Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

GÓP NHẶT HOA THƠM.
RS chia sẽ với các bạn:

6 BÀI LÀM SƠ ĐỒ CỦA RAU SAM VỀ: NGƯỜI VÀ CÕI (TRONG LỚP HỌC VỀ TẠNG LUẬN VI DIỆU PHÁP TRÊN ZOOM)


https://drive.google.com/file/d/1yPdItGy...sp=sharing

https://drive.google.com/file/d/1s_KlqVH...sp=sharing

https://drive.google.com/file/d/1JUJrN3-...sp=sharing

https://drive.google.com/file/d/1htOoV2x...sp=sharing

https://drive.google.com/file/d/10kmtoVs...sp=sharing  

https://drive.google.com/file/d/12aVzKyN...sp=sharing


SƠ KHỞI là nói về CÕI SINH TỒN của  chúng sinh trong vũ trụ này có 3 cỏi lớn là: *CÕI DỤC GIỚI, *CÕI SẮC GIỚI VÀ* VÔ SẮC GIỚI .

*CÕI DỤC GIỚI lại chia làm 2: I KHỔ và CỎI HỬU PHÚC 

           +I KHỔ gồm :  i ĐỊA NGỤC, Cõi BÀNG SANH (thú cầm), Cõi NGẠ QUỸ và Cõi ATULA.

                              _ĐỊA NGỤC có tổng cộng 8 ĐẠI ĐỊA NGỤC ,mỗi ĐẠI ĐỊA NGỤC có 4 cửa, mỗi cửa có 1 vị Diêm Vương . Có 32 vị Diêm Vương cho 8 ĐẠI ĐN .
                             
                           _MỖI ĐẠI ĐỊA NGỤC có 16 HẦM ,và 16 TIỂU ĐỊA NGỤC .Mỗi TIỂU ĐỊA NGỤC lại có 5 tầng và 20 hướng ( Theo 2 sơ đồ số 2 và 3  ) .

          +I HỬU PHÚC gồm : Cỏi con người và 6 tầng Trời của các vi Chư thiên (có làm phước ở cỏi nhân gian nên được sanh về đây).

*CÕI SẮC GIỚI: _nói vể cõi của các vị trời có thân tướng như con người được sinh lên do chứng đắc lần lượt 4 tầng thiền khi Thực hành thiền CHỈ.

*CÕI VÔ SẮC GIỚI :_là cõi của cáC vị trởi do lời nguyện không thích sắc thân , nên chỉ có phần tâm linh , tiến hóa cao hơn CÕI SẮC GIỚI. sanh về đây.
Reply
KINH NGHIỆM CỦA KHA THÁI THÁI

(Trích Hiện tượng báo ứng nhân quả-Nhiều tác giả- Ni Sư Hạnh Đoan dịch)

Tôi ở gần bà Kha. Bà kể chồng bà là nhân viên hãng thuốc Tây, thường xuống miền nam làm việc. Mỗi cuối năm thì ông giám đốc hãng thuốc ở Cao Hùng thường giao chồng bà một món tiền lớn, có khi lên đến ba mươi vạn, ủy thác ông Kha dùng phương thức ẩn danh, đem về Gia Nghĩa cứu tế dân nghèo hoặc cúng dường chùa vào dịp giáp tết giùm. Thiện hạnh nảy của ông giám đốc suốt mấy mươi năm nay chưa từng gián đoạn.
Mới đầu Kha tiên sinh rất ngạc nhiên, bèn hỏi ông chủ vì sao mỗi lần làm phúc lại đóng góp nhiều tiền đến thế? ông giám đốc đáp: – Dựa theo kinh nghiệm bao năm nay, tôi nhận ra năm nào đóng góp cứu trợ tha nhân nhiều thì năm đó làm việc rất thuận lợi. Và hễ tiền đóng góp càng nhiều, thì khi tính sổ cuối năm luôn thấy lợi nhuận rất lớn, thêm nữa, việc việc thập phần xuôi buồm thuận gió. Những món nợ khó đòi cũng giảm đi, đây là một sự kiện bất khả nghĩ tưởng. Nhân đó để bảo đảm cho công việc thuận lợi, đồng thời có thể giúp những gia đình bần khốn được hạnh phúc, tôi cảm thấy rộng tay hành thiện là việc rất nên làm – Mình vui, người bớt khổ – Đây là điều tốt nhất.
Có người thường hỏi tôi: -Vì sao mấy năm nay làm ăn phát đạt thành công?
Hiện tại, ai nấy đều làm việc rất khó khăn, duy chỉ mình tôi sự nghiệp chẳng những không bị ảnh hưởng, ngược lại càng làm càng phát, rốt cuộc là nhờ vào bí quyết kinh doanh nào? Thực ra tôi tuyệt chẳng có bí quyết gì đặc biệt. Nếu có, thì chỉ là nhờ may mắn thôi.
Tôi vì sao có số may mắn như vậy? Ắt là có quan hệ đến việc hành thiện bố thí. Nhưng điều này tôi chẳng muốn tùy tiện kể cho người.
Vợ chồng ông Kha thấy giám đốc trường kỳ rộng tay bố thí, cúng dường; họ xúc động, ngưỡng mộ và bị ảnh hưởng lây nên cũng bắt chước theo. Từ đó họ xin tham gia công tác bố thí của “Hành Thiện Đường”, mỗi lần làm phúc đều dùng danh nghĩa con mình đề gởi tiền cứu trợ cô nhi.
Mấy tháng sau, bà Kha hưng phấn nói với tôi:
-Thực là không thể nghĩ lường, các con tôi gần đây rất ngoan, học tập tiến bộ vượt hẳn lúc xưa. Còn đứa út năm nay 4 tuổi, trước đây rất hay khóc nhè, lúc nào cũng đòi tôi bồng, chẳng chịu theo chơi với các trẻ khác, nó làm rộn quấy phá hành tôi đến đừ đẫn, khổ vô cùng.
Nhưng từ lúc vợ chòng tôi tham gia hành thiện rồi, thì cháu bé tự động chịu chơi một mình không còn bắt tôi bồng nữa, còn vui vẻ nô đùa với các trẻ khác. Hồi xưa các con tôi thường hay bịnh. Bây giờ hầu như sức khỏe tốt lên rất nhiều, chẳng thường xuyên tìm bác sĩ như xưa nữa. Thật tôi không ngờ là có được những đổi thay kỳ lạ như thế.
Tháng trước, trong một lần trò chuyện bà Kha tâm sự:
– Chồng tôi hổi trước có rất nhiều thói quen xấu như nghiện thuốc, ghiền trầu – ghiền rất tợn! Mỗi tháng nội chi tiền thuốc tiền trầu cho ổng không, tính ra cũng sáu vạn. Đã vậy ổng còn có thêm cái tật ưa bài bạc. Điều này khiến tôi lo đau đầu, nhưng kể từ khi chúng tôi tham gia hoạt động từ thiện định kỳ rồi, thì bất ngờ gặp hên. Có một người bà con may hàng xuất khẩu đến kêu chúng tôi làm giúp họ. Thế là vợ chồng tôi nhận hàng may tại nhà mình vào mỗi tối, cùng dốc sức làm.
Nhờ bận rộn vậy mà ông nhà tôi không có cơ hội đề hút thuốc nhai trầu gì, nên tật ghiền này cũng giảm thiểu, lại đỡ tốn nửa khoản ngân quỹ. Nhưng điều khiến tôi vui nhất là gần đây chồng tôi hầu như hoàn toàn bỏ thói cờ bạc, không ưa theo người tới sòng bài nữa. Đây là điều đáng mừng vô cùng.
Vừa rồi bà Kha còn khoe: – Kể từ năm ngoái, khi vợ chồng họ mở nhà thuốc tại đường Bác Ái xong, thấy công việc ngày càng phát tốt. Mặc dù thuở giờ họ không hề quảng cáo, nhưng hằng ngày luôn có đông người đến mua. Bây giờ do khách hàng tới nườm nượp, họ bán không xuể, phải thuê người đến giúp.
Rồi bà Kha kết luận:
Ông giám đốc nhà thuốc Cao Hùng từng nói: “Hành thiện tất có hồi báo”, quả rất đúng vậy.


[TRÍCH HIỆN TƯỢNG BÁO ỨNG NHÂN QUẢ
Nhiều tác giả
Hạnh Đoan dịch thuật.
Reply


Reply


Reply


Reply
CHUYỆN 2 QUỶ ĐÓI HÀNH THIỆN TÍCH PHÚC.

Có vị Lưu tiên sinh ở trong một ngôi chùa cũ dạy trẻ nhỏ đọc sách. Trong một đêm tối, trăng sáng mờ, ông nghe thấy tiếng xoạt xoạt ngoài cửa sổ. Từ chỗ hở nhìn ra ngoài chỗ tường vỡ thấp thoáng như có hai bóng người. Lưu tiên sinh vội vàng hô: “Có trộm!”. Chợt nghe bên kia tường có người nói nhẹ: “Chúng tôi không phải trộm cắp, là có việc đặc biệt tới cầu ông”. Lưu tiên sinh kinh hoàng hỏi: “Cầu tôi làm cái gì?”.

Ngoài tường có thanh âm đáp lại: “Nguyên vì chúng tôi kiếp trước tạo ác ngiệp, chết rồi giáng vào lòai quỷ đói ( ngạ quỷ), đến giờ cũng gần trăm năm rồi. Mỗi khi chúng tôi nghe mùi thức ăn từ nhà bếp của chùa bay ra thì cơn đói nổi lên như thiêu đốt. Chúng tôi lẳng lặng quan sát thấy ông là một người có tâm từ bi do vậy cầu ông ban cho một ít cơm nguội canh lạnh, giải thoát nỗi đói khát có được chăng?”.
Lưu tiên sinh nói: “Trong nhà Phật thường làm nghi thức sám hối, công đức này đủ để cứu đói cho ngạ quỷ. Các vị vì sao không hướng đến hòa thượng trong chùa xin siêu độ?”.

Ngạ quỷ đáp lại:
“Quỷ mà có thể gặp được lễ siêu độ, ấy cũng là kiếp trước đã có gieo nhân Thiện. Như hai chúng tôi, kiếp trước bận bận rộn rộn luồn lách con đường quan lộ. Nhìn ai quyền lực lớn, chúng tôi liền liên kết, ỷ nhờ người ta. Nếu là người thế lực đã lụn bại, chúng tôi liền trở mặt không nhận người, xem như người lạ. Chúng tôi chưa từng làm vài việc tốt đáng kể nào giúp đỡ người khác, cũng không có gieo nhân Thiện nên bây giờ làm quỷ đói. Làm sao có thể gặp được thiện duyên mà được siêu độ chứ?
May mắn thay chúng tôi lúc đó tuy được tiền tài bất nghĩa nhưng chưa từng tham lam với bằng hữu, với người đói khổ hay cô quả, và cũng có từng quyên tặng chút ít. Do vậy bây giờ được chút ân xá, được phép ăn chút cơm lạnh. Nếu không có chút việc thiện đó, thì sẽ bị bắt vào đại địa ngục, rồi thức ăn được đưa đến miệng là cháy thành than, dù cho có lực đại thần thông của Phật, Bồ Tát cũng chẳng thể làm gì được với nghiệp lực này vậy”.

Lưu tiên sinh nghe xong trong lòng thương xót rồi đáp ứng thỉnh cầu của họ. Ngạ quỷ cảm tạ không ngừng rồi rơi nước mắt than vãn mà đi.
Từ đó Lưu tiên sinh mỗi ngày đem cơm lạnh canh nguội vẩy ra ngoài tường. Những ngạ quỷ đó cũng giống như cảm ứng được mà đến dùng, nhưng mà người trần mắt thịt nhìn không thấy hình tích gì, cũng không nghe không biết.

Rồi qua hơn một năm, một đêm đột nhiên nghe thấy ngoài tường có tiếng kêu: “Lưu tiên sinh! Cảm tạ ngài đã khoản đãi chúng tôi suốt thời gian dài, hôm nay chúng tôi tới cáo biệt đây!”.
Lưu tiên sinh kinh hoàng hỏi: “Các vị muốn đi đâu?”.
Qủy đáp:
“Hai chúng tôi không có cách nào cầu được siêu thoát, chỉ có thể tự làm chút việc tốt mà có thể mong cầu siêu độ. Thời gian qua, bọn tôi sống trong mảng rừng này, muông thú có rất nhiều, hễ có người muốn đến bắn chúng, chúng tôi liền hiện hình làm chúng sợ khiến chúng chạy mất. Có người muốn đặt lưới mò bắt cá trong hồ, hai chúng tôi liền đuổi chúng đi. Chính vì niệm thiện tâm này làm cảm động thần linh, đã xá miễn tội ngiệp cho hai chúng tôi. Hôm nay đã được thoát ly ngả quỷ và chuyển thế thác sinh rồi!”

Về sau, Lưu tiên sinh thường đem câu chuyện này kể cho mọi người nghe và nói: “Họ phải làm kiếp quỷ đói trầm luân, nhưng vẫn có thể dùng tâm sức nhỏ bé của mình mà cứu động vật; còn con người chúng ta đối với rất nhiều việc tốt vì sao cuối cùng thoái thác, nói bản thân không đủ sức để làm vậy?”

[Image: modify_inline.gif]
Reply
SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐÔNG Y VÀ TÂY Y‼️

Bản thân tôi là người học Đông y. Dưới đây tôi xin chia sẻ thêm với quí vị một đề tài nữa là sự khác nhau giữa Đông y và Tây y. Rốt cuộc chúng ta cần nghe theo ai?

Hiện nay rất nhiều người phương Tây, những nhà nghiên cứu tình dục cho rằng quan hệ nam nữ trên thực tế là không hề tổn thương gì đối với cơ thể, tình dục quá độ đối với người nam cũng không có vấn đề gì. Đây là quan điểm của họ.
Nhưng cổ nhân từ xưa đến nay thì không cho là như vậy.

Cổ nhân cho rằng con người phải thuận theo đạo của trời đất tự nhiên. Trong “Thiên Kim Phương” của Tôn Tư Mạo, ông đã từng nói: Một người nam, một người bình thường, lúc 30 tuổi thì tám ngày quan hệ một lần, lúc 40 tuổi thì 16 ngày một lần, lúc 50 tuổi thì 20 ngày một lần, qua 60 tuổi thì cần phải bế tinh, là phải không nên có hành vi tình dục này nữa. Người ông nói ở đây là người khỏe mạnh, nếu là người bệnh thì càng cần phải tuân thủ quy định này, càng cần phải thanh tịnh thân tâm mình. Đây đích thực là quy luật tự nhiên mà cổ nhân đã tổng kết.

Chúng ta nhìn lại xã hội hiện đại, rất nhiều người không như thế, rất nhiều người 30 tuổi không phải 8 ngày 1 lần, mà họ 1 ngày 8 lần! Họ làm cho cơ thể này tổn thương đến mức không thể tổn thương hơn nữa, nên đã dẫn đến rất nhiều ác báo. Trong lâm sàng, tôi thường hay gặp những tình trạng này. Một người 30 tuổi, có mạch tượng, mạch tượng của anh ta lại là mạch tượng của người 60 tuổi, lão hóa sớm. Loại tình trạng này rất nhiều. Điều này trên thực tế chính là họ đã đi ngược lại với lời giáo huấn của Thánh Hiền.

Chúng ta đều biết, đường lối Đông y của Trung Quốc là đã được truyền thừa 5000 năm. Hơn nữa 5000 năm nay, trong những vấn đề lớn, đặc biệt là về phương diện giữ gìn sức khỏe không hề có sự thay đổi mà rất ổn định. Rất nhiều đường lối của phương Tây, chúng ta đều biết, phương Tây họ phủ nhận chính mình và cho đó là tiến bộ. Sách giáo khoa hiện nay 5 năm thì đổi một lần, cứ 5 năm thì bác bỏ nội dung của 5 năm trước.

Chúng ta đều biết, trước đây Tây y cho rằng, con người một khi bị viêm amidan thì đề nghị cho trẻ đi cắt Amidan, đúng không? Cắt đi. Hiện nay họ còn đề xướng vậy không? Y học hiện đại họ nghiên cứu và cho rằng, amidan có công năng miễn dịch rất tốt, không nên cắt bỏ tùy tiện. Thử hỏi, ai chịu trách nhiệm đối với lớp trẻ em 20 năm trước bị cắt bỏ amidan? Đây là điều thứ nhất.
Điều thứ hai, trước đây có một quốc gia, khi trẻ em sau khi mới ra đời thì họ liền cắt bỏ ruột thừa của trẻ em đi. Tại sao vậy? Họ cho rằng ruột thừa vô dụng. Nhưng y học hiện đại lại nghiên cứu cho rằng ruột thừa hữu ích vì ruột thừa là nơi có rất nhiều tế bào Limpho trưởng thành, rất có tác dụng trong việc tăng cường sức miễn dịch. Thử hỏi, đối với lớp trẻ em 20 năm trước bị cắt bỏ ruột thừa thì ai chịu trách nhiệm?

Trong một số so sánh này, chúng ta sẽ phát hiện thấy Tây y đi trên con đường mò mẫm, chắp vá, là tình trạng dò đường để qua sông. Vậy những đề nghị này của họ, các bạn có dám nghe theo không? Họ giống như một thanh thiếu niên loạng choạng, trong quá trình mò mẫm, chắp vá, họ còn nói với bạn rằng: “Này! Lại đây! Tôi sẽ nói cho bạn nghe kinh nghiệm sống của tôi”.

Đông y thì không như vậy. Đông y 5000 năm nay không hề thay đổi. Quí vị chú ý, 5000 năm không hề thay đổi, đã chứng minh đạo lý gì vậy? Nó đã được khảo nghiệm bởi con người và thời gian là vô cùng có giá trị. Và giá trị này đã được cha ông ghi chép vào trong y thư, ghi vào trong lời dạy bảo của cổ Thánh, tiên Hiền để lại cho con cháu chúng ta. Chúng ta lại không coi trọng, thậm chí còn coi khinh. Điều này chứng tỏ chúng ta làm con cháu, làm con cháu Hoa Hạ là vô cùng có lỗi với tổ tiên.
Cho nên đề tài tôi báo cáo hôm nay là chia sẻ với quí vị đề tài này. Trong “Hoàng Đế Nội Kinh” đã từng nói: “Điềm đạm hư vô, chân khí tùng chi, tinh thần nội thủ, bệnh an tùng lai”, và lại nói: “Thị dục bất năng lao kỳ mục, dâm tà bất năng hoặc kỳ tâm, xuân thu giai độ bách tuế, nhi động tác bất suy”.

Đây là ý gì vậy? Là ý nói con người không nên bị mê hoặc bởi các thứ dục vọng, sắc dục từ bên ngoài, dâm tà, là ý nói nội tâm của mình không nên bị những thứ bẩn thỉu này làm ô nhiễm. Có như vậy thì thân tâm của con người mới có thể khỏe mạnh và họ có thể sống đến 100 tuổi mà động tác vẫn không bị suy tàn, vẫn rất nhanh nhẹn, rất nhạy bén.

Trên thực tế, đây mới là trạng thái thân tâm bình thường của một con người. Chúng ta là thế hệ con cháu nên phải có trách nhiệm và sứ mệnh kế thừa những lời dạy bảo và truyền thừa này của cha ông đã để lại cho chúng ta, xứng đáng là “vị thiên địa lập tâm, vị sanh dân lập mệnh, vị vãng Thánh kế tuyệt học, vị vạn thế khai thái bình”. Đến đây bài báo cáo của tôi đã hết, xin cảm ơn quý vị.

ĐẠO ĐỨC VÀ SỨC KHỎE
Người giảng: Tiến sĩ – Bác sĩ Bành Tân
Địa điểm: Thanh Đảo – Trung Quốc
Thời gian: Năm 2009
Cẩn dịch: Cư sĩ Vọng Tây – Cư sĩ Viên Đạt
http://hoclamnguoi.edu.vn/project-post/d...-suc-khoe/

[Image: modify_inline.gif]
Reply
TÂM SỰ NGHỀ ĐỒ TỂ.

TÁC GIẢ : ĐÀO NGỌC ÁNH.

[b]( Chuyện em được nghe kể nên kể lại cho mọi người nghe ạ )
Vài ngày trước, chú hàng xóm cũ đã chuyển đi nhiều năm ghé nhà tôi chơi uống nước lúc tiện đường đi làm ăn xa.
Nói chuyện được một lúc, mẹ tôi hỏi chú rằng chú có còn làm cái nghề ngày xưa ấy không. Thì chú mới bồi hồi mà nói
-" Không đâu chị ạ. Em bỏ được 7 năm nay rồi."
Mẹ tôi mới vặn hỏi lại:
-" Làm ăn đang tốt sao lại bỏ? Ngày xưa heo nhà chị nuôi toàn bán cho chú không ấy chứ."
-" Sát sinh như vậy đủ rồi chị ạ. Bây giờ em sợ lắm, gieo nghiệp đầy người."
[/b]

[b]Tôi nhớ lại khung cảnh ngày còn nhỏ tí đứng bên gốc cây nhìn theo chiếc xe chở mấy con heo mà mẹ tôi chăm bẵm, chúng nó thét lên, cái kiểu mà người ta hay gọi là " hét như heo bị chọc tiết ". Thì thuở nhỏ ấy, làm gì đã biết sự đời, về cái khổ sinh khổ tử của chúng sinh thiên hạ, nên là tôi cũng không có mấy cảm giác bi thương, chỉ để vào tâm những câu than thầm của mẹ vì cái sự nghèo đói năm xưa.
Lớn lên, tôi mới biết cách mở rộng tâm mình ra, nhìn thấy những vụ đụng heo, rồi hình ảnh người ta lấy cái búa đập vào đầu con heo ấy làm tôi cảm thấy sợ, thật sự sợ. Tôi nghĩ rằng, nếu mình là con heo ấy, cảm nhận của mình ra sao, rồi cơn buồn nôn trào lên không thể kiểm soát, từ đó tôi bắt đầu sợ nhìn thấy những cảnh máu me đau đớn đó.
Quay lại nghe chú tâm sự.
Trong suốt cả chục năm hành nghề. Lúc mới vào, gia đình chú làm ăn rất thuận lợi, năm này qua năm khác, cho đến lúc cái nghiệp nó phải trổ ra.
[/b]

