VietBest

Full Version: Hỏi đáp - Đạo đời - Tình người đa đoan
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
(2024-01-26, 05:59 PM)Tuy duyen Wrote: [ -> ]
[Image: maxresdefault-1-1706258253749512116979-0...844292.jpg]




(2024-01-27, 05:40 AM)Tuy duyen Wrote: [ -> ]


Triều Tiên chỉ hâm nóng Á Châu

TQ và Phillippins , có thể ?
(2024-01-27, 11:44 AM)TanThu Wrote: [ -> ]Triều Tiên chỉ hâm nóng Á Châu

TQ và Phillippins , có thể ?


Hâm nóng với cái đầu nóng thì chuyện cháy dễ thường xảy ra mà Thu  Grinning-face-with-smiling-eyes4

TQ và Phi thì không thể vì trở ngại lớn nhất là biển Đông quá rộng, Phi có Mỹ và đồng minh bảo kê trên giấy tờ đàng hoàng, Đài Loan thì cũng không vì đánh chuột sợ vỡ bình, dân Đài ủng hộ TQ là 1/3 và nói chung, dân này cũng là dân TQ nên từ từ tính cũng không sao. Nga muốn Mỹ phân tán lực lượng nên cố làm sao để có nhiều mặt trận nổ ra, càng nhiều càng tốt. 

Cũng có thể là VN vì có vẻ như VN đang hướng về Mỹ, cái mà TQ ghét nhất đó. TQ đang bao vây VN từ mọi phía, VN mà đi theo kiểu Ukraine thì là ..... te tua, tả tơi, tan tác mà không ngả theo Mỹ thì cũng kẹt vì kinh tế VN có khá cũng là do có làm ăn với Mỹ mà.

mời Thu  Cheer
"Mỹ nâng cấp thường kỳ cơ sở quân sự tại các nước đồng minh. Tài liệu hành chính ngân sách thường đề cập đến các hoạt động này, song tài liệu không mang tính gợi mở, phỏng đoán hay tiết lộ chiến lược cụ thể nào. Mỹ luôn giữ nguyên tắc không thừa nhận hay bác bỏ quyết định bố trí hoặc rút lại vũ khí hạt nhân ở bất kỳ nơi nào", người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết.

[Image: Ca-n-cu-My-2034-1706355281.jpg]

Vị trí căn cứ Lakenheath tại Anh và những căn cứ đồng minh NATO có vũ khí hạt nhân Mỹ. Đồ họa: Telegraph

Theo Telegraph, kế hoạch trên là một phần chương trình xây dựng và nâng cấp cơ sở hạt nhân của liên minh quân sự NATO, giữa lúc quan hệ Nga và phương Tây leo thang căng thẳng sau khi chiến sự nổ ra tại Ukraine vào năm 2022.
Mỹ có thể bố trí tại Lakenheath bom hạt nhân B61-12, loại vũ khí có sức công phá khoảng 50 kiloton, gấp ba lần vụ nổ ở Hiroshima năm 1945.
Cơ quan cứu trợ người Palestine của Liên Hiệp Quốc đã chỉ trích các quốc gia ngừng tài trợ cho họ giữa những cáo buộc một chiều từ Israel, gọi đây là 'hình phạt tập thể' mới nhằm vào cư dân ở Dải Gaza.



Sáu quốc gia châu Âu đã tạm dừng cung cấp ngân sách cho Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hiệp Quốc dành cho người tị nạn Palestine ở Cận Đông (UNRWA) hôm 27.1, sau khi Israel cáo buộc rằng một số nhân viên của cơ quan này liên quan đến vụ tấn công của Hamas ở miền nam Israel vào ngày 7.10.2023.
Sáu quốc gia này bao gồm Anh, Đức, Hà Lan, Phần Lan, Thụy Sĩ và Ý, theo Reuters. Họ đưa ra quyết định sau khi Mỹ, Úc và Canada tuyên bố tạm thời ngừng tài trợ cho UNRWA, một nguồn hỗ trợ quan trọng cho người dân ở Dải Gaza.


Hình phạt tập thể


"Người Palestine ở Gaza không cần thêm hình phạt tập thể này", ông Philippe Lazzarini, lãnh đạo UNRWA, viết trên X (Twitter).
Cơ quan này hôm 26.1 cho biết họ đã mở một cuộc điều tra đối với một số nhân viên và chấm dứt làm việc với những người này.
Trong khi đó, Israel tiếp tục kêu gọi các quốc gia khác ngừng tài trợ cho UNRWA. Ngoại trưởng Israel Katz của nước này cho rằng UNRWA nên được thay thế bằng một cơ quan khác sau khi giao tranh ở khu vực lắng xuống, đồng thời cáo buộc tổ chức này có quan hệ với các nhóm vũ trang Hồi giáo ở Gaza.
"Trong quá trình tái thiết Gaza, UNRWA phải được thay thế bằng các cơ quan cống hiến cho hòa bình và phát triển thực sự", ông Katz viết trên X.
Khi được hỏi về phát biểu của ông Katz, Phó phát ngôn viên LHQ Farhan Haq cho biết: "Chúng tôi không hồi đáp những lời lẽ sáo rỗng. Nhìn chung, UNRWA có thành tích rất tốt và chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh điều này".


Ông Lazzarini cho biết quyết định của 9 quốc gia nói trên đã đe dọa hoạt động nhân đạo của UNRWA trên toàn khu vực, đặc biệt là ở Gaza.
"Thật sốc khi thấy việc tài trợ cho Cơ quan bị đình chỉ trước những cáo buộc chống lại một nhóm nhỏ nhân viên, đặc biệt là khi UNRWA đã hành động ngay lập tức, chấm dứt hợp đồng của họ và kêu gọi một cuộc điều tra độc lập minh bạch", ông cho biết trong một tuyên bố.
Bộ Ngoại giao của Chính quyền Palestine ở Bờ Tây chỉ trích việc mà họ mô tả là chiến dịch của Israel nhằm chống lại UNRWA, và Hamas lên án việc chấm dứt hợp đồng với nhân viên "dựa trên thông tin có được từ kẻ thù Phục quốc Do Thái".


Vai trò lớn của UNRWA


UNRWA được thành lập để giúp đỡ những người tị nạn trong cuộc chiến năm 1948, khi Israel ra đời, và cung cấp các dịch vụ giáo dục, y tế và viện trợ cho người Palestine ở Gaza, Bờ Tây, Jordan, Syria và Li Băng. Cơ quan này giúp đỡ khoảng 2/3 trong số 2,3 triệu cư dân của Gaza và đóng vai trò chủ chốt trong nỗ lực cung cấp viện trợ tại lãnh thổ này, trong cuộc chiến mà Israel phát động nhằm tiêu diệt Hamas sau vụ tấn công ngày 7.10 năm ngoái.

Thông báo về cuộc điều tra, ông Lazzarini hôm 26.1 cho biết ông đã quyết định chấm dứt hợp đồng với một số nhân viên để bảo vệ khả năng cung cấp hỗ trợ nhân đạo của UNRWA.
Ông Lazzarini không tiết lộ số lượng nhân viên được cho là có liên quan đến vụ tấn công của Hamas cũng như bản chất của những gì mà họ bị cáo buộc. Tuy nhiên, ông nói rằng "bất kỳ nhân viên UNRWA nào có liên quan đến các hành động khủng bố" sẽ phải chịu trách nhiệm, bao gồm cả việc bị truy tố hình sự. Trong nhiều tuần Israel bắn phá Gaza, UNRWA đã nhiều lần cho biết khả năng cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho dân thường ở đây đang trên bờ vực sụp đổ.


Hussein al-Sheikh, người đứng đầu Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), cho biết việc ngừng tài trợ cho UNRWA mang lại những rủi ro lớn về chính trị và hoạt động cứu trợ.
"Chúng tôi kêu gọi các quốc gia đã tuyên bố ngừng hỗ trợ cho UNRWA ngay lập tức đảo ngược quyết định của họ", ông nói trong một tuyên bố.
Bộ Ngoại giao Đức, một nhà tài trợ lớn cho UNRWA, hoan nghênh cuộc điều tra của UNRWA, cho biết họ quan ngại sâu sắc về những cáo buộc nhằm vào các nhân viên của cơ quan.


(2024-01-27, 06:36 PM)Tuy duyen Wrote: [ -> ]Hâm nóng với cái đầu nóng thì chuyện cháy dễ thường xảy ra mà Thu  Grinning-face-with-smiling-eyes4

TQ và Phi thì không thể vì trở ngại lớn nhất là biển Đông quá rộng, Phi có Mỹ và đồng minh bảo kê trên giấy tờ đàng hoàng, Đài Loan thì cũng không vì đánh chuột sợ vỡ bình, dân Đài ủng hộ TQ là 1/3 và nói chung, dân này cũng là dân TQ nên từ từ tính cũng không sao. Nga muốn Mỹ phân tán lực lượng nên cố làm sao để có nhiều mặt trận nổ ra, càng nhiều càng tốt. 

Cũng có thể là VN vì có vẻ như VN đang hướng về Mỹ, cái mà TQ ghét nhất đó. TQ đang bao vây VN từ mọi phía, VN mà đi theo kiểu Ukraine thì là ..... te tua, tả tơi, tan tác mà không ngả theo Mỹ thì cũng kẹt vì kinh tế VN có khá cũng là do có làm ăn với Mỹ mà.

mời Thu  Cheer

Ai cũng sợ KIM lên cơn điên sãng Lol

Dù sao Nam Hàn cũng có MỸ chống lưng , họ thường tập trận chung

VN hõng dám theo MỸ 60%, đi hai hàng đã hơn Thumbs-up4 vì TQ sát biên giới ,

Nghe PA của Thu kể , lúc họ kêu xuống phường học cải tạo , họ dạy đủ thứ

PA nói ! Tàu nó đáy tụi bây cũng trôi , người bạn kế bên bụm miệng PA lại

Nếu Á Châu có đập nhau , kinh tế  toàn cầu sẽ bế tắc ngay , vẫn là dân khổ

 PUTIN còn hăng say đánh UKRAINA , chưa nhìn ra , TQ thân với Russia , có lợi ích riêng , từng bước từng bước thầm

PUTIN phân tán lực lượng của MỸ , EU sẽ yếu dần , Trung Đông dậy sóng , TQ cũng có phần mà

Cheer
(2024-01-28, 11:36 AM)TanThu Wrote: [ -> ]Ai cũng sợ KIM lên cơn điên sãng Lol

Dù sao Nam Hàn cũng có MỸ chống lưng , họ thường tập trận chung

VN hõng dám theo MỸ 60%, đi hai hàng đã hơn Thumbs-up4 vì TQ sát biên giới ,  

Nghe PA của Thu kể , lúc họ kêu xuống phường học cải tạo , họ dạy đủ thứ

PA nói ! Tàu nó đái tụi bây cũng trôi , người bạn kế bên bụm miệng PA lại

Nếu Á Châu có đập nhau , kinh tế  toàn cầu sẽ bế tắc ngay , vẫn là dân khổ

 PUTIN còn hăng say đánh UKRAINA , chưa nhìn ra , TQ thân với Russia , có lợi ích riêng , từng bước từng bước thầm

PUTIN phân tán lực lượng của MỸ , EU sẽ yếu dần , Trung Đông dậy sóng , TQ cũng có phần mà

Cheer



Đúng vậy, chọc cho ông ta điên thì Mỹ sợ là đương nhiên rồi, TQ cũng sợ đó. Sợ ông 1 nhưng sợ dân Triều Tiên 10 vì tất cả đồng lòng "chiến tới chết" cho lý tưởng CS, với lại Bắc Hàn còn có bom nguyên tử nữa mới kinh, không làm gì được với Mỹ nhưng với Nam Hàn và Nhật thì có thể đó. Cứ ngẫm xem cuộc nội chiến tại VN hơn 50 năm trước, cũng là anh em với nhau mà căm thù kinh khủng, đến nay cũng còn một số người ...... 

VN lợi dụng Mỹ và phương Tây được lúc nào hay lúc đó, không ai cho không ai cái gì, cho nên VN cũng làm cho Mỹ, Nhật một số chuyện để chống, TQ nhưng VN toàn tâm chống TQ thì không bao giờ vì TQ đã bao vây VN tứ phía rồi. Bài học Ukraine vẫn còn nóng hổi, lẽ nào VN "ngu" sao mà hoàn toàn làm theo lời Mỹ.

Nga muốn ngưng vì có vẻ đuối rồi nhưng Mỹ nào cho ngưng, chỉ khi nào Nga bắn 1 đầu đạn nguyên tử loại nhẹ nhất vào "một chỗ nào đó trong đất của Ukraine" thì Mỹ mới tính lại vì theo lẽ thường, dân giàu đang sướng thì không muốn chết sớm.

TQ và Mỹ đang hưởng lợi từ các cuộc chiến, chỉ khi nào TQ nổ súng thì thế giới mới đại loạn, nhưng chuyện đó lúc nào xảy ra thì chẳng ai mà biết được, nhìn cặp mắt của ông Tập thì biết ngay đó mà ....... thâm ... đen luôn  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Nói tóm lại, dân trên thế giới của các nước nghèo đã khổ càng thêm khổ, dân các nước giàu thì khó khăn trong cuộc sống một chút mà đã la làng lên rồi đó  Lol

mời Thu  Cheer
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc nói, vào ngày 28/1, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình ra khỏi bờ biển phía Đông nước này.


Hàn Quốc không nêu rõ có bao nhiêu tên lửa đã được phóng nhưng cho biết đã tăng cường giám sát, cảnh giác và đang làm việc với Mỹ để phân tích vụ phóng mới nhất này.
Trước đó, hôm 24/1, Triều Tiên cho biết nước này thử nghiệm tên lửa hành trình chiến lược mới có tên "Pulhwasal-3-31". Tên lửa này đang trong quá trình phát triển, và cuộc thử nghiệm cũng là một phần trong quá trình cập nhật hệ thống vũ khí của nước này.



[Image: trieu-tien-09444638-1706417135144-170641...121647.png]

Một vụ phóng vũ khí của Triều Tiên. (Ảnh: KCNA)

Báo Triều Tiên KCNA nhấn mạnh, vụ thử nghiệm tên lửa hôm 24/1 "không liên quan" đến tình hình khu vực, không ảnh hưởng đến an ninh của các nước láng giềng. Trong khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik lên án vụ phóng này của Triều Tiên, cho rằng đó là mối đe dọa nghiêm trọng.


Triều Tiên cũng phóng thử tên lửa siêu thanh tầm trung nhiên liệu rắn vào ngày 14/1. Vụ phóng nhằm mục đích kiểm tra độ tin cậy của động cơ nhiên liệu rắn nhiều giai đoạn, lực đẩy cao mới và đầu đạn điều khiển cơ động siêu thanh tầm trung.

..............................

có thể Nga đã giúp Triều Tiên cải tiến các tên lửa để bắn xa hơn, chính xác hơn chăng?
cải tiến xong thì phải bắn thử xem sao.
(2024-01-22, 12:47 PM)TiểuHồLy Wrote: [ -> ]Dạ, muội sẽ nghe lời tỷ "hạnh phúc mãi thôi". Có thật là thương muội nhất hông đó?...hihihihi...muội hoải khó tỷ há? Hug 

Bà Chín đó có bản lãnh cầm chân KaKa tại bà Chín chằn ăn trăn quấn, chứ hổng có yểu điệu thục nữ như tỷ với muội...hihihih ..

Chú TD thì khỏi nói rồi, coi im im vậy chứ "nhất dạ chung tình" lắm tỷ.... Wink ...

Muội ví dụ thất tình cho những ai "vườn không, nhà trống" thôi, chứ tỷ thì phải nhất kiến chung tình cơ. Chuyện chi mà xí xoá được thì tỷ cho nó qua phà cho khoẻ mà lại vui vẻ cả hai nữa há! Tulip4

Hồi cuối tuần rồi, muội cho ra khoảng 20 đòn bánh tét nhân mặn chay, gởi gia đình Hai và vài người bạn, muội còn nhiêu đây nè tỷ. 

[Image: 3.jpg]

Muội nấu ăn cũng không thích theo bài bản, chỉ nêm nếm theo khẩu vị, và dĩ nhiên là "nắng mưa tùy hứng" của muội...hihihi...Muội có tưởng tượng ra rồi, nếu nấu bánh tét chay nhân mặn thì muội chỉ thích thêm hành phi, hành lá, tiêu, nấm đông cô, đậu xanh, ham chay. Còn nếp thì muội muốn vị bùi bùi của đậu đen, và deo dẽo của nếp quyện vào là đủ, nếu thêm nước dừa thì hơi bị béo. Người Nam Bộ thì hay xào với nước dừa, còn muội hình như thịt ba roại hay sao áh...hihihi...Muội mần hết từ A đến Z luôn, có gia đình Hai và tía má muốn phụ, nhưng muội lẳng lặng mần trong đêm, sáng ra thì bánh đã nằm trên bếp lò. Má nói, "Q càng tỉ mỉ thì càng khổ" đó tỷ. 

Nếu muội và tỷ cùng đắp tuyết thì dù pà cố nội có bị lạnh cũng hổng dám càm ràm... Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c ...Dạ, thoaiiiiiiiiiiiiiiiiiii...một lần muội tởn tới già!

Tỷ xem sáng nay trời chỗ muội sương mù dày đặt luôn. 

[Image: 2.jpg]

không biết Thuctinh có đọc qua chưa?
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 29.1 cho hay doanh số bán thiết bị quân sự của Mỹ cho các chính phủ nước ngoài trong năm 2023 đã tăng 16% lên mức kỷ lục 238 tỉ USD, theo Reuters.
Số liệu mới nói trên củng cố kỳ vọng về doanh số bán hàng tăng mạnh của những công ty Mỹ như Lockheed Martin, General Dynamics và Northrop Grumman, những công ty có cổ phiếu được dự báo sẽ tăng trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay việc bán và chuyển giao vũ khí được coi là "các công cụ chính sách đối ngoại quan trọng của Mỹ với những tác động tiềm năng lâu dài đối với an ninh khu vực và toàn cầu".



[Image: himars-1706577515737337740791.jpg]
HIMARS M142 của quân đội Ba Lan được nhìn thấy tại căn cứ quân sự Wesola ở Warsaw (Ba Lan) ngày 8.8.2023
Reuters
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đích thân chỉ đạo vụ phóng thử nghiệm tên lửa hành trình từ tàu ngầm (SLCM) mới hôm 28-1. Ông đánh giá đây là bước tiến cải thiện hải quân nước này.

[Image: vu-phong-ten-lua-hanh-trinh-hom-29-1-170...100046.jpg]

Vụ phóng tên lửa hành trình từ tàu ngầm (SLCM) hôm 28-1 từ Triều Tiên - Ảnh: KCNA

Hãng thông tấn Yonhap đưa tin ngày 29-1, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã đích thân chỉ đạo vụ thử nghiệm tên lửa hành trình được phóng từ tàu ngầm (SLCM) Pulhwasal-3-31 hôm 28-1.
Quân đội Hàn Quốc cũng thông báo nhiều tên lửa được phóng ra từ vùng biển gần cảng Sinpo, thuộc thành phố Sinpo, tỉnh Nam Hamgyong (Triều Tiên) vào khoảng 8h sáng (6h theo giờ Việt Nam) hôm 28-1.
Khu vực cảng Sinpo là nơi Bình Nhưỡng điều hành một xưởng chuyên đóng các tàu của hải quân, bao gồm các tàu ngầm.
Cùng ngày, ông Kim cũng tham quan dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân, theo Rodong Shinmun, tờ báo chính thức của Đảng Lao động Triều Tiên.


Cải thiện hải quân


Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), ông Kim tỏ ra rất hài lòng về cuộc phóng thử nghiệm hôm 28-1, đồng thời lưu ý quyết tâm xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên nhấn mạnh phải hiện thực hóa vũ khí hạt nhân cho hải quân và mở rộng không gian hoạt động của lực lượng răn đe hạt nhân quốc gia theo nhiều cách khác nhau.


Ông Kim tiết lộ tên lửa Pulhwasal-3-31 có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân, đồng thời gợi ý hướng xây dựng ngành công nghiệp quân sự để phát triển phương tiện cung cấp vũ khí hạt nhân, tức các tên lửa, theo nhiều cách khác nhau cho quân đội nước này.
Việc thử nghiệm tên lửa hành trình - loại tên lửa mang động cơ phản lực và bay ở độ cao tương đối thấp không bị cấm theo lệnh trừng phạt mà Liên Hiệp Quốc đã áp đặt trước đây đối với chương trình vũ khí hạt nhân - cũng là chương trình thử nghiệm tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

“Họ sẽ tập trung vào việc cải thiện sức mạnh hải quân ở khu vực biển phía đông bán đảo Triều Tiên, và thử nghiệm các hệ thống vũ khí có thể lắp ráp trên tàu ngầm, với nỗ lực đầu tiên là tên lửa hành trình chiến lược”, ông Yang Moo Jin, một chuyên gia chuyên nghiên cứu về Triều Tiên, nói với Hãng tin AFP.
“Trong tương lai, họ sẽ tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân”, ông Yang nói thêm.


Kho vũ khí ngày càng mở rộng


Tên lửa Pulhwasal-3-31 mới được Bình Nhưỡng phát triển và được phóng lần đầu hôm 24-1. Theo Hãng thông tấn Yonhap, tên lửa được phóng hôm 28-1 là tên lửa Pulhwasal-3-31, thuộc loại tên lửa hành trình được phóng từ tàu ngầm (SLCM).
Do các tên lửa được phóng từ tàu ngầm nên dấu vết của vụ phóng sẽ được che giấu gần như hoàn toàn.


Trước đó tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm (SLBM) được chứng minh sẽ giúp đưa kho vũ khí của Triều Tiên lên một tầm cao mới, cho phép Bình Nhưỡng triển khai vũ khí vượt xa bán đảo Triều Tiên, và có khả năng trả đũa ngược lại trong trường hợp bị tấn công trước.
Đài Al Jazeera dẫn lời ông Choi Il, người đứng đầu cơ quan quản lý tàu ngầm Hàn Quốc, cho biết một khi SLCM mang đầu đạn hạt nhân đi vào hoạt động, vũ khí này sẽ trở thành mối đe dọa mới cho Hàn Quốc.


Triều Tiên sẽ được trang bị phương tiện tấn công hạt nhân hai đường với khả năng hủy diệt hàng loạt của SLBM và khả năng tấn công chính xác cao của SLCM.
Trong những tháng gần đây, Triều Tiên đã thử nghiệm nhiều loại vũ khí bao gồm hệ thống tên lửa đạn đạo mới đang được phát triển, cũng như các thiết bị không người lái dưới nước.
Tháng 9-2023, ông Kim đã hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên. Theo các nhà phân tích Triều Tiên, tàu ngầm này được thiết kế để có thể mang tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
KCNA nhận định tàu ngầm trên đánh dấu sự khởi đầu một chương mới của hải quân Triều Tiên.


...................

có yếu tố Nga trong chuyện này đây, tiến bộ nhanh thật.
90.000 quân từ 32 nước hành động 'chưa từng có tiền lệ' vì Ukraine: Nga cảnh báo 'hậu quả thảm khốc'

"Đây là bước đi có chủ đích nhằm làm leo thang căng thẳng và làm gia tăng nguy cơ xảy ra sự cố quân sự" - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.

"Chưa từng có tiền lệ"


Theo hãng thông tấn Xinhua ngày 28/1, NATO đã chính thức khởi động cuộc tập trận "Steadfast Defender 2024" với quy mô lớn nhất kể từ năm 1988. Khoảng 90.000 binh sĩ đến từ 31 quốc gia thành viên NATO và Thụy Điển (nước đang chờ gia nhập liên minh này) tham gia.
Bên cạnh đó, cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của hơn 50 tàu chiến (từ tàu sân bay cho tới tàu khu trục), hơn 80 máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay không người lái, cùng ít nhất 1.100 phương tiện chiến đấu, trong đó có 133 xe tăng và 533 xe chiến đấu bộ binh.
Theo hãng tin Reuters, cuộc tập trận của NATO diễn ra vào thời điểm quan trọng, khi chiến dịch quân sự của Nga nhằm vào Ukraine đã dẫn tới "cuộc chiến đẫm máu nhất trên lãnh thổ châu Âu trong hơn 70 năm qua".
Bộ chỉ huy phát triển tác chiến chiến lược của NATO gọi đây là cuộc tập trận "chưa từng có tiền lệ" nhằm thể hiện sự đoàn kết và sẵn sàng của liên minh này.


[Image: capture2-17065223575311400631847.png]

NATO đã bắt đầu cuộc tập trận với quy mô lớn nhất kể từ năm 1988. Ảnh: Getty

Cuộc tập trận của NATO sẽ kéo dài tới ngày 31/5 năm nay, với nội dung chính là "mô phỏng kịch bản xung đột với đối thủ ngang hàng"
Trong đó, các chuyên gia nhận định, Nga chính là "đối thủ mục tiêu" mà NATO nhắc đến, sau rất nhiều báo cáo của liên minh này trong thời gian gần đây cảnh báo rằng Nga sẽ phát động tấn công một quốc gia NATO nếu giành chiến thắng ở Ukraine.
Trong cuộc tập trận, lực lượng NATO sẽ được triển khai ở Na Uy và Romania, tại khu vực rất gần biên giới Nga.

Hành động vì Ukraine

Xinhua cho hay, cuộc tập trận của NATO còn nhằm mục đích cổ vũ Ukraine – quốc gia đang bị ít nhất 3 mối lo bủa vây: Thất bại trên chiến trường, sự mệt mỏi ngày càng gia tăng đến từ phương Tây (có thể khiến Kiev mất chỗ dựa vững chắc), các gói viện trợ tài chính từ Mỹ và EU đang bị đình trệ nghiêm trọng.
Thông cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đồng thời dẫn lời một quan chức NATO thừa nhận, NATO đang phải quan sát cuộc chiến ở Ukraine để đưa ra những phản ứng tương xứng với tình hình hiện nay. Cuộc tập trận này là một ví dụ.


"Cuộc chiến tại Ukraine sẽ định hình sự hiểu biết của chúng ta về xung đột trong nhiều năm tới. NATO đang quan sát chặt chẽ cuộc xung đột ở Ukraine để nâng cao khả năng sẵn sàng và hoàn thiện hoạt động đào tạo, năng lực, cũng như đổi mới trong tương lai" - Vị quan chức cho hay.
Theo ông Jānis Sārts, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Chiến lược NATO ở Riga (Latvia), nguy cơ Ukraine thất bại trước Nga đang cao hơn nhiều so với khả năng Kiev giành chiến thắng. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng vẫn phụ thuộc vào sự gắn kết của liên minh NATO.
Vị chuyên gia cho rằng, Nga là một nhân tố khó đoán, trong khi kết quả của cuộc chiến ở Ukraine đang bị đe dọa bởi nguồn tài trợ bị đình trệ. Vì vậy, các nước NATO cảm thấy rằng họ phải chuẩn bị cho mọi tình huống, kể cả chiến tranh trực diện với Nga.
Tài liệu mục tiêu chiến lược của NATO cũng đang đặt Nga là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với liên minh này.


Nga cảnh báo nóng


Điện Kremlin phản ứng

Phản ứng trước cuộc tập trận của NATO, Thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Peskov khẳng định: Nga biết mình đang phải đối mặt với ai và không bao giờ "ảo tưởng".

"Đây là cuộc tập trận chưa từng có tiền lệ, họ (NATO) cũng không giấu giếm mục đích đối đầu với ai khi tổ chức các cuộc tập trận này. Chúng tôi không bao giờ ảo tưởng, chúng tôi biết rõ thế nào là cơ sở hạ tầng quân sự của NATO" – Ông Peskov nói.

Điện Kremlin đánh giá đây là cuộc tập trận "chưa từng có tiền lệ" của NATO nhằm mục đích chống Nga. Ảnh: Reuters

"Ngay cả trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Tổng thống Putin đã nói về mối quan ngại sâu sắc của chúng tôi liên quan tới an ninh Nga trong bối cảnh cơ sở hạ tầng quân sự NATO dần tiến gần đến biên giới của chúng tôi" – Ông Peskov cho hay, đồng thời nhấn mạnh rằng NATO là một liên minh "được tạo ra để đối đầu Nga".
Người phát ngôn Điện Kremlin khẳng định, phương Tây đang dốc toàn lực chống lại Nga khi tổ chức cuộc tập trận lớn nhất đến nay: "Chiến lược răn đe, gây áp lực lên Nga của phương Tây vẫn chưa có kết quả. Có khi leo thang, có khi lắng xuống. Bây giờ điều đó có lẽ đang ở đỉnh điểm. Những cuộc tập trận như đang diễn ra của NATO là bằng chứng cho điều này".
Trong khi đó, phát biểu trên RIA Novosti, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko tuyên bố Nga "không sợ các cuộc biểu dương sức mạnh mang tính khiêu khích như vậy" bởi Moscow "có tất cả các nguồn lực để đảm bảo an ninh và quốc phòng".
Đáng lưu ý, theo RIA Novosti ngày 29/1, sau cuộc tập trận này, các nhà lãnh đạo NATO đang kỳ vọng sẽ đạt được thỏa thuận trước Hội nghị thượng đỉnh tháng 7 ở Washington về việc áp dụng hệ thống "Schengen quân sự", cho phép các đoàn xe quân đội di chuyển tự do qua các nước NATO, từ đó tăng cường phòng thủ trước mối đe dọa từ Nga.


Nga cảnh báo 'hậu quả thảm khốc' cho châu Âu


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo, cuộc tập trận Steadfast Defender của NATO mang tính khiêu khích và có khả năng dẫn tới "hậu quả thảm khốc" cho châu Âu.


Trong vài tháng, 90.000 binh sĩ đến từ 31 quốc gia thành viên NATO và Thụy Điển sẽ hoạt động tích cực trên lãnh thổ từ Na Uy tới Romania, rất gần biên giới Nga. Đây là bước đi có chủ đích nhằm leo thang căng thẳng, làm gia tăng nguy cơ xảy ra sự cố quân sự và cuối cùng có thể dẫn tới hậu quả thảm khốc cho châu Âu

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova


Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh Moscow "không có kế hoạch tấn công các nước NATO". Trong khi đó, liên minh này không hề che giấu sự thật rằng "các nhiệm vụ nhằm đẩy lùi mối đe dọa từ Nga" sẽ được thực hiện.
"Đô đốc Rob Bauer – Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO – nói rằng liên minh của họ đang chuẩn bị cho cuộc xung đột với Nga. Những bình luận tương tự cũng được lãnh đạo các nước NATO nhiều lần đưa ra" – Bà Zakharova cho hay.

"Bằng cách này, NATO đang cố biện minh cho sự tồn tại của mình trong mắt hàng triệu người châu Âu và người Mỹ. Cùng với những chương trình nghị sự nhằm kiềm chế Nga, họ đang biện minh cho sự gia tăng điên cuồng trong chi tiêu quân sự.
Và theo một cách nào đó, họ đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận nhằm vào những thất bại trong cuộc chiến tranh hỗn hợp do NATO 'mượn tay' chính quyền Kiev tiến hành để chống lại Nga" – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.
EU có quyết định “rất quan trọng” với tài sản Nga

27 nước thành viên EU đã đạt thỏa thuận sơ bộ về việc chuyển lợi nhuận từ tài sản Nga bị phong tỏa để hỗ trợ tái thiết Ukraine.

Thoả thuận đạt được vào cuối ngày 29-1 và vẫn cần được phê duyệt chính thức. Tuy nhiên, đây được xem là bước đầu tiên trong kế hoạch sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga trong nỗ lực tái thiết Ukraine vốn bị tàn phá do xung đột với Moscow suốt 23 tháng qua.


Bỉ hiện giữ ghế Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) và giữ vai trò cầm trịch trong thoả thuận sơ bộ nói trên.

Kể từ khi nổ ra xung đột ở Ukraine vào tháng 2- 2022, Mỹ và các nước đồng minh phương Tây đã phong toả số tài sản Nga lên tới 600 tỉ USD – bao gồm 300 tỉ USD tài sản thuộc Ngân hàng Trung ương Nga.
Chỉ riêng EU đã đóng băng khối tài sản trị giá khoảng 200 tỉ euro (216 tỉ USD) của Ngân hàng Trung ương Nga. Khoảng 90% số tiền này do công ty dịch tài chính Euroclear có trụ sở tại Bỉ nắm giữ.
Lính Israel có thể phạm luật quốc tế khi cải trang đột kích bệnh viện


Chuyên gia nói lính Israel có thể đã vi phạm luật quốc tế khi đóng giả bác sĩ, bệnh nhân để đột kích bệnh viện ở Bờ Tây.
Tiến sĩ Wisam Sebehat, quan chức thuộc Bộ Y tế Palestine, ngày 31/1 cho biết lính biệt kích Israel đã cải trang thành bác sĩ và bệnh nhân để đột kích bệnh viện Ibn Sina ở thành phố Jenin, Bờ Tây hôm 29/1 và giết ba người đàn ông Palestine. Hamas và Tổ chức Jihad Hồi giáo xác định người chết là thành viên của họ.

Theo tiến sĩ Sebehat, lính Israel đã sử dụng xe lăn, xe nôi chứa búp bê để đóng giả bệnh nhân, cũng như cải trang thành y tá, bác sĩ và phụ nữ Palestine. Theo Công ước Geneva, bác sĩ và bệnh nhân là những người được hưởng quyền bảo vệ trong xung đột vũ trang.
Tuyên bố ban đầu của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) mô tả cuộc đột kích là "hoạt động phối hợp của IDF, Cơ quan An ninh Israel (ISA) và Cảnh sát Israel". IDF sau đó cho biết lực lượng của họ không trực tiếp tham gia chiến dịch này.

Aurel Sari, giáo sư luật quốc tế tại Đại học Exeter ở Anh, nói lính Israel đã vi phạm luật quốc tế về mạo danh thân phận được bảo vệ, khi cải trang thành bác sĩ và bệnh nhân "để tạo dựng niềm tin của đối thủ, sau đó giết hoặc làm họ bị thương".
"Dựa trên thông tin sẵn có, có vẻ lực lượng Israel đột kích bệnh viện Ibn Sina đã vi phạm luật xung đột vũ trang" theo Công ước Geneva, giáo sư Sari nói.

[Image: dot-kich-jpeg-1706707374-9410-1706708081.jpg]

Biệt kích Israel đóng giả là bệnh nhân, phụ nữ trong bệnh viện ở thành phố Jenin, Bờ Tây ngày 30/1. Ảnh: Bộ Y tế Palestine

Giáo sư luật quốc tế Tom Dannenbaum cho biết lính Israel còn có thể đã vi phạm lệnh cấm tấn công những người bị mất khả năng chiến đấu vì thương tích, bệnh tật, hoặc những người đã bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Sebehat cho hay một trong những người bị lính Israel hạ sát trong cuộc đột kích là Basel Ghazawi, đang được điều trị tại bệnh viện Ibn Sina và bị liệt nửa người. IDF phủ nhận thông tin Ghazawi bị liệt.

Theo ông Sebehat, Basel nhập viện từ tháng 10 năm ngoái do bị thương sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Jenin. Em trai của Basel, Mohammed Ghazawi và bạn của họ, Mohammed Jalamneh, đang ở trong phòng bệnh với Basel khi cả ba người bị lực lượng Israel bắn chết.
"Vi phạm lệnh cấm tấn công người mất khả năng chiến đấu do bị thương hoặc bệnh tật chính là tội ác chiến tranh", Dannenbaum cho biết.

Các chuyên gia nói Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) là cơ quan có thể xác định liệu lính Israel có vi phạm luật pháp quốc tế khi thực hiện cuộc đột kích hay không. ICC có thể "thực thi quyền tài phán" dưới hình thức đánh giá sơ bộ, điều tra và đôi khi là xét xử về "tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người hoặc tội ác chiến tranh".
Israel không phải thành viên ICC và bác bỏ thẩm quyền của tòa án, nhưng công tố viên ICC từng điều tra các hành động của Israel đối với người Palestine.
"Để đưa ra kết luận về tội ác chiến tranh, các tòa hình sự phải mất nhiều năm điều tra và đánh giá", Robert Kolb, giáo sư luật công quốc tế tại Đại học Geneva, Thụy Sĩ, cho hay.