Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Lục Sơn Thanh Khê
(2023-07-24, 07:46 PM)JayM Wrote: Cám ơn Kỳ.  Nhìn nước người thì thấy thương cho đất nước Việt Nam thêm.  Crying-face4

Thấy phục JayM, là người cũng có lý tưởng ghê Thumbs-up4

[-] The following 1 user Likes Ech's post:
  • JayM
Reply
(2023-07-23, 09:25 PM)LýMạcSầu Wrote: Sau này chị đọc mấy bài văn lại bị ám ảnh vì nghe tả lại các bà vợ Vua đều rất mũm mĩm, không biết thời đó đẹp chim sa cá lặn là như thế nào  Rolling-on-the-floor-laughing4

(2023-07-23, 10:40 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ em cũng thắc mắc giống chị.   Lol 

Em đọc ở đâu đó quên rồi là mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành làm cha con Lý Thế Dân và Lý Trị điên đảo Võ Tắc Thiên có mặt vuông trán rộng, béo phục phịch, đôi mắt phụng dài... chứ đâu có mảnh mai liễu yếu đào tơ như mình thấy trên film.   LOL-4

Sầu, Kỳ,

Cách đây không lâu, cô đào Marilyn Monroe cũng đâu có nhìn "mảnh mai liễu yếu đào tơ" đâu nào.   Smiling-face-with-halo4
[-] The following 2 users Like JayM's post:
  • Lục Tuyết Kỳ, LýMạcSầu
Reply
(2023-07-24, 03:38 PM)LýMạcSầu Wrote: haha, mỗi thời có cái nhìn về sắc đẹp khác quá xá.
Giờ chắc Kỳ bắt đầu bận rộn với bà rồi. Tulip4
Xin Chúa và Mẹ Maria ban muôn ơn lành cho Kỳ và gia đình. Innocent

Dạ em cám ơn chị nhiều nhiều.   Tulip4  Smiling-face-with-halo4

Em cũng xin bình an luôn ở cùng chị và gia đình người thân.   Innocent

Mẹ em hôm nay lại kg tốt lắm, cả ngày bà chẳng ăn được gì.  Em thật kg muốn gắn feeding tube cho bà nên thử ráng thêm vài hôm nữa xem sao.    Crying-face4
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • LýMạcSầu
Reply
Oh giờ thì mới hiểu xuất xứ của thành ngữ "vòng vo tam quốc".   Lol
...

VÒNG VO TAM QUỐC..

Tào Tháo phát động chiến tranh ở Xích Bích, kết quả Tào Tháo thất bại. 

Tôn Quyền phát động chiến tranh ở Hợp Phì, kết quả Tôn Quyền thất bại. 

Lưu Bị phát động chiến tranh ở Di Lăng, kết quả Lưu Bị thất bại. 

Câu thành ngữ "vòng vo Tam Quốc" ta đã nghe người lớn kể lúc nhỏ hay ám chỉ một sự việc liên quan diễn ra trong cuộc sống hằng ngày thật không sai chút nào, đánh tới đánh lui, đánh xuôi đánh ngược, đánh qua đánh lại. Rốt cuộc cũng chỉ có ba nước. Vài dòng lan man nhưng rõ ràng thất bại của Tào, Tôn, Lưu khi họ phát động cuộc viễn chinh xâm lăng thì trước đó cả ba đều đã đạt được thành tựu huy hoàng bằng những chiến thắng lẫy lừng trong quá khứ. 

Tào Tháo đại thắng ở Quan Độ, Tôn Quyền vang rền ở Xích Bích, Lưu Bị oai hùng đoạt Ích châu. 

Thói đời, thường lấy hệ quả làm nguyên nhân để đi đến kết luận. Song, kỳ thực tất cả chúng ta nếu biết trước làm cái này, làm cái kia sẽ sạch vốn, sẽ thân bại danh liệt, sẽ xú danh muôn kiếp.

Ai, ai dám đâm đầu vô? 

Lượm

[Image: 355688638-793758725719161-4734253551863780628-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • TanThu
Reply
Truyện dễ thương, tác giả cũng dễ thương chuyên viết mấy truyện ngắn ngắn nhưng sâu sắc.  Đọc truyện này và lời bình quên hết mệt - lãng mạn có, cảm động có cảm lạnh cũng có luôn, đoạn cuối hơi kinh dị (tưởng tượng đồi thông hai mộ) nhưng cute.   LOL-4

Tôi thích nhất câu này có lẽ vì cùng suy nghĩ, "Yêu hết lòng, và bỏ không tiếc."   Heavy-black-heart4
...

Tôi phát hiện anh hàng xóm mới chuyển đến có thói quen kì quặc. Mỗi buổi sáng, anh hay viết một câu gì đó lên cái bảng đen treo trước cửa nhà mình.

“Ngày mới như c*t.”

“Ahaha, được tăng lương.”

“Bà mẹ, quên giặt quần lót.”

Vì vậy, mỗi sáng tôi hay đi ngang qua nhà anh, đọc những câu ấy và cười nguyên ngày.

Một lần, tôi vẫn đi ngang qua nhà anh. Cửa khóa. Trên gờ tấm bảng có để một cây phấn. Hôm nay, anh ghi dòng chữ: “Chào hàng xóm phòng 402.”
Phút chốc, tôi đỏ mặt. Tôi tin, anh có để ý đến mình. Cầm cây phấn, tôi ghi dòng chữ nhỏ: “Hello”. Từ đó, chúng tôi trò chuyện qua tấm bảng treo.

“Em tên gì?”

“Anh làm lĩnh vực nào?”

“Kế toán. Em muốn gặp nhau không?”

“Chiều em rảnh.”

“OK.”

Hôm đó, anh ghé qua phòng tôi. Áo sơ mi của người còn vương mồ hôi. Ba lô còn mang trên vai. Bảng tên còn cài trên ngực. Tóc húi cua. Miệng cười toe toét.

- Chào em. – Anh nói.

Tôi cười, và bắt tay người.
_____

Anh luôn lạc quan. Ở người, có gì đấy khiến ta phải nở nụ cười.
Chúng tôi đã có những cuộc đối thoại thú vị. Anh kể về gia đình. Công việc quanh quẩn bên các con số. Sở thích chạy bộ.

- Em kể về kỷ niệm yêu đương vui vẻ nhất đi!

- Haha, thôi, khi đó em mới 20 tuổi.

- Ngố mới vui! – Anh đáp lại.

- Đó là hồi sinh viên. Em với người yêu đi vào nhà hoang, hôn nhau trong đó. Lúc ấy, có chuột chạy qua, em sợ quá, cắn vào môi người ta.

Anh cười ngặt nghẽo. Thế rồi, tôi hỏi anh:

- Thế anh có nỗi đau nào lớn không?

Khi đó, người đáp:

- Anh nghĩ đơn giản mỗi ngày ai cũng phải trải qua vui buồn hờn giận như nhau. Nên nỗi đau đến, anh học cách chấp nhận.

Tôi cười lớn. Tôi toan nói, rằng không, cách sống của anh không đơn giản chút nào.
_______

Chúng tôi bắt đầu gần gũi nhau hơn. Bên anh, cuộc sống trôi qua rất chậm. Chúng tôi phát hiện những nét xấu xí của nhau. Tôi hay quên. Anh bừa bộn. Tôi yêu đề phòng. Anh ban đầu thì thận trọng, nhưng đã tin thì luôn hết lòng.Tôi từng bảo anh:

- Người yêu hết lòng sẽ bị thiệt thòi đấy.

Anh nhướng mày:

- Không, kẻ bỏ đi mới thiệt thòi, bởi họ đánh mất người yêu mình. Còn anh có mất gì đâu?

Khi đó, tôi sửng sốt nhìn anh cười lớn. Tôi nhận ra đó là khía cạnh mới của người đàn ông ấy. Yêu hết lòng, và bỏ không tiếc.
_____

Tháng ấy, anh rủ tôi lên Đà Lạt chơi. Nửa đêm, người rủ tôi đi hóng gió.

- Điên à! Giờ này chỉ có rét chứ làm gì có gió.Nhưng người vẫn nằng nặc rủ tôi đi. Rồi anh chở đi vào đại học kiến trúc – nơi từng là trường trung học ở Đà Lạt. Chúng tôi băng qua con đường lát đá, trước khi đứng gần cổng trường khép kín.Khuya, sương xuống. Hàng thông xung quanh tối thẫm, in tạc lên nền đêm hình thù quái dị. Tôi rùng mình.

- Đến đây làm gì? – Tôi hỏi.

Choàng áo khoác kín bưng, anh láu lỉnh đáp:

- Hôn nhau đi. Cho em cắn môi anh.

- Điên! Hôn trong khách sạn ấm áp không thích à.

- Thì như thuở em với thằng người yêu hôn trong nhà hoang ấy. Rờn rợn cho đáng nhớ.Khi ấy, tôi vừa lạnh, vừa sợ, nhưng vẫn cười khúc khích:

- Ôi trời ơi, em đâu còn ở tuổi 20 nữa.

Nhưng, chúng tôi vẫn hôn nhau. Da thịt tôi rét run, nhưng môi anh ấm. Thông reo thì thào, hơi thở anh bình an. Cảm giác sợ hãi, những run rẩy, cẩn trọng của kẻ trưởng thành lùi xa. Chỉ để trái tim trẻ lại.Tôi hôn anh, hôn hết mình. Hôn như thể, mọi toan tính đã không còn. Chúng tôi lại là những đứa trẻ, mới biết yêu lần đầu…

Yang Phan

[Image: 354234429-561228436221458-9222563304684705167-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • TanThu
Reply
Mở FB thấy thiên hạ bàn tán um sùm show ca nhạc của Black Pink ở Hà Nội.  Con gái tôi cũng là một fan của nhóm ca sĩ trẻ này, bé còn nói tôi, "kpop is awesome, mummy."  

Thấy show ca nhạc chật kín người, từ người lớn trầm trồ đến tụi trẻ trẻ nô nức, tôi tự hỏi họ rất thích show nhạc của Đại Hàn, mê đến nỗi nhịn cả tháng lương để có tiền mua vé đi xem.  Họ trầm trồ khen ngợi từ trang phục, điệu nhảy và sự sáng tạo của mấy cô bé này và nói rằng Việt Nam kg thể có một show "hoành tráng" như vậy.  Nhưng điều đơn giản nhất mà chẳng ai đoái hoài đến đó là những cô bé này được như vậy là vì đất nước họ có dân chủ, có tự do.  Vì có dân chủ nên họ có điều kiện được tự do sáng tạo, chỉ vậy thôi. 

Tệ hơn vậy nữa, sau khi ca tụng săn đón thần tượng từ xứ người, thì bọn người trẻ này lại phô trương bộ mặt văn hoá thật xấu hổ trên chính đất nước của mình - xả rác.  Rác khắp mặt đường, rác ở khắp mọi chỗ mọi nơi.  

Tôi nhìn đống rác ở VN và nghĩ tới mặt đường sạch bóng ở Singapore, trước đây SGP bị gọi là thiên đường ô nhiễm nhưng sau những luật lệ giữ vệ sinh được ra đời thì đất nước nhỏ bé này đã trở thành một trong những nơi sạch nhất trên thế giới.  Luật giữ vệ sinh công cộng ở SGP rất khắt khe, chỉ cần xả một miếng giấy trên đường cũng bị phạt.  Họ có bản cấm xả rác ở khắp mọi nơi, và tiền phạt rất là nặng.  Ngay cả nhai chewing gum cũng là một việc bị cấm ở xứ này, chuyện này may là tôi được chồng nhắc nên đã tặng pack chewing gum của tôi cho Mr. Trash trước khi xuống máy bay.   Lol

Ở World Cup, người Nhật sau khi xem xong trận banh thì người người tự giác đi gom rác chẳng ai bảo hay sai cả.  Ở Hong Kong, sau mỗi lần tuần hành biểu tình, các em sinh viên cùng những người tham gia cùng nhau đi thu dọn rác để trả lại phố phường sạch sẽ cho người dân.  Còn ở Việt Nam thì...   Disappointed-face4

Show nhạc Black Pink ở Hà Nội
[Image: 364153646-2675954335876146-6583139920214101692-n.jpg]

Văn hoá thật xấu hổ...

[Image: 363811735-684154237087538-4422214888318220614-n.jpg]

[Image: 363814612-684154033754225-1247038705701619717-n.jpg]

[Image: 364138164-609911987923248-8674299047048375171-n.jpg]

[Image: 364158239-609912064589907-7616465682741629993-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 4 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • LýMạcSầu, phai, TanThu, vô_danh
Reply
Kpop đã chinh phục được giới trẻ từ Âu sang Mỹ, các hãng vật dụng, mỹ phẩm, etc... chinh phục giới tiêu dùng khắp nơi.  Họ đã chinh phục được thế giới bằng quyết tâm, lòng yêu dân tộc yêu đất nước và tinh thần đoàn kết.   Heavy-black-heart4
...

Ai đã giáo dục ra những thanh niên chỉ biết reo hò gào khóc ngay dưới chân các sao Hàn trong đêm Mỹ Đình của BLACKPINK ???
———

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn Quốc quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biến từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng [Emperor Meiji Period].

Ðể rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Ðúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo...bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào.

Trên Tivi chỉ có 2 chương trình là "dạy làm người" và "dạy làm ăn", từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc "xin việc", tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn Quốc và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi "cho việc", tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người.

Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ.

Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ ...4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm Xúc, Mối Tình Ðầu, Hoa Cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimét và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Ðại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng.

Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Ðông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan (Ý) và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Ðức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu.

Muốn bán cho Tây âu thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu" tròn tròn xinh xinh" của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.

Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York.

Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh (Smart phone) và máy tính bảng (tablet), cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicon (bắc Cali), cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải là Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

Tony nhớ lần đi Hàn Quốc đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn Quốc cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Ðến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancôme, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là một Tổ quốc.

Tony buối sáng

[Image: 362669638-660742089424823-444801036495437273-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 3 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • phai, TanThu, vô_danh
Reply
Trên FB họ chơi chữ cũng thấm thía.
[Image: 365099285_3483988148488509_5091258945426...e=64D06859]
[-] The following 4 users Like phai's post:
  • JayM, Lục Tuyết Kỳ, TanThu, vô_danh
Reply
(2023-07-29, 02:02 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Oh giờ thì mới hiểu xuất xứ của thành ngữ "vòng vo tam quốc".   Lol
...

VÒNG VO TAM QUỐC..

Tào Tháo phát động chiến tranh ở Xích Bích, kết quả Tào Tháo thất bại. 

Tôn Quyền phát động chiến tranh ở Hợp Phì, kết quả Tôn Quyền thất bại. 

Lưu Bị phát động chiến tranh ở Di Lăng, kết quả Lưu Bị thất bại. 

Câu thành ngữ "vòng vo Tam Quốc" ta đã nghe người lớn kể lúc nhỏ hay ám chỉ một sự việc liên quan diễn ra trong cuộc sống hằng ngày thật không sai chút nào, đánh tới đánh lui, đánh xuôi đánh ngược, đánh qua đánh lại. Rốt cuộc cũng chỉ có ba nước. Vài dòng lan man nhưng rõ ràng thất bại của Tào, Tôn, Lưu khi họ phát động cuộc viễn chinh xâm lăng thì trước đó cả ba đều đã đạt được thành tựu huy hoàng bằng những chiến thắng lẫy lừng trong quá khứ. 

Tào Tháo đại thắng ở Quan Độ, Tôn Quyền vang rền ở Xích Bích, Lưu Bị oai hùng đoạt Ích châu. 

Thói đời, thường lấy hệ quả làm nguyên nhân để đi đến kết luận. Song, kỳ thực tất cả chúng ta nếu biết trước làm cái này, làm cái kia sẽ sạch vốn, sẽ thân bại danh liệt, sẽ xú danh muôn kiếp.

Ai, ai dám đâm đầu vô? 

Lượm

[Image: 355688638-793758725719161-4734253551863780628-n.jpg]

Thầy thì thấy "vong vo Tam Quốc" dùng để chỉ câu chuyện dài dòng quá. Ngoài những nhân vật chính như Tào, Tôn, Lưu, Khổng Minh, Quan Công, Trương Phi, Triêu Tử Long còn có cả hàng trăm nhân vật phụ, để ráng nhớ một vài người nha: Tư Mã Siêu, Tư Mã Ý, Viên Thuật, Viên Thiệu, Tào Thực, Tào Phi, Hạ Hầu Đôn, Cam Ninh, Hám Trạch, Hoàng Cái, Trương Bào vv ... rồi "một lầu Đồng Tước khóa xuân hai kiều" và cả con ngựa Xích Thố cũng tốn khá nhiều dòng chữ cho nó.
Bộ sách chia làm bao nhiều hồi, cuối mỗi hồi đều có câu: "muốn biết tiếp xin xem hồi sau sẽ rõ".
Thầy nghĩ vì vậy mới gọi là vòng vo tam quốc  Wink  .
[-] The following 1 user Likes phai's post:
  • Lục Tuyết Kỳ
Reply
(2023-08-03, 09:06 PM)phai Wrote: Thầy thì thấy "vong vo Tam Quốc" dùng để chỉ câu chuyện dài dòng quá. Ngoài những nhân vật chính như Tào, Tôn, Lưu, Khổng Minh, Quan Công, Trương Phi, Triêu Tử Long còn có cả hàng trăm nhân vật phụ, để ráng nhớ một vài người nha: Tư Mã Siêu, Tư Mã Ý, Viên Thuật, Viên Thiệu, Tào Thực, Tào Phi, Hạ Hầu Đôn, Cam Ninh, Hám Trạch, Hoàng Cái, Trương Bào vv ... rồi "một lầu Đồng Tước khóa xuân hai kiều" và cả con ngựa Xích Thố cũng tốn khá nhiều dòng chữ cho nó.
Bộ sách chia làm bao nhiều hồi, cuối mỗi hồi đều có câu: "muốn biết tiếp xin xem hồi sau sẽ rõ".
Thầy nghĩ vì vậy mới gọi là vòng vo tam quốc  Wink  .

Dạ thầy giải thích vậy có lý hơn chứ gì mà có ba trận, mấy ông này đánh nhau tá lả có lúc trò kg biết ai là ai luôn.   Lol
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Hôm nọ cô bạn sang London chơi ghé tặng cho tôi chai nước mắm Noumami, anh hai tôi đùa rằng người ta tặng nhau quà làm kỷ niệm còn hai em thương nhau mặn mà bằng nước mắm quê hương.    love Lol
...

Quê hương là giọt nước mắm (2)
Tho Nguyen

Nước mắm không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, nhưng làm ra nó không phải dễ và vận chuyển nó càng không đơn giản.

Sau khi tôi viết bài đầu tiên về nước mắm „Made in Norway“, anh Nguyễn Văn Trung, người sáng lập ra hãng nước mắm Noumami AS đã nhắn tin là anh sẽ tặng tôi 6 chai, 3 chai nước mắm cá hồi và 3 chai cá trích để ăn thử và cho ý kiến. Anh còn cẩn thận gửi cho tôi cả mã số đơn hàng để theo dõi.

Những ngày sau đó tôi lên mạng tra mã số và thấy lô hàng cứ luẩn quẩn bên Na-Uy mà không sang được Đức. Hỏi thì Trung trả lời là đang làm thủ tục hải quan (Vì Na-Uy không nằm trong khối EU). 

Mãi không thấy hàng đến, tôi nghĩ chắc kiểm dịch EU không cho nhập lô hàng „có mùi“ này rồi.

Ba tuần sau, bỗng dưng một buổi sáng thấy anh bưu điện bấm chuông. Tôi mở cửa, anh cười nói: Ồ! ông có nhà, vậy tôi ra lấy hàng cho ông!

Thông thường thì nhân viên bưu điện mang hàng đến tận cửa, bấm chuông rồi giao luôn. Nhưng lô hàng này quá đặc biệt khiến anh phải để nó vào một góc xe, đến xem chủ nhà có nhà không rồi mới quay ra rón rén bưng cái hộp nhỏ vào. Anh hỏi: Cái gì ở trong mà có mùi đặc biệt vậy?

 Tôi thấy địa chỉ gửi hàng từ Na-Uy nên trả lời: „Fishsauce“. Anh ta cười: 

-Vậy à. Tôi có nghe nói về nó trên các chương trình nấu ăn ở TV, giờ mới biết mùi.

Kiện hàng là một hộp giấy nhỏ được bọc ny-lon kín. Mở ra bên trong có 4 chai nước mắm 0,5 lit. Hai chai nước mắm cá hồi và hai chai cá trích. Trong hộp còn có hai cổ chai bị vỡ . Thì ra trong quá trình vận chuyển có hai chai bị vỡ và bưu điện bên đó phải tháo ra đóng hộp lại nghiêm chỉnh, từ một hộp to cho 6 chai thành một hộp nhỏ 4 chai. Họ còn không quên để hai cổ chai bị vỡ để người nhận hàng biết. Đúng là cách làm việc chuyên nghiệp.

Tôi nhắn tin báo cho Trung biết và anh cũng ngạc nhiên một cách thú vị về cách xử lý của bưu điện Na-Uy. Nước mắm Việt Nam đã không còn là đồ hôi thối khó chịu bị chối đẩy ở châu Âu như hồi tôi ở Đông Đức hơn 50 năm trước.

Rồi Trung và tôi nói chuyện khá lâu với nhau. Cuộc đời của một doanh nhân trẻ Việt Nam ở hải ngoại làm tôi tò mò. Tôi hơi bất ngờ vì thấy Trung, một cậu bé theo cha mẹ vượt biển rời Việt nam từ lúc 12 tuổi mà nói tiếng Việt vẫn rất chuẩn. Còn bất ngờ hơn nữa là những hiểu biết của anh về lịch sử Việt Nam, Na.Uy và thế giới.

Câu chuyện của Trung khiến tôi suy nghĩ về một thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam trưởng thành ở nước ngoài, những người đã khắc dấu ấn Việt Nam vào văn hóa thế giới.

Báo chí Việt Nam hay đưa tin về về thành tích của các “Thần đồng gốc Việt” trong nhiều lĩnh vực, từ âm nhạc đến vật lý , thiên văn, y tế. Cách đưa tin đó chỉ là hành động vơ vào của tâm lý nhược tiểu.

Lẽ thông thường thì khi được hưởng một nền giáo dục tiến bộ trong một xã hội văn minh thì bất cứ cháu bé nào, bất kể chủng tộc, cũng có nhiều cơ hội thành công. Xét về tỷ lệ thành công thì người Việt nhập cư còn đứng khá xa phía sau người Ấn, người Hoa, người Hàn, người Nga v.v. Thành công của thủ tướng Anh Rishi Sunak là thành công của một nước Anh cởi mở, hay thành công của Jerry Yang, đồng sáng lập ra Yahoo là bằng chứng về mảnh đất lành chim đậu America. Chúng không hề mang dấu ấn văn hóa Ấn Độ hay Trung Hoa. Câu chuyện về ông Phó thủ tướng Đức Phillip Rösler cũng vậy mà thôi.

Những người trẻ tuổi như Trung, như nhà văn Kim Thúy ở Canada, như đạo diễn Trần Anh Hùng ở Pháp, nhà văn Nguyễn Thanh Việt ở Mỹ , họa sỹ Marcelo Trương[1], và mới đây nhất, nữ họa sỹ Trần Hải Anh [2] ở Pháp thì khác. Mặc dù rời Việt Nam bằng nhiều cách khác nhau, đôi khi rất đau thương, khủng khiếp, nhưng họ luôn sống với các ký ức về quê hương. Những ký ức này có được, một phần vì họ đã sống tuổi thơ ở Việt Nam, hoặc được cha mẹ kể rất nhiều về quê nội ngoại và nhập tâm. Nhập tâm đến mức các ký ức này luôn đi theo họ, dẫn dắt cuộc đời họ.  

Trần Anh Hùng sẽ không được giải đạo diễn xuất sắc nhất tại Cannes năm nay, nếu anh không khởi đầu sự nghiệp điện ảnh bằng “Hương Đu Đủ”, nếu anh không bỏ hết mình vào “Cyclo”, bất chấp mọi khó khăn mà chính quyền ở quê nhà gây cho anh. Dù bị cấm về Việt Nam, anh vẫn không từ bỏ ý đồ tiếp tục làm phim về Việt Nam, vẫn tìm cách giúp đỡ các tài năng trẻ của điện ảnh Việt nam.

Nguyễn Thanh Việt Viet Thanh Nguyen sẽ không nổi tiếng thế giới nếu không có giải Pulitzer 2015 cho tác phầm “The Sympathizer”. Tiếp theo đó là “The Refugees”, “The Commited”, tuy tất cả đều viết bằng tiếng Anh, nhưng là dấu ấn của văn hóa Việt, vì nó đưa lịch sử, văn hóa, con người nước Việt ra thế giới. 

Tôi nhớ đến nhà văn Kim Thúy ở Canada[3]. Tuy cô viết bằng tiếng Pháp, nhưng tác phẩm của cô luôn mang những cái tên đặc Việt như “Ru”,” Mãn” hoặc “Vy. Kim Thúy sinh ra tại Sài Gòn vào năm Mậu Thân 1968. Thúy cùng gia đình vượt biên bằng đường biển năm 1978, khi cô 10 tuổi, cũng vào cái tuổi đã có ký ức như ông chủ nước mắm Nguyến Văn Trung. Cô mang đến quê hương mới rất nhiều kỷ niệm về quê nội, quê ngoại. Những ký ức đó chính là dấu ấn văn hóa Việt Nam, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng.

Tác phẩm RU (xuất phát từ bài hát ru con Nam Bộ) của Thúy được giải „Grand Prix RTL-Lire“ cho văn học tiếng Pháps năm 2010. Rồi năm 2015 sách được dịch sang tiếng Đức dưới cái tên” Âm thanh của xứ lạ” (Der Klang der Fremde) và trở thành Bestseller ở Đức, Áo Thụy Sỹ một thời gian dài.

Tôi tạm dịch một số đoạn văn của Thúy từ quyến sách này:

„….Thúy nhớ lại chuyến đi xe hơi về quê cha, trên con đường đầy lỗ mìn. Cô thấy xác một người phụ nữ bị mìn xé tan, xung quanh là những mẩu hoa dưa chuột màu vàng. Có thể đó là một bà nội trợ đi chợ sớm….“

„….Người phụ nữ xấu số đó biết đâu có thể là chính là người phụ nữ trẻ làm thuê năm nào cho đồn điền ông ngoại Thúy. Chị cu li làm thuê đã phải lòng chàng làm vườn trong đồn điền, người vẫn sáng sáng đem đến cho nàng cu li đứng chờ xe tải một nắm xôi gói trong lá chuối. Rồi một ngày kia chàng không xuất hiện nữa. Nàng cứ chờ mãi chờ mãi mà không biết rằng, chàng đã không thuyết phục được cha mẹ chàng cho cưới nàng. Nàng không biết rằng, chính ông ngoại Thúy đã chiều cha mẹ chàng mà chuyển chàng đến một đồn điền khác. Nàng vĩnh viển bỏ đồn điền ra đi mà không biết rằng, gia đình chàng cấm không được lấy cô gái mù chữ, vì nàng hàng ngày lên xe camion đi làm với lũ thợ đàn ông, vì nàng có làn da rám đen vì nắng….“

Dấu ấn của văn hóa Việt chính là Hương Đu Đủ, là cái đồn điền của ông ngoại Thúy hoặc là vị nước mắm cá hồi của Trung.
 (Còn tiếp)

PS.  Sài Gòn vẽ theo ký ức của Marcelino Trương (Paris).
[Image: 355070364-9899462290071755-1549947261312506536-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 2 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, TanThu
Reply
Quê hương là giọt nước mắm (3)
Tho Nguyen
(tiếp theo)

Tôi viết loạt bài này không phải để quảng cáo cho nước mắm „Noumami - Made in Norway“, mà để nói về những con người và ký ức của họ. 

Có những người luôn gắn bó với kỷ niệm xưa và có người thì ít gắn bó hơn. Những văn nghệ sỹ tôi nêu ở bài trước, từ đạo diễn Trần Anh Hùng (Pháp), nhà văn Nguyễn Thanh Việt (Mỹ), nhà văn Kim Thúy (Canada)… thành đạt nơi quê người chính vì họ luôn sống với những kỷ niệm của tuổi thơ. Sự nghiệp cá nhân của họ thành công vì  họ dựa vào cội rễ Việt Nam và ngược lại, chúng đưa Việt Nam ra thế giới. Người ta biết đến Việt Nam không nhất thiết qua các thành tích ngạo nghễ phải ca ngợi bằng được, mà còn vì những bi kịch mà dân tộc này đã trải qua. 

Ký ức là một phần năng lượng sống của con người.

Nhà văn Vũ Thư Hiên đươc đa số độc giả của ông nhớ đến bởi tác phẩm „Miền Thơ Ấu“. Ông đã viết tác phẩm này trong tù, viết lên vỏ bao thuốc lá, lên giấy bọc kẹo, lên bất cứ thứ gì mà ông kiếm được. Em gái ông đã bí mật mang được „bản thảo“ bằng giấy vụn này ra ngoài trong một chuyến thăm tù. Về nhà mấy chị em thay nhau chép vào vở, để rồi sau này đống giấy vụn đó trở thành Bestseller ở Việt Nam. Có thể nói rằng việc viết lại những ký ức thời niên thiếu đã giúp anh Hiên sống sót qua chế độ nhà tù dã man đó.

Tháng trước cô cháu Phan Thúy Hà ghé thăm tôi ở Cologne. Cô bé lớn lên ở vùng nông thôn nghèo khó Hà tĩnh. Mười tám tuổi Hà mới ra khỏi làng. Ra Hà Nội học đại học Hà mới biết đến đèn điện, nước máy. Vậy mà Hà luôn chia sẻ suy nghĩ của cô với với một người cùng thế hệ cha cô, lớn lên ở thành thị và luôn được hưởng mọi may mắn của cuộc đời như tôi. Chúng tôi giống nhau vì cùng thích sống với các ký ức.

Ở Paris sang Hà kể cho tôi nghe về Nguyễn Thục Quyên [1] Một nhà khoa học Mỹ tên tuổi mà cô được làm quen tại hội thảo Paris "Phụ nữ Việt Nam : Sáng tạo và Dấn thân"[2]. Sau 1975 mẹ Quyên là giáo viên nhưng phải bỏ quê, dắt díu 5 đứa con lên vùng kinh tế mới, trong khi chồng là sỹ quan chế độ cũ phải đi cải tạo. Không có việc làm, bà giáo phải đi bán bánh đa ngoài chợ để nuôi con. Một hôm có người vô tình ngã vào làm vỡ hết bánh đa. Đó là lần đầu tiên Quyên được ăn bánh đa no nê mà cô không hiểu tại sao mẹ cô lại khóc. 

Quyên làm Hà nhớ lại tuổi thơ của mình ở Hương Khê. 

- Hồi nhỏ cháu cũng có những cơn đói, cũng thèm ăn bánh đa như của chị Quyên. Cả hai bà mẹ đều là giáo viên, đều nghèo khó như nhau. Dù ba cháu là anh bộ đội chiến thắng phục viên còn ba chị ấy ở phía bên kia nên phải đi cải tạo thì cái đói, cái khát vẫn giống nhau. Vậy mà nay chị Quyên là một nhà khoa học tên tuổi ở Mỹ, có một sự nghiệp vẻ vang.

Tôi nói:

- Mỗi người có một cuộc đời. Cháu không có điều kiện tiếp xúc sớm với cuộc sống đô thị, với văn minh phương tây, nhưng cuộc sống gắn bó với các ký ức quê hương của cháu đã giúp cháu có những tác phẩm để đời. Cái vốn đó không phải ai cũng có được. Ở nhiều nước người ta lập ra các trung tâm ghi lại „Ký ức dân tộc“ (Gedächtnis der Nation ở Đức, hay Pametnaroda.cz ở Tiệp). Ở đó lịch sử dân tộc được chép lại thông qua số phận của nhiều công dân qua các thời đại. Tuy ở Việt Nam chưa có việc này nhưng cháu đang góp phần nhỏ của mình vào việc khôi phục ký ức của dân tộc đấy.

Tôi nghiệm một điều là những ai gắn bó với các kỷ niệm quá khứ thường tạo ra sự nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nguyễn Văn Trung ở Na-Uy cũng là một người như vậy. 

Vượt biên tỵ nạn vào tuổi 12 cùng cha mẹ, Trung mang theo mọi ký ức về ẩm thực Việt Nam đến Na-Uy. Tuy ở đây không ai phải đói ăn, nhưng hương vị các món chè, các loại bánh làm bằng gạo và các món hải sản không bao giờ ra khỏi đầu anh. Trong các của hàng Á-châu, Trung thường thấy các chai nước mắm nhập khẩu, đa số là nước mắm công nghiệp. Điều đó khiến anh không hài lòng, khi sống tại một đất nước có tới gần 3000km bờ biển (tương đương Việt Nam) với kỹ nghệ đánh cá đứng đầu thế giới. Câu chuyện về nước mắm Noumami bắt đầu từ khi anh kỹ sư hóa dầu tiếp xúc với ngành chế biến cá biển Na-Uy và thuyết phục được họ hỗ trợ anh làm nước mắm.

Trước khi tôi nhận được mấy chai nước mắm Trung gửi tặng, một cô bạn  ở Berlin nhắn tin: „Anh ơi, nước mắm Noumami làm bằng cá hồi nên có mùi tanh. Không phải vô cớ mà ở Việt nam và Thái Lan người ta làm nước mắm bằng cá cơm nhỏ xíu chứ không dùng cá hồi to đùng“. 

Ông ngoại tôi, ông Hồ Nhiên là một người làm nước mắm nổi tiếng ở Bình Định trước 1945. Nước mắm của ông được vua Bảo Đại khen thưởng và ông được phong Cửu Phẩm. Tôi đã được má cho ăn các loại nước mắm ngon nhất, khi cả hai miền Nam-Bắc đều chưa công nghiệp hóa thực phẩm, khi mà người ta chưa biết pha đạm và hương liệu vào nước mắm. 

Ấn tượng đầu tiên của tôi về nước mắm Noumami là màu nước nâu hồng trong vắt. Lấy đũa chấm và đưa vào lưỡi  tôi thấy vị mặn đậm sắc. Nuốt sâu vào cổ họng một lúc mới thấy vị bùi của cá. Tôi cũng cảm thấy vị tanh, nhưng là cái tanh bình thường của cá. Tôi đưa cho cả nhà thử và cả một cậu bác sỹ ở Sài Gòn sang Đức thực tập, trú ở nhà tôi. Cậu cũng hơi cảm thấy vị tanh đó, rõ nét hơn ở chai nước mắm cá tuyết. Điều này tùy thuộc ở cảm nhận, cũng như có người thích vị tanh của rau dấp cá và có người không thích. Rõ ràng các loại cá to có lượng đạm cao hơn cá cơm, nhưng vị tanh đó là bình thường.

Điều đáng nói ở nước mắm Noumami là độ mặn. Nó át đi vị ngọt ở đầu lưỡi. Người ta chỉ cảm thấy nó khi đã nuốt xuống họng. Tôi  biết là Trung sử dụng 100% muối bể tinh khiết mua ở Holland. Muối bể có độ mặn cao hơn muối mỏ, nhưng trong đó có những vi sinh bổ ích sống. Và đó là lựa chọn của Trung. Khi tôi góp ý với Trung về độ mặn của Noumami, Trung nói cũng đang tìm mọi cách khắc phục. 

Cách khắc phục mặn của tôi là luôn pha nước mắm Noumami với chanh, ớt, tỏi. Khi đó có thể nói là tuy chưa bằng nước mắm thứ thiệt Bình Định mà tôi đã được dùng, nhưng nó hơn nhiều loại nước mắm khác bán tại các siêu thị Á châu ở đây. Có điều chắc chắn rằng chất lượng dinh dưỡng, độ đạm của Noumami và kể cả độ mặn, hay vị tanh mà ai có thể cảm thấy, đều là thật 100%. Nó giá trị hơn các mùi vị, hương liệu và độ ngọt đầu lưỡi từ các chất phụ gia công nghiệp mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày.

Chất lượng nước mắm truyền thống Việt Nam có được nhờ bên cạnh kinh nghiệm hàng ngàn năm, còn phụ thuộc vào giống cá, vào điều kiện khí hậu và không thể không nói đến nguồn nước. Bia Tiệp, bia Đức hay bia Sài Gòn khác nhau trong hương vị chính vì nguồn nước. Trong điều kiện sản xuất nước mắm bằng những giống cá mới, ở vùng hàn đới và nhất là với một nguồn nước, nguồn muối khác hẳn thì không việc gì phải đuổi theo hương vị  Phú Quốc, Bình Định hoặc Bình Thuận. Bản thân các thương hiệu nước mắm Việt Nam cũng khác nhau về hương vị và chất lượng.

Sau khi dùng hết cả hai loại nước mắm mà Trung gửi tặng, tôi có thể nói rằng đây là một thành công lớn bước đầu. Quãng đường trước mắt còn dài. Cứ đi rồi sẽ tới. Sẽ có lúc hương vị nước mắm cá hồi Na-Uy, ướp bằng muối biến Bắc khẳng định chất lượng của mình. Rượu vang Úc, vang Chile đang thách thức vang châu Âu. Từ truyền bá văn hóa tạo thành đa dạng văn hóa.
Nước mắm Noumami cũng vậy.

Nói theo kiểu „tuyên huấn“ của một Fbooker vào còm ở bài trước: „Theo ngu ý của em : Nước mắm còn là tiếng Việt còn, tiếng việt còn là nước Việt còn! 🙂, 🙂  
...

PS.  Chai nước mắm của tôi được chưng chung với rượu collection của chồng.   LOL-4

[Image: 5-F84-F9-CA-4-AF3-4-FE9-9591-AD29-F0147-B6-A.png]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 2 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, TanThu
Reply
Dạo gần đây mới biết được cô bạn tôi đang gặp bão cấp 8 cấp 9 với mấy chuyện thị phi trời ơi đất hỡi trên mạng xã hội chỉ vì người ta tự nghĩ họ là cái rốn của vũ trụ.  Biết tính tôi kiệm lời lại kg quan tâm chuyện thiên hạ cũng chẳng để ý ngay cả khi có tên tôi dính vào mà cậu em tôi thường trêu, "bà chị vô tâm vô tính vô tình".   Lol   Hôm rồi cậu em tag tên tôi vào, khuya ngồi trông mẹ rỗi hơi thì tôi mới đọc và nghe livestream để hiểu được chuyện chi là chi, xong thì tôi comment một câu ngắn rằng, "để tâm làm gì lời thiên hạ."  Ấy vậy mà inbox của tôi lại nhảy ra một bài văn dài hai thước tràng giang đại hải chi chi đó của một người lạ kg ở trong list bạn của tôi.  Tôi kg đọc nhưng chỉ lướt xuống xem tên người ký và tiễn thẳng vào Mr. Trash.  Lắc đầu ngao ngán, phải chi họ hiểu được câu, "the world doesn't resolve or revolve around you" thì hay biết mấy.   LOL-4

Con rắn và cái cưa
Vĩnh Nam

Có một con rắn độc
Đi tìm thức ăn khuya
Bò vào trong xưởng mộc
Trườn qua một cái cưa.

Bị một vết cắt nhỏ
Tưởng là cưa tấn công
Rắn quay đầu hùng hổ
Cắn mạnh, ngay và luôn.

Miệng bị rách, chảy máu
Khiến nó nổi cơn điên
Tấn công trong cuồng loạn
Nuốt sống “kẻ thù” liền.

Thân cưa dính đầy máu
Hình như sắp "chết” rồi?
Rắn ngỡ mình đang thắng
Trong cuộc đấu tay đôi.

Dường như chưa hả giận
Nó quấn chặt lưỡi cưa
Gồng mình siết thật mạnh
“Biết ta là ai chưa?”.

Con rắn đầy nội lực
Dùng hết sức bình sinh
Để quyết tâm giết chết
Kẻ dám tấn công mình.

Nhưng chưa kịp đắc thắng
Rắn đã vội ra đi
Cái cưa vô tri ấy
Nào đâu hay biết gì.

Tự kết liễu mạng sống
Sau một cơn điên khùng
Kẻ ảo tưởng sức mạnh
Chết đáng đời, đúng không?

Cuộc sống là như thế
Phải biết mình là ai?
Hiểu cả đối phương nữa
Mới thành công, nên người.

Và quan trọng là phải
Kiểm soát bản thân mình
Đừng để cơn nóng nảy
Khiến người đời cười khinh.

Đôi khi ta phản ứng
Làm tổn thương đến người
Thực ra tổn thương nhất
Chính là lòng ta thôi.

Ứng xử trong cuộc sống
Hãy bằng tình yêu thương
Lòng vị tha cao thượng
Sự hy sinh, nhún nhường.

Mỗi việc nhịn một chút
Để gió lặng, sóng yên
Mọi sự lùi một bước
Biển rộng, trời cao thêm.

Hận thù đừng ghim giữ
Giận dỗi càng tua nhanh
Học từ - bi - hỷ - xả
Giữ đầu an, tâm lành.

Việc ấy là rất khó
Nhưng phải cố làm thôi
Cũng giống như buông bỏ
Chẳng đơn giản trên đời!!!

[Image: 50309934-2211121709106141-1114716112651550720-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • TanThu
Reply
Hôm nọ cô bạn bỏ poster lên quảng cáo cho chương trình, tuy nàng tay trái đánh bão cấp 9 tay phải cản cuồng phong cấp 8 mà cũng còn dư sức làm việc.  Heavy-black-heart4  Cái poster rất là đẹp nên tôi khen một câu vậy mà hôm nay lúc đang bàn về cái poster thì cậu em bảo, "chị kg khen thì thôi chị khen làm thằng nhỏ muốn tự vẫn."   Lol  Giữa cuộc sống bề bộn quay cuồng trăm công ngàn việc, chúng tôi vẫn thỉnh thoảng khều nhau "vô tư" dù chỉ là vài ba chữ nhưng ai cũng ấm lòng.  Những việc nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa lớn.    Heavy-black-heart4
...

Ly Cafe trên tường

Tôi ngồi cùng người bạn trong một quán cà-phê nổi tiếng tại một thị trấn lân cận của Venice, Ý, thành phố của ánh sáng và nước. 

Khi chúng tôi thưởng thức cà-phê, một người đàn ông bước vào và ngồi xuống chiếc bàn trống bên cạnh chúng tôi. Anh gọi người phục vụ và nói: 

– Hai ly cà-phê, một ly trên bức tường kia. 

Khá ngạc nhiên khi nghe anh ta gọi thức uống như thế, chúng tôi theo dõi và thấy người đàn ông được phục vụ 1 ly cà-phê nhưng trả tiền cho 2 ly. Khi anh đi khỏi, người phục vụ dán một mảnh giấy lên tường, trên mảnh giấy ấy có ghi hàng chữ “1 ly cà-phê”. 

Trong lúc chúng tôi còn ngồi đó, hai người đàn ông khác vào quán và gọi 3 ly cà-phê, 2 ly trên bàn và 1 ly trên tường. Họ uống 2 ly cà-phê nhưng trả tiền cho 3 ly rồi rời đi. Lần này cũng vậy, người phục vụ làm tương tự, anh dán một mảnh giấy lên tường, trên mảnh giấy ấy có ghi hàng chữ “1 ly cà-phê”. 

Hành động đó làm chúng tôi thấy lạ và khó hiểu. Chúng tôi uống hết cà-phê, trả tiền rồi rời đi. 

Vài ngày sau, chúng tôi có dịp quay lại quán cà-phê này. Trong lúc chúng tôi đang thưởng thức ly cà-phê của mình thì có một người đàn ông ăn mặc tồi tàn bước vào. Ông ngồi xuống ghế, đưa mắt nhìn lên bức tường và gọi: 

– Một ly cà-phê trên tường. 

Người phục vụ mang cà phê đến cho ông với sự tôn trọng. Người đàn ông uống cà-phê xong rồi đi khỏi mà không phải trả tiền. 
Chúng tôi theo dõi chứng kiến tất cả sự việc từ lúc người đàn ông ấy gọi, thưởng thức cà-phê rồi rời khỏi mà không phải trả tiền cho đến khi người phục vụ tháo một mảnh giấy trên tường và bỏ nó vào thùng rác. 

Giờ thì chúng tôi không còn ngạc nhiên nữa – sự việc đã rất rõ ràng. Sự tôn trọng tuyệt đối dành cho người nghèo được thể hiện bởi các cư dân ở thị trấn này đã làm đôi mắt chúng tôi ứa lệ. 

Hãy suy ngẫm những điều người đàn ông nghèo kia mong muốn. Ông bước vào quán cà-phê mà không phải hạ thấp lòng tự trọng. Ông không cần xin một ly cà-phê miễn phí… không cần hay biết về người đã cho ông ly cà-phê này… ông chỉ nhìn vào bức tường, gọi phục vụ, thưởng thức ly cà-phê của mình và rời khỏi quán một cách tự tin, bình thản. 

Thật tinh tế! Có lẽ đây là bức tường đẹp nhất mà bạn từng nhìn thấy. 

 * Đây là chuyện có thật thường thấy ở khá nhiều quán café tại nước Ý.

[Image: 365204815-2857706977760973-1579061567206638307-n.jpg]

Source: https://www.kindspring.org/story/view.ph...oMN5PmLPJY

PS.  Và đây là lời khen của tôi bị chúng quở...  LOL-4

[Image: IMG-9951.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 2 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, TanThu
Reply
Smiling-face-with-halo4 Smiling-face-with-halo4 Smiling-face-with-halo4


Bốn tin vui trong một ngày: 7 gia đình gồm 49 người sắp lên đường định cư Hoa Kỳ 

• Lời kêu gọi được đồng hương ở hải ngoại hưởng ứng cực nhanh
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 7 tháng 8, 2023
 
Tối qua và sáng nay, tôi nhận liên tiếp 4 tin vui.

Tin vui thứ nhất: Chưa đầy 12 tiếng sau khi tôi phổ biến lời kêu gọi giúp gia đình 4 người của cô S.  đóng tiền phạt cư trú bất hợp pháp để không phải ở tù 40 ngày trước khi đến tự do, một thân hữu ở Úc cho biết 4 nhà hảo tâm bên đó và một số ở Thuỵ Sĩ và Hoa Kỳ đã quyên góp chớp nhoáng được gần phân nửa số tiền cần có là 42,600 Baht, tương đương khoảng 1,250 USD. Trưa nay, ca sĩ kiêm YouTuber Nguyễn Tiến Dũng gọi báo cho tôi biết là anh và thân hữu cũng đang quyên góp số tiền như vậy. Nghĩa là tổng số sẽ dôi ra. Xem thông tin về gia đình cô S. ở đường link cuối bài.

Tin vui thứ hai: Tối hôm qua tôi nhận được danh sách 7 gia đình gồm 49 người đã hoàn tất thủ tục y tế để nhập cảnh Hoa Kỳ. Trong đó có 3 gia đình gồm 23 người sẽ đến thành phố Minneapolis, Minnesota, với 11 người trên 14 tuổi phải đóng tiền phạt mỗi người 625 Mỹ kim. Tôi xin phép các nhà hảo tâm để chuyển số tiền dôi ra ở trên qua giúp cho số gia đình này. Chị Tanya Nguyễn-Đỗ, được nhiều người biết qua vụ Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, hứa sẽ tiếp tay cùng với ca sĩ Tiến Dũng để vận động đồng hương giúp phần còn thiếu. 

Tin vui thứ ba: Sáng nay, một người tị nạn ở Thái Lan gọi cho tôi biết là mươi ngày nữa sẽ được vào phỏng vấn tái định cư Hoa Kỳ, và có triển vọng sẽ đến San Jose, Hoa Kỳ.

Tin vui thứ tư: Một người tị nạn khác, gia đình 8 người, vừa gửi email báo tin: “Hôm qua lúc 3 giờ chiều tôi và gia đình nhận được cuộc gọi thông báo từ nhân viên văn phòng Cao Uỷ Tị Nạn Thái Lan cho biết kết quả phỏng vấn, đã được xét quy chế tị nạn và Cao Uỷ nói với tôi gửi lời thông báo này tới cho Luật sư được biết. Nên nay tôi gửi lời cảm ơn chân thành, nhất tới anh Thắng và luật sư Alex trong thời gian qua đã cố gắng giúp đỡ hồ sơ và quá trình phỏng vấn của tôi và gia đình.”

Lời tri ân

Các tin vui dồn dập này không thể có nếu không có những luật sư, những thông dịch viên, những cán sự bảo vệ, và nhiều tình nguyện viên mà bản thân là người tị nạn… làm việc quần quật mỗi ngày ở Thái Lan để phục vụ các đồng bào tị nạn như kể trên. Và nếu không có những đóng góp ân tình của biết bao nhiêu mạnh thường quân trong bao năm qua thì BPSOS cũng không thể duy trì đội ngũ luật sư, thông dịch viên, cán sự bảo vệ tận tuỵ ấy. Chúng tôi không có bất kỳ ngân khoản nào từ chính quyền hay từ tổ chức tư nhân cho việc bảo vệ đồng bào ở Thái Lan.

Vì lý do an toàn, chưa tiện để những gia đình tị nạn chuẩn bị lên đường tái định cư lên tiếng công khai lúc này. Do đó, tạm thời tôi thay mặt họ tri ân chung tất cả quý mạnh thường quân nơi đây. Họ sẽ gửi riêng lời cảm ơn đến quý vị. Khi đã an toàn ở đất nước tự do trong một ngày gần đây, hy vọng họ sẽ lên tiếng công khai.

Bài liên quan:

Cơ hội để giúp ngay hàng trăm đồng bào tị nạn ở Thái Lan sắp lên đường định cư
https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve...cnHVwdXRzw

[Image: Pic3-resettlement.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 2 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, TanThu
Reply