Posts: 1,264
Threads: 26
Likes Received: 459 in 238 posts
Likes Given: 663
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
Đời là một trò hề đối với những ai ham suy nghĩ, nhưng lại là một tấn bi kịch đối với những người đa cảm.
Horace Walpole
***
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,264
Threads: 26
Likes Received: 459 in 238 posts
Likes Given: 663
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
- Cái “Ta” thật là rất đáng ghét… vâng! Nhưng đó là nói về cái “Ta” của kẻ khác. — Paul Valéry
- Đừng biện bác bao giờ cả, anh sẽ không bao giờ làm cho hợp lẽ được ai đâu; ý kiến của người ta giống như là cây đinh: Càng đập vào nó, càng làm cho nó lún sâu thêm. — A. Dumas Fils
- oOo -
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 4,794
Threads: 95
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
152
(2021-11-20, 07:53 PM)anattā Wrote: Đời là một trò hề đối với những ai ham suy nghĩ, nhưng lại là một tấn bi kịch đối với những người đa cảm.
Horace Walpole
***
Hi anh anatta,
Tại sao đời là trò hề với người ham suy nghĩ
và là một tấn bi kịch với người đa cảm?
Posts: 1,264
Threads: 26
Likes Received: 459 in 238 posts
Likes Given: 663
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
(2021-11-28, 07:14 PM)Be 3 Wrote: Hi anh anatta,
Tại sao đời là trò hề với người ham suy nghĩ
và là một tấn bi kịch với người đa cảm?
Hi Bé 3,
Câu này nói về một đề tài cao rộng, anattā chỉ có thể nói lên đôi chút với khả năng hiểu biết giới hạn của mình thôi.
Theo anattā nghĩ thì câu trên có ý khuyên mình nên tập suy nghĩ về sự việc một cách khách quan, chính đáng để tìm thấy ra sự thật của vấn đề, mà đừng để tình cảm ưa ghét của dục vọng riêng tư xen vào như lạc thú, lợi lộc, quyền thế, tín ngưỡng (chính trị, lý tưởng hay tôn giáo).
anattā thử nêu lên vài điều Bé 3 để suy xét.
- Nói về tình cảm người mẹ với đứa con trong một gia đình. Khi đứa con bị bệnh, người mẹ đưa con đi gặp y sĩ. Trong lòng người mẹ luôn mong ước là con mình bệnh nhẹ, mau hết bệnh. Đối với y sĩ thì ông giữ lý trí khách quan khi khám bệnh. Nếu đứa con bị bệnh nặng cần nhiều thời gian điều trị, hoặc có thể khó qua khỏi, thì ông buộc phải nói ra sự thật, không thể vì chìu lòng ao ước của người mẹ mà nói sai sự thật được. Và nếu bệnh tình đứa con nghiêm trọng thật sự thì người mẹ rất đau khổ, vì trái với ý nguyện của bà.
- Về quảng cáo. Như kem đánh răng chẳng hạn. Người làm quảng cáo thường đưa ra hình ảnh một người mẫu nào đó mà phần đông người ta yêu thích (tình cảm), khán giả xem họ thích người mẫu đó, nên họ nảy sinh muốn mua kem đó xài. Hoặc là nhà quảng cáo đưa ra hình ảnh một nụ cười tươi của ai đó với hàm răng trắng phao phao; người ta thấy hàm răng trắng thường là tin do kem đánh răng đó tạo ra, và mua xài. It ai chịu khó quan sát suy nghĩ xem kem đó có ăn chịu gì đến cái hàm răng trắng kia không, có thiệt là cái hàm răng trắng như ngà ngọc kia là do xài loại kem đó không? Mua kem về xử dụng một thời gian mà sao thấy răng mình không trắng trẻo như hàm răng kia. :)
- Chiến tranh. Có hai quốc gia A và B đánh nhau. Tin tức trận chiến được lan truyền hằng ngày. Những người ủng hộ quốc gia A (đồng minh của A) chỉ chọn lựa tin nào có lợi cho A, đem về sự thắng lợi, còn tin nào xấu không lạc quan thì họ bỏ qua một bên. Còn những người giữ tinh thần khách quan muốn tìm ra sự thật thì họ thu lượm cả tin tức hai chiều, có lợi và bất lợi cho A. Nếu tin bất lợi cho A nhiều thì họ nghiêng về sự phán đoán là A thua. Và khi trận chiến kết thúc, A thua, những người ủng hộ A sẽ thất vọng buồn bã, than trách.
- Tín ngưỡng. Bà X là người có tín ngưỡng, và bà có đứa con trai đến tuổi đi nhập ngủ, trong nước đang có lệnh gọi tòng quân. Bà làm phước bố thí, đọc kinh cầu nguyện mong là con bà sẽ thoát khỏi đi lính. May thay lần đó, con bà không bị kêu gọi; bà mới nói là do bà làm phước bố thí mà Trời Phật chứng giám nên được như vậy. Qua một thời gian, trong nước lại có đợt gọi nhập ngủ, bà cũng làm phước như lần trước, nhưng chẳng may con trai bà lại bị kêu gọi đi lính. Lần này bà tự biện hộ là có lẽ ông Trời muốn thử thách nó, nên để cho nó đi lính, nhưng Trời sẽ che chở cho nó tai qua nạn khỏi.
- Tình yêu và hôn nhân. Những cô gái thơ ngây hay thiếu suy nghĩ chín chắn thường nghĩ rằng, hễ người đàn ông mà có tài hoa thông minh đỗ đạt bằng cấp cao là người có tư cách đạo đức tốt. Nhưng, họ đâu ngờ rằng, tri thức và đức hạnh không có đi đôi với nhau. Cho nên có không ít trường hợp, các cô vỡ mộng sau khi lấy chồng. Kẻ có hạnh kiểm và ăn học cao sẽ là người hiền tài, còn kẻ phẩm cách đê hèn thì cái học bằng cấp cao sẽ giúp họ thành kẻ đại gian đại ác.
Vậy, có thể nói rằng người lý luận sự việc theo tình cảm thì với họ cái kết quả của sự việc đó đã được họ định trước rồi, hễ chuyện xảy ra thuận theo lòng họ đã mong ước thì họ chấp nhận, còn không phải thì họ tìm cách bài bác, biện hộ, thậm chí mạt sát. Còn người luận theo lý trí là giữ tinh thần độc lập, đầu óc khách quan, chính trực, họ quan sát, tìm tòi tài liệu, chứng cứ để tìm ra sự thật của sự việc.
***
Hãy nhìn sự vật y như nó xảy ra, chứ đừng mong mỏi nó xảy ra như lòng mình ao ước nó phải như thế nào. — Andre Gide.
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 4,671
Threads: 153
Likes Received: 2,033 in 871 posts
Likes Given: 531
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
(2021-11-20, 07:53 PM)anattā Wrote: Đời là một trò hề đối với những ai ham suy nghĩ, nhưng lại là một tấn bi kịch đối với những người đa cảm.
Horace Walpole
***
“The world is a comedy to those that think, a tragedy to those that feel.”
Câu này dịch sang tiếng Việt như vậy mình thấy hơi nặng nề. Hơi bi quan.
Theo 5 thì 5 sẽ dịch rằng:
Cuộc sống dưới ánh mắt người sống bằng lý trí là một vở kịch vui,
dưới lăng kính người sống bằng cảm tính thì là một bi kịch.
Ý của ông Horace Walpole có lẽ là thiên lý trí: chỉ nên nhìn nhận sự việc
như nguyên thủy của nó, đừng suy diễn thêm khiến đời sống sẽ trở thành
phức tạp. Trôi nổi theo cảm tính.
" Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" (Nguyễn Du)
PS: Theo ý niệm sống của giáo lý Phật giáo, thì nên sống bằng chánh niệm.
Nghĩa là lúc đốn củi thì lo đốn củi, lúc gánh nước thì lo gánh nước, lúc nấu
cơm thì lo nấu cơm. Đừng đốn củi thì lo việc gánh nước, lúc gánh nước thì
lại tính đến chuyện vo gạo nấu cơm. Tâm trí chỉ nên hợp nhất với việc làm
hiện tại, không đa đoan, lo nghĩ nhiều thì dễ bị stress. Cuộc sống dễ bi quan.
Cách sống chánh niệm hiện cũng được các nhà tâm lý học Tây phương cổ súy.
Posts: 1,264
Threads: 26
Likes Received: 459 in 238 posts
Likes Given: 663
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
Cảm ơn anh Năm góp ý kiến về câu nói trên, cũng như gợi ý về dịch chữ comedy.
Câu đó nếu sửa lại thì anatta vẫn thích chữ Đời, và thay đổi chứ "trò hề" ra hài-kịch để đối với bi-kịch.
Đời là vở hài kịch cho những ai ham suy nghĩ, nhưng lại là tấn bi kịch cho những người đa cảm.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 693 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
“The world is a tragedy to those who feel, but a comedy to those who think.” .
thế giới là thãm kịch cho những ai chỉ cảm nhận và là hài kịch cho những ai tư duy về nó
câu này có hai vế , và cả hai vế đều có có thể nói rằng nó đúng và nó sai tuỳ theo bạn hiểu Phật pháp ở mức độ nào
Posts: 4,794
Threads: 95
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
152
(2021-12-01, 08:32 PM)anattā Wrote: Hi Bé 3,
Câu này nói về một đề tài cao rộng, anattā chỉ có thể nói lên đôi chút với khả năng hiểu biết giới hạn của mình thôi.
Theo anattā nghĩ thì câu trên có ý khuyên mình nên tập suy nghĩ về sự việc một cách khách quan, chính đáng để tìm thấy ra sự thật của vấn đề, mà đừng để tình cảm ưa ghét của dục vọng riêng tư xen vào như lạc thú, lợi lộc, quyền thế, tín ngưỡng (chính trị, lý tưởng hay tôn giáo).
anattā thử nêu lên vài điều Bé 3 để suy xét.
- Nói về tình cảm người mẹ với đứa con trong một gia đình. Khi đứa con bị bệnh, người mẹ đưa con đi gặp y sĩ. Trong lòng người mẹ luôn mong ước là con mình bệnh nhẹ, mau hết bệnh. Đối với y sĩ thì ông giữ lý trí khách quan khi khám bệnh. Nếu đứa con bị bệnh nặng cần nhiều thời gian điều trị, hoặc có thể khó qua khỏi, thì ông buộc phải nói ra sự thật, không thể vì chìu lòng ao ước của người mẹ mà nói sai sự thật được. Và nếu bệnh tình đứa con nghiêm trọng thật sự thì người mẹ rất đau khổ, vì trái với ý nguyện của bà.
- Về quảng cáo. Như kem đánh răng chẳng hạn. Người làm quảng cáo thường đưa ra hình ảnh một người mẫu nào đó mà phần đông người ta yêu thích (tình cảm), khán giả xem họ thích người mẫu đó, nên họ nảy sinh muốn mua kem đó xài. Hoặc là nhà quảng cáo đưa ra hình ảnh một nụ cười tươi của ai đó với hàm răng trắng phao phao; người ta thấy hàm răng trắng thường là tin do kem đánh răng đó tạo ra, và mua xài. It ai chịu khó quan sát suy nghĩ xem kem đó có ăn chịu gì đến cái hàm răng trắng kia không, có thiệt là cái hàm răng trắng như ngà ngọc kia là do xài loại kem đó không? Mua kem về xử dụng một thời gian mà sao thấy răng mình không trắng trẻo như hàm răng kia. :)
- Chiến tranh. Có hai quốc gia A và B đánh nhau. Tin tức trận chiến được lan truyền hằng ngày. Những người ủng hộ quốc gia A (đồng minh của A) chỉ chọn lựa tin nào có lợi cho A, đem về sự thắng lợi, còn tin nào xấu không lạc quan thì họ bỏ qua một bên. Còn những người giữ tinh thần khách quan muốn tìm ra sự thật thì họ thu lượm cả tin tức hai chiều, có lợi và bất lợi cho A. Nếu tin bất lợi cho A nhiều thì họ nghiêng về sự phán đoán là A thua. Và khi trận chiến kết thúc, A thua, những người ủng hộ A sẽ thất vọng buồn bã, than trách.
- Tín ngưỡng. Bà X là người có tín ngưỡng, và bà có đứa con trai đến tuổi đi nhập ngủ, trong nước đang có lệnh gọi tòng quân. Bà làm phước bố thí, đọc kinh cầu nguyện mong là con bà sẽ thoát khỏi đi lính. May thay lần đó, con bà không bị kêu gọi; bà mới nói là do bà làm phước bố thí mà Trời Phật chứng giám nên được như vậy. Qua một thời gian, trong nước lại có đợt gọi nhập ngủ, bà cũng làm phước như lần trước, nhưng chẳng may con trai bà lại bị kêu gọi đi lính. Lần này bà tự biện hộ là có lẽ ông Trời muốn thử thách nó, nên để cho nó đi lính, nhưng Trời sẽ che chở cho nó tai qua nạn khỏi.
- Tình yêu và hôn nhân. Những cô gái thơ ngây hay thiếu suy nghĩ chín chắn thường nghĩ rằng, hễ người đàn ông mà có tài hoa thông minh đỗ đạt bằng cấp cao là người có tư cách đạo đức tốt. Nhưng, họ đâu ngờ rằng, tri thức và đức hạnh không có đi đôi với nhau. Cho nên có không ít trường hợp, các cô vỡ mộng sau khi lấy chồng. Kẻ có hạnh kiểm và ăn học cao sẽ là người hiền tài, còn kẻ phẩm cách đê hèn thì cái học bằng cấp cao sẽ giúp họ thành kẻ đại gian đại ác.
Vậy, có thể nói rằng người lý luận sự việc theo tình cảm thì với họ cái kết quả của sự việc đó đã được họ định trước rồi, hễ chuyện xảy ra thuận theo lòng họ đã mong ước thì họ chấp nhận, còn không phải thì họ tìm cách bài bác, biện hộ, thậm chí mạt sát. Còn người luận theo lý trí là giữ tinh thần độc lập, đầu óc khách quan, chính trực, họ quan sát, tìm tòi tài liệu, chứng cứ để tìm ra sự thật của sự việc.
***
Hãy nhìn sự vật y như nó xảy ra, chứ đừng mong mỏi nó xảy ra như lòng mình ao ước nó phải như thế nào. — Andre Gide.
*
Hi anh anatta,
Cám ơn anh bỏ thời gian giải thích về cách nhìn và suy nghĩ về cuộc đời
Be 3 hiểu đươc ý anh.
Hãy chấp nhận những gì đang xảy ra trong cuộc đời mình, đừng mơ tưởng hay mong mỏi quá nhiều phải không ah ?
Vậy làm cách nào để mình có được lý trí đúng ?
Posts: 4,794
Threads: 95
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
152
(2021-12-02, 12:20 AM)005 Wrote: “The world is a comedy to those that think, a tragedy to those that feel.”
Câu này dịch sang tiếng Việt như vậy mình thấy hơi nặng nề. Hơi bi quan.
Theo 5 thì 5 sẽ dịch rằng:
Cuộc sống dưới ánh mắt người sống bằng lý trí là một vở kịch vui,
dưới lăng kính người sống bằng cảm tính thì là một bi kịch.
Ý của ông Horace Walpole có lẽ là thiên lý trí: chỉ nên nhìn nhận sự việc
như nguyên thủy của nó, đừng suy diễn thêm khiến đời sống sẽ trở thành
phức tạp. Trôi nổi theo cảm tính.
"Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" (Nguyễn Du)
PS: Theo ý niệm sống của giáo lý Phật giáo, thì nên sống bằng chánh niệm.
Nghĩa là lúc đốn củi thì lo đốn củi, lúc gánh nước thì lo gánh nước, lúc nấu
cơm thì lo nấu cơm. Đừng đốn củi thì lo việc gánh nước, lúc gánh nước thì
lại tính đến chuyện vo gạo nấu cơm. Tâm trí chỉ nên hợp nhất với việc làm
hiện tại, không đa đoan, lo nghĩ nhiều thì dễ bị stress. Cuộc sống dễ bi quan.
Cách sống chánh niệm hiện cũng được các nhà tâm lý học Tây phương cổ súy.
Hi 005
Cám ơn 5 đã giải thích rõ ràng.
Buồn hay không là tự trong lòng mình ra phải không ah.
"Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" (Nguyễn Du)
Cuộc sống dưới ánh mắt người sống bằng lý trí là một vở kịch vui,
dưới lăng kính người sống bằng cảm tính thì là một bi kịch.
Posts: 4,794
Threads: 95
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
152
(2021-12-02, 06:14 PM)abc Wrote: “The world is a tragedy to those who feel, but a comedy to those who think.” .
thế giới là thãm kịch cho những ai chỉ cảm nhận và là hài kịch cho những ai tư duy về nó
câu này có hai vế , và cả hai vế đều có có thể nói rằng nó đúng và nó sai tuỳ theo bạn hiểu Phật pháp ở mức độ nào
Hi anh abc
anh có thể giải thích thêm về chỗ đúng và sai theo anh?
Cho bé 3 xin phép anh anatta hỏi anh abc giải thích ỏ đây được không ah?
các anh.
Posts: 1,264
Threads: 26
Likes Received: 459 in 238 posts
Likes Given: 663
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
(2021-12-02, 10:45 PM)Be 3 Wrote: Hi anh abc
anh có thể giải thích thêm về chỗ đúng và sai theo anh?
Cho bé 3 xin phép anh anatta hỏi anh abc giải thích ỏ đây được không ah?
các anh.
Tất nhiên là được, xin Bé 3 tự nhiên.
anattā dạo này hơi lu bu nên không thấy post trên này của Bé 3.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,264
Threads: 26
Likes Received: 459 in 238 posts
Likes Given: 663
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
(2021-12-02, 10:25 PM)Be 3 Wrote: Hi anh anatta,
Cám ơn anh bỏ thời gian giải thích về cách nhìn và suy nghĩ về cuộc đời
Be 3 hiểu đươc ý anh.
Hãy chấp nhận những gì đang xảy ra trong cuộc đời mình, đừng mơ tưởng hay mong mỏi quá nhiều phải không ah ?
Vậy làm cách nào để mình có được lý trí đúng ?
Hi Bé 3,
Mộng tưởng thì hãy cứ mộng tưởng cho giảm đi phần nào sự tẻ nhạt của đời sống một ngày như mỗi ngày, nhưng mộng chỉ là mộng mà thôi, muốn biến nó thành hiện thực thì chắc chỉ được vài phần trăm. :)
Để suy tư cho phải lối thì anattā nghĩ không hề dễ dàng chút nào, vì hẳn ai cũng biết là điều đó đòi hỏi mình phải có tấm lòng vô tư, công chính, và nghị lực. Lý trí đúng hay tư tưởng cho phải đường thì có lẽ hầu như mọi người khi còn ở học đường đều đã có học qua thì phải, nó được gọi là C ritical Thinking, phải không? Đề tài này rộng, Bé 3 muốn tìm hiểu đầy đủ thì cần đọc sách hay tài liệu do chuyên gia viết về nó, có thể tìm trên trang Amazon về loại sách Critical thinking này. Ở đây, anattā chỉ có thể chia sẻ với Bé 3 vài điều hạn hẹp mà anattā đã học hỏi và kinh nghiệm qua.
Trước hết cũng nên nhận thấy là con người mình thường hay suy nghĩ thiên về tình cảm nhiều, tức là tập tục, tín ngưỡng, tham cầu của mình. Từ thời bán khai theo dòng tiến hóa cho đến hiện thời của con người, thì đầu tiên là nhu cầu về sinh lý như thực phẩm thức uống, quần áo, chỗ ở; kế tiếp là nhu cầu về tình cảm tức là cảm giác, cảm xúc, dục vọng; rồi sau này khi văn minh khoa học tiến bộ thì mới phát triển nhu cầu về tinh thần, lý luận.
Tư tưởng thuộc về tín ngưỡng, luân lý, nghệ thuật, phong tục thường là chủ quan, thiên về tình.
Lý luận theo tình cảm là phán đoán thuận theo lòng ao ước của mình, không cần biết đến chân tướng và mâu thuẩn của vấn đề hay sự việc, miễn nó thỏa mãn tín ngưỡng hay ưa thích của mình là được; tín ngưỡng có thể là ý tưởng lưu hành trong xã hội được số đông chấp nhận, hoặc về chính trị, phe phái, hay tôn giáo. Còn suy nghĩ khách quan là tìm ra sự thật của vấn đề, đúng hoặc sai, không dung chứa mâu thuẩn.
Xét đoán chủ quan là thẩm định dựa trên giá trị của sự vật mà ta ưa thích. Một món đồ mà mình yêu thích dù có hơi mắc tiền một chút, mình cũng tìm cách mua. Sau này mình hết ưa chuộng nó nữa thì nó không còn giá trị, bỏ qua bên chẳng muốn để tâm đến nữa. Trong tình ái cũng thế, khi thương ai thì cái gì về người đó ta đều thấy lôi cuốn, đáng yêu…
Chủ quan và khách quan. Khi mình nói ông nhạc sĩ đó viết những bài hát nghe hay quá, tôi rất thích, thì đó là phán đoán chủ quan; còn nếu nói nhạc sĩ đó sáng tác nhạc phẩm, đã viết soạn bài hát này, bài hát kia … thì là phán đoán khách quan.
Đừng hăm hở vội vàng đứng ở lãnh vực học thuật này mà phê phán hay chê trách một chuyên môn khác, vì mỗi lãnh vực có giá trị riêng biệt. Chẳng hạn như ở bên luân lý, hình ảnh cô gái ăn mặc hở hang được xem là thiếu đứng đắn, là khiêu dâm, nhưng ở giới họa sĩ thì họ xem đó là nghệ thuật, là nét đẹp đường nét của thân thể...
Hẳn ai cũng đều biết là suy tư rồi quả quyết tính đúng hay sai của việc gì mà nó thuộc về chuyên môn của mình thì đáng tin cậy hơn. Gặp vấn đề không phải lãnh vực mình am tường thì nên hỏi ý kiến nơi người có hiểu biết về nó, hay tra tìm thông tin thuận và nghịch về nó để phân tích, so sánh, rồi mới phán đoán hay quyết định. Vì lẽ này, những ai học cao hiểu rộng trong nhiều lãnh vực thì phán đoán của họ khả tín hơn. Tuy nhiên, người học thức sâu rộng (uy danh) mà tham dục nặng nề thì chưa chắc là tư tưởng quyết đoán của họ chính xác đáng tin, vì dục vọng làm mê mờ đi phán đoán của họ.
Tánh khí và sức khỏe cũng ảnh hưởng đến sự suy nghĩ hay lý luận. Người tánh tình hấp tấp, háo thắng, tâm tư quanh co và hẹp hòi thì thường vấp phải sai lầm trong phán đoán; tương tự khi thể chất ta mệt mỏi hay đau yếu thì suy nghĩ khó được sáng suốt rõ ràng.
Vậy, lý trí sao cho đúng cũng có nghĩa là tập kiểm soát, kiềm chế dục vọng và tín ngưỡng của bản thân đừng để nó ảnh hưởng tới suy nghĩ quyết định của mình, cố gắng tránh phán đoán sai lầm về sự vật được ít chừng nào tốt chừng đó. Để tư tưởng cho đúng đắn cũng có nghĩa là điều chỉnh tâm tánh mình ngay chánh, công minh, ít dục vọng. Tập suy nghĩ quyết định lấy mình và thực hành để kiểm chứng và rút kinh nghiệm; đó là điều hòa giữa tư tưởng và hành động.
***
Tất cả phẩm cách của ta là ở chỗ tư tưởng sao cho chính đính.
Pascal
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 4,794
Threads: 95
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
152
(2021-12-08, 08:36 PM)anattā Wrote: Hi Bé 3,
Mộng tưởng thì hãy cứ mộng tưởng cho giảm đi phần nào sự tẻ nhạt của đời sống một ngày như mỗi ngày...
Để suy tư cho phải lối thì anattā nghĩ không hề dễ dàng chút nào, vì hẳn ai cũng biết là điều đó đòi hỏi mình phải có tấm lòng vô tư, công chính, và nghị lực. Lý trí đúng hay tư tưởng cho phải đường thì có lẽ hầu như mọi người khi còn ở học đường đều đã có học qua thì phải, nó được gọi là Critical Thinking, phải không?
Lý luận theo tình cảm là phán đoán thuận theo lòng ao ước của mình
Vậy, lý trí sao cho đúng cũng có nghĩa là tập kiểm soát, kiềm chế dục vọng và tín ngưỡng của bản thân đừng để nó ảnh hưởng tới suy nghĩ quyết định của mình, cố gắng tránh phán đoán sai lầm về sự vật được ít chừng nào tốt chừng đó. Để tư tưởng cho đúng đắn cũng có nghĩa là điều chỉnh tâm tánh mình ngay chánh, công minh, ít dục vọng. Tập suy nghĩ quyết định lấy mình và thực hành để kiểm chứng và rút kinh nghiệm; đó là điều hòa giữa tư tưởng và hành động.
***
Tất cả phẩm cách của ta là ở chỗ tư tưởng sao cho chính đính.
Pascal
*
Hi anh Anatta,
Bé 3 rất cám ơn anh đã chia sẻ những suy nghi về " lý trí và cảm tính" trong cuộc sống
Thực ra, đọc qua những cuộc tranh cãi trên online, bé 3 thấy ai cũng có cái lý riêng của họ.
Bé 3 cũng cố đặt mình vào vi trí của mỗi bên.....hiểu được ý bên này và thông cảm vói ý bên kia...
Riết rồi không biết mình là ai ? Nên bé 3 hay hỏi để định lại hướng cho mình.
Posts: 1,264
Threads: 26
Likes Received: 459 in 238 posts
Likes Given: 663
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
The Four Desires Driving All Human Behavior
• Acquisitiveness.
• Rivalry.
• Vanity.
• Love of power.
Bertrand Russell (1872–1970).
Nobel Văn Chương 1950
(The Marginalian)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,264
Threads: 26
Likes Received: 459 in 238 posts
Likes Given: 663
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
Tháng Tư về làm tôi nhớ lại một trong những bài hát mà tôi thích nhất của đời lính chiến trước khi sự kiện 30/4/1975 xảy ra, đó là bài ở Rừng U Minh Ta Không Thấy Em. Đây là bài hát được cố nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ của Nguyễn Tiến Cung. Trước năm 75, tôi còn bé nào đâu biết gì về những hệ lụy tang thương từ cuộc chiến này, sau 75 lớn lên mới dần dà hiểu được. Bài hát này tôi được nghe giọng hát Khánh Ly hát đi hát lại nhiều lần khi còn ở quê nhà, dến nỗi có nhiều câu chữ nhập tâm, và mỗi khi nghe thì dâng lên nhiều xúc động, tội nghiệp cho người lính, cảm thấy mình như đồng hóa với tâm trạng u buồn và nhớ nhung người yêu, một nỗi nhớ trong chất ngất, trong bi ai và vô vọng. Ta không thấy em, từ lúc ta đi.... Ta không thấy em từ lúc ta đi.... Cuộc chiến dai dẳng kéo dài nhiều năm tháng, tuổi đời người lính chồng chất thêm thời gian mỗi một khi hành quân, qua những con rạch, dòng sông, để rồi anh phải than thở trong ngậm ngùi, bất lực, vô vọng: "Tình đã xa rồi, thôi nhớ chi. Tình đã xa rồi, thôi nhớ chi." Rất muốn hát bài này, nhưng tiếc là không có karaoke version.
ở Rừng U Minh Ta Không Thấy Em
Thơ Nguyễn Tiến Cung
Phổ nhạc: Phạm Duy
Ta không thấy em từ bấy lâu nay
Ta không thấy em từ bấy lâu nay
Ta không thấy em từ bấy lâu nay
Và mùa mưa làm rừng nước dâng đầy
Trên cao gió hát, trên cao gió hát
Mây như tóc cuốn, mây như tóc cuốn
Tràm đứng như em một dáng gầy gầy
Tràm đứng như em một dáng gầy gầy
Ta không thấy em từ lúc ta đi
Ta không thấy em từ lúc ta đi
Ta không thấy em từ lúc ta đi
Nước phèn nhuộm vàng mầu quần ''trây di''.
Ðạn nổ lùng bùng, đạn nổ lùng bùng
Trong nòng súng ướt, trong nòng súng ướt
Tình đã xa rồi, thôi nhớ chi
Tình đã xa rồi, thôi nhớ chi
Mỗi con lạch là mỗi xót xa
Mỗi dòng sông là mỗi tuổi già
Thành phố đâu đây mất hình mất dạng
Cuộc chiến già nua theo với tiếng ca...
•••••
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
|