2022-06-15, 01:36 AM
(2022-06-14, 11:46 AM)LýMạcSầu Wrote: Đúng ra có Covid ở nhà chán thì chị phải lên FB nhiều hơn chứ. Chắc vì có dịch nên chi ấy ngộ ra chân lý tu là gì
Còn "mê muội hồng trần" quá thì không nên tu. Đã là tu sĩ, mà "chán lên facebook nhiều hơn" sao đặng? Bà ấy là tu sĩ đó, xuống tóc, là ni cô, giữ giới gì tùm lum tà la, mà sao không có giới cấm lên mạng xã hội ta. Chắc tại ngày xưa không có mạng internet. :-)
Nói đùa chứ còn mọi đam mê trần tục, theo Phật giáo là chưa giác ngộ gì cả. Vì tất cả những thứ đó tạo nên khổ đau.
Có nhiều người tu sĩ mượn cớ lên mạng truyền đạo (hồi mười mấy năm trước lúc mạng "paltalk còn hoành hành", có nhiều tu sĩ suốt ngày ngồi Paltalk giảng đạo, có người giảng thật, có người nói dóc không hà chứ giảng gì. Sau này Paltalk tắt rồi, thì các tu sĩ xoay ra mở kênh Youtube.
Mình không biết các tu sĩ ở Hoa Kỳ, ở Việt Nam hay xứ khác thế nào. Chứ riêng ở Đức, tu sĩ các niệm Phật đường đi làm việc thấy tía, người ta không có nhận "queo phe" chi mô. Vừa đi làm vừa tu. Sống cuộc đời tu sĩ rất đạo đức, cuối tuần thì họ làm lễ lớn hơn vì có Phật tử tới lễ Phật, tụng kinh, ngày thường sau giờ làm việc hành chính, về đến niệm Phật đường là thở hết ra hơi, thời gian đâu mà lên mạng ngồi nói dóc. Dân lên mạng nói dóc chỉ có 2 loại, giả tu (không phải chân tu) hoặc là có hạnh bồ-tát nguyện cứu độ chúng sinh qua kiểu ... bàn phím.
Có lần lên cái chùa lớn nhất nước Đức là Viên Giác, tui thấy nhiều tu sĩ còn rất trẻ, lân la trò chuyện mới biết họ từ Việt Nam qua, do chùa này bảo lãnh sang tu học, một thời gian rồi về. Tui tự hỏi, ở đâu tu sĩ có nhiều tiền vậy để đi tu học? Và chùa Viên Giác ở đâu có nhiều tiền vậy để bảo lãnh nếu không phải là do tịnh tài tịnh vật của đàn na tín thí, của Phật tử?
Nhà thờ bên này nhiều tiền, vì Đức có luật đóng thuế nhà thờ đến 7% lương, ai có đạo Chúa là phải đóng thuế nhà thờ. Nhưng không có thuế cho chùa Á Châu hoặc các đạo khác. Cho nên nếu các vị tu sĩ không đi làm sẽ không thể nào trang trải được chi phí sinh hoạt, điện nước v.v.v trong chùa hoặc niệm Phật đường. Đó là đời sống tu sĩ trẻ. Còn tu sĩ mà già nếu không có thân nhân là tiêu luôn, vì nếu bệnh hoạn như đãng trí, bệnh 1 thấp 3 cao là coi như mệt luôn, vì ai sẽ chăm sóc họ đây. Nếu phải vào viện dưỡng lão vì đến độ "ỉa trây đái giầm" rồi thì mỗi tháng chi phí dưỡng lão nơi rẻ nhất cũng phải 4 ngàn euro / tháng, tiền này ai trả? Bingo! Nhà nước phải phụ thêm nếu thời trẻ các sư thầy ăn ở không không có đóng bảo hiểm dưỡng già.
Hồi tui còn ở VN tui có lui tới một cái chùa nhỏ ở phía Tây Sài-Gòn với bà của tui, xin phép không nêu tên chùa. Chùa rất nghèo, sống bằng cách làm nước tương, đậu hũ (tàu hũ, đậu phụ) và đồ chay bán ở chợ. Chứ tiền của đàn na tín thí cúng dường không đủ giữ vững sinh hoạt của chùa nghèo. Sang đây tui vẫn tiếp tục tiếp tế tài chính cho họ mấy mươi năm nay. Họ làm gì có tiền đi .... tu học như mấy ông tu sĩ quốc doanh. Những tu sĩ Việt Nam mà sang đây tu học đều là những nhân vật, xin lỗi tui nghĩ thật như vậy, là những ông sư có "số má". Chính trị, kinh tế và có những ưu đãi hiếm hoi mà người thường không hề biết.
Thôi lang bang quá xa rồi.