Lục Sơn Thanh Khê
Đây là hình ảnh Trung tâm điện toán IBM tại Sài Gòn trước năm 1975, nơi quần tụ những máy tính thuộc vào loại hiện đại nhất thế giới khi ấy (cả Đông Nam Á chỉ có 3 Trung tâm như thế: 2 tại VN và 1 tại Singapore).

Tại VN: 1 Trung tâm được đặt trong Bộ Tổng Tham Mưu, dùng để theo dõi ngân sách quốc phòng và điện toán hoá lương bổng, phụ cấp cho toàn bộ quân đội; 1 đặt tại Bộ Giáo dục, dùng cho việc chấm thi Tú Tài (theo hình thức hỏi - đáp trắc nghiệm mà gần đây chúng ta mới áp dụng). Do đó các Tú Tài sau năm 1973 đến 1974 ở miền Nam thường được mệnh danh là "Tú Tài IBM".

[Image: 245396074-424875412336131-6390050464929448-n.jpg]

Chứng chỉ tú tài IBM năm 1972

[Image: 246919660-1732401110484171-7773001174698287464-n.jpg]

PS.  Phải chi đàn khỉ đừng vào Sài Gòn "giải phóng".   Smiling-face-with-halo4
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
CÓ BAO GIỜ EM HỎI 
Thơ - Duyên Anh

Có bao giờ em hỏi
Quê hương mình ở đâu
Có bao giờ em đợi
Tháng mấy trời mưa ngâu

Có bao giờ em nói
Lời tình tự ca dao
Có bao giờ em gọi
Hồn ta về với nhau

Mùi hương nào gợi nhớ
Vườn trăng thoảng hương cau
Con diều nâu đòi gió
Gửi nhạc sáo lên cao

Nhịp võng trưa mùa hạ
Ngày xưa ru ngày sau
Thi ca trong sữa lúa
Tiểu thuyết trên lụa đào

Em, bao giờ em khóc
Ngơ ngác vì chiêm bao
Chưa kịp mê tam cúc
Xuân hồng đã trôi mau

Chưa kịp hôn môi tết
Tháng giêng son phấn sầu
Bấy giờ em mới biết
Em đã chết từ lâu
.......

CÓ BAO GIỜ EM HỎI 
Phạm Duy 

Có bao giờ em hỏi quê hương mình ở đâu?
Có bao giờ em đợi tháng mấy trời mưa ngâu?
Có bao giờ em nói câu tình tự ca dao
Có bao giờ em gọi hồn ta về với nhau
Mùi hương nào gợi nhớ vườn trăng thoảng hương cau
Con diều nâu theo gió gợi nhạc sáo lên cao
Nhịp võng trưa mùa hạ ngày xưa ru ngày sau
Thi ca trong sữa lúa tiểu thuyết trên lụa đào
Có bao giờ em hỏi quê hương mình ở đâu?
Có bao giờ em đợi tháng mấy trời mưa ngâu?
Có bao giờ em nói câu tình tự ca dao
Có bao giờ em gọi hồn ta về với nhau
Em bao giờ em khóc, ngơ ngác chuyện chiêm bao
Chưa kịp mê tam cúc, xuân hồng đã trôi mau
Chưa kịp hôn môi Tết, tháng giêng son phấn sầu
Bây giờ em mới biết, em đã chết từ lâu
Em đã chết từ lâu
Chết từ lâu…



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Tối qua đọc những email về việc nghỉ hưu sớm (34 năm phục vụ) của Tướng Lương Xuân Việt, và những áp lực đang dồn ép hướng tới những vị quân nhân người Mỹ gốc Việt cấp cao trong quân đội Hoa Kỳ như Tướng Châu Lập Thể Flora và vài vị khác.  Tuy còn nhiều câu hỏi chưa có giải đáp trong đó có sự phẫn uất, thất vọng và nghi vấn cho tương lai của người Mỹ gốc Á có nguồn gốc tỵ nạn cộng sản nói chung dưới sự "cai trị" theo đường lối XHCN của chính phủ đương thời, nhưng câu nói của vị tướng oai hùng vẫn còn văng vẳng nhắc nhở rằng:

"Tôi rất hãnh diện là con cháu của cựu quân nhân QLVNCH, mà khi những con tim của thế hệ II vẫn đập mạnh trên những chiến trường A Phú Hãn và Iraq thì có nghĩa là trống Mê Linh vẫn còn đập mạnh để kêu gọi những thanh niên hào kiệt đứng dậy bảo vệ, giữ gìn cho đất nước, cho Tự Do, và cho cách sống của con cháu chúng ta sau này.   Anh em thế hệ II chúng tôi sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm này."



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Tản mạn về cơm tấm Sài Gòn và quán cơm vỉa hè ở Sài Gòn xưa

Nền ẩm thực Việt Nam xưa nay luôn đa dạng về hương vị, màu sắc,… Đó là chưa kể 3 miền của Việt Nam nước ta còn có nhiều món ăn khác nhau. Chỉ riêng ẩm thực của miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng đã chiếm trọn trái tim của nhiều người, kể cả khách nước ngoài khi đến Sài Gòn ᴅu lịch cũng xuýt xoa với nền văи hóa ẩm thực ở đây. Những món ăn phổ biến được nhiều người thích thú ở Sài Gòn có món phở, bánh mì, và cả cơm tấm Sài Gòn.

Cơm tấm bắt nguồn từ đồng bằng sông Cửu Long khi mà cơm tấm trở thành món ăn phổ biến của những người nông dân nghèo. Vào những năm mùa màng không bội thu, không có nguồn thu nhập ổn định nên người nông dân đành phải dùng những hạt gạo vỡ (gạo tấm) để nấu thành cơm.

Cho đến những năm vào đầu thế kỷ XX thì món ăn này đã thực sự lan rộng ở các tỉnh Nam Bộ, sau đó trở nên phổ biến ở Sài Gòn đến nỗi bây giờ khi nhắc đến món cơm tấm, người ta lại nhớ đến món cơm tấm thơm ngon của Sài Gòn.

Để phù hợp với khẩu vị của người Sài Gòn, người ta bắt đầu thêm thắt các món ăn kèm theo như thịt nướng, sườn, trứng, bì, chả,… Đồng thời cách pha nước mắm ăn kèm cũng được làm lại để người Sài Gòn dễ thưởng thức hơn. Sau này người ta còn bày ra dĩa, sử dụng muỗng, thìa thay vì dùng chén, đũa để ăn.

Mặc dù cơm tấm bây giờ có nhiều phương pháp chế biến nhưng nhìn chung cơm tấm truyền thống sẽ bao gồm những thành phần sau:

Cơm: Được làm từ gạo tấm, là những mảnh vụn của hạt gạo khi xay, phơi khô hay vận chuyển. Ngày xưa thì gạo này sẽ được lấy từ những hạt gạo vỡ trên đồng lúa. Còn hiện nay với thời đại công nghiệp phát triển thì đã có máy móc phụ trách tách hạt gạo ra khỏi những hạt gạo nguyên vẹn.

Nước chấm: Nước chấm đơn giản nhất dành cho món cơm tấm là nước mắm mặn pha chung với nước lọc và đường. Nhiều quán cơm còn để hộp đường cạnh bàn ăn để người dùng pha thêm đường, tùy thuộc vào khẩu vị ăn là thích ngọt nhiều hay ít.

Mỡ hành: Đây là thành phần được xem là đắt giá của cơm tấm. Khi bạn nhìn vào cơm tấm sẽ thấy có một lớp mỡ bóng phía trên, đó là do mỡ hành tạo nên. Mỡ hành được làm từ dầu ăn hoặc mỡ động vật, rồi cho hành lá vào tạo thành hỗn hợp. Để cho ngon hơn thì người ta sẽ trộn thêm cả tóp mỡ chiên vào mỡ hành. Tuy đây là thành phần dùng để tạo màu sắc cho món cơm tấm nhưng nếu ai không thích ăn thì sẽ không cần cho thêm vào cơm.

Cơm tấm nhìn chung sẽ có những thành phần cơ bản như trên, còn đối với các món ăn kèm sẽ rất đa dạng. Chẳng hạn như là sườn, chả trứng, trứng ốp la, bì,… Đối với món sườn thì người ta sẽ ướp gia vị rồi nướng trên lò than. Trứng thì thường sẽ là trứng ốp la chứ ít ai dùng trứng chiên đánh đều. Trứng chả được làm từ trứng, cua, thịt bằm, miến, nấm mèo rồi xay nhuyễn ra rồi đem hỗn hợp này hấp, chưng thành hình khối để sẵn, lúc cần bán cho khách thì chỉ cần cắт thành miếng rồi bỏ vào dĩa cơm là xong. Còn bì là da heo cắт sợi, có thể trộn với gia vị hoặc không, dùng để ăn kèm với cơm tấm rất ngon. Thêm vào đó, mọi người cũng có thể ăn cơm tấm cùng với những món muối hoặc rau xanh như cà rốt, dưa leo, cà chua,… Ở Sài Gòn thường có những quán cơm tấm đêm, ở đấy người ta sẽ có thịt kho tàu, đồ xào, cá kho ăn kèm như món cơm thường.

Cơm tấm thường dễ bày bán ở ngoài đường như vỉa hè, hoặc cũng có nhiều quán cơm tấm mở ra ở Sài Gòn. Món ăn này không hề kén chọn, hầu như nó làm hài lòng tất cả thực khách từ tầng lớp thượng lưu đến tầng lớp bình dân. Khi bày cơm ra dĩa, người ta sẽ xới cơm ở trung tâm dĩa và bày miếng thịt sườn lên trên, xung quanh là các món ăn kèm. Có quán còn cho thêm cả một chén canh để húp. Đối với người Sài Gòn thì sẽ dùng muỗng và nĩa, còn một số nơi sẽ vẫn có hộp đũa để trên bàn phòng trường hợp có người cần ăn bằng đũa.

Nét đặc trưng nhất của cơm tấm chắc là mùi thơm nức mũi của miếng sườn nướng được người làm thịt lật qua lật lại trên bếp than cho đều tay. Việc lật miếng thịt trên than cũng phải làm cho khéo vì nếu không thì miếng thịt sẽ bị cháy khét. Khi đi ngang qua những tiệm cơm tấm ở vỉa hè, có một dấu hiệu dễ nhận biết gần đó có tiệm cơm tấm là khói mỏng bay qua đưa đến cho người đi đường mùi thơm thoang thoảng của sườn nướng.

Dĩa cơm tấm với những nguyên liệu quen thuộc xếp đều trên dĩa, nhìn có vẻ rời rạc nhưng khi ăn cùng thì dường như mọi thứ hòa quyện vào nhau tạo nên một món ăn tuyệt vời. Cơm tấm được xem là một nét văn hóa Sài Gòn, người ta còn có câu nói vui rằng: “Người Sài Gòn ăn cơm tấm như người Hà Nội ăn phở”.

Nói về món ăn vỉa hè ở Sài Gòn không chỉ dừng lại ở cơm tấm mà còn ở nhiều loại cơm khác. Từ thời xưa, trước khi có cơm tấm xuất hiện, người ta cũng đã bán cơm ở ngoài vỉa hè được nhiều người đến mua và ăn. Sau đây là những hình ảnh cơm vỉa hè ở Sài Gòn xưa, khi nhìn vào đây, bạn sẽ cảm nhận được sự giản dị chân chất của người Sài Gòn.

[Image: 50582476103-c9201c602f-o.jpg]

[Image: 50582477333-7f4511fabf-b.jpg]

[Image: 50583330557-61747b39a6-o.jpg]

[Image: 50583335742-e305d7a097-b.jpg]

[Image: 50583346462-fb84ea3309-b.jpg]

Nguồn:  Sài Gòn Xưa
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
VỀ LẠI NGUỒN CHÂN

Sẽ chẳng bao giờ nguôi khát khao
Nếu lòng ta mãi cứ lao xao…
Đi tìm nước biển hòng vơi khát
Hạnh phúc đã ngầm ôm đớn đau!

Sẽ chẳng khi nào thỏa ước mong
Bao người đã đến trở về không.
Hoa đời vui ngắm từ nguyên vẹn
Vội ngắt làm tay nhỏ máu hồng.

Ta mãi trông đồi kia cỏ xanh
Ngựa lòng chưa mỏi vó phi nhanh,
Tà dương vội khuất trên đầu núi
Mộng ước đầy vơi cũng đoạn đành..

– Khi dừng chân lại, thôi tìm kiếm
Chợt thấy hoa cười trên lối đi.
Khi nỗi khát khao.. vừa tắt lịm
Cõi lòng tươi nở đóa lưu ly.

Sẽ thật bình yên khi nhận ra
Suối nguồn phúc lạc vốn trong ta.
Những ” viên ngọc nước ” hoài tan vỡ…
Hạnh phúc trần… miên man xót xa.

Như người lưu lạc kiếp tha phương
Diễm phúc một ngày quy cố hương.
Tử sinh trầm thống… thôi hò hẹn
Đời vui bên khúc nhạc Chân thường…

Như Nhiên

[Image: 990-C71-AE-F7-F1-40-F9-8-EFD-DD765-A6-E8-A4-E.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Đắn đo suy nghĩ nãy giờ kg biết nên post bài này kg vì hôm nay bên quán cơm nghèo của thầy tôi vỏn vẹn có hai trái bắp.   Lol

..............

BỮA BÚN THANG MÙA THU
Quyên Di

Những cụm mây xám lững lờ trôi rồi dường như hạ thấp xuống dần. Đầu óc tôi căng căng và quả tim buồn thổn thức. Tôi thấy tủi thân, mặc dù ai cũng nuông chiều tôi.

Tôi bị cái “chứng” ấy từ khi còn bé tí tị. Cứ mỗi khi bầu trời nằng nặng và u ám thì cái “chứng” ấy lại ve vãn tôi làm cho tôi tủi thân. Nó xúi dại tôi cứ khóc đi. Khóc thì nhẹ người lắm. Có một lần chợt thấy tôi một mình đứng dựa gốc cây xoan mà khóc, chị Bích Khuê ôm lấy tôi, an ủi: “Đứa nào bắt nạt em tôi! Thôi, đừng khóc nữa. Không ai bắt nạt được Chúc đâu. Chị bênh vực Chúc suốt đời.” Tôi không khóc nữa vì được an ủi thật, không phải vì lời chị nói nhưng vì cái ấm áp của chị ấp ủ lấy tôi. Cả đời tôi, những ngày mây xám bỏ bầu trời mà đè nặng xuống ngọn những rặng cây là tôi tủi thân và tôi buồn tôi khóc. Tôi chỉ nín và vơi đi cái buồn khi được một người phụ nữ ôm ấp, vỗ về, an ủi.

Bố tôi biết cái “chứng” ấy của tôi. Bố không gọi là bệnh, nhưng là “chứng.” Bố nói với mẹ: “Không nhớ là khi có mang Chúc, mợ ăn uống những gì, dưỡng thai ra sao mà Chúc nó bị cái “chứng” đa sầu đa cảm ngay từ bé thế này. Tội chưa! Lớn lên tha hồ mà đau khổ vì những chuyện không đâu.”
Hôm nay tôi cũng thấy quả tim thổn thức và tôi sắp khóc. Cái gốc cây xoan kia, mình dựa vào đấy mà khóc thì cũng thoả. Nhưng ngoài cổng bỗng nhiên có tiếng gọi: “Cậu bé kia ơi, ra đây cho tôi hỏi thăm tí nào!” Tôi nhìn ra thì thấy một bà đẹp lắm. Bà vấn khăn nhung, mặc áo dài cũng bằng nhung. Môi bà đỏ thắm, hình như mới nhai xong miếng trầu. Hai má bà cũng hồng hồng, chả biết là bà đánh má hồng hay miếng trầu nồng đậm khiến má bà hồng lên. Đôi mắt bà sáng như hai vì sao.

Hình như cái đẹp cũng chữa tôi khỏi bệnh hay sao ấy. Đầu tôi hết căng căng, quả tim tôi hết thổn thức. Tôi chạy nhanh ra cổng. Bà “đẹp” kia còn đứng bên ngoài hàng rào, đưa tay xoa đầu tôi rồi bẹo má tôi mà nói lẩm bẩm một mình: “Con cậu Chánh xinh giai đáo để.” Rồi bà bảo tôi: “Cháu vào thưa bố là có khách hỏi thăm.” Tôi vâng dạ rồi chạy nhanh vào nhà, suýt vấp chân vào ngưỡng cửa, vừa chạy vừa trình: “Cậu ơi… Cậu… Có cái bà đẹp nào ấy hỏi thăm cậu ở ngoài kia… kìa…” Bố tôi ôn tồn: “Thì cứ từ từ… Làm gì mà cuống lên thế? Ừ, thì đi ra với cậu, hỏi xem bà ấy cần gì.”
Rồi bố tôi lững thững dắt tôi ra cổng trở lại. Chân tôi nhảy cẫng lên mà bố tôi thì cứ thư thả như đi dạo. Bố tôi đấy, lúc nào cũng từ từ… từ từ…
Bà đẹp thấy bố tôi ra thì nhìn ông với tia mắt hơi ranh mãnh. Bố tôi khẽ cúi đầu, hỏi: “Thưa bà, bà cần gì?” Bà đẹp cười khanh khách: “Bà nào! Nhìn kỹ tôi xem.” Bố tôi nhìn kỹ rồi bỗng nhiên reo lên: “Bác Giáo! Bác Giáo! Thật là bác đấy à?” Bà đẹp cười và đáp (bây giờ với giọng nhẹ nhàng): “Thì tôi chứ còn ai nữa! Gớm! Vợ chồng tôi hỏi thăm, đi tìm cậu mợ mãi. Hôm nay mới gặp. Mợ ấy đâu?”

Bố tôi mở cổng đưa bác Giáo vào nhà. Tôi lũn chũn theo sau.

Bố mẹ tôi cắt nghĩa mãi mà tôi vẫn không hiểu rõ liên hệ họ hàng giữa gia đình bác với gia đình tôi ra sao. Cái đầu óc ngu ngơ của tôi khó mà hiểu được những gì có tính hệ thống. Cũng chính vì vậy mà sau này khi học môn Thân Tộc Học ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn do giáo sư Bửu Lịch giảng dạy, càng đọc sách của thầy tôi càng không hiểu, càng nghe thầy giảng, đầu óc tôi càng rối mù.

Đại khái bác Giáo và mẹ tôi có họ với nhau. Bác vai chị, mẹ tôi vai em. Bác Giáo là hoa khôi trong họ. Lớn lên, bác lập gia đình với ông giáo Khôi, họ Vũ Anh. Từ đấy người làng, người họ gọi hai bác là ông bà Giáo.

Người lớn hàn huyên với nhau. Bố tôi thì bình thản ngồi nghe, thỉnh thoảng đưa đẩy mấy câu một cách từ tốn. Còn bác Giáo và mẹ tôi thì lâu lây lại lấy vạt áo chậm nước mắt. Mấy đứa bé chúng tôi thì lấp ló đứng nhìn. Qua câu chuyện tôi biết gia đình bác cũng rời Hà Nội đi tản cư, nhưng không về quê mà lại sống ở thành phố Nam Định. Cuộc sống cũng có phần thong thả.

Nghe chán, tôi bước ra ngoài thì gặp chị Bích Khuê. Không chờ cho chị hỏi, tôi “báo cáo” ngay: “Bà đẹp ấy là bác em đấy. Tên bác ấy là Giáo.” Chị Bích Khuê cười, bảo tôi: “Chị nghĩ Giáo là cách người ta gọi bác ấy thôi, chắc bác ấy hay chồng bác ấy là giáo học đấy.”

Bác Giáo ra về sau khi cho chúng tôi mỗi đứa mấy hào. Chị Bích Khuê cũng được bác cho hào, nhưng chị lễ phép từ chối mà không nhận.

Khoảng một tuần sau, bác Giáo lại đến. Hôm ấy bầu trời cũng nằng nặng, mây xám cũng là đà gần ngọn rặng xoan, đầu tôi cũng căng căng, quả tim tôi cũng thổn thức, tôi cũng tủi thân sắp khóc và cũng đã nhìn thấy cái gốc cây xoan… Bác Giáo đến, mọi sự tan biến cả.

Lần này có thêm bác giai và chị Ngọc Quế, con gái hai bác. Bác giáo Khôi người to lớn, lời ăn tiếng nói cũng to lớn. Bác ấy mà dạy học thì chắc học trò chết khiếp. Ấy thế mà trong câu chuyện của người lớn với nhau, tôi lại biết tính bác rất hiền và nuông học trò. Còn chị Ngọc Quế thì đẹp lắm. “Chị đẹp như cây quế!” Tôi cứ nghĩ thế dù không biết cây quế nó như thế nào.

Chà! Thật là khó khi so sánh hai chị Bích Khuê và Ngọc Quế xem chị nào đẹp hơn chị nào. Chị Bích Khuê đẹp thanh tao với dáng người mảnh mai, còn chị Ngọc Quế đẹp quý phái từ khuôn mặt cho đến điệu đi dáng đứng. Nhưng tôi không mất thì giờ so sánh lâu vì còn mải sung sướng vì có những cô chị đẹp như tiên giáng thế.

Hôm nay ba ông đàn ông nhắm rượu với nhau. Bác Giáo Khôi đem rượu đến. Bác bảo rằng rượu cất từ làng Hoàng Mai. Ông Hồng Châu, bố chị Bích Khuê vừa uống vừa hết lời xưng tụng thứ rượu quý. Bố tôi không nói gì, nhưng vừa uống vừa gật gù ra chiều tán thưởng. Thức nhắm chỉ có lạc rang, bánh đa và mấy bìa đậu phụ mộc chần nước sôi chấm mắm tôm. Thế mà ba ông có vẻ thích thú lắm.

Cánh phụ nữ vào trong bếp, gồm có bác Giáo gái, mẹ tôi, bà Hồng Châu, chị Bích Khuê, chị Ngọc Quế. Chị Liên phải bế em Nga ra vườn vì chả biết sao hôm nay em quấy lắm, thế là không được dự phần làm bếp. Anh Ngọc xin phép ra trước cửa chơi với mấy trẻ hàng xóm. Anh Tuấn vào nhà xứ giúp việc các cha. Mỗi người bận một việc. Việc tôi bận là đi theo chị Bích Khuê. Thế là tôi lọt vào trong bếp, ngồi thu lu một chỗ không dám làm quẩn chân người lớn.

Mẹ tôi bảo: “Hôm nay bà chị phải dạy cho chúng em và hai cháu đây nấu nồi bún thang cho ngon nhé. Cháu Quế ở gần mẹ, chắc cũng học được tí chút rồi, phải không?” Bác giáo nhìn chị Ngọc Quế rồi mắng yêu: “Nào có học được gì. Suốt ngày cái bút, quyển sách. Mà cứ buông ra thì lại gương với lược. Làm dáng thế mà chả biết có cậu nào bằng lòng bưng đi không!” Chị Ngọc Quế nghe thế thì cũng không thẹn thò gì, chỉ phản đối lấy lệ: “Ứ ừ, mẹ cứ nói thế. Con cũng biết bếp núc chứ. Với lại con chẳng muốn lấy chồng. Ở nhà để bố mẹ chiều thích hơn…”

Mẹ tôi can thiệp một cách nhẹ nhàng: “Tuần trước bác dặn em sắm những gì, em tuân lời, hôm nay đủ cả.”

Bác Giáo kiểm kê các thức, kỹ càng như nhà gái kiểm lễ vật của nhà trai hôm đám cưới. Xong xuôi, bác “phán”: “Đủ cả, mợ chu đáo thật… Nhưng còn thiếu cái món này…” Thế rồi bác mở cái làn vẫn xách theo bên mình, lấy ra một nắm nhỏ gói bằng lá sen. Dưới đôi mắt nhìn một cách lạ lùng của mẹ tôi, bà Hồng Châu, chị Bích Khuê và chị Ngọc Quế, bác Giáo mở lá gói, một nắm nhỏ chất gì hồng hồng xam xám mềm mềm lộ ra. Bác cắt nghĩa: “Đây là bí quyết làm cho nồi bún thang ngon, nước dùng ngọt đậm đà mà lại thanh thanh…”

Chị Bích Khuê bạo dạn hỏi: “Bẩm bà, gì thế ạ?” Bác Giáo cắt nghĩa: “Đây là những con sá sùng. Nó có nhiều tên lắm, có những tên nghe đến phát khiếp, nhưng tôi thích gọi nó bằng cái tên “địa sâm.” Nó có một chất ngọt kỳ diệu mà ai đã được mếm một lần sẽ không quên được. Tuy nhiên, cách làm nó để ra một món ăn thì công phu lắm, phải bỏ thì giờ nhiều và cần một đôi tay quen làm những việc tỉ mỉ. Bằng không những hạt cát vẫn còn lẫn trong mình nó thì không ăn được. Nguyên nó sống ở bãi biển, nằm sâu trong lòng cát. Bắt sá sùng phải đào những lỗ thật sâu thì mới bắt được. Tôi phải làm sẵn ở nhà rồi đem lại đây. Ở Nam Định, tôi dò la thì biết mấy hiệu phở nổi tiếng họ nấu nước dùng bằng xương bò nhưng cũng có cho thêm sá sùng vào. Bát phở ngon nhưng đắt hơn bát phở ở những hiệu bình thường rất nhiều.”

Thế rồi, bác Giáo như một vị nữ tướng điều binh, bác cắt đặt mỗi người một việc. Mà không cắt đặt như thế không được, vì chỉ riêng nước dùng thôi đã là bốn nồi. Một nồi luộc gà lấy nước. Một nồi luộc xương lợn; xương được tẩy hết mùi oi, chần qua nước sôi rồi sau đó mới cho vào nồi mà ninh. Một nồi luộc đầu tôm he đã rang khô với tôm khô, cho thêm một ít mực khô nướng và vài ba sợi râu mực. Còn sá sùng thì ninh một nồi riêng. Đích thân “nữ nướng” chăm sóc những nồi nước dùng này. Bác nói: “Nhát nữa, mình pha những thứ nước dùng này với nhau mới thành nồi nước dùng chính thức chan vào bát bún thang.” Vừa luộc gà, bác vừa căn dặn mẹ tôi: “Mợ nhớ cho gà vào nồi luộc, đến khi sôi thì cho vào một thìa hạt nêm, nửa thìa đường, một thìa muối và hành khô, thêm gừng đã nướng thơm, hạ nhỏ lửa để gà chín thấu bên trong. Sau đó vớt gà ra để nguội, dùng tay xé thịt ức thành sợi nhỏ. Còn da gà thì dùng dao sắc mà thái thành sợi lớn hơn.”

Trong khi đó mẹ tôi được bác cắt cho việc làm trứng tráng. Hai cái lòng đỏ trứng gà trộn lẫn với một cái lòng đỏ trứng vịt. Đánh cho đều rồi đổ vào chảo tráng thật mỏng. Tráng xong lấy ra thật khéo, nhẹ nhàng cuộn lại lỏng tay rồi lấy dao sắc thái chỉ. Làm xong trứng thì mẹ tôi thái giò lụa cũng thành sợi thật nhỏ. Sau đó mẹ giã tôm he đã rang khô cho tơi làm thành ruốc tôm.

Hai chị Bích Khuê và Ngọc Quế phụ trách việc làm rau: Hành chần để cả cây, rau mùi ta và rau răm thái nhỏ. Bác Giáo dặn hai chị không dùng rau húng vì vị nó mạnh quá, làm hỏng cái thanh tao của bát bún thang. Bác cũng dặn hai chị phải nhớ có củ cải phơi khô cho héo. Hai chị còn phải chuẩn bị bún nữa. Chỉ là thứ bún rối thôi, nhưng sợi bún vừa phải, không cứng mà cũng không quá mềm. Hai chị nhất nhất làm theo dưới sự giám sát của bà Hồng Châu, bà vừa giám sát vừa học hỏi. Nhưng chị Ngọc Quế nhìn thì quý phái mà tinh nghịch lắm. Con gà luộc vừa chín tới, được vớt ra, đặt vào một cái đĩa sứ để trên bàn; chị Ngọc Quế đợi lúc bác Giáo vừa quay đi là ngồi bệt xuống sàn bếp, hai chân xếp sang một bên, chắp hai tay đưa lên cao rồi lạy. Về sau tôi hỏi thì hoá ra chị bắt chước bác Giáo, mỗi khi nhà có cúng, giỗ thì có con gà bày trước bàn thờ gia tiên, bác Giáo ngồi bệt dưới sàn mà lạy bàn thờ. Chị Ngọc Quế lạy dẻo lắm. Khi nghe chị Bích Khuê và tôi phì cười thì bác Giáo quay lại. Chị Ngọc Quế đã đứng lên rồi, đang rất chăm chỉ thái rau. Bà Hồng Châu thì không mách tội tinh nghịch của chị Ngọc Quế.

Khi bác Giáo hỏi đến cà cuống và mắm tôm thì bà Hồng Châu nhanh nhẹn thưa: “Hai món này em có sẵn lắm, để trong chạn đây.”

Tất cả đã sẵn sàng. Gần một chục cái bát chiết yêu được bày ra. Những cái bát này được làm bằng sứ trắng ngần, mỏng tanh, vẽ hình một ông lão râu dài, một tay cầm quả đào to, một tay chống gậy, đứng dưới bóng cây tùng cổ thụ. Bộ bát chiết yêu này là bảo vật của gia đình tôi. Đi tản cư mà bố mẹ tôi vẫn cố gắng đem theo. Mỗi lần có khách quý, bố tôi lại dặn mẹ tôi đem bộ bát “tùng-đào-già” ra dùng.

Bốn nồi nước dùng đã được bác Giáo hoà chung với nhau theo một tỉ lệ cũng bí truyền, giờ bác cho mẹ tôi, bà Hồng Châu và hai cô thiếu nữ biết. Bún được lót trong lòng bát, chỉ quá phần thắt nhỏ lại của cái bát chiết yêu một chút. Bác Giáo chan nước dùng vào, thận trọng như cử hành một nghi thức tôn giáo. Bên trên, bác bảo hai cô thiếu nữ rắc rau thơm thái nhỏ rồi bày hành chần, giò lụa thái chỉ, trứng tráng thái chỉ, thịt gà xé nhỏ, da gà thái chỉ thành một vòng tròn. Giữa vòng tròn là một nhúm nhỏ ruốc tôm he. Bát bún thang với đầy đù màu sắc hoà hợp bốc khói thơm nghi ngút. Hai cô thiếu nữ thận trọng bưng cái khay, trên đó chỉ có một bát bún thang lên nhà trên. Vì mỗi lần khay chỉ có một bát bún thang thôi nên hai cô phải lên nhà trên, xuống nhà bếp mấy lần. Cái bàn xếp đầy những bát bún thang thơm, ngon và đẹp. Bên cạnh đó là hai bát nhỏ mắm tôm, hai ba đĩa củ cải ngâm, một đĩa ớt quả xắt nhỏ, đỏ thắm như son và lọ cà cuống có cắm một cái tăm.

Tất cả yên vị. Bố tôi dâng lời kinh nguyện. Gia đình bác Giáo và gia đình ông bà Hồng Châu ngồi nghiêm chỉnh “thông công.”

Bắt đầu bữa ăn mọi người cùng thận trọng nếm từng thìa nước dùng, gắp chút bún lẫn với những “phụ tùng” bên trên, sau khi đã cho vào bát chút mắm tôm và chấm vào một tăm cà cuống. Tất cả cũng lại nghiêm chỉnh như cử hành một nghi thức tôn giáo. Nhưng lưng chừng bữa ăn, không khí bắt đầu vui vẻ, cởi mở hơn. Đánh bạo, tôi hỏi bố: “Cậu ơi, tại sao lại gọi là bún thang hở cậu?” Bố tôi cười, trả lời: “Con nhà thầy thuốc mà lại hỏi như thế. Chúc có thấy bát bún thang giống như một thang thuốc cậu cắt cho bệnh nhân không? Thang thuốc có nhiều vị thuốc trộn chung với nhau, còn bát bún thang thì có rất nhiều món bày biện cạnh nhau, hoà hợp với nhau.” Bố tôi giảng cho tôi nhưng cũng là giảng cho tất cả các con cháu.

Bác Giáo Khôi, vì là ông giáo nên lắm chữ nghĩa. Bác giảng thêm: “Cậu Chánh nói thật đúng. Tuy nhiên cũng còn một cách khác giải nghĩa chữ “thang.” Theo Hán ngữ, “thang” có nghĩa là “canh.” Vua quan hay những nhà giàu có ngày xưa sau một bữa tiệc ê hề rượu thịt thì được nhà bếp bưng lên cho một bát “thang” để ăn cho nó nhẹ bụng. Bát thang ấy nấu cầu kỳ lắm nên người mình cũng gọi thứ bún cầu kỳ này là bún thang. Ấy là bát bún hôm nay còn thiếu món nấm đông cô và quả trứng muối. Hai món này nhiều nhà dùng tới, nhưng bà nhà tôi cảm thấy nó nặng nề sao ấy nên lược đi mà không cho vào.”

Thế là chúng tôi được học thêm một bài học về ngôn ngữ.

Bác Giáo gái nhìn mọi người ăn uống ngon lành, có vẻ mãn nguyện. Bác nói: “Cái món bún thang này rất đặc biệt và cầu kỳ, thỉnh thoảng mới nấu một lần. Thế mà có người lại cho rằng món này nấu vào những ngày đốt tết, bao nhiêu thức ăn ngày tết còn thừa lại thì dồn vào mà nấu. Nói như thế là “phạm thượng” với thần khẩu và không biết điều với các bà nội trợ, những người xem hạnh phúc của mình là làm những món ăn ngon và cầu kỳ cho chồng con thưởng thức. Vả, tục ngữ ta cũng có câu “đầu năm ăn cuốn, cuối năm ăn thang” chứ đâu phải ăn món này vào những ngày đốt tết.”

Mẹ tôi và bà Hồng Châu thì cứ xuýt xoa khen nước dùng thơm ngon quá và hết lời cám ơn bác Giáo gái đã truyền cho bí quyết nấu nước dùng này.
Ông Hồng Châu vốn là nhà thơ, ứng khẩu đọc hai câu lục bát:

“Thu về dùng bát bún thang,
Ngon sao ngon đến ngỡ ngàng miệng ai.”

Rồi ông hỏi: “Xin hỏi ông Chánh với lại ông Giáo, cái thứ làm cho món nước dùng ngon đến ngỡ ngàng miệng tôi lại có cái tên lạ lùng là “sá sùng.” Cái tên này ở đâu mà ra vậy?”

Trong khi bác Giáo Khôi gãi cằm tìm cách trả lời thì bố tôi đã nói: “Thực ra tên chữ Hán của nó là “sa trùng,” người mình đọc theo âm người Tàu họ nói là “sá sùng.” Sa là cát, trùng là các loại hình thể như con giun. Thành ra sá sùng, sa trùng là loài giun biển, chui dưới cát biển mà làm tổ.”
Cả ông Hồng Châu và bác Giáo Khôi đều đồng loạt nói: “À, ra thế!”

Ông Hồng Châu góp chuyện: “Tôi thì nghe nói cái thứ sá sùng này bổ dương, tốt cho quý ông. Có phải không ông Chánh?” Chả bố tôi là đông y sĩ mà.

Bác Giáo Khôi cười, nói to: “Cậu Chánh nhà tôi thì cần gì cái thứ sá sùng này. Nhà thầy thuốc, thiếu gì những vị bổ dương. Mợ Chánh nhỉ!”
Mẹ tôi xấu hổ đỏ hồng đôi má. (Lúc ấy tôi chả biết tại sao mẹ tôi xấu hổ.)

Bác Giáo gái nói: “Ông Giáo nhà tôi hôm nay nhắm rượu lại ăn bát bún thang có sá sùng nên nói năng tếu táo. Xin ông bà Hồng Châu với cậu mợ Chánh tha lỗi cho.”

Tôi thì chả để ý gì đến cái con sá sùng, sa trùng huyền bí, bổ lung tung kia, vì cứ để ý nhìn hai cô chị xinh đẹp. Chị Bích Khuê thì lim dim hai mắt, hình như chị nhắm mắt ngẫm nghĩ đến cái ngon, cái dịu, cái thanh, cái đẹp của bát bún thang. Chị Ngọc Quế thì hai mắt sáng long lanh, đôi má đỏ au còn miệng thì xuýt xoan khe khẽ vì chị vừa cắn phải (hay là chị cố ý, tôi không biết) một khoanh ớt đỏ như son, vị cay làm cong đầu lưỡi thanh xuân.
                               *
Sau bữa bún thang ấy cho đến nay, gần bảy mươi năm qua, chưa bao giờ tôi được ăn một bát bún thang ngon như thế, trong một bầu không khí thân mật, ngất ngây như thế.

Chiến cuộc khiến chúng tôi xa cách nhau. Rời quê hồi cư Hà Nội, gia đình tôi không gặp gia đình chị Bích Khuê, nhưng khi vào Nam đôi lần tôi loáng thoáng thấy chị mặc áo dài bằng lụa mỡ gà đi trên đường phố Sài Gòn. Hay là ông nhà thơ Nguyên Sa viết bài thơ “Áo Lụa Hà Đông” vì nhìn thấy chị Bích Khuê tôi:

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát,
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.”
(Mà tôi nhận vơ như thế thì đã sao!)

Thế rồi tôi bặt tin chị. Chị Bích Khuê à, chị có nhớ ngày xưa, lâu lắm rồi, chị đã hứa với một đứa bé mắc “chứng” tủi thân hay khóc là “chị bênh vực Chúc suốt đời” không? Em bây giờ bị cuộc đời bắt nạt nhiều lần, sao chị không bênh vực em? Hay chị mải nấu bún thang cho một cái miệng phong lưu nào đó thưởng thức và quên mất đứa bé hay tủi thân này?

Còn gia đình bác Giáo Khôi thì vào Nam, cũng ở Sài Gòn. Hai gia đình chúng tôi đi lại thăm nom nhau cũng thường. Một ngày kia, bác Giáo gái đến nhà tôi, dẫn theo chị Ngọc Quế. Mặt chị buồn trông đến não lòng, khuôn mặt chị trắng hơn bình thường còn đôi môi hồng dường như nhợt nhạt. Bác Giáo vào gian bên trong vì gian ngoài là phòng tiếp bệnh nhân của bố tôi. Trong khi chờ bố tôi tiếp xong người khách, hai mẹ con ngồi im lặng không ai nói với ai câu nào.

Khi bố tôi xong việc, bước vào gian trong thì bác Giáo nói với bố tôi một cách nghiêm nghị: “Đấy! Cháu cậu đấy! Cậu liệu mà dạy nó.” Rồi bác kể đầu đuôi câu chuyện. Bố tôi được tiếng là người nghiêm nghị nhất họ nên nhà nào có con cháu cần răn bảo cũng đều đem lên nhà bố tôi.

Tôi biết tò mò là điều rất xấu mà sao vẫn cứ quanh quẩn gần đấy để nghe lóm chuyện. Đại khái thì chị Ngọc Quế yêu một thanh niên kia mà theo lời bác Giáo thì cậu ấy không xứng đáng với chị. Trong khi hai bác sắp xếp cho chị một chỗ khác “rất xứng đáng” để chị nâng khăn sửa túi cho người ta thì chị không bằng lòng.

Bố tôi làm mặt nghiêm, lạnh lùng hỏi chị mấy câu. Chị lí nhí trả lời những gì tôi không nghe rõ. Đợi cho bác Giáo xuống bếp chuyện trò với mẹ tôi, bấy giờ bố tôi mới ân cần nói với chị một cách hiền từ: “Nếu cháu thực lòng yêu người ta, yêu đến độ dám đánh đổi tất cả những gì cho một tương lai an nhàn sung sướng thì cậu cũng khuyên cháu nên trung thành với người ta. Cậu sẽ tìm lời thưa chuyện với bố mẹ cháu. Chỉ có điều… chỉ có điều cháu là thân con gái, liệu mà giữ gìn…” Chị Ngọc Quế vâng dạ mà khuôn mặt vẫn buồn lắm.

Nhìn chị, tôi chỉ mong chị được vui tươi, hạnh phúc mãi. Tôi nhớ đến khuôn mặt chị hôm ba gia đình dùng bữa bún thang: mắt chị lấp lánh như sao, hai má hồng lên, đôi môi mọng đỏ xuýt xoa. Chị hạnh phúc và đẹp một cách nồng nàn.

Tôi không biết những quả ớt của cuộc đời có làm cho chị Ngọc Quế tôi nếm vào mà thấy hạnh phúc không.

Quyên Di

*** Bài viết của nhà văn Quyên Di còn tô bún thì là của trò Kỳ.   Lol

[Image: DD52-FEB9-534-B-404-D-82-EA-2-FA232527-CA0.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
(2021-10-20, 06:17 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Đắn đo suy nghĩ nãy giờ kg biết nên post bài này kg vì hôm nay bên quán cơm nghèo của thầy tôi vỏn vẹn có hai trái bắp.   Lol

..............

BỮA BÚN THANG MÙA THU



*** Bài viết của nhà văn Quyên Di còn tô bún thì là của trò Kỳ.   Lol

[Image: DD52-FEB9-534-B-404-D-82-EA-2-FA232527-CA0.jpg]

Tô bún của trò nhìn đẹp nhưng thầy đành gặm bắp vì thầy kỵ ... tôm  Lol . Ngày xưa tôm là wild caught nên ngon ơi là ngon bây giờ toàn tôm nuôi ăn không có gì ngon lành, hay tại thầy khó chịu  Wink .
Reply
(2021-10-20, 07:09 PM)phai Wrote: Tô bún của trò nhìn đẹp nhưng thầy đành gặm bắp vì thầy kỵ ... tôm  Lol . Ngày xưa tôm là wild caught nên ngon ơi là ngon bây giờ toàn tôm nuôi ăn không có gì ngon lành, hay tại thầy khó chịu  Wink .

Lol

Dạ khi chiều trò cứ phân vân mà trò nhớ ra người kia có lần nói thầy kg thích tôm nên trò ghẹo thầy tí.    Lol

Thật ra khi trò đọc bài này cách tác giả dùng chữ nghĩa của người Bắc xưa làm trò nghĩ đến thầy vì có hai thầy trò Châu Bá Phai mình là còn chút đặc trưng của người Bắc cổ ở đây thôi.  Mấy chữ như “bác cả, cậu, mợ, etc…” trong nhà trò nghe từ nhỏ đến lớn nên đọc thấy gần gũi gì đâu á, vừa đọc vừa liên tưởng đến cô Bích Khuê, cô Ngọc Quế môi đỏ ná hồng, quần lĩnh áo tứ thân xinh như mộng làm cậu Chúc bẽn lẽn đứng bên cây xoan ngắm mấy chị.   Lol
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Tử Kỳ  Tulip4 Tulip4 Tulip4

Không có chuyện gì, chỉ vào nịnh nịnh TK 1 cái

kakaka...  Lol
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
(2021-10-20, 11:09 PM)RungHoang Wrote: Tử Kỳ  Tulip4 Tulip4 Tulip4

Không có chuyện gì, chỉ vào nịnh nịnh TK 1 cái

kakaka...  Lol

Uhm TK biết rồi, "nịnh nịnh" xong rồi thì sao nữa?   Lol Tulip4
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Theo thầy Thích Nguyên Tạng (chùa Pháp Vân, Gia Định, Sài Gòn, nay định cư tại Melbourne, Úc Châu), Bùi Giáng tự ghi tiểu sử của mình cho thầy trong cuốn sổ tay vào buổi trưa ngày 10/11/1993 như sau:

TIỂU SỬ TỰ GHI
( 1926-1998 )

1926 - được bà mẹ đẻ ra đời

1928 - bị té bể trán, vết sẹo còn nguyên kỷ niệm, hai năm trời chết đi sống lại

1933 - bắt đầu đi học a, b, c... trường làng tại Thanh Châu với Thầy Cù Đình Qúy

1936 - học trường Bảo An với thầy Lê Trí Viễn

1939 - ra Huế học tư thục với những thầy Cao Xuân Huy, Trần Đình Đàn, Hoài Thanh Nguyễn đức Nguyên, Đào duy Anh, vân vân

1940 - về Quảng Nam chăn bò

1942 - trở ra Huế, vì nhớ nhung gái Huế

1949 - nhập ngũ , bộ đội công binh. Hai năm sau giải ngũ

1952 - vào Sài gòn, 1955 (57) khởi sự viết về Nguyễn Du và một vài nhận xét về Truyện Kiều và một vài nhận xét về Bà Huyện Thanh Quan, một vài nhận xét về Chinh Phụ Ngâm...(TÂN VIỆT xuất bản)

1957 - TÂN VIỆT xuất bản :giảng luận về Tản Đà Nguyên Khắc Hiếu, giảng luận về Chú Mạnh Trinh, giảng luận về Tôn Tho Tường và Phan Văn Trị.

1962
Tập thơ Mưa Nguồn
Tư Tưởng Hiện Đại

1963
Lá Hoa Cồn (thơ)
Ngân Thu Rớt Hột (thơ)
Màu Hoa Trên Ngàn (thơ)
Martin Heidegger và Tư Tưởng Hiện Đại (hai tập) (do đứa em ..)

1965 - nhà cháy mất trụi bản thảo
In vội vàng Sa Mạc Phát Tiết (An Tiêm)
Dialogue (viết Avant propos (viết giúp cho Nhất Hạnh, Lá Bối) và Lettre à René char) (Lá Bối in)
Sa Mạc Trường Ca (An Tiêm in bản)

1968 - 68
Dịch Martin Heidegger Erlauteninger gu Heidergger dich. Giảng giải về thơ.
(Lời, Cố Quận (An Tiêm) Lễ Hội Tháng Ba) (Quế sơn Võ Tánh)
Con Đường Ngã Ba (An Tiêm)
Bài Ca Quần Đạo (Nguyễn Đình Vương)

1969 - Bắt đầu điên rực rỡ

1970
1. Lang Thang Du hành Lục Tỉnh (Khách sạn Long xuyên Bà Chủ cho ở đầy đủ tiện nghi không lấy tiền)
2. Gái Châu Đốc Thương yêu và Gái Long Xuyên Yêu dấu
3. Gái Chợ Lớn Khiến bị bịnh lậu (bịnh hoa liễu)

1971 - 75 - 93
Điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang
Rong chơi như hài nhi (con nít)
Được gia đình ông Phó Chủ Tịch (482) Lê Quang Định, Hội Đồng Thành Phố đối xử thơ mộng thênh thang.
Kính dâng Kim Thúy, Kim Hồng, Kim Hoa, đôi lời rốt cuộc...
Bình sinh mộng tưởng vấp phải niềm thương yêu của Kim Cương Nương Tử, Hà Thanh Cố Nương và Mẫu Thân Phùng Khánh (tức Trí Hải Ni Cô)
Do đâu mà ra được như thế?
Đáp: Có lẽ đầu tiên kỳ tuyệt là do ân nghĩa bốn bề thiên hạ đi về tập họp tại Già Lam, Vạn Hạnh và Long Huê và Tịnh Xá Trung Tâm và Pháp Vân và xiết bao Chùa Chiền Miền Nam nước Việt, không biết nói sao cho hết.

22-8-93

[Image: 246880057-544138153672033-7747678578607610650-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Trình độ ngoại ngữ của chú xích lô ở Sài Gòn xưa.   Tulip4

[Image: 247021119-947083322826597-8230769935327185143-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
9 BÀI HỌC TÂM ĐẮC TỪ "HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG" của giáo sư Nguyên Phong

1. Bất cứ việc gì cũng có thể xảy ra và thiên nhiên là ông thầy rất tốt.

2. Bạn phải cởi bỏ các thành kiến sẵn có thì mới mong học hỏi được những điều mới lạ.

3. Trở ngại lớn nhất của những người luyện tâm rèn chí là sự kiêu ngạo và óc chỉ trích.

4. Trở ngại thứ hai là sự nông nổi, làm việc này chưa xong đã nhảy sang việc khác.

5. Thay vì tìm một chân lý tuyệt đối, hãy tìm sự tuyệt đối nơi mình. Vì chân lý là để sống chứ không phải để dạy.

6. Con đường giải thoát đòi hỏi sự can đảm và nỗ lực cá nhân, vì không đường nào giống đường nào.

7. Bất cứ một sự cởi bỏ nào cũng làm nhẹ gánh, vật chất là một nô bộc tốt nhưng là một chủ nhân rất xấu.

8. Sự phung phí hôm nay dọn đường cho sự đau khổ ngày mai.

9. Một con chó gặm xương bị trầy miệng, chảy máu, nó lại tưởng máu xuất phát từ khúc xương. Chúng ta cũng thế, cứ tưởng sẽ được hạnh phúc khi chạy theo những vật ngoại giới.

Lượm

[Image: 7433-C5-B8-CE72-49-D9-816-A-2-BB0740-C4582.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
DI HUẤN CỦA MỘT BẬC CHÂN TU

“Sau khi tôi theo hầu Phật Tổ thì không được tổ chức tang lễ linh đình, nghi lễ hết sức giản đơn, ngắn ngày theo truyền thống đạo Phật và tổ chức tại chùa Viên Minh. 

“Đề nghị không vòng hoa phúng điếu, không tiểu sử dài dòng, không tiêu tốn thời gian và tổn hại công đức của Tăng Ni và Phật tử. 

“Nếu quý vị tưởng nhớ tới tôi thì niệm danh hiệu Phật và tụng thời kinh tại trụ xứ của mình hồi hướng công đức cho thế giới hoà bình, nhân sinh an lạc”

Khẩu dụ của Đại lão hoà thượng Thích Phổ Tuệ vừa được Giáo hội nhắc tới trong thông bạch đặc biệt.

Đúng là di huấn của một bậc chân tu.

Di nguyện của Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ:

https://phatgiao.org.vn/di-nguyen-cua-du...49384.html

[Image: 247572717-10226281718018941-2169800125621710375-n.jpg]

[Image: 246375430-2010120545832253-3669299388859578178-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Cây đàn guitar được tạo ra bởi hơn 7000 cây do một người đàn ông trồng ở Argentina để tưởng nhớ người vợ quá cố của mình.

Ngày trước khi Pedro Martin Ureta và vợ bay qua cánh đồng Pampas trông giống như một cái thùng đựng sữa, Graciela, vợ của Pedro Ureta, đề nghị chồng tạo ra một thiết kế riêng trên cánh đồng của mình. Ureta thực sự không bao giờ có thời gian để nghĩ đến việc biến cánh đồng của mình thành một tác phẩm nghệ thuật, và nói với cô rằng họ sẽ tạm dừng việc đó cho đến khi cả hai có thêm thời gian. Năm 1977, Graciela bất ngờ qua đời vì chứng phình động mạch não, và giấc mơ của cô đã vĩnh viễn mất đi.

Đau lòng vì mất đi người vợ yêu quý, vài năm sau, Ureta bắt đầu thiết kế một cây đàn guitar trên cánh đồng của mình mà có thể nhìn thấy từ trên cao bằng máy bay. Ông quyết định thiết kế vì người vợ quá cố của ông rất thích chơi đàn và ông muốn tưởng nhớ bà trên mảnh đất của mình.

Làm việc không mệt mỏi để trồng và chăm sóc cây, Ureta đã tạo ra một hình dạng cây đàn hoàn hảo, dài 2/3 dặm ~ 1km, với một lỗ hình ngôi sao ở giữa. Sử dụng chủ yếu là cây bách để tạo thành đường viền, Ureta đã sử dụng cây bạch đàn xanh để làm điểm nhấn cho các dây trên cổ của cây đàn guitar. Dễ dàng nhìn thấy từ máy bay, cây đàn guitar mang lại niềm vui cho nhiều người khi bay ngang trên bầu trời Pampas.

Hình ảnh cây đàn tượng trưng cho tình yêu bất diệt.

If you understand love is a green leaf. Surely you will understand the pain of falling leaves.

Nếu em hiểu tình yêu là chiếc lá xanh tươi
Chắc em sẽ hiểu nỗi đau mùa lá rụng”.  – Becxono

Lượm

PS.  Nhìn “cây đàn” làm nghĩ tới thầy tôi và sư huynh tôi.   Shy

[Image: C73732-B1-D0-B8-4970-A7-C5-13-D371879357.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply