Phật Học Thường Thức-Trang Hỏi Đáp:Thắc mắc về nhân quả
#16
Cách khắc phục trạo cử & hôn trầm

[b]Tư Vấn [/b]


GN - HỎI: Nhà tôi chưa có bàn thờ Phật, muốn trì chú Đại bi có được không? Khi tôi ngồi trì chú mà trong đầu ý nghĩ lăng xăng, hoặc người hay lắc lư rồi buồn ngủ, vậy làm thế nào để khắc phục? 



(TRỊNH HẢI, hai1233457@gmail.com)







ĐÁP:



Bạn Trịnh Hải thân mến!



Nhà chưa có bàn thờ Phật, bạn vẫn tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tọa thiền… bình thường. Bạn cần chọn một nơi sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh nhất nhà để trì chú, tu niệm. 



Trong lúc tu niệm, hiện tượng “trong đầu ý nghĩ lăng xăng” gọi là trạo cử, và “người hay lắc lư rồi buồn ngủ” gọi là hôn trầm, các biểu hiện này liên tục xảy ra. Tất cả mọi người, khi thực hành công phu đều trải qua các hiện tượng trạo cử và hôn trầm này. 



Việc đầu tiên, bạn hãy xem trạo cử và hôn trầm là một trong những điều rất bình thường của tâm. Từ trước đến nay, tâm của mình đã rối rắm như vậy, không phải bây giờ mới có. Nhờ tu tập nên mình có cơ hội nhận diện rõ hơn tâm của mình nhiều trạo cử, hôn trầm mà thôi.



Với trạo cử, bạn chỉ cần chú tâm vào đề mục, rõ biết các ý nghĩ lăng xăng đang trình hiện mà không nắm bắt hay phản ứng, chỉ chuyên tâm vào đề mục. Ở đây, đề mục của bạn là trì chú, vậy hãy chú tâm vào câu chú. Thân ngồi (hoặc đi, đứng, nằm) thư giãn và thoải mái, chú tâm đọc hay niệm chú đầy đủ không thiếu sót, tai nghe tiếng rõ ràng, nếu đọc thầm thì tâm cũng nghe biết tỏ tường. Các ý tưởng lăng xăng vẫn liên tục xuất hiện nhưng vì bạn chuyên tâm vào thần chú, không phản ứng lại (không nắm bắt hoặc xua đuổi) nên nó không có chỗ nương gá, tự sinh rồi tự diệt, tự đến rồi tự đi. 



Khi mất chánh niệm, sự chú tâm bị gián đoạn thì tâm bị các ý niệm lăng xăng chi phối. Cần thấy rõ tâm mình đang trạo cử, đưa tâm trở về trạng thái chánh niệm bằng cách trì chú trở lại như lúc đầu. Sự chuyên chú càng lớn mạnh thì trạo cử càng yếu suy. Kiên trì, bền bỉ và tinh tấn lâu ngày ta sẽ dễ dàng làm chủ tâm, vọng tưởng thưa dần, tâm được an trú, tịnh chỉ.



Về hôn trầm, thường là khi trạo cử tạm lắng dịu thì hôn trầm xuất hiện, trạng thái thân tâm dật dờ dã dượi, buồn ngủ và ngủ gục. Khi mất chánh niệm, thiếu sự chú tâm thì hôn trầm liền chi phối. Để đối trị hôn trầm, hành giả cần điều hòa thân tâm, phối hợp cả phòng và chống. Trước hết hành giả phải thiết lập đời sống quân bình, làm việc vừa sức, ngủ đủ giấc. Kế, không ăn quá no, không uống rượu bia trước giờ công phu, áo quần cần mềm xốp, không quá chật, nới lỏng thắt lưng, ngồi nơi thoáng mát, giàu dưỡng khí. Khi ngồi cần giữ lưng thẳng, cổ thẳng, thả lỏng các cơ bắp, thân tâm thư giãn hoàn toàn. Quan trọng là luôn duy trì sự chú tâm vào thần chú, khi phát hiện bị hôn trầm, hãy khởi sự lại từ đầu.



Nếu hôn trầm kéo đến nhiều lần, hành giả có thể tạm dừng trì chú để đưa tay xoa mặt, vuốt mắt, nhéo tai, xoa bóp tay chân, xoay người qua lại cho máu huyết lưu thông. Sau đó tiếp tục trì niệm như ban đầu. Nếu hôn trầm chưa dứt, hành giả cần thay đổi oai nghi, đi rửa mặt và thiền hành (vừa đi vừa niệm chú) một lúc rồi quay về tiếp tục trì niệm. Sau nhiều nỗ lực mà vẫn hôn trầm, hành giả nên nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ một lát, sau đó tiếp tục công phu sẽ tốt hơn.



Trạo cử và hôn trầm là những triền cái làm chướng ngại công phu tu tập nên hành giả phải vượt qua. Trong thời gian đầu khi tâm chưa thuần, hành giả cần tinh tấn, nỗ lực và kham nhẫn, không nên thối tâm và bỏ cuộc sớm. Khi hành giả thiết lập được chánh niệm, chú tâm vững chắc vào đề mục, tâm có phần an định thì hai chướng ngại này sẽ giảm thiểu dần. Tiếp tục công phu đắc định thì chúng sẽ chấm dứt. 



Chúc bạn tinh tấn!



Giác Ngộ Online.

__________________
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#17
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỜ PHẬT GIÁO


[Image: 1200px-Flag_of_Buddhism.svg.png]



HỎI: 


Xin cho biết nguồn gốc và ý nghĩa của lá cờ Phật giáo? Những nét cơ bản của hệ thống tổ chức Giáo hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN)? Vị nào giữ chức vụ cao nhất trong Giáo hội?



ĐÁP:



Người phác họa ra lá cờ Phật Giáo thế giới là ông Henry Steel Olcott (1832-1907). Năm 1889, H.S.Olcott cùng Thượng tọa Susmangala, người Tích Lan (Sri Lanka), phỏng theo màu hào quang của Đức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và màu tổng hợp của năm màu trên) để thiết kế mẫu cờ Phật giáo. Đầu tiên, lá cờ này được Phật giáo Tích Lan sử dụng từ năm 1889. 



Mãi đến năm 1950, Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo, thủ đô Tích Lan, gồm 26 nước thành viên tham dự, trong đó có Việt Nam, do Hòa thượng Tố Liên, trụ trì chùa Quán Sứ, Hà Nội làm trưởng đoàn. Đại hội đã thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới, nhất trí chọn lá cờ Phật giáo Tích Lan làm cờ Phật giáo thế giới.



Năm 1951, tại chùa Từ Đàm, cố đô Huế, Đại hội Phật giáo ba miền Bắc Trung Nam đã thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Trong dịp này, Hòa thượng Tố Liên đã tặng Đại hội lá cờ Phật giáo thế giới, và Đại hội đã thống nhất chấp nhận lấy lá cờ này làm cờ Phật giáo Việt Nam. 



Cờ Phật giáo là biểu trưng của trí tuệ, chánh tín, sự yêu chuộng hòa bình và nhất là tinh thần đoàn kết, hòa hợp của tất cả những người con Phật. Màu sắc của cờ Phật giáo theo chiều dọc thứ tự gồm các màu xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và màu tổng hợp của năm màu kể trên là màu hào quang chư Phật. Ý nghĩa các màu như sau: Màu xanh đậm tượng trưng cho Định căn, màu xanh luôn hàm chứa sự rộng lớn, tĩnh lặng và sáng suốt. Màu vàng tượng trưng cho Niệm căn, chánh niệm là nền tảng để phát sinh định và huệ. Màu đỏ tượng trưng cho Tấn căn, chỉ có tinh tấn mới vượt qua mọi trở ngại, nghịch cảnh. Màu trắng tượng trưng cho Tín căn, niềm tin vào Chánh pháp không lay chuyển, là cội rễ của muôn hạnh lành. Màu cam tượng trưng cho Huệ căn, khi Tín, Tấn, Niệm và Định đầy đủ thì trí tuệ phát sanh. Màu tổng hợp tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, hòa hợp của tín đồ Phật giáo trên khắp thế giới.



Về hệ thống tổ chức GHPGVN, muốn biết chi tiết, bạn nên tìm đọc Hiến chương GHPGVN. Theo Hiến chương GHPGVN, Chương III, Điều 9, quy định hệ thống tổ chức Giáo hội có hai cấp: cấp Trung ương gồm có Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự. Cấp tỉnh, thành có Ban trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo. Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo được thành lập Ban Đại diện cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.



Cấp Trung ương: Hội đồng Chứng minh, theo Hiến chương GHPGVN, Chương IV, Điều 10, 11, 12 và 13 quy định: gồm các vị Hòa thượng tiêu biểu của các hệ phái, 70 tuổi đời, 50 tuổi đạo trở lên, không giới hạn số lượng do Hội đồng Trị sự giới thiệu và được Đại hội Phật giáo toàn quốc suy tôn. Hội đồng Chứng minh suy cử một Ban Thường trực gồm có Đức Pháp chủ, các vị Phó Pháp chủ, một vị Giám luật, một vị Chánh Thư ký, các vị Phó Thư ký. Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh có nhiệm vụ: chứng minh các Hội nghị Trung ương và Đại hội GHPGVN. Hướng dẫn và giám sát các hoạt động của Giáo hội về mặt đạo pháp và giới luật. Phê chuẩn và tấn phong chức vị giáo phẩm. Nhiệm kỳ của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh là 5 năm.



Hội đồng Trị sự, theo Hiến chương GHPGVN, Chương V, Điều 14, 15… 23 quy định: gồm các vị Hòa thượng, Thượng toạ, Đại đức, Tăng Ni và cư sĩ, tối đa 95 thành viên. Hội đồng Trị sự là cấp điều hành cao nhất cuả Giáo hội về các mặt hoạt động của Giáo hội. Hội đồng Trị sự có nhiệm vụ suy cử vị Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ban Thường trực. Ban Thường trực có số lượng tối đa không quá 35 thành viên, thay mặt Hội đồng Trị sự điều hành các hoạt động của Giáo hội. Các ngành hoạt động của Giáo hội gồm: Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Tăng Ni, Ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Hoằng pháp, Ban Nghi lễ, Ban Văn hóa, Ban Kinh tế Tài chính, Ban Từ thiện xã hội, Ban Phật giáo Quốc tế, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Nhiệm kỳ của Hội đồng Trị sự là 5 năm.



Cấp tỉnh, thành: theo Hiến chương GHPGVN, Chương VI, Điều 24, 25,….28, quy định: Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Tăng Ni và Phật tử được thành lập một Ban Trị sự. Ban Trị sự phải được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chuẩn y, không quá 37 thành viên và bầu ra Ban Thường trực gồm: Trưởng ban Trị sự, Phó ban Thường trực, các Phó ban, các Ủy viên phụ trách các ngành thể theo các ban Trung ương, một Chánh Thư ký, hai Phó Thư ký, một Thủ quỹ, hai Kiểm soát. Nơi nào không đủ điều kiện lập Ban Trị sự tỉnh, thành thì lập một Ban Đại diện. Nhiệm kỳ của Ban Trị sự là 5 năm.



Thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện có Tăng, Ni và cư sĩ được Ban Trị sự bổ nhiệm một Ban Đại diện gồm: một Chánh đại diện, một Phó đại diện, một Thư ký… Những phường, xã có Tăng, Ni và cư sĩ được Ban Trị sự bổ nhiệm một Đại diện phường, xã tại địa phương. Đơn vị cơ sở của Giáo hội là tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường.



Vị giữ chức vụ cao nhất trong GHPGVN hiện nay là Đức Pháp chủ, Hòa thượng Thích Tâm Tịch, chùa Quán Sứ, Hà Nội.



chuyenphapluan.com
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#18
Đã tin Phật sao còn tin vào ngày giờ tốt xấu?




[b][b]Tư Vấn GN - HỎI: Mẹ tôi là một Phật tử khá thuần thành. Mẹ mỗi ngày đều đến chùa tụng kinh, mỗi nửa tháng đều đi dự lễ sám hối và nghe quý thầy thuyết giảng. Ở nhà mẹ cũng thường nghe các băng đĩa tụng kinh và thuyết giảng của quý thầy. Mẹ cũng hay bố thí, cúng dường, đối xử tốt với mọi người. [/b][/b]



Tuy nhiên có một việc là mẹ vẫn còn tin vào xem ngày tốt xấu khi có công việc phải đi xa, khi xây cất nhà cửa. Khi mua sắm giường ghế, hoặc các vật dụng mới... mẹ vẫn tin vào thước tấc tốt xấu. Mong quý Báo có nhận định về vấn đề này. Làm sao để mẹ tôi tin sâu Nhân quả và thực hành đúng theo những lời Phật dạy? 



(LÊ LIÊN, yogithi22082016@gmail.com)



ĐÁP:

Bạn Lê Liên thân mến!

Một trong những đặc điểm của người Phật tử Việt hiện nay là có một bộ phận không nhỏ vừa tin Phật lại vừa tin Khổng, Lão cùng các tín ngưỡng dân gian khác. Nguyên nhân là ảnh hưởng sự dung thông Tam giáo (Phật-Khổng-Lão) từ thời Lý-Trần vẫn còn in dấu đậm nét trong tâm thức Phật tử Việt. Mặt khác, Phật tử Việt luôn bao dung, tùy duyên, chung sống hài hòa mà không đối kháng hay loại trừ các tập tục, tín ngưỡng dân gian như một số tôn giáo khác. Cũng rất có thể vì chưa thiết lập được chánh kiến trọn vẹn vững vàng nên không quán triệt mọi điều thuần theo Chánh pháp.

Vì thế, một gia đình Phật tử khá thuần thành, có tham gia tu tập và các hoạt động Phật sự tại chùa, có duyên thân cận với chư Tăng (Ni) đồng thời vẫn tin tưởng vào ngày giờ tốt xấu, phong thủy cát hung khi khởi công làm nhà, khai trương hay cưới hỏi, tang ma…, là chuyện khá bình thường. Điều đáng nói là, không ít chư Tăng (Ni) là người chủ sự coi xem cho Phật tử. Thậm chí, vị nào xem phong thủy giỏi, coi xem hay, bấm phán linh… rất được Phật tử kính trọng, thân cận.

Trước hết, về phía chư Tăng (Ni), hầu hết các vị được học hành đều biết rõ việc coi xem và các ‘thuật’ nói chung vốn không phải là Chánh pháp, là học thuật phương Đông pha trộn tín ngưỡng dân gian. Nhưng vì người đi chùa (trong đó phần lớn là Phật tử) chưa đầy đủ chánh kiến nên phương tiện coi xem để quy hướng họ trở về Chánh pháp. Mặt khác, bởi nhu cầu coi xem của Phật tử khá cao, nếu không đáp ứng thì có nguy cơ Phật tử bỏ chùa, nên hầu hết các vị trụ trì dù không tin nhưng vẫn gượng làm. Một số ít vị xuất gia vì thiếu am hiểu Chánh pháp, lại chạy theo ‘lợi dưỡng và cung kính’ nên quyết tâm đi học và ‘hành nghề’ xem coi như các thầy bói-tướng-pháp-phong thủy chuyên nghiệp. Có một bộ phận Tăng (Ni) mạnh mẽ nói không với việc xem coi vì phi Chánh pháp nhưng xem ra không ảnh hưởng nhiều đến nhận thức cố hữu của số đông Phật tử hiện nay.

Trước đây, xem coi nói chung bị chính quyền và xã hội liệt vào mê tín dị đoan nên những ai có nhu cầu (người coi và người đi coi) đều dè dặt, kín đáo. Những năm gần đây, các hiện tượng này được dịp phất lên như diều gặp gió với những danh xưng rất khoa học, mỹ miều như là Đông phương học, phong thủy học… Những người hành nghề cũng vậy, không phải ‘thày’ bói-tướng-pháp-phong thủy bình dị như xưa mà là những ‘chuyên gia’ như nhà Đông phương học, nhà phong thủy học, nhà ngoại cảm, chiêm tinh gia… nghe rất rổn rảng và hoành tráng. Trong bối cảnh, nhà nhà và người người đều xem coi, dần hình thành nên một tập tục ‘có kiêng [coi xem] ắt có lành’, tác động không nhỏ đến đời sống Phật tử và toàn xã hội. 

Trên đây là nhận định về hiện tượng số đông Phật tử chuộng xem coi, tiếp theo là một số giải pháp căn cứ vào thực tiễn. Khách quan mà nói, Phật giáo không phủ nhận tính khoa học của các chuyên ngành như Đông phương học, phong thủy học… Trong một chừng mực nào đó, người Phật tử cũng vẫn có thể ứng dụng một số tri thức và kinh nghiệm có tính khoa học của các chuyên ngành này. Vấn đề cốt tủy là, người Phật tử cần phải tin hiểu sâu sắc về Nhân quả-Nghiệp báo, sâu hơn là quán chiếu để nhận rõ tính chất Duyên sinh-Vô thường-Vô ngã của vạn pháp. Khi Phật tử nắm được vần đề cốt tủy của giáo pháp, thành tựu chánh kiến và chánh tín rồi thì không cần coi xem, hoặc cũng có thể vận dụng phương tiện coi xem trong tinh thần “tùy duyên mà bất biến”.

Cụ thể, hiện tại và tương lai của chúng ta phản ánh rõ nét Nhân quả-Nghiệp báo của chính chúng ta. Thượng đế, thần linh, các đấng siêu nhiên, tinh tú không (thể) can thiệp vào tiến trình Nhân quả-Nghiệp báo này. Nên tự thân mỗi Phật tử cần chuyển nghiệp, tạo nhân lành là việc làm thiết yếu nhất để kiến tạo tương lai tươi đẹp. Tin chắc nhân thế nào thì quả thế nấy, cần gì coi xem! Chỉ nương tựa chính mình, không cầu xin, không dựa dẫm, không an phận với số mệnh… vì không ai có thể giúp chúng ta tốt đẹp lên ngoại trừ nỗ lực hướng thiện của chính chúng ta.

Quan trọng là cần nhận rõ lý Duyên sinh. Không một pháp nào có vai trò tuyệt đối quyết định sự thành bại, được mất, hơn thua... mà các pháp phải nương tựa vào nhau, tương tác lẫn nhau. Vậy thì, người Phật tử vì nhiều nguyên nhân khách quan, vẫn có thể ứng dụng Đông phương học, phong thủy học trong một vài phương diện đời sống nhưng ý thức rất rõ nó chỉ là một nhân duyên để góp phần dẫn đến thành công mà thôi, hoàn toàn không có tính quyết định. Bởi lẽ chủ đạo của vấn đề vẫn là Nhân quả-Nghiệp báo.

Tóm lại, người Phật tử cần học tập giáo pháp để thành tựu chánh kiến và chánh tín. Chánh kiến càng rõ ràng thì chánh tín càng vững chắc. Sau đó có thể vận dụng tinh thần phương tiện tùy duyên, uyển chuyển và linh động trong một số trường hợp để thiết lập cuộc sống bằng ánh sáng tuệ giác, luôn nhẹ nhàng, tự tại, an vui.

Chúc các bạn tinh tấn! l

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#19
Sám hối tội phá thai

GN - HỎI: Mẹ tôi năm nay 56 tuổi, cách đây khoảng 25 năm, vì nhiều nguyên nhân, mẹ có bỏ thai hai lần. Bây giờ dù chưa quy y Tam bảo nhưng có chút duyên với Phật pháp, bố mẹ muốn sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ và mong muốn các thai nhi bị bỏ rơi được siêu thoát. Xin quý Báo hoan hỷ giúp đỡ chỉ bày. Tôi có thể thay mặt bố mẹ làm những việc đó được không?

(HỮU HÙNG, nguyenhuuhung175@gmail.com)

[Image: 1%20samhoi%202.jpg]
Phá thai, theo quan điểm của Phật giáo là hành vi tội lỗi - Ảnh minh họa


ĐÁP:

Bạn Hữu Hùng thân mến!

Đời người, khi chưa là Thánh nhân thì ai cũng có lầm lỗi. Bố mẹ của bạn cũng vậy, bên cạnh những điều tốt đẹp đã làm được thì vẫn còn tồn tại không ít hạn chế, sai lầm. Quan trọng là mỗi người tự nhận thức rõ về những lỗi lầm của mình để tìm cách khắc phục.

Phá thai, theo quan điểm của Phật giáo là hành vi tội lỗi. Dù là Phật tử hay không thì những người có liên quan đến hành vi ấy vẫn tạo nghiệp sát nặng nề. Bố mẹ của bạn ‘muốn sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ’, trước hết cần nhận thức sâu sắc việc quyết định  phá thai ngày xưa của mình là vô minh, tội lỗi. Kế đến, cần thành tâm khẩn cầu sám hối tội lỗi của mình, cầu mong các con tha thứ.

Có nhiều cách sám hối, thông dụng là lạy Phật, hành sám theo các bộ sám pháp như Hồng danh bửu sám, Thủy sám, Lương hoàng sám v.v... Bố mẹ của bạn cần ăn năn, chí thành, tha thiết bái sám song hành với làm các việc thiện (bố thí, phóng sinh, quy y, giữ giới…). Chính những điều này sẽ khiến cho tội lỗi ngày càng diệt bớt, phước lành ngày mỗi sinh thêm, cho đến ngày thân tâm thanh tịnh.

Nếu bố mẹ của bạn vì lý do sức khỏe không thực hành sám hối được thì bạn có thể thay mặt song thân sám hối. Điều quan trọng cần lưu ý khi thay mặt bố mẹ sám hối là bố mẹ phải biết rõ việc đó (thấy nghe được sự sám hối ấy lại càng hay) để hướng tâm theo bạn mà ăn năn, sám hối.

Riêng đối với vấn đề các thai nhi bị phá bỏ ấy có siêu thoát hay không còn tùy thuộc vào nhiều nhân duyên. Thông thường, một chúng sinh sau khi chết tối đa khoảng 49 ngày thì thần thức sẽ tái sinh vào cảnh giới tương ứng với nghiệp. Người phàm chúng ta không thể biết các thai nhi ấy tái sinh vào cảnh giới nào. Tuy vậy, nếu thân nhân tích cực làm phước rồi hồi hướng cho chư vị, thì dù ở đâu họ cũng được phước phần.

Chúc bạn tinh tấn. 

Giacngoonline.org
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#20
Mỗi nghề mỗi nghiệp

[Image: 11947628482975.jpg]

GN - HỎI: Tôi là một Phật tử đã thọ năm giới. Gia đình tôi làm nghề nông (trồng cây ăn trái), trong quá trình canh tác, vườn cây của tôi hay bị rầy rệp gây hại, bất đắc dĩ tôi phải phun thuốc trừ sâu. Vừa rồi tôi đọc kinh biết được Phật dạy người cư sĩ không được giết hại từ những động vật lớn cho đến côn trùng... Sau khi xem kinh xong tôi rất hoang mang, vì từ trước đến giờ tôi đã giết hại rất nhiều sâu rầy. Vậy tôi phải làm sao để vừa giữ giới Không sát sanh vừa làm vườn để nuôi sống gia đình?
(NGỌC LINH, ngoclinhteo81@gmail.com)

ĐÁP:
Bạn Ngọc Linh thân mến!

Trong xã hội, mỗi người đều có ít nhất một nghề, và dĩ nhiên nghề nào cũng có tạo nghiệp. Sự tạo nghiệp thiện ác và nặng nhẹ khác nhau là do ý thức mỗi người, đặc thù của mỗi nghề. Có những nghề rất cao quý, được xã hội tôn vinh là thầy (thầy thuốc, thầy giáo) nhưng chỉ cần một sơ suất nhỏ là gây chết người, gây lầm lạc cho nhiều thế hệ.

Vì không có nghề nào tránh được việc tạo nghiệp, nên người Phật tử chỉ tránh những nghề ác (đồ tể, buôn ma túy, bán vũ khí, buôn người… nói chung là tà mạng), làm một nghề phù hợp theo khả năng với ý thức rõ ràng về những tội nghiệp mình đã và đang tạo ra theo đặc thù của nghề ấy.

