Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

GÓP NHẶT HOA THƠM.
TRÂU MẸ QUỲ GỐI ĐỂ CỨU CON

(Đến động vật cũng còn biết đến tình mẫu tử )

Vương Nhị Can làm nghề đồ tể đã được 30 năm. Trong chuồng gia súc ở sân sau nhà anh có hơn 20 con trâu mới được mua về. Những con trâu già này không thể cày bừa được nữa nên gia chủ đã bán chúng cho Vương Nhị. Gia súc đến đây sẽ bị giết thịt trong tối đa mười ngày.
Vào lúc 3 giờ sáng, khắp xóm làng chìm trong bóng tối, chỉ có lò mổ của Vương Nhị Can là rực sáng ánh đèn. Anh mài dao và nhổ nước bọt xuống, sau đó nhẹ nhàng lướt qua lưỡi dao sáng choang và bước về phía con trâu già.


Con trâu nhìn thấy Vương Nhị, bất giác kêu lên “ư…ư…” như muốn nói gì đó, hai mắt giàn giụa, từng giọt từng giọt rơi trên mặt đất. Những trường hợp kiểu này Vương Nhị đã thấy nhiều lần nên anh không mảy may xúc động mà cứ điềm nhiên bước đến. Lúc này, con trâu già nhìn Vương Nhị với ánh mắt đau thương, hai chân trước của nó bất ngờ khuỵu xuống, quỳ trước mặt Vương Nhị.


Vương Nhị đã giết mổ vô số trâu bò nhưng đây là lần đầu tiên anh nhìn thấy ‘nạn nhân’ đang quỳ trước mặt mình. Anh vô cùng sửng sốt khi chứng kiến cảnh tượng này, bàn tay cầm con dao đồ tể cũng bắt đầu run rẩy. Rõ ràng là nó đang cầu xin anh tha mạng cho mình.
Vương Nhị hạ con dao xuống sàn nhà, vuốt ve con trâu và nói: “Đứng dậy đi, kiếp sau đừng làm trâu bò nữa nhé. Ta không giết ngươi thì không có cách nào nuôi sống gia đình, ngươi hãy tha thứ cho ta”.


Con trâu bất động nhìn anh với hai hàng nước mắt giàn giụa trên mặt. Vương Nhị nói: “Này anh bạn già, hãy yên tâm, kỹ thuật của ta thuộc hạng nhất, bảo đảm sẽ không làm ngươi đau đớn. Đây là điều duy nhất ta có thể làm cho ngươi”.
Thật lạ là con trâu đã đứng dậy và kêu ”ò..ò..”, nó dường như hiểu những lời Vương Nhị vừa nói.
Vương Nhị nhặt con dao đồ tể lên một lần nữa, anh ta nhổ nước bọt xuống lưỡi dao và giơ tay lên. Chỉ trong chớp mắt con dao trên tay anh hạ xuống. Con trâu ngã ngay xuống đất mà không vùng vẫy gì, nhưng nó vẫn nhìn chằm chằm vào Vương Nhị với đôi mắt đẫm lệ. Khoảnh khắc đó trong lòng Vương Nhị cảm thấy có chút mờ mịt.


Công việc tiếp theo là mổ bụng, Vương Nhị đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện một con nghé con trong bụng còn chưa mở mắt. Cơ thể ướt sũng mảnh mai của nó khẽ rùng mình, và cái mũi nhỏ của nó như muốn kiếm tìm chút dòng sữa mẹ.


Đôi mắt của Vương Nhị như sắp khóc và trong lòng anh cảm thấy hỗn loạn. Lúc này, anh mới nhận ra rằng con trâu cầu xin là để cứu con của mình. Tình mẫu tử thật tuyệt vời! Vương Nhị lau nước mắt rồi nhanh chóng vào phòng lấy chiếc chăn cũ và cẩn thận quấn lấy con nghé con.
Vương Nhị ôm con nghé trong lòng và nói với trâu mẹ đang nằm trên mặt đất: “Ngươi có thể yên tâm rồi. Sau này ta sẽ nuôi nấng nghé con này thật tốt, ngươi cứ yên tâm nhé”. Thật kỳ lạ khi đó đôi mắt trâu mẹ liền khép lại.


Kể từ đó Vương Nhị không làm đồ tể nữa và cũng đóng cửa lò mổ ngay sau đó. Con nghé dưới sự chăm sóc của anh đã lớn lên thành một con trâu đực khỏe mạnh.


Con trâu này cũng giống như người vậy, khi vui vẻ nó sẽ vẫy đuôi rồi liếm liếm vào tay Vương Nhị. Anh lẩm bẩm nói với nó: “May mắn thay anh bạn đã gặp được ta, nếu không thì sẽ không thể thoát khỏi số phận bị giết mổ rồi”.


Dân làng nói đùa với Vương Nhị: “Anh làm thế nào mà từ đồ tể trở thành người nuôi gia súc 
vậy?”.
Vương Nhị trả lời: “Tôi bây giờ đã rửa tay gác kiếm, không còn muốn làm đồ tể nữa rồi…”.
DIỆU NHI .

[Image: modify_inline.gif]
Reply
CÂU CHUYỆN CỦA MỘT PHẬT TỬ.
CHUYỆN THEO PHẬT

Nguyễn Trọng Hùng

Chẳng tin vào ma quỷ hay bất cứ điều gì còn tồn tại sau sự sống. Nhưng duyên nợ thế nào mà mồ mả các bà, các bác tôi đều bỏ tiền xây dựng sửa sang từ những năm 1991. Dù rằng, cha tôi ngay khi còn sống cũng chẳng quan tâm đến. Nhất là chẳng bao giờ quan tâm để ý đến tôi, một đứa con vô thừa nhận. Anh và em tôi đều được chia tài sản là nhà và tiền.

 Riêng tôi không có gì, dù chỉ là một lời: cha yêu con, hay cha là cha của con. Năm 1999 Anh của ông mất, một mình tôi lo tang lễ, mồ mả rất chu đáo. 2003 Cha tôi cũng mất, ông thọ 84 tuổi, đến năm 2005  dì ghẻ cũng mất nốt. Tôi đứng ra lo liệu cho cả 2 mặc dù khi còn sống 2 người  này dù chỉ tí ti cũng không bao giờ quan tâm, để ý đến tôi. Mặc, tôi lo chu toàn mà chẳng quan tâm, mình làm thế để làm gì.

 Cuối năm 2005, tôi có xe nên giúp đưa bạn về Sặt, Hải Dương xem gọi hồn, Nơi nơi này tụ tập rất đông người, thành kính, chờ đợi. Tôi ngồi ngoài buôn chuyện với mấy bà hàng nước và mấy anh lái xe chở sếp bà đi. Bỗng nhiên mọi người gọi toáng lên: Ai tên là Hùng rồi đọc đủ cả họ tên, đến khi đọc cả họ tên cha tôi là người đang nhập hồn vào bà đồng thì tôi mới vào hỏi: Có  chuyện gì  thế.

Thì ra là Cha, ông muốn gặp và nói chuyện với tôi. Lúc đầu tôi không tin, nhưng qua cử chỉ, điệu bộ, cách nói  chuyện, hành văn, kể cả cách cầm điếu thuốc hút thì tôi tin có thể là thật
. Vì không có ý định, nên tôi chỉ được nói chuyện khoảng 15phút. Nửa tin nửa ngờ, hôm sau tôi sắm sửa đủ đồ lễ, đến  từ sớm, khấn  khứa đàng hoàng. Đến 7h cô đồng bắt đầu vào việc thì một giọng gái trẻ chào và nói chuyện với tôi.

Cô giới thiệu và nói ở ngay sau nhà tôi. Cô này thì tôi biết vì mấy lần mơ thấy cô ấy về xin quần áo, bánh kẹo… lần nào tôi cũng nhờ người hóa cho cô ấy. Cô bị chết đuối ở  một cái ao sau nhà, từ khỏang hơn 70 năm trước.

Cô cám ơn và nói yêu tôi đã nhiều năm, vợ chồng lủng củng là do cô cố tình phá vì cô ghen và muốn  tôi mau sang thế giới bên kia cùng cô. Mọi người hoảng sợ nói tôi phải xin cô ấy, tôi chỉ cười. Đến lượt cha tôi lên. Do được chuẩn bị từ trước nên  tôi hỏi rất nhiều, chủ yếu về thế giới bên kia thế nào.

Ông kể rất chi tiết, và có tình có lý mọi chuyện,từ chuyện ông không tin vào thế giới tâm linh nên giờ ông rất ân hận, vì không chu đáo hương khói cho ông bà tổ tiên. Với 3 bằng  đại học tốt nghiệp trước năm 1954 nên cách nói của người có đẳng cấp từ thời pháp thuộc hoàn toàn khác người thường. khi tôi hỏi tương lai của tôi thế nào ông trả lời: Việc đó con phải hỏi các vị Tiên, Thánh, cha là người bình thường làm sao biết được.
 Khi tôi hỏi cha có độ cho con được không ? Ông trả lời: Khi còn sống, còn không độ cho con  được, thì là linh hồn sao độ cho con được.
CHUẨN – Các vong khác lên thì nói phét tung giời. Người có học nói khác. Ông nói chuyện ví dụ cụ thể những  người là họ hàng, hoặc hàng xóm mà tôi biết. Khi họ sống thất đức thế nào  bây giờ ra sao.
 Cụ thể là đám ma thì rất đông các vong đến  xem nhưng khi kết  thúc thì bơ vơ. Các cụ tổ tiên cũng không đến nhận con cháu, bạn bè cũng cũng xa lánh hoàn toàn. Có quan rất to, oai phong lẫm liệt nhưng giờ chẳng có ai bên mình. Nói chung là bị hắt hủi toàn phần.

Có người lúc trước tụ tập bè cánh, làm những điều xấu, thì xuống đây cũng vậy. Dược một thời gian khi đã quen biết cũng suốt ngày tụ tập bàn mưu tính kế trả thù người này, hại người kia nhưng hình như không làm được gì, họ lại càng thù tức căm hận. Đến một nơi xa lạ mà mọi người coi như con hủi, chẳng ai dám lại gần, đau khổ cô đơn vô ngần. Có người; con cái chẳng thắp hương nên ngày rằm, mùng 1, lễ tết không biết đi đâu về đâu.

Vào chùa, vào đền chẳng ai cho vào, thậm chí còn bị hắt hủi từ xa. Đám chết đường chết chợ, chết tai nạn thì tụ tập thành đám đông hợp lực cùng làm cho các lái xe sao lãng, mất tập chung, gây thêm người chết, để có đông đồng bọn cho vui.

Nên vì sao người ta gọi là dớp chỗ này, chỗ kia hay bị tai nạn là vậy. Ông nói: 84 năm học hành, làm việc, phấn  đấu, lấy  vợ, sinh con, sinh cháu biết bao công việc nên thời gian trôi qua rất nhanh. Ở bên này không việc làm, cũng không thể sinh con sinh cháu, không có ai hương khói thờ phụng mà  chỉ lang thang vật vờ đây đó làm ma đói ma khát… thời gian dài như vô tận.
 Vậy mà có người 7 – 800 đến cả ngàn năm vẫn còn vật vờ ở thế giới đó. Ước vọng lớn nhất là được tái sinh lại làm người. Nhưng có người không chờ đợi  được nhập vào chó, vào lợn, có khi là con chim, con thú vô cùng khổ sở. Vợ chồng con cái cũng là duyên là nợ. Nếu là nợ thì sang thế giới bên này coi như đã thanh toán song, chẳng quen biết gì  nhau nữa. Là duyên mà khi sống không ra gì đến đây cũng đứt đoạn.

 Ông nói: cũng may khi sống cũng hiền lành, giúp đỡ  nhiều người nên được nhiều  người đón rước, giúp đỡ, hướng dẫn mọi việc. Với tổ tiên thì nhờ con chăm lo mồ  mả, hương khói nên các cụ cũng tha  thứ và cho về tụ hội ở nhà thờ tổ các ngày lễ. Trong khi có người cũng là ruột thịt trong dòng họ mà sang đây không ai cho lại gần chứ đừng nói về nhà thờ tổ thụ lộc.
Tôi hỏi vì sao ông không đến các cõi trên. Ông trả lời: không đơn giản vậy, các cõi đó đâu phải ai cũng đến được. Nhiều người tưởng mình đã là tử tế, tưởng mình làm điều thiện, điều phúc thế là đã thừa. Nhưng mọi mánh khóe, thủ, nghĩ rằng che dấu được, sang bên này đều bị phơi bày ra hết.

Thầy tu, thày cúng làm ma đói, ma khát bên này nhiều lắm. Ông ước giá mà lúc còn sống, ông biết hết các điều này thì chắc giờ này khá hơn. Mà biết đâu, có khi được quay lại làm người rồi cũng nên. Cuộc nói chuyện kéo dài 2h. Do tôi vốn  hương khói, mồ mả  thì cũng làm  cận thận nhưng chẳng bao giờ tin, nên hỏi rất cặn kẽ mọi việc,  từ cách sắp  đặt ban thờ, đến hóa vàng mã, quần áo…
 Việc nữa là cách nói chuyện của ông rất rõ dàng dễ  hiểu, giải  thích chi tiết cặn kẽ mọi việc. nên mọi người đều muốn nghe, muốn tìm hiểu về cái thế  giới đó không ít người cũng hỏi thêm vào để làm rõ  nghĩa hơn các việc ở bên  đấy.

Các vong  về bên đó vẫn mang nguyên  tính cách khi còn sống, đòi hỏi, mong muốn đủ thứ con cháu  người thân dâng cúng. Mang theo thù ghét, tức tối, căm hận khi còn  sống, tìm mọi cách để trả thù, rửa hận. Còn người lúc sống  hiền lành tử tế thì  về bên này cũng vậy. Yêu thương, vì có biết bao người giúp đỡ trả ơn, con cháu dâng cúng đủ thứ.
 Bình an chờ đợi được vào chùa, vào đền, được quay trở lại làm người. Lại bắt đầu từ đứa  bé lọt lòng.

Tóm lại thế giới tương lai của chúng ta rõ dàng, sòng phẳng, không có cách nào để che đậy, dấu diếm nó. Không có cách nào  sám hối, ân hận, chuộc lỗi, sửa sai khi ta đã về bên đó
 
Cha đã đi rồi nhưng tôi vẫn ở lại thêm 2 ngày nữa để nghe các vong khác lên nói gì với gia đình nhà họ, và các câu chuyện có đáng tin không, khi hỏi lại người thân của họ. Hài hước nhất là bố đẻ của một chị người Hải Phòng lên Nói với con:

Mày không  vào Sài Gòn ngay đi, chồng mày đang ở số nhà, phố, phường, quận rất cụ thể. Nó có nhân tình tên… và đã có con trai 4 tuổi với cái con ở đó đấy. Nó nói với mày đi công tác Quảng Ninh nhưng ra khỏi nhà là nó đến sân bay Cát Bi bay thẳng vào SG.
 Thế là bỗng dưng chị ta gào thét chửi bới, đập phá ném lung tung đồ đạc ầm cả cái điện thờ ấy lên. làm như chính điện thờ đó gây ra chuyện chồng chị phản bội.
Sau lần này tôi bắt  đầu  tìm hiểu về thế  giới bên kia.

Bài 2: Vì sao tôi cầu siêu cho các liệt sỹ . Bài 3: Tôi gặp Phật.

[Image: modify_inline.gif]
Reply
21 CÁCH BIẾN HÓA CỦA LUẬT NHÂN QUẢ.

(Trích An Sĩ toàn thư _ Tác giả : Chu An Sĩ )

Nhân quả sâu xa khó biết, khó hiểu, nhưng lại là quy luật quan trọng nhất, chi phối toàn bộ cuộc sống của mọi người, mọi chúng sinh, vì vậy, sự hiểu biết về nhân quả là điều đáng phải học nhất trong cuộc đời mỗi người . Không đơn giản như mọi người nghĩ ” Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”, ,mà luật nhân quả có sự biến hóa hết sức ảo diệu và tinh tế.
Bài viết dưới đây của ngài Chu An Sĩ, dù chỉ là một phần nhỏ trong vô số cách thiên biến của Nghiệp quả, nhưng sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu thêm sự biến hóa của luật nhân quả – vừa công bằng vừa hết sức linh hoạt.
__________________
1 *CÓ QUẢ BÁO TỐT ĐẸP NHƯNG KHÔNG THỂ THỤ HƯỞNG
Một số người tuy có lụa là gấm vóc chất đầy trong rương, nhưng trên thân thể chẳng qua chỉ khoác lên đôi ba mảnh vải thô xấu, có vàng ngọc châu báu chứa đầy trong tủ, nhưng miếng ăn hằng ngày chẳng qua cũng chỉ dùng những món hơn kẻ bần hàn đôi chút, cho rằng như thế là an nhàn; lại ưa thích những việc làm lụng cực nhọc, cho đó là thích thú, khoái lạc.
Những người như thế, chỉ thấy họ suốt ngày ưu tư phiền muộn, rõ ràng có được phước báo tốt đẹp nhưng không thể hưởng dụng như người khác.
Đó là do đời trước tuy làm việc bố thí nhưng không phát tâm chí thành, hoan hỷ, chỉ do có người khuyến khích, khuyên bảo nên mới miễn cưỡng mà bố thí. Hoặc lí do khác là sau khi bố thí lại sinh tâm tiếc nuối, hối tiếc việc đã làm.

[b]2 *ĐƯỢC THỤ HƯỞNG NHƯNG KHÔNG CÓ QUẢ BÁO TỐT ĐẸP[/b]
Có những người gia cảnh bần hàn, nhưng lại thường được sống trong nhà cao cửa rộng của người khác; bữa ăn ở nhà mình thì canh rau qua bữa, nhưng lại thường được dùng những món sơn hào hải vị do người khác chiêu đãi.
Người như thế tuy được hưởng thụ nhưng không gọi là có phước báo. Đó là do đời trước không tự mình làm việc bố thí, chỉ biết khuyên bảo, khuyến khích người khác làm việc phước thiện; hoặc do khi nhìn thấy người khác làm việc bố thí liền sinh tâm hoan hỷ, ngợi khen tán thán.

[b]3 *TRƯỚC GIÀU SAU NGHÈO[/b]
Kinh Nghiệp báo sai biệt dạy rằng: “Nếu có chúng sinh nào, trước nghe theo lời khuyên của người khác mà làm việc bố thí, sau lại sinh tâm hối tiếc; do nhân duyên như thế, người ấy đời sau sẽ được giàu có một thời gian, nhưng sau đó lại phải chịu cảnh bần hàn.”

4 *TRƯỚC NGHÈO SAU GIÀU
Kinh cũng dạy rằng: “Lại nữa, nếu có chúng sinh nào, do nghe lời khuyên của người khác mà làm việc bố thí nhỏ nhoi, nhưng sau khi bố thí rồi sinh tâm hoan hỷ. Người ấy đời sau sinh ra làm người, trước chịu nghèo khổ nhưng sau được giàu có.”

[b]5 *GIÀU CÓ NHƯNG PHẢI LAO NHỌC[/b]
Giàu có là nhờ gieo nhân giàu có; nhưng phải lao lực khổ nhọc cũng là do gieo nhân lao khổ. Như trong kinh dạy rằng: “Người cúng dường trai tăng ắt sẽ được giàu có vô hạn, ấy là lẽ tất nhiên. Tuy nhiên, nếu có người thỉnh chư tăng đến nhà mình để cúng dường, khiến cho chư tăng phải nhọc sức đi lại vất vả, rồi sau mới dâng cúng thức ăn, người ấy đời sau tuy vẫn được giàu có vô hạn, nhưng lại phải lao nhọc cần khổ.”

 [b]6 .NHÀN HẠ MÀ ĐƯỢC GIÀU CÓ .[/b]
Nếu người phát tâm cúng dường chư tăng, mang thức ăn đến tận am viện, chùa chiền, khiến cho chúng tăng có thể an nhàn thọ dụng, người ấy sẽ được phước báo đời sau sinh ra trong hai cõi trời người, tự nhiên được thụ hưởng mọi điều khoái lạc.

[b]7 *NGHÈO KHỔ NHƯNG CÓ THỂ BỐ THÍ[/b]
Kinh văn cũng dạy rằng: “Nếu có chúng sinh nào, trước đây từng làm việc bố thí nhưng không gặp được những bậc là ruộng phước của thế gian, mãi lưu chuyển trong luân hồi sinh tử.
Những chúng sinh ấy khi được sinh ra làm người, do không được gặp bậc phước điền nên việc bố thí chỉ mang lại phước báo rất nhỏ nhoi, thoạt có thoạt không chẳng lâu bền. Tuy nhiên, do đã từng tu tập quen theo hạnh bố thí, nên khi sinh ra dù sống trong cảnh nghèo khó vẫn thường có thể làm việc bố thí.”

[b]8 *GIÀU CÓ NHƯNG KHÔNG BỐ THÍ[/b]
“Lại có những chúng sinh vốn không thường làm việc bố thí, nhân gặp bậc thiện tri thức khuyên bảo nên nhất thời cũng bố thí được một lần, may mắn lại gặp được bậc phước điền đức cao đạo trọng.
Nhờ công đức cúng dường bậc phước điền cao trọng, nên đời sau sinh ra được giàu có sung túc. Tuy nhiên, bởi không tập quen hạnh bố thí, nên dù sống trong cảnh giàu sang mà tâm thường keo lận, không làm việc bố thí.”

9 *BỐ THÍ NHIỀU, ĐƯỢC PHƯỚC ÍT
Kinh Bồ Tát bản hạnh dạy rằng: “Nếu có chúng sinh làm việc bố thí nhưng không hết lòng, hoặc cúng dường mà không có lòng cung kính; hoặc khi bố thí, cúng dường mà tâm không hoan hỷ; hoặc khi bố thí lại khởi tâm kiêu mạn, tự cao tự đại; hoặc bố thí cúng dường cho những kẻ theo tà kiến điên đảo.
Bố thí cúng dường như thế cũng giống như người gặp phải mảnh ruộng cằn cỗi bạc màu, tuy gieo giống xuống rất nhiều mà thu hoạch chẳng được bao nhiêu.”

10 *BỐ THÍ ÍT, ĐƯỢC PHƯỚC NHIỀU
Trong kinh này lại cũng dạy rằng: “Nếu vào lúc thực hành bố thí có thể khởi tâm hoan hỷ, tâm cung kính, tâm thanh tịnh, chẳng mong cầu được phước báo, hoặc được cúng dường cho các bậc Bồ Tát, thánh tăng.
Bố thí cúng dường được như thế cũng giống như người gặp đám ruộng tốt, tuy gieo giống ít cũng thu hoạch được rất nhiều.”

[b]11 *BUỒN PHIỀN NHƯ NHAU, THỌ BÁO KHÁC NHAU[/b]
Sách Pháp uyển châu lâm nói rằng: “Ví như có hai người, một người nghèo khổ, một người giàu có. Có kẻ đến cầu xin được giúp đỡ, cả hai người này đều sinh tâm buồn phiền. Người giàu có nhiều của cải buồn phiền vì sợ người kia nài nỉ xin xỏ, hao tốn tiền bạc của mình.
Người nghèo khổ lại buồn phiền vì rất muốn giúp người mà không có tiền bạc để giúp. Về sau, người nghèo khổ ấy được sinh lên cõi trời, còn người giàu có kia phải đọa vào cảnh giới ngạ quỷ. Tuy cả hai người đều sinh tâm buồn phiền nhưng lại thọ quả báo khác nhau.”

[b]12 *TUỔI THỌ KHÁC NHAU, QUẢ PHƯỚC GIỐNG NHAU[/b]
Ví như một người sống vào thời tuổi thọ lên đến ngàn năm, suốt đời thọ trì Năm giới, thực hành Mười điều lành, so với một người sống vào thời tuổi thọ chỉ được mười năm, cũng suốt đời thọ trì Năm giới, thực hành Mười điều lành, thì phước báo của cả hai người này đều giống như nhau, không khác.

[b]13 *LÀM VIỆC ÁC CUỐI ĐỜI ĐƯỢC KẾT QUẢ TỐT ĐẸP[/b]
Ví như có người làm việc ác nhưng cuối đời lại được hưởng kết quả tốt đẹp, ấy là vì nghiệp quả của việc ác đã làm trong đời này còn chưa chín muồi, mà nghiệp quả của những việc thiện đã làm trong đời trước lại chín muồi trước.
Thời Đức Phật, có một người đồ tể đi đến gặp vua A-xà-thế cầu xin một ước nguyện. Vua bảo:
–Ngươi cầu xin điều gì?
Anh ta thưa:
– Khi ngài mở hội cúng tế, cần mổ giết súc vật, nếu vua chấp nhận tôi sẽ tận tâm làm việc ấy.
Vua nói:
– Mổ giết là việc ít ai ưa, vì sao ngươi lại muốn làm?
Thưa:
– Tôi kiếp xưa vốn là người nghèo, chuyên nghề giết dê bán để tự sinh sống. Nhờ việc làm đó, sau khi chết được sinh cõi trời Tứ Thiên vương. Hết tuổi thọ ở cõi trời, sinh trở lại làm người, tiếp tục làm nghề giết dê. Khi chết lại được sinh lên cõi trời lần thứ hai. Như vậy sáu đời ở dương gian làm nghề giết dê, nhờ đó mà sáu lần được sinh lên cõi trời, thọ phước không thể lường được. Vì lý do như vậy nên tôi đến đây xin vua làm việc mổ giết ấy.
Vua nói:
– Ngươi đặt bày nói dối như vậy, chứ ngươi làm sao biết được?
Anh ta thưa:
–Tôi biết được việc kiếp trước.
Vua nghe không thể tin, cho là nói dối, vua suy nghĩ: “Kẻ hạ tiện như vậy làm sao có thể biết được tiền kiếp?”.
Sau đó, vua được gặp Đức Phật, liền đem việc ấy thưa hỏi.
Đức Phật dạy:
–Thật như lời anh ấy nói, không phải hư dối. Vị này đời trước đã từng gặp được Bích-chi-phật. Anh ta thấy vị Bích-chi-phật lòng hoan hỷ, chí tâm quán sát kỹ, chiêm ngưỡng từ đầu cho đến chân, rồi liền phát sinh tâm lành. Do nhân duyên đó mà được phước sáu lần sinh lên cõi trời, sáu lần trở lại nhân gian, tự biết được túc mạng.
Do phước đức đã thuần thục nên chưa đến lúc phải thọ quả khổ. Khi hết thân này, mới đọa vào địa ngục chịu tội đã giết dê. Tội ở địa ngục mãn, sẽ phải sinh làm dê nhiều lần để thường mạng. Tên đồ tể ấy chỉ biết một ít đời trước, thấy sáu lần được sinh lên trời mà không biết được đời thứ bảy: Khi thọ thân người thì phước đã tạo trước đó rồi, nên mới hiểu lầm rằng: “Nhờ giết dê mà được sinh lên cõi trời.” Như vậy chỉ biết được đời trước, chẳng phải thần thông mà cũng chẳng phải là người sáng suốt đâu!
Vì thế nên người tu hành khi tạo công đức phải phát nguyện, chớ có buông thả, khiến quả báo không rõ ràng. Lấy chuyện thí dụ này để có thể chiêm nghiệm vậy.
( Trích : Chúng Kinh Tuyển Tạp Thí Dụ )
Thông thường, khi thấy có những người làm việc ác mà được hưởng phước báo thì nên hiểu là như vậy.

[b]14 *LÀM VIỆC THIỆN CUỐI ĐỜI CHỊU KẾT QUẢ XẤU ÁC[/b]
Có người suốt đời thường làm việc thiện, nhưng cuối đời phải gánh chịu những kết cục bi thảm, ấy là vì nghiệp quả của những việc thiện đã làm trong đời này còn chưa chín muồi, mà nghiệp quả của những việc ác đã làm trong đời trước lại chín muồi trước.
Hơn nữa, tuy thấy có vẻ như đang chịu quả xấu mà thật ra chẳng phải quả xấu. Như xưa kia có một chú bé chăn trâu, một hôm hái hoa dâng cúng Phật, trở về giữa đường bị trâu húc chết, thần thức lập tức sinh lên cảnh trời Đao-lợi.
Lại có một con khỉ nhìn thấy vị tăng, sinh tâm hoan hỷ, liền đến gần mượn lấy áo cà-sa thử khoác lên thân, ngay lúc ấy bất ngờ sẩy chân ngã xuống vực sâu mà chết, thần thức lập tức sinh lên cõi trời.
Nói tóm lại, nếu do làm việc thiện mà phải bỏ mạng, chưa hẳn đã là không được quả báo tốt lành, chỉ là trong nhất thời mắt thịt của người phàm không thể thấy biết mà thôi.

[b]15 *THÂN AN VUI, TÂM KHÔNG VUI[/b]
Người phàm tục tu phước, trong đời này mọi việc đều được như ý, có thể gọi là thân được an vui. Tuy nhiên, không học pháp xuất thế, chưa thoát khỏi luân hồi, rốt lại trong tâm vẫn không tránh khỏi mối lo rơi vào ba đường dữ.

[b]16 *TÂM AN VUI, THÂN KHÔNG VUI[/b]
Bậc chứng quả A-la-hán đã chấm dứt không còn phải tái sinh, có thể xem như vĩnh viễn thoát ba đường dữ, ra khỏi sáu cõi luân hồi, có thể gọi là tâm được an vui. Tuy vậy, ví như trước đây không thường tu phước thì sẽ không nhận được sự cúng dường như ý muốn.


17 *BỐ THÍ LỚN LAO, PHƯỚC BÁO NHỎ1

Kinh Bát-nhã dạy rằng: “Nếu vị Bồ Tát chỉ buông xả tài bảo trân quý nhưng không phát tâm cầu quả Phật để cứu độ tất cả chúng sinh, thì dù tu tập trải qua số kiếp nhiều như cát sông Hằng cũng chỉ được phước báo rất ít.”
Ở đây phước báo thật ra không phải là ít, nhưng ý muốn nói rằng nếu so với vị Bồ Tát đã phát tâm Bồ-đề (cầu quả Phật để cứu độ tất cả chúng sinh) thì phước báo của vị này là ít.

18 *BỐ THÍ NHỎ NHOI, PHƯỚC BÁO LỚN LAO
Kinh Bát-nhã cũng dạy rằng: “Nếu vị Bồ Tát trong khi thực hành bố thí có thể hồi hướng cầu quả Vô thượng Bồ-đề để cứu độ tất cả chúng sinh trong mười phương, thì cho dù việc bố thí có nhỏ nhoi cũng vẫn được phước đức vô lượng.”
Đối với vị Bồ Tát này, từ lúc phát tâm cho đến khi thành tựu quả Phật, tâm địa không có gì tăng thêm, mà ruộng phước cũng không có gì tăng thêm, vì vốn đã viên mãn. Gặp hoàn cảnh thuận lợi, chính là lúc nên tu phước .
Khi gặp hoàn cảnh thuận lợi, nên tự suy nghĩ như thế này: “Nhà ta nay được giàu có, nhất định là đời trước đã thường tu hạnh bố thí, nên đời này lại càng phải cứu người giúp vật nhiều hơn nữa. Thân thể ta không có bệnh tật, nhất định là đời trước đã thường tu tập từ bi, nên đời này lại càng phải tránh sự giết hại và làm việc phóng sinh nhiều hơn nữa.” Cũng giống như khi đã thắp lên một ngọn đèn sáng, cần phải tiếp tục châm thêm dầu thì mới có thể duy trì ánh sáng.

19 *GẶP HOÀN CẢNH TRÁI NGHỊCH VẪN CÓ THỂ TU PHƯỚC
Khi gặp hoàn cảnh trái nghịch, nên tự suy nghĩ như thế này: 
“Ta nay gặp cảnh khốn khổ tai ách này, đều là do nghiệp đời trước chiêu cảm mà có, nếu vui lòng nhận chịu ắt là đền trả hết được nợ nần xưa kia.”
Cũng chẳng riêng việc ấy, nếu mình gặp cảnh nghèo túng khốn cùng, thường cầu mong cho tất cả mọi người đều được giàu sang sung túc; nếu mình phải chịu nhiều bệnh khổ, thường cầu mong cho tất cả mọi người đều được khỏe mạnh an ổn; nếu mình thường gặp cảnh đấu tranh giành giật, thường cầu mong cho tất cả mọi người đều được hòa hợp an vui; nếu tự mình ngu si hôn ám, thường nguyện cho tất cả mọi người đều được trí tuệ sáng suốt; nếu tự mình không được trọn đủ các giác quan, thường cầu mong cho tất cả mọi người đều được thân tướng tốt đẹp.
Mỗi khi gặp một hoàn cảnh hoạn nạn nào đó, liền nguyện trong đời vị lai sẽ cứu độ cho người gặp hoạn nạn như thế. Như vậy chẳng phải là ngay nơi phiền não tức hiện Bồ-đề, độc dược hóa thành cam lộ đó sao? Nếu người không biết tu phước thì ắt là ngược lại.

[b]20 *NGƯỜI KHÁC LÀM VIỆC THIỆN, TA CÓ THỂ ĐƯỢC PHƯỚC[/b]
Khi người khác làm việc thiện chưa thành tựu mà mình tùy theo để khuyến khích, thúc đẩy, đó gọi là khuyến khích được phước. Khi người khác làm việc thiện đã thành tựu, mình cũng tùy theo mà vui mừng hoan hỷ, đó gọi là tùy hỷ được phước.
Thường ngợi khen xưng tán điều thiện, khiến người khác bắt chước làm theo, đó gọi là tán thán được phước. Suy cho cùng thì khắp cả trên trời dưới đất, từ xưa đến nay, hết thảy các điều thiện trong thiên hạ đều có thể tạo phước cho ta. Cho nên, Bồ Tát Phổ Hiền phát khởi 10 nguyện lớn thì nguyện thứ 5 chính là “tùy hỷ công đức”.
Trên từ vô lượng phước báo nhiều đời nhiều kiếp của chư Phật, Bồ Tát; dưới cho đến chỉ một việc thiện nhỏ nhoi của bất kỳ chúng sinh nào trong sáu cõi luân hồi, khi mình biết được thì đối với tất cả đều phát tâm tán thán, tùy hỷ.
Làm được như thế rồi thì bao nhiêu phước báo trong tận cùng hư không, rộng khắp pháp giới, đâu đâu cũng có thể trở thành phước báo của mình, mà tự thân mình cũng được như Bồ Tát Phổ Hiền không khác.

[b]21 *NGƯỜI KHÁC LÀM VIỆC XẤU ÁC, TA CÓ THỂ ĐƯỢC PHƯỚC[/b]
Khi người khác làm việc ác chưa thành mà mình gắng sức khuyên bảo, khiến người ấy ngưng lại, ắt mình sẽ được phước.
Khi người khác làm việc ác đã xong, mình thấy vậy sinh tâm buồn lo, không vui, ắt cũng sẽ được phước. Khi việc ác chưa truyền rộng, mình cố gắng tìm mọi phương cách để chặn đứng, ngăn cản, ắt sẽ được phước.
Nếu việc ác đã lan truyền, nên lấy đó làm bài học để răn ngừa, cảnh giác không phạm vào, ắt cũng sẽ được phước. Nếu việc xấu ác làm hại đến mình mà có thể nhẫn nhục chịu đựng, ắt sẽ được phước.
Nếu việc xấu ác làm hại đến người khác mà mình có thể khuyên người nhẫn nhục chịu đựng, ắt cũng sẽ được phước.


Nguồn: Thuvienquangtu.com.vn
Reply
MỘT PHÚT NÓNG GIẬN, HẬU QUẢ KHỔ THIÊN THU

Một nhóm Tỳ-kheo đến thăm Thế Tôn xong, rời tinh xá, vào làng khất thực. Dân làng lấy bát, phân phối chỗ ngồi trong nhà nghỉ và trong khi chờ dâng cúng, họ nghe pháp.
 Bỗng một ngọn lửa phụt cháy dưới nồi cơm đang nêm xốt và cà-ri, bắt lên mái tranh. Một nắm tranh cháy đỏ bung ra khỏi mái, bay lơ lửng trên không. Một con quạ bay qua đâm đầu vào nắm tranh ấy, bị bắt lửa cháy. Lửa ngày càng mạnh đến khi con quạ bị thiêu cháy đen, rớt xuống đất.
Mọi việc xảy ra trước mặt các Tỳ-kheo, thật khủng khiếp. Họ đồng lòng đến hỏi Thế Tôn xem việc kiếp trước con quạ đã làm.

Một nhóm Tỳ-kheo thứ hai đi thăm Thế Tôn trên một chiếc thuyền. Ra giữa biển thuyền bỗng đứng lại không nhúc nhích. Hành khách nghi có một tên xúi quẩy nên rút thăm xem là ai. Thăm rơi trúng vợ thuyền trưởng là một thiếu phụ trẻ đẹp. Họ đồng ý rút thăm lại, lần thứ hai rồi lần thứ ba cũng là vợ thuyền trưởng. Hành khách nhìn thẳng mặt ông hỏi ông bây giờ tính sao?
Ông ra lệnh ném cô vợ xuống biển. Cô thét lên kinh hãi vì quá sợ chết. Thuyền trưởng bèn bảo tháo hết nữ trang, rồi vì không đủ can đảm chứng kiến cô vùng vẫy trên mặt biển, ông bảo cột bình cát vào cổ xong hãy ném.
Khi thân cô chạm mặt nước, cá và rùa bơi đến rỉa thịt cô. Ngoài Thế Tôn không ai biết được kiếp trước cô đã là gì, vì thế các Tỳ-kheo trên thuyền định sẽ hỏi Thế Tôn khi lên bờ.

TIếp theo, có một nhóm bảy Tỳ-kheo lên đường đi gặp Thế Tôn. Họ đến một tinh xá nọ vào buổi chiều. Lúc đó có bảy chiếc giường trong một hang đá dùng làm phòng, và họ ngủ trong đó. Ðêm khuya, một hòn đá lớn bằng ngôi chùa lăn từ dốc bên kia xuống và bít lối vào hang. Các Tỳ-kheo tại đó cùng với dân trong bảy làng hợp lực hết mình cùng với Tỳ-kheo bên trong đẩy hòn đá đi, nhưng không nổi.
Suốt bảy ngày người bị nhốt đói meo; đến ngày thứ bảy, thình lình hòn đá tự động lăn khỏi miệng hang. Các khách tăng được trả tự do, họ chờ gặp Phật để hỏi nguyên nhân.
Trên đường đi, họ gặp hai nhóm Tỳ-kheo trước và chung đường đến gặp Phật, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Tuần tự mỗi nhóm xin Phật giải thích và được nghe Phật kể:

- Này các Tỳ-kheo! Thuở xưa con quạ là một nông dân ở Ba-la-nại. Anh cố hết sức điều khiển con bò nhưng nó đi một chút lại nằm xuống, dù bị đánh. Anh nổi giận mắng nó: "Tốt lắm! Từ phút này, mày sẽ nằm lại đây cho vừa lòng mày."
Anh lấy rơm quấn hết thân con bò rồi mồi lửa. Bò bị cháy đến giòn và chết ngay. Do hành động ác đó, anh ta chịu đau đớn trong địa ngục rất lâu, sau đó vì nghiệp báo chưa hết phải bảy lần liên tiếp làm thân quạ bị đốt cháy.

Còn về người phụ nữ bị cột bình vào cổ rồi ném xuống biển, Đức Phật nói:
- Người đàn bà này đã chịu đau đớn giống hệt một lần bà đã gây cho kẻ khác. Xưa, bà là vợ một gia chủ ở Ba-la-nại. Bà tự tay làm mọi việc trong nhà, từ lấy nước, giã gạo, nấu nướng, với một con chó ngồi một bên. Ra ngoài đồng gom lúa hay vào rừng nhặt củi, con chó cũng đi theo. Ðám thanh niên thấy thế hay chọc ghẹo bà cùng con chó.
Bực mình, bà đánh chó, ném đá đất và đuổi nó đi. Nhưng chạy đi một quãng, nó quay trở lại theo bà. Là vì trong kiếp trước, con chó là chồng bà, do đó tình cảm của nó đối với bà vẫn còn.
Bà rất tức giận, nhưng vẫn tiếp tục làm việc. Gom lúa đủ dùng, lượm một sợi dây cột vào chéo áo, bà về nhà, con chó vẫn lẽo đẽo theo sau. Lo bữa ăn cho chồng xong, bà lấy cái bình không ra hồ nước. Ðổ cát đầy bình, bà nhìn quanh và nghe tiếng chó sủa bên cạnh.
 Chó chạy đến, ngoáy đuôi mừng rỡ vì tưởng bà sẽ vui vẻ với nó. Bà nắm chặt cổ nó buộc vào một đầu dây, còn đầu kia cột bình nước, quăng xuống hồ. Con chó bị bình kéo xuống nước chết ngay. Nghiệp của hành động ác chín muồi, bà ta bị đọa rất lâu ở địa ngục. Sau đó nghiệp báo chưa hết, nên trong một trăm kiếp liên tiếp bà bị cột cổ vào bình cát ném xuống biển chết chìm.

Về bảy tỳ kheo bị nhốt trong thạch thất, Đức Phật nói:
- Cũng thế, này các Tỳ-kheo! Các ông phải chịu đau đớn y như lần đã gây cho người khác. Xưa, có bảy chú mục đồng ở Ba-la-nại chăn một bầy gia súc từng đợt bảy ngày. Gặp một con tắc kè khổng lồ, mấy chú đuổi theo, nhưng nó đã nhanh chân chui vào ụ mối có bảy lỗ.
Mấy chú mỗi người lấy cây chà nhét bít mỗi lỗ, xong lùa bò đi nơi khác. Bảy ngày sau, nhớ đến con  tắc kè, bảy chú mục đồng trở lại ụ mối moi lấy cây chà ra, tắc kè bò ra ngoài chẳng kể sống chết, chỉ còn da bọc xương, run lẩy bẩy. Bảy chú thương tình bảo nhau đừng giết nó, và còn vuốt lưng chúc nó đi bình an. Do đó tuy bảy chú không rơi vào địa ngục, nhưng mười bốn kiếp liên tiếp thiếu thức ăn trong bảy ngày liền. Các Tỳ-kheo, các ông là bảy mục đồng ấy, và đó chính là hành động xấu ác mà các ông đã làm.
Như thế Phật đã trả lời câu hỏi của ba nhóm Tỳ-kheo, giải thích cả ba chuyện đã xảy ra. Một Tỳ-kheo vẫn còn thắc mắc, hỏi:
- Bạch Thế Tôn, một người làm ác không thể nào tránh hậu quả bằng cách bay lên không, lao xuống nước, hay trốn vào hang núi sao?
Phật đáp:

- Này các Tỳ-kheo! Không thể tìm ra nơi nào để trốn tránh, dù trên không, dưới biển hay trong lòng đất. Không nơi nào trên thế gian này có thể thoát khỏi hậu quả của việc làm ác.
Và Ngài nói Pháp Cú:
Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp.

(Trích "Tích truyện Pháp Cú")
Reply
NHỮNG NỖI ĐAU ĐỚN DỒN DẬP, TỘT CÙNG CỦA HAI GIA ĐÌNH LÀM NGHỀ ĐỒ TỂ.

(Tác giả: Hoàng Anh Sướng)

Có lẽ chưa bao giờ ở Việt Nam, những căn bệnh nan y, đặc biệt là bệnh “UNG THƯ”, lại bùng phát ghê gớm, kinh hoàng như hiện nay.
Điều đáng sợ là bệnh nhân phải sống đau sống đớn, sống khổ sống sở, hàng giờ phải quằn quại vật lộn với những cơn đau. Họ kêu la, khóc lóc, gia đình rền rĩ, lo lắng... Nhiều người, không chịu đựng nổi, đã cầu xin bác sĩ, cầu xin người thân cho mình uống thuốc... tự vẫn.
Lại có nhiều trường hợp ốm liệt giường liệt chiếu, nằm thối da thối thịt, ngắc ngoải chết mà không chết được. Vậy chúng ta sẽ xử lý thế nào khi lâm vào hoàn cảnh éo le đó?
Trong hành trình đi tìm lời giải đặc biệt ấy, chúng tôi đã khám phá ra một sự thật hãi hùng: Rất nhiều người mặc bệnh nan y quái đản, sống đau sống đớn, chết khổ chết sở… chính là do “Nhân Quả - Nghiệp Báo” bởi chính họ hoặc do ông bà, cha mẹ gây ra với những câu chuyện ám ảnh, rùng rợn.
Điều đặc biệt là nhờ những buổi tụng kinh sám hối giải nghiệp huyền bí mà cả trăm trường hợp đã thoát khỏi những đớn đau, dằn vặt của kiếp người, ra đi một cách thanh thản, nhẹ nhõm... Hoặc khỏi bệnh một cách lạ kì mà không cần sự can thiệp của y học.
Kể lại những câu chuyện rùng rợn, ám ảnh, đôi khi kỳ bí này, không phải để hù dọa quý vị mà để chúng ta thắp sáng hơn niềm tin vào chân lý: “Nhân nào quả nấy”, “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, để sống với nhau tử tế hơn, tốt đẹp hơn.
Mời quý vị cùng đọc 2 câu chuyện dưới đây để hiểu sâu hơn về” Luật Nhân Quả - Báo Ứng”:
"15 năm hành nghề buôn bán, giết mổ gia súc gia cầm, bà Nguyễn Thị Thơm đã giết hàng vạn con gà, vịt, thỏ, chó… Vào mùa cưới hay dịp Tết, bà giết cả trăm con mỗi ngày, thu lãi hàng triệu đồng. Bà nhanh chóng trở nên giàu có. Cả làng ngưỡng mộ bà. Thế nhưng, không ai có thể ngờ được, một ngày, tai  họa đã giáng liên tiếp xuống gia đình bà:
- Chồng bà bị chết bất đắc kỳ tử trong một vụ tai nạn rùng rợn.
- Con trai cả của bà bị điện giật chết đúng đêm trước ngày đón dâu một hôm.
- Vài tháng sau, con trai út bị ung thư xương chân.
Của nả tích góp lần lượt đội nón ra đi. Đến lúc nhà cửa sạch sành sanh cũng là lúc người con trai út cũng vĩnh biệt cõi đời.
Ngày hỏa táng con, bà xuống tóc đi tu. Bà muốn mượn tiếng mõ, lời kinh để quên đi nỗi đau tột cùng. Bà muốn nương nhờ cửa Phật để rửa bớt nghiệp ác mà bà đã gieo rắc suốt 15 năm".
*******************************************
Bà Nguyễn Thị Thanh quê ở miền Trung, lên vùng Đức Trọng, Lâm Đồng lập nghiệp từ những năm 1980. Chồng bà tên Trường cùng quê, gia cảnh đều nghèo khó. Thời gian đầu, hai vợ chồng đi làm thuê cuốc mướn sống tằn tiện qua ngày. Sau, vay mượn tiền của anh em họ hàng, bà mở quầy bán gà, vịt tại chợ thị trấn.
Lúc đầu, ngày bà chỉ túc tắc bán được một vài con. Sau, khách đông dần, ngày bà thịt vài chục con. Những ngày giáp Tết hay mùa cưới, bà thịt cả trăm con, đủ loại: gà, vịt, thỏ, chó, ngan, ngỗng…
Bà kể, thu nhập trung bình mỗi ngày 500.000 VNĐ. Những ngày đông khách, bà kiếm vài triệu ngon ơ. Từ bấy, kinh tế nhà bà phất lên như diều gặp gió. Cả làng ngưỡng mộ.
Nhờ giết thịt gia súc gia cầm mà kinh tế nhà bà Nguyễn Thị Thanh phất lên như diều gặp gió...
Một chiều nọ, có bà cụ già tay bị tay gậy đến nhà bà xin ăn. Nhận chút thực phẩm và ít tiền từ tay bà, cụ già ăn xin bảo:
- Cô ơi! Nhà cô sắp có đại họa rồi đấy. Cô nghe tôi, nên dừng lại nghề sát sinh, phát tâm ăn chay niệm Phật để giải nghiệp kẻo sau này hối hận cũng chẳng kịp đâu.
Nghe vậy, bà Thanh tức giận, gắt gỏng:
- Bà này ăn nói luyên thuyên. Xéo ngay ra khỏi nhà tôi. Từ rày, đừng có vác mồm đến đây xin ăn nữa nhé!.
Một tuần sau. Có gia đình ở thị trấn Liên Nghĩa tổ chức đám cưới con trai, đặt bà Thanh làm một tạ thịt chó. Chồng bà phải mất 2 ngày xuôi ngược khắp nơi thu mua cả thảy được 9 con.
Buổi chiều, trong lúc ngồi đun nước sôi chuẩn bị làm thịt, nhìn vào cái lồng nhốt chó, bỗng dưng bà bị hút vào con chó cái màu vàng. Nó có chửa, bụng khá to, nằm bệt dưới lồng vì mệt.
Chợt bắt gặp ánh mắt của bà Thanh đang nhìn, con chó vàng liền nhỏm dậy. Nó dúi cái mõm qua ô lồng sắt, mắt nhìn bà như van lơn, ư.. ử kêu như van xin tội tình. Bà Thanh chợt rùng mình...
Bà hớt hải chạy lên nhà, bảo chồng:
- Ông ơi! Con chó vàng nhốt ở lồng dưới gốc cây ngọc lan đang có chửa. Nó vừa van xin tôi đấy. Hay là mình để nuôi vài tuần, chờ nó đẻ xong rồi giết thịt sau ông nhé!
- Bà có điên không đấy? Con chó biết nói à mà bà lại bảo là nó van xin bà? Vớ vẩn!.
Nói đoạn, ông bước huỳnh huỵch ra sân, cầm cái chày bằng gỗ lim đen bóng. “Đốp”....
Bà Thanh chạy ra đến nơi, đã nhìn thấy con chó vàng nằm chết không kịp chu lên một tiếng. Hai mắt nó ướt nhèm. Mổ bụng, lôi ra 5 con chó con còn chưa đủ hình hài. Bà Thanh bỗng thấy sống lưng ớn lạnh.
6h chiều mới làm thịt xong 9 con chó. Ông Trường chồng bà phải huy động thằng Tuấn, con trai cả đang học lớp 12 nghỉ học thêm để phụ ông chở lên thị trấn. Hai bố con đi hai xe.
Buổi tối, bà Thanh chờ mãi không thấy chồng và con về. Sốt ruột, điện thoại cho chồng thì nghe tiếng gắt:
- Tôi với thằng Tuấn đang uống rượu trên đám cưới. Khuya mới về. Bà cứ ngủ trước đi.
11h đêm chồng con vẫn chưa về. Ruột bà Thanh nóng như lửa đốt...
Tiếng chuông điện thoại kêu reng...reng. Tiếng thằng Tuấn hốt hoảng:
- Mẹ ơi! Bố con bị tai nạn chết rồi...
Sau này, thằng Tuấn kể:
“Tan bữa tiệc cưới, hai bố con phóng xe về. Bố đi trước, con đi sau. Đột nhiên, xe ông Trường đâm thẳng vào gốc cây bên đường. Xe máy đổ ầm. Ông Trường ngã vật xuống đường, đầu đập vào tảng đá, vỡ toang”.
Sau cái chết của chồng, nhớ lại lời dặn của bà cụ ăn xin hôm nào, bà Thanh thấy rờn rợn... Lẽ nào lời tiên tri về đại họa giáng xuống nhà bà là thật???
(Nguồn: Tuổi Trẻ Thủ Đô)
Reply
VỊ TĂNG SAU KHI CHẾT ĐI SỐNG LẠI, MỚI BIẾT ĐƯỢC CẢNH GIỚI SAU KHI CHẾT LÀ NHƯ THẾ NÀO?

(Câu chuyện thật ở thời hiện đại, rất hay! Mọi người xem xong, nguyện cho ai nấy đều tinh tấn niệm Phật cầu thoát ly sanh tử).


Trong cuộc sống, có lẽ ít người trong chúng ta nghĩ về cái chết của chính mình, bởi vì tuy biết rằng không sớm thì muộn điều đó sẽ phải đến, nhưng hoàn toàn bất minh, không ai có thể đoán được những gì sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, có những câu chuyện khiến ta phải suy nghĩ, không chỉ về cái chết mà về cách sống như thế nào để có được sự an lành, trong đời sống hiện tại cũng như mai sau.
Một câu chuyện có thật về sự "chết đi sống lại" của một vị tăng Đại Hàn được đại sư Chongo Sunim kể lại như sau:

Trong thời thiền sư Seong Chol Sunim còn tại thế, ở chùa HaeinSa nơi ngài trụ trì có một vị tăng quyết định rời chùa đi vào khu rừng núi Jiri San ẩn tu, sống cùng cây cỏ hoang dã nơi thiên nhiên.

Chẳng may, ông ăn phải một loại nấm độc nên bị bệnh nặng, ngã xuống đất thần thức hôn mê. Bỗng nhiên ông thấy mình đang ở trong chùa HaeinSa, cách nơi ông đang ở khoảng hơn 100km, và thấy hai vị tăng bạn của ông đang cử hành một nghi lễ giống như tang lễ.

Họ dường như không để ý đến sự hiện diện của ông, và ông lấy làm lạ là thay vì đọc kinh cho đúng, vị tăng đang gõ mõ cứ lặp đi lặp lại "Chek, chek, chek..." (Sách, sách, sách...), còn vị tăng đang thỉnh chuông thì cứ nói "Yeom ju, yeom ju, yeom ju..." (chuỗi tràng, chuỗi tràng, chuỗi tràng...)
Trong chớp mắt, ông lại thấy mình đang ở nhà bà mẹ. Ông đứng sát cạnh bà trong khi bà đang chất củi vào trong lửa. Bà không để ý đến ông, nên ông cúi xuống chạm vào vai bà. Bà kêu lên một tiếng thất thanh và đau đớn gập người lại.

Thế rồi, thoáng một cái, nhanh như lúc ông về chùa và về nhà mẹ, ông lại thấy mình trở lại nơi núi rừng. Từ bờ sông phía dưới phảng phất bay lên mùi thịt bò ướp nướng thơm lừng. Một nhóm người trong bộ hanbok mầu trắng (y phục cổ truyền của Đại Hàn) đang xúm xít ở đó, vẫy tay gọi lớn: "Xuống đây chơi với tụi này đi! Có nhiều đồ ăn lắm, tha hồ mà ăn!". 
Đúng lúc sắp nhập bọn với họ, ông chợt nhớ ra mình là vị tăng và không được ăn thịt.

Trên đường đi lên núi trở lại, ông gặp một ông già đang mang một jigae cổ xưa (một cái cũi có khung hình chữ A) trên lưng. Nhưng thay vì chất củi ở trên, ông ta lại mang một người xuống núi. Ông già để người này xuống dưới đất. Thấy người này có vẻ quen thuộc, vị tăng tiến lại gần để nhìn cho kỹ hơn. Khi nhìn mặt người đó, ông chợt hoảng hốt, thấy đang nhìn vào chính mình!

Ông sờ lên mặt, rồi bỗng nhiên giật mình tỉnh dậy, như vừa qua một giấc mộng. Chung quanh vẫn là núi rừng, và ông vẫn nằm dưới đất một mình một bóng, nhưng trong lòng đầy hoang mang với kinh nghiệm lạ kỳ vừa qua.

Trở về chùa, ông đi tìm những vị tăng bạn và kể cho họ nghe những gì đã thấy. Họ nói với ông rằng, sư phụ Seong Chol cho họ biết là ông đã chết trên núi JiriSan, và họ cần phải làm nghi thức cầu siêu cho ông ngay.

Ông hỏi tiếp rằng, tại sao họ cứ nói "sách, sách, sách..." và "chuỗi tràng, chuỗi tràng, chuỗi tràng..." thay vì đọc những lời kinh cho đúng.
Ngạc nhiên, người thứ nhất thú nhận rằng ông biết vị tăng có một sưu tập sách quý nên lúc đó đang suy nghĩ không biết có lấy được sưu tập đó không. Người thứ hai cũng xấu hổ nhìn nhận, ông đang nghĩ đến chuỗi tràng đẹp của người bạn quá cố và cũng tự hỏi không biết có lấy được chuỗi tràng đó không. Như thế, mặc dù họ đang đọc những lời kinh, nhưng ông không nghe được gì ngoài những tư tưởng của họ.

Ông lại đến thăm mẹ và kể cho bà nghe những điều đã trải qua. Bà nhớ lại, lúc ấy bà bỗng có một cảm giác đau nhói nơi vai.
Trở về núi rừng, bên dòng suối nơi ông đã thấy nhóm người tụ tập ăn thịt bò nướng, ông không tìm thấy dấu vết bữa tiệc thịt nướng đó ở đâu cả. Nhưng có điều làm ông cảm thấy rúng động, là bên bờ sông có xác một con quạ đang nằm, khắp mình mẩy đầy giòi bọ lúc nhúc. Ông chợt nhận ra rằng, những người ông đã thấy ở bờ sông thật ra là những con ấu trùng đang kêu gọi ông nhập bọn với chúng để ăn thịt xác con chim chết kia.

Ông tự hỏi, nếu không tự nhắc nhở mình là người tu mà đi nhập bọn với chúng, có thể nào ông sẽ tái sinh làm một con ấu trùng không? Nếu thế thì muốn sinh ra làm người trở lại sẽ phải khó khăn đến thế nào?

Khi ra khỏi thân xác, ông không còn có các căn như mắt, tai, mũi, lưỡi, hay tay chân... Ông chỉ còn thần thức có thể cảm nhận những việc huyễn ảo xảy ra chung quanh, và không thể nghe những lời nói, chỉ cảm được tư tưởng của người khác.
Câu chuyện này cảnh trạng giống như câu chuyện vừa đăng hôm qua về Hòa Thượng Liễu Tình lúc Ngài chưa xuất gia, hàng ngày tụng kinh Kim Cang. Chỉ là thời điểm khác nhau mà thôi.

Qua hai câu chuyện này, ta thấy trong cõi luân hồi lục đạo, tăng và tục đều bình đẳng như nhau, nếu lòng tham dục còn tiềm tàng trong tâm.
Khi thân đã mất, trong cõi giới của thần thức không có sự phân biệt rõ rệt giữa người và thú, chỉ còn những giao cảm của các tần số rung động. Chỉ một phút buông lung theo sự quyến rũ của ma cảnh là có thể rơi ngay vào cõi giới xấu, không thể quay trở lại được nữa.

Trong Huyết Mạch Luận, Tổ Bồ Đề Đạt Ma cũng đã cảnh cáo điều này:
"Không khác gì những hình ảnh hiện ra trong giấc ngủ về đêm, nào cung điện xe pháo, công viên núi rừng, nào những nhà mát bên hồ v.v.. Đừng bị hấp dẫn bởi những điều đó. Chúng chỉ là cái nôi cho sanh tử luân hồi. Hãy nhớ kỹ điều này để khi lâm chung, đừng mắc vào những hiện tướng thì sẽ được giải thoát. Chỉ cần một phút giây lưỡng lự cũng đủ để cho ma lôi cuốn đi".


Đó là một TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH để ngay từ bây giờ, trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta phải bắt đầu huân tập một tâm tỉnh giác qua những pháp tu căn bản của đạo Phật, không chỉ trong những lúc ngồi thiền hay niệm Phật, mà trong mọi lúc đi đứng nằm ngồi. "HỒI QUAN PHẢN CHIẾU" hay dùng chánh niệm thấy biết tâm trong từng niệm khởi và không trụ trước vào chúng là cách để giúp ta tách rời khỏi những vọng động cảm xúc, đưa tâm xao động trở về tâm bình thường phẳng lặng như mặt nước hồ thu.

Sự kiên trì tu tập thành thói quen sẽ tạo một năng lực mới có thể hóa giải dần dần những tập khí xưa cũ, đem lại sự bình an cho tâm hồn.
Reply
KHI CHÌM ĐẮM SẮC DỤC ĐÃ SÂU, TINH KHÔ, TỦY CẠN, KẺ CÓ CHÍ KHÍ DO ĐÓ MÀ ĐỌA LẠC, TAI MẮT BỞI ĐÓ MÀ LÒA ĐIẾC, HÌNH HÀI DO ĐÓ MÀ CÒM CÕI, NHÂN CÁCH BỞI ĐÓ MÀ THẤP HÈN. HẾT THẢY CÁC BỆNH HƯ NHƯỢC, BẠI XỤI LẠI THỪA DỊP ĐÓ MÀ SANH,...


 Con người sau khi được thừa hưởng khí chất [từ cha mẹ], đã thành hình, điều quan trọng nhất, không gì bằng sanh mạng. Nhưng nếu chưa thể dưỡng sanh, làm sao biết bảo toàn sanh mạng cho được? Đã biết bảo toàn tánh mạng, sẽ có thể dưỡng sanh, đấy là nguyên lý chẳng thay đổi.

Lòng người gần đây chẳng bằng thời cổ, phong tục mỗi ngày một tệ hơn. Trong những cái gây tàn hại nặng nề nhất đối với sanh mạng của con người, không gì to bằng sắc! Sắc ví như đao bén, chạm đến sẽ bị tổn thương. Sắc ví như chất độc từ chim Trấm, uống vào ắt tiêu đời! 
Tuy nam nữ kết hôn, chẳng trái nghịch nhân luân, nếu chẳng biết đến nghĩa lý tiết chế tình ái, nỗi sầu mất mạng vẫn ẩn trong đó, nhưng người đời cứ thấy là chuyện ngọt ngào, khoái lạc, cứ buông lung, chẳng biết tiết chế, là vì lẽ nào?  
Ấy là vì trước đó, đã quên mất cái tâm đạo đức, ý niệm tà dâm bèn do nhân duyên mà dấy. Đang độ tuổi thiếu niên khí huyết sôi nổi, đắm mến những thói phóng đãng vô lại, thường tiêu mòn tinh thần hữu dụng trong tay đàn bà, con gái, chẳng hề tiếc nuối! Thậm chí coi chuyện khoét vách, trèo tường là chuyện hay ho. Ngủ lang nơi tiệm ả đào, cặp kè kỹ nữ, tự phụ là hạng phong lưu. Thậm chí, đối trước vợ con nói bàn chuyện dâm dật, cợt nhả suồng sã trong chốn khuê phòng. Vì lẽ này, gia phong bại hoại, kỷ cương, luân thường vùi lấp trong sắc dục, để tiếng xấu khắp trong ngoài, nhưng kẻ ấy vẫn ngỡ là vui, chẳng nghĩ là khổ! 

Cho tới khi chìm đắm [Sắc Dục] đã sâu, tinh khô, tủy cạn, kẻ có chí khí do đó mà đọa lạc, tai mắt bởi đó mà lòa điếc, hình hài do đó mà còm cõi, nhân cách bởi đó mà thấp hèn. Hết thảy các bệnh hư nhược, bại xụi lại thừa dịp đó mà sanh, đến nỗi một thân sự nghiệp vô cùng, hy vọng không chi to hơn, thảy đều tiêu tán, chẳng còn chi nữa! Rốt cuộc, mất mạng đang độ tuổi trung niên, ghi tên trong sổ quỷ. Hoặc là chết chẳng yên thân, hại đến con cháu, thảy đều là do lỗi lầm chẳng biết tiết chế sắc dục! Đúng là đã coi sanh mạng như trò đùa vậy!

[Thọ Khang Bảo Giám - Ấn Quang Đại [Image: 1f4d6.png]Sư]
Reply
NẮM BẮT CƠ HỘI CỦA KIẾP SỐNG NÀY MÀ TỤNG CHÚ LĂNG NGHIÊM [Image: 1f64f.png][Image: 1f64f.png][Image: 1f64f.png]

Những lời dạy về Chú Lăng Nghiêm gần như đã đầy đủ – từ Cố Thượng Nhân Tuyên Hóa và Hòa Thượng Phổ Quang, điều quan trọng hiện tại là bước vào sự hành trì.
Chú Lăng Nghiêm được Phật Thích Ca giảng về lợi ích là vô lượng vô biên trong Kinh Lăng Nghiêm, đến sau này Cố Thượng Nhân Tuyên Hóa cũng dùng các bài kệ bốn câu mà giải thích Chú Lăng Nghiêm, rồi đến Hòa Thượng Phổ Quang mỗi ngày trì một trăm lẻ tám biến (108) Chú Lăng Nghiêm đã phơi bày những mầu nhiệm của Chú Lăng Nghiêm cho chúng ta được thấy. 


Tu chính là bắt đầu từ văn (nghe) rồi đến tư (suy nghĩ) sau đó là tu (sửa – thực hành). Đã nghe, đã suy nghĩ rồi thì bây giờ hãy bắt đầu hành trì.
Thượng Nhân Tuyên Hóa nói nếu bạn tu trì Chú Lăng Nghiêm thì không cần phải tu theo Hoàng Giáo, Hồng Giáo, Bạch Giáo gì cả (ý nói về các dòng chánh trong Phật Giáo Tây Tạng). Bạn tu trì Chú Lăng Nghiêm thì đời này nhứt định có thành tựu lớn.

 Nói như vậy có nghĩa nếu bạn không có duyên gặp được các Bậc Thầy ban quán đảnh, truyền Pháp để tu theo Phật Giáo Kim Cương Thừa Tây Tạng thì bạn vẫn cứ trì Chú Lăng Nghiêm, như vậy vẫn đạt được vô lượng lợi ích trong đời này.

Hòa Thượng Phổ Quang cũng nói, bạn chỉ cần niệm Chú Lăng Nghiêm, ngày đêm đều hành trì, niệm đến được một trăm linh tám biến một ngày và giữ đều đặn như vậy lâu dài thì người có mùi thơm như chiên đàn (bằng chứng là Hòa Thượng).


Cố Thượng Nhân Tuyên Hóa là người có trí nhớ rất tốt, ứng khẩu linh hoạt, giảng nói với biện tài vô cùng tận. Hòa Thượng Phổ Quang thì không biết chữ, ngây thơ đồng tử, hào sảng phóng khoáng. Hai Bậc Thầy hai cá tánh, hai cuộc đời, hai cách khác nhau đến với thế gian này nhưng đều chỉ có chung một mục đích là muốn chúng ta niệm Chú Lăng Nghiêm.
Hai vị cho chúng ta thấy dù là có biện tài vô ngại, hay không biết chữ gì cũng có thể niệm Chú Lăng Nghiêm. Niệm cho đến thuần thục thì đồng đẳng như nhau, vốn chẳng khác biệt. Thật là sự thị hiện hiếm có trên thế gian này.


Nếu bạn chưa ăn chay được thì cũng hãy cứ niệm Chú Lăng Nghiêm, nhờ ân đức gia trì chắc chắn sẽ có ngày bạn tự nhiên có thể ăn chay được.
Lam kể bạn nghe, ngày trước Lam đi dạy học, các học viên học với Lam khoảng 24 giờ (12 buổi học), học xong là về nhà tự nhiên có người muốn ăn thịt cá cũng ăn không được, rồi cũng từ đó có nhiều người chuyển sang trường chay.


Sao lại như vậy? Vì từ trường của cơ thể thay đổi, tần số rung động cũng thay đổi, nên tự nhiên cơ thể không thể dung nạp các tần số khác thấp hơn.
Lam chỉ là phàm phu tục tử, chỉ có chút hiểu biết, thế mà còn có thể có ảnh hưởng đến người khác. Huống chi, Lăng Nghiêm Chú oai lực vô cùng tận, làm sao bạn lại không thể không thay đổi khi niệm Chú?
Nhiều người trong chúng ta vọng tưởng phân biệt chấp trước quá nhiều, cái gì cũng muốn biết nhưng không bao giờ chịu hành trì. Bạn muốn tìm hiểu kỹ Chú Lăng Nghiêm, muốn học thật nhiều lý thuyết về Chú Lăng Nghiêm, nhưng không chịu niệm Chú Lăng Nghiêm thì không có tác dụng.


Lam biết có rất nhiều bạn vọng tưởng như vậy, nên thường nếu Lam đọc các câu hỏi Lam, mà thấy là trong đó chỉ là câu hỏi về kiến giải thì Lam không trả lời. Ai hỏi Lam, Lam nói “Niệm Phật đi, trì Chú đi, rồi sau này quay lại hỏi.”
Đó chẳng phải là không muốn trả lời, mà là bây giờ bạn đang quá nhiều vọng tưởng, cung cấp thêm cho bạn kiến giải nữa thì càng làm cho bạn thêm vọng tưởng.
Vọng tưởng là do nghiệp sâu dày, nghiệp này làm bạn phải suy nghĩ cái này suy nghĩ cái kia cho thiệt nhiều, gặp được Pháp cũng cuồng si vọng tưởng tiếp, gặp được Bậc Thiện Tri Thức cũng lại tiếp tục như thế mà không chịu hành.


Biết mình như vậy thì vọng tưởng kệ vọng tưởng, hãy cố gắng hành trì. Vọng tưởng một thì mình niệm Phật, trì Chú mười. Nó lại tiếp tục vọng tưởng thì mình lại tu bội hơn nữa. Tu như vậy rất thú vị, mỗi ngày bạn quan sát được bản thân mình và chiến thắng bản thân mình.
Chúng ta thật may mắn vì được nghe Chú Lăng Nghiêm, được giảng về lợi ích Chú Lăng Nghiêm, được có cơ hội niệm Chú Lăng Nghiêm, vậy thì hãy hành trì.
Lam sơn trang,
Reply
KIẾP NGƯỜI, NẾU KHÔNG CHỊU TU TẬP SẼ KHÔNG CÒN KỊP NỮA !

DỊCH VIỆT: NI SƯ HẠNH ĐOAN

Tôi tên Quả Linh, gia đình tôi theo Đạo Phật, mỗi khi có gì khó xử thường cầu Bồ Tát gia hộ. Cha mẹ tôi kết hôn rồi xảy thai, sau đó không cách gì mang thai, đến khi phụ thân hơn 40 tuổi, vẫn không có con, cha mẹ tôi mới đi chùa khấn nguyện cầu sinh đứa con trai. Tự hứa cả đời hành thiện...
(từ đó cha tôi khám bệnh cho người không thu tiền).
Thật linh nghiệm, năm sau cha mẹ tôi sinh ra tôi. Đến năm tôi 20 tuổi, một người bạn thân của cha tôi vốn tinh thông bói toán, đoán rất chính xác. Ông đã xem mệnh và nói tôi tương lai sẽ tu học theo Phật.


Lúc đó cha không cho tôi biết, đến sau này khi tôi tự bước vào con đường học Phật, cha mới thổ lộ cho tôi lời tiên tri trên.
Trải qua một thời gian học Phật, tôi có nhiều cảm ứng, trước đây trong bài:”Tụng Kinh Địa Tạng cảm ứng quá thần kỳ” mà tôi đã có kể qua.


Trong lúc tĩnh tọa nhập thiền, buông tất cả vọng niệm, không nhớ quá khứ, hiện tại, tương lai, không suy nghĩ, khởi vọng, không có ngã, nhân, chúng sinh, lòng không chấp trước bất cứ gì. Đối với tất cả đều buông hết. Đột nhiên, tôi nhìn thấu ba tiền kiếp: Kiếp này, kiếp trước và kiếp trước nữa…Giống như máy quay phim trình chiếu, các cảnh lần lượt hiện ra rất rõ ràng.
Sau đó, để xác minh những điều mình nhìn thấy, tôi tìm cư sĩ Quả Kiến và sư phụ cầu kiểm chứng, hai vị cũng nhìn thấu và kể các câu chuyện đúng như tôi đã thấy về tiền kiếp của mình.
- Kiếp thứ nhất: Tôi là người buôn vải, thường đến chùa cúng Tăng, hộ pháp, tụng Kinh và nghe sư phụ thuyết giảng.


