Lượm Lặt Ngày Tết- Mâm cỗ ngày Tết
#1
Món thịt kho tàu có cần phải khen vậy không ta?
17/01/2021

Mùi Tết của gia đình tôi đến bắt đầu từ mùi thơm... nồi thịt kho tàu! Tất nhiên khi nói vậy có hơi quá đáng một chút vì có vẻ như loại bỏ những yếu tố thời gian, không gian do tạo hóa mang lại.
  •  
[Image: photo-1-1610875532271284925534.jpg]


Nhưng từ nhỏ và cho đến bây giờ, mùi thơm của nồi thịt kho tàu vẫn làm tôi biết Tết đã đến.
Ấy là khi mẹ tôi đi chợ về với một cục thịt ba rọi, hai chục trứng vịt tươi và trái dừa xiêm nằm trong giỏ. Không cần mẹ phải nói, tôi biết là bà sắp chuẩn bị một nồi thịt kho tàu cho Tết.
Gia đình nghèo nên những ngày thường nồi thịt kho tàu đã hiếm hoi vì thịt kho tàu là phải có thịt mà thịt là thứ thực phẩm "quý hiếm" cho một gia đình lao động đông con.
Bữa cơm hằng ngày thường là cá, là mắm, là ba khía, là rau tập tàng luộc chấm nước mắm kho quẹt nên một nồi thịt kho tàu thường tượng trưng cho những ngày quan trọng, những ngày lễ nghĩa với tổ tiên với trời phật, những ngày mà các đứa con được tiếp xúc với thịt một cách cụ thể đếm được bằng số lượng.
Trong mâm cúng trưa 30 món thịt kho tàu gần như là món chính mà má tôi dâng cúng cho ông bà. Và nó cũng sẽ là món chủ lực đi suốt gia đình tôi trong nhiều ngày Tết - cho đến tận giọt nước thịt kho cuối cùng được vét bằng những mẩu bánh mì quọt quẹt tận đáy nồi.
Cũng tất nhiên thôi, cho đến tận tuổi cổ lai hy tôi thấy nồi thịt kho tàu của mẹ tôi vẫn là số một.
"Dù đi trăm núi ngàn sông ấy
Chỉ có mơ về mâm cơm xưa
Bóng mẹ ngàn thu như ngồi đấy
Bếp lửa chiều xuân ướp ấm êm…"
Tôi biết, có rất nhiều sự thiên vị không hề nhỏ khi chỉ độc tôn nồi thịt kho tàu ngày Tết của mẹ tôi. Ngày Tết nhà nào ở miền Nam này lại thiếu nồi thịt kho tàu. Đi đâu và đến gia đình nào, nếu trúng bữa thì cũng sẽ thịt kho tàu, dưa giá, canh khổ qua dồn thịt. Nồi thịt kho tàu gần như tượng trưng cho mâm cỗ Tết, là món ăn chính của các gia đình miền Nam.
Chỉ cần có nồi thịt kho, hâm đi hâm lại hàng ngày là họ có thể thoải mái rong chơi ta bà ba ngày Tết mà không phải lo đến chuyện nấu nướng trong những ngày có níc-nêm là mùng.
Chất liệu chính để nấu nồi thịt kho thì nhà nào cũng như nhà nào nhưng tài nghệ kho cho ra hồn nồi thịt thì lại rất khác nhau.
Cũng thịt ba rọi, hột vịt, dừa xiêm. Chỉ hơn nhau là bao nhiêu ký thịt, bao nhiêu trứng hột vịt ở trong nồi và cách ướp gia vị cho những nguyên liệu ấy. Có người cho rằng ướp đường cho những cục thịt ba rọi trước khi kho thì sẽ làm cho mỡ trong hơn, ăn bùi hơn.
Có người thì cho rằng nên ướp mật ong rồi vắt chanh ướp thịt sẽ làm cho thịt ngọt và thanh. Rồi nào là tỏi, hành, nước mắm ngon, nước màu ướp thêm vào kho rục.
Nồi thịt kho tàu không chỉ ăn trong ba ngày Tết mà còn thể kéo dài trong nhiều ngày, có khi cho tới hết mùng. Càng kho lâu thì trứng vịt càng ngon, miếng thịt trở nên mềm rục, miếng mỡ của thịt càng phao, bỏ vào miệng như tan đi chất béo, chất ngậy.

Khi nồi thịt bị tụi nhỏ dùng đũa "tiêu diệt" gần hết mà nước kho thịt còn nhiều, mẹ tôi mua cá lóc, tàu hủ bỏ vào để cá và tàu hủ hấp thu phần nước cốt ấy. Hết thịt ăn cơm với tàu hủ, với cá vẫn thấy ngon.
Chỉ một nồi thịt kho tàu là bao nhiêu cách nấu. Nhưng tôi chỉ thấy nồi thịt của mẹ tôi kho là ngon nhất vì do chính bàn tay mẹ tôi cắt từng cục thịt, gỡ bỏ vỏ từng cái hột vịt, ướp hành tỏi, đường… Thật thơm sao bàn tay của mẹ! (Sao hồi mẹ còn sống chẳng nhận ra điều này kìa?).
Người mẹ miền Nam nào cũng biết cách nấu một nồi thịt kho tàu. Nhưng chẳng ai biết tại sao được gọi là thịt kho tàu. Đơn giản nhất là nghĩ rằng cách kho thịt và hột vịt nầy do người Tàu truyền lại. Nhưng những gia đình người Tàu chính gốc trong Chợ Lớn thì chẳng thấy ai có một nồi thịt kho tàu để ăn tết mà họ thay thế bằng thịt lạp, bằng lạp xưởng, bằng thịt vịt khô...
Trong các món ăn của người Hoa chưa bao giờ thấy dùng nước dừa để nêm nếm. Còn thịt kho tàu của dân ta thì lại luôn kho bằng nước dừa. Nước mắm cộng với nước dừa khi kho thịt sẽ bốc một mùi thơm rất là đặc trưng của món ăn nầy.
Chính nước mắm pha với nước dừa kho thịt với hột vịt lâu ngày sẽ tạo thành một loại nước chan cơm, một loại nước dùng không thể nào quên để chấm với bánh tráng cuộn dưa giá, một chút mỡ, một chút thịt hoặc bèo lắm là mua ổ bánh mì không ăn cũng rất là không chê được. (Chảy nước miếng rồi nghe).

[Image: thit-kho-tau-2-1579262584058568488664.jpg]
Món này có cần phải khen vậy không ta ?!?

Đó là một loại nước chấm không mặn, không lạt mà lờ lợ. Chính sự lờ lợ của loại nước trong nồi thịt kho hột vịt đã giải thích cho chữ tàu.
Theo nhà văn Bình Nguyên Lộc thì chữ "tàu" nói theo ngôn ngữ miền tây có nghĩa là "mặn ngọt lờ lợ". Những dòng sông có nước lờ lợ như sông Cái ở phía trên thì dân Nam Bộ gọi là sông Cái Tàu thượng, sông Cái ở phía dưới thì gọi là sông Cái Tàu hạ, sông Lòng ở Cần Giờ thì gọi là sông Lòng Tàu vì những sông này có nước lờ lợ.
Còn GS Trần Văn Khê đã xác định rằng món thịt kho "tàu" hóa ra lại là "ta" hoàn toàn.
Thưởng thức nồi thịt kho tàu không chỉ bằng vị giác của lưỡi, của khứu giác, thị giác mà còn cả một tâm thế háo hức, chờ đợi.
Trưa ba mươi, chờ mâm cỗ cúng ông bà về ăn Tết tàn cây nhang thì lũ trẻ con mới được khai muỗng, múa đũa vào cục thịt kho tàu ngậy những mỡ, nằm tắm trong xâm xấp nước màu hổ phách, thơm lừng lẫy, vang dội võ lâm thực khách.
Không phải món thịt kho tàu chỉ có vào những ngày Tết. Những quán cơm tấm ngày, cơm tấm đêm, quán cơm trưa thì món thịt kho tàu cũng nằm trong thực đơn làm thực khách chảy nước miếng.
Nồi thịt kho tàu không làm nên cái Tết nhưng chắc chắn Tết phải có nồi thịt kho tàu. Nồi thịt kho tàu trong những ngày Tết quả thật là… "bá chấy bọ chét".
Có cần phải khen vậy không ta ?!?

LÊ VĂN NGHĨA

Reply
#2
thêm dĩa dưa chua là sẽ tốn nhiều cơm Grinning-face-with-smiling-eyes4 . Oh nguo*`i nam ( miền tây ) ăn thịt kho nuo*'c dừa vo*'i bún .  Thumbs-up4
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam ...

Reply
#3
(2021-01-18, 01:39 PM)guest1221 Wrote: thêm dĩa dưa chua là sẽ tốn nhiều cơm Grinning-face-with-smiling-eyes4 . Oh nguo*`i nam ( miền tây ) ăn thịt kho nuo*'c dừa vo*'i bún .  Thumbs-up4

Yahhhh, thịt và hột vịt thêm dưa chua, dưa giá nữa là quá đã đó anh G1221. Yummmyyy!!!!

Nhà Mm không ăn thịt kho nuơ'c dừa với bún nhưng ăn cà ri nước dừa với bún cũng ngon lắm.

Cheer

Reply
#4
Chị Mimo sưu tầm cúng ông táo làm sao đi chị Tulip4
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc 
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Reply
#5
(2021-01-19, 10:36 AM)TeaOla Wrote: Chị Mimo sưu tầm cúng ông táo làm sao đi chị Tulip4

À, Tea nhắc Mm mới nhớ để đi tìm chuyện về Ông Táo .
Thankyou  

Cái Icon Thank you này dùng cho nữ được mà nhiều khi cho mấy ông tự dưng dùng nó thấy ....hơi kỳ kỳ nhí nhanh nhí nhảnh sao ấy em ạ... Wink Lol
nên mods tìm thêm Icons TY khác thêm vô cho dễ dùng nha Thankyou

lại nó nữa..  Lol Rollin Rollin

Reply
#6
Tìm hiểu phong tục cúng ông Công ông Táo của người Việt


Mỗi năm đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường làm mâm cỗ cúng đưa ông Công, ông Táo về trời. Đây là một nét đặc sắc trong văn hóa của người Việt vẫn luôn được gìn giữ qua bao đời.

Sự tích ông Công ông Táo
Theo quan niệm của cha ông ta từ xa xưa, Thần Táo Quân bao gồm "2 ông 1 bà" (gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo).
Gắn liền với quan niệm này là sự tích dân gian kể về gia đình Thị Nhi và Trọng Cao. Hai vợ chồng lấy nhau mãi mà không có con, Trọng Cao vì chuyện này mà cộc cằn, đánh vợ rồi đuổi đi. Thị Nhi sau khi bỏ nhà đi tới xứ khác gặp được Phạm Lang. Hai bên tâm đầu ý hợp rồi kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì bắt đâu ân hận và lên đường tìm kiếm vợ. Nhưng ngày dài đường xa, Cao hết tiền hết gạo phải trở thành kẻ xin ăn dọc đường.  Tới ngày nọ, chàng ta xin ăn tới nhà của Thị Nhi. Đúng lúc này Phạm Lang đi vắng, Nhi nhận ra chồng cũ mời vào nhà cơm nước đầy đủ. Không may đúng lúc Phạm Lang trở về, nàng đành giấu Cao dưới đống rạ sau vườn để tránh điều thị phi. Chẳng ngờ đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy chồng cũ bị thiêu chết, Nhi lao mình vào lửa tự vẫn. Phạm Lang cũng vì thương xót vợ mà nhảy vào chết theo.
Ngọc Hoàng thương tình 3 kẻ sống có nghĩa có tình nên phong cho làm ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong nhà. Bên cạnh đó còn có ông Công là vị thân cai quản đất đai cũng được người dân tiễn lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. 
 
[Image: su-tich-ong-cong-ong-tao.jpg]
Hình tượng ông Táo dựa trên sự tích 3 ông 1 bà
 
Ý nghĩa phong tục cúng ông Công ông Táo
Quan niệm dân gian cho rằng ông Công, ông Táo vốn được ông Trời phái xuống theo dõi và ghi chép các việc thiện - ác của loài người. Và bởi vậy, các vị Táo quân lên chầu vào ngày 23 là nhằm báo cáo lại việc làm của con người trong suốt năm đó để Thiên đình định công tội, thưởng phạt. 
Như vậy ông Công, ông Táo chính là các vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình (dựa trên đạo lý, lối sống của con người). Với mong muốn được Thần Bếp phù hộ mà người ta làm lễ đưa Táo Quân lên chầu hết sức long trọng.
 
[Image: cung-ong-cong-ong-tao.jpg]
Ông Công ông Táo lên trời để báo cáo chuyện gia đình trong suốt 1 năm

Những thứ cần chuẩn bị cho lễ tiễn ông Công ông Táo
Mâm cúng ông Công ông Táo thường rất đủ đầy; có hương, hoa, oản, quả, cau, trầu; cùng cỗ xôi, gà, giò, nem, canh măng miến... và không thể thiếu một bộ mã ông Công và ba bộ mã ông Táo. Bộ mã này tùy từng năm theo ngũ hành mà khác nhau; có năm áo - mũ - hia dùng màu vàng, có năm lại màu xanh... Những đồ "vàng mã" này sẽ được đốt đi sau lễ cúng.
 
[Image: tha-ca-ngay-ong-tao.jpg]
Cá chép, cá vàng được thả sau khi làm lễ cúng
 
Ngoài ra, ở miền Bắc các gia đình cũng mua thêm 3 con cá chép (hoặc cá vàng) thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Sau khi làm lễ thì đem ra sông thả, chúng được coi như là phương tiện đưa các Ông lên trời. Ngoài ra hình tượng cá chép cũng truyền tải khát vọng "cá chép hóa rồng" ngụ ý thăng hoa, tinh thần bền lòng chinh phục tri thức và sự thành công.
Ở miền Trung thì thường cúng một con ngựa giấy đầy đủ yên cương; riêng miền Nam chỉ cúng áo, mũ giấy là đủ.
 
[Image: mam-co-ong-cong-ong-tao.jpg]
Mâm cỗ cúng đủ đầy phong vị ngày Tết


Cúng tiễn Táo Quân vào giờ nào?
Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, như vậy có thể làm từ trưa ngày 22 tháng Chạp cho tới trưa hôm sau. Bởi theo dân gian thì sau 12 giờ trưa ông Táo đã lên chầu trời sẽ không nhận được đồ cúng nữa. 
Khi khấn người ta thường không cầu xin phú quý hay no đủ mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt cho gia đình, tránh các điều không hay.
 
[Image: mam-co-cung-ong-cong-ong-tao.jpg]
Lễ cúng Táo Quân có thể diễn ra từ trưa ngày 22 tháng Chạp
 
Phong tục cúng ông Công ông Táo là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Ngày lễ mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống trong các gia đình, truyền tải những mong ước tốt đẹp và góp phần gia tăng thêm hương vị ngày Tết ở Việt Nam.

Reply
#7
(2021-01-19, 11:04 AM)Mimo Wrote: À, Tea nhắc Mm mới nhớ để đi tìm chuyện về Ông Táo .
Thankyou  

Cái Icon Thank you này dùng cho nữ được mà nhiều khi cho mấy ông tự dưng dùng nó thấy ....hơi kỳ kỳ nhí nhanh nhí nhảnh sao ấy em ạ... Wink Lol
nên mods tìm thêm Icons TY khác thêm vô cho dễ dùng nha Thankyou

lại nó nữa..  Lol Rollin Rollin



Thankyou Rollin Rollin

Reply
#8
(2021-01-19, 11:19 AM)SugarBabe Wrote: Thankyou Rollin Rollin



Bởi Mm nói em icon Thanhk you này cứ nhí nha nhí nhảnh như tuổi teen í....

...mà già như Mm mỗi lần dùng thấy ...heeheehee....ngại ghia đi Rolling-on-the-floor-laughing4 Rollin

Reply
#9
(2021-01-19, 11:12 AM)Mimo Wrote: Tìm hiểu phong tục cúng ông Công ông Táo của người Việt


Mỗi năm đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường làm mâm cỗ cúng đưa ông Công, ông Táo về trời. Đây là một nét đặc sắc trong văn hóa của người Việt vẫn luôn được gìn giữ qua bao đời.

Sự tích ông Công ông Táo
Theo quan niệm của cha ông ta từ xa xưa, Thần Táo Quân bao gồm "2 ông 1 bà" (gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo).
Gắn liền với quan niệm này là sự tích dân gian kể về gia đình Thị Nhi và Trọng Cao. Hai vợ chồng lấy nhau mãi mà không có con, Trọng Cao vì chuyện này mà cộc cằn, đánh vợ rồi đuổi đi. Thị Nhi sau khi bỏ nhà đi tới xứ khác gặp được Phạm Lang. Hai bên tâm đầu ý hợp rồi kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì bắt đâu ân hận và lên đường tìm kiếm vợ. Nhưng ngày dài đường xa, Cao hết tiền hết gạo phải trở thành kẻ xin ăn dọc đường.  Tới ngày nọ, chàng ta xin ăn tới nhà của Thị Nhi. Đúng lúc này Phạm Lang đi vắng, Nhi nhận ra chồng cũ mời vào nhà cơm nước đầy đủ. Không may đúng lúc Phạm Lang trở về, nàng đành giấu Cao dưới đống rạ sau vườn để tránh điều thị phi. Chẳng ngờ đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy chồng cũ bị thiêu chết, Nhi lao mình vào lửa tự vẫn. Phạm Lang cũng vì thương xót vợ mà nhảy vào chết theo.

Ngọc Hoàng thương tình 3 kẻ sống có nghĩa có tình nên phong cho làm ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong nhà. Bên cạnh đó còn có ông Công là vị thân cai quản đất đai cũng được người dân tiễn lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. 
 ...........

Nhân đọc lại bài này của Mama Tổng quản, xin được 888 thêm một chút cho vui.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

- Nhiều người thắc mắc tại sao lại có cái chết của cùng một lúc đến ba người như trong trường hợp này. Thật ra nó đều bắt nguồn từ diễn biến tâm lý của mỗi nhân vật. Ông chồng cũ cứ nghĩ thôi thì ráng nằm trong đống rơm này, chờ khuya khuya vắng vẻ sẽ âm thầm chui ra, lẳng lặng mà đi thôi. Nằm trong đống rơm mà cứ nghĩ, Tình đôi ta tuy vẫn nặng nhưng duyên chúng mình thì dường như đã hết, em giờ đã có hạnh phúc mới, được anh chồng sau cưng chiều hết mực, thôi thì đường dài hạnh phúc cầu chúc cho em nhiều điều tốt đẹp, nếu có yêu nhau thì xin hẹn kiếp lai sinh mình sẽ tái nạm gầu gân tiếp, chắc chắn anh sẽ "rút kinh nghiệm" mà không đối xử tệ bạc với em, Tóc mai sợi vắn sợi dài, ở với nhau chẳng đặng, xin thương hoài ngàn năm...

Đang nằm suy nghĩ linh tinh trong đống rơm, ngờ đâu anh chồng sau ăn tối xong đứng xỉa răng sau nhà, chợt thấy đống rơm to mới nghĩ đến việc còn đám ruộng thiếu phân chưa bón ngày mai, thế là tiện tay quăng vào một mồi lửa cho rơm cháy thành tro để bón ruộng. Vì cái chuyện vô tình này mà gây khó cho anh chồng cũ. Ai cũng biết rơm khô mà, gặp lửa giữa sân trống thì nó cháy nhanh đến cỡ nào rồi, Chỉ khi thấy lửa cháy đến ...ít rồi thì anh chồng cũ chỉ còn hai lựa chọn, một là xách quần chạy ra để thoát chết, hai là nằm im tại chỗ, chấp nhận làm cá lóc nướng trui để bảo toàn danh tiếng cho người mình yêu thương. Chạy ra thì vợ mình sẽ mang tiếng là giấu trai trong nhà khi chồng đi vắng, cũng rất khó thanh minh thanh nga cho nàng... Nhưng diễn biến trái chiều ấy nó diễn ra nhanh lắm luôn, chạy ra ở lại, ở lại chạy ra... nó chỉ diễn ra trong vài chục giây thôi. Cuối cùng thì thà chết, chết cháy nữa mới ghê. Có đôi khi tui thử tự đặt mình vào vị trí của anh chồng cũ mà thử tưởng tượng ra cái cảnh mình bị thiêu sống, cứ nghĩ đến cái cảnh mỡ nó chảy ra rồi nó cháy kêu xèo xèo, ý ẹ.e... ghê quá đi...  Grinning-face-with-smiling-eyes4

- Lại bàn về tâm lý chị vợ. Khi thấy anh mới đốt cái đống rơm có anh cũ nằm ở trỏng thì cái suy nghĩ duy nhất của chị ấy có trong đầu chỉ là một trường hợp thôi, nóng quá ảnh sẽ chạy ra. Chắc cú luôn. Bởi ai mà chịu cho nỗi cái cảnh lửa nó đốt mình, không tin ông nào ngon thử leo dzô trỏng tui đốt thử cho coi, không chạy ra tui con mấy ông liền.  Rollin  Bởi vậy chờ lâu quá mà không thấy ổng chạy ra thì người vợ chỉ còn mỗi một suy nghĩ trong đầu thôi, ông này thà chết chứ không chịu hy sinh chạy ra, để cho mình khỏi mang tiếng với người mới, với miệng đời. Mà miệng đời thì nó ghê gớm lắm luôn, làm sao sống cho nổi với những cặp mắt nghi ngờ của thiên hạ, mỗi sáng có xách giỏ đi chợ thấy hàng xóm nó nhìn mình với cặp mắt mang hình viên đạn là muốn nổi điên lên rồi, muốn móc mắt nó liền...  Grinning-face-with-smiling-eyes4  Thôi thì nhảy vào chết chung với người đã vì mình mà chịu hy sinh kia cho nó trọn tình trọn nghĩa, anh ơi là anh, sống không được gần nhau thì mình nguyện làm ma làm cỏ bên nhau là ok rồi anh hén....  Crying-face4

- Cuối cùng là phân tích tâm lý của anh chồng mới. Anh này mới thiệt là ngỡ ngàng nhất nè. Mới đứng bên mình nhìn đốt đống rơm, không biết bả nghĩ cái gì mà nhảy vào đó tự tử. Từ ngày giá nghĩa với nhau đến nay, tuy thời gian không bao lâu, nhưng nghĩ lại mình đâu có đối xử tệ bạc với bả, nhà nghèo thì nghèo vẫn đầy đủ cơm ngày ba bữa, tắm rửa hai ba lần, tối tối còn bóp chưn bóp giò, hát ru cho bả ngủ ngon giấc, cuối tuần còn rủ bả đi hát karaoke ngoài quán, mua quần legging cho bả nhảy Zumba với chị em, hôm qua còn nghe bả thỏ thẻ, Anh ơi, em thích đi nhảy đầm, cái gì mà rumba, cha cha cha, slow, tango gì đó, anh tìm chỗ cho em nhảy nha, mình có gật đầu rồi, phải chăng vì chưa tìm ra chỗ nhảy đầm mà bả giận mình bả nhảy vào tính múa lửa với đống rơm khô?. 

Tâm lý của người phụ nữ rất ư là phức tạp, nhiều khi những cái được người khác ao ước, được nhận xét là lý tưởng thật ra cũng chỉ có giá trị tương đối đối với họ, chưa chắc đã là cái tốt đẹp để giữ chân họ, thế nên đừng bao giờ kết luận như thế là đủ, thế nên đừng bao giờ nghĩ là họ đã hài lòng, đừng bao giờ tuyên bố một cách chắc chắn rằng ta đã hiểu hết về họ, thế nên việc họ ra đi đôi khi nó chỉ vì một vài cái lý do rất ư là nhỏ nhặt, rất ư là kỳ dị có ở một người khác mà ta không có được. Thế nên mình cứ làm hết cái trách nhiệm vụ, cái bổn phận sự đi, làm vậy rồi mà họ vẫn ra đi thì coi như xui thôi, khóc lóc cái nỗi giề...

Tiếc là anh chồng mới không nghĩ ra được như vậy, nên khi thấy vợ nhảy vào đống rơm cháy mà chết thì cứ nghĩ mình còn nhiều thiếu sót lắm nên vợ mới quê, vợ mới nhảy vào đó. Cuối đời anh chỉ có mỗi mình em, anh mới gặp được em, cứ nghĩ sẽ cùng nhau chung sống đến ngày răng long đầu trọc, ai dè nửa đường đứt gánh như thế này, anh sống nữa để làm gì. Thôi thì nhảy theo em cho trọn tình trọn nghĩa vậy... a lê hấp...dzọt dzô...  :cool:

Đó là chuyện ngày xưa, chuyện cổ tích, chuyện kể nghe chơi để hiểu cho cái tình, cái nghĩa người xưa đối đãi với nhau, ai tin thì tin, ai không tin thì bỏ qua, không ai ép phải tin nên đừng cãi là chuyện có thật hay chuyện không có thật. Và dĩ nhiên ở thế giới đầy "văn minh" của chúng ta, không ai ngu để chịu chết cháy hết, nóng quá chắc chắn chạy ra liền, tới đâu thì tới, ra sao thì ra, hơi đâu mà phân tích thiệt hơn, hơi đâu mà nghĩ đến chuyện tình chuyện nghĩa để  ôm phần thiệt thòi về mình, right?.  Biggrin
Love is now or never...
Reply
#10
Hồi trước giờ, không để ý lắm cái lò than với 3 cục có 3 góc như 3 cục gạch...đọc truyện xong cũng chưa thấy gì, giờ nghe Mr. Đạn chịu khó tưởng tượng phân tích tâm lý nhân vật ....thấy nổi da gà luôn  ...Đúng là bi kịch thiệt Crying-face4 

Nghĩ ra vậy chỉ có ông Táo 2 là ...ngây thơ tong tắng Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Reply
#11
(2021-01-28, 11:36 AM)Mimo Wrote: Hồi trước giờ, không để ý lắm cái lò than với 3 cục có 3 góc như 3 cục gạch...đọc truyện xong cũng chưa thấy gì, giờ nghe Mr. Đạn chịu khó tưởng tượng phân tích tâm lý nhân vật ....thấy nổi da gà luôn  ...Đúng là bi kịch thiệt Crying-face4 

Nghĩ ra vậy chỉ có ông Táo 2 là ...ngây thơ tong tắng Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Thì như tui đã nói mà, "lịch sử" đã ghi nhận là có ba cái chết của ba người này, nhưng kể ra thì sơ sài quá, không nêu lên được cái lý do tại sao họ chết, kể cũng tội nghiệp cho họ, đúng hông chị Mimo?.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Trong trường hợp này thật ra phải nói là họ tự tìm đến cái chết, nôm na ra là tự tử, theo cách gọi của chúng ta bây giờ. Gọi như thế nào cũng đúng hết, chả có sai, nhưng nếu xét kỹ ta sẽ thấy nó khác khác một chút.

Thí dụ nha, như tui yêu cái em kia, nhưng em ý không hề iu tui, em ý iu người khác, rồi lấy người khác đi. Khi đó tui sẽ ra nhảy cầu Bình Lợi tui chết, thiên hạ nghe xong sẽ nói, Thằng đó nó tự tử nó chết vì nó thất tình con nhỏ kia, sau đó sẽ kèm theo câu, Đúng là thằng khùng, chết vì cái chuyện hổng đáng chết...  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Còn trong câu chuyện ông Táo bà Táo này thì họ tự tìm đến cái chết nhưng cái lý do thì nó cao cả hơn, ông chồng cũ vì không muốn vợ bị mang tiếng nên đành chịu chết không thèm chui ra, bà vợ hiểu được cái tấm lòng ấy nên nhảy dzô chết theo với ổng cho trọn tình trọn nghĩa, riêng ông Táo 2 thì đúng như chị nói, ngây thơ tong tắng thiệt, nhưng vì quá thương bà vợ nên bả đi rồi thì sống nữa làm chi, lấy ai xoa đầu gãi lưng cho mình ngủ mỗi đêm đây, nhảy dzô chết theo cho vẹn chữ chung tình. Chính từ những cái được gọi là tình, là nghĩa, là chung thủy nên cả ba mới chết, và khi chết thì được mọi người nhớ thương, kính trọng, họ chết mà được coi như là sống là vậy. Bởi chỉ cần ông chồng cũ xách wuần chạy ra thì chắc chắn họ sẽ được sống, nhưng chắc chắn cái tình, cái nghĩa, cái thủy chung nó sẽ chết, chắc luôn.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Riêng về việc tại sao có ba cục gạch to bằng nhau, cứng bằng nhau dùng để nấu bếp thì có một câu chuyện khác kể thêm rằng, buổi sáng hôm sau khi mấy ông Bác sỹ Pháp Y đến khám nghiệm tử thi có tìm thấy trong đống tro tàn, có ba cái xác, cái đầu tiên cháy không còn xương cốt gì được xác định là của ông chồng cũ, gọi là ông Táo 1, do ông này ở trong đó lâu hơn tất cả, cái xác thứ hai thì chỉ còn xương thôi không có thịt, được xác định là của người vợ và được cho là nhảy vào sau đó chừng 6 phút 45 giây, riêng cái xác thứ ba thì thịt cháy đen nhưng xương chưa tiêu hết, được cho là của ông Táo 2, nhảy vào sau bà Táo bà 4 phút 35 giây. 

Ấy là do mấy ông Tây hay cẩn thận, tỷ mỹ vậy chứ người Việt của mình thì xuề xòa hơn, chết lúc nào cũng là chết, nghĩa tử là nghĩa tận, thế nên việc cả ba cái cục đá dùng làm bếp hay cả ba cái cục u trong cái bếp lò thì luôn luôn bằng nhau về kích thước lẫn chiều cao, tim của mỗi cục đều cách nhau theo một góc đúng 120 độ rõ ràng mới chắc chắn, kê cái nồi lên là thẳng o, không khập khễnh. 

Becuoi

Hình mẫu nè chị:

[Image: 3d301b47c74a92aaf6cd1dff8d0145fb]
Love is now or never...
Reply
#12
Cái lò sắc thuốc mài vẫn giữ làm kỷ niệm giống như con gấu nhồi bông hả ku  Wink .
Còn cái siêu đâu?
Xin cho bốn mùa đất trời lặng gió ... ... từng giọt sương thu yêu em thật thà (TCS)
Reply
#13
(2021-01-28, 12:56 PM)lãng Wrote: Cái siêu sắc thuốc mài vẫn giữ làm kỷ niệm giống như con gấu nhồi bông hả ku  Wink 

Còn y nguyên, do chưa có cái mới thay vào nên nó vẫn còn, khi nào có cái khác thế vào chắc nó cũng "lên đường" quá.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Hình minh họa, lượm trên net, không phải của tau đâu mà đòi thấy siêu với ấm.  chair-to-the-head
Love is now or never...
Reply
#14
Hmm.... Phân tích theo kiểu hiện tại là .....

Ông chồng cũ sau khi được ăn uống thì chui vào đống rơm trốn....... và đã ngủ quên trong đó.... khi lửa cháy hít thở nhiều khói thì bị ngất đi và chết vì ngộp khói.....

Bà vợ khi thấy đống rơm cháy thì cố chạy vào bới, móc đống rơm để khéo ra.... nhưng lửa quá lớn mà nhất là đàn bà thì làm sao kéo nổi.... cho nên lửa bao vây và chết.....

Ông chồng sau thấy vợ chạy vào và cũng có thể đá thấy trong đó có người (aka ông chồng cũ)..... thì cũng chạy vào cố ý kéo vợ mình và người kia ra .... nhưng không thành công và đã bị đốt cháy luôn....



Cái này thì suy nghĩ theo thời nay, thời hiện tại mà thôi ...... Chứ hồi xa xưa thì ....... "Nam Nữ Thụ Thụ Bất Thân".... 2 bên nhìn nhau thì được .... chứ không được đụng chạm...... Dịch nôm na là "Windows Shopping... OK but NO Buy".....

Vì vậy cũng như Đ nói và suy nghĩ lại thì...... Khi bà vợ đã gặp lại chồng cũ thì thế nào cũng có đụng chạm (ê không được nghĩ bậy)... Chắc cũng có thể vuốt đầu, vuốt mặt ông chồng .... Thì cái này đã bị dính vào tội "Nam Nữ Thụ Thụ Bất Thân" rồi ....

Vì vậy khi thấy ông chồng cũ không chui ra khỏi đống rơm cháy thì ...... có thể là biết khi rơm cháy xong mà người ta phát hiện trong đó có xác người thì .... bà sẽ bị bắt dìm lồng heo..... cho nên đành chạy vào tử xử mình..... Và cũng có thể là ông chồng đã thấy có người trong đó ngoài vợ mình .... thì cũng biết sống không nổi vì ông là người đã tự châm lửa đốt đống rơm thiêu chết người..... nhưng tội này có thể tha vì đống rơm là đống rơm ở nhà ông ta..... Nhưng nếu hàng xóm đồn ầm lên là Ông đã bị bà nhà cắm sừng, bà nhà có người chồng cũ, vv..... Vì tiếng đồn, vì thanh danh... cho nên ông ta đã nhảy vào tự kết liễu ..... Vì thanh danh hồi rất quan trọng và có thể ngang ngửa với .... Câu "Nam Nữ Thụ Thụ Bất Thân"....

.... Chuyện hồi xa xưa ..... nay chỉ là huyền thoại .... Biết gì đâu.... Biết gì đâu..... Until then ..... Good Luck...
Don't join me....  You don't know the power of the Dark Side of the Blue Moon!!!!.........   Đừng theo tôi...  Nhà ngươi không biết sức mạnh của  Bóng Tối của Mặt Trăng Xanh!!!!




Reply
#15
Đọc tới đọc lui rồi ngồi ngẫm nghĩ hoài cũng không hiểu ý của anh Ngáp muốn nói cái gì trong câu chuyện này.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Khó quá bỏ qua đi vậy. hì.
Love is now or never...
Reply