Bạn làm nghề nông, trồng cây ăn trái, chắc chắn bạn có tạo nghiệp giết hại giun dế và sâu trùng. Nếu bạn sợ tạo nghiệp rồi không làm nông, trong khi không có khả năng và điều kiện để chuyển nghề, bạn và cả gia đình chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Sự túng thiếu sẽ tạo ra nhiều nghiệp ác khác, luẩn quẩn như “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”.

Muốn “vừa giữ giới Không sát sanh vừa làm vườn để nuôi sống gia đình”, trước hết, bạn cần hiểu rõ rằng, trọng tâm của giới Không sát sanh là không giết người. Các loài to lớn như bò heo gà vịt… cũng không được giết. Ngoài ra, vì vô tình hay do bất đắc dĩ mà làm tổn hại đến những loài sâu trùng nhỏ nhít thì phải thành tâm sám hối.

Điều cần lưu tâm ở đây là bạn cố ý làm tổn hại sâu trùng thì nghiệp sát nặng hơn vô tình. Bạn cần ý thức rõ điều này để biết mình đang tạo nghiệp và chấp nhận nghiệp quả của nó. Mặt khác, bạn cần tích cực làm các việc thiện khác (sám hối, lễ Phật, tụng kinh, bố thí,…) để bù đắp cho việc tổn phước bởi nghề nông. Đức Phật từng dạy về tương quan tội phước như bỏ một nắm muối vào bát nước thì mặn chát không uống được, nhưng nắm muối ấy bỏ xuống dòng sông thì nước sông không hề hấn gì.

Vậy bạn hãy tìm mọi cách làm cho phước của mình nhiều như nước sông. Phước đức sẽ nâng đỡ cho bạn về mọi phương diện trong cuộc sống, góp phần hóa giải những tội nghiệp do mình vô tình hay cố ý tạo nên. 

Chúc bạn tinh tấn!

Giacngoonline.com
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#21
Phước trí nhị nghiêm

[Image: lord-buddha-67a.jpg]

Đức Thế Tôn - Bậc Trí - Bi viên mãn

GN - HỎI: Tôi xem trong kinh có câu “Phước trí nhị nghiêm”. Tôi không hiểu là danh hiệu này dùng chỉ cho các bậc nào trong Tứ thánh quả hay những bậc nào khác? Trong bốn chúng đệ tử Phật thì có được dự phần phước trí này không?
(HUỆ KHAI, huekhai947@gmail.com)

ĐÁP: 

Bạn Huệ Khai thân mến!

Phước trí nhị nghiêm là danh hiệu của chư Phật, bậc Toàn giác, bậc Lưỡng túc tôn, viên mãn phước đức và trí tuệ. Đức Phật Thích Ca và chư Phật trong mười phương ba đời còn được gọi là bậc “Phước trí nhị nghiêm”, trí tuệ và phước đức đều tròn đầy.

Các bậc Thánh (trong Tứ thánh như A-la-hán, A-na-hàm, Tư-đà-hàm, Tu-đà-hoàn) thì chưa được gọi là bậc “Phước trí nhị nghiêm”. Ngay như các bậc Thánh A-la-hán đại đệ tử của Đức Phật (ngài Xá-lợi-phất, ngài Mục-kiền-liên…), về mặt tâm giải thoát, tuệ giải thoát thì được xem ngang với Đức Phật nhưng về mặt công hạnh thì không bằng, nên chưa thể gọi là bậc “Phước trí nhị nghiêm”.

Bốn chúng đệ tử Phật (Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ) chỉ là những người đang thực hành phước trí (huệ) song tu. Nếu tu tập đúng Chánh pháp thì chắc chắn chúng ta có phần trí tuệ và phước đức. Cứ thế liên tục tu tập vun bồi phước đức và trí tuệ cho đến ngày “Phước trí nhị nghiêm”.

Chúc bạn tinh tấn!

Giacngoonline.com
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#22
Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật

GN - HỎI: Tôi là một Phật tử trẻ, đang tìm hiểu về Phật pháp để ứng dụng trong đời sống. Hiện tôi đang phân vân về giá trị của đạo Phật bởi một số ý kiến phản biện như sau: Họ nói, đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu... vì những người này gần như đã buông bỏ tất cả các nhu cầu về cuộc sống, cần một bến đỗ bình yên, tâm hồn thanh thản trước khi rời khỏi cuộc sống này. Đạo Phật mang khuynh hướng từ bỏ tất cả mọi thứ như mong muốn vật chất, tình yêu..., nên giới trẻ đến với đạo Phật sẽ không năng động, không mang tinh thần cầu tiến, cống hiến, từ đó sẽ làm cho xã hội không phát triển được, nói chung là mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn. 

Họ lại nói, nếu cho con trẻ đi chùa, ăn chay, học Phật thì dần dần tính cách của chúng sẽ điềm đạm, hiền từ, chỉ biết buông xả... nên lớn lên vào đời sẽ rất khó thành công. Tôi rất mong được quý Báo giải đáp và chia sẻ để thiết lập niềm tin vững chắc vào đạo Phật.
(PHÚ QUỐC,  dophuquoc927@gmail.com)


[Image: duong%20giai%20thoat.jpg]
Nói, “đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu...” là phiến diện, không đúng. 

Trong ảnh: Những vị sư trẻ chọn lý tưởng giải thoát, kiến tạo an vui... (Ảnh: Huyền Không Sơn Thượng)

ĐÁP:
Bạn Phú Quốc thân mến!

Đạo Phật ra đời vì lợi ích, vì an lạc cho tất cả chúng sinh. Có thể nói, khi nào con người còn vô minh, tham ái, phiền não, khổ đau thì còn cần đến các giải pháp trị liệu và chuyển hóa của đạo Phật. Tùy theo tuổi tác, điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm riêng của mỗi người mà có cách ứng dụng Phật pháp vào đời sống khác nhau. Cụ thể, một người từ khi bắt đầu thọ thai, đến lúc sinh ra và lớn lên học tập, cho đến khi trưởng thành có sự nghiệp, lúc nghỉ hưu, già yếu và chết đi, cả đời người đều cần đến các giá trị của đạo Phật.

Nên nói, “đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu...” là phiến diện, không đúng. Tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, xã hội, cộng đồng là đặc điểm nổi bật của người già, vì có tác động tích cực lên đời sống tinh thần của họ. Sở dĩ người lớn tuổi, người nghỉ hưu đi chùa, tham dự các lễ hội, những khóa tu nhiều hơn những người khác, đơn giản vì họ có thời gian hơn. Không phải chỉ có người già mới “cần một bến đỗ bình yên, tâm hồn thanh thản” mà tất cả mọi người, nhất là tuổi trẻ đều rất cần. Có điều, người trẻ có cách tiếp cận với đạo Phật khác với người già. Vì không có nhiều thời gian nên họ chỉ tranh thủ đến chùa những lúc có thể, nên khi nhìn vào những buổi lễ ở chùa thấy người trẻ ít hơn. Trong quá trình học tập và làm việc, những người trẻ rất cần đến các giá trị đạo đức Phật giáo để tự răn và hoàn thiện mình, để làm chủ bản thân trước mọi cám dỗ. Dù không có thời gian để đi chùa nhiều nhưng giới trẻ luôn ứng dụng Phật pháp để tạo ra những “khoảng lặng” cần thiết nhằm nghỉ ngơi, thư giãn, thanh lọc và làm mới thân tâm, đồng thời chiêm nghiệm về các giá trị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, để sống có ý nghĩa, lợi mình và lợi người.

Kế đến, nói “đạo Phật mang khuynh hướng từ bỏ tất cả mọi thứ như mong muốn vật chất, tình yêu...” cũng rất phiến diện và thiển cận. Đạo Phật không hề phủ định các giá trị của vật chất, tình yêu… mà chỉ phê phán sự tham lam, khát khao sở hữu chúng một cách mù quáng, vô độ mà thôi. Buông xả vì tham lam, vun vén cho riêng mình nhiều quá sẽ không tạo ra hạnh phúc, thậm chí ngược lại chỉ tạo ra đau khổ. Vật chất, tình yêu…, hay mọi thứ cần cho cuộc sống nói chung đều được đạo Phật trân trọng nhưng chỉ xem đó là phương tiện.

