Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo
(2018-02-04, 08:04 PM)anatta Wrote: THAM THOẠI ĐẦU (Công án): 參話頭 (公案)

Chữ tham tức là nghi. Đề câu thoại đầu hỏi thầm trong tâm, cảm thấy không hiểu nên sanh khởi nghi tình. Có nghi tình mới gọi là tham thiền. Tham thoại đầu cũng gọi là khán thoại đầu, tức là nhìn ngay chỗ một niệm chưa sanh khởi (là vô thủy vô minh) không biết đó là cái gì, phối hợp với câu thoại đầu để tăng thêm nghi tình.

(HT Thích Duy Lực)


*** Đây là link tài liệu Tự Điển Thiền (tông) của Hòa Thượng Thích Duy Lực.

https://thuvienhoasen.org/p10a19023/danh-tu-thien-hoc

QL hay các bạn nào khác có muốn tìm hiểu về các danh từ như Công án, Thoại đầu .v.v.. thì có thể tra cứu.


Cheer


Tham thoại đầu của QL là "Ta và người ấy có cơ duyên gì hay không?"....start chỉ vậy thôi....sau đó sẽ đi tiếp... :dance: [Image: dance.gif]
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply
(2018-02-04, 08:12 PM)QuỷLệ Wrote: -Thiền giả không thể khởi nghi tình nên Tổ sáng tác ra tham thoại đầu, nếu thiền giả không hành tham thoại đầu cũng không khởi nghi tình mà đi thẳng tới chánh nghi, được không anh ANATTA và anh QUEQUA????????....QL hỏi là vì làm research thì biết như vầy "Thiền Tông lấy chánh nghi làm gốc và không nơi trụ vì chánh nghi là nguyên bổn của chư Phật, là không sanh không diệt, chánh nghi là ngọn lửa phá chấp diệt sân... Confused Confused 

-Vậy thì làm sao tìm được chánh nghi và luôn sống với chánh nghi???????????...mạng có thể mất chứ chánh nghi không thể bỏ????????

-QuỷLệ bắt đầu thấy interesting về thế giới Thiền Tông này rồi...hihihihihi.... Grinning-face-with-smiling-eyes4 ...thế giới của tâm linh... Clap Clap



Huynh nhathua nếu có đi ngang thì ghé trả lời câu hỏi của QL giùm. Thanks.
Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2018-02-04, 08:16 PM)QuỷLệ Wrote: Tham thoại đầu của QL là "Ta và người ấy có cơ duyên gì hay không?"....start chỉ vậy thôi....sau đó sẽ đi tiếp... :dance: [Image: dance.gif]


Với hồ nghi này bác chỉ mò mẫm trong nghiệp thức  Grinning-face-with-smiling-eyes4 tự chế ra câu thoại cho bác coi chừng kiến bò chứ khó kiến tánh.

Ta (tri kiến) và người ấy (lập tri)
Tri kiến + lập tri = vô minh bổn.
Reply
(2018-02-04, 03:32 PM)"QuỷLệ Wrote: Hello Hello anh QUEQUA và ANATTA....QuỷLệ đọc công án này cảm giác hay hay...nhưng chưa hiểu sâu xa ý nghĩa cho lắm....nói chung chung là QuỷLệ hiểu là "không truyền giáo ra bên ngoài, không thiết lập văn bản, chỉ thẳng đến chơn TÂM ắt sẽ thành Phật"....hai anh suy nghĩ sao có thể chia sẻ cùng QuỷLệ và người hữu duyên ghé qua đây không????????? Confused Innocent :



Công án Tổ Sư nếu dùng nghiệp thức cảm thì sanh nhiều cảm giác sai lầm lắm Grinning-face-with-smiling-eyes4
Bậy bạ, giáo ngoại biệt truyền ý nói là truyền trực tiếp không qua văn tự (giáo môn) chứ đâu phải không truyền ra bên ngoài. Đi thông dịch cho người ta kiểu này người ta bị ở tù oan mạng nhe.
Reply
(2018-02-04, 08:16 PM)QuỷLệ Wrote: Tham thoại đầu của QL là "Ta và người ấy có cơ duyên gì hay không?"....start chỉ vậy thôi....sau đó sẽ đi tiếp... :dance: [Image: dance.gif]

