Phật Học Thường Thức-Trang Hỏi Đáp: Hiểu đúng về chữ "nợ" khi con bất hiếu.
#46
Giải pháp nào cho Phật tử vì mưu sinh mà tạo nghiệp?

GN - HỎI: Tôi làm nghề nông, hàng năm đã giết hại rất nhiều sâu rầy. Tôi tin hiểu nhân quả nên sợ sẽ chịu quả báo nặng nề. Mặc dù cố gắng làm các việc phước thiện đ bù đp nhưng e rằng không bù nổi nghiệp sát mình đã tạo ra. Tôi nghĩ nếu quy luật nhân quả khốc liệt như vậy thì những người làm nghềđánh cá, những ngưi làm nông như tôi không thể tu tập được hay sao? Rất mong quý Báo cho lời khuyên đ tôi an tâm hơn mà tinh tấn tu tập mỗi ngày.

(NGỌC LINH, 
ngoclinhteo81@gmail.com)


[Image: tuvan.jpg]
Thấy rõ trong nghề có nghiệp nên cần làm thêm 

nhiều thiện nghiệp khác để bổ sung nhằm vun bồi cội phước


ĐÁP:

Bạn Ngọc Linh thân mến!

Bốn trọng nghiệp của con người là “sát, đạo, dâm, vọng”, nhất là nghiệp sát rất dễ tác tạo nên trong năm giới cấm của hàng Phật tử được Đức Phật cân nhắc kỹ lưỡng và xếp lên đứng đầu. Khi trao truyền cũng như thọ nhận giới thứ nhất Không sát sinh (Ngũ giới), Tăng Ni và Phật tử thường trao truyền cũng như nhận thức phổ quát là không giết hại tất cả chúng sinh. Điều này đúng nhưng thiển nghĩ, trọng tâm của giới Không sát sinh là không giết người và các loài to lớn. Còn các loài côn trùng nhỏ nhít thì cố tránh, nếu bất đắc dĩ không tránh được thì phải thành tâm sám hối.

Chúng tôi không có ý phân biệt loài lớn loài nhỏ do sinh mạng thì bình đẳng nhưng vì tổn hại sinh mạng là cộng nghiệp của con người đến nỗi không ai có thể tránh được hoàn toàn. Vì thế con người phải chấp nhận cộng nghiệp ấy với thọ mạng giới hạn (trên dưới 80 năm) và thân thể mang nhiều tật bệnh. Đức Phật đã xác định nghề đồ tể (giết mổ trâu bò lừa ngựa…) là tà mạng, không nên làm. 

Còn nghề săn bắn, chài lưới tuy không xếp vào tà mạng nhưng cũng được khuyến cáo nếu được thì sớm đổi nghề để chuyển bớt nghiệp. Riêng nghề nông xưa nay được xem là lương thiện. Mặc dù nghề này vì cày cuốc thường tổn hại chúng sinh, ngày nay thêm xịt thuốc ngăn sâu rầy phá hại cũng làm tổn hại không ít sinh mạng.

Không phải ngẫu nhiên mà trong dân gian hình thành nên cụm từ nghề nghiệp. Có nghĩa rằng mỗi nghề đều có một nghiệp. Ngay cả những nghề cao quý nhất là thầy giáo, thầy thuốc cũng dễ dàng tạo nghiệp. Thậm chí cả thầy tu mà sơ suất cũng tạo nghiệp xấu như thường. Do nghề đi liền với nghiệp nên người Phật tử chỉ không làm những nghề tà mạng (buôn bán người, buôn bán vũ khí, buôn bán thuốc độc, làm nghề đồ tể, buôn bán rượu - ma túy) còn lại vẫn làm ăn sinh sống bình thường với mọi ngành nghề khác nhau.

Người Phật tử biết rõ trong nghề có nghiệp nên phải hết sức cố gắng giữ mình, hạn chế đến mức thấp nhất việc tổn hại, tự giác sống lương thiện với nghề, nguyện làm ăn chân chính. Nếu sợ nghiệp rồi không dám làm nghề, không có công ăn việc làm thì “bần cùng sinh đạo tặc” tạo nghiệp ác khác, đó không phải là thái độ sống tích cực của người Phật tử. Cho nên giải pháp cho vấn đề “vì mưu sinh mà tạo nghiệp” là hàng đệ tử Phật luôn nỗ lực làm các điều thiện trong khả năng có thể để bù đắp lại những nghiệp xấu (nếu có hoặc không thể tránh). 

Trong kinh Tăng chi b (phẩm Hạt muối), Đức Phật dạy nghiệp ác mà chúng ta tạo ra trong đời sống tựa như nắm muối. Nếu nắm muối ấy bỏ vào chén nước thì không uống được, nhưng nếu đem nắm muối ấy bỏ vào sông Hằng thì không hề hấn gì. Muối là nghiệp xấu, nước là nghiệp tốt. Nếu tạo ra nghiệp tốt nhiều như nước sông Hằng thì nghiệp xấu kia sẽ bị hòa tan, thậm chí không gây nên tác dụng tiêu cực nào đáng kể.

Quan điểm của Phật giáo là không làm nghề tà mạng. Ngoài ra có thể làm mọi nghề nhưng cần có tâm với nghề. Thấy rõ trong nghề có nghiệp nên cần làm thêm nhiều thiện nghiệp khác để bổ sung nhằm vun bồi cội phước.

Chúc bạn tinh tấn!

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#47
Ăn chay, nấu mặn có mắc tội không?



GN - HỎI: Trong những ngày ăn chay, tôi vẫn phải đi chợ mua và nấu đồ mặn cho chồng con ăn, như vậy có mắc tội không?
(NGUYỄN LƯỢM, luomnguyen59@gmail.com)



[Image: monchay.jpg]
Món chay - Ảnh minh họa



ĐÁP:
Bạn Nguyễn Lượm thân mến!

Mục đích của việc ăn chay để nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật, nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh xa sự sát sinh. Nên khi bạn ăn chay mà phải nấu mặn, để không mắc tội bạn cần mua thực phẩm đã làm sẵn, không được giết hại. Mặt khác, bạn nên khéo léo thiết kế các món ăn thuần rau củ quả nhiều hơn, giảm bớt một số món mặn, như thế vừa tốt cho sức khỏe cả nhà, vừa tiện lợi cho việc nấu nướng của bạn.

Hiện có khá nhiều gia đình chưa hội đủ thuận duyên để vợ chồng con cái cùng ăn chay nên khi người vợ ăn chay vẫn phải đi chợ và nấu đồ ăn mặn cho gia đình. Thiển nghĩ, đây cũng là chuyện bình thường. Vì gia đình là trên hết, lo cho gia đình êm ấm, đầy đủ mới là điều quan trọng nhất.

Bạn hãy chăm sóc gia đình bằng tất cả tấm lòng. Kham nhẫn tất cả vì hạnh phúc gia đình. Tìm cách chuyển hóa cả nhà cùng ăn chay với bạn vào những ngày chay. Phật giáo khuyến khích tín đồ mỗi tháng ăn chay ít nhất là hai ngày, nhiều hơn (bốn ngày) thì càng tốt. Mục tiêu này bạn cần lập ra cho cả nhà phấn đấu. Khi có được sự trợ duyên đồng thuận của cả nhà thì bạn sẽ không còn băn khoăn khi ăn chay mà phải nấu mặn nữa.

Chúc các bạn tinh tấn!

GNOL

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#48
Hảo tâm xuất gia


GN - HỎI: Cháu là Phật tử, hiện sắp vào lớp 10. Cháu được tiếp xúc với đạo Phật từ lớp 5, có chí nguyện xuất gia lúc học lớp 6. Mới đầu cháu chỉ thích đi tu thôi, sau cháu tìm hiểu về Phật pháp, hiểu rằng xuất gia là một việc quan trọng. 

Giờ cháu sắp lên lớp 10 rồi, có thể ý thức được việc cháu đang làm. Cháu đã xin phép bố mẹ cho xuất gia nhưng bố mẹ ngăn cản. Cũng có thể bố mẹ nghĩ cháu còn nhỏ chưa hiu được việc mình đang làm. Cháu cũng cố giải thích rồi nhờ một người cô nói chuyện với bố mẹ nhưng vn không được. 

Hàng ngày cháu thưng nghe Pháp (băng đĩa quý thầy thuyết pháp, giảng dạy giáo lý) mới đầu thì bố mẹ không nói gì nhưng càng về sau bố mẹ phản đối và có ác cảm với đạo Phật. Cháu cũng tìm cách cho bố mẹ nghe Pháp nhưng bố mẹ không nghe. Cháu xin quý Báo cho cháu lời khuyên, làm sao bố mẹ có thểđồng ý cho cháu xuất gia? Làm sao để giúp bố mẹ cháu hiểu về đạo Phật?

(THANH TAO,
sepkhongnoinhieu543@gmail.com

[Image: buddhism%20pyxabay.jpg]

Trau dồi đạo hạnh - Ảnh minh họa

ĐÁP: Bạn Thanh Tao thân mến!

