hy vọng trở thành màu đen của bóng tối
Có thứ gì đó trỗi mọc lên từ những hốc đá
Hình chăng là các ngôi mộ
Văng vẳng thêm cả một tiếng cười
Thoát bung giữa những bóng người mục rữa
Ta đi ra từ dòng sông đã không còn chảy
Vốn tự hào sừng sững suốt ngàn năm
Đôi tay lạnh ngắt của nỗi đời cay độc
Với chạm bóp nghẹt tim đau
Thế rồi tất cả những bàn chân run rẩy bỏ cuộc
Giữa đêm nghĩa địa hoang tàn
Hơi thở hổn hển của những kẻ sợ chết
Đã thổi bay cả những thiên đàng tuyệt vĩ
Thượng đế bỗng như ngừng thở
Và loài người giết chóc trước tham cầu điển linh
Nhưng lại xây lên những ngôi đền của quỷ
Chúng hồ hởi xé xác lẫn nhau
Để phô trương sức mạnh uy quyền
Và nuôi bẫm những linh hồn huỷ diệt
Những họng mắt đỏ au rảo hoạt lanh láu
Ném vào nhau tất thảy nỗi hận thù
Được ráp nối bằng những sợi xích yêu thương
Được tưới tắm bằng lòng nhân đạo ướt sũng
Được gieo trồng trên vũng lầy đầy ắp khoan dung
Những nụ cười sang trọng ướp trong màu đỏ
Giấu bên trong nanh vuốt của những kẻ bạo tàn
Chiếc miệng lớn của các nhà trị vì nhân ái
Nuốt rau ráu từng mảnh sống tương lai
Ta trẫm mình nơi dòng sông bắt đầu chảy
Để quay trở lại chốn tận cùng!
Luân L.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,363
Threads: 98
Likes Received: 3,387 in 1,723 posts
Likes Given: 2,185
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Có câu chuyện kể rằng, khi Trang Tử và Huệ Tử đang đi bộ trên cầu sông Hào, Trang Tử ngắm những con cá dưới nước và thở dài, "Những con cá này, chúng đang bơi thật vui làm sao!"
Huệ Tử nói: "Ông không phải là cá, sao biết cá vui?"
Trang Tử nói: "Ông không phải là tôi, sao biết tôi không biết?"
Cuộc sống giống như một vở kịch, niềm vui nỗi buồn đều là của riêng mình. Học cách suy ngẫm và hiểu thấu chính mình thông qua 5 câu nói kinh điển sau đây, bạn sẽ tìm ra trí tuệ đích thực của bản thân.
1. Yêu bản thân để bạn có thể yêu người khác
Trang Tử đã từng nói: "Đừng lấy tạp, tạp ắt nhiều, nhiều thì nhiễu, nhiễu sẽ ưu, ưu thì hết cách. Từ xưa đến nay, xong mình mới tới người.”
Ôm đồm quá nhiều thì việc nhỏ cũng thành việc lớn, trở nên phức tạp quá mức, dễ gây hỗn loạn. Một khi hỗn loạn thì sẽ gây ra thảm họa. Cho nên, người xưa mới dạy rằng, bản thân vững vàng thì mới có thể giúp được người khác.
Có câu: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.” Trước phải tu thân, tu dưỡng chính mình rồi mới có đủ tư cách để lo cho gia đình, cho đất nước và thiên hạ. Đây không chỉ là thước đo đánh giá năng lực một người mà còn là lời nhắc nhở bạn đừng mải lo Đông lo Tây mà quên lo cho bản thân mình.
Ngàn dặm trường chinh bắt đầu từ một bước chân. Nếu bạn muốn học cách yêu thương người khác, bạn nên bắt đầu bằng việc yêu thương chính mình.
2. Tự biết, tự hiểu mới có thể làm nên đại sự
"Nực cười châu chấu đá xe tưởng, rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng."
Có con châu chấu trước xe ngựa, nó không tránh mà cứ giương càng lên chống lại, dám lấy yếu để chống mạnh, dù có chết cũng không khuất phục.
Có người nhìn vào sẽ thấy khâm phục ý chí sắt đá và dũng cảm của chú châu chấu, dù có đương đầu với kẻ mạnh cũng không run sợ.
Có người lại thấy giống loài này thật kỳ lạ, chẳng biết sức mình khỏe hay yếu, thấy đối thủ là liều thân xông lên mà thiếu ý thức về sức mạnh của chính mình.
Dũng cảm là điều đáng khâm phục nhưng lỗ mãng và thiếu hiểu biết lại vô cùng đáng sợ. Một người có thể thiếu năng lực, thiếu tài chính, nhưng anh ta không thể thiếu kiến thức về chính bản thân mình.
Bản thân là kim cương dao cắt không sứt hay đồ sứ mong manh dễ vỡ, bạn phải tự hiểu lấy mình. Giống như lời Lão Tử từng nói, “Kẻ biết người là kẻ khôn, người tự biết mình là người sáng suốt.”
Chỉ khi nhìn nhận hoàn cảnh và thấu hiểu ưu khuyết bản thân một cách khách quan, toàn diện, người ta mới có thể không rơi vào cái bẫy hiểm nguy của kiêu ngạo tự phụ hoặc mặc cảm tự ti, bình tâm tỉnh táo đi hết cuộc đời, biết điều gì nên làm, điều không nên.
3. Bức xúc, do cảnh giới của bạn chưa đủ tĩnh
Trang Tử đã từng nói: "Không trách thị phi, không bàn chuyện thế tục."
Tư thế tao nhã nhất của con người không phải là tranh cãi thị phi đúng sai, mà là học cách chung sống hòa bình.
Dũng cảm là điều đáng khâm phục nhưng lỗ mãng và thiếu hiểu biết lại vô cùng đáng sợ. Một người có thể thiếu năng lực, thiếu tài chính, nhưng anh ta không thể thiếu kiến thức về chính bản thân mình.
Bản thân là kim cương dao cắt không sứt hay đồ sứ mong manh dễ vỡ, bạn phải tự hiểu lấy mình. Giống như lời Lão Tử từng nói, “Kẻ biết người là kẻ khôn, người tự biết mình là người sáng suốt.”
Chỉ khi nhìn nhận hoàn cảnh và thấu hiểu ưu khuyết bản thân một cách khách quan, toàn diện, người ta mới có thể không rơi vào cái bẫy hiểm nguy của kiêu ngạo tự phụ hoặc mặc cảm tự ti, bình tâm tỉnh táo đi hết cuộc đời, biết điều gì nên làm, điều không nên.
3. Bức xúc, do cảnh giới của bạn chưa đủ tĩnh
Tư thế tao nhã nhất của con người không phải là tranh cãi thị phi đúng sai, mà là học cách chung sống hòa bình.
4. Thành bại do trời, thuận theo tự nhiên
Người xưa có câu: “Tình canh vũ độc”, nghĩa là ngày nắng đi cày, ngày mưa đọc sách.
Một câu nói đơn giản này đã ngắn gọn mô tả một cuộc sống ung dung tự tại, không màng sự đời, thể hiện tâm hồn cao thượng, không phiền não, hàm chứa trí tuệ thuận theo tự nhiên của cổ nhân.
Trời nắng trời mưa là quy luật tự nhiên. Thiên nhiên sẽ không vì ý nguyện của con người mà thay đổi quy luật của mình. Với những gì không thể thay đổi được thì biết thuận theo, tận dụng chính điều đó để đem lợi ích về cho mình mới là lựa chọn của người trí tuệ.
Cảnh giới của sự khôn ngoan ở đời nằm trong 6 chữ: “Tẫn nhân sự, nghe thiên mệnh”, tức là làm hết sức mình và tuân theo số mệnh.
Đứng trước tình huống không thể cứu vãn, chúng ta phải học cách điều chỉnh tâm lý, thoải mái đối mặt.
5. Nội tâm sáng trong, bạn mới có thể không lạc lối
Người xưa đã dạy, “Nhìn tướng biết tâm, nhìn tâm biết mệnh.”
Con người sinh ra có đôi tai để lắng nghe, đôi mắt để quan sát và một trái tim để cảm thụ. Cảm quan bên ngoài khiến con người sinh ra dục vọng, còn cảm thụ nội tâm chính là lá chắn bảo vệ chúng ta không bị lạc lối.
Tâm trí của chúng ta giống như một tấm gương. Mặt gương càng sáng, không lem đất bùn thì càng có thể phản chiếu một con người tốt đẹp hơn.
Trang Tử đã từng nói: "Kẻ có nhiều ham muốn, dục vọng là những người hiểu biết nông cạn"
Người không biết kiềm chế dục vọng sẽ đánh mất linh tính trong cuộc sống, phúc phận trời cho tự nhiên cũng bạc mỏng. Vui nhưng không được vui quá, vui quá ắt hóa không vui.
Nuôi dưỡng dục vọng vừa phải như nguồn động lực, bạn có thể tiến bộ rất nhanh. Nhưng nếu buông bỏ để dục vọng bộc phát thái quá, được nuông chiều vô độ thì sớm muộn chúng cũng trở thành mãnh thú, thôn tính nhân tâm, khiến chúng ta phạm vào tai họa.
Gia Cát Lượng cũng dạy con trai rằng: “Không đạm bạc thì không tỏ rõ được chí hướng, không yên tĩnh thì không thể gây dựng được chí hướng cao xa”.
Trong tâm không có tạp niệm, vô dục vô cầu, thì sẽ khiến chí hướng càng rõ ràng, càng kiên định.
Khi tâm tĩnh lặng thì mới có thể rộng lớn, sâu sắc như bầu trời cao xa. Có duy trì tâm thái tốt thì mới khắc chế được tính nóng vội. Người có thể tĩnh lặng được như thế thì tầm nhìn mới lâu dài, cao xa được.
Lượm
https://app.box.com/s/w0q76dn6sdyya71q5bwbc4vu8uf4lept
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,923
Threads: 133
Likes Received: 4,900 in 2,068 posts
Likes Given: 2,369
Joined: May 2021
Reputation:
67
(2023-03-20, 06:22 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Có câu chuyện kể rằng, khi Trang Tử và Huệ Tử đang đi bộ trên cầu sông Hào, Trang Tử ngắm những con cá dưới nước và thở dài, "Những con cá này, chúng đang bơi thật vui làm sao!"
Huệ Tử nói: "Ông không phải là cá, sao biết cá vui?"
Trang Tử nói: "Ông không phải là tôi, sao biết tôi không biết?"
Câu chuyện này giống như 1 ông ngang cãi nhau với 1 ông gàn.
Rồi túm lại chẳng có ai ở đó sao biết ông gàn và ông ngang này cãi nhau .
Posts: 1,514
Threads: 24
Likes Received: 1,930 in 938 posts
Likes Given: 3,579
Joined: May 2020
Reputation:
48
(2023-03-20, 08:47 PM)phai Wrote: Câu chuyện này giống như 1 ông ngang cãi nhau với 1 ông gàn.
Rồi túm lại chẳng có ai ở đó sao biết ông gàn và ông ngang này cãi nhau .
Nếu Trang Tử giả nhời với Huệ Tử "Ông không phải là cá, sao biết cá không vui?", thì câu sẽ ra sao ta?
|