Nói thiệt hay giỡn đó Q. Lệ cô nương? Muốn tham thoại đầu thực sự thì cần phải tìm một vị thầy, và sau khi đàm luận thì vị thầy sẽ đưa cho hành giả (QL) một thoại đầu hay công án thích hợp với căn duyên. Chứ tự thân lựa chọn thoại đầu nào đó mình thích, thì coi chừng bị "tẩu hỏa nhập ma", mai mốt Quỷ Lệ lại biến thành "Thần Lệ", "Quái Lệ", hoặc "Ma Lệ"... cũng không chừng. Mời Lệ cô nương môt ly chè lạnh cho tỉnh táo lại :tropical-drink_1f379:  :-)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2018-02-03, 07:26 PM)ueQua Wrote: ....
Như vậy thì sự khác biệt giữa thiền Nguyên Thủy và Thiền Tông ra sao?

Chúng ta nên nhớ rằng Phật TC không giác ngộ qua pháp thiền mính sát hay tứ niệm xứ. Ngài đã qua một quá trình riêng, và chỉ dạy cho các môn đệ những phương pháp mà ngài nghĩ rằng "hay nhất" sau đó. Ý muốn nói rằng pháp thiền Nguyên Thủy tuy hay, nhưng không phải là pháp "duy nhất."

.....

Nói tóm lại, cách thiền nào có thể mang đến sự "giác ngộ" thì đó là điều tốt miễn là không bị "tẩu hỏa nhập ma" hay theo tà đạo hoặc đi ngược với giáo lý Phật pháp.

Giáo lý PG Nguyên Thủy dựa vào Tứ Diệu Đế, 8 Chánh Đạo để hướng dẫn người thiền ý thức được hành động, tư tưởng, lời nói, để họ luôn làm và suy nghĩ "chánh" trong mọi lúc, đi đứng, nằm, ngồi ...

Giáo lý Đại Thừa dựa vào kinh Đại Thừa như Kim Cang, kinh Bát Nhã, và nhiều kinh khác như kinh Duy Ma Cật, phát triển giáo lý đi vào chiều hướng tâm thức cao hơn, như về "Vô,"  về những điều sâu xa hơn bên trong tâm thức con người và thế giới, vũ trụ theo quan điểm Phật giáo.

Thiền Tông dựa vào những kinh Đại Thừa này để mang con người đến "Ngộ" nhanh hơn qua những nhận thức về bản chất của "Tánh"

Kiến Tánh là gì?  Kiến Tánh có nhiều cấp bậc cao thấp khác nhau, như bước đầu của Kiến Tánh tương đương với thánh quả "Nhập Lưu" bên phái Nguyên Thủy.

Người kiến tánh là người đã được ký nhận,  và sẽ không bị mất hay quên về pháp, cho dù họ có ngưng và luân hồi, họ cũng sẽ trở lại và tiếp tục con đường Đạo.

Nguyên Tắc của Thiền Tông là gì?  Làm sao để "thổi gạo thành cơm?"

Giáo Ngoại Biệt Truyền,
Bất lập văn tự,
Trực chỉ nhân tâm,
Kiến tánh thành Phật.


Trong bài kệ "tôn chỉ" của Thiền Tông này, ba câu trên rắc rối nên qq sẽ nói sau nhưng câu cuối có thể giải thích như vầy...

Trong PG Nguyên Thủy, từ thánh quả "Nhập Lưu" cho đến thánh quả "A La Hán"  là một con đường dài nhiều kiếp.

Làm thế nào Thiền Tông lại có thể đi từ "Nhập Lưu" cho đến "A La Hán"  trong một kiếp?


Trả lời, theo qq nhận xét, thường thường là không đi hết được. Ngài Huệ Năng trong sách được nói chỉ là Bồ Tát, chứ chưa phải là Phật.

Bởi vì lâu lắm mới có một vị Phật ra đời ...

Tuy vậy được lên hàng Bồ Tát cũng là quá đã rồi, phải không bạn?

Thế thì làm sao từ "Nhập Lưu" lên đến "Bồ Tát" chỉ trong một kiếp?

Xin thưa, nếu bạn đọc trong sách, thường thường tất cả những người tu đều là "tăng"  có nghĩa là những người chuyên tu 24/24 cho nên họ tiến, tinh tấn rất nhanh, nhất là sau khi kiến tánh.

Còn kiến tánh mà ở đời thường thì cũng xìu xìu như bạn Nguyễn Sầu Riêng mà bạn Anatta có nhắc đến.

Như vậy nếu kiến tánh mà bạn là người thường, thì bạn cần phải có một chương trình tu học, hay một con đường vạch sẳn rất rõ ràng, nếu như muốn "Kiến Tánh thành Phật."

:dance: :kiss:


Quote:Thiền theo Phật pháp Nguyên Thủy, cũng giống như cách nấu cơm hay pha cà phê truyền thống nói trên.

Còn thiền theo pháp Đại Thừa hay Thiền Tông cũng giống như nấu bằng nồi cơm điện hay pha cà phê tân tiến. Do đó Đại Thừa, Thiền Tông còn gọi là Phật Giáo phát triển.

Trong khi chờ QQ viết tiếp, thì anatta nghĩ rằng nên trình bày những quan điểm của mình từ 2 posts vừa qua của bạn. Viết post này tôi trích ra những lời Phật thuyết để chứng minh, có hơi dài dòng một tí.

1. Theo Phật pháp Nguyên thủy (PPNT) thì Bồ Tát là người chưa chứng đạo, chưa nhập vào dòng thánh Nhập Lưu. Vân còn là phàm nhân và đang hành hạnh nguyện các Ba La Mật. Bậc Nhập lưu thì đã là thánh rồi, không còn là phàm tục (tâm). Xin trích lời Phật để chứng minh:

"Này Mahànàma, thuở xưa, khi Ta còn là vị Bồ-tát, chưa chứng được Bồ-đề, chưa thành Chánh đẳng, Chánh giác, Ta khéo thấy như thật chánh kiến: "Các dục, vị ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây nhiều hơn". (Trung Bộ Kinh)

Kẻ chứng Nhập lưu thì chỉ trải qua trong vòng 7 kiếp sẽ chứng ngộ Niết Bàn giải thoát. Có nghĩa là tùy theo căn duyên sâu cạn mà kẻ đó có thể giác ngộ từ nhập lưu cho đến A La Hán được ngay trong kiếp hiện tại, hoặc nhập lưu kiếp hiện tại và từ kiếp thứ hai đến thứ 7 họ sẽ giác ngộ quả vị A La Hán (Phật). Trong Trưởng Lão Tăng Ni Kệ của PPNT có ghi lại rấ nhiều vị đã có quá trình chứng ngộ như vậy.

2. Phật Thích Ca đã giác ngộ qua thiền Chánh Định -- tứ thiền -- và ngài giác ngộ do tri kiến và đoạn tận được lậu hoặc phiền não đau khổ, vô minh. Ở tứ thiền, ngài đã hướng tâm và đạt được Tam Minh: túc mệnh minh, thiên nhãn minh, và lậu tận minh cũng gọi là Lậu Tận Trí. Ở Minh thứ 3 này ngài giác ngộ được Tứ Diệu Đế và đoạn tận vô minh:

"Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Ta biết như thật: "Ðây là Khổ", biết như thật: "Ðây là Nguyên nhân của khổ", biết như thật: "Ðây là sự Diệt khổ", biết như thật: "Ðây là Con đường đưa đến diệt khổ", biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, Ta khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát." Ta đã biết: "Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa". Này Aggivessana, đó là minh thứ ba mà Ta đã chứng được trong canh cuối, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần." (Trung bộ Kinh: Đại kinh Saccaka)

Trước đó thì Phật tu học với hai vị thầy khác, và ngài đạt được Phi Tưởng Phi phi tưởng định. Dù định này đem lại sự an tịnh thù thắng, nhưng ngài thấy nó vẫn còn nguy hại, và khổ, không hướng đến giải thoát: "Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn..." (Đại kinh Saccaka - Trung bộ kinh)


3. Pháp mà Phật Thích Ca tu tập từ trước giác ngộ là Thiền Quán Hơi Thở (ứng dụng trên 4 niệm xứ). Từ đó mà ngài đi vào Định và Tuệ. Tôi nghĩ rằng nên trích lời Phật để chứng minh, dù rằng có hơi dài dòng:

"Này các Tỷ-kheo, Ta trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta trú nhiều với an trú này (Niệm hơi thở vô hơi thở ra); Do Ta trú nhiều với an trú nầy, thân Ta và con mắt không có mệt nhọc, và tâm Ta được giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng thân và mắt khỏi bị mệt mỏi và mong rằng tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ, thời định niệm hơi thở vô hơi thở ra này cần phải khéo tác ý". (Kinh Ngọn đèn, Tương Ưng V).

4. Bạn QQ cũng đã biết rồi, thiền tông thoát thai từ các kinh điển đại thừa. Mà các kinh đại thừa được trước tác bởi các luận sư khoảng một hai thế kỷ trước CN. Và các kinh đại thừa được dịch và du nhập vào Trung Hoa khoảng từ thế kỷ thừ 2 sau CN trở về sau. Như vậy các kinh đại thừa được sáng tác sau khi Phật nhập diệt khoảng 400 năm. Lý thuyết về Tánh Không (Long Thọ), hay Bát Nhã và từ các kinh đại thừa về Như Lai Tạng, hay Chân Tâm, Phật Tánh (kiến Tánh) từ các kinh luận này được kiến giải bởi các thiền sư Trung Hoa và trở thành một đường lối đặc thù thực hành tâm linh (Thiền Tông) của người Trung Hoa. Pháp thiền Tứ Niệm Xứ nguyên thủy của Phật cũng biến mất. Hãy nghe Phật nói thế nào về pháp Tứ Niệm Xứ:

"Này Bà-la-môn, do bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn sau khi Như lai nhập diệt, nên diệu pháp không tồn tại lâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, này Bà-la-môn, sau khi Như lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài". (Tương Ưng V, tr. 183)

5. Về 4 câu Kệ mà người ta cho là của Bồ Đề Đạt Ma, thì thực ra là không phải. Kệ đó được xuất xứ từ thiền sư Nam Truyền Phổ Nguyện (738-897), đệ tử của ngài Mã Tổ (thuộc đời thừ hai từ Lục Tổ Huệ Năng). Hệ thống 28 vị Tổ Ấn Độ và 6 vị Tổ thiền tông của Trung Hoa là Thần Hội đệ tử của ngài Huệ Năng giả lập nên để hệ thống hóa cho chính danh. Và trong Thiền Luận của Suzuki thì : "toàn là sáng tạo lông bông của những sử gia thiền đầu tiên, hẳn vì khích lệ bởi lòng tin quá nhiệt thành đối với mối đạo chánh thống nên đã luyện ngòi bút tưởng tượng đến cao độ như vậy." (Suzuki, Thiền luận - Tập Thượng).

Thật ra, Thiền tông, hay PPNT, là do tùy theo sự lựa chọn của mỗi cá nhân, chọn con đường tâm linh cho nào để tu học cho hợp với mình. Nhưng, nếu chọn Thiền Tông thì cũng cần biết xuất xứ của nó.


---------------------



Ghi chú: Về lịch sử thiền tông thì tôi lấy tài liệu từ Thư viện Hoa Sen:
- Nẻo vài Thiền Học của Thầy Nhất Hạnh
- Thiền tông Khảo Luận của Huynh Trung Chánh (tài liệu soạn cho khoá Phật Học căn bản).
- Căn bản Triết lý và Kinh điển của Thiền tông của GS. Trịnh đình Hỷ (hội thảo về Thiền định & Thiền tông tại Trúc Lâm Thiền Viện ngày 04 June 2017)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
Chào bạn Anatta,

QQ thích lối viết có dẫn chứng của bạn, đọc rất hay và khỏi phải mất công chạy vào web kiểm chứng lại ...

Xin lổi các bạn, mấy hôm nay QQ hơi bận rộn công việc nên không vào VB hang out được, hy vọng thời gian tới sẽ rãnh hơn.

Thư viện Hoa Sen, ... làm qq nhớ hồi xưa cũng hay vào TVHS viết email qua lại với các bạn trong đó, tức cười hồi mới đầu thấy cái nick Tâm Diệu, dường như là Admin của TVHS, qq cứ tưởng là chị, gọi là chị Tâm Diệu, mấy người bên đó cười quá chừng ... Bắt chước qq gọi anh Tâm Diệu là "chị" Tâm Diệu luôn. Được cái anh này hiền lắm, chỉ cười theo.

Trở lại đề tài Bodhisattva, tiếng Việt gọi là Bồ Tát,... theo qq nhớ, là một danh từ không nằm trong hệ thống "Tứ Thánh Quả" như liệt kê trong PGNT. Đó chỉ là một danh từ thường thời đó, có nghĩa là "Phật chưa thành,"  hay là tiền kiếp, tiền thân của Phật. Đó là lý do bạn Anatta thấy trong kinh Phật nói "khi ta còn là một vị Bồ Tát."

Trong PG Đại Thừa, Bồ Tát được hiểu là một vi Phật đã đắc ngộ, nhưng nguyện ở lại thế gian để độ chúng sinh.  Hoặc là người đã   đã đắc ngộ, nhưng chưa chưa ngang hàng với Phật, còn phải thêm một hai bước nữa. Hoặc là người đã được định sẽ thành Phật trong tương lai, thí dụ như Bồ Tát Di Lạc, mà có người gọi là Phật Di Lạc, (Maitreya) tương truyền sẽ là một vị Phật kế tiếp xuống thế trong tương lai. 

Thiền tông có nhiều chi nhánh, tuỳ theo mỗi vị thiền sư lớn có cách dạy khác nhau, và nhiều khi pháp Thiền cũng khác nhau. QQ sẽ bổ túc thêm về sự phát triển của Thiền Tông và các pháp Thiền của Thiền Tông sau ..

Hello
Reply
(2018-02-02, 03:29 PM)QuỷLệ Wrote: Yes, QuỷLệ đồng ý với anh....nhiều khi anh diễn tả trong viễn cảnh mà anh ý thức ra được nên người khác khó chấp nhận vì họ chưa từng trải nghiệm qua muh...hiihihihi...nếu anh nói QuỷLệ "có vẻ obsess với địa ngục" thì hỏng trúng mô...đúng ra thì curiosity mới đúng vì QuỷLệ nói là chỉ "mentioned it more than once"...nên hõng áp dụng vào chữ "obsession" ....nói về chuyện bơi trong biển thức...trước đây KHÚC KaKa có dạy QuỷLệ là nếu muốn diệt khổ thì phải bơi aka modeling trong biển khổ...mới biết khổ mà diệt.. Wink ..btw, khi nào quởn quởn kể QuỷLệ nghe chuyện quỷ vương và địa ngục theo kinh nghiệm cá nhân của anh nghen?????????...nếu có thể hỷ???????

I know, I am super duper  ba8 ba8 ba8 ba8 ... Rollin :chay:

Theo kinh nghiệm và nhận xét của qq về quỷ vương thì có một sự trùng hợp về quỷ trong đạo CG và PG.

Kinh nghiệm của qq là như vầy, khi một người bình thường không tu hay không sống đời sống thánh thiện, thì nói chung là họ không 'sáng' cho lắm, nên ma quỷ ở thế giới bên kia không trông thấy được. Như ở bên CG, khi một người vừa có Chúa Thánh Thần ngự xuống và họ trở nên "sáng"  đôi khi còn gọi là illumination, bên Phật thì gọi là enlightened, thì lúc đó ma quỷ nó "thấy" được người đó và khi đó, các bậc thánh, Thiên Chúa, cũng như các thần sẽ đến thăm, dạy,  và cho gặp, hay quỷ thì sẽ đến để "khảo đảo."

Lấy thí dụ, Chúa Giê Su ra ngoài sa mạc ở 40 ngày không ăn uống để cầu nguyện và suy nghĩ, thì vào những ngày cuối Ngài bị quỷ Satan đến thách thức, cũng theo KT, khi Chúa đi trừ tà ma, thì ma quỷ nó nhìn thấy Chúa là chúng biết ngài là ai, không cần phải giới thiệu, và quyền phép của Chúa thì chỉ cần một lời là đủ để quỷ phải xuất khỏi người bị ám. Đức Phật cũng bị quỷ Mara đến thách thức và chiêu dụ vài lần trước khi thành Phật. Có vài người thiền sư kể rằng họ cũng bị ma quỷ phá hay cản trở khi họ đang thiền và khi sắp Ngộ.  QQ cũng có bị quỷ Satan đến "sờ gáy" và cho gặp, nói chuyện trong giấc mơ, nhưng vì có lẻ mình nhỏ bé quá nên nó không thách thức, mà chỉ mời đi xem "giang sơn" của nó và còn cho qq thấy phép thuật cũng như mánh lới mà nó dùng để chiêu dụ người theo nó. Còn gặp ma ở ngoài đời thì qq đã gặp nhiều lần, dù vẫn không tin, hay sợ.

Lol Hello
Reply
(2018-02-07, 02:38 PM)QueQua Wrote: Theo kinh nghiệm và nhận xét của qq về quỷ vương thì có một sự trùng hợp về quỷ trong đạo CG và PG.

Kinh nghiệm của qq là như vầy, khi một người bình thường không tu hay không sống đời sống thánh thiện, thì nói chung là họ không 'sáng' cho lắm, nên ma quỷ ở thế giới bên kia không trông thấy được. Như ở bên CG, khi một người vừa có Chúa Thánh Thần ngự xuống và họ trở nên "sáng"  đôi khi còn gọi là illumination, bên Phật thì gọi là enlightened, thì lúc đó ma quỷ nó "thấy" được người đó và khi đó, các bậc thánh, Thiên Chúa, cũng như các thần sẽ đến thăm, dạy,  và cho gặp, hay quỷ thì sẽ đến để "khảo đảo."

Lấy thí dụ, Chúa Giê Su ra ngoài sa mạc ở 40 ngày không ăn uống để cầu nguyện và suy nghĩ, thì vào những ngày cuối Ngài bị quỷ Satan đến thách thức, cũng theo KT, khi Chúa đi trừ tà ma, thì ma quỷ nó nhìn thấy Chúa là chúng biết ngài là ai, không cần phải giới thiệu, và quyền phép của Chúa thì chỉ cần một lời là đủ để quỷ phải xuất khỏi người bị ám. Đức Phật cũng bị quỷ Mara đến thách thức và chiêu dụ vài lần trước khi thành Phật. Có vài người thiền sư kể rằng họ cũng bị ma quỷ phá hay cản trở khi họ đang thiền và khi sắp Ngộ.  QQ cũng có bị quỷ Satan đến "sờ gáy" và cho gặp, nói chuyện trong giấc mơ, nhưng vì có lẻ mình nhỏ bé quá nên nó không thách thức, mà chỉ mời đi xem "giang sơn" của nó và còn cho qq thấy phép thuật cũng như mánh lới mà nó dùng để chiêu dụ người theo nó. Còn gặp ma ở ngoài đời thì qq đã gặp nhiều lần, dù vẫn không tin, hay sợ.

Lol Hello

Nghe anh QUEQUA kể hay quá hà, nhất là khúc đi xem giang sơn áh. Vậy anh có thấy xé xác không? TamMuội đã thấy và felt như là real luôn áh. Còn nửa không, kể cho TamMuội nghe với? Thank you!

Thumbs-up4
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply
(2018-02-06, 10:54 PM)anatta Wrote: Nói thiệt hay giỡn đó Q. Lệ cô nương? Muốn tham thoại đầu thực sự thì cần phải tìm một vị thầy, và sau khi đàm luận thì vị thầy sẽ đưa cho hành giả (QL) một thoại đầu hay công án thích hợp với căn duyên. Chứ tự thân lựa chọn thoại đầu nào đó mình thích, thì coi chừng bị "tẩu hỏa nhập ma", mai mốt Quỷ Lệ lại biến thành "Thần Lệ", "Quái Lệ", hoặc "Ma Lệ"... cũng không chừng. Mời Lệ cô nương môt ly chè lạnh cho tỉnh táo lại :tropical-drink_1f379:  :-)

Dzạ TamMuội nói chơi.. Wink ...planning vậy thôi chứ duyên chưa trổ quả mừ!...từ từ thủng thẳng đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải anh ANATTA...... Rollin :chay: :chay: Rollin
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply
(2018-02-05, 02:03 PM)Rách Việc Wrote: Với hồ nghi này bác chỉ mò mẫm trong nghiệp thức  Grinning-face-with-smiling-eyes4 tự chế ra câu thoại cho bác coi chừng kiến bò chứ khó kiến tánh.

Ta (tri kiến) và người ấy (lập tri)
Tri kiến + lập tri = vô minh bổn.

Dzạ, biết rồi khổ lắm luôn...nói mãi.... Grinning-face-with-smiling-eyes4 ...nói chớ TamMuội chỉ mới thoại đầu thôi...TamMuội nghĩ là kiếm bước nào đi dể dể tí...nhưng đọc post của anh ANATTA thì ảnh nói phải có thầy chỉ dzẩn...mà TamMuội đọc 7 câu tham thoại đầu trong TTT hỏng thấy interested gì lắm áh ngoại....

1. Khi chưa có trời đất, ta là gì?
2. Trước khi được cha mẹ sanh ra, mặt mủi bổn lai của ta ra sao?
3. Muôn pháp về một, một về chổ nào?
4. Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì?
5. Sanh tử đến từ đâu, chết đi về đâu?
6. Niệm Phật là ai?
7. Ta là ai?

Vì vậy TamMuội đúc kết ra bài thơ này...

Vạn vật khởi duyên bởi đất trời
Xuân thời hoa nở, tuyết Đông rơi
Tịnh thanh hành sự tuỳ duyên vậy
Đạo luật thiên nhiên chẳng đổi dời....


:dance: Grinning-face-with-smiling-eyes4 :dance:
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply
(2018-02-07, 11:35 PM).TamMuội Wrote: Dzạ, biết rồi khổ lắm luôn...nói mãi.... Grinning-face-with-smiling-eyes4 ...nói chớ TamMuội chỉ mới thoại đầu thôi...TamMuội nghĩ là kiếm bước nào đi dể dể tí...nhưng đọc post của anh ANATTA thì ảnh nói phải có thầy chỉ dzẩn...mà TamMuội đọc 7 câu tham thoại đầu trong TTT hỏng thấy interested gì lắm áh ngoại....

1. Khi chưa có trời đất, ta là gì?
2. Trước khi được cha mẹ sanh ra, mặt mủi bổn lai của ta ra sao?
3. Muôn pháp về một, một về chổ nào?
4. Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì?
5. Sanh tử đến từ đâu, chết đi về đâu?
6. Niệm Phật là ai?
7. Ta là ai?

Vì vậy TamMuội đúc kết ra bài thơ này...

Vạn vật khởi duyên bởi đất trời
Xuân thời hoa nở, tuyết Đông rơi
Tịnh thanh hành sự tuỳ duyên vậy
Đạo luật thiên nhiên chẳng đổi dời....


:dance: Grinning-face-with-smiling-eyes4 :dance:


Tổ Sư Thiền phải là căn cơ bậc thượng trí mới interesting  Grinning-face-with-smiling-eyes4 căn cơ bác thuộc ngoại đạo thiền thì bác mới interesting.

Đất trời cũng thuộc vạn vật duyên khởi theo não bộ. Thiên nhiên nay nóng mai lạnh, nay nắng mai mưa đổi dời liên tục.
Reply
(2018-02-07, 02:38 PM)QueQua pid= Wrote:Theo kinh nghiệm và nhận xét của qq về quỷ vương thì có một sự trùng hợp về quỷ trong đạo CG và PG.

Kinh nghiệm của qq là như vầy, khi một người bình thường không tu hay không sống đời sống thánh thiện, thì nói chung là họ không 'sáng' cho lắm, nên ma quỷ ở thế giới bên kia không trông thấy được. Như ở bên CG, khi một người vừa có Chúa Thánh Thần ngự xuống và họ trở nên "sáng"  đôi khi còn gọi là illumination, bên Phật thì gọi là enlightened, thì lúc đó ma quỷ nó "thấy" được người đó và khi đó, các bậc thánh, Thiên Chúa, cũng như các thần sẽ đến thăm, dạy,  và cho gặp, hay quỷ thì sẽ đến để "khảo đảo."

Lấy thí dụ, Chúa Giê Su ra ngoài sa mạc ở 40 ngày không ăn uống để cầu nguyện và suy nghĩ, thì vào những ngày cuối Ngài bị quỷ Satan đến thách thức, cũng theo KT, khi Chúa đi trừ tà ma, thì ma quỷ nó nhìn thấy Chúa là chúng biết ngài là ai, không cần phải giới thiệu, và quyền phép của Chúa thì chỉ cần một lời là đủ để quỷ phải xuất khỏi người bị ám. Đức Phật cũng bị quỷ Mara đến thách thức và chiêu dụ vài lần trước khi thành Phật. Có vài người thiền sư kể rằng họ cũng bị ma quỷ phá hay cản trở khi họ đang thiền và khi sắp Ngộ.  QQ cũng có bị quỷ Satan đến "sờ gáy" và cho gặp, nói chuyện trong giấc mơ, nhưng vì có lẻ mình nhỏ bé quá nên nó không thách thức, mà chỉ mời đi xem "giang sơn" của nó và còn cho qq thấy phép thuật cũng như mánh lới mà nó dùng để chiêu dụ người theo nó. Còn gặp ma ở ngoài đời thì qq đã gặp nhiều lần, dù vẫn không tin, hay sợ.

Lol Hello

Bậy bạ  Grinning-face-with-smiling-eyes4 tâm nào thức nấy, tâm tối thì thức làm sao sáng mà tìm tới sáng.
Reply
(2018-02-07, 11:35 PM)"TamMuội Wrote: ...
1. Khi chưa có trời đất, ta là gì?
2. Trước khi được cha mẹ sanh ra, mặt mủi bổn lai của ta ra sao?
3. Muôn pháp về một, một về chổ nào?
4. Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì?
5. Sanh tử đến từ đâu, chết đi về đâu?
6. Niệm Phật là ai?
7. Ta là ai?

Vì vậy TamMuội đúc kết ra bài thơ này...

Vạn vật khởi duyên bởi đất trời
Xuân thời hoa nở, tuyết Đông rơi
Tịnh thanh hành sự tuỳ duyên vậy
Đạo luật thiên nhiên chẳng đổi dời....


:dance: Grinning-face-with-smiling-eyes4 :dance:


TM trích dẫn 7 câu thoại đầu này, thì chắc là đã hiểu Chánh Nghi là gì rồi (cũng như Thoại vĩ, Nghi Tình.v.v...), phải không? Hôm qua, hôm kia anatta có đọc vài tài liệu ngắn trên trang TVHS thì có đọc một bài nói về chánh nghi, và trong bài đó có 7 câu thoại đầu trên. Định hôm nay vào chia sẻ với TM về Chánh Nghi, nhưng TM đã biết rồi, thì không cần phải lặp lại. Tuy nhiên, sẵn dịp khi anh đọc 7 câu thoại đầu trên thì cá nhân nhận thấy câu (1), (3), (4) là Chánh Nghi -- tức là dạng nghi tình thuộc siêu thế, không phải tục thế (và câu thoại đầu hôm trước của TM cũng là tục thế). Câu (2), (5), (6), và (7) , thì anatta không nhận thấy siêu thế chỗ nào. Không hiểu sao người viết cho rằng không phải tục thế.

Đọc câu thoại (công án) "Ta là ai?" thì anatta nhớ lại câu truyện thiền về công án này.  Có vị đệ tử kia được thầy trao cho công án "Ta là ai?". Người học trò thực hành tham quán công án này. Sau một thời gian người học trò trong khi tham thiền thì thường thấy cái núi chần dần trước mặt, anh ta không biết phải làm thế nào. Sau đó mới hỏi ông thầy, thì ông thầy bảo "thì chẻ cái núi đó ra". Bây giờ đố vui với TM, vậy chứ "cái núi" mà anh học trò thấy trong lúc tham thiền thì biểu hiện cho cái gì?





Xuân đã kề sao trời vẫn lạnh
Hoa xuân năm ấy giờ nơi đâu?
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2018-02-08, 02:54 PM)Rách Việc Wrote: Tổ Sư Thiền phải là căn cơ bậc thượng trí mới interesting  Grinning-face-with-smiling-eyes4 căn cơ bác thuộc ngoại đạo thiền thì bác mới interesting.

Đất trời cũng thuộc vạn vật duyên khởi theo não bộ. Thiên nhiên nay nóng mai lạnh, nay nắng mai mưa đổi dời liên tục.

-Trời ạh! bác còn phân biệt ngoại đạo và chánh đạo là bác còn chấp ngã. TamMuội hỏi bác chuyện này nha????có thể nào bác định nghĩa sự khác biệt giửa nghi tình và sân, cho TamMuội được không?????????..

-Bác chưa thật sự hiểu phrase "chẳng đổi dời" trong 4 câu thơ trên của TamMuội rồi. Cũng như bác nói "nay nắng mai mưa" vị chi đó là định luật tuần hoàn của trời và đất aka âm dương. Vì thế cho nên TamMuội nói "Định luật thiên nhiên chẳng đổi dời" ý là không thể nào đổi bửa nay mưa, ngày mai mưa, và ngày mốt vẩn mưa, mưa forever được. Vạn vật đều phải có âm dương mới biết được cái khác biệt giửa hai chủ thể, tương đồng thành duyên khởi.



Grinning-face-with-smiling-eyes4 :cool: Grinning-face-with-smiling-eyes4
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply