Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Posts: 1,148
Threads: 170
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
15
XiXon,
Cau này chính xác là: "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn !", nghĩa đen là: "O trên trời, ở dưới trời, chi? có một mình ta là tôn quý !"; nhưng mấy người nghiên cứu dao Phat thì cho là có nghi~a gì khac cao sieu lắm nhưng cũng không thấy ai giải thích nhu the nao ...
______________________
Cám ơn hoa đã vì ta nở,
Thế giơi vui từng nổi lẻ loi,
(Thơ Tô Thuỳ Yên)
Posts: 2,691
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
Chào Xí Xọn,
Hai câu kệ mà Xí Xọn đề cập chỉ là một nửa của bài kệ 4 câu như sau:
Thiên thượng thiên hạ,
Duy ngã độc tôn.
Nhất thiết thế gian,
Sinh lão bệnh tử.
Bốn câu này trong kinh Trường A Hàm của người Tàu được dịch ra chữ Hán. Bài kệ đó có một số bài viết chuyển dịch như sau: "Trên trời dưới đất, Chỉ có ta duy nhất, Tất cả thế gian, Sinh già bệnh chết", ngụ ý rằng, Đức Phật ra đời để độ chúng sanh ra khỏi sanh, lão, bệnh tử. Có một số bài nghiên cứu khác luận giải theo Đại thừa hay Thiền tông cho rằng, chữ Ngã trong câu trên ám chỉ cái Chân ngã, Chân tâm hoặc Pháp thân đó là độc nhất vượt khỏi sanh tử, vô nhiểm, bất sanh bất tử .v.v...
Trong kinh tạng Pali nguyên thuỷ là Trường Bộ kinh -- Kinh Đại Bổn -- Đức Phật thuật lại lời tuyên bố của vị Phật Chánh Đẳng Chánh giác thứ 1 là đức Phật Tỳ Bà Thi khi chào đời mà cũng là truyền thống thông lệ đản sanh của Chư Phật Chánh đẳng Chánh giác cho đến Phật Thích Ca là vị Phật thứ 7, cũng có câu tương tự:
Pali ngữ: "Aggo ham asmi lokassa, jettho' ham asmi lokassa; setto' ham asmi lokassa, Avam antima jati natthi dàni puabban"'. Được hoà thượng Thích Minh Châu dịch ra như sau: "Ta là bậc tối tôn ở đời. Ta là bậc Trưởng thượng ở đời. Ta là bậc tối thượng ở đời. Nay là đời sống cuối cùng của Ta. Nay ta không còn tái sanh nữa".
Có lẽ bài kệ 4 câu trong Trường A Hàm đã chuyển ngữ lời tuyên xưng từ kinh tạng nguyên thuỷ Trường bộ kinh của Kinh Đại Bổn vừa trích dẫn trên. Có nhiều ý kiến cho rằng giáo pháp của Phật là vô ngã sao lại lời tuyên bố trên đầy ngã mạn, tự cao như vậy. Cũng có lời giải thích cho rằng Ngã đó là Chân tâm, Chân ngã, vậy thì mâu thuẩn và nên hiểu làm sao cho phải lẽ. Nơi đây anatta nhận thấy chúng ta nên tìm hiểu lời tuyên bố trên của Chư Phật khi đản sinh "Ta là bậc tối tôn ở đời. Ta là bậc Trưởng thượng ở đời. Ta là bậc tối thượng ở đời. Nay là đời sống cuối cùng của Ta. Nay ta không còn tái sanh nữa" , theo truyền thống nguyên thuỷ gần gũi với lời dạy của ngài thì sẽ thấy nó hợp lý hơn, và chính hoà thượng Thích Minh Châu, người đã dịch toàn bộ hệ king tạng nguyên thuỷ bằng tiếng Pali sang tiếng Việt mà chúng ta có được để tham học hiện nay, cũng đã nhìn nhận vị trí độc nhất vô nhị của Đức Phật như thế trong bài viết Đức Phật của Chúng Ta. Anatta chọn cách lý giải này.
Chữ Ngã hay chữ Ta trong lời tuyên xưng trên của Phật chỉ là một đại từ. Trong các kinh Phật tự xưng là "ta", hoặc là danh hiệu "Như Lai", chúng là đại từ để phân biệt giữ Phật và đối tượng được ngài thuyết phá hay đàm thoại. Là một đại từ nên không thể cho đó là lời nói tự cao, tự tôn. Cũng như chúng ta nói chuyện với nhau thì dùng tên hoặc danh xưng để phân biệt nhau.
Và lời tuyên ngôn trên Phật chỉ diễn đạt một sự kiện như thực về ngài hay vị Phật Chánh đẳng Chánh giác mà thôi.Trong kinh Trung Bộ, kinh Thánh Cầu, sau khi Phật vừa chứng ngộ, thì có một người tên là Upaka trông thấy Phật và nói:
"-- Các căn của Hiền giả thật sáng suốt. Da sắc của Hiền giả thật thanh tịnh, thật thanh khiết. Này Hiền giả, vì mục đích gì, Hiền giả xuất gia? Ai là bậc Ðạo Sư của Hiền giả? Hiền giả hoan hỷ thọ trì pháp của ai?"
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với tà mạng đạo Upaka bài kệ như sau:
"-- Ta, bậc Thắng tất cả,
Ta, bậc Nhất thiết Trí.
Hết thảy pháp, không nhiễm,
Hết thảy pháp, xả ly.
Ta sống chân giải thoát,
Ðoạn tận mọi khát ái.
Như vậy Ta tự giác,
Còn phải y chỉ ai?
Ta không có Ðạo Sư,
Bậc như Ta không có.
Giữa thế giới Nhơn, Thiên,
Không có ai bằng Ta.
Bậc Ứng Cúng trên đời,
Bậc Ðạo Sư vô thượng.
Tự mình Chánh Ðẳng Giác,
Ta an tịnh, thanh thoát.
Như vậy lời nói của Phật cho thấy rằng chỉ nói lên sự kiện thực về sự giác ngộ đạo của ngài. Đây đâu phải là tự cao, tự đại. Và ở kinh Tăng Chi Bộ I -- Phẩm Một Người, Phật cũng nói lên vị trí độc nhất vô song của ngài, trình bày một sự kiện về ngài:
- Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
- Sự xuất hiện của một người, này các Tỷ-kheo, khó gặp được ở đời. Của người nào ? Của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự xuất hiện của một người này, này các Tỷ-kheo, khó gặp được ở đời.
- Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người vi diệu. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính một người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người vi diệu.
- Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
Cũng trong kinh Tăng Chi Bộ I -- Phẩm Không Thể Có Được -- Phật xác nhận thêm vị trí độc tôn này:
Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Trong một Thế giới, hai vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, không trước không sau, xuất hiện một lần, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: Trong một Thế giới, chỉ có một vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, sự kiện này có xảy ra.
Sự xác nhận trên của Phật cũng có nghĩa là trong hiện kiếp này trong khi giáo pháp của Đức Phật còn tồn tại cho đến khi biến mất, thì không có một vị Phật nào khác xuất hiện cho đến khi Đức Phật Chánh đẳng Chánh giác tương lai là Phật Di Lặc ra đời.
Về sự giác ngộ và đạo lý vô ngã giải thoát, chánh pháp do ngài truyền dạy -- Tứ Diệu Đế -- cũng là tối thượng, không có ai sánh bằng hay tương tự, ngài nói lên sự kiện này như sau ở kinh Trung Bộ III:
"...này Aggivessana, ở đây, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi riêng tự chứng ngộ với thượng trí, thế giới này là Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhơn, lại tuyên bố điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh."
...
“Không thể có một Tỳ-kheo, này Bà-la-môn, thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp như Thế Tôn, bậc A-la-hán Chánh đẳng chánh giác đã thành tựu. Này Bà-la-môn, Thế Tôn là bậc làm khởi dậy con đường trước đây chưa được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói, là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo. Và này, các đệ tử là những vị sống hành đạo và tùy hành, và sẽ thành tựu đạo quả".
Trong kinh Trung Bộ I -- Đại Kinh Sư Tử Hống -- Đức Phật nói cho ngài Xá Lợi Phất là đại đệ tử của ngài về hành trình thực hành đạo và thành quả tu chứng của ngài như Mười Lực của Như Lai (*), Bốn Pháp Vô Uý (*), và Bồ tát Khổ Hạnh (*) là có một không hai là sự kiện như thực chứ không phải ngã mạn như đã bị hiểu lầm:
Này Sariputta, Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực, chính nhờ thành tựu mười lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân. Thế nào là mười?
Này Sariputta, Ta thắng tri phạm hạnh, đầy đủ bốn hạnh: về khổ hạnh, Ta khổ hạnh đệ nhất; về bần uế, Ta bần uế đệ nhất; về yểm ly, Ta yểm ly đệ nhất; về độc cư, Ta độc cư đệ nhất.
Vẫn còn một vài đoạn kinh nữa để phác hoạ thêm, nhưng anatta cảm thấy bấy nhiêu lời dẫn chứng trên cũng đã đủ. Điểm lược qua như trên những lời Đức Phật Thích Ca tự nói về ngài thì dễ nhận thấy rõ là ngài tuyên bố những sự kiện ra đời, tu hành, thành đạo, và rao giảng chánh pháp chỉ là sự kiện như thực của một vị Phật Chánh đẳng Chánh giác; và khi Phật tự xưng là "Ta" thì đó là hình thức đại từ để phân biệt để truyền đạt với mọi người.
(*) Liệt kê ra những pháp thành tựu trên của Dức Phật thì khá dài. Xí Xon có thể tìm đọc kinh Trung Bộ I - Đại Kinh Sư Tử Hống - kinh số 12, thì sẽ rõ thêm.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 15,976
Threads: 1,117
Likes Received: 263 in 115 posts
Likes Given: 381
Joined: Dec 2017
Reputation:
368
wow..ko ngờ co' một câu hoĩ ngắn mà anh Anatta trã lơì cặn kẽ ghê , nhiêù chi ṭiết ghê
Posts: 8,167
Threads: 117
Likes Received: 442 in 315 posts
Likes Given: 160
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
(2019-01-16, 11:14 PM)SugarBabe Wrote: wow..ko ngờ co' một câu hoĩ ngắn mà anh Anatta trã lơì cặn kẽ ghê , nhiêù chi ṭiết ghê
Chùi .... Câu này quan trọng lắm đó , và rất dể hiểu lầm.
Anh đả thấy mấy lối giải thích về câu này, mỗi người nói 1 kiểu , Tuy theo sự hiểu biết, tuỳ theo độ thâm ngộ giáo lý mà mỗi người hiểu khác nhau.
Riêng anh thì anh nghỉ câu này do người đời sau đặc vào miệng Phật.
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 15,976
Threads: 1,117
Likes Received: 263 in 115 posts
Likes Given: 381
Joined: Dec 2017
Reputation:
368
(2019-01-16, 11:24 PM)RungHoang Wrote: Chùi .... Câu này quan trọng lắm đó , và rất dể hiểu lầm.
Anh đả thấy mấy lối giải thích về câu này, mỗi người nói 1 kiểu , Tuy theo sự hiểu biết, tuỳ theo độ thâm ngộ giáo lý mà mỗi người hiểu khác nhau.
Riêng anh thì anh nghỉ câu này do người đời sau đặc vào miệng Phật.
Em cũng thường hay nghe từ phim Tàu " duy ngã độc tôn"
Ko nghĩ có liên hệ vô Phật Pháp ...tới khi thấy anh Anatta giãi thích...
Posts: 8,167
Threads: 117
Likes Received: 442 in 315 posts
Likes Given: 160
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
(2019-01-16, 11:37 PM)SugarBabe Wrote: Em cũng thường hay nghe từ phim Tàu " duy ngã độc tôn"
Ko nghĩ có liên hệ vô Phật Pháp ...tới khi thấy anh Anatta giãi thích...
Người viết những biên tập của phim thì cũng đọc sách này sách nọ, nên lâu lâu cũng xen những câu hay hay của các tôn giáo vào.
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Thx anh Anatta a lot. Bây giờ XX hiểu rồi.
Nhưng XX còn một thắc mắc nữa á, nhờ anh giúp giùm luôn. Ngoài câu kinh Trường Bộ bên dưới, Đức Phật có nhắc câu này ở Kinh Nguyên Thủy nào khác nữa hông anh?
Quote:Pali ngữ: "Aggo ham asmi lokassa, jettho' ham asmi lokassa; setto' ham asmi lokassa, Avam antima jati natthi dàni puabban"'. Được hoà thượng Thích Minh Châu dịch ra như sau: "Ta là bậc tối tôn ở đời. Ta là bậc Trưởng thượng ở đời. Ta là bậc tối thượng ở đời. Nay là đời sống cuối cùng của Ta. Nay ta không còn tái sanh nữa".
Thank you so much, huynh Anatta!
Posts: 2,691
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
Quote:"Ta là bậc tối tôn ở đời. Ta là bậc Trưởng thượng ở đời. Ta là bậc tối thượng ở đời. Nay là đời sống cuối cùng của Ta. Nay ta không còn tái sanh nữa".
Chào Xí Xọn,
Trong Trung Bộ Kinh III -- Kinh số 123: Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp, thì ngài Anan thị giả của Đức Phật có thuật lại cho các tỳ kheo nghe về đại sự nhân duyên của một vị Phật Chánh Đẳng Giác ra đời.
Ở kinh Trường Bộ -- Kinh Đại Bổn -- thì Đức Phật kể lại cho các tỳ kheo nghe về sự kiện hiếm có vị diệu, hy hữu đản sinh của đức Phật Chánh Đẳng Giác Tỳ Bà Thy là vị Phật thứ 1 đã tuyên bố lời như trên sau mới chào đời. Và đó cũng là truyền thống và thông lệ của chư Phật Chánh Đẳng Giác, cho đến Đức Phật Thích Ca là vị thứ 7. Tuy nhiên đức Phật Thích Ca không có nói về bản thân ngài.
Và trong Kinh Trung Bộ 123 -- Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp thì thị giả Anan mới thuật lại cho chư tỳ kheo rằng chính Phật Thích Ca đã tường thuật lại quá trình đản sanh của ngài từ khi từ cung trời Đâu Suất tái sinh xuống cõi nhân loại cho thị gia Anan nghe, sau khi Phật bảo: "-- Do vậy, này Ananda, hãy nói lên nhiều nữa, những đặc tánh hy hữu, vị tằng hữu của Như Lai."
Trong bài kinh Trung bộ 123 này có đoạn giống như đoạn bên trên trong Trường Bộ Kinh.
....
....
Anan: Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
.....
.....
Phật mới bảo Anan:
-- Do vậy, này Ananda, hãy thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Hê lô Huynh Anatta.
Hôm trước XX nghe ai nói là có bàn thờ Thiên làm XX ngạc nhiên lắm á dzì XX chưa thấy bàn thờ Thiên bao giờ.
Huynh có biết nhiều về bàn thờ Thiên hông huynh? Nếu biết thì chia sẽ cho XX biết nha. Thanks a bunch. :tropical-drink_1f379:
Posts: 2,691
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
(2019-02-16, 10:30 PM)Xí Xọn Wrote: Hê lô Huynh Anatta.
Hôm trước XX nghe ai nói là có bàn thờ Thiên làm XX ngạc nhiên lắm á dzì XX chưa thấy bàn thờ Thiên bao giờ.
Huynh có biết nhiều về bàn thờ Thiên hông huynh? Nếu biết thì chia sẽ cho XX biết nha. Thanks a bunch. :tropical-drink_1f379:
Chào Xí Xọn,
Thông tin về Bàn thờ Ông Thiên có thể tìm thấy trên internet. Tuy nhiên chắc có lẽ Xí Xọn muốn biết theo Phật giáo Nguyên thuỷ (Buddhism Theravada) thì có liên hệ gì không hay là có cái nhìn ra sao về tục lệ thờ Trời này, phải không? Câu trả lời là có. Câu trả lời anatta chia ra làm hai phần: nói sơ lược tóm tắt về bàn thờ Ông Thiên, và ý nghĩa theo Phật pháp Nguyên thuỷ.
1). Theo Tự điển Từ ngữ Nam bộ của Huỳnh Công Tín: “Bàn Ông Thiên” là bàn thờ trước sân nhà để đặt nhang, đồ cúng, làm bằng một tấm vuông nhỏ được đặt trên một trụ cao ngang tầm với người lớn; “Bàn Thiên: Bàn thờ Trời, Phật ở trước sân nhà ở nông thôn”.
"Trên bàn thiên có một lọ cắm hương bằng sành, đặt ở phía sau cùng, bên cạnh phía tay phải của người nhìn vào là một bình cắm hoa, trước lọ cắm hương đặt một cái dĩa đựng 4 chén chung nước. Nhà nghèo có khi người ta dùng lon sữa bò để cắm hương, dùng cái chai xá xị hay hũ tương để cắm hoa." (Báo Người-Việt)
Bàn thờ thông thiên trước một căn nhà ở miền quê Nam bộ. (Hình: Internet)
Bàn Ông Thiên xuất hiện từ khoảng đầu thế kỷ 20, khoảng năm 1910, khi người dân di cư vào miền "đàng trong" tức là miền Nam, Lục tỉnh để khai khẩn đất đai và lập nghiệp. Giữa vùng đất lạ mênh mông, con người cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối trước thiên nhiên bao la, trước thiên tai, thời tiết bất thường, người ta cho rằng có đấng vô hình siêu nhiên nào đó có thể hoá giải những tai ách, tật bệnh, thời tiết khắc nghiệt lụt lội hạn hán nên từ đó Bàn Ông Thiên ra đời. Người dân tin rằng ông Trời có quyền năng, phép mầu và từ bi, có thể nghe thấy tâm tư hoàn cảnh của con người. Cứ mỗi vào chiều chạng vạng tối, thì người chủ nhà đốt nén nhang và cầu nguyện ông Trời cho có được sức khoẻ, bình an, phước lành, mùa màng thuận lợi .v.v... Vào những ngày rằm 15 và 30 thì người ta thêm chén gạo và muối, trái cây để cầu nguyện khấn vái như trên. Có những câu ca dao mà ta có thể tìm thấy nói lên tục lệ niềm tin cầu nguyện Ông Thiên của người dân miền Nam Lục tỉnh:
“Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày,
Lấy đầy bát cơm,
Lấy rơm đun bếp…”
2). Theo Phật pháp Nguyên thuỷ (Buddhism Theravada) thì anatta nhắc sơ lại một chút về các cõi giới để dễ hình dung hơn. Giáo lý nhà Phật có Tam Giới: Dục giới, Sắc giới, và Vô Sắc giới. Dục giới có 11 cõi: 4 cõi Khổ, kế là 1 cõi Người là nhân loại chúng ta đây, và cao hơn là 6 cõi chư Thiên, cõi kế tiếp trên cõi Người là cõi trời Tứ Đại Thiên Vương. Ông Thiên mà dân gian Nam Bộ thờ đó là thuộc về cõi trời Tứ Đại Thiên Vương này. Tứ Thiên hộ trì, hộ thế nhân giới là Bốn Vị Đại Thiên Vương này. Dưới trướng của Bốn Vị là các chư thiên khác, trong đó có chư thiên hiền thiện và bất thiện hay hung dữ đều nằm trong sự cai quản của Bốn vị Thiên Vương trên.
Theo lời của vị sư nguyên thuỷ, thì các ngày mùng 8, rằm 15, 23 và 30 âm lịch, Tứ Đại Thiên Vương đi du hành khắp thế gian nhân loại để xem xét. Nếu thấy nhà nào có Bàn Ông Thiên, thì Vị Thiên Vương sẽ ghé lqua thăm, đi vào trong nhà người đó. Khi đó năng lực lành của Vị Thiên Vương có thể khiến cho cả nhà được mát dịu, an lạc. Giả như nếu gia đình đó có xích mích lục đục ngày hôm đó, thì năng lực lành này sẽ hoá giải làm giảm bớt xung đột bất hoà. Nếu như gia đình không có chuyện bất hoà gì cả, thì niềm hạnh phúc an lạc sẽ được tăng thịnh hơn.
Ở kinh tạng nguyên thuỷ, Kinh Tăng Chi Bộ 3 Đức Phật có đề cập đến Ông Thiên (Trời) này trong các ngày Trai giới (Bố Tát - Uposatha).
