Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
"Vì sao người hiền lành vẫn gặp đau khổ?"
biết câu trả lời, bạn sẽ nhận ra mình nên làm gì
Có câu "lòng không ác, ắt không khổ", người hiền lành nhưng vẫn thấy mình khổ, vậy là cớ làm sao?
Có người Phật tử từng hỏi một vị thiền sư có đạo hạnh rất cao rằng: "Thầy ơi, vì sao người tốt như con vẫn thường đau khổ, mà những người ác ngoài kia lại có thể sống tốt đến vậy?"
Vị thiền sư ấy nhìn Phật tử bằng đôi mắt đầy tư bi và trả lời:
"Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, có nghĩa là trong tâm người ấy còn ác tâm. Nếu trong lòng một người không có ác tâm, vậy người đó sẽ không thấy thống khổ.
Dựa theo đạo lý này, nếu con cảm thấy mình vẫn khổ, cũng đồng nghĩa ác tâm vẫn tồn tại trong lòng con, con chưa phải là người lương thiện thực sự, mà những người con cho là ác cũng chưa chắc đã thật là kẻ ác. Bởi một người có thể sống vui vẻ, thì họ không phải là người ác thực sự!"
Muốn thoát được trăm mối khổ đau ở cõi nhân sinh, điều quan trọng nhất là trong tâm có một chữ THIỆN. (Ảnh minh họa).
Vị Phật tử ấy không phục mà đáp lại: "Sao con có thể là người ác? Con vẫn luôn rất thiện lương mà!"
Thiền sư thong thả trả lời: "Lòng không ác, ắt không khổ. Nếu lòng con còn khổ, thì tức là con còn cái ác trong lòng. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ cho con biết ác tâm nào đang tồn tại trong con".
Phật tử kể lại cho thầy nghe một loạt nỗi khổ của mình:
"Con khổ nhiều lắm! Có lúc con thấy lương mình quá thấp, nhà không đủ rộng. Lòng con vì vậy mà không thoải mái, chỉ hy vọng có thể nhanh chóng thay đổi những điều ấy.
Có những người chẳng học hành gì vẫn giàu có, con thấy không phục. Người trí thức có học như con đi làm lương lại ba cọc ba đồng, thực sự là quá bất công!
Đôi lúc người nhà chẳng chịu nghe lời khuyên của con, con cũng thấy rất khó chịu…".
Thiền sư nghe xong, gật đầu mỉm cười, nhẹ nhàng giảng giải:
"Thu nhập hiện nay của con đủ để con nuôi sống bản thân và gia đình. Con cũng có nhà ở, không phải lưu lạc nơi đầu đường, chỉ là diện tích có hơi nhỏ một chút. Con hoàn toàn không phải vì những điều ấy mà đau khổ.
Thế nhưng lòng con tham tiền tài, thích nhà rộng, vậy nên mới cảm thấy khổ đau. Lòng tham cũng là cái ác. Nếu con có thể loại bỏ lòng tham, vậy con sẽ không còn thấy khổ vì những điều đó nữa".
Ảnh minh họa.
Nói đến đây, thiền sư nhấp một ngụm trà, từ tốn tiếp tục:
"Trong xã hội, có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại trở nên giàu có. Con cảm thấy không phục, đó là lòng đố kỵ, đây cũng là một loại ác tâm.
Con cho rằng bản thân mình có văn hóa thì nên được hưởng thu nhập cao, đây chính là lòng kiêu căng. Kiêu căng vốn cũng là một loại ác tâm.
Bởi vì có văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, mà do kiếp trước chăm cứu tế nên kiếp này mới sang giàu".
Thấy người Phật tử có vẻ trầm tư, vị thiền sư tiếp tục đi sâu vào lý giải: "Người nhà không nghe theo lời khuyên nhủ của con, con thấy không phục, đó là thiếu lòng bao dung.
Tuy rằng đó là người thân của con, nhưng họ cũng mang tư tưởng và quan điểm của riêng mình. Vì sao con lại muốn ép họ phải tuân theo quan điểm và tư tưởng của con? Không bao dung sẽ sinh ra hẹp hòi, lòng hẹp hòi cũng tính là ác tâm".
Tham - Sân - Si chính là nguyên nhân của vạn nỗi khổ đau trong cuộc đời con người. (Ảnh minh họa).
"Tham lam, đố kỵ, kiêu căng, hẹp hòi đều là ác tâm. Bởi lòng con tồn tại những ác tâm như vậy, nên sự đau khổ mới có chỗ đứng. Nếu con có thể loại bỏ những ác tâm ấy thì ắt mọi đau khổ kia cũng tan thành mây khói.
Hãy cảm thấy vui vẻ và thỏa mãn với thu nhập cùng nhà ở của mình. Con nên biết rằng, con căn bản sẽ không chết đói, cũng chẳng chết cóng, còn những người kia tuy rằng giàu có, nhưng cũng chỉ là tránh được chết đói và chết cóng mà thôi.
Con nên biết rằng, con người có vui vẻ hay không vốn không quyết định bởi tiền tài hay vật chất, mà tùy thuộc vào thái độ sống của họ.
Nắm giữ từng phút giây của cuộc đời, thay thế cái tham lam vốn có bằng thái độ lạc quan, điềm tĩnh, bằng lòng cần cù, con sẽ dần cảm thấy vui vẻ".
Phật tử không khỏi " vò đầu bứt tai " hỏi rằng: "Thầy ơi, vậy con nên làm thế nào?"
Thiền sư đáp: "Trong xã hội, con nên vui cho những người học vấn không cao mà vẫn giàu có, con cũng nên chúc cho họ càng sung túc hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng.
Khi nhìn thấy người khác đạt được điều gì, hãy vui như thể chính con đạt được điều ấy vậy.
Khi chứng kiến người khác mất đi thứ gì, hãy buồn như thể chính con cũng mất đi thứ đó.
Người như vậy mới là người lương thiện!
Còn con hiện tại, bất bình khi thấy người khác hơn mình, đây chính là lòng đố kỵ, là ác tâm, là thứ cần kiên quyết dứt bỏ thì mới có thể vui vẻ thay vì đố kỵ.
Con cũng cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho mình là giỏi, đây chính là kiêu căng. Người kiêu căng thì không thấy được thiếu sót của bản thân, nên mới không thể nhìn thấy đủ loại ác tâm trong lòng mình. Tính xấu ấy sẽ cản trở sự tiến bộ của bản thân, dẫn đến sự tụt hậu và tự ti.
Nên nhớ rằng, chỉ có người nuôi dưỡng đức tính khiêm tốn từ tận sâu đáy lòng, luôn đặt mình ở vị thế khiêm nhường thì mới có được sự sung túc và an vui".
Giảng giải hết những đạo lý ấy, thiền sư nhìn Phật tử với ánh mắt đầy nhân từ.
Phật tử vô cùng xúc động, im lặng hồi lâu, sau đó cúi đầu cảm tạ thầy và nói: "Nếu không có thầy chỉ bảo, con sẽ vĩnh viễn không nhìn thấu cái ác trong lòng mình..."
Chỉ khi mang trong mình tâm tính thiện lương, ta mới dứt bỏ được những ác tâm trong lòng, mới thoát được bể khổ nhân sinh để trải nghiệm sự tĩnh tại, an yên nơi cõi phàm. (Ảnh minh họa).
Cổ nhân có câu "gieo nhân nào gặp quả nấy", kiếp trước năng làm việc thiện mới chính là căn nguyên cho sự giàu có ở kiếp này. Chân lý ấy cũng giống như câu tục ngữ dễ hình dung của Trung Quốc: "Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu".
Nhưng có nhiều người vẫn chưa giác ngộ được luật nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa. Đây đích thị là biểu hiện của sự mê muội.
Chỉ người siêng năng học hỏi Phật pháp mới thực sự thấu hiểu được nhân quả của vạn vật, vạn việc, để từ đó biết thay đổi, lựa chọn hành vi, lời nói và tư tưởng của mình sao cho phù hợp.
Người như vậy mới có thể đi theo ánh sáng, hướng tới an yên.
Vốn dĩ, bầu trời có thể bao dung hết thảy cho nên mới rộng lớn vô biên. Mặt đất có thể chịu đựng tất cả cho nên mới tràn đầy sự sống.
Một người sống ở trên đời, chớ nên coi thường người khác, đối với người thân cũng không nên mang lòng cưỡng cầu, cứ để tất cả tùy duyên, tự tại, vĩnh viễn dùng tấm lòng lương thiện đối đãi với thế gian.
Nếu tâm có thể bao dung vạn vật như bầu trời, thì vạn nỗi khổ đau làm gì còn có chốn dung thân?
Theo Trần Quỳnh
Trí Thức Trẻ
Posts: 7,218
Threads: 277
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
218
wow ...1 bài viết thật sâu xa ...và rất hay
Cầu mong tất cả mọi người có duyên đọc được bài này
APPROACH LOVE AND COOKING WITH RECKLESS ABANDON ~ DALAI LAMA
Posts: 116
Threads: 2
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: May 2018
Reputation:
6
(2018-06-14, 11:22 AM)Xí Xọn Wrote: "Vì sao người hiền lành vẫn gặp đau khổ?"
biết câu trả lời, bạn sẽ nhận ra mình nên làm gì
Có câu "lòng không ác, ắt không khổ", người hiền lành nhưng vẫn thấy mình khổ, vậy là cớ làm sao?
Có người Phật tử từng hỏi một vị thiền sư có đạo hạnh rất cao rằng: "Thầy ơi, vì sao người tốt như con vẫn thường đau khổ, mà những người ác ngoài kia lại có thể sống tốt đến vậy?"
Vị thiền sư ấy nhìn Phật tử bằng đôi mắt đầy tư bi và trả lời:
"Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, có nghĩa là trong tâm người ấy còn ác tâm. Nếu trong lòng một người không có ác tâm, vậy người đó sẽ không thấy thống khổ.
Dựa theo đạo lý này, nếu con cảm thấy mình vẫn khổ, cũng đồng nghĩa ác tâm vẫn tồn tại trong lòng con, con chưa phải là người lương thiện thực sự, mà những người con cho là ác cũng chưa chắc đã thật là kẻ ác. Bởi một người có thể sống vui vẻ, thì họ không phải là người ác thực sự!"
Muốn thoát được trăm mối khổ đau ở cõi nhân sinh, điều quan trọng nhất là trong tâm có một chữ THIỆN. (Ảnh minh họa).
Vị Phật tử ấy không phục mà đáp lại: "Sao con có thể là người ác? Con vẫn luôn rất thiện lương mà!"
Thiền sư thong thả trả lời: "Lòng không ác, ắt không khổ. Nếu lòng con còn khổ, thì tức là con còn cái ác trong lòng. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ cho con biết ác tâm nào đang tồn tại trong con".
Phật tử kể lại cho thầy nghe một loạt nỗi khổ của mình:
"Con khổ nhiều lắm! Có lúc con thấy lương mình quá thấp, nhà không đủ rộng. Lòng con vì vậy mà không thoải mái, chỉ hy vọng có thể nhanh chóng thay đổi những điều ấy.
Có những người chẳng học hành gì vẫn giàu có, con thấy không phục. Người trí thức có học như con đi làm lương lại ba cọc ba đồng, thực sự là quá bất công!
Đôi lúc người nhà chẳng chịu nghe lời khuyên của con, con cũng thấy rất khó chịu…".
Thiền sư nghe xong, gật đầu mỉm cười, nhẹ nhàng giảng giải:
"Thu nhập hiện nay của con đủ để con nuôi sống bản thân và gia đình. Con cũng có nhà ở, không phải lưu lạc nơi đầu đường, chỉ là diện tích có hơi nhỏ một chút. Con hoàn toàn không phải vì những điều ấy mà đau khổ.
Thế nhưng lòng con tham tiền tài, thích nhà rộng, vậy nên mới cảm thấy khổ đau. Lòng tham cũng là cái ác. Nếu con có thể loại bỏ lòng tham, vậy con sẽ không còn thấy khổ vì những điều đó nữa".
Ảnh minh họa.
Nói đến đây, thiền sư nhấp một ngụm trà, từ tốn tiếp tục:
"Trong xã hội, có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại trở nên giàu có. Con cảm thấy không phục, đó là lòng đố kỵ, đây cũng là một loại ác tâm.
Con cho rằng bản thân mình có văn hóa thì nên được hưởng thu nhập cao, đây chính là lòng kiêu căng. Kiêu căng vốn cũng là một loại ác tâm.
Bởi vì có văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, mà do kiếp trước chăm cứu tế nên kiếp này mới sang giàu".
Thấy người Phật tử có vẻ trầm tư, vị thiền sư tiếp tục đi sâu vào lý giải: "Người nhà không nghe theo lời khuyên nhủ của con, con thấy không phục, đó là thiếu lòng bao dung.
Tuy rằng đó là người thân của con, nhưng họ cũng mang tư tưởng và quan điểm của riêng mình. Vì sao con lại muốn ép họ phải tuân theo quan điểm và tư tưởng của con? Không bao dung sẽ sinh ra hẹp hòi, lòng hẹp hòi cũng tính là ác tâm".
Tham - Sân - Si chính là nguyên nhân của vạn nỗi khổ đau trong cuộc đời con người. (Ảnh minh họa).
"Tham lam, đố kỵ, kiêu căng, hẹp hòi đều là ác tâm. Bởi lòng con tồn tại những ác tâm như vậy, nên sự đau khổ mới có chỗ đứng. Nếu con có thể loại bỏ những ác tâm ấy thì ắt mọi đau khổ kia cũng tan thành mây khói.
Hãy cảm thấy vui vẻ và thỏa mãn với thu nhập cùng nhà ở của mình. Con nên biết rằng, con căn bản sẽ không chết đói, cũng chẳng chết cóng, còn những người kia tuy rằng giàu có, nhưng cũng chỉ là tránh được chết đói và chết cóng mà thôi.
Con nên biết rằng, con người có vui vẻ hay không vốn không quyết định bởi tiền tài hay vật chất, mà tùy thuộc vào thái độ sống của họ.
Nắm giữ từng phút giây của cuộc đời, thay thế cái tham lam vốn có bằng thái độ lạc quan, điềm tĩnh, bằng lòng cần cù, con sẽ dần cảm thấy vui vẻ".
Phật tử không khỏi " vò đầu bứt tai " hỏi rằng: "Thầy ơi, vậy con nên làm thế nào?"
Thiền sư đáp: "Trong xã hội, con nên vui cho những người học vấn không cao mà vẫn giàu có, con cũng nên chúc cho họ càng sung túc hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng.
Khi nhìn thấy người khác đạt được điều gì, hãy vui như thể chính con đạt được điều ấy vậy.
Khi chứng kiến người khác mất đi thứ gì, hãy buồn như thể chính con cũng mất đi thứ đó.
Người như vậy mới là người lương thiện!
Còn con hiện tại, bất bình khi thấy người khác hơn mình, đây chính là lòng đố kỵ, là ác tâm, là thứ cần kiên quyết dứt bỏ thì mới có thể vui vẻ thay vì đố kỵ.
Con cũng cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho mình là giỏi, đây chính là kiêu căng. Người kiêu căng thì không thấy được thiếu sót của bản thân, nên mới không thể nhìn thấy đủ loại ác tâm trong lòng mình. Tính xấu ấy sẽ cản trở sự tiến bộ của bản thân, dẫn đến sự tụt hậu và tự ti.
Nên nhớ rằng, chỉ có người nuôi dưỡng đức tính khiêm tốn từ tận sâu đáy lòng, luôn đặt mình ở vị thế khiêm nhường thì mới có được sự sung túc và an vui".
Giảng giải hết những đạo lý ấy, thiền sư nhìn Phật tử với ánh mắt đầy nhân từ.
Phật tử vô cùng xúc động, im lặng hồi lâu, sau đó cúi đầu cảm tạ thầy và nói: "Nếu không có thầy chỉ bảo, con sẽ vĩnh viễn không nhìn thấu cái ác trong lòng mình..."
Chỉ khi mang trong mình tâm tính thiện lương, ta mới dứt bỏ được những ác tâm trong lòng, mới thoát được bể khổ nhân sinh để trải nghiệm sự tĩnh tại, an yên nơi cõi phàm. (Ảnh minh họa).
Cổ nhân có câu "gieo nhân nào gặp quả nấy", kiếp trước năng làm việc thiện mới chính là căn nguyên cho sự giàu có ở kiếp này. Chân lý ấy cũng giống như câu tục ngữ dễ hình dung của Trung Quốc: "Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu".
Nhưng có nhiều người vẫn chưa giác ngộ được luật nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa. Đây đích thị là biểu hiện của sự mê muội.
Chỉ người siêng năng học hỏi Phật pháp mới thực sự thấu hiểu được nhân quả của vạn vật, vạn việc, để từ đó biết thay đổi, lựa chọn hành vi, lời nói và tư tưởng của mình sao cho phù hợp.
Người như vậy mới có thể đi theo ánh sáng, hướng tới an yên.
Vốn dĩ, bầu trời có thể bao dung hết thảy cho nên mới rộng lớn vô biên. Mặt đất có thể chịu đựng tất cả cho nên mới tràn đầy sự sống.
Một người sống ở trên đời, chớ nên coi thường người khác, đối với người thân cũng không nên mang lòng cưỡng cầu, cứ để tất cả tùy duyên, tự tại, vĩnh viễn dùng tấm lòng lương thiện đối đãi với thế gian.
Nếu tâm có thể bao dung vạn vật như bầu trời, thì vạn nỗi khổ đau làm gì còn có chốn dung thân?
Theo Trần Quỳnh
Trí Thức Trẻ
Thật là hay lắm! Hay lắm lắm! Đa tạ Xí Xọn đã post
Beauty and the Beast :rose4:
Đoá Tình Hoa rực rỡ hương ngào ngạt
Nhụy Tình Hoa ngọt lịm chợt đắng ngay
Gai Tình Hoa mang chất độc nát lòng,
Quả của nó không bao giờ đoán được.
(Kim Dung)
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Thanks sis DF & sis MTYC ủng hộ thread XX nha?
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Bức thư cha doanh nhân gửi cho con trai: Tính cách sẽ quyết định tất cả, nó định hướng cách con sống để hạnh phúc và hài lòng với cuộc đời.
:rose4: :rose4: :rose4:
"Đừng cố gắng trở thành một nhà lãnh đạo hoàn hảo, một doanh nhân thành công. Điều quan trọng nhất mà cha muốn là con luôn cố gắng để trở thành một người tốt. Hãy nhớ rằng bất kể hoàn cảnh có thể trở nên khó khăn đến thế nào, hay thế giới có thể thật tối tăm vào một lúc nào đó, thì luôn có những điều tốt đẹp tồn tại".
Jack,
Khi con vừa chào đời, cha đã hứa rằng sẽ làm tất cả mọi thứ trong khả năng để dẫn dắt con trở thành một người đàn ông tốt. Cha biết sẽ có lúc cha mắc sai lầm, nhưng cha tin rằng, bằng việc chia sẻ một cách trung thực tất cả những lỗi lầm, nỗi sợ hãi hay những bài học khó khăn, những sai lầm đó sẽ không vô ích.
Hiện giờ con mới 7 tuổi và cha biết con sẽ không đọc hay chẳng màng quan tâm tới những điều cha nói, cho đến khi đã trải qua vài thăng trầm cuộc sống . Nhưng vì tương lai là một thứ khó đoán định, nên cha vẫn sẽ viết ra để chia sẻ với con mọi bài học mà cha đã tích lũy được, trong suốt quãng đời vừa qua.
Cha tin rằng, con xứng đáng được nhận những bài học này. Bởi ở cương vị một doanh nhân, cha đã hy sinh nhiều thời gian dành cho con và gia đình để cống hiến cho công việc. Chỉ có 3 bài học thôi, nhưng cha tin chúng có giá trị ở mọi thời đại, dù là cha hay con.
Thứ nhất: Hạnh phúc thực sự đến từ việc làm đúng chứ không phải là tiền bạc hay sự thành công
Trong quá trình gây dựng nên Bode Tree, cha đã trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm. Cha luôn cố gắng bảo vệ con và gia đình mình khỏi những khó khăn nhưng phải thừa nhận rằng, đã có lúc cha để cho cảm xúc tiêu cực điều khiển mình lên xuống.
Trong ngắn hạn, kinh doanh giống như một trò chơi “zero-sum” (có người được thì sẽ có người mất). Nếu con kiên định với sự trung trực, từ bi và đồng cảm thì con sẽ luôn là người thua cuộc ở cuối con đường. Cha từng tự nói với bản thân là cứ trung thực rồi sẽ được đền đáp, nhưng sự thật không hẳn như thế. Đôi khi, những kẻ nói dối, lừa gạt lại là những kẻ dẫn đầu, ít nhất là về vấn đề tiền bạc.
Nếu con cảm thấy việc mình làm là đúng đắn vì sẽ đem lại một lợi ích, phần thưởng gì đó thì nó có thể sẽ khiến con thất vọng vô cùng. Đừng sống vì vật chất vì chúng sẽ trói buộc con.
Điều quý giá nhất trong cuộc sống chính là tự do . Sự trung trực có thể không trả về tiền bạc, quyền lực hay vị thế nhưng nó là điều duy nhất không thể bị lấy đi. Những người hạnh phúc nhất mà cha từng gặp đã mô tả hạnh phúc của họ, không phải từ những gì họ đạt được mà là từ niềm vui bên trong, từ sự thanh thản với chính mình.
Thứ hai: Đừng sợ hãi khi tỏ ra hối hận
Sẽ có lúc con mắc sai lầm. Khi đó đừng tỏ ra lo sợ hay chối bỏ nó. Không có gì tồi tệ hơn việc con trốn tránh lỗi sai và thất bại của mình.
Chúng ta được dạy rằng, hối hận là một dấu hiệu của sự yếu đuối hoặc một sự thừa nhận tội lỗi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn. Nhưng suốt cuộc đời mình, cha không thấy định nghĩa trên đúng đắn chút nào.
Dù cho đó là vấn đề liên quan đến pháp lý, mối quan hệ kinh doanh hay bất kỳ điều gì, một khi con mắc sai lầm, cha mong con đủ dũng cảm để thừa nhận những lỗi lầm đó.
Giống như sự trung thực, không phải lúc nào người ta cũng đánh giá cao sự tự nhận thức và sự hối hận. Nhưng cha cam đoan, những giá trị này sẽ đem đến sự bình yên trong tâm hồn, thứ có thể biến thành sức mạnh giúp con vượt qua mọi trở ngại tầm thường nào trong kinh doanh.
Thứ ba: Dù có việc gì xảy ra cũng hãy luôn cố gắng trở thành một người tử tế
Cuộc sống này không bao giờ là bằng phẳng. Sẽ có lúc nó tôn con lên cao nhưng cũng có khi con bị ném xuống đáy sâu. Có lúc kẻ xấu sẽ chiến thắng và con như mất đi một phần danh dự. Có lúc cám dỗ sẽ lôi kéo con phạm tội và cũng có lúc việc con làm, dù đúng đắn, cũng không đem lại lợi ích gì.
Đừng cố gắng trở thành một nhà lãnh đạo hoàn hảo, một doanh nhân thành công. Điều quan trọng nhất mà cha muốn là con luôn cố gắng để trở thành một người tốt, một người tử tế. Hãy nhớ rằng bất kể hoàn cảnh có thể trở nên khó khăn đến thế nào, hay thế giới có thể thật tối tăm vào một lúc nào đó, thì luôn có những điều tốt đẹp tồn tại.
Chúng ta không biết cuộc đời này sẽ kéo dài bao lâu, chúng ta sẽ làm được gì cho chính mình và cho thế giới. Nhưng cha biết, chỉ cần chúng ta giữ được sự bình an trong tâm hồn thì chúng ta sẽ luôn hài lòng với cuộc sống. Cho dù con chọn con đường sự nghiệp nào cũng không thành vấn đề, cách con thực hiện quan trọng hơn cái mà con định làm rất nhiều.
Tuy nhiên, nếu con tập trung vào việc trở thành một người tốt, con sẽ luôn nhận được sự bình yên và sức mạnh con cần để tồn tại. Tính cách quyết định tất cả. Thực tế, đó là tất cả những gì con có trong cuộc sống. Cuộc đời có thể lấy đi của con mọi thứ bất kỳ lúc nào. Nếu lựa chọn trở thành một doanh nhân như cha hay một điều gì đó hoàn toàn khác, bài học này cũng luôn đúng. Cho dù con theo đuổi con đường sự nghiệp nào, cách con lựa chọn việc để làm luôn quan trọng hơn việc con sẽ làm gì.
Yêu con,
Cha
*Tác giả của bức thư là Chris Myers, nhà đồng sáng lập, CEO của công ty cung cấp dịch vụ tài chính Bode Tree. Anh thường xuyên ghi lại trải nghiệm trên con đường gây dựng sự nghiệp và trở thành doanh nhân của mình dưới dạng những bức thư gửi cho con trai. Trên đây là một trong số những bức thư tâm huyết đó.
Theo Minh An
Nhịp sống kinh tế
Posts: 4,113
Threads: 44
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Mar 2018
Reputation:
136
Hi sis Xí Xọn!
Bài viết hay quá. Thanks sis Xí Xọn mang về chia sẻ!
Phương Vy học thêm được nhiều lời hay ý đẹp trong bài viết này.
Live in harmony with one another. Romans 12:16
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Posts: 3,679
Threads: 43
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
284
(2018-06-18, 12:34 PM)Xí Xọn Wrote: Bức thư cha doanh nhân gửi cho con trai: Tính cách sẽ quyết định tất cả, nó định hướng cách con sống để hạnh phúc và hài lòng với cuộc đời.
:rose4: :rose4: :rose4:
"Đừng cố gắng trở thành một nhà lãnh đạo hoàn hảo, một doanh nhân thành công. Điều quan trọng nhất mà cha muốn là con luôn cố gắng để trở thành một người tốt. Hãy nhớ rằng bất kể hoàn cảnh có thể trở nên khó khăn đến thế nào, hay thế giới có thể thật tối tăm vào một lúc nào đó, thì luôn có những điều tốt đẹp tồn tại".
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam ...
Posts: 3,679
Threads: 43
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
284
(2018-06-14, 11:22 AM)Xí Xọn Wrote: "Vì sao người hiền lành vẫn gặp đau khổ?"
biết câu trả lời, bạn sẽ nhận ra mình nên làm gì
Có câu "lòng không ác, ắt không khổ", người hiền lành nhưng vẫn thấy mình khổ, vậy là cớ làm sao?
"Tham lam, đố kỵ, kiêu căng, hẹp hòi đều là ác tâm. Bởi lòng con tồn tại những ác tâm như vậy, nên sự đau khổ mới có chỗ đứng. Nếu con có thể loại bỏ những ác tâm ấy thì ắt mọi đau khổ kia cũng tan thành mây khói.
làm con người , khó mà tránh được những nét tánh này .... Chúng ta có thể cố gắng thay đổi hay hạn chế, nhưng đã mang kiếp con nguời , không thể nào ra khỏi lớp sóng biển đời và những ác tâm đó ... và cũng không thể nào tránh được vòng khắc nghiệt " Sanh , Lão, Bệnh , Tử " của lẽ trời ....
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam ...
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Dù Đức Phật để lại nhiều giáo lý, nhưng chỉ cần nhớ 3 điều là có được hạnh phúc cả đời
Sẽ có lúc bạn nhận ra, chăm sóc tốt cho chính mình lại đem đến lợi ích cho nhiều người, bởi vì một người ngập tràn hạnh phúc và năng lượng tích cực sẽ tự tỏa ra xung quanh...
Những người bận rộn nhất là những người cần được nghỉ ngơi nhất, thế nhưng trong thời đại của sự dịch chuyển và kết nối không biên giới, chúng ta luôn có cảm giác được kết nối liên tục với thế giới bên ngoài mọi lúc, mọi nơi. Càng dành nhiều thời gian để kết nối với bên ngoài, chúng ta càng mất kết nối với chính mình.
Nếu như bạn để cho mình được nghỉ ngơi, thế giới của bạn cũng sẽ được nghỉ ngơi theo.
Đức Phật khi còn tại thế đã giảng rất nhiều giáo lý khác nhau, và những cuốn kinh sách ấy vẫn còn giá trị với con người năng động của thời đại này, khi bạn muốn bình tâm giữa một thế giới có quá nhiều mối bận tâm.
Những bài kệ sau được trích ra từ Kinh Pháp Cú (Dhammapada Sutta), phẩm An Lạc (Sukhavagga)
1
Vui thay chúng ta sống
Không hận giữa hận thù
Giữa những người thù hận
Ta sống không hận thù
(Kinh Pháp cú - kệ 197)
Sẽ rất dễ bị sa lầy vào những cuộc tranh cãi không hồi kết, những cuộc biện luận phải trái đúng sai. Điều đó luôn rút sạch năng lượng và sự sáng tạo của bạn trong công việc và sự yên vui trong cuộc sống với người thân. Giữa hận thù mà có thể giữ được tâm không thù hận, là một cuộc đời yên vui mà bạn có thể trải nghiệm được khi nhớ đến câu kệ này của Đức Phật.
2
Vui thay chúng ta sống
Không bệnh giữa ốm đau
Giữa những người bệnh khổ
Ta sống không ốm đau
(Kinh Pháp cú - kệ 198)
Nếu bây giờ bạn đang có sức khỏe tốt, không bệnh tật hiểm nghèo, thì hãy lấy đó làm niềm may mắn bởi không nhiều người có được sức khỏe như vậy.
Nếu bạn từng nằm viện thì bạn sẽ hiểu được cảm giác khi thân thể lâm bệnh khổ sở tới chừng nào, có biết bao người đang ngày đêm chịu khổ vì bệnh tật hành hạ, hình hài không còn trọn vẹn sau tai nạn giao thông hay ung thư xâm lấn. Nếu bây giờ chúng ta đang khỏe mạnh, chỉ cần vậy thôi đã đủ để cảm thấy hạnh phúc và biết ơn cuộc đời.
3
Vui thay chúng ta sống
Không rộn giữa rộn ràng
Giữa những người rộn ràng
Ta sống không rộn ràng
(Kinh Pháp cú - kệ 199)
Đây là điều tương đối khó thực hiện ở thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, nhưng để có được thời gian nghỉ ngơi, đôi khi bạn phải dừng thời gian quan tâm đến thế giới lại, thay vào đó dành nhiều thời gian chăm sóc cho nội tâm đang mệt mỏi của chính mình.
Có những lúc bạn sẽ nhận ra, nếu bạn không đích thân tham gia vào những xu hướng rộn ràng nhất thời nào đó, thì thế giới cũng không có gì thay đổi, nhưng bạn lại được lợi rất nhiều nhờ có sự tĩnh lặng bên trong.
Bạn có thời gian để lấy lại năng lượng, được ăn uống hít thở trọn vẹn trong hiện tại bây giờ và ở đây. Và bạn sẽ cảm nhận được niềm vui giản dị trong thế giới nhỏ yên tĩnh, mà không phải thế giới lao xao ồn ã bên ngoài.
Chỉ cần dứt mình ra khỏi sự ồn ào đang làm xao lãng khoảnh khắc hiện tại, khi mà tâm trí lang thang không mục đích, bạn mới có thể bắt đầu kết nối với chính mình và thật sự lắng nghe tiếng nói nội tâm. Bạn sẽ nhìn thấy mình rõ hơn, biết mình cần gì để được hạnh phúc.
Chúng ta sẽ cần phải rất dũng cảm để bước ra khỏi sự huyên náo, vì thói quen, vì sự hấp dẫn của nó, vì chúng ta có quá nhiều việc tốt cần phải làm, vì chúng ta sợ là một kẻ vô tâm. Nhưng thực ra nếu bị gán mác "vô tâm" cũng không có vấn đề gì, vì ta không thể chú tâm đến thế giới mà vô tâm với chính mình được. Đó là một sự chú tâm không mang lại lợi ích cho ai.
Sẽ có lúc bạn nhận ra, chăm sóc tốt cho chính mình lại đem đến lợi ích cho nhiều người, bởi vì một người ngập tràn hạnh phúc và năng lượng tích cực sẽ tự tỏa ra xung quanh và những người tiếp xúc với bạn sẽ được hưởng lợi từ điều đó. Bạn sẽ giúp đỡ người khác tốt hơn bằng cách ngắt kết nối với thế giới để kết nối với chính mình.
Hãy để bạn được nghỉ ngơi trong những bản nhạc êm ái ngập tràn không gian, khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, bạn sẽ thấy mình tươi mới và đầy năng lượng như thế giới nhìn thấy qua khung cửa.
Theo Pháp Tâm
Trí Thức Trẻ
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Nắng mưa là việc của trời,
có buồn rầu, tức giận rồi lo lắng cũng chẳng thay đổi được gì
Cảm xúc không đến ngẫu nhiên. Nó xuất phát từ niềm tin.
1
Các sự kiện không làm bạn buồn chính niềm tin mới khiến bạn không vui
Bạn bị người mình yêu thương hết lòng đá. Phải chăng bạn thấy buồn bã? Dĩ nhiên là vậy. Cả bầu trời như sụp đổ trước mắt bạn.
Nhưng cũng tình huống đó, về sau bạn phát hiện người này thật ra có vấn đề tâm lý bệnh hoạn, bạn có thấy buồn vì mình bị đá nữa không? Không, chắc hẳn bạn còn đang ăn mừng chả kịp.
Do vậy, rõ ràng ở đây việc bị đá không phải là yếu tố quan trọng. Vậy điều gì đã thay đổi? Đó chính niềm tin của bạn thay đổi.
Còn khi bạn mất việc?
Nếu bạn tin đó là vị trí không phù hợp và tin mình sẽ dễ dàng tìm được một công việc tốt hơn, bạn sẽ bình tĩnh.
Còn nếu bạn tin đó là công việc tuyệt vời nhất và tin mình sẽ không bao giờ tìm được việc nào tốt như thế - bạn sẽ suy sụp. Cảm xúc không đến ngẫu nhiên. Nó xuất phát từ niềm tin.
Không có sự việc tốt hay sự việc xấu, tất cả chỉ là do góc nhìn. Shakespeare đã nói: "Chẳng có gì tốt cũng chẳng có gì xấu, chính suy nghĩ mới tạo ra tốt xấu." Ông cho rằng thế giới xung quanh ta là trung lập, nó có tính khách quan.
Hầu hết những cảm giác khó chịu của bạn là do các niềm tin phi lý gây ra.
Lần tới khi cảm thấy có cảm xúc tiêu cực, đừng tập trung vào sự việc đã gây ra cho bạn cảm xúc đó. Hãy tự hỏi bản thân tin điều gì về sự việc đó và tự hỏi niềm tin đó có hợp lý không:
- Nếu người mình yêu bỏ mình, mình sẽ không bao giờ vượt qua nổi.
- Nếu mất việc, cuộc sống của mình sẽ chấm hết.
- Nếu mình không đọc hết bài viết này, tác giả sẽ ghét mình mãi mãi.
Chỉ một phần ba các niềm tin là đúng. Hai phần ba là phi lý. Chính điều phi lý ấy là lý do bạn thấy lo lắng, tức giận hoặc phiền muộn. Hãy thay đổi niềm tin rồi bạn sẽ có thể thay đổi cảm xúc của mình: "Dù họ bỏ mình, mình vẫn có thể gặp một người khác."
Bạn cần thay đổi niềm tin của mình để vượt qua nỗi buồn và sự tức giận. Nhưng nếu bạn cảm thấy buồn rầu vì lo lắng về tương lai thì sao?
2
Chỉ cần kiểm soát những gì có thể kiểm soát, lờ đi những thứ khác
Bạn thường tự hỏi, mình có thể làm gì trong chuyện này?
Nếu bạn có thể làm thì hãy làm. Nếu không thể… thì bạn đừng lo lắng nữa. Lo lắng không giúp được gì trừ việc gây căng thẳng.
Bởi phần lớn những điều làm ta lo lắng là những thứ ta không kiểm soát được. Nếu ngày mai bạn định làm một việc gì đó và lo lắng trời mưa sẽ làm hỏng việc định làm thì tâm trạng căng thẳng của bạn không làm thay đổi việc trời có mưa hay không. Bạn không những sẽ hạnh phúc hơn nếu có thể phân biệt được điều bạn có thể và không thể thay đổi. Nếu tập trung toàn bộ năng lượng vào điều mình có thể thay đổi, bạn còn làm việc hiệu quả hơn nhiều.
Vì thế buồn rầu, tức giận và lo lắng là những phản ứng phi lý và nó không phải cách phản ứng đúng đắn khi có chuyện xảy ra. Vậy bạn cần làm gì trước những việc bạn không mong đợi?
3
Chấp nhận tất cả, nhưng đừng bị động
Đây là thử thách cho tất cả mọi người. Không ai thích từ "chấp nhận" bởi họ nghĩ đó là "bỏ cuộc". Không phải vậy.
Chấp nhận đối với chúng ta nghĩa là buông xuôi, nhưng đối với nhiều người nó có nghĩa là chấp nhận thực tế như bản chất vốn có của nó và sau đó quyết định bạn sẽ làm gì khi đó. Khi kỳ vọng mọi thứ mọi thứ diễn ra theo ý mình, ta nghĩ rằng chấp nhận nghĩa là cam chịu, trong khi trên thực tế ta không hề biết chuyện gì khác có thể xảy ra.
Chuyện tồi tệ này có thể đã giúp ta tránh khỏi chuyện tồi tệ hơn nhiều. Hoặc có thể nó sẽ mở ra cho ta một cơ hội mới tuyệt vời mà ta chưa nhận ra. Đừng lãng phí chút năng lượng nào để chống lại với những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của ta, hãy chấp nhận nó, trân trọng nó và sao đó tiếp tục tiến về phía trước và xem xét mình có thể làm gì với nó.
Lần tới khi mọi việc không diễn ra như ý bạn muốn, đừng phủ nhận thực tế. Hãy chấp nhận nó. Sau đó tự hỏi mình có thể kiểm soát được nó hay không. Nếu có, hãy làm điều gì đó. Nếu không, hãy hỏi niềm tin của mình có hợp lý hay không.
Thay vì nói "Trời không nên mưa. Chúng ta không thể đi công viên. Ngày hôm nay hỏng bét rồi!". Chúng ta nên nghĩ rằng: "À thì trời đang mưa. Hôm nay chúng ta không đi công viên. Hãy ở nhà cùng nhau xem phim thôi."
4
Chọn người thầy cho chính mình
Tất cả những gì chúng ta đã nói nãy giờ đều xảy ra trong đầu bạn. Đó là nơi khơi nguồn các vấn đề. Nhưng để cuộc sống trở nên tốt hơn, ta cần học hỏi từ những người khác.
Bạn không đơn độc trong thế giới này. Bạn có rất nhiều điều để học từ những người khác. Đó là những tấm gương, người thầy. Anders Ericsson, vị giáo sư đã đưa ra lý thuyết về 10.000 giờ cho rằng bước đầu tiên để trở nên giỏi hơn trong bất kỳ điều gì (kể cả cuộc sống) là tìm một người thầy.
Ta cần nói chuyện với một người mà ta thật sự ngưỡng mộ, người đang làm điều gì đó theo cách mà ta muốn cuối cùng mình cũng làm được. Người này sẽ giúp ta nhận ra điều gì điều ta muốn làm. Người này sẽ giúp ta nhận ra điều mà ta cần thay đổi.
Những người thầy sẽ giúp bạn trong việc giúp bạn trở nên hoàn thiện nhất có thể. Nhưng làm thế nào bạn đảm bảo mình thật sự đang tiến bộ? Làm sao bạn biết mình đang dần trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình?
5 Thói quen buổi sáng và buổi tối là rất cần thiết
Nhiều nghiên cứu cho thấy các thói quen thật sự có thể giúp cải thiện cuộc sống của bạn. Đó là các thói quen buổi sáng và buổi tối. Một thì giúp bạn sẵn sàng cho ngày mới, một thì phản ánh mọi việc đã diễn ra như thế nào và tìm ra những chỗ cần cải thiện.
Bạn nên bắt đầu ngày mới bằng thói quen nhắc nhở bản thân về điều mình sẽ đối mặt. Đó không thể hiện sự bi quan, Đừng nghĩ mọi chuyện đều là nhắm vào mình và cố gắng hiểu vì sao mọi người hành động như thế, và tha thứ, yêu thương họ vì điều đó. Bạn nên bắt đầu ngày mới bằng cách suy ngẫm về những điều sắp tới và nên kết thúc một ngày bằng việc suy ngẫm về những gì đã diễn ra và những gì có thể được cải thiện.
Bạn không nên tin vào sự hoàn hảo. Tất cả chúng ta đều đang phát triển. Bạn luôn có thể trở nên giỏi hơn. Miễn bạn còn sống, cứ tiếp tục học cách sống.
Hải Minh
Theo Trí Thức Trẻ/Bakadesuyo
CAFEBIZ
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
10 lời khuyên giúp bản thân tốt hơn nhưng hiếm người nói với bạn
Với bạn, trên đời này không có gì quan trọng bằng chính con người bạn. Bạn là người thế nào? Bạn sẽ ra sao? Bạn có thể làm gì? Đó là những điều quan trọng hơn hết.
1. Phải biết quý trọng con người bạn hơn hết mọi sự. Trở thành ông chủ đất hay sở hữu một hai ngôi nhà thì chưa có gì đáng nói. Một người có tiền cũng chỉ như một anh hề. Việc phát triển tài sản phải đi đôi với phát triển cá tính. Khi đã giàu có, bạn phải biết dùng một phần tiền của để phát triển bản thân.
Bạn hãy đi du lịch, hãy đọc những tác phẩm văn chương, hãy giao du với những nhân vật trọng yếu, hãy dành nhiều thời gian để học hỏi, để tư duy, để suy nghĩ,... Chớ để của cải và tiền bạc chi phối và sai khiến con người bạn.
3. Bạn không phải là một món đồ trong thế giới vật chất. Bạn là một tinh thần trong thế giới tinh thần. Mỗi công việc kinh doanh đều nảy sinh từ khối óc và khối óc là trụ sở của tinh thần. Tư tưởng ở trên hết mọi sự. Con người là tư tưởng hoá thân. Tất cả phát minh đều bắt đầu từ những ý tưởng thuần tuý.
Chúng ta đều là những tinh thần chứa đựng trong cái xác phàm. Tất cả chúng ta đều là những mảnh vụn của một khối tư tưởng lớn. Nhờ khoa học, chúng ta được biết điều đó. Trong chúng ta luôn có gốc rễ của một nguồn lực sáng tạo. Bạn nên biết quý trọng con người mình. Bạn là một phần của tạo hoá.
4. Phải phát triển con người bạn đến tột độ. Phải đặt việc phát triển cá tính bạn lên trên hết. Con người bạn tràn trề khả năng. Lúc thiếu thời, không ai biết rõ bản tính của mình. Bạn phải phát triển nó, không nên phí thời giờ làm một công việc dễ dàng. Làm việc theo cách hủ bại là kẻ thù nguy hiểm nhất với chính bạn bơi nó cản trở và kìm hãm sự phát triển con người bạn.
Khối óc không phát triển là một sự phí phạm. Phí phạm đó còn nguy hại hơn mọi sự phí phạm khác. Bạn phải biết dẹp bỏ mọi chướng ngại vật trên đường tiến. Trong mắt bạn, không có gì quan trọng bằng cá tính của chính mình.
5. Khoảnh khắc quý nhất trong cuộc đời bạn là những thời giờ nhàn rỗi. Tương lai tuỳ thuộc cách sử dụng thời giờ nhàn rỗi hơn là những gì bạn làm trong giờ làm việc. Đó cũng là một cách thử nghiệm xem bạn có thật sự quyết tâm xây dựng một tương lai xán lạn cho mình hay không?
Một quy tắc ý nghĩa là: dùng một nửa thời giờ nhàn rỗi để giải trí, để nghỉ ngơi, còn một nửa để phát triển cá tính của mình. Bạn có thể cải thiện bản thân, có thể tập luyện những kỹ năng để thăng tiến nếu biết sử dụng khôn ngoan khoảng thời gian rảnh rỗi vào buổi tối và trong những ngày nghỉ.
6. Bạn nên dùng một nửa thời giờ nhàn rỗi để học hỏi, hoàn thiện con người bạn, còn một nửa để giải trí và tham gia đời sống xã hội. Cùng lúc, bạn phải phát triển những khả năng tinh thần và xã hội. Sau này, địa vị xã hội của bạn sẽ tuỳ thuộc phần lớn vào cách sử dụng thời gian rảnh rỗi ấy. Những gì bạn thực hiện trong lúc hoàn toàn làm chủ sẽ chứng minh giá trị con người bạn.
Nếu dùng thời gian tự do này để chơi bời, hoặc để ăn không ngồi rồi thì bạn sẽ chìm đắm vào đám đông xoàng xĩnh. Bạn phải có một "thú vui" riêng, làm một công việc nào đó, điều đó sẽ bắt buộc khối óc bạn phải hoạt động.
7. Bạn nên có thói quen tự đánh giá mình. Bạn có tài trong lĩnh vực nào? Bạn đã thất bại trong những việc gì? Học vấn bạn ra sao? Và quan trọng hơn: cách bạn thi thố trên "sân vận động" thế nào? Cách bạn đối xử với bạn bè ra sao? Bạn thích làm công việc gì? Bạn có "thú vui riêng" nào? Bạn điều khiển cuộc đời hay thả nó trôi theo dòng nước? Những cố gắng của bạn nhằm mục đích gì? Bạn có biết những tật xấu, khí chất và tính tình bạn không? Bạn có thể nổi tiếng trong lĩnh vực nào?
8. Bạn phải biết tận dụng tất cả những lợi thế của mình. Những lợi thế ấy có thể là: hoàn cảnh, nguồn gốc, thân thế, gia cảnh, cá tính, những hiểu biết chuyên môn, tính khí, tinh thần đắc lực, bề giao du,... Mọi người đều có đối thủ nhưng bất kể chuyện gì bạn cũng nên cố gắng làm tốt hơn