2022-06-25, 12:10 AM
Cám ơn Mod Team can thiệp, bạn TV không được welcomed ở đây nữa, bạn ấy mang nhiều rác đến quăng vô nhà người khác. Nhờ MT dọn dẹp dùm .
GÓP NHẶT HOA THƠM.
|
2022-06-25, 12:10 AM
Cám ơn Mod Team can thiệp, bạn TV không được welcomed ở đây nữa, bạn ấy mang nhiều rác đến quăng vô nhà người khác. Nhờ MT dọn dẹp dùm .
2022-07-23, 11:40 AM
GƯƠNG SOI CHÍN ĐỜI
Một tối nọ, có một ông lão thần bí mang cốt cách Thần tiên, đi vào cổng phủ nhà họ Trương. Chủ nhân nhà họ Trương là một Hiếu liêm (một chức quan địa phương), gần đây do có biến cố bất ngờ trong gia đình, nên tâm trạng của ông trở nên bi thương đau buồn. Trương Hiếu liêm luôn cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa, sau này trở thành một kẻ điên, tinh thần lúc mê lúc tỉnh, khi nổi điên lên thì tinh thần bấn loạn, chỉ trời chỉ đất. Người nhà của ông đã mời rất nhiều danh y đến thăm khám, cũng cho ông uống rất nhiều thuốc rồi mà vẫn không thấy cải thiện. Ông lão thần bí này bỗng nhiên đến và đi thẳng vào phòng của Trương Hiếu liêm. Trong lúc Trương Hiếu liêm đang cơn điên loạn, ông lão liền đến trước mặt Trương Hiếu liêm, giơ tay lên vẫy một cái thì thoáng chốc Hiếu liêm đã tỉnh lại. Ông lão nói: “Ngươi muốn sống điên điên khùng khùng như thế này suốt đời sao?”. Nói rồi ông lão bày lên bàn của Trương Hiếu liêm 9 chiếc hộp kính và bảo rằng trong những chiếc hộp này có bảo bối có thể giải trừ phiền muộn. Có vẻ như ông lão này có một sức mạnh thần kỳ nào đó, có thể khiến cho Trương Hiếu liêm ngoan ngoãn làm theo những lời ông nói. Trương Hiếu liêm thấp thỏm suy nghĩ: “Trong mấy cái hộp này rốt cuộc có chứa gì? Tại sao có thể giải trừ được muộn phiền của mình?”, rồi run rẩy đưa tay ra, chầm chậm đặt tay lên hộp. Trong chiếc hộp kính đã tiết lộ kiếp trước và kiếp này của Trương Hiếu liêm. Chiếc hộp thứ nhất – Kỷ Hiểu Lam Trương Hiếu liêm mở chiếc hộp kính thứ nhất, trong hộp xuất hiện một chiếc gương đồng tinh xảo đẹp đẽ, vừa để ý nhìn ngắm, trên gương hiện lên hình ảnh một thư sinh có khí chất phi phàm. Ông ngạc nhiên ngẩng lên nhìn ông lão. Ông lão nói: “Người đó chính là tiền kiếp của ngươi – Kỷ Hiểu Lam”. Khi Trương Hiếu liêm cúi xuống nhìn lại, thì trên gương như lồng đèn quay vậy, phút chốc đã chiếu lên hình ảnh đặc sắc về cả cuộc đời 81 năm của Kỷ Hiểu Lam. Vào năm thứ 2 Ung Chính (năm 1724), thời Càn Long, Kỷ Hiểu Lam từng đảm nhận chức Ngự sử suốt 2 nhiệm kỳ, Lễ bộ Thượng thư 3 nhiệm kỳ, đồng thời còn làm Binh bộ Thượng thư trong một thời gian ngắn. Tuy làm quan to, nhưng Kỷ Hiểu Lam không quên việc sáng tác văn chương, ông đã để lại rất nhiều tác phẩm văn học, và còn từng đảm đương chức quan Tổng biên soạn “Tứ khố toàn thư”. Kỷ Hiểu Lam được gọi là “Đệ nhất đại tài tử” thời nhà Thanh, một bậc thầy bác học một thời, cuối cùng vào năm 1805 ông qua đời khi đang đảm nhận vị trí Đại học sĩ văn phòng Nội các. Trương Hiếu liêm càng xem càng thấy vui, trong lòng thầm nghĩ: “Thật không ngờ kiếp trước mình lại có thể là nhân vật lớn quan trọng như vậy!”. Ông lão nói: “Xem xong rồi, thì đóng hộp lại, mở tiếp chiếc thứ hai đi”. Bị ông lão hối thúc, Trương Hiếu liêm luyến tiếc đóng chiếc hộp thứ nhất lại. Chiếc hộp thứ hai – Tri huyện Lư Khê Gương đồng chiếu lên hình ảnh một vị quan Tri huyện của huyện Lư Khê tỉnh Hồ Nam. Ông lão nói: “Đây là kiếp tiếp theo của ngươi”. Xem ra thì kiếp này không đặc sắc như kiếp vừa rồi, chỉ lướt qua vài cảnh đơn giản mà thôi. Trương Hiếu Liêm đóng chiếc hộp thứ hai lại mà không chút bận lòng. Chiếc hộp thứ ba – Danh kỹ ở kinh đô Chiếc gương đồng này chiếu ra hình ảnh một cô gái xinh đẹp. Trương Hiếu liêm tỏ vẻ nghi ngờ, ngẩng đầu lên nhìn ông lão tóc trắng. Ông lão nói: “Đừng nghi ngờ gì cả, đây thật sự là một kiếp tiếp theo của ngươi, cô ta là một danh kỹ ở kinh đô”. Trong lòng Trương Hiếu liêm trộm nghĩ: “Tại sao càng về sau thì cuộc đời lại càng đi xuống vậy chứ?” Tại sao từ Tri huyện lại trở thành danh kỹ? Chắc hẳn là trong lòng của Trương Hiếu liêm cũng hiểu được phần nào. Người xưa nói “thân làm quan hành việc thiện đức”, nếu như là một vị quan thanh liêm, làm được rất nhiều việc tốt, tạo được phúc cho bá tính, giúp ích cho nhiều người, làm việc thiện như vậy sẽ tích được đức, thì sẽ tích được nhiều phúc phần cho kiếp sau của mình. Nhưng ngược lại nếu như bị cuốn theo chốn quan trường phức tạp mà trở thành một tên quan tham, rồi làm một số chuyện sai trái, từ đó gây hại cho nhiều người thì sẽ tạo ra nghiệp ác, kiếp sau ắt sẽ phải trả tất cả các nghiệp, không sót một chút nào. Trương Hiếu liêm đoán rằng ở kiếp làm Tri huyện Lư Khê có thể mình đã tạo ra nghiệp ác, thế nên mới có kết cục ở kiếp sau như vậy. Danh kỹ ở kinh đô được chiếu trong gương hiện lên sinh động với cuộc sống ca múa, phù phiếm tiền bạc hàng đêm ở kỹ viện. Xem đến đây, Trương Hiếu liêm gần như không thể xem tiếp được nữa, lần này không cần ông lão tóc trắng hối thúc, ông cũng đóng chiếc hộp lại một cách thất vọng buồn bã. Chiếc hộp thứ tư – Kẻ ăn mày Mở chiếc hộp thứ tư ra xong, Trương Hiếu liêm kinh ngạc đến nỗi trợn mắt há mồm, trên chiếc gương đồng xuất hiện hình ảnh một kẻ ăn mày trong bộ quần áo rách rưới, đang xin ăn. Trương Hiếu liêm nói: “Chao ôi! Sao lại thảm như vậy! Đến nỗi làm ăn mày cơ à!”. Ông ta rất muốn đóng ngay chiếc hộp lại, không muốn xem tiếp nữa. Nhưng ông lão tóc trắng nói: “Không được! Ngươi nhất định phải xem hết tất cả các cảnh trong đó, không được bỏ sót cảnh nào cả!” Trương Hiếu liêm đành phải cố chịu đựng xem tiếp, trong lòng thầm nghĩ: “Tuy nói là cuộc đời như vở kịch, nhưng chuyện này thật là kịch tính quá rồi, vừa nãy còn bận rộn với các cuộc yến tiệc chiêu đãi nhộn nhịp cao sang mỗi ngày, sao thoáng một cái lại biến thành một tên ăn mày lang thang đầu đường xó chợ, không một xu dính túi, còn phải dang tay ra ăn xin thì mới có cơm mà ăn. Xem ra thì ả danh kỹ kia đã lừa tiền của không ít đàn ông rồi, nên mới ra nông nỗi như thế này!” Chiếc hộp thứ năm – Tăng nhân khổ hạnh Trương Hiếu liêm lúc này quả thực không muốn xem tiếp nữa, nghĩ bụng: “Đã đến nỗi làm ăn mày rồi, vậy thì tiếp theo, sẽ còn thảm đến mức độ nào đây?”. Nhưng không kháng cự lại được sự giục giã liên tục của ông lão tóc trắng, không thể nào không mở tiếp chiếc hộp thứ năm. Sau khi mở ra, Trương Hiếu Liêm thở phào: “Thật may mắn, lần này là làm hòa thượng”. Ông lão nói: “Không sai, may là kiếp này ngươi làm một hòa thượng khổ hạnh tu luyện, nên đã tiêu trừ được khá nhiều nghiệp nợ mà ngươi đã tạo ra ở các kiếp trước đó. Nếu không thì kiếp này của ngươi có thể sẽ không có được ngày tháng tốt rồi”. Chiếc hộp thứ sáu – Hiếu liêm của huyện Thiệp tỉnh An Huy Trương Hiếu liêm mở chiếc hộp thứ 6 ra, hình ảnh được chiếu trong chiếc gương cũng là một Hiếu liêm giống với ông ta bây giờ. Tuy nhiên khi chưa kịp đạt được thành tựu gì thì đã qua đời sớm rồi. Chiếc hộp thứ bảy, tám – Chết yểu Mở liên tục chiếc hộp thứ bảy và tám, cảnh tượng xuất hiện trong đó là hai kiếp đứa trẻ chết yểu. Chiếc hộp thứ 9 – Kiếp sống hiện tại Cuối cùng thì chỉ còn sót lại một chiếc hộp cuối cùng mà thôi, Trương Hiếu liêm mở hộp ra thì thấy chính mình ở kiếp hiện tại. Từng cảnh trong quá khứ lần lượt hiện ra trước mắt, nhìn thấy người vợ thân yêu của mình không may qua đời vào 3 năm trước, cảm thấy đau buồn tột độ, thương tâm đến độ đã viết ra bài điếu dày mấy thốn tay. Lại nhìn thấy thời gian gần đây, do cha mẹ thúc ép mình kết hôn để sinh con nối dõi, để rồi không ngờ rằng đã rước phải một cô vợ dữ dằn ngạo mạn vào nhà, làm cho các thê thiếp trong nhà không dung hòa được, cả nhà cứ thế loạn lên, vì vậy mà bản thân cũng rơi vào trạng thái tinh thần điên loạn. Cảnh chiếu trong gương không chỉ là những việc xảy ra trong quá khứ của Trương Hiếu liêm, mà còn cho ông ta nhìn thấy tương lai của mình nữa. Ngủ một giấc tỉnh dậy, cảm thấy như đã trải qua một kiếp người Trương Hiếu liêm mở mắt ra, thì phát hiện trời đã sáng, vội vàng bước xuống giường, cảm thấy chuyện tối qua kỳ ảo như một giấc mộng, rốt cuộc là ông lão và 9 chiếc gương kia có phải thật không, hay đó chỉ là một giấc mộng kỳ lạ mà thôi? Nhưng nếu là mơ, vậy tại sao lại rõ ràng như thế, cảm giác chạm vào rất thật như thế? Cho dù là mơ hay thật, Trương Hiếu liêm đã tận mắt nhìn thấy mấy kiếp luân hồi của mình, mỗi một tình tiết đều ly kỳ, hồi hộp. Trương Hiếu liêm cuối cùng cũng hiểu được rằng tất cả những gian truân khó khăn đều là nhân quả thiện ác do tiền kiếp gieo nên. Ông còn phát hiện những chuyện phiền não đau đớn đến nỗi suy nghĩ không muốn sống tiếp mà mình đã chịu trước đây, trong dòng chảy luân hồi sinh tử, hóa ra đều chỉ là những chuyện vặt vãnh, thế nên ông bỗng chốc thấy phấn chấn vui vẻ cả người. Một năm sau, Trương Hiếu liêm tham gia kỳ thi Khoa cử, được đề tên vào bảng vàng, và trở thành Tri huyện. Những chuyện sau này về cuộc đời của ông đều trùng khớp hoàn toàn với mọi cảnh chiếu đã được dự báo trong gương. Trích: Thanh bại loại sao
2022-07-23, 11:55 AM
LÀM NGƯỜI NÊN BIẾT TIẾT KIÊM PHƯỚC BÁO CHO CHÍNH MÌNH
[b]Làm ơn đừng hưởng phước một cách vô bổ. Phước đức đã rất khó tích lũy rồi, lại càng khó giữ gìn, đem phước ra dùng hết rồi, lúc gặp nạn thì lấy gì bảo vệ mình đây? Được ăn ngon, được mặc đẹp chính là một người có phước. Cứ thấy ai mà xinh đẹp là biết người ta có phước. Thấy ai ăn ngon hơn mình là chắc chắn người ta có phần. Nhưng cũng dừng lại ở việc hưởng thụ để bản thân còn minh mẩn, còn để lại phước cho ngày mai ngày kia nữa. Chơi bời thâu đêm suốt sáng, dát vàng ngọc lên người quá mức là hình thức đem phúc đức trong tài khoản ra xài một cách vô tội vạ, mà không giúp được gì cho bản thân. Chia nhỏ sự sung sướng ra để hưởng từ từ, đừng một lần hưởng cho bằng hết, sẽ rất uổng phí. Xinh đẹp cũng hãy xinh đẹp một cách chậm rãi thì như vậy thanh xuân mới giữ được lâu. Cái gì nhanh đến thì sẽ nhanh đi. Phước mà hưởng hết còn ghê hơn là tiền trong tài khoản hết. Phước đã hết thì cái gì xui nhất, cái gì xấu nhất nó cũng đến. Không cần độc ác hay hại người, chỉ cần hưởng thụ quá mức thì cũng sẽ không có hậu về sau.[/b]
2022-07-23, 12:17 PM
KHUYÊN NGƯỜI ĂN CHAY.
(Trích An Sĩ Toàn Thư-Khuyên người bỏ sự giết hại Tác giả : Chu An Sĩ.) Nạn đao binh trong xã hội loài người, ước chừng cứ khoảng mười năm lại xảy ra một lần, hoặc giả cũng có thể là nhiều năm một lần. Nhưng trong thế giới của súc vật mà xét thì hầu như không một ngày nào là không có. Chỉ ngay trong lúc gà vừa gáy sáng, đã có vô số những đồ tể ác tâm, tay cầm dao sắc, lôi dắt súc vật đến nơi giết mổ, hung hăng trói chặt. Lúc bấy giờ những con vật ấy đều tự biết đại nạn đã tới, kêu la vùng vẫy kinh trời động đất, nhưng chẳng được ai cứu vớt, đâu đâu cũng chỉ nhìn thấy toàn quỷ dữ la-sát mang mặt người, xẻ ngực moi tim, lôi ruột gan, móc phèo phổi. Tiếng kêu thét bi ai còn chưa dứt, lại bị ném thẳng vào nồi nước sôi, chịu đau đớn khổ sở khôn cùng. Cứ như thế, chỉ trong thời gian chốc lát chưa đầy nửa khắc, khắp cõi thế giới này đã có không biết bao nhiêu vạn vạn sinhlinh toàn thân phân rã, đầu một nơi, chân một nẻo, xương thịt ruột gan bày ra la liệt. Nếu gom hết thân xác những con vật bị hại, ắt phải chất chồng cao hơn núi lớn; máu của chúng đổ ra, ắt có thể nhuộm đỏ cả những dòng sông rộng. Xem qua tình trạng thảm thương của chúng, thật không khác cảnh chiến tranh hãm thành tận sát. Lắng nghe tiếng kêu thét bi thương của chúng, thật chấn động như sấm sét bên tai. Tạo ra vô số những nghiệp ác ghê gớm như vậy, chung quy cũng chỉ từ một nguyên nhân duy nhất là thói ăn thịt của con người chúng ta. Cho nên, tội lỗi của việc ăn thịt chiêu cảm quả báo cũng không thể nhẹ. Người đời thường nói: “Tôi chẳng làm điều gì xấu ác, việc gì lại phải ăn chay?” Than ôi, đâu biết rằng trong lúc các người yên ổn trên giường êm nệm ấm, thì có biết bao kẻ vốn không quen không biết nhưng đã vì các người mà tạo ra nghiệp ác giết hại hết sức nặng nề, [chỉ để có món thịt trong bữa ăn của các người.] Huống chi, thân thể này của chúng ta là do cha mẹ ban cho, không thể dùng máu thịt của loài súc vật để nuôi dưỡng nó. Tôi từng đọc trong sách thuốc thấy nói rằng: “Phụ nữ có thai, ăn nhiều cua sẽ sinh thai nằm ngang.” Lại nói rằng: “Đàn ông ăn dương vật của chó đực có thể tráng dương.” Loài cua bản tính đi ngang, nên ăn cua vào ắt chịu ảnh hưởng tính chất của cua, vì thế sinh thai dễ bị nằm ngang. Loài chó bản tính dâm dục, nên ăn dương vật của chó ắt chịu ảnh hưởng tính dâm của nó, vì thế tráng dương. Xét như con cua, con chó đã như vậy, thì hết thảy các loài vật khác nhưchim thú, cá, rùa... ắt cũng đều như vậy. Con người ta từ nhỏ đến lớn, từ trẻ đến già, những con vật trên cạn dưới nước đã từng ăn vào bụng thật không thể đếm xuể. Tích lũy chất chứa lâu ngày như thế, ắt là toàn bộ máu thịt, xương cốt...trong khắp thân thể này, chỗ nào cũng là sự tích tụ của các loài cầm thú, thật đáng ghê sợ biết bao! Cho nên, chỉ riêng việc ăn chay đã là một phong thái thanh tịnh cao quý. Đối với người chưa giữ giới không giết hại, tất nhiên không dám gượng ép, nhưng đối với người đã giữ giới không giết hại, làm sao có thể không ăn chay? ------------------------------------------------------ 1.ĂN MẶN TRONG THỜI GIAN TRAI GIỚI-THIỆN THẦN BỎ ĐI. Trương Nhĩ Cầu ở huyện Côn Sơn, là anh của tiên sinh Băng Am. Ông hết lòng tin sâu Tam bảo, nỗ lực làm thiện. Vào mùa đông năm Mậu Dần thuộc niên hiệu Sùng Trinh, ông cung thỉnh hòa thượng Đại Thụ Hoằng Chứng ở núi Tam Phong, đến am Thanh Lương mở một khóa thiền có kỳ hạn. Đang thời gian ấy, ông quay về nhà vô tình ăn các món cá tươi, trứng gà. Đêm hôm đó liền nằm mộng thấy mình đi đến cửa am, từ trong có đến hơn năm mươi vị thần đang đi ra, đều là các vị long thần thuộc tám bộ, tóc xanh nanh dài dáng vẻ hung tợn, ra đến cửa am muốn bỏ đi. Ông hốt hoảng ngăn lại hỏi, họ đáp rằng: “Bọn chúng tôi đều là thần bảo hộ cho đạo trường này. Ông là trai chủ lại quay về nhà ăn mặn hôi tanh nên chúng tôi muốn bỏ đi.” Trương Nhĩ Cầu nghe vậy rồi hết lòng khẩn khoản sám hối, các vị thần mới chịu quay lại am. Từ đó, trong suốt thời gian khóa thiền kéo dài ba tháng, Trương Nhĩ Cầu quyết lòng giữ gìn trai giới thanh tịnh. -------------------------------------------- 2.KHÔNG GIỮ TRAI GIỚI PHẢI TRẢ NGHIỆP CŨ. Côn Sơn có người tên Ngụy Ứng Chi, ngụ tại trấn Chân Nghĩa, là cháu họ của Ngụy Tử Chiêu. Trong khoảng niên hiệu Sùng Trinh, vào mùa xuân năm Canh Ngọ, Ứng Chi nằm ngủ cùng giường với Tử Chiêu, mắt đang nhắm bỗng khóc to rồi niệm Phật. Tử Chiêu thấy vậy rất sợ, tra hỏi. Ứng Chi đáp: “Cháu nằm mơ thấy mình đi xuống âm phủ, gặp vị tào quan ôm sổ sinh tử đến, nhìn thấy có tên cháu bị chết treo cổ, bên dưới lại có ghi chú rằng: ‘Ba năm sau, vào ngày đó tháng đó... sẽ tự treo cổ chết trong phòng đọc sách.’ Cháu cố gạn hỏi tội gì, nhưng tào quan chỉ nói: ‘Nghiệp báo nhất định phải thế, khó lòng tránh được.’ Cháu lại hỏi: ‘Có cách nào tránh được không?’ Vị ấy đáp: ‘Không có cách nào bằng ăn chay trường và niệm Phật, tinh tấn tu hành thì may ra có thể khỏi.’” Sau đó, Ứng Chi liền nói với Tử Chiêu: “Từ nay cháu xin chuyên tâm tu hành.” Rồi từ đó phát tâm ăn chay trường, sớm tối niệm Phật, tinh tấn trải qua tám tháng như vậy. Nhưng sau đó lại nghe nhóm bạn bè văn nhân cùng chê bai rằng: “Chỉ là giấc mộng thôi, đường đường một đấng trượng phu, sao có thể để những chuyện như thế huyễn hoặc?” Thế là dần dần bỏ không ăn chay nữa. Mùa xuân năm Quý Dậu, Ứng Chi bỗng dưng vô cớ đóng chặt cửa phòng đọc sách rồi treo cổ tự vẫn. Bấm đốt tay tính lại thì từ lúc nằm mộng đến khi ấy quả vừa đúng ba năm. LỜI BÀN Hạng người xưng là văn nhân [như những bạn bè của Ứng Chi] thật chỉ là bọn sâu mọt của thế gian, tầm nhìn thật nhỏ hẹp, đáng thương xót lắm thay. Nhưng bọn họ thì lúc nào cũng thế mà thôi! -------------------------------------------------
2022-08-10, 06:39 PM
HÀNH TRÌ CHÚ LĂNG NGHIÊM.(HOÀ THƯỢNG TUYÊN HOÁ)
NÊN TRÌ TỤNG GIỐNG NHƯ TẬP VÕ, NGÀY NGÀY ĐỀU ĐÁNH QUYỀN MÀ KHÔNG MÀNG CÔNG PHU NHƯ THẾ NÀO. CÓ VÕ THUẬT LÀ DO CÓ CÔNG PHU TẬP LUYỆN, BẰNG NGƯỢHC LẠI THÌ KHÔNG THỂ CÓ ĐƯỢC - HT TUYÊN HOÁ (Trích: Từ HKĐến Trở Về HK, trang 791-794.) “Như trên đã bàn qua, thần chú Lăng Nghiêm vốn là “linh văn (ngôn ngữ linh nghiệm)”; mỗi câu có mỗi sự hiệu nghiệm riêng. Song, chớ nên nghĩ: “Tại sao tôi trì tụng thần chú Lăng Nghiêm nhưng lại không có hiệu nghiệm ?” Chớ màng đến việc có hiệu nghiệm hay không, chỉ nên trì tụng; giống như tập võ, ngày ngày đều đánh quyền mà không màng công phu như thế nào. Có võ thuật là do có công phu tập luyện, bằng ngược lại thì không thể có được. Cũng như thế, ngày ngày phải trì tụng pháp này không ngừng nghỉ, dẫu có bận rộn đến đâu hay sự việc gì xảy ra. Chớ nên trì tụng thần chú Lăng Nghiêm một thời gian rồi sanh tâm giãi đãi vì không còn thích thú vào pháp này. Không chắc chắn quý vị sẽ có được sự cảm ứng ngay vừa lúc trì tụng. Dẫu có được cảm ứng hay không, ngày ngày phải thường trì tụng. Công phu tu hành phải ngày càng thâm sâu. Sự thành tựu không phải xảy ra trong một ngày một đêm. Điển hình, phải học tập suốt mười năm, hai mươi năm, hoặc ngay cả ba mươi năm trước khi thật sự có trình độ học vấn; việc tu hành cũng phải như thế. Phải luôn luôn giữ tâm niệm trì tụng thần chú liên tục mà không gián đoạn, giống như việc mặc y phục, ăn cơm, ngủ nghỉ. Dầu có cảm ứng hay không cũng chẳng quan trọng vì nhờ trì tụng hằng ngày mà quý vị từ từ sẽ có điểm tựa căn bản và tự nhiên cảm nghiệm được diệu dụng của thần chú. Nếu mong cầu sự diệu dụng và thần thông không thể nghĩ bàn của thần chú thì chớ giữ tâm vọng tưởng như ngủ mớ vào ban ngày với bao tâm niệm lăng xăng. Nếu tam muội trì chú bị gián đoạn thì không thể đạt thành tựu. Lúc hành trì pháp môn thần chú Lãng Nghiêm phải dùng tâm chân thật và thành khẩn. Tại sao gọi là tâm chân thật ? Nghĩa là vì việc trì tụng thần chú Lăng Nghiêm mà quên tất cả thời gian, không gian, ngày đêm, ăn uống, ngủ nghỉ. Mọi việc đều tan biến; một niệm dài như vô lượng kiếp và vô lượng kiếp cũng dài bằng một tâm niệm. Phải có tính thần quên đi sự ăn uống ngủ nghỉ mà chỉ vì mục đích tu hành. Nếu được như thế, nhất định sẽ đạt thành tựu Lăng Nghiêm tam muội, bằng ngược lại thì không phải chân thật tu hành pháp môn trì thần chú Lăng Nghiêm. Không những lúc tu trì thần chú Lăng Nghiêm phải như thế, mà lúc hành trì các pháp môn khác cũng phải hành như vậy. Đi mà không biết đang đi; ngồi mà không biết đang ngồi; khát mà không biết đang khát; đói mà không biết đang đói. Quý vị có thể nói: “Vậy thì trở thành người ngu si sao ?” Vâng, điều này rất đúng. Có câu: “Dưỡng thành đại chuyết phương vi xảo, học đáo như ngu thủy kiến kỳ (Dưỡng thành vụng dại mới có thiện xảo, học đến như ngu mới thấy lạ kỳ)”. Nếu có thể học đến lúc như người ngây dại thì dẫu tu pháp môn nào cũng đều có thể đắc tam muội và đạt thành tựu. Vì chưa được ngu si nên chưa chân chánh thâm nhập vào cảnh giới thiền định, và sự tu hành chưa được tương ưng với đạo.” 🙏🙏🙏st T Chan Ngo 
2022-08-10, 06:48 PM
2022-08-10, 06:53 PM
2022-08-21, 03:48 PM
ĐẠI SƯ ẤN QUANG KỂ CHUYỆN MA ĐOẠN DỤC.
Cần phải biết: Đối trước sắc đẹp, dục tâm bừng bừng, thì những lời lẽ khuyên răn nhân quả báo ứng cứng rắn hay mềm mỏng đều khó thể đoạn tâm ái. Nếu [lúc ấy] có thể quán bất tịnh, một bầu lửa dục sẽ băng tiêu ngay lập tức. Con em đất Trường An ở xứ Tần (Thiểm Tây) của tôi phần nhiều thích chơi dế. Có ba anh em tuổi đã choai choai, đêm trăng đi bắt dế nơi gò mả, chợt thấy một thiếu phụ nhan sắc tuyệt vời, bèn cùng đuổi theo. Người thiếu phụ ấy khuôn mặt biến đổi, thất khiếu[6] ứa máu, lưỡi thè ra hơn cả thước, ba đứa nó sợ chết ngất. Ngày hôm sau, người nhà tìm được, cứu sống được một đứa, mới biết chuyện ấy. Đứa còn sống bệnh nặng mấy tháng mới khỏi, con cháu nhà ấy chẳng dám đi bắt dế vào ban đêm nữa! Khi thiếu phụ đó chưa biến đổi khuôn mặt, lòng yêu nhập vào xương tủy, không thỏa lòng dục không xong! Đến khi vẻ mặt biến đổi, bèn kinh hãi đến chết, tâm ái chẳng hề còn nữa! Nhưng trong lúc chúng cùng nhau đuổi theo cô ta ấy, đương nhiên là chưa thấy máu và lưỡi thè ra. Sao khi máu chưa chảy, lưỡi còn ngậm, bèn sanh tâm ái? Lúc máu chảy, lưỡi thè ra, lại sanh tâm sợ? Hiểu rõ điều này, hễ thấy trang sắc nước hương trời, đều tưởng như con quỷ treo cổ, thất khiếu tuôn máu, lưỡi thè ra hơn thước, sao đến nỗi bị sắc làm mê, sống chẳng hưởng hết tuổi trời, chết đi bị đọa vĩnh viễn trong đường ác ư? Do vậy, đức Như Lai dạy kẻ ái dục nặng nề quán bất tịnh. Quán lâu ngày, còn có thể đoạn Hoặc, chứng Chân, siêu phàm nhập thánh; há chỉ là không phạm tà dâm, tiết dục, gìn giữ sanh mạng mà thôi ư? Nữ nhân nhan sắc xinh đẹp yêu kiều, khiến người khác nẩy sanh tâm ái, hành dục sự, chẳng qua chỉ là một tấm da mỏng bên ngoài, rực rỡ, diễm lệ gây mê hoặc đó thôi! Nếu bóc lớp da mỏng ấy đi, không chỉ các vật được bọc trong lớp da ấy không thể yêu luyến được, mà ngay cả lớp da mỏng ấy, cũng tuyệt đối không thể yêu luyến nổi! Nếu lại còn mổ xẻ thân thể, chỉ thấy máu mủ dầm dề, xương thịt chằng chịt, tạng phủ, phân, tiểu bầy hầy khắp đất, hôi dơ, tanh tưởi, chẳng nỡ thấy nghe! So với hình dáng biến đổi của thiếu phụ trên đây, còn đáng sợ hãi, chán ghét hơn trăm lần, ngàn lần! Dẫu cho giai nhân tuyệt thế nghiêng nước nghiêng thành, đối với những vật được chứa trong lớp da mỏng, có ai là không như vậy? Sao con người chỉ nhìn cái vẻ bên ngoài, chẳng xét kỹ nội dung? Yêu chút phần sắc đẹp, chẳng màng đến nhiều phần xấu ác? Tôi mong sao người đời bỏ vẻ bên ngoài, hãy xem xét nội dung, chán cái “nhiều xấu ác”, gạt bỏ đôi chút vẻ đẹp [bên ngoài], hòng cùng thoát biển dục, cùng lên bờ giác. Sách thọ khang bảo giám Nguồn: Sanh Lão Bệnh Tử[/color]
2022-08-21, 03:52 PM
CHUYẾN ĐI NGẮN LẮM.
(TÀO KHÊ) Một thiếu nữ đang ngồi trên xe buýt: Một bà già mang đủ thứ lỉnh kỉnh, miệng lẩm bẩm, đến ngồi bên cạnh, xô mạnh cô. Bất bình, anh thanh niên bên cạnh hỏi tại sao cô không phản kháng và bảo vệ quyền lợi mình. Cô mỉm cười và trả lời: "Đâu cần phải cãi cọ vì chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu! Trạm tới, tôi xuống rồi." Đây là một câu trả lời mà chúng ta phải xem như một khẩu hiệu viết bằng chữ vàng để hướng dẫn cách cư xử hằng ngày của chúng ta ở khắp mọi nơi: "Đâu cần phải cãi cọ vì chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu!" Nếu chúng ta có thể ý thức rằng cõi đời tạm của chúng ta dưới thế gian thật ngắn ngủi, cãi cọ tầm phào vừa làm cho mất vui, vừa làm mình mất thời gian và sức lực cho chuyện không đâu. Có ai làm mình tổn thương? Bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu! Có ai phản bội, ức hiếp, sỉ nhục mình? Bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu! Dù người ta có gây ra cho chúng ta buồn phiền gì chăng nữa, hãy nhớ rằng: có đi chung với nhau lâu đâu! Chúng ta hãy ăn ở hiền lành. Hiền lành là một đức tính không bao giờ đồng nghĩa với hèn nhát, nhu nhược hay không có cá tính, nhưng đồng nghĩa với cao cả. Chuyến đi chung của chúng ta trong cõi đời dưới thế này ngắn ngủi lắm và không đi trở ngược lại được. Không ai biết chuyến đi của mình dài bao lâu! Không ai biết mình có phải xuống ở trạm tới hay không? VẬY HÃY BÌNH TĨNH, CHUYẾN ĐI NGẮN LẮM!
2022-08-22, 09:29 AM
DÂM BÁO
(Báo ứng hiện đời 7 - Lư Lão Sư *một vị tăng đã khai mở thiên nhãn* - Ni sư Hạnh Đoan dịch) Hôm qua tôi được mời đi làm lễ siêu độ cho một thanh niên trẻ, thuộc con nhà giàu có. Ông nội và phụ thân y đều là đại gia. Trong lúc tổ chức lễ sám, cúng phẩm chưng bày rất phong phú, thịnh soạn. Tôi lên pháp tòa, mới ngồi chưa bao lâu, thì thấy quan Táo thần trong nhà hiện ra, cầm một tám vải trắng, trên viết hai từ: “DÂM BÁO”, đưa cho tôi xem. Tôi xem xong im lặng không nói gì, nhưng trong lòng rất kinh ngạc. Tôi ngồi trên tòa cao, đọc bài báo cáo, được biết thanh niên này tên Từ Bổn, hưởng dương 25 tuổi, chết không rõ nguyên nhân. Trong lúc tôi dẫn thỉnh vong linh, tôi luôn quan sát xem hồn có tới chăng. Đây là điểm đặc biệt: Nếu tôi thấy linh có tới và đi, tức là làm siêu độ được. Còn không, thì chỉ là biểu hiện giả dối có siêu độ bên ngoài mà thôi. Tôi đã niệm chú Triệu thỉnh, đốt văn trình báo xong rồi mà vẫn không thấy hồn của tên Từ Bổn tới, bốn bề mênh mông trống rỗng! Nếu cứ thế này thì buổi lễ xem như không thể tiếp tục tiến hành (nếu như là nhà sư khác, thì pháp sự vẫn cứ làm, bởi dù sao người nhà họ đâu ai nhìn thấy gì). Tôi bèn bắt ấn câu triệu của Mật tông để câu hồn phách, nhưng vong linh vẫn không tới! Chỉ thấy ông Táo thần lò dò tới, công vẫn cầm miếng vải trắng, nêu rõ hai từ: “DÂM BÁO!” Táo thần là tên thế gian thường gọi, song ông còn có danh khác là “Tư Mệnh Chân Quân”, là vị thần trông coi nhà bếp. Theo âm lịch thì ngày mồng 3 tháng 8 là sinh nhật Táo thần, còn ngày 23 tháng chạp thì Táo thần lên trời, cũng gọi là “thượng thiên ngôn hảo sự, hạ địa báo bình an” (lên trời trình hảo sự, xuống dưới báo bình an). Táo thần chuyên trông coi về thiện ác, công, tội của mỗi nhà. Hằng năm ông báo cáo lên trời, rồi y theo đó mà định nhân gian qua năm mới phúc họa ra sao, cần tước phúc hay ban phúc, việc này thuộc trên trời định luận, thực ra cũng là chiểu theo luật Nhân quả mà ấn định. Tôi hỏi Táo thần: – Vong hồn Từ Bổn hiện đang ở đâu vậy? Táo thần đáp: - Không! Tôi nói: - Sống là người, chết thành vong, vậy mà ngay cả hồn cũng không, điều này quá vô lý! Có phải ông giấu linh hồn Từ Bổn chăng? Táo lắc đầu nói: – Không có! Tôi ngẩn ngơ. Táo không giấu vong linh Từ Bổn? Mà tôi đã dùng U minh thiệp triệu thỉnh, nếu hồn Từ Bổn hiện ở cõi âm, thì đúng lý phải sớm bay tới đây rồi? Thế nhưng tại sao đợi mãi vẫn không đến? Tôi chuyển sang hoang mang, lòng đầy thắc mắc, vì chẳng cách gì tìm thấy tăm hơi hồn Từ Bổn đâu! Tại dương gian Từ Bổn đã chết, thế mà lại không tìm ra hắn tại âm gian. Vậy y hiện đang ở đâu? Đến chỗ nào kia chứ? Tôi tự hỏi mãi, trong bốn chỗ: Phong, địa, thủy, hỏa… y đang trụ ở đâu đây? Tiếp đến tôi lại trì một câu chú, đại ý là: “Nếu có thể tìm được trong vi trần, trong thủy thế giới, trong tất cả tàng thân thế giới vi tế, hễ chỗ nào có… thì xin đều hiển hiện!”… Nhưng kết quả vẫn là không! Tôi biết rõ uy lực câu triệu của Mật chú này, vì trong pháp siêu độ triệu thỉnh, Mật chú có trăm ngàn vạn ức đại oai thần lực, nếu đã đọc lên triệu thỉnh… mà không thấy vong đến, thì pháp sự này chẳng cần làm nữa, vì có làm cũng uổng công vô ích. Thế là tôi liền xuống tòa, bảo chủ nhà: – Không thề tiến hành siêu độ được. Chủ nhà hỏi: – Có chỗ nào không đúng ư? Là do tiền không đủ ư? – Không! Không phải vấn đề tiền, mà là có chuyện rất quái lạ… – Quái lạ gì hả? Tôi thật thà nói: Là do khí phận rất lạ, hồn chẳng đến, điều này liên quan đến việc vong linh phạm tội đại ác về dâm dục! Do vậy mà cá nhân tôi không cách chi làm lễ siêu độ được! Gia chủ xẵng giọng: – Thầy nói tức cười chưa? Lẽ nào lại thế? Nói vậy không phải quá vô lý ư! Chỉ một lễ siêu độ nhỏ thôi mà thầy không ưa làm thì cứ nói không làm! Đâu cần phải đổ thừa lung tung nào là do: Khí phận, hồn phách và miệt thị con tôi bị dâm báo như vậy? Thầy không làm thì chúng tôi sẽ thỉnh người khác đến làm! Có hề chi đâu? Tôi chào chủ nhà cùng các thân hữu tại hiện trường rồi ưu tư ra về. Nghe kể tối đó chủ nhà mời rất nhiều đoàn nổi tiếng khác đến tụng kinh, phối hợp đủ màn diễn tấu với đầy đủ dụng cụ điện tử hiện đại, tạo thành một lễ cầu siêu rất náo nhiệt. Sau đó chủ nhà còn thốt lời chê bai cười nhạo tôi. Tôi từng vì chuyện siêu độ này mà cảm thấy khó kham, bởi mình đã lên pháp tòa rồi mà lại tuột xuống, còn thốt lời nói với chủ sự là: “Không thể làm lễ siêu độ này!”… Nói thực, đến bây giờ tôi cũng không thể làm!… Điều này quả thực là chuyện hi hữu, rất hiếm khi xảy ra trong đời tôi! Tôi biết quá rõ: Vong hồn Từ Bổn không đến! Nếu vong không đến, làm sao tôi có thể tiến hành pháp sự siêu độ được? Do không thể tận mắt thấy vong linh siêu thăng, thì làm sao tôi có thể nói là: Buổi lễ này tiến hành viên mãn tốt đẹp được chứ?… Tôi rất muốn tìm hiểu linh hồn của anh chàng Từ Bổn này, rốt cuộc là đang ở chỗ nào, bèn bỏ công đi đến miếu Thành hoàng, quyết điều tra cho bằng được mới thôi. Tôi hỏi Tôn thần Thành hoàng: – Hồn Từ Bổn đang ở đâu? Thần hoàng liền kiểm tra, dòm trong sổ thấy không chứng lục (Xin giải thích: Có hai hạng người sau khi chết rồi, không trải qua chứng lục số liệu. Một là: Hạng người tu hành, được trực tiếp siêu thăng, nhưng hạng này tương đối hiếm. Hai là: Hạng đại ác, do phải thọ thảm báo trong địa ngục, nên hình hài thần hồn đều diệt, gọi là: “Hình thần câu diệt” nên vô tư liệu). Tôi hỏi: – Vậy thì Từ Bổn được phi thăng rồi ư? Thành hoàng xác định: – Đương nhiên là không. – Vậy… y bị “hình thần câu diệt” rồi ư? – Điều này hoàn toàn có thể! Thành hoàng nói: Hiện nay, xét nguyên nhân phạm tội: Sát nhân là đại ác, tà dâm là đại độc, hiếp sát là cực ác, tất phải thọ u báo là chuyện hiển nhiên. Tôi cảm tạ Tôn thần Thành hoàng chỉ điểm. Sau khi quay về am rồi, tôi vì việc này mà suy tư mãi. Rõ ràng tôi đã nhìn thấy Táo thần cầm tấm vải trắng, trên viết hai từ DÂM BÁO, thế thì có thể do Từ Bổn phạm dâm ác mà bị hình thần câu diệt, linh phách đều thọ tội… Tôi ngồi xuống tĩnh tọa, nhắm mắt quán sát, bỗng thấy trước mắt hiện ra một màn bạc, hoạt cảnh diễn tiến rõ ràng hệt như cuộn phim được trình chiếu: Đó là cảnh các nữ tỳ giúp việc trong nhà, đều bị Từ Bổn bức hại cưỡng dâm, làm thương phong bại tục. Hắn dâm tâm hừng thịnh, không gì mà không dám phạm. Từ nhỏ được nuông chiều, càng lớn hắn càng phóng túng, càng ngông cuồng! Từ Bổn chẳng kiêng dè ở trước bàn thờ Táo thần hành dâm, nên tội bị tăng thêm một bậc! Rồi có lần nơi Phật môn thanh tịnh cũng dám cả gan làm chuyện nhiễm ô, cưỡng bức ni cô, gây bại hoại cho người thanh tu, đây là hành vi cực kỳ ác. Tội này nặng gấp trăm, sao tránh khỏi quả báo trừng phạt ? Lại có lần hắn gặp một góa phụ xinh đẹp, thì y tâm đầy dục loạn, giở thói cưỡng hiếp, ép càn. Bị góa phụ kháng cự thà chết chẳng thuận, nên Từ Bổn đã bóp cổ cô ta mà làm càn… Sau khi hiếp góa phụ và giết chết, y vùi thây nàng nơi hoang vắng, tâm không chút hối hận, còn muốn tiếp tục hại những cô gái nhà lành khác. Y mặc tình dâm dục chẳng khác thú cầm, hệt kẻ điên si! Xem ra y không ác gì mà không làm! Trong cơn thiền quán, từng chữ từng câu lội trạng Từ Bổn hiện lên vô cùng rõ ràng trên màn ảnh, tôi xem mà hết hồn! Tôi đã hiểu rõ: Từ Bồn chết là bị quả báo, đang chịu hình phạt, bị La sát quỷ trừng hại, trong lễ cầu siêu vong hắn không thể đến, nguyên nhân là do đây! Một hôm tôi đang đi trên đường, tình cờ gặp một ông lão, ông vồn vã hỏi thăm: – Có phải Thầy Lư đó không ạ? – Phải! – Ngài không nhận ra tôi ư? – Chỉ thấy quen quen thôi. Xin lỗi nhé, do hằng ngày tôi tiếp xúc cả trăm người, nên nhất thời chưa thể nhớ ra… Ông già tự giới thiệu: – Tôi họ Tô, là quản gia nhà tỷ phú họ Từ, tôi trông coi cậu Từ Bổn từ nhỏ đến lớn. Lúc thầy làm Lễ siêu độ, tôi cũng có mặt ở đó. – À! Ra là vậy? Tôi nhớ rồi, đã có gặp lão mấy lần, từng trò chuyện căn dặn lão sắp đặt đàn tràng làm sao… cho tôi xin lỗi nhé, quả thực tôi không có cách gì siêu độ Từ Bổn, tôi đã cố hết sức rồi! Lão Tô thân mật nói: – Ngài là một tu sĩ chân chính, đúng bậc chánh hạnh! Ngài không giả dối lại thẳng tính, chẳng ưa che giấu điều gì. Rồi lão hạ giọng nói nhỏ vào tai tôi: – Đối với những việc Từ Bổn làm, chúng tôi rất rành và quá hiểu các hành vi bất hảo, tác oai tác quái của hắn. Cho nên chuyện ngài vô phương siêu độ là đúng thực, bọn chúng tôi ai cũng tin. Thế nhưng phận làm công ăn lương nhà họ Từ, chúng tôi nào dám nói… Rồi lão thở dài than: -Từ bổn háo sắc ghê gớm, tạo ác kinh thiên, do vậy mà bị yểu mạng, chết không lành. Số nữ gia nhân của Từ gia có bốn cô, còn nam quản gia chỉ có mình tôi. Hôm nọ, lão nô ngủ không được, muốn rít một hơi thuốc bèn đứng dậy đi ra hoa viên, chuẩn bị mồi thuốc hút… thì bỗng chứng kiến cảnh Từ Bổn đang hành tà sự, hiếp dâm cô giúp việc… Khi ấy tôi còn biết cô giúp việc họ Trần đã kết hôn, đã có chồng ở nhà. Sau cũng bị y cưỡng hiếp tại nhà bếp. Sau này, tôi mới biết, không tưởng tượng được là cả đám tỳ nữ giúp việc tổng cộng bốn người, y đều hắn xâm hại, Từ Bổn không bỏ qua ai… Tôi nói: -Hắn còn cưỡng bức ni sư, và còn hiếp rồi giết cả quả phụ nữa… Lão nghe tôi nói, kinh sợ đến giật cả mình: – Làm sao mà ngài biết rành hết vậy? Tôi đáp: – Muốn người đừng biết, thì mình đừng làm! Lão Tô nói: - Vâng, tôi hiểu rồi. Ôi chao! Cái gã Từ Bổn ngông cuồng dâm ác này, hắn ỷ thế giàu sang tạo tội vô số, khó mà kể hết. Làm ác thì phải thọ ác báo! Y không biết ăn năn sám hối thì làm sao có thể siêu độ được chứ? Lão quản gia lắc đầu than thở… sau đó lão lễ phép cáo biệt tôi, buồn bã bước đi…
2022-08-27, 10:57 AM
BỊ SÉT ĐÁNH, CHÀNG TRAI BẤT NGỜ NHỚ LẠI HÀNG LOẠT TIỀN KIẾP.
[b](Quang Tử, viết lại từ lời kể của Cát Nhật) Sinh ra trong thời hiện đại, lớn lên giữa hàng ngàn thứ máy móc tân tiến, Cát Nhật chẳng có một chút niềm tin nào vào thế giới tâm linh. Anh sinh năm 1990 tại Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Nội, là một thanh niên vô thần điển hình, cuộc sống diễn tiến theo một quỹ đạo như bao người khác, nhỏ thì đi học kiếm tấm bằng, lớn lên thì kiếm một công việc làm. Năm 2017, anh xin được một chân làm bếp trong một nhà hàng tại Sơn La. Làm được một thời gian, một biến cố lớn bất ngờ xảy đến, làm đảo lộn mọi giá trị trong tư tưởng, quan niệm sống của Nhật.[/b] Hôm đó đang là ngày tết, mưa lâm râm, đúng 12 giờ trưa, anh có việc nên mở cửa bước ra cổng. Vừa bước vài bước mới đến giữa sân… Đùng !!! Một tia sét chói lòa đánh xuống trúng đầu Nhật. Mắt tối sầm, toàn thân tê dại, đau đớn, anh ngã vật ra đất, nằm thở hổn hển. Được một lúc, cơ thể đỡ đau hơn một chút, anh cố lết vào trong nhà, vừa sợ, vừa mừng. May quá, chỉ là tia sét nhỏ, nên Nhật vẫn còn giữ được mạng. Và rồi cũng từ đó, anh được khai mở một số khả năng kì lạ, kết nối với thế giới tâm linh. Anh bắt đầu nhìn thấy các vong hồn, thậm chí còn ngửi thấy mùi của họ. Ngoài ra còn có thể nằm mơ thấy trước một số việc trong tương lai. Rất nhiều đêm, Nhật mơ thấy những giấc mơ kì lạ, không giống với loại giấc mơ lộn xộn, mờ ảo bình thường. Các giấc mơ này rất rõ ràng, sống động như thật, dù là nhiều lần mơ khác nhau, nhưng đều theo một trật tự, và liên kết với nhau thành một chuỗi các sự kiện từ trước đến sau. Trong mơ, anh thấy một vị tỏa ra ánh sáng chói lòa, cố nhìn cũng không thấy rõ được, anh chỉ có thể phỏng đoán vị này là Quán Thế Âm Bồ Tát. Sau đó, anh được vị ấy dùng thần lực cho thấy lại những ký ức tiền kiếp, lần lượt từng cảnh tượng chiếu lên trong tâm như những thước phim sống động. Kiếp đầu tiên anh được vị đó cho thấy lại, không rõ đang ở đất nước nào, chỉ thấy khung cảnh xung quanh là một khu rừng tĩnh mịch. Nhật kiếp đó là một nhà sư tu hành rất tinh tấn, giữ giới luật nghiêm minh, siêng năng thiền định. Tuy nhiên, nhà sư này có một nhược điểm, là rất ham thích thần thông. Tâm thường mong đạt được những năng lực siêu việt, quyền phép biến hóa. Và do siêng năng thiền định, vị sư này cũng đã có được khả năng xuất hồn khỏi xác, đi vân du đây đó. Một lần xuất hồn ra như vậy dạo chơi, bất ngờ nhà sư bị một con quỷ – loại quỷ chuyên theo phá người tu hành đuổi theo muốn giết ông. Ông hoảng sợ tháo chạy, chạy đến một vùng đất hoang vu, thấy có khoảng 20 nhà sư khác đi khất thực, tất cả đều phát hào quang. Ông liền lẩn vào nhóm nhà sư ấy, con quỷ không lại gần được nhưng vẫn lởn vởn xung quanh không bỏ cuộc. Sợ quá, ông quỳ xuống tha thiết niệm Quán Thế Âm Bồ Tát xin ngài cứu mạng. Được một lát, phía xa hướng đông ánh sáng trắng rực phát ra chói lòa mắt, mặt đất rung động, Quán Thế Âm Bồ Tát từ từ hiện ra. Ngài nói: “Chỉ có con mới cứu được chính mình. Con hãy mau niệm Kim Cương Chú.” Ngài liền truyền dạy Kim Cương Chú, nhà sư nghe rồi lập tức thuộc lòng, khẩn thiết trì niệm câu chú liên tục. Thân thể ông nóng bừng lên, dần dần thân cũng phát ra hào quang, tâm không còn sợ hãi gì nữa. Con quỷ thấy thế, biết không làm được gì nên bỏ đi. Sau đó nhà sư nhập hồn trở lại xác và đi tìm, rồi xin gia nhập nhóm 20 nhà sư kia. Kiếp tiếp theo, Nhật thấy mình đầu thai thành một đạo sĩ ở Trung Quốc. Mong mỏi của kiếp trước đã được đáp ứng, kiếp này làm đạo sĩ học được rất nhiều phép thuật của Đạo gia. Xong hình ảnh kiếp này thoáng qua nhanh không thấy được nhiều chi tiết, chỉ thấy lại một cảnh anh mặc đạo bào màu xanh, đang cử hành một nghi thức gì đó cho dân làng Kiếp tiếp theo, anh tiếp tục đầu thai thành một người Trung Quốc, sống vào thế kỷ 4 trước công nguyên, thời Xuân Thu Chiến Quốc. Kiếp đó anh tên là Tô Tần. Do phước báo từ kiếp làm nhà sư tu hành tinh tấn, nên kiếp này anh có rất nhiều phước báo, tài năng hơn người, công danh hiển hách, tiền đồ rộng mở. Thời trẻ, Tô Tần lặn lội lên núi bái Quỷ Cốc Tử làm thầy, được truyền dạy đủ môn tuyệt kỹ. Sau nhiều năm khổ luyện Tô Tần cũng thành tài, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, bốc quẻ bấm độn tinh thông, mưu lược kinh bang tế thế, là một kỳ tài văn võ song toàn. Sau đó Tô Tần xuống núi, đến yết kiến các vua nước Tề, Sở, Yên, Triệu, Ngụy, Hàn thuyết phục họ thành lập một liên quân chống lại nước Tần, gọi là kế sách Hợp tung. Nhờ biện tài thuyết khách thượng thừa, cùng một kế sách chu toàn của Tô Tần, vua các nước chấp thuận thành lập liên minh, và sắc phong Tô Tần trở thành thống soái của liên quân 6 nước. Nhiều trận đánh đã nổ ra, và ông đã có một thời gian thắng trận liên tiếp. “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” – hễ một tướng thành công thì luôn kéo theo hàng vạn người chết, bên ta bên địch xương cốt khô phơi đầy đồng. Phàm là lúc binh nghiệp khởi sắc nhất, cũng chính là lúc Tô Tần tích chứa sát nghiệp nặng nề nhất. Trải qua một đời chinh chiến, không đếm nổi có bao nhiêu binh sĩ bị thương vong, tử trận, máu chảy đầu rơi. Một lần trong doanh trại tổ chức yến tiệc, binh tướng tụ họp say sưa, một cô gái xinh đẹp được tiến cử vào múa kiếm, ca hát, hầu rượu góp vui. Thấy cô ta xinh đẹp, dù đã có vợ nhưng Tô Tần vẫn nổi lòng ham muốn, nên đã tư tình với cô ta. Lúc đó còn hứa hẹn với cô ta đủ điều. Nhưng được thời gian, chán rồi thì Tô Tần lại đem cô gái ấy ban cho 6 gã thuộc hạ hưởng lạc. Hẳn cô gái ấy rất uất ức, vì không những bị bội ước, còn bị đem đi cho tặng như một món đồ chơi. Xong có ức cũng không dám phản kháng, vì Tô Tần quyền lực ngút trời, tay nắm binh quyền cả 6 nước, nữ nhi thân cô thế cô, chỉ biết gạt lệ mà nghe theo. Kiếp đó, Tô Tần bị các quan lại nước Tề đố kỵ, sai người ám sát mà chết vào năm 284 trước công nguyên. Sau khi chết, vì sát nghiệp do cả đời chinh chiến, cùng nhiều tội khác, Tô Tần bị đọa địa ngục. Mãn hạn địa ngục, còn phải đầu thai nhiều kiếp làm súc sinh. Suốt khoảng 2000 năm, anh thấy mình kiếp thì sinh làm heo, kiếp thì sinh làm chó, kiếp lại là bò, kiếp khác là dê… chủ yếu là những con vật khi còn làm người anh thường ăn thịt. Đặc biệt, không có kiếp súc sinh nào được toàn mạng chết già cả. Hễ người ta nuôi lớn là đem ra mổ thịt, phanh thây. Những chi tiết trong từng kiếp thì không thấy rõ, chỉ ấn tượng nhất là những lúc sắp chết, bị con người trói lại, sợ hãi kêu la, rồi bị cắt cổ, mổ bụng, đau đớn vô cùng. Cứ thế kiếp kiếp nối nhau không nhớ được là bao nhiêu kiếp, chỉ biết là rất nhiều, có thể là hàng chục kiếp, cũng có thể là hàng trăm kiếp, và kiếp nào cũng chết đau đớn dưới lưỡi dao sắc bén. Sau bao nhiêu kiếp súc sinh đền trả nợ máu, cuối cùng anh cũng đầu thai được làm người, sinh tại miền Bắc Việt Nam. Đến tuổi trưởng thành, anh tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành một anh lính bộ đội cụ Hồ. Năm 32 tuổi, anh bị giặc Pháp bắt. Chúng đem về tra tấn dã man, bắt anh khai ra vị trí đóng quân của đồng đội. Anh kiên gan chịu đựng, nhất quyết không khai. Và cuối cùng, chúng trói ngược tay anh ra sau, rồi nã một loạt đạn súng máy vào đầu anh. Hồn anh xuất ra rất nhẹ nhàng, thậm chí còn không biết mình đã chết. Khi đó, anh thấy có một vị thần hiện đến, là Đô Sát Phán Quan Địa Phủ, ngài tay cầm sổ, tay cầm bút, mũ áo màu đỏ, giống như quan phục thời phong kiến, có bốn lính hầu đi sau. Vị đó chỉ cái xác, cho anh biết mình đã chết, rồi an ủi anh, và nói: “Thân xác kia là giả tạm, chỉ có tu hành mới mong thoát được khổ ải trầm luân” Sau đó, họ làm thủ tục cắt khẩu nhân gian cho anh. Hai người lính hầu cầm hai tay anh đưa đi. Tiếp sau đó như thế nào nữa thì anh không được thấy. Hết kiếp đó anh đầu thai rất nhanh, vẫn sinh ở miền Bắc Việt Nam, tên là Hải Anh, không nhớ được họ. Khi lớn lên, anh lại nhập ngũ, tham gia kháng chiến chống Mỹ. Xem ra, duyên nghiệp nhà binh vẫn bám lấy anh không rời. Sau giải phóng năm 1975, anh không trở về quê, mà vào miền Nam sinh sống, làm nghề bốc thuốc nam, trị bệnh cứu người, được người dân quanh vùng quý mến và kính trọng. Nhiều năm sau, anh qua đời vì tuổi già, đây là cái chết yên bình nhất trong suốt mấy nghìn năm của anh. Hết kiếp đó là anh đầu thai thành Cát Nhật của kiếp này. Xâu chuỗi các sự việc với nhau, Nhật dần nhận ra bàn tay sắp xếp chi ly mà sòng phẳng, tinh tế mà mạnh mẽ đến đáng sợ của luật Nhân quả. Kiếp làm nhà sư, thay vì tu hành cầu sự Giải Thoát Giác Ngộ như lời Phật dạy, thì anh lại ham cầu thần thông với những năng lực quyền biến. Khiến cho phước báo đổ dồn vào các năng lực trong hai kiếp sau. Để rồi sao nữa ? Kiếp làm Tô Tần, khi có tài năng siêu việt rồi, thì tham vọng khởi lên. Vì để phục vụ cho danh vọng, sự nghiệp của mình, anh sẵn sàng đánh đổi bằng sinh mạng của những người khác. Kết cục, danh lợi chỉ như cơn gió thoảng qua, mấy mươi năm chết là hết, chẳng còn lại gì ngoài những quả báo. Để rồi anh đã phải trả giá suốt mấy ngàn năm thống khổ, hết cực hình khủng khiếp của địa ngục, lại đến hàng trăm kiếp súc sinh làm dê, làm bò, heo, chó … chết thê thảm. Đến khi sinh làm người cũng vẫn bị tra tấn, nã đạn mà chết. Và rồi vẫn chưa hết. Kiếp này, anh đã gặp lại cô gái múa kiếm mà anh đã tư tình khi còn ở kiếp làm Tô Tần. Cô ấy nay đã đầu thai lại ở Việt Nam, dung mạo khá giống kiếp xưa, phải giống đến 70%, cũng hát hay, múa đẹp, và lại rất thích múa kiếm, nên vừa gặp là Nhật nhận ra ngay. Duyên nợ thúc đẩy, Nhật đem lòng yêu cô ấy và hai người kết hôn vào tháng 8/2019, đúng như những gì kiếp xưa Tô Tần đã hứa hẹn mà không làm. Nhân không lành thì quả chẳng thể ngọt. Bao nhiêu ấm ức kìm nén của cô ấy trong kiếp xưa, kiếp này đã đến lúc bộc phát ra. Cô ấy từ khi kết hôn với Nhật, thì không ngừng gây sự, giận dỗi, oán trách, cãi cọ, đòi tiền… hành hạ tâm lý anh đủ kiểu. Một tháng thì cãi vã đến 7-8 lần, vốn đi làm đã mệt mỏi, về đến nhà lại gặp chiến tranh lạnh liên miên, khiến Nhật lắm khi muốn khủng hoảng tâm lý. Đau đớn hơn, được một thời gian, Nhật phát hiện ra vợ ngoại tình. Mà không chỉ cặp kè với một người, mà là cặp hết gã này đến gã khác, tổng cộng 6 gã nhân tình. Chính là 6 tên thuộc hạ mà kiếp xưa Tô Tần đã đem cô gái múa kiếm “ban thưởng” cho, nay đầu thai trở lại. Thử mọi cách nhưng không thể cứu vãn cuộc hôn nhân này, Nhật quyết định ra tòa ly hôn sau một năm chung sống. Nhớ lại hàng loạt tiền kiếp khiến Nhật thay đổi toàn bộ nhân sinh quan của mình, anh nhận ra vũ trụ này thật rộng lớn, đâu chỉ có mỗi cõi người này. Bánh xe luân hồi thật quá sức khổng lồ, dù kiếp người, kiếp thú, ma quỷ, địa ngục, thiên đường… cả vũ trụ này đều nằm gọn trong đó, chuyển thế xoay vần liên tục. Nhất nhất mọi chuyện đều tuân theo luật Nhân quả, chi ly sắp xếp mọi chuyện, chẳng có gì thoát ra ngoài được. Hơn bao giờ hết, anh nhận thấy mình cần phải học, học thật nhiều những giáo lý của Phật dạy, để không phải lạc trôi mãi trong dòng luân hồi bất tận này. (Quang Tử, viết lại từ lời kể của Cát Nhật) ________________
2022-08-29, 02:19 AM
OAN GIA DU HỒN ĐẦY TRÊN GÀ VỊT CÁ THỊT, NGƯỜI SÁNG MẮT VỪA NHÌN LÀM SAO DÁM NUỐT ?
[b]Khi yến tiệc, trên bàn bày rượu thịt, những gà vịt cá thịt này chân thật là oan nghiệp.Chúng bị giết, không phải chúng cam tâm tình nguyện cúng dường bạn, mà sức mạnh của chúng không thể chống lại bạn. Chúng bị giết rồi, bạn ăn chúng, có thể ngay khi bạn đang ăn, những oan hồn này đều đang bao vây xung quanh bạn, đều đang ở sau thân bạn. Hiện tại bạn còn đang may mắn, khí vượng của bạn chưa suy nên chúng không dám xâm phạm bạn. Khi khí vượng của bạn vừa suy thì những oan gia đối đầu này liền tìm đến. Ở Đài Loan, trong Phật môn chúng ta có một vị Pháp sư Quảng Hóa (có rất nhiều người biết ông, ông cũng là bạn của tôi), trước khi ông chưa xuất gia,ông là quân nhân, quản quân nhu(quân nhu là quản lý tài vật), cho nên ông dùng tiền rất thuận tiện. Ông nói với tôi, khi ông làm việc ở trong quân, mỗi ngày ông ăn một con gà, không biết là đã ăn bao nhiêu con. Sau khi học Phật thì ông xuất gia(ông xuất gia sớm hơn tôi hai năm).Ông là người xuất gia không tệ, trì giới rất nghiêm, là một vị pháp sư tốt, rất khó được.Khi ở Đài Trung, ông dạy tại Phật học viện.Vốn Hán học của ông rất tốt, có thể viết văn chương, có thể làm câu đối. Ông nói, có một hôm khi ông đang tắm, ông thấy trong phòng tắm đầy gà, chúng bay nhảy tứ tung, ông liền né tránh thì bị té ngã, chân bị gãy lìa, cho nên ông bị tàn phế. Về sau ông dùng một cây gậy, đến sau cùng thì phải dùng xe lăn. Ông nói với tôi, đây là tội nặng báo nhẹ, đây là nhân quả báo ứng do ngày trước ông đã ăn gà quá nhiều. Ông đi đứng rất là khó khăn.Khi bệnh nặng, ông tìm tôi, vì ông muốn đem đạo tràng tặng cho tôi. Tôi đi thăm ông, ông đã không còn cách nào nói chuyện được, ngồi trên xe lăn miệng chảy nước dãi, rất là đáng thương. Tôi và quán trưởng Hàn cùng đi thăm ông.Xem thấy bên cạnh ông có một số đệ tử, cho nên tôi liền cảm tạ ông, tôi không tiếp nhận. Chúng ta xem đoạn văn chương này, một chút cũng không giả. Những món ăn này bày lên trên bàn, oan gia du hồn, người sáng mắt vừa nhìn làm sao dám nuốt? Nghĩ tưởng nhà Phật là "đồng thể đại bi", thấy tất cả chúng sanh đều là "cha mẹ quá khứ, chư Phật vị lai", phổ độ, cứu giúp chúng sanh còn không kịp thì làm sao có thể giết hại chúng, làm sao có thể ăn thịt chúng? Chỉ cần chúng ta vừa chuyển đổi ý niệm thì liền giác ngộ rồi, loại tập khí ăn thịt này không khó đoạn trừ, động cơ giết hại chúng sanh cũng liền có thể đoạn trừ, hồi phục tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm từ bi, đó chính là tự cầu đa phước. Không những không thể giết hại chúng sanh, mà khiến chúng sanh sanh phiền não là chúng ta đã có tội lỗi rồi. Trích Thái thượng cảm ứng thiên tập 52 Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG A DI ĐÀ PHẬT ![/b]
2022-09-04, 07:13 AM
Khuyên người cầu sống lâu.
( Tác giả: Chu An Sĩ) Con người có tinh dịch cũng giống như cây có nhựa, như đèn có dầu. Nhựa nhiều thì cây tốt, đủ dầu thì đèn sáng, nếu nhựa khô dầu hết ắt cây chết đèn tắt. Sách Giải thoát yếu môn có nói: “Người tu hành trải qua nhiều chục năm không động tâm dục, ắt tinh tủy ngưng kết lại, dần dần tạo thành xá lợi.” Sách của Đạo gia nói rằng: “Dục niệm không sinh khởi thì tinh khí phát ra ở tam tiêu, nuôi dưỡng mạnh mẽ tất cả kinh mạch trong cơ thể.” Tô tử nói rằng: “Gây hại đến sự sống con người không chỉ có một việc duy nhất, nhưng người háo sắc thì nhất định phải chết sớm.” Dù vậy, người đời đứng trước cửa ải dâm dục, cho đến tuổi già vẫn còn chưa hiểu ra được đạo lý. Đang lúc lửa dục bốc cao, liền khởi ý niệm dâm dục. Ý niệm dâm dục khởi lên thì tinh khí hao tổn. Tinh khí đã hao tổn, mà lửa dục lại càng thêm mạnh mẽ. Tác động qua lại với nhau như thế mà khiến cho con người phải nhanh chóng tìm đến cái chết. Có người còn dùng thêm các loại thuốc tráng dương kích dục, nung đốt nội tạng, tai họa càng thêm bi thảm. Lại còn những tác hại như làm suy tổn âm đức, rút ngắn thọ mạng, thật không thể nói hết. Những ai muốn sống lâu khỏe mạnh, lẽ nào lại có thể giẫm vào những vết xe đổ ấy? Trích từ Khuyên Người Bỏ Sự Tham DụcTác giả: Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến
2022-09-04, 08:05 AM
QUAY ĐẦU LÀ BỜ – HÀNH TRÌNH LỘT XÁC TỪ KẺ TỘI ĐỒ THÀNH VỊ VUA LIÊM KHIẾT
(Quang Tử ) Vào thế kỷ 18, khoảng những năm 1750 – 1780 tại vùng Gia Định, nổi lên một nhân vật gian hùng: Võ Thủ Huồng. Ông vốn là một thư lại làm việc tại nha môn huyện Phước Chính, Gia Định, nước Đại Nam dưới triều chúa Nguyễn (nay là Biên Hòa, Việt Nam) Dù chỉ là một chức thư lại, chuyên quản lý giấy tờ sổ sách, nhưng với một đầu óc sắc sảo, lắm mưu nhiều kế, Thủ Huồng đã dùng nhiều thủ đoạn để thao túng các sự vụ trong nha môn: tham nhũng, đục khoét ngân khố, ăn hối lộ, tẩy trắng thay đen các vụ án, chèn ép bá tánh để chuộc lợi. Ngoài ra, ở bên ngoài Thủ Huồng còn chuyên cho vay nặng lãi, ăn lời cắt cổ. Trong suốt hai lăm năm làm trong nha môn, ông đã thâu tóm được một lượng tài sản kếch sù, đồng thời cũng đẩy rất nhiều người vào cảnh khốn cùng, quẫn bách. Có lẽ gây quá nhiều nghiệp chướng, nên gia đạo lắm nỗi muộn phiền, Thủ Huồng mãi không sinh được con nối dõi, đã thế vợ ông còn lâm bệnh mất sớm. Buồn vì chuyện gia đình, Thủ Huồng xin từ chức về tậu ruộng vườn, làm một phú ông trong vùng, sống một đời giàu sang vương giả. Một hôm, Thủ Huồng nằm mơ thấy mình xuống âm phủ, chứng kiến các cảnh tra tấn khiếp hồn trong các địa ngục. Mỗi nơi một kiểu, mỗi tội thì có một cách hành hình khác nhau, nhưng chung quy đâu đâu cũng toàn là máu me thịt nát xương tan, đau đớn tột cùng. Đang còn bàng hoàng thì Thủ Huồng trông thấy một cái gông vừa lớn vừa nặng nề nhưng để trống. Thủ Huồng tò mò hỏi quỷ sai ở đó: – Xin hỏi gông này để làm gì, sao còn để trống ? Quỷ sai cười nhạt mà nói: – Để chờ một tên đại gian ác là Võ Thủ Huồng, hiện đang sống tại huyện Phước Chính, Gia Định tỉnh, nước Đại Nam. Năm Ất Sửu, hắn ăn đút lót, sửa hai chữ “ngộ sát” thành “cố sát” làm cho mẹ con Thị Nhãn bị kết án tử hình, giúp người anh họ chiếm đoạt gia tài. Việc này Thủ Huồng được mười nén vàng, mười nén bạc, một trăm quan tiền. Cũng trong năm đó hắn làm ông Ngô Lại ở thôn Bình Ca bị hai năm tội đồ chỉ vì trong nhà ông có cái áo vải vàng, để đoạt không của ông ta mười hai mẫu ruộng. Và còn nhiều việc khác nữa. Thủ Huồng nghe quỷ sai kể vanh vách tội trạng của mình thì tái mặt, sợ đến run cầm cập. Quả nhiên mọi việc mờ ám con người có giấu diếm tới đâu thì dưới âm ty đều ghi chép rõ ràng. Thủ Huồng miệng lắp bắp hỏi quỷ sai: – Vậy… vậy thì…tên Thủ Huồng ấy… phải làm sao để khi chết đi thoát không phải đeo cái gông này ? – Đã vay thì phải trả. Phải đem hết những của cải bất nghĩa ấy bố thí đi, lo tu nhân tích đức, may ra sẽ được giảm tội. Tỉnh dậy, Thủ Huồng toát mồ hôi hột. Bấy lâu ông vốn không tin những chuyện báo ứng, tâm linh quỷ thần gì, nên chẳng từ thủ đoạn, việc ác thẳng tay làm. Nhưng giờ thì khác, cảnh tượng địa ngục khủng khiếp đã gây chấn động tâm can ông, và ông quyết định phải thay đổi. Kể từ đó dân xứ Gia Định thấy Thủ Huồng khét tiếng gian tham một thời, nay lại nhiệt tình hành thiện tích đức. Vốn là người có đầu óc giỏi tính toán, Thủ Huồng không đơn giản chỉ là bỏ tiền ra bố thí người nghèo như người khác hay làm. Ông thường đi đó đây, quan sát dân tình có nỗi khổ nào, tìm hiểu nguyên nhân rồi lên kế hoạch giúp dân một cách triệt để, tạo dựng lợi ích lâu dài cho cả vùng. Nơi nào vì sông ngòi ngăn trở, người dân hai bên bờ đi lại khó khăn, gặp mùa nước lũ còn nguy hiểm tính mạng, thì ông xuất tiền xây cầu cho mọi người đi lại dễ dàng, giao thương thuận lợi. Nơi nào dân khổ vì mùa màng thất bát do hạn hán, thiếu nước tưới tiêu, ông liền chi tiền thuê người đào vét kênh rạch, từ đó dân quanh vùng khấm khá hẳn lên. Hiện nay vẫn còn rất nhiều công trình do Thủ Huồng xây dựng vẫn còn tồn tại, như chợ Đồn, cầu Thủ Huồng trên đường gần sông Đồng Nai đi Tân Vạn, hay rạch Thủ Huồng, chạy ngang qua đường Tân Vạn vòng qua quốc lộ 1, gần Biên Hòa. Và nổi tiếng nhất chính là địa danh Nhà Bè. Thời đó khu vực hai bên bờ sông Đồng Nai, dân cư vẫn còn thưa thớt, rừng cây rậm rạp. Hành khách đi đò dọc qua lại nơi đây buôn bán, làm ăn hay vì các lý do khác rất cực khổ. Mỗi lần dừng chân nấu cơm, đun nước pha trà, phải lên bờ kiếm củi, hoặc vào sâu trong bờ tìm nước sạch, mua gạo, muối … Ngặt nỗi trên bờ thì thường có hổ, bờ sông thì nhiều cá sấu, nên rất nguy hiểm. Hiểu được cái khổ ấy, Thủ Huồng cho người kết tre làm thành những bè lớn trên sông, trên bè làm cái nhà nhỏ, bên trong chứa sẵn rất nhiều củi, gạo, muối, nước sạch, đồ ăn …Mọi người dừng chân tùy ý lấy dùng thỏa thích, cứ hết Thủ Huồng lại cho tiếp tế thêm. Kể từ đó, người người truyền tai nhau và việc lưu thông qua lại nơi đây dần tấp nập hơn. Các khách buôn cũng học theo kết bè trên sông để họp chợ, tụ tập buôn bán, có lúc lên đến 20- 30 bè. Và địa danh Nhà Bè hình thành từ đó, tồn tại đến tận ngày nay. Cứ thế suốt nhiều năm ròng, hễ dân tình có nỗi khổ ở đâu, thì Thủ Huồng chạy đôn chạy đáo lo giải quyết khó khăn ở đó, xuất tiền bao nhiêu cũng không tiếc. Ban đầu, ông làm vì muốn chuộc tội, mong thoát quả báo nơi địa ngục. Nhưng trong lúc làm, ông lại cảm thấy tâm rất vui, thứ niềm vui mà cảnh giàu sang tột bậc cũng không giúp ông có được. Nhìn dân chúng hò reo, vui sướng, cuộc sống ấm no, thịnh vượng lên mỗi khi ông hoàn thành các công trình phúc lợi, Thủ Huồng thấy rất ấm lòng, nên càng năng nổ hơn, gắng sức chu toàn hơn. Gia sản có bao nhiêu ông bán gần hết lo trăm việc cho dân, còn bản thân ông thì lại tiêu xài rất tiết kiệm, hạn chế ăn mặc tối đa. Cứ thế nên dần dần, dân quanh vùng đã quên mất một Thủ Huồng khét tiếng gian tham một thời, mà thay vào đó, người ta không ngớt lời làm thơ đặt vè ca tụng ông: “Ai ơi có đến Nhà Bè, Nhớ ơn nước ngọt, bè tre Thủ Huồng.” Một đêm Thủ Huồng lại nằm mộng thấy mình xuống âm phủ, thấy chiếc gông dành sẵn cho mình đã không còn, tội danh của ông đã được xóa sạch. Tỉnh dậy, ông vui mừng khôn siết. Đáng lý ra lúc này ông đã có thể yên tâm mà dừng lại các việc phúc thiện. Nhưng vì đã quen với việc lo cho bá tánh, nên ông vẫn tiếp tục chẳng dừng lại. Cuối cùng, ông bán hết nhà cửa, ruộng vườn, tài sản, lấy tiền xây một ngôi chùa lớn để dân chúng có nơi thờ kính Tam Bảo, tu học giải thoát. Ngôi chùa ấy tên là chùa Chúc Thọ, hiện vẫn tọa lạc tại xã Hiệp Hòa, Biên Hòa. Chính ông cũng dọn vào sống trong chùa, nép mình vào cuộc sống an bần lạc đạo, ăn chay giữ giới, sớm khuya tụng kinh gõ mõ, học hỏi những giáo nghĩa uyên thâm của Phật Pháp cho đến khi tạ thế. Khi qua đời, có người muốn biết kiếp sau của Thủ Huồng sẽ sinh về đâu, nên dùng bút viết lên lòng bàn tay ông hai chữ “Thủ Huồng”, chữ “Thủ” viết bằng chữ Hán, chữ “Huồng” viết bằng chữ Nôm rồi mới chôn cất. Không lâu sau, ngày 16/9/1782 tại Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc, hoàng đế Gia Khánh vui mừng đón tin hoàng hậu sinh được thái tử, đặt tên là Miên Ninh. Điều kỳ lạ là ngay lúc lọt lòng, thái tử đã có vết bớt trong lòng bàn tay, không phải là vết bớt bình thường, mà chính xác là hình dạng hai chữ “Thủ Huồng”, với chữ “Thủ” viết bằng chữ Hán, chữ “Huồng” viết bằng chữ Nôm, khiến cho triều đình nhà Thanh lấy làm kỳ lạ. Từ nhỏ, thái tử đã tỏ rõ phẩm chất đặc biệt, có tài trí thông minh, văn võ song toàn, học rộng hiểu nhiều, chí khí hơn người, được ông nội là Càn Long và vua cha là Gia Khánh đặc biệt yêu quý và kỳ vọng. Tháng 3/1820, thái tử đăng cơ, trở thành hoàng đế nhà Thanh, hiệu là Đạo Quang. Khi mới lên ngôi, theo thông lệ, vua Đạo Quang cho cử sứ thần đến các nước lân bang, trong đó có Việt Nam. Riêng sứ thần đi Việt Nam ngoài việc củng cố ngoại giao, còn có thêm một nhiệm vụ: tìm tung tích của cái tên Thủ Huồng. Chính là để giải tỏa thắc mắc bao năm nay của vua về vết bớt chữ “Thủ Huồng” trên bàn tay mình. Quả nhiên, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, sứ thần có được tung tích của Thủ Huồng, và tìm đến chùa Chúc Thọ vùng Gia Định tham quan, hỏi rõ mọi vấn đề liên quan đến Thủ Huồng. Sau đó trở về bẩm báo lại cho vua Đạo Quang. Nghe xong, vua cảm khái không ngớt về sự vi diệu của nhân quả luân hồi. Từ một kẻ gian hùng tội ác ngập trời đáng lý đọa địa ngục, nhờ biết ăn năn sám hối, quay đầu hướng thiện, tích phước hành thiện, không chỉ thoát địa ngục, mà kiếp sau còn thành hoàng đế của Đại Thanh. Ông liền cho người tạc ba bức tượng Phật Tây Phương Tam Thánh bằng trầm hương, cử sứ giả đem cúng dường chùa Chúc Thọ để thể hiện chút lòng thành (hiện nay ba bức tượng vẫn còn lưu giữ tại chùa) Vậy thoát địa ngục, lên ngôi vua rồi, phải chăng đây đã là một cái kết viên mãn cho Thủ Huồng ? Không ! Luân hồi là dòng chảy bất tận, không phải như chuyện cổ tích mà dừng lại ở một cái kết có hậu. Lên ngai vàng được một năm, vua Đạo Quang đem hết những điều tâm huyết ông trăn trở suy xét bấy lâu để ban hành một chính sách, tên là “Ngự chế Thanh sắc hóa lợi dụ”, đại ý có ba điều: Thứ nhất: chỉ dụ vua tôi trên dưới trong triều, trước vì lợi ích quốc gia, sau là vì thiên hạ, vì bách tính, cần phải trọng nghĩa khinh lợi, không tham tích chứa tài sản. Ông dẫn lời cổ nhân: “Bách tính no đủ, quân vương có thể giàu, nhưng bách tính thiếu thốn, quân vương sao có thể đủ đầy?” Thứ hai: đình chỉ việc các tỉnh tiến cống. Xưa nay triều đình vốn có lệ các xứ có đặc sản gì hàng năm đều phải đem tiến cống cho hoàng cung. Nhưng xét kỹ, những thứ này đều là mồ hôi, nước mắt của nhân dân, lại thêm vận chuyển đường xá xa xôi, khiến bao dân phu khổ cực, bỏ đi phần nào có thể giảm bớt gánh nặng cho dân phần đó. Thứ ba: không xây thêm các cung điện, lầu các. Từ các đời tiên đế, việc xây dựng đã tiến hành rất nhiều, cung điện lầu đài nguy nga gì cũng đã hoàn thiện, nên đến đời ông không xây thêm gì nữa, tránh lãng phí quốc khố, tốn kém sưu thuế, lao dịch của dân. Những kẻ đề cử ý kiến xây thêm cung điện sẽ trở thành tội nhân, bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Sau khi được ban hành, “Ngự chế Thanh sắc hóa lợi dụ” được không ngớt lời tán dương của cả triều thần lẫn dân chúng. Không chỉ nói suông, bản thân vua Đạo Quang đã lấy chính mình ra làm gương cho quần thần, đi đầu thực hiện lối sống cần kiệm hết mực, dốc lòng lo cho dân. Lệ triều cống bị cắt giảm mạnh. Các nghi lễ cung đình xa hoa đều được tối giản hóa. Các món đồ dùng cần mua mới đều bị đổi từ hàng cực phẩm xa xỉ thành đồ bình dân, từ giấy bút, cho đến vật dụng tư trang. Về ẩm thực, các món ngự thiện cũng được cắt giảm tối đa, giới hạn trong 4 món mặn, 1 món canh. Lâu lâu có thèm món này món kia, nhưng xét thấy giá cả đắt đỏ, nên vua cũng cố nhịn, chỉ rau dưa đạm bạc cho xong bữa. Y phục mặc lâu ngày bị rách, Đạo Quang cũng không vứt bỏ, mà cho người vá lại. Ông còn hạ lệnh cho hoàng hậu cùng tất cả cung nữ phải học may vá, để tự vá y phục khi bị rách. Nói chung là trên từ vua, hoàng hậu xuống đến phi tần, hoàng tử, công chúa, cung nữ, thái giám, thị vệ, quan lại… từ to đến nhỏ, mọi thứ chi phí trong cung đều hạ xuống mức thấp nhất có thể, Đạo Quang trở thành vị vua tiết kiệm đệ nhất lịch sử Trung Hoa. Ấy thế nhưng việc chính trị quốc gia không đơn giản như việc xây dựng các công trình phúc lợi trong kiếp trước, nó khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều lần. Dù vua Đạo Quang với quyền lực của đấng quân vương thiên tử, thì một mình ông cũng không thay đổi được tình hình chính trị tụt dốc của nhà Thanh thời bấy giờ. Quan lại dưới triều Đạo Quang, rất hiếm những người tài đức vì dân vì nước. Ngược lại, đại đa số vốn đã quen thói tham nhũng từ thời Càn Long. Từ trung ương đến địa phương, tham nhũng đã thành một căn bệnh mãn tính, lan rộng khắp triều đình không thể cứu chữa. Đám quan lại trước mặt vua thì giả vờ rách rưới cần kiệm, nhưng sau lưng thì âm thầm tham ô, nhũng nhiễu bóc lột bá tánh, ăn xài hoang phí trên mồ hôi nước mắt của dân, khiến nhiều nơi bùng phát lên các cuộc khởi nghĩa. Về phía ngoại bang, nhân việc vua Đạo Quang ban hành luật chống thuốc phiện, cấm các thương nhân Anh quốc nhập khẩu thuốc phiện vào Trung Quốc, năm 1840, quân đội Anh đã đem 40 tàu chiến trang bị tối tân đến tấn công như vũ bão. Vì chênh lệch lực lượng và vũ khí, quân đội nhà Thanh nhanh chóng bị đè bẹp, liên tiếp chịu thất bại nặng nề, bị ép tới đường cùng, buộc phải ngồi vào đàm phán tại Nam Kinh. Kết thúc đàm phán, vua Đạo Quang đành “ngậm đắng nuốt cay” chịu nhượng Hồng Kông cho Anh và bồi thường chiến phí 16 triệu lạng bạc, còn phải chấp nhận cho thương nhân Anh được tự do buôn bán. Đến năm 1843, thì ngân khố Đại Thanh vỡ lở ra đại án trộm bạc có một không hai trong lịch sử, do một số viên quan coi kho và khố binh thông đồng lấy trộm, vốn bắt đầu từ thời Gia Khánh kéo dài suốt 43 năm mới bị phát giác. Bằng các thủ thuật tinh vi qua mắt được mọi khâu kiểm tra kĩ càng, như giấu bạc trong hậu môn, sử dụng thùng nước hai đáy, các quan lại coi kho và khố binh đã móc nối nhau, tuồn ra ngoài một số lượng bạc chừng đến 200 tấn. Vua Đạo Quang khi đến tra án, đã rụng rời khi tận mắt thấy kho bạc chỉ còn lại một cái xác nhà trống rỗng. Ông thống hận khôn siết, chỉ đám quan lại mà mắng: – Bỗng chốc lại thâm hụt 9.252.000 lạng bạc, quả là chuyện chưa từng thấy trên thế gian. Vận nước đang suy vi mà các ngươi lại thông đồng tác tệ, lòng lang dạ sói phản nước hại dân, thật là quá quắt! Bao nhiêu quan viên thân tín cột trụ triều đình, vậy mà tuyệt không một ai có lương tâm với trọng trách. Trẫm có mắt như mù, thật đã dùng lầm các ngươi rồi! Suốt 23 năm, vua Đạo Quang với chí hướng ngút trời, đã tận tâm nỗ lực xây dựng một triều đại mà dân chúng ấm no, hạnh phúc, an hưởng thái bình thịnh trị. Thế nhưng liên tiếp những vấn nạn khổng lồ như những gáo nước lạnh dội xuống đầu ông, ngoài thị bị đế quốc Anh đánh bại, chèn ép vô lối, trong thì đám quan lại tham ô đục khoét như những nhát dao đâm sau lưng. Chính sách thủa ban đầu của ông không thu về được hiệu quả gì rõ ràng, hùng tâm tráng khí của ông bị thực tế phũ phàng mài mòn cho đến khi tắt hẳn. Vua Đạo Quang đành ngậm đắng nuốt cay, bất lực nhìn đất nước trượt dài xuống hố suy vong. Ông lờ mờ nhận ra mối liên hệ nghiệp quả từ kiếp trước. Nếu như khi làm Thủ Huồng, chính ông cũng đã từng dùng quyền hành của mình mà chén ép bá tánh, thì nay cũng bị đế quốc Anh dùng sức mạnh quân sự chèn ép. Nếu như trước ông cho vay ăn lời cắt cổ, thì nay ông cũng phải trả chiến phí cắt cổ. Nếu như kiếp trước, ông từng tham ô, đục khoét của công, thì nay, ông cũng bị đám quần thần từ quan đến lính đục khoét sau lưng. Dù ông đã tạo phước, nhờ đó thoát được quả báo chính là vào địa ngục, còn được tái sinh làm vua, thì những dư báo của những nghiệp xấu vẫn còn xót lại, phải trả dai dẳng không cách này thì cách khác. Thế mới thấy, nếu không muốn chịu quả báo khổ đau, thì cách tốt nhất là ngay từ đầu, dứt khoát đừng tạo nghiệp. Thế sự vô thường, vua thì cũng không thoát khỏi cái quy luật của sinh- lão- bệnh- tử. Năm 1850, ông lâm bệnh nặng rồi băng hà ở tuổi 69 trong nỗi thất vọng, day dứt về những hoài bão không thực hiện được. Sau khi ông mất, vận nước ngày càng suy kiệt, 62 năm sau thì nhà Thanh sụp đổ hoàn toàn dưới thời nắm quyền của con dâu ông là Từ Hy Thái Hậu, Trung Quốc rơi vào thời kỳ nội chiến liên miên. (Quang Tử )
2022-09-07, 10:05 AM
TINH KHÍ THẦN KHÔNG ĐỦ THÌ BẤT KỂ HỌC PHẬT, HAY LÀM VIỆC THẾ GIAN ĐỀU KHÓ THÀNH
"Mười bữa ăn nuôi một giọt máu, mười giọt máu nuôi một giọt tinh chất! Nếu bạn làm mất một giọt (để rò rỉ tinh), phải cần 90 ngày để phục hồi! Tôi cảm thấy tu hành, điều quan trọng là phải tuân thủ Giới luật căn bản, đặc biệt là Giới Dâm! Năng lượng phải đi lên, không rò rỉ, thân mới khang kiện. Tinh hóa khí, khí hóa Thần. Tinh chất nếu không đủ, thì bất kể là học Phật hay làm việc thế gian đều khó khăn! Cho nên, muốn dưỡng sinh khang kiện nhất định phải hạn chế Dâm! Độc thân tốt nhất, còn phu thê tùy hai bên thương lượng xử lý sao cho tốt, không phải vì vậy mà phân phòng li hôn." [ Hoà Thượng Phổ Quang khai thị ] Nam Mô A Di Đà Phật |
« Next Oldest | Next Newest »
|