Posts: 2,106
Threads: 14
Likes Received: 621 in 374 posts
Likes Given: 451
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
Cái gì càng to, càng bự thì phụ nữ càng thích đó là cục hột xoàn, cục kim cương, rất ư là đơn giản mà mấy chị nghĩ không ra, chắc chắn ở đây nhiều chị còn nghĩ đến cái khác khác kia luôn nè.
Bởi ta nói, tui là người có đầu óc vô cùng tong tắng, ngây thơ, tâm hồn trong trẽo như một đứa trẻ con, nghĩ sao nói vậy nên không thể nào vào mục Đố vui mà ra câu đố được, bởi đố một câu có thể khiến mọi người nghĩ ra nhiều đường, nguy hiểm lắm.
Sẵn nhắc đến những tập tục trong ngày Tết, xin kể thêm hai cái thường làm trong ngày Xuân luôn.
Thứ nhất là chuyện đi hái lộc đầu năm. Tục này chỉ dành cho bà con theo đạo Phật hay lương, tức là không theo đạo nào, nhưng nhiều người theo đạo Công Giáo cũng hay làm. Sau Giao Thừa, người ta ra ngoài công viên hay đi đến ngôi chùa nào gần nhà nhất, vào lễ Phật xong thì hay ra ngoài sân, ngoài vườn, nhắm mắt ngắt một cành lá trên cây bất kỳ, sau đó mang về nhà coi thử lá cây đó có tốt không, có xanh tươi không, lá có bị sâu ăn nhiều hay không... mà tin rằng năm nay mình hên hay xui.
Một số ngôi đình còn tổ chức cho mọi việc xin xăm. Xăm thật ra là những cây tre vót mỏng, dài như chiếc đũa ăn cơm, đựng trong một cái ống tre tròn, có đánh số thứ tự. Mình cầm cái ống vừa khấn nguyện vừa lắc lắc đều tay dể cho nó rớt ra một thanh, sau đó cầm thanh tre ấy xem ghi số rồi mấy mang ra ngoài bàn lấy cái lá xăm theo con số tương ứng. Thường thì trên đó chỉ ghi vài chữ hơi bí hiểm, muốn biết nó nói gì chỉ có nước xùy tiền ra nhờ mấy ông mấy bà thầy bói ngồi rải rác trong sân đình đoán giùm, bởi vậy mới có bài Thiên Duyên Tiền Định mà chúng ta hay hát. Ở Lăng Ông Bà Chiểu có tập tục này. Có khi Tết này quỡn qua đó canh me em nào nho nhỏ xinh xinh đi xin xăm, mình giả dạng thầy bói giũ cho một quẽ rồi bảo, Ngưới ấy chính là anh đây.y.y.y..., có khi được vợ đầu năm ah.
Hình minh họa một cái ống xin xămm:
Tập tục thứ hai là không được quét nhà trong ba ngày Tết. Sau Giao Thừa trở đi thì không được quét rác từ nhà ra sân, muốn gì thì phải quét gom rác lại thành một chỗ trong nhà, qua mùng 3 mới được cho hốt bỏ vào thùng rác. Con nít như tui thường bị sai đi quét nhà rất thích tập tục này, quanh năm luôn bị cầm cái chổi , được nghĩ ba ngày Tết là mừng rồi, tha hồ đi chơi với chúng bạn mà.
Dĩ nhiên bây giờ thời buổi tân tiến, con nít bi giờ nó sướng như tiên, lại thêm những tập tục ấy ngày càng mai một dần, nhắc lại cho vui thôi.
Posts: 252
Threads: 2
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2021
Reputation:
20
Posts: 2,106
Threads: 14
Likes Received: 621 in 374 posts
Likes Given: 451
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
(2021-02-05, 09:18 PM)Gió Hạ Wrote: Cám ơn anh Đạn phân tích về phong tục này, để em lưu lại đọc sau (đọc tiếng Việt nhiều quá nhức mắt)
P.S. Maybe em là one in a million không hảo cục hột xoàn anh à Hồi xưa trai tặng quà chả thích bằng trai dẩn đi ăn hàng
Hồi xưa là lúc còn bé con, chưa hiểu giá trị của cục hột xoàn, có khi còn xem hột xoàn giống như viên bi mình chơi mỗi ngày.
Lớn hơn một chút xíu, biết yêu biết đương thì nói xin lỗi một chút, mê giai hơn mê hột xoàn, giai mà nắm tay một phát là tâm hồn tê tái, lâng lâng như ở trên mây, đâu có để ý đến cục hột xoàn làm chi nữa, cứ thấy dẫn đi nhà hàng ăn là phái liền, nói ra không sợ bị rủa, dẫn đi chỗ khác khác (*) càng phái hơn.
Chỉ khi về sau này, khi mọi thứ đã trở nên quen thuộc rồi, cái gì cũng ăn cũng xài qua hết rồi thì mới thấy không có thứ gì quý hơn hột xoàn, hột kim cương, có vài cục càng to càng bự cất làm của riêng trong tủ là thích nhất, đúng hem?.
(*): Cái gọi là chỗ khác khác này thì tùy vào suy nghĩ của mỗi người nghen, tui không có ý nói đến chỗ đó đó đâu, nhưng nếu mọi người nghĩ là chỗ đó đó đó... cũng không sai.
Posts: 252
Threads: 2
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2021
Reputation:
20
Nói ra chắc anh không tin, nhưng em thiệt không hảo hột xoàn cho mấy . Lúc xưa người ấy dẩn em đi chọn mua hột xoàn mà em chỉ shrugged shoulders thôi . Giờ lớn rồi, có tiền có nhà trong tay nhưng vẩn không khoái hột xoàn - 1 viên hột xoàn không bằng value của cái máy chụp hình của em đâu ạ 📸
Posts: 2,106
Threads: 14
Likes Received: 621 in 374 posts
Likes Given: 451
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
(2021-02-05, 09:46 PM)Gió Hạ Wrote: Nói ra chắc anh không tin, nhưng em thiệt không hảo hột xoàn cho mấy . Lúc xưa người ấy dẩn em đi chọn mua hột xoàn mà em chỉ shrugged shoulders thôi . Giờ lớn rồi, có tiền có nhà trong tay nhưng vẩn không khoái hột xoàn - 1 viên hột xoàn không bằng value của cái máy chụp hình của em đâu ạ 📸
Tui tin chứ, chắc chắn là tin. Bởi vậy mới nói, sở thích của mỗi người mỗi khác mà, có đa số thì phải có thiểu số, đa số thích không phải là tất cả mà.
Tui cũng hơi khác một chút, nếu cho chọn giữa người tui yêu với cục hột xoàn thì tui chọn người tui yêu liền, còn nếu cho tui chọn giữa người tui hổng yêu với cục hột xoàn thì tui chọn cục hột xoàn cho chắc ăn. Tiếc một điều là người tui yêu thì không yêu tui mà đi yêu cục hột xoàn, oái oăm nằm ở chỗ này.
Posts: 13,365
Threads: 205
Likes Received: 1,627 in 754 posts
Likes Given: 1,761
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
Đừng bao giờ để cục hột xoàn nằm giửa tình yêu của chúng ta nhé anh
Posts: 6,616
Threads: 370
Likes Received: 2 in 2 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
116
Thật ra, cục hột xoàn được coi là quí ở xứ phương Tây, còn ở phương đông như VN thì quí nhất là cục vàng (thiệt chứ không phải vàng giả) nên đám cưới thấy cô dâu nào càng đeo vàng nặng trĩu thì mọi người cho là có phước....a hèm, chuyện sau đó thì hạ hồi phân giải.
Nhớ có nghe chuyện kể, nhà đàng trai theo lối sống mới tăng đàng gái hột xoàn nhưng ba mẹ cô dâu thì cho rằng nhà trai coi thường không "đi vàng" như bao đám cưới khác làm cho ...xấu mặt đàng gái trước bà con hai họ nên đàng gái hằn học mặt mày chù ụ làm đàng trai nổi sùng không hiểu lý do...sau này mới biết và ảnh huỏng luôn đến mối quan hệ sau này của hai bên...
Vì thế, ông Đạn ơi, sau này ông đi cưới vợ nhớ "đi vàng", chứ "đi hột xoàn" là hỏng ổn or là kết hợp cả hai...
Mm chỉ cần tấm lòng vàng và trái tim kim cương không thay đổi theo thời gian là đủ rôi..
Posts: 3,396
Threads: 43
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
98
Hmm.... Thiệt ra hái lộc đầu năm đều có trong đạo Công Giáo .... nhưng mà người ta không phải là hái cành, hái lái đem về nhưng đạo Phật, đạo lương, vv .... Mà người ta đi nhà Thờ để được ơn phước chúc phúc lành đầu năm .....
Còn vụ xin xâm cầu tài thì .... bây giờ ở hoại ngoại đã và đang mất đi ..... vì không có ai tin vào những sự đó..... Với nữa nếu gặp ai giải thích đàng hoàng thì không sao .... ai giải thích bậy bạ thì ..... thì tội nghiệp người xin..... Thà đi Chùa, đi nhà Thờ.... cầu xin cho mọi sự bình được bình yên và đầy đủ là tốt rồi ..... Until then.... Good Luck...
Don't join me.... You don't know the power of the Dark Side of the Blue Moon!!!!......... Đừng theo tôi... Nhà ngươi không biết sức mạnh của Bóng Tối của Mặt Trăng Xanh!!!!
Posts: 2,106
Threads: 14
Likes Received: 621 in 374 posts
Likes Given: 451
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
(2021-02-06, 11:25 AM)Mimo Wrote: Thật ra, cục hột xoàn được coi là quí ở xứ phương Tây, còn ở phương đông như VN thì quí nhất là cục vàng (thiệt chứ không phải vàng giả) nên đám cưới thấy cô dâu nào càng đeo vàng nặng trĩu thì mọi người cho là có phước....a hèm, chuyện sau đó thì hạ hồi phân giải.
Nhớ có nghe chuyện kể, nhà đàng trai theo lối sống mới tăng đàng gái hột xoàn nhưng ba mẹ cô dâu thì cho rằng nhà trai coi thường không "đi vàng" như bao đám cưới khác làm cho ...xấu mặt đàng gái trước bà con hai họ nên đàng gái hằn học mặt mày chù ụ làm đàng trai nổi sùng không hiểu lý do...sau này mới biết và ảnh huỏng luôn đến mối quan hệ sau này của hai bên...
Vì thế, ông Đạn ơi, sau này ông đi cưới vợ nhớ "đi vàng", chứ "đi hột xoàn" là hỏng ổn or là kết hợp cả hai...
Mm chỉ cần tấm lòng vàng và trái tim kim cương không thay đổi theo thời gian là đủ rôi..
Cưới vợ thì dĩ nhiên phải đi vàng cho "hợp thời trang" rồi chị, nhưng nếu đổi qua đeo hột xoàn đầy người coi bộ cũng ok mà.
Ý của tui là chỉ nói về giá trị thôi chị, tỷ như nếu cho tui chọn giữa một ký vàng với một ký hột xoàn, chắc chắn tui chon hột xoàn rồi, hoặc tỷ như cho tui chọn giữa hai tờ 100 thì tui chọn tờ 100 Euro chứ không chọn tờ 100 đô vậy đó.
Posts: 6,616
Threads: 370
Likes Received: 2 in 2 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
116
'Tối 30 đứa nào thức phụ má nấu bánh tét nè'
Mỗi độ vào tháng Chạp, người người rộn ràng với việc cúng đưa ông Táo, đi tảo mộ...Hoa trái, bánh mứt cũng bày bán nhiều ở các hàng quán, gió xuân lành lạnh khiến lòng tôi chợt nhớ đến những Tết xưa, anh em quây quần bên bếp lửa canh nồi bánh tét với ba má.
Sáng 29 Tết, tôi và hai đứa em ra vườn chuối để tìm những lá chuối xiêm còn nguyên không bị rách và có bản to, rọc lấy mang về cho má hôm sau gói bánh. Em gái tôi khoái đội chồng lá chuối trên đầu vì ngộ nghĩnh, còn em trai tôi lại thích lấy cọng bẹ chuối vừa rọc để tạo hình cây súng hoặc sắt từng lát bậc lên, khi vuốt một cái thì bẹ chuối tạo âm thanh như pháo nghe lạch chạch vui tai.
Phụ má lau lá và múc từng muỗng nếp, đậu xanh, thịt mỡ vào khuông lá, má tôi nhìn chúng tôi trìu mến:
“Tối 30 đứa nào thức phụ má nấu bánh nè, ngon thì thức tới sáng chờ bánh chín ăn lấy hên coi.”
Ba tôi đào cái lỗ bên hông nhà, lót ba cục gạch và nhóm củi lên, má tôi nấu nước xong thì sắp từng cặp bánh tét xanh tươi cho vào nồi.
Cả ba anh em đồng thanh giơ tay, rồi hào hứng nịnh má như để chờ được ăn bánh. Má bảo dọn quét nhà, chùi nồi, dọn củi bếp, rửa chén bát…đều răm rắp nghe theo.
Ba tôi đào cái lỗ bên hông nhà, lót ba cục gạch và nhóm củi lên, má tôi nấu nước xong thì sắp từng cặp bánh tét xanh tươi cho vào nồi. Má trải tấm đệm xuống đất gần nồi bánh, bày ra đồ ăn chiều thật là vui.
Trời chiều lành lạnh, bếp lửa cháy bập bùng sưởi ấm, không khí bữa cơm với thịt kho trứng, canh khổ qua, dưa cải… vừa ngon vừa vui, háo hức vô cùng. Sau khoảng 4 tiếng đồng hồ, má thay nước nồi bánh, chúng tôi cũng tò mò nhìn vào nồi bánh đang bốc hơi thơm phức mùi nếp và lá.
Ba tôi cũng điệu nghệ lắm, lấy đàn ghi ta phím rao lên mấy bài tài tử, má tôi pha bình trà để trên chiếc bàn tre nho nhỏ. Ba tôi khoái nhất là bài “Xuân này con không về” nói về tâm sự người con xa nhà. Gió xuân lao xao, mùi của củi cháy, mùi hoa mai, vạn thọ vào đêm lan tỏa, ba anh em chúng tôi nằm trên tấm đệm má đan hồi tháng trước còn thơm mùi lá bàng buông, ngắm sao trời lấp lánh trong đêm.
Tôi và các em bắt đầu thiu thiu ngủ thì nghe má tôi nói “ngon hết sẩy!”, cả ba anh em choàng thức dậy. Má đã vớt bánh ra và cắt hai đòn bánh khác nhau để ăn thử, một bánh nhân chuối ngọt ngào, một bánh nhân đậu thịt ngon béo. Chúng tôi trố mắt nhìn tay má cắt và ăn ngấu nghiến đầy thích thú. Vẫn còn muốn ăn nữa vì đợi lâu lắm rồi mới được ăn món bánh ngon như thế nhưng ba má tôi giục đi rửa tay rửa mặt để thay áo mới đón giao thừa.
Bánh cũng được cắt ra từng khoanh để cúng và còn để nguyên một cặp chưng tại bàn thờ giữa nhà. Hương trầm bay bát ngát, tiếng pháo vang lên rộn rã khiến mấy con chó hoảng hốt chạy tru lên khắp xóm. Ba má tôi mặc chiếc áo dài xưa thành tâm khấn vái, anh em chúng tôi cũng chắp tay và quỳ lạy theo.
Tôi là anh lớn nên dẫn các em đến bàn trà khoanh tay mừng tuổi ba má, các em cũng lần lượt như vậy. Đứa nào cũng hớn hở được nghe ba má nói những lời trìu mến và nhắc nhở phải chăm ngoan học hành, đặc biệt được phong bao lì xì đỏ. Chui vô mùng khẽ mở phong bao lì xì hí hửng một lúc thì cũng chìm vào giấc ngủ ngọt ngào của một đêm xuân.
Tiếng gà gáy sáng làm chúng tôi giật mình dậy, ba má vừa thắp hương cúng sáng mùng Một. Chạy ra sân thì ôi thôi, những đòn bánh tét no tròn được treo trên sào tre thẳng tắp trong nắng xuân.
Bếp lửa đêm xuân thật ấm áp, những mẩu chuyện kể của một gia đình sum họp vui đùa, gửi gắm ước mơ về một năm mới tưởng chừng như cổ tích! Hình ảnh cặp bánh tét cúng trên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết sao mà trang trọng và ấm áp quá! Bánh tét đã trở thành những gì thiêng liêng đến độ khi nhìn đến là ký ức tuổi thơ về Tết lại ùa về và chừng như Tết mà không có bánh tét thì mùa xuân không đến vậy.
Ký ức về canh nồi bánh tét đêm 30 Tết thật khó quên trong mỗi người.
HỒ NHỰT QUANG
Posts: 6,616
Threads: 370
Likes Received: 2 in 2 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
116
Hôm qua lạnh ...da gà da vịt gì cũng hết teo luôn...
Rinh về một mớ chật nhà nên để ngoài kệ ở garage, nhớ là lấy cái mền trùm lại kỹ lắm....
Trưa ra coi...chòy oy....đông thành đá hết luôn
Posts: 6,616
Threads: 370
Likes Received: 2 in 2 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
116
Những Món Ăn Ngày Tết 3 Miền Bắc – Trung – Nam Của Người Việt Nam
Mâm cỗ những ngày Tết cũng cần phải được chuẩn bị vô cùng thịnh soạn, đầy đủ. Tết đến mọi người sum vầy bên nhau, món ăn ngày Tết truyền thống không chỉ thể hiện cho sự no ấm, hạnh phúc mà còn mong ước có một năm mới đầy đủ và phát đạt. Trong bài viết ngày Sản Phẩm Đặc Sản xin chia sẻ danh sách các món ăn ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam tại ba miền Bắc – Trung – Nam để các bạn tham khảo nhé.
I. Các món ăn ngày Tết truyền thống ở miền Bắc
1.Bánh Chưng
Sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu xanh ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị ngày Tết không thể lẫn vào đâu được, một thứ bánh ngon tròn vị. Cái khung cảnh ngồi đợi nồi bánh chưng chín đã đi vào tiềm thức của người dân miền Bắc mỗi khi Tết đến Xuân về.
Bánh chưng – một hương vị ngày Tết không thể lẫn vào đâu được
Không chỉ được bày trong các mâm cỗ truyền thống của người miền Bắc mà món ăn này còn được dùng để làm quà tặng cho người thân hay bạn bè đều được.
2. Thịt đông
Món thịt đông là món ăn truyền thống, độc đáo và tinh túy của người Việt, đặc biệt với người miền Bắc. Một món ăn riêng của mùa đông với không khí càng lạnh thì món thịt đông sẽ trở nên càng ngon hơn
Thịt đông- món ăn truyền thống, độc đáo và tinh túy của người miền Bắc
Thịt đông thường được chế biến bằng chân giò, tai, bì của lợn. Thịt đông để ngoài trời cho đông lại hoặc để bảo quản trong tủ lạnh thịt sẽ đông nhanh hơn. Khi thịt đông lại trên bề mặt sẽ có một lớp mỡ màu trắng mịn như tuyết. Độ ngậy, mát khiến thịt đông trở thành món ăn hấp dẫn. Khi ăn bạn lấy thịt đông ra, dùng dao mũi nhọn lách xung quanh thành khuôn và úp ra đĩa để thưởng thức với cơm nóng, chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt, ăn với dưa hành, dưa cải, củ kiệu sẽ rất hấp dẫn.
3. Xôi gấc
Xôi gấc- đem lại sự may mắn cho năm mới
Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon và được trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường. Xôi có màu đỏ là màu của hạnh phúc lứa đôi, màu của một năm mới thật may mắn.
4. Chè kho
Chè kho được làm từ đậu xanh không vỏ cùng với nếp, đường đỏ, nửa trái thảo quả, sấy khô, tán nhỏ rây thành bột mịn và muỗng cafe mè trắng rang chín, xát bỏ vỏ.
Chè kho là món ăn cổ truyền thường thấy trong ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam
Chè kho là món ăn cổ truyền thường thấy trong ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam. Chè kho có vị ngọt, thơm và bổ dưỡng, ăn kèm trà nóng, thích hợp với tiết trời se lạnh của những ngày Tết.
5. Dưa hành
Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt có rất nhiều món ngon, từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị, dân dã. Và một trong những món dân dã nhưng lại có vị trí đặc biệt trong mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc đó chính là món hành muối chua, hay còn gọi là dưa hành.
Dưa hành- món ăn chóng ngán hứu hiệu nhất trong dịp Tết
Với vị chua chua cay nhẹ và được dùng để ăn kèm cùng với bánh chưng hay thịt đông vô cùng ngon. Đây chính là món chống ngán hữu hiệu nhất trong ngày tết mà các bạn cần biết. Cho dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng chắc chắn một điều rằng, Việt Nam còn Tết thì sẽ còn bánh chưng và dưa hành sẽ là món ăn đồng hành cùng những ngày Tết của dân tộc.
6. Giò chả
Giò- món ăn “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà “
Có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, một phần không thể thiếu của ẩm thực Việt. Món ăn ngon này được làm từ thịt heo, giã nhuyễn trong cối đá và gói bằng lá chuối rồi luộc hoặc hấp chín. Khi ăn thái thành từng khoanh, những miếng giò trắng mịn, giòn dai, thơm ngon không chỉ là món ăn ngon mà có thể dành tặng cho những thành viên trong gia đình mình.
7. Thịt gà luộc
Trong mọi mâm cỗ từ đám cưới, đám hỏi, mừng thọ, tân gia thì không thể không có món thịt gà luộc. Và trong những ngày tết thì cũng không phải là ngoại lệ. Một món ăn đơn giản nhưng lại không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Từ trước đến nay mọi người luôn tin rằng gà mang đến niềm may mắn, sự khởi đầu thuận lợi cho năm mới.
Thịt gà luộc là món ăn quen thuộc trong những ngày Tết miền Bắc
Gà được lựa chọn những con tươi ngon, làm sạch rồi cho vào nồi luộc cùng với 1 số gia vị như gừng, hoa hồi, hoa tiêu. Gà luộc chín tới có màu vàng, không bị rách da và được chấm với muối chanh ớt. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớt sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.
8. Nem rán
Nem rán – ” quốc hồn quốc túy ” của người Việt.
Nem rán – Bên ngoài màu vàng óng, bên trong thì chứa đầy thịt, mộc nhĩ và giá, nem rán là món ăn độc đáo và hấp dẫn không thể thiếu được trong những ngày Tết của người miền Bắc. Món ăn này được rất nhiều người ưa thích còn được coi là “quốc hồn quốc túy” của người Việt.
II. Các món ăn ngày Tết truyền thống ở miền Trung
1.Bánh tét
Bánh tét có ý nghĩa là sự hội tụ của đất và trời, một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Trung. Nếu miền Bắc có bánh chưng được gói bằng lá dong thì bánh tét miền Trung gói bằng lá chuối.
Bánh tét là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Trung
Mặc dù giống nhau về nguyên liệu nhưng bánh tét được gói lại thành từng đòn hình trụ. Nhờ sự đơn giản của bánh mà người ăn có thể cảm nhận rõ rệt vị ngon của từng nguyên liệu bên trong, vô cùng ngon và hấp dẫn.
2. Nem chua
Nếu có dịp tới chơi Tết tại miền Trung thì bạn sẽ được người dân ở đây đãi bạn nhâm nhi với vài chung rượu và “mồi” là những chiếc nem nướng. Món ăn đặc sản này được làm từ thịt heo, sau khi đã được tẩm ướp gia vị, thịt được gói lại trong lá ổi hay lá chùm ruột để trong vài ngày có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay.
Nem chua là món ăn thú vị dành cho đấng mày râu trong dịp Tết
Nem chua miền Trung thường mịn màng, hương vị dịu nhẹ và được ăn kèm tép tỏi để cho tăng hương vị.
Posts: 6,616
Threads: 370
Likes Received: 2 in 2 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
116
3. Dưa món
Dưa món là món ăn ngon không thể thiếu trong ngày Tết
Nếu như miền Bắc trong ngày Tết có dưa hành thì miền Trung lại có dưa món. Được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau như củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu,… đã tạo nên món ăn ngon không thể cưỡng nổi.
Mặc dù nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để có thể làm được dưa món đầy sắc và vị thì tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ. Lát bánh tét dẻo mềm ăn kèm cùng với dưa món giòn giòn, chua chua đem đến cho người ăn cảm giác lạ miệng rất khó quên, một hương vị rất riêng trong những ngày Tết.
4. Tôm chua
Một món ăn nữa không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung đó chính là tôm chua, đặc sản của Huế.
Tôm chua – “bản hòa tấu hương vị” hấp dẫn
Vị ngọt bùi của tôm, béo ngậy của thịt, vị cay và thơm của riềng, tỏi ớt, vị chua của khế, chát của vả, hương của các loại rau thơm,… Tất cả tạo nên một “bản hòa tấu hương vị” hấp dẫn khiến bất kì ăn qua một lần sẽ phải nhớ mãi.
5. Chả bò
Chả bò là món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ Tết miền Trung.
Trong bàn tiệc thiết đãi khách trong những ngày đầu xuân của người miền Trung thường có khoanh chả bò màu đỏ hồng. Với đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen đã khiến cho món này không thể thiếu trong các dịp lễ Tết.
6. Thịt ngâm mắm
Mỗi dịp Tết đến Xuân về thì món thịt ngâm mắm là cách muối thịt phổ biến nhất ở nhiều tỉnh miền Trung. Nguyên liệu có thể là thịt heo hoặc thịt bò đều được, sơ chế xong được ngâm vào nước mắm đường đã pha nấu theo một tỉ lệ nhất định. Món thịt này ăn có vị mặn, ngọt và thường ăn kèm với dưa món, củ kiệu chua ngọt và rau sống, rau thơm thì ngon tuyệt
Mỗi dịp Tết đến Xuân về thì món thịt ngâm mắm là món phổ biến nhất ở nhiều tỉnh miền Trung.
III. Các món ăn ngày Tết truyền thống ở miền Nam
1. Thịt kho nước dừa
Trong vô số các món ăn ngon thì món ăn Tết truyền thống nổi tiếng nhất đối với người dân miền Nam có lẽ chính là thịt kho nước dừa. Hay còn gọi với cái tên khác là thịt kho riệu, thịt kho hột vịt.
Món ăn Tết truyền thống nổi tiếng nhất đối với người dân miền Nam có lẽ chính là thịt kho nước dừa
Những ngày giáp Tết, bên cạnh công việc nấu bánh tét ra thì các hộ gia đình nam bộ còn hay chuẩn bị một nồi thị kho nước dừa to để ăn vào những ngày này. Thịt kho hột vịt trông rất hấp dẫn, dễ ăn và rất ngon miệng. Nếu bạn muốn thưởng thức món này mà không cảm thấy ngấy thì bạn có thể ăn món này kèm dưa giá.
2. Củ kiệu tôm khô
Điều đặc biệt ở miền Nam khác hoàn toàn với miền Trung đó chính là củ kiệu không ăn cùng với bánh tét, mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng.
Củ kiệu tôm khô đã trở thành một món riêng của người dân miền Nam dịp Tết về.
Củ kiệu được ngâm chua ngọt, khi ăn kèm tôm khô thì rắc thêm miếng đường cát sẽ khiến cho món ăn có đủ vị giòn, dai, hăng, mặn, ngọt để cánh mày râu nhâm nhi ngon lành thú vị.
3. Bánh tét
Trong khi bánh tét ở miền Trung được làm một cách khá là giản dị thì ở miền Nam đã được cải tiến một cách rõ rệt. Ở đây có hai loại đó chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Với nhân mặn thì ngoài nguyên liệu là đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nhà còn cho thêm cả trứng muối, lạp xưởng để thêm nhiều hương vị khác nhau.
Bánh tét miền Nam trông rất hấp dẫn và đặc biệt
Bên cạnh đó, bánh tét nhân ngọt lại phổ biến với nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh… Đặc biệt là bánh tét miền Tây nam bộ nhìn trông rất bắt mắt, gói vuông vức, chắc đẹp. Một trong số những địa phương nổi tiếng với món bánh tét thập cẩm không chỉ ngon miệng mà còn đẹp nữa là Trà Vinh với Bánh tét Trà Cuôn.
4. Canh khổ qua nhồi thịt
Với mỗi gia đình miền Nam thì món canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn thường ngày quen thuộc. Và nó cũng được sử dụng trong những ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua.
Khổ qua nhồi thịt – món ăn ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua.
Không những thế, đây cũng là món ăn bổ dưỡng giải nhiệt cơ thể trong những ngày Tết.
5. Dưa giá
Thành phần chủ yếu tạo nên món dưa giá bao gồm giá, hẹ, cà rốt, rất bổ dưỡng cho cơ thể.
Dưa giá- món ăn tác dụng giải ngấy rất hiệu nghiệm trong ngày Tết.
Với đặc tính mát, vị giòn ngon nên món dưa giá được rất nhiều người lựa chọn để giải nhiệt trong những ngày Tết. Dưa giá ăn cùng với cơm, cuốn bánh tráng, tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là ăn kèm thịt kho hột vịt vì tác dụng giải ngấy rất hiệu nghiệm trong ngày Tết.
6. Lạp xưởng
Một trong những món phổ biến ở miền Nam mà bất kì ai cũng biết đến đó là món lạp xưởng. Cứ mỗi khi Tết đến Xuân về, nhu cầu tìm mua lạc xưởng không thể thiếu trong mâm cơm người dân Nam bộ. Với rất nhiều loại lạp xưởng từ tươi, khô, nạc, tôm, cá…
Một trong những món phổ biến ở miền Nam mà bất kì ai cũng biết đến đó là món lạp xưởng
Lạp xưởng có thể chế biến bằng nhiều cách như luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Một trong những cách mà được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước, không dùng dầu, vừa ngon mà còn tốt cho sức khỏe.
Trên đây là những món ăn truyền thống trong ngày tết tại 3 miền Bắc- Trung – Nam mà chúng tôi vừa giới thiệu đến các bạn, mỗi món ăn mang một màu sắc, hương vị và có ý nghĩa riêng của từng món. Các bạn hãy tự tay mình chế biến những món ăn ngon và hấp dẫn để góp phần thêm hương vị tươi vui trong không khí ngày Tết nhé. Dịp Tết chính là dịp các bạn thể hiện sự khéo léo của mình làm nên các món ăn ngon ngày Tết để mời cả gia đình cùng thưởng thức. Chúc các bạn thành công nhé!
ST
Posts: 4,794
Threads: 95
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
152
Bánh Tét nhà sis Mimo đâu, sis nấu mấy hr?
Nhà có mấy cậu chắc ăn tốt lắm đa.
Posts: 6,616
Threads: 370
Likes Received: 2 in 2 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
116
(2021-02-13, 12:15 AM)Be 3 Wrote: Bánh Tét nhà sis Mimo đâu, sis nấu mấy hr?
Nhà có mấy cậu chắc ăn tốt lắm đa.
Chổ này lượm lặt thôi mà nhìn lại Mm cũng không biết cái nhà của mình ở đâu .
Bánh tét, Mm làm bag 5lbs, làm được 8 đòn và 5 bánh chuối nhỏ.
Làm xong mệt phờ phạo luôn.
Nhà Mm có PC 6qt thôi, gói hơi lớn nên sắp bánh nằm được 4 cái nấu 1h, Mm đê
Space chổ lỗ thoát hơi...ủ thêm 30ph.
Sao hơi run, nên lần sau cứ 2 cái đổ Ngập nước, nấu luôn 1 tiếng 30ph.
Bánh chuối thì nấu nồi ủ qua đêm.
|