[b]Ngày nọ, như thường lệ, chú cầm theo cái khăn lau mồ hôi và máu đi xuống lò mổ. Không khí nóng nực khiến người ta bức bối khó chịu, chú cầm con dao thường ngày lên, chặt phăng cái đầu khỏi mình của con heo nọ. Bất ngờ, cái đầu rơi xuống đất, bình thường chú chặt chẳng bao giờ rơi. Thấy lạ nhưng chú cũng bỏ dao lên bàn mổ mà cúi xuống nhặt cái đầu lên. Trong giây lát, chú như bị thôi miên mà bị kéo vào ảo cảnh nọ. Ở đó, chú thấy mình là chính con heo đó, bị chọc tiết, bị lóc từng thớ thịt, quặn thắt. Chú quay trở lại hiện tại, trong đầu vẫn văng vẳng tiếng hét thất thanh rùng cả mình, mồ hôi lạnh túa ra như tắm.[/b]
[b]
Thấy chú thế, người phụ trong lò mới đến đỡ, sợ chú bị trúng gió rồi cũng khuyên bảo chú thôi nghỉ hôm nay về nghỉ, còn lại để anh em trong lò lo.
Chú đôi phần sợ sệt mà cũng đồng ý và chuẩn bị lên xe về.
[/b]
[b]Trên đường chạy con xe dream tàu về nhà, chú cứ như bị mất hồn mà nghĩ mãi về chuyện lúc nãy xảy ra ở lò mổ. Ngay lúc đó, chú bị tai nạn.[/b]
[b]
Người nhà nghe tin lập tức chạy tới bệnh viện, bác sĩ thông báo không có vấn đề gì lớn lắm nhưng chú cứ mãi không tỉnh lại. Ngày qua ngày, người ta mới mách cho vợ chú đi tìm thầy xem sao. Bà đi thật, vợ chú đến tìm bà thầy ở tận huyện khác xem cho. Mới gặp bà đã nhìn ra cái khí đen đen quấn theo bên người vợ chú. Đang còn ngồi nghe thì tiếng chuông cô lại đổ lên từng hồi giục giã, đầu dây bên kia người ta lại thông báo, anh con trai cả vừa bị tai nạn, té từ trên cao xuống khi đang làm việc.
Bà thầy cũng nghe xong cũng thở dài mà căn dặn.
-" Mau mau về nhà làm theo những gì tôi dặn thì còn cứu được."
Cô gấp gáp chạy lên viện xem tình hình sao rồi cũng gấp rút chuẩn bị vài thứ bà thầy nọ dặn dò.
Ở đó, bà thầy nói với cô rằng do phạm vào nghiệp sát quá nặng, nên bị oan gia trái chủ từ nhiều đời trước nhân cơ hội phúc đức suy giảm mà đến đòi nợ, và phải chuẩn bị lên lễ cửu huyền thất tổ xin giúp đỡ may ra còn được.
[/b]
[b]Ngày hôm sau, cô mang theo bát tự của chú cùng ít đồ đã được dặn mà đến nhà bà thầy. Lễ xin cả buổi chiều thì ngày hôm sau chú đã dần tỉnh lại tuy chưa nói được, nhưng nước mắt chú cứ tuôn ra 2 bên gò má.[/b]
[b]
( Em ko kể chi tiết tại vì này em cũng chỉ nghe chú kể lại thôi.)
Vài ngày sau đó, cuối cùng chú đã được xuất viện.
[/b]
[b]Nghe chú kể, quãng thời gian hôn mê bất tỉnh ấy, chú thấy bản thân nằm trên giường bệnh, bị dẫn đi xuống tận địa ngục, ngay cả khi chú đã tỉnh dậy, bàn chân chú vẫn còn nóng ran như bị bỏng. Chứng kiến cảnh người ở dưới địa ngục muôn hình vạn trạng, tra tấn đủ kiểu man rợ mà lúc kể lại khuôn mặt chú vẫn không khỏi kinh hãi. Người ta đưa chú đến đối diện 1 chiếc gương lớn, được đặt ở giữa vực thẳm sâu không thấy đáy. Ở đó chú nhìn thấy cảnh mình sát sinh, cảnh chú ở lò mổ, cảnh những tia máu bắn vào mặt rõ nét như chính chú đang ở đó vậy.[/b]

[b]Sau khi tỉnh lại, như bừng tỉnh giữa cơn mê. Chú bỏ nghề làm đồ tể, bắt đầu bằng những chuyến xe chở hàng hàng ngàn cây số. Cũng từ đó, chú bắt đầu tu, tu nhân, tu thân, tu tâm trí. Chú thường xuyên ghé các chùa chiền mà trên con đường chú đi qua. Không mâm cao cỗ đầy, chú đến chùa với một cái tâm chân thành. Chẳng còn những ánh mắt hung tợn, tiếng hét thất thanh ám ảnh chú nữa.
Trước khi rời đi, chú nói lại một câu.
" Sát sinh như vậy đủ rồi chị ạ, mình dừng tay thôi."
Đời người luôn có nhân quả báo ứng, chỉ là nó đến sớm hay muộn mà thôi 🙇
[/b]
[Image: modify_inline.gif]
Reply
QUẢNG BÁ TÀ DÂM THỌ ÁC BÁO. (NI  SƯ HẠNH ĐOAN DỊCH)

Năm 2004, có một phụ nữ trẻ ở Thiên Tân gọi điện cho Lưu cư sĩ, khóc lóc nài xin gặp tôi, kể là bà bị bệnh tiểu đường đến thời kỳ cuối, thận hoàn toàn mất công năng, sinh hoạt không tự lo được, bác sĩ nói là bà chỉ sống được khoảng 3 tháng thôi, nhưng hiện tại đã một tháng trôi qua rồi, bà thương con chỉ mới sáu bảy tuổi và nói là minh không thể chết, cầu xin tôi cứu bà. Bà kể đã xem sách "Bảo Ứng Hiện Đời" rồi, giờ xin tôi hãy giảng nhân quả cho bà nghe. Tôi hỏi:

- Bà tin Phật chứ? Bà đáp: Dạ tin.
- Bà đã tin Phật, vì sao còn làm chuyện xấu.
Bà nói mình không có làm chuyện gì xấu cả.
Tôi không khách sáo, gằn mạnh:
- Nếu bà không muốn chết, thì phải sám hối ngay những hành vi xấu thuộc về sát, đạo dâm, vọng! Hằng ngày bà phải kiên trì quỳ trước Phật tụng “Kinh Địa Tạng", sức có thể tụng bao nhiêu thì tụng bấy nhiêu, tâm phải thật chí thành, thì may ra có hi vọng sống...
Ba ngày sau tôi nhận điện thoại của bà, kể là mình tụng kinh đã ba ngày, nhưng bệnh vẫn không chuyển tốt và bà khẩn khoản mời tôi hãy đến nhà bà một chuyến.

Khi tôi tới nhà bà, thấy rất đông người đang tụ tập đợi sẵn tại đó. Có một phụ nữ bị bệnh khoảng 34-35 tuổi đang ngồi trên giường.
Tôi hỏi bệnh nhân:
- Là bà gọi điện cho tôi phải không? Con bà đâu?
Bà gật đầu.
Bà chỉ vào một đứa bé đang chơi trong nhà.
Tôi nói:
- Bà xem, con bà là bé trai khôi ngô biết bao, nhưng có phải cháu thường đau bụng? Bà kinh ngạc gật đầu xác nhận, còn nói cho nó uống thuốc gì cũng không lành.
Tôi bảo:
- Nếu bệnh bà lành thì bệnh con bà mới lành.
Bà hỏi vì sao mình bị chứng tiểu đường?
Tôi đáp:
- Do bà sống tâm không lành, hành vi thủ đoạn độc ác. Vật gì cũng dám giết ăn. Bà còn ăn sống cả những con vật còn nhỏ, đúng không?
Bà gật đầu nói đúng.
Tôi bảo:
- Thế thì bao nhiêu sinh mệnh đang sống mà bị bà làm thịt ăn, tính luôn những loài bị bà nuốt sống nữa... Hiện nay bà bị bệnh, cảm giác sợ chết thế nào, thì số loài vật từng bị bà giết ăn đó, chúng há chẳng biết sợ chết hay sao?
Tôi giải thích tiếp:
– Bà nói mình không làm việc gì xấu, vậy bà có biết chăng? Những loài vật này cũng có cha mẹ, con cái... Bà đã minh bạch chưa? Bà bị bệnh là do mình tự làm tự thọ, nghĩa là rất xứng đáng với nhân ác đã gieo!
Có thể do tôi nói năng quá cứng cỏi, đanh thép... khiến bà khó tiếp thu, nên không trả lời.
(Tôi cũng không hiểu vì sao, ngay từ lần đầu gặp mặt đã muốn giáo huấn bà thật nghiêm, có lẽ do bà tạo ác quá nhiều).
Tôi hỏi: - Có phải quan hệ giữa bà và mẹ chồng rất xấu?
Bà kinh ngạc gật đầu.
Tôi lại gằn mạnh từng lời, nghiêm nghị hỏi: Bản thân bà không những chẳng có hiếu với ba mẹ chồng, mà ngay cả cha mẹ ruột cũng bất hiếu nốt. Có phải bà thường hay cự cãi, đánh cả cha mẹ? Mấy năm rồi mà cũng không về thăm song thân? Bà khóc.
Thế là tôi giảng về ân đức thâm trọng khó đáp đền của cha mẹ cho bà nghe, rồi nhắc nhở: - Chỉ một lỗi này thôi cũng đủ bị trời đất trừng phạt rồi!

Lúc này chồng bà về tới, đó là một nam nhân tướng mạo rất tuấn tú.
Tôi mời ông ngồi và hỏi:
- Ông có muốn bệnh vợ mình được lành chăng ?
- Đương nhiên là muốn rồi!
Tôi lại hỏi:
- Hai vị làm việc liên quan đến ngành nào?
Bà đáp:
- Chúng tôi không làm công xưởng chi, chỉ mở tiểu điếm mưu sinh.
Tôi hỏi:
- Vậy trong tiệm buôn bán thứ gì?
- Dạ bán đủ các loại như: thuốc hút, rượu, muối... các thứ tạp hóa linh tinh...
Tôi hỏi tiếp:
- Có bán sách chăng?
Bà đáp:
- Có bán một ít sách cho các em nhỏ...
Tôi cao giọng, nghiêm khắc nói:
- Sao không kể còn có cả sách tình dục và băng đĩa đồi trụy nữa? Hai vợ chồng đều sững sờ, mặt đơ ra như pho tượng, chẳng nói được gì.
Tôi bảo:
- Các vị có biết hay không, mỗi một cuốn sách tình dục hoặc một băng đĩa đen, sẽ hại biết bao gia đình và con người không hả? Có thể sẽ có nhiều người sau khi xem sách khiêu dâm, đĩa đen này rồi, thì họ sẽ bị ảnh hưởng, biến thành kẻ lưu manh, sống đời buông thả, tà gian, cưỡng hiếp... thậm chí còn rơi vào đồng tính và sinh thói tật hung dữ giết người, xem thường mạng sống đồng loại... Do vậy mà hai vị tạo tội rất lớn, có nhận ra chưa hả? Bà bị chứng tiểu đường sắp chết đây chỉ là lãnh báo nhẹ, còn bảo nặng là: Sau khi chết rồi bà sẽ lập tức vào địa ngục Vô Gián thọ khổ, trăm ngàn vạn kiếp khó thoát ra. Giờ các vị đã nhận ra những tội ác mình phạm phải hay chưa?
Tôi quay sang bảo chồng bà :

- Ông không nên cho rằng chỉ có vợ ông bị trả báo thôi, nếu như bà chết rồi, thì sau đó sẽ đến lượt ông! Ông là chủ gia đình, tất phải gánh vác trách nhiệm trước tiên. Không nhất thiết là ông cũng bị chứng tiểu đường, mà có thể là sẽ bị bệnh... tuy khó chết, nhưng không trị lành được. Nhờ ông đời trước từng là đệ tử Phật, đã tạo nhiều việc thiện, cho nên đời này mới có được dung mạo tuấn tú, tướng hảo như vầy. Con ông do có thiện duyên với ông mà đến, tương lai nó rất có tiền đồ. Nhưng nếu như cứ sát sinh ăn thịt, thì bệnh ông sẽ chẳng thể nào lành được. Bây giờ nếu hai vị không thể phát lộ, thốt lời chân thành ăn năn sám hối thệ cải tà quy chính, thì xem như tôi đã nói uống công! Bây giờ muốn đời mình thế nào là do các vị tự quyết định thôi.
Hai vợ chồng rất kinh sợ, đồng cầu xin tôi chỉ cho họ con đường sống, tôi bảo ông chồng:
- Sau khi tôi đi rồi thì hãy mau mau đem các sách, đĩa đồi trụy ra đốt sạch hết, nếu còn lưu giữ dù chỉ một trang thì vợ ông ắt phải vong mạng. Toàn bộ văn hóa đồi trụy khiêu dâm bạo lực đều phải hủy! Từ nay về sau phải ăn chay triệt để, hằng ngày phải quỳ tụng kinh niệm Phật, sau khi bệnh lành rồi cũng không được giải đãi. Nếu biếng lười thì sẽ gặp khổ báo. "Bốn điều thanh tịnh” trong Kinh Lăng Nghiêm là thuốc cực kỳ hay trị bệnh vợ ông, cần nên học thuộc. Hằng ngày phải tranh thủ lúc rảnh lo học thuộc và tụng mấy biến, y theo đó mà tu trì, lợi ích sau này hai vị sẽ thấy. Còn phải đem công đức có được hồi hướng cho những chúng sinh mình từng giết, ăn qua và phải phóng sinh, in kinh. Đừng sợ tốn tiền, phải chân thành sám hối, siêng làm việc lợi ích cho chúng sinh. Nếu chịu tu sửa, làm ăn chánh đáng thì sẽ phát đạt.

Từ nay trở đi, hai người phải sám hối tội bất hiểu với cha mẹ và thành tâm sửa đổi, phải đồng quỳ trước Phật tụng một trăm bộ “Kinh Địa Tạng” hồi hướng cho phụ mẫu đôi bên, nếu có điều kiện thì ấn tống kinh Đại thừa để kết thiện duyên, ắt có thể diệt trừ tội nghiệt đã tạo...
Bà ngay đó bày tỏ nỗi niềm ăn năn hối cải thống thiết, còn ông chồng lật đật đi thiêu hủy hết sách, đĩa đồi trụy. Họ phát nguyện từ nay đoạn sát ăn chay, trì giới, niệm Phật. Thành tâm sám hối tội lỗi, xin dùng công đức tu sửa niệm Phật này hồi hướng cho chúng sinh.
Trưa đó, chúng tôi dùng cơm nơi nhà Lưu cư sĩ, buổi chiều lúc đến gặp bà nọ, mọi người hoan hỉ khi thấy khí sắc và trạng thái tinh thần bà hoàn toàn thay đổi giống như một người khang kiện, ai cũng vỗ tay khen. Một tuần sau, bà đi bệnh viện kiểm tra, bác sĩ kinh ngạc bảo: -Thận bà đã hồi phục công năng. Một năm sau, tôi có trò chuyện với bà qua điện thoại, bà nói hiện nay mình sống rất tốt, hơn nữa gặp ai cũng luôn tuyên dương ca ngợi: chính Phật pháp đã cứu bà. Hi vọng câu chuyện này sẽ giúp nhiều người tỉnh giác cải tà quy chính. Nguyện đem công đức này hồi hưởng cho gia đình bà được khang kiện, hạnh phúc, tu hành tinh tấn.
Mọi người xem, chỉ là một tiệm nhỏ buôn bán dâm thư đĩa đen, tuy họ chỉ là một mắt xích trong đường dây tuyên truyền bá văn hóa đồi trụy, nhưng cũng chiêu lấy quả báo mắc chứng bệnh hiểm nghèo, suýt chết.
Từ bằng chứng này mà suy, thì có thể đoán biết được hậu quả của các tác giả, đạo diễn chuyên đầu tư biên soạn các loại phim sách bạo lực, gợi dục, khiêu dâm... nhằm tuyên truyền quảng bá văn hóa đồi trụy. Lại có những người xưng mình là Nhà nghiên cứu, Đại học giả, thành phần trí thức... nhưng mồm luôn tuyên bố: "chơi gái là vô tội, đồng tính luyến ái có thể chấp nhận được, loạn luân là hữu lý"... và việc truyền bá các phim ảnh dâm, đồ chơi tình dục, đĩa sex,... là không có lỗi... Vậy thì kết cục của họ sẽ như thế nào đây ?

Đây chính là lý do vì sao sám văn khuyên chúng ta "tuyệt chẳng nên hành ác, dạy người hành ác, hoặc khen ngợi thập ác"...
Tôi chỉ kể câu chuyện liên quan đến phạm tà dâm, là một lỗi trong thập ác, nhưng từ đây quý vị hãy dùng trí mà suy ra, thì sẽ biết phạm những ác hạnh khác cũng sẽ gánh quả báo tương đương như vậy.
(Trích từ sách: Nhân Quả Phụ Giải Lương Hoàng Sám_ nhân vật "tôi" trong câu chuyện chính là cư sĩ Quả Khanh)
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

[Image: modify_inline.gif]
Reply
HIỆN NAY TRÊN ĐƯỜNG PHỐ CHỖ NÁO NHIỆT NHẤT KHÔNG GÌ NGOÀI HAI NƠI NÀY:MỘT NƠI LÀ NHÀ HÀNG CÒN NƠI KIA LÀ BỆNH VIỆN!

NẾU NHƯ CHÚNG TA CHỊU KHÓ ĐỂ Ý MỘT CHÚT SẼ THẤY NHỮNG CĂN BỆNH MÀ NGƯỜI HIỆN NAY MẮC PHẢI ĐỀU VÔ CÙNG QUÁI LẠ,MÀ HỄ MẮC PHẢI ĐỀU LÀ BỆNH NAN Y TRẦM TRỌNG!
[/size][/color]

Hiện nay đại đa số con người cả một đời căn bản đều loay hoay ở việc kiếm tiền, mặc sức hưởng thụ thế nhưng có mấy ai hiểu được phước báu của một người có khác gì tiền tiết kiệm gửi trong ngân hàng đâu. Nếu như chỉ có rút mà không gửi vào thì sẽ có lúc vung tay quá trán, sau cùng phước báu sẽ bị hưởng hết sạch. Nếu như chỉ biết có hưởng thụ không biết vun bồi tích lũy phước báu đến khi hưởng hết phước rồi thì tai nạn tất nhiên sẽ theo nhau mà đến, đến lúc mạng chung còn phải đọa vào đường ác. Việc làm tổn phước nhất của người hiện nay là phải kể đến là SÁT SINH.

Bất luận là khi hội họp gia đình, hoặc là bạn bè tụ tập lúc trao giải thưởng hay lúc tâm trạng buồn phiền hầu như phải vào quán xá mà ăn uống 1 bữa. Hiện nay trên đường phố chỗ náo nhiệt nhất không gì ngoài hai nơi này: 1 nơi là nhà hàng, còn nơi kia là bệnh viện. Nếu như chúng ta chịu khó để ý một chút sẽ thấy những căn bệnh mà người hiện nay mắc phải đều vô cùng quái lạ mà hễ mắc phải đều là thứ bệnh nan y trầm trọng. Đáng sợ hơn nữa hiện nay, rất nhiều căn bệnh đều được trẻ hóa, ví dụ như: chưa đến 30 tuổi thì đã bị đột quỵ, rồi những người mười mấy tuổi đã bị tiểu đường, đều không phải là ít. Trong những năm qua, trong số những đồng tu tới đây tu Phật thất vẫn có những người bị mắc bệnh nan y như ung thư, viêm nổi ban đỏ…
 
Những sát sinh nghiêm trọng nhất đại khái đều nằm trong những dịp gọi là Ăn Mừng, đặc biệt là khi tổ chức hôn lễ, các bàn đầy ắp rượu thịt, giết hại biết bao sinh mạng của heo bò dê gà vịt cá không thể kể xiết, nếu như còn có những món như tôm cua sò ốc thì trong một đĩa thức ăn đó có mấy mươi thậm chí có đến hàng trăm sinh mạng. Nếu như trên một bàn tiệc cưới chỉ có 40 sinh mạng mà thôi thì đã xem là ít rồi, vậy thông thường sẽ mời bao nhiêu bàn? Mười mấy bàn, cho là 20 bàn đi, như vậy có nghĩa là có đến 800 sinh mạng rồi phải không? Một khi chúng ta ăn mừng thì chúng sinh đều phải chịu cảnh mẹ con bị ly tán, "nhà tan người mất" vậy quả báo của chúng ta có thể tốt được hay không?
                     *******@@@*******
Còn có người muốn mừng thọ cho ông bà cha mẹ đãi tiệc rượu lớn, cho rằng chính mình rất hiếu thuận, đâu hay là lẽ ra ông bà cha mẹ còn có thể sống thêm được 10 năm, nhưng vì việc này mà chỉ còn sống được 5 năm, huống hồ mỗi lần mừng thọ thông thường đều phải sát sinh, món nợ mạng này, thì chính bản thân ông bà cha mẹ cũng phải gánh lấy. Sau khi làm tiệc mừng thọ xong, có trường hợp người già lập tức bị bệnh nặng, thậm chí còn qua đời. Nếu chúng ta để ý, nhất định sẽ thấy những trường hợp như thế này không ít.

  Có một thân thể khỏe manh, một học vị lý tưởng, một sự nghiệp thành công, một hôn nhân như ý, một đứa con thông minh hoạt bát, đây đều là phước báu. Thế nhưng phước báu của người hiện nay đã bị tổn giảm quá nhiều, có rất nhiều người tuổi vẫn còn trẻ mà đã bị bệnh nặng rồi, còn có những người vừa mới kết hôn đã cãi cọ đòi ly hôn. Còn có những người chỉ qua một đêm mà vợ con ly tán, tứ cố vô thân, đây đều là do bản thân chúng ta không hiểu nhân quả mặc tình tạo tác ác nghiệp mà chiêu cảm ra. Người đời lấy danh nghĩa của TÌNH YÊU mà làm những việc thương tổn đến người thân của chính mình. Rất nhiều người hễ thân thể không khỏe thì liền ra sức sát sinh tạo nghiệp.
 Có một bà cụ ở Thượng Hải khi kiểm tra vốn là bị bệnh viêm phổi không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng vì muốn bồi bổ cho mình bà đã tự tay mua các loại sinh mạng về giết ăn, ăn như vậy hết 3 tháng đã khiến cho bệnh viêm phổi trở thành ung thư phổi. Không hiểu nhân quả thật là rất đáng sợ.
 
  Nguyện mọi người chúng ta đều có thể hiểu rõ được quả báo thiện ác, sớm ăn chay, chấm dứt sát sinh, bồi dưỡng thiện căn phước đức của chính mình. Hơn nữa, cầu nguyện cho chúng sinh trong thiên hạ đều được an lạc hạnh phúc.

Trích Từ: Tịnh Không Pháp Ngữ[/size][/color]
Reply
Góp bài với chị Rau Sam về Địa Ngục qua lời dạy của Đức Thế Tôn .

Chúng ta học Phật Pháp để hiểu rõ thế giới tâm linh hoạt động ra sao .  Một khi hiểu rõ, kiến thức này sẽ giúp chúng ta cách sống thuận theo lẽ đạo, bớt lo sợ không căn cứ .

Cheer

---------------------------------------------------------------------

Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

130. Kinh Thiên sứ
(Devadùta sutta)


https://budsas.net/uni/u-kinh-trungbo/trung130.htm


Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà viên), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Ví như, này các Tỷ-kheo, có hai nhà có cửa; ở đây, một người có mắt đứng chính giữa có thể thấy những người đi vào nhà, đi ra khỏi nhà, đi qua, đi lại. 

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy các chúng hữu tình chết đi sanh lại, hạ liệt, cao sang, đẹp trai, xấu hình, thiện thú, ác thú, tùy theo hạnh nghiệp của họ, và Ta nghĩ: "Các bậc hữu tình này do thành tựu thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, không công kích các bậc Thánh, có chánh kiến, thọ trì nghiệp phù hợp chánh kiến, các vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời này. Hay các vị hữu tình này, do thành tựu thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, không công kích các bậc Thánh, có chánh kiến, thọ trì nghiệp phù hợp với chánh kiến, các vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh ra giữa loài Người

"Còn các hữu tình, do thành tựu thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, công kích các bậc Thánh, có tà kiến, thọ trì nghiệp phù hợp với tà kiến, các vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi ngạ quỷ (pettivisaya). Hay các hữu tình này, do thành tựu thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, công kích các bậc Thánh, có tà kiến, thọ trì nghiệp phù hợp tà kiến, các hữu tình ấy sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào các loại bàng sanh. Hay các hữu tình này, do thành tựu thân ác hành... Sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Ðịa ngục".

Này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục, sau khi bắt giữ người ấy với nhiều cánh tay, dẫn người ấy đến trước vua Yama và thưa:

"-- Tâu Ðại vương, người này không có từ tâm, không xứng là Sa-môn, không xứng là Bà-la-môn, không kính trọng các vị lớn tuổi trong gia đình. Ðại vương hãy trừng phạt nó ! "

--ooOoo--

Sinh

Này các Tỷ-kheo, vua Yama, chất vấn người ấy, cật vấn, thẩm vấn người ấy về Thiên sứ thứ nhất: "Này người kia, Ngươi có thấy Thiên sứ thứ nhất đã hiện ra giữa loài Người không?" Người ấy nói: "Thưa Ngài, không thấy". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này Người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người có đứa con nít nhỏ, yếu ớt, nằm ngửa, nằm rơi vào giữa phân và nước tiểu của nó hay không?" Người ấy đáp: "Thưa Ngài, có thấy". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: "Ta bị sanh chi phối, ta không thoát khỏi sanh; ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu và ý". Người ấy đáp: "Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện về thân, khẩu, ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy theo sự phóng dật ấy của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn và thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Người phải cảm thọ quả báo việc làm ấy".


Già

Này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn và thẩm vấn người kia về Thiên sứ thứ nhất, vua Yama mới chất vấn, cật vấn, thẩm vấn về Thiên sứ thứ hai: "Này người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, Thiên sứ thứ hai hiện ra không?" Người ấy đáp: "Thưa Ngài, không thấy". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người kia: "Này Người kia, Ngươi có thấy người đàn bà hay người đàn ông tám mươi tuổi, hay chín mươi tuổi, hay một trăm tuổi, già yếu, cong như nóc nhà, lưng còm, chống gậy, vừa đi vừa run, bệnh hoạn, tuổi trẻ đã qua mất, răng rụng, tóc sói, da nhăn, run rẩy, với tay chân bạc màu?" Người ấy đáp: "Thưa Ngài, có thấy".

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: "Ta bị già chi phối, ta không thoát khỏi già; ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu và ý". Người ấy đáp: "Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật, thưa Ngài". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện về thân, khẩu, ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy theo sự phóng dật của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn và thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả báo sự làm ấy".


Bệnh

Này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn, thẩm vấn người kia về Thiên sứ thứ hai, vua Yama mới chất vấn, cật vấn, thẩm vấn về Thiên sứ thứ ba: "Này Người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, Thiên sứ thứ ba hiện ra không?" Người ấy đáp: "Thưa Ngài không thấy". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người kia: "Này Người kia, Người có thấy người đàn bà hay người đàn ông bị bệnh hoạn, khổ não, bị bệnh trầm trọng nằm rơi vào trong nước tiểu và phân của mình, cần người khác nâng dậy, cần người khác dìu nằm xuống?" Người ấy đáp: "Thưa Ngài, có thấy".

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với nó: "Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: "Ta bị bệnh chi phối, ta không thoát khỏi bệnh; ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu và ý". Người ấy đáp: "Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật, thưa Ngài". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện, về thân, khẩu, ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy theo sự phóng dật của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn bè thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả báo việc làm ấy".


Hình Phạt các Tội Phạm Thế gian 

Này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn thẩm vấn người kia về Thiên sứ thứ ba, vua Yama mới chất vấn, cật vấn, thẩm vấn về Thiên sứ thứ tư: "Này người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, Thiên sứ thứ tư hiện ra không?" Người ấy đáp: "Thưa Ngài, không thấy". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người kia: "Này người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, các vua chúa sau khi bắt được tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy... họ lấy gươm chặt đầu?". Người ấy nói: "Thưa Ngài, có thấy".

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: "Thật sự những ai làm các ác nghiệp, họ phải chịu những hình phạt sai khác, ngay trong hiện tại như vậy, huống nữa là về đời sau! Ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu, ý". Người ấy đáp: "Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật, thưa Ngài". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với nó: "Này Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện về thân, khẩu, ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này người kia, tùy theo sự phóng dật của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn bè thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả báo việc làm ấy".


Chết

Này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn, thẩm vấn người kia về Thiên sứ thứ tư, vua Yama mới chất vấn, cật vấn, thẩm vấn về Thiên sứ thứ năm: "Này Người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, Thiên sứ thứ năm hiện ra không? "Người ấy đáp: "Thưa Ngài, không thấy". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này Người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, người đàn bà hay người đàn ông chết đã được một ngày, hai ngày hay ba ngày, sưng phồng lên, xanh xám lại, rữa nát ra?" Người ấy nói: "Thưa Ngài, có thấy".

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: "Ta bị chết chi phối, ta không thoát khỏi chết; ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu và ý". Người ấy đáp: "Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật, thưa Ngài". 

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện về thân, khẩu ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy theo sự phóng dật của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn bè thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính là Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả báo việc làm ấy".


Thọ Nhận Hình Phạt tại Địa Ngục

Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn, thẩm vấn, người ấy về Thiên sứ thứ năm, vua Yama giữ im lặng.


Các Hình Phạt tại Đại Địa Ngục

Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục bắt người ấy chịu hình phạt gọi là năm cọc (Pancavidhabandhanam), họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào một bàn tay, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn tay thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào giữa ngực, Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt.  Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục bắt người ấy nằm xuống và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây cảm thọ.. chưa tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục cột người ấy vào một chiếc xe, kéo người ấy chạy tới chạy lui trên đất được đốt cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ... chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục đẩy người ấy lên, kéo người ấy xuống một sườn núi đầy than hừng, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ... chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và quăng người ấy vào một vạc dầu bằng đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây bị nấu với bọt nước sôi sùng sục, khi thì trôi nổi lên trên, khi thì chìm xuống đáy, khi thì trôi dạt ngang. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.


Lửa ở Đại Địa Ngục

Rồi này các Tỷ-kheo, những người coi giữ Ðịa ngục quăng người ấy vào Ðại địa ngục. Này các Tỷ-kheo, Ðại địa ngục ấy có bốn góc, bốn cửa, chia thành phần bằng nhau, xung quanh có tường sắt, mái sắt lợp lên trên. Nền Ðịa ngục bằng sắt nung đỏ, chảy đỏ rực, đứng thẳng, luôn có mặt, rộng một trăm do tuần.

Này các Tỷ-kheo, từ tường phía Ðông của Ðại địa ngục ấy, những ngọn lửa bừng cháy lên được thổi tạt đến tường phía Tây. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ tường phía Tây được thổi tạt đến tường phía Ðông. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ tường phía Bắc được thổi tạt đến tường phía Nam. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ tường phía Nam được thổi tạt đến tường phía Bắc. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ phía Dưới, được thổi tạt lên phía Trên. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ phía Trên, được thổi tạt xuống phía Dưới. Người ấy ở đây cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, rồi có một thời rất lâu dài, khi cửa phía Ðông của Ðại địa ngục được mở ra. Người ấy chạy vào đấy rất nhanh và mau lẹ. Khi người ấy chạy rất nhanh và mau lẹ, da ngoài bị cháy, da trong bị cháy, thịt bị cháy, dây gân bị cháy, xương bị khói xông đen. Sự trốn thoát của người ấy là như vậy. Này các Tỷ-kheo, dù cho người ấy có cố gắng rất nhiều, cửa vẫn đóng chống lại người ấy. Tại đây người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, có một thời rất lâu dài, khi cửa phía Tây được mở ra... cửa phía Bắc được mở ra... cửa phía Nam được mở ra. Người ấy liền chạy vào đấy rất nhanh và mau lẹ. Khi người ấy chạy rất nhanh và mau lẹ, da ngoài bị cháy, da trong bị cháy, thịt bị cháy, dây gân bị cháy, xương bị khói xông đen. Sự trốn thoát của người ấy là như vậy. Này các Tỷ-kheo, dầu cho người ấy có cố gắng rất nhiều, cửa vẫn đóng chống lại người ấy. Tại đây người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi các ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, có một thời rất lâu dài, khi cửa phía Ðông được mở ra, người ấy liền chạy vào đấy rất nhanh và mau lẹ... sự trốn thoát của người ấy là như vậy. Người ấy đi ra khỏi cửa Ðịa ngục ấy.


Kim Nhọn ở Ðại Phấn nị Ðịa ngục


Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Ðại địa ngục là Ðại Phấn nị Ðịa ngục (Guthaniraya). Người ấy rơi vào Ðịa ngục này. Này các Tỷ-kheo, tại Phấn nị Ðịa ngục ấy, các chúng sanh với miệng như mũi kim cắt đứt da ngoài; sau khi cắt đứt da ngoài, chúng cắt đứt da trong; sau khi cắt dứt da trong, chúng cắt đứt thịt; sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt dây gân; sau khi cắt đứt dây gân, chúng cắt đứt xương; sau khi cắt đứt xương, chúng cắt đứt xương tủy. Ở đây, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.


Cảm Giác Thống Khổ tại Ðại địa ngục Nhiệt khôi

Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Ðại địa ngục Phấn nị ấy là Ðại địa ngục Nhiệt khôi (Than hừng - Kukkulaniraya). Người ấy rơi vào ở đấy. Ở đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.


Gai Nhọn tại Ðại Châm thọ lâm

Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Ðại địa ngục Nhiệt khôi là Ðại Châm thọ lâm (Sambalivanam) cao một do tuần, với những gai nhọn dài mười sáu ngón tay, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Họ bắt người ấy leo lên, leo xuống. Ở đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.


Lá Sắc tại Ðại Kiếm diệp lâm

Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Đại Châm thọ lâm là Ðại Kiếm diệp lâm (Rừng lá gươm - Asipattavanta). Người ấy vào trong ấy. Ở đấy, các lá cây, do gió lay động, cắt đứt tay của người ấy, cắt đứt chân, cắt đứt tay chân, cắt đứt tai, cắt đứt mũi, cắt đứt tai mũi. Ở đây, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mạng chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.


Nước Cuốn tại Ðại Khôi Hà

Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Đại Kiếm diệp lâm là Ðại Khôi Hà (Sông vôi - Kharodakanadi). Người ấy rơi vào trong ấy. Tại đấy, người ấy bị trôi thuận theo dòng nước, người ấy bị trôi ngược lại dòng nước, người ấy trôi thuận theo, ngược lại dòng nước. Tại đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung, cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.


Ăn Cục Đồng Nung Đỏ

Rồi này các Tỷ-kheo, những người coi giữ Ðịa ngục, câu người ấy lên với móc câu, đặt người ấy trên đất và nói với người ấy: "Này Người kia, Ngươi muốn gì?" Người ấy nói: "Thưa các Ngài, tôi đói bụng". Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục lấy cọc sắt nung đỏ cạy miệng người ấy và nhét vào miệng người ấy những cục đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Môi người ấy bị cháy, miệng bị cháy, cổ họng bị cháy, ngực bị cháy. Và kéo theo một ruột lớn, ruột nhỏ, các cục đồng ấy rơi ra ngoài từ phía dưới. Ở đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mạng chung, cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.


Uống Nước Đồng Nấu Sôi

Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục nói với người ấy: "Này Người kia, Ngươi muốn gì?" Người ấy nói: "Thưa các Ngài, tôi khát nước". Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục lấy cọc sắt nung đỏ cạy miệng người ấy ra, và đổ vào miệng người ấy nước đồng nấu sôi, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Môi ngươi ấy bị cháy, miệng bị cháy, cổ họng bị cháy, ngực bị cháy. Và kéo theo ruột lớn, ruột nhỏ, nước đồng sôi ấy chảy ra ngoài từ phía dưới. Người ấy ở đấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mạng chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.


Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục lại quăng người ấy vào Ðại địa ngục.


Vua Yama Mong Được Học Chánh Pháp

Một thời xưa lắm, này các Tỷ-kheo, vua Yama suy nghĩ như sau: "Những ai làm ác nghiệp ở đời, phải thọ lãnh những hình phạt sai khác như vậy. Mong rằng ta được làm người, và Như lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, và ta có thể hầu hạ Thế Tôn, và Thế Tôn thuyết pháp cho ta, và ta có thể thông hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng".


Này các Tỷ-kheo, điều Ta đang nói không phải Ta nghe từ một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác; nhưng điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi Thiện thệ nói như vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm như sau:

Dầu Thiên sứ báo động,
Thanh niên vẫn phóng dật,
Họ ưu buồn lâu dài,
Sanh làm người hạ liệt.

Ở đây bậc Chân nhân,
Ðược Thiên sứ báo động,
Không bao giờ phóng dật,
Trong diệu pháp bậc Thánh.

Thấy sợ trong chấp thủ,
Trong hiện hữu sanh tử.
Ðược giải thoát chấp thủ,
Sanh tử được đoạn trừ,
Ðược yên ổn an lạc,
Ngay hiện tại tịch tịnh,
Mọi oán hận sợ hãi,
Các vị ấy vượt qua,
Mọi đau đớn sầu khổ,
Họ đều được siêu thoát.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Reply
Hay lắm , LTP, cám ơn đã chia sẻ tạng Kinh nói về địa ngục. Trong Tang Luận (Vi Diệu pháp )mà RS đang học có Chapter : Người và cõi ( mà RS có làm sơ đồ Cõi sinh tồn : nộp cho Thầy) RS có  đăng lên đây ở đầu trang 44 .Tổng công có 8 Đại địa nguc , (mỗi đại địa ngục có 4 cữa , có 4 vị Diem Vương ngồi ở 4 cửa , Mỗi  đại đia ngục có 16 hầm và 16 tiểu địa nguc , mỗi tiểu đia nguc có 5 hầm vả 20 hướng ).Trong 2 sơ đồ tổng quát về Cõi địa ngục của RS vẻ ra chỉ cho biết kết  cấu và con số các của ngục , còn phần chi tiết RS không kể ra nhưng nằm trong chapter đó của tạng Luận và rãi rác trong tạng Kinh mà LTP vừa đăng , .Cõi Đia nguc có thật và kinh khủng .Ngay ở thế gian này địa ngục ở nơi các lò giết mỗ gia súc , hay trong rừng sâu các thú dữ xé xác các con thú yếu hơn cũng là cảnh địa ngục không khác . Phần câu hỏi của TTTT thì cây cỏ mình kcắt đi nó mọc lại chớ không có chết . Nếu mình không ăn ngũ cốc, rau cỏ thì làm sao sinh tồn.
Reply
Đức Phật có kể lại trong tiền thân Đức Phật, Ngài từng bị đoạ xuống Địa Ngục đó, chị Rau Sam .  Dĩ nhiên, Tạng Luận nói rất rõ về Địa Ngục .

Về cây cỏ, Ngài không hề nói chúng ta phạm vào Nghiệp Sát Sinh khi nhổ / cắt cây .
Reply
TÔI LÀM THẦY LANG.

NI SƯ HẠNH ĐOAN.

Khi nghe tin chị Thủy bắt tôi phải ra Tuệ Tĩnh Đường Linh Chiếu học môn Trực Dược Kinh với cô Diệu Thủ để trị bịnh cho người. Tôi đã trùm mền khóc hết một ngày.

Hồi ấy tôi 29 tuổi (thiếu một năm nữa là toan về già). Lâu nay tôi quen ở trong tháp ngà, chẳng tiếp xúc ai (dù cái tháp ngà của tôi đẹp hơn chuồng bò một chút, trộm có lần vào viếng cũng không tìm ra thứ gì để lấy, vì là am tranh chị Thủy dựng tạm để cho tôi nhập thất tu – ngoài cái sàng thiền, vài bộ quần áo với ít gạo trong hũ ra, chẳng có gì đáng giá).

Má tôi mất hồi tôi lên bốn, chị Thủy lớn hơn tôi gần chục tuổi, một tay chị săn sóc nuôi dạy tôi từ nhỏ nên xem như “quyền tỷ thế mẫu”, chị vừa là chị, vừa là mẹ; do vậy mà tôi không dám cãi lời, nhưng trước khi đi, tôi lo lắng thăm dò, ngầm điều tra những người quen, hỏi nhỏ: – Cô Diệu Thủ là người thế nào?
Họ đáp: – Nghiêm và khó lắm.
Thế là tôi lui vào cốc, trùm mền khóc thêm một chập nữa. Sau đó tôi mới quẹt nước mắt, khăn gói quả mướp ra Tuệ tĩnh Đường Linh Chiếu học nghề.

Cô Diệu Thủ tuổi khoảng ngũ tuần, nét mặt nghiêm nghị và có làn da đẹp như hoa đào. Cô thâu đệ tử rất kén, nhưng do nể nang chị Thủy nên thâu nhận tôi. Thật oái ăm, nhiều người năn nỉ học, cô không chịu dạy; lại thu nạp tôi (là đồ đệ bất đắc dĩ bị ép học)… Cô không biết điều này, nếu biết chắc cô từ chối phắt rồi (?) Dù bị ép, trong lúc thọ giáo tôi vẫn ráng tỏ ra mình là trò ngoan, nhiệt tình.

Trực Dược Kinh là môn trị liệu bấm huyệt điện, (thay vì dùng nhân điện). Y sĩ sẽ cầm hai cây que kim loại (gọi là rắc) giống như đôi đũa, đầu que quấn bông gòn, chấm thuốc, chỉa vào huyệt; chuôi que cắm vào máy điện. Que sẽ chuyền điện và phóng thẳng thuốc vào người bịnh nhân. Môn Trực Dược tỏ ra có ưu thế và đạt hiệu quả nhanh đối với các bịnh cảm sốt, nhức mỏi, mất ngủ, suy nhược… đó là nhận định sơ khởi của tôi.

Tất nhiên ngày đầu, tôi chỉ quan sát thầy, bạn hành nghề và giữ việc kiểm soát phiếu bịnh nhân vào chữa bịnh.
Cô Thủ đang ngồi chăm chú trị, thấy có người lấp ló ngoài cửa, liền hỏi tôi:
– Sao người đó chưa vô đây?
Tôi ấp úng:
– Dạ thưa cô! Tại họ chưa… tới số!

Cô Thủ điềm nhiên tiếp tục công việc, còn tôi thì bắt tức cười với câu đáp của mình. Mà rõ ràng họ chưa tới … số thiệt, số thứ tự họ còn khá xa, nhưng do nôn nóng nên họ cứ chen vào đứng trước cửa phòng khám.
Trị những bịnh, xụi, bại liệt tay, chân… cường độ dòng điện bắt buộc phải tăng mạnh để kích thích các cơ bắp họat động; có vậy mới đạt kết quả tốt. Tất nhiên là bịnh nhân sẽ phải đau đớn nhiều, nhưng không thể đi độ nhẹ cho họ. Cường độ dòng điện được tượng trưng bằng giờ, 9 giờ là thấp nhất thường dùng để trị những vùng bịnh thuộc mắt và cổ. Còn huyệt trên đỉnh đầu – nếu ai chịu được độ mạnh cở 12 giờ, chứng nhức đầu sẽ hạ rất nhanh. Từ 1 đến 3 giờ, là dòng điện mạnh nhất, dành để trị những chứng liệt, bại và các bịnh cực nặng.

Một bà bị xụi, liệt hai tay và một bên chân bước vào, đi kèm theo dìu đỡ là đứa cháu trai (tóc bù xù như tổ quạ). Bà được đích thân cô Thủ chữa. Đứa cháu trai khỏang 16-17 tuổi, có bề ngoài nhìn rất du côn, nhưng cả phòng bịnh đều xúc động vì tấm lòng hiếu thảo của em. Em luôn động viên, dỗ dành bà ngoại với những lời năn nỉ tha thiết, ngọt ngào:

– Ngoại! Ngoại ráng chịu đau đi ngoại. Ráng cho mau hết bịnh nha…
– Mặt em đầy lo lắng, yêu thương, sự quan tâm lo cho bà, thể hiện hết ra mặt; khiến quanh phòng ai cũng cảm mến em. Lúc này bà ngoại tuổi sáu mươi trông giống hệt một đứa con nít nhõng nhẽo khó bảo, bà vùng vẫy, xô cả thầy thuốc và quát lên:

– Kệ tao! Mặc xác tao!
Người thân phải phụ kềm bà lại. Cảm thấy que kích huyệt làm mình đau quá, bà gào lên, tuôn ra một tràng cầu cứu hùng hồn: “Nam mô cứu khổ cứu nạn Quan-thế-âm bồ tát, nam mô Bổn sư Phật, nam mô A-di-đà Phật… nam mô… tùm lum Phật! Nam mô… hết thảy Phật! (Bà sáng tác lời niệm thật chắc ăn, không sót vị Phật nào).

Chúng tôi đều bật cười, cô Thủ tắt máy. Thấy bà vẫn còn hét inh ỏi: – Đau quá! Đau quá! … Cô nghiêm mặt bảo:
– Tôi đã tắt máy, ngưng trị mà bà còn la đau cái nỗi gì?
Bà có vẻ tẽn tò:
– Vậy hả? Sao tắt máy mà không cho tôi hay, để tôi ngưng la?
– Giờ bà có muốn trị bịnh tiếp không?
– Trị! Nhưng mà khỏi trị cái tay, trị cái chân thôi!
– Nếu không trị, tay sẽ bị liệt luôn, làm sao bà múc cơm ăn?
– Có cháu tôi đút tôi ăn được rồi…

Cuối cùng, bà cụ ra về, vừa đi vừa càu nhàu, vừa vùng vằng giẫy nẩy như con nít, còn cháu trai bà thì mềm mỏng dỗ dành như bậc trưởng bối. Chúng tôi nhìn theo không nhịn được cười. Ai cũng tấm tắc khen thầm bà hữu phước, được đứa cháu trai chí tình chí nghĩa săn sóc… (phải nói là hiếm thấy và hiếm có ở vào thời đại này). Nhân cách cậu bé thật dễ thương, hoàn toàn tương phản với bề ngoài bụi đời của em. Tôi nghĩ có lẽ bình thường bịnh nhân là một bà ngoại rất tốt với cháu, nên mới nhận được sự quan tâm, lo lắng chu đáo đến vậy.

Sau một tuần vẽ hình, học huyệt, tôi cũng được hành nghề. Bịnh nhân thường chọn tôi, vì tôi hay đi độ nhẹ. Họ không biết trị độ nhẹ thì lâu hết bịnh. Nhưng nếu họ đau và rên la thì tôi cũng chịu không nổi. Những người mới đến không biết rằng được“bà thầy” trị là mau lành hơn, vốn dạn dày kinh nghiệm, hiểu thấu “thuốc đắng đả tật, đòn đau mau hết”, nên cô Thủ bình tĩnh để mặc bịnh nhân la, đa số những bịnh hiểm, trầm trọng đều do cô trị và đạt kết quả rất khả quan.

Cô Thủ được Tuệ Tỉnh đường thỉnh về đây truyền nghề cho chúng tôi trong ba tháng; mãn hạn kỳ, cô sẽ về lại thành phố. Thầy lang trong Tuệ tĩnh đường chỉ mình cô là có tóc. Mà Tuệ Tĩnh Đường Linh Chiếu là Viện Chẩn Bịnh Từ Thiện do chư Sư thành lập. Bịnh nhân đã quen nhìn các sư nên rất ưng ý khi được sư trị cho, vì vậy mà các đệ tử có tóc (thâm niên, giỏi tay nghề của cô Thủ ở Sài Gòn) mỗi lần ra đây thăm có nhiệt tình muốn phụ chúng tôi chẩn trị thường hay gặp cảnh bị bịnh nhân né tránh, bởi họ không biết đó là thầy hay, mà cứ chọn hạng thầy dở… cỡ tôi.
Việc trị bịnh, phát thuốc hoàn toàn miễn phí. Theo luật định, chúng tôi không có quyền nhận bất cứ quà bánh, biếu xén nào từ bịnh nhân.

Ngày nọ, bịnh nhân đông quá, lịch trị bịnh chỉ làm việc buổi sáng, không đành để bịnh nhân ra về nên chúng tôi phải ráng trị nốt cho xong. Lúc này trong phòng chẩn trị chỉ còn tôi và Linh Trang. Trị xong người bịnh cuối cùng thì đã quá trưa. Tôi và Linh trang đều đói run. Tôi đói tới nỗi cầm gì cũng muốn rớt. Vừa may, lúc ấy bé Na là bịnh nhân ở gần chùa, em đến thăm và tặng cho hai đứa bịch chuối khô. Tôi và Linh Trang chụp ăn ngấu nghiến. Loáng một cái, mỗi đứa đã xơi 5-6 trái.

Kết quả là chúng tôi ôm bụng thở ỳ ạch, tưởng mình sắp chết đến nơi. Do chuối già bản chất khó tiêu, chúng tôi bụng đang đói, lại ăn quá nhiều thành ra trúng thực. Hai đứa vội bày đồ nghề ra trị bịnh cho nhau, lo tìm mấy huyệt Thượng, Trung , Hạ Quản … châm vào cứu nguy.

Cô Thủ thường nhắc nhở, dù chúng tôi cầm que trị cho bịnh nhân, song nội lực vẫn truyền qua họ, vì vậy sức khỏe chúng tôi sẽ giảm sút rất nhiều, nên sau khi trị bịnh nhân xong, bắt buộc chúng tôi phải thường xuyên trị lại cho nhau – gọi vui là “sạc điện” khôi phục nội lực.

Lần này, không nhờ “sạc điện” thì chúng tôi đã ngã lăn quay vì trúng thực chuối.

Có một bà đau lưng trầm trọng tới xin chữa trị, tôi thương tình cầm rắc lên trị. Bà có đỡ đau nhức, nhưng tôi lại bị bịnh y hệt bà. Sau đó, nghe người nhà kể tôi mới biết, bà chuyên ngồi sòng bạc, mấy ngày nay bà ngồi đánh bài thâu đêm suốt sáng.

Hành nghề được hai tháng, tôi khám phá ra một điều lạ. Có những bịnh nhân tôi trị cho họ không sao. Nhưng có một số bịnh nhân, tôi trị họ vừa hết là lập tức tôi đau y như họ. Hoặc giả tôi đang trị người nhức tay, họ vừa reo:- “Khỏe quá cô ơi”, thì tôi cảm nhận tay mình nhức nhối liền. Họ bị khó thở, tôi trị họ vừa hết thì tôi có cảm giác khó thở ngay. Thật lạ lùng – Đến độ họ bịnh gì, chưa khai, vừa châm tôi đã biết, vì tôi cảm nhận cái đau họ chuyền sang mình y chang. Gặp hoài những trường hợp như vậy, quá thắc mắc, một hôm tôi vừa trị, vừa phỏng vấn một bệnh nhân đau xóc hông:

– Em làm nghề gì? – Dạ cào tôm!
Một người có bàn tay sưng vều khai báo: – Hồi xưa con buôn thuốc phiện… (bệnh nhân này hiện thời nhà ở lầu năm, lầu tư, nhưng hai tay bà luôn bị đau nhức thống thiết ).

Một người nhức đầu kinh niên khai:
– Do con bán cá, nên phải làm, chuyên đập đầu cá!

Những vị này vừa bước vào ngồi đối diện là lập tức tôi cảm nhận có một luồng khí rất nặng từ họ tỏa ra, nếu tôi cố cầm rắc trị là y như tôi bị quả báo dội ngược liền: Hễ họ hết, tôi bịnh. Họ thuyên giảm, tôi đau. Tôi hỏi: – Có phải chị từng bị đau như thế này không?.. rồi tôi diễn tả bịnh trạng, họ thán phục nói: – “Sao cô biết hay vậy?”… Họ đâu biết là tôi đang cảm nhận cơn đau hệt như họ đang truyền qua mình. Trường hợp này tôi gặp rất nhiều, chỉ những ai bước vào tôi không cảm thấy có làn khí nặng nề, thì tôi hành nghề bình an (nhưng trường hợp này rất ít).

Tôi đem chuyện này hỏi “bà thầy”, thì bà đáp mình chưa gặp như vậy bao giờ. Còn tôi hiểu được một điều, những bịnh nhân ngồi trước tôi đã và đang tạo ác nghiệp, nếu họ khôngđình chỉ, không sám hối lỗi trước nguyện chừa lỗi sau thì bịnh khó hết, có ráng trị cũng như trị ngoài da, không ăn nhằm gì, bởi không ngăn được nguyên nhân phát bệnh.

Người từng buôn thuốc phiện ắt phải trả quả nặng nề hơn nhiều, dù hiện thời tay họ chỉ bị đau nhức… thì cũng là trả báo nhẹ. Còn chuyện đập đầu cá bị nhức đầu kinh niên thì dễ hiểu thôi.

Trong Kinh nhân quả thường đề cập đến hoài… Nếu lý luận là vẫn có nhiều người làm vậy mà đâu có bị gì?… thì Kinh Phật cũng từng giải thích, có phước thì được cảnh báo ngay hiện tiền và những cảnh báo này sẽ ngăn bớt việc sa lầy tạo ác của đương sự. Cũng đồng thời có người giết rắn ăn mà không sao, nhưng có người thì vương trọng bịnh phải nằm liệt giường, da hóa như da rắn, ngày đêm đau đớn không kể xiết. Và khi họ khởi tâm thành ăn năn sám hối, phát nguyện trọn đời làm lành, trường trai, … thì bịnh giảm dần và khỏi hẳn. Chứng tỏ rằng những cảnh báo hiện tiền giúp ích rất nhiều cho những người có ý thức, giác tỉnh cao.

Đành là cũng có những bệnh vật lý, do thời tiết hay sức khỏe suy nhược. Song đa số các bịnh nhân hiện diện trước tôi lại âm thầm chứng minh nhân quả trổ rất khít khao. Nhưng… làm sao tôi khuyên họ đổi nghề, làm sao tôi khuyên họ trị tâm trước khi trị thân?

Không ai gặp trường hợp như tôi. Nhưng mười năm sau, tôi gặp lại bà thầy. Hỏi thăm mới biết cô Thủ đã giải nghệ vì lý do giống hệt tôi, trị người ta xong, cô bị đau hệt như họ. Thật ngộ, hóa ra tôi cảm nhận sớm hơn hết.

Giáo lý phật dạy về nhân quả rất tỉ mỉ, kỹ càng; nhưng ít ai lưu tâm tin theo để cẩn trọng tránh vi phạm. Người ta vì sinh kế, vì tiền, vì không biết, mà làm những nghề thuộc tà nghiệp, hoặc có chọn chánh nghiệp nhưng lại phạm lỗi âm thầm.

Ôi Thế Tôn, giá như giáo lý ngài thấm vào tim óc mọi người, giá như ai cũng hiểu phật pháp, tự biết bảo vệ, tránh gieo nhân xấu cho mình thì sẽ đỡ được rất nhiều những bịnh về thân lẫm tâm.
Reply
TẠI SAO TÔI TỪ BỎ ĂN MẶN.

Cư sỉ Quả Khanh .(Ni Sư Hạnh Đoan dịch)

Hồi đó lúc chưa biết Phật pháp, Tôi thường đi mua thịt bò ăn, tôi luôn chọn loại tươi ngon, nghĩa là thịt vừa mới giết xong hồi khuya, sáng sớm được đem ra chợ bán, sờ vào, ta thấy vẫn còn nóng ấm…

Vợ con tôi đều không ăn thịt, không ưa ăn. Tôi ép thì họ mới ăn. Lúc đó, bảy hào một cân thịt bò, dê, heo… Tính ra, một bữa tôi có thể ăn tới năm đồng thịt.
Sáng đó khi tôi chọn mua thịt bò, cúi xuống lấy tiền, rồi ngẩng lên thì nhìn thấy thịt bò trên quầy đã biến thành một nam nhân bị trói. Tôi sợ hết hồn, tự hỏi thầm: “Sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy?” Khi tôi đếm đủ tiền và nhìn lại lần nữa thì thấy là thịt bò chứ không phải người. Tôi dòm lại tiếp thì thấy là người! Bên cạnh đó người bán có treo mấy con dê, tôi vừa nhìn qua hàng dê thì thấy toàn là những nữ nhân bị trói. Tính tôi rất mê ăn thịt, nhưng bắt đầu từ hôm đó, mỗi khi tôi muốn ăn thịt, trong não lại hiện ra hình ảnh thịt bò biến thành nam nhân bị trói và thịt dê hóa thành nữ nhân. Cảnh tượng này đã ám ảnh rất khủng khiếp và đáng sợ, nên từ đó tôi không bao giờ mua thịt hay ăn thịt nữa.Do thấy thịt biến thành người ghê quá (chứ không phải vì hiểu Phật pháp mà tôi từ bỏ ăn thịt). Tính từ đó đến nay, tôi ăn chay đã hơn hai mươi năm, cả nhà chúng tôi đều ăn chay, không phải học Phật rồi mới ăn.
Bây giờ nếu trong số các vị ai dám nói: Kinh Lăng Nghiêm là giả! Thì tôi sẽ là người đầu tiên đứng lên phản đối, xác nhận là các vị đang phỉ báng Phật!
Phật dạy chúng ta rất hay. Vì vậy hễ đã quy y Phật, Pháp, Tăng thì phải vâng theo lời Phật dạy phụng hành, không phải chỉ tu theo kiểu ngày tối vào chùa am quỳ lạy, mà ở tại nhà lúc nào cũng phải luôn giữ giới, hành pháp nghiêm minh mới tốt. Chùa là chỗ người xuất gia đến tu học, nên người tại gia chúng ta, nếu không có việc cần thì nên ít vào, phải chú trọng đến việc thực hành pháp, không nên thường xuyên đến chùa quấy nhiễu người xuất gia.
Người xuất gia là tu sĩ thanh tịnh, họ đã nguyện ly khai gia đình, không có vợ chồng hay con cái chi. Thế nên, chúng ta không nên đem các chuyện thế tục mang vào tự viện để biến chùa thành chỗ nghỉ ngơi vui đùa của chúng ta. Làm vậy là rất sai!

Không phải tôi không muốn các vị đến chùa, nhưng lúc nào nên đến? Là những lúc trong chùa cử hành pháp hội, lễ vía, khánh đản hay có giảng pháp.
Các nam nhân khi đến chùa Ni, tuyệt đối không nên mặc áo ngắn quần đùi. Các Phật tử nữ khi đến chùa Tăng, nhất định phải ăn mặc trang nghiêm kín đáo, không được mặc đồ mỏng hở hang. Bởi Sư phụ cũng là người, nếu nhìn thấy người khác phái ăn mặc hở hang quá mức họ sẽ bị động tâm. Vì chúng ta đều là người, tu là phải tu từ trong tâm, không tu tâm thì không phải là tu hành. Là nữ nhân thì đừng mặc hở hang đến mức vừa cúi nhìn là thấy hết trơn thân, mặc vậy rất mang tội!

Bạn đến Vạn Phật Thành chỗ ngài Tuyên Hóa mà xem, trong đây giới luật rất nghiêm, Chư Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, toàn bộ đều hành xử rất nề nếp quy củ. Ngay cả liếc mắt nhìn nhau cũng không có.
Tôi hiện tại là một cư sĩ, lúc giảng thuyết cho mọi người, tôi có thể nhìn tất cả. Nhưng nếu tôi là Hòa thượng, Tăng sĩ, thì lúc nói với nữ nhân, mắt tôi tuyệt đối không được nhìn vào họ. Phải cẩn thận khi nhìn nữ nhân, nhìn người khác phái. Phật dạy ngài A nan khi nhìn người khác phái hãy nhìn từ mắt cá chân trở xuống là lời dạy rất hay, không phải chuyện đùa.

Phật dạy hàng xuất gia tu hành phải lo đoạn dục khử ái. Vậy nên, nam nhân xuất gia không nên nhìn nữ nhân, mà nữ nhân xuất gia cũng không nên nhìn nam nhân! Nếu như nhìn mà tâm dễ loạn động, thì bất kể bản thân từng tu có kinh nghiệm tốt đến đâu, đều không hữu dụng. Phật luôn dạy: Chưa chứng A la hán thì chẳng nên tin tâm mình, bạn tu chưa thành thì chớ nên nhìn lung tung. Đó là cách hỗ trợ tâm tu tốt.
Phật nói “Tất cả duy tâm tạo”, Một khi tâm bạn động thì lúc siêu độ, miệng bạn dù có tụng niệm mà tâm lại nghĩ đến nam nhân hay nữ nhân, bạn sẽ không được ích lợi.

Người muốn siêu độ người khác, mà tâm mình không thanh tịnh, thì không siêu độ được cho ai. Phật nói: “Tỳ kheo có trí huệ, thì tâm không tham trước”, nên bạn gì cũng phải không tham, thường tự tỉnh, chớ để mất niệm tỉnh giác.

Tu là phải thường tự kiểm soát mình, không để phạm giới dù trong ý niệm. Chỉ cần chịu y theo pháp Phật dạy mà tu hành, sẽ được giải thoát.

Có người hỏi tôi;
– Ông niệm Phật có nguyện về Thế giới Cực lạc không?
Tôi nói: Xưa nay tôi chưa hề có ý muốn qua Thế giới Cực lạc, dù hiện tại tôi có thể nhìn thấy rõ Thế giới đó. Dĩ nhiên tôi muốn đi, nhưng nghĩ đến những côn trùng đã bị tôi giết chết, tính ra có đến hằng ngàn hằng vạn, tôi không còn ý đó. Do quê tôi làm nghề nông, sau đó khi xây nhà trùng kiến có rất nhiều, tôi đã cầm bình thuốc xịt chúng chết, càng giết càng nhiều.

Hồi chưa biết Phật pháp tôi giết rất nhiều kiến, ong, côn trùng… Khi tôi biết được Phật pháp rồi, trong lòng chỉ biết sám hối và sám hối thôi. Từ khi tiếp xúc với Phật giáo rồi, cho đến bây giờ tôi vẫn chưa dám phát nguyện sinh về thế giới Tây phương Cực lạc, vì sao ư? Vì tôi nghĩ, nhưng loài kiến tôi giết chết và những bò, dê gà, vịt, cá… tôi từng ăn qua, tôi phải làm cho chúng được lợi ích trước. Do vậy nếu tôi giảng Phật pháp có chút công đức nào, tôi xin nguyện hồi hướng cho tất cả chúng sinh mình đã giết, cầu chúng vào chỗ lành. Còn bản thân tôi, đã tu đến đâu thì tương lai sẽ đi đến đó.

Chúng ta bái Phật là lạy đấng giác ngộ, bởi vì ngài minh bạch đạo lý chân thật trong vũ trụ nhân sinh. Phật không phải Thần, chúng ta không nên biến Phật thành Thần. Chúng ta thường nghe Thượng đế hay Chúa nói: Ai nghe lời ta tương lai lên thiên đường, ai không nghe thì sẽ xuống địa ngục?

Nhưng Phật thì không nói vậy. Ngài xem chúng sinh như con.
Trong “kinh Đại Bát Niết Bàn” Phật giảng: Ngài xem heo, ngựa, bò, dê, ruồi, kiến… thậm chí cả loài dòi trong nhà xí… Ngài đều xem như La Hầu La. Nếu bạn có mười đứa con, thì chín đứa đều thành đạt: Làm lãnh đạo, bác sĩ, khoa học gia… chỉ có một đứa lêu lổng ăn chơi, thậm chí bị giam để cải tạo nhân phẩm. Vậy có phải bạn đau lòng nhất, lo nhất là đứa con không ngoan này? Bởi những đứa ngoan ngoãn thành đạt đều có tương lai rạng rỡ, nên bạn không cần lo, chỉ ưu tư cho đứa mê muội ham chơi. Chư Phật, Bồ tát đối với chúng sinh cũng vậy! Do Phật thương các loài vật như con, nên bạn hãy nghĩ xem: Hiện nay nhiều người tin Phật chúng ta vừa ăn thịt, vừa lễ Phật? Như vậy là không có tác dụng. Đã tin thờ Phật thì chúng ta cần minh bạch điều này.

Khi bạn ăn thịt vào, thì trong bụng hôi tanh mùi thi thể (cho dù bạn khéo chế biến xác vật thành mỹ vị). Khi bạn cầm thịt chúng sinh đầy máu me đem về nhà, dù có rửa sạch cũng không thể ăn, nên phải xông ướp gia vị, chế biến đủ thứ. Bởi vì thi thể rất tanh và ghê, mùi lại quá hôi, nên bạn phải chế biến, ướp xông đủ loại gia vị để biến nó thành mỹ vị, làm vậy chỉ là tự lừa gạt mình thôi. Sau khi ăn vào rồi, bạn rất dễ bị bệnh, chưa kể còn bị giảm thọ.

 

(Trích một đoạn từ KINH NGHIỆM TÂM LINH-Quả Khanh
Thuộc bản dich nháp chưa in của Hạnh Đoan)[/size][/color]
Reply