Luôn vận dụng sự tỉnh thức, dùng trí tuệ để soi sáng nhằm đem vật chất phục vụ đời sống, không để mình phải phụ thuộc, bị vật chất sai khiến. Với tình yêu cũng vậy, tham ái và chiếm hữu sẽ giết chết tình yêu, thành ra yêu nhiều thì đau khổ nhiều. Muốn tình yêu mang đến hạnh phúc thực sự thì thay thế tham ái bằng từ ái, không chiếm hữu mà trân trọng và hiến dâng, yêu người như yêu mình. Đạo Phật kêu gọi tu tập buông xả, chuyển hóa tâm tham ái và chiếm hữu chứ không phủ nhận hay chối bỏ các phương diện của đời sống. Nên quy kết “giới trẻ đến với đạo Phật sẽ không năng động, không mang tinh thần cầu tiến, cống hiến, từ đó sẽ làm cho xã hội không phát triển được, nói chung là mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn” là một sự xuyên tạc có dụng ý riêng.

Nói “cho con trẻ đi chùa, ăn chay, học Phật thì dần dần tính cách của chúng sẽ điềm đạm, hiền từ, chỉ biết buông xả... nên lớn lên vào đời sẽ rất khó thành công” lại càng sai lầm. Ai cũng biết, đạo đức vốn cần thiết hơn cả tài năng, “có tài mà không có đức là người vô dụng”. Đạo đức cần dạy dỗ từ khi còn tấm bé, như măng được uốn nắn thì tre mới thẳng. Nên cần nói ngược lại, nếu trẻ mà không được dạy dỗ cho hiền từ, điềm đạm, biết xả buông… đến khi lớn khôn vào đời chắc chắn sẽ thất bại. Để thành công trong cuộc sống, con người cần có nhân cách đạo đức, trầm tĩnh và nghị lực, thông minh và khéo léo (đạo Phật gọi là Giới-Định-Tuệ) chứ không phải nhờ tranh đoạt, mạnh được yếu thua, khôn ranh lõi lọc, lợi mình mà hại người.

Hiện nay, mọi người đều sống trong sự bất an, chất lượng cuộc sống ở mọi phương diện bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là sự xuống cấp đạo đức xã hội, nhất là trong giới trẻ. Đây là quả báo xấu có nhân duyên một phần từ việc chối bỏ, thậm chí hủy hoại các giá trị đạo đức và tâm linh truyền thống mà tổ tiên đã dày công tạo dựng. Trong các mối nguy thì tà kiến (quan điểm sai lầm, nhận thức không đúng) sẽ khiến cho nhiều thế hệ bị ảnh hưởng và hệ lụy. Mặt khác, người Phật tử cần cảnh giác, phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc từ những phần tử xấu, cố tình bóp méo nhận thức về đạo Phật để tiến hành cải đạo.

Hiện nay, các giá trị đạo đức, nhân văn của đạo Phật được các bậc trí thức trên thế giới tôn vinh, họ hy vọng giáo lý từ bi và trí tuệ của Phật giáo sẽ cứu vãn cho các xung đột, bất an trên thế giới. Bạn đã có duyên lành quy y rồi thì cố gắng học tập, nghiên cứu giáo pháp. Đạo Phật chủ trương “đến để thấy”. Một khi đã nhận thức đúng đắn về Chánh pháp (chánh kiến) ắt sẽ có hành động đúng và giúp bạn kiến tạo cuộc sống với đầy đủ thành công, cống hiến, hạnh phúc và an vui.
Chúc bạn tinh tấn!

Giacngooneline.com
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#23
Sự lý viên dung

GN - HỎI: Người có tín tâm với Đức Phật, ở tại gia tu hành, nếu không quy y Tam bảo có được gọi là Phật tử không? Có đúng luật Phật không? Tôi có một bạn theo đạo Phật, bạn ấy nói Phật tức tâm nên không cần phải thờ hình tượng Phật. Tôi rất băn khoăn, không biết bạn ấy nói như vậy có đúng với quan điểm của Phật giáo?

(HOẰNG DŨ, thanhtam121261@gmail.com)

[Image: quyy%201.jpg]
Quy hướng Tam bảo - Ảnh minh họa

ĐÁP:

Bạn Hoằng Dũ thân mến!

Người sống ở đời mà có tín tâm với Đức Phật, phát nguyện tu hành tại gia thì thật quý hóa, có căn lành. Tuy nhiên, đó chỉ mới là điều kiện cần cho những bước khởi đầu, người ấy cần phải kiện toàn thêm nhiều yếu tố nữa mới có thể tiến xa trên đường đạo và thành tựu giải thoát, an lạc.

Có lòng tin nơi Đức Phật thì tốt nhưng ta phải xem xét lòng tin ấy như thế nào, có phải là chánh tín không, có hợp với tuệ giác không? Phật giáo không khuyến khích những đức tin mà thiếu vắng trí tuệ. Tu hành tại gia cũng vậy, rất tốt, nhưng phải biết cách thức tu tập ấy sẽ có kết quả thế nào, có đúng với lời Đức Phật đã dạy không? Nếu tự mình chưa kiểm chứng được những vấn đề trên thì cần tìm thầy, nương bạn (thiện hữu tri thức) hoặc có thể tự học nhằm thông hiểu giáo pháp, thành tựu chánh kiến và chánh tín.

Khi bạn có tín tâm với Đức Phật và phát nguyện tu hành tại gia, về lý (nội dung, bản chất) thì bạn đã là Phật tử nhưng về sự (hình thức, hiện tượng) thì chưa. Bạn cần đối trước Tam bảo (Phật-Pháp-Tăng) phát nguyện trọn đời quay về, nương tựa để chính thức trở thành Phật tử. Việc quy y này không đơn thuần chỉ là hình thức mà trong đó hàm chứa nội dung quan trọng. Nội dung chính là sự phát nguyện quay về nương tựa của người quy y tương hợp với sự chứng minh và gia hộ của Tam bảo tạo ra một chấn động lớn, một sự phát tâm hướng thiện mạnh mẽ hiện hữu trong tâm thức người Phật tử.

Việc phát nguyện tu hành tại gia cũng vậy, muốn thành tựu phải có sự gia hộ và trợ duyên tích cực của Phật-Pháp-Tăng. Căn bản của pháp hành tại gia là giữ năm giới, thực hành đạo đức của người Phật tử. Năm giới, theo luật Phật, phải do chư Tăng (Ni) trao truyền. Các thiện pháp khác như bố thí, cúng dường, hộ trì Tam bảo, từ thiện xã hội, cao hơn nữa là tu tập thiền định, tịnh hóa thân tâm… cũng cần sự chứng minh, soi sáng và tán trợ của bốn chúng (Tăng, Ni, nam, nữ cư sĩ). Nên chỉ có tín tâm với Đức Phật và tu hành tại gia thì chưa đủ, cần quy y và tu học theo sự dìu dắt của Tăng đoàn.

Phật và tâm, nếu xét về phương diện Phật là thể tính giác ngộ, tâm là thể tính thanh tịnh, sáng suốt thì “Phật tức tâm, tâm tức Phật”. Còn xét về công hạnh tuệ giác của Đức Phật (đây chỉ Phật Thích Ca) và cái tâm phàm phu nghiệp chướng của mình thì lại hoàn toàn khác biệt nhau. Không thể đem cái lý (bản chất) ra rồi khập khiễng đánh đồng với cái sự (hiện tượng). Ở phương diện này, Phật là Phật, chúng sinh là chúng sinh. Vì vậy nghĩ rằng “Phật tức tâm nên không cần phải thờ hình tượng Phật” là một nhầm lẫn tai hại, cần nhanh chóng sám hối và phụng thờ Phật.

Dĩ nhiên, Đức Phật không bắt chúng ta thờ phụng Ngài. Chúng ta thờ Phật nhằm thể hiện lòng kính trọng cao cả, sự biết ơn sâu sắc đối với bậc Thầy đã chỉ lối đưa đường để vượt qua bờ mê, trở về bến giác. Phật tử thờ Phật để học theo công hạnh của Ngài, làm hiển lộ Phật tính trong tâm mình. Giáo lý đạo Phật thường được triển khai trên hai phương diện tục đế và chân đế, phương tiện và cứu cánh, hiện tượng và bản thể, tương đối và tuyệt đối… Người học Phật cần thông hiểu hai phương diện này để nhận thức và hành động sao cho sự lý được viên dung.

