Posts: 3,001
Threads: 65
Likes Received: 2,030 in 1,446 posts
Likes Given: 2,865
Joined: Mar 2018
Reputation:
32
(2023-11-09, 10:45 PM)schi Wrote: ... Little Fox khiêm nhường quá vậy ... trong thời gian này được đọc thi điếu của tri âm tri kỷ chắc chắn Thầy sẽ nở nụ cười thường lạc hằng có ... chỉ tiếc uy tín Thầy quá lớn nên người ta sẽ mượn lời "bác sĩ" rằng Thầy cần tịnh dưỡng để ngăn chận những lời thăm hỏi ...
Nếu có người vì lý do gì đó mà mượn lời "bác sĩ" để ngăn chận trực tiếp thăm viếng Thầy, thì tri kỷ tri âm có thể dùng câu chữ và social networks để tỏ rõ tấm lòng tri ân, ngưỡng mộ, biết ơn,...v.v. Nếu đã thành tâm thì sợ chi núi cách sông ngăn nà. Nhà Phật có câu, "Phật tại tâm". Đại chúng có lòng thì trước sau gì cũng sẽ đến tai của Thầy thôi. Nếu bạn Schi muốn chia sẻ những gì về Thầy Tuệ Sỹ thì cứ đăng vào đây, có bà con hoặc ít ra cũng có THL âm thầm làm độc giả há. Một chút thành tâm thiển ý.
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù
Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Posts: 2,106
Threads: 14
Likes Received: 620 in 374 posts
Likes Given: 451
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
(2023-11-11, 06:07 AM)LeThanhPhong Wrote: Lần đầu tiên, LTP được biết đến Sinh Điếu . Có lẽ "sinh điếu" không phổ biến trong văn chương VN vì viết sinh điếu không dễ, đòi hỏi tác giả phải có tài viết văn theo thể thi phú như anh Đạn trong VB . LTP chịu thua .
Đa số dân Việt mình vốn nghèo . Khi chết, có thể được thân nhân quàng cho cái chiếu, rồi chôn nơi nào đó, vun đất lên cho cao đánh dấu nơi an nghỉ cuối cùng của một kiếp người . Có lẽ vì thế, các cụ già cảm thấy ấm áp khi biết được mình có nơi được chôn cất và có quan tài nằm đàng hoàng như một ... đại gia .
Vâng, được ăn khi còn sống vẫn vui hơn là hưởng mâm cao cỗ đầy khi chết .
Cám ơn sự đóng góp của toàn thể các bạn .
Cảm ơn anh Phong. Anh đề cao tài "thi phú" của tui làm tui mắc cỡ đỏ mặt luôn. Thiệt ra thì tui ráng nhại lại bài điếu văn của Sư Nguyên Thọ mà chế tác theo kiểu ngược lại cho vui thôi, chứ cỡ tui thì tài cán gì mà làm được bài thi với phú.
Thật ra theo tìm hiểu của tui, không phải bất cứ ai chết cũng được người khác làm điếu văn rồi đọc trước khi chôn cất ngoài nghĩa trang đâu anh. Phải là một bậc kỳ tài trong thiên hạ, một nhân vật có tiếng trong lịch sử, phải có uy tín trong cộng đồng, được mọi người tôn trọng, kính nễ mới được người thân hay bạn bè làm một bài phú, bài văn, bài thơ, gọi chung là điếu văn, thường thì được soạn sẵn và chỉ đọc trước linh cữu của người quá cố hay lúc chuẩn bị hạ huyệt. Trong điếu văn thường thì sau khi kể rõ thân thế, lai lịch người đã khuất trong phần mở đầu thì thân bài là những câu kể về công trạng, chiến công cũng như thành tích đóng góp cho cộng đồng của người đã khuất và đến kết luận là những lời thương tiếc của gia đình, bạn bè, kể cả của người tham dự. Sau đó điếu văn được đốt trước khi chôn, nó nằm trong một hình thức khi chôn cất. Dĩ nhiên điếu văn vẫn được gia đình giữ lại bản chính. Có những bài điếu văn bình thường nhưng cũng có những bài điếu văn là một tuyệt tác văn chương, được luu truyền cho người sau đọc lại. Bài Ai Tư Vãn của công chúa Ngọc Hân làm khi vua Quang Trung chết sau này được truyền lại, được đưa vào sách giáo khoa cũng là một bài điếu văn hay nhất là một ví dụ.
Riêng bài điếu văn của Sư Nguyên Thọ viết cho Sư Tuệ Sỹ khi ông còn sống lại là một trường hợp đặc biệt, nó đặc biệt ở cái chỗ là được soạn sẵn và phổ biến khi sư Tuệ Sỹ chưa mất, bởi vậy mới được gọi là sinh điếu, nôm na ra là điếu văn khi còn sinh tồn, có khi người sống lại được nghe bài điếu của mình khi còn sống. Việc này chắc chắn sẽ được người thân của Sư Tuệ Sỹ chấp nhận, đồng ý, lại được viết ra bởi một người tâm giao tri kỷ của mình, hiểu mình rõ ràng nhất. Gia đình người ta không phản đối việc ấy thì hà cớ gì mình, vốn là cái thằng cha căng chú kiết nào đó lại nhảy ra phản đối với cái lý lẽ rằng bậc tu hành không thích ca tụng công trạng của mình?. Điều quan trong nhất ở đây là cộng trạng của Sư Tuệ Sỹ với Phật Giáo như thế nào thì ai ai cũng rõ, ai ai cũng biết, ai ai cũng cộng nhận và kính nễ kia mà, những lời trong điếu văn kia chắc chắn chưa nói cho đủ, chưa nói hết kia mà. Người có công thì không cho phổ biến công trạng, chả nhẽ lại đi loan truyền công trạng cúc cung hầu hạ của một tên gia nô Triển hộ vệ cho ông Bao Chuẩn bên Tàu mới là đúng sao?.
Vài lời cùng anh cho vui.
Cũng nhân đây gởi luôn lời xin lỗi đến "dì" chủ thớt vì cái tội quấy rối chốn trang nghiêm của dì. Thật ra thì đó không phải là tính cách của tui, rất ít khi xía mỏ vào chuyện của người khác, vẫn thích vào nơi quen thuộc nói dóc, nói linh tinh cho vui, cho qua ngày đoạn tháng. Ra mặt đụng chạm đến một "IDOL" xịn xò của rất nhiều người vốn dĩ là chuyện không nên rồi, mình không từ chết đến bị thương mới là lạ, cái nhận về đôi khi là sự xa lánh lạnh lùng của người khác, nhưng tui vẫn không quan tâm. Bởi không hơn một lần tên gia nô ngoan ngoãn này đã nhân danh cái TÔI của mình mà tự tiện nhảy vào phán như đúng rồi. Ai quan tâm sẽ nhớ lại cái chuyện tên gia nô này nhảy vào phê phán Sư Toại Khanh lúc trước, lúc đó bịnh "ngứa mỏ" của tui cũng trỗi dậy một lần rồi, lần này là lần thứ hai. Có lửa mới có khói nha, chứ tui cũng không rảnh hán để vào chỗ hay rỗi hơi để vào Phản biện phản biếc mà đọc đâu, cho tiền cũng không thèm vào mà kiếm chuyện. Thế nên xin giữ chút tự trọng vốn đã ít ỏi còn lại để bớt vào thread của người khác mà đốt lửa, sẽ có khói bay lên mù mịt liền luôn. Có Dô Diên cho lắm thì cũng chừa cho thiên hạ một chút làm vốn với chứ, sao lại ngang nhiên dành hết về mình vậy ta, bộ muốn trở thành Đại Gia Dô Diên Thúi mới hài lòng hén?.
Thế nên mong bà dì "ngang hông" của tui thông cảm, không giận hờn thằng cháu "mất rạy" Đạn này nghen. Thánh-kìu.
Posts: 311
Threads: 95
Likes Received: 17 in 7 posts
Likes Given: 10
Joined: Jun 2021
Reputation:
12
(2023-11-11, 10:30 AM)TiểuHồLy Wrote:
Nếu có người vì lý do gì đó mà mượn lời "bác sĩ" để ngăn chận trực tiếp thăm viếng Thầy, thì tri kỷ tri âm có thể dùng câu chữ và social networks để tỏ rõ tấm lòng tri ân, ngưỡng mộ, biết ơn,...v.v. Nếu đã thành tâm thì sợ chi núi cách sông ngăn nà. Nhà Phật có câu, "Phật tại tâm". Đại chúng có lòng thì trước sau gì cũng sẽ đến tai của Thầy thôi. Nếu bạn Schi muốn chia sẻ những gì về Thầy Tuệ Sỹ thì cứ đăng vào đây, có bà con hoặc ít ra cũng có THL âm thầm làm độc giả há. Một chút thành tâm thiển ý.
... Cám ơn lòng thành của Little Fox ... Thầy đã từng bị tù đày ở xứ sở nào ... và những Hòa Thượng trước đó đã bị hại như thế nào cưng biết chứ hah ...
Posts: 311
Threads: 95
Likes Received: 17 in 7 posts
Likes Given: 10
Joined: Jun 2021
Reputation:
12
(2023-11-11, 10:30 AM)Dan. Wrote: ... Sư Nguyên Thọ ...
... cháu ui ... Ông TKĐ qui y nên là Phật tử nhưng không xuất gia nên không phải là Sư ...
Posts: 2,106
Threads: 14
Likes Received: 620 in 374 posts
Likes Given: 451
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
(2023-11-11, 12:22 PM)schi Wrote: ... cháu ui ... Ông TKĐ qui y nên là Phật tử nhưng không xuất gia nên không phải là Sư ...
Dạ, cảm ơn dì.
Do không phải là Phật tử nên chỉ có thể gọi các vị ấy là Sư thôi, không thể gọi là Thầy được. Nhưng những đóng góp của Hòa thương Thích Tuệ Sỹ, cháu gọi tắt là Sư Tuệ Sỹ, thì hầu như ai ai cũng biết, cũng ngưỡng mộ, dù là người ở ngoài đạo như cháu. Riêng ông Trần Kiêm Đoàn chỉ là Phật tử bình thường như bao nhiêu Phật tử khác thì cháu không biết, cảm ơn dì đã cho biết.
The following 1 user Likes Dan.'s post:1 user Likes Dan.'s post
• schi
Posts: 3,001
Threads: 65
Likes Received: 2,030 in 1,446 posts
Likes Given: 2,865
Joined: Mar 2018
Reputation:
32
(2023-11-11, 12:20 PM)schi Wrote: ... Cám ơn lòng thành của Little Fox ... Thầy đã từng bị tù đày ở xứ sở nào ... và những Hòa Thượng trước đó đã bị hại như thế nào cưng biết chứ hah ...
Dạ, thật lòng thì THL không biết. THL chỉ mới có duyên với thơ và cách bàn luận thơ của thầy Tuệ Sỹ từ cây bút Bùi Giáng mà bạn ABC đã đăng trong diễn đàn này mới đây thôi. THL cũng không hẵn là Phật tử, nên ít khi tìm hiểu cặn kẽ về việc của các Thầy. Có duyên thì Chúa/Phật/Lão/Khổng/Trang gì THL cũng đọc hết; nhưng đọc xong rồi lại ít khi nhớ.
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù
Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Posts: 1,144
Threads: 25
Likes Received: 635 in 354 posts
Likes Given: 382
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Thú thật lần đầu tiên biết đến hai chữ "sinh điếu". Lúc đầu nhìn qua, tưởng là "sinh điểu". Thầy Tuệ Sỹ dĩ nhiên khg ham gì mấy việc ca tụng bản thân nhưng việc làm của ông TKĐ thì có lẽ thầy cũng khg ngăn cản vì tôn trọng quyền tự do của ông TKĐ. Theo như thông tin trên mạng cho biết, ông TKĐ sinh năm 1946, thua thầy Tuệ Sỹ 3 tuổi (chính ông cũng nói thua thầy Tuệ Sỹ 3 tuổi trong bài Sinh Điếu), tuy nhiên tôi có vào trang cá nhân của ông TKĐ (trankiemdoan.net), trong bài "Tiễn biệt Thi Vũ Võ Văn Ái", ông TKĐ cho biết ông VVA qua đời đầu năm nay (2023) thọ 88 tuổi, nhưng ông TKĐ lại nói ông chỉ thua ông VVA 8 tuổi, vậy suy ra ông TKĐ sinh năm 1943, bằng tuổi thầy TS. Thật ra chuyện này khg có gì lạ vì trước đây có khg ít người khi làm khai sinh đã sụt tuổi. Về Thầy Tuệ Sỹ thì lần đầu tiên tôi hân hạnh được nghe đến là khi VC lên án tử hình cho thầy và thầy Trí Siêu (tức GS Lê Mạnh Thát) năm 1988. Rồi sau này gặp ông Vĩnh Hảo nói chuyện. ông khen thơ của thầy Tuệ Sỹ nhưng tôi đọc mà khg cảm được cái hay, sự sâu sắc trong thơ của thầy vì tôi thiếu khả năng cảm thụ thơ hoặc chưa đủ trình độ.
The following 1 user Likes TNNA's post:1 user Likes TNNA's post
• Dan.
Posts: 6,314
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2023-11-09, 10:45 PM)schi Wrote: ... Little Fox khiêm nhường quá vậy ... trong thời gian này được đọc thi điếu của tri âm tri kỷ chắc chắn Thầy sẽ nở nụ cười thường lạc hằng có ... chỉ tiếc uy tín Thầy quá lớn nên người ta sẽ mượn lời "bác sĩ" rằng Thầy cần tịnh dưỡng để ngăn chận những lời thăm hỏi ...
Dạ gửi cô trang mới cập nhật. Tâm huyết của nhiều thân hữu hòng mong lưu lại cho nhiều thế hệ tiếp nối.
https://sentrangusa.com/
Trang sưu lục này được biên tập, là tâm tình của nhiều tấm lòng, ngoài thư viện riêng Phật Việt, TK Media, Lotus Media, Bodhi Media và Sen Trắng, Hoa Đàm... còn có sự hỗ trợ của rất nhiều Chư Tôn Đức Tăng Ni, quý Cư Sĩ Thiện Trí Thức, quý bằng hữu Văn nhân và Anh chị em Huynh trưởng GĐPT khắp nơi, cùng với việc sưu lục từ nhiều nguồn trên internet. Vì vậy, nếu có chỗ thất xuất trong việc dẫn nguồn, đặc biệt vì lượng thời gian không cho phép, các hình ảnh lưu trữ nơi đây chưa được ghi chú rõ hoặc chính xác từng sự kiện, nhất là các phần mục cũng chưa được sắp xếp hợp lý, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hoàn chỉnh trong tương lai sớm nhất có thể. Kính xin lượng tâm hoan hỷ và chỉ bày, đồng thời rất mong được đón những những tư liệu khác, liên quan đến hành trạng của bậc Ân Sư, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, để trang Tổng Mục này thêm đầy đủ và giá trị, phản ảnh rõ nét con đường hành hoạt vì Đạo vì Đời của Thầy gói tròn trong Tư Tưởng Phật-Việt. Vì vậy, trang Tổng Mục này vẫn còn trong giai đoạn sưu lục và cập nhật thường xuyên.
Đặc biệt nơi đây xin tri ân sự hỗ trợ của quý thiện tri thức bốn phương, đã trực tiếp gởi cho trang Sen Trắng nhiều bài vở cũng như tranh vẽ, hình ảnh tư liệu giá trị, như: Đạo hữu Tâm Nhiên, Hs Nguyễn Thanh Bình, Dao Nguyen DaThao, Hs Ann Phong, Hs Nguyễn Việt Hùng, Hs Lê Thiết Cương, Hs Đinh Trường Chinh; Htr Quảng Hải Phan Trung Kiên, và Htr GĐPT Châu Mạnh Cường... mà Sen Trắng sẽ cập nhật danh sách đầy đủ hơn sau này.
Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.
Cẩn lục:
Nguyên Không - Nguyên Túc - Tâm Thường Định - Nhuận Pháp - Quảng Pháp
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 2,106
Threads: 14
Likes Received: 620 in 374 posts
Likes Given: 451
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
(2023-11-09, 10:33 AM)schi Wrote: Sinh Điếu: làm lễ “truy niệm” cho một nhân vật đang còn sống để hình dung hình ảnh và cảm tưởng ngày người đó thật sự qua đời.
..............................
Xin mời đọc kỹ lại câu mở đầu được trích ở trên để có cái nhìn tổng quát về hai chữ sinh điếu. Sinh ở đây được hiểu là lúc còn sống, điếu là điếu văn.
Những ai theo tập tục thờ cúng ông bà (Xin nhấn mạnh, thờ cúng ông bà không phải là một hình thức tôn giáo nào hết, đó chỉ là phong tục, tập tục có từ lâu đời của người Việt Nam.), đều hiểu và biết viêc này, ngoài ra còn có sinh phần (phần mộ được làm sẵn cho người khi họ còn sống, thường là một huyệt mộ xây hay đổ bê-tông theo kích thước chừa lại định sẵn, đổ cát lấp cho bằng phẵng rồi để đó, khi nào người đó chết thì mang ra móc cát lên và hạ huyệt, tức là đưa quan tài xuống rồi xây núm, xây mã bên trên). Việc này có thể được thực hiện giữa hai vợ chồng, chồng hay vợ chết trước thì an táng trong khuôn viên ấy thật cẩn thận, kế bên là sinh phần của người còn sống, chắc đây là hình thức để hóa giải câu nói xưa: "Chỉ có cái chết mới chia lìa đôi ta." thì phải. Ngoài ra còn có sinh quan, tức là người còn sống thông qua con cháu mình mà mua sẵn một cỗ quan tài thật tốt mang về nhà để đó, lâu lâu mang ra lau chùi, ngắm nghía cái "chỗ" mình sẽ chui vào nằm. Tóm lại hững hình thức này khá xa lạ với nhiều người, chỉ có ai quan tâm đến hoặc theo phong tục thờ cúng ông bà mới biết mà thôi. Xin nói thêm một chút về tâm linh, thường thường người được xây sinh phần trước sống rất thọ, chờ hoài chờ hủy để đi theo ổng, theo bả mà Lâu thấy tía luôn (nguyên văn). Tui có người bạn lâu năm, ông cha đi trước đã lâu, xây cho bà mẹ một cái mã gió, vậy mà hơn 15 năm nay bà chưa chết, sống phây phây đến nay đã 97 tuổi, mỗi khi về thăm thường rũ tui uýnh bài tứ sắc ăn tiền nữa mới ghê.
Hình thức đọc điếu văn khi chôn hay thiêu theo tui hiểu không chỉ có ở Việt Nam mà còn có ở các nước phương Tây tân tiến thì phải. Ở Hoa Kỳ, chúng được tổ chức trong một nhà tang lễ, ở Vương quốc Anh, chúng được đọc trong lễ cầu hồn, thường tại một nhà hỏa táng hoặc nơi thờ phụng. Ở Hoa Kỳ hay nhiều nước khác, một số tôn giáo không khuyến khích hoặc không cho phép các điếu văn trong các nghi lễ nhằm duy trì sự tôn trọng cho các truyền thống. Các linh mục Công giáo La Mã bị cấm bởi Sách phụ lục, trong Thánh lễ không đọc điếu văn thay cho bài giảng khi cử hành. Tùy theo từng quốc gia mà điếu văn có thể là một bài viết sẵn duy nhất do một người được chỉ định nhằm ca tụng công lao của người đã khuất, bày tỏ lòng thương tiếc của người sống dành cho những đóng góp của người đã chết, được đọc bởi người thân trong gia đình hay bạn bè, ít khi phổ biến rộng rãi ra ngoài. Riêng ở VN điếu văn được làm theo thể thi phú hoặc một bài thơ, được đọc, ngâm tùy thể loại. Nó chỉ dành cho người còn sống nghe thôi nên việc ông TKĐ làm và có thể đọc trước cho Sư Tuệ Sỹ nghe tuy hơi lạ nhưng xem ra vẫn là việc bình thường nếu đã được sự đồng ý. Xin nhấn mạnh ở đây bài điếu văn khác với một bài ca tụng, tung hô, đôi khi đơn thuần chì là lời nhắc nhở lại những kỷ niệm cũ trong quá khứ cho thân nhân bạn bè nhớ lại. Tui đã từng chứng kiến nhiều thân nhân gia đình người chết xỉu lên xỉu xuống, khóc tới khóc lui khi nghe người khác kể về thân nhân của mình, gây nên sự xúc động cho người nghe. Nếu đọc kỹ bài sinh điếu của ông TKĐ tui thấy đây chỉ là một bài điếu văn bình thường, chẳng có chút ca tụng hay tung hô gì cả. Cuộc đời khổ cực, gian nan, vào tù ra tội, bị kết án tử hình của Sư Tuệ Sỹ đâu chỉ gói gọn trong một tờ giấy khổ A4 được nhỉ?.
Một ít chia xẻ theo hiểu biết riêng về một tập tục đã có lâu đời của người Vệt, chắc rồi cũng sẽ phôi pha theo thời gian mà dần biến mất thôi, khỏi lo.
The following 1 user Likes Dan.'s post:1 user Likes Dan.'s post
• schi
Posts: 2,106
Threads: 14
Likes Received: 620 in 374 posts
Likes Given: 451
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
(2023-11-11, 03:23 PM)TNNA Wrote: ....................................
Rồi sau này gặp ông Vĩnh Hảo nói chuyện. ông khen thơ của thầy Tuệ Sỹ nhưng tôi đọc mà khg cảm được cái hay, sự sâu sắc trong thơ của thầy vì tôi thiếu khả năng cảm thụ thơ hoặc chưa đủ trình độ.
Một câu nói khiêm cung nhưng vẫn nói lên được tâm ý của mình. Nó khiến người đọc hay người hâm mộ thơ của Sư Tuệ Sỹ không phiền lòng, bởi sở thích cá nhân là điều có thể hiểu được, 9 người 10 ý mà.
Bội phục, bội phục.
Posts: 311
Threads: 95
Likes Received: 17 in 7 posts
Likes Given: 10
Joined: Jun 2021
Reputation:
12
(2023-11-11, 03:42 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ gửi cô ... Cám ơn Lục Tuyết Kỳ, thiên thần của Dulan ... là "dì ngang hông" của Đạn thì chi "đòi" chứ "cô" của người khác thì không dám ... thực ra chi chỉ biết Thầy qua mấy ông cậu ... người trong nhà chống cọng triệt để cho nên chú ý đến giai đoạn "nhập thế" của Thầy ... Cám ơn Kỳ đã giới thiệu Sen Trắng.
|