Theo như những gì bạn đã sẻ chia thì bạn có rất nhiều căn lành với sự nghiệp xuất gia. Tuổi trẻ đầu xanh mà bạn đã có hiểu biết và nung nấu chí nguyện xuất trần dõng mãnh như thế, nếu hội đủ duyên lành như nguyện thì gọi là hảo tâm xuất gia.

Bạn đang ở tuổi vị thành niên nên làm gì cũng phải được bố mẹ cho phép. Nhà chùa sẽ không thu nạp bạn được nếu chưa có sự đồng thuận của bố mẹ. Thiết nghĩ, bố mẹ của bạn chưa cho phép bạn xuất gia cũng có lý do. Thứ nhất, như bạn đã nói là bố mẹ nghĩ bạn còn nhỏ, có thể chưa hiểu hết việc mình đang làm, chưa chín chắn để lường hết những khó khăn gian khổ trên con đường xuất gia. Thứ nữa, dù có hiểu đạo đến mấy, việc phải xa cách đứa con thân yêu, nhìn con sống đạm bạc nâu sồng nơi chốn thâm nghiêm thì bậc cha mẹ nào mà không khỏi quặn lòng rồi cản ngăn.

Sở dĩ bố mẹ bạn gần đây có biểu hiện dị ứng, ác cảm với Phật pháp vì nghĩ rằng đó chính là nguyên nhân khiến họ sắp mất người con thân yêu. Thiết nghĩ, bạn cứ nên nghe các băng đĩa kinh sách Phật pháp như bình thường. Bởi Phật pháp dạy con người làm lành tránh dữ, giúp con người hướng thiện, trau dồi đạo đức để sống tốt đạo đẹp đời. Bạn cũng không nên làm bất cứ điều gì để “giúp” bố mẹ tìm hiểu Phật pháp mà chính bố mẹ - một phần vì thương bạn, một phần muốn giải tỏa thắc mắc vì sao bạn lại chọn con đường xuất gia như một lẽ sống - sẽ tự tìm hiểu lấy, điều này sẽ tốt cho bố mẹ hơn.

Lúc này, điều quan trọng nhất là bạn phải thể hiện mình là một Phật tử thuần thành, kính tin Tam bảo, có nhân cách đạo đức; là người con hiếu thảo, biết vâng lời cha mẹ, siêng năng học tập. Bạn nên chọn những thời điểm thích hợp để tâm sự với mẹ (hoặc bố, hoặc cả hai) về chí nguyện xuất gia của mình. Mưa dầm sẽ thấm đất, nếu được bố mẹ đồng ý thì xuất gia ngay.

Còn nếu sau nhiều lần xin phép mà vẫn không đạt được sự đồng thuận của bố mẹ, khi bạn thành niên sẽ có hai lựa chọn cho mình. Một là, bạn vẫn sống đời cư sĩ, làm một vị Phật tử mẫu mực, vừa tu học chuyển hóa bản thân, hộ trì Phật pháp vừa chu toàn hiếu đạo với cha mẹ, trách nhiệm với gia đình. Hai là, bạn đã trưởng thành nên có toàn quyền tự quyết lẽ sống cho riêng mình.


Chúc bạn tu hành tinh tấn

GNOL




May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#49
Ý nghĩa thờ cúng Tổ tiên theo quan điểm Phật giáo


GN - HỎI: Tôi có tìm hiểu về giáo lý đạo Phật cùng các phong tục, tín ngưỡng của người Việt. Tôi được biết, theo đạo Phật, con người sau khi chết tối đa là 49 ngày thần thức sẽ tùy nghiệp thiện ác của mỗi người mà tái sinh vào lục đạo (trời, a-tu-la, người, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục). Tôi có thắc mắc là, nếu sau khi chết sẽ tái sinh vào lục đạo thì người thân thờ cúng họ có ích lợi gì? Họ tái sinh rồi thì thờ cúng ai? Mong được quý Báo sẻ chia. 

(HIỀN HUÂN, huannh89@gmail.com)



[Image: tho%20cung.jpg]
Tưởng niệm ông bà, tổ tiên - Ảnh minh họa

ĐÁP:

Bạn Hiền Huân thân mến!

Kinh sách Phật giáo Bắc tông nói chung đều xác định người chết sau khoảng thời gian tối đa 49 ngày thì theo nghiệp mà tái sinh vào cõi tương ứng trong lục đạo. (Phật giáo Nam tông - Theravāda Buddhism quan niệm người chết theo nghiệp lập tức tái sinh vào cõi tương ứng trong lục đạo, không trải qua thân trung ấm). Dĩ nhiên, tái sinh vào cõi nào thì theo nghiệp của cõi ấy sống hết thọ mạng, khi chết lại tùy nghiệp tái sinh vào cõi khác nữa, gọi là luân hồi trong sáu nẻo.

Thờ cúng ông bà tổ tiên là phong tục tốt đẹp của các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam. Khi đạo Phật được du nhập vào thì có sự giao thoa, tiếp biến có chọn lọc với các tín ngưỡng bản địa, và phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên vẫn được trân trọng, duy trì trong đời sống tâm linh của người Phật tử Việt từ xưa cho đến tận ngày nay. Bấy giờ, người Phật tử vẫn thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng với cái nhìn mới, đa văn hóa, vừa phù hợp với truyền thống dân tộc và vừa thuận hợp với quan điểm Phật giáo.

Trước hết, người Phật tử không xem bàn thờ gia tiên là “nơi ở” của ông bà, tổ tiên, những người thân đã khuất nói chung (vì biết rõ chư vị đã theo nghiệp tái sinh trong lục đạo rồi). Bàn thờ gia tiên được lập ra để tưởng niệm, ghi nhớ ân đức sinh dưỡng của tổ tiên, ông bà. Bàn thờ gia tiên biểu trưng cho cội nguồn huyết thống (song hành với cội nguồn tâm linh - bàn thờ Phật), cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ tông. Kính thờ tổ tiên để bày tỏ lòng hiếu thảo, thể hiện tâm nhớ ơn và hoài nguyện đền đáp ơn sâu nghĩa nặng, chính điều này đã un đúc và hình thành nên truyền thống hiếu nghĩa quý báu của người Phật tử.

Cúng kiếng cũng vậy, người Phật tử cũng biết rõ, nếu ông bà tổ tiên tái sinh ngoài cõi ngạ quỷ - quỷ thần (không tương ưng xứ) thì không thể ăn uống hay thọ dụng những lễ phẩm dâng cúng ấy. Đơn cử, chư thiên không ăn được vì họ thấy dơ bẩn, không xứng với họ. Các loài trong địa ngục dù đói khát đến mấy cũng không thể thoát ngục để tới uống ăn. Chỉ riêng loài ngạ quỷ - quỷ thần là có thể ăn đồ cúng của loài người. Nếu người thân của chúng ta chết rồi tái sinh làm ngạ quỷ thì cúng kiếng cho họ sẽ thọ dụng được. Nhưng hầu hết chúng ta lại không thể biết người thân của mình chết rồi tái sinh về đâu. Thành ra lễ phẩm dâng cúng ông bà tổ tiên chủ yếu nhằm thể hiện lòng thành, là bổn phận của con cháu, còn thọ dụng được hay không thì tùy nhân duyên của các vị.

Như vậy thờ cúng là để bày tỏ tâm hiếu thảo, biết ơn và đền ơn công đức sinh dưỡng sâu nặng của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Truyền thống của tổ tông, gia tộc là một sợi chỉ đỏ kết nối quá khứ với hiện tại. Chúng ta tự hào về tổ tiên nên nguyện sống tốt, xứng đáng là con hiền cháu thảo. Nếu mất gốc rễ, không thờ cúng, quên dấu vết cội nguồn huyết thống là một sự vong bản, phi đạo đức. Đó là lợi ích đầu tiên của việc thờ cúng gia tiên.

Kế đến, vì tưởng nhớ niệm ân ông bà tổ tiên nên con hiền cháu thảo phát đại nguyện làm tất cả công đức thiện lành trong khả năng để hồi hướng phước báu cho họ. Phật giáo khuyến khích làm phước để hồi hướng cho người thân đã khuất, dầu họ tái sinh vào đâu cũng nhận được phước đức do con cháu hiếu thảo hồi hướng đến. Cho nên người Phật tử không quá chú trọng đến mâm cao cỗ đầy rồi thù tạc linh đình trong những ngày tưởng niệm, giỗ chạp mà chủ yếu là tạo phước để hồi hướng, trao truyền hiếu đạo cho người sau.

Thành ra, người Phật tử không hề xem việc thờ cúng tổ tiên ông bà là “thờ quỷ” như một số người vong ơn, bội nghĩa, bất hiếu, tà kiến quan niệm. Thờ cúng tổ tiên để liên kết với quá khứ mà phát huy các giá trị sống tốt đẹp cho hiện tại. Thờ cúng ông bà cha mẹ để thực tiễn hóa ý niệm tri ân và báo đáp thâm ân sinh dưỡng. Thờ cúng đồng thời cũng là cách giáo dục lòng hiếu thảo cho con cháu về sau. Giáo lý đạo Phật đề cao tinh thần hiếu đạo, kính thờ và phụng dưỡng cha mẹ mang lại phước báo lớn… đã hòa quyện với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt để trở thành nếp sống đạo đức, hiếu thảo của người Phật tử Việt hiện nay.

Chúc bạn tinh tấn!


GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#50
Lỡ xăm hình Phật xóa & sám hối thế nào?


[Image: anh%20xam%20hinh.jpg]
Theo nhận thức của số đông, xăm hình Đức Phật lên người là điều không nên


GN - HỎI: Tôi có người quen là Phật tử. Lúc trước vị ấy do tin “có vong theo” và chưa hiu đo nên đã xăm hình Phật lên cánh tay (chỗ gần vai) đ mong được che chở. Nay vị ấy rất hối hận về việc này nhưng không thể xóa hình xăm đó được vì khá lớn. Xin quý Báo cho biết nếu xăm chng lên đ xóa đi hình Phật ấy có được không? Nếu được, sau khi xóa xong, sám hối thế nào?

(THANH THANH, tthanhthanh@yahoo.fr)

ĐÁP:

Bạn Thanh Thanh thân mến!

Hiện nay, đối với các hình xăm lớn đậm nét, ngoài phương pháp xóa hiện đại bằng tia laser thì cách xử lý xóa hình xăm bằng cách xăm chồng lên hình cũ (đồng màu da hoặc tạo ra một hình ảnh mới với các ưu khuyết điểm riêng) được xem là tối ưu và khá an toàn, nên phần lớn người ta đều chọn một trong hai cách này.

Khi đã xóa hình xăm, dĩ nhiên hình xăm Đức Phật trước đây sẽ mất đi, nhường chỗ cho hình xăm mới. Theo nhận thức của số đông, xăm hình Đức Phật lên người là điều không nên, dù cho người xăm có lòng tôn kính Phật, có tâm tốt muốn Ngài che chở và gia hộ. Bởi lẽ thân này dù đẹp đẽ đến mấy cũng hôi dơ, bất tịnh. Tuy vậy, điều này cũng không phải tội lỗi quá nghiêm trọng, có thể dẫn đến đọa lạc như các hành vi cố ý xúc phạm, hủy phạm Đức Phật. Nên bạn ấy có thể sám hối để thân tâm được trong sạch.

Sau khi đã xóa hình xăm, muốn sám hối Phật, trước hết bạn ấy phải đối trước tôn tượng, dâng cúng hoa hương, thành tâm lễ bái, thật lòng bày tỏ những sơ suất, nông nổi trước đây của mình với Đức Phật, phát nguyện không tái phạm, nếu có thể tùy duyên hùn phước tôn tạo tượng Phật ở khắp nơi để chuộc lỗi, tích phước. Kế đến, bạn ấy phát tâm giữ giới, tụng kinh, tọa thiền, sám hối lễ bái hồng danh Phật theo các bộ kinh sám như Hồng danh bửu sám, Lương hoàng sám, Thủy sám… cho đến khi thân tâm đều thanh tịnh.

Chúc bạn tinh tấn

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#51
Pháp tu cho người đồng tính



GN - HỎI: Tôi là Phật tử trẻ đồng tính nam. Xin hỏi, Đức Phật chỉ dạy phương pháp tu cho người đồng tính thế nào? Có nên phẫu thuật chuyển đổi ngoại hình để sống đúng với giới tính của mình không? Phật giáo có chấp nhận hôn nhân đồng tính?

(CÔNG HẢI, datinhasforever@yahoo.com)



[Image: dongtinh.jpg]
Dù là đồng giới hay dị giới cũng cần sống có trách nhiệm và tử tế với người bạn đời, 

cam kết và thực thi đầy đủ bổn phận của người vợ, người chồng - Ảnh minh họa




ĐÁP:


Bạn Công Hải thân mến!


Vào thời Đức Phật, người đồng tính chỉ bị giới hạn trong hàng ngũ xuất gia vì những nguyên nhân có tính đặc thù, còn hàng Phật tử đồng tính tại gia dường như Đức Phật không có quy định gì khác với người dị tính. Thành ra, người Phật tử dù dị tính hay đồng tính thì cũng tu tập giống nhau. Căn bản vẫn là quy y Tam bảo, giữ năm giới cấm, chuyển hóa ba nghiệp thân khẩu ý, chuyên làm các hạnh lành v.v…


Về việc “phẫu thuật chuyển đổi ngoại hình để sống đúng với giới tính của mình”, đạo Phật cũng không có quy định cấm ngăn nào. Vì thế bạn có thể cân nhắc các phương diện liên quan rồi tùy duyên quyết định.


Riêng vấn đề “Phật giáo có chấp nhận hôn nhân đồng tính?” thì đạo Phật không có quan điểm cụ thể mà linh động tùy duyên. Trong hôn nhân của hàng Phật tử, Đức Phật chú trọng đến bổn phận và trách nhiệm của người vợ, người chồng nhằm thiết lập hạnh phúc. Tuy vậy, không ghi nhận được có trường hợp nào Đức Phật chấp nhận hoặc ngăn cấm hôn nhân đồng tính. Nên cụm từ “bổn phận và trách nhiệm của người vợ, người chồng” ở đây không nhất thiết là vợ chồng dị tính. 


Mặt khác, trọng tâm của giới thứ ba là chung thủy, trong khi các tập tục của xã hội bấy giờ liên quan đến hôn nhân như chế độ đa thê (hoặc đa phu) chẳng hạn vẫn tồn tại trong các cộng đồng Phật tử, chứng tỏ Đức Phật rất linh động tùy duyên và tùy thuận trong vấn đề hôn nhân.


Từ nền tảng này, chúng ta có thể rút ra một số vấn đề về hôn nhân đồng tính theo quan điểm Phật giáo như sau: Thứ nhất, dù Phật giáo tùy duyên (không chấp nhận và cũng không ngăn cấm) nhưng phải tùy thuộc luật pháp và luật tục của cộng đồng xã hội nơi bạn ở đồng thuận hay ngăn cấm hôn nhân đồng tính để tuân theo. Thứ hai, sống có trách nhiệm và tử tế với người bạn đời, cam kết và thực thi đầy đủ bổn phận của người vợ, người chồng trong hôn nhân dù dị hay đồng tính.
Chúc bạn tinh tấn

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#52
Ðang yên đi xem bói về bị trầm cảm

GN - HỎI: Tôi năm nay 27 tui, đã kết hôn đưc hai năm, hin tâm lý tôi đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Bởi vừa rồi tôi đi xem tử vi, bị thầy phán rằng chồng tôi sẽ mất sớm và số tôi phải hai đời chồng; một lá số vô cùng vất vả. 

Từ ngày đi xem bói v đến giờ tôi sống trong buồn khổ lo âu, gần như trầm cảm vì chuyện này. Tâm tôi lúc nào cũng lo lắng bất an, ảnh hưởng rất xấu đến cuộc sống của tôi hiện tại. Sau khi nghe tin dữ, tôi tìm đến Phật pháp nhằm tìm hiểu về nhân quả cũng như quan niệm nhà Phật về tử vi bói toán. Tôi tự trấn an mình phải tin theo lời Phật dạy về nhân quả, “nhân nào quả nấy, đc năng thắng số”, mình đang tạo nhân lành nên chắc chắn sẽ có quả tốt. Nhưng gần cả tháng nay, tôi vẫn chưa thể kéo mình ra khỏi nỗi bất an này. 



[Image: xinxam%202.jpg]
Ảnh minh họa


Điều khiến tôi băn khoăn là tôi đã xem lá số tử vi nơi thy này đến 5 lần, những lần trước thầy đều nói lá số tôi rất tốt. Vậy mà không hiểu sao vừa rồi thầy lại nói lá số tôi rất xấu. Tôi thực sự rất khổ sở, kính mong quý Báo giúp tôi cách nào đ thoát ra được chuyện này.


(HỒNG THẮM)

ĐÁP:

Bạn Hồng Thắm thân mến!

Bạn đang quá tin vào những điều mà thực sự chưa xảy ra và cũng không có gì đảm bảo là tuyệt đối chính xác. Bất cứ niềm tin nào, tin mà không hiểu thì gọi là mê. Để thoát ra khỏi buồn khổ, lo lắng, bất an, trầm cảm vì thầy tử vi phán chồng sẽ chết sớm, đôi ngả chia lìa, gia đạo tan nát…, bạn cần bình tĩnh, ngồi yên lại để phân tích, suy ngẫm từng việc một, từ đó biết rõ điều gì nên tin, điều gì cần vứt bỏ để sống vui an lạc.

Đầu tiên, thiết nghĩ bạn nên hiểu khái lược về tử vi. Tử vi là một khoa học tiên đoán về thân phận, đời sống căn cứ vào kết quả của lá số được thiết lập dựa trên cơ sở dữ liệu giờ-ngày-tháng-năm sinh của mỗi người. Lá số tử vi được xem như bộ khung cơ bản của một thân phận. Từ nền tảng này, tùy theo thời điểm (lúc xem), tùy thuộc công việc (xem gì), chuyên gia tử vi sẽ tính toán và đưa ra những tiên đoán cùng khuyến nghị cụ thể. Dĩ nhiên có người tin và có người không tin khoa tử vi bởi kết quả của những tiên đoán này thật khó phân minh, đúng sai lẫn lộn. Thông thường, nếu đúng thì mọi người đồn thổi tung hô thầy tử vi như thánh sống, còn sai thì người xem tự mặc nhiên im lặng.

Điều cần lưu ý là vị thầy ấy đã lập lá số cho bạn và xem cho bạn nhiều lần. Những lần trước thầy đều khen lá số của bạn rất tốt. Lần xem gần đây nhất thầy lại nói lá số bạn rất xấu (trong khi về căn bản lá số gần như cố định vì giờ-ngày-tháng-năm sinh của bạn không thay đổi). Nói riêng về lá số thì chắc chắn có sự nhầm lẫn hay một dụng ý nào đó ở đây. Nếu không may gặp vị thầy phán xong rồi kêu bạn chi một khoản tiền lớn để “đảo số” cho gia đạo an ổn thì chắc chắn bạn sẽ bị lừa tiền mất tật mang. Nói cách khác, nếu bạn gặp một vị thầy tử vi thiếu tâm và kém tầm thì lợi bất cập hại, tin càng nhiều thì chỉ thân bại danh liệt.

Duyên may cho bạn biết nghe Phật pháp, tìm hiểu về nhân quả. Theo Phật giáo, không có bất cứ tác động nào đến thân, tâm và hoàn cảnh sống của bạn mà không có nguyên nhân. Nhân-duyên-quả vận hành tương tục, làm nhân làm duyên làm quả cho nhau vô cùng vô tận. Người Phật tử tin hiểu nhân quả sẽ nhận ra điểm trọng yếu là “đức năng thắng số”. Tử vi chỉ nói lên cái “số”. Nhân quả Phật giáo hướng dẫn người bồi “đức”, gieo trồng phước đức để vượt thắng và chuyển hóa cái “số” ấy. Thành ra, giả như thầy tử vi nói đúng chính xác hoàn toàn mà ta chỉ ngồi yên buồn rầu, lo sợ, trầm cảm thì phỏng có ích gì? Người Phật tử tin nhân quả biết chấp nhận quả xấu (vì trước mình đã tạo nhân xấu) và nỗ lực tạo duyên tốt để góp phần chuyển hóa nhằm cho kết quả tốt hơn.

Mặt khác, điều thầy tử vi nói chồng bạn sẽ chết sớm và bạn phải đi bước nữa mới nghe thì rất khủng khiếp. Tuy nhiên Đức Phật cũng thường dạy, mạng người trong hơi thở, khi hơi thở ra mà không vào thì qua đời khác. Không chỉ bạn, chồng bạn mà chúng tôi, tất cả mọi người, mọi loài, mọi lúc, mọi nơi đều bị nguy hiểm và bất an luôn chờ chực, uy hiếp mạng sống. Người Phật tử phải thấy rõ vô thường của thân mạng, tâm tư, hoàn cảnh trong mỗi phút giây và chấp nhận nó là bản chất của cuộc sống này. Nhờ nhận chân sự thật vô thường nghiệt ngã ấy nên người Phật tử không ảo tưởng về một sự trường cửu, vững chắc nào cả.

Tất cả đều tương đối, chuyển dịch, vận động nên tùy duyên tiếp vật để an nhiên trước mọi biến động. Nếu vô thường theo hướng tích cực, vừa ý (thành, được…) cũng không quá mừng, ngược lại vô thường theo hướng tiêu cực, không vừa ý (bại, mất…) cũng không quá đau buồn.

Do vậy, người Phật tử luôn phát huy tuệ giác để thấy rõ vô thường, sẵn sàng chấp nhận các biến động, mọi thay đổi nếu nó xảy ra. Không chấp nhận vô thường thì chỉ đau khổ thêm mà thôi. Mặt khác, tin sâu nhân quả để tích cực làm thiện nhằm chuyển hóa các nhân xấu trong quá khứ, tạo ra quả lành ở tương lai. Thấy rõ vô thường, tin sâu nhân quả (nhìn quả hiện tại liền biết nhân quá khứ, nhìn nhân hiện tại liền biết quả tương lai) thì chúng ta đang là thầy tử vi của chính mình, không cần tìm thầy xem. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà người Phật tử còn xem tử vi thì nên cẩn trọng, cân nhắc xem tử vi như một phương tiện để đối chiếu, tham khảo. Còn xem rồi tin mụ mị, lo sợ, trầm cảm thì thật không nên.

Chúc bạn tinh tấn!


GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#53
Món nợ đời người

GN - HỎI: Tôi có đọc 14 lời dạy của Đức Phật, điều 11 nói rằng “Món nợ lớn nhất đi người là tình cảm”. Mong quý Báo chia sẻ thêm để tôi hiểu rõ hơn vì sao tình cảm là món nợ lớn nhất đi người?

(NHUẬN ĐỨC, gioidinhtue347@gmail.com)

[Image: anhminhhoa.jpg]
Đức Phật từng dạy, nếu chúng ta có ít hoặc không có tham ái thì không sinh vào cõi Ta-bà này

ĐÁP:

Bạn Nhuận Đức thân mến!

14 lời dạy của Đức Phật hiện đang được lưu truyền, theo các nhà nghiên cứu Phật học, không có nguyên văn trong kinh Phật, mà đó là do người đời sau khái quát, tổng hợp ý nghĩa những lời dạy của Thế Tôn rải rác trong Kinh tạng.

Lời dạy thứ 11 “Món nợ lớn nhất đời người là tình cảm”, vì sao tình cảm là món nợ lớn nhất đời người? Kinh Phật đã xác định, chính ái (tình cảm, luyến ái), tham ái (thấy thích, dễ thương sinh tâm muốn nắm giữ không rời; các dục vọng nói chung), dục ái (mong muốn hiện hữu nơi cõi Dục), hữu ái (mong muốn hiện hữu nơi cõi Sắc), vô hữu ái (mong muốn hiện hữu nơi cõi Vô sắc) là nguyên nhân chủ yếu của mọi khổ đau, luân hồi sinh tử, chướng ngại sự giải thoát và chứng đắc Niết-bàn.

Cả một đời người, khi chúng ta sinh ra nợ ân tình yêu thương nuôi dưỡng của cha mẹ (xa hơn là tổ tiên). Khi chúng ta trưởng thành, nợ ân tình yêu thương của người phối ngẫu nên gắn bó cả đời. Chúng ta tạo ra con cháu lại tiếp tục yêu thương, nuôi dưỡng chúng. Đến khi chúng ta nhắm mắt lìa đời, vòng xoáy ái ân tình cảm ấy vẫn tiếp tục vận hành, tạo ra duyên nợ người thân, người thương vô cùng vô tận.

Đức Phật từng dạy, nếu chúng ta có ít hoặc không có tham ái thì không sinh vào cõi Ta-bà này. Nên đã sinh ra làm người, sống ở đời thì (ngoài các bậc Bồ-tát theo nguyện tái sinh) tất cả chúng ta đều do nghiệp ái (tình/tình cảm) đưa đẩy, dẫn dắt. Chúng ta là những người đang thừa tự (nợ) nghiệp ái với các nhân duyên, các mối liên hệ chằng chịt mà chỉ có bậc tu hành A-la-hán mới thoát ra được.

Thành ra, muốn thoát ly sinh tử của Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới) thì trước hết phải thấy rõ tự thân của mình đang mang món nợ tình cảm rất to lớn. Cần phải đoạn tận ái, trả xong hết nợ nần ái dục trần gian mới có thể tự tại, giải thoát.

Chúc các bạn tinh tấn!

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#54
Sinh thuận tử an

GN - HỎI: Vừa qua ở chỗ tôi ở có đám tang, người chết đã lớn tuổi chỉ đi ngủ bình thường nhưng đến sáng người nhà gọi thì mới phát hiện là đã mất. Mọi người ai cũng đau lòng, nhưng họ bảo thôi chết vậy cũng được vì không đau ốm bệnh tật, không phiền bản thân và con cháu. Người mất kiểu này thì họ nhẹ nghiệp lắm mới đi nhanh như vậy, chứ còn nặng nghiệp thì đâu có dễ. Vậy xin hỏi quan điểm của Phật giáo về vấn đề này thế nào? Có phải nghiệp họ nhẹ mới mất được như vậy?

(THÚY HỒNG,
tranthithuyhong321993@gmail.com) 


[Image: sanhtu.jpg]
Sanh tử là chuyện đương nhiên, theo quy luật vô thường... (Ảnh minh họa)

ĐÁP:

Bạn Thúy Hồng thân mến!

Sinh tử vốn muôn hình vạn trạng, mỗi người có quan niệm về lẽ sinh tử khác nhau. Chung quy, sinh thuận tử an vẫn là điều lý tưởng, có phúc phần. Một người có tuổi, đi ngủ rồi không dậy nữa, liệu có tử an?

Theo y học, người ấy có thể bị bị đột quỵ, bị trụy tim cấp… nói chung là bị các hội chứng liên quan đến người già hành hạ trong một thời gian ngắn rồi dẫn đến tử vong. Theo một số người, ra đi trong đơn độc, quá lặng lẽ và đột ngột không gặp mặt con cháu, không dặn dò người thân thì còn nhiều uẩn khúc, chưa hẳn đã an.

Theo Phật giáo, với Phật tử bình thường tử an là ra đi với cận tử nghiệp thanh tịnh, giữ được chánh niệm lúc lâm chung, thần thức tái sinh vào tịnh cảnh. Những trường hợp thân thể bị ốm đau, chịu biến hoại của vô thường mà tâm giữ vững chánh niệm đến phút cuối vẫn được gọi là tử an.

Xét cho cùng, trong nhiều thống khổ nơi chặng cuối của đời người, một người có tuổi ra đi nhanh gọn mà “không đau ốm bệnh tật, không phiền bản thân và con cháu” có thể tạm gọi là an, cũng được xem là “nhẹ nghiệp”.

Chúc các bạn tinh tấn!


GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#55
Cách hóa giải đau buồn khi vô tình tổn hại chúng sinh?

GN - HỎI: Trong lúc đi lại, do vô tình đạp chết côn trùng (phạm giới sát sinh) khiến tôi thực sự buồn và rất đau lòng. Xin quý Báo hướng dẫn tôi phải làm sao để hóa giải tâm trạng này.

(THỦY TIÊN,roisechetthoi@gmail.com) 

[Image: susong.jpg]
Tôn trọng sự sống của mọi loài - Ảnh minh họa

ĐÁP:

Bạn Thủy Tiên thân mến!

Bạn cần biết rằng, tội nghiệp sát sinh được tạo ra khi hội đủ năm điều kiện: 1-Có một loài hữu tình (người, súc vật), 2-Người giết biết rõ về chúng, 3-Người giết có dụng ý giết, 4-Giết bằng một phương tiện thích hợp, 5-Hữu tình ấy bị giết chết. Do đó, vô tình giẫm đạp chết côn trùng thì chỉ khuyết giới mà thôi chứ không hội đủ nhân duyên phạm giới, không tạo nghiệp sát sinh.

Không riêng bạn, mà bất cứ ai cũng đã từng giẫm đạp làm tổn hại côn trùng. Trong kinh Đức Phật dạy, động chân cất bước là tạo nghiệp chính là ý này. Vì thế, mỗi nửa tháng bạn nên tham dự các khóa lễ sám hối để chuyển hóa sự khuyết giới này. Mặt khác bạn cần nỗ lực làm các việc lành, nhất là phóng sinh, tích cực bảo vệ môi trường để vun bồi phước đức.

Bạn quá “buồn và đau lòng” khi vô tình làm tổn hại côn trùng vì chưa hiểu rõ vấn đề khuyết giới và phạm giới. Phạm khuyết giới vì không tác ý, vô tâm nên tội nghiệp rất nhẹ, thành tâm sám hối sẽ thanh tịnh. Hiểu biết và thực hành được như vậy thì tội diệt phước sinh, thân tâm an lạc.

Chúc các bạn tinh tấn!

GNOL


May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#56
Từ thiện cũng có năm bảy đường

GN - HỎI: Tôi đang làm việc cho một công ty tư nhân có người chồng nắm giữ tài chính, còn người vợ thì phụ quản lý. Tôi biết người vợ cấu kết cùng kế toán (kê khai gian lận) để lấy tiền của chồng tiêu xài riêng. Điều làm tôi lưu tâm nhất là một phần số tiền đó được người vợ mang đi làm từ thiện. Tôi muốn hỏi, theo quan điểm Phật giáo, người vợ làm như vậy thì có gọi là trộm cắp không? Và những đồng tiền lấy từ công sức của người khác rồi lại đem đi làm từ thiện, như vậy có được xem là việc tốt? Giả như người đó mang tiền ấy cúng chùa thì nhà chùa có nhận không? Kính mong quý Báo trả lời giúp tôi. Vì sự việc này kéo dài lâu rồi mà tôi không biết hỏi ai. Xin trân trọng cảm ơn.

(NGỌC NGUYỆT, nguyennguyet0185@gmail.com)

[Image: tuthien.jpg]
Vật dâng cúng (vật cho) không thanh tịnh thì phước báo

sẽ ít hơn rất nhiều so với việc cúng dường thanh tịnh - Ảnh minh họa



ĐÁP:

Bạn Ngọc Nguyệt thân mến!

Theo quan điểm Phật giáo, trộm cắp có nghĩa là lấy của không cho. Từ những vật lớn như vàng bạc châu báu cho đến những vật nhỏ như cây kim ngọn cỏ, nếu người không cho mà lén lấy thì gọi là trộm cắp. Dù tài sản gia đình có tính “của chồng công vợ” nhưng nếu không được chồng đồng thuận cho phép mà vợ tìm cách rút tỉa, lén lấy tiền bạc để tiêu xài riêng, đó là trộm cắp.

Đối với vấn đề “những đồng tiền lấy từ công sức của người khác rồi lại đem đi làm từ thiện, như vậy có được xem là việc tốt?”, chúng ta cần phải xem xét kỹ nhiều phương diện của gia đình ấy mới có thể trả lời xác đáng.

Thứ nhất, nếu gia đình này có đặc điểm là người chồng quản lý tài chính hoàn toàn, tuy giàu có mà keo kiệt không lo cho vợ con chu đáo; giàu mà không biết nhường cơm sẻ áo cho người nghèo, không thích làm phước để dành cho tương lai v.v… Trong trường hợp này, vì lo cho bản thân, con cái; vì thương người muốn giúp đỡ họ nên người vợ tuy có hành vi trộm cắp nhưng do hoàn cảnh là chính, còn bản chất và động cơ thì không đến nỗi quá xấu xa.

Thứ hai, người vợ này do lòng tham mà trộm cắp của chồng để ăn xài, tiêu pha thỏa thích. Tuy có đi làm từ thiện nhưng với hình thức là chính, cho đi nhằm thỏa mãn tự ngã chứ không phải vì thật sự thương người. Việc làm thiện này dù sao vẫn tốt hơn không, nhưng nếu cân phân cho rạch ròi thì “lợi bất cập hại”, tội nhiều hơn phước. Đức Phật cũng từng dạy, bố thí mà người cho không thanh tịnh (tham lam, gian dối, danh lợi), vật cho không thanh tịnh (trộm cắp) thì khó có phước báo, chẳng lợi ích gì nhiều. Thực tế hiện nay, về hình thức các phong trào từ thiện phát triển rầm rộ thật đáng mừng, nhưng làm thiện vì mình hay vì người thì chỉ người trong cuộc mới biết. Nếu làm từ thiện mà vì mình thì vẫn tốt hơn không nhưng phước đức thực sự chẳng được là bao.

Trong trường hợp người ấy đem số tiền trộm cắp (phi pháp) cúng chùa, nếu nhà chùa biết được đó là tiền “bẩn” thì chắc chắn sẽ không nhận. Nếu không biết (mà đa phần thì không biết) thì nhà chùa tùy duyên tiếp nhận để làm các việc thiện bình thường. Nhưng như đã nói, vật dâng cúng (vật cho) không thanh tịnh thì phước báo sẽ ít hơn rất nhiều so với việc cúng dường thanh tịnh, như pháp.

Chúc bạn tinh tấn
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#57
“Xem bói ra ma quét nhà ra rác”

GN - HỎIQua theo dõi trang Giác Ngộ online, hôm nay tôi mạnh dạn gửi thư tới Báo xin được hỏi như sau: 

Cuối tháng 6 âm lịch vừa qua, tình cờ gia đình tôi gặp thầy phong thủy rồi nhờ xem gia trung, thầy phán trong nhà có nhiều ma tà khiến gia tiên nhà tôi không vào nhà được và thy còn nói nếu để thế này họ sẽ hại tới gia đình. Thầy đề ngh đảo lại bát hương và bỏ cây hương (bàn thiên) ngoài sân đi. Nghe nói vậy gia đình tôi thấy lo lắng và nhờ thầy làm lễ, đảo li bát hương và b cây hương ngoài sân

[Image: boitoan.jpg]
Bày vẽ cúng kiếng, trấn yểm là hình thức lừa đảo khiến tiền mất tật mang - Ảnh minh họa


Sang đầu tháng 7 âm lch, bố tôi (sinh năm 1958) cảm thấy mệt mỏi khó chịu trong người, đêm b đau chân không ng được, đi khám bệnh bác sĩ nói bị suy nhược cơ thể và kê đơn uống thuốc nhưng bệnh trạng không thay đổi. Thấy bệnh của bố không bớt, tôi  m  lên chùa gp thầy  nh giúp xem thếnào thì thy nói nhà tôi bị động long mạch ở mộ các cụ và có người âm đang trách vì phá b  đóLúc đó, gia đình tôi nghĩ đến việc bỏ cây hương ngoài trời... Tôi lại đi xem bói thì thầy bói nói bố bị người âmnhập vào quấy phá,   ông chú (tứ hay ngũ đại  đó) mất trẻ  không có m nên giờ ông ấy trách.

Đến ngày tháng 8 âm lịch thì em gái tôi mất chỉ vì ăn miếng bánh bị nghẹn mà cấp cứu không kịp. Đến lúc này gia đình rt hoang mang và nghĩ rng do mắc lỗi với tâm linh chăng mà em ra đi đột ngột như thế. Lúc này bố lại hay bần thần thơ thẩn ít nói hơn trước... Lo cho em xong, tôi lại tìm thầy bói khác xem nhà tôi tại sao lại thế, thì lại được nghe có ông chú mất mộ, còn bố tôi bị người âm quấy phá, thêm năm nay là năm hn của bố nữa. Nghe vậy nên tôi làm l gii hn và cúng tiến đồ vt tin bc cho người âm đang quấy phá bố tôi nhưng đến nay bệnh tình của bố tôi vẫn vậy. Gia đình tôi đã tôn li cây hương ngoài sânthờ phụng như trước.

Vừa rồi tôi lại tìm đến thầy chuyên trừ , thầy nói nên yểm đất để gia tiên tôi được vào nhà  hin gigia tiên không vào nhà được. Gia đình tôi hin đang rất hoang mang rối bời không biết phải tin ai và phải làm gì nữa. Kính mong quý Báo tư vn theo quan điểm đạo Phật nhằm soi đường dẫn lối cho gia đình tôi.

(PHẠM PHƯƠNG, phamphuong1080@gmail.com)

ĐÁP: Bạn Phạm Phương thân mến!

Bạn nên bình tâm, vận dụng lý trí để nhìn lại toàn bộ vấn đề. Bấy lâu nay gia đình bạn vẫn an yên đó sao, từ khi vị thầy phong thủy phán quàng “nhà có tà ma khiến gia tiên không vào nhà được, bày đảo bát hương, bỏ cây hương ngoài sân đi và cầu cúng”… thì tai họa đã đổ ập lên nhà bạn.

Điều đáng nói ở đây là gia đình bạn đã tin vào cửa Phật, lên chùa nhờ giúp đỡ mà thiếu duyên nên gặp vị thầy ở chùa vốn không khá hơn vị thầy phong thủy kia là mấy, cũng bổn cũ soạn lại bèn phán xiên rằng nhà bạn “bị động long mạch ở mộ các cụ và có người âm đang trách vì phá bỏ gì đó”, hoàn toàn phi Chính kiến, không dính dáng gì Chính pháp nhà Phật.

Rồi bạn lại đi xem bói, thầy bói nói “bố bị người âm nhập vào quấy phá, và có ông chú không có mộ phần nên quở trách”. Tiếp tục đi xem bói nữa, bạn được thầy bói phán “có ông chú mất mộ, còn bố thì bị người âm quấy phá, thêm năm nay là năm hạn của bố nên phải cúng kiếng, cầu đảo”. Gần đây nhất, bạn lại tìm một thầy pháp chuyên trị tà, thầy nói “nên yểm đất để gia tiên được vào nhà”.

Bạn đã trải qua năm lượt tìm thầy (thầy phong thủy, thầy ở chùa, hai vị thầy bói, thầy pháp), các thầy đều phán khá giống nhau, bày vẽ cúng kiếng, trấn yểm (chủ yếu để kiếm tiền) và hậu quả là bạn đã hao tốn khá nhiều tiền bạc mà chẳng ích gì, gia đình chỉ thêm hoang mang, bấn loạn hơn mà thôi.

Bạn đã có lòng thành, mong chúng tôi “tư vấn theo quan điểm đạo Phật nhằm soi đường dẫn lối cho gia đình”, thiết nghĩ cũng nên nói thẳng rằng, gia đình bạn đã đi sai hướng trong việc xử lý chuyện gia đình cũng như chữa bệnh cho bố, nên hãy dừng ngay lập tức mọi việc liên quan đến xem coi, bói toán, trấn yểm, cúng kiếng, cầu đảo vì đó là tà kiến, bị lạc dẫn vào mê tín, vì “xem bói ra ma” chỉ khiến tiền mất tật mang mà thôi.

Theo quan điểm Phật giáo, bạn và gia đình đã không đúng khi tin các việc xảy ra trong gia đình có nguyên nhân từ “người âm quấy phá, bị động long mạch, do năm tuổi hạn của bố...”.  Mặc dù niềm tin này rất thịnh hành trong dân gian nhưng vì có bản chất mê tín nên luôn bị những người xấu lợi dụng, khai thác triệt để nhằm thủ lợi.

Bạn và gia đình cần thay đổi niềm tin mê mờ này bằng niềm tin nhân quả Phật giáo vốn phân minh, khách quan và khoa học. Mọi kết quả đang xảy ra đều có nguyên nhân, chủ yếu là do biệt nghiệp của mỗi thành viên và cộng nghiệp của cả gia đình. Em của bạn bị nạn đã mất là do nghiệp dĩ của em ấy, bố của bạn bệnh đau là do nghiệp của bố mà hoàn toàn không phải do người âm quấy phá, các cụ quở trách hay do tuổi hạn  v.v… tạo nên.

Vì thế, theo Phật giáo, thương em thì bạn hãy tùy khả năng mà làm các việc lành để hồi hướng phước đức cho em. Thương bố thì lo chạy chữa, thuốc thang cho bố. Nếu đã chạy chữa và thuốc thang mà bố vẫn chưa khỏi thì nên động viên bố hoặc thay mặt bố mà sám hối oan nghiệp trong quá khứ. Sám hối rồi thì việc ác nên bỏ và việc thiện nên làm. Nếu biết quy y Tam bảo để trọn đời tích phước, hướng thiện lại càng quý hóa hơn.

Nhờ nhận thức đúng nên đã hành động đúng khiến cho phước đức tăng trưởng, nghiệp chướng tiêu trừ, gia đạo của bạn dần an ổn trở lại và sẽ trở nên tốt đẹp, vạn sự cát tường.

Chúc bạn tinh tấn!

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#58
Phật tử không bia rượu có thể thành công nơi công sở?

GN - HỎI: Tôi là một nam Phật tử, năm nay 28 tuổi, hiện đang là nhân viên quan hệ khách hàng tại một ngân hàng. Công việc chính của tôi là tiếp thị, tìm kiếm, tạo mối quan hệ và phát triển khách hàng mới nên tôi hay gặp gỡ tiệc tùng, rượu bia với khách hàng. 


Bên cạnh đó, các bạn đồng nghiệp cùng phòng rất năng động, chịu chơi và thường tổ chức tiệc tùng, rượu bia để giao lưu. Mọi người hay nói giỡn với nhau, kể cả gièm pha chọc ghẹo, người này tung kẻ kia hứng, rộn ràng tiếng cười. Do tính cách trầm tĩnh, điềm đạm, tình cảm, sống nội tâm nên thực sự đôi lúc tôi cảm thấy mình bơ vơ, lạc lõng, cô đơn do không bắt nhịp được với mọi người. Lúc đó tôi cảm thấy buồn và có cảm giác rất nặng nề, suy nghĩ nhiều về những lời nhận xét của mọi người và muốn trốn tránh tất cả. 


[Image: noikhongbiaruou.jpg]
Phật tử không bia rượu có thể thành công nơi công sở? - Ảnh chỉ mang tính minh họa



Mặt khác, do tửu lượng kém nên khi đi tiệc tùng, tôi cứ ngồi yên một chỗ, không dám đến bàn mời mọi người, nhiều lúc tôi còn tìm cách tránh né, biện đủ lý do để không đi vì tôi biết khi tham gia mà không giao lưu thì càng mệt mỏi hơn. Riết rồi tôi cảm thấy rất mệt mỏi, nặng nề, không ai quý mến mình cũng như những lời tôi nói ra cũng không được tôn trọng. Vì vậy tôi không có đồng nghiệp thân, không được sếp trọng dụng nên cơ hội thăng tiến rất nhỏ nhoi. Tôi biết như vậy rất khổ sở nên đôi lúc tự trấn an bản thân mình phải cố gắng thay đổi nhưng cũng chẳng được bao nhiêu. Nếu tôi cứ tiếp tục như vậy thì những ngày tháng đi làm của tôi rất nặng nề, áp lực. 


Thực sự tôi không biết mình phải xử sự như thế nào khi nghề chọn tôi mà chứ tôi đâu có chọn nghề? Mong quý Báo cho tôi lời khuyên và phương pháp thực hành để tôi có thể thay đổi một chút về bản thân nhằm hòa đồng với mọi người.

(PHÚ QUỐC,

dophuquoc927@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Phú Quốc thân mến!

Hầu hết những người đã có chút thành đạt, ở tuổi trung niên, nhìn về quá khứ làm việc của mình đều nhìn nhận có nhiều sai lầm, nhất là sa đà vào tiệc tùng bia rượu nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hiện tại. Không ít người chua chát nhận ra rằng đó là một sự trả giá quá đắt khi mọi thứ đang độ chín mà chức năng của thần kinh, gan, dạ dày… có vấn đề, thậm chí là ung thư. Nên thiển nghĩ, nhân danh thiết lập các mối quan hệ công việc rồi sa đà vào tiệc tùng rượu bia, không phải là một hướng đi đúng của phần lớn dân công sở hiện nay.

Với đặc thù công việc phát triển khách hàng tại ngân hàng của bạn, để thành công thì có hai mối quan hệ chính bạn phải chu toàn, quan hệ tốt với khách hàng, quan hệ thân thiết với đồng nghiệp. Về khách hàng, không nhất thiết cứ phải bia rượu với họ mới thành công, vì lẽ không phải ai cũng chuộng lối giao tế bù khú nhuốm màu bia rượu vui vẻ ồn ào. Chính yếu vẫn là nghiệp vụ quan hệ khách hàng của bạn, còn tiệc tùng giao lưu với khách hàng vốn cần thiết nhưng đó là thứ yếu. Bạn cần thấy rõ điều này để ưu tiên kiện toàn cái chính yếu. Nếu bạn vẫn giữ tư duy cũ, theo số đông tức phải tiệc tùng bia rượu mới có quan hệ tốt, nhất là phải nhậu nhẹt mới thành công là ngụy biện nguy hiểm vì có rất nhiều người vẫn làm tốt công việc quan hệ khách hàng mà không sa đà bia rượu. 

Về quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, bạn không đủ lanh lợi và hài hước để bắt nhịp kịp với trò tung hứng của mọi người, đó là chuyện bình thường, không có gì phải quan ngại cả. Bởi bên cạnh đó bạn có nhiều đức tính tốt khác cần thiết cho một nhân viên công sở mẫu mực như “trầm tĩnh, điềm đạm, tình cảm” mà đôi khi những người hoạt bát kia không có. Mỗi người đều có sở trường, sở đoản riêng. Nhược điểm của bạn hiện nay là có chút tự ti, không thấy được những ưu điểm của mình, quá quan trọng với những nhận xét hay gièm pha của người ngoài, nói chung là chưa tự chủ được với chính mình. Chỉ cần bạn làm tốt công việc, sống tốt với mọi người, còn lại nếu vui được với anh em thì vui, không thì im lặng an nhiên, việc gì phải day dứt bận lòng.

Điều quan trọng trong quan hệ đồng nghiệp đó là sự chân tình, thấu hiểu để sẻ chia, tương trợ nhau trong công việc và cả trong đời sống. Người hài hước vui vẻ thì tốt nhưng nếu chỉ chăm chăm lợi mình, nói rất hay nhưng lúc gian nan thì vắng mặt thực chất họ là người rỗng tuếch, không đáng tin cậy. Dân công sở nói chung, nhất là cấp trên dễ dàng nhận ra những người này. Trong khi những người chín chắn như bạn mới đáng để đồng nghiệp tin tưởng, duy trì quan hệ lâu dài.

Trong bối cảnh bia rượu tràn lan, ăn nhậu mọi lúc mọi nơi đang là một vấn nạn nhức nhối cho toàn thể xã hội, việc bạn muốn tránh bớt thậm chí ly khai với bia rượu chẳng phải là điều xấu. Thiết nghĩ bạn nên mạnh dạn định hình phong cách sống của mình (dùng ít hoặc không dùng bia rượu). Lâu dần, mọi người sẽ hiểu và quen với phong cách sống của bạn. Bạn không làm gì sai nên chẳng có gì phải ngại cả.

Dĩ nhiên, ban đầu bạn chịu một số thiệt hại nhỏ về xây dựng quan hệ và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập. Về lâu dài, khi các bạn khác kiếm được nhiều tiền và phải chi một hay toàn phần cho bệnh viện (vì hậu quả ăn nhậu quá nhiều) thì bạn sẽ thấy được giá trị của những sự đánh đổi. Rất nhiều người trẻ hiện nay đang bán sức khỏe (làm việc cật lực, ăn nhậu quá đà) để kiếm tiền, sau đó lại bán tiền để tìm kiếm lại sức khỏe; thực chất đó là vòng luẩn quẩn.

Vẫn biết số đông luôn áp đảo và chiếm ưu thế nhưng không hẳn đa phầ ủng hộ một quan điểm hay định hình một lối sống thì luôn luôn đúng. Quan điểm sống của người Phật tử là nguyện làm ăn chân chính, không kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp tất cả. 

Thiết nghĩ, bạn vẫn có thể thành công nhất định trong công việc hiện tại mà không cần bia rượu, bạn vẫn hòa đồng được với mọi người mà không cần tung hứng mua vui. Bạn hãy cứ là bạn với nghiệp vụ giỏi, nghiêm túc và tận tâm với nghề; với tâm tốt luôn ứng xử chân tình, hài hòa, vui vẻ, thiện lành cùng trên dưới đồng nghiệp; tự tin vào năng lực bản thân và sự chân thành của mình. Bạn sống và làm việc có bản sắc hướng thiện, lâu ngày đồng nghiệp sẽ đánh giá tích cực về bạn, sự nghiệp sẽ mỉm cười với bạn.

Chúc bạn tinh tấn!

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#59
Hiếu đạo của người xuất gia



GN - HỎI: Vừa rồi tôi có dự một buổi lễ Vu lan tại tịnh thất được tổ chức rất trang nghiêm, có nhiều Tăng Ni và Phật tử tham dự, tôi thấy rất hoan hỷ vì được dự những buổi lễ như thế. Buổi lễ diễn ra đúng trình tự, đến phần Sư cô trụ trì và các vị đại diện Phật tử quỳ đọc lời tác bạch cúng dường - bài tác bạch nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, khiến rung động lòng hiếu thảo. Mọi người đều im lặng đắm chìm trong lời tri ân và báo ân công đức sinh thành, đâu đó có tiếng sụt sùi và những giọt nước mắt chảy dài trên những khuôn mặt, tôi cũng rất cảm động.

Vì tịnh thất không rộng lắm nên một số phải đứng bên ngoài, trong đó có tôi và mẹ của Sư cô trụ trì, bà cũng đang im lặng với nét mặt buồn buồn, ánh mắt bà nhìn vô trong chánh điện, nơi con bà đang quỳ lạy, nói lời hiếu thảo và cúng dường các vị Tăng Ni. Không biết bà ấy đang nghĩ gì nhưng tôi cảm thấy chạnh lòng. Nếu tôi là bà, ước gì mình cũng được ngồi bên trong chánh điện để được nghe con nói lời báo hiếu và tặng mình những bông hoa đẹp nhất, chí ít cũng được ngồi sau những vị Tăng Ni chứng minh hoặc có một chỗ ngồi trang trọng, chứ không phải đứng phía ngoài nhìn vô như thế ....

Thưa quý Báo! Tôi thường nghe các thầy giảng pháp, cha mẹ trong nhà chính là hai vị Phật sống mà chúng ta luôn phải kính trọng. Vậy phải chăng cha mẹ của Phật tử mới là Phật sống cần phải được trân trọng còn cha mẹ của Tăng Ni là người thường, không cần phải quan tâm nhiều, hoặc giả là đi tu rồi thì cắt ái từ thân nên không cần để ý đến cảm xúc của cha mẹ nữa? Ngoài ra xin quý Báo giải thích cho tôi được biết là trong những trường hợp như trên thì cha mẹ của các Tăng Ni chỉ được đứng ngoài xa hay có thể được tham dự với một chỗ ngồi trang trọng trong buổi lễ?

Buổi lễ qua rồi nhưng hình ảnh bà mẹ già đứng phía ngoài nhìn vô cứ in đậm trong lòng tôi, khiến tôi cứ mãi nặng lòng. Rất mong quý Báo giúp tôi giải đáp những thắc mắc này để tôi có thể hiểu hơn về những quy tắc của đạo Phật.

L.N (xin được giấu email)



[Image: xuatgia.jpg]
Người xuất gia nguyện cắt ái từ thân, tuy không gần gũi chăm sóc cha mẹ như người tại gia nhưng vẫn luôn dõi theo và tìm cách báo hiếu thâm ân sinh dưỡng. Trong ảnh, TT.Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp và thân mẫu (năm 2016) - Ảnh: Chùa Hoằng Pháp


ĐÁP:

Bạn L.N thân mến!

Trọng tâm của lễ Vu lan là giáo dục tinh thần hiếu đạo cho Phật tử, noi gương Tôn giả Mục-kiền-liên thỉnh chư Tăng Ni mười phương cúng dường thanh tịnh nhằm hồi hướng công đức phước báo nguyện cầu âm siêu dương thái. Trong lễ này, chủ thể cúng dường là Sư cô trụ trì và toàn thể Phật tử hiện diện, đối tượng cúng dường là chư tôn đức Tăng Ni.

Cha mẹ của vị trụ trì dù có công đức sinh được người con xuất gia nhưng họ cũng là Phật tử. Thế nên, trong lễ cúng dường Tăng Ni, cha mẹ của vị trụ trì không thể ngồi sau chư tôn đức hoặc được xếp riêng ở bất cứ vị trí trang trọng nào mà phải theo đại chúng thành tâm quỳ trước Tam bảo, đảnh lễ Phật-Pháp-Tăng tác pháp cúng dường để tạo phước duyên.

Việc mẹ của Sư cô trụ trì phải đứng ngoài chánh điện mà không vào được bên trong (gần các Phật tử hàng đầu) thiết nghĩ là do khách quan (chánh điện nhỏ hẹp, đến giờ làm lễ thì tùy duyên, ai vào trước ngồi trước, ai chậm thì ngồi sau, vào trễ thì đứng bên ngoài). Bà là người hiểu đạo, quen với lễ lạt trong chùa nên tùy duyên ngồi đâu cũng được, miễn thành tâm, vì thế hôm đó nét mặt của bà có đượm buồn thiết nghĩ không liên quan gì đến vị trí của bà trong buổi lễ ấy.

Người xuất gia nguyện cắt ái từ thân, tuy không gần gũi chăm sóc cha mẹ như người tại gia nhưng vẫn luôn dõi theo và tìm cách báo hiếu thâm ân sinh dưỡng. Căn bản hiếu đạo của người xuất gia là khuyến hóa cha mẹ phát tâm quy y Tam bảo, thọ trì năm giới, tu tập hàng ngày, nỗ lực làm các điều phước thiện để đời này và đời sau được an vui. Sư cô trụ trì và người mẹ đã làm đúng bổn phận, trách nhiệm của mình theo Chánh pháp. Do đó, việc mẹ của Sư cô trụ trì tùy duyên theo đại chúng Phật tử tham dự lễ Vu lan như bạn đã nói là bình thường, đúng theo pháp thức của hàng Phật tử.

Chúc bạn tinh tấn!

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#60
Vì sao không nhiều người hiến tạng và hiến xác?


GN - HỎI: Hiện nay, việc hiến tạng và xác đang là vấn đề rất cấp thiết cho bệnh nhân và y học. Tôi đang có tâm nguyện hiến tạng và xác của mình sau khi qua đời. Tuy nhiên, qua tìm hiểu tôi được biết việc này chỉ có một số ít chư Tăng tán đồng cũng như kêu gọi Phật tử tham gia hiến tạng và xác để phục vụ chúng sinh. Kết quả là tuy có một số Phật tử đăng ký nhưng con số này khá ít so với số lượng đông đảo các bậc tu hành và Phật tử hiện nay. Điều này đã làm tôi nghĩ ngợi. Xin quý Báo có nhận định về vấn đề này để tôi đủ cơ sở xác định tâm nguyện của mình.

(MỘC DIỆP, rubyinrock250@yahoo.com.vn)

[Image: gheptang.jpg]
Một ca phẫu thuật lấy tim, gan của một người chết não
có nguyện vọng hiến tạng cứu người - Ảnh minh họa 


ĐÁP:

Bạn Mộc Diệp thân mến!

Hiến tạng và hiến xác là hạnh nguyện cao cả, không phải ai cũng làm được. Yêu quý xác thân khi sống cũng như lúc chết là tập nghiệp sâu dày của con người. Nhất là người Việt chúng ta vốn ảnh hưởng lâu đời văn hóa địa táng (chôn), khi sống cần có nhà, lúc chết phải có mồ nên ái ngại khi hiến xác. Mặt khác, quan niệm khi chết cần phải lành lặn, đầy đủ các cơ phận nên người Việt cũng rất ái ngại khi có mổ xẻ, hiến tạng, mất một phần thân xác.

Riêng người Phật tử thì có quan niệm về sống chết nhẹ nhàng hơn. Con người gồm hai phần, thân thể (sắc uẩn) và tâm thức (thọ, tưởng, hành, thức uẩn). Khi chết, tâm thức theo nghiệp tái sinh, còn xác thân tứ đại thì trả về cho đất, nước, gió, lửa; nơi mà nó sinh ra. Thân người chết hay xác chết vì thế không có gì quan trọng, an táng cách nào cũng được. Người Phật tử chấp nhận các cách thức tống táng ngoài truyền thống địa táng như hỏa táng (thiêu, rải tro cốt), kể cả hiến xác cho y học khá dễ dàng.

Hiện trạng “Chỉ có một số ít chư Tăng tán đồng cũng như kêu gọi Phật tử tham gia hiến tạng và xác để phục vụ chúng sinh”, thiết nghĩ, có nguyên nhân quan trọng của nó. Phật giáo quan niệm chết lâm sàng (tim ngừng đập, mũi ngừng thở, chết não) chỉ là giai đoạn đầu tiên của tiến trình chết. Phải mất thêm một thời gian nữa (thường là sau 8 giờ), đợi thần thức ra khỏi hẳn xác thân mới được xem là thực sự chết. Bởi khi thần thức chưa ra khỏi xác thân mà có những can thiệp, tác động khiến người chết không vừa ý, hoặc đau đớn thì thần thức khởi phiền não, oán giận, hình thành cận tử nghiệp xấu, ảnh hưởng không tốt đến tái sinh.

Hiến xác là cho/tặng cả xác thân để phục vụ nghiên cứu, học tập, thực hành giải phẫu. Thường thì người Phật tử (có tâm nguyện hiến xác) sau khi chết lâm sàng khoảng 8 giờ, thân nhân mới báo tin cho các cơ quan hữu quan đến nhận xác. Sự chậm trễ này là có chủ ý, sẽ giữ cho thần thức an tịnh ra khỏi xác thân, tránh tạo ra cận tử nghiệp xấu cho người chết. Tuy nhiên, sự trì hoãn này khá bất lợi cho bên cơ quan nhận xác (vì nhận xác càng sớm sẽ bảo quản tốt và dễ hơn).

Hiến tạng là cho/tặng một số cơ phận nội tạng, mô (gan, thận…, giác mạc) để cấy ghép cho người bệnh đang rất cần. Hiến tạng khác hiến xác ở chỗ là phải thực hiện ngay sau khi chết não, không được chậm trễ. Như vậy, theo Phật giáo, những Phật tử nào mang tâm nguyện thí xả cao cả, chí nguyện thật kiên cường, làm chủ cận tử nghiệp bất động (như tâm nguyện Bồ-tát) mới có thể hiến tạng để mình và người đều được lợi ích.

Chúng tôi tin rằng sẽ có Tăng (Ni), Phật tử làm được việc cao cả và khó làm này. Tuy nhiên nếu chúng ta chưa đủ khả năng làm chủ thì cũng nên cân nhắc, thận trọng. Vì lỡ ngay lúc ấy thần thức chưa kịp thoát xác, người chết cảm nhận rõ ràng sự đau đớn, ân hận, thống khổ, phiền não, tức giận thì sẽ tạo ra cận tử nghiệp bất thiện, ảnh hưởng không tốt đến tái sinh (đọa lạc).

Người Phật tử cần biết rằng, Phật giáo rất tán thán, đề cao hạnh nguyện hiến tạng, hiến xác để cứu người. Có thể xem đây là biểu hiện đỉnh cao của hạnh bố thí, xả ly, phước đức lớn nhất. Tuy nhiên Phật giáo cũng chỉ rõ tiến trình chết (gồm nhiều giai đoạn) để mỗi người tự lượng sức. Hiến xác (sau khi chết khoảng 8 giờ) thì khá dễ và có nhiều người tham gia hơn. Còn hiến tạng thì ngoài sự dũng mãnh phát nguyện cần phải tự lượng và cân nhắc, không nên phát tâm theo cảm tính, nhất thời. Nếu thiếu hiểu biết và không tự lượng sức để tạo cận tử nghiệp xấu thì chưa hẳn là điều hay. Do đó, số người hiến tạng “khá ít so với số lượng đông đảo các bậc tu hành và Phật tử hiện nay” cũng không phải là điều khó hiểu.

Chúc bạn tinh tấn!

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply