Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Bài viết dùng lối văn Nam Kỳ, văn chương bình dân dí dỏm.
Thằng Tư
Hôm nay quay ngược chiều trái đất, về lại thuở còn nhỏ tí teo hơn nửa thế kỷ trước.
Không hiểu tại sao đang bận áo đầm, tự nhiên tui bị “chuyển hệ”, bận đồ con trai?, rồi cứ tưởng mình là con trai trong suốt nhiều năm trời.
Vẫn còn nhớ, mỗi buổi sáng, Ba chải đầu Ba mịn mướt, trét bi-ăng-tin láng cóng, thẩm mỹ thời đó, ta nói con ruồi đậu lên là trợt ba-te liền á. Phải dậy thôi đâu, ba còn khòm lưng xuống, o bế mái tóc của “thằng Tư” cũng y chang như mái tóc của Ba, chẻ giữa, vuốt mịn mướt, còn nhấn cái nếp tăng-gô điệu nghệ nữa chớ.
Trời ơi, tui thích mê.
Tui giống Ba tui lắm, nhưng Ba tui đẹp trai, còn tui thì …thôi kể tiếp…
Trời đất ơi, tui tưởng tui là con trai, cặp bè với lũ con trai trong cư xá, chơi toàn mấy trò chơi như đá dế, tạt lon, bắt thằn lằn ngắc lấy cái đuôi thả vô lon nước để coi cái đuôi nó có quẫy không, giống mấy con lăng quăng không. Tui còn men theo mấy cái lỗ để kiếm trứng thằn lằn chọi chơi, rình mấy nhóc chuột thò thò hai con mắt láo liên, bò ra ăn cắp ăn cơm nguội Má phơi khô trên bờ tường để chọi đá chơi, không nhớ có con nào bị lỗ đầu không.
Ác ơi là ác!!!.
Còn bắt mấy con cuốn chiếu là chiện thường á, đào chỗ có cát là thiếu giống gì, Tui để anh em tụi nó vô lòng bàn tay, để thấy nó ngọ ngoạy…cuốn chiếu, nhìn trời coi có mưa hông. Tới khi thả ra chắc tụi nó đã chết ngắc hết trọi.
Tối tối, Ba Má thường dẫn cả đám con đi bộ từ nhà ở góc đường Nguyễn Trung Trực, dài ra Bến Bạch Đằng hóng gió cho mát. Tui thường chạy trước, lắng nghe tiếng dế kêu men theo tường của mấy tiệm vải Chà Và, để bắt, bỏ vô mấy hộp quẹt Ba xài hết rồi cho, bên trong tui nhét có vài cọng cỏ nuôi dế đá. Dế lửa là số một, số hai là dế than đen tuyền. Con nào thua thì ngắt cái đầu, dính vô cọng nhang, dùng khiêu khích mấy con kia đá cho hăng.
Ác gì là ác!
(Giờ tui phải đi thắp cây nhang cầu siêu cho mấy con dế con thằn lằn con cuốn chiếu ngày xưa)
Còn những trò chơi đá cầu, bông vụ, bắn bi, bắn ná…là chiện nhỏ.
Tui còn leo cây đu đủ như khỉ con, tàn tài luôn.
Cho tới khi Má may 2 bộ bà ba trắng để tui vô trường nữ tiểu học Tôn Thọ Tường, tui mới từ từ biết mình là con gái; nhưng tan học, tụi bạn học bên trường nam Trương Minh Ký, đối diện, vẫn đón tui ngay cổng để cùng đi đá dế ở khu vườn Bờ-Rô, vẫn còn chơi với đám thằng Bôn, thằng Ye …(Tụi nó tên Tây vì Ba nó có quốc tịch Tây). Tui thân với anh em nhà này lắm, thân từ nhỏ tới khi dọn nhà ra Hàng Xanh. Không biết bây giờ tụi nó ra sao?
Có ai biết không?
Tui không thích chơi với mấy nhỏ mít ướt chỉ biết chơi trò đánh đũa, nhảy lò cò mà tui không bao giờ thèm chơi.
Nghĩ lại, chắc Ba sốt ruột vì Má sanh cho một dọc ba đứa con gái, thấy Dì Út lên Sài Gòn chơi, dẫn theo đứa con trai ngộ quá trời (là anh Trí, anh họ tui), nên Ba mượn bộ đồ của Trí cho nhỏ Tư bận, bận rồi thấy nhỏ này mặt nó ngố y chang…con chai, nên Ba cho tui giả làm thằng luôn.
May mà tui được học trường con gái, rồi lên Trung Học cũng học chung với đám con gái, nên mới biết mình là con gái trăm phần trăm, từ đó mới yểu điệu thục nữ…
Nhìn hình xưa, nhớ cả một quá khứ làm con trai oai ghê.Tui nghĩ dậy.
Nhìn hình thì thấy đó, oai gì mà oai, cái bản mặt ngố ơi là ngố, bởi vậy khi được Má cho đeo bông tai, bị mấy thằng ăn cắp vặt ở chợ Sài Gòn dụ cho ăn kẹo rồi lột chiếc bông tới…2 lần. Con trai mà, đeo bông mần chi.
Vậy đó, quá khứ con trai của tui đó, ai tin
Nhỏ em tui, nó lắc đầu: Hồi nhỏ chị Tư chọc ghẹo nhiều con, không sợ con gì hết, lớn lên gặp con trùng nhỏ xíu thì mặt xanh lè như con cắc kè.
Còn ông bạn dòm hình, phán: Dễ ghét ác đạn.
NATím
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
LẮNG LÒNG NGHE
Khi mặt nước lặng im không gợn sóng
những thứ đi ngang qua, in bóng rõ ràng
mặt nước tĩnh lặng
sẽ thấy rõ chân tướng của vạn vật từ “cặp mắt” của mình
Khi đêm đủ sâu
không gian đủ yên ắng
một tiếng lá khẽ rơi
một tiếng thạch sùng
một bước chân nhón ngoài sân
một tiếng nói vọng từ rất xa
một làn gió từ cõi vô hình
cũng có thể được nghe rất rõ
Khi trái tim đủ lắng đọng
và tâm trí đủ rảnh rang
không có chỗ cho những mong cầu
không có đất cho những toan tính
không có khe hở cho những giận hờn, khó chịu
ta sẽ nghe được nỗi khổ người khác
nghe được những phiền muộn người kia chưa nói
thấy được trong những hành xử chưa đẹp
có ách tắc đâu đó trong lòng họ
hoặc có “món nợ” mình từng vay
nay gặp lại, họ đòi
“ừ nhỉ, với bao người khác sao họ dễ thương
duy chỉ với mình là… ngoại lệ”
thấy rõ sẽ không còn trách cứ
âm thầm sám hối
nhẹ nhàng xin lỗi
đủ thành tâm
đủ rộng lớn
đủ hoan hỷ
với nợ xưa
với cả người vay nợ hôm nay
tự dưng chuyển hoá
thực ra,
nhờ mình chuyển hoá chính mình (trước đó)
nhờ nghe sâu, thấy rõ
buông
boong…!
- Lưu Đình Long
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Nhà sư đang khất thực trong hình là con trai duy nhất của tỷ phú giàu thứ 2 Asean, ông Ananda Krishnan cũng là chủ tòa tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur.
Khoảng hơn 10 năm trước, tỷ phú bỗng dưng mất liên lạc nên khởi sự đi tìm con. Tại một ngôi chùa ở miền Bắc Thái Lan, ông sững sờ khi nhìn thấy con mình bận áo vàng với bình bát trong tay. Khi ông đến để mời con mình cùng đi ăn thì anh ấy đáp: Xin lỗi, con không thể nhận lời mời của cha được. Giống như các bạn đồng tu, con phải đi khất thực mà ăn.”
Sững sờ, người cha có tài sản 10 tỷ USD này nói:“Với tất cả tài sản của tôi, tôi vẫn không thể nuôi con tôi.”
Nhà sư trẻ Ajahn nói trên vốn có quê mẹ tại Thái Lan. Trong một chuyến trở về thăm quê, theo phong tục Thái Lan thì các thanh niên, tuy không bị bắt buộc vẫn gia nhập Tăng đoàn trong một thời gian ngắn trước khi trở lại đời sống trần tục. Ajahn khi đó mới 18 tuổi. Vốn trưởng thành và thụ hưởng nền giáo dục Anh, nói được 8 ngoại ngữ nên đầu óc rất cởi mở. Anh quyết định gia nhập tăng đoàn tạm thời và cảm thất rất vui. Đây là lần đầu tiên mà anh tiếp xúc với Phật giáo, một khái niệm mới mẻ. Nhưng không ngờ thời gian ngắn ngủi đó đã hoàn toàn làm anh thay đổi suy nghĩ về Đạo phật và cuộc sống của các vị tu sĩ. Chương trình dự trù chỉ sống đời tu sĩ trong hai tuần lễ nào ngờ đã trở nên vĩnh viễn. Anh đang tu ở trong một Thiền viện ở Thái Lan với 60 tu sĩ khác. Nhà sư đã từ chối cơ hội làm việc để khuyếch trương gia tài của cha mình.
Theo truyền thống Theravada thì người tu chỉ ăn có một lần trong một ngày vào trước 12 giờ trưa. Sau giờ này thời không được phép ăn thêm một thứ thức ăn nặng nào khác nữa. Nhưng Ajahn vui vẻ chấp nhận và nay đã ẩn tu trong một tu viện giữa rừng sâu . Điều đáng nói là tỷ phú rất tôn trọng sở nguyện của con và thường xuyên đi thăm con khi có thể.
Câu chuyện cho thấy với con trai của tỷ phú Ananda Krishnan, tiền bạc và của cải không khiến cho anh đạt được hạnh phúc và thỏa mãn thực sự mà quyết tâm buông bỏ để tìm tới sự an bình bên trong mới là mục tiêu tối thượng của nhà sư trẻ này.
Chợt nhớ một câu nói: “Dù cho dân số năm tỷ người hiện đang sống trên trái đất này trở thành triệu phú hết, nhưng thiếu vắng sự an lạc nội tâm thì con người vẫn không thể có sự bình an và hạnh phúc lâu dài”
(Theo Gil Fronsdal)
FB Nguyen Thi Bích Hau
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,854
Threads: 133
Likes Received: 4,742 in 2,002 posts
Likes Given: 2,304
Joined: May 2021
Reputation:
67
Kỳ check mail và nghe thử bài hát nháp nha .
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2021-10-16, 07:33 PM)phai Wrote: Kỳ check mail và nghe thử bài hát nháp nha .
Dạ trò có mặt, bây giờ trò còn ở ngoài đường thầy ơi, 1.5 hours nữa trò về đến nhà trò sẽ làm theo instruction của thầy ạ.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Một trong những vị giáo sư, dịch giả mà tôi rất yêu thích là John Vũ aka Nguyên Phong, dịch giả của nhiều quyển Triết Học Đông Phương mà tôi đã được đọc như: Hoa Sen Trên Tuyết, Ngọc Sáng Trong Hoa Sen, Hoa Trôi Trên Sóng Nước, Bên Rặng Tuyết Sơn, v.v…
Ông còn là giáo sư nổi tiếng hàng đầu của thế giới về khoa học thiên nhiên.
Hôm nay lại quý mến ông gấp bội khi biết ông đã ba lần từ chối kg gặp Obama khi ông này sang thăm trường đại học nơi ông giảng dạy. Đây là một tư cách đáng trân trọng của một người trí thức đúng nghĩa.
……….
Giáo sư John Vũ - Nguyên Phong: Ba lần từ chối gặp mặt TT Hoa Kỳ
Trong tất cả các cuộc trao đổi qua điện thoại và email, Giáo sư luôn vô cùng nhẹ nhàng và khiêm tốn, trong từng câu từng chữ, dù tôi nhỏ tuổi hơn rất nhiều.
Nhân duyên và những bí ẩn bất ngờ
Sau nhiều năm có nhân duyên được kết nối trò chuyện với Giáo sư John Vũ, tôi đã từng được chia sẻ tâm sự hàng trăm giờ điện thoại với Giáo sư, thường là sau quá nửa đêm về sáng, giờ Việt Nam - khi đó là khoảng giữa giờ sáng hay đầu chiều tại Đại học Carnegie Mellon ở Mỹ, nơi Giáo sư đang là Viện Trưởng Viện Công nghệ Sinh học.
Tôi đã được nghe Giáo sư chia sẻ về rất nhiều chuyện mà có lẽ chưa từng kể với ai, vì Giáo sư nói rất ít khi nói chuyện chia sẻ với người Việt từ rất nhiều năm qua, từ sự thật nhân duyên khi viết phóng tác tác phẩm nổi tiếng “Hành Trình về Phương Đông” - tác phẩm gối đầu giường đang được yêu thích nhất về khoa học tâm linh của hầu hết độc giả và người Việt Nam khắp nơi trên thế giới nhiều thập kỷ nay.
Giáo sư đã viết phóng tác tác phẩm này ngay từ khi 24 tuổi, 1974, khi Giáo sư tình cờ ghé một tiệm sách cũ nhặt lên một cuốn, đọc như bị thôi miên và về thức đêm viết lại theo ký ức tiềm thức kỳ lạ của mình.
Giáo sư kể về ngọn nguồn rõ từng cuốn đã dịch viết, dù đã trải qua thời gian rất lâu “Ngọc sáng trong hoa sen", "Bên rặng Tuyết Sơn", "Hoa trôi trên sóng nước", "Minh triết trong đời sống", "Đường mây qua xứ tuyết", "Trở về từ xứ tuyết", "Dấu Chân Trên Cát", "Huyền thuật và các Đạo sĩ Tây Tạng"....
Giáo sự đã chia sẻ nhiều về bí mật huyền thoại và lời nguyền tâm linh từ ngôi mộ Tần Thuỷ Hoàng, về bài học Tam Quốc Diễn Nghĩa, từ đập thuỷ điện Cảnh Hồng, Vân Nam Trung Quốc dẫn đến nguyên nhân hạn hán, ngập mặn ở các tỉnh miền Tây Đồng bằng sông Cửu Long.
Và vì sao nguồn sống nông nghiệp của ba nước Đông Dương lại phụ thuộc quá lớn vào thượng lưu của hai con sông bắt nguồn từ Trung Quốc...
Từ ước mơ trăn trở của Giáo sư đối với sự rèn luyện khởi nghiệp của giới trẻ, sinh viên Việt Nam đến mong muốn hướng đi của quê hương đau đáu Việt Nam.
So sánh nền giáo dục và triết học trong giáo dục của các quốc gia, phân tích tình hình thế giới từ Phi Châu đến Trung Đông, sự tiên đoán suy thoái kinh tế sẽ xảy ra ở Châu Âu, sự trúng cử định mệnh và động lực tầm nhìn khoa học xuyên suốt kỳ lạ của Tổng thống Donald Trump khi muốn đưa nước Mỹ giữ vững vị trí số 1 thế giới đúng như lời hứa “Make America Great Again”, đến lời cảnh báo cuộc tháo chạy của các nhà máy lớn, công xưởng của công ty hàng đầu nước Mỹ ra khỏi Trung Quốc vài năm trước khi xảy ra cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung...
Và cả bí mật nguyên nhân vì sao Giáo sư dừng không viết Face Book tiếng Việt trên mạng xã hội dù hàng ngàn bạn trẻ Việt Nam vẫn đang mong chờ…
Trong tất cả các cuộc trao đổi qua điện thoại và email, Giáo sư luôn vô cùng nhẹ nhàng và khiêm tốn, trong từng câu từng chữ, dù tôi nhỏ tuổi hơn Giáo sư rất nhiều nhưng Giáo sư luôn gọi bằng “anh”.
Các chủ đề nói chuyện thường là khi tôi hỏi, lúc thì Giáo sư kể, có những cuộc điện thoại kéo dài nhiều tiếng đồng hồ kết thúc khi gần sáng.
Tôi đã thật xúc động vì không thể nghĩ người đang nói chuyện rất cởi mở, chân tình với mình lại là một nhà khoa học lừng danh thế giới đứng Top 10 nước Mỹ, từng là Phó Chủ tịch tập đoàn máy bay Boeing hàng đầu của Mỹ và hiện đang là Viện Trưởng Viện Công nghệ Sinh học của một trường đại học danh tiếng, uy tín thứ tư nước Mỹ.
Tin nhắn bất ngờ khuya tối thứ bẩy
Vào một tối thứ bẩy yên tĩnh sau ngày cuối bận rộn, bất ngờ vào lúc hơn 11 giờ đêm, tôi nhận được tin nhắn, lần đầu tiên tôi nhận được tin nhắn qua điện thoại của Giáo sư từ Đại học Carnegie Mellon:
“- Anh Phước. Tôi đang ở trường thu dọn vật dụng sách vở, cuối tháng này là ngày cuối cùng ở Carnegie Mellon. Tôi sẽ rời xa và tìm một nơi cách biệt để tĩnh lặng thiền”.
Giáo sư chưa từng dùng điện thoại nhắn tin, mà thường dùng email trao đổi trong nhiều năm và trò chuyện trực tiếp khi tôi canh giờ gọi.
Linh cảm trực giác báo cho tôi biết hôm nay là một ngày rất đặc biệt nên tôi liền chọn một chỗ yên tĩnh và gọi cho Giáo sư và dùng một điện thoại khác để ghi lại lời Giáo sư vì sợ rằng mình sẽ quên, điều mà trước nay tôi chưa từng làm, vì vẫn luôn tin còn nhiều dịp được nói chuyện với Giáo sư nữa, còn lần này linh tính tôi sực nhớ tôi đã nghe Giáo sư trong một vài lần trò chuyện đã đề cập đến ngày được “rời xa trần thế” để thiền định cho hành trình sắp tới này rồi...
Hai năm về trước, lần đầu khi nghe Giáo sư nói về điều này tôi đã hỏi cùng với câu hỏi về cách dịch sách rất đặc biệt và hiếm có của Giáo sư:
“- Vì sao anh lại muốn trở về? Khi anh đã làm được rất nhiều việc đủ mọi lĩnh vực mà trên đời rất hiếm người làm được ”.
“- Chúng ta có hai thế giới cần khám phá và trải nghiệm, một là ở thế giới này cần làm tất cả những điều cần làm, hai là một thế giới nội tâm bên trong chúng ta...”.
“- Vì sao các bản dịch của anh mang bút danh Nguyên Phong lại được bạn đọc rất yêu thích, nhiều người đã đọc bản gốc và nhận xét bản gốc không hay và thú vị bằng bản dịch?”.
“- Tôi thường chọn một cuốn sách để dịch rất kỹ. Như một nhân duyên cuốn sách như chọn tôi hơn là tôi chọn cuốn sách. Tôi đọc bản tiếng Anh một cuốn sách trước khi dịch nhiều lần, sau đó đọc thêm các cuốn khác có các đề tài liên quan đến cuốn đó.
Sau khi nắm và hiểu hết tất cả, tôi bắt đầu dịch và viết lại theo hành văn của mình, bổ sung những chi tiết sâu hơn bản gốc từ những kiến thức tôi có được.
Để dịch một cuốn sách tôi đầu tư thời gian và công sức khá nhiều và biên tập rất kỹ, từng từ, từng câu, từng dòng. Và cuốn sách sẽ hoàn chỉnh và sâu hơn rất nhiều bản gốc”.
Ba lần từ chối gặp Tổng thống Obama
- Em có nghe nói anh đã 3 lần từ chối gặp Tổng thống Obama, có phải vậy không ạ?
- Tổng thống Obama đã đến trường Carnegie Mellon 3 lần cả thảy, thường là đến gặp trò chuyện với một vài giáo sư do trường đề cử, đọc một bài diễn văn trước các giáo sư, sinh viên toàn trường và có thể muốn tuyên bố một vấn đề gì thông qua buổi nói chuyện này.
Trong số danh sách các giáo sư gặp tổng thống lần nào cũng có tên tôi nhưng tôi luôn nhường cho các giáo sư khác và tránh không gặp. Chỉ là tính tôi không thích đám đông, chụp ảnh với những người quan trọng.
Một số vị giáo sư khác lại thích đứng bên cạnh tổng thống, thích bắt tay, chụp ảnh với tổng thống trước các máy quay, truyền hình để kỷ niệm hay để khoe bạn bè còn tôi lại thường không thích, và thường tránh ngay từ đầu chứ cũng không hề có chuyện gì không bằng lòng hay bất mãn với tổng thống cả.
Lần cuối cùng khi Obama đến trường lúc sắp hết nhiệm kỳ, đích thân Chủ tịch - Hiệu trưởng trường gặp tôi và nói tại sao những lần trước anh không đi gặp tổng thống, anh nên gặp những người quan trọng đó vì sau này thế này thế nọ sẽ tốt cho anh và tôi trả lời thẳng tính tôi không thích những vấn đề đó.
Tôi không để ý đến vấn đề chính trị hay những vấn đề cá nhân của ông tổng thống nào hết, quan trọng là họ có giúp cho quốc gia, cho người dân không thôi.
Triết lý sống và ứng xử, hành đạo và có thực sự quan tâm đến người dân của một vị nguyên thủ quốc gia làm tôi quan tâm hơn cả.
Giáo sư John Vũ, triết học, các triết gia và Krishnamurti
- Anh là một nhà hiền triết thông thái hiếm có trên thế giới đương đại mà em từng được gặp. Triết gia nào trên thế giới mà anh đánh giá cao và thích nhất?
- Các bạn trẻ Việt Nam dường như ít quan tâm đến triết học, mà thường quan tâm đến những việc trước mắt.
Ở các quốc gia khác, mục đích, ý nghĩa cuộc sống và triết học rất được coi trọng và được đưa ra trao đổi nhiều trong các trường đại học.
Tôi thấy Công ty Trí Việt của anh có xuất bản những cuốn triết học của triết gia Krishnamurti đó.
Tôi thì tôi rất thích Krishnamurti, tôi ít thích dự các buổi nói chuyện nhưng đã đi dự các buổi nói chuyện của Krishnamurti rất nhiều lần, khi còn là học sinh, sinh viên ở Việt Nam tôi đã đọc sách của ông ấy rất nhiều. Đó là một người mà tôi hết sức kính trọng.
- Anh có thích Osho không ạ?
- Osho là một trường hợp khá đặc biệt với những tư tưởng rất lạ nhưng tôi vẫn thích Krishnamurti hơn nhiều, dù bên Mỹ và trên thế giới rất nhiều người thích Osho, bởi đằng sau Osho là một bộ máy truyền thông rất mạnh.
Nhưng triết gia Krishnamurti giữa tư tưởng, triết lý sống và cách sống ngoài đời của rất tương đồng và trùng khớp, đồng nhất với nhau và triết lý của ông ấy nếu áp dụng đúng sẽ làm con người thành công và hạnh phúc.
Tôi vốn không thích những ai giữa nói và làm, giữa giảng dạy và hành đạo có sự khác biệt.
Một người triết gia có thể nói hay đưa ra các vấn đề về triết học nghe qua về lý thuyết thì rất hay, nhưng khi áp dụng, thì chính bản thân họ, cuộc sống của họ lại không hề hoàn toàn đi theo đến tận cùng những lý thuyết, triết lý họ giảng dạy đó.
Và thực tế là mọi người đi theo như một phong trào, và cảm nhận từng giai đoạn, nhưng tận cùng kết quả thì lại không hề giống lý thuyết của triết lý đó một cái gì hết đôi khi lại đi ngược lại hoàn toàn.
- Tôi thấy có những triết gia trên thế giới đưa ra những lý thuyết triết học, triết lý sống trong các cuốn sách thì rất hay, nhưng cuộc sống đời thực của họ thì lại rất bê bối, ứng xử thì tệ hại.
Nên tôi hoàn toàn không thích. Krishnamurti lại là một trường hợp khác hẳn, khi 15, 16 tuổi tôi đã đọc say mê các sách của ông ấy, khi qua Mỹ tôi đã trực tiếp đi nghe ông ấy nói chuyện, tôi rất hay quan sát và có những buổi tối ngồi cách ông ấy rất gần và tôi nhìn rõ, nhận ra ông ấy thực sự là một con người rất phi thường.
- Điểm nổi bật nhất gì khiến anh yêu thích và kính trọng triết gia Krishnamurti?
- Krishnamurti luôn nói thật và nói thẳng, ông ấy không hề vòng vo gì hết. Nếu anh đọc kỹ sách của Krishnamurti thì ông ấy không hề khuyên bảo dạy hay trả lời gì hết mà bắt anh phải tư duy suy nghĩ chiêm nghiệm để tự tìm ra câu trả lời.
Nếu trong buổi nói chuyện, anh hỏi ông ấy một câu, thì ông ấy lập tức xoay vấn đề lại và hỏi ngược lại anh, để anh phải suy luận để tự tìm ra lời giải. Cái đó tôi phải nói là một nghệ thuật cực kỳ cao của một thiền sư.
Cái hay của triết gia Krishnamurti là bắt độc giả phải suy nghĩ cao độ khi đọc sách của ông và thường là khi đọc xong cuốn sách, họ đã cảm nhận và thay đổi rất nhiều bởi vì trong khi đọc họ đã phải vận động suy nghĩ để tự lý giải chiêm nghiệm các vấn đề trong sách của ông ấy.
- Thế anh nghĩ gì về Jack Canfield?
- Tôi đã gặp nói chuyện với Jack Canfield nhiều lần, từ khi Jack Canfield còn là sinh viên đã rất chịu khó, tư duy và khả năng nói chuyện của Jack Canfield cũng rất thú vị vì tôi sau đó đã dự nhiều lần.
Và những cuốn sách, bộ sách của ông ấy (Chicken Soup for The Soul) không chỉ ảnh hưởng tích cực đến giới trẻ bên Mỹ và trên thế giới rất nhiều mà còn ở người lớn đã trưởng thành.
Đây là lần nói chuyện điện thoại lâu nhất, khá nhiều chủ đề, khi điện thoại hết pin, giáo sư chờ tôi gọi lại (không thể viết hết trong một lúc này hết được, sẽ còn những lúc sau).
Cảm xúc trong tôi lúc đó rất lạ như sắp chia tay với một ân nhân, một tri kỷ lớn, tôi lặng một hồi rồi xúc động hỏi giáo sư:
- Anh John Vũ ơi, từ nay anh lên núi không dùng điện thoại nữa, thì sao em có thể liên lạc với anh được? Và các bạn trẻ ở Việt Nam cũng rất mong tin từ anh kể từ ngày anh đóng cửa Facebook? Có cách nào không anh?
- Tôi sẽ không dùng điện thoại nữa, trừ những trường hợp khẩn cấp bằng tin nhắn và sẽ dùng email. Anh có thể đăng lá thư tôi viết gửi các trẻ Việt Nam in trên cuốn “Kiến Tạo Thế Hệ Việt Nam Ưu Việt” lên trang tin Hatgiongtamhon.vn của First News từ tuần sau như một lá thư chia tay tạm biệt các bạn giúp tôi. Và khi nào có thể, tôi sẽ viết thêm và gửi anh để đăng lên chia sẻ với các bạn trẻ Việt Nam.
Anh có thể chuyển tất cả những bài đã viết của tôi trên blog cá nhân mà anh Ngo Trung Viet đã dịch lên trang Hạt Giống Tâm Hồn.vn để các bạn sinh viên có thể truy cập tìm đọc.
- Thế anh ơi! Còn dự định về quê hương Việt Nam chia sẻ với mọi người, với các bạn trẻ thì sao anh?
Nguyễn Văn Phước
Nghe lại bài này của anh Hai, ông bụt khó tính khó chịu nhất trên đời.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 1,262
Threads: 26
Likes Received: 457 in 236 posts
Likes Given: 621
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
(2021-10-17, 02:07 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: ...
Giáo sư John Vũ, triết học, các triết gia và Krishnamurti
- Anh là một nhà hiền triết thông thái hiếm có trên thế giới đương đại mà em từng được gặp. Triết gia nào trên thế giới mà anh đánh giá cao và thích nhất?
- Các bạn trẻ Việt Nam dường như ít quan tâm đến triết học, mà thường quan tâm đến những việc trước mắt.
Ở các quốc gia khác, mục đích, ý nghĩa cuộc sống và triết học rất được coi trọng và được đưa ra trao đổi nhiều trong các trường đại học.
Tôi thấy Công ty Trí Việt của anh có xuất bản những cuốn triết học của triết gia Krishnamurti đó.
Tôi thì tôi rất thích Krishnamurti, tôi ít thích dự các buổi nói chuyện nhưng đã đi dự các buổi nói chuyện của Krishnamurti rất nhiều lần, khi còn là học sinh, sinh viên ở Việt Nam tôi đã đọc sách của ông ấy rất nhiều. Đó là một người mà tôi hết sức kính trọng.
- Anh có thích Osho không ạ?
- Osho là một trường hợp khá đặc biệt với những tư tưởng rất lạ nhưng tôi vẫn thích Krishnamurti hơn nhiều, dù bên Mỹ và trên thế giới rất nhiều người thích Osho, bởi đằng sau Osho là một bộ máy truyền thông rất mạnh.
Nhưng triết gia Krishnamurti giữa tư tưởng, triết lý sống và cách sống ngoài đời của rất tương đồng và trùng khớp, đồng nhất với nhau và triết lý của ông ấy nếu áp dụng đúng sẽ làm con người thành công và hạnh phúc.
Tôi vốn không thích những ai giữa nói và làm, giữa giảng dạy và hành đạo có sự khác biệt.
Một người triết gia có thể nói hay đưa ra các vấn đề về triết học nghe qua về lý thuyết thì rất hay, nhưng khi áp dụng, thì chính bản thân họ, cuộc sống của họ lại không hề hoàn toàn đi theo đến tận cùng những lý thuyết, triết lý họ giảng dạy đó.
Và thực tế là mọi người đi theo như một phong trào, và cảm nhận từng giai đoạn, nhưng tận cùng kết quả thì lại không hề giống lý thuyết của triết lý đó một cái gì hết đôi khi lại đi ngược lại hoàn toàn.
- Tôi thấy có những triết gia trên thế giới đưa ra những lý thuyết triết học, triết lý sống trong các cuốn sách thì rất hay, nhưng cuộc sống đời thực của họ thì lại rất bê bối, ứng xử thì tệ hại.
Nên tôi hoàn toàn không thích. Krishnamurti lại là một trường hợp khác hẳn, khi 15, 16 tuổi tôi đã đọc say mê các sách của ông ấy, khi qua Mỹ tôi đã trực tiếp đi nghe ông ấy nói chuyện, tôi rất hay quan sát và có những buổi tối ngồi cách ông ấy rất gần và tôi nhìn rõ, nhận ra ông ấy thực sự là một con người rất phi thường.
- Điểm nổi bật nhất gì khiến anh yêu thích và kính trọng triết gia Krishnamurti?
- Krishnamurti luôn nói thật và nói thẳng, ông ấy không hề vòng vo gì hết. Nếu anh đọc kỹ sách của Krishnamurti thì ông ấy không hề khuyên bảo dạy hay trả lời gì hết mà bắt anh phải tư duy suy nghĩ chiêm nghiệm để tự tìm ra câu trả lời.
Nếu trong buổi nói chuyện, anh hỏi ông ấy một câu, thì ông ấy lập tức xoay vấn đề lại và hỏi ngược lại anh, để anh phải suy luận để tự tìm ra lời giải. Cái đó tôi phải nói là một nghệ thuật cực kỳ cao của một thiền sư.
Cái hay của triết gia Krishnamurti là bắt độc giả phải suy nghĩ cao độ khi đọc sách của ông và thường là khi đọc xong cuốn sách, họ đã cảm nhận và thay đổi rất nhiều bởi vì trong khi đọc họ đã phải vận động suy nghĩ để tự lý giải chiêm nghiệm các vấn đề trong sách của ông ấy.
...
Cám ơn LTK đã tìm đâu mà có được mẩu đối thoại của gs Nguyên Phong nói về Krishnamurti, anattā cũng vui vui vì tìm thấy được sự đồng cảm của giáo sư về Krishnamurti tương tự với mình .
Xin trích riêng ra phần giáo sư Nguyên Phong nói lên cảm tưởng của ông về J. Krishnamurti để chia sẻ chút suy nghĩ của anattā. Gs Nguyên Phong đọc K từ năm 15-16 tuổi thì đáng nể trọng, và vì thế cũng thấy được tư tưởng về tâm linh của ông qua những bản dịch về Đạo học Đông Phương sau này. Cá nhân anattā phải bước qua khỏi ngưỡng cửa 20 tuổi trở đi thì mới gậm K nổi.
Nhớ hồi đó khi còn ở quê hương, đời sống chật vật lo toan đủ điều, nhưng tiền dành dụm được bao nhiêu thì mỗi khi có dịp đi lên thành phố Sài Gòn thì anattā thường đi đến mấy khu bán sách lẻ (sách cũ trước năm 1975) ở lề đường hay vĩa hè để mua sách cũ, gồm có của Krishnamurti và những loại sách của các tác giả khác. Ở đó có những anh chàng đi đứng lòng vòng ở đó, mình đến hỏi họ thì họ bảo chờ để họ đi lấy, hoặc sách nào không có thì họ biết những người những nơi để đến đó chia lại và bán kiếm lời. Còn nhớ có lần nọ, anh chàng bán sách cũ đó kêu anattā lên xe honda của anh ta và chở đến một ngôi nhà nhỏ nằm trong hẻm. Tại đó anattā phải thương lượng với chủ nhà để mua lại sách cũ của ông mà ông vốn thích đọc và giữ gìn mà không muốn bán. Hầu hết, 90%, các bản dịch tiếng Việt của K thì anattā đều có hết.
Khi còn ở quê hương VN, nhiều khi cuộc sống mưu sinh khốn khó và những chuyện khác khiến anattā buồn bã và chán chường đến độ có đôi lần muốn bỏ đi sống bụi đời, mặc kệ đến đâu hay đến đó. May mắn là những lúc buồn chán như thế anattā lôi sách của K ra đọc, và chính vì nhờ đọc ông mà anattā cảm thấy nội tâm mình an ổn, yên bình lại, và tự trách sao nội tâm mình lại yếu kém như vậy. Sau đôi lần nghĩ quẩn như thế thì anattā rũ bỏ đi cái suy nghĩ yếm thế đó. Từ đó về sau có gặp cảnh ngộ đau buồn gì đi nữa, thì ráng tự suy nghĩ để hóa giải phần nào, và đi uống rượu để tạm quên đi những muộn phiền :). Có thể nói ở độ lứa tuổi 20s, anattā xem Krishnamurti như chính là vị thầy tinh thần mình, người đã giúp anattā khai thông biết bao điều bế tắc về thế giới nội tâm, tâm lý, các loại ý thức hệ đa dạng, về xã hội phức tạp bên ngoài.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Phu Nhân Cựu TT Nguyễn Văn Thiệu vừa ra đi. 🙏
Cúi đầu khóc kính tiễn vị Đệ Nhất Phu Nhân VNCH tôn nghiêm và đầy đức độ.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
CỰU ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TỔNG THỐNG VNCH -
NGUYỄN THỊ MAI ANH
Được tin Bà vừa từ trần tại California, hưởng thọ 90 Tuổi. Tuy nhiên, đó cũng là niềm hãnh diện cho chúng tôi mỗi khi nhớ đến cuộc đời thật trọn vẹn của một vị đệ nhất phu nhân và cũng là tấm gương sáng cho tất cả phụ nữ miền nam VN của chúng tôi.
Người dân miền Nam sẽ mãi nhớ đến Công Đức của Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Thị Mai Anh - nhân hậu trọn nghĩa vẹn tình, đến những đóng góp cao đẹp của Bà, một vị Phu Nhân chỉ biết thương và lo cho dân .Đó là những lời Bố tôi đã đôi lần nhận xét về Phu Nhân Nguyễn Văn Thiệu.
Là hậu duệ VNCH, chúng tôi xin được gửi lời thành kính phân ưu và cầu nguyện đến gia đình của Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Thị Mai Anh. Xin chia sẻ nỗi đau cùng tang quyến.
Nguyện xin Chúa nhân từ sớm đưa linh hồn Phu Nhân Mai Anh về hưởng Nhan Thánh Chúa 🙏.
🍀 Xin dành vài phút nhìn lại cuộc đời của Cựu Đệ Nhất Phu Nhân VNCH:
Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh năm 1931, là con gái thứ bảy (nên còn có biệt danh Cô Bảy Mỹ Tho) trong một gia đình Công giáo có mười anh chị em. Đệ Nhất Phu Nhân Mai Anh được sinh trưởng và lớn lên ở thành phố Mỹ Tho, nơi có nhiều giai nhân tài sắc của nước Việt. Chẳng hạn như Bà Nguyễn Hữu Thị Lan là Nam Phuơng Hoàng Hậu vợ của Hoàng Đế Bảo Đại và Thái Hoàng Thái Hậu Từ Dụ (Bảo Sanh Viện Từ Dũ ở Sàigòn) cũng được sanh ra ở Gò Công.
Lúc trẻ, Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng người em gái Tám Hảo được lên Sài Gòn để đi học. Do gia đình quen biết với dược sĩ Huỳnh Văn Xuân, làm việc ở viện bào chế Trang Hai, hai chị em Bà được giới thiệu vào làm trình dược viên tại Viện bào chế Roussell. Chính ông Huỳnh Văn Xuân đã làm mai cho Trung Uý Nguyễn Văn Thiệu quen Cô Mai Anh. Mặt khác, cậu ruột của Bà Mai Anh là Đặng Văn Quang cũng là bạn đồng khóa Trường Võ bị Đà Lạt với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nên cả hai dễ có cơ hội nên duyên vợ chồng, dù có chút trở ngại vì gia đình Bà theo đạo Công giáo. Ông Bà chính thức làm lễ cưới vào năm 1951. Đến năm 1958, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mới rửa tội theo Công giáo.
Phu Nhân có nét đẹp sang trọng quí phái trang nhã, cùng một tấm lòng Nhân Hậu và Bác Ái với Đức Hạnh cao quý. Ngoài tài sắc vẹn toàn và công dung ngôn hạnh, Phu Nhân Mai Anh là người rất có Tâm và Nhân Đức.
Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hoàn toàn không can dự vào chính trường, mà chỉ chú tâm vào các hoạt động xã hội.
Ở cương vị Đệ Nhất Phu Nhân, Bà rất thông cảm với sự thiếu thốn tại những trung tâm y tế phục vụ người dân. Vì thế, sau nhiều năm hoạt động xã hội, Bà chính là người đã gợi ý và khởi xướng thành lập một bệnh viện phục vụ người dân ngay tại thủ đô Sàigòn.
Bệnh viện Vì Dân tọa lạc tại ngã tư Bảy Hiền, thường được giới bình dân Sàigòn đặt tên là Nhà thương Bà Thiệu, là bệnh viện tư nhân, nhưng được điều hành như bệnh viện công. Người dân nghèo vào khám và chữa bệnh được miễn phí hoàn toàn.
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Bệnh Viện Vì Dân được cử hành vào ngày 17 tháng 8 năm 1970 và được khánh thành vào ngày 4 tháng 9 năm 1971 dưới sự chủ tọa của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Phu Nhân . Bệnh Viện Vì Dân là Bệnh Viện cao cấp nhất của Việt Nam Cộng Hòa thời bấy giờ vì có đầy đủ những dụng cụ y khoa tối tân và áp dụng nhiều phương pháp chữa trị tân tiến nhất. Nhờ sự tín nhiệm và giúp đỡ của các nhà Hảo tâm, các Cơ quan Từ thiện trong nước và ngoại quốc, các Cơ quan quốc tế, và các quốc gia bạn, nên việc xây cất và trang bị các phương tiện y khoa được tiến hành rồi hoàn tất một cách nhanh chóng và đầy đủ.
Bệnh Viện Vì Dân được trang bị với 400 giường bệnh cho nhiều phân khoa khác nhau: khoa Ngoại và Nội trú, khoa giải phẫu, khoa xét nghiệm, khoa tai mũi họng, khoa quang tuyến, nhãn khoa, khoa nhi đồng, nhà thuốc tây...Bệnh Viện Vì Dân là bệnh viện lớn và tân tiến nhất ở miền Nam lúc bấy giờ, có được nhiều vị Bác Sĩ và Y Tá chuyên môn kính nghiệm ,với những dụng cụ y khoa tân tiến nhất.
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức trên Đài Truyền hình số 9 tại Sàigòn. Sau đó Tổng Thống cùng gia đình rời khỏi Việt Nam vào đêm 25 tháng 4 và bay tới Đài Loan, nơi mà trước đây ông Nguyễn Văn Kiểu, anh của Tổng Thống Thiệu từng làm Đại sứ để định cư tại đây một thời gian.
Sau khi con trai thứ hai, Nguyễn Quang Lộc sang Anh học, thì cả nhà cũng dời sang London định cư, và sinh sống ở đó trong suốt 15 năm. Khi mấy người con muốn sang Mỹ để tiếp tục học lên, thì ông bà cũng qua Mỹ định cư tại Boston vì Bà Mai Anh muốn sống gần các con của mình.
Ông bà có 3 người con là:
* Nguyễn Thị Tuấn Anh (Trưởng nữ)
* Nguyễn Quang Lộc (Trưởng nam)
* Nguyễn Thiệu Long (Thứ nam)
Ngày 29 tháng 9 năm 2001, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ trần tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess Medical Center thuộc thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ sau khi bị đột quỵ ở nhà. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được an táng tại Boston, hưởng thọ 78 tuổi.
Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có lần nói: “Tôi mong có dịp về lại Việt Nam thăm mồ mả Ông Bà, và mang tro cốt của ổng (chồng, Nguyễn Văn Thiệu) về khi đất nước bình yên; Ông Già có trối rằng: “Nếu được thì đem chôn tại quê ông ở Phan Rang, nếu không thì rải một nửa xuống biển và một nửa trên núi”, Bà nói như vậy về ước vọng của Bà như một phụ nữ Việt Nam bình thường vẫn nhớ về quê hương, không quên ơn Tổ tiên của mình.
Một vi sĩ quan từng làm việc trong Dinh Độc Lập dưới thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói về Bà như sau: "Tôi luôn luôn giữ lòng quý mến đối với Tổng thống Phu nhân. Bà lúc nào cũng giữ nếp sống bình dị của người đàn bà phúc hậu, bao dung của sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đối với tôi, Bà Thiệu là hình ảnh một người mẹ, một người vợ hiền đảm đang hơn là một vị Đệ Nhất Phu nhân sống trong tột đỉnh của quyền thế và nhung lụa giàu sang. Bà Thiệu là người đáng kính, không có cái kênh kiệu của một người có quyền thế vì Bà là một người đứng cạnh chồng, chỉ biết lo cho gia đình mà thôi.
Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lúc nào cũng vui vẻ và thân thiện với tất cả mọi người chung quanh. Khuôn mặt phúc hậu và nhân cách của Bà làm người đối diện cảm thấy gần gũi và kính trọng. Bà không bao giờ câu nệ về cách cư xử của nhân viên thuộc cấp. Mỗi lần gặp mặt, Bà luôn luôn lên tiếng hỏi thăm sức khỏe chúng tôi trước, không kịp để chúng tôi chào Bà. Điều đặc biệt là Bà không bao giờ đề cập đến bất cứ chuyện gì có liên quan đến việc làm của Tổng Thống Thiệu với chúng tôi. Trong suốt thời gian làm việc tại đây, chỉ có một lần duy nhứt tôi nghe Bà than phiền với ông Thiệu bằng lời lẽ rất ôn tồn về một nhân vật có đầy quyền thế tại Phủ Tổng thống trong lúc tôi đang đứng bên cạnh.
Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thường đi ủy lạo Thương binh ở khắp bốn vùng chiến thuật cũng như tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Đồng thời bà còn tham gia rất nhiều hoạt động xã hội và từ thiện nữa. Nhận thấy xã hội còn nhiều nhiễu nhương nên Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã thành lập "Hội Phụ Nữ Phụng Sự Xã Hội" vào ngày 1 tháng 6 năm 1968 để an ủi và giúp đỡ dân nghèo bệnh tật. Bà nói: "Xã hội bây giờ đang nhiễu nhương. Phụ nữ phải tham gia làm công tác xã hội với sự yêu thương và đồng cảm để có thể xoa dịu phần nào sự đau khổ của họ".
Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu dành hầu hết thì giờ của mình để cứu trợ những người tỵ nạn chiến tranh, quả phụ mất chồng trong cuộc chiến và đặc biệt là những cô nhi bị bỏ rơi. Trong một lần đi thăm trẻ em mồ côi ở cô nhi viện Don Bosco tại Sàigòn thì Bà bồng một em bé lên, với khuôn mặt rạng rỡ và nụ cười rất tươi Bà nói với mọi người hiện diện rằng: "Một trong những đặc ân mà tôi thích nhất là cái ngày mà tôi được quyền gọi các em cô nhi là các con của tôi."
Nhân lúc bế mạc khóa học dành cho những bà vợ của thành viên nội các tại Dinh Độc Lập vào ngày 30 tháng 4 năm 1968, Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói: "Phụ nữ, ngoài nhiệm vụ ở hậu phương là yểm trợ tiền tuyến bằng cách giúp băng bó những vết thương mà còn có thể xông pha ngoài chiến trận để đánh giặc như Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị nữa. Tôi nghĩ rằng phụ nữ nên tự nguyện học một khóa căn bản về quân sự để có chút hiểu biết hầu có thể giúp đỡ tiền tuyến lúc cần thiết".
Không những thường xuyên đi hiến máu, Bà còn khuyến khích mọi người đi hiến máu như Bà. Năm nào Bà cũng tham dự ngày lễ diễn hành Hai Bà Trưng. Ngay cả hiện tại ở Mỹ Bà vẫn tham dự ngày giỗ Hai Bà hằng năm.
Vào năm 1972, một người Hoa Kỳ làm việc tại Việt Nam đã xin phép lấy tên Bà Nguyễn Thị Mai Anh đặt cho một giống Lan: Brassolaeliocattleya Mai Anh. Nhân dịp này tên của Bà Đinh Thúy Yến (Phu nhân Thủ tướng Trần Thiện Khiêm) cũng được đặt tên cho một giống Lan: Brassolaeliocattleya Dinh Thuy Yen.
Vì khuôn khổ giới hạn nên không thể kể hết ra đây những việc làm của Phu Nhân Mai Anh cho dân chúng miền Nam Việt Nam. Mặc dầu Bà không bao giờ muốn nhắc đến nhũng công việc từ thiện đã thực hiện, nhưng người dân miền nam VN mãi khắc ghi những đóng góp quí báu của Bà .
Được biết kể từ năm 2019 , Đệ Nhất Phu Nhân Mai Anh đã bắt đầu yếu dần và không còn minh mẫn như xưa nên người con trai lớn là Nha Sĩ Nguyễn Quang Lộc đã đón Phu Nhân về thành phố Riverside ở với gia đình của anh. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, Phu Nhân từng sống một mình ở Santa Ana, CA.
Đó là cốt cách của Cựu Đệ Nhất Phu Nhân Tổng Thống VNCH Nguyễn Thị Mai Anh, một mệnh phụ xứng đáng là bậc Mẫu Nghi thiên hạ của Việt Nam Cộng Hòa.
(tóm lược từ tin tổng hợp)
Tana Thái Hà
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2021-10-17, 05:18 PM)anattā Wrote: Cám ơn LTK đã tìm đâu mà có được mẩu đối thoại của gs Nguyên Phong nói về Krishnamurti, anattā cũng vui vui vì tìm thấy được sự đồng cảm của giáo sư về Krishnamurti tương tự với mình .
Xin trích riêng ra phần giáo sư Nguyên Phong nói lên cảm tưởng của ông về J. Krishnamurti để chia sẻ chút suy nghĩ của anattā. Gs Nguyên Phong đọc K từ năm 15-16 tuổi thì đáng nể trọng, và vì thế cũng thấy được tư tưởng về tâm linh của ông qua những bản dịch về Đạo học Đông Phương sau này. Cá nhân anattā phải bước qua khỏi ngưỡng cửa 20 tuổi trở đi thì mới gậm K nổi.
Nhớ hồi đó khi còn ở quê hương, đời sống chật vật lo toan đủ điều, nhưng tiền dành dụm được bao nhiêu thì mỗi khi có dịp đi lên thành phố Sài Gòn thì anattā thường đi đến mấy khu bán sách lẻ (sách cũ trước năm 1975) ở lề đường hay vĩa hè để mua sách cũ, gồm có của Krishnamurti và những loại sách của các tác giả khác. Ở đó có những anh chàng đi đứng lòng vòng ở đó, mình đến hỏi họ thì họ bảo chờ để họ đi lấy, hoặc sách nào không có thì họ biết những người những nơi để đến đó chia lại và bán kiếm lời. Còn nhớ có lần nọ, anh chàng bán sách cũ đó kêu anattā lên xe honda của anh ta và chở đến một ngôi nhà nhỏ nằm trong hẻm. Tại đó anattā phải thương lượng với chủ nhà để mua lại sách cũ của ông mà ông vốn thích đọc và giữ gìn mà không muốn bán. Hầu hết, 90%, các bản dịch tiếng Việt của K thì anattā đều có hết.
Khi còn ở quê hương VN, nhiều khi cuộc sống mưu sinh khốn khó và những chuyện khác khiến anattā buồn bã và chán chường đến độ có đôi lần muốn bỏ đi sống bụi đời, mặc kệ đến đâu hay đến đó. May mắn là những lúc buồn chán như thế anattā lôi sách của K ra đọc, và chính vì nhờ đọc ông mà anattā cảm thấy nội tâm mình an ổn, yên bình lại, và tự trách sao nội tâm mình lại yếu kém như vậy. Sau đôi lần nghĩ quẩn như thế thì anattā rũ bỏ đi cái suy nghĩ yếm thế đó. Từ đó về sau có gặp cảnh ngộ đau buồn gì đi nữa, thì ráng tự suy nghĩ để hóa giải phần nào, và đi uống rượu để tạm quên đi những muộn phiền :). Có thể nói ở độ lứa tuổi 20s, anattā xem Krishnamurti như chính là vị thầy tinh thần mình, người đã giúp anattā khai thông biết bao điều bế tắc về thế giới nội tâm, tâm lý, các loại ý thức hệ đa dạng, về xã hội phức tạp bên ngoài.
Dạ cám ơn những lời chia sẻ đáng quý của anh thiền sư.
Thật sự thì Kỳ chưa có cơ hội đọc sách của triết gia K, những quyển Kỳ đọc là nhờ có người kia giới thiệu và hướng dẫn cho đọc, khi đọc thấy hay và bị ghiền, riêng quyển Hoa Sen Trên Tuyết và Hoa Trôi Trên Sóng Nước thì Kỳ đã đọc đi đọc lại nhiều lần, thỉnh thoảng vẫn thích mở ra đọc vài trang mà Kỳ đã bookmark để chiêm nghiệm tìm câu trả lời cho việc đang bị bế tắc. Kỳ thuộc dạng cổ lổ sĩ thích mùi của giấy sách nên nhờ mấy cậu em bên VN mua giùm gửi sang cho Kỳ chứ kg đọc ebook. Cám ơn anh thiền sư, Kỳ sẽ thêm sách của triết gia K vào list sách to-read của Kỳ.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 1,262
Threads: 26
Likes Received: 457 in 236 posts
Likes Given: 621
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
(2021-10-17, 06:46 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ cám ơn những lời chia sẻ đáng quý của anh thiền sư.
Thật sự thì Kỳ chưa có cơ hội đọc sách của triết gia K, những quyển Kỳ đọc là nhờ có người kia giới thiệu và hướng dẫn cho đọc, khi đọc thấy hay và bị ghiền, riêng quyển Hoa Sen Trên Tuyết và Hoa Trôi Trên Sóng Nước thì Kỳ đã đọc đi đọc lại nhiều lần, thỉnh thoảng vẫn thích mở ra đọc vài trang mà Kỳ đã bookmark để chiêm nghiệm tìm câu trả lời cho việc đang bị bế tắc. Kỳ thuộc dạng cổ lổ sĩ thích mùi của giấy sách nên nhờ mấy cậu em bên VN mua giùm gửi sang cho Kỳ chứ kg đọc ebook. Cám ơn anh thiền sư, Kỳ sẽ thêm sách của triết gia K vào list sách to-read của Kỳ.
Không biết chắc là Kỳ cô nương đọc K và tiếp nhận tư tưởng của ông được chăng? Vì anattā cảm nghĩ những điểm nòng cốt tư tưởng của K sẽ đối nghịch lại quan niệm hay suy nghĩ của LTK về tâm linh. Tuy nhiên, nếu bạn LTK hôm nào đó muốn đọc thử K thì anattā giới thiệu nên đọc quyển này trước, đó là quyển: Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng — The First and Last Freedom. Sau đó nếu thích thì có thể đọc thêm bất cứ quyển nào khác dễ dàng hơn. Hồi đó khi còn ở quê hương, anattā đọc đi đọc lại quyển này mấy lần. Nếu đọc bản tiếng Việt thì tìm đọc bản dịch của Phạm Công Thiện, vì bản dịch của PCT theo anattā diễn đạt đúng tư tưởng của K hơn so với mấy bản dịch Việt của các dịch giả khác. Hoặc nếu Kỳ cô nương ưa chuộng đọc nguyên văn tiếng Anh, thì có ebook PDF miễn phí ở trên mạng, gõ vài chữ là có thể download xuống đọc.
Theo thiển nghĩ của anattā thì có lẽ giai đoạn đầu gs Nguyên Phong tìm hiểu những điều thuộc về lãnh vực huyền bí học Đông phương (cái học thuộc về nhị nguyên) nên ông dịch ra những quyển sách huyền bí, huyền thuật về tâm linh này. Tư tưởng nòng cốt của K không thuộc về nhị nguyên.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Mùa Thu, Giai thoại Thi Nhân
"Thu là chiều của năm, chiều là thu của ngày".
Phải chăng đó là định nghĩa diệu vợi nhất về mùa thu. Nắng thu gọi nhớ, mưa thu gợi buồn... nên thi nhân mặc khách yêu "nàng Thu" hơn cả mọi thứ, trên cả mọi loài.Hãy nghe đâu đây tiếng nhạc trong thơ của Lưu Trọng Lư:
Em không nghe mùa thu
dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
hình ảnh kẻ chinh phu
trong lòng người cô phụ…
Em không nghe rừng thu
lá thu kêu xào xạc
con nai vàng ngơ ngác
đạp trên lá vàng khô…
(Tiếng Thu)
Lưu Trọng Lư (1912-1991) là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại nho học. Nhắc đến Lưu Trọng Lư, thi sĩ tiền chiến, chúng ta liên tưởng đến những "xung đột" tư tưởng Đông Tây qua những trận bút chiến và khẩu chiến giữa thơ mới và thơ cũ ở những năm của thập niên 1930 Việt Nam. Lưu Trọng Lư là một trong những người tiên phong khởi xướng, khai phá, cổ vũ cho phong trào thơ mới và sau đó, khi thơ mới được ủng hộ, cũng chính ông đã ra công hàn gắn những vết thương của cuộc "xung đột" tư tưởng mới và cũ này. Ông cho rằng nền văn học cổ điển Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng tam giáo Lão-Phật-Khổng, là một lâu đài cổ, một ngôi cổ mộ và, người trẻ nhìn lại với con mắt kính yêu nhưng chẳng bao giờ họ muốn trở về.
Ông là người thiết tha đến tinh thần dân tộc trong văn chương hơn ai hết, ông từng viết: "Xưa kia chúng ta là những người Tàu, gần đây chúng ta là những người Tây, chưa bao giờ chúng ta là những người Việt Nam cả. Ta chỉ muốn sống không, hưởng thụ những của sẵn và làm con ve thơ của ngụ ngôn. Ta đã vay mượn của người hàng xóm từ điệu thơ nhỏ nhặt, đến đạo lý cao xa".
Có lẽ nhờ tình tha thiết dân tộc mà cuộc bút chiến thơ cũ và mới đã kết thúc bằng tình thương của những người thuộc hai thế hệ, bằng những cảm thông giữa những đứa con cùng chung một giòng máu Việt. Giòng máu Việt thúc đẩy từng thế hệ sẵn sàng đứng lên chịu trách nhiệm trước lịch sử, sẵn sàng chấp nhận cho thế hệ mới chung lưng và sẵn sàng an tâm lùi bước bàn giao sự nghiệp.
Lịch sử xã hội thay đổi, con người không thể đứng im. Tâm hồn con người chuyển đổi thì chế độ xã hội cũng phải đổi thay. Hãy mở tay cho thế hệ mới trở mình.
Nói về Lưu Trọng Lư, nhiều người cùng thời đã gọi ông là "thi sĩ mộng mơ của mùa Thu", dáng gầy, hai má hóp, tóc không bao giờ chải, không biết diện.
Không biết diện, hay chẳng muốn diện. Điều này nhà thơ Nguyễn Vỹ có kể lại như sau:
Một lần Nguyễn Vỹ rủ Lưu trọng Lư cùng xuống phố ngắm thiên hạ. Cả hai thả bộ dọc theo đường Đồng Khánh. Khách qua lại ai cũng đều nhìn hai người và che miệng cười.
Lưu Trọng Lư quay sang hỏi Nguyễn Vỹ:
- Mi coi tụi họ cười mi hay cười tau?
- Chắc họ cười tao vì tóc tao dài quá. Tao phải hớt tóc. Mày vô tiệm chờ tao 20 phút.
Hớt tóc xong hai nhà thơ tiếp tục dạo phố. Khách qua lại vẫn cứ nhìn hai người và cười.
Lưu lại hỏi Nguyễn:
- Đố mi biết lần ni họ cười ai?
Nguyễn Vỹ dừng lại và ngó bạn từ đầu đến chân. Thì ra Lưu Trọng Lư đã mặc quần đen lại nghểnh ngãng mặc thêm quần trắng ra ngoài, chiếc quần trắng hơi ngắn nên để lòi hai ống quần đen ra ngoài.
Nhà thơ Nguyễn nhìn nhà thơ Lưu, tái tê:
- Mày mặc dư một cái quần. Chắc chắn họ sắp chưởi mày.
Cũng theo Nguyễn Vỹ thì "Lưu Trọng Lư không biết mình là thi sĩ, không biết mình là Lưu Trọng Lư, ông không thuộc không nhớ thơ mình... Lưu Trọng Lư bước vào làng thơ với chân lơ đễnh, mắt ngơ ngác và nụ cười xa vắng...":
Ta hát vài câu vô nghĩa lý
Lá vàng bay lã vào buồng
ta viết dăm câu vô nghĩa lý
Người điên xem đến hiểu lòng ta…
(Tình điên)
Về sự có mặt của thi sĩ giữa cuộc đời, Nguyễn Vỹ phê: "Lưu Trọng Lư là một ảnh tượng lơ lững trong thời gian. Trong tình yêu, trái tim của anh như con diều giấy vời vợi bay ở những ngày cuối hè vào thu, và chỉ dính vào trần gian bằng một sợi tơ mong manh, chập chờn".
Những văn thi sĩ cùng thời với Lưu Trọng Lư nhận xét: "...có lẽ Lư thi sĩ hơn ai hết. Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết, ta cũng không nên ngạc nhiên một tí nào... Mộng và mơ, đó mới chính là quê hương của thi sĩ. Nhưng dầu sao con người mơ mộng ấy cũng đã rơi xuống giữa cõi trần, đã sống một cuộc đời rất thực ở trần gian" :
Giờ đây hoa hoang dại
Bên sông rụng tơi bời
Đã qua rồi cơn mộng
Đừng vổ nữa tình ơi
Lòng anh đã rời rụng
Trên sông ngày tàn rơi
Tình anh đà xế bóng
Còn chi nữa em ơi…
Còn đâu ánh trăng vàng
Mơ trên làn tóc rối
Còn đâu mùi cỏ lạ
Ướp trong mớ tóc mây
Một chút tình thơ ngây
Không còn trên đôi má...
(Còn chi nữa)
oOo
Chuyện kể những ngày học tại Huế, Lưu Trọng Lư yêu mết mê một thiếu nữ nhà lành, nhà giàu, giỏi giòng tôn nữ công tằng. Vốn si tình và nhát gái, thi sĩ chỉ biết yêu và thơ...thẫn mình ên! Từng đêm dầm sương đứng nhìn người yêu đang ngồi...rung đùi trong gác tía. Để rồi những than thở thi sĩ viết thành thơ:
Em ngồi trong song cửa
Anh đứng tựa tường hoa
Nhìn nhau mà lệ ứa
Một ngày một cách xa…
Thi sĩ nhả thơ và để quên trên bàn học. Người bạn ở trọ chung phòng đọc được bài thơ, thấu được khối tình si, chê thi sĩ yêu...mình ên cho nên đã họa:
Em ngồi trong song cửa
Anh đứng ngoài đường nhựa
Nhìn nhau mà lệ ứa
Bựa...
Nghe đâu Lưu Trọng Lư đã phải đấm mõm người bạn bằng một chầu cơm hến Cổ Ngư…
Nguyen Bmt
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2021-10-17, 07:52 PM)anattā Wrote: Không biết chắc là Kỳ cô nương đọc K và tiếp nhận tư tưởng của ông được chăng? Vì anattā cảm nghĩ những điểm nòng cốt tư tưởng của K sẽ đối nghịch lại quan niệm hay suy nghĩ của LTK về tâm linh. Tuy nhiên, nếu bạn LTK hôm nào đó muốn đọc thử K thì anattā giới thiệu nên đọc quyển này trước, đó là quyển: Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng — The First and Last Freedom. Sau đó nếu thích thì có thể đọc thêm bất cứ quyển nào khác dễ dàng hơn. Hồi đó khi còn ở quê hương, anattā đọc đi đọc lại quyển này mấy lần. Nếu đọc bản tiếng Việt thì tìm đọc bản dịch của Phạm Công Thiện, vì bản dịch của PCT theo anattā diễn đạt đúng tư tưởng của K hơn so với mấy bản dịch Việt của các dịch giả khác. Hoặc nếu Kỳ cô nương ưa chuộng đọc nguyên văn tiếng Anh, thì có ebook PDF miễn phí ở trên mạng, gõ vài chữ là có thể download xuống đọc.
Theo thiển nghĩ của anattā thì có lẽ giai đoạn đầu gs Nguyên Phong tìm hiểu những điều thuộc về lãnh vực huyền bí học Đông phương (cái học thuộc về nhị nguyên) nên ông dịch ra những quyển sách huyền bí, huyền thuật về tâm linh này. Tư tưởng nòng cốt của K không thuộc về nhị nguyên.
Dạ cám ơn anh thiền sư, Kỳ dự định sẽ đọc quyển tiếng Anh để hiểu sơ sơ khái niệm trước rồi sẽ đọc sang quyển tiếng Việt, Kỳ vừa ordered trên Amazon quyển này.
https://postimg.cc/2VKzh2mx
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 1,262
Threads: 26
Likes Received: 457 in 236 posts
Likes Given: 621
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
(2021-10-18, 02:28 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ cám ơn anh thiền sư, Kỳ dự định sẽ đọc quyển tiếng Anh để hiểu sơ sơ khái niệm trước rồi sẽ đọc sang quyển tiếng Việt, Kỳ vừa ordered trên Amazon quyển này.
https://postimg.cc/2VKzh2mx
Đọc thẳng nguyên văn tiếng Anh thì có phần hữu ích hơn. (Bản dịch Việt của ông PCT đôi khi ông dùng những từ ngữ triết học khó hiểu nếu đối chiếu với từ ngữ tiếng Anh K dùng). Krishnamurti dùng từ ngữ tiếng Anh rất giản dị, không có nhiều những thuật ngữ triết học rắc rối khó hiểu như mấy ông triết gia khác. Và văn phong của ông đơn giản, mạch lạc, trôi chảy, tự nhiên. Tuy nhiên, với K thì khi Kỳ cô nương đọc mà thấy ông định nghĩa những từ ngữ nào đó thì để ý, vì có những từ ngữ tiếng Anh mà K dùng riêng để truyền đạt tư tưởng của ông thì có hơi khác chút ý nghĩa so với cách dùng thông thường.
Chhẳng hạn như:
- awareness, to be aware of: là ý thức hay quan sát đối tượng mà không phê bình, đáng giá.
- to observe, observation: quan sát (cũng giống như to be aware of).
- To attend, pay attention to: Chú tâm thuần khiết (pure observation); trí tuệ.
- To understand: Thấu hiểu, hiểu suốt, trí tuệ.
- Intelligence: sự Thông minh, trí tuệ.
- What is: Đây là chữ đặc biệt mà K thường dùng để chỉ Truth, Reality, to see thing as it is. Cố dịch giả Phạm Công Thiện dịch là "Cái Đang là", có nghĩa là Thực Tại hiện tiền, Sự Thực (Truth) đang xảy ra từ khoảng khắc này đến khoảnh khắc kế, cứ tiếp tục trôi chảy như thế. Chân Lý luôn luôn động. Theo thiển ý của anatta thì nhóm chữ "Cái đang là" mà ta thường bắt gặp sau này trong các sách, bài viết về đạo học thì rất có thể là bắt nguồn từ sự chuyển ngữ đầu tiên của ông PCT.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Một bài thơ của nữ thi sĩ Việt Nam Trần Mộng Tú được in trong sách giáo khoa ở Mỹ để giảng dạy cho học sinh trung học:
QUÀ TẶNG TRONG CHIẾN TRANH
Em tặng anh hoa hồng
Chôn trong lòng huyệt mới
Em tặng anh áo cưới
Phủ trên nấm mồ xanh
Anh tặng em bội tinh
Kèm với ngôi sao bạc
Chiếc hoa mai mầu vàng
Chưa đeo còn sáng bóng
Em tặng anh tuổi ngọc
Của những ngày yêu nhau
Đã chết ngay từ lúc
Em nhận được tin sầu
Anh tặng em mùi máu
Trên áo trận sa trường
Máu anh và máu địch
Xin em cùng xót thương
Em tặng anh mây vương
Mắt em ngày tháng hạ
Em tặng anh đông giá
Giữa tuổi xuân cuộc đời
Anh tặng môi không cười
Anh tặng tay không nắm
Anh tặng mắt không nhìn
Một hình hài bất động
Anh muôn vàn tạ lỗi
Xin hẹn em kiếp sau
Mảnh đạn này em giữ
Làm di vật tìm nhau.
Trần Mộng Tú
Tháng 7/ 1969
Bài thơ “Quà Tặng Trong Chiến Tranh” được viết ở Việt Nam, khi thi sĩ còn rất trẻ, từ những xúc động trước cái chết của một người lính, người yêu đầu tiên của nữ thi sĩ.
*
Bản tiếng Anh:
A GIFT IN WARTIME
I offer you roses
Buried in your new grave.
I offer you my wedding gown
To cover your tomb still green with grass.
I give you medals
Together with silver star,
And the yellow pips on my badge
Unused and still shining.
I offer you my youth
The days we were still in love.
My youth died away
When they told me the sad news.
I give you the smell of blood
From my war uniform.
My blood and my enemy’s,
So you could mourn us both.
I offer you clouds
That linger on my eyes on summer days.
I offer you cold winters
Amid my springtime of life.
I give you my lips with no smile
I give you my arms without tenderness.
I give you my eyes with no sight
And my motionless body.
My dear, a thousand apologies.
Please meet me in the next life.
This shrapnel is a token,
By which we shall find each other.
Tran Mong Tu – 1969
(Translated by Vann Phan)
Trong cuốn sách giáo khoa dạy văn chương “Glencoe Literature” do nhà xuất bản McGraw Hill ấn hành có bài thơ "Quà tặng trong chiến tranh" của Trần Mộng Tú (một thi sĩ Việt Nam) được dịch sang tiếng Anh và bài diễn văn nổi tiếng của Tổng thống Abraham Lincoln trong thời Nội chiến Mỹ.
Bài diễn văn do Tổng thống Lincoln đọc ngày 19 tháng 11 năm 1863 trong dịp khánh thành một nghĩa trang cho các tử sĩ tại chiến trường Gettysburg , tiểu bang Pennsylvania và người Mỹ đã nhận ra đó là một tác phẩm văn chương bất hủ, xuất phát từ tấm lòng của một nhà lãnh đạo vốn rất ghét chiến tranh nhưng phải dẫn đầu nước Mỹ trong một cuộc chiến bất đắc dĩ và đã thành công trong việc bảo vệ một quốc gia thống nhất với những lý tưởng tự do, bình đẳng. Câu nói được cả thế giới ngày nay nhắc lại nhiều lần kết thúc bài diễn văn ca ngợi các chiến sĩ đã hy sinh để một “chính phủ của dân, do dân, và vì dân sẽ không bị hủy diệt trên trái đất.”
Trong sách giáo khoa đó, học sinh cũng được hướng dẫn với những câu hỏi để khám phá những cảm xúc mà nữ thi sĩ Trần Mộng Tú gửi gắm trong bài thơ "Quà tặng trong chiến tranh" Học sinh được gợi ý để tìm hiểu về thi pháp, tại sao thi sĩ đã dùng các điệp ngữ và nhắc đi nhắc lại các hình ảnh. Sau đó, học sinh được yêu cầu so sánh hai áng văn chương viết trong thời nội chiến ở hai quốc gia, hai thế kỷ khác nhau. Abraham Lincoln đọc bài diễn văn của ông trước một đám đông, và ông nhắm vào công chúng. Còn Trần Mộng Tú viết một mình, cho mình. Nhưng học sinh có thể tìm thấy những mục đích và cảm xúc giống nhau trong hai tác phẩm ngắn này. Học sinh cũng được dịp tìm hiểu khai phá sự khác biệt giữa hai nền văn hóa của hai tác giả.
http://vanviet.info/tu-lieu/tran-mong-t-...38tKbJR4n4
Đặc biệt, rất nhiều người biết thi sĩ Trần Mộng Tú qua bài thơ KIẾP SAU, một bài thơ rất là thơ, và rất lãng mạn được nhạc sĩ Nhật Ngân phổ nhạc:
Hôm qua em nằm mơ
Mẹ đem em gả chồng
Cho một chàng thi sĩ
Số chàng rất long đong
Hai vợ chồng làm thơ
Trong một gian lều cỏ
Mái dột mái cứ dột
Làm thơ vẫn làm thơ
Thơ chàng dán trên vách
Thơ em che trời mưa
Một đàn con tám đứa
Lớn lên chỉ mê thơ
Ngoài vườn đầy hoa nở
Trong hồn ngập mộng mơ
Cửa lều thường không khép
Nên xuân đến bốn mùa
Mặc người đời mua bán
Mặc cuộc đời hơn thua
Cả nhà làm thi sĩ
Nên nghèo xác nghèo xơ
Em cầu cùng thượng đế
Kiếp sau có lấy chồng
Xin lấy chàng thi sĩ
Dẫu biết chàng tay không
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
|