Chúc bạn tinh tấn!

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#24
Băn khoăn về giữ giới thứ ba

[Image: hoasen.jpg]
Tu tập trai giới chủ yếu là do sự phát tâm, được nhiều ngày thì phước đức càng thêm lớn - Ảnh minh họa

GN - HỎI: Tôi là Phật tử, thời gian gần đây có đọc được vài thông tin trên mạng với nội dung liên quan đến việc giữ gìn giới thứ ba Không tà dâm của Phật tử. Cụ thể là, Phật tử thọ giới thứ ba mà sinh hoạt vợ chồng vào 10 ngày ‘trai’ trong tháng, và vào các tháng ‘trai’ trong năm (tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 âm lịch) thì phạm tà dâm. Xin hỏi điều ấy đúng không? Mong quý Báo hướng dẫn để Phật tử thực hành giữ giới cho đúng, vì khi quy y Tam bảo và trong quá trình học Phật pháp tôi chưa từng nghe những điều này.
(ANH ĐOÀN, anhdtvnptkg@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Anh Đoàn thân mến!

Giới thứ ba Không tà dâm có nghĩa chính yếu là chung thủy với người bạn đời của mình. Người Phật tử không quan hệ tình ái với người khác ngoài vợ hoặc chồng của mình (kể cả các loài phi nhân và súc sanh); ngay trong quan hệ vợ chồng cũng phải dựa trên tinh thần tự nguyện, dâng hiến, có chừng mực, hợp thời, phải chỗ. Đại thể, những sự quan hệ nam nữ không được giới luật, luật pháp và luật tục thừa nhận đều được xem là tà dâm.

Đối với những ngày ‘trai’ trong tháng, bao gồm thập trai (mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 âm lịch), lục trai (mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30 âm lịch), tứ trai (mùng 1, 14, 15, 30 âm lịch), nhị trai (mùng 1, 15 âm lịch), thiển nghĩ, chỉ có hai ngày nhị trai (sóc, vọng) Phật tử cần phát tâm trai giới, thanh tịnh thân tâm nên tránh không quan hệ vợ chồng. Ngoài ra, vào những ngày lễ lớn, ngày giỗ cha mẹ, Phật tử cần phát tâm trai giới để vun bồi phước đức.

Cần nói thêm, chữ ‘trai’ đây là trai giới, thanh tịnh thân tâm nhờ giữ giới Bát quan trai, do Phật tử tự giác phát nguyện thọ trì. Tu tập trai giới chủ yếu là do sự phát tâm, được nhiều ngày thì phước đức càng thêm lớn. Còn những ngày ‘trai’ khác và các tháng ‘trai’ khác, nếu Phật tử không phát nguyện thọ trì trai giới thì mọi sinh hoạt đời sống đều bình thường.

Chúc các bạn tinh tấn!

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#25
Sự lý viên dung

GN - HỎI: Người có tín tâm với Đức Phật, ở tại gia tu hành, nếu không quy y Tam bảo có được gọi là Phật tử không? Có đúng luật Phật không? Tôi có một bạn theo đạo Phật, bạn ấy nói Phật tức tâm nên không cần phải thờ hình tượng Phật. Tôi rất băn khoăn, không biết bạn ấy nói như vậy có đúng với quan điểm của Phật giáo?

(HOẰNG DŨ, thanhtam121261@gmail.com)

[Image: quyy%201.jpg]
Quy hướng Tam bảo - Ảnh minh họa



ĐÁP:

Bạn Hoằng Dũ thân mến!

Người sống ở đời mà có tín tâm với Đức Phật, phát nguyện tu hành tại gia thì thật quý hóa, có căn lành. Tuy nhiên, đó chỉ mới là điều kiện cần cho những bước khởi đầu, người ấy cần phải kiện toàn thêm nhiều yếu tố nữa mới có thể tiến xa trên đường đạo và thành tựu giải thoát, an lạc.

Có lòng tin nơi Đức Phật thì tốt nhưng ta phải xem xét lòng tin ấy như thế nào, có phải là chánh tín không, có hợp với tuệ giác không? Phật giáo không khuyến khích những đức tin mà thiếu vắng trí tuệ. Tu hành tại gia cũng vậy, rất tốt, nhưng phải biết cách thức tu tập ấy sẽ có kết quả thế nào, có đúng với lời Đức Phật đã dạy không? Nếu tự mình chưa kiểm chứng được những vấn đề trên thì cần tìm thầy, nương bạn (thiện hữu tri thức) hoặc có thể tự học nhằm thông hiểu giáo pháp, thành tựu chánh kiến và chánh tín.

Khi bạn có tín tâm với Đức Phật và phát nguyện tu hành tại gia, về lý (nội dung, bản chất) thì bạn đã là Phật tử nhưng về sự (hình thức, hiện tượng) thì chưa. Bạn cần đối trước Tam bảo (Phật-Pháp-Tăng) phát nguyện trọn đời quay về, nương tựa để chính thức trở thành Phật tử. Việc quy y này không đơn thuần chỉ là hình thức mà trong đó hàm chứa nội dung quan trọng. Nội dung chính là sự phát nguyện quay về nương tựa của người quy y tương hợp với sự chứng minh và gia hộ của Tam bảo tạo ra một chấn động lớn, một sự phát tâm hướng thiện mạnh mẽ hiện hữu trong tâm thức người Phật tử.

Việc phát nguyện tu hành tại gia cũng vậy, muốn thành tựu phải có sự gia hộ và trợ duyên tích cực của Phật-Pháp-Tăng. Căn bản của pháp hành tại gia là giữ năm giới, thực hành đạo đức của người Phật tử. Năm giới, theo luật Phật, phải do chư Tăng (Ni) trao truyền. Các thiện pháp khác như bố thí, cúng dường, hộ trì Tam bảo, từ thiện xã hội, cao hơn nữa là tu tập thiền định, tịnh hóa thân tâm… cũng cần sự chứng minh, soi sáng và tán trợ của bốn chúng (Tăng, Ni, nam, nữ cư sĩ). Nên chỉ có tín tâm với Đức Phật và tu hành tại gia thì chưa đủ, cần quy y và tu học theo sự dìu dắt của Tăng đoàn.

Phật và tâm, nếu xét về phương diện Phật là thể tính giác ngộ, tâm là thể tính thanh tịnh, sáng suốt thì “Phật tức tâm, tâm tức Phật”. Còn xét về công hạnh tuệ giác của Đức Phật (đây chỉ Phật Thích Ca) và cái tâm phàm phu nghiệp chướng của mình thì lại hoàn toàn khác biệt nhau. Không thể đem cái lý (bản chất) ra rồi khập khiễng đánh đồng với cái sự (hiện tượng). Ở phương diện này, Phật là Phật, chúng sinh là chúng sinh. Vì vậy nghĩ rằng “Phật tức tâm nên không cần phải thờ hình tượng Phật” là một nhầm lẫn tai hại, cần nhanh chóng sám hối và phụng thờ Phật.

Dĩ nhiên, Đức Phật không bắt chúng ta thờ phụng Ngài. Chúng ta thờ Phật nhằm thể hiện lòng kính trọng cao cả, sự biết ơn sâu sắc đối với bậc Thầy đã chỉ lối đưa đường để vượt qua bờ mê, trở về bến giác. Phật tử thờ Phật để học theo công hạnh của Ngài, làm hiển lộ Phật tính trong tâm mình. Giáo lý đạo Phật thường được triển khai trên hai phương diện tục đế và chân đế, phương tiện và cứu cánh, hiện tượng và bản thể, tương đối và tuyệt đối… Người học Phật cần thông hiểu hai phương diện này để nhận thức và hành động sao cho sự lý được viên dung.

giacngoonline.com
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#26
‘Có còn hơn không’

GN - HỎI: Có Phật tử nói với tôi rằng, việc bố thí bằng tài vật thuần tịnh là rất hiếm. Vì đa số, để làm ra của cải vật chất tất nhiên không nhiều thì ít cũng có tham sân si. Do đó khi phát tâm cúng dường, bố thí thì tài vật phải do tâm niệm thiện làm ra mới được phước, còn tài vật cúng thí do tham sân si tạo ra thì chẳng những không được phước lại còn phải chịu quả báo. Nói như thế đúng không?

(THÀNH TÂM, thanhtam121261@gmail.com)

[Image: a%20mh.jpg]
Cúng dường chư Tăng - Ảnh minh họa

ĐÁP:

Bạn Thành Tâm thân mến!

Cúng dường, bố thí là một trong những pháp tu mang lại phước báo to lớn trong hiện đời và nhiều đời sau cho thí chủ. Thiện pháp này về hình thức thí xả (cúng/hiến/tặng/cho) khá giống nhau nhưng nội dung, bản chất nội tại của vấn đề thì có vô vàn sự khác nhau. Vì nhân duyên bố thí khác biệt như vậy nên kết quả phước báo cũng hoàn toàn sai khác.

Theo tinh thần Chánh pháp, tịnh thí (bố thí trong sạch) có phước báo lớn nhất. Tịnh thí gồm ba phương diện: Vật thí thanh tịnh, người thí thanh tịnh và người nhận thí thanh tịnh. Vật thí thanh tịnh là tài vật được thí chủ làm ra một cách chính đáng, hợp pháp; là thành quả do công sức, trí tuệ cùng với siêng năng của thí chủ mà có được. Người thí thanh tịnh là người thực hành bố thí với trí tuệ, thấy rõ nhân quả của việc mình đang làm; ‘trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ’. Người nhận thí thanh tịnh là ‘người nhận phẩm vật bố thí, đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si’ (Kinh Tăng chi bộ III, phẩm Chư thiên, phần Bố thí).

Tuy nhiên trong thực tế không phải ai thực hành bố thí, cúng dường cũng hội đủ các nhân duyên thanh tịnh thù thắng của tịnh thí. Nên hiện trạng có sự đan xen giữa các tình huống vật thí thanh tịnh và bất tịnh, người thí thanh tịnh và bất tịnh, người nhận thí thanh tịnh và bất tịnh… vẫn thường xảy ra. Thậm chí trường hợp xấu nhất, ít phước nhất là vật thí bất tịnh, người thí bất tịnh, người nhận thí cũng bất tịnh vẫn có thể xảy ra. Tùy theo nhân duyên, nghiệp lực của mỗi người, mỗi hoàn cảnh mà có sự thực hành bố thí khác nhau, đưa đến phước quả nhiều ít không giống nhau.

Điều quan trọng là, dù cho bất cứ trường hợp nào, có bố thí thì vẫn hơn không. Nếu cho rằng: Vì hoàn cảnh chung mà việc làm ăn của mình có dính dáng đến tham sân si phiền não rồi không bố thí, đó là quan niệm sai lầm. Vì tâm mình chưa thanh tịnh và hoan hỷ rồi không bố thí, chính là quan niệm sai lầm. Vì người nhận thí chưa hoàn thiện, còn nhiều hạn chế phiền não nên không bố thí cho họ, lại là quan niệm sai lầm. Chỉ cần mình có tâm-hạnh-tài rồi dấn thân tùy duyên thực hành bố thí thì chắc chắn sẽ được phước báo.

Không được phước nhiều thì cũng được phước ít, nói bố thí mà ‘không được phước lại còn phải chịu quả báo’ là hoàn toàn không đúng. Theo tinh thần ‘phân biệt’ nghiệp, nếu có người làm ra tài vật bằng cách không chính đáng thì mang nghiệp, mắc nợ đời thì phải trả. Còn đem tài vật đó bố thí cho người thì dù phước không nhiều nhưng vẫn có. Không nên phủ nhận tâm hạnh tốt của người làm ăn phi pháp kia trong chuyện bố thí này. Đơn cử, nếu hai người đều làm ăn không chính đáng mà có tài sản, người nào biết đem bố thí một phần tài sản ấy thì phước báo sẽ nhiều hơn người kia (Còn tội báo của họ thì như nhau. Về sau nếu cả hai người đều bị tù đày thì người có bố thí sẽ được thăm nuôi, đồ ăn mặc đầy đủ hơn người kia).

Cần lưu ý là, lập luận bố thí trên đây không nhằm để chuộc tội cho việc làm ăn bất chính, giàu có phi pháp. Nhân quả luôn rõ ràng, thiện ác thật phân minh. Điều muốn nói là, trong trùng vây của vô minh, nghiệp lực và hoàn cảnh xã hội đầy nhiễu nhương nói chung, nếu lúc nào tâm thiện lành lóe sáng thì chúng ta hãy trân quý, nuôi dưỡng mầm tốt này. Hãy vùng vẫy để ngoi lên, cho dù đó là địa ngục khổ đau không gián đoạn. Hãy tin vào điều thiện dù chỉ le lói trong đêm trường. Hãy làm một điều gì đó có ý nghĩa cho cuộc đời trong khả năng có thể. Những ai vì nghiệp lực đã và đang đi trên đường ác hãy dũng cảm làm một chút gì đó thiện lành, dù nhỏ nhoi nhưng tất cả đều được trân trọng vì ‘có còn hơn không’.

Chúc bạn tinh tấn!

giacngoonline.com
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#27
Trước lo báo hiếu sau mới xuất gia

GN - HỎI: Tôi năm nay là sinh viên năm thứ hai. Sau khi nghe những bài pháp thoại của quý thầy, tôi đãng ra mọi thứ trên đời này đều vô thường, tạm bợ. Tôi bắt đầu khởi lên ý nguyện xuất gia để học đạo nhằm giải thoát cho chính mình và cứu độ chúng sinh. 


Từ lúc khởi tâm xuất gia đến nay đã mấy tháng rồi. Mỗi ngày tâm xuất gia của tôi càng tri dy mạnh mẽ, nhưng tôi không thể nào thuyết phục được mẹ tôi cho phép. Gia đình tôi có hoàn cảnh riêng, ba mẹ đã ly d. Mẹ nghèo nên phải vay mượn bán buôn tảo tần để nuôi anh em tôi ăn hc. Sau khi giác ngộ, tôi đã xin xut gia hai ln mà mẹ kiên quyết không cho. Mẹ nói chỉ muốn tôi học ra trường, đi làm để có tiền lo cho bản thân, anh em  cho mẹ nữa. 


Mẹ khuyên tôi bỏ cái ý định đó đi để tập trung học tập. Nhưng tôi không thể nào bỏ được cái ý nghĩ này, nó cứ quanh quẩn trong đầu  ngày nào tôi cũng phi nghe pháp mi chu ni. 


Kính hỏi quý Báo, tôi phải làm sao để loại bỏ ý nghĩ xut gia này hay tôi phải làm sao để cho mẹ đồng ý? Thật lòng tôi rất muốn được xuất gia để sống đời sống phạm hạnh, không phiền não và được hết lòng phụng sự chúng sinh.

(LAM PHƯƠNG, phuongrui31@gmail.com)

[Image: xuatgia.jpg]
Những con đường khác thì có sớm muộn và nhanh chậm nhưng xuất gia thì không - Ảnh: Bảo Toàn



ĐÁPBạn Lam Phương thân mến!

Bạn thật có duyên lành khi đến với Phật pháp bằng sự hiểu biết. Thấy rõ “mọi thứ trên đời này đều vô thường, tạm bợ; khởi lên ý nguyện xuất gia để học đạo nhằm giải thoát cho chính mình và cứu độ chúng sinh” chính là chánh kiến và chánh tín. Thấy biết đúng Chánh pháp và phát nguyện dũng mãnh như bạn là có căn lành, được gọi là “hảo tâm xuất gia”.

Tuy nhiên, để biến tâm nguyện cao cả ấy thành hiện thực là cả một quá trình. Phần lớn người xuất gia nào cũng phải trải qua nhiều gian lao, thử thách mới được bước chân vào  đạo. Thành ra, một số người bước vào đạo quá thuận lợi dễ dàng, ít trải qua chông gai thử thách đôi khi lại không phải là điều hay.

Hiện thực cho thấy mỗi người có một nhân duyên xuất gia khác nhau. Hoàn cảnh của bạn hiện nay thì xuất gia chưa phải là ưu tiên hàng đầu. Tình thương của mẹ dành cho bạn thì quá rõ! Buôn tảo bán tần nuôi bạn ăn học, không nề gian khó, chấp nhận nợ nần để nuôi hy vọng bạn sẽ là trụ cột của gia đình. Giờ đây, bạn bỏ mẹ mà đi (dù đi theo thánh hiền) vẫn là chưa phải lúc. Thế nên, câu ca dao “Tu đâu cho bằng tu nhà/Thờ cha kính mẹ mới là chân tu” trở nên đúng đắn với bạn hơn bao giờ hết.

Bạn cần hiểu rằng, một người sau khi giác ngộ và hiểu biết sâu sắc về đạo Phật, không phải ai cũng xuất gia. Đệ tử Phật có hai hội chúng là tại gia (cư sĩ) và xuất gia (tu sĩ). Hai hội chúng này đều có vị trí, vai trò riêng trong việc tu tập tự thân, hộ pháp và hoằng pháp. Ở vị trí nào, chỉ cần làm tròn chức phận của mình thì đó đã là tu tốt rồi.

Vậy nên bạn hãy làm một Phật tử tốt. Cụ thể, bạn phát nguyện quy y Tam bảo, giữ gìn năm nhân cách đạo đức của người Phật tử (năm giới), hiếu thảo với mẹ, hòa thuận với anh em, chăm lo học tập, siêng năng làm việc, thương yêu mọi người. Những việc này, nếu bạn chưa làm được thì khó mà làm tròn phận sự của người xuất gia. Bạn hãy luôn quán niệm, ghi nhớ trong lòng hãy làm một Phật tử tốt, đây chính là cơ sở vững chắc của con đường xuất gia ở tương lai.

Như vậy, tâm nguyện xuất gia cao cả của bạn vẫn luôn ấp ủ và nuôi dưỡng. Vì hoàn cảnh gia đình nên tạm thời chưa nghĩ đến xuất gia, chỉ tu tập tại gia, làm một Phật tử tốt mà thôi. Sau một thời gian, nhờ sự cố gắng học tập và nỗ lực tu hành của chính mình, bạn ngày càng trở nên chín chắn, trưởng thành hơn về nhiều phương diện trong cuộc sống. Bấy giờ, bạn có thể cùng với mẹ vực dậy kinh tế gia đình, nuôi em ăn học thành tài, cùng dắt dìu nhau qua chặng đường gian khó.

Lúc này, nếu tâm nguyện xuất gia của bạn vẫn còn được hâm nóng, bạn có thể xin phép mẹ xuất gia. Chữ hiếu dẫu chưa tròn nhưng thiết nghĩ những gì bạn làm được đã nói lên tất cả. Bạn sẽ thanh thản bước vào đường đạo với nụ cười tiễn chân của mẹ và lòng thương kính của anh em. Những con đường khác thì có sớm muộn và nhanh chậm nhưng xuất gia thì không. Đi sau về trước là chuyện thường trong nhà đạo. Phật ở Ấn Độ, ở Cực lạc, ở ngay trong nhà bạn, và cũng ở nơi tự tâm mỗi người.

Chúc bạn tinh tấn!

GNOL


May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#28
Nghề nào nghiệp nấy

GN - HỎI: Tôi làm hướng dẫn viên du lịch nên phải dẫn khách đến các nhà hàng, hỗ trợ khách gọi món ăn thường là các loại hải sản tươi sống. Như vậy có phạm giới sát không? Và nghề này có chánh mạng không?

(ĐỨC BÁCH, tranducbach01@gmail.com)

[Image: a%20huongdanvien.jpg]
Hướng dẫn viên du lịch - Ảnh chỉ mang tính minh họa


ĐÁP:

Bạn Đức Bách thân mến!

Nghề hướng dẫn du lịch của bạn là chánh mạng (nuôi sống thân mạng bằng nghề nghiệp chân chính). Còn những ai làm các nghề như buôn bán người, buôn bán vũ khí, buôn bán thuốc độc, làm nghề đồ tể, buôn bán rượu - ma túy mới là tà mạng.

Trừ những nghề tà mạng mà Đức Phật đã cấm đoán ra, còn lại các nghề khác thì mỗi nghề một nghiệp. Nghề hướng dẫn du lịch đưa đón, hướng dẫn, phục vụ ăn uống cho du khách cũng có nghiệp của riêng mình. Khi gọi món cho du khách, tuy bạn không phạm giới sát sinh nhưng có liên đới cộng nghiệp giết hại nên cần phải thành tâm sám hối.

Vì thế, ngoài việc sám hối, bạn nên làm các điều phước thiện trong khả năng để vun bồi thêm phước đức cho chính mình. Cuộc sống là cả một chuỗi tội phước đan xen, những gì tránh được thì hãy tránh để tích phước, những gì do đặc thù của nghề nghiệp mà chưa thể tránh được thì hãy tích cực làm các điều thiện khác để bù lại cho cân bằng.

Chúc các bạn tinh tấn!


GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#29
(2018-01-01, 06:38 PM)Anh_Điếc Wrote: ...Bớ ... Thầy thiền sư NR cho Điếc hoải một câu trong trang "Hỏi Đáp thắc mắc" của thầy nghen:

Là một Phật Tử sau khi xuôi tay nhắm mắt, phật tử đó sẽ đi về nơi mô rứa ?

"Điếc chứ không có Đui sao không thấy Ta chưa chết mà hỏi Ngu vậy nhỉ?????" Thiền Sư Non trả lời
Reply
#30
Nên thận trọng với các pháp Thiền ngoài Phật giáo

GN - HỎI: Tôi là Phật tử, hiện đang tu tập niệm Phật theo pháp môn Tịnh độ. Vì thân mang nhiều bệnh nên gần đây tôi được một người bạn giới thiệu học thiền để chữa bệnh. Sau khi đăng ký học, tôi được biết pháp thiền ấy là thiền Trường sinh học, khai mở các luân xa, nghe nói có nguồn gốc từ các vị sư Phật giáo. Tuy vậy, những vị đứng đầu dòng thiền này hiện không theo tôn giáo nào cả. 

Học thiền này được một thời gian, tôi thấy bệnh có phần bớt. Vì bên dạy thiền cũng không có điều kiện gì ràng buộc nên tôi nghĩ học cho có sức khỏe để tu tập niệm Phật được tốt hơn. Tuy vậy, tôi vẫn băn khoăn. Học thiền này có vi phạm gì với các điều luật của Phật tử đã theo Phật giáo? Có bị tạp tu không? Có ảnh hưởng gì đến sự tu tập theo pháp môn Tịnh độ?

(THIỆN NGHĨA, Võ Thị Sáu, P.3, 
TP.Sóc Trăng)

[Image: thientap.jpg]
Tư thế tay trong thiền tọa của Phật giáo - Ảnh minh họa


ĐÁP:

Bạn Thiện Nghĩa thân mến!

Trước hết, bạn cần biết rõ, thiền Trường sinh học khai mở các luân xa không phải là thiền Phật giáo. Bạn học thiền này (trong một thời gian nhất định) với mục đích dưỡng sinh nhằm tăng cường sức khỏe, theo tinh thần phương tiện của Phật giáo thì vẫn được, không trở ngại gì.

Tuy nhiên, hiện nay có một số người ở một vài nơi, họ nhân danh tập thiền để dưỡng sinh rồi âm thầm truyền đạo mới, cải đạo Phật tử. Vì thế, hàng Phật tử cần nâng cao cảnh giác với các lớp thiền này.

Muốn không bị tạp tu, không ảnh hưởng đến pháp môn Tịnh độ mà bạn đang hành trì,  bạn nên dừng tu thiền Trường sinh học này. Bạn có thể học thêm một khóa thiền Phật giáo để nâng cao sức khỏe, hay nỗ lực niệm Phật đạt đến nhất tâm thì nghiệp chướng tiêu trừ, thân tâm an lạc.

Chúc các bạn tinh tấn!

giacngoonline. 
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply