Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Khi còn bé anh hai cho xem bộ film Chiêu Quân Cống Hồ có Thang Chấn Nghiệp đóng vai Hán Nguyên Đế mà bây giờ tìm hoài kg ra.
Từ xưa phụ nữ nhất là phụ nữ đẹp luôn bị xem là hồng nhan hoạ thuỷ như Đắc Kỷ báo Trụ Vương mất nhà Thương; Phù Sai vì Tây Thi mà nhà Ngô diệt vong; Lý Thế Dân và Lý Trị thì bị Võ Tắc Thiên làm cho điên đảo khiến giang sơn đại Đường biến thành Võ Chu hết mười mấy năm; cha con Đổng Trác/Lữ Bố chém giết nhau vì Điêu Thuyền...
Nhưng mà có họa thì cũng có phúc, những khi gặp đại nạn thì sự hy sinh của phụ nữ lại là phương thuốc chữa cháy, trở thành một biểu tượng của chính sách cầu thân: “An nguy phó thác nữ nhân”.
Vương Chiêu Quân được mệnh danh là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa thời bấy giờ. Sắc đẹp của nàng được ví như "lạc nhạn", tức sắc đẹp khiến chim trời đang bay cũng phải thẩn thơ đến mức ngừng vẫy cánh mà rơi xuống đất. Câu thành ngữ “Trầm ngư lạc nhạn, bế nguyệt tu hoa” cũng từ đây mà ra.
Nàng từ nhỏ đã thông minh đĩnh ngộ, thông thạo tứ nghệ cầm-kỳ-thi-họa, đầy bụng thi thư, am hiểu về âm luật. Nàng còn nổi bật với nhan sắc đoan trang diễm lệ, nước da như ngọc, đôi mắt sáng trong, cặp lông mày thanh tú, phong thái rất duyên dáng, toàn thân nàng toát lên một khí chất thoát tục siêu phàm.
Lúc đó Hán Nguyên Đế thường nằm mơ thấy giai nhân mỹ lệ và cùng nàng giao ước mộng trăm năm thế là hoàng đế cho người đến nhân gian tìm người đẹp trong mộng. Mao Diên Thọ lãnh phần việc ấy, nhưng Mao Diên Thọ thừa "nước đục thả câu", ăn hối lộ của cung phi, hễ ai đút lót tiền thì cho vẽ xinh đẹp dâng lên vua. Chiêu Quân xuất thân dòng dõi thư hương, phẩm hạnh thanh cao, nhất định kg chịu đút lót do đó khi cầm bức vẽ Chiêu Quân, hắn đã lấy viết chấm dưới mắt Chiêu Quân một chấm làm thành nốt ruồi rồi khi dâng tranh lên vua, hắn sàm tấu rằng Chiêu Quân tuy đẹp nhưng có nốt ruồi mà sách tướng gọi là "thương phu trích lệ" (nốt ruồi sát phu). Ông vua sợ chết này nghe vậy thì chẳng đoái hoài đến nàng nữa mà còn ban cho nàng vào sống trong lãnh cung.
Để giữ hòa bình cho người Hán và bá tánh kg phải chịu cảnh lầm than của chiến loạn, Chiêu Quân phụng mệnh Hán Nguyên Đế gả sang Hung Nô. Khi nàng vào bái kiến nhà vua để theo sứ đi Hung Nô thì ông mới vỡ lẽ giai nhân trong mộng ngay trước mắt nhưng xa ngàn dặm. Vua Hán kg còn cách khác đành phải ngậm ngùi đưa Chiêu Quân sang cống Hồ.
Khi qua Nhạn Môn Quan, trong nỗi niềm thương nước nhớ nhà, giận kẻ gian thần, nàng xuống kiệu, hướng về quê hương và dùng đàn khảy lên khúc "Khúc quá quan". Giọng đàn bi ai thảm thiết, mọi người theo đưa đều não lòng sa lệ, cây cỏ bên đường cũng héo hắt, gục xuống mặt đất như để xớt thảm chia sầu. Tiếng đàn của nàng ở chỗ này đã trở thành điển tích Hồ Cầm.
Nhìn một cánh chim lẻ bạn bạt gió về chiều, nàng xót xa cảm cho thân thế mình cất giọng ngâm:
Cánh én cô đơn đượm tủi sầu
Ngang trời gió cuốn bạt về đâu?
Quan san ngàn dặm vương thương nhớ
Hồ, Hán từ đây cách biệt nhau
Nhìn trời thu, mây thu, sắc thu nhuộm úa lá vàng, dưới bầu trời ảm đạm, lá vàng rơi lả tả, bài "Thu phong oán" của Chiêu Quân nói lên tình cảm dạt dào của một nhi nữ ly hương, thương nhớ cố quốc.
Thu mộc thê thê
Kỳ diệp huy hoàng
Hữu điểu xử sơn
Tập ư bào tang
Dưỡng dục mao vũ
Hình dung sinh quang
Kỳ đắc thanh vân
Thượng du khúc phường
Ly cung tuyệt khoáng
Thân thể tồi tàng
Chí niệm ức chẫm
Bất đắc hiệt ngoan
Tuy đắc ẩm thực
Tâm hữu hồi hoàng
Y hà ngã độc
Vãng lai biến thường
Thiên phiên chi yếu
Viễn tập Tây Khương
Cao sơn nga nga
Hà thuỷ ương ương
Phụ hề mẫu hề
Ðạo lý du trường
Ô hô ai tai
Ưu tâm trắc thương!
Khi sang đến đất Hồ, Chiêu Quân yêu cầu xây một chiếc cầu đặt tên là cầu Lạc Nhạn trên sông Hắc Thủy để tạ ơn Trời Ðất. Nhìn cánh nhạn bay, nhìn dòng sông Hắc Thủy, nàng xót xa đau đớn, tê tái cõi lòng thở dài:
Thủy hà sóng lạnh gió đìu hiu
Cánh nhạn lê thê giải nắng chiều
Thấp thoáng mây về nơi lữ thứ
Mơ màng một giấc mộng cô liêu
Trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, lúc Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe, có câu:
Quá quan này khúc Chiêu Quân,
Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia.
Về cảnh ngộ của nàng Vương Chiêu Quân, Đỗ Phủ từng cảm thán rằng:
Quần sơn, vạn hác phó Kinh Môn
Sinh trưởng Minh Phi thượng hữu thôn.
Nhất khứ tử đài liên sóc mạc
Độc lưu thanh trủng đối hoàng hôn.
Họa đồ tỉnh thức xuân phong diện
Hoàn bội không qui nguyệt dạ hồn.
Thiên tải Tì Bà tác Hồ ngữ
Phân minh oán hận khúc trung luân.
Nhà thơ Uông Tuân thời nhà Đường đã tán thưởng công trạng của nàng trong bài thơ “Chiêu Quân”:
Hán gia thiên tử trấn hoàn doanh
Tắc bắc Khương Hồ vị bãi binh
Mãnh tương mưu thần đồ tự quý
Nga mi nhất tiếu tắc trần thanh.
Vương Chiêu Quân đã được ghi vào sử sách của người Hán như một người đẹp hòa bình. Sự quên mình của nàng góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô. Tâm hồn của nàng được ví như một đoá hoa luôn toả ngát hương cho người đời và kể từ đó Vương Chiêu Quân trở thành nữ thần của loài hoa mẫu đơn.
Hai bài thơ của Lý Bạch:
Vương Chiêu Quân kỳ 1
Hán gia Tần địa nguyệt,
Lưu ảnh chiếu Minh Phi.
Nhất thướng Ngọc Quan đạo,
Thiên nhai khứ bất quy.
Hán nguyệt hoàn tòng Đông Hải xuất,
Minh Phi tây giá vô lai nhật.
Yên Chi trường hàn tuyết tác hoa,
Nga mi tiều tuỵ một Hồ sa.
Sinh phạp hoàng kim uổng đồ hoạ,
Tử lưu thanh trủng sử nhân ta!
Vương Chiêu Quân kỳ 2
Chiêu Quân phất ngọc an,
Thượng mã đề hồng giáp.
Kim nhật Hán cung nhân,
Minh triêu Hồ địa thiếp.
Sau Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Di là nhà thơ lớn thứ ba đời Đường làm thơ về Vương Chiêu Quân. Bài thơ ngắn, chỉ là một bài thất ngôn tứ tuyệt, bốn câu bảy chữ thôi nhưng tình ý tha thiết và mới lạ. Khác với Lý, Đỗ ngỏ lời thương tiếc Vương Chiêu Quân, Bạch Cư Di dùng ngay lời Vương Chiêu Quân để diễn tả tâm tình của nàng:
CHIÊU QUÂN TỪ
Hán Sứ khước hồi bằng ký ngữ
Hoàng kim hà nhật thục nga my?
Quân Vương nhược vấn thiếp nhan sắc
Mạc đạo bất như cung lý thì.
Sự tích “Chiêu Quân cống Hồ” với hình ảnh người con gái dung nhan tuyệt sắc mặc áo choàng đỏ, ôm cây tỳ bà cưỡi con ngựa trắng giữa vùng thảo nguyên mênh mông đã là đề tài cho thi nhân Trung Hoa rất nhiều thế hệ. Chiêu Quân trở thành hình ảnh của kẻ tài hoa lỡ vận, với tâm sự ngậm ngùi nơi đất khách. Cây đàn tỳ bà được các thi nhân Trung Hoa xem là người bạn tri kỷ của Chiêu Quân.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Tình yêu luôn là đề tài muôn thuở từ cổ chí kim. Ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời chúng ta nhìn tình yêu mỗi khác hơn, vạn vật đều thay đổi và tình cảm con người càng mông lung khó nắm bắt được. Khi trái tim bị tổn thương thì con người trở nên cay độc vì những toan tính hơn thua, sân hận. Nhưng vì bản ngã sân si mà đổ lỗi cho nó chứ trái tim đâu làm gì nên tội.
Trong tình cảm, phụ nữ thường hay tự dằn vặt mình vì kg tin tưởng cảm nhận, intuition của chính mình và dùng cách này hay cách khác có khi chỉ là trò trẻ con nhưng cũng có những trò oái ăm hơn để thử thách tình yêu của người đàn ông. Đàn ông lại đơn giản hơn, khi yêu họ sẽ hết lòng vì người đó, sẽ đội trời đạp đất để bảo vệ cho người họ yêu. Nhưng nếu tình yêu của anh ta kg đủ lớn thì nó đều thể hiện ra bên ngoài cả, chỉ là người phụ nữ có chấp nhận sự thật hay kg mà thôi.
Trong tình yêu kg có gì là siêu hình cả, cảm giác là thứ chân thật nhất, là những gì mình cảm nhận được chính là những gì đối phương muốn cho mình cảm nhận. Nếu mình ở bên một người mà mình kg có cảm giác an toàn chính là vì đối phương kg muốn cho mình cảm giác an toàn. Lời nói có thể lừa dối nhưng cảm giác kg thể đánh lừa được. Khi yêu người ta thể hiện để bày tỏ tình cảm cho người yêu từ ánh mắt khi họ nhìn mình đến cử chỉ dù chỉ là động tác nhỏ nhặt nhất, khi kg yêu thì cũng như vậy.
Ánh mắt anh ta nhìn bạn kg có ấm áp, kg có ý cười, kg có sự cưng chìu. Sự thờ ơ, lạnh nhạt, xa cách, etc…, tất cả những thứ này đều bộc lộ ra ngoài vậy thì bạn còn mong chờ điều gì?
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Bài thơ cũ mà lần nào đọc cũng nhói tim rơi nước mắt.
Anh với chị trước đây là vợ chồng
Chị chê anh đồ đàn ông vô dụng
Anh hiền lành ,khô khan nhưng tốt bụng
Biết phận mình, anh cũng chẳng nói chi
Rạn nứt tăng dần, đỉnh điểm tới khi
Bé Hương ra đời bị thiểu năng trí tuệ
Chị mắng anh vô cùng thậm tệ
Có đứa con làm chẳng thể ra hồn
Bé Hương ba tuổi thì anh chị li hôn
Anh nhận nuôi con, dồn tình thương cho nó
Và bắt đầu những tháng ngày khốn khó
Gà trống nuôi con lọ mọ một mình
Thiểu năng ngôn ngữ, nhưng Hương vẫn thông minh
Biết phận mình nên không làm phiền bố
Thời gian trôi trên mặt anh khắc khổ
Bé Hương giờ là cô gái sắp trưởng thành.
Nhưng bất hạnh chẳng chịu buông tha anh
Lại giáng xuống mái đầu xanh thêm lần nữa
Ung thư lâu rồi, anh hết quyền chọn lựa
Chỉ sống thêm vài tháng nữa mà thôi
Ngày anh hẹn gặp chị đã tới rồi
Quán cũ, sân ga và mấy lời anh nói dối:
Con bé đang dậy thì nên có nhiều thay đổi
Rất cần cô giúp đỡ để quen dần.
Tôi là cha nên không thể gũi gần
Đây là lúc nó rất cần có mẹ
Nhưng đừng làm tổn thương con bé
Nó chịu nhiều bất hạnh quá rồi!
Chắc chỉ cần một vài tháng thôi
Tôi sẽ đón nó về nuôi trở lại
Chị nhìn anh, con mắt đầy ái ngại
Sao đời tôi, ông mãi chẳng buông tha?
Chồng chị đồng ý cho bé Hương về nhà
Chị dặn anh, ba tháng thôi đấy nhé
Vì đã lâu sống không cần có mẹ
Nên từ lâu con bé tự lập rồi...
Nó chỉ chờ điện thoại của bố thôi
Nói khó khăn, nên chủ yếu nghe bố nói
Mấy tuần đầu, ngày nào anh cũng gọi
Sợ con buồn nên anh phải hỏi thăm luôn.
Những ngày đầu nó cảm thấy rất buồn
Đi học về, nó ở luôn trong phòng nhỏ
Chẳng ai thèm quan tâm đến nó
Nên suốt ngày cứ mò mẫm vào ra
Nó có đứa em cùng mẹ khác cha
Thằng bé có chiếc piano xinh xắn
Nhìn cây đàn trong lòng nó mê lắm
Nó lại gần thử vài nốt xem sao.
Mẹ nó mắng: Đừng có đụng vào
Ở trường cũ nó đã rất tự hào
Nó học đàn được điểm cao nhất đấy
Nó ước ao có cây đàn như vậy ...
Rồi một ngày, tự nhiên nó cảm thấy
Bố đi đâu sao chẳng thấy cuộc gọi nào
Chắc là bố đã bị làm sao...
Nó chạy vào phòng trong và khóc.
Mấy hôm nay nó bỏ ăn bỏ học
Suốt ngày ngồi khóc lóc ủ ê
Mẹ nó nghĩ chắc dở chứng đòi về
Ít ngày nữa trả nó về cho anh ấy.
Rồi một đêm, giật mình chị nghe thấy
Ở đâu đây văng vẳng tiếng dương cầm
Dưới phòng khách, chị cữ ngỡ mình nhầm
Con bé chơi đàn và âm thầm hát nhỏ:
Nhớ xa xưa ...ngày cha đã già với bao sầu lo
Sống với cha êm như làn mây trắng ...
Đêm đêm cha về hôn chúng con ....
Ôi ! Cha đã già đi cha có biết không ...
Chị cảm thấy vô cùng xúc động
Chị đến sau lưng và ôm nó vào lòng
Nó khóc, và đưa chị xem tờ giấy mỏng
Biết anh ung thư, chị gục xuống góc nhà.
Trong đầu chị, một ý nghĩ thoáng qua
Và vậy là chị phải nuôi con bé
Giọng ngọng nghịu nó vỗ về lưng mẹ
Mẹ yên tâm, đừng lo nhé mẹ ơi.
Ngày mai con về lại dưới ấy rồi
Con sẽ xin vào học trường nội trú
Trên thiên đường bố đang yên ngủ
Và đủ rồi, không phiền mẹ, mẹ ơi
Con tạm ở đây là bố muốn thế thôi
Bố muốn ra đi một mình thanh thản
Và muốn hai mẹ con có thời gian làm bạn
Chắc dưới kia bố mãn nguyện lắm rồi...
Tác giả: Unknown
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
NGỒI LẠI ĐỂ NGHE LÒNG MÌNH
Những bước chân trong đời đâu chỉ có mải miết đi mà không ngừng nghỉ. Đôi khi cũng cần chậm lại một chút, nghỉ ngơi một chút để dưỡng sức cho đoạn đường dài phía trước. Mình cứ làm những gì thật vừa sức và tròn trách nhiệm, mệt thì ngồi xuống nghỉ ngơi. Đã là trải nghiệm thì tiếp tục hay dừng lại đều có những ý nghĩa riêng. Con đường mình đi, chỉ mình mới cảm nhận rõ những gì là cần thiết và phù hợp. Lắng nghe lòng mình để đi trong an vui, dừng trong bình lặng. Rồi mỗi ngày trôi qua, sẽ ăm ắp những điều bình yên khi biết cách đối diện từng khoảnh khắc, xúc cảm trong đời.
Một ngày mở mắt ra đã tiếp xúc và thu nhận biết bao hình ảnh, âm thanh cuộc sống. Bước ra đường, đi học, đi làm đã xuôi ngược gặp gỡ với người quen lẫn người lạ, người thương và người ghét. Đủ mọi hình thái tâm tư, lời nói dễ nghe, khó nghe, muốn nghe và không muốn nghe... Tất cả tạo nên sự sống động và nhộn nhịp của dòng đời, xoay vần từ sáng đến đêm, ngày này qua ngày khác. Vì bận rộn với những hoạt động của ngoại cảnh, nhiều khi mỗi người quên dần hoặc có ít thời gian để nghe được những "tiếng nói" tận sâu trong mình, khiến ngày càng yếu ớt. Đó là những rung cảm và trực giác đầy sáng suốt, là những nỗi niềm, thói quen tích tuỹ một cách cố ý hay vô ý. Những năng lượng tích cực, tiêu cực ẩn tàng. Còn là những khả năng và sức mạnh tiềm tàng chưa có dịp khai phóng...
Nó giống như biển cả mênh mông, đứng trên bờ chỉ thấy mặt biển xanh thẫm và các con sóng cuộn trào, trong khi lòng biển khơi còn đó cả một hệ sinh thái phong phú với đá ngầm, các loài sinh vật, san hô, ngọc trai... Lòng mỗi người cũng có những chiều sâu thăm thẳm, lối khuất vô vàng của những tâm tình, những sự động viên, bình an và ý chí nội tại. Vì vậy, nhiều khi đang yên đang lành lại thấy "gợn lòng", tự nhiên vui, tự nhiên buồn, tự nhiên thấy chông chênh hay an tâm lạ kỳ. Cũng hiểu rằng, bên cạnh đời sống bên ngoài nhìn thấy bằng mắt thường, rõ ràng còn hiện hữu một thế giới cũng sinh động và đầy sắc màu không kém ở đời sống bên trong.
Để rồi, chỉ cần sắp xếp, thanh lọc những xáo trộn che lấp đi con người thật bên trong, chạm đến những mảng sáng của tâm hồn sẽ thấy mọi thứ nhẹ tênh từ trong lòng ra đến cuộc sống bên ngoài. Muốn như vậy, dĩ nhiên cần có những khoảng thời gian biết lắng nghe lòng mình. Mà thường là vào lúc trời càng về khuya hay tờ mờ sáng, mọi hoạt động thường nhật đã dừng lại, khi đó ngồi tĩnh lặng sẽ dễ giao cảm với thanh âm của lương tâm, mà nhìn nhận những đúng, sai qua lời nói, suy nghĩ, hành động đã có.
Thanh âm của lương tâm không giống như tiếng một giọng nói vang lên trong đầu như cách nói chuyện thông thường, nó hiện diện gần giống như một trạng thái. Hễ thấy động là biết chuyện đó có vấn đề, thấy tĩnh là biết đang gần điều tốt, điều thiện. Thấy an là biết trong sức kham được, thấy bất an là biết đang đi quá giới hạn chịu đựng... Từ đó, nếu có những băn khoăn, quyết định khó khăn trong đời, càng suy nghĩ càng khiến mọi thứ rối ren và động loạn. Thì dừng lại tĩnh lặng, khép lại những va chạm của đời thường, để lại bên ngoài lời khen, lời chê, lời góp ý, lời khuyên, lời hay, lời chưa hay... Giây phút yên tĩnh đó, mình sẽ chỉ nghe chính mình, cảm nhận vị trí và vai trò của bản thân ở thời điểm này, trong độ tuổi này, lý tưởng này, bước đi này đang ra sao... Ở một độ cảm nhất định, sẽ nhận diện được sự tĩnh và động, an và bất an mà đưa ra quyết định phù hợp. Cũng như từ trong lòng dường như hửng lên một vạch sáng chỉ đường bằng năng lượng của sự tự tin, giúp tạo ra cơ hội điều chỉnh cho hiện tại của mình tốt hơn.
Khi nhìn lại và lắng nghe như vậy, còn có thể nhận ra những tương quan thú vị đến từ các mối quan hệ xung quanh. Bên trong mình có gì sẽ thu hút và dẫn lối sự xuất hiện cho các mối nhân duyên lành hay không lành. Lòng có "kho báu" của tình thương sẽ gặp được những người cũng biết yêu thương, lòng có "kho tàng" của sự giận dữ và bất mãn sẽ gặp phải những người mang luôn đến sự đối nghịch. Ví von như cửa hàng buôn bán vật phẩm gì, người mua sẽ tự động tìm đến đúng theo nhu cầu đang có. Vì vậy, trước những con người không tốt xuất hiện, đôi khi không cần phải ứng phó, không cần làm hay nói gì quá nhiều, chỉ cần chuyển biến đời sống nội tâm cho đẹp đẽ và hạnh phúc lên, tự khắc họ sẽ rời đi.
Một "khoảng lặng" để lắng nghe lòng mình giữa dòng đời cần thiết lắm. Không chỉ giúp hiểu thêm về bản thân mà còn có thể cứu vãn chính mình trước những áp lực, chông chênh xảy đến. Thế nên, hãy cố gắng sắp xếp một chút thời gian trong ngày và duy trì sự tĩnh lặng này để sống vui, sống an nhiên hơn từng ngày. Và nếu mệt mỏi quá, hãy cứ nghỉ ngơi, chứ đừng bỏ cuộc!
TSNV
Hình: Kim Chi Hoo
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Thơ Tuệ Sỹ: Không Đề
Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn…
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Câu chuyện thứ chín: Chuyện đời bi thảm của cô gái đẹp nhất Hà Thành.
Nguyễn Tuấn Minh
Vào những năm 30 của thế kỉ XX, Hà Nội xuất hiện một câu chuyện trên Nông, Công, Thương nhật báo với tác giả Tùng Lâm Lê Cương Phụng. Tên là tiểu thuyết “Mồ cô Phượng”. Tiểu thuyết dựa trên một câu chuyện có thật xảy ra với cuộc đời của cô Phượng, con gái của một Hoa kiều ở phố Hàng Ngang. Tiểu thuyết ngay lập tức gây nên một làn sóng chấn động khắp Hà Nội, khiến các số báo mới ra đều được mua hết veo (Có lẽ vì vậy nên tôi không tìm được bản gốc nào của báo Nông, Công, Thương để có thể gửi cho các bạn). Ngay lập tức, một số nhà hát nhanh chóng nắm bắt cơ hội, tổ chức buổi diễn với tên “Mồ Cô Phượng”, các đêm diễn đều chật kín các bà, các cô và khi tấm rèm buông xuống, người ta thấy những giọt nước mắt dài lăn trên má của những người xem. “Mồ Cô Phượng” trở thành một sự kiện trong đời sống tinh thần của người dân toàn Hà Nội, đi đâu người ta cũng nói về những truân chuyên trong cuộc đời của người con gái được coi như mĩ nữ số 1 đất Hà Thành.
Cô Phượng là một nhân vật có thật, cô tên đầy đủ là Vương Thị Phượng, cô có bố là một Hoa kiều tên Vương Toàn Thắng, mẹ là người Việt Nam, nhà cô ở Hàng Ngang, một trong những con phố trung tâm nổi tiếng của Hà Nội. Là tiểu thư lá ngọc cành vàng, được thừa hưởng sắc đẹp của mẹ, một mỹ nữ đất Hà Thành lọt vào tầm mắt và trở thành vợ thương gia giàu có nhà họ Vương, cô Phượng có một nước da trắng nõn như trứng gà bóc, vóc dáng nở nang nữ tính, đôi tay búp măng như ngọc chuốt, khuôn mặt đầy đặn phúc hậu, đường nét thanh tú. Người Hoa kiều ở Hàng Ngang nói rằng, cô có cặp lông mày “yên my" (lông mày như mây khói), cặp mắt "bán thụy phượng hoàng" (con phượng hoàng nửa thức nửa ngủ, nghĩa là mắt mơ màng say đắm.
Nhà văn Vũ Ngọc Phan viết trong cuốn hồi ký “Những năm tháng ấy”: “Cô Phượng người tầm thước, có đôi mắt bồ câu long lanh, với cặp mi cong, đôi lông mày xanh và dài, môi đỏ mọng đầy dục vọng, mũi dọc dừa thanh tú và đôi má lúm đồng tiền khi cười”.
(Phải nói rằng quan niệm về cái đẹp của người phụ nữ đầu thế kỉ XX khác với quan niệm về cái đẹp của người phụ nữ ở thời điểm hiện tại nên tôi mong các bạn không bình luận khiếm nhã.)
Cách phục sức của mỹ nhân phố cổ cũng khiến người ta xao xuyến, ngẩn ngơ với yếm hoa hiên, áo dài vải phin trắng ôm lấy thân hình đầy đặn, quần lĩnh tía cạp điều, thắt lưng quan lục, đầu chít khăn nhiễu tam giang hoặc khăn nhung đen. Người con gái xinh đẹp này còn được hâm mộ bởi sự thông minh, biết cầm kỳ thi họa. Ai đi qua cửa hàng tơ lụa của gia đình cô cũng phải ngoái đầu ngắm; nhiều chàng trai luôn đi đường vòng, đi qua đi lại ba bốn lần để có thêm cơ hội nhìn cô, lòng ao ước được kết duyên cùng giai nhân.
Ở tuổi lớn lên, theo sự sắp đặt của gia đình, bố cô tìm được một nhà môn đăng hộ đối với mình là gia đình thương gia buôn lụa Phan Vạn Thành, có người cháu ruột tên A Đẩu. Cô Phượng và A Đẩu kết đôi trở thành một đám cưới nổi tiếng, trong niềm nuối tiếc day dứt của nhiều chàng trai Hà Thành khác. Về làm dâu, cô trải qua cuộc sống nhung lụa, không phải động tay vào việc nhà bởi kẻ ăn người ở rất nhiều, hằng ngày chỉ ra cửa hiệu bán hàng cùng mẹ chồng. Người đẹp càng được lòng nhà chồng khi sinh con trai cho họ.
Cuộc sống tưởng chừng êm đềm cho tới khi A Đẩu sinh hư. Chàng trai lộ rõ việc cưới cô Phượng chỉ để coi cô như một chiến công, một món đồ trang sức. Bản thân anh ta không yêu cô, cũng chẳng biết thương hương tiếc ngọc, ăn nói thô lỗ, thiếu tinh tế. Cậu A Đẩu say mê hát cô đầu nên nã tiền vợ đem cho nhân tình nên gia đình thường xảy ra chuyện cơm chẳng lành canh chẳng ngọt. Lắm lúc lại đánh vợ, thượng cẳng chân hạ cẳng tay, khiến cô Phượng thâm tím mặt mày. Đỉnh điểm là cậu A Đẩu lúc đó mê gái định đòi lấy thêm cô đào Tuệ vốn là con đầu hát ở phố Hàng Giấy cho bằng được. Không ít lần cô Phượng về nhà, than khóc với mẹ về cuộc hôn nhân buồn tủi của mình. Nhưng mẹ cô Phượng Hàng Ngang – một người phụ nữ rất coi trọng lễ giáo truyền thống, chỉ biết khuyên con gái sống cảnh an phận thủ thường.
Trong lúc chán nản chuyện gia đình, sống trong cảnh vò võ một mình cô đơn, cô Phượng tình cờ lại gặp một chàng trai Tây học hào hoa phong nhã, dịu dàng với phụ nữ, có tri thức và rất điển trai có tên Hoàng Hồ, hay tên thật là Hoàng Tích Chu, con một quan huyện ở Bắc Ninh. Chàng trai hiểu chuyện, đầu tiên là giúp cô Phượng đi kiện người chồng bội bạc vì đánh vợ gây thương tích. Sau rồi vì cảm mến sắc đẹp cô Phượng, sự hào hoa của Hoàng Hồ… hai người yêu nhau lúc nào không biết.
Họ hẹn hò rủ nhau khi thì đến thăm chùa Trấn Quốc, lúc ngồi máy bay lượn trên không trung ngắm cảnh Hà Nội. Từ trên nhìn xuống thấy sông Hồng chỉ nhỏ như chiếc đòn gánh kéo dài, nhà cửa bé xíu, ngôi nhà nào to nhất cũng chỉ bằng bao diêm. Sở dĩ hai người được đi máy bay như vậy vì Hoàng Hồ quen biết ông chủ nhiệm báo “Tiến hóa”, nên có giấy mời cả hai vợ chồng theo phương pháp lịch sự phương Tây. Thời đó, vào năm 1919 được đi máy bay là chuyện hiếm có trên đời. Sau chuyến bay đó, cô Phượng được báo chí hết lời ca ngợi vì là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được ngồi trên máy bay. Việc này làm A Đẩu vô cùng tức giận, hắn đuổi cô ra khỏi nhà vì cho cô là loại phụ nữ lăng loàn. Than ôi thời thế thế thời, đàn ông được quyền năm thê bảy thiếp, đánh vợ suốt ngày, nhưng phụ nữ thì phải sống cam chịu một mực thủy chung với chồng…
Năm 1927, cả Hà Nội chấn động với tin cô Phượng mất tích. Khi mọi người còn đang xôn xao bàn luận thì cô Phượng đã tay trong tay cùng Hoàng Tích Chu ngao du khắp nơi, ra tận Vịnh Hạ Long. Sau đó, hai người lại có chuyến xuống Hải Phòng đi tàu thủy vào Sài Gòn. Ở đây gọi là Khánh Hội. Bước tới Sở Thụy Bình, rẽ ra đường Quảng Đông. Suốt từ Bình Tây đến Bình Đông, mọi nẻo phố phường đâu cũng đông đúc như ngày hội.
Ngày vui ngắn chẳng tày gang, đi cùng nhau nhưng cô Phượng không biết rằng trước khi đi Hoàng Tích Chu vì mưu cầu nghiệp lớn đã lên tàu tìm đường sang Pháp học. Vì vậy ông nói không thể mang cô đi cùng, hai người lại chia tay nhau trong màn nước mắt. Chàng chỉ để lại một bức thư thống thiết gửi cho bố của mình giới thiệu cô Phượng đã là dâu và xin gia đình mình ở Bắc Ninh cưu mang cô. Cô đành lủi thủi quay về đất Bắc gặp ông Huyện, bố của Hoàng Tích Chu. Nhưng số phận lại tiếp tục nghiệt ngã với cô, cho rằng gia đình cô Phượng không môn đăng hộ đối với gia đình ông, hơn nữa cô đã trải qua một đời chồng. Ông không chấp nhận cô Phượng là dâu của nhà mình và khuyên cô Phượng nên quay trở về Hà thành, xin lỗi gia đình nhà chồng để trở về bên chồng con….
Cô đành lủi thủi về nhà nhưng gia đình A Đẩu đã từ chối nhận lại người con dâu bỏ nhà theo trai. Lúc này vợ chồng thương gia Vương Toàn Thắng đều đã qua đời. Không còn nơi nương tựa, cô Phượng Hàng Ngang đành phải sống bằng nghề buôn bán để nuôi thân, chờ đợi ngày Hoàng Tích Chu trở về. Tuy nhiên số phận nghiệt ngã lại đẩy cô tới đường cùng khi cô bị lừa mất hết vốn liếng, cô trở nên khánh kiệt.
Không còn cách nào khác, cô đành nhắm mắt cậy nhờ sự giúp đỡ của một số người đàn ông si mê cô. Cái gì cũng có cái giá của nó, cô đã phải đánh đổi tấm thân mình để có được sự giúp đỡ đó. Ước vọng chờ Hoàng Tích Chu trở về của cô Phượng coi như tiêu tan. Trong số những người tình của cô Phượng, có một người tên là Lưu, cũng là người phong nhã, lịch thiệp. Lưu giàu có và si mê cô Phượng, nhưng Lưu là người đã có vợ, vợ lại là người nổi tiếng có máu Hoạn Thư, nên Lưu đã thuê cho cô Phượng một ngôi nhà bên Long Biên làm nơi tình tự. Lưu cũng là người Hoa nên đã có dự định đưa cô Phượng sang Hồng Kông sinh sống và kinh doanh bên đó. Nhưng ý định này của Lưu sớm bị vợ phát hiện. Người đàn bà ghê gớm này đã phong tỏa tài sản của chồng, khiến Lưu không còn cơ hội để gặp cô Phượng. Cô Phượng quá đau khổ khi nghĩ về chuyện tình trắc trở của mình, đã quyết định về Hưng Yên, tìm một ngôi chùa xin xuất gia.
Nhưng duyên trần chưa hết, khi chưa thực hiện được ý định xuất gia, thì có một lần, có một viên tham tán ở Hưng Yên tên là Bách ghé thăm ngôi chùa, đã lập tức si mê nhan sắc của cô Phượng. Sau khi dò hỏi về gia cảnh cô Phượng, viên Tham tán này đã xin sư bà trụ trì cưới cô Phượng làm vợ. Tham tán Bách còn gọi vợ lên đón cô Phượng về làm vợ lẽ. Nghĩ mình phận bèo dạt mây trôi, cô Phượng cũng đành nhắm mắt đưa chân. Sống với viên tham tán Bách, cô Phượng có một khoảng thời gian hạnh phúc khi được chồng hết mực cưng chiều. Nhưng cũng chính vì điều này mà người vợ cả nảy sinh lòng ghen. Nhân có lần Tham tán Bách được phân về Lai Châu, phải để lại cô Phượng và người vợ cả lên sau, trên đường đi lên Lai Châu gặp chồng, người vợ cả đã lén cho cô Phượng uống một thứ thuốc lạ khiến cô hóa điên, lúc tỉnh lúc mê, lúc cười lúc khóc.
Cô Phượng gắng sức về lại Gia Lâm tìm đến bà hàng xóm cũ trong người chỉ còn có 15 đồng bạc. Bà hàng xóm tốt bụng nhưng nhà quá nghèo trông nom nàng như con đẻ. Bệnh nàng ngày một nặng bà đành phải đưa nàng vào nhà thương làm phúc. Một tuần sau thì cô qua đời ở nhà thương Phủ Doãn trong cô quạnh.
Người phụ nữ đẹp như đóa hoa, vang danh Hà thành ngày nào nay đã úa tàn. Tình cờ hôm đó Tham Bách như được cô Phượng báo mộng cũng lao đến nhà thương. Thấy tên Phượng trên danh sách người chết Bách khóc nức nở và xin đem cô về chôn ở cánh đồng Bạch Mai. Đám tang Phượng ngoài Bách ra không có ai đưa tiễn ngoài những giọt nước mắt bi ai của Bách.
Sau này, Hoàng Tích Chu khi đó đã học ở Pháp về được Tham Bách đưa đến thăm mộ. Bên mộ Phượng, Chu và Bách cùng khóc. Chu có đọc một bài điếu văn để tưởng nhớ người yêu cũ, điếu văn này rất hay và rất dài các báo đương thời đều có đăng. Đọc điếu văn xong Chu nằm bên cạnh mộ bứt đầu bứt tai khóc đến nỗi khản cả tiếng.
Số phận của cô gái đẹp nhất trong “Hà Thành tứ mỹ” đã kết thúc như vậy. Người con gái hồng nhan bạc phận, để lại cho người đời những giọt nước mắt dài trên má khi nghe kể về cô.
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, dựa trên các nguồn tài liệu thu thập)
Hà Thành Tứ Mỹ (theo tài liệu ít ỏi còn sót lại thì cô Phượng là người mặc áo trắng đứng trong hình).
Nhà báo Hoàng Tích Chu
Tiểu thuyết Mồ Cô Phượng
Tờ quảng cáo về kịch Mồ Cô Phượng trên nhật báo.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Đã lâu tôi kg còn viết những áng thơ tình lãng mạn ướt át. Kg phải vì trái tim khô cằn mà có lẽ khi trái tim thổn thức với những tổn thương dày xéo thì cảm xúc mới tuôn vần xuôi lệ.
...
TƯƠNG TƯ
Cứ mãi miết chăm chú vào cuộc sống, xoay vần đến nỗi tâm hồn trở nên khô khan tự khi nào. Đã lâu rồi không viết được câu thơ nào cho ra hình hài.
Từ khi người viết còn cột hai bím tóc, những năm tháng học cấp ba, chưa biết yêu là gì, tâm hồn sáng như hoa sen, thế mà đã biết yêu thích bài "Tương tư" của Nguyên Sa rồi. Bốn câu thơ cuối của bài thơ hầu như được người viết lưu vào phía sau những trang sách giáo khoa hay vở ghi chép.
Có lẽ vì người viết yêu cái phong cách nhẹ nhàng, thoát tục của bài thơ, dù lúc đó còn chưa tưởng tượng được tình yêu sẽ như thế nào. Hãy nhìn tình yêu nhẹ nhàng nhưng sâu lắng của chàng trai dành cho cô gái. Thủ pháp dịu dàng, không có chi tiết nào miêu tả rõ ràng vẻ đẹp cô gái, nhưng ta lại nhìn thấy được chân dung một cô gái thanh thoát, phiêu tán như mây. Có lẽ người viết yêu thích vẻ đẹp đó, yêu thích cách tương tư của chàng trai, quá đỗi dịu dàng và chung thuỷ.
"Tôi không biết rằng lạ hay quen
Chỉ biết em mang theo nghê thường
Cho nên cặp mắt mờ hư ảo
Cả bốn chân trời chỉ có em".
Một tình cảm trong sáng, đẹp và sâu sắc biết dường nào! Trong tình yêu, nếu thực sự yêu, con người ta chỉ suy tưởng về người mình yêu, chỉ thấy "Cả bốn chân trời chỉ có em". Tình yêu sâu sắc như thế mấy ai đã làm được, đã nhận được? Có lẽ tình yêu như thế này đã trở nên "lạc hậu" và lạ lẫm trong thế giới ngày nay. Một thế giới mà cuộc sống vật chất và nhục dục chi phối quá nhiều cuộc sống con người. Thì bài thơ phiêu thoát này không biết có ai còn đọc và cảm nhận nó?
Tình yêu, một tình cảm mà biến thể của nó có muôn hình vạn trạng. Con người luôn tự nhận rằng mình biết yêu, nhưng có mấy ai thật sự hiểu tận tường đến mức lột tả trần trụi về nó hay thần thánh nó. Nó thần thánh đến nỗi trở nên thiêng liêng mà không phải bất cứ ai cũng có thể tận hưởng được cảm xúc thăng hoa của nó. Càng yêu thương tha thiết, càng mở rộng tâm hồn đón nhận nó, càng sống vì nó thì tình yêu càng trở nên trong sáng, trong sáng đến độ có thể soi rọi cả nhân gian, xoá tan đi những vị kỷ, xan tham, chiếm đoạt và bóng đen của oằn oại vì ái biệt ly khổ.
Tôi đã gặp em từ bao giờ
Kể từ nguyệt bạch xuống đêm khuya
Kể từ gió thổi trong vừng tóc
Hay lúc thu về cánh nhạn kia?
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
Có phải mùa Xuân sắp sửa về
Hay là gió lạnh lúc đêm khuya
Hay là em chọn sai màu áo
Ðể nắng thu vàng giữa lối đi?
Có phải rằng tôi chưa được quen
Làm sao buổi sáng đợi chờ em
Hay từng hơi thở là âm nhạc
Ðàn xuống cung trầm, mắt nhớ thương
Buổi tối tôi ngồi nghe sao khuya
Ði về bằng những ngón chân thưa
Và nghe em ghé vào giấc mộng
Vành nón nghiêng buồn trong gió đưa
Tôi không biết rằng lạ hay quen
Chỉ biết em mang theo nghê thường
Cho nên cặp mắt mờ hư ảo
Cả bốn chân trời chỉ có em.
Nếu phải "Tương tư" để có được một tình yêu đẹp đến mức ngạt thở như thế này thì cũng đáng để mà tương tư, để mà gột rửa tâm hồn vốn đã bị thế giới này như một "hố đen vũ trụ" ngốn dần sự cao quý, chỉ còn lại sự trần tục, nhục dục.
Hãy tương tư khi mà tâm hồn phải thốt lên: Ồ! Thì ra tình yêu diệu kỳ đến vậy!
Huỳnh Thị Tố Nga (Diệu Hằng)
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Thuở bé khi chập chững vào trung học tuổi mộng mơ, anh hai và mấy ông anh bạn của anh hai đã tặng cho tôi tập thơ Đinh Hùng. Lúc đó còn bé tuy rất là thích cứ nghiền ngẫm tập thơ tới thuộc lòng nhưng tôi chưa đủ tri thức để hiểu được cảm xúc cũng như những bí ẩn trong thơ của tác giả. Những bài thơ của ông được lần lượt phổ nhạc và trở thành những ca khúc bất hủ trong âm nhạc Việt Nam như bài Gửi Người Dưới Mộ, Mộng Dưới Hoa, Chiều Tím, etc…
Một trong những bài mà tôi thích nhất là bài “Một Tiếng Em” được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc thành bài Mái Tóc Dạ Hương, trong đó có hai câu mà tôi hay viết lên bìa bọc sách như một kiểu trang trí:
Lòng ơi! Hoài vọng bao giờ nói
Thăm thẳm trùng dương một tiếng em?
Tình cờ hôm nay trong lúc soạn lại tập thơ để in làm quà cho người bạn thì đọc lại bài viết của cô Quỳnh Giao.
…
Tạp Ghi Quỳnh Giao:
MÂY LÌA NGÀN của ĐINH HÙNG
Đinh Hùng là một nhà thơ, có tài vẽ, giỏi nhạc, kéo violon rất hay và viết truyện thật đẹp, đẹp cứ như thơ.
Trong thế giới tân nhạc, cùng hai người bạn thân là Đan Thọ và Phạm Đình Chương, Đinh Hùng để lại hai ca khúc nổi tiếng. Bài "Chiều Tím" là nhạc của Đan Thọ với lời từ của Đinh Hùng, chứ không do Đan Thọ phổ nhạc từ một bài thơ sẵn có của Đinh Hùng.
Còn "Mộng Dưới Hoa" lại là trường hợp ly kỳ hơn.
Ở hải ngoại vào năm 1991, khi in lại tuyển tập nhạc dưới tựa đề là Mộng Dưới Hoa, có thể Phạm Đình Chương đã nhớ lầm mà ghi xuất xứ Mộng Dưới Hoa nguyên từ bài thơ mang tựa đề là "Dưới Hoa Thiên Lý". Nếu đọc kỹ lời ca và đối chiếu với thơ thì Phạm Đình Chương phổ thơ Đinh Hùng từ hai bài là "Tình Tự Dưới Hoa" và "Xuôi Dòng Mộng Ảo" in trong tập Đường Vào Tình Sử, với phần đóng góp khác của Đinh Hùng vào lời từ.
Là người thưởng ngoạn và trình bày, Quỳnh Giao xin miễn góp ý về ca khúc bất hủ ấy mà trở lại với Đinh Hùng. Vì trong tập sách “Đốt Lò Hương Cũ” như di cảo vì xuất bản sau khi ông đã mất, mình có thấy Đinh Hùng kể lại một chuyện tình cứ như là Thiên Thai, mà đảo ngược.
Chúng ta biết quá ít về đồng bào thiểu số, từ miền Bắc vào tới miền Trung của đất nước.
Trong những năm chinh chiến nổi lên thì Đinh Hùng có gặp họ trên vùng Hòa Bình, và viết về những phụ nữ người Thổ, người Mường, người Mán. Tuyệt diệu thay, khi gặp họ với áo chàm bó sát thân hình trên nền đất núi cỏ vàng, ông nhớ đến đoàn nữ binh của Hai Bà Trưng và Bà Triệu.
Chúng ta chỉ có thể mường tượng ra hình ảnh "áo chàm về quảy lúa trên vai, in hình vào đồi núi xa xôi" như Phạm Duy đã tả trong bài Nương Chiều, chứ Đinh Hùng thì đã lên tới vùng cao nhất, là các làng hẻo lánh của người Mán ở trên núi.
Ông lên tới đó vì vẻ ngây thơ thanh tú của một nàng tên là Mây.
Những bông hoa sơn cước trên đó không có tên chữ hay ho của người Kinh, như Hồng Vân, Bích Ngọc, mà chỉ là Miên, Thắm, Mây, Hoa. Họ giản dị chân thật và bày tỏ tình cảm một cách đơn sơ.
Nàng Mây tặng Đinh Hùng nào là đu đủ chín, dưa hồng, ngô nếp, hồng bì và cả một chiếc vòng bằng bạc. Còn thêu vào khăn tay của chàng một con chim và một đoá hoa ngũ sắc làm kỷ niệm. Như nhiều cô gái Mán khác, nàng thêu rất nhanh, ghi kỷ niệm trên áo sơ mi, vét tông và cả hai túi của cái ba lô.
Trước giọng ỡm ờ của chàng nghệ sĩ trên núi rừng Việt Bắc về tương lai đôi lứa, nàng Mây tỏ vẻ không tin, lắc đầu nói: - Anh nói dối. "Cái" anh như con chim ấy, hôm nay ở đây, mai bay chỗ khác. Em không giữ được anh, em xót lắm.
Chúng ta phải đồng ý với Đinh Hùng rằng nàng nói như thơ.
Trong bài "Mây Lìa Ngàn", Đinh Hùng kể lại truyện tình kéo dài được năm sáu phiên chợ miền núi, là khi ông như Từ Thức đã được nhập Thiên Thai.
Cho đến khi chiến sự lan rộng thì đoàn văn nghệ của Đinh Hùng phải nhổ trại, lìa rừng. Ông muốn gặp lại Mây trước khi cách biệt và leo núi lên ngôi làng của nàng. Sau gần bốn tiếng rẽ lá tìm ra lối đăng sơn thì nhà thơ lên đến bên chân núi làng Mây.
Cả một làng Mán gồm chín mười nóc nhà đều biến đi như trong giấc chiêm bao. Ở chỗ những ngôi nhà sàn mọc lên ấm cúng xưa kia, nay chỉ còn là một đống tro than quạnh quẽ đìu hiu.
Trên những chòm núi khác cũng vậy, không một bóng nhà sàn, không một bóng người Mán. Họ đã tự thiêu hủy làng mình theo nếp sống du mục mà tự do lên đường đi tìm rừng núi khác.
Đinh Hùng kể lại rằng chính cô nàng Mây đã là một con chim lạ nơi rừng thu vừa bay đi mất....
Chàng Từ Thức đã mất cõi Thiên Thai và nàng tiên Mây của mình. Trong tay chỉ còn cái vòng bạc.
Cho tới năm 1954. Quân đội Pháp từ các miền sơn cước rút về Hà Nội, đồng bào Thượng cũng lũ lượt kéo về đô thị. Trên phố phường chen chúc đã xuất hiện những vuông khăn trắng bịt đầu, phủ ngoài vạt xiêm áo thổ cẩm của các cô nàng Hoà Bình, Lạng Sơn. Nhiều lần Đinh Hùng tìm đến khu tạm trú của họ để hỏi thăm về làng Mán, về nàng Mây mà không ra dấu tích, cho đến khi chính ông cũng phải di cư vào Nam.
Ông không ngờ là năm sáu năm sau, trên vùng cao nguyên tại Ban Mê Thuột, ông gặp lại một đoàn phụ nữ người Mán mặc áo chàm. Người đi đầu chính là cô nàng Mây năm xưa. Khi ấy, chúng ta hiểu tựa đề của bài viết như một lối chơi chữ.
'Mây Đã Lìa Ngàn’. Mây đã bay thoát khỏi ngục tù. Ông tự dưng thấy nhẹ nhàng thanh thản.
Thiên Thai không phải là ngoài kia, trên đó, mà là trong này....
Quỳnh Giao
Ngày 19 tháng 2, 2014
Cánh Chim Dĩ Vãng
Đinh Hùng
Anh trở lại con đường lên núi biếc,
Thương mây bay từ đó vẫn cô đơn.
Những bông hoa còn có nửa linh hồn.
Những lá cỏ nghiêng vai tìm mộng ảo .
Ôi nắng cũ nhạt mùi hương dã thảo!
Lạnh màu riêu, tảng đá nhớ chân đi .
Những cánh chim từ quá khứ bay về,
Tà áo mỏng chập chờn phai sắc bướm .
Bài thơ nhỏ hôm xưa hồng nắng sớm,
Trêm môi em, gió núi đã gieo vần.
Mùa hạ nào thơm mái tóc hoài xuân?
Hơi phấn thoảng còn ướp say hình bóng.
Giấc em ngủ, thơ anh về báo mộng,
Nhắn sao khuya soi lén nụ hôn đầu .
Ôi sườn non, mây lụa quấn vai nhau!
Mỗi bậc đá nâng cao từng ước vọng.
Em chuyển bước, trùng dương nào cuộn sóng
Dưới bàn chân? - Hồi hộp biển cây xanh.
Hương phất phơ chùm hoa mộng đầu cành,
Gò má thẹn một màu hồng hợp cẩn.
Hãy dừng lại hỡi mùa hoa hồng phấn!
Mấy hoàng hôn, mái tóc đã sang thu ?
Chĩu hàng mi, lá úa rụng tình cờ,
Tờ thư lạnh, gió sương bay dòng chữ .
Thương tâm sự, mưa sa vành nón cũ,
Anh ngờ em mang cả núi non đi .
Hoa qua đầu, cánh bướm cũng vu quy,
Nhòa nắng xế, nụ cười mây khói tỏa .
Ai trao gửi lời thề trên xác lá,
Để vầng trăng tìm mãi dấu chân xưa ?
Ngôi sao buồn lên đỉnh núi bơ vơ,
Cành trinh nữ, thu xanh màu tóc lạ .
Lời ước hẹn dư âm truyền vách đá,
Em vội đi, hờn giận tiếng non cao .
Em đi rồi! Then khóa cả chiêm bao,
Gầy vóc mộng, gói tròn manh áo nhớ .
Nhắc làm chi ? Ôi! nhắc làm chi nữa ?
Em đi rồi, mưa gió suốt trang thơ .
Mây lìa ngàn, e lệ cánh chim thu,
Con bướm ép thoát hồn mơ giấc ngủ .
Anh trở gót, hương đưa về núi cũ,
Theo mây bay, tìm mãi hướng trăng thề .
Nhắc làm chi ? Còn nhắc nữa làm chi ...!
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Giai thoại văn học “Chuyện tình Hoa Tigon”
Tháng 7 năm 1937, tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy ở Hà Nội đăng truyện ngắn “Hoa Tigon” của nhà văn Thanh Châu. Khoảng 2 tháng sau, thì tòa soạn nhận được một phong bì dán kín do một thiếu phụ trạc 20 tuổi, dáng bé nhỏ, thùy mị, nét mặt u buồn mang đến gửi cho chủ bút tờ báo trên, trong ấy chỉ vỏn vẹn có bài thơ “Hai sắc hoa Tigon”, dưới ký tên là TT.Kh... Có thể nói đây là lần duy nhất người thiếu phụ ấy xuất hiện".... Bài thơ như sau:
Ngày ấy số lượng nhà thơ nữ còn khá khiêm tốn do ảnh hưởng nền nếp gia phong lễ giáo nên chuyện một nhà thơ nữ đăng thơ lên báo là một chuyện khá hiếm...
Hai sắc hoa Tigon
Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương.
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát,
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng.
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng: "Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!"
Thuở ấy, nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy"
Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá! - Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...
Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng "một người".
Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ.
Và đỏ như màu máu thắm pha!
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi...
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
Nguồn: Tiểu thuyết thứ bảy, số 179, 30-10-1937
Sau khi bài thơ được đăng, sự việc trở nên rắc rối là vì một vài nhà thơ đương thời như Nguyễn Bính, Thâm Tâm đã sáng tác các bài thơ hưởng ứng, trong đó thầm thổ lộ rằng mình có biết, thậm chí có “dính líu tình cảm với người này” từ trước. Và kể khi ấy, những lời đồn đại về TT.Kh càng nhiều, và càng có thêm nhiều dị bản.
Các bài thơ của TT.Kh và sự bí ẩn của tác giả đă từng gây xôn xao dư luận một thời. Nhưng điều đó cũng tạo cảm hứng cho nhiều nhà văn, nhà thơ sáng tác những tác phẩm hưởng ứng nối tiếp. Các bài thơ của TT.Kh cũng được vài nhạc sĩ phổ nhạc,
Có tài liệu do nhà thơ Lương Trúc tên thật là Phạm Quang Hòa thuộc lớp nhà thơ thời Tiền chiến, bạn thân của nhà thơ Thâm Tâm cho biết về “lai lịch” của “thi sĩ bí ẩn” TT.Kh tác giả của bài thơ “Hai sắc hoa Tigon” này!
TT.Kh. tên thật là Trần Thị Khánh, người yêu của Thâm Tâm. Hai người yêu nhau, nhưng biết không lấy được nhau, hẹn giữ kín mối tình, để đỡ phiền đến gia đình của nhau sau này. Cô Khánh đọc Tiểu thuyết thứ bảy in truyện ngắn Hoa Tigon của Thanh Châu (số tháng 9-1937) xúc động, tự thổ lộ câu chuyện riêng bằng bài thơ Hai sắc hoa Tigon và gửi đăng Tiểu thuyết thứ bảy.
Bài thơ in ra gây xôn xao trong làng văn chương. Tiếp đó để giải thích lý do viết bài “Hai sắc hoa Tigon”, TT.Kh. gửi đến Tiểu thuyết thứ bảy một bài nữa, với tiêu đề là “Bài thơ thứ nhất” và viết tặng riêng Thâm Tâm bài thơ “Đan áo cho chồng”, đăng trên báo Phụ nữ thời đàm năm 1938.
Tuy nhiên theo nhà văn Thanh Châu thì bài thơ “Đan áo cho chồng” không phải do TT.Kh gửi đăng, mà là do “người yêu của TT.Kh” gửi cho báo Phụ nữ thời đàm. Và cũng theo nhà văn này, chỉ có ba thơ in trên báo Tiểu thuyết thứ Bảy là chắc của TT.Kh.
Lại càng xôn xao, nhiều người cho là nam giới giả danh, nhiều người nhận là người yêu của mình, trong số này có nhà thơ Nguyễn Bính.
Theo nhà thơ nhà thơ Lương Trúc thì Thâm Tâm hồi ấy còn trẻ, với tính hiếu thắng của tuổi trẻ, ông đã gửi báo Phụ nữ thời đàm đăng bài thơ “Đan áo cho chồng” để minh chứng với thiên hạ rằng TT.Kh. chính là người yêu của mình. Tất nhiên không có sự đồng ý của TT.Kh.
Và thế là TT.Kh. giận, cô viết bài thơ lấy tiêu đề “Bài thơ cuối cùng” gửi đăng ở Tiểu thuyết thứ bảy, vừa hờn vừa giận đầy yêu thương, và cũng từ đấy TT.Kh. “tắt lịm” trên thi đàn.
Sau này, Thâm Tâm có viết một bài thơ dài để trả lời TT.Kh. Bài “Các anh”, (tập thơ mới của Thâm Tâm, nhà xuất bản Văn học 1987, có in bài “Các anh” nhưng đây chỉ mới trích một phần).
Nhà thơ Lương Trúc cũng cho biết là TT.Kh. về sống ở Thanh Hóa đã bốn năm nay (thời điểm năm 1989), không biết bây giờ bà còn hay mất, nhưng cứ xin phép cho chúng tôi được công bố điều bí mật trên vì nghĩ rằng:
Thời gian đi đã dài, nhà thơ Thâm Tâm đã mất, ông nhà cũng quy tiên. Vả lại, cũng vì công việc của văn học sử, nếu đã tìm ra tác giả của một tác phẩm nổi tiếng thì dù đắn đo đến đâu rồi cũng phải công bố.
Có người viết hàng trăm bài thơ, in hơn chục tập thơ, mà không gây được một vang hưởng nào trong nghệ thuật thơ. TT.Kh. viết bốn bài, có bài đã gây được vang hưởng đến tận bây giờ....
Thơ hay đâu cần nhiều! Mới hay trong lĩnh vực nghệ thuật, số lượng chỉ là cái không đáng kể.
Cũng trong phạm vi bài viết này tôi xin đăng lại Ba bài thơ Thâm Tâm gửi ... TT.Kh như sau để các bạn tham khảo.
1. Gởi TT. Kh.
Các anh hãy uống thật say,
Cho tôi những cốc rượu đầy rồi im
Giờ hình như quá nửa đêm?
Lòng đau đem lại cái tin cuối mùa
Hơi đàn buồn như trời mưa
Các anh tắt nốt âm thừa đi thôi
Giờ hình như ở ngoài trời
Tiếng xe đã nghiến đã rời rã đi.
Hồn tôi lờ mờ sương khuya
Bởi chưng tôi viết bài thi trả lời
Vâng, tôi biết có một người
Một đêm cố tưởng rằng tôi là chồng
Ðể hôm sau khóc trong lòng
Vâng tôi có biết cánh đồng thời gian
Hôm nay rụng hết lá vàng
Và tôi lỡ chuyến chiều tàn về không
Tiếng xe trong vết bụi hồng
Nàng đi thuở ấy nhưng trong khói mờ
Tiếng xe trong xác pháo xưa,
Nàng đi có bốn bài thơ trở về
Tiếng xe mở lối vu qui
Nay là tiếng khóc nàng chia cuộc đời!
Miệng chồng Khánh gắn trên môi
Hình anh mắt Khánh sáng ngời còn mơ.
Từ ngày đàn chia đường tơ
Sao tôi không biết hững hờ nàng đan
Kéo dài một chiếc áo len
Tơ càng đứt mối, nàng càng nối giây.
Nàng còn gỡ mãi trên tay
Thì tơ duyên mới đã thay hẳn màu.
Góp hai thứ tóc đôi đầu,
Sao còn đan nối những câu tâm tình?
Từng năm từng đứa con non
Mỉm cười vá kín vết thương lại lành.
Khánh ơi còn hỏi gì anh?
Xưa tình đã vỡ, nay tình lại nguyên
Em về đan mối tơ duyên
Vào tà áo mới, đừng tìm duyên xưa
Bao nhiêu giọt lệ còn thừa,
Hãy dành mà khóc những giờ vị vong
Bao nhiêu giọt lệ còn thừa,
Hãy dâng cho trọn nghĩa chồng, hồn cha
Nhắc làm chi chuyện đôi ta
Cuộc đời anh đã phong ba dập vùi...
Hãy vui lên các anh ơi
Nàng đi, tôi gọi hồn tôi trở về
Tâm hồn lạnh nhạt đêm nghe
Tiếng mùa lá chết đã xê dịch chiều
Giờ hình như gió thổi nhiều
Những loài "hoa máu" đã gieo nốt đời.
Bao nhiêu nghệ sĩ nổi trôi
Sá chi cái đẹp dưới trời mong manh?
Sá chi những chuyện tâm tình
Lòng đau đem chứa trong bình rượu cay.
2. Màu Máu Tigon
Người ta trả lại cánh hoa tàn
Thôi thế duyên tình cũng dở dang !
Màu máu ti-gôn đà biến sắc
Tim người yêu cũ phủ màu tang !
K. hỡi! Người yêu của tôi ơi
Nào ngờ em giết chết một đời !
Dưới mồ đau khổ em ghi nhớ
Hình ảnh em hoài, mãi thế thôi .
Quên làm sao được thuở ban đầu,
Một cánh ti-gôn dạ khắc sâu !
Một cánh hoa xưa màu hy vọng !
Nay còn dư ảnh trái tim đau .
Anh biết làm sao được hỡi trời !
Dứt tình bao nỡ, nhớ không thôi !
Thôi em hãy giữ cành hoa úa
Kỷ niệm ngàn năm một cuộc đời !
3.Dang Dở
Tặng TT.Kh.
Khi biết lòng anh như đã chết,
Mây thôi hồng, và lá cũng thôi xanh
Màu hoa tươi cũng héo ở trên cành,
Và vũ trụ thảy một màu đen tối
Anh cố giữ lòng anh không bối rối
Để mơ màng tưởng nhớ phút giây xưa
Em cùng anh sánh gót dưới bóng dừa,
Một đêm trăng sáng trên đường lá đọ
Em nói những gì ? Anh còn nhớ rõ,
Nhưng làm sao ? Anh hiểu tại làm sao ?
Chim muốn bay, cũng giữ chẳng được nào,
Tình đã chết, có mong gì sống lại !
Anh không trách chi em điều ngang trái,
Anh không buồn số kiếp quá mong manh !
Còn gì đâu khi bướm muốn xa cành,
Anh cứ tiếc cái gì xưa đã chệt
Nhưng anh biết cái gì xưa đã chết,
Anh càng buồn, càng muốn kết thành thợ
Mộng đang xanh, mộng hoá bơ phờ,
Đây bài thơ chót kính dâng tặng bạn
Và thành chúc đời em luôn tươi sáng,
Như mộng kiều đầm ấm tuổi xuân xạnh
Như hương trinh bát ngát ý dịu lành,
Hoà nhạc mới triều dâng tơ hạnh phục
Cuộc ly biệt ngờ đâu vừa đúng lúc,
Lòng bâng khuâng, bối rối trước khúc quạnh
Đi không đành, mà ở cũng không đành,
Muôn chim Việt hãy về thành Nam cụ
Chiều nay lạnh, có nhiều sương rơi quá,
Nhưng lòng anh đã bình thản lại rội
Hết đau buồn và cảm thấy sục sôi,
Niềm uất hận của một thời lạc lội
Lấy nghệ thuật làm trò hề múa rối,
Đem tài hoa cung phụng sóng mắt huyện
Để khẩn cầu xin một nụ cười duyên,
Nàng kiều nữ chốn lầu hoa thầm kịn
Trong khi ấy, thanh niên không bịn rịn,
Giã gia đình, trường học để ra đị
Hoạ xâm lăng đe doạ ở biên thuỳ,
Kèn gọi lính giục lòng trai cứu quộc
Thôi em nhé! Từ đây anh cất bước,
Em yên lòng vui hưởng cuộc đời vui
Đừng buồn thương, nhớ, tiếc, hoặc ngậm ngùi,
Muôn việc thảy đều do nơi số kiếp.
(Thâm Tâm)
Riêng bài thơ “Đan Áo Cho Chồng” được gửi đăng ở báo Phụ nữ thời đàm ký tên TT.Kh nhưng lại do Thâm Tâm gửi nên nhà thơ Thâm Tâm đã “bị TT.Kh giận”!
Chị ơi! Nếu chị đã yêu,
Đã từng lỡ hái ít nhiều đau thương,
Đã xa hẳn quãng đời hương,
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng.
Biết chăng chị? Mỗi mùa đông,
Đáng thương những kẻ có chồng như em.
Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
Đan đi đan lại áo len cho chồng.
Như con chim hót trong lồng,
Hạt mưa nó rụng bên sông bơ thờ.
Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,
Than ôi! Gió đã sang bờ ly tan…
Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim nhốt trong lồng,
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao!
Ngoài trời mưa gió xôn xao,
Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm?
Ai đem lễ giáo giam em?
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời…
Lòng em khổ lắm chị ơi!
Trong bao tủi cực với lời mỉa mai.
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm nghĩ tới ngày mai giật mình!
Không giống như ba bài thơ còn lại được gửi tới tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy và đều làm bằng thơ bảy chữ, bài thơ “Đan áo cho chồng” này mặc dù cũng ký tên là TT.Kh. nhưng lại được gửi đăng trên một tờ báo khác là Phụ nữ thời đàm (1938) và được viết bằng thể thơ lục bát. Vì vậy việc bài thơ này có đích thực cùng tác giả với ba bài thơ còn lại hay không vẫn còn là một nghi vấn!
Hoài Nguyễn – biên soạn
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Justice prevailed!
Sự bền chí kiên cường kg nản lòng nay đã được kết quả mỹ mãn. Kg chỉ cho riêng cá nhân anh mà còn là sự cảnh báo nghiêm túc cho những kẻ gian tà âm mưu phá Đạo, xâm hại danh dự và nhân phẩm của những tín đồ trung kiên của Đạo Cao Đài chân truyền được khai sáng từ năm 1926.
…
TIN PHIÊN TOÀ.
“Xử tội phỉ báng “.
12 giờ 30 phút ngày 16/8/2023 Bà Emely Tobolowsky, Thẩm phán Toà án Dallas bang TX đã tuyên phạt Dũng Quốc Nguyễn (Nguyễn Quốc Dũng) phải bồi thường cho Lương Xuân Dương (Dương Xuân Lương) 4 khoản:
1/ Tổn thất về danh tiếng trong quá khứ: 300.000 USD.
2/ Tổn thất về danh tiếng trong tương lai 500.000 USD.
3/ Nổi thống khổ về tinh thần trong quá khứ: 250.000 USD.
4/ Nổi thống khổ về tinh thần trong tương lai: 500.000 USD.
Tổng cộng: 1.550.000 USD.
Phán quyết trên đây là căn cứ vào ý kiến của Bồi Thẩm Đoàn.
Phiên tòa bắt đầu ngày 7/8/2023 và xét xử trong 7 ngày.
Xin cảm ơn người bạn đời và các con, anh chị em đã lo lắng, an ủi.
Xin cảm ơn quý đồng đạo gần xa đã chia sẻ, an ủi Tôi khi bị phỉ báng là tay sai cộng sản, giật nợ…
Xin cảm ơn TS Nguyễn Đình Thắng, anh Dan M Trần, TS Phan Quang Trọng và quý ân nhân khác đã giúp hay cho vụ kiện.
…
Thông báo từ
https://machsongmedia.org/
Chiến thắng pháp lý lịch sử cho các nạn nhân của sự bách hại tôn giáo
Chi Phái Cao Đài 1997 ở Việt Nam phải bồi thường thiệt hại 205,000 USD
Chân tay của Chi Phái 1997 ở Hoa Kỳ phải bồi thường 3,195,000 USD
Hôm nay, Toà Án Texas ở Dallas phán quyết rằng Chi Phái Cao Đài do nhà nước Việt Nam dựng lên năm 1997 là một tổ chức tội phạm chiếu theo luật Racketeer Influenced and Corrupt Organizations (RICO). Được ban hành năm 1970, đây là luật chống băng đảng tội phạm bao gổm cả các băng đảng hoạt động ở ngoài Hoa Kỳ nhưng có hành vi tội phạm ở Hoa Kỳ.
Theo phán quyết, chi phái Cao Đài này cùng với người đứng đầu là Ông Nguyễn Thành Tám phải đồng trách nhiệm bồi thường 50,000 USD thiệt hại, 150,000 USD trừng phạt, và 5,000 USD luật sư phí cho 3 nguyên đơn là Thánh Thất Cao Đài Mountain View ở Dallas, Ông Bùi Văn Quan là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của thánh thất này, và Ông Dương Xuân Lương là một tín đồ Cao Đài từng bị tù đày và bị truy nã ở Việt Nam do tranh đấu bảo vệ quyền tự do tôn giáo.
“Phán quyết này mang tính lịch sử vì đây là lần đầu tiên một tổ chức tôn giáo hoàn toàn do một nhà nước cộng sản dựng lên bị toà án ở Hoa Kỳ tuyên bố là tổ chức tội phạm,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích. “Đây là tin mừng cho toàn thể 4 triệu tín đồ Cao Đài bị tổ chức tội phạm này bách hại trong suốt 25 năm qua.”
Nguồn căn của vụ kiện la do năm 2014 Chi Phái 1997 đăng ký và được Bộ Thương Mại cấp quyền sở hữu tạm thời danh xưng chính thức của Đạo Cao Đài -- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ -- như thương hiệu riêng của họ. Với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của BPSOS, tháng 5 năm 2018, Thánh Thất Mountain View ở Dallas nộp đơn yêu cầu Bộ Thương Mại huỷ thương hiệu.
Tháng 1 năm 2019, Ông Nguyễn Quốc Dũng, người mà nhiều tín đồ Cao Đài ở trong nước khẳng định là người của nhà nước được cài cắm sang Hoa Kỳ nhằm gây nhiễu loạn hàng ngũ tín đồ Cao Đài ở hải ngoại, bắt đầu đánh phá nỗ lực này bằng loạt bài phỉ báng Thánh Thất Mountain View, Ông Quan, Ông Lương, BPSOS và Ts. Nguyễn Đình Thắng.
Tháng 7, 2019, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ công bố huỷ thương hiệu đã cấp tạm cho Văn Phòng Đại Diện ở Hải Ngoại của Chi Phái 1997, đặt bản doanh tại Orange County, California vì Thánh Thất Mountain View chứng minh được là mình đã sử dụng danh xưng chung của Đạo Cao Đài từ trước khi Chi Phái 1997 được nhà nước Việt Nam khai sinh năm 1997. Hành vi gian lận này là một tội hình sự dưới luật RICO.
Toà cũng phán quyết là Ông Nguyễn Quốc Dũng, cư dân Louisville, Kentucky, phải bồi thường 720,000 USD cho Thánh Thất Mountain View, 925,000 USD cho Ông Bùi Văn Quan và 1,550,000 USD cho Ông Dương Xuân Lương vì tội phỉ báng.
Ngoài ra, hai Ông Đặng Phước Reng và Phạm Văn Hiến, ở ngay trong Thánh Thất Mountain View, đồng ý chính thức xin lỗi các nguyên đơn vì đã vô tình tiếp tay với Nguyễn Quốc Dũng khi chuyển các thông tin mang tính phỉ báng.
BPSOS đã hỗ trợ tinh thần, kỹ thuật và tài chánh cho cả nỗ lực yêu cầu huỷ bỏ thương hiệu trước đây và vụ kiện vừa có phán quyết ngày hôm nay.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Xin hãy nhẹ tay…
- Vũ Thế Thành
“Những thằng già nhớ Mẹ” là tùy bút đầu tiên tôi viết khoảng 6 tháng sau khi mẹ tôi mất, đăng lần đầu trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị năm 2011. Khi xuất bản thành sách tôi lấy tên “Những thằng già nhớ Mẹ” đặt tựa cho tập tùy bút này.
Từ khi sách ra đời, tôi nhận được khá nhiều nhận xét về tựa đề sách chỉ vì hai chữ “thằng già”, nghe không lọt tai chút nào, khen chê đủ cả. Riêng nhận xét tiêu cực thì đủ mọi liều lượng cao thấp, từ nhẹ nhàng đến gay gắt. Tôi tôn trọng nhận xét của độc giả, nhưng giữ im lặng, không giải thích.
Nhận xét gay gắt đầu tiên không phải từ độc giả, mà đến từ một nhà xuất bản, nơi tôi gửi bản thảo để kiểm duyệt lần đầu vào năm 2013. Biên tập viên trả lời, về nội dung không có vấn đề gì, nhưng tựa đề có chữ “thằng” nghe không được… văn hóa lắm, phải đổi thành ông già, người già, hay bạn già gì gì đó… Tôi chạnh lòng. Bạn biên tập viên đó tầm tuổi với con gái lớn tôi.
Tôi gửi bản thảo đến nhà xuất bản khác, tựa đề “Những thằng già nhớ Mẹ” được giữ nguyên, sau vài lần tái bản vẫn mang tựa “gây sốc” đó.
Một bài viết khác về Mẹ có tựa còn sốc hơn có tên là “Thằng chó đẻ của Má”. Tác giả là ông Tiểu Tử, quê quán Gò Dầu, Tây Ninh, tốt nghiệp kỹ sư bên Pháp năm 1955, về nước làm việc cho hãng dầu lửa Shell ở Sài Gòn. Sau 75 ông vượt biên, rồi tiếp tục làm việc ở hãng Shell cho đến khi về hưu.
Truyện ngắn “Thằng chó đẻ…” nói về ông già 72 tuổi, xa quê đã lâu, nay về thăm mẹ. Hôm về quê, cả ngày ông bận tiếp bà con chòm xóm qua chơi. Tối đến bà mắc mùng lùa ông vào sợ muỗi cắn. Nửa đêm lơ mơ, ông chợt nghe tiếng mẹ ở giường bên: “Thằng chó đẻ… ngủ chưa?”. Thằng con già 72 tuổi bỗng nghẹn lời! Hồi nhỏ, bà hay gọi ông là thằng chó đẻ. “Thằng chó đẻ, lại hun cái coi…”. Khi ông đến tuổi đi học, bà không gọi ông như thế nữa. Ông không còn nhớ mình đã từng được gọi là “thằng chó đẻ”. Bây giờ bỗng nghe lại.
Suốt đêm là ký ức của hai người già, kẻ 72, người trăm tuổi. Ký ức của thằng con già và ký ức của người mẹ già tràn ngập những cảm xúc khác nhau. Với thằng con đó là cảm xúc tuổi thơ, với người mẹ là cảm xúc tình yêu. Hai cảm xúc này đã chạm vào nhau trong đêm chỉ qua tiếng gọi “Thằng chó đẻ”. Văn hóa ở đâu?
Ký ức chiếm phần lớn quỹ thời gian ít ỏi của tuổi già. Quá khứ càng nhọc nhằn, cái “phần lớn” đó càng lớn. Những bà mẹ trước năm 75 ở miền Nam, dù nghèo, nhưng bữa cơm gia đình ít ra cũng đủ cơm rau, thu vén cũng có bữa thịt bữa trứng…, không đến nỗi. Những năm sau 75 thì lại… nhiều nỗi. Các bạn trẻ tầm 50 lớn lên trong thời khó khăn này hẳn đã nếm mùi cơm độn khoai sắn. Có than thở với mẹ không? Có chứ, con nít mà! Bạn biết không, chén cơm độn của bạn chắc chắn ít độn khoai sắn hơn của mẹ. Nghe bạn than thở vì chán, vì thèm nhưng món ăn tầm thường mà mẹ đã từng ăn hồi trước. Đau lắm!
Tiếng than đó chạm vào bản năng của người mẹ. Vợ chồng là tình nghĩa, lòng Mẹ là bản năng. Nếu liên quan tới sanh tồn của con cái, thì bản năng đó bất chấp mọi thứ – Bản năng của chim mẹ đi tìm mồi về mớm cho cả bày chim con háu đói. Tìm không đủ ăn, nghe tiếng con than, đau lắm. Tôi chứng kiến quanh tôi nhiều cảnh như thế, chẳng đâu xa, nơi cái đất Sài Gòn này. Bây giờ cuộc sống sung túc hơn, nhưng nỗi đau bản năng vẫn còn ám ảnh, liệu tuổi già có đủ thực tế để ném nỗi đau đó ra khỏi ký ức không?
Nhiều bạn trẻ thời nay xem quá khứ là cơm nguội, cơm thiu. Hiện tại là cơm nóng, còn tương lai gạo chưa nấu, có thể là gạo Nàng Hương, gạo hữu cơ… Quan điểm thực tế như thế chẳng có gì sai. Hoàn toàn đúng. Tương lai ở phía trước, và hãy quên phía sau đi. Bạn có thể mời mẹ đi du lịch một vòng châu Âu, châu Mỹ, ở resort hạng sang… Đồ ăn, thích món nào chiều món nấy, chỉ cần gọi Grab… Báo hiếu cần phải lấp đầy những gì mẹ mình chưa từng hưởng thụ.
Bạn biết không, hưởng thụ với người già đôi lúc chỉ là miễn cưỡng, làm theo để vui lòng con cái. Có khi nào bạn để ý, ở những chỗ hoành tráng như thế, có những khoảnh khắc mẹ bạn ngồi thừ người ra không?
Có người khuyên rằng, ngày nào đó bạn về bên mẹ, hãy nhìn mẹ thật lâu, và nói “Mẹ ơi, mẹ có biết rằng con thương mẹ hay không?”… Đâu cần phải “tự kỷ ám thị” như thế! Trái tim già đó dư sức hiểu mà, hiểu cả tính nết đứa con từ lúc còn bồng ẵm, cho đến khi nó dở đủ trò ma mãnh quậy phá. Rành lắm bạn à. Đâu cần phải dùng những ngôn từ đẹp đẽ để bày tỏ mình thương nhớ mẹ. Nước mắt muôn đời chảy xuôi, chỉ là bạn không để ý đấy thôi.
Bạn lâu ngày về thăm, chỉ cần nắm chặt tay bà và nói: Má, con thèm canh chua cá bông lau, ngoài quán họ nấu con ăn không nổi. Má nấu canh chua gấp, con chết thèm tới nơi rồi… Khuôn mặt mẹ bạn lúc đó sẽ thế nào nhỉ? Bản năng bảo bọc của người mẹ sẽ trỗi dậy. Tội nghiệp nó! Nếu còn sức khỏe bà sẽ xuống bếp lụi cụi nấu canh đấy! Bà không vô dụng. Còn bạn mãi mãi vẫn là đứa con bé bỏng hay vòi vĩnh của bà.
Tôi cũng vậy. Tôi mãi mãi là thằng con của mẹ tôi. Tôi già rồi, tôi là thằng già. Nhớ Mẹ, thì tôi là thằng già nhớ Mẹ. Tôi lớn sao được với mẹ tôi?
Người già mặc cảm vô dụng, lẩm cẩm, lúc nhớ lúc quên, làm cái gì cũng không nên thân, con cái cằn nhằn nên dễ tủi. Tất cả những mặc cảm đó thu mình trong mớ ký ức hỗn độn và cô độc. Có ai rỗi đâu mà chia sẻ? Các bạn trẻ thân mến, nếu không thể chia sẻ, xin hãy nhẹ tay với ký ức của tuổi già.
“Thằng chó đẻ” là tiếng chửi thề ở vài địa phương miền Nam, đôi khi được dùng như tiếng gọi yêu. Tôi chỉ mới đọc “Thằng chó đẻ” cách nay vài năm, lướt tới câu “Thằng chó đẻ…ngủ chưa?”, ứa nước mắt. Hồi nhỏ mẹ tôi gọi tôi là thằng chó con. Tạng người tôi cao, gầy. Bà nhìn tôi, chép miệng, chó gầy xấu hổ người nuôi.
Mẹ tôi mất lâu rồi. Nếu hồi xưa bà gọi tôi là “thằng chó đẻ”, khi nhớ mẹ, tôi cũng bắt chước Tiểu Tử viết bài “Thằng chó đẻ nhớ Mẹ”.
Vũ Thế Thành, Vu Lan 2023
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,841
Threads: 132
Likes Received: 4,624 in 1,962 posts
Likes Given: 2,241
Joined: May 2021
Reputation:
67
Mẹ tôi cũng hay gọi tụi tui là "thằng chó con" lúc còn bé. Sau này lớn lên chút cụ bỏ chữ con đi ... ""sao mà suốt ngày cứ lê la ngoài đường vậy vậy thằng chó ".
Tới khi "những thằng chó" của cụ tạm gọi trưởng thành cụ không gọi trực diện nữa nhưng thỉnh thoảng vẫn nghe cụ lẩm bẩm một mình "mấy thằng chó này cứ muốn lông bông cả đời vậy sao".
Thời gian lại trôi tiếp khi "những thằng chó con" đã thành những "thằng chó già" cụ không dùng những chữ này nữa.
Cho tới những tháng ngày cụ sắp ra đi, nghe chú em kể lại thỉnh thoảng ngồi một mình cụ lấy hình cũ ra xem và lẩm bẩm "thằng chó này ngày đó ... [những kỷ niệm xưa]" và khóc.
Mẹ ơi, ở đây cũng có một "thằng chó" đang ngồi nhớ mẹ nè, mẹ ơi.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Bài viết của anh bạn tôi, đọc lại vẫn ứa nước mắt. ❤️
…
TRÊN CHUYẾN XE, NGHĨ VỀ NHỮNG MÙA VU LAN
Luân Lê
Tôi đang trên chiếc xe đò bắt vội bên đường để xuôi về Thủ đô sau buổi dự cung bị can ở tỉnh ngoài mà tôi làm luật sư bào chữa. Họ vì bảo vệ tài sản bị cưỡng chế mà trở thành tội phạm với cáo buộc vẫn còn chưa hoàn thành ở giai đoạn điều tra.
Đêm qua, như thường lệ, tôi ngủ lúc 3 giờ sáng, rồi trở dậy vào sớm hôm sau lúc 5 giờ theo tiếng chuông báo thức đã đặt trước.
Bên cạnh là Mẹ, người đàn bà luôn ngủ không say, suốt đời.
Mấy chục năm rồi. Đã đi qua cuộc đời trần gian lam lũ của người đàn bà mảnh dẻ ấy. Suốt bao năm, trong giấc ngủ của Mẹ cũng hằn lên có điều gì đó không tròn vẹn hay bình yên. Phải chăng vì tôi vẫn còn độc thân và lủi thủi một mình sớm hôm?
Có thể. Nhưng không hẳn là tất thảy.
Bên nửa kia chặng đường, bên sườn sau con dốc. Mẹ vẫn gầy guộc, nhưng vẫn yêu thương con, cháu vô bờ như thuở mới sinh chúng tôi ra mà trở thành người đàn bà trẻ, lúc 21 tuổi mây trời.
Thế rồi, cuộc đời sóng gió dập vùi, thấm thoắt cũng gần 60 năm vụt mất. Da nhăn, mắt mỏi, dáng khắc khổ và mái tóc luống rối muối tiêu. Tôi vẫn luôn là người duy nhất ở bên cạnh Mẹ kể từ khi Mẹ cho hình hài và sự dưỡng nuôi, chăm sóc bằng tháng năm đắng cay, vất vả, cơ cực.
Đôi khi tôi cũng cục cằn mà vô tình làm tổn thương Mẹ bởi những ngôn từ quá sức mạnh mẽ, lắm lúc cay nghiệt. Đôi khi tôi sợ và ám ảnh sự quan tâm quá ngộp thở của Mẹ.
Tôi biết, Mẹ có thể mạnh mẽ và nghị lực phi thường với tất cả cuộc đời, với mọi người, với sức ép thời gian và cuộc sống, nhưng sẽ là quá sức với Mẹ nếu đó là sự hằn học hay dằn vặt ngôn từ. Người đàn bà sắt thép, rắn rỏi chẳng chùn chân, mỏi gối trước bất kỳ nghiệt ngã dẫu liên tiếp dồn dập nào của cuộc đời, nhưng lại là người mềm yếu, như tàng lá héo úa ủ rũ trước tình thân, trước sự rạn nứt tình cảm gia đình.
Mẹ, cũng chỉ là một người đàn bà thôi. Và ắt hẳn, sẽ luôn có những đức hạnh, những tâm trạng hay mong mỏi đàn bà. Tôi hiểu và cảm thấu rõ điều đó hơn bất cứ người đàn ông nào quanh Mẹ. Nên tôi lặng lẽ, dẫu có nhiều lúc không nói lời hay dùng ngôn từ khiến Mẹ hài lòng. Nhưng tôi luôn che chở, bảo vệ và trách nhiệm với Mẹ từng phút giây tồn tại, trước bất kỳ ai, trước rộng lớn lắm đen bạc của đời.
Mẹ, gánh cuộc đời tôi, cả cuộc đời chồng con, một cách bền bỉ và can trường.
Mẹ không dạy tôi kiến thức, không chỉ dẫn tôi khoa học, nhưng Mẹ cho tôi cuộc đời, cho tôi hình hài và sự yêu thương tình người. Và từ đó tôi tự trải nghiệm, tự dấn thân và tìm lấy những tri thức, ở những chân trời mà Mẹ chưa bao giờ có cơ hội hoặc đã từ bỏ nó để cho tôi có được hôm nay.
Mẹ không dạy tôi lý tưởng hay bồi đắp cho tôi hoài bão, nhưng tôi tự khơi dậy, thôi thúc và thực hiện một cách có trách nhiệm với những lý tưởng, những đam mê của mình trên sự sóc săn thường nhật của Mẹ.
Nên suốt đời này, tôi sẽ luôn chỉ cố gắng là người sống có ích, cống hiến cho xã hội những gì tôi có thể.
Để một ngày cuối cùng của kiếp này, tôi không phải hối tiếc những gì đã qua, và hoài phí những gì Mẹ đã hy sinh cho chúng tôi tròn vẹn, đủ đầy. Dẫu cách con sống sẽ khác, có thể khác xa hay trái ngược với cách mà Mẹ đặt kỳ vọng. Nhưng dù thế nào đi nữa, tôi biết và luôn biết cách để sống tốt và tử tế để là niềm tự hào của Mẹ.
Bởi,
Trên vai Mẹ
Là cả cuộc đời con
Trên dòng đời
Đường dài ướt trơn
Mẹ lưng còng
Vẫn miệt mài yêu thương
Vẫn cả đời ngược xuôi!
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Hôm qua trong tiệc cưới con bé, thật kg ngờ trong những vị khách bên xui gia lại là giáo sư của tôi khi tôi học đại học, một người thầy mà tôi rất kính trọng và ông cũng là người truyền cảm hứng, inspiration cho tôi rất nhiều cho công việc mà tôi chọn. Người đã khuyến khích tôi can đảm theo đuổi hoài bão và lý tưởng của mình. Thời gian in nếp trên gương mặt và mái tóc màu bạch kim của ông nhưng thật kg ngờ và thật là xúc động ông vẫn còn nhận ra và nhớ tôi, cô sinh viên Việt Nam nhỏ bé ngày nào. Ông kể cho tôi nghe vợ ông đã mất và ông bây giờ chỉ dành thời gian viết hồi ký, ôn lại quãng đường 57 năm đi cùng với vợ. Ông cũng chúc mừng tôi cho những thành tựu tôi đã làm được, tôi trả lời câu hỏi của ông bằng câu nói ông đã nói với tôi năm xưa với lòng biết ơn vô tận mà tôi kg bao giờ quên, “you could thrive to be the most aggressive and brilliant lawyer in a courtroom, the best fighter in a match but don’t forget the human side. Be a good person.” ❤️
…
REFLECTION
"My parents were married for 55 years. One morning, my mom was going downstairs to make dad breakfast, she had a heart attack and fell. My father picked her up as best he could and almost dragged her into the truck. At full speed , without respecting traffic lights, he drove her to the hospital.
When he arrived, unfortunately she was no longer with us.
During the funeral, my father did not speak; his gaze was lost. He hardly cried.
That night, his children joined him. In an atmosphere of pain and nostalgia, we remembered beautiful anecdotes and he asked my brother, a theologian, to tell him where Mom would be at that moment. My brother began to talk about life after death, and guesses as to how and where she would be.
My father listened carefully. Suddenly he asked us to take him to the cemetery.
Dad!" we replied, "it's 11 at night, we can't go to the cemetery right now!"
He raised his voice, and with a glazed look he said:
"Don't argue with me, please don't argue with the man who just lost his wife of 55 years."
There was a moment of respectful silence, we didn't argue anymore. We went to the cemetery, we asked the night watchman for permission. With a flashlight we reached the tomb. My father caressed her, prayed and told his children, who watched the scene moved:
"It was 55 years... you know? No one can talk about true love if they have no idea what it's like to share life with a woman."
He paused and wiped his face. "She and I, we were together in that crisis. I changed jobs ..." he continued. "We packed up when we sold the house and moved out of town. We shared the joy of seeing our children finish their careers, we mourned the departure of loved ones side by side, we prayed together in the waiting room of some hospitals, we support each other in pain, we hug each Christmas, and we forgive our mistakes... Children, now it's gone, and I'm happy, do you know why?
Because she left before me. She didn't have to go through the agony and pain of burying me, of being left alone after my departure. I will be the one to go through that, and I thank God. I love her so much that I wouldn't have liked her to suffer..."
When my father finished speaking, my brothers and I had tears streaming down our faces. We hugged him, and he comforted us, "It's okay, we can go home, it's been a good day."
That night I understood what true love is; It is far from romanticism, it does not have much to do with eroticism, or with sex, rather it is linked to work, to complement, to care and, above all, to the true love that two really committed people profess ".
Peace in your hearts.
🖊Unknown
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
|