36.- Bốn Bậc Ðại Vương
- Này các Tỷ-kheo, trong ngày thứ tám của nửa tháng, các vị Ðại thần cố vấn cho bốn Ðại vương, đi du hành trong thế giới này để xem trong loài người, có nhiều người có hiếu với mẹ, có hiếu với cha, có kính Sa-môn, Bà-là-môn, có tôn trọng các vị gia trưởng, có làm lễ Uposatha (Bố-tát), có đề cao cảnh giác, có làm các công đức.
Này các Tỷ-kheo, trong ngày 14 của nửa tháng, các Hoàng tử của bốn Thiên vương, đi du hành trong thế giới này để xem trong loài người, có nhiều người có hiếu với mẹ, ... có làm các công đức.
Này các Tỷ-kheo, trong ngày rằm lễ Uposatha (Trai giới), bốn vị Thiên vương tự mình đi du hành trong thế giới này để xem trong loài người, có nhiều người có hiếu với mẹ, ... có làm các công đức.
Nếu chỉ có ít người giữa loài người, này các Tỷ-kheo, có hiếu với mẹ, ... là các công đức, thời này các Tỷ-kheo, bốn vị Ðại vương liền báo với chư Thiên ở cõi trời thứ ba mươi ba, đang ngồi tụ họp tại hội trường Sudhammà:
- "Thưa chư vị, có ít người giữa loài người có hiếu với mẹ, ... có làm các công đức".
Rồi này các Tỷ-kheo, chư Thiên ở cõi trời thứ ba mươi ba không hoan hỉ nói:
- "Thật vậy, Thiên chúng sẽ bị tổn giảm và Asura chúng (A-tu-la) sẽ được sung mãn."
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu có nhiều người giữa loài người, có hiếu với mẹ, ... có làm các công đức, thời này các Tỷ-kheo, bốn vị Ðại vương liền báo với chư Thiên ở cõi trời thứ ba mươi ba, đang ngồi tụ họp tại hội trường Sudhammà:
- "Thưa chư Vị, có nhiều người giữa loài người, có hiếu với mẹ, ... có làm các công đức".
Rồi này các Tỷ-kheo, chư Thiên ở cõi trời thứ ba mươi ba hoan hỷ nói
- "Thật vậy, Thiên chúng sẽ được sung mãn, còn các Asura chúng sẽ bị tổn giảm.
Cõi Trời Ba Mươi Ba là cõi trời Đao Lợi, cao hơn cõi Tứ Thiên Vương. Cõi Asura (A Tu La), là một cảnh đau khổ trong 4 cảnh khổ: địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh, và A Tu La. Như vậy, những ngày 14, Rằm 15... nếu chúng ta phát tâm ăn chay, bố thí, hành ngũ giới, thanh tịnh hoá thân tâm, thì sẽ tạo cho mình được công đức, giúp giải bớt đi nghiệp xấu và sau này khi chết đi có cơ hội sẽ tái sanh về nhàn cảnh an lạc như là cõi Tứ Thiên Vương hoặc Đao Lợi.
Tiện đây anatta xin đề cập thêm một điều hơi ngoài lề và có liên qua đến Tứ Đại Thiên Vương này. Nơi cõi người thế gian chúng ta sống đây, thì có loại chư Thiên gọi là Càn Thát Bà. Trong số Chư thiên Càn Thát Bà này có một loại khá dữ dằn chuyên sống nương vào các thân cây. Dù cho cây bị người ta đốn đi làm cây, làm gỗ để dùng thì loại Càn Thát Bà này vẫn bám theo sống mà không rời. Vì thế xui rủi thay nếu có gia chủ nào dùng cây gỗ làm cột hay bàn ghế .v.v... trong nhà mình và có Càn Thát Bà dữ dằn này nương tựa, thì sẽ bị chư Càn Thát Bà này quấy rối khiến cho bị xui xẻo, đủ thứ chuyện phiền phức xảy ra trong nhà, tật bệnh .v.v.... Khi đó thì nên nhờ thầy nào biết hoá giải làm nghi thức mời chư thiên Càn Thát Bà đó rời đi. Loại Càn Thát Bà hung dữ này nằm dưới quyền cai quản của Vị Đại Thiên Vương, Đức Dhataraṭṭha (Trì Quốc Thiên Vương) một trong Bốn Vị Đại Thiên Vương. Vị gia chủ bị phá đó có thể chờ đến các trai giới như đã nói trên, cầu khẩn vị Đại Thiên Vương Dhataraṭṭha (Trì Quốc Thiên Vương) giúp đỡ hộ trì, hoặc nhờ vị thầy nào biết cách cầu khẩn Vị Đại Thiên Vương này trợ giúp.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 20,517
Threads: 228
Likes Received: 26 in 23 posts
Likes Given: 21
Joined: Feb 2018
Reputation:
49
(2019-01-16, 11:14 PM)SugarBabe Wrote: wow..ko ngờ co' một câu hoĩ ngắn mà anh Anatta trã lơì cặn kẽ ghê , nhiêù chi ṭiết ghê
yeah , hay thiệt , nhưng Vân hỗng hiểu gì cả
SB có hiểu gì không ?? nếu hiểu , thì SB hiểu như thế nào , có thể giúp cho Vân hiểu được không ??
người viết thì quả thiệt là siêu phàm , nhưng người nghe có hiểu được hay không ... thì có thể giúp cho những người khác .... vẩn chưa hiểu
Vân thấy bên PG dùng rất rất rất là nhiều từ hán việt , chẳng hiểu tại sao lại dùng từ hán việt nhiều tới mức độ như vậy ... mà đâu phải ai cũng am tường tiếng hán việt đâu ??
SB giải thích , thử đừng dùng từ hán việt , xem Vân có hiểu hông nhá
cám ơn trước nhá :kiss:
Posts: 15,976
Threads: 1,117
Likes Received: 263 in 115 posts
Likes Given: 381
Joined: Dec 2017
Reputation:
368
(2019-02-19, 10:44 AM)tuyetvan Wrote: yeah , hay thiệt , nhưng Vân hỗng hiểu gì cả
SB có hiểu gì không ?? nếu hiểu , thì SB hiểu như thế nào , có thể giúp cho Vân hiểu được không ??
người viết thì quả thiệt là siêu phàm , nhưng người nghe có hiểu được hay không ... thì có thể giúp cho những người khác .... vẩn chưa hiểu
Vân thấy bên PG dùng rất rất rất là nhiều từ hán việt , chẳng hiểu tại sao lại dùng từ hán việt nhiều tới mức độ như vậy ... mà đâu phải ai cũng am tường tiếng hán việt đâu ??
SB giải thích , thử đừng dùng từ hán việt , xem Vân có hiểu hông nhá
cám ơn trước nhá :kiss: TV,
Chị tự đọc thêm đi nha...đọc vài lần sẽ hiểu
Sự hiểu biết cũa mỗi người ko giống nhau...anh Anatta đã viết chị ko hiểu, dù em có ghi ra chị cũng ko hiểu
Posts: 20,517
Threads: 228
Likes Received: 26 in 23 posts
Likes Given: 21
Joined: Feb 2018
Reputation:
49
Vân ko hiểu vì he dùng nhiều hán việt quá
Nên Vân hỏi SB có hiểu ko? Nếu hiểu thì hiểu như thế nào, chỉ nói cho Vân biết SB hiểu như thế nào thôi .. Ngắn gọn chứ ko cần phải dài dòng
Cám ơn SB trước
Có đọc vài lần thì cũng ko hiểu. Giống như mình ko hiểu tiếng anh, có đọc 19 lần thì cũng ko hiểu gì cả . hy vọng SB thông cảm
Posts: 15,976
Threads: 1,117
Likes Received: 263 in 115 posts
Likes Given: 381
Joined: Dec 2017
Reputation:
368
(2019-02-19, 11:44 AM)tuyetvan Wrote: Vân ko hiểu vì he dùng nhiều hán việt quá
Nên Vân hỏi SB có hiểu ko? Nếu hiểu thì hiểu như thế nào, chỉ nói cho Vân biết SB hiểu như thế nào thôi .. Ngắn gọn chứ ko cần phải dài dòng
Cám ơn SB trước
Có đọc vài lần thì cũng ko hiểu. Giống như mình ko hiểu tiếng anh, có đọc 19 lần thì cũng ko hiểu gì cả . hy vọng SB thông cảm
Em ko giỏi giải thích cho người khác
Để coi nếu có ai khác có thể giãi thích cho chị dể hiểu hơn không
|