- Kiếp thứ hai: Tôi xuất gia làm Hòa thượng, tu tại chùa, siêng tu tập, hoằng pháp lợi sinh. Nhờ công đức tu hành tinh tấn, trung thực...
- Kiếp thứ ba: Tôi được sinh vào nhà quan, tuổi thanh niên đã làm cao quan, hưởng thọ phú quý vinh hoa tột đỉnh nhờ ở kiếp thứ hai xuất gia tu tập chân chính.
Nhưng qua đến đời nay thì tôi sinh làm người bình thường, vì phúc đã hưởng hết lại còn tạo tội trong lúc làm quan.
Thông qua ba kiếp này, tôi hiểu rõ nhân quả đúng là có thực không hư dối.
Trong Kinh Phật nói:
“Bồ Tát còn mê khi cách ấm, hàng Sơ quả còn bị muội lúc nhập thai”.
Huống chi tôi chỉ là phàm phu? Vì vậy trong kiếp thứ hai, dù tôi xuất gia tu hành, tuy có niệm Phật, tụng Kinh, trì Chú tinh tấn…Song tôi không hề cầu sinh Tịnh Độ (Nơi cõi này được hóa sanh trong hoa sen và không bị mê trong sanh ấm) mà tôi muốn làm người tiếp tục hoằng pháp lợi sinh.


Nhờ tu hành có công đức, nên tôi sinh làm con nhà quan phủ. Đáng tiếc vì nhập thai cách ấm bị mê mờ, tôi chỉ biết hưởng thụ đời sống vinh hoa, quên mất tâm nguyện hoằng pháp lợi sinh. Kiếp đó tôi làm quan to, cưới hai bà vợ, ăn đủ sơn hào hải vị, ngày ngày uống rượu vui chơi, tạo bao nhiêu tội. Sự mê muội do nhập thai quả là đáng sợ...
Hiểu rõ điều này rồi, tôi buồn rầu quỳ trước Phật phát nguyện:


“Đệ tử Quả Linh con nguyện đời nay cầu sinh Tịnh Độ, lâm chung vãng sinh Cực Lạc, tiếp tục tu hành cho đến khi chứng Bồ Đề, thành Chánh giác, sau mới nương nguyện lực tái lai, phân thân trong lục đạo, để phổ độ chúng sinh khổ nạn”.


Cho dù đời nay có tu hành, nhưng sức tu tôi còn yếu, nếu như tôi không cầu vãng sanh, tôi rất sợ đời sau sinh vào nhân gian, hưởng đại phú quý. Rồi khi đầu thai cách ấm bị mê, lại thích ăn thịt uống rượu vui chơi, không lưu tâm tu hành, sẽ gây nhiều nhân ác, khiến đời sau có thể bị đọa lạc vào ba cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và phải trả nợ mình ngu muội tạo ra, không biết bao lâu mới có thể đầu sinh làm người.
Luân hồi lục đạo rất đáng sợ. Vì vậy tôi nghĩ niệm Phật cầu vãng sinh Cực Lạc là phương pháp an toàn nhất . Đời người ngắn ngủi, nên buông tất cả trần sự, dũng mãnh tinh tấn niệm Phật cầu vãng sinh. Đời này nếu không tranh thủ tu, thì một khi thần chết đến mình sẽ chẳng kịp xoay sở. Vì một người khi sắp chết, luôn bị oan gia trái chủ xúm nhau tìm đến trói thân, khổ không thể nói. Lúc đó rất khó niệm Phật, tâm cũng khó giữ chánh niệm, cho nên bây giờ phải lo tu cho miên mật. Sau đó nghiệp chướng trổ, tôi bị bệnh hành không ngừng.
Tháng 8, tôi ở nhà chuyên tụng “Kinh Kim Cang”, hi vọng có thể sớm tiêu trừ nghiệp chướng, chính trong thời gian này tôi mới thấy giấc mộng thần kỳ. Tối đó, tôi vừa nằm xuống nhắm mắt chưa đầy một phút, thì thấy một người lạ đến nói với tôi:


“Bồ Tát Quan Âm sai ta dẫn người đi xem tiền thế”.
Nói rồi họ dẫn tôi đi …tôi bay đến các cảnh và lần lượt nhớ từng kiếp đã trải qua:
“Có một đời tôi sinh làm thiên nhân, bay đi tự tại, một đời làm rồng, dũng mãnh, hiếu chiến… nhưng rất nhiệt tâm hộ trì Phật pháp. Sau đó, do vì sát nghiệp và dâm nghiệp nặng, tôi bị đọa làm súc sinh!
Cũng nhờ có công đức hộ pháp kiếp làm rồng, nên đời này tôi được mang thân người”.
Cuối cùng vị kia cảnh báo tôi:


- Ngươi đời nay được thân người không dễ dàng, phải ráng tu, nếu không, sẽ lại bị trầm luân khổ nữa!...
Từ đó về sau tâm xuất ly thế gian của tôi tăng mạnh, nhớ lại mình từng sinh làm trời, nhưng thọ mệnh dù được sống mấy ngàn vạn năm rồi cũng trôi qua trong chớp mắt. Đời nay tôi được làm người, có đôi chút thành tựu, song kiếp luân hồi này, những gì có được thảy đều hư ảo, không đáng lưu luyến!
Tháng 01/2003, tôi tình cờ gặp một lão bà đem toàn bộ gia sản cúng cho việc sửa chùa, bà biết xem tướng, nhìn tôi một lúc bà nói nốt ruồi mới mọc nơi má trái tôi sẽ đem lại ách vận xui rủi.
Tối đó, tôi nằm mơ thấy Diệu Tường Trưởng Lão và ngài Tuyên Hóa đồng chỉ điểm cho tôi. Trong mộng âm thanh Trưởng lão Diệu Tường nói với tôi rất rõ, không giống nằm mộng. Tôi nhìn thấy hai chân ngài Diệu Tường không chạm đất mà đứng trên đám mây đang bay tỏa kim sắc. Trưởng lão Diệu Tường bảo tôi:


- Nốt ruồi dưới má con là oan gia trái chủ hóa hiện, hồi nhỏ mặt con bị co giật cũng là nguyên nhân này! Tương lai mụt ruồi sẽ thành ác bướu đòi mạng con. Nhưng nay con đã học Phật, tu trì sám hối chí thành thì ta dùng Phật lực giúp hóa giải cho!
Nói xong, ngài đưa tay sờ má tôi một cái, tôi giật mình tỉnh giấc.


Giấc mộng này tuyệt đối không phải đơn giản như những giấc mộng bình thường. Bởi vì hôm sau tôi soi gương thấy mụt ruồi đang trên má không còn nữa. Việc này khiến mọi người xung quanh tôi đều bị chinh phục. Ngay cả anh bạn trước đây vốn theo Cơ đốc giáo cũng chuyển sang tin Phật.
Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành. Nay xin đem kinh nghiệm bản thân viết ra chia sẻ cùng mọi người, mong quý vị đối với Phật pháp có tín tâm. Tin rằng nếu kiên trì tu sâu Phật pháp thì có thể hóa giải tất cả phiền não, và chuyện chư Phật , Bồ Tát gia trì là luôn thực có.


Điều tôi muốn nói, tôi từng là kẻ tu hành chân chính, chăm chỉ, tinh tấn, thực lòng có nguyện vào nhân gian hoằng pháp lợi sinh. Nhưng do đầu thai cách ấm bị mê, nên sinh nhà giàu sang, làm quan to, hưởng phú quý, tôi quên hẳn chuyện tu. Tôi còn cưới vợ, ăn thịt, uống rượu… hưởng thụ tận cùng và thọ khổ tận cùng! Cho đến kiếp này mới hội đủ nhân duyên tu tiếp, xong cũng bị đầy bệnh tật cũng như những quả báo khác! Vì vậy mà tôi không muốn trầm luân nữa, quyết nỗ lực niệm Phật cầu sinh Cực Lạc, tu cho đến viên mãn rồi hoàn phục Ta Bà độ sinh.
NAM MÔ  A – DI – ĐÀ PHẬT ! XIN THƯỜNG NIỆM__()__
- Biên dịch: Hạnh Đoan -
______________
Lạm bàn:
Luân hồi vốn là một chốn ngập đầy cạm bẫy, lôi kéo chúng ta vào tội lỗi để rồi chịu muôn ngàn quả báo khủng khiếp, dai dẳng. Được vãng sinh về Tịnh Độ, tu hành cho đến khi viên mãn là một điều vô cùng quý giá. Sinh lên Tịnh Độ rồi, dù chưa chứng Thánh Quả, xong chúng ta sẽ luôn được đảm bảo không còn bị cám dỗ lôi kéo, sa đọa vào tội lỗi, vì đơn giản là ở các cõi Tịnh Độ của chư Phật, không hề có cám dỗ.
Ta sẽ được thẳng tiến tu hành một mạch cho đến khi thành tựu các quả vị Bồ Tát, Phật Quả Chánh Đẳng Chánh Giác mà không sợ tái sinh luân hồi làm gián đoạn. Vì đơn giản là người được vãng sinh về Tịnh Độ rồi tuổi thọ vô hạn, không có chuyện chết rồi tái sinh.
Song song với chí nguyện vãng sinh Tịnh Độ, vì rằng không phải ai cũng có thể ngay lập tức Vãng Sinh ngay kiếp này, và còn rất nhiều người còn bám chấp thế gian, tâm chưa khởi được ý muốn vãng sinh Tịnh Độ, vì thế còn phải trôi lăn luân hồi nhiều kiếp. Vậy nên làm như thế nào để giữ cho tâm mình những kiếp sau không bị sa đọa vào trong tội lỗi, không bị những tham lợi, những dục lạc thế gian lôi kéo vào đường tăm tối?


Một trong những cách hiệu quả nhất, đó là hãy “PHÁT NGUYỆN” giữ giới, nguyện cho vô lượng kiếp sau luôn an trú trong giới hạnh thanh tịnh mà Phật dạy. Cụ thể như thế nào?
Bạn có thể phát nguyện như sau, càng thành tâm, càng lập lại nhiều lần càng tốt (nếu trước khi nguyện, bạn tạo nhiều công đức như lạy Phật, ấn tống, phóng sinh, cứu người, tụng kinh trì chú... sau đó hồi hướng với lời nguyện này thì hiệu lực càng mạnh hơn):


"Con nguyện (nhờ công đức này-nếu có tạo công đức gì đó) từ nay đến vô lượng kiếp sau, dù sinh về cảnh giới nào đều dốc lòng đem thân- khẩu- ý về nương nơi giới luật của Phật dạy, từ giới cư sĩ cho đến giới Bồ Tát, tâm tâm niệm niệm nối nhau quyết không chiều theo tập khí xấu ác, phiền não tham, sân , si, mạn, nghi, tà kiến... chỉ thuần khao khát sống trong giới hạnh thanh tịnh của Phật, như người sắp chết khát mong đến được dòng suối mát, như kẻ sắp chết rét khao khát ở bên bếp lửa ấm áp.
Nguyện cho mọi thân - khẩu - ý con luôn thanh tịnh trong giới hạnh của Phật một cách tự nhiên, thuần thục như hơi thở, kiên định không gì ngăn trở được, không gì phá hoại được.
Nguyện cho hễ tâm con móng khởi bất cứ niệm bất thiện nào, miệng định nói lời bất thiện, thân định làm điều bất thiện, trái với giới hạnh của Phật dạy, liền đó toàn thân con đều đau nhức khổ sở, cho đến khi nhổ bỏ được những ý niệm bất thiện ấy, con mới được an lành trở lại.
Nguyện kiếp kiếp nối nhau như thế cho đến khi thành Phật, con luôn viên mãn được Trì Giới Ba La Mật, niệm niệm nhiếp trong giới hạnh của Phật mà không thấy có người trì giới, không thấy giới, vì tất cả hư huyễn, bất khả đắc vậy”.


Thực ra có rất nhiều cách nguyện khác, mà đây là một gợi ý để bạn tham khảo, chứ không phải cách duy nhất. Chúc các quý đạo hữu thành công, thân khẩu ý luôn thanh tịnh, thẳng tiến tu hành cho đến khi viên thành Phật Đạo!
(Trích “Báo Ứng Hiện Đời 7”)
- Tác giả: Quả Linh -
- Hiệu đính: Quang Tử -
Reply
Toàn bài post #633 hay lắm.  

Cách phát nguyện trong post # 639 cũng rất hay và thực tế.

Cám ơn chị Rau Sam nhiều.

Tulip4
Reply
Welcome LTP , T Thu và các bạn khác đến thăm nhà RS .Đức Bồ tát Quán thế Âm có cứu hộ cho mình nhiều lần nên ai nói không có cảc vị Bồ tát ,chỉ có Phật Thích Ca thì mình không nghe theo đâu . mặc dù mình học hỏi phật pháp bên Nguyên thủy hàng ngày trên zoom, nhưng hành trì niệm Phật, trì chú theo Bắc Tông, hai bên bổ túc cho nhau , không có gì chống trái. Từ nhỏ mình hay qua chùa Bắc tông tụng kinh mổi tối nên quen theo nếp ấy rồi . Có người nói không nên tu hai hàng như vậy nhưng mình thích học cà 2 bên, biết sao bây giờ.
Reply
Chị RS,

Phật tử VN mình đa số theo Bắc Tông, chị ạ. Một số ít mới học cả Nam lẫn Bắc như chị .  Là Phật tử Nam Tông, nhưng LTP rất thích lời dạy của Sư Giác Khang, một vị sư Bắc Tông, đó chứ .

Cheer
Reply
Hai bên Nguyên Thủy và Bắc Tông đều chấp nhận pháp của Sư giãng ,rất nhiều người nghe ,hiểu . Sư có trí tuệ rất cao.
Reply
[color=var(--secondary-text)]  · [/color]

Còn có một số người ưa thích nuôi chim, ưa thích nuôi vật cưng, các vị phải nên biết, bạn nuôi vật cưng, vật cưng có cần ăn thịt hay không? 
Nuôi kim ngư thì phải dùng tép, cá nhỏ để cho nó ăn; nuôi chim cũng phải dùng trùng sâu để nuôi chúng.
 Bạn phải nên biết, sát hại bao nhiêu động vật nhỏ để thỏa mãn thú cưng của bạn, bạn có biết trong đây có sát nghiệp, có quả báo nghiêm trọng hay không? Cho nên Phật dạy người phải hoàn toàn đoạn dứt sự ưa thích, bạn mới có thể hồi phục được tâm thanh tịnh.
Tâm thanh tịnh mới sanh trí huệ. Có trí huệ mới hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Bên trên có nêu ra mấy thí dụ, hy vọng người nghe được có thể từ một suy ra ba, nghe một hiểu mười. Bồi dưỡng tâm đại từ bi, tâm đại trí huệ. 
Chúng ta mỗi ngày đọc bài hồi hướng: "Trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ ba đường", chân thật phát tâm báo ân cứu khổ thì phải thực hiện từ ngay những chỗ này.
 Yêu thương bảo hộ tất cả chúng sanh, quyết không tổn hại tất cả chúng sanh, đây là chân thật báo ân cứu khổ, thực tiễn ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Nghĩa kinh sâu rộng vô hạn, chúng tôi giảng giải đơn giản cho mọi người đến chỗ này.
A Di Đà Phật!
[TÔN SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG
Reply
HOÀ THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH CÓ BA ĐIỀU ĐỂ DÌU DẮT MỌI NGƯỜI.


“Tôi nói chân thành với các huynh đệ rằng, sự tướng không thể bỏ được. Lấy sự tướng của việc tụng Kinh, niệm Phật để chống lại sự tướng của Ba Độc: tham, sân, si, phiền não, già, bệnh, chết. 
Ngày tháng không thể bỏ qua, nó thúc đẩy mình tiến đến chỗ chết mà thôi. Như tôi năm nay 95 tuổi, qua sang năm là 96 tuổi, không thể trở lại 94 tuổi được.
 Thân này mầm bệnh tật bao vây từ trong đến ngoài, nó luôn chờ dịp để sanh khởi lên. Còn trước mặt là tấm bảng già yếu, bệnh tật, chết chóc, chui đầu vào đó mà thôi. Ai cũng phải đến chỗ đó hết, chỉ sớm hay muộn. Thân này là như vậy, kết cuộc của thân là như vậy.
 Mọi người phải nhận hiểu rõ ràng, chớ nên mê lầm. Tôi cũng có Ba Điều để dìu dắt mọi người, xuất gia cũng như tại gia. Vì người tin được thì sẽ thực hành theo:

1. ĂN CHAY phải thiết thực. Vì mỗi ngày ăn thịt chúng sanh thì điều ác nào chẳng dám làm, việc thiện nào có thể sanh khởi được? Bởi vì loài vật bị giết bị nấu bị nướng thì con người mới có thịt ăn. Vả lại, đạo Phật lấy Từ Bi làm chánh, nhưng ăn thịt chúng sanh thì đâu còn Từ Bi nữa. Ăn chay có những lợi ích gì:

· Không vướng mắc vào nhân quả của Nghiệp Giết Hại. Nghiệp Sát Sanh ở thế gian rất nặng, vì chúng sanh bị bắt giết thì chúng ta mới có thịt ăn.

· Ăn chay vì tình thương không nỡ ăn thịt loài vật. Tình thương phát sanh thì mong muốn mọi loài đều được an vui, do đó làm các việc lành. Như thế Tâm Từ đã sanh ra. Ví như mình thương người em, người cháu thì đâu muốn nó khổ, đã không muốn nó khổ thì không làm những việc bất thiện. Do vậy, Tâm Bi cũng sanh khởi mà làm các việc lành. 
Tâm Từ Bi có được cội gốc do ăn chay mà thành. Thuở nhỏ những người bạn trong xóm sắm giàn thun để bắn chim, tôi cũng làm theo. Bạn bè sắm cần câu để câu cá, tôi cũng sắm cần câu đi câu theo. Từ lúc biết ăn chay, tôi thấy con gà, con chim, các con vật khác thì thương nó lắm. Nếu người ăn thịt thì tình thương không thể phát sanh. Ví như chúng ta có con em, mỗi ngày mình ăn thịt nó mà cho rằng thương nó thì không được. 
Tình thương phát sanh ảnh hưởng nơi “Từ” thì làm lành, nơi “Bi” thì không làm ác. Điều Thiện Lành thì tăng thêm, việc Xấu Ác ắt giảm dần và dứt sạch. Như vậy chúng ta ăn chay tự nhiên làm được hai việc mà Đức Phật từng dạy: “Từ bỏ các việc ác, luôn làm các việc lành”. Do đó Tâm Từ Bi là cội gốc để đi lên con đường Hiền Thánh.

2. Trong KINH LĂNG NGHIÊM, đoạn Đức Phật nói BA MÓN TIỆM THỨ. Trước tiên không được ăn Ngũ Tân (Hành, Hẹ, Tỏi, Nén, Hung Cừ). Vì tính chất của Ngũ Tân làm tăng tham dục và sân hận, ảnh hưởng của nó là quyến rũ Ngạ Quỷ, Chư Thiên cùng Thiện Thần đều tránh xa. Nó hay trợ giúp phát sanh Nghiệp Phiền Não. 
Cách đây ít hôm, có người xưng là Quỷ Vương nói: “Tôi lên đây để đấu với Hòa Thượng, nếu Hòa Thượng thua thì tất cả binh tướng của tôi sẽ chiếm chỗ này”. Sáng hôm đó, tôi đang ngồi uống thuốc Tam Tài thấy có một người đàn ông và một người đàn bà.
 Người đàn ông thì đứng chắp tay, còn người đàn bà thì uốn mình như con rắn (có thể thuộc loài Ma Hầu La Già) rồi quỳ xuống lạy, lạy xong rồi đi xuống. Tâm tôi cũng không để ý chỉ nhìn thấy vậy thôi. Sau đó tôi nghe mấy Thầy nói họ lên Chánh Điện ngồi niệm Phật một ngày một đêm. Các Thầy kể lại đã hỏi họ rằng: “Sao không thấy đấu với Hòa Thượng mà quỳ lạy rồi đi xuống?”. Người kia nói: “Tôi nhìn thấy Hòa Thượng sợ quá nên quỳ xuống lạy chứ không dám làm gì hết”.
Các Thầy hỏi, lúc đó Sư Ông có bắt ấn hay niệm Chú gì không? Thật ra, tâm tôi không để ý tới. Tôi nói việc này để các huynh đệ biết, mình sống ở đây các loài Ngạ Quỷ hạng cao đầy dẫy. Cho nên Phật nói, nếu ăn Ngũ Tân sẽ ảnh hưởng đến các loài đó.

 Bây giờ nhiều chùa ngập tràn mùi vị Ngũ Tân. Cho đến các chùa xung quanh Tỏi, Hành (Ba Rô) treo đầy trong nhà bếp. Các huynh đệ muốn giữ điều này cũng khó lắm, vì mỗi ngày phải đi đám, người ta nấu thức ăn bỏ hành bỏ tỏi, nếu không dùng thì nhịn đói. 
Do vậy tôi không đi dự các đám cúng. Từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ dùng Năm Thứ Rau Cay này. Có khi xuống Chùa Huệ Nghiêm (Bình Chánh) tôi phải dặn không được bỏ Ngũ Tân vào thức ăn. Lúc đến các chùa dùng cơm chay mà có mùi vị này thì tôi chỉ ăn chút cơm và bánh ngọt rồi về.

3. Từ trên nền tảng đó tu hành CHÁNH NIỆM: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Niệm Phật là trì niệm danh hiệu Nam Mô A DI ĐÀ Phật. Niệm Pháp là tụng Kinh. Niệm Tăng là niệm danh hiệu Bồ Tát QUÁN THẾ ÂM, Bồ Tát ĐẠI THẾ CHÍ, Bồ Tát ĐỊA TẠNG VƯƠNG. 
Trong đó lấy niệm Phật làm chánh, mỗi ngày đều thực hành như thế thì Chánh Niệm dần dần tăng lên, Thiện Căn cũng từ đó thêm lớn, Công Đức và Phước Đức cũng từ đó tăng trưởng. Trong sinh hoạt hàng ngày, có những điều giúp mình tăng Phước và giảm Phước mà chúng ta không để tâm lưu ý. Trong Mười Đại Nguyện Vương của Bồ Tát PHỔ HIỀN, Điều Nguyện Thứ Năm là “Tùy hỷ công đức” dễ thực hành lắm, lấy công đức của người làm công đức của mình. 
Đây là Pháp tu thong thả nhẹ nhàng. Đối với các việc lành của người, chúng ta không vui mừng lại còn ngăn cản chê trách thì tổn phước. 
Còn tùy hỷ (vui mừng theo) thì Phước Đức tăng thêm. Chẳng hạn có người xây một ngôi nhà lớn, khách bước vào khen ngợi khang trang mát mẻ thì người chủ liền vui. Một người khác lại cho rằng, nhà rộng quá dọn dẹp mệt thêm. Người chủ nghe được cũng hơi buồn. Như lúc xây Chánh Điện Chùa Vạn Đức, có người khen ngợi Cây Bồ đề cao đẹp quá. 
Nhưng có người lại nói nhìn lên Cây Bồ Đề quá cao thật mỏi cổ. Chỉ một việc nhỏ này, một bên tăng Phước, một bên tổn Phước. Các huynh đệ lưu ý để ứng dụng trong đời sống thường ngày, những điều tăng Phước thì nên làm.
 Những điều tổn Phước thì nên tránh. Mỗi ngày tích lũy một ít thì Phước Đức từ ít thành nhiều, từ nhỏ thành lớn.

 Ngày tháng qua mau, các huynh đệ lấy ĂN CHAY làm nền tảng, luôn lấy việc NIỆM PHẬT TỤNG KINH làm Công Đức Xuất Thế. Từ những điểm này gắng sức giữ gìn, rồi tu thêm các việc lành khác. Mong các huynh đệ ai nấy đều nhất tâm tinh tấn, vững bền ở trong Giáo Pháp của Phật. Phải khắc ghi hai chữ VỮNG BỀN này.”
Khai Thị 17/7 Tân Mão của Đại lão hoà thượng Thích Trí Tịnh.
Tỳ Kheo Thích Pháp Đăng kính ghi.
Reply