Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
2017-12-22, 11:18 PM
Lập bàn thờ ở tầng trệt được không?
GN - HỎI: Vì nhiều nhân duyên nên tôi muốn lập bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà ở tầng trệt. Khi thờ ở tầng trệt như vậy (dĩ nhiên phía trên sẽ có người qua lại) thì có gì thất kính hay sai phạm không? Mong được quý Báo hướng dẫn cách đặt bàn thờ đúng nhất.
(ĐOAN TRANG, ntrang@premier-oil.com)
Bàn thờ Phật tại gia - Ảnh minh họa
ĐÁP:
Bạn Đoan Trang thân mến!
Theo quan niệm của người Việt, gian thờ là không gian thiêng liêng của gia đình, thường đặt ở vị trí trung tâm (gian giữa đối với nhà ba hoặc năm gian) hay trang trọng (tầng trên cùng đối với nhà tầng). Tuy nhiên, do đời sống xã hội ngày nay có nhiều thay đổi, nhà ở cũng có vô số kiểu cách lớn nhỏ cao thấp khác nhau nên quan niệm về vị trí phòng thờ, gian thờ, bàn thờ cũng dần thay đổi, khác nhau.
Trước hết, bàn thờ đặt ở gian giữa hay tầng thượng theo truyền thống vẫn được duy trì. Kế đến bàn thờ được tôn trí ngay tầng trệt, khách chủ vào ra hàng ngày đều có thể nhìn thấy, tiện lợi cho việc vệ sinh-cúng cấp-nhang khói-lễ bái, đang là xu hướng phổ biến. Với các căn nhà nhỏ (phòng trọ) thì bàn thờ được cách điệu đến tối giản (kệ treo tường) và đặt ở nơi được xem là trang trọng nhất có thể.
Chúng tôi nghĩ rằng, khi thiết trí bàn thờ ở tầng trệt, nếu phía trên theo phương thẳng đứng với bàn thờ không vướng những thiết kế ‘ô uế’ như nhà vệ sinh, hay đặt giường ngủ là được. Còn việc đi lại ở tầng trên là bình thường, không có gì thất kính hay sai phạm cả. Đơn cử như các căn hộ chung cư cao tầng, việc thờ tự của mỗi nhà đều bình thường dẫu trên và dưới nhà mình đều có các căn hộ khác. Thế nên, bạn muốn đặt bàn thờ Phật và ông bà ở tầng trệt thì cứ tiến hành, miễn sao bạn thấy thanh tịnh và trang nghiêm là được.
Chúc các bạn tinh tấn!
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Tùy duyên trong bất biến
GN - HỎI: Tôi là Phật tử, có dịp đi chiêm bái, thăm viếng nhiều chùa trên cả nước và thấy có sự khác biệt như sau:
Ở miền Bắc, ngoài chùa chính (đại hùng bảo điện), nhà thờ Tổ, trong khuôn viên một số chùa thường có thêm khu nhà mẫu (phủ) thờ hội đồng tam, tứ phủ… Đầu năm, phần lớn các chùa đều tổ chức cầu an, dương sao, giải hạn cho Phật tử, cuối năm lễ tạ… có những buổi lễ người ngồi ra cả ngoài lòng đường. Phật tử đến chùa để cúng bái, cầu nguyện Tam bảo gia hộ. Chư Tăng (Ni) hiếm khi thuyết pháp cho Phật tử, một số vị còn tham gia hầu đồng.
Ở miền Trung và miền Nam, chùa bài trí thờ tự đơn giản hơn nhưng uy nghi, và chư Tăng thường thuyết pháp hay mở lớp dạy giáo lý cho Phật tử. Đầu năm các chùa cũng tổ chức cầu an cho Phật tử nhưng chú trọng về thực hành theo Chánh pháp của Đức Phật như tụng kinh Dược Sư, tạo các việc phước, sống thiện lành; bên cạnh đó một số chùa vẫn còn cầu cúng sao hạn.
Tôi không có ý phân biệt, chỉ muốn hỏi: Tại sao lại có sự khác biệt trong hệ thống chùa chiền, cách hướng dẫn tu tập cho Phật tử ở các miền? Phải chăng do khác biệt văn hóa vùng miền, do quan điểm của tông-hệ phái, do chư Tăng (Ni) mỗi nơi hướng dẫn một khác, hay do Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) chưa có sự quản lý thống nhất?
(MAI MINH, quydatvang2013@gmail.com)
Chánh pháp vốn không phân biệt, chỉ một vị duy nhất là giải thoát, an lạc
ĐÁP: Bạn Mai Minh thân mến!
Những vấn đề bạn quan tâm, thắc mắc cũng chính là những ưu tư, trăn trở của tất cả bốn chúng đệ tử Phật. Chính GHPGVN các cấp là cơ quan có chức năng và thẩm quyền cao nhất để giải quyết những vấn đề này. Trong khi chờ đợi các giải pháp cụ thể từ GHPGVN, chúng tôi xin có vài nhận định về những vấn đề nêu trên.
Đặc trưng cơ bản của Phật pháp là hội nhập hay hòa nhập, có điều hòa nhập mà không hòa tan. Hòa tan là phá đạo, thậm chí sẽ mất đạo. Đến quốc gia, xứ sở nào hạt giống Phật giáo đều nảy mầm, bám rễ và lớn mạnh tạo ra một sắc thái Phật giáo riêng. Ngay cả trong một quốc gia, tùy vùng miền, tông-hệ phái mà Phật giáo có sự khác biệt. Sự khác biệt này chính là phương tiện nhưng hoàn toàn đồng nhất trong nhận thức căn bản về Chánh pháp, trong quan điểm và mục đích tu tập là thành tựu giải thoát, an lạc.
Phương tiện tùy duyên là một trong những đặc điểm ‘linh động, nhập thế’ của Phật giáo Việt Nam, nhất là Phật giáo Bắc tông. Nhưng căn cốt của vấn đề là “tùy duyên trong bất biến”. Tùy duyên mà vô tình hay cố ý lãng quên bất biến là hiểm họa khôn lường cho Phật pháp.
Trước hết là vấn đề ‘trong chùa có phủ’. Chùa thờ chư Phật, Bồ-tát, Tổ sư, Hộ pháp. Phủ thờ Mẫu và các Thánh, Thần v.v... Giáo điển và phương pháp tu tập của đạo Phật và đạo Mẫu vốn dĩ khác biệt nhau. Vì nguyên nhân nào đó từ xa xưa mà ‘trong chùa có phủ’ thì khả dĩ phương tiện tạm chấp nhận. Còn chùa mới mà xây thêm phủ thì thật không nên. Theo quan điểm Chánh pháp, hàng Phật tử, chánh kiến chưa rõ ràng, chánh tín chưa vững chắc mê theo thần thánh thì Tăng (Ni) cần huấn chỉnh. Riêng chư Tăng (Ni) thành viên của GHPGVN mà tham gia hầu thánh, lên đồng thì thật mê tín bại hoại, khiến Phật pháp suy đồi.
Dĩ nhiên chức năng quan trọng của chùa là cầu an, cầu siêu cho Phật tử. Tuy nhiên, cầu an theo Chánh pháp không hề có dương sao, giải hạn. Tăng (Ni) và Phật tử có chánh kiến tin hiểu rằng, mỗi người đều do nghiệp thiện hoặc ác của họ đã gây tạo rồi trở lại ‘chiếu mạng’, không có sao nào chiếu cả. Thế nên, muốn nghiệp quả xấu ác không ‘chiếu mạng’ thì cần giải nghiệp chứ không giải hạn. Không có bất cứ cách cầu cúng nào có thể giải được hạn, chuyển được nghiệp. Đức Phật không hề dạy chúng ta cầu cúng sao hạn để mong giải nghiệp. Muốn giải nghiệp phải tu, chuyển ba nghiệp thân khẩu ý từ xấu ác sang thiện lành, tích cực làm thiện để vun bồi phước báo.
Chư Tăng (Ni) thọ dụng của tín thí, ngoài việc trau dồi Giới Định Tuệ để giải thoát tự thân, chư vị còn mang trọng trách thuyết pháp để đền đáp bốn ơn sâu nặng. Cần lưu tâm là, thuyết giảng Phật pháp không phải nhiệm vụ của giảng sư mà của tất cả đệ tử Phật. Trong đó, chư Tăng (Ni) phải tiên phong, bởi ‘Đạo tại Tăng hoằng’. Thuyết đây không chỉ là giảng mà bao gồm đọc kinh, tụng giới, kể chuyện Phật, chia sẻ kinh nghiệm tu tập… cho đến kiến lập thư viện, tạo dựng tàng kinh, cung cấp tư liệu kinh pháp đến với mọi người.
Chư Tăng (Ni) không thuyết pháp vì nhiều lý do: Có thể chư vị không thấy được tầm quan trọng của thuyết pháp, có thể chư vị chưa hiểu thấu đáo Phật pháp, hoặc ngại ngùng khi cách hành đạo của mình không tương ưng với Chánh pháp v.v... Nếu chư Tăng (Ni) không quan tâm đến thuyết pháp, không hướng dẫn tu tập, sa đà vào phương tiện cầu cúng thì Phật tử sẽ tự tìm hiểu Chánh pháp, và dĩ nhiên, Phật tử sẽ tự kiến lập đường hướng tu tập cho riêng mình. Đây là một sự thật, là nguyên nhân căn bản của xu thế hướng ngoại cầu pháp trong một số hội nhóm Phật tử hiện nay.
Hiện nay, chức phận trụ trì tự viện được Nhà nước và Giáo hội bảo hộ cũng như chế tài. Vì bảo hộ cũng như chế tài chỉ chú trọng đến mặt quản lý nhà nước mà thôi nên tạo ra hiện tượng vị trụ trì dần trở nên có quyền lực tuyệt đối trong tự viện và tín đồ. Đây cũng chính là cơ hội mà cũng là thách thức cho các vị trụ trì. Cơ hội vì trụ trì có điều kiện phát huy tài đức để phụng sự. Thách thức vì mỗi vị trụ trì khả năng, trình độ, nhận thức, tâm nguyện khác nhau. Không may nếu trụ trì cứ ‘tùy duyên’ hành đạo mà không nương vào ‘bất biến’ của Phật pháp thì chùa có nguy cơ biến thành am, miếu, phủ, từ đường, chuyên coi xem cầu cúng, nói chung là truyền bá nhiều điều phi Chánh pháp. Và cần thẳng thắn nhìn nhận, GHPGVN dường như không mấy quan tâm, chú ý đến những điều này.
Thế nên, không phải do khác biệt văn hóa vùng miền, không phải do tông-hệ phái, vì Chánh pháp vốn không phân biệt, chỉ một vị duy nhất là giải thoát, an lạc. Nguyên nhân chủ yếu là do một bộ phận cá nhân Tăng (Ni) vì nhiều lý do khác nhau đã không hiểu, thực hành, vận dụng phương tiện đúng Chánh pháp. Mặt khác, GHPGVN cũng chưa phát huy hết vai trò quản lý của mình để chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời. Chúng tôi hy vọng rằng, GHPGVN ngày càng hoàn thiện về mọi phương diện, phát huy Bi Trí Dũng để phá tà hiển chánh, nêu cao Chánh pháp, lợi đạo ích đời.
Chúc bạn tinh tấn!
GNON. :angel:
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Tùy duyên tu học
GN - HỎI:
Tôi năm nay 26 tuổi, có duyên lành nghe Phật pháp khiến tâm trí được mở mang, thức tỉnh được nhiều điều. Những điều quý thầy giảng dường như trong tiềm thức tôi đã chứa sẵn. Tôi như tìm được câu trả lời cho chính mình, những tư duy và lý luận trước đây có vẻ như mâu thuẫn nhau nay được tháo tung. Tôi cảm nhận sâu sắc về vô thường, về nghiệp báo, vô ngã v.v…
Từ khi tôi bắt đầu hiểu đạo, tâm thức tôi luôn có suy nghĩ, thúc giục tôi xuất gia. Hiện tôi có vài thắc mắc: Tôi không thích đi chùa thường xuyên, vì tôi nghĩ là trong tâm mình đã có Phật, ở đâu cũng có Phật nên đủ duyên thì đi chùa, không nhất thiết phải đi thường xuyên, như vậy có đúng không? Hiện tôi rất muốn xuất gia để có thể đi đúng hướng và đạt được thành quả tốt hơn. Vì là nữ giới nên tôi không biết có trở ngại gì, và cũng không biết chùa nào nhận để mà xuất gia?
(KIM LOAN, loanntk2511@gmail.com)
Tu nữ Phật giáo Nguyên thủy - Ảnh minh họa
ĐÁP:
Bạn Kim Loan thân mến!
Một số người do tự tìm hiểu Phật pháp mà không theo trình tự lớp lang nên bước đầu bị rối, dường như một số điều Phật dạy mâu thuẫn với nhau. Đến khi hội đủ duyên lành gặp các bậc thầy giỏi hoặc sách hay, biết khái quát và hệ thống hóa giáo lý, liên hệ chặt chẽ giữa pháp học và pháp hành, người học Phật liền tháo gỡ được các vướng mắc, biết được con đường đi đến giải thoát, hạnh phúc, an lạc.
Bạn không thích đi chùa thường xuyên, vì thấy ‘tâm mình đã có Phật, ở đâu cũng có Phật nên đủ duyên thì đi’, đây là quan niệm đi chùa của riêng bạn. Theo chúng tôi, đi chùa nhiều hay ít, thường xuyên hay không là tùy thuộc nhân duyên, hoàn cảnh của mỗi người. Quan trọng là họ có hiểu đúng và ứng dụng Phật pháp vào đời sống hàng ngày để trở thành người Phật tử chân chính hay không. Thành ra, người chưa biết tu thì nên đến chùa thường xuyên hơn, bởi lệ thường thì ‘ăn cơm có canh, tu hành có bạn’. Còn ‘người biết sống một mình’ rồi thì hãy tùy duyên.
Bạn muốn xuất gia để tu tập tốt hơn là nguyện vọng chính đáng. Tuy nhiên, xuất gia là việc khó, cần hội đủ duyên lành. Trước mắt, bạn nên sống đúng với các chuẩn mực của người Phật tử, kế đến cần phát nguyện tập sự xuất gia một ngày đêm (khóa tu Bát quan trai) hay tham gia các khóa tu xuất gia gieo duyên. Bạn phải đích thân tìm hiểu, đảnh lễ xin xuất gia, hoặc nhờ chư vị Tăng (Ni) giới thiệu, gửi gắm đến các chùa có tiếp độ Ni chúng tu học.
Nhìn chung, nam hay nữ khi bước vào con đường xuất gia cũng phấn đấu thật nhiều mới mong có được thăng tiến trên đường đạo. Bạn hãy bắt đầu từ việc phát khởi hạnh nguyện xuất gia, nuôi dưỡng tâm nguyện này và dấn thân cầu đạo thì sẽ có ngày duyên lành hội đủ, bạn sẽ được như nguyện.
Chúc bạn tinh tấn.
(tuvangiacngo@yahoo.com)
Giacngoonline.com
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Bị tâm thần nhẹ có nên tiếp tục tu hành?
GN - HỎI: Tôi xuất gia được khoảng 2 năm thì phát bệnh tâm thần nhẹ. Trong 5 năm tiếp theo phải vào bệnh viện tâm thần 6 lần để điều trị tích cực, đến nay thì bệnh cũng bớt khá nhiều. Khi được thầy cho học Phật pháp, tôi biết người tâm lý có phần bất thường như tôi thì không được thọ giới. Vậy theo quý Báo tôi nên làm thế nào? Có nên tiếp tục tu hành?
(KIM LONG, lekimlong20141988@gmail.com)
Tăng là đoàn thể đẹp - Ảnh minh họa
ĐÁP: Bạn Kim Long thân mến!
Đúng như bạn nói, theo quy định của Đức Phật, “người tâm lý có phần bất thường thì không được thọ giới”. Trong hoàn cảnh của bạn, nếu được bổn sư đồng ý, gia đình và Phật tử hỗ trợ kinh phí, thì bạn hãy ở chùa, tiếp tục điều trị bệnh cho đến khi lành hẳn mới xin phép thọ giới.
Bệnh tật thì ai cũng có, nhưng bệnh tâm thần khi phát khởi có thể khiến bệnh nhân mất kiểm soát lời nói và hành vi. Những biểu hiện của căn bệnh này song hành với chiếc áo tu hành thì dễ dàng khiến cho người khác hiểu và đánh giá sai lệch về nhà chùa, chư Tăng nói chung, sẽ khiến bạn tổn phước và đạo pháp bị tổn thương nghiêm trọng.
Do vậy, nếu không đủ duyên như đã nói thì bạn nên xin phép bổn sư trở về gia đình, làm người cư sĩ, tiếp tục trị bệnh. Khi nào hết bệnh thì bạn trở lại chùa xin được xuất gia.
Chúc các bạn tinh tấn!
GiacNgoOnline.
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Kết hôn với người khác đạo có tội không?
GN -HỎI: Cho tôi hỏi (giúp cho người bạn của tôi), một Phật tử nữ kết hôn với một người theo đạo khác thì có tội không? Nếu kết hôn rồi thì người Phật tử nữ ấy nên làm những điều gì để tốt cho cả hai và con cái của họ sau này?
(PHƯƠNG THÚY,
phuongthuy022008@gmail.com)
Chư Tăng chứng minh một lễ cưới của Phật tử - Ảnh chỉ mang tính minh họa
ĐÁP: Bạn Phương Thúy thân mến!
Theo quan điểm của đạo Phật, một người nữ Phật tử kết hôn với người khác đạo vốn không có tội. Vấn đề là sự kết hôn ấy phải như thế nào? Nếu kết hôn mà bị cải đạo thì tự thân người Phật tử ấy vi phạm lỗi lầm nghiêm trọng.
Bởi lẽ có nhân duyên được quy y Tam bảo, trở thành Phật tử, sống theo ánh sáng chánh kiến soi đường của Đức Phật là một phước báo lớn. Nếu vì hôn nhân mà bị ép buộc cải đạo và bạn cũng thuận theo thì chính bạn đã đánh mất lòng tự trọng; đánh mất lòng tự trọng và tự tín là mất tất cả. Niềm tin tôn giáo là điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm, nếu bên chồng bắt buộc phải theo đạo thì họ đã xúc phạm bạn nghiêm trọng. Ngay từ đầu, bên chồng đã không tôn trọng bạn thì làm sao hôn nhân về sau có được hạnh phúc. Bởi căn bản của hôn nhân hạnh phúc, ngoài tình yêu thì cần phải có sự tôn trọng, bình đẳng và tương kính lẫn nhau.
Nếu các bạn muốn tiến đến hôn nhân thì nguyên tắc đầu tiên là tuyệt đối tôn trọng lẫn nhau, đạo ai nấy giữ. Không có điều này thì tốt nhất là không đi đến hôn nhân. Nếu đạt được nguyên tắc căn bản này thì có thể tiến tới hôn nhân nhưng con cái thì cha mẹ hai bên cũng cần tôn trọng quyết định về tôn giáo của chúng. Cho con cái học tập, tiếp xúc tự nhiên với cả hai truyền thống tôn giáo của cha và mẹ. Không được ép buộc con cái phải theo tôn giáo của ai. Đợi đến khi các con trưởng thành, theo tôn giáo nào là quyết định riêng của chúng.
Chúc các bạn tinh tấn!
Giacngoonline.com
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Ưu tư về hỏa táng, cách rải tro cốt và thờ cúng
Thân tứ đại này vốn là cát bụi, nay trở về với cát bụi - Ảnh minh họa
GN - HỎI: Cha tôi nay đã già nhưng còn rất minh mẫn. Tôi đã bàn bạc với cha cùng toàn thể gia đình thống nhất là, sau khi cha mất, đưa đi hỏa táng xong, tro cốt còn lại mang đi rải ở sông hoặc biển. Xin hỏi làm như vậy được không? Nếu được thì khi đi rải cốt có cần mời thầy với lễ nghi nào nữa hay con cháu tự làm là được. Còn nữa, khi đi rải cốt, phải bốc từng nắm thả xuống sông, biển hay thả luôn cả hũ? Rải cốt xong, về nhà thờ hình ảnh và cúng cơm như phong tục xưa nay hay phải gửi hình lên chùa và cúng cơm ở chùa?
(DIỆU HOẰNG, Bưu điện Bình Thọ, Q.9, TP.HCM)
ĐÁP:
Bạn Diệu Hoằng thân mến!
Nhân loại hiện nay có nhiều cách mai táng người chết như địa táng (chôn), hỏa táng (thiêu), thủy táng (thả sông biển), lâm táng (bỏ xác vào rừng), không táng (treo lên cây)… Theo Phật giáo, mai táng người chết theo cách nào cũng đều được. Bởi lẽ, sau khi chết thần thức sẽ theo nghiệp tái sinh, đây mới là phần quan trọng, còn xác thân tứ đại thì tùy duyên an táng theo phong tục. Gia đình bạn chọn cách hỏa táng, sau đó đem tro cốt rải sông hoặc biển (hoặc rừng cây) là giải pháp rất văn minh, tiết kiệm, phù hợp với xu thế chung của xã hội hiện nay.
Khi đi rải tro cốt, con cháu nên tự làm mà không cần mời thầy cũng như thực hiện bất cứ lễ nghi nào. Chọn một khúc sông hay bờ biển (khu rừng) nào sạch sẽ, kính cẩn bốc từng nắm tro cốt của người thân thả xuống. Trong khi rải tro cốt con cháu cần yên lặng, thành kính, nguyện cầu cho người thân được sinh về cõi lành. Khởi tâm quán tưởng thân tứ đại này vốn là cát bụi, nay trở về với cát bụi; ngày mai thân của mình cũng trở về với cát bụi. Rải cốt xong, “về nhà thờ hình ảnh và cúng cơm như phong tục xưa nay” hoặc “gửi hình lên chùa và cúng cơm ở chùa”, cách nào cũng được.
Quan trọng là, gia đình cần chăm làm các điều phước thiện trong khả năng có thể để hồi hướng phước đức cho người thân. Có thể cúng dường, bố thí, tụng kinh, niệm Phật, giữ giới v.v… rồi đem phước đức ấy hồi hướng cho người đã mất. Dù người thân tái sinh bất cứ nơi đâu, những phước đức mà bạn đã làm đem hồi hướng họ đều nhận được, sẽ trở nên tốt hơn trong cảnh giới hiện đang tái sinh.
Chúc bạn tinh tấn!
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Bị đổ nghiệp
GN - HỎI: Tôi phát tâm tu tập theo Phật giáo, áp dụng lời Phật dạy vào đời sống hàng ngày như bố thí, giúp đỡ người khác hết lòng, nguyện sống tốt, không làm gì xấu và tổn hại đến ai. Nhưng không biết vì sao, đã mấy năm hướng Phật, làm lành, tránh dữ mà tôi ngày càng xui xẻo, làm gì cũng thất bại, bị người khác ganh ghét, công việc, sức khỏe,... đều xấu đi, giống như bị đổ nghiệp. Xin hỏi quý Báo nên làm gì để giải nghiệp xấu đó.
(QUANG VIỆT, quangviet2006@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Quang Việt thân mến!
Hiện nay, có một bộ phận Phật tử, do nhận thức về Phật pháp còn hạn chế nên hình thành quan niệm vì siêng tu nên ‘đổ nghiệp’. Đây là một quan niệm sai lầm, không đúng với Chánh pháp, tà kiến, cần được chấm dứt trong suy nghĩ cá nhân Phật tử và không trao truyền đến người khác. Bởi lẽ, tu tập thì chuyển nghiệp, từ xấu thành tốt, từ dữ hóa lành, không hề có chuyện vì tu mà ‘đổ nghiệp’ hay gieo nhân lành mà gặt quả ác cả.
Vậy thì lý giải thế nào đối với một số trường hợp, sau một thời gian tu học, hướng thiện thì bản thân và gia đình có nhiều xui xẻo liên tiếp xảy ra? Trước hết, người đệ tử Phật cần học tập về giáo lý Nhân quả-Nghiệp báo để hiểu đúng và tin sâu. Nhân quả-nghiệp báo do mình tạo ra trong quá khứ xa và gần, rồi tác động lên đời sống của chính mình.
Tiến trình từ nhân đến quả có 3 thời: 1-Hiện báo, nhân quả nhãn tiền, xảy ra liền hay trong đời này. 2-Sinh báo, gieo nhân hiện đời nhưng đến đời kế sau mới thành quả. 3-Hậu báo, gieo nhân hiện đời nhưng đến những đời sau mới thành quả. Đây là xét về mặt thời gian hình thành nhân quả.
Còn về phương diện vận hành của nhân quả phức tạp hơn nhiều, không đơn thuần nhân nào quả nấy mà chính là nhân-duyên-quả. Duyên, tuy là nhân phụ nhưng tác động rất lớn đến việc hình thành quả. Chuỗi nhân-duyên-quả này lại không độc lập mà luôn tương tác, va chạm với vô số chuỗi nhân-duyên-quả khác. Trong quá trình vận hành, chúng vừa làm nhân, làm duyên, làm quả của nhau đồng thời luôn tác động chi phối lẫn nhau mãnh liệt tạo ra một mạng lưới nhân quả, nhân duyên trùng trùng điệp điệp.
Người phàm chúng ta chỉ có thể biết phần nào nhân quả nhãn tiền (hiện báo) mà không thể biết về nhân quả của sinh báo và hậu báo. Cụ thể, chúng ta không biết được trong những đời trước mình đã gieo nghiệp nhân nào, thiện hay ác. Nhân quả-Nghiệp báo hay dòng chảy Nghiệp cũ (thiện hoặc ác) từ quá khứ đang xuôi về hiện tại với tất cả sức mạnh của nó. Năng lực của Nghiệp cũ rất mạnh mẽ, nếu gặp lúc đã chín muồi thì không gì có thể ngăn cản nổi sự hình thành quả.
Việc tu tập, làm thiện của bạn mấy năm gần đây dĩ nhiên tạo ra Nghiệp mới tốt lành. Nghiệp mới (thiện) này, nếu đủ mạnh thì có khả năng tương tác với Nghiệp cũ (xấu ác), chi phối lên Nghiệp cũ để khiến cho nó lệch hướng, tạo thành quả bình an. Cụ thể, Nghiệp mới (thiện) giống như đắp đê, Nghiệp cũ (xấu ác) như nước lũ thượng nguồn dội xuống. Đê nhỏ và yếu, thì dù có cố công xây đắp nhưng không cản được sức tàn phá của lũ.
Bạn nhờ tu tập, làm phước thiện, đã kiến tạo được Nghiệp mới tốt lành nhưng chúng không đủ lớn mạnh để chống chọi, chi phối lên dòng Nghiệp cũ xấu ác đang tràn về. Khi dòng vận hành Nhân quả-Nghiệp báo của bạn đến đúng thời điểm như vậy thì những việc không như ý, xui xẻo xảy ra. Cần phải thấy sự việc trong tiến trình Nhân quả (3 thời) chứ không phải do hiện tại tu tập mà đổ nghiệp. Quan trọng nhất là, phải thấy rõ nhờ hiện tại có tu tập, tích lũy được một số công đức phước báo nên tuy bị tác động bởi Nghiệp cũ nhưng hậu quả ít nặng nề hơn. Nếu không tu tập và làm thiện, không tích lũy được chút phước báo nào thì hậu quả sẽ thảm khốc hơn rất nhiều.
Để giải nghiệp xấu, trước phải hiểu rõ dòng vận hành Nhân quả-Nghiệp báo. Nhận ra Nghiệp cũ vốn không thay đổi được nhưng Nghiệp mới thì hoàn toàn do mình chủ động kiến tạo. Nghiệp mới thiện lành trong hiện tại chắc chắn sẽ cho quả tốt về sau. Nghiệp mới này còn tương tác, chi phối lên Nghiệp cũ xấu ác để tạo ra quả báo nhẹ nhàng hơn. Vì thế, bạn hãy nỗ lực tu học, sám hối tội chướng, tích cực làm thiện, tạo ra Nghiệp mới thiện lành nhiều hơn nữa, sau một thời gian quả lành sẽ đến với bạn.
Chúc bạn tinh tấn!
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 999
Threads: 48
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
13
...Bớ ... Thầy thiền sư NR cho Điếc hoải một câu trong trang "Hỏi Đáp thắc mắc" của thầy nghen:
Là một Phật Tử sau khi xuôi tay nhắm mắt, phật tử đó sẽ đi về nơi mô rứa ?
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
HÔN NHÂN & BẤT ĐỒNG TÔN GIÁO
HỎI: Con là một Phật tử thuần thành, gia đình con có truyền thống Phật giáo đều quy kính Tam bảo. Con thường xuyên đến chùa tụng kinh, học hỏi giáo lý. Vì hoàn cảnh riêng nên con phải lên thành phố học tập và làm việc. Trong thời gian này, con đã yêu một người con gái, cô ấy cũng rất thương con và chúng con có ý định tiến đến hôn nhân. Tiếc rằng, người yêu của con bắt buộc con phải theo tôn giáo của cô ấy và nói rằng đó là điều kiện để đi đến hôn nhân. Con không muốn mất cô ấy, khuyên cô ấy theo con thì con không có khả năng mà bỏ đạo thì con không thể..
ĐÁP:
Một trong những yếu tố cơ bản để cấu thành cuộc hôn nhân bền vững ngoài tình yêu là hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Trong hôn nhân, cố nhiên tình yêu vốn cực kỳ quan trọng song chỉ có tình yêu đơn thuần thì chưa đủ. Một tình yêu đúng nghĩa phải vượt lên tất cả những chướng ngại bằng bao dung, vị tha và đặc biệt là sự tôn trọng.
Có thể các bạn thương nhau nhưng chưa thực sự đạt đến độ chín của tình yêu chân thật. Trở ngại lớn nhất giữa các bạn bây giờ là niềm tin tôn giáo mà tôn giáo và tín ngưỡng lại thuộc phạm trù thiêng liêng, vốn bất khả xâm phạm. Theo như tâm sự của bạn trong thư thì chính bản thân bạn cũng như người yêu của bạn cả hai đều có lập trường kiên định trong việc bảo vệ niềm tin của mình.
Giữ vững niềm tin là điều tốt song éo le ở chỗ là tôn giáo hiện hữu trên đời để hướng thiện con người, giúp con người ngày một thăng hoa và tiến bộ trên phương diện đạo đức và tâm linh trong đó có vấn đề bảo vệ và xây dựng tình yêu chứ không phải làm chướng ngại, ngăn cách tình yêu. Vấn đề đặt ra ở đây là người yêu của bạn "thách cưới" bằng việc bắt buộc bạn phải từ bỏ tôn giáo của mình để theo tôn giáo của cô ấy. Nếu không thỏa mãn yêu cầu này thì hôn nhân chỉ là chuyện trong mơ. Chính yêu cầu này bộc lộ một điều rằng cô ấy quá ích kỷ, hẹp hòi; bảo vệ niềm tin một cách thiển cận, thiếu tôn trọng và yêu tôn giáo của mình hơn yêu bạn.
Một khi lập trường hôn nhân của người yêu bạn nghiêng nặng về tôn giáo hơn là tình yêu đồng thời ra điều kiện cho bạn muốn đi đến hôn nhân với cô ấy thì phải bỏ đạo, chính bạn cần phải sáng suốt cân nhắc và kiểm định lại quyết định hôn nhân của mình. Bởi lẽ, điều kiện trên đã cho thấy người yêu của bạn sẵn sàng hy sinh tình yêu để bảo vệ tôn giáo đồng thời lộ rõ sự thiếu tôn trọng, xúc phạm đến niềm tin tôn giáo thiêng liêng của bạn.
Còn đối với bạn, dù yêu thương cô ấy và có dự định hôn nhân nhưng vẫn giữ vững lập trường kiên định về niềm tin tôn giáo của mình. Bạn đã có một quyết định đúng đắn và sáng suốt. Đạo Phật không chủ trương lợi dụng hôn nhân để quy nạp tín đồ đồng thời cũng không khắt khe đến độ cực đoan khi bắt buộc người chung sống với mình phải cải đạo. Người Phật tử, quy hướng đạo Phật xuất phát từ niềm tịnh tín, với ý thức tự giác và tự nguyện đồng thời rất tôn trọng tín ngưỡng và niềm tin của người khác. Do vậy, bạn cũng không cần người yêu của bạn từ bỏ tôn giáo của mình để theo bạn nếu không xuất phát từ tự giác và tự nguyện, nhưng đối với riêng bản thân bạn thì cần phải sáng suốt, không mù quáng và nhất là không đánh mất lòng tự trọng của người Phật tử, vốn dĩ cao quý và thiêng liêng.
Đạo Phật là đạo giác ngộ, được làm người Phật tử là đã đặt chân lên thềm thang giác ngộ, đó là một trong những căn lành mà không phải bất kỳ ai cũng có được. Do vậy, nếu bạn không muốn trầm luân, đọa lạc trong đời này và đời sau thì phải giữ vững niềm tin của mình. Hôn nhân có thể đem lại cho bạn hạnh phúc trong một đời nhưng để đạt được hạnh phúc trước mắt vốn mong manh ấy mà phải thay đổi lý tưởng và niềm tin là một điều tệ hại nhất trong các điều tệ hại vì đánh mất chánh kiến nên chắc chắn bị đọa lạc ở những đời sau.
Vẫn biết rằng nếu cùng một chí hướng và niềm tin thì rất tốt cho việc xây dựng hạnh phúc gia đình song thực tế quan điểm của hai người hiện giờ thì điều ấy trở thành không thể. Giải pháp "đạo ai nấy giữ" dù còn nhiều giới hạn và trở ngại nhưng vẫn không có tính khả thi vì điều kiện bắt buộc để tiến tới hôn nhân của cô ấy là bạn phải bỏ đạo. Và đây cũng là tín hiệu rõ ràng nhất của vấn đề rằng chuyện tình yêu của các bạn còn một khoảng trống bất hòa khá lớn, chưa hội đủ các điều kiện cần và đủ cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền vững. Do vậy, nếu đi đến hôn nhân khi tình yêu cũng như quan điểm chưa đạt đến độ hòa hợp, chín muồi thì chắc chắn sẽ bất hạnh, đổ vỡ và chuốc lấy thất bại mà thôi.
Người Phật tử luôn vận dụng trí tuệ để làm hành trang cho cuộc sống. Bạn phải luôn ý thức để quán niệm rằng hôn nhân (nếu may mắn) chỉ đem lại hạnh phúc một đời, còn Chánh pháp sẽ dẫn bước và soi đường cho bạn đạt đến hạnh phúc và an vui trong đời này và mãi mãi về sau.
Chúc bạn tinh tấn.
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
LỐI CŨ TA VỀ
HỎI: Con là một Phật tử thuần thành, hiện đang nỗ lực tu học. Con luôn mong muốn hoàn thiện mình để xây dựng đời sống gia đình hạnh phúc. Thế nhưng một trở ngại và thử thách lớn đã đến với con trong cuộc sống cũng như tu tập, đó là chồng của con thời gian gần đây có quan hệ tình cảm với một cô gái khác. Con thực sự đau khổ khi biết chuyện này và thương các con còn nhỏ dại. Sau nhiều ngày trăn trở nhưng con chưa biết làm sao và nên xử sự thế nào? Kính xin Tổ Tư vấn dành chút thì giờ quý báu để chia sẻ đồng thời cho con những lời khuyên để con hàn gắn hạnh phúc gia đình và đủ nghị lực vượt qua chướng nạn này.
ĐÁP:
Có lẽ, trong các niềm đau của con người thì sự thiếu thủy chung của người bạn đời là một niềm đau lớn. Tổn thương tình cảm, lòng tự trọng tuy vô hình nhưng hậu quả rất khó lường và dấu ấn của vết hằn này cũng không dễ nhạt nhòa trong tâm thức. Dẫu thực trạng của gia đình bạn đã đến mức báo động đỏ nhưng cũng chưa đến nỗi đổ vỡ hoàn toàn, sẽ cứu vãn được tình thế nếu hai người thực sự nỗ lực hàn gắn.
Là một người vợ, người mẹ mà đặc biệt là người Phật tử, hẳn bạn đã biết rằng không có một sự việc nào xảy ra mà chẳng có nguyên nhân và theo đặc tính duyên khởi thì không có nguyên nhân nào mang tính đơn lẻ mà phức hợp, đa chiều, trùng trùng điệp điệp. Phải tìm ra nguyên nhân thì bạn mới đủ khả năng và cơ hội khắc phục hậu quả. Bất hạnh của gia đình bạn ngày hôm nay, bình tâm mà xét, khoan vội nói đến chồng bạn, thì chắc chắn có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp từ phía bạn.
Trước hết bạn cần tự vấn lương tâm, cẩn trọng xem xét lại mình đã thực sự là hậu phương, là "điểm tựa" vững chắc cho chồng hay chưa? Người ta thường nói người chồng phải là trụ cột của gia đình để vợ con nương tựa. Thế nhưng thực tế hôn nhân thì lại khác, chồng vợ phải nương tựa vào nhau, nâng đỡ lẫn nhau. Nhất là trong bối cảnh đời sống đầy biến động và bất trắc của xã hội hiện đại thì nhu yếu tìm một chỗ dựa an ổn, vững chắc là mái ấm gia đình trở nên vô cùng cần thiết. Bao mệt mỏi, căng thẳng, lo toan cùng thăng trầm vinh nhục của người chồng vì cuộc mưu sinh sẽ thành mây khói khi về đến mái ấm gia đình. Vì nơi ấy, chốn bình yên nhất trong đời, con cái bi bô, vợ cười tươi tắn, nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm v.v… Nếu được như vậy, thì dù bất cứ hoàn cảnh nào, dù ai có mời gọi hấp dẫn đến đâu đi nữa, kẻ đàn ông, người chồng vẫn tâm tâm niệm niệm điệp khúc "lối cũ ta về".
Trong đời sống tình cảm vợ chồng, luôn tiềm tàng trong sâu thẳm của tự tâm mỗi người là mong muốn được hiểu, được thương, được tôn trọng và trên hết là được tha thứ. Đối với chồng của bạn, dĩ nhiên anh ta phạm phải một sai lầm lớn. Hy vọng rằng sai lầm này chỉ là sự nhất thời mất phương hướng, bộc phát khi chơi vơi hụt hẫng, có tính "lầm lỡ" tham lam hơn là sự phản bội. Đành rằng có những sai lầm không thể tha thứ nhưng không thể vì một sai lầm để rồi phủ nhận tất cả mà đặc biệt là con cái, rồi đây con cái sẽ đi về đâu, chúng có tội tình gì mà phải bơ vơ, lạc lõng? Do vậy, thương mình và thương con là điều mà tự thân mỗi người (vợ, chồng) phải quán niệm, chiêm nghiệm trong lúc này. Chính trăn trở về tương lai của bản thân, gia đình và đặc biệt là con cái sẽ làm cho các bạn thức tỉnh rằng các bạn cần phải có nhau và đó là động lực mạnh mẽ cho sự tái hợp, hàn gắn. Để làm được điều này, tự thân mỗi người phải nỗ lực nhận ra những sai lầm đã và đang có của mình. Biết thừa nhận những lầm lỗi, hạn chế của mình là liệu pháp tối ưu cho sự hàn gắn. Điều cần có hơn bất cứ điều gì ở bạn trong lúc này là sự tha thứ. Bao dung và tha thứ là cánh cửa đầu tiên giúp chồng bạn phản tỉnh, quay về. Sự giận dữ, ghen tuông, đau khổ và thù hận không phải là giải pháp mang lại hiệu quả tích cực thậm chí còn tác dụng ngược lại, làm cho tình hình càng bi đát hơn.
Tận trong tâm khảm của chồng bạn là vợ và các con chứ không phải bất kỳ ai khác. Bạn phải tin chắc vào điều này, chuyện lăng nhăng của chồng bạn là tập khí đi hoang nhất thời của đàn ông (đàn bà cũng vậy), dẫu sai trái vô cùng nhưng có thể khắc phục được. Xét cho cùng thì "rung rung lá rụng về cội", mấy ai mà "chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà"? Vì vậy, bạn hãy gượng dậy chứng tỏ mình là cội cho lá rụng về, mình là chốn quê xưa cho người xa xứ hoài niệm. Bạn hãy mở rộng vòng tay cùng với tấm lòng đồng thời dành nhiều thời gian chăm sóc chồng, con hơn và đặc biệt là tự trang bị cho thân tâm bạn luôn tươi mát, nhẹ nhàng, dễ thương v.v… Lạt mềm mới buộc chặt, nếu ứng xử nhuần nhuyễn, chúng tôi tin tưởng rằng bạn sẽ thành công, chồng bạn sẽ tự nguyện quay về, gia đình bạn lại đoàn viên, hạnh phúc.
www.chuyenphapluan.com
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
(2018-01-01, 06:38 PM)Anh_Điếc Wrote: ...Bớ ... Thầy thiền sư NR cho Điếc hoải một câu trong trang "Hỏi Đáp thắc mắc" của thầy nghen:
Là một Phật Tử sau khi xuôi tay nhắm mắt, phật tử đó sẽ đi về nơi mô rứa ?
Chào bạn Điếc.
Họ sẽ đi theo cái nghiệp của họ dẫn dắt, nghiệp lành hoặc ác.
Thân mến
NR
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 999
Threads: 48
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
13
(2018-01-02, 12:00 AM)Nonregister Wrote: (2018-01-01, 06:38 PM)Anh_Điếc Wrote: ...Bớ ... Thầy thiền sư NR cho Điếc hoải một câu trong trang "Hỏi Đáp thắc mắc" của thầy nghen:
Là một Phật Tử sau khi xuôi tay nhắm mắt, phật tử đó sẽ đi về nơi mô rứa ?
Chào bạn Điếc.
Họ sẽ đi theo cái nghiệp của họ dẫn dắt, nghiệp lành hoặc ác.
Thân mến
NR
...Chậc chậc ... Thiền sư Nr giải thích mập mờ quá nên Điếc chưa hiểu rỏ ý của thiền sư . Theo như thiền sư nói:
" Họ sẽ đi theo cái nghiệp của họ dẫn dắt, nghiệp lành hoặc ác".
Dĩ nhiên ai ai cũng hiểu rằng: Khi ta bợp tai ai thì chính ta cũng sẽ bị ăn bợp tai trở lại hoặc nếu ta trao tặng cho ai món quà tình thương thì ta cũng sẽ được đón nhận lại món quà tình thương trở lại .
Điều mà Điếc muốn biết, các Phật Tử sau khi họ chết đi, họ có tin sẽ có sự sống MỚI hay không ? Và sự sống mới ấy nếu:
_LÀNH thì họ sẽ đi về đâu ?
_ÁC thì họ đi về đâu ?
Posts: 15,975
Threads: 1,117
Likes Received: 259 in 114 posts
Likes Given: 380
Joined: Dec 2017
Reputation:
368
(2018-01-02, 09:59 PM)Anh_Điếc Wrote: (2018-01-02, 12:00 AM)Nonregister Wrote: (2018-01-01, 06:38 PM)Anh_Điếc Wrote: ...Bớ ... Thầy thiền sư NR cho Điếc hoải một câu trong trang "Hỏi Đáp thắc mắc" của thầy nghen:
Là một Phật Tử sau khi xuôi tay nhắm mắt, phật tử đó sẽ đi về nơi mô rứa ?
Chào bạn Điếc.
Họ sẽ đi theo cái nghiệp của họ dẫn dắt, nghiệp lành hoặc ác.
Thân mến
NR
...Chậc chậc ... Thiền sư Nr giải thích mập mờ quá nên Điếc chưa hiểu rỏ ý của thiền sư . Theo như thiền sư nói:
"Họ sẽ đi theo cái nghiệp của họ dẫn dắt, nghiệp lành hoặc ác".
Dĩ nhiên ai ai cũng hiểu rằng: Khi ta bợp tai ai thì chính ta cũng sẽ bị ăn bợp tai trở lại hoặc nếu ta trao tặng cho ai món quà tình thương thì ta cũng sẽ được đón nhận lại món quà tình thương trở lại .
Điều mà Điếc muốn biết, các Phật Tử sau khi họ chết đi, họ có tin sẽ có sự sống MỚI hay không ? Và sự sống mới ấy nếu:
_LÀNH thì họ sẽ đi về đâu ?
_ÁC thì họ đi về đâu ?
Khi chết mới Confirm được nì
Rứa còn thắc mắc nửa ko nì?
Posts: 999
Threads: 48
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
13
(2018-01-03, 09:40 AM)SugarBabe Wrote: [quote pid='1945' dateline='1514948357']
Điều mà Điếc muốn biết, các Phật Tử sau khi họ chết đi, họ có tin sẽ có sự sống MỚI hay không ? Và sự sống mới ấy nếu:
_LÀNH thì họ sẽ đi về đâu ?
_ÁC thì họ đi về đâu ?
Khi chết mới Confirm được nì
Rứa còn thắc mắc nửa ko nì?
[/quote]
--------------------------------------------------------------------------------------------
...Chậc chậc ... Trên thế gian ni có hàng mấy chục tôn giáo khác nhau, mình phải biết TÌM HIỂU khi mình còn sống để CHỌN cho mình một tôn giáo .
Vì đó là Sự Lựa Chọn Đúng Nhất khi ta còn SỐNG ... Trời ơi là trời ... SugarBabe đợi chết rồi mới CONFIRM thì ... Chậc chậc ... Trể rồi, lúc đó mầng răng còn cơ hội để sống lại mà CHỌN LỰA nữa hả cưng ?
Posts: 999
Threads: 48
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
13
Trang Hỏi / Đáp trong ni ế quá, có ai rảnh ghé vô trả lời dùm Điếc không rứa ?
|