LTP Học Phật Pháp
CẢNH GIỚI, CHÚNG SANH, THỌ MẠNG

VÀ TÂM CỦA CHÚNG SANH

http://chuaxaloi.vn/thong-tin/canh-gioi-.../1230.html

Thuở tại thế, Đức Phật đã không chủ trương bàn luận về các vấn đề siêu hình học, bản thể học hay vũ trụ học và thần thông. Với Nhứt thiết trí của Như Lai (Sabbannutanana), với thần lực của Như Lai (Tathagatabala), Ngài thấu rõ căn tánh của chúng sanh, nghiệp và kết quả của nghiệp của chúng sanh cũng như thấy rõ tất cả thế giới trong mười phương, nhưng Ngài đã im lặng trước các câu hỏi của đệ tử Ngài hoặc của ngoại đạo liên quan đến các vấn đề trên vì chúng không mang lại lợi ích cho người tu hành đang trên lộ trình giải thoát. Như trong kinh Ba Lê (Pathika), Trường Bộ kinh, Đức Phật nói: “Này Sunakkhatta! Khởi nguyên của thế giới có giải thích hay không giải thích, mục đích của Thế Tôn thuyết giảng chánh pháp là đưa người thực hành tới chỗ tận diệt khổ đau. Này Sunakkhatta! Như vậy, thời giải thích về khởi nguyên thế giới có lợi ích gì cho ngươi?”, hay như trong Luật tạng, Đức Phật không cho phép các tỳ kheo thi triển thần thông.
 [Image: 21_Canh_gioi_chung_sanh_tho_mang_va_tam_...anh_01.jpg]

Tuy nhiên, thỉnh thoảng trong một vài trường hợp, Ngài đã thuyết giảng giáo pháp liên quan đến thế giới luận, ngã luận (Kinh Khởi thế nhân bổn, Kinh Jaliya, Kinh Đoạn giảm,…) và bản thân Ngài cũng đã nhiều lần quảng triển thần thông (chẳng hạn khi Đức Phật trở về kinh Thành Ca Tỳ La Vệ, Ngài đã hiện song thông để nhiếp hóa hoàng thân quốc thích, rồi Ngài hiện thần thông và chỉ bước hai bước đã lên đến trời Đao Lợi thuyết pháp cho thân mẫu ngài nghe, hoặc đích thân Ngài thí triển thần thông khi ngoại đạo thách thức, mặc dầu nhiều đệ tử của Ngài xin phép để thi đấu, nhưng đều không được Đức Phật cho phép,…) mục đích vẫn là khai mở tâm tánh chúng sanh, chỉ cho chúng sanh thấy sự thù thắng của các cảnh giới, mà trong đó, chỉ có chúng sanh nào có thiện nghiệp, có tu giới, định, tuệ mới được tái sanh vào.

Trong Tam tạng kinh điển, có rất nhiều bài pháp do Đức Phật thuyết như kinh Khởi thế nhân bổn (Trường Bộ), kinh Tiểu Nghiệp phân biệt (Trung Bộ), kinh Ngoài Bức tường (Tiểu Bộ), kinh Hiền ngu (Trung Bộ),… và các đại đệ tử của Ngài thuyết như kinh Phúng Tụng (Trường Bộ, Ngài Xá Lợi Phất), kinh Atthakanagara (Trung Bộ, Ngài A Nan), kinh Tệ Túc (Trường Bộ, Ngài Kumara Ca Diếp,) kinh Madhura (Trung Bộ, Ngài Ma ha Ca Chiên Diên),… đề cập đến cảnh giới, các loại chúng sanh, hành tướng, luân hồi… của chúng sanh. Đặc biệt, Tạng Abhidhamma (Luận tạng Nguyên thủy) phân tích rất chặt chẽ về tâm và cảnh giới của chúng sanh.

A. Cảnh giới

Thế giới dưới trí tuệ của Đức Phật là vô lượng, vô biên và bất khả tư nghì. Kinh điển Đại thừa thường gọi là Hằng hà sa số thế giới (số thế giới nhiều như số cát sông Hằng).

Trong hằng hà sa số thế giới đó, cõi nhân gian chúng ta đang sống chỉ là một cõi thuộc về Tam giới. Tam giới cũng nằm trong thế gian chứ không phải xuất thế gian. 31 cõi của Tam giới không chỉ tồn tại ở vũ trụ này mà mỗi thế giới ở hằng hà sa số thế giới ở mười phương đều có 31 cõi như thế.

31 cõi của Tam giới từ thấp đến cao như sau:

I. Dục giới: 11 cõi.

a. Bốn cõi dục khổ:
1. Địa ngục
2. Súc sanh
3. Ngạ quỷ
4. A tu la.

b. Bảy cõi dục lạc:
5. Cõi người
6. Trời Tứ Đại thiên vương
7. Trời Tam thập tam thiên (Trời Đao Lợi, Vua trời Đế Thích ngự ở đây)
8. Trời Dạ Ma
9. Trời Đâu Suất Đà
10. Trời Hóa Tự Tại
11. Trời Tha Hóa Tự Tại.

II. Sắc giới: 16 cõi.

a. Ba cõi tầng thiền thứ nhất:
12. Trời Phạm chúng
13. Trời Phạm phụ
14. Trời Đại Phạm.

b. Ba cõi tầng thiền thứ hai:
15. Trời Thiểu Quang
16. Trời Vô lượng quang
17. Trời Quang Âm.

c. Ba cõi tầng thiền thứ ba:
18. Trời Thiểu Tịnh
19. Trời Vô lượng tịnh
20. Trời Biến Tịnh.

d. Bảy cõi tầng thiền thứ tư:
21. Trời Quảng quả
22. Trời Vô tưởng 

e. Ngũ tịnh cư thiên:
23. Trời Vô phiền
24. Trời Vô nhiệt
25. Trời Thiện kiến
26. Trời Thiện hiện
27. Trời Sắc cứu cánh.

III. Vô Sắc giới: 4 cõi.

28. Trời Không vô biên xứ
29. Trời Thức vô biên xứ
30. Trời Vô sở hữu xứ
31. Trời phi tưởng phi phi tưởng.

Trong 31 cõi này, chỉ có cõi người là đầy đủ cả vui lẫn buồn, hạnh phúc lẫn đau khổ và có đủ thiện duyên để tu tập thiện căn và gieo trồng phước đức. 

Các cõi khác 
  1. hoặc vì quá khổ (như trong bốn cõi khổ) mà không được tu tập và làm phước đức và không có điều kiện để gieo trồng thiện căn, 
  2. hoặc vì quá vui sướng (như chư thiên ở các cõi trời và cõi phạm thiên) nên chỉ biết hưởng quả mà quên mất việc tu tập và gieo trồng thiện căn cho đời sau.

Thế giới chịu sự biến hoại vô thường nên không có một cõi nào là thường hằng. Không có thiên đường vĩnh viễn và cũng không có địa ngục vĩnh viễn. 

  1. Chúng sanh trong địa ngục khi đã mãn nghiệp tái sanh vào các cõi khác. 
  2. Chúng sanh từ cõi trời Dục giới và cõi người hết phước và làm các hạnh ác cũng đọa vào bốn đường khổ sau khi chết. 
  3. Chúng sanh ở các cõi trời phạm thiên nếu hết phước cũng đọa xuống các cõi thấp hơn, nhưng họ không tái sanh trực tiếp từ các cõi trời phạm thiên xuống bốn ác thú mà từ cõi phạm thiên, họ thác sanh vào các cõi trời Dục giới hoặc cõi người rồi từ các cõi đó, nếu lơ tơ mơ, họ sẽ đọa xuống bốn ác thú.

  1. Trong 31 cõi, thì chỉ có cõi người và trời Tứ Đại Thiên vương có đủ 11 hạng chúng sanh (trừ hạng vô nhân cõi khổ), có nghĩa là có đủ thánh, phàm cùng cư trú. 
  2. Trong các cõi khác, có cõi có 3, 8 hoặc 9 hoặc 10 hạng chúng sanh, thậm chí có cõi chỉ có 1 hạng chúng sanh sinh sống như bốn ác thú và trời Vô tưởng (xem bảng A bên dưới).

B. Chúng sanh

Đức Phật tuệ tri hành nghiệp của chúng sanh, con đường đi đến cõi tái sanh, và Ngài cũng thấu suốt rõ ràng chúng sanh đi về đâu sau khi chết (Đại kinh Sư tử hống, kinh Hiền ngu,… Trung bộ kinh).

Chúng sanh ở các cõi (trừ chúng sanh ở Ngũ tịnh cư thiên (thuộc Sắc Giới) không còn luân hồi) cứ xoay vòng luân chuyển từ cõi này sang cõi khác. 

  1. Chúng sanh nào làm thiện nghiệp như bố thí, cúng dường, tu tập giới, tuệ, thiền tập thì được sanh vào thiện thú thiên giới. 
  2. Chúng sanh nào làm ác nghiệp, không tu giới, định, tuệ thì tái sanh vào bốn cõi khổ.

Do sự sai biệt về nghiệp trong quá khứ mà chúng sanh thọ báo khác nhau. Có kẻ giàu sang và hạnh phúc, có người giàu nứt đố đổ vách nhưng lại khổ tâm, người thì kiếp nghèo đạm bạc nhưng suốt ngày cứ bầu rượu túi thơ làm bạn, người thì ăn không hết kẻ lần không ra, người thì khôn lanh tài trí anh hùng, kẻ ngu si mê muội, người thì đẹp chim sa cá lặn đến nỗi trời đất cây cỏ phát ghen, người thì xấu ma chê quỷ hờn, người thì nhất hô bá ứng, kẻ thì kêu nài mỏi miệng chẳng ai nghe,… Ngay cả thiên chúng trên trời cũng có sự khác nhau về sắc đẹp, cung điện to nhỏ và tùy tùng nhiều ít cũng khác nhau. Tất cả đều là do nghiệp kiếp trước của chúng sanh tạo ra cả.

Tạng Abhidhamma liệt kê 12 hạng chúng sanh như sau:

a.Tám bậc thánh nhân (Tất cả tám bậc thánh nhân đều là những người ba nhân).

1.Tu Đà Hoàn đạo,    2.Tu Đà Hoàn quả
3.Tư Đà Hàm đạo,     4.Tư Đà Hàm quả
5.A Na Hàm đạo,     6. A Na Hàm quả
7. A La Hán đạo và   8.A La Hán quả

Khi Tâm Đạo vừa sanh thì liền diệt và ngay sau đó là Tâm quả sanh, nên tám hạng thánh nhân cũng coi như chỉ còn bốn: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán.

b. 4 hạng phàm phu:

9.  Hạng Vô nhân cõi khổ
10. Hạng Vô nhân cõi lạc
11. Hạng hai nhân
12. Hạng ba nhân.

+ Hạng Vô nhân cõi khổ: Bao gồm chúng sanh ở các cõi khổ như loài vật, ma quỷ, chúng sanh trong địa ngục. Những chúng sanh này tái sanh bằng Tâm quả bất thiện vô nhân.

+ Hạng Vô nhân cõi lạc: Bao gồm cả loài người và một số chư thiên ở trời Tứ Đại thiên vương. Đó là những chúng sanh bị dị tật bẩm sanh như bị điếc, bị mù, bị câm hoặc người bị thiểu năng. Những chúng sanh này tái sanh bằng Tâm quả thiện vô nhân.

+ Hạng hai nhân (vô tham và vô sân): Bao gồm cả loài người và chư thiên thiếu trí tuệ. Họ tái sanh bằng Tâm đại thiện ly trí. Những người này không thể chứng đắc các tầng thiền và đạo quả cho dù họ nỗ lực tu tập đến mức nào đi nữa. Tuy nhiên, do nỗ lực tu tập trong đời này mà đời sau họ có thể trở thành chúng sanh ba nhân, tiếp tục tu tập và chứng đạo.

+ Hạng ba nhân (vô tham, vô sân và vô si): Bao gồm loài người và chư thiên có trí tuệ và chúng phạm thiên. Họ tái sanh bằng Tâm đại thiện tương ưng trí. Họ có thể chứng đắc các tầng thiền và đạo quả trong đời hiện tại nếu họ nỗ lực tu tập.

Thọ mạng của chúng sanh

Thọ mạng của chúng sanh trong các cõi khác nhau.

Trong bốn cõi khổ và cõi người, thọ mạng của chúng sanh dài, ngắn bất định.

Thọ mạng của chúng sanh ở trời Tứ Đại Thiên vương là 500 năm, càng lên cảnh giới cao hơn thì thọ mạng càng dài (xem Bảng A bên dưới).

-1 ngày ở cõi Trời Tứ Đại thiên vương bằng 50 năm ở cõi người. 500 năm ở cõi này bằng 9 triệu năm của cõi người.
-1 ngày ở cõi Trời Trời Đao Lợi = 100 năm ở cõi người. 1000 năm ở cõi này bằng 36 triệu năm của cõi người.
-1 ngày ở cõi Trời Dạ Ma = 200 năm ở cõi người. 2.000 năm ở cõi này bằng 144 triệu năm của cõi người.
-1 ngày ở cõi Trời Đâu Suất Đà = 400 năm ở cõi người. 4.000 năm ở cõi này bằng 576 triệu năm của cõi người.
-1 ngày ở cõi Trời Hóa Tự Tại = 800 năm ở cõi người. 8.000 năm ở cõi này bằng 2.304 triệu năm của cõi người.
-1 ngày ở cõi Trời Tha Hóa Tự Tại = 1.600 năm ở cõi người. 16.000 năm ở cõi này bằng 9.216 triệu năm của cõi người.

- Thời gian từ khi thọ mạng của con người tăng từ 10 tuổi cho đến số lượng không đếm được rồi lại giảm dần xuống đến 10 tuổi là một Trung kiếp (Antara-kappa).

- 64 Trung kiếp là một A tăng kỳ kiếp (Asankheyya-kappa).

- 4 A tăng kỳ kiếp là một Đại kiếp (Maha-kappa).

Mùa an cư thứ bảy, Đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho hội chúng chư thiên Đao Lợi suốt 90 ngày. Không ai ở cõi người có thể nghe một bài pháp suốt 90 ngày như thế, nhưng 90 ngày của nhân gian chỉ bằng 3, 6 phút của cõi trời này nên thiên chúng ở đây nghe bài pháp trong 3, 6 phút không khó khăn gì. (The Essence of the Buddha Abhidhamma, Dr. Mehm Tin Mon, tr. 194)
 
Bảng A: Chúng sanh ở các cõi, thọ mạng và tâm tái sanh của chúng sanh
[Image: 21_Bang_A-1_new_1.jpg]
[Image: 21_Bang_A-2_new.jpg]
[Image: 21_Bang_A-3_new.jpg]
[Image: 21_Bang_A-4_new.jpg]
 
C. Tâm của chúng: 89/121 Tâm.
Tạng Abhidhamma phân tích tâm chúng sanh thành 89 tâm trong đó có 81 tâm thế gian và 8 tâm xuất thế gian như sau:

- 81 Tâm thế gian gồm:

1. 54 Tâm cõi dục giới, bao gồm:

- 12 Tâm bất thiện: 8 tâm có gốc tham, 2 tâm có gốc sân và 2 tâm có gốc si.
- 18 Tâm vô nhân:
+ 7 tâm quả vô nhân bất thiện: Nhãn thức, nhỷ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức (thọ khổ), tiếp thọ tâm (thọ xả) và quán sát tâm (thọ xả).
+ 8 tâm quả vô nhân thiện: Nhãn thức, nhỷ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức (thọ lạc), tiếp thọ tâm (thọ xả), quán sát tâm (thọ xả) và quán sát tâm (thọ hỷ).
+ 3 Tâm duy tác vô nhân: Ngũ môn hướng tâm, Ý môn hướng tâm và Tiếu sanh tâm (Chỉ có chư Phật và A la hán mới có Tiếu sanh tâm).
- 24 Tâm dục thiện hảo: 8 Tâm đại thiện, 8 Tâm đại quả và 8 Tâm đại duy tác.

2. 15 Tâm cõi Sắc: 5 Tâm thiện, 5 Tâm quả và 5 Tâm duy tác.

3. 12 Tâm cõi Vô sắc: 4 Tâm thiện, 4 Tâm quả và 4 Tâm duy tác.

- 8 Tâm xuất thế gian gồm 4 thánh đạo tâm và 4 thánh quả tâm. 8 tâm xuất thế gian này nếu nhân với 5 tầng thiền thì sẽ có 40 tâm xuất thế gian, nâng số tâm thành 121 tâm (81 tâm thế gian+40 tâm xuất thế gian).

Số lượng tâm của chúng sanh trong Tam giới (xem bảng B bên dưới).

1. Hạng Vô nhân cõi khổ trong Bốn cõi khổ chỉ có 37 tâm.
2. Hạng Vô nhân cõi lạc và hạng Hai nhân trong cõi Dục có 41 tâm.
3. Hạng Ba nhân ở cõi Dục có 45 tâm, cõi Sắc có 39 tâm và ở cõi Vô Sắc có 24 tâm.
4. Tu Đà Hoàn ở cõi Dục có 41 tâm, cõi Sắc có 35 tâm và ở cõi Vô Sắc có 20 tâm.
5. Tư Đà Hàm ở cõi Dục có 41 tâm, cõi Sắc có 35 tâm và ở cõi Vô Sắc có 20 tâm.
6. A Na Hàm ở cõi Dục có 39 tâm, cõi Sắc có 35 tâm và ở cõi Vô Sắc có 20 tâm.
7. A La Hán ở cõi Dục có 35 tâm, cõi Sắc có 31 tâm và cõi Vô Sắc có 15 tâm.

Bảng B: Số lượng tâm của chúng sanh trong Tam giới
 [Image: 21_Bang_B-1_new.jpg]
[Image: 21_Bang_B-2_new_2.jpg]

Như đã nói, Đức Phật không chủ trương bàn luận về các vấn đề liên quan đến thế giới, khởi nguyên của thế giới, hay thậm chí cả vấn đề thần thông. Việc giảng giải về thế giới, về sự thù thắng và thống khổ của các cõi chỉ nhằm mục đích khuyến tấn chúng sanh tu tập nghiệp lành để được sanh lên về các cảnh giới an lành mà thôi. Việc phân tích tâm cũng vậy, chỉ để hướng dẫn chúng sanh trở về sống một cách an lạc với tự tâm, vì tâm bình thì thế giới mới bình được. Vì vậy, những bài pháp do Đức Phật nói, cho dù là phân tích về thế giới, về chúng sanh, về thọ mạng dài ngắn cũng chỉ để dẫn dắt chúng sanh lên lộ trình giải thoát, tìm lại an lạc tự tâm cho chính mình, cho tha nhân và cho muôn loại mà thôi.[Image: Logo_hoa_sen_ket_thuc_bai.jpg]

Tham khảo:
- Kinh Trường Bộ: kinh Phạm Võng, kinh Chủng Đức, kinh Tệ Túc, kinh Ba Lê, kinh Khởi thế nhân bổn, kinh Jaliya, kinh Đoạn giảm, kinh Trường Trảo,…
- Kinh Trung Bộ: kinh Phạm Thiên cầu thỉnh, kinh Hiền ngu, kinh Veranjara, kinh Đại Nghiệp phân biệt, kinh Tiểu Nghiệp phân biệt…
- Kinh Tiểu Tụng: kinh Ngoài Bức tường, Chuyện tiền sanh, Ngạ quỷ sự,...
- A Comprehensive Manual of Abhidhamma, Bhikkhu Bodhi, Buddhist Publication Society, Srilanka.
- Abhidhamma (higher level), Department of Abhidhamma, I.T.B.M. University, Yangon, Myanmar.
- The Working of Kamma, The Pa-Auk Sayadaw, Pa-Auk Meditation Centre, Singapore.
- Fundamental Abhidhamma, Dr. Nandamalabhivamsa, International Institute of Abhidhamma, Myanmar.
-阿毗達摩概要精解,尋法比丘,慈善精舍,臺灣.
Reply
Sư Toại Khanh Giảng Các cảnh giới tái sinh 1 (1-3)





https://www.youtube.com/watch?v=BdBacGWl_Dk

https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=471osf3VKo0&abt=C%C3%A1c+c%E1%BA%A3nh+gi%E1%BB%9Bi+t%C3%A1i+sinh+1

 
[29/02/2020 - 12:41 - Eirahuynh76]

Tuỳ thuộc vào hai điều kiện: 
  1. tiền nghiệp và 
  2. khuynh hướng tâm lý 
mà các chúng sanh có không gian hiện hữu khác nhau trong một môi trường tương ứng với hai điều kiện ấy. 

Các cảnh giới tái sinh có thể kể vào các trường hợp sau:

- Người sống nhiều về thập ác thì phải sanh về 4 cảnh giới sa đoạ. Ở đây gọi là cảnh giới mà không gọi là cõi vì loài bàng sanh, ngạ quỷ, a tu la (ba trong bốn đoạ xứ không có cõi riêng). Chúng sống xen kẽ, rải rác trong địa ngục, cõi Người và cõi Tứ Thiên Vương.

- Người sống nhiều với thập thiện (Thiền ở đây chỉ đến cận định) thì sanh về các cõi nhân thiên dục giới. Càng ly dục thì càng lên cõi cao, nên bát giới là điều kiện cần thiết để sanh về 4 cõi dục thiên cao này (Dạ ma, Đâu suất, Hoá lạc và Tự tại thiên). Hình thức hưởng dục ở các cõi cao thấp cũng thô tế khác nhau. Càng lên cao thì nỗi khổ niềm đau cũng vi tế theo.
 
[13/08/2020 - 11:09 - Nguyenhuongbichhue]

Cõi Tứ Đại Thiên Vương là một cõi rất là tạp, nó hơn cõi người thôi chứ nó rất là tạp. Tứ Đại Thiên Vương có mấy ông nhà giàu ở trển, mấy ông phước nhiều, tuổi thọ họ lên tới 9 triệu năm nhân loại lận, mấy ông này có khả năng đắc đạo. Còn mấy ông nhà nghèo là ai ? Là mấy ông dạ xoa, ngạ quỷ cao cấp.

Ngạ Quỷ cao cấp ( tiếng Pali…….) nghĩa: cung điện lâu đài, kiếp trước là những người vừa tu mà vừa có tội á. Đó là vừa tu vừa hại người, vừa tu vừa làm ác, vừa tu vừa hưởng thụ, mà phải có tu, nó chết nó sinh về trển. Là tùy cái nghiệp mỗi người. Ba người đều sanh làm cái tội đó hết, nhưng có tôi thì đêm sướng ngày khổ, hoặc là ngày sướng đêm khổ. Còn Cô là tuần sướng tuần khổ. Còn bà này tháng sướng tháng khổ. Hiểu hông? Mà tại sao có cái đó. Là tùy vào lúc mình sống mình làm người, cái khoảng cách thiện ác trong cõi người của mình nó càng khít, thì khi mình sinh vào cái cõi đó, cái khổ và cái sướng nó càng khít. Hiểu hông?

Tối tui tụng kinh, sáng tui đi câu cá, thì khi tui sanh vô đó, thì tui sáng khổ chiều sướng. Hiểu hông? Còn mấy vị tu hành đàng hoàng lắm, nhưng mà lâu lâu cuối tuần đi câu cá một lần . Cuối cùng, sinh vô loại này nó tuần sướng tuần khổ. Nói chung nó tương ứng, quý vị hiểu chưa?

Việt Nam mình có chữ nhặt chữ khoan á. Độ  nhặt và độ thưa của thiện ác nó quyết định độ khổ và độ sướng của cái kiếp sa đọa. Chính khoa học hôm nay cũng nhìn nhận này, có những loài mà coi như là nó khổ suốt, ví dụ nó ở trong cống suốt. Rồi có những loài lúc dơ lúc sạch. Có biết cái đó hông? Có cái con như con hôm qua nó không có khổ lắm, có những con nó khổ nhiều hơn, ví dụ như là nó sống trong cái môi trường đói khát triền miên, hoặc nó ở trong môi trường nhiệt độ rất là khắt nghiệt, rất là dễ chết. Hiểu hông? Là tùy vào mức thiện ác  của mình mà nó nhặt nó thưa thì mình sanh vào cảnh giới mà khổ với lạc nó cũng nhặt nó thưa giống vậy á. 

Cho nên cũng là ngạ quỷ mà ngạ quỷ cao cấp nó ở xen lẫn trong cõi người, nó ở xen lẫn trong cõi Tứ Thiên VƯơng, và nó xen lẫn trong địa ngục. Xen lẫn bằng cách nào? Là có những con ngạ quỷ nó khổ tại chỗ, tức là lâu đài nó nằm ở đó, thí dụ ban đêm nó sướng đi,thì ban đêm cái lâu đài nó hưởng thụ,còn ban ngày thì cái đó là cái chỗ nó bị đốt, đó là khổ tại chỗ. Còn khổ mà khổ ở xa thì sao? Tức là đến cái lúc nó khổ nó phải xuống địa ngục, nó phải chịu khổ ở địa ngục, rồi sau nó mới quay trở lên , đó là khổ ở xa, nó bị đày ở xa. Tức là lúc chịu khổ nó phải xuống địa ngục để nó chịu khổ ở đó.

8:47

Đại khái bả là một trong hai bà á. Thì bả sợ cái bà kia có con trai thì nguyên cái gia tài sẽ ăn hết, cho nên cứ bà kia bả mang bầu là bả cho uống thuốc, mà uống thuốc bằng cách bả dụ ngon ngọt cho ăn chè ăn cháo, ăn cái hư thai,cho ăn chè ăn cháo cứ hư thai vậy á,liên tục như vậy. Lúc cái bà bị mất con bả nghi, bữa đó bả họp dòng họ nhà chồng lại bả nói, không có chuyện trùng hợp vậy được, hể tui có bầu là bả chăm sóc tui, bình thường bả đâu có thương, bả đâu có mến gì tui, mà hễ tui có bầu là bả chăm sóc, mà chăm sóc là thai nó hư 4-5 lần. Thì bả mới thề: “ tui mà có làm như vậy á, mai mốt tui đời đời tui sinh ra tui ăn thịt con của tui” Bả tưởng thề như vậy là cho nó qua. Mà do cái nghiệp giết con nít á, sau khi bả chết bả sanh vào loài , bình thường bả có bố thí làm phước tùm lum hết á, mà bả mang cái tội giết người nặng quá. Sau bả chết bả sanh ngộ lắm, cứ mỗi tuần bả làm tiên một lần, 1 tuần bả làm ngạ quỷ, mà ngộ lắm, bả sinh con ra bao nhiêu lần mà bả đói quá là bả phải ăn thịt con bả, bả sanh ra bả ăn. Mà đứa con không phải chúng sanh nào hết, mà cái hình thức nghiệp nó tạo ra vậy thôi. Như là bả chuyển dạ bả sanh ra là bả đói quá, bả không ăn được cái gì hết, bả chỉ ăn thịt được đứa con đó thôi.

Rồi có một bà bả cũng làm bậy rồi bả thề: “ tui có làm chuyện đó, đời đời sanh ra bị chó xé, tức là chó ăn thịt” Rồi bả chết bả sinh làm cái loài này nè,thế là đêm sướng ngày khổ, mà cái lúc bả chịu khổ là xuất hiện nguyên bầy chó nó xé nát người rồi bả sanh trở lại.

10:53

Thì đó là cái loại ngạ quỷ cao cấp, còn cái loại bàng sanh cao cấp là sao? Là rồng (kim sí điểu).

Bàng sanh hạ cấp là những con mình gặp đây này: chó, heo ,mèo, chuột, gà, vịt…

Học cái này mới biết chúng sanh không có phật pháp u mê lắm. Những người đi thờ con rồng, thờ linh vật á. Trong đạo mình gọi là bị đọa mà đi thờ.

Trong kinh có những vùng có những dọa xa chiếm ngự, làm mưa làm gió rồi người dân lập miếu thờ, bệnh họa tai nạn người ta cũng cầu.

Nhưng thật ra con mà mình thờ chính là con bị đọa.

Cho nên, tùy thuộc vào tiền nghiệp, và khuynh hướng tâm lý mà chúng sanh có cảnh giới khác nhau.

Tại sao có cái tiền nghiệp, thì mình hiểu chính là do cái nghiệp nó đẩy đến cảnh giới đó.

Vậy sao có cái khuynh hướng tâm lý nữa, là bởi vì do tiền nghiệp 3 người mình phải đọa làm súc vật.

Mà do khuynh hướng tâm lý, tôi rất nặng về ăn uống nên sinh làm heo.

Còn cô này nặng về tình dục, phước ít, cô sinh làm con dê.

Trong khi cô này nặng về tình dục, nhưng cô phước nhiều, cô sinh làm con chim sẻ.
2 con này nhu cầu tình dục rất cao. Chim sẻ gần như cứ cách giờ là nó có nhu cầu. Còn như con gà với con vịt thì nhu cầu con gà cao hơn con vịt. Gà mái đi mà gặp gà mái là nó có nhu cầu.

Hiểu không? Nghĩa là do cái nghiệp mà mình sinh vào bàng sanh, nhưng khuynh hướng tâm lý mới đẩy mình vô khu đó.

Bây giờ, giống như mình đang trong cõi người mình á. Do cái kiến thức, chuyên môn nên tôi vào công ty đó, vì công ty đó là về điện toán.

Nhưng do cái thích của tôi mà tôi làm bên kế toán, trưởng phòng nhân sự hay bảo vệ gác cổng.

Thì tiền nghiệp đẩy vô đó, đẩy vô cái lớn. Nhưng chính cái tâm lý dắt mình vô cái chi tiết.
Nên khuynh hướng tâm lý rất là quan trọng.

Dù thích, dù ghét cái gì. Thì cái đó cộng với nghiệp thiện ác nó đẩy mình về 1 nơi.

Chứ mình nhắm mắt mình nghĩ bố thí là được giàu. Nói vậy là nói chung, nó còn có cái riêng nữa.

Bố thí là được giàu, nhưng nó giàu kiểu nào.

Có người giàu bằng cách họ đi làm ăn buôn bán rất là may mắn,phước bố thí cho họ may mắn trong đường buôn bán, nhưng họ phải ra tay. Họ đi làm rẫy làm ruộng rất thành công nhưng họ phải đổ mồ hôi

Còn có người may mắn họ hưởng thừa kế. Tức đẻ ra làm bọc điều liền, đẻ ra là ba má cậu dì lo hết á. Lớn lên nó đi học đại học về là công ty nó được tổ chức sẳn hết rồi, mình về là ngồi vô ghế Chủ tịch hồi đồng quản trị. Lâu lâu mình họp, má ngồi một bên, ba ngồi kế bên mà. Rồi khi ba má chết rồi thì cái ghế mình ngồi quen rồi, cộng với kiến thức đại học nữa, lúc đó mình chỉ nhúc nhích ngón tay là mình đã điều hành công ty được rồi

Còn có người bắt đầu từ zero, cho nên là mọi chuyện họ làm hết á,cũng số giàu nhưng họ giàu trong mồ hôi, còn có người họ giàu vậy á, nó nhàn nhạ lắm như Hyundai, Samsung, hoặc bên Tàu gia đình của Lý Gia Thành đồ vậy á. Hoặc ông Ho vua sòng bài ở Macow á,ổng đẻ ra một đống con, tụi nó sướng, từ nhỏ đã đi học cái trường nổi tiếng quốc tế rồi, trường Anh, trường Mỹ. Học xong họp hành cái gì là ngồi kế bên Bố á, bố điều hành hết, mình ngồi học kinh nghiệm. Còn có người nó đi lên từ con số 0 như café Trung Nguyên, Dũng lò vôi ở Bình Dương

Như vậy là quan trọng nhớ nha,có 2 cái mà nó dẫn mình tới cảnh giới tái sanh. 
  1. Một tiền nghiệp dẫn ta vào cảnh giới lớn, mà 
  2. khuynh hướng tâm lý dẫn ta đi vào cái điều kiện nhỏ. 
Do điều kiện lớn tui qua Đức tui ở, nhưng do khuynh hướng tâm lý tôi lại ở Frankfurt, tui không ở Stuttgart, tại sao vậy? Bởi vì do tiền nghiệp tui về Đức tui sống, mà do tại tui thích đẹp….Cũng dân Sài Gòn hết mà đứa nó ở Quận 1,quận 3 nó khác cái đứa ở quận 5, quận 8,vô một cái trung tâm thương mại ở quận 1 nó khác, trung tâm thương mại ở quận 5 nó khác …

  1. Thứ nhất là sống nhiều với thập ác thì sanh vào cảnh giới sa đọa. 
  2. Thứ 2 là sống nhiều với thập thiện (thiền ở đây chỉ tới cận định) . 
Vì trong thập thiện nó có thiền, bố thí,trì giới, tham thiền, (thiền trong thập thiện nó tới cận định; cận định là cái trình độ mà sắp đắc) thì sanh về các cõi nhân thiên dục giới. Càng ly dục thì càng lên cõi cao. Nên bát giới là điều kiện cần thiết để sanh về 4 cõi dục thiên cao nhất (Dạ ma, Đâu suất, Hoá lạc và Tha Hoá Tự Tại thiên).

Tức là dục thiên có tất cả là 6 cõi:Tứ thiên vương, Đao Lợi, với 4 ông này (Dạ ma, Đâu suất, Hoá lạc và Tha Hoá Tự Tại). Càng ly dục thì lên càng cao đúng không? Vậy cái ông Dạ Ma này ly dục thấp nè. Tha Hoá Tự Tại là cái ranh giữa Dục giới và Sắc giới .

Hình thức hưởng dục ở các cõi cao thấp cũng thô tế khác nhau. Càng lên cao thì nỗi khổ niềm đau cũng vi tế theo. Cái lạc cũng vi tế mà cái khổ cũng vi tế

Ở đó nó cũng có cái nhà, mà cái nhà do phước tạo ra chứ không phải mình lo lắng săn sóc thiết tha, chăm chút từng cái cửa sổ như vầy, cái hoa văn đường viền họa tiết đồ, không có .

Càng ly dục chừng nào thì cái chỗ ở, môi trường sống nó càng đơn giản chừng đó, mà cái đơn giản đó không phải họ thiếu mà do họ không cần cái rắc rối

Tui nói thẳng luôn, trong thời gian Cô qua đây, không có thời gian đưa Cô đi các làng sang của Thụy Sĩ nơi có những bức tượng để ngoài sân mà nó nằm trong sự tính toán kỹ lắm, có những vòi nước, rồi nó rải đá, ở ngoài có những hàng rào gạch, rồi ở trong nó trong nó trồng cái gì mà nhìn thấy nó có một sự chọn lựa, sự cân nhắc rất là kỹ lưỡng, tức là không có gì dư

Còn như ở đây Cô đi, nó trồng tùm lum hết, nó làm bông hồng, bông cúc, hoa dơn, thược dược , cẩm chướng,bông lài, bông lan nó làm cho đầy hết. rồi có cái thích, có cái không thích nó mọc tùm lum

Mà bên kia xóm giàu, mà tui cũng không nhớ đâu, bữa mà đi với chị Hồng á, nó giàu mà chị Hồng chị phải xuống xe á. Tức là nó vắng dữ lắm không có con nít, người già, không biết nó trốn đâu mình không biết. Chỉ phải xuống xe, xuống rồi chỉ nói :”Đẹp qua Sư “

Tức là nguyên cái sân nó trải vầy nề, rồi nó là cái bụi cây cỏ lau á. Cây cỏ lau mình gặp nó mọc tùm bậy tùm ba. không. Ở đây nó lại cao cấp, nó rải đá xong nó để nguyên bụi cỏ lau, rồi cục đá to nó khoét cái lỗ, rồi ở dưới nước nó phun lên. Có hình dung được chưa? Rồi cái đèn mà cái đèn ngoài sân, nhìn là đã thấy ghét rồi. Mà nó làm thấy ghê á, mấy cái xóm giàu á. Đẹp lắm. Dân Thụy Sĩ thì gặp cái đó thường lắm

Trên đó họ không có chữ viết, trên đó họ nói nhau bằng tâm, trên đó không có gì để lưu truyền. Giờ tui nói Cô nghe, một là Cô sốc,hai là Cô không chấp nhận được là cái chữ viết, hay là điêu khắc gì đó là do là mình không có khả năng ghi nhớ, mình cần phải lưu trữ.

Những bậc Thánh với nhau mà nhất là những bậc Thánh có thần thông á. Cái hiểu về thế giới của họ nó đơn giản lắm. Mọi thức đều do duyên mà có,rồi cũng do duyên mà mất, phải sống chánh niệm để thấy rõ hai cái điều đó

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Các cảnh giới tái sinh 1 (2-3)





https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=471osf3VKo0&abt=C%C3%A1c+c%E1%BA%A3nh+gi%E1%BB%9Bi+t%C3%A1i+sinh+1

[14/08/2020 - 12:13 - Nguyenhuongbichhue]
Xong. Đó là toàn bộ kinh điển của bậc thánh. Toàn bộ kinh điển của bậc thánh họ sống có nhiêu thôi. Chứ không phải như mình…15,18,23…cái tâm này cộng với tâm sở…Họ không có như vậy. Cái đó là cho mình dưới đây.Họ chỉ đơn giản mọi thứ do duyên mà có rồi cũng do duyên mà mất đi,bây giờ cái chuyện mình cần phải làm là sống chánh niệm để mình phát hiện ra 2điều đó , cho đến bao giờ chứng thánh thì thôi.Mà chứng thánh rồi sống bằng thánh tâm thánh trí. Xong. CHỉ đơn giản vậy thôi

Giống như giờ mình chơi với dân nhà giàu mình không có cân đong đo đến củ hành, củ tỏi,nước mắm mình không có tính nữa. Mà mình chỉ làm sao mà lâu lâu đi họp, kí tên,rồi những thương vụ đó có bao nhiêu tiền, sẽ có người nó rót vô tài khoản của mình.Hiểu không? Rồi tới giờ mình ăn,quản gia, đầu bếp,người làm vườn,tài xế đồ nó lo cho mình. Mình chỉ đơn giản mình ngồi mình tính , có nên đầu tư vô đó hay không?Xong. Có nên đầu tư vô đó hay không? Rồi ký tên. Biết chỗ nào trong cái hợp đồng rồi ký. Xong. Chỉ có suy nghĩ có một chuyện thôi có nên đầu tư vô đó hay không? Còn tất cả ngoài ra là bỏ hết. Họ không có đi chợ búa,họ không có tiền mặt hình dáng nó ra làm sao nữa. Hiểu không? Bậc thánh y chang vậy

Họ chỉ nhớ có mấy chuyện à. Mọi thứ đều do duyên mà có,rồi cũng do duyên mà mất. Cái chuyện duy nhất mà mình làm là sống chánh niệm để thường xuyên sống trong cái nhận thức đó. Nhận thức mọi thứ đều do duyên mà có,rồi cũng do duyên mà mất đi đó

Nhưng tại sao nó đơn giản như vậy đó ? Là mình phải học giáo lý nhiều. Là bởi vì muốn được cái đơn giản đó thì anh phải qua cái rắc rối Hiểu hông? Thì khi mà anh biết giáo lý nhiều rồi đó, thì anh mới yên tâm để anh sống đơn giản. Nghe nói kịp không? Tức là anh phải đi qua cái rắc rối trước.

Tức là anh phải mất mười mấy năm học trong trường y rồi anh mới đi làm bác sĩ thực tập, bác sĩ không lương, mất mười mấy năm như vậy, khi anh là bác sĩ lớn, bác sĩ có tiếng rồi thì công việc người ta nó đơn giản. Đến giờ anh vô là anh cứ đậu cái xe cái cụp đó, là người đi đậu cây xe giùm anh. Anh vô anh ngồi là anh bắt đầu, hoặc anh chỉ vô anh gặp bệnh nhân là dùng hai ngón tay anh bắt mạch nó, rồi anh nói gì y tá nó làm việc, rồi anh vô anh họp. Người ta kêu là hội chẩn. Ảnh sếp ảnh ngồi nguyên một rực bác sĩ vầy nè. Trường hợp của bà kia ra sao? Giờ phải làm gì?...nói nói xong ảnh vô phòng ngồi. ai cắt mổ gì là chuyện của người ta. ảnh là trùm. Nghĩa là hội chẩn những ca khó mới mời tới ảnh vô, ảnh vô là ảnh phán cho mấy thằng kia thôi. ảnh mở màn hình lên ảnh coi  ổng coi cái phim rồi ổng đi ra. Ổng về phòng ổng nằm. rồi cái đám này hì hục hì hục nó làm. Mất mười mấy năm mới được cảnh giới mà ông cố nội như vậy. Mười mấy năm chỉ để ngồi người ta nghe mình thôi. Nói mấy câu rồi tự nó làm.

Thì ở đây cũng vậy, trầy da tróc vẩy mới vô cảnh giới đó đó. Bên đây mà bệnh được Bác Sĩ sếp vô thăm mừng lắm. ổng vô cái nào căng lắm mới hỏi ổng.

Tôi có biết bên Mỹ có một bác sĩ Việt Nam chuyên mổ đầu,mổ óc, mà mổ cas khó mới kêu ổng.Bình thường ổng vô ổng làm, ổng đọc cái này, ổng đọc cái kia, cái gì đó. Mà cái cas nào khó, một là ổng cầm dao, hai là ổng chỉ nói thôi. Còn khó quá ổng cầm dao. ổng về hưu rồi.Nhìn ổng giống như nhà Sư á, điềm đạm, nói cười rất là chừng mực. Tại vì ổng Doctor mà professor. Có nghĩa là ổng vừa làm bác sĩ mà ổng đi dậy thằng bác sĩ con. Ổng không phải bác sĩ thường, ổng là professor của mấy thằng bác sĩ. Cô là bác sĩ là cô trí thức rồi, ổng là thầy của bác sĩ, như một ông sư đắc đạo vậy, ổng chầm chậm, ổng cười nói từ tốn,ổng gặp mình ổng kêu nhà Sư thôi.

Ngày xưa Việt Nam mình có ông Trần Ngọc Ninh, thạc sĩ đầu tiên ở Việt Nam, mà chữ Thạc sĩ ngày xưa nó lớn hơn tiến sĩ bây giờ, thạc sĩ bây giờ dỏm. không phải dỏm mà tại cái cách dịch á.Thạc Sĩ bây giờ là MA. Còn Thạc sĩ ngày xưa là hậu tiến sĩ.Ông Trần Ngọc Ninh thạc sĩ đầu tiên của Việt Nam. Ông có cái lạ là xuất thân ổng là Bắc tông , nhưng ổng viết về Phật Pháp ổng viết rất là kỹ. Ông nghiên cứu kinh điển Nam Tông rất là kỹ, cho nên ngày xưa ổng xuất thân ngày xưa ổng  là giáo sư Vạn Hạnh, đệ tử của ngài Minh Châu. Nhưng mà phải nói là bài học của ông Trần Ngọc Ninh, nói ai coi thù tôi. Sách Phật học mà bằng tiếng Việt tui không có đọc mà riêng của Trần Ngọc Ninh thì tôi ghé một chút. Sách Phật học bằng tiếng Việt là tui đọc của Ngài Tuệ Sỹ, đọc Trần Ngọc Ninh. Chứ mà ngoài ra tôi không có đọc ai hết. không phải tôi chê,mà nó không có gì để đọc. Tại sao?Vì tại vì người ta viết cho đại chúng, viết dịch và soạn cho đại chúng. Ok mà cái mà chuyên sâu tôi đọc bằng ngoại ngữ thôi

Vậy cái thứ hai là gì ta?
 
[25/08/2020 - 07:17 - mai.pttm1010]

Càng lên cao nỗi khổ niềm đau càng vi tế thêm. Sẵn tôi nói luôn, hưởng dục khác nhau là gì? Ở dưới đây đó thích ăn ngon, mấy cõi thấp còn thích ăn ngon, còn thích mặc đẹp, còn thích bông hoa. Nhưng càng lên cao thì họ mỗi người một cảnh giới riêng họ sống. Họ chỉ thích một cái nào đó trong năm trần thôi chứ họ không có tùm lum như dưới đây. VD ở cõi Đao Lợi có một cái dây leo tên là [...] Cái dây leo này , mình nắm cái lá mình ngắt nó ra thì trong đó có một giọt rượu, uống giọt đó vào, giọt 1 nó say mà không mệt, nó không nhức đầu ói mửa tùm lum như dưới đây. Mà uống vào nó cho cảm giác lâng lâng. Cảm giác nó kéo dài suốt mười ngày. Mười ngày của cõi trời bằng 1000 năm ở dưới đây. Có nghĩa là lâu lâu các ông muốn lơ lửng là ngắt một giọt, kéo dài mười ngày. Tôi tin vì ngay trong cõi người cảnh giới đã khác nhau.

[25/08/2020 - 07:24 - mai.pttm1010]

Vd như dân Phú Mỹ Hưng đời sống rất khủng khiếp. Nó ăn yến đến chừng nào nó ngán thì thôi. Trong khi có những cái dân cả đời không biết đến yến mặt mũi ra làm sao. Nhưng tôi biết có những người có khả năng ăn yến là vô tân. Đó là chưa kể họ qua Nhật họ làm nọ làm kia trên người của họ là bình thường. Kem trong nhà tắm của họ là đem từ Nhật về không đó, hoặc Úc Mĩ về. Mình thấy có những người một ngày họ chỉ kiếm được 5-3$ thôi. Mình thấy ngay trong thế giới loài người nó đã chênh lệch như vậy rồi Nói về kiến thức, có những người cái background của họ là kinh hồn. Có những người những chuyện nhỏ xíu cũng không biết. Cái đầu nó chứa như vậy đó.

Nội mình thấy kiến thức và tiên bạc cõi người nó đã chênh lệch kinh khủng. Quyền lực - có những người họ chỉ cần bị bệnh một cái là chứng khoán thay đổi. Như ông Huyndai hay Samsung mà sức khỏe của ổng... ho cái là chứng khoán nhúc nhích. Hay như tổng thống Mĩ, giờ mà ổng bị trục trặc cái là thế giới phải nói là mệt. Giờ có những người chết 15 lần thế giới cũng không nhúc nhích.

Huyndai đó, ba anh em gây lộn nhau, gây vụ thừa kế, quyền quản trị. Gây là chứng khoán của đại Hàn chao liền. Tại vì đúng ra là phải đoàn kết một khối, thì cái cổ phiếu của Huyndai mới vững. Đằng này là họ thấy nội bộ manh múng, không biết sao tụi nhà báo moi được thì mình không biết. [đoạn kể chuyện]

Vì sao vậy? Vì sức ảnh hưởng của mỗi người nó rất khác nhau. Cái sức ảnh hưởng của một cá voi, cá nhà táng nó khác sức ảnh hưởng của một con tép, một con sò.

[25/08/2020 - 07:33 - mai.pttm1010]

Cái nhân là tâm nghĩ đến chuyện lớn, làm nghiệp lớn với đối tượng lớn... 3 cái đó. Thì sinh ra ảnh hưởng lớn, thân thể lớn, cái gì cũng lớn.

Tâm nghĩ đến việc lớn là sao? Biết nghĩ đến đại chúng, biết nghĩ đến đại cuộc, đại thể. 3 chữ  "đại". Biết đại thể không?

Đại thể, đại cuộc, đại chúng. Tâm biết nghĩ cái này mới ra đại sự được.

Đại thể là gì? Biết nghĩ: Chị giận lắm, đúng ra chị phải phang một câu mới đã, nhưng thấy Linh, Khôi, Khoa, Tâm ngồi đó, liền nghĩ: Không nên để cho tụi nhỏ thấy người lớn gây. Đó là đại thể. Trong khi chị bực, chị là chị hai, chị có quyền nạt. Nhưng không! Chị phải nghĩ đến chuyện lớn hơn, lớn hơn chuyện của hai chị em, mà chị nghĩ đến chuyện của dòng họ, gia tộc. Bây giờ mình sạc thằng em mình thì ok quá rồi nhưng mà lôi nó vô phòng đập nó. VD vậy chứ đứng trước mặt mấy đứa cháu mà sạc vậy là không nên. Đó là đại thể. VD như tôi trong nhà sao cũng được hết, nhưng tôi biết có ghi hình, bắt buộc phải đắp y áo nghiêm túc. Hoặc khi tôi bước ra đường, ở nhà tôi sao cũng được nhưng bước ra đường tôi phải nghĩ đến cái màu áo cả Phật giáo, tôi phải giữ chung. Đó là đại thể.

Còn đại cuộc là sao? Đại cuộc là làm sao giúp được cho người nghèo. Chứ không phải là mỗi ngày tôi đi chợ gặp bà già nghèo ngồi ăn mày, tôi cho bà chút đỉnh tiền, thì cái đó không phải là đại cuộc. Đại cuộc là tôi phải tính làm sao tôi khắc phục vụ đó. Tôi thấy lối đi hình như thiếu thùng rác, khắc phục. Thiếu nhà cầu công cộng, khắc phục. Tôi thấy ở đây thiếu sân chơi con nít, tôi móc tiền ra tôi họp nhà làng tôi nói chuyện, đó là đại cuộc. Chứ còn tự nhiên thấy thằng Tèo của bà kia dễ thương thế, lâu lâu: nè, lẹo nè con. Đó không phải đại cuộc! Lát qua gặp thằng cháu nội của ông kia, nè bánh nè con. Cái đó không phải đại cuộc. Mà đại cuộc là nghĩ đến cái gì lớn lao.

Giờ hiểu chữ đại thể chưa?
 
[25/08/2020 - 07:49 - mai.pttm1010]

Giờ tới dại chúng, là đối tượng không có giới hạn. Không có nhắm tới một cái nhân, một nhóm nhỏ mà nghĩ đến thiên hạ. Thì đại thể, đại cuộc, đại chúng, tất cả những gì hướng đến ba cái này dù lặng lẽ cách mấy nó vẫn là đại sự. Lặng lẽ cũng là đại sự. Cho nên chị thấy một mình tôi lặng lẽ làm gì, tôi đắp y tôi đi xuống phố, cái đó đâu có um sùm, không kèn trống nhưng lòng tôi nghĩ làm sao cho đừng coi thường Phật giáo, tuy âm thầm thiệt, suy nghĩ trong đầu tôi tôi đâu có nói với ai. Nhưng mà đó chính là đại sự. Cái người sống vì đại thể đại chúng thì nó mới dẫn đến đại sự. Mà hễ đại sử thì nó ra đại sự nghiệp. Làm đại sự nó mới dẫn đến đại sự nghiệp. Cho nên mình thấy tại sao người đó có sức ảnh hưởng, là vì họ nghĩ đến đại thể, đại cuộc, đại chúng cho nên họ làm chuyện nhỏ xíu cũng thành đại sự. Bà Teresa bả nói một câu tôi thích lắm: "Bạn có thể không làm được chuyện lớn, nhưng bạn có thể làm chuyện nhỏ với một tấm lòng lớn." Tấm lòng lớn chính là ba cái này. Đang cho xe chạy thấy cái rác, lum liệng vào thùng. Cái đó là chuyện nhỏ nhưng bằng trái tim lớn là tại sao? Vì không muốn người ta vào trong parking người ta khó chịu. Muốn lên xe lắm nhưng thấy miếng rác lụm bỏ vô thùng rồi mới lên xe. Cái đó là bà Teresa nói là: "Chuyện nhỏ nhưng bằng trái tim lớn." Mà nói thẳng luôn, người trong xứ chậm tiến thiếu giáo dục họ không biết cái đó. Nhưng họ không hiểu "Chuyện nhỏ nhưng bằng trái tim lớn" là sao. "Chuyện nhỏ nhưng bằng trái tim lớn" là như vậy. Mà họ làm riết họ quen chị biết không. Mỗi lần họ lụm được cục rác họ thấy nó sướng. Họ thấy họ đang được văn minh.

Làm sao dạy ra cái đó? Đừng có dùng cái vấn đề tiền bạc mà khích lệ người dân. Họ thấy sung sướng khi họ làm việc thiện. Họ thấy hãnh diện khi họ có văn hóa. Phải dạy người dân như vậy chứ không phải họ thấy sợ họ mới làm. Thế là dở. Đó là hạ sách, thượng sách là phải để người ta người ta làm một cách sung sướng, hãnh diện. Làm sao để người ta dù lén lút một mình họ cũng không lén xả rác, không lén xâm phạm tài sản công cộng. Và họ cảm thấy hành diện khi họ là một con người văn minh. Không cần ai dòm ngó, không cần pháp luật trừng trị, không cần được tuyên dương, khen thưởng. Mà bản thân họ trong sự âm thầm lặng lẽ họ thấy họ hạnh phúc vì họ là người văn minh. Cái đó là cái giáo dục thành công. Chứ con đợi tới khen thưởng rồi mới né tránh trừng phạt răn đe thì coi như là chưa khá. Đất nước mà phải đòi tới khen thưởng tuyên dương... thì chưa khá. Mà làm sao cái văn minh lịch sự nó thấm vào trong máu.

Thì tu hành cũng vậy. Sẽ có một ngày mình không còn nhớ đến giới 5, giới 8, giới 10 mà mình sinh hoạt một cách rất tự nhiên, mà trong đó nó không sót cái 5 cái 8 cái 10. Tùy thuộc vào cấp độ tu hành mà khi anh sanh về các cảnh giới cõi trời anh đi cõi nào. 

Trong kinh nói trai giới có 3, trai giới trong bát quan: Trai giới ngoại đạo, trai giới người chăn bò, trai giới thánh nhân.

Trai giới ngoại đạo là trai giới hạn chế. Có nghĩa là cái chữ này bắt nguồn từ  Ấn Độ. thời Đức Phật cũng có những đạo có bát quan trai. Hạn chế là sao, là chỉ giữ tới 3h chiều thôi. Vì nó nói với sư phụ là con có hẹn với bạn nên 3h chiều nay con có ăn có nhậu. Đó là giữ giới hạn chế về không gian. Giữ giới vậy gọi là giữ giới ngoại đạo. Còn giữ giới chăn bò là sao? Ráng giữ 8 giới cho đến sáng mai. Đi làm sáng ráng sao chiều về giao đủ bò cho chủ 18-20 con gì đó. Hôm tôi nhớ tôi có giảng cái này rồi. Có nghĩa là làm sao chiều giao đủ bò cho chủ, còn buổi trưa là tôi đá banh, tôi hái trái, tôi tắm xong, tôi đá dế, tôi đi câu, kệ chuyện của tui.

[25/08/2020 - 08:29 - mai.pttm1010]

 miễn sao chiều về tui giao đủ 17 19 con bò cho chủ không mất con nào, không gãy sừng, không bị trầy xước, thương tích, xong. Nha, cái giữ giới đó là kiểu tà đạo quỷ thần. Còn hạng thứ ba là giữ trai giới kiểu thánh nhân là sao? Không bị hạn chế không gian thời gian là 1, thứ 2 họ cảm thấy hạnh phúc khi họ giữ trai giới. Họ thấy họ được bảo vệ, họ thấy họ được an toàn khi an trú trong trai giới. VÀ... họ không bị gò bó trong con số 8. Mà họ tu trong con số 6. 8 là 8 giới, 6 là 6 căn. Hiểu không? Mà các vị có đồng ý với tôi là mình tu lấy 6 căn nó rộng hơn 8 giới đúng không? Con số 6 nó nhỏ hơn số 8 mà nó rộng hơn số 8 đúng không?

[Đoạn đối thoại]

Bây giờ tôi hỏi cô, cô biết 8 giới là gì đúng không?

[26/09/2020 - 08:18 - anh.trinhquynh229]

Bây giờ tôi ko có phạm, nhưng tôi thấy ni cô đẹp tôi hay ngồi tôi nhìn. Tôi thích nhìn trai đẹp gái đẹp nên tôi nhìn, rồi tôi hay quan sát áo quần, tôi thấy bà đó bả phối đồ hay… Tôi ko có xức nước hoa nhưng mà ai đi ngang thì mùi này hay nè, mùi kia nồng quá, mùi này được… Cô hiểu tôi nói ko, tức là tôi đâu có phạm, tôi nhìn gái nhìn trai tôi đâu có phạm, trong bát quan đâu có phạm, nhưng mà nó chưa đúng mức. Bởi vậy tu còn bị kẹt trong cái 8 nó ko có như trong cái 6. Vì tu 8 miễn sao ko phạm 8 thôi, còn tu 6 khó à. Tu 6 là tu 100%, còn tu 8 thấy nó ghê gớm chứ nó có 10% so với 6 thôi. Thí dụ như ngay cả việc mình trùm mền tắt đèn mà mình nghĩ tầm bậy thì mình cũng ko để yên nữa, mình biết là bậy mình bỏ nó mới đúng là tu 6, còn thông thường là tu 5 ko à. 5 là gì? 5 căn đó? 5 căn là gì? Vd: tôi đâu có nhìn bậy, tôi đâu có nghe bậy, tôi đâu có xức mùi dầu thơm, tôi đâu có ăn ngon…nói chung là mình chỉ tu có 5 căn thôi còn căn thứ 6 mình thả nổi…Tin tôi đi, cho nên cái số 6 mà bị nhốt trong số 8 là dở ẹc. Dở ẹc là so với cái số 6 ấy, chứ so với mấy cái kia thì nó hay cực kỳ. Cho nên tùy thuộc vào cái mức, cái level và cái quality mà cái chỗ ta đi về ko giống nhau. Mặc dù 3 người mình ai cũng bát quan sạch sẽ, ko có phạm cái gì…nhưng mà nó chênh lệch nhiều lắm. Bát quan bà này nè bả chết con số 8, tui số 5, cô số 6…bây giờ nghe hiểu chưa. Đó bà này bả canh sao ko phạm 8 thôi, mà tui khá hơn, tui số 5, rồi cô số 6 là tốt nhất. 3 người mình ko phạm nhưng rõ ràng nó có khác biệt rất lớn giữa cái số 5 và số 6, bây giờ hiểu chưa… Thì chính các cái này nó trở thành tiền nghiệp cho kiếp sau đúng ko? 3 cách này là tiền nghiệp cho kiếp sau, hiểu ko ta? Vì nó là cái nhân. Tại sao mình gọi cái này là tiền. Tiền tức là trước đó, những gì mình đang làm bây giờ nó sẽ là tiền nghiệp cho ngày mai đúng ko? Còn hôm qua là tiền của hôm nay. Và hôm qua đã có lúc nó là hiện tại đúng ko? Cho nên hôm qua mình nói mình sống cho hiện tại, nhưng mà cái hiện tại của hôm qua nó trở thành tiền nghiệp cho hôm nay. Hiểu chưa, cho nên những gì ta là hôm nay nó là tiền nghiệp cho kiếp sau.

(còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Các cảnh giới tái sinh 1 (3-3)

[



https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=471osf3VKo0&abt=C%C3%A1c+c%E1%BA%A3nh+gi%E1%BB%9Bi+t%C3%A1i+sinh+1

Tại lý do chọn cái này mà ko là cái kia là khuynh hướng tâm lý, cho nên 2 cái này nó cho chúng ta tái sanh về đâu đúng ko? Cái thứ nhất là 3 cách này nó là tiền nghiệp cho kiếp sau. Thứ 2 là tại sao trong 3 cách này anh chọn cách này mà ko chọn cách kia, đó là khuynh hướng tâm lý.

Người ly dục tu thiền sắc giới với 30 đề mục thiền chỉ thì chết sanh về các cõi phạm thiên, hữu sắc, với điều kiện là đắc được sơ thiền trở lên. Các vị Phạm Thiên này có biết kiếp trước của mình ko? Biết chứ. Nhưng có điều như vầy họ nhớ về kiếp trước giống như mình nhớ về chuyện của năm rồi / tháng trước vậy đó, chứ họ cũng ko có hiểu như người có học Phật pháp…cái đó là vô ngã, vô thường, mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất…có những vị họ ko biết gì hết, cho nên mới gọi là tà kiến đó, rồi có những vị họ còn vầy động trời nữa nè, họ tưởng họ đời đời bất tử. Vậy là trên cõi Phạm Thiên vẫn còn những cái tà kiến, thường kiến? Yeah, trình độ nào thì tà kiến trình độ đó, ví dụ như trong Kinh Phạm Võng – Trường Bộ Kinh đó, Đức Phật ghi rất là rõ, sức nhớ của họ rất là hạn chế. vd: trên cõi đó họ sống rất là lâu, mấy trăm đại kiếp trái đất, nhưng họ ko nhớ họ sinh hồi nào, chết lúc nào nên họ tưởng họ bất tử. Có nghĩa là tùy trình độ mà có cái mức độ tà kiến khác nhau. Bây giờ nói vầy cho dễ hiểu nè. Khi mà cô ko biết chữ cô có rất nhiều chuyện hiểu lầm, đến khi cô có bằng tú tài rồi cô cũng vẫn có rất nhiều chuyện hiểu lầm đúng ko? Rồi cái thằng ko biết chữ nó nói, ủa sao kỳ vậy ta, bà Phượng này bả có bằng tú tài mà bả có cái hiểu lầm là sao? Cái bằng tú tài thì cũng là tú tài chứ có gì đâu…

…Đi lên đó bằng cái gì, đi lên bằng thiền định thôi…vd: ngày xưa cô nghèo dữ lắm, nhưng giờ cô là tỉ phú đô la thì cái bệnh nan y mà cô mang trong người cô đó giờ nó có còn trong người cô ko? Còn chứ đâu phải thành tỉ phú là hết. Người ta có câu này rất là hay “Bạn đi với tốc độ nào thì bạn cũng ko thể nào rời khỏi cái bóng của mình”…đúng không? Đi với tốc độ 1000km/h thì nó cũng vẫn đi theo mình đúng ko? … vậy có nghĩa là đạt tối thiểu sơ thiền, cùng với các phước nhiều hơn thì hành trang mang theo …. Chứ đừng ngồi dệt mộng là lên trên đó làm Sếp…mà cái này mới tang thương nè, sống càng lâu thì cái tà kiến nó càng lớn (vd: mình thấy mấy cái trường nhà giàu nó có mấy cái tật xấu mà ko có ở nhà nghèo là tật chảnh, nghèo nó lấy gì mà nó chảnh, giàu nó mới chảnh nó mới khinh người).

Thật ra nếu mà ai biết cái này rồi thì sẽ ko có chảnh nữa, có nhiều lý do lắm. 
  1. Thứ 1: những gì mà ta có hôm nay ta tự hào ấy nó có thể mất trong đêm. 
  2. Thứ 2: ta chảnh với thằng nhà nghèo nhưng có thằng nó giàu hơn mình nó chảnh với mình thì mình nghĩ làm sao? 
  3. Chưa kể mình giàu thiệt nhưng kiến thức của mình có đủ cho thiên hạ nể hay ko? 
  4. Đàn bà với nhau ganh nhau nhan sắc, bà giàu hơn tui thiệt nhưng quăng ra đường người ta ngó tui chứ ko có ngó bà…
  5. rồi bà có problems (vấn đề) về hôn nhân. Ra đường bà ngon nhưng bà về nhà bà úp mặt vô gối khóc từng đêm.
Rồi chỉ riêng nghĩ tới cái sức khỏe mình thôi cũng thấy run rồi. Hôm nay bác sĩ nói mình ok nhưng ngày mai tôi ko chắc...chỉ cần ngày mai người ta phán mình bị ung thư 1 cái thì tất cả những gì mình tự đắc, tự hào, tự mãn, tự kiêu nó mất hết... mà ngộ lắm cái chảnh đó nó ăn vô trong tủy nhiều đời nhiều kiếp rồi bỏ ko được. Trừ khi nếu muốn thì phải quyết tâm... cái người có Ba la mật họ sẽ thấy và tin được chuyện mà tôi sắp nói... Tùy nhận thức của ta mà ta có mặt trong cảnh giới nào. 

Câu này rất nặng . 

Người ko biết đạo họ thấy 1 người sống đơn sơ nghèo, vào ra thui thủi rất là buồn . Nhưng họ ko có biết rằng một hành giả Tứ Niệm Xứ thì họ quì họ lạy được sống như vậy, bởi vì không có đời sống nào hạnh phúc hơn đời sống chánh niệm

Mà tiếc cái là tôi nghĩ cô rất là khó vì cô phải sống vật lộn với gia đình, mở cửa vào ra, chạm mặt...chứ nếu cô là 1 hành giả rốt ráo thì cô sẽ thấy không có gì bằng sống 1 mình mà chánh niệm hết. Cái người mà làm gì biết nấy ấy thì lúc đó cái cảnh giới của họ... (vd: mấy người chơi Tem, họ có cảnh giới người ngoài ko biết. Họ đi đâu về rửa tay chân sạch sẽ...bày ra, lấy kính lúp rọi, gắp, bỏ vô, nay mới kiếm thêm được mấy con...hoặc có những người họ đi đến những vùng đất hoang để tìm những bộ rễ cây về trồng…hoặc có những hành giả có chén cơm gạo lức ngồi nhai nhai rồi ra quét sân trong chánh niệm, cái đó là cảnh giới… Mà đừng coi thường những cái đó vì chính những cảnh giới đó nó mở ra những cảnh giới ở những kiếp sau, ko phải vô cớ, ngẫu nhiên, tình cờ, trùng hợp mà nay có người họ sinh ra họ làm chủ 1 căn nhà ở bờ hồ Thụy Sĩ, và cũng ko phải ngẫu nhiên mà hôm nay có những người họ sống trong 1 căn nhà cấp 4 lè tè xung quanh cống rãnh, đống rác hôi rình...ko phải vô cớ, nó phải có sự dọn đường từ kiếp trước. Tại sao hôm nay có những người họ sinh ra trong 1 cái gia tộc tiền bạc kiến thức uy tín tình cảm cái gì cũng thông suốt, còn có những người thì cái gì cũng chật vật, khó khăn… cũng là do tiền nghiệp quá khứ, quan trọng lắm. Những gì mình sống, suy tư, và hành động ngay bây giờ nó là 1 sự đầu tư cho kiếp sau. Ngay trong từng phút mình thích ghét cái gì cũng là sự đầu tư cho kiếp sau. Chứ mình ko học đạo mình tưởng là phải vô chùa, phải làm đại thí chủ, phải cất cái này cái kia…ko phải, mà ngay trong từng phút mình thích mình ghét cái gì để rồi bực mình, thấy vui với cái gì thì ngay trong từng phút nó dắt anh về với nơi đó.

Tôi có nghĩ 1 chuyện, tôi tin trong đầu tôi nghĩ về cái gì thì khi tôi tắt thở cái đó nó đi về với tôi. Có nhiều cái trên hình thức thì rất ok như cầu danh, cầu lợi, muốn được thương muốn được mến mặc dù hình thức đó nghe rất là trang nghiêm nhưng cái nội dung đó nó đưa mình về đâu. Khi mình chọn kiểu sống hình thức thì đó cũng là 1 kiểu khuynh hướng tâm lý. Trong trời đất có những loại hoa rất đẹp, nhưng nó ko có quí vì chạm tay vô nó rụng, lại gần nó ko có mùi thơm, cái mủ nó rất là độc…trong khi có những loại hoa mùi thơm, cánh đẹp, lâu bền có thể đem trưng trong nhà…thì trong thế giới loài hoa nó đã có như vậy thì trong thế giới loại người nó cũng như vậy. Có những người chỉ đẹp khi chụp hình thôi chứ còn phanh phui ra thì nó ko có gì hết, nông cạn, rỗng.

Người nhàm chán tầng thiền sắc giới, ko còn thiết tha với bất cứ hình thức vật chất nào thì sau khi đắc hết tầng thiền sắc giới sẽ tiếp tục tu chứng tầng thiền vô sắc để trở thành loại chúng sinh có tâm mà ko có thân với tuổi thọ tối đa là 84 ngàn đại kiếp. Trong Kinh có nói tất cả Phạm Thiên xuống đều qua 1 kiếp độn, chứ ko có rớt trực tiếp xuống thấp nhất. Nhưng phải trở về thấp nhất – Dục giới, nhưng sẽ qua 1 kiếp vui trước, do năng lực của Thiền định. Sau kiếp trung gian đó thì hoàn toàn bất định

Nếu trong kiếp trung gian đó họ biết tu thì có thể lên lại ko? 

Khó lắm, vì còn có 4 điều kiện, sinh ra ở đâu, gặp ai…vd (ví dụ) sinh ra ở nước Hồi Giáo thì tu với ai… Cái tâm đầu thai nó độc lắm, vd cô sống 40 năm có nhớ được chuyện của 40 năm, nhưng khi cái tâm mạng chung mà nó đến 1 phát là bùm ko còn gì hết. Dầu cô trở lại thân người, cho cô quay trở lại đúng gia đình đó nhưng trở lại làm đứa bé thì xong, quên hết…có cái là trở lại học thì nó nhanh hơn thôi chứ còn mà được như cũ thì khó lắm. Người mà nhớ tiền kiếp họ nhớ rất là mơ hồ, như là chiêm bao vậy đó

Trong Kinh kể có ông đó chiều ổng ra ngoài rừng ổng ngồi 1 mình ổng thì ổng thấy nguyên 1 đoàn người ăn mặc sang trọng đeo vòng vàng từ xa bay xuống cái hồ, gấp lắm. Ổng về ổng lo lắm nhưng ko dám nói ai vì mình đâu có chiêm bao, hay là mình khùng, mà rõ ràng mình đâu có khùng…ổng giữ luôn chuyện đó đến chết. Đức Phật mới nói, này các Tỳ Kheo, người đàn ông ấy ko khùng, cũng ko có chiêm bao mà vị ấy tình cờ nhìn thấy 1 đoàn atula-thiên (những vị trên Đao Lợi, là những vị thích ăn nhậu, gái gú…đẳng cấp là ngang với Đao Lợi nhưng họ bị Đế Thích đuổi xuống ở 1 chỗ riêng).

Học về các cảnh giới tái sinh, là ta cùng lúc hiểu nghĩa chữ này trên cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

  1. Nghĩa đen của chữ cảnh giới: là không gian sinh hoạt của các loài
  2. Nghĩa bóng chính là thế giới tâm thức của mỗi cá nhân
Chính đời sống của tâm thức sẽ dẫn đến không gian hiện hữu mai sau.

Chúng sanh trong đời dẫu nhiều vô số nhưng có thể được chia thành vài nhóm như sau:
  1. Thánh nhân từ sơ quả trở lên. Có thể có mặt ở hầu hết các cõi ngoại trừ địa ngục và cõi vô tưởng.
  2. Hạng người tam nhân (đầu thai bằng tâm hợp trí) có khả năng đắc đạo chứng thiền. Có thể có mặt ở các cõi ngoại trừ địa ngục và vô tưởng. 
  3. Hạng nhị nhân (đầu thai bằng tâm đại thiện vô trí) thì chỉ có mặt ở các cõi nhân thiên dục giới. 6 cõi trời dục giới (tứ thiên vương, đao lợi, dạ ma, đâu xuất, hóa lạc, tự tại). Nghĩa là ở cõi người và 6 cõi trời dục giới này. (trên của cõi trời dục giới là Phạm Thiên – dành cho những người đắc thiền).
  4. Hạng người lạc vô nhân (đầu thai bằng tâm thiện thấp nhất – quả thiện vô nhân), có mặt ở cõi địa ngục, cõi người và tứ thiên vương. Cõi vô tưởng cũng được kể là người lạc vô nhân nhưng do họ muốn vậy chứ ko phải chuyện ngoài ý muốn như các đối tượng lạc vô nhân khác. Người lạc vô nhân là những chúng sanh chỉ trên loài sa đọa 1 tí, ko bị đau khổ triền miên nhưng khả năng tinh thần chỉ là con số 0. Ở cõi người ta có thể thấy họ qua những người bị tâm thần bẩm sinh.
Còn hạng tam nhân đầu thai bằng tâm vô tham, vô sân, vô si .

Người nhị nhân thì đầu thai bằng tâm nhị nhân: vô tham, vô si.

(Cõi vô tưởng có phải là không còn tái sinh? Không, nó giống như 1 người nín thở, do cô muốn nín thở thì cũng nín thở trong một lúc . Ở đây cũng vậy, người ở cõi vô tưởng cũng như vậy, chỉ là 1 giai đoạn cách ly chút đó thôi, rồi vẫn quay trở lại. Là do họ muốn vô cõi đó, nhưng không phải ai muốn cũng được, người phải đắc ngũ thiền sắc giới thì mới được)

Đời sống chúng sanh là 
  1. có sắc mà không tâm, 
  2. có tâm không sắc, 
  3. hoặc có cả 2.
Trong Kinh ghi rất rõ: Nếu Đức Như Lai không ra đời thì số người biết đến cõi vô tưởng và vô sắc là rất hạn chế. Nhất là cõi vô sắc, thiên nhãn nhìn cũng không thấy

Tôi thấy không làm lạ, vì hôm nay vd như ánh sáng đi, có ánh sáng mà mắt thường không thấy. Chỗ mấy cơ quan quan trọng, cần bảo mật, họ dùng loại tia sáng đặc biệt mắt thường không thấy, khi mà có người đi nganh thì anh sáng đó bị gián đoạn, còi hụ… Thứ 2 là làn sóng hạ âm, có nghĩa là tần số thấp mà tai người không nghe được. vd minimum tai người mình nghe đc là 120 đề xi ben, nhưng âm thanh đó nó chỉ có 5 đề xi ben thôi thì mình không nghe được. Nó giống như có những tần số mà chỉ có 1 số loài vật nó nhận biết được. Có nghĩa là ngay trong thế giới vật chất có những cái mà giác quan của mình không có nhận biết được, thì cảnh giới và chủng loại chúng sinh nó cũng có những cái vượt ngoài khả năng của mình, nó cũng không  có gì lạ.

Sợ nhất là cái gì vượt khỏi khả năng của tôi thì cái đó là không có, cái cách nhận thức đó rất là nguy hiểm

Mình muốn tin cái gì thì phải có bằng chứng, mà muốn bác cái gì thì cũng phải có bằng chứng, chứ không thể nào cái nào mình không chứng minh được thì cái đó là không có, phải xét lại cái đó. Tôi không kêu quí vị tin nhưng muốn bác phải có bằng chứng. 

Ví dụ: Chị này nói sáng nay có con voi 2 tấn vô nhà này, tôi suy nghĩ:
  1. thứ 1 là rừng Đức không có voi, vậy thì con voi đó có 1 cách duy nhất là từ sở thú hoặc từ các đoàn xiếc, 
  2. mà con voi 2 tấn di chuyển trên đường mà cảnh sát và người dân ko thấy để nó vô nhà này thì tôi lạy. 
  3. Thứ 3 cái cửa này bao lớn, làm sao con voi vô được cái nhà này… 
Dựa vào những điều trên tôi phán con voi vô nhà này là sai.

(Hết)
Reply
Sư Toại Khanh Giảng Tâm Đáo Đại (1-3)

https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=JcSSvrj6Jj4&abt=T%C3%A2m+%C4%91%C3%A1o+%C4%91%E1%BA%A1i

(Notes: Tâm sắc giới (rūpāvacara citta) và những tâm vô sắc giới (arūpāvacara citta) được gọi là “tâm cao thượng” hay “tâm đáo đại” (mahaggatā citta). Cuốn Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Quyển I, Phần I, Chương I, Mẫu đề Tam, §44) có nói:

“…Đáo đại” (mahaggatā) có nghĩa là đạt được điều vĩ đại[7], từ khả năng xua tan cấu uế, từ sự dồi dào thiền quả, từ độ dài thời gian…”


https://vn.dhammahome.com/khao-cuu-phap-...oi-tru-xu/
Xong phần Notes)

Tâm đáo đại

Quote:Kalama tri ân bạn trangpham050394 phmkhoi2002 77july2015 - buithibuukim ghi chép.
10/07/2021 - 10:40 - trangpham050394

Trên thế gian này có 3 cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Chúng ta quan niệm rằng đó là  3 cảnh giới và có 3 giới sống sinh hoạt khác nhau . 

Thật sự khi gọi là dục giới, sắc giới và vô sắc giới chúng ta nói đến trạng thái tâm, 3 khuynh hướng, 3 cái sinh thái của tâm trong hình thức cái nghĩa của nó. 

Chúng ta có nhắc rằng ở trong cõi dục giới mà dễ hiểu nhất tức là thế giới chúng ta đang sống tại đây là chúng ta sống với nhiều cảnh khác biệt tức là: mắt thì thấy sắc, tai thì nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc ý suy nghĩ, v.v... 

6 giác quan làm việc như vậy đó, nó sẽ đưa chúng ta từ đối tượng này sang đối tượng khác, từ tâm điểm này sang tâm điểm khác và những đối tượng thân thức như vậy, bởi vốn dĩ là nó có nhiều thứ. Do vậy, trạng/cảm thái nội tâm của chúng ta là một trạng thái tâm có nhiều đặc tính được đề chọn và về phương diện tốt thì chúng ta có khả năng có vị quan bén nhạy. 

Bởi vì chúng ta tiếp xúc với nhiều trần cảnh khác nhau. 
Chúng ta là người có khả năng để tránh né những gì mà chúng ta không thích . 
Chúng ta cũng có khả năng để nghỉ ngơi, khi chúng ta cần nghỉ ngơi giống như cái máy chạy quá nóng tự nó sẽ nổ . 
Chúng ta cũng có khả năng để sáng tạo . 
Chúng ta cũng có khả năng để hoài nghi trong trường hợp cần để hoài nghi. 

Nhưng chúng ta cũng phải trả giá cho những khả năng nạy . 

  1. Nếu chúng ta mẫn cảm chúng ta có cảm quan nhận được cái đẹp thì chúng ta có sự vướng mắc gọi là tham ái. 
  2. Chúng ta có khả năng tránh né điểm xấu thì chúng ta dễ sinh ra sân hận
Tham ái, sân hận, hôn trầm, thụy miên, phóng dật, hoài nghi đó là những cái giá chúng ta trả trong cõi dục giới. 

Lấy ví dụ: là một người ở trong cõi dục giới rất sáng tạo bởi vì tâm của chúng ta vốn dĩ là đi từ nơi này sang nơi khác, nó có nhiều cái đổi mới do vậy chúng ta có rất nhiều sáng tạo. Nhưng mà ngược lại, chúng ta có khuynh hướng rằng, rất là nhàm chán để ở yên một chổ, trụ vào một điểm. Chính vì vậy, cái giá của sự sáng tạo đó là chúng ta rất là phóng tâm . 

Từ dục giới mà sang sắc giới nó là một sự (...) chúng ta nói đến sự tập trung tinh thần dựa vào một ... đối tượng để chuyên trú và tất cả những đối tượng này đều là những đối tượng tương đối dùng sắc, đó là chúng ta gọi là....là.... sắc giới. Lấy ví dụ: người dùng đề mục như: Đất, nước, lửa, gió, hư không, v.v để phát triển 5 trạng thái: tầm, tứ, hỷ, lạc, định mà lúc trước chương 10 mà chúng ta đã đề cập đến. Thì 5 chi thiền: tầm, tứ, hỷ, lạc, định cho phép hành giả sống thoải mái hơn trong điều kiện không có: sắc, thinh, khí, vị, xúc .

31/08/2021 - 02:38 - phmkhoi2002

(3:16)

Tuy nhiên, những điều này vẫn bị giới hạn của nó. Lấy ví dụ, một con người hồi nhỏ sống trong vòng tay thương yêu của cha mẹ. Ở trong vòng tay thương yêu đó cũng có sự trưởng thành, người này cũng được học hỏi rất nhiều, kể cả những sức mạnh trong vòng tay bảo bọc của cha mẹ. Nếu người này suốt cuộc đời cứ sống trong vòng tay của cha mẹ thì điều này sẽ khiến cho người này trì trệ không phát triển được. Nếu người này muốn rời khỏi vòng tay của cha mẹ để sống sót trong cuộc đời này, người đó phải rời cha mẹ để thích hợp với cuộc sống bên ngoài, sống với người dưng kẻ lạ, chịu đựng những cay đắng của cuộc đời thì người này mới trưởng thành được. 

Một người muốn rời cảnh dục để đi vào cảnh sắc giới thì người này phải có sự tôi luyện tâm hồn đủ mạnh để rời khỏi sắc, thanh, khí, vị, xúc đến với trạng thái nội tâm cao hơn có: tầm, tứ, hỷ, lạc, định.

(4:23)
27/01/2022 - 08:14 - 77july2015

04:24 Nhưng rồi, nó chỉ là 1 sự nương gá, 1 người đi vào đời rời khỏi vòng tay cha mẹ mà ra ngoài sống vẫn tùy thuộc bạn bè, không có bạn bè thì không thể sống được thì có 1 lúc người này cần tự trang bị cho mình 1 tư lương, kiến thức để khả dĩ họ có thể sống 1 mình. Thành ra ra đi và sống 1 mình, đó là 1 kinh nghiệm dễ sợ đối với 1 người. 

Tương tự như vậy, thế giới mà chúng ta sống dù độc lập đến đâu, mặc dù chúng ta có giỏi đến đâu chăng nữa thì trong cái nhìn của đạo Phật, thế giới đó là tùy thuộc thức

  1. Ở cõi dục, chúng ta tùy thuộc vào dục .
  2. Lên cõi sắc chúng ta tùy thuộc vào sắc. 
  3. Qua cõi vô sắc, chúng ta phải tìm cái gì đủ mạnh để từ thế giới của sắc, đến với cảnh giới vô sắc.
Thế giới của sắc chúng ta dùng 1 đối tượng nào đó thuộc vật chất để khai triển đời sống nội tâm, khai triển các chi thiền tầm, tứ, hỉ, lạc, định. 
Nhưng khi nói đến vô sắc, chúng ta nói đến thế giới của ý niệmChúng ta phải nuôi trong đầu ý niệm nào đó đủ mạnh để ý niệm đó giúp chúng ta khả dĩ không vướng mắc đề mục sắc giới

Ví dụ, một người trong đời sống hàng ngày, họ chỉ thích chuyện ăn mặc đi đứng mua sắm, nếu muốn cuộc sống thay đổi thì họ có 1 việc phải làm là tìm những giá trị cao đẹp, nhẹ nhàng hơn, như đầu tư thời giờ, tâm trí vô sách vở; nếu họ có thể tập trung sách vở được thì sức tùy thuộc vào những vật chất thô thiển khác có khi giảm thiểu và thậm chí sống bằng những giá trị tinh thần thuần túy mà họ không cần lệ thuộc vào thứ kia.

Nói tóm lại, trong cái nhìn của đức Phật, tâm tư của chúng ta lệ thuộc vào cảnh giới, hoặc dục hoặc sắc hoặc vô sắc, cảnh giới đó là môi trường làm tâm phát triển .  Nếu chúng ta muốn đi từ cảnh giới này sang cảnh giới khác thì chúng ta sẽ phải làm 1 việc gọi là giã từ

06:42  Tuy nhiên, chúng ta vốn sống quen với sắc, thinh, khí, vị, xúc mà chúng ta trở nên 1 người sống độc lập và không cần những thứ đó nữa thì sẽ cảm thấy đó không phải là chuyến đi dễ dàng. 
  1. Đồng thời vừa giã từ cái cũ, 
  2. vừa làm quen cái mới
  3. và những cái mới trở thành thứ gì đó gắn bó với đời sống của mình sẽ là 1 việc rất khó. 
Do đó giáo lí về tam giới, đặc biệt khi nói đến ở đây các cảnh giới của tâm, dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế thì quý vị sẽ tìm thấy những ý niệm rất lạ lùng trong đạo Phật, đó là tâm. Nó sống dựa vào cảnh, lệ thuộc vào cảnh, ở đó nói lên trình độ của tâm.

Lần trước chúng tôi và thầy Giác Nguyên có nói về 5 triền cái và 5 chi thiền . Hôm nay chúng ta sẽ nói về thiền vô sắc. Khi nói về điều này, chúng tôi có hi vọng như vầy, mặc dầu những điều này có lợi trực tiếp hay không có lợi trực tiếp vào bài học của quý vị và trong đời sống hàng ngày của quý vị, nhưng mà ở đó cho chúng ta rất nhiều sự suy tư. Sự suy tư này đôi khi rất có lợi khi quý vị học về Kinh Tạng.

Trong cõi thiền vô sắc có tất cả 4 đề mục, 4 ý niệm; ý niệm này rất trừu tượng nhưng đủ mạnh để người ta có thể đạt đến sự gắn bó với tâm thức. Ví dụ, ở những khu người Hoa, đôi khi những người đi mua chuỗi, giống chuỗi tay chúng tôi đang cầm ở đây. Chẳng qua, xâu chuỗi không chỉ tìm được ở chùa mà ở tất cả gift shop, souvernir đều có bán chuỗi nhưng chúng tôi nhìn thấy những người cầm xâu chuỗi lên, trong họ gói gém rất nhiều ý nghĩa, có những người họ trọng chuỗi hổ phách, có những người trọng chuỗi mật lạp vì những chuỗi đó có khả năng giảm bớt áp huyết. Có người thích chuỗi san hô, chuỗi mã não, có nhiều người thích vòng ngà voi,... Cũng xâu chuỗi cầm lên như vậy, khi người ta gửi gắm ý niệm vào đó, những ý niệm đó càng vĩnh hằng thì người ta cảm thấy ở đó có những gì rất đặc biệt với họ. Thì bởi từ đó nó mới có sự khác biệt với những xâu chuỗi gỗ thường hay gỗ trầm, giữa đá thường và đá quý, giữa nilon, plastic và amber. Ý niệm gửi vào trong đó rất quan trọng. 

Trong suốt cuộc đời quý Phật tử lăn lộn trong cuộc sống, chúng ta hướng về những giá trị vĩnh cửu. Giả sử mua về thứ vật dụng trong nhà nhưng nghĩ rằng mua vật đó chỉ có giá trị 1 năm thôi, thì quý vị không muốn mua. Nhiều Phật tử kể cho chúng tôi rằng, nhiều khi họ không muốn mua computer vì 5, 6 tháng sau là nó không còn giá trị đó nữa, do đó người ta muốn tìm một giá trị vĩnh hằng 09:59

28/01/2022 - 12:54 - buithibuukim

VI DIỆU PHÁP - TÂM ĐÁO ĐẠI

I/ Phần giảng của Sư Giác Đẳng:

Thế gian có ba cõi: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Đó là ba cảnh giới có ba nếp sống sinh hoạt khác nhau. Thực sự khi nói đến Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới chúng ta cũng nói đến ba trạng thái Tâm, và ba khuynh hướng sinh thái của Tâm trong hình thức tế nhị của nó.

Lần trước chúng ta có nhắc rằng cõi Dục giới là thế giới chúng ta đang sống đây là sống với nhiều cảnh khác biệt: 
  1. mắt thấy sắc, 
  2. tai nghe tiếng, 
  3. mũi ngửi mùi, 
  4. lưỡi nếm vị, và  
  5. thân cảm xúc, 
  6. ý suy nghĩ. 
Sáu giác quan đưa chúng ta từ đối tượng này sang đối tượng khác, từ tâm thức này sang tâm thức khác. Những đối tượng tâm thức đó vốn dĩ có nhiều thứ, nên nội tâm chúng ta là trạng thái tâm có nhiều đặc tính. 

Về phương diện tốt thì chúng ta có khả năng bén nhạy vì tiếp xúc nhiều trần cảnh khác nhau. Ta có khả năng tránh né những gì ta không thích. Ta cũng có khả năng nghỉ ngơi khi ta cần nghỉ ngơi. Giống như cái máy chạy quá tốc thì tự nó sẽ nổ. Chúng ta có khả năng sáng tạo, cũng có khả năng để hoài nghi trong trường hợp cần phải hoài nghi. 

Nhưng ngược lại ta cũng phải trả giá cho những khả năng này. 
  1. Hễ con người ta mẫn cảm, có cảm quan nhận được cái đẹp thì chúng ta cũng có sự dính mắc thì được Phật gọi là tham ái. 
  2. Chúng ta có khả năng tránh né chuyện xấu thì lại dễ sanh tâm sân hận. 
Tham ái, sân hận, hôn trầm, thụy miên, phóng dật, hoài nghi đó là những cái giá mà ta trả trong cõi Dục giới.

Thí dụ người trong cõi Dục do tâm đi từ nơi này sang nơi khác . Có nhiều đổi mới nên tâm rất sáng tạo. Nhưng ta lại có khuynh hướng rất dễ nhàm chán để ở yên một chỗ, để trụ vào một điểm. Do vậy, cái giá của sự sáng tạo là sự phóng tâm

Từ Dục giới sang Sắc giới là ta nói đến một sự tập trung tinh thần để chuyên chú vào một đối tượng. Những đối tượng này đều tương đối dùng sắc nên gọi là Sắc giới.

Thí dụ một người dùng những đề mục như đất, nước, lửa, gió, hư không, v.v… để phát triển 5 trạng thái Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định. Năm Chi thiền này cho phép hành giả sống thoải mái hơn trong điều kiện không có sắc, thinh,khí, vị, xúc

Tuy nhiên những điều này vẫn có những giới hạn. Như một người từ nhỏ và lớn lên trong vòng tay thương yêu của cha mẹ. Trong sự yêu thương đó họ cũng trưởng thành, được học hỏi nhiều và cũng có sức mạnh. Nhưng nếu người này suốt cuộc đời vẫn cứ sống trong vòng tay cha mẹ thì sẽ bị trì trệ, không thể phát triển được. Nếu người này muốn thích hợp, sống sót với cuộc đời thì họ phải làm chuyện quan trọng là rời vòng tay cha mẹ. Sống với người yêu, kẻ lạ, chịu đựng những cay đắng cuộc đời thì mới trưởng thành được.

Một người muốn rời cảnh Dục để đi vào cảnh Sắc giới thì họ phải có sự tôi luyện tâm hồn đủ mạnh để rời khỏi sắc, thinh, khí, vị, xúc để đến trạng thái nội tâm cao cấp Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc. Nhưng rồi nó cũng chỉ là sự nương gá. Giống như một người rời khỏi cha mẹ ra cuộc đời vẫn phải sống có bạn bè, thiếu bạn bè thì không sống được.Người này phải trang bị cho mình một tư lương: kiến thức khả dĩ họ có thể sống một mình.

Thật sự ra đi và sống một mình là một kinh nghiệm rất dễ sợ. Tương tự, thế giới ta sống dầu độc lập đến đâu, dầu ta có giỏi đến đâu thì trong cái nhìn của đạo Phật, thế giới đó đều là thế giới của TÙY THUỘC hết. Ở cõi dục, chúng ta tùy thuộc vào Dục. Lên cõi Sắc ta tùy thuộc vào Sắc. Nhưng qua cõi Vô sắc ta phải tìm cái gì đủ mạnh để từ thế giới của Sắc đến ranh giới của Vô sắc.

Thế giới của Sắc là như chúng ta nhìn một đối tượng nào đó thuộc về vật chất để tham dự đời sống nội tâm, tham dự các chi thiền Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định. Nhưng khi nói đến Vô sắc là nói đến thế giới của ý niệm. Ta phải nuôi trong đầu ý niệm nào đó đủ mạnh để ý niệm đó giúp ta không còn vướng mắc vào đề mục của Sắc giới. Thí dụ một người trong đời sống thường ngày họ chỉ thích chuyện ăn, mặc, đi đứng mua sắm mà bây giờ họ muốn thay đổi thì việc phải làm là tìm những giá trị cao đẹp hơn. Thí dụ như đầu tư thời giờ, tâm trí cho sách vở. Nếu họ tập trung vào sách vở được thì sự tùy thuộc vào những vật chất thô thiển khác được giảm thiểu. Thậm chí có những người chỉ sống bằng những giá trị tinh thần thuần túy mà họ không bị lệ thuộc vào cái kia.

Tóm lại, trong cái nhìn của Đức Phật, tâm tư chúng ta bị lệ thuộc vào cảnh giới hoặc là Dục, Sắc và Vô sắc. Cảnh giới là môi trường cho tâm phát triển. Ta muốn đi từ cảnh giới này sang cảnh giới khác thì ta phải giã từ, mà giã từ thì tất có bịn rịn. Chúng ta đã quen sống với sắc, thinh, khí, vị, xúc mà giờ muốn từ bỏ, muốn được sống độc lập không cần những thứ đó nữa thì nó không phải là chuyến đi dễ dàng

Vừa giã từ cái cũ vừa phải làm quen cái mới, nhận gắn bó với cái mới thì đó là chuyện rất khó.

Do vậy giáo lý về Tam giới, nói về cảnh giới của Tâm là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và Siêu thế thì quí vị sẽ tìm thấy những ý niệm rất lạ và mới trong đạo Phật. Đó là Tâm thì sống dựa vào cảnh. Nó lệ thuộc, tùy thuộc vào Cảnh. Lần trước chúng tôi và thầy Giác Nguyên có nói về 5 triền cái, 5 Chi thiền, hôm nay chúng tôi sẽ nói về Thiền Vô sắc. Chúng tôi hy vọng nói những điều này có lợi trực tiếp hay không trực tiếp vô bài học hay trong đời sống hàng ngày của quí vị nhưng ở đó cho chúng ta rất nhiều suy tư. Những suy tư này đôi lúc rất lợi ích cho quí vị khi quí vị học Kinh Tạng.

Trong cõi Thiền Vô sắc có tất cả 4 đề mục (ý niệm) rất trừu tượng nhưng đủ mạnh để ta có thể đạt tới sự gắn bó mới trong tâm thức. Tôi thí dụ các vị qua Trung Hoa thấy người ta mua chuỗi. Ở Trung Hoa chuỗi có thể tìm được ở chùa và ở các gift shop, chỗ bán đồ souvernir. Tôi để ý thấy khi họ cầm xâu chuỗi lên thì gói ghém rất nhiều ý nghĩa, có người trọng chuỗi hổ phách, có người thích chuỗi mật lạp vì họ cho rằng nó làm giảm huyết áp. Có người thích chuỗi đá, có người thích chuỗi san hô, mã não, ngà voi v. v…Khi người ta gửi gấm vào xâu chuỗi những ý niệm nào đó, những ý niệm càng lớn có tính chất vĩnh hằng thì người ta càng cảm thấy có gì đó rất đặc biệt với họ. Vì vậy mới có sự khác biệt giữa xâu chuỗi gỗ thường với chuỗi gỗ trầm, với loại đá quý, những ý niệm gửi vào đó rất quan trọng.

Cũng vậy, trong suốt cuộc đời lam lũ, lăn lộn trong cuộc sống chúng ta luôn hướng về những giá trị vĩnh cửu, những giá trị không bị giới hạn. Cũng như quý Phật tử muốn bỏ tiền ra mua một vật gì trong nhà mà nghĩ giá trị nó chỉ một năm thôi thì quý vị nản không mua. Tương tự vậy, một hành giả an trú trong đề mục Sắc giới, vị này thọ hưởng hạnh phúc, lạc thú do Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định mang lại. 

Tới một lúc nào đó các vị thấy rằng tâm thức mà còn lệ thuộc vào thế giới vật chất thì nó là cái gì rất hữu hạn. Họ muốn đạt tới cái gì vô hạn (những cái không có biên giới, không có hạn cuộc), là những cái miên viễn, vĩnh hằng. Những điều này để gom tâm nhứt tâm vào. Khi những ý niệm trừu tượng đó đủ khả năng khai triển tâm định của họ thì họ sẽ chứng đắc các tầng thiền Vô sắc giới.

Có 4 tầng thiền Vô sắc: 
  1. Không vô biên, 
  2. Thức vô biên, 
  3. Vô sở hữu và 
  4. Phi tưởng phi phi tưởng. 
Bốn tầng thiền này vốn được phổ thông trước thời đức Phật. Ngay lúc đức Tôn sư ra đời thì các vị tỳ kheo và Đức Phật vẫn tu tập thiền này. Trước khi Đức Phật thành Chánh Giác thì Ngài đã đạt tới Phi tưởng phi phi tưởng. Sau khi Đức Phật viên tịch một thời gian lâu, những ý niệm về Không vô biên, Thức vô biên, Vô sở hữu, Phi tưởng phi phi tưởng đã là những nguồn tư tưởng rất to lớn của Đạo Phật.

Lát nữa nếu có thì giờ chúng tôi sẽ có vài so sánh về 
  1. thế giới của Hoa Nghiêm và quan niệm về Không vô biên, 
  2. hay về Pháp Tướng Tông và Duy thức đối với Thức vô biên, 
  3. quan niệm về Tánh Không đối với Vô sở hữu, 
  4. và logic của Bát Nhã đối với Phi tưởng phi phi tưởng. 
Khi chúng ta có một số ý niệm về việc này, chúng ta sẽ thấy rằng có sự liên đới rất liền lạc giữa các quan niệm về Thiền Vô sắc và lịch sử dòng tư tưởng Đạo Phật.

Trở lại bài học của chúng ta, chúng ta sẽ nhờ thầy Giác Nguyên giới thiệu với quý vị một số ý niệm: 
  1. thế nào là Không vô biên, 
  2. là Thức vô biên, 
  3. là Vô sở hữu, 
  4. thế nào là Phi tưởng phi phi tưởng. 
Và tại sao những ý niệm rất trừu tượng này đủ mạnh, có đủ khả năng để khiến hành giả phát triển tâm Định đến mức độ cao như vậy.

II/ Phần giảng của sư Giác Nguyên:

Kính bạch thầy trụ trì. Kính thưa lớp học.

Hôm trước lớp chúng ta được hướng dẫn bởi một thầy, bây giờ là hai, mình học phương pháp mới, Thượng tọa hỏi thay thế lớp học, đặt ra một số vấn đề với tôi, tôi trả lời. Kính thưa đại chúng trước khi nói về Thiền Vô sắc mình ôn lại chút xíu.

Thế giới chúng ta đang sống là Dục giới. Tức là chúng ta đến với cuộc đời này bằng lòng tham với sắc, thinh, khí, vị, xúc. Chúng ta đến với cuộc đời bằng 6 tham ái đó, và chúng ta thưởng thức, tồn tại trong cuộc đời cũng bằng 6 tham ái đó. Mai này chúng ta cũng sẽ ra đi khỏi thế giới này bằng 6 tham ái đó nếu ta còn là phàm nhân. Có một điều là do trình độ sai khác giữa các chúng sinh nên ngay trong cõi Dục này có những người họ đặt cơ sở cho niềm vui của họ ngay trong những chuyện ăn uống, hưởng thụ, tình ái v.v…Đó là trình độ thấp. Nhưng cũng có những người, các vị đi vào những museum về nature các vị thấy họ ăn rồi họ dành cả ngày, cả tháng săm soi mấy con khủng long, như thượng tọa giới thiệu với chúng ta. Nhưng có những người ở trong cõi Dục mà đi tìm những điểm về cho chính tâm hồn của mình bằng cái đề tài khác, phải không ạ. Nhưng có một điều vì chúng ta sinh và trưởng trong cõi Dục, nên sự thanh thản của chúng ta trong cõi Dục dầu sao nó vẫn y cứ trên các cảnh dục.

Tôi ví dụ những đề tài như sách vở chúng ta đọc trong library hoặc những gì chúng ta nghiên cứu, tham khảo là những đề tài đặt cơ sở trên các dục dầu nó có tha thiết cách mấy. Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó, có người nghĩ cao cấp hơn là muốn tìm một lối thoát cho tinh thần, mà lối thoát đó đặt cơ sở trên 5 cảnh dục nữa, thì dụ mình đam mê về các loài hoa, về bướm, về tảo biển, đam mê về các loài thực vật trong rừng v.v… Những đam mê này vẫn được thiết lập trên căn bản của 5 dục. Các vị này hướng đến một lối thoát khác đó là tinh thần họ tập trung vào những cảnh xa rời dục lạc. Như tập trung vào đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng, niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng niệm Thí niệm Giới, v.v… Họ tập trung tư tưởng vào một trong hàng mấy chục đề mục như vậy để đạt được một chữ ‘Định’

Mới đầu tâm hồn họ giống tâm hồn chúng ta: một ngọn lửa được thắp sáng lên và nhiệt lượng phát ra chung quanh. Đến một mức độ nào đó thì tâm hồn họ giống như một ngọn lửa được nhốt kín trong một ống khói. Các vị tưởng tượng một ngọn lửa lúc bấy giờ không có gì chụp lên thì toàn bộ nhiệt lượng của nó sẽ bị phân tán, chúng ta có thể để bàn tay lên trên mà không nóng. Nhưng nếu cũng ngọn lửa này (không thêm không bớt) mà chúng ta chụp vào trong đó một ống khói đèn thì toàn bộ nhiệt lượng của ngọn lửa sẽ được tập trung vào một chỗ, thì lúc đó cũng ở khoảng cách này bàn tay chúng ta không thể nào để lên được vì toàn bộ hơi nóng đã được dồn vào một chỗ.

Thì đối với một người không phân tán nội tâm qua các ngõ trần cảnh: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý nữa, mà chỉ tập trung vào một hướng thôi đất, nước, lửa gió … họ chỉ tập trung vào một đề mục không thôi thì lúc bấy giờ nội tâm họ có khả năng XUYÊN THẤU VÀ ĐỐT CHÁY 5 THỨ TRIỀN CÁI : tham dục, sân độc, hoài nghi, phóng dật, v.v… Với khả năng như vậy, trình độ tâm linh cao nhất mà hành giả đạt được lúc này thuật ngữ Phật học gọi là Thiền định. Với sự định tâm đó hành giả không ăn không uống một ngày, hai ngày, ba bốn năm sáu và bảy ngày. Được như vậy! Nếu một hành giả có ba la mật nhiều thì từ việc tập trung này, hành giả có thể dùng tư tưởng mình cho nó trở thành một nguồn năng lượng.

Các vị biết cái đập thủy điện không ạ, nước chỉ là nước thôi, nhưng khi người ta làm cái đập chặn ngang nó lại, làm cho nước thoát đi ở một điểm nào đó nó trở thành một nguồn sức mạnh kinh khủng. Thì với sự định tâm mà hành giả gom góp, tích cóp, dồn trữ được trong bấy lâu thì bây giờ nguồn định tâm đó trở thành sức mạnh mà nếu vị đó muốn có thể biến người nữ thành người nam. Vị đó có thể thăng thiên, độn thổ, lấy tay rờ mặt trăng mặt trời. Nói theo vật lý học hiện đại, thân tâm vị đó, tinh thần và vật chất vị đó lúc bấy giờ không còn có khoảng cách nữa. Einstein đã từng nói: Khi vật chất đạt đến tốc độ nào đó thì nó trở thành zero phải không ạ?

Rồi một lần ngài A Nan hỏi đức Phật: "Có phải chăng Thế Tôn tự cái thân bằng đất nước lửa gió này và máu xương này Thế Tôn bay đến cõi Phạm Thiên không cần hiện cái thân khác?" Đức Phật nói phải, ta đi về cõi Phạm thiên bằng tấm thân này. Ngài A Nan nói: “Bạch Thế Tôn con rất lấy làm khó hiểu, xin Thế Tôn giải thích cho con”. Phật nói: Cũng giống một thỏi sắt trước sau nó chỉ là thỏi sắt, nhưng trọng lượng thỏi sắt sẽ hoàn toàn thay đổi nếu nhiệt độ nó bị thay đổi. Một thanh sắt nhẹ được nung nóng lên và một thanh sắt để nguội nhiệt độ sẽ khác nhau. Thì Đức Phật nói cũng vậy, với một người điều phối được tâm thức ở một mức độ hoàn chỉnh nhứt thì lúc bấy giờ cái thân sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Một lần khác, đức vua Milinda hỏi tỳ kheo Nagasena: “Tôn giả hãy giải thích cho con nghe làm sao người ta có thể bay lên được”. Thì ngài Nagasena nói ý thế này: cái chuyện người ta bay là có thể được chớ không khó khăn. Tôi xin hỏi đại vương từ bé đến giờ có khi nào tấm thân đại vương lơ lửng mặt đất. Vua Milinda nói có, đó là những lần trẫm nhảy lên. Thì ngài Nagasena nói: khi đại vương MUỐN thì lập tức thân đại vương dầu nặng cách mấy nó vẫn có thể rời mặt đất như thế nào thì vị hành thiền khi họ chứng thần thông họ vẫn có thể rời khỏi mặt đất. Sở dĩ họ bay được lâu bởi vì cái tâm họ định mạnh. Còn cái tâm đại vương yếu quá nên nó rớt trở lại. Vị chứng được thiền định dầu họ còn phàm nhưng họ có khả năng sử dụng cái thân này bay lên hư không, độn thổ đều tùy thuộc vào tâm lực họ tạo.

Nhưng cũng có chúng sanh họ nghĩ: "Mình từ bỏ dục lạc để đạt tới cảnh giới này nhưng để được gì? Nó vẫn còn bị hạn cuộc: con mắt vẫn còn phải bị nhìn thấy, cái tai vẫn phải nghe, mình vẫn còn là một khối hình hài giữa cuộc đời chật hẹp, tù túng." Vị đó nghĩ rằng ngày nào còn thân xác là ngày đó cũng còn như bao nhiêu người khác. Vị đó suy nghĩ: "Vấn đề là mọi thứ vật chất trên đời đều hữu hạn." Vị đó lại nghĩ thêm: "Chỉ có hư không là vô hạn." Các vị nghe kịp không, ngôi nhà dù rộng cách mấy cũng có điểm dừng của nó, dòng sông dài mấy cũng có chỗ chấm dứt của nó, hồ rộng cách mấy cũng có cái biên bờ của nó, nhưng hư không thì không bao giờ. Chúng ta nên có sự phân biệt rõ giữa đề mục hư không và hư không vô biên.

Rất tiếc là thầy trụ trì nói chúng tôi đã dạy quá nhanh, phần các tâm đáo đại chúng tôi đã chưa kịp giải thích các vị nghe về các tầng thiền định. Bây giờ chúng tôi nói tóm tắt thế này. Khi nhận ra được chỗ mình ở nó là vật chất, tấm thân mình còn là vật chất thì vị đó thấy rằng ngày nào chỗ mình ở không còn là vật chất . 

Ngày nào tấm thân mình nó không còn là vật chất nữa thì ngày đó mình mới đạt được cảnh giới vô hạn. Hay nói ngày nào tôi còn nằm trong khối cộng đồng chung châu Âu, ngày nào tôi còn nằm trong nước VN thì passport của tôi còn có giới hạn. Nếu tôi là công dân Mỹ thì nó rộng rãi hơn phải không ạ? Thì vị đó lúc bấy giờ như mang tư tưởng của một người đi làm giấy tờ để vào quốc tịch Mỹ. Còn tất cả những cảnh giới còn lại như 6 cõi Dục giới được xem như quốc tịch VN, các tầng thiền Sắc giới giống như quốc tịch của châu Âu. Riêng về thiền Vô sắc giới giống như quốc tịch của Mỹ vậy, nói nôm na như vậy.

Tức là ngày nào thân này còn là một thứ vật chất, chỗ mình ở là một thứ vật chất là ngày đó mình còn bị giới hạn, nên vị này hướng tới tầng thiền không vô biên. Nhưng đến giai đoạn nào đó vị này thấy rằng hư không vô biên đúng là vô biên nhưng nó vẫn bị tâm thức biết, vậy cái tâm thức đó mới thật sự là vô biên vì nó biết được cái vô biên

Cũng giống như tại sao nói trí tuệ Đức Phật là bất khả tư nghì. Là tại vì trên đời này có bốn pháp bất khả tư nghì

  1. thứ nhứt là bất khả tư nghì. Nếu ai đó chưa phải là bậc Chánh đẳng chánh giác thì không thể nào hiểu biết một cách trọn vẹn lý nghiệp báo. Chỉ có đức Phật hiểu biết trọn vẹn lý nghiệp báo thôi, nên lý nghiệp báo được xem là bất khả tư nghì. 
  2. Thứ hai là thế giới bất khả tư nghì, chẳng hạn cái trứng có trước hay con gà có trước, hoặc là cái cây có trước hay cái trái có trước. 
  3. Thứ ba là thần thông bất khả tư nghì. Năng lực thần thông là vị đó làm được nhiều cái chuyện di sơn tạo hải, hô phong hóa vũ, điều này đức Phật gọi là thần thông bất khả tư nghì. 
  4. Thứ tư là Phật trí bất khả tư nghì, tức là trí đức Phật hiểu được tất cả những gì là bất khả tư nghì nên trí Phật từ đó được gọi là bất khả tư nghì.
Thì hư không vốn đã là vô biên mà cái gì biết được hư không là vô biên? – Chính là tâm thức của chúng sanh. Biết được hư không là vô biên nên tâm thức đó lại còn vô biên hơn, rộng rãi hơn.

Tiếp theo vị đó thấy là cả hư không là vô biên nhưng còn bị thức biết, và cái thức này nó vẫn còn được ghi nhận. Trong Kinh văn ghi nhận là khi hành giả ở tầng thiền hư không vô biên, vị đó chỉ cần suy niệm trong đầu “thức là vô biên”. 

Đến tầng thiền vô sở hữu xứ, vị đó niệm: trên đời này tất cả chỉ là tương đối thôi. Cả ‘thức’ lẫn ‘hư không’ đều là tương đối cả. Vị đó không chấp trước vào bất cứ cái nào, cả thức lẫn hư không. Nên cái thứ ba này gọi là Vô sở hữu xứ là không có gì hết.

Thứ tư là Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Khi học Vi diệu pháp tới bài 21 cảnh chúng tôi sẽ hướng dẫn các vị trong 21 cảnh đó tâm nào biết được cảnh quá khứ, tất cả tâm nào biết được cảnh vị lai, tất cả tâm nào biết được cảnh hiện tại. Thì trong tất cả 4 tầng thiền này cái tâm hư không vô biên, tâm thức vô biên nó quán sát trở lại cái cảnh của hư không vô biên. Nói chung cái tâm thứ ba nó biết được cảnh thứ nhứt, cái tâm thứ tư biết được cảnh của tâm thứ hai. Như vậy Phi tưởng phi phi tưởng xứ chính là một hình thức phát triển cao nhứt của ý thức.

(Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ chúng ta có hai cách giải quyết trong bài học này. Hoặc là chúng tôi phải bỏ ra một thời gian từ đây tới chiều để quí vị hiểu. Còn hai nữa là phải nhờ thầy trụ trì đúc kết vấn đề này, vì chúng tôi càng nói càng thấy quí vị càng mịt mù!!!)

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Tâm Đáo Đại (2-3)

https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=JcSSvrj6Jj4&abt=T%C3%A2m+%C4%91%C3%A1o+%C4%91%E1%BA%A1i

II/ Phần giảng của sư Giác Đẳng:

Chúng tôi xin nhắc quí vị một điều là học Vi diệu Pháp đôi khi ngoài việc tưởng tượng ra chúng ta còn đặt ra nhiều thắc mắc nữa. Khi quý Phật tử nghe những điều như: 
  1. không vô biên, 
  2. thức vô biên, 
  3. vô sở hữu, 
  4. phi tưởng phi phi tưởng 
quý vị hỏi sao mấy cái đó lớn chuyện như vậy. Giống như khi chúng ta ở đất nước nghèo chúng ta nghĩ làm sao chạy gạo đủ ăn là đủ rồi, không còn nghĩ gì hết. Hoặc hồi chúng ta còn nhỏ, tuổi thơ có kẹo ăn là đủ rồi, không cần gì phải lo xa xôi. Quả thật tâm tư chúng ta nó không dừng ở tại đó. Nếu cuộc sống chúng ta không phải còn bị chạy gạo mà có đủ ăn thì ta sẽ thấy rằng nhu cầu muốn sống nó sẽ tăng lên, vì chúng ta nhìn thấy cái tầm thường của nó.

Tương tự, một vị muốn rời khỏi thiền sắc giới họ thấy rằng thế giới của vật chất là thế giới của hữu hạn. Như nãy thầy Giác Nguyên nói: nhìn con sông có dài cách mấy thì nó cũng sẽ có chỗ chấm dứt của nó. Núi cao có thọ cách mấy thì có ngày núi cũng bị hoại diệt đi. Vật chất luôn luôn có hạn chế, sự hạn chế này khiến một người có đủ tâm lực cao như vậy không thấy thỏa mãn. Chúng ta bây giờ không nhiều tiền thì chúng ta rất dễ bằng lòng với đời sống rất bình thường ở tại đây, ở nhà mướn chỉ cần có chiếc xe chạy. Nhưng khi mình có nhiều tiền mình nghĩ tới những chuyện như bỏ ít tiền vô cho đại học để mai mốt mình chết đi đại học còn nhắc tới tên mình, rồi mình nghĩ tới chuyện xa xôi hơn bây giờ.

Tương tự vậy, cái gì lâu dài, miên viễn, cái gì không bị giới hạn thì vị hành giả dùng cái đó làm sức bật khiến cho họ có thể rời khỏi thế giới này đi sang thế giới khác. Vật chất có hạn cuộc của vật chất mà chúng ta không thể phủ nhận. Một vị sau thời gian sống trong sắc và trưởng thành trong sắc, vị này khám phá ra rằng vật chất quả thật là giới hạn, chỉ có hư không mới là vô biên. Hồi nãy thầy Giác Nguyên nói rằng cũng dựa trên quán xét đó, một vị đến Thức vô biên họ nghĩ rằng dầu hư không là vô biên, nhưng hư không còn bị tâm biết. Như vậy chỉ có tâm mới là vô biên chứ hư không không là vô biên vì hư không còn bị tâm biết.

Cũng tương tự như trong đời sống này chúng ta trọng sách vở. Nhưng một lúc nào đó chúng ta thấy rằng sách vở là cái gì đó nó chỉ thuộc về kiến thức thôi, khi người ta có nhiều kiến thức thì người ta không cần sách vở nữa. Thì đến trình độ khác là họ phủ nhận, từ phủ nhận vật chất rồi đến tâm thức. 

Nhưng một thời gian họ cảm thấy rằng tâm thức nó cũng có biến động của nó, có vô thường của nó và họ phủ nhận cả hai: tâm thức và vật chất, đến trình độ là họ nói không có gì hết. Mặc dầu đó là ý niệm rất trừu tượng nhưng an trú vào ý niệm đó người ta thấy có sức mạnh to lớn để thành tựu một tầng thiền gọi là Vô sở hữu. 

Chúng ta biết rằng đó là một trò chơi của tâm thức dầu chúng ta nói ở mức nghiêm túc khác cũng vậy. Người ta thấy rằng hễ còn có tưởng, và cái tưởng đó còn được biết thì nó vẫn còn có giới hạn. Do vậy mới có ý niệm về Phi tưởng phi phi tưởng. Thầy Giác Nguyên có ý kiến là kết thúc bài này tại đây, có lẽ chúng ta đi xa quá không có lợi cho bài học. Tuy nhiên chúng tôi muốn đúc kết quan niệm về Tam giới của đạo Phật: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới:

- Thứ nhứt , trạng thái tâm đã tạo ra các cõi. Cõi dục, cõi sắc và vô sắc đều dựa trên tâm này. Nhưng yếu tố tâm trong cõi Dục giới thì có tâm có tu và có tâm không có tu. Thí dụ vấn đề thích thú với sắc với thinh, đó là vấn đề bản năng, là ảnh hưởng bởi nghiệp bởi thói quen của chúng ta. Nhưng riêng về cái tâm sắc giới và vô sắc giới chúng ta gọi là tâm đáo đại thì đó là những trạng thái tâm được huấn luyện, được có sự tập trung hướng tới điểm nào đó. Sự trưởng thành của tâm sẽ thay đổi cảnh giới.

Một hành giả khi chứng đạt tầng thiền nào là người đó thực sự trưởng thành thuần thục thì người đó sẽ thấy rằng đã đến lúc phải đi đến cao điểm xa hơn. Tiến bộ của các tầng thiền cho chúng ta thấy một điều là hễ chúng ta quá thuần thục trong một cảnh giới nào thì thường chúng ta phải nhận chân ra sự giới hạn của cảnh giới đó. Giống như một người học ở trường miền quê một lúc nào đó thấy rằng trường không đủ sức cưu mang mình nữa thì bỏ lên tỉnh học. Lên tỉnh thời gian thấy không đủ nữa thì lên kinh đô mà học. Chính trạng thái của tâm, chính sự trưởng thành của tâm nó tạo ra sự khác biệt giữa các cảnh giới.

Khi nói đến sự khác biệt giữa các tâm thì chúng ta phải nói sự khác biệt giữa các cảnh. Một người hiểu Đạo hiểu rằng cảnh giới và sự lãnh hội các cảnh giới nó vốn dĩ tạo ra con người chúng ta. Dầu muốn hay không chúng ta nhận ra điều đơn giản đó. Chúng ta sống với môi trường nào, với điều kiện nào thì tự nhiên tâm hồn chúng ta theo đó an trú cho chúng ta trở thành một con người tương tự như vậy. Có một câu chuyện, khi xưa một vị Lạt Ma đi ngang một ngôi làng ở Bhutan. Vị đó thấy người dân làng khuôn mặt có vẻ khắc khổ, hung dữ. Vị này tìm hiểu mới biết người dân làng đều sống bằng nghề làm mặt nạ. Mà đó là những mặt nạ hình quỷ dữ, hình những vị thần có khuôn mặt răn đe. Vị Lạt Ma để thì giờ vẽ những mặt nạ hình các vị thần tươi đẹp và đề nghị dân làng hãy thử làm những hình đó. Những sản phẩm của họ bán chạy. Một thời gian sau vị Lạt Ma trở lại thì thấy rằng trên khuôn mặt người làng đã khác đi. Bây giờ họ làm những mặt nạ các vị thần tươi đẹp, ung dung, tự tại thì tâm tư họ cũng vậy.

Nên chi khi các vị nghe thầy Giác Nguyên đề cập đến các trạng thái Sắc giới, Vô sắc giới có tính cách rất chuyên môn nói về một thế giới xa xăm. Nhưng chúng tôi tin rằng ở đó có bài học rất lớn. Chúng ta muốn thay đổi con người chúng ta thì phải thay đổi cảnh giới chúng ta đang sống, thay đổi môi trường đang sống, những gì chúng ta đón nhận vào lòng. Môi trường và cảnh giới chúng ta sống nó càng tế nhị thì tâm tư nó sẽ càng khác đi. Cũng giống như khi ta đi vào nơi ăn chơi trong nhà hàng thì tâm hồn ta sẽ khác, lúc đi vào trong thư viện thì tâm hồn sẽ khác, lúc đi chùa tâm hồn sẽ khác. Những trạng thái thay đổi đó đôi khi ta không để ý mà cơ hồ cảm thấy mọi thứ ở đâu thì vẫn đó thôi. Nhưng năm dài tháng rộng nó thay đổi rất nhiều.

Chúng tôi tiếp xúc một số Phật tử sống ở Thái Lan thấy có điểm sau. Một người sống ở nơi huyên náo như Bangkok thì miếng ăn manh áo làm một vai trò then chốt trong đời sống của họ thì khuôn mặt họ khác. Nhưng nếu quí vị đến Chiang Mai hoặc một vùng đất tương đối chùa chiền nhiều và cuộc mưu sinh không phải vật lộn nhiều thì ta sẽ thấy con người ở đó có trạng thái khác. Cảnh nuôi tâm thì tâm nuôi sự sống, đó là ta học trong bài Tứ Thực, trong đó Đức Phật dạy rất rõ ràng.

Đó là ta dùng kiến thức rất thường thức để hiểu về ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Nói ngắn gọn, trong cõi Dục giới chúng ta sống tùy thuộc rất nhiều vào sắc thinh khí vị xúc, thấy nghe ngửi nếm đụng. Sắc giới và Vô sắc giới là thế giới của sự tu tập. Ở đó người ta có thể an trú vào một đối tượng. Đối tượng đó có thể thuần vật chất như của cõi Sắc giới và những đối tượng rất trừu tượng về tinh thần như Vô sắc giới. Mỗi đối tượng đó đem lại một trạng thái tâm khác nhau. Các trạng thái tâm đó càng lúc càng tế nhị trong các tầng thiền.

Chúng tôi không đi xa hơn nữa vì như thầy Giác Nguyên nói đó, nếu chúng ta bàn về điều này thì nói tới chiều. Một điểm thú vị khi các vị học Vi Diệu Pháp là chúng ta sẽ có để trở lại đào sâu ý niệm này trong tương lai. Nãy giờ chúng ta nói luẩn quẩn loanh quanh ba cõi Dục, Sắc và Vô sắc. Bây giờ chúng tôi nhờ thầy Giác Nguyên đưa quí vị đi về cõi xa hơn nằm ngoài ba cõi đó gọi là trạng thái Tâm Siêu thế.

IV/ Phần giảng của sư Giác Nguyên:
Kính bạch thầy trụ trì. Kính thưa đại chúng lớp học của mình. Đúng ra theo sắp xếp thì chiều nay chúng ta chưa học Tâm Siêu thế. Nhưng có điều thượng tọa trụ trì không có nhiều thời gian với chúng ta. Nếu để chúng tôi làm việc riêng với các vị thì chúng ta sẽ mất rất nhiều các vấn đề sâu rộng, vì tôi hướng dẫn các vị chỉ một chiều không thôi. Nếu nói những khía cạnh phức tạp và tế nhị của bài học thì chỉ một mình tôi nghe thôi. Khi có thượng tọa trụ trì thì thượng tọa sẽ thay các vị bàn về một số vấn đề khác sâu hơn.

Câu hỏi của Thượng tọa là thế nào là bước nhảy từ phàm sang thánh, từ hiệp thế sang siêu thế. Xin thưa dầu là mình đam mê trong các cảnh sắc, cảnh dục, cảnh thiền vô sắc, thì suy cho cùng Tam giới giống như ngôi nhà lửa. Ngôi nhà cháy dầu các vị có leo lên nóc hay chui xuống bàn thì cũng vậy thôi. Vấn đề là nó lâu hay mau, chóng hay chày thôi: “Tam thế như hỏa trạch”. Ở cõi dục, sống bằng sắc thanh khí vị xúc thì cũng phải sanh ra lớn lên rồi chết đi. Sống bằng các tầng thiền có hình có dáng cao lớn đẹp đẽ như Phạm thiên thì cũng sanh ra rồi chết đi. Rồi có trở thành các vị Phạm thiên hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ hay là Phi tưởng phi phi tưởng xứ sau cùng thì các vị đó đã có sanh ra thì cũng phải có ngày chết đi.

Các vị có biết cõi phạm thiên tuổi thọ ở cõi trời Dục giới mà lâu nhứt tức là cõi của Ma vương ở thời gian là 9 tỉ rưỡi năm. Nhưng mà ở dưới địa ngục cũng lâu lắm. Địa ngục Vô gián thì một ngày đêm ở đó bằng 1 tỉ rưỡi năm trên mình. Tức tương đương tuổi thọ của Ma vương. Nhưng mà dầu lâu gì lâu thì cái người vào trong đó rồi cũng phải ra thôi chớ đâu ở đó hoài Ngài Mục Kiền Liên cũng từ trong đó ngài ra. Rồi có sống lâu như cõi Phi tưởng phi phi tưởng thì chư phạm thiên ở đó cũng được 84.000 đại kiếp thôi.

Tức là địa cầu này có 4 giai đoạn: thành, trụ, hoại, không. 
  1. Thành là giai đoạn từ không có gì hết mà nó có trăng sao hoa lá, cây cỏ vũ trụ thiên hà. 
  2. Trụ là từ lúc nó có cho đến lúc nó bị hư hao. 
  3. Còn hoại là từ lúc nó có cho đến lúc nó không còn gì hết. 
  4. Giai đoạn không là lúc cả tam thiên đại thiên thế giới nó chỉ là cái khối u u minh minh mờ mịt hỗn mang. 
Thì 4 giai đoạn đó cộng lại thành trụ hoại không gọi là một đại kiếp

Tuổi thọ của một vị Phạm thiên Phi tưởng phi phi tưởng, tức tầng thiền Vô sắc cao nhứt đồng thời cũng cao nhứt trong Tam giới thì các vị đó sống được 84.000 đại kiếp. Sống lâu như vậy. Hoặc là có một hạng chúng sanh mà tuổi thọ họ tương đương các vị Phạm thiên vô sắc, đó chính là những người đoạn kiến. Trong Kinh nói mấy người đoạn kiến (không tin có kiếp trước kiếp sau có quỷ thần, tội phước…) trong giờ phút lâm chung mà họ không thay đổi suy nghĩ của họ thì họ sẽ sanh vào cái thế giới (âm thanh bị mất).

  1. …và giúp người khác được giác ngộ thì ta sẽ trở thành một vị Bồ tát Chánh đẳng chánh giác. 
  2. Còn nếu mong rằng mai mốt với phước báo này tôi sẽ trở thành một người giác ngộ thì sẽ trở thành một vị Độc giác. 
  3. Còn nếu mình có nguyện là bất cứ lúc nào tôi chứng được thiền thì tôi chừng, tôi có độ được ai thì tôi sẽ độ thì lúc đó mình sẽ trở thành vị Thinh văn giác. Tức là tự mình đi thì đi không được, nhưng nếu có ai đó rước mình đi thì mình cũng đi, ai nhờ mình cũng giúp. Thì đó là những pháp tu mình chọn lựa.
Với một người thành tựu đủ 10 ba la mật này, thí dụ tôi nói vị Thanh văn giác cho dễ hiểu. Vị đó tu tập thành tựu Giới – Định – Huệ: giới của cư sĩ mà trong sạch cũng gọi Cư sĩ giới, giới Sa di mà trong sạch gọi Sa di giới, giới tỳ kheo trong sạch cũng kể là giới. Các vị nhớ kỹ chỗ này, chớ đừng nghĩ rằng phải giới của tỳ kheo mới được. Giới của hạng nào mà trọn vẹn, trong sạch thì gọi là giới.

Thì với trình độ Giới học trong sạch như vậy, với nền tảng này, cơ sở này vị đó phát triển các tầng thiền. 

Trong mình có 6 cửa sổ thì lúc đó vị đó bế hết 5 cửa sổ, đóng một lúc 5 cửa để dễ kiểm soát. Nếu vì lý do nào đó vị đó có nhu cầu mở một cửa sổ khác thì lập tức đóng cánh cửa kia lại. 

Cho nên nếu ai hỏi các vị tu thiền là sao thì các vị nói là ‘làm việc đóng cửa’. Tôi đang ngồi mà không có gì để tôi nghe tôi nhìn hết thì tôi tập trung vào tư tưởng. Nhưng nếu tôi nghe tiếng chó sủa thì lập tức tôi dồn tất cả chánh niệm và định tâm của tôi vào con mắt. Tôi nhìn người đó nếu là người tôi thương lập tức tôi chuyển toàn bộ chánh niệm tôi qua ý thức để ý thức ngăn chặn tâm tham. Còn nếu đó là người tôi ghét thì tôi cũng dồn toàn bộ chánh niệm tôi kéo về như đánh cờ tướng vậy. Tất cả có sáu cái thôi, như trên bàn cờ mà chỉ có 6 cái thôi. Trong trường hợp đó nếu một người thành tựu ba la mật. Có ba cách: thượng, trung, hạ.

- Nếu thành tựu ba la mật bậc hạ thì vị đó chứng đắc các quả hữu học. Tức là đắc Sơ, nhị, tam, tứ đạo. Sơ, nhị, tam, tứ quả là vị đó vĩnh viễn không bao giờ còn tà kiến nữa. Vị đó vĩnh viễn không bao giờ nghĩ rằng ‘mắt, tai, mũi, lưỡi, thân là của tôi. Vĩnh viễn không bao giờ nghĩ rằng ‘danh’ là của tôi ‘sắc’ là của tôi. Vị đó không bao giờ nghĩ rằng niềm vui nỗi buồn là của tôi. Vị đó vĩnh viễn không bao giờ tu tập theo một pháp môn nào, duy trì một niềm tin nào mà đi ngược lại lý Tam tướng và Nhân quả chống lại tinh thần Đức Phật. Vị đó suốt đời không bao giờ như vậy. Đó là ba la mật bậc hạ.

- Ba la mật bậc trung là vị này sau khi thành tự ba la mật rồi, phát triển trí tuệ, đoạn trừ tất cả các lậu hoặc phiền não dầu tham dầu sân dầu si, hôn trầm, thụy miên, hoài nghi, phóng dật… đại khái vị này đoạn trừ hết.

- Ba la mật bậc thượng là vị này chứng được A La hán có khả năng thị hiện thần thông và xuất nhập tự tại tất cả các loại thiền định. Có những vị A La Hán chứng A la hán rồi nhưng mà con kiến cắn cũng chịu thua. Nhưng có những vị A La Hán không phải như vậy, mà có thể hô phong hoán vũ như ý muốn. Trong Kinh nói ngài Mục Kiền Liên sở dĩ được gọi là đệ nhất thần thông là bởi vì nói theo đơn vị thời gian mình là trong vòng một phút Ngài có thể xuất nhập xuất nhập cả chục cái đề mục. Như Ngài niệm đề mục đất rồi hóa thông đề mục đất, rồi xuất khỏi đề mục đó. Ngài niệm đề mục gió, hóa thông vào đề mục gió xong rồi xuất khỏi đề mục đó. Các vị biết Vị Chánh Đẳng Chánh Giác trong một giờ đồng hồ của mình ngài có thể xuất và nhập 2.400.000 lần thiền, xuất nhập, xuất nhập như vậy.

Trở lại câu hỏi của thượng tọa trụ trì: thế nào là siêu thế? Tức là vị này sau khi nhàm chán dục, sắc và vô sắc, cái nhàm chán này không phải chỉ trong kiếp hiện tại mà nó được khởi đi trong vô số kiếp luân hồi. Khi nhàm chán vậy thì tu tập 10 pháp ba la mật. 

Ở đây tôi xin nói rõ với đại chúng mình không rõ ai là người tròn ba la mật, ai là người thiếu ba la mật nên mình cứ nhắm mắt mà tu thôi. 

Khi có ba la mật đầy đủ rồi thì tự nhiên cách nhìn của mình với các pháp nó khác đi. Khi ba la mật các vị đầy đủ, các vị nhìn cái lá hoặc là đón nhận niềm vui nỗi buồn trong lòng mình bằng một thứ trí tuệ rất là lạ. Cái trí tuệ mà nói theo trong Kinh đó là thứ trí tuệ mình chưa từng được nghe, chưa từng được thấy. Chỉ có ai đã từng gậm nhấm, từng đối diện với chính mình mới thấy được điều đó. Đó là công phu tu học đã đạt được một giai đoạn đáng kể. 

Còn trí tuệ mình bây giờ nếu khá lắm thì chỉ vừa đủ để tu tập thiền định thôi

Còn để thành tựu được Thánh trí, đoạn trừ tập khí, sanh tử thì phải đợi đến tròn đủ ba la mật.

(Xong phần SGN giảng)

(còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Tâm Đáo Đại (3-3)

Sư Giác Đẳng Giảng 10 Kiết Sử

https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=JcSSvrj6Jj4&abt=T%C3%A2m+%C4%91%C3%A1o+%C4%91%E1%BA%A1i

V/ Phần giảng sư Giác Đẳng:

Chúng tôi muốn nhắc quý vị học viên 

  1. khi học các tầng thiền quí vị đừng quên ý nghĩa của 5 chi thiền
  2. Nhưng khi học về tâm siêu thế, có một ý niệm rất đặc biệt trong đạo Phật khi nói về Tâm siêu thế. 
Có chỉ định phiên dịch rất lý thú khi chúng ta dịch chữ ‘Lokutta’, ‘Lutara’ là hiệp thế và siêu thế. Theo tinh thần Vi Diệu Pháp cũng như trong Kinh Tạng là sở dĩ chúng ta còn sống trong thế gian này là vì chúng ta bị cột 10 sợi dây gọi là 10 pháp Kiết sử. Chúng ta cần hiểu rõ 10 ý niệm Kiết sử này, vì những kiết sử đó cho chúng ta biết tại sao chúng ta còn hiện diện trên cõi đời này.

Kiết sử có nghĩa là sợi dây cột lại. Thí dụ quí vị đi một ngôi chùa, quí vị làm cho một tổ chức hay sống trong một thành phố là do có một số ràng buộc chúng ta ở đó. Đó là kiết sử. Chúng ta ở Houston mà không đi California là vì ở đây chúng ta đã quen một số bạn bè, ta thích sự yên tịnh ở đây, ta không muốn bị động đất ở Cali. Đó là một số lý do để ràng buộc chúng ta ở đây. 

Theo Kinh Phật, có 10 pháp kiết sử đã buộc chúng ta lại trong thế giới này. Đó là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái, sân, sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật và vô minh. 

Quí vị sẽ ngạc nhiên tại sao các pháp phiền não lại đề cập có 10, mà các pháp này làm chúng ta luân hồi, cột chúng ta lại với cuộc đời. Chúng ta học Tâm siêu thế tức nói về các tầng Đạo quả: Sơ nhị tam tứ đạo, Sơ nhị tam tứ quả, thì Đạo Quả này đều dựa trên một điều duy nhứt là chỉ giảm thiểu hoặc đoạn trừ các kiết sử.

Thí dụ một vị đoạn trừ được 3 kiết sử đầu là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ thì vị đó đắc Sơ Đạo, được gọi là Sơ quả, là vị thánh Tu đà hườn.

Một vị làm giảm nhẹ dục ái và sân thì vị này được xem là Tư đà hàm. Một vị đã đoạn tận dục ái và sân gọi là A na hàm. Một vị đoạn tận 5 kiết sử còn lại (sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật, vô minh) thì đó là một vị Tứ quả.

Khi nói thì chúng ta nói rất nhiều thứ nhưng nói về pháp chính, về Siêu thế tâm thì ở đây chúng ta tìm hiểu về 10 pháp kiết sử. 10 pháp kiết sử đó cho ta biết tại sao ta còn gắn bó trong cuộc đời này. Sở dĩ chúng ta tồn tại trong cuộc đời này là vì chúng ta còn dây mơ rễ má chặt với cuộc đời gọi là kiết sử. Những kiết sử này cho thấy một số bí mật sâu kín về cuộc sống, vượt ngoài sự tưởng tượng của chúng ta. Như trường hợp quí vị tiếp tục một cuộc hôn nhân, tiếp tục sống ở một địa phương, tiếp tục làm việc cho một tổ chức …tất cả đó ít nhiều đều có sự ràng buộc khiến chúng ta không thể rời khỏi đó được.

1/ Thân kiến:


Thân kiến là cái nhìn liên hệ đến ‘ngã’. Là cái nhìn cho ta thấy có sự ràng buộc giữa cái gì đang xảy ra vào ý niệm ‘ngã tính’. Hơi khó hiểu, thí dụ cái ly này giả sử nó rớt xuống bể thì chúng ta ngồi đây sẽ có hai phản ứng. Một là cảm thấy mất mát lớn nếu ly đó là của chúng ta. Một phản ứng khác dửng dưng hơn nếu cái ly đó không phải của chúng ta. Cái ‘của chúng ta’ và ‘không của chúng ta’ nó tạo sự khác biệt rất lớn trong đời sống.


Thân kiến nói theo đạo Phật là cái nhìn “Ngũ uẩn là ta, ta là ngũ uẩn. Ở trong ngũ uẩn có ta và trong ta có ngũ uẩn”. Một cảm giác, niềm vui nỗi buồn của ta có đến và có đi, nhưng thái độ của ta đối với cảm giác cảm thọ đó nó khiến ta có những phản ứng lớn. Thí dụ khi nghe ai nói nặng xúc chạm tự ái ta thấy tức giận, điều đó có nghĩa là ‘cảm thọ là ta, ta là cảm thọ, trong cảm thọ có ta’. Chúng ta đang ngồi đây, Phật tử A nói nặng Phật tử B một câu, quí vị khác thì thấy bàng quan, ờ thì đi chùa đụng chạm nhau thôi. Nhưng ngày mai cô B ra ngoài đường bị ông Mỹ đen đánh chẳng hạn, thì chúng ta cảm thấy rất giận nói ờ người VN bị Mỹ đen ăn hiếp. Thì lúc đó chúng ta thấy cô B có quan hệ với chúng ta, cổ bị Mỹ đen ăn hiếp, trong khi cổ ở giữa những người VN chúng ta thì mình không thấy như vậy. Tức là quan hệ giữa một người với chúng ta nó là một ý niệm, là một quan hệ hoàn toàn có tính cách quy ước. Ở trong nhà, mình thấy anh em ruột thịt nhưng ‘chuyện của mày mày lo chuyện tao tao lo’. Chuyện ai nấy lo không thể lo cho nhau được. Nhưng nếu ra đường ai đụng tới anh em của mình thì lúc đó mình nói là ‘anh của mình em của mình’. Thậm chí chúng ta có thể bênh vực một người tại vì người đó cùng địa phương với mình hoặc cùng màu da với mình. Trong khi cũng là những người đó nhưng ở trong hoàn cảnh bình thường khác thì mình không quan tâm tới họ, tới sự sống chết của họ. Có nghĩa lúc nào đó trong hoàn cảnh nào đó mình thấy mình với họ có sự ràng buộc. Cái đó Phật gọi là thân kiến. Chúng ta có vô số những sợi dây ràng buộc liên quan tới thân kiến, cụ thể là sắc, thọ, tưởng, hành, thức.


Sắc uẩn là những cái cụ thể thuộc vật chất, thuộc về thân chúng ta. Cái đẹp cái xấu khi nó thuộc về ta thì ta có cảm giác khác. Nếu nó của người khác thì ta có cảm giác khác. Đó là ta có thân kiến ở trong sắc uẩn hay không.


Thọ uẩn cũng vậy. Nếu nghe hai người gây gổ nhau, ta thấy người này không quá đáng mà người kia phản ứng như vậy là quá đáng. Ta nghĩ đáng lẽ họ không nên phản ứng như vậy. Nhưng nếu chúng ta là người trong cuộc thì ta sẽ nghĩ khác, vì khi đó ‘Thọ uẩn là ta, ta là thọ uẩn. Ở trong thọ uẩn có ta và trong ta có thọ uẩn’.


Tưởng uẩn cũng vậy. Tưởng uẩn là sự hấp thụ giáo dục, văn hóa quá khứ của ta. Tại sao ta hãnh diện về văn hóa VN. Vì ở đó là nơi ta lớn lên, và bây giờ cái gì ta thể hiện ra ở đây tức là ta thể hiện kinh nghiệm của mình trong quá khứ. Ta quan niệm rằng cái gì đẹp thì nó phải đều, ở giữa và cả hai bên đều đẹp thì nó mới đẹp. Cái gì bên lớn bên nhỏ thì không đẹp, thì đó cũng chỉ là vấn đề văn hóa thôi. Nhưng chúng ta vẫn chấp đó là văn hóa VN, là ta có bổn phận phải bảo vệ văn hóa của mình. Tức là ta nói “Tưởng uẩn là ta, ta là tưởng uẩn. Ở trong tưởng uẩn có ta và trong ta có tưởng uẩn’.


Hành uẩn là những quan niệm về thiện ác, cái đúng cái sai, đen trắng v.v…khiến ta chấp vào quan niệm thế giới này là cộng sản, là tư bản, của tự do của dân chủ thế này thế kia. Những ý tưởng đó trở thành mật thiết trong đời sống và nếu ai động chạm chính kiến của mình thì mình lồng lộn lên. Ta phãn ứng mạnh mẽ vì ‘trong hành uẩn có ta, trong ta có hành uẩn’.


Thức uẩn là cái gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng. Những cái này cũng gắn liền với tự ngã của mình. Người vợ mua bức tranh về treo trong nhà mà người chống đối là vì cảm thọ về sắc của hai người không giống nhau. Nếu người vợ nghĩ treo bức tranh đó mà đụng chạm đến mình thì cái đó ta nói ‘thức uẩn là ta, ta là thức uẩn’. Mọi sự vật tồn tại độc lập hết, từ bản thân ta, con cái ta, tôn giáo ta, những người cùng một màu da…Tuy nhiên khi ta dán vào trong đó ‘cái này là của tôi’ rồi là ở đó có chuyện.


Do vậy thân kiến là một thứ kiết sử cột trói ta vào thế giới này. Kiết sử đó làm chúng ta có đôi lúc thấy rằng nó là chân lý bất di bất dịch. Trên đời này không ai sống mà không có thân kiến. Nhưng khi ở một lúc lắng đọng tâm tư nào đó ta sẽ thấy rằng cái gọi là thân kiến thật ra nó chỉ là ảo giác, nó hoàn toàn chỉ là ảo giác. Ta có con, ta nghĩ đó là con của mình.
 Nhưng đến lúc nào đó con nó có cuộc sống của nó mà quan hệ giữa ta với con rất là tương đối thôi. Bởi vì nếu nó là của ta thì ta có thể an bài tất cả mọi thứ cho nó. Nhưng thực sự nó lớn lên như một cá thể độc lập mà ta không thể nào kiểm soát hoàn toàn. Ta chấp cái này là của mình, cái kia là của mình, nhưng thực sự không phải vậy.

Ta sống bằng thân kiến ta khổ vì nó, và ta sẽ cảm thấy trống vắng nếu ta không có nó. Giống như ta nhìn dòng xe chạy trên đường, xe đẹp thật nhưng xe là xe của thiên hạ, không phải của mình. Nếu mình mua một chiếc xe dầu rất cũ, tuy cũ nhưng mình vẫn nâng niu vì lúc đó mình dán nhãn hiệu đó là xe của mình, mình đã cảm thấy nó khác đi.


Nhưng quan niệm về ngã tính là quan niệm không thể nào khác và chúng sanh trên đời này trầm luân vì cái sợi dây cột đầu tiên và nặng nhứt đó là ‘thân kiến’. Chúng tôi xin dành thì giờ nói về bốn quan niệm về thân kiến: ngũ uẩn là ta, ta là ngũ uẩn, trong ngũ uẩn có ta và trong ta có ngũ uẩn. Quí vị sẽ hỏi tại sao phải nói chi tiết vậy?


Nói ‘ngũ uẩn là ta’ nó khác với ‘ta là ngũ uẩn’. Ngũ uẩn đáng lẽ nó là một thế giới khách quan nhưng ta biến nó thành thế giới chủ quan. Quí Phật tử đi chùa lâu nói chùa này là chùa của mình, mấy sư này là sư của mình. Đó là ta lấy khách quan ở ngoài làm chủ quan.


Đôi khi lấy cái chủ quan làm cái khách quan, tức là ‘ta là ngũ uẩn’, tức là một sự áp đặt lên đó. Thí dụ ta thấy người khác lấy lá cờ VN làm cái gì đó thì ta thấy quan niệm về ngã tính chúng ta áp đặt ngay lập tức. Tức lúc đó không phải ‘ngũ uẩn là ta’ mà là ‘ta là ngũ uẩn’.


“Ở trong
 ngũ uẩn có ta và trong ta có ngũ uẩn” tức là chúng ta nói lên sự hàm chứa. Ta không nắm thế giới này trọn vẹn nhưng trong đó có cơ sở của ngã tính. Như quí vị sống ở Houston, quí vị không thể nói Houston là tôi được. Nhưng đi đâu mà quí vị nghe ai chê Houston không ra gì là quí vị giận, là tự ái vì ‘ở trong đó có ta’. Mà quí vị nghe người ta chửi thành phố  Atlanta hay Miami thì ta không thấy gì, vì ‘ở trong đó không có ta’. Đó cũng là thân kiến.

2/ Hoài nghi:


Hoài nghi là gì? Hoài nghi là mãnh lực lớn của đời sống nói lên một điều là chúng ta không biết làm gì với đời sống này, do vậy ta làm rất nhiều thứ. 


Có lần chúng tôi giảng về Thập nhị nhân duyên, chúng tôi nói rằng nếu mình không biết phải làm gì thì mình đừng làm gì hết. Nhưng thực tế khi chúng ta không biết phải làm gì thì ta làm rất nhiều thứ. 

Thầy chúng tôi nói cuộc sống trong chùa có hai hạng người. 
  1. Một hạng biết rõ những gì họ làm thì họ đem hết tâm tư năng lực đầu tư vào chuyện đó. 
  2. Nhưng có hạng người khác là họ không biết phải làm gì hết, do đó họ làm đủ thứ chuyện. 
Tại sao quí vị cả ngày đi giao thiệp với bạn bè, đi mua cái này sắm cái kia, có khi shopping cả ngày ? Tại sao ? 

  1. Bởi vì lúc đó quí vị không biết phải làm cái gì mà chỉ biết shopping thôi. 
  2. Bởi vì ta không biết CHUYỆN GÌ LÀ CHUYỆN TỐT NHỨT mà chúng ta nên làm. 
Ta đã năm sáu mươi tuổi, ta đã uống gần cạn chung rượu đời mà hỏi nếu cho ta trẻ lại thì ta sẽ làm gì thì chắc chắn với kinh nghiệm của mình mình sẽ . Nhưng nhìn những người trẻ tuổi đang hoang phí tuổi trẻ, họ hòan toàn không có hướng đi nào hết vì họ không biết phải làm gì. 

Cái không biết đó là cái ‘hoài nghi’ trong cuộc đời. Ta hiểu hoài nghi là trạng thái lưỡng lự, phân vân không biết phải làm gì. Nhưng đó là một định nghĩa rất hẹp nếu ta nói hoài nghi là một kiết sử.

Hoài nghi kiết sử là trạng thái không có định hướng


Trong Kinh có thí dụ một người đi trong đêm đen tối hoàn toàn không nhìn thấy gì. Người này không thể ngồi im một chỗ trong khu rừng đó. 

Quí vị mà lái xe bị lạc đường thì biết. Đã lạc rồi thì ngồi im không được mà phải chạy. Mà chạy thì tới lui, xuôi, ngược cũng phải chạy. Người trong tâm trạng hoài nghi vậy thì họ vùng vẫy rất nhiều, xông xáo rất nhiều, nắm bắt rất nhiều, mà tất cả những thứ đó đều là hoang phí. Cho đến khi họ thấy trời chớp một cái họ thấy được phía trước là một căn nhà hay là một cái gì đó thì họ định được hướng và họ nhắm chỉ đi về đó thôi. Lúc đó từng bước chân của họ đều có giá trị, không hoang phí chút nào.

Khi ta thấy được hướng đi rõ ràng thì ta sẽ không hoang phí n
ăng lực của ta nữa. Một người thấy được giá trị của Phật Pháp Tăng thì người đó sẽ mạnh dạn và tận dụng hết những gì họ cần phải làm trong đời sống này

Quí vị thấy hôm nay trái đất có hơn 6 tỷ người. Trong 6 tỷ người đó sinh hoạt của nhân loại rộn rịp hơn bao giờ hết. Chúng tôi đi những phi trường lớn như phi trường Kennedy, Los, Atlanta đứng trên nhìn xuống thấy vô số người. Nhưng nhìn dòng người ngược xuôi đó ta sẽ thấy một điều rất dễ sợ là chúng ta chạy ngược chạy xuôi trong một đời mà không thực sự tìm thấy hướng đi rõ rệt nào hết! Mà khi nào ta tìm được hướng đi rõ rệt thì ta có thể ta ngồi trong im lặng hơn là vẫy vùng như vậy

Lúc đó chúng ta mới hiểu ý nghĩa chữ ‘hoài nghi’ và tại sao đức Phật nói đó là sự cột trói trong cuộc đời. Vì chúng ta chạy ngược chạy xuôi làm rất nhiều việc trong cuộc đời là vì ta không biết cái chân giá trị thực sự của cuộc sống là gì, cái hướng nào là hướng nên đi, nên ta cứ mãi như vậy.

3/ Giới cấm thủ:


Kiết sử thứ ba là giới cấm thủ. Giới cấm thủ là cái gì rất khó định nghĩa. 


Ta nên hiểu như vầy: Nó là một điều tự an ủi trong đời sống khi chúng ta không nắm rõ cái gì chúng ta làm. Như bây giờ mình không biết làm cái gì hết thì mình tự an ủi là làm đại cái gì đó. Khi làm đại cái gì đó thì mình đinh ninh rằng có còn hơn không, và ít nhứt nó cũng cho chúng ta một niềm tin.

Trong Kinh Đức Phật diễn tả hình ảnh giới cấm thủ là có những người thực sự rất mơ hồ về cuộc sống của họ. Họ sống trong trạng thái lo âu, và họ tìm đến đền miếu, đến những gốc cây, những viên đá trông cậy rằng những nơi đó những vị thần sẽ cho họ cái này, cho họ cái kia. 


Khi chúng ta không biết phải làm gì thì chúng ta lại tạo ra một số sinh hoạt. Các sinh hoạt này lâu ngày trở thành cái niềm tin cố hữu. 

Khi chúng tôi đi Đài Loan và Trung Quốc mà nghe giải thích mấy của người Tàu chúng tôi nghĩ rằng nếu viết sách chắc cũng cả ngàn trang. Họ tin rất nhiều thứ. Thí dụ như chúng tôi hỏi tại sao ở Tử Cấm thành Bắc Kinh cái gì cũng số 9, như có 9.999 phòng thì người hướng dẫn nói rằng người Tàu rất tin vào số 9 là chữ ‘cửu’. Mà ‘cửu’ là trường cửu, vĩnh cửu chẳng hạn. Ngược lại họ rất kỵ số 4 vì chữ tứ gần với chữ tử. Nhưng điều đó trở thành những gì rất linh thiêng với họ, mặc dù chúng ta biết hai điều đó khác nhau xa. Như họ tin vào phúc, lộc, thọ, họ dùng cây tùng tượng trưng cho sống lâu, dùng con nai (tiếng Hán là lộc), con dơi là phúc, mà hiểu con dơi là phước đức cũng được. Con dơi, con nai với cây tùng nhập lại là phúc lộc thọ. Lâu ngày nó trở thành cái gì rất quan trọng, người ta làm ăn mà quí vị tặng họ phúc lộc thọ thì họ rất thích.Giống như chúng ta đầu năm có niềm tin trưng mãng cầu trưng xoài, nói là cầu vừa đủ xài vậy đó.

Những cái đó là dấu hiệu của cái tâm trạng bất an trong đời sống của chúng ta. Chúng ta cần cái gì đó để trấn an, để an ủi mà lâu ngày nó trở thành niềm tin cố định. 


Dĩ nhiên nếu những thứ đó làm thay đổi đời sống con người thì quí vị có thể kiếm nó rất dễ dàng. Hôm nay quí vị qua Hồng Kông, Đài Loan thì quí vị sẽ không còn phân biệt được giữa tượng Bồ tát Di Lặc và tượng thần tài nữa. Hồi xưa họ tạo tượng Thần tài là cầm đồng vàng, thỏi vàng và tượng đức Di Lạc (Bố Đại hòa thượng) thì mang cái bị lớn ở phía sau. Bây giờ họ nói Đức Di Lạc là hoan hỷ mà cầm đồng tiền thì vừa hoan hỷ vừa có tiền nữa? Họ bán chạy vô số tượng!

Ta tưởng chỉ có người Á Châu thì tin những cái đó, nhưng người Âu Mỹ họ cũng có những niềm tin tương tự. Tại sao chúng ta phải tin vào những dấu hiệu hên và xui như vậy? Đơn giản là chúng ta cần được trấn an, và chúng ta đã làm vô số chuyện trong đời sống. Ban đầu niềm tin đó là do sự tưởng tượng, nhưng lâu dần ta thấy nó trở thành cái gì rất là thực. Đó là giới cấm thủ.


Có vô số giới cấm thủ trong đời sống, nó là một phần của bản năng chúng ta . Chúng ta không thể làm gì hơn là tiếp tục sống với nó. Đức Phật nhắc chúng ta biết con người chúng ta không phải là người vô kỷ luật. Chúng ta vẫn sùng bái một số kỷ luật nào đó, nhưng nếu kỷ luật đó không đi với chánh kiến thì nó trở thành giới cấm thủ. Và giới cấm thủ làm chúng ta sẽ phí rất nhiều thì gian, nhiều tiền bạc, tâm trí cho những điều thực sự nó không mang lại lợi lạc.


Ba thứ thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ là BA CÁI NHÌN SAI về cuộc sống. Nếu một người có thể đoạn diệt được ba thứ này thì vị đó là Sơ quả Tu đà hườn. ‘Tu đà hườn’ dịch là ‘nhập lưu’, nghĩa là đi vào dòng Thánh, như đi vào một dòng suối đang chảy không nghi ngờ gì hết. Ba thứ này chỉ đoạn được khi ta nhìn thấy giá trị thực sự của Phật – Pháp – Tăng, của đạo quả của Niết bàn dù nhìn thấy một lần thôi. Giống như người đang đi trong đêm đen mà trời chớp một cái, họ nhìn thấy ở trước có cái nhà thì họ tin chắc chắn rằng có một chỗ cho họ trú thân. Thì niềm tin đó đủ để họ xóa đi tất cả những nghi ngờ, ngờ vực giúp họ tiếp tục lên đường. Dù là chỉ thoáng một cái nhưng cho họ đủ niềm tin là điều đó có. Còn nếu chúng ta nghe nói có những phương thuốc mầu nhiệm mà nghe chỉ là nghe chớ không biết chắc là có thì ta không bao giờ đủ sức thuyết phục chính mình để lên đường. Bởi đa số những gì chúng ta làm dù cho nói là làm vì có nhiều đức tin đi nữa thì nó cũng chỉ là suy diễn để mà tin thôi. Cho đến khi ta thấy rõ Niết bàn như vị Tu đà hườn thấy thì ta mới thật sự diệt trừ được ba thứ thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ.

4 và 5/ Dục ái và sân:


Hai kiết sử tiếp theo rất là nặng. Nặng đến nỗi cần phải đắc đạo chứng quả hai bậc (Tư đà hàm và A na hàm) mới diệt hết được nó. Đó là dục ái và sân (thích và không thích).


"Thích và không thích" là thái độ trong cuộc sống chúng ta. Tâm ta vốn dĩ phân biệt nhưng phân biệt trong giai đoạn đầu mà sau đó là phản ứng nữa. Những gì ta thích thì ta chụp lấy nó. Những gì không thích thì ta đẩy nó ra. Có người thích nghi rất lớn, họ cảm thấy thoải mái ở trong mọi đám đông. Nhưng có người chỉ thích sống thực sự với người họ hoan hỷ và luôn tránh né những gì họ không thích. Đó là hai trạng thái chụp lấy và đẩy nó ra mà đạo Phật gọi là dục ái và sân. Phản ứng này tồn tại nhiều đời kiếp, rất sâu đậm trong ta. Khi ta không có trạng thái có cái gì để nắm lấy hoặc buông bỏ thì ta sẽ cảm thấy đời sống trống vắng.


Tuy nhiên trong Kinh diễn tả trạng thái dục ái và sân chỉ là những rung động của tâm thức mà thôi. Tâm thức ta nếu nó được trưởng dưỡng như một ngọn núi thì cái thích và không thích nó không quan trọng. Nhưng nếu nó ở giai đoạn mềm yếu thì nó giống như cây hoặc là bị quật về phía bên đây nhiều hoặc nó bung về phía bên kia nhiều.


Thích và không thích đến từ thái độ phân biệt. Hồi còn nhỏ nhìn thấy người này người kia, vật này vật kia thì thái độ thích, không thích lộ ra rất rõ ràng. Khi lớn lên ta thấy một điều là có những người mặt mày dễ thương nhưng họ cũng có những cái khó thương. Có những người mặt mày khó thương nhưng họ cũng có cái dễ thương. Thì lúc đó là cái tâm ta bắt đầu bớt đi những phản ứng mạnh mẽ từ cái thích và không thích.


Thánh Tư đà hàm là người có khả năng bình tâm trước dục ái và sân. Hai điều này đi chung với nhau là do hễ cái gì ta thích mà nó được điều hòa thì cái sân nó giảm đi. Cái gì mà ta quá thích thì khi bực tức, ta cũng bực tức rất là nhiều. Hễ cái gì ta điềm đạm với nó thì khi phản ứng ta cũng ít bực bội. Do đó dục ái và sân là hai trạng thái luôn đi với nhau.


Vị Tư đà hàm có thể giảm nhẹ dục ái và sân, nhưng vị A na hàm có thể đọan tận cả hai vĩnh viễn. 


Năm kiết sử đầu tạo nên 3 tầng đạo quả. 
  1. Vị Tu đà hườn là vị đã đoạn tận thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ. 
  2. Vị Tư đà hàm có thể giảm nhẹ dục ái và sân. 
  3. Vị A na hàm thì đoạn tận dục ái và sân.

Năm kiết sử sau cùng là một thế giới tế nhị. Trong đời sống một người có trình độ cao nhưng họ vẫn thường có những thứ này, ngay cả vị A na hàm. Đó là trạng thái sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật và vô minh.


6 – 7/ Sắc ái và vô sắc ái:


Sắc ái và vô sắc ái là trạng thái vốn để thay thế dục ái. Như hồi nhỏ ta thích được ăn ngon, thích chơi đùa. Khi đi học tâm ta tế nhị hơn thì ta thích đọc sách, thích hưởng thụ cảnh thiên nhiên, thích cái gì tế nhị hơn. Một vị đã đoạn dục ái thường rơi vào tình trạng còn bám víu sắc ái và vô sắc ái. Bám víu cái gì tế nhị, cái gì thuộc về ý niệm mà chính những thứ này vẫn tiếp tục ràng buộc ta. Có câu: ‘Một người dễ nhứt họ vẫn có cái khó nhứt’. Một người có thể xả ly được một số thường tình của cuộc sống thì họ vẫn có cái câu chấp ở thế giới cao hơn. Mục tiêu sau cùng của chúng ta là sống trong tất cả nhưng không đắm nhiễm tất cả thì chắc chắn phải vượt qua sắc ái và vô sắc ái.


Còn ba thứ ngã mạn, phóng dật và vô minh được diễn tả đơn giản. Chúng là ba trạng thái tâm vốn dĩ nằm ở mức độ tiềm ẩn sâu thẳm, mức độ cao nhứt ta vẫn còn có thể có được.


8/ Ngã mạn:


Thế nào là ngã mạn? – Ngã mạn là sự so sánh. Đọc Kinh Phật chúng ta nghĩ khi nào mình tự cao mới là ngã mạn. Thực ra tự cao chỉ là một khía cạnh của ngã mạn thôi. ‘Ngã mạn’ là sự so sánh. Ngày nào ta còn sự so sánh thì ngày đó ta còn ngã tính ở đó. Chữ ngã mạn dễ làm ta tưởng là sự cống cao, nhưng chúng tôi nghĩ dùng chữ ‘ngã tính’ là đúng hơn. So sánh là như vầy: trái táo là trái táo, trái cam là trái cam nhưng ta lại không chịu như vậy, mà ta lại muốn nói rằng trái cam hơn trái táo hoặc trái táo hơn trái cam. Đó là sự so sánh của chúng ta.


Với cái nhìn thường thức của vị thánh nhân như là Đức Phật thì rất khó nói giữa chúng ta ai hơn ai, dầu già trẻ, bé lớn, dầu nam nữ, nghèo hèn, đẹp xấu. Tại sao? Vì tất cả chỉ là một giai đoạn trong cõi trầm luân này thôi. Kiếp này ta sanh ra làm người nam, kiếp sau ta sanh ra làm người nữ. Kiếp này ta sanh ra đẹp, kiếp sau sanh ra xấu. Như ta ra đường có lúc ta nói người này ăn mặc bộ quần áo sao tệ quá, người kia mặc sao xấu quá. Các vị biết ở Mỹ rất thoải mái, ở Mỹ ít ai đánh giá người khác ăn mặc như thế nào. Thích thì quí vị mặc quần jeans, thích thì mặc quần short, mà rất ít ai đi ngoài đường nhìn bộ quần áo mà nói quí vị thế này quí vị thế nọ. Nhưng ở Âu châu thì khác, khi ta quen ở Mỹ qua châu Âu ta cảm thấy rất phiền phức. Rõ ràng cái nhìn của một người có tâm ngã tính thì giống như mình đánh giá con người chỉ qua bộ quần áo họ mặc buổi sáng hôm đó thôi. Đức Phật ngài nói điều đó không chính xác. Do vậy sự đoạn tận ngã tính là không còn sự so sánh nữa. 


Trong Vi Diệu Pháp chia ra có 9 cái ngã tính: (Phần giải thích tại post #802, p 54)
  1. thua ỷ thua, 
  2. thua ỷ bằng, 
  3. thua ỷ hơn, 
  4. bằng ỷ thua, 
  5. bằng ỷ bằng, 
  6. bằng ỷ hơn, 
  7. hơn ỷ thua, 
  8. hơn ỷ bằng và 
  9. hơn ỷ hơn. 
Các vị thường nghĩ mình ngon hơn người ta mình mới ngã mạn, thực sự không phải. Dù so sánh cách nào đi nữa thì nó vẫn là ngã tính. Nói một cách thẳng thắn, một người diệt trừ được ngã tính là họ thấy KHÔNG CÓ GÌ CẦN PHẢI SO SÁNH HẾT. Khi mà đối với A là A, B là B chớ không nhất thiết là anh A phải thế này anh B phải thế kia thì không còn quan niệm về ngã tính nữa. Ngã tính là cái phiền não rất lớn cho đến khi đắc đạo quả cuối cùng mới diệt được.

9/ Phóng dật:


Phóng dật là trạng thái bay nhảy từ cảnh giới này sang cảnh giới khác, từ đối tượng này sang đối tượng khác. Điều này được ví dụ như một trạng thái tâm không tự tại, không có thỏa mãn. Một người có trạng thái phóng dật nói lên dấu hiệu là họ không thể nào sống một cách an lạc được nếu họ không có thứ này họ không có thứ khác. Đó là không có tự tại. Có khi ta đến sống trong một khu rừng ta sẽ cảm thấy rất lạ. Hồi xưa chúng tôi đi đầu đà ở (…) thì ngài Cả có chỉ cho một sự việc. Hầu như trong khu rừng thì chỗ nào cũng giống nhau, cũng gốc cây cũng đất đá thô sơ vậy. Nhưng những vị đi hạnh đầu đà trong rừng có vị đóng lều ở tại chỗ đó. Cũng có vị đóng lều vài bữa lại dời đi chỗ này dời chỗ nọ. Tại vì bản chất phóng dật là bản chất rất tự nhiên, chúng ta không thể tự tại ở một chỗ được. Cũng phải nói sự phóng dật tạo nên sinh thú của đời sống. Như nói vui thời trang chỉ là làm rộng ra rồi làm hẹp lại, làm hẹp lại rồi lại làm rộng ra chớ không có gì. Chúng ta thường cảm thấy dễ chịu nếu chúng ta thay đổi được. Dù sự thay đổi đó không tệ hơn hoặc không tốt hơn nhưng chúng ta vẫn muốn thay đổi.


10/ Vô minh:


Vô minh tức là có những giây phút trong đời sống mà chúng ta không nhìn thấy được khi ta không phát huy được chân thực trí. Chân thực trí của mình giống như tấm kiếng có gì bị mờ mà không dùng được. Đạo Phật diễn tả vô minh là những giờ phút chúng ta quên mình, không thấy được nhân quả của vấn đề, không thấy được thực tướng của vấn đề. Như không hiểu về khổ, về nhân khổ, không hiểu về sự diệt khổ và con đường dẫn đến sự diệt khổ.


--ooOoo--

10 kiết sử: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái, sân, sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật và vô minh là 10 sợi dây cột chúng ta vào cuộc đời. Hồi nhỏ khi còn học trong trường chúng tôi hỏi hòa thượng Tịnh Sự: như vậy muốn luân hồi cũng khó vì có tới 10 sợi dây lận. Ngài nói không có lo, nó có sẵn rồi (cười). Thực sự cắt nó khó chớ nó vốn đã có sẵn.


Phải nhận một điều khi chúng ta càng nghiệm về 10 kiết sử này thì chúng ta thấy rằng nó là một phần rất thân thiết trong đời sống. Thân thiết đến nỗi chúng ta sống mà không thể không có nó được. Tương tự, ta tưởng tượng sức hút ly tâm của trái đất. Để tất cả chúng ta có thể đứng trên mặt đất, có thể sinh hoạt trên trái đất như bây giờ nó cần sức hút, cần cái hấp lực rất là lớn. Hấp lực đó ta không thể diễn tả được một cách bình thường mà ta phải diễn tả chiều sâu. Hấp lực đó giống như vậy, những sợi dây tuy rất vô hình nhưng vốn dĩ nó cột chúng ta vào cuộc đời này.


--ooOoo--

Tất cả 40 tâm siêu thế quí vị sẽ được nghe thầy Giác Nguyên tóm lược trong lần tới, về Sơ đạo, Nhị đạo, Tam đạo, Tứ đạo, Sơ quả, Nhị quả, Tam quả và Tứ quả. Trong 8 tâm này (4 tâm đạo 4 tâm quả) ta nhân cho 5 tầng thiền, ra tất cả là 40 tâm. Có ý niệm rất lý thú về chữ ‘đạo’ và chữ ‘quả’, nhưng ở đây không có thì giờ chúng tôi chỉ giảng trong 10 kiết sử và 4 tầng thánh quả. Phần còn lại tuần tới thầy Giác Nguyên sẽ có so sánh cho quí vị về Đạo và Quả. Rải rác trong các bài học này, quí vị bắt gặp nhiều ý niệm, như hôm nay ta nói về ý niệm về Tam giới, ý niệm về Hiệp thế, về Siêu thế, về phiền não. Ở tại đây quí vị có thể thấy rất nhiều và rất khó nhớ. Nhưng về lâu về dài quí vị có thể khám phá ra rằng khi đem những ý niệm này mà đọc lại Kinh tạng quí vị sẽ đọc rất thoải mái. Thực ra đây là những điều rất căn bản chúng ta tìm thấy trong Kinh tạng.


Tuần tới chúng tôi đi Âu châu, khoảng 15 Tây chúng tôi sang Tích Lan. Chúng tôi sẽ vắng mặt ở đây chừng một tháng rưỡi và sẽ về đây 2 tuần lễ trước Phật Đản. Lần trước chúng tôi đi Đài Loan về thì lớp học dời từ ngày thứ bảy sang chủ nhựt. Chúng tôi hy vọng đi tháng rưỡi về lớp học không có gì thay đổi, nếu mà lớp dời từ chú nhật sang thứ hai thứ ba không biết làm sao (cười). Nói chung ở nhà chúng tôi mong các vị tiếp tục lớp học Vi Diệu Pháp này. Mọi việc mong quí vị nghiên cứu rất cẩn thận. Thầy Giác Nguyên là người hướng dẫn có kinh nghiệm. Học Vi Diệu Pháp tìm được người hướng dẫn như Thầy là duyên rất đặc biệt. Tuy nhiên chúng tôi phải nói, vì thầy Giác Nguyên hiện đi ra ngoài không có đây. Là thầy Giác Nguyên rất cần sự thắc mắc của quí vị. Cần gì quí vị cũng nên cho thầy biết một số kết quả và không kết quả từ sự hướng dẫn của thầy thì thầy sẽ hoan hỷ hơn. Thầy là người dạy mà sống rất nhiều cảm giác với học viên. Dĩ nhiên quí vị nào cũng rất thương, quý thầy Giác Nguyên, chuyện đó chúng tôi rất cảm kích. Nhưng quí vị cố gắng tìm ra những câu hỏi và có những đề nghị cụ thể để thầy thấy rằng bài học của thầy ít nhứt còn giữ lại trong lòng quí vị, chớ không phải là gió thổi bên này bay qua bên kia (cười). Các vị có câu hỏi gì không? – Nếu quí vị không có câu hỏi gì thì chúng ta hồi hướng công đức./.


Mục Lục các Bài Giảng

(Hết)

===============

Để hiểu rõ 10 kiết sử, LTP đã tìm đọc thêm tài liệu (post # 796-802) .
Reply
Sư Toại Khanh Giảng Chức Năng Tâm Pháp (1-2)

https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=Rsy-e2I1_yw&abt=Ch%E1%BB%A9c+n%C4%83ng+t%C3%A2m+ph%C3%A1p

Chức năng tâm pháp

Quote:Kalama tri ân bạn buithibuukim ghi chép.

11/12/2021 - 11:16 - buithibuukim

Thí dụ bây giờ có ai đó đề nghị chúng ta hãy nói sơ sơ về cái chết của vị A La Hán không có thần thông, không có thiền định thì chúng ta vẫn có thể trình bày được chứ?

Ở đây chúng tôi xin nhắc một chuyện. Tôi biết rằng những người trong lớp này và sau này những người chỉ nghe lại băng mà không có mặt trong lớp rất có thể nghe cái câu chúng tôi vừa nói khi nãy các vị sẽ có một chút thắc mắc: tại sao có một loại A La Hán không có thần thông thì coi như cái này còn chấp nhận được, mà tại sao có loại A La hán như tôi vừa nói là không có thiền định. Nếu không có thiền định thì sao gọi là A La hán, phải không ạ?

Ở đây chúng ta phải hiểu thế này: thiền định là vị đó chưa từng chứng qua một phần Sơ thiền, nhị thiền, tam, tứ hoặc ngũ thiền nào hết trước khi chết, thì tôi gọi đó là vị A La Hán không có thiền định, không có tầng thiền nào hết. Tuy nhiên đó là các tầng thiền Đáo đại. Còn xét về nội dung của Định học thì vị này có. Tôi xin nói rõ lần nữa. Ở đây có bác sĩ, trong lớp ít nhứt có hai đến ba bốn người trình độ bác sĩ trở lên, các vị có lẽ đồng ý với chúng tôi một điểm, một vị tiến sĩ là một vị có kiến thức nhất định về một lãnh vực nào đó, và được một hội đồng giáo sư chứng minh cho mình bảo vệ thành công luận án. Nhưng có một chuyện chúng ta phải đồng ý thêm rằng có những người họ chưa hề có văn bằng tiến sĩ nhưng cái đầu của họ có nội dung của tiến sĩ. Tôi tạm ví dụ, ngày xưa ở VN có thầy Tuệ Sỹ, thầy về học vấn chỉ mới có tú tài toàn phần thôi, chớ thầy không có một bằng đại học nào hết. Một nhân vật nữa là Bùi Giáng. Ông Bùi Giáng chỉ có một ngày đến lớp học đại học, nhìn lên bảng thấy danh sách các giáo sư sẽ dạy ổng trong thời gian tới ổng chán bỏ về quê. Ổng về miền Trung vừa đọc sách vừa chăn dê mười mấy năm ổng trở về Sài Gòn ổng đi dạy, và ổng vẫn được xem là bậc thầy của các trường đại học. Tuệ Sỹ và Bùi Giáng là những người mà bản thân họ không có học vị tiến sĩ nhưng cái đầu họ có nội dung của một vị tiến sĩ. Họ có nội dung tiến sĩ chớ không có hình thức tiến sĩ.

Thì đối với vị A La Hán cũng vậy. Có những vị A La Hán mà trong Kinh kêu là Arahant khô. Chữ ‘khô’ nghe nôm na này là dịch sát từ chữ Phạn là ‘suk’, ‘sukkha vipassaka’. Sukkha là khô. Tại sao gọi là sukkha. Sukkha có nghĩa là tu tập Tứ Niệm Xứ thấy được vô thường, khổ, vô ngã trong ngũ uẩn, thông qua ngũ uẩn. Trong ngũ uẩn và chung quanh ngũ uẩn vị đó nhìn thấy được tam tướng. Nhìn thấy đây là gì? Hôm trước tôi nói với lớp mình có ba loại trí:

-Trí văn là trí do nghe, do học, đọc, kể cả do thấy.

-Trí tư là khả năng suy nghĩ.

-Trí tu là tu tập.

Một cái là chỉ suy nghĩ thôi (trí tư), một cái là sự thể nghiệm ngay chính bản thân mình (trí tu).

Vị A la hán khô là vị dùng cái trí tuệ thể nghiệm của bản thân mình để nhìn thấy được tam tướng: vô thường, khổ và vô ngã ngay trong tấm thân sắc, thọ, tưởng, hành, thức này. Sau khi nhìn thấy như vậy thì tham, sân, si bị khô, cạn kiệt đi, được gọi là A La Hán khô, và chỉ tới chừng đó thôi.

Còn có một hạng A La Hán khác gọi là ‘Samathayanika’, (‘samatha’ là thiền chỉ). Tức là vị này trước khi hoặc là đang khi, sau khi chứng A La Hán, hoặc là chứng quả thánh nói chung, thì vị này có chứng được một, hoặc hai, ba, bốn hoặc năm, hoặc chín tầng thiền đáo đại thì ta gọi đó là vị A La hán có thiền định.

Tôi hỏi các vị tại sao gọi là 9 tầng thiền đáo đại? Sắc 5, Vô sắc 4. Đúng vậy.Trong lớp mai mốt có khi tôi xài chữ đáo đại, có khi tôi xài số 9, các vị nhớ dùm cái đó.

Có một khác biệt rất lớn giữa hai loại A La Hán này. Hai vị này đều giống nhau ở một chỗ là khi tắt thở rồi giống nhau, tức là giống như ngọn đèn tắt. Ngọn đèn vuông, ngọn đèn tròn khi lửa tắt rồi thì nó giống nhau là tắt hết chớ không phải vuông thì tắt khác, tròn tắt khác. Đó là nói về quả vị Niết bàn. Cái giống nhau nữa là phiền não cả hai chấm dứt giống nhau. Vị A La Hán có thần thông có chứng thiền hoặc vị A La Hán không có chứng gì hết mà chỉ chứng A La Hán thôi thì phiền não cả hai vị đều sạch sẽ như nhau. 

Chúng ta nên nhớ bên Phật giáo nguyên thủy không có sự khác biệt về vấn đề diệt trừ phiền não giữa vị A La Hán Chánh Đẳng Giác và vị A La Hán thinh văn. 

Không giống như bên Phật giáo Bắc truyền thì nói rằng chỉ có vị Chánh Đẳng Giác chấm dứt hết thôi, còn vị A La hán thinh văn vẫn còn lại cái Pháp ngã. Một bên còn cái nhân ngã (phàm phu mình. Phàm phu mình còn chấp thân này là tôi, là của tôi), một bên còn cái Pháp ngã. Vị thánh không còn chấp ‘tôi’ và ‘của tôi’ nên họ không còn khổ. Nhưng họ còn chấp cái này. Họ chấp rằng: ‘Tôi là vị A La Hán. Tôi hơn mấy đứa chưa là A La hán. Tôi bằng mấy vị đang là A La Hán’. Bên Phật giáo Bắc Tông nói vị A La Hán Tiểu Thừa là còn như vậy.

Còn bên Nam tông nói khi đã chứng A La Hán rồi dầu vị đó là 7 tuổi thì 
  1. nói về trí tuệ hiểu biết thì giữa Đức Phật và một vị đệ tử khác nhau một trời một vực thăm thẳm. 
  2. Nhưng nói về sự đoạn trừ phiền não thì giống nhau. 
Trong Kinh mô tả sự chấm dứt phiền não và sự viên tịch của Đức Phật đem so với sự chấm dứt phiền não và viên tịch của vị a La hán 7 tuổi giống như một chiếc lá mục giữa dòng nước và một chiếc thuyền lớn trên dòng nước. Tức là lấy mắt mà nhìn, kích cỡ tầm vóc của một chiếc thuyền so với một chiếc lá thì khác. Nhưng nếu chìm rồi thì giống nhau. Cái chìm của hai cái này chỉ cho ra một hình ảnh đó là sự vắng mặt trên mặt nước dòng nước. Chớ đâu phải nói là anh là chiếc thuyền lớn anh chìm thì trên mặt nước còn cái bóng. Không có, đã thuyền chìm thì trên biển không còn gì hết. Một chiếc lá chìm rồi thì trên biển cũng không còn gì hết. 

Cho nên khi vị A La Hán viên tịch rồi thì A La Hán đệ tử với A La Hán đạo sư giống nhau.

Ở đây các vị ôn lại: một tầng thiền, tối thiểu là Sơ thiền thì có bao nhiêu chi thiền? Có 5 chi thiền, 5 chi thiền này có công năng đè nén được bao nhiêu triền cái? Được 5 cái triền cái đối ứng nhau. Đối với một vị A La Hán dầu không chứng sơ nhị tam tứ thiền nhưng con số 5 này không còn nữa. Cho nên xét về nội dung thì vị này có nội dung của thiền định. Nhưng xét về hình thức thì không có, bởi vị này không dùng thần thông được.

Bữa hổm tôi có kể trong lớp trước, Đức Phật nằm ngay trước mặt ngài A Nan Đa, ngài A Nan có thể lấy tay rờ Đức Phật được, nhưng lúc đó Đức Phật sắp viên tịch thì ngài A Nan không biết lúc đó đức Phật đã mất chưa. Trong Kinh nói khi mà Đức Thế Tôn xuất nhập, xuất nhập các tầng thiền thì coi như Ngài giống một xác chết vậy, thì ngài A Nan không biết Đức Phật còn hay đã viên tịch rồi. Ngài A Nan phải hỏi ngài Anuruddha. Ngài Anuruddha mới cho biết rằng Đức Thế Tôn vẫn chưa viên tịch, Đức Thế Tôn vẫn đang còn sống, ngài đang nhập thiền. Như vậy trong trường hợp này ngài A Nan cũng là một vị thánh nhưng ngài không biết được.

Trong khi đó có rất nhiều người phàm phu nhưng họ biết được ý của Đức Phật, cái tư tưởng của người khác, chẳng hạn như ma quỷ. Như trong Kinh nói có một lần ngài Xá Lợi Phất bị bịnh, bịnh hơi nhiều. Ngài Mục Kiền Liên hỏi ‘Ngày xưa sư huynh ở ngoài đời chưa tu sư huynh có bị vậy không?’. Ngài Xá Lợi Phất nói có. Hỏi sư huynh bị vậy sư huynh dùng cái gì, biết đâu sư đệ tìm có. Ngài Xá Lợi Phất nói thì có một ông thiên nhân nghe được, ổng khiến cho Phật tử biết rồi Phật tử tới dâng cho Ngài. Ngài nói dầu sao món đó cũng do ta lỡ lời nói ra. Do ta lỡ lời nói ra thì ta không ăn nữa. Dầu cho chứng bịnh này có làm ta đổ ruột mà ruột ta (nói theo Pali) có lổm ngổm bò ra như rắn đi nữa ta cũng không ăn. Dễ sợ như vậy. Chư thiên biết ý mình chớ!

Có một lần Đức Phật đang ngồi thiền trong rừng, Ngài suy nghĩ: Với một người như Như Lai, Như Lai có thể cai trị một quốc gia lớn mà không cần đến quân sự, chính trị không, không cần phải đổ máu. Ma vương biết được tư tưởng đó mừng quá chạy xuống nói: ‘Bạch thế Tôn, được chớ. Với một người như Thế Tôn có thể trị quốc không cần đến binh đao chính trị, quân sự. Không cần’. Dễ sợ như vậy, Họ biết, bởi vì họ có thần thông.

Còn với những vị A La Hán không có thần thông thì xét về những khả năng mình tạm gọi là du hí thần thông. Tại sao gọi là du hí? Vì cái trò thần thông trong mắt chư thánh chỉ là trò chơi của con nít. Cái mà Đức Phật nói quan trọng nhứt trong Giáo Pháp của Ngài chính là diệt trừ phiền não thôi. Chớ cái chuyện hóa hiện đó chỉ là bất đắc dĩ. Ngài chỉ dùng thần thông khi nào có chuyện rất là cần.Tôi dám nói với các vị là các vị có thể về lục lạo tất cả các Kinh sách tìm ra cho tôi thấy một chỗ nào mà Đức Phật và chư thánh tăng dùng thần thông mà không có ý nghĩa. Không có ! Dùng phải có chuyện gì đó.

Như vậy tôi xin nhắc lại ở đây, A La hán nói riêng và thánh nhân nói chung đều diệt trừ phiền não giống nhau, tầng nào theo tầng đó. A La hán có thần thông và không có thần thông đều diệt trừ phiền não giống nhau và đều đạt một quả vị Niết bàn giống nhau. Chỉ khác nhau một chút là những vị có thần thông họ có thể hóa hiện cái này cái kia như ý họ muốn. Nhờ vậy trong đời sống hoặc trong đường hoằng Pháp lợi sinh xem ra đôi lúc có dễ dàng hơn

Và trong đời sống thường nhật thì một vị A La hán có thiền định xem ra nhàn nhã hơn vị không có thiền định. 

Vì sao? 

– Vì trong Vi Diệu Pháp giải thích rằng một vị A La hán có thần thông, có thiền định vị này khi nào muốn nghỉ ngơi có thể bỏ ăn một tuần lễ. 

Không ăn không ngủ, không tiểu tiện, không nói năng, không đi đứng, tùy. Nói chung trong 4 oai nghi vị đó chọn một oai nghi trừ ra oai nghi đi thôi. Tức là vị đó có thể chọn oai nghi ngồi hoặc nằm trong suốt 7 ngày như vậy. 

Trong suốt 7 ngày đó, tâm vị này chỉ biết có một cảnh thôi. 

Theo mô tả trong Kinh, cái tâm mình nó càng ít phức tạp chừng nào thì mình ít bị stress chừng đó. 

Cái tâm mình tại sao bị mệt mỏi?
 – Là tại vì mình bị giằng co, bị giày xéo, bị giày vò bởi quá nhiều thứ đề tài, mà cái tầm bậy nhiều hơn cái tốt đẹp. Chính vì vậy nên mình mệt mỏi. Cái căng thẳng của tâm lý nó rất dễ dàng dẫn đến rắc rối lộn xộn về sinh lý. 

Các vị có đồng ý với tôi một chỗ: 


  1. cái tâm trạng mình luôn luôn có quan hệ trực tiếp với cái não trạng, và 
  2. não trạng luôn luôn ảnh hưởng trực tiếp tới thể trạng.
Cho nên thể trạng mình đối với não trạng mình, đối với tâm trạng mình ba cái này nó quan hệ liên lạc với nhau. Thân mình tịnh thì tâm tịnh. Mà nếu tâm tịnh thì thân nhờ vậy cũng lặng yên.

 Các vị ngồi thiền các vị thấy rằng bên Yoga hay bên thiền định Phật giáo có pháp môn là điều tức (panayana), tức là làm chủ được cơ thể mình. Điều đó cũng có nghĩa rằng mình nắm được cái tâm mình một phần. 

Cho nên trong pháp môn niệm Phật người ta có đề nghị mình niệm chuỗi. Bên Phật giáo Nam Tông đề nghị mình 40 đề mục thiền chỉ để mình nắm cái tâm mình lại. 

Đối với một vị A La hán thì cái tâm thanh tịnh rồi, nhưng nếu không chứng đắc thiền định thì vị này sẽ phải sử dụng tâm: 

  1. một là ngủ nghỉ bằng tâm hộ kiếp như mình. 
  2. Còn hai là, ngài tái tục bằng tâm nào thì ngài sẽ ngủ bằng tâm đó. 
  3. Ngủ bằng tâm nào thì mai mốt đây ngài sẽ viên tịch bằng tâm đó. 
Một chuyện. Mà cái ngày ngài đi vào cuộc đời này, vị A La Hán kiếp chót của ngài, ngài đi vào đời bằng tâm nào? Tâm đại quả phải không ạ? Mà đã nói muốn đắc A La Hán thì bắt buộc anh phải là người tam nhân. Mà tam nhân thì phải là người hợp trí. Nếu vậy thì trong 8 tâm đại quả này ta phải bỏ đi 4 tâm ly trí. (Mình cứ truy ra từng cái là truy ra hết).

Đã là A La hán thì kiếp chót bắt buộc phải tái tục bằng đại quả chớ không có cách gì hết. Mà đã là A la Hán kiếp chót thì phải là tam nhân. Mà đã là tam nhân thì phải loại đi 4 cái ly trí, còn lại 4 cái hợp trí, trong đó có 2 cái hợp trí Hỷ và hợp trí Xả

(còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Chức Năng Tâm Pháp (2-2)

https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=Rsy-e2I1_yw&abt=Ch%E1%BB%A9c+n%C4%83ng+t%C3%A2m+ph%C3%A1p


Rồi người ta bắt buộc hỏi mình nữa: 


Nếu vậy thì anh có thể cho tôi biết rằng vị đó tái tục đi vào cuộc đời này bằng tâm Xả hay tâm Hỷ, hoặc đại quả Xả hay đại quả Hỷ, đại quả hữu trợ hay vô trợ, các vị trả lời được không?

Phải nói thế này: tánh người sai biệt. Đời trước vui vẻ, tôi hay vui, hay cười thì đời sau sanh ra nếu tôi là người tam nhân . 

Nói chung thế này, ngày xưa, điều này bất định lắm, tôi tạo nghiệp thiện bằng 
  1. tâm thiện thọ Hỷ thì tâm quả phải thọ Hỷ; 
  2. tâm thiện vô trợ thì tâm quả phải vô trợ. 
Cho nên nếu đó là vị tam nhân thì vị đó sẽ tái tục đầu thai vào cuộc đời này bằng tâm đại quả nào? Phải nói là đã là tam nhân thì phải là hợp trí. Còn hữu trợ hay vô trợ, hỷ hay xả, điều này tùy thuộc vào tâm thiện ngày xưa

Nếu 
  1. ngày xưa vị đó tạo nghiệp bằng tâm đại thiện thọ hỷ thì bây giờ tâm quả thọ hỷ, 
  2. ngày xưa đại thiện vô trợ thì bây giờ đại quả vô trợ. 
Cho nên từ đó mới đẻ ra 
  1. những người thông minh mà chậm, 
  2. thông minh mà nhanh. 
  3. Có những đứa nó chậm lắm, khôn ngầm, nhưng nó phán cái gì ra là như đinh đóng cột. 
  4. Có nhiều đứa cũng giống như đinh đóng cột mà đóng vô sương sa, cũng giống như đinh mà đinh đóng vô sương sâm. 
Cho nên trí có nhiều loại: 
  1. trí nhanh, trí của họ là tốc trí, 
  2. có người trí sâu, 
  3. có người trí rộng. 
Có người trong Kinh nói 
  1. họ học nhiều mà trí họ như cái ruộng. 
  2. Cái ruộng không sâu nhưng được cái bát ngát. 
Có người trong Kinh nói 
  1. trí họ như cái giếng. 
  2. Tức là nó đường kính chừng thước rưỡi nhưng lọt vô đó thì thăm thẳm. 
Có một số người 
  1. lù khù họ không biết chuyện đời gì hết 
  2. nhưng đụng vô tí chuyên môn của họ là có nước mình quỳ xuống gót chưn của họ xin họ nhận làm đệ tử.
Còn có người 
  1. thiên kinh vạn quyển gì cũng đọc gì cũng biết cũng nói rót rót 
  2. nhưng đừng hỏi nhiều quá. Hỏi họ nhiều quá họ chửi mình, tại vì họ giống như cái ruộng vậy.

Cho nên cái cách học Phật pháp của mình hôm nay, cách nghe Pháp, cách ngồi thiền, cách đi chùa, làm phước của mình nó quyết định con người của mình trong tương lai. 


Bắc Tông có câu mà tôi rất hoan hỷ vì nó ăn khớp với A Tỳ Đàm mình:
“Dục tri tiền thế nhân
Kim sanh thọ giả thị
Dục tri lai thế quả
Kim sanh tác giả thị”.


(Muốn biết kiếp xưa ta làm cái gì thì nhìn bây giờ ta ra sao. Muốn biết đời sau ta ra sao thì phải coi bây giờ ta thế nào). Cho nên mình không có thần thông nhưng mình có thể biết được kiếp sau mình, biết được đại khái.


Cho nên mình nắm được cái cơ bản đó rồi mình thấy một vị A La hán có thần thông hay không có thần thông, đã từng chứng thiền định hay chưa chứng thiền định có điểm giống và khác nhau thế nào: 


  1. giống là đoạn trừ phiền não giống nhau, quả vị Niết bàn giống nhau, nhưng giống nhau trong đời sống hiện tại là vị A La Hán có thiền định nếu muốn có thể nhập thiền, để trong suốt thời gian ba, hai, năm, bảy ngày tâm biết một cảnh và nhờ vậy được hiện tại lạc trú, tức là được sống thoải mái. 
  2. Còn vị không có thì vị này phải xài cái tâm dục giới. Tức là vị này cứ kiếm chỗ trong rừng ngồi im, ngày xưa tu Tứ niệm xứ thế nào thì bây giờ tu như vậy. Nhưng tu bây giờ không phải để diệt phiền não mà tu để relax.

Trong Kinh nói Đức Phật khi nào muốn nghỉ ngơi Ngài trú vào Vô tướng tâm định giải thoát. Khi nào Ngài cần Ngài không nhìn chúng sanh là chúng sanh (Vô tướng tâm định giải thoát). Cái đó tuyệt lắm. Tôi nói không có nghĩa là tôi chứng, nhưng tôi hiểu được cái đó. 


Tức là khi nào mỏi mệt quá, nghe chuyện thị phi nhiều quá thì 
  1. mình cứ suy nghĩ: cái quan tài này nói xấu cái quan tài kia. Nghĩ vậy thì mình nghe nhẹ lắm. Đó là cách nhìn của một ông sư phàm phu.
  2. nhưng với cái nhìn của Đức Phật thì khác, còn ghê gớm hơn nữa. Ngài thấy rằng nguyên một gò mối mấy cái uẩn nó xung đột lẫn nhau thôi

Mà Ngài thấy không thấy bằng kiến thức như tự tôi nhồi nhét, cưỡng bức tôi phải suy nghĩ như vậy, trong tự đáy lòng tôi vẫn vang vang một tiếng: ‘Nói vậy chớ họ cũng chơi mình!’. Trong đó có cái ‘họ’ và có cái ‘mình’. Miệng thì nói uẩn này với uẩn kia nhưng trong tận đáy lòng mình chưa có cuộc dàn xếp thật sự, chưa có sự thỏa hiệp thật sự với phiền não.

Nhưng đối với Ngài thì khác. Lúc này Ngài thấy nó thật sự là như vậy. Hôm trước tôi nói với các vị là học Vi Diệu Pháp, ngoài cái trí tuệ chia chẻ vấn đề ra, chúng ta còn có cái can đảm nhìn vào sự thật nữa. Đó là sự trưởng thành của một người phàm phu


Đứa bé nó khác chúng ta một chỗ là cái kiến thức của nó không đủ để cho nó can đảm. Nó giành banh với bạn nó, hai đứa đánh nhau khóc. Chúng ta người lớn chúng ta nói thôi nhường cho em đi con. Nó phải nhường thôi. ‘Thôi nhường cho em đi con’, trong đó có chữ ‘nhường’ với chữ ‘em’ nghe nó êm. Trong bụng nó cũng ráng thôi nhường cho em, mà nó tức là tại sao có chữ nhường ở đây. Nó với mình mà em cái gì. Nó mới gõ đầu mình một phát đau thấy bà, nó là em sao nó đánh mình. 

Nhưng khi chúng ta lớn rồi thì khác, Hai anh em đang gây nhau, mẹ chỉ nói một câu thôi ‘Tụi bây làm cho tao xấu hổ. Anh em có cái không đáng gì mà gây’.’Lúc mình trên 18 tuổi thì câu đó đã đủ rồi. 

Chỉ cần nghe mẹ nói một câu, thì lúc đó mình nhịn nhau không vì bà mẹ nữa mà nhịn nhau vì chợt nhớ ra một vấn đề: trái banh không đáng để hai anh em đánh nhau. Các vị thấy ra chỗ đó chưa?

Mình mới học Phật Pháp là mình mới chỉ nhịn nhau bằng kiến thức thôi. Nhưng đến một lúc nào đó Phật pháp thấm sâu vào mình thì mình nhịn nhau vì mình hiểu nhau. Chớ không phải nhịn nh
au vì cái sĩ diện, tại vì người ta lỡ xem mình là bác sĩ, là kỹ sư, người ta lỡ xem mình là ông sư, là người có tuổi, là người có địa vị, người ta lỡ xem mình là cái gì cái gì đó. Cho nên bây giờ nếu mình có một phản ứng không đẹp thì coi ra nó kỳ quá. Nhưng đến một lúc nào đó mình thấy rằng điều đó nó không cần thiết, chớ không phải vì khó nói chuyện với ai hết, mà thực sự là không cần thiết. Cái đó là cái tuyệt vời!

Vậy nếu chúng ta có duyên trước khi Niết bàn là một vị thánh có thần thông có thiền định, còn không thì ta hết phiền não là đã quý lắm rồi. Bởi vì function của cái đèn là thắp sáng một vùng tăm tối thì cái đèn có hình gì kệ nó. Nếu may mắn nó là ngọn đèn đúc bằng vàng bằng bạc hoặc chuốc bằng ngọc thì ok, nếu không, cái đèn là cái đèn thôi. Miễn sao nó có giá trị là thắp sáng cho cuộc đời và khi nó tắt thì nó cũng tắt giống như công tắc đuôi thôi. 


Có lần một ông Bà la môn tới hỏi Đức Phật: “Bạch thế Tôn, con nghe sa môn Gotama nhận vô giáo hội ngài đủ mọi thứ thực vật thượng vàng hạ cám, vua chúa, ăn mày, kỹ nữ, ăn cướp Ngài cho tu hết. Bạch thế Tôn con không tin những người sanh ra trong gia đình cùng đinh hạ tiện cái đầu óc họ đã u mê đần độn làm sao họ chứng quả được?” 

Phật hỏi thế này: “Một ngọn lửa được đốt cháy từ một khúc gỗ danh mộc hoặc một ngọn lửa được đốt cháy từ một khúc gỗ tầm thường thì theo ngươi hai ánh lửa này khác nhau hay giống nhau?” 

– Dạ giống nhau. 

Tức là từ gỗ mà nó ra ngọn lửa thì ngọn lửa nào cũng giống như nhau. Thì cái xuất thân của con người không quan trọng. Quan trọng là ở con người đó có thể nhen được ngọn lửa nào hay không.

CẢNH SỞ TRI CỦA TÂM PHÁP


Đối tượng của ý thức, trong Vi Diệu Pháp, gọi là Cảnh sở tri.


Tâm thức là chỗ tương hội với Cảnh sở tri. Có tâm và sở hữu thì chắc chắn phải có đối tượng nhận thức của tâm và sở hữu


Nói hẹp thì Cảnh sở tri có hai (cảnh danh pháp, sắc pháp) hoặc sáu (sắc, thinh, khí, vị …). Nhưng để tiện giải thích các vấn đề có liên quan đến tâm và cảnh nên cảnh ở đây được chia rộng thành 21 dựa trên cơ sở 6 cảnh căn bản, nhằm lý giải các phạm trù thời gian và Pháp giới.

Notes:


Xưa đến giờ ai học Phật Pháp đều biết một chuyện, nếu chịu khó lắng nghe cũng biết khi được hỏi 


tâm là gì, thì nói tâm là sự biết cảnh và nhận thức đối tượng

Cảnh trong Phật học có bao nhiêu? 
– Mình nói cảnh trong Phật học có sáu. 

Các vị có thấy cái tượng ông mập thiệt mập, mặt hiền thiệt hiền có mấy đứa con nít nó bu? Nói đến tâm thì phải nói đến cảnh. Sáu tâm thì 6 cảnh: tâm nhãn thức thì cảnh sắc, nhĩ thức cảnh thinh, tỷ thức cảnh khí, v.v… Nếu như vậy thì quá đơn giản. 

Có điều là để giải thích một số vấn đề có liên quan nên trong A Tỳ Đàm, Đức Phật phân định 21 cách.


Cảnh Sắc

Thí dụ mình nói cảnh sắc, 

Có bao nhiêu tâm lý cảnh sắc? Mình nói 6 thức 6 cảnh phải không? Lục căn lục thức lục cảnh, 

Vậy hỏi tâm nào biết được cảnh sắc? Có một tâm thôi, đó là tâm nhãn thức. 

Tâm nhãn thức có bao nhiêu sở hữu hợp? Các vị nhớ Ngũ song thức là một loạt tâm có sở hữu hợp ít nhứt mỗi em như vậy chỉ có 7 sở hữu thôi. 

Nó một cách đơn giản, hỏi tâm nào biết cảnh sắc ? 
Ta sẽ không ngần ngại trả lời rằng chỉ có một tâm duy nhứt biết cảnh sắc đó chính là tâm nhãn thức cộng với 7 sở hữu

Như vậy, là đúng nhưng vẫn thiếu

Lý do, hồi nãy tôi có nói rằng nhằm giải thích vấn đề thời gian, thí dụ như 
  1. để biết được cảnh săc hiện tại thì tâm nhãn thức. 
  2. Nhưng để biết cảnh sắc quá khứ phải dùng thức thứ 6 thôi.
  3. Để biết cảnh sắc tương lai phải biết bằng thức thứ 6 thôi. 
Và tôi đã nói đi nói lại rất nhiều lần cảnh ngũ quá khứ và cảnh ngũ vị lai là cảnh …. Cho nên tôi rất muốn ôn cái lớp này lại bằng cách mở khóa lại từ đầu, tức là năm ngoái mình bắt đầu lớp học bằng tháng nào ngày nào thì năm tới sẽ bắt đầu lớp vào ngày đó tháng đó. Trải qua 3 năm như vậy cho các vị ‘nhừ’ hết! Mà hỏng biết lúc đó bác sĩ Khoa còn hay không nữa? Một người trở về lòng đất còn một người gởi gió cho mây ngàn bay!!! (cười).

Cho nên ở đây, tôi đọc các vị nghe: 

  1. cảnh sắc, 
  2. cảnh thinh, 
  3. cảnh vị, 
  4. cảnh pháp, 
  5. cảnh ngũ, 
  6. cảnh chân đế, 
  7. cảnh tục đế. 
Ví dụ như các tâm này: 
  1. thứ hai: thức vô biên; 
  2. thứ tư: Phi tưởng phi phi tưởng. 
Các vị biết hai tâm đó biết cảnh gì không? Biết cảnh quá khứ

Dễ sợ chưa, ai người ta cũng biết cảnh hiện tại hết mà riêng hai ‘ông’ này biết cảnh quá khứ . Còn ‘ông’ nào biết cảnh quá khứ nữa không? Còn. A La Hán.

Tâm tố là tâm làm những việc mà lẽ ra ta phải làm bằng tâm thiện. Như vậy thôi. Tâm thứ hai, tâm thứ tư. Vì sao? Vì muốn chứng được 5 tầng thiền Sắc giới thì ta phải tu tập 30 đề mục thiền Chỉ. Nói 30 vì trong đó hết 10 đề mục kia không chứng được hết mấy tầng thiền. Bởi có những đề mục chỉ dẫn đến sơ thiền thôi. Có những đề mục đưa đến Ngũ thiền luôn, như là đề mục hơi thở đưa đến Ngũ thiền. Còn đề mục như bất tịnh chỉ đưa đến Nhị thiền rồi ngưng không đi nữa. Cho nên niệm đề mục nào thì đắc thiền bằng đề mục đó. Và đề mục đó lúc nào nó cũng vẫn là cảnh hiện tại cả.

Hôm trước tôi nhớ lúc sắp nghỉ buổi trước tôi nói với các vị quá trình hành thiền của chúng ta trải qua các giai đoạn:


-Giai đoạn thứ nhứt là giai đoạn chuẩn bị.
-Giai đoạn thứ hai là thô tướng.
-Thứ ba là giai đoạn quang tướng.


Thì bây giờ các vị hành thiền, chọn một đề mục thí dụ cái ly nước này, các vị niệm: nước, nước, nước, nước, nước, … niệm riết tới mức độ mà cái tâm mình với nước thành một, nhắm mắt lại vẫn còn thấy nước. Mà tôi phải nói thêm một chuyện đó là với một người có đủ cơ duyên quá khứ kìa, chớ còn một người không đủ cơ duyên thì không có đắc. /.


Mục Lục các Bài Giảng

(Hết)
Reply
Sư Toại Khanh Giảng Cảnh Sở Tri Của Tâm Pháp(1-2)

https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=eVPmAdSD0F4&abt=C%E1%BA%A3nh+s%E1%BB%9F+tri+c%E1%BB%A7a+t%C3%A2m+ph%C3%A1p

Cảnh sở tri của tâm pháp

Quote:Kalama tri ân bạn buithibuukim ghi chép.
15/12/2021 - 10:12 - buithibuukim

CẢNH SỞ TRI CỦA TÂM PHÁP

Trong Vi Diệu Pháp, đối tượng của ý thức gọi là Cảnh sở tri.

Tâm thức là chỗ tương hội với Cảnh sở tri. Có tâm và sở hữu thì chắc chắn phải có đối tượng nhận thức của tâm và sở hữu. Nói hẹp thì Cảnh sở tri có hai (cảnh danh pháp, sắc pháp) hoặc sáu (sắc, thinh, khí, vị …). Nhưng để tiện giải thích các vấn đề có liên quan đến tâm và cảnh, nên cảnh ở đây được chia rộng thành 21 dựa trên cơ sở 6 cảnh căn bản, nhằm lý giải các phạm trù thời gian và Pháp giới.

Notes:

Xưa đến giờ mấy người không học Phật Pháp cũng biết một chuyện, nếu chịu khó lắng nghe cũng biết là khi được hỏi tâm là gì, thì nói tâm là sự biết cảnh và nhận thức đối tượng. Cảnh trong Phật học có bao nhiêu? – Mình nói cảnh trong Phật học có sáu. Các vị có thấy cái tượng ông mập thiệt mập, mặt hiền thiệt hiền có mấy thằng con nít nó bu? Nói đến tâm thì phải nói đến cảnh. Sáu tâm thì 6 cảnh: tâm nhãn thức thì cảnh sắc, nhĩ thức cảnh thinh, tỷ thức cảnh khí, v.v… Nếu như vậy thì quá đơn giản, mà đơn giản là tốt. Có điều là để giải thích một số vấn đề có liên quan nên trong A Tỳ Đàm Đức Phật ngài phân định thành 21 cảnh.

Thí dụ mình nói cảnh sắc, có bao nhiêu tâm biết cảnh sắc? - Mình nói 6 căn 6 thức 6 cảnh phải không? Lục căn lục thức lục cảnh, vậy hỏi tâm nào biết được cảnh sắc? Có một tâm thôi, đó là tâm nhãn thức. Tâm nhãn thức có bao nhiêu sở hữu hợp? Các vị nhớ Ngũ song thức là một loạt tâm có sở hữu hợp ít nhứt mỗi tâm như vậy chỉ có 7 sở hữu thôi. Nó một cách đơn giản, hỏi tâm nào biết cảnh sắc ta sẽ không ngần ngại trả lời rằng chỉ có một tâm duy nhứt biết cảnh sắc đó chính là tâm nhãn thức cộng với 7 sở hữu. Như vậy đúng chưa?

 – Đúng thì đúng nhưng vẫn thiếu. Lý do, hồi nãy tôi có nói rằng nhằm giải thích vấn đề thời gian, thí dụ như để biết được cảnh sắc hiện tại thì tâm nhãn thức. Nhưng để biết cảnh sắc quá khứ phải dùng thức thứ 6 thôi. Để biết cảnh sắc tương lai phải biết bằng thức thứ 6 thôi. Và tôi đã nói đi nói lại rất nhiều lần cảnh ngũ quá khứ và cảnh ngũ vị lai là cảnh pháp hiện tại. Cho nên tôi rất muốn ôn cái lớp này lại bằng cách mở khóa lại từ đầu, tức là năm ngoái mình bắt đầu lớp học bằng tháng nào ngày nào thì năm tới sẽ bắt đầu lớp vào ngày đó tháng đó. Trải qua 3 năm như vậy cho các vị ‘nhừ’ hết! Mà hỏng biết lúc đó bác sĩ Khoa còn hay không nữa? Một người thì trở về lòng đất còn một người gởi gió cho mây ngàn bay!!! (cười).

Cho nên ở đây, tôi đọc các vị nghe: cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh xúc, cảnh vị, cảnh pháp, cảnh ngũ, cảnh chân đế, cảnh tục đế. Ví dụ như các tâm này là tâm gì: (thứ hai): thức vô biên; (thứ tư): Phi tưởng phi phi tưởng. Các vị biết hai tâm đó biết cảnh gì không? Biết cảnh quá khứ. Dễ sợ chưa, ai người ta cũng biết cảnh hiện tại hết mà riêng hai ‘ông’ này biết cảnh quá khứ. Còn ‘ông’ nào biết cảnh quá khứ nữa không? – Còn. A La Hán. Tâm tố là tâm làm những việc mà lẽ ra ta phải làm bằng tâm thiện. Như vậy thôi: tâm thứ hai, tâm thứ tư. Vì sao? Vì muốn chứng được 5 tầng thiền Sắc giới thì ta phải tu tập 30 đề mục thiền Chỉ. Nói 30 vì trong đó hết 10 đề mục kia không chứng được hết mấy tầng thiền. Bởi có những đề mục chỉ dẫn đến sơ thiền thôi. Có những đề mục đưa đến Ngũ thiền luôn, như là đề mục hơi thở đưa đến Ngũ thiền. Còn đề mục như bất tịnh chỉ đưa đến Nhị thiền rồi ngưng không đi nữa được. Cho nên niệm đề mục nào thì đắc thiền bằng đề mục đó. Và đề mục đó lúc nào nó cũng vẫn là cảnh hiện tại cả.

Hôm trước tôi nhớ lúc sắp nghỉ buổi trước tôi nói với các vị quá trình hành thiền của chúng ta trải qua các giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhứt là giai đoạn chuẩn bị.
- Giai đoạn thứ hai là thô tướng.
- Thứ ba là giai đoạn quang tướng.

Thì bây giờ các vị hành thiền, chọn một đề mục, thí dụ cái ly nước này, các vị niệm: nước, nước, nước, nước, nước, … niệm riết tới mức độ mà cái tâm mình với nước thành một, nhắm mắt lại vẫn còn thấy nước. Mà tôi phải nói thêm một chuyện, đó là với một người có đủ cơ duyên quá khứ kìa, chớ còn một người không đủ cơ duyên thì không có đắc. 

--ooOoo--

Như trong Kinh nói nếu mình muốn độn thổ thì niệm đề mục nước. Niệm lâu ngày nếu chứng được Ngũ thiền rồi thì … (mất âm thanh) … là hữu hạn, chỉ có hư không là vô hạn. Vị này mới niệm ‘hư không là vô biên’ trong cái thời gian mà nếu có đủ duyên lành thì vị này chứng tầng thiền thứ nhứt của Vô sắc giới đó là hư không vô biên. Sau đó vị này thấy rằng hư không vẫn còn bị tâm biết, cho nên thấy rằng tâm chưa thật sự là vô biên. Vị này mới niệm thức là vô biên. Nhưng thật ra muốn thấy được ý nghĩa của thức vô biên này, chính vì vị này thấy được cảnh cũ, nó là hữu hạn; luôn luôn tâm niệm về cái hữu hạn của tầng thiền trước cho nên mới chứng được tầng thiền này. Nói cách khác, lúc nào cũng ớn cái bà cũ muốn khắng khít với bà mới. Nhiều lúc cũng muốn quay về với bà cũ nhưng mà thấy ớn quá, thấy bả làm sao đó (!).

Như vậy trong trường hợp này Thức vô biên được xem là tâm biết cảnh quá khứ là vì nó luôn luôn nhàm chán cái tâm trước đó. Tâm thứ tư cũng vậy, chức năng của nó là nhàm chán lại cái tâm thứ ba. Cứ vậy thôi. Cho nên tôi mới nói rõ là sở dĩ cảnh nói gọn là gồm có hai thôi, tức là cảnh Danh pháp và cảnh Sắc pháp

Nói rộng hơn một chút nữa thì đó là cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp. Nhưng nhằm để giải quyết rất nhiều vấn đề chi li trong Vi Diệu Pháp vốn rất chi li, cho nên Đức Phật ngài kể ra, tán rộng 6 cảnh đó ra thành 21 đó là với ý nghĩa đó. 

  1. Cũng cảnh sắc nhưng là cảnh sắc trong ba thời.
  2. Rồi cũng có sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, cũng 6 cảnh đó thôi, 
  3. nhưng có những cảnh thuộc về chế định, và có những cảnh thuộc về chân đế.
Ví dụ thời Đức Phật có một vị A La Hán trước khi đắc quả ngài là người bị nghiệp quá khứ là xấu tướng. Ngài thấp mà tròn quay, lớn tuổi mà ngài ra đường nhìn như baby nên mấy cô trêu chọc ngài. Có lần ngài đang đi bát, có cô nhìn ngài, cổ mắc cười cổ cười. Cổ đứng trước mắt ngài. Nói theo mình, mình nhìn thì nhìn thấy cảnh sắc phải không ạ? Nhưng mà ngài thì không nhìn thấy cảnh sắc mà ngài thấy cảnh chân đế! Từ đó ngài nghĩ ra bộ xương, từ bộ xương ngài nghĩ ra bản chất của hữu vi pháp: bản chất của tất cả pháp hành nó vốn vô thường. Thấy hàm răng của một cô gái còn sống mà lại nghĩ đến bộ xương. Rồi từ bộ xương đó lại nghĩ qua pháp chân đế: Nhìn cái răng – răng là chế định hoặc là tục đế. Tại sao gọi là tục đế ? Các vị học Vi Diệu pháp nhìn bảng nêu có thấy cái nào là cái răng không? Vậy cái tạo ra cái răng là cái gì? – Cái mà nói cái răng thực ra nó là pháp tục đế, bởi vì trong bảng nêu chi pháp chân đế của chư Phật thì không có cái nào gọi là cái răng hết. Không có.

Cái răng trước mặt ngài là tục đế. Nhưng mà ngài lại nghĩ đến một bộ xương. Bộ xương này tiếp tục là tục đế luôn, nhưng tục đế này là cảnh chi, là cảnh gì trong 21 cảnh? – Cảnh sắc. Nhưng lúc bấy giờ từ cảnh sắc này ngài nghĩ đến bộ xương thì nó là cảnh pháp. Các vị thấy chưa. Nhưng pháp này là tục đế hay chơn đế? – Tục đế. Từ đây ngài mới nghĩ rằng tất cả các uẩn đều là vô thường, khổ và vô ngã. Đó là cảnh pháppháp chân đế! Cái hữu vi này là chân đế. Chính trên cái chân đế đó ngài mới A La Hán. Dễ sợ như vậy! 

Đây là lý do tại sao trong Kinh từ 6 cảnh mà phải té ra 21, là phải tán như vậy đó. Chứ nếu không giải thích cảnh theo con số 21 thì làm sao giải thích cái tiến trình này được: Thấy cái răng: tục đế. Nhìn cái răng của người sống nghĩ đến bộ xương người chết: vẫn là cảnh tục đế nhưng đồng thời nó lại là cảnh pháp: cảnh pháp hiện tại. Sau đó vị này mới nghĩ đến hữu vi. Dễ sợ chưa? Khiếp như vậy!

Giờ trong lớp mình đã hiểu sao mà từ 6 chuyển ra 21 chưa? Mình gật là mình phải hiểu chớ không phải gật vì mình lắc đầu nó kỳ nghe. Ở mấy cái lớp kia tôi nói gật mà không hiểu mai mốt sanh làm con kỳ nhông các vị hiểu không? (cười).

Đó là lý do tại sao từ hai cảnh: cảnh sắc pháp, danh pháp mà Phật tán nó ra thành 6. Tại sao từ 6 mà Ngài tán nó ra 21 là nhằm để cho cái trí tuệ của chúng ta làm việc thoải mái như vậy.

Chư Phật ba đời lúc nào, cái gì ngài cũng tu thiện pháp. 40 đề mục không có đề mục nào Đức Phật ngài không biết. Nhưng đề mục mà chư Phật dùng nó để đắc quả thì chư Phật ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai chỉ dùng đề mục duy nhứt là đề mục hơi thở

Đề mục hơi thở chúng ta vẫn giải thích theo cái này thôi: 

Lúc Ngài chưa đắc thiền gì hết Ngài dùng hơi thở để thở bằng hơi thở chế định: ra vào, ra vào, dài ngắn, ra vào, dài ngắn… Thở ra tâm sân biết đang thở ra tâm sân. Thở vào tâm sân biết ta đang thở vào bằng tâm sân. Thở ra bằng tâm tham biết ta đang thở ra bằng tâm tham, thở ra, thở vào bằng tâm thiện biết ta đang thở ra, thở vào bằng tâm thiện, …nhưng đó là tục đế, vì trong Vi Diệu pháp không hề có hơi thở. Các vị tìm đi, không có. Cái hơi thở mà các vị để ngón tay nè, các vị thấy mình bị chạm, đúng không, cái ngón tay mình có cái gì đó chạm vào? Tôi biết có vị ẩu ẩu nói cái đó là gió. Không phải! Trong Vi Diệu Pháp nói trong đó có đủ 4 đại. Vì trong đó mình có nghe nóng (quả), mình nghe cái gì nó chạm vào tay mình (đất). Không có hơi nước thì mình thở bằng gì? Cho nên các vị thấy rằng trong hơi thở mình đã có 4 đại trong đó rồi.

Buổi đầu mình thiền, không biết khoa học, không biết Phật pháp, mình không phân tích hơi thở mình theo hóa học mà cũng không phân tích nó theo Vi Diệu Pháp, ok, anh cứ tu thiền đi. 

Buổi đầu anh tu thiền bằng tâm hồn của Huệ Năng. 
Nhưng một thời gian khi cái tâm mình định rồi mình sẽ thấy hơi thở mình càng lúc càng yên ắng dần. 
  1. Cái lợi thứ nhứt là hơi thở yên dần thì tăng xông, nhịp tim mình cũng giảm nhẹ dần. Trên cơ sở sinh lý như vậy cái tâm mình cũng yên ắng dần. Trên cơ sở cái tâm mình vậy cái trí mình dễ phát sanh. 
  2. Cái lợi thứ hai là nếu có duyên lành thiền quán đời trước (thiền Tứ Niệm xứ), hành giả sẽ không dừng lại ở chỗ thở ra thở vào mà hành giả còn đi xa một bước nữa. Hành giả thấy rằng sự sống và chết của mình thật ra nó nằm ngay chỗ hơi thở thôi, có ra mà không vào thì đó gọi là chết vậy, không có gì cao siêu hết.
Trong Kinh nói, trong 16 trí tuệ của thiền Quán, trước khi thành thánh chúng ta trải qua 16 giai đoạn, thì trong đó có giai đoạn là bhayanana, là giai đoạn kinh hoàng. Theo giải thích trong Kinh, từ nhỏ đến lớn chúng ta sợ ma sợ chuột, sợ gián, sợ bóng tối v.v…Tất cả những nỗi sợ đó không có nỗi sợ nào khủng khiếp cho bằng nỗi sợ của hành giả tu thiền quán. Tôi nói các vị nghe ngạc nhiên mà sự thật nó như vậy. Mình sợ ma nhưng cái sợ đó sẽ được trấn an khi có người bên cạnh mình. Mình sợ chuột sợ gián nhưng cái sợ này được trấn an khi mình có mặt ở một chỗ sạch sẽ hoặc một chỗ được hứa hẹn là không có sự xuất hiện của chúng. 

Tuy nhiên cái sợ của hành giả thiền quán vào giai đoạn bhayanana này rất khủng khiếp. Vì sao? 
– Vì lúc này vị này liên tục nhìn thấy những buồn vui trong lòng mình sanh diệt. Vị này liên tục nhìn thấy hơi thở vào ra của mình nó sanh diệt. Liên tục nhìn thấy tấm thân tâm sinh lý của mình nó thay đổi và tan rã, sanh lão bệnh tử trong từng phút. Dễ sợ như vậy đó. Mà cái thấy này chỉ có vị hành giả mới thấy được. Bây giờ tôi mô tả từ đây tới sáng các vị cũng không thấm được. Bây giờ các vị trề môi với tôi, các vị không thấy ghê chớ lúc đó các vị mới thấy ghê thiệt. Các vị biết lúc ở bệnh viện tôi đã hôn mê rồi, đâu biết gì nữa mà tôi có từng đi thăm bịnh ở bịnh viện tôi mới thấy ghê. Tức là tôi không phải nhìn bằng cái trí tuệ thiền quán nhe, mà nhìn bằng mắt thường thôi. Tôi thấy cái ông đó bị nặng mà phải móc bên hông để bắc cái ống truyền nước tiểu ra. Các vị biết, nước biển vào không được vào nhanh. Phải vào chậm chậm vì ổng yếu quá rồi. Bình thường tôi cũng có máu văn nghệ, cho nên tôi nhìn nước biển nhỏ từng giọt tôi thấy từng giọt đó là từng giọt sinh mạng của ổng. Bình thường mình thấy mưa rơi trên mái, như Nguyễn Bính:

Hôm qua còn sót hơn đồng bạc
Hai đứa bàn nhau uống rượu say
Nón lá áo tơi ra quán chợ
Chơi vơi trên bến nước sông đầy
Sầu nghiêng mái quán mưa tong tả
Chén ứa men lành lạnh ngón tay”

Ngày xưa mình bình thường nhìn mưa rơi trên mái lá từng giọt từng giọt mình thấy nó thơ mộng. Nhìn để làm thơ chơi cho nó vui. Nhưng cũng từng giọt đó mà nhìn vào trong cái ống dẫn của bịnh viện, khiếp lắm! Các vị nghe kịp không ạ.

(còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Cảnh Sở Tri Của Tâm Pháp(2-2)

https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=eVPmAdSD0F4&abt=C%E1%BA%A3nh+s%E1%BB%9F+tri+c%E1%BB%A7a+t%C3%A2m+ph%C3%A1p

Mình cũng vậy. Bây giờ mình không tu tập thiền định mình thấy từng hơi thở ra vào giống như nhìn từng giọt cà phê nhỏ xuống trong một quán cà phê đèn mờ, trong một quán lộng gió ở ngoại ô, phải nói là cả một trời thơ mộng. Nhưng một ngày nào đó chúng ta tu tập thiền quán rồi chúng ta sẽ thấy rằng hơi thở ra vào chúng ta sẽ nhìn nó bằng cảm giác của một người nhìn từng giọt nước serum tỏn, tỏn,…ở trong bịnh viện, trên giường bịnh một người hấp hối. Cũng là tỏn tỏn thôi. Nhưng hai cái tỏn tỏn này khác nhau nhiều lắm.

Đó là lý do tại sao từ hai cảnh Đức Phật giảng thành 6 cảnh. Từ 6 cảnh Đức Phật giảng thành 21 cảnh. Chúng ta đã học xong 21 cảnh! Nhưng các vị nhớ dùm tôi: tâm nào biết cảnh nào, tâm nào biết cảnh tục đế, tâm nào biết cảnh chơn đế, tâm nào biết cảnh quá khứ, tâm nào biết cảnh vị lai, tâm nào biết cảnh hiện tại, tâm nào biết cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp.


(Trả lời câu hỏi của học viên): Vị A La Hán đó ngài nhìn cái răng. Cái răng đó là cảnh sắc mà cũng là cảnh tục đế mà cũng là cảnh hiện tại. Xét về thời gian thì nó là cảnh hiện tại. Nói về pháp giới thì nó là tục đế. Nói theo lục cảnh thì nó thuộc về cảnh sắc.


Rồi từ đây ngài nghĩ đến bộ xương. Thì bộ xương này là cảnh tục đế nếu nói về pháp giới. Nói về lục cảnh nó thuộc về cảnh pháp. Nói về thời gian nó thuộc về hiện tại.


Đó. Nãy giờ tôi nói nhiều là để giải thích tại sao từ 2 qua 6, từ 6 qua 21, và ở đây tôi không hề nói đến con số nhân, mà chỉ nói vấn đề phân tích ra thôi. Thì làm sao một cảnh mà nói: cảnh này thuộc thời nào (là nói về thời gian hiện tại, quá khứ), về lục cảnh, nó thuộc về sắc hay thinh, khí, pháp. Rồi nói về pháp giới nó là tục hay chân. Chỉ vậy thôi.


CHỨC NĂNG TÂM PHÁP (SỰ)


Nói một cách vắn tắt thì tất cả tâm pháp chỉ gói gọn trong lục thức. Nói vậy có nghĩa là tâm nào làm việc nấy: nhãn thức là để thấy cảnh sắc, thân thức là để biết cảnh xúc. Riêng đối với ý thức thì nói đơn giản là có chức năng nhận biết cảnh pháp. Nhưng điều phức tạp ở đây là xét trên các mặt thể dụng của Tánh pháp và ý thức đòi hỏi phải được phân tích chi li hơn. Cảnh phức tạp thì tâm cũng phải phức tạp theo.


Notes:


21 cảnh thực ra nó là Danh và Sắc. Nói rộng hơn chút nữa 21 cảnh đó chính là 6 cảnh. Nhưng nếu dừng ở con số 6 thì làm sao mình có thể giải quyết được những vấn đề rắc rối như nãy giờ tôi đã giải thích. Cho nên từ đó Đức Phật ngài phải chia số 6 ra thành 21. Ở đây cũng vậy nếu nói một cách ngắn gọn thì chỉ có lục thức thôi. Mà lục thức thì chỉ có lục cảnh thôi. Nhưng thể và dụng của cảnh pháp và ý thức rất phức tạp. Nhãn thức chỉ làm một việc duy nhứt là thấy cảnh sắc. Còn cảnh sắc nó chỉ có một ý nghĩa duy nhứt là để dành cho mắt thấy. Cảnh thinh đối với nhĩ thức, cảnh khí đối với tỷ thức, cảnh vị đối với thiệt thức, cảnh xúc đối với thân thức thì cũng vậy. Có điều đối với cảnh pháp thì không đơn giản như vậy.


Ý thức không đơn giản chỉ là cái biết thuần túy tinh thần như ta vẫn định nghĩa một cách nôm na vô trách nhiệm. Mà xét về mặt chi li thì chức năng của thức thứ sáu nó là trời biển bao la. Nhãn thức nó chỉ biết một việc là thấy cảnh sắc. Còn riêng về thức thứ sáu: đầu thai cũng nó, hộ kiếp cũng nó, chết cũng nó, thập di cũng nó, thực đoán định gì, lung tung hết. Nó làm lung tung chuyện trong đó, toàn bộ.


Đây: tâm nói rộng có bao nhiêu, rộng nhứt? Trả lời: 121. Hẹp hơn một chút. Trả lời . Hẹp hơn chút nữa. Trả lời: 6.Đúng rồi.


Câu thứ hai: Ngũ song thức có mấy tâm? Trả lời: ngũ song là 10. Nói 10 thực ra nó chỉ có 5 thôi. Lúc có thằng này không có thằng này. Lúc có thằng này thì không có thằng này. Nhưng riêng về thức thứ sáu, các vị có thấy trong đây không có thức thứ sáu phải không ạ? Không có. Vì sao? – Vì nhãn thức có rồi, nhĩ thức có rồi, tỷ thức có rồi, thiệt thức có rồi, thân thức có rồi. Toàn bộ những gì còn lại ta gọi nó bằng một tên thôi, đó là Ý THỨC. Rắc rối như vậy! Đó là cái thể, cái dụng của nó rắc rối. Vì sao cái thể cái dụng của tâm rắc rối? – Vì cái cảnh của nó rắc rối. Cảnh rắc rối nên tâm rắc rối. Vì tâm rắc rối nên cảnh rắc rối. Vì rằng ý thức bao gồm quá nhiều tâm. Nó bao gồm nhiều tâm để nó giải quyết nhiều công việc. Mà chính vì nó giải quyết quá nhiều công việc cho nên những người khách nó phải tiếp cũng phải có nhiều thành phần khác nhau mà ta gọi chung là CẢNH PHÁP nhưng thật ra có nhiều thành phần. Chúng ta có thể nói đơn giản là: năm cái thức đầu tiên giống như một ông thầy giáo vậy thôi. Cũng là vua đó nhưng là vua của một lớp học, đơn giản vậy thôi.


Để giải thích cái này tôi kể các vị nghe một chuyện nho nhỏ. Ông lập nên nhà Nguyên bên Tàu là Thành Cát Tư Hãn, nhà Minh là Chu Nguyên Chương. Tương truyền rằng sau khi lên ngôi, Chu Nguyên Chương là một người rất mê tử vi.Ngày xưa có người coi tướng nói ổng là minh chúa sau này. Sở dĩ ổng đặt tên nhà Minh là theo truyền thuyết cách đấy 200 năm ở Ba Tư có tôn giáo là Bái Hỏa giáo, khi truyền qua Trung Quốc nó mang tên là Minh Giáo. Trong thời gian khởi nghĩa đánh nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương nhờ cậy rất nhiều ở Minh Giáo. Nên khi lên ngôi ổng gọi triều đại ổng là Minh triều. Tương truyền ổng rất mê tín dị đoan. Ổng lên ngôi ổng cho người âm thầm đi tìm coi đứa nào sanh cùng ngày cùng tháng cùng năm với ổng giết sạch hết. Các quan thấy giết nhiều quá can ngăn, ổng mới nghĩ lại nói các khanh lựa tìm coi trong người nào tướng tá ngon lành nhứt, tuổi đời chững chạc, có sự nghiệp thành danh rồi, mà sanh cùng ngày tháng năm với trẫm, người ngon lành nhứt trong số đó thì đem tới đây trẫm gặp. Cuối cùng đem tới ổng một anh chàng thường dân sanh cùng ngày cùng tháng với vua. Vua hỏi làm nghề gì? – Dạ, làm nghề nuôi ong. Ổng lấy làm lạ, nếu sanh cùng ngày tháng đó thì làm vua mà tại sao đi nuôi ong. Ổng chực nhớ một chuyện, mới hỏi ngươi nhớ bầy ong ngươi bao nhiêu con không. Mới nói dạ bầy ong biết mấy trăm ngàn con mà nói. Vua mới chợt hiểu ra vì ông này sanh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng không đủ phước cho nên cũng làm ong chúa thôi. Các vị hiểu không, dầu nắm dưới tay bao nhiêu đi nữa, chỉ là một người thường dân. Nhưng Chu Nguyên Chương cũng sanh vào ngày đó, nhưng nếu cần thì dưới tay ổng là thừa tướng, văn thần, võ tướng, thị bộ, lại lang, các thứ lung tung.


Thì đối với 5 thức đầu và thức thứ 6 cũng vậy. Năm thức đầu là giống như những người nuôi ong vậy. Tức là một là một mà thôi. Nhưng riêng thức thứ sáu nó nắm quá nhiều thứ. Cho nên đề cập đến một ông vua là ta phải đề cập đến nguyên cái hội đồng nội các, chính phủ của ổng. Đại khái như vậy.


Đó là lý do tại sao phải nói đến 5 thức đầu thì Đức Phật nói một cách rất đơn giản: nhãn thức biết cảnh sắc. Cảnh sắc chỉ để nhãn thức biết. Nhĩ thức biết cảnh thinh. Cảnh thinh chỉ để nhĩ thức biết. Nhưng đến thức thứ 6 và cảnh thứ 6 thì: thức thứ 6 biết cảnh pháp, cảnh pháp chỉ để thức thứ 6 biết. Nhưng tôi hỏi thức thứ 6 có bao nhiêu quả? Nói rộng thì 121 trừ 10. Nói hẹp thì 89 trừ 10, xem ra vẫn còn nhiều quá. Và vì tâm nhiều cho nên cảnh cũng nhiều. Vậy thì kể ra lục thức cũng kể 1, 2, 3, 4, 5, còn lại là 6. Nhưng mà cái 6 kia chính là Chu Nguyên Chương, còn 5 cái nọ là 5 thằng cha nuôi ong (cười). Các vị nghe kịp chưa?


Bây giờ tôi giải thích sơ sơ các vị nghe bữa nay bù lại bữa hổm mình học 3 tiếng đồng hồ. Tôi đã nói, 5 thức đầu: sự thấy của nhãn thức, sự nghe của nhĩ thức, sự ngửi của tỷ thức, sự nếm của thiệt thức, sự xúc của thân thức. Chín cái còn lại là của ý thức. Thế nào là 9 cái còn lại? – Làm chuyện tục sinh (đầu thai) là chuyện của ý thức (thức thứ 6, giác quan thứ 6), rồi sự hộ kiếp, sự tiếp thâu (tâm tiếp thâu), sự quan sát, phán đoán, rồi đổng tốc, rồi thập di, rồi sự chết. Nó làm những chuyện này là một tay của tâm thứ 6. Hỏi tâm thứ 6 có mấy thì nói y như tôi nói. Tức là nói rộng thì 121 trừ 10, nói hẹp thì 89 trừ 10. Nói gọn còn 6 thôi.


Các vị học Vi Diệu Pháp rồi mai mốt các vị đi nghe giảng rất là sướng. Nó giống như bên VN mà các vị đi mua đồ ở chợ Thiếc, chợ Nhật Tảo, Chợ Lớn. Bữa nay mình mua cái bugi, mai mua con heo dầu, mốt mua cái sên cái đùm, cái líp cái căm, nhưng tới hồi nó ráp lại quí vị cảm ơn tui. Chớ cái thứ mà không mua gì hết, cứ ngồi nhà chờ trên trời rớt xuống làm gì có. Mà nếu có đè chết ngắc rồi còn gì nữa đâu mà chạy. Cho nên phải học, phải mua từng món về ráp lại.


Hy vọng năm sau ngày này tháng này Phật Pháp lớp mình khá, cứng, có thể kềm người muốn học kềm được. Chỉ cần khi hướng dẫn mà bị kẹt thì nhấc cái phone hỏi mấy sư một câu thôi rồi xong. Chuyện nữa, tôi mong các vị năm sau kiến thức các vị thay đổi thì cuộc đời tôi thay đổi. Chớ tôi ngồi làm thầy đồ thế này ngồi chờ lương tháng nó buồn quá: “thầy giáo tháo giày ra chợ bán’(cười).


Có một số người họ không học, họ chỉ đọc thoáng qua thôi hoặc họ nghe mình nói chuyện họ sẽ rất bực mình. Họ nói tu thì diệt tham diệt sân diệt si chớ mắc gì phải học cái này nó chi li mất thời gian. Mà các vị biết rằng không phải! Nói thì nói vậy, nhưng mà khi có hiểu về nó mình xử nó hay hơn. Cũng như mình nói đánh giặc là mình nhắm thằng nào địch mình bắn vô đầu nó. Nếu nói vậy thì cần gì nói tới Tôn Tử binh pháp, làm gì có mấy trường võ bị ở Pháp ở Đà Lạt chi cho nó cực. Khỏi có lăn lê bò lết chi, Đồng Đế Vạn kiếp Đống Đa dẹp. Cứ gặp VC, thằng nào tai bèo là bắn thôi, hoặc gặp thằng nào quốc gia là bắn thôi. Mà không phải! Nó còn có chiến lược chiến thuật nữa. Thì đối với phiền não cũng vậy. Nó không phải đơn giản như vậy. Biết cái mặt nó vuông tròn dài ngắn đâu mà trừ nó. Không phải dễ đâu! Các vị có biết rằng đến một lúc nào đó khi các vị tu tập thiền định các vị sẽ thấy rằng thiện pháp nó cũng trở thành trở ngại cho mình, các vị có biết chuyện đó không? Như bây giờ mình chưa học về thiền, chưa học Vi Diệu Pháp, mình vô chùa hỏi sư là ‘Thầy ơi thầy tu là sao?’. Nói: ‘Ừ cái nào tốt thì con giữ lại cái nào xấu con bỏ nó đi. Giống như quét nhà, cái đồ nào dùng được con giữ lại đồ nào dơ con quét ra’. Nhưng đó là bài học sơ cơ. Đến một lúc nào đó ông thầy phải dạy khác đi: Cái nào con thấy đang là cần thiết cho con thì con phải giữ nó lại. Thí dụ như trên đường đang đi vào bệnh viện thì mắc gì con phải chở theo tivi, máy lạnh; Trên giường bịnh bác sĩ truyền serum cho mình mắc gì mình đòi cái này cái kia tôi dùng ở nhà có đủ tôi mới chịu, còn không thì tôi không chịu. Đi du lịch khác, đi vô bịnh viện khác, đi vô chùa khác. Không phải cái áo bikini ở đâu mặc cũng được. Đi biển mặc đồ biển, đi chùa mặc đồ đi chùa.

Đối với phiền não cũng vậy. Khi chưa đi chùa hoặc mới đi nghe sơ cơ cái phiền não là cái bỏ đi, cái thiện là cái giữ lại nhưng lúc nào đó chúng ta sẽ thấy rằng trong con đường tu học của người Phật tử, thí dụ giờ đang tu tập thiền quán, thiền sư bắt mình phải bỏ ra 10 ngày 7 ngày tập trung vô chuyện thiền định thì coi như trong thời gian đó không nghe Pháp, không tụng Kinh, không có làm gì hết, chỉ có ăn, tiểu tiện, tắm rửa thôi. Lúc đó mình hứng ai đó có mấy cuốn băng Pháp hoặc mấy cái tape video mà chiếu dâng y ở đâu mà chiếu mình coi là mình hành thiền bị tán tâm đi. Mặc dù đó là chỉ có học Vi Diệu Pháp mình mới hiểu. Bởi vì lúc đó thiện pháp nó chưa hẳn là thiện pháp nữa mà nó có thể trở thành cái phóng tâm. Nó trở thành cái cho mình phóng dật, chớ không đơn giản đâu. Cuộc tu có nhiều cái nhiêu khê. Các vị biết rằng chỉ cần tôi đề nghị các vị lái xe về Cali thôi là các vị phải va đầu rất nhiều vấn đề, lái xe thôi. Chỉ vài nghìn miles là có vấn đề hà huống gì con đường nội tâm, kinh khủng lắm. Con đường vào nội tâm kinh khủng lắm. Các vị thắc mắc trong tấm thân một thước mấy này nội tâm mình là cái gì mà rắc rối, thì tôi xin thưa các vị nó không rắc rối sao được. Bởi vì nó là một thế giới bí mật mà đã âm thầm đưa đẩy chúng ta luân hồi từ vô thủy tới giờ. Chính nó đã tạo nên thiên đường địa ngục. Chính nó đã tạo ra rừng ra biển, ra núi. Các vị biết núi rừng là do chúng sanh mới có, chớ đâu phải tự nhiên nó có. Các pháp trên đời do nghiệp do tâm do âm dương và vật thực tạo nên, chớ đâu phải khơi khơi nó có đâu./.

Mục Lục các Bài Giảng

(Hết)
Reply
(Quora) What are some of the best things and life lessons you have learned from an animal?

Answered by Teela Wyman:

The greatest life lesson I ever received was from a cockroach. 

When I was first diagnosed with cancer, I was also left by the man I loved, and at the time, it seemed like my entire life was spiraling out of my control. I lost my job. I lost my youth. I lost my love. I lost my future. 

At the beginning no one was quite certain if I was going to survive. I kept collapsing, and my organs kept failing. For a long time I felt abandoned. Not just by the man I loved, but also by God. 

I would ask Him why He was doing all of this to me. I wanted to know what I had done to deserve so much pain. Then the more and more often I went to the hospital, the more people I met who were suffering, or were on their way to their deaths. 

I'd hear people pray for these people and beg God for a miracle, but miracles never seemed to come. I started feeling myself become bitter. I asked God, why are you doing this? These are good people! They do not deserve to suffer like this. Please, help them, please stop killing these people! I'd even offer to let God give me their pain, if it meant that they could exist for a little while without being in agony.

But it didn't help. 

I felt so helpless. My life was not in my control. Several dice rolls had been made at my expense and I had failed them.

Then, one day when I was very slowly walking up to steps to my home, on the way back from a hospital visit, one of these guys scuttled across my path:

[Image: main-qimg-a32cfed61d850647ceb1582cb6bc5130]

A big cockroach. 

At first I instinctively moved to crush it with my foot, but then I paused. For some reason it didn't seem to be afraid of me. It just stood there waiting for me to crush it. 

At that moment I thought about how big I was and how small it was. How there was no way for us to understand each other. This cockroach's life was alien to mine, and more importantly, it was completely within my power to kill it. I wondered what it would be like to be a cockroach. What would it be like to be so small? Would I understand what was happening to me if a person came and crushed me? Wouldn't my death seem like something cruel and meaningless? 

A cockroach doesn't know that it's dirty or that it spreads disease. It is unable to understand that we kill its kind because we see them as disgusting and unpleasant. When a cockroach dies, it does not understand why it is dying. 

I thought about how something greater than man could exist and one day I too could suddenly find myself in the same position as that little cockroach. I would hope whatever looked down at my strange, unclean, alien body would look past my smallness and recognize that we both shared one very crucial thing:

We are both alive

Even if everything else about us is different we both share birth, life and death. In this fundamental way we are equal. 
I decided on that day that I would exchange the same courtesy to all I had power over. It only seems fair to treat others as one wishes to also be treated.
Reply
Tám Giới, Chín Giới, Mười Giới


Tám giới - bát quan trai giới

1. Không được sát sanh
2. Không được trộm cướp
3. Không được dâm dục
4. Không được nói dối
5. Không được uống rượu
6. Không được trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát.
7. Không được nằm ngồi giường cao rộng đẹp đẽ
8. Không được ăn quá giờ ngọ


Cửu Giới Uposathasīla

1. từ bỏ sự sát sinh
2. từ bỏ sự trộm cắp
3. từ bỏ sự hành dâm
4. từ bỏ sự nói dối
5. từ bỏ sự uống rượu và các chất say
6. chỉ độ vật thực một bữa , tránh xa sự độ vật thực phi thời
7. từ bỏ sự nhảy múa ca hát, thổi kèn, tuyệt đối tránh xa xem nhảy múa, 
ca hát, đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa
8. từ bỏ chỗ nằm ngồi nơi quá cao quý và xinh đẹp
9. Hành-giả có đại-thiện-tâm với tâm từ rải khắp hướng Đông đến tất cả mọi chúng-sinh
trong muôn loài, trong khắp mọi nơi, với tâm từ vô lượng rải khắp mọi chúng sinh vô lượng,
không oan trái lẫn nhau, giữ gìn thân tâm được an lạc.

Cũng như vậy, tâm từ rải khắp hướng Nam…; tâm từ rải khắp hướng Tây…; tâm từ rải khắp hướng Bắc…; tâm từ rải khắp phía dưới…; tâm từ rải khắp phía trên đến tất cả mọi chúng-sinh trong muôn loài, trong khắp mọi nơi, với tâm từ vô lượng rải khắp mọi chúng-sinh vô lượng, không oan trái lẫn nhau, giữ gìn thân tâm được an-lạc.


Thập Giới - Dasasīla

1. tránh xa sự sát sinh.
2. tránh xa sự trộm cắp.
3. tránh xa sự hành dâm.
4. tránh xa sự nói dối.
5. tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi.
6. tránh xa sự dùng vật thực phi thời
7. tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn, xem nhảy múa, nghe ca hát là pháp nghịch với pháp hành giới-định-tuệ.
8. tránh xa sự đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham ái.
9. tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
10. tránh xa sự thọ nhận vàng bạc, châu báu.
Reply
Tuy bài giảng sau đây của Sư Toại Khanh cho 8 giới, nhưng chúng ta có thể áp dụng cùng ý tưởng cho 9 và 10 giới hoặc hơn đều được    Admire .

Sadhu ... Sadhu ... Sadhu ...


--ooOoo--

6 căn và Bát quan trai giới

Trong Kinh (Tương Ưng Bộ Kinh) nói có ba kiểu trai giới trong bát quan: Trai giới ngoại đạo, trai giới người chăn bò, trai giới thánh nhân. 

Trai giới ngoại đạo là trai giới hạn chế. Có nghĩa là cái chữ này bắt nguồn từ  Ấn Độ. thời Đức Phật cũng có những đạo có bát quan trai. Hạn chế là sao, là chỉ giữ tới 3 giờ chiều thôi. Vì nó nói với sư phụ là con có hẹn với bạn, nên 3 giờ chiều nay con có ăn có nhậu. Đó là giữ giới hạn chế về không gian. Giữ giới vậy gọi là giữ giới ngoại đạo. 

Còn trai giới chăn bò là sao? Ráng giữ 8 giới cho đến sáng mai. Đi làm sáng ráng sao chiều về giao đủ bò cho chủ 18-20 con gì đó. Hôm tôi nhớ tôi có giảng cái này rồi. Có nghĩa là làm sao chiều giao đủ bò cho chủ, còn buổi trưa là tôi đá banh, tôi hái trái, tôi tắm xong, tôi đá dế, tôi đi câu, kệ chuyện của tui miễn sao chiều về tui giao đủ 17 19 con bò cho chủ không mất con nào, không gãy sừng, không bị trầy xước, thương tích, xong. Nha, cái giữ giới đó là kiểu tà đạo quỷ thần. 

Còn hạng thứ ba là giữ trai giới kiểu thánh nhân là sao? 
  1. Không bị hạn chế không gian thời gian là một, 
  2. thứ hai họ cảm thấy hạnh phúc khi họ giữ trai giới.
Họ thấy họ được bảo vệ, họ thấy họ được an toàn khi an trú trong trai giới. VÀ... họ không bị gò bó trong con số 8. Họ tu trong con số 6. 

Tám là 8 giới, sáu là 6 căn. Hiểu không? Mà các vị có đồng ý với tôi là mình tu lấy sáu căn nó rộng hơn tám giới đúng không? 

Con số 6 nó nhỏ hơn số 8 mà nó rộng hơn số 8 đúng không?

Bây giờ tôi không có phạm, nhưng tôi thấy ni cô đẹp tôi hay ngồi tôi nhìn. Tôi thích nhìn trai đẹp, gái đẹp nên tôi nhìn . Rồi tôi hay quan sát áo quần, tôi thấy bà đó bả phối đồ hay… Tôi ko có xức nước hoa nhưng mà ai đi ngang thì mùi này hay nè, mùi kia nồng quá, mùi này được… Cô hiểu tôi nói ko, tức là tôi đâu có phạm, tôi nhìn gái nhìn trai tôi đâu có phạm, trong bát quan đâu có phạm, nhưng mà nó chưa đúng mức. Bởi vậy tu còn bị kẹt trong cái 8 nó ko có như trong cái 6. Vì tu 8 miễn sao ko phạm 8 thôi, còn tu 6 khó à. Tu 6 là tu 100%, còn tu 8 thấy nó ghê gớm chứ nó có 10% so với 6 thôi. Thí dụ như ngay cả việc mình trùm mền tắt đèn mà mình nghĩ tầm bậy thì mình cũng ko để yên nữa, mình biết là bậy mình bỏ nó mới đúng là tu 6, còn thông thường là tu 5 ko à. 5 là gì? 5 căn đó? 5 căn là gì? Vd: tôi đâu có nhìn bậy, tôi đâu có nghe bậy, tôi đâu có xức mùi dầu thơm, tôi đâu có ăn ngon…nói chung là mình chỉ tu có 5 căn thôi còn căn thứ 6 mình thả nổi…Tin tôi đi, cho nên cái số 6 mà bị nhốt trong số 8 là dở ẹc. Dở ẹc là so với cái số 6 ấy, chứ so với mấy cái kia thì nó hay cực kỳ. Cho nên tùy thuộc vào cái mức, cái level và cái quality mà cái chỗ ta đi về ko giống nhau. Mặc dù 3 người mình ai cũng bát quan sạch sẽ, ko có phạm cái gì…nhưng mà nó chênh lệch nhiều lắm. Bát quan bà này nè bả chết con số 8, tui số 5, cô số 6…bây giờ nghe hiểu chưa. Đó bà này bả canh sao ko phạm 8 thôi, mà tui khá hơn, tui số 5, rồi cô số 6 là tốt nhất. 3 người mình ko phạm nhưng rõ ràng nó có khác biệt rất lớn giữa cái số 5 và số 6, bây giờ hiểu chưa… Thì chính các cái này nó trở thành tiền nghiệp cho kiếp sau đúng ko? 

Ba cách này là tiền nghiệp cho kiếp sau, hiểu ko ta? Vì nó là cái nhân. Tại sao mình gọi cái này là tiền. Tiền tức là trước đó, những gì mình đang làm bây giờ nó sẽ là tiền nghiệp cho ngày mai đúng ko? Còn hôm qua là tiền của hôm nay. Và hôm qua đã có lúc nó là hiện tại đúng ko? Cho nên hôm qua mình nói mình sống cho hiện tại, nhưng mà cái hiện tại của hôm qua nó trở thành tiền nghiệp cho hôm nay. Hiểu chưa, cho nên những gì ta là hôm nay nó là tiền nghiệp cho kiếp sau.


https://www.toaikhanh.com/videotext.php?...A1i+sinh+1
Reply
Đại thể, đại cuộc, đại chúng

Cái nhân là tâm nghĩ đến chuyện lớn, làm nghiệp lớn với đối tượng lớn...  Ba cái đó sinh ra ảnh hưởng lớn, thân thể lớn, cái gì cũng lớn.

Tâm nghĩ đến việc lớn là sao? Biết nghĩ đến đại chúng, biết nghĩ đến đại cuộc, đại thể. 3 chữ  "đại". Biết đại thể không?

Đại thể, đại cuộc, đại chúng. Tâm biết nghĩ cái này mới ra đại sự được. 

Đại thể là gì? Biết nghĩ: Chị giận lắm, đúng ra chị phải phang một câu mới đã, nhưng thấy Linh, Khôi, Khoa, Tâm ngồi đó, liền nghĩ: Không nên để cho tụi nhỏ thấy người lớn gây. Đó là đại thể. Trong khi chị bực, chị là chị hai, chị có quyền nạt. Nhưng không! Chị phải nghĩ đến chuyện lớn hơn, lớn hơn chuyện của hai chị em, mà chị nghĩ đến chuyện của dòng họ, gia tộc. Bây giờ mình sạc thằng em mình thì ok quá rồi nhưng mà lôi nó vô phòng đập nó. Ví dụ vậy chứ đứng trước mặt mấy đứa cháu mà sạc vậy là không nên. Đó là đại thể. Ví dụ như tôi trong nhà sao cũng được hết, nhưng tôi biết có ghi hình, bắt buộc phải đắp y áo nghiêm túc. Hoặc khi tôi bước ra đường, ở nhà tôi sao cũng được nhưng bước ra đường tôi phải nghĩ đến cái màu áo của Phật giáo, tôi phải giữ chung. Đó là đại thể.

Còn đại cuộc là sao? Đại cuộc là làm sao giúp được cho người nghèo. Chứ không phải là mỗi ngày tôi đi chợ gặp bà già nghèo ngồi ăn mày, tôi cho bà chút đỉnh tiền, thì cái đó không phải là đại cuộc. Đại cuộc là tôi phải tính làm sao tôi khắc phục vụ đó. Tôi thấy lối đi hình như thiếu thùng rác, khắc phục. Thiếu nhà cầu công cộng, khắc phục. Tôi thấy ở đây thiếu sân chơi con nít, tôi móc tiền ra tôi họp nhà làng tôi nói chuyện, đó là đại cuộc. Chứ còn tự nhiên thấy thằng Tèo của bà kia dễ thương thế, lâu lâu: nè, kẹo  nè con. Đó không phải đại cuộc! Lát qua gặp thằng cháu nội của ông kia, nè bánh nè con. Cái đó không phải đại cuộc. Mà đại cuộc là nghĩ đến cái gì lớn lao.

Giờ hiểu chữ đại thể chưa?

Giờ tới đại chúng, là đối tượng không có giới hạn. Không có nhắm tới một cái nhân, một nhóm nhỏ mà nghĩ đến thiên hạ. 

Thì đại thể, đại cuộc, đại chúng, tất cả những gì hướng đến ba cái này dù lặng lẽ cách mấy nó vẫn là đại sự. Lặng lẽ cũng là đại sự. Cho nên chị thấy một mình tôi lặng lẽ làm gì, tôi đắp y tôi đi xuống phố, cái đó đâu có um sùm, không kèn trống nhưng lòng tôi nghĩ làm sao cho đừng coi thường Phật giáo, tuy âm thầm thiệt, suy nghĩ trong đầu tôi tôi đâu có nói với ai. Nhưng mà đó chính là đại sự. Cái người sống vì đại thể đại chúng thì nó mới dẫn đến đại sự. Mà hễ đại sự thì nó ra đại sự nghiệp. Làm đại sự nó mới dẫn đến đại sự nghiệp. Cho nên mình thấy tại sao người đó có sức ảnh hưởng, là vì họ nghĩ đến đại thể, đại cuộc, đại chúng , 

Cho nên họ làm chuyện nhỏ xíu cũng thành đại sự. Bà Teresa bả nói một câu tôi thích lắm: "Bạn có thể không làm được chuyện lớn, nhưng bạn có thể làm chuyện nhỏ với một tấm lòng lớn." Tấm lòng lớn chính là ba cái này. Đang cho xe chạy thấy cái rác, lụm liệng vào thùng. Cái đó là chuyện nhỏ nhưng bằng trái tim lớn là tại sao? Vì không muốn người ta vào trong parking người ta khó chịu. Muốn lên xe lắm nhưng thấy miếng rác lụm bỏ vô thùng rồi mới lên xe. Cái đó là bà Teresa nói là: "Chuyện nhỏ nhưng bằng trái tim lớn." Mà nói thẳng luôn, người trong xứ chậm tiến thiếu giáo dục họ không biết cái đó. Nhưng họ không hiểu "Chuyện nhỏ nhưng bằng trái tim lớn" là sao. "Chuyện nhỏ nhưng bằng trái tim lớn" là như vậy. Mà họ làm riết họ quen chị biết không. Mỗi lần họ lụm được cục rác họ thấy nó sướng. Họ thấy họ đang được văn minh.

(Sư Toại Khanh - Các Cảnh Giới Tái Sinh 1)
Reply