Lục Sơn Thanh Khê
Tôi lên giường ngủ lúc 11 giờ khuya, cầm chiếc đồng hồ báo thức lên xem thì phát hiện nó đã ngừng hoạt động từ lúc nào, tôi đã quên không mua pin cho nó. Tôi quả thực không muốn phải ngồi dậy, liền gọi điện thoại cho mẹ: “Mẹ ơi, đồng hồ báo thức của con hết pin rồi, ngày mai con có cuộc họp công ty, khoảng 6 giờ mẹ gọi điện đánh thức con dậy nhé!”.

Mẹ ở đầu dây bên kia giọng như đang ngái ngủ, nói: “Được rồi, mẹ biết rồi!”.

Sáng hôm sau, điện thoại báo thức vang lên trong lúc tôi còn đang mộng đẹp. Ở đầu dây bên kia, mẹ nói: “Con gái mau dậy đi, hôm nay con còn có cuộc họp đấy”.

Tôi mở mắt nhìn đồng hồ, mới có 5h40, liền cảm thấy khó chịu mà cằn nhằn mẹ: “Chẳng phải con nói 6 giờ mới gọi con dậy sao? Con còn muốn ngủ thêm một lát nữa, lại bị mẹ làm phiền rồi”.

Mẹ ở đầu dây bên kia lặng im không nói gì, tôi cũng cúp điện thoại. Tôi ngồi dậy rửa mặt, chải đầu rồi ra khỏi nhà. Tại trạm xe bus, tôi đứng bên cạnh hai ông bà lão tóc bạc trắng. Tôi nghe ông lão nói với bà: “Bà xem xem, cả đêm ngủ không yên giấc, mới sáng sớm đã thúc tôi dậy rồi, nên giờ mới phải chờ lâu như thế”.

Năm phút sau, cuối cùng xe bus cũng đã tới. Tôi vội bước lên xe, tài xế là một người thanh niên còn rất trẻ, anh ta chờ tôi lên xe rồi vội vã lái xe đi. Tôi nói: “Khoan đã! Anh tài xế, phía dưới còn có hai ông bà lão nữa, họ đã đợi từ rất lâu rồi, sao anh không chờ họ lên xe mà đã đi rồi?”.

Anh ta ngoảnh đầu lại, cười nói: “Không sao đâu, đó là cha mẹ của tôi đó. Hôm nay là ngày đầu tiên tôi lái xe bus, nên họ đến xem tôi đấy”.

Tôi đột nhiên rơi lệ, nhìn lại dòng tin nhắn của cha tôi: “Con gái, mẹ của con cả đêm ngủ không được, mới sáng sớm đã tỉnh dậy, bà ấy lo con sẽ muộn giờ”…

Người Do Thái có một câu ngạn ngữ: “Lúc cha mẹ cho con thứ gì, con đều nở nụ cười; lúc con cái cho cha mẹ thứ gì, cha mẹ khóc”. Cả đời này, người có thể làm cho chúng ta mọi thứ mà không cầu báo đáp chỉ có cha mẹ, vậy nên, dù thế nào cũng đừng phàn nàn họ, hãy thông cảm cho họ, quan tâm tới họ.

Hãy trân trọng từng phút giây bên cha mẹ, bởi không ai biết được khi nào họ sẽ rời xa ta mãi mãi. Khi cha mẹ còn hãy luôn nở nụ cười, hãy luôn quan tâm chăm sóc tới họ, đừng để cha mẹ mỏi mắt ngóng trông mà không nhìn thấy hình bóng của bạn.

Khi bạn chập chững bước đi, chỉ có cha mẹ là người nắm lấy đôi bàn tay nhỏ bé, dìu dắt bạn đi những bước đầu đời. Khi bạn cất tiếng khóc chào đời, chỉ có cha mẹ là người hạnh phúc nâng niu bạn trong vòng tay, cũng chỉ có cha mẹ là người ngày đêm bỉm sữa, chăm sóc bạn từng miếng ăn giấc ngủ.

Khi bạn đau ốm, chỉ có cha mẹ là người mất ăn mất ngủ, ngày đêm túc trực bên giường bệnh. Vì bạn, dẫu phải bán đi khối tài sản cuối cùng trong tay, họ vẫn sẵn sàng.

Khi bạn gặp khó khăn trắc trở, hay khi cả thế giới đều quay lưng với bạn, thì cha mẹ vẫn luôn ở bên che chở bạn, vỗ về bạn. Thời gian có thể làm lòng người thay đổi, nhưng vĩnh viễn không thể thay đổi tình yêu cha mẹ dành cho bạn.

Lượm

PS.  Bài hát này một người bạn ở VF đã sáng tác và đưa mình hát thu cho chương trình mùa Vu Lan anh chị em VF tổ chức cách đây 12 năm.  

Tình Mẹ Cha
Nhạc & Lời: Lê Vỹ Kiều (VF)



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
GIẾNG CŨ
Thơ: TỪ KẾ TƯỜNG
(Tuổi Ngọc 1972)

Tuổi thơ tôi như chiếc lá nõn xanh
Ngày tết nhú trong vườn thơm hoa trái
Vú sữa chín trĩu cành chờ ai hái
Một bờ rào trâm ổi dậy hương bay
*
Thời nhỏ dại tôi nào biết nào hay ?
Có đôi mắt lung liêng bên bờ giếng
Người em gái chỉ cười không lên tiếng
Sợi tóc buồn chia ngõ vắng thêm xa
*
Hai mươi năm đường cỏ lá xoan già
Trái chín rụng vàng ươm chân thiếu nữ
Hoa tím ngần ủ trong trang vở cũ
Hương ngùi ngùi mỗi lúc thấy mai tươi
*
Chim sáo qua sông vỗ cánh tháng mười
Chiếc tổ rớt cọng rác bay ngoài ngõ
Em theo người sang chuyến đò lộng gió
Tôi chẳng về bên rào cũ , giếng xưa
*
Gió qua sông hanh sắc nắng giao mùa
Ánh chớp thời gian bay không trở lại
Tôi ngỡ ngàng nhận ra người em gái
Áo hoa phai bên giếng xõa tóc chờ
*
Ngọn tre làng cong chẳng tới tuổi thơ
Tôi thoắt đã già nua ngồi tiếc rẻ
Tái hiện được đâu nỗi sầu chú dế
Chiều làng ta nhớ Tết gáy vang đồng
*
Mẹ đi chợ làng với gánh rau cong
Câu đối đỏ phất phơ đầu sợi tóc
Cội mai già khòm lưng chiều khó nhọc
Nở vàng thêm những cánh bụi mỏng manh
*
Dấu rêu xưa chân ai bước một mình
Cỏ lấm tấm thương nhớ người qua giếng
Cánh chuồn mỏng chở cơ hồ kỷ niệm
Tôi và em một thuở ngẩn ngơ tìm ?
*
Đêm giao thừa tôi nằm đợi tiếng chim
Gió qua cửa chở hương mùa xuân dậy
Cứ nhè nhẹ nỗi ngậm ngùi không thấy
Chợt dồn lên theo tiếng mẹ thở dài...
*
Người rất xa trong đáy giếng ngày mai
Tôi chẳng gặp_ chẳng bao giờ gặp nữa
Nước giếng mát trong lòng tôi như lửa
Tết qua rồi ,chim sáo chẳng sang sông

[Image: F936-BC2-B-D2-F9-48-A0-9544-CF20852-C77-AC.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Yes, one person can make a difference.   Heavy-black-heart4
...

DANE BEST, cậu bé 9 tuổi đã thuyết phục hội đồng thành phố thay đổi luật 

Dane Best sống ở thị trấn Severance, Colorado. Nơi em sống có nhiều tuyết vào mùa Đông, nhưng em không được ném những nắm tuyết, hay cùng bạn bè chơi trò chơi ném tuyết (snowball fight), vì theo luật lệ địa phương ban hành gần một thế kỷ trước, điều 5, mục 80, ném tuyết vào nhau là bất hợp pháp trong thành phố này.

Mùa tuyết trước, Dane và bạn em nhìn quanh xem có cảnh sát không và nói đùa rằng, các em muốn muốn phạm luật để được chơi ném tuyết. Em nói với mẹ rằng em muốn thay đổi luật. Mẹ em nói, nếu con muốn thì tự con thay đổi luật, mẹ không làm thay con, và con có thể làm được.

Và cậu bé Dane đã làm thật. Dane kêu gọi bạn bè cùng lớp viết thư cho hội đồng quản trị thành phố này để họ ủng hộ các em, đảo ngược lệnh cấm. Dane và gia đình cũng đã nghiên cứu luật pháp của thị trấn Severance, để chuẩn bị cho bài thuyết trình của em.

Dane đã làm slideshow, đứng lên thuyết trình trước hội đồng thành phố và người dân ở đây. Mở đầu bài thuyết trình, em nói: "Trẻ em ngày nay cần lý do để chơi ngoài trời. Nghiên cứu cho thấy, việc thiếu tiếp xúc ngoài trời có thể dẫn đến bệnh béo phì, bệnh ADHD (bệnh tăng động, giảm sự chú ý), lo lắng và trầm cảm..."

Sau khi nghe em nói xong, các ủy viên hội đồng thành phố đã lần lượt bỏ phiếu công khai, đồng ý với Best, đảo ngược lệnh cấm. Cuối cùng, thị trưởng TP đã công bố quyết định, lệnh cấm đó không còn hiệu lực. Bây giờ, các em đã được phép chơi trò ném tuyết vào nhau vì nó không còn bất hợp pháp nữa.

Sau đó, Thị trưởng Don McLeod gặp Dane và những người tham dự khác ở bên ngoài tòa nhà, ông đã cho cậu bé vinh dự được ném snowball hợp pháp đầu tiên trong thị trấn. Người ném thứ hai là em trai của Dane, cậu bé Dax 4 tuổi, là người mà Dane xác định sẽ là đối thủ của em trong trò chơi ném tuyết sắp tới.

Một số hình ảnh của Dane Best thuyết trình trước hội đồng thành phố và người dân ở đây. 

https://www.nytimes.com/2018/12/05/us/sn...epeal.html


[Image: 318003042-2356507721181173-5944547478055254635-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Trong những người tôi đã từng có dịp cộng tác, có một vài người chúng tôi vẫn giữ liên lạc, thỉnh thoảng gửi nhau vài câu thăm hỏi dù ai cũng đã chọn con đường đi riêng của mình.  Hoà Ái, cựu phóng viên của RFA là một trong những người ấy mà tôi rất quý.  Tuy rời khỏi RFA đã lâu, nhưng những bài viết của chị vẫn luôn sâu sắc và đậm tình người.   Heavy-black-heart4


TRƯỜNG ĐỜI VỚI HAI CHỮ “NHẪN” VÀ “BUÔNG”!

“Hãy học tập như anh sẽ sống mãi mãi. Và hãy sống như anh sẽ chết vào ngày mai” (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever-Mahatma Gandhi).

Mình vừa gặp gỡ một nhóm bạn nhân kỷ niệm 23 năm tốt nghiệp đại học và chập chững bước chân vào ngôi trường đời vĩ đại.

Trong số 100 bạn cùng khóa với tấm bằng có thể nói thuộc danh sách “số dzách” ở VN lúc bây giờ, (nôm na gọi là những “tay buôn quốc tế”), nhóm nhỏ chúng mình hầu như lại đi vào các ngả rẽ định mệnh không liên quan đến chuyên môn “ngoại thương” nhưng có tâm hồn “vọng ngoại”.

Những con chim én nhỏ bé chao lượn trong bầu trời bao la, rộng lớn với khát vọng sống được thỏa chí tang bồng mà chưa đủ trí năng để dự cảm được sóng gió, bão tố, chông gai…có thể làm cho đôi cánh bé bỏng bị rách nát, tả tơi, tuyệt vọng trong lý tưởng “cuộc đời là tươi đẹp”.

Ở tuổi trung niên, mình tự nhủ thật sự đã tận sức trong những đoạn đường chọn lựa và đi qua chưa? Có phải là quá ngu ngốc và dại dột khi quyết định từ bỏ một thành tựu trong công việc mà mình ví von như được dự phần trong một cuộc biểu diễn của đội bay Blue Angles nhưng hàng ngày, hàng giờ tập dượt mình bị áp lực phải lao đầu xuống ở độ rơi tự do? Có phải mình xóa được hẳn những ký ức về mất mát, đau buồn như cái hố đen của vũ trụ ở phía sau lưng và mạnh dạn bước tới? Có phải mình sẵn sàng đón nhận những cảm xúc tin yêu sau nhiều tổn thương, tủi phận?

Thời gian hàn huyên cùng bè bạn thật ngắn ngủi như một cái chớp mắt sau hơn 2 thập niên xa cách, dường như những khái niệm “thành công”, “thất bại”, “vinh quang”, “nhục chí” không tồn tại và không được màng đến mà tựu trung là hai chữ “Nhẫn” và “Buông”. “Nhẫn” để không ân hận và “Buông” để được an yên!

Nhà thơ Samuel Ullman trong bài thơ “Youth-Tuổi trẻ” đã viết: “Không ai già đi chỉ vì số năm tháng mà chúng ta già đi bởi khô cằn lý tưởng. Khi luồng cảm nhận không còn, khi nhiệt tình bị bao phủ lớp băng giá của sự hoài nghi và bi quan thì khi đó chúng ta đang già đi dù ở tuổi hai mươi. Nhưng nếu luồng cảm nhận vẫn còn tiếp diễn để bắt lấy các tần sóng lạc quan và hy vọng thì chúng ta có thể chết trẻ ở tuổi tám mươi.” (tạm dịch).

Những người bạn hữu duyên đọc được chia sẻ này của mình thân mến, mong rằng hết thảy chúng ta sẽ “chết trẻ ở tuổi tám mươi” vì mãi mãi chúng ta không bao giờ “già” và vẫn miệt mài nhiệt huyết dấn bước trên những cung đường dù thẳng tắp hay khúc khuỷu. Và hãy nhớ rằng bạn không phải là “kẻ độc hành”! Luôn luôn có những người bạn chân thành và thầm lặng đã-đang-sẽ dõi theo để ủng hộ, động viên và cổ võ cho bạn dù con đường bạn chọn thật ngây ngô hay điên rồ và cũng sẵn lòng san sẻ, ủi an, nâng đỡ mỗi khi bạn chùn bước. Trong số đó có mình, luôn thành tâm nguyện cầu Thượng Đế đồng hành cùng bạn trên mọi bước đường dù bão tố phong ba hay sóng yên biển lặng.

Hãy vững vàng và can đảm để không nuối tiếc cho một cuộc đời với nụ cười viên mãn trên môi, bạn nhé! God Bless All!

Hoà Ái

[Image: B1-CC78-B5-B3-FB-476-A-B295-CC8603255-BC9.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
10 giờ đêm đọc truyện ma.  Lol
...

Ở xóm tôi có 1 nhà, có cây dừa sai quả lắm, mới mấy tháng trước nhà đó thuê người về hái dừa xuống để ăn. Nghe đâu dừa ngon mà ngọt nước lắm. Xong tối hôm đó mọi chuyện bắt đầu xảy ra. Tầm tờ mờ tối, cả nhà đang ăn cơm bỗng nghe có tiếng trẻ con cười. Ai cũng ngạc nhiên vì quanh xóm chả có đứa trẻ con nào cả.Tiếng cười giòn đều vang lên mấy phút rồi im bặt.

 Mọi người tiếp tục dùng bữa bình thường, thì lại nghe thấy tiếng cười trẻ con, vang lên lần nữa. Ai cũng tò mò đi ra cửa hóng xem trẻ con ở đâu mà cười giòn thế? Ra đến cửa thì tiếng cười lại im bặt, xong vừa định quay vào thì tiếng cười lại vang lên. Ông chú chủ nhà bỗng giật mình đánh rơi bát cơm, ngồi bệt xuống đất miệng ú ớ, tay run run chỉ lên cây dừa: "kia...trên...trên kia kìa.". Cả nhà nhìn theo tay ông chú chỉ lên ngọn cây dừa thì thấy có ánh sáng trên ngọn cây vừa vụt tắt theo tiếng cười trẻ con. Khỏi phải bàn cả nhà sợ thế nào. Ai nấy chạy thật nhanh vào trong nhà đóng chặt cửa lại. Đêm ấy cả nhà thức cùng nhau hết cả đêm.

 Cũng may là sau đó không thấy tiếng cười vang lên nữa, chứ không cả nhà cũng vỡ mật mà chết. Sáng muộn hôm sau, tầm 9h, khi trời sáng rõ lắm rồi cả nhà mới dám mở cửa. Tất cả mọi người trong nhà đi di tản hết cả. Người sang nội, người về ngoại, không ai dám ở nhà. Đến tận tầm chiều tối mới thấy ông chú dẫn theo 1 vị thầy về xem xét. Chả biết thầy xem thế nào mà tầm 2 tiếng sau thì thấy bà vợ về mang theo lễ lạt. Xong thầy bắt đầu hành lễ, đọc kinh văn, bùa chú gì đó làm cả xóm đổ xô ra hóng. Thầy làm lễ xong cũng gần 8 rưỡi tối. Mà công nhận thầy cũng có tâm, xong xuôi còn ở lại với gia chủ đến tận 10h đêm để xem lễ lạt xong có linh không?

 Chờ mãi không có chuyện gì xảy ra thầy mới yên tâm nhận thù lao ra về. Sau đó mấy ngày quả nhiên là không thấy có chuyện gì xảy ra nữa, cả nhà ai nấy đều mừng vì nhờ được thầy cao tay về. Nhưng mà có lẽ cả nhà mừng hơi sớm. Trưa hôm ấy, nhà có khách, là bạn của ông chú đến nhà chơi, nên cả nhà có làm thịt con gà đãi khách. Gà vừa luộc xong, vớt ra khỏi nồi, khói còn bay nghi ngút thì bỗng dưng tiếng cười quỷ quái kia lại vang lên. Gia chủ thì hoảng sợ run lên bần bật, khách thì không hiểu chuyện gì xảy ra. Sau 1 hồi trình bày đầu đuôi câu chuyện cho khách nghe, ông khách nóng máu hô to:" ma quỷ gì ban ngày thế này, để tôi lên túm cổ nó lôi xuống cho". Thế là ông khách hùng hổ cầm con dao leo lên cây dừa định bụng chém bay đầu con ma trừ đi nỗi lo cho ông bạn già. Đúng lúc vừa leo đến ngọn cây thì tiếng cười vang lên. Già trẻ lớn bé chủ nhà ở dưới gốc cây sợ quá quỳ lạy nam mô rầm rĩ.

 Ông khách rút ngay con dao ra thủ thế, vừa định chém xuống thì ông cười phá lên. Ở dưới lại càng sợ hơn, nghĩ ông bạn mạo phạm bị hành rồi nên lại càng vái lạy mạnh hơn. Bỗng nhiên ông bạn trên ngọn cây vừa cười vừa giơ lên 1 vật gì hình chữ nhật nhỏ nhỏ màu đen. Mất mấy phút ông bạn mới bớt cười rồi nói được 1 câu:" bố tổ thằng nào để quên cái điện thoại trên đây, còn cài nhạc chuông tiếng trẻ con cười nữa đây này". Hoá ra ông vặt dừa làm rơi điện thoại trên ngọn cây lúc hành nghề rồi gọi để tìm máy.

Ơ thế là tự dưng mất ăn mất ngủ, mất tiền mời thầy về cúng chỉ vì thằng vặt dừa.

Lượm  

Lol

[Image: 319712539-2293536530806732-6968601098786707423-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
4 THỜI ĐIỂM BẠN NHÌN RÕ ĐƯỢC SỰ CHÂN THÀNH

Bình thường thì ai cũng có thể nói với nhau những lời đường mật nên chẳng thể nhìn rõ được ai chân thành với mình. Nhưng ở 4 thời điểm này, bạn chắc chắn sẽ nhìn ra được sự chân thành từ những người xung quanh mình.

1. Khi gặp hoạn nạn, khó khăn

Chẳng ai có thể chắc chắn được rằng cuộc sống của mình sẽ luôn thuận buồm xuôi gió, chẳng bao giờ gặp phải bất cứ trắc trở gì. Thế nên nếu một ngày không may cuộc đời bạn rơi vào bế tắc thì lúc này, chắc chắn những người sẵn sàng ở bên cạnh bạn, đưa tay ra giúp đỡ bạn mới chính là những người chân thành nhất với bạn.

Người ta thường nói lúc hoạn nạn mới biết được ai là chân tình với mình. Lúc bình thường, vui vẻ, ai chẳng có thể cười nói hớn hở với nhau, miệng ai chẳng có thể bảo rằng cứ yên tâm, có việc gì cũng sẽ giúp. Thế nhưng lúc khó khăn thì gọi điện, đến tận nơi nhờ tìm thì lại chẳng thấy.

Chỉ có chính chúng ta, gia đình và những người bạn thân thật sự mới có thể vực ta dậy sau cơn hoạn nạn cuộc đời. Và cũng nhờ đó, ta mới nhìn thấu được lòng người ngay giả, ai quân tử, ai tiểu nhân, ai thật lòng thật dạ đối xử tốt với mình.

2. Khi bệnh nặng

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Thế nhưng nhiều người lại chẳng để ý đến điều đó. Cũng như khi bạn khỏe mạnh, sẽ chẳng có mấy người xa lánh bạn. Khỏe mạnh là có thể chơi vui vẻ cùng nhau, làm cùng nhau được rất nhiều việc. Thế nhưng khi ốm đau bệnh tật, chỉ có những ai hàng ngày qua thăm nom, chăm sóc thì những người đó mới là những người chân thành với bạn.
Chứ nói thương miệng thương môi ai chẳng làm được. Bạn không thể nào cảm thấy hạnh phúc với một cơ thể không khỏe mạnh. Dù tiền bạc, của cải, hay những thú vui kia có hấp dẫn thú vị như thḗ nào thì cũng chỉ toàn là vô nghĩa.

3. Khi về hưu

Khi còn có quyền, có thế lực trong tay, chẳng cần nhiều tiền sẽ vẫn có rất nhiều kẻ sẵn sàng xu nịnh, tâng bốc bạn lên. Ngay cả những người xa lạ cũng trở nên thân thiết, xưng hô như tri kỉ, ruột thịt chỉ để mong có được một chút quyền lợi từ bạn.

Thế nhưng bạn có tin được không, khi bạn về hưu, tiền không còn trong túi nữa, thế lực càng không thì lúc đó những người vây quanh bợ đỡ bạn trước đó cũng sẽ không cánh mà bay. Sẽ chẳng còn một ai nhớ đến bạn, thậm chí là giáp mặt bạn cũng sẽ chẳng có nhiều người chào như những ngày trước. Bởi họ hiểu rằng giờ bạn đã chẳng còn giá trị gì đối với cuộc sống của họ nữa.

Hãy làm tốt việc của mình, đối xử chân thành với người khác, đó mới là việc nên làm.

4. Khi bạn sắp rời khỏi thế giới này

Nói thì nghe nhiều người chẳng tin, thế nhưng vào khoảnh khắc bạn sắp rời xa thế giới này, những người ở bên cạnh bạn, nắm lấy tay bạn vào giây phút cuối cùng của cuộc đời này mới chính là người chân thành nhất với bạn.

Lúc này mọi ân oán, hận thù gì đó đều chẳng còn quan trọng nữa, họ đã khoan dung, đã tha thứ, đã mở lòng để có thể được ở bên cạnh bạn trong giây phút cuối cùng của cuộc đời này.

Hoạn nạn mới biết chân thành, bạn hãy trân trọng những người ở bên cạnh bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi khó khăn hoạn nạn, không rời bỏ bạn dù ở bất cứ hoàn cảnh nào nhé!

Lượm

[Image: 319902706-5686932008056800-5312614120367362815-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
5 - khi thất tình ... không tin hỏi ông Ếch   Lol
Reply
(2022-12-16, 10:52 AM)phai Wrote: 5 - khi thất tình ... không tin hỏi ông Ếch   Lol

còn phải xem là... ai hỏi nhen Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Reply
(2022-12-16, 10:52 AM)phai Wrote: 5 - khi thất tình ... không tin hỏi ông Ếch   Lol
6- khi bạn thua độ wcRollin
Reply
(2022-12-16, 11:16 AM)Ech Wrote: còn phải xem là... ai hỏi nhen  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Em Lan hỏi thì sao ta  Lol .
Reply
(2022-12-16, 04:06 PM)phai Wrote: Em Lan hỏi thì sao ta  Lol .

Ngậm cười nơi chín suối :)

Reply
Lol Lol Lol

@Thầy cưng, anh 3, sư huynh.   Lol Lol Lol
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
LỖI CHÍNH TẢ

Đỗ Duy Ngọc

Không biết vì sao mà bây giờ người viết sai chính tả nhiều quá. Có thể là ngày nay, mạng xã hội, Facebook phổ biến nên người ta viết nhiều, sử dụng nhiều nên mới lộ ra việc viết sai chính tả chăng ?
Cũng có thể nhà trường hiện nay không chú trọng việc dạy viết đúng chính tả cho học sinh ? Cũng có thể bây giờ người ta ít đọc sách, bởi đọc sách cũng là một cách rèn luyện viết chính tả cho đúng ? Mà cũng có thể thời hiện đại người ta phát âm sao thì viết ra vậy nên chữ nghĩa ngọng nghịu là lẽ đương nhiên ? Và cũng có thể vì tất cả những lý do ấy.

Chỉ cần lướt các bài viết và comment ở trên mạng, ta có thể tìm thấy vô vàn lỗi chính tả. Lỗi nhẹ thường thấy là sai hỏi ngã. Lỗi này thì quá phổ biến, đến độ người ta có thể bỏ qua. Cũng thường thấy là viết như người ngọng nói. Ngày trước, người Việt thường lấy giọng Hà Nội làm tiêu chuẩn, giọng Bắc là giọng chuẩn, điều ấy chưa hẳn đã đúng nhưng cũng tạm chấp nhận. Lúc đấy người nói chớt, nói ngọng theo cách nói của địa phương thường là người già, là nông dân. Người có chút học vấn sẽ tránh nói theo kiểu ấy. Nhưng bây giờ thì khác rồi, người Bắc nói chớt, nói ngọng nhiều quá và đem cái chớt, cái ngọng ấy vào bài viết, nói sao viết vậy.
Trân trọng viết là chân chọng. Trả treo viết là chả cheo. Cho nên viết là cho lên. Lịch sử viết là lịch xử… nhiều lắm kể không hết. Cứ tưởng người ít học thì viết sai nhiều lỗi chính tả, nhưng không phải thế. Học sinh cấp 3, sinh viên Đại học cho đến giáo viên, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ cũng viết sai chính tả tùm lum. Các nhà lãnh đạo cũng mắc không ít lỗi chính tả khi viết. Ngay đến giáo viên dạy môn Văn trong các trường học cũng viết sai chính tả. Nhà văn, nhà thơ, nhà báo cũng đầy lỗi chính tả.

Ngày xưa, sách, báo là nơi để người ta tìm thấy sự chính xác trong câu văn, trong từ ngữ sử dụng và cũng là nơi tin cậy về chính tả. Ngày nay không còn thế nữa, sách đầy lỗi, báo viết sai tè le, ngay cả sách giáo khoa dạy cho trẻ con của một ông Giáo sư Tiến sĩ tự vỗ ngực là người có trình độ cao nhất thế giới cũng viết con dơi thành con rơi. Đành thua.

Một bài văn hay, một bài báo tốt, một câu comment thú vị mà nhiều lỗi chính tả thì bài văn ấy, câu comment ấy giảm biết bao giá trị. Nhiều khi cứ tự nghĩ không biết giờ trong nhà trường ở môn Tiếng Việt, môn Văn học, người ta dạy học trò những gì nhỉ ? Còn nhớ cách đây hơn 60 năm, thời tôi còn là cậu bé con đi học tiểu học môn dictée tức chính tả là môn học quan trọng, thầy cô rất chú trọng môn này và dần cho nát xương đứa nào viết sai nhiều lỗi cho nên trò nào cũng cố gắng Une dictée sans fautes, một bài chính tả không có lỗi. Có lẽ nhờ thế mà thế hệ chúng tôi viết bài ít lỗi hơn bây giờ chăng? Tuy vậy, giờ có tuổi, lẩn thẩn rổi, trong khi viết mà gặp một từ nào hơi hồ nghi, tôi liền tra tự điển hoặc vào Google đánh chữ đấy tìm xem để có sự chính xác. Tôi nghĩ viết cho đúng chính tả cũng không khó. Nếu để ý trong lúc viết, kiên trì rèn luyện thì việc viết sai chính tả sẽ vượt qua được thôi.

Cứ đà này, chữ Việt thành một mớ hỗn độn của người bệnh ngọng. Đôi lúc cứ đọc thấy lỗi, lòng lại buồn và lo cho thế hệ sau .
Tui cũng sai chính tả nhưng lỗi tại máy đấy chớ ..

[Image: 8406-AD63-59-F6-45-A8-A5-D8-EF04788-B5585.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Trong lúc mọi người đang vui mừng cùng Argentina đã được giải vô địch World Cup thì cùng lúc từ Houston lại gửi đến cho một tin buồn.  Chú Nguyễn Công Bằng nguyên là Tổng Thư Ký đảng Vì Dân, một đảng đối lập đảng csVN ở trong nước và Hải Ngoại đã ra đi.  Vào năm 2013, chú đã từng bị mưu sát ở Cambodia nhưng thoát nạn.  Cách đây mấy năm chú đã quy và trở thành Tỳ Kheo Minh Trí.

Nguyện xin hương linh chú an nghỉ nơi miền Cực Lạc.  🙏

[Image: 21-DDE85-B-A3-A7-40-A6-B258-15-AD0-B2-C420-F.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Oh my gosh, thật là buồn.  Sài Gòn vừa báo tin chú Nguyễn Hữu Cầu, tác giả của bài "Con Bò Kéo Xe" vừa ra đi.   Crying-face4

Chú là một trong những người tù chính trị mà chúng tôi đã bảo trợ khi chú còn bị giam trong lao tù cs.  Tôi nhớ khi có tin chú được ra tù, nhiều người đã ghẹo tôi rằng "người tù nào được cô bảo trợ cũng ra tù hết."  Lúc ấy tôi chỉ cười, mục đích tất cả các việc làm của chúng tôi cũng là để họ được trả tự do mà thôi.  Chúng tôi gọi chú là "người tù thế kỷ" vì chú đã bị giam cầm 37 năm dài trong lao tù cs, chịu biết bao nhiêu hành hạ từ thể xác đến tinh thần.  

Nguyện cầu cho hương linh chú được yên nghỉ.  

Tiểu sử của Người Tù Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu - Đại Uý VNCH và những lời nói thống thiết của con cháu gia đình chú khi chú còn bị trong lao tù.  






[Image: 320567841-1506794576486720-8784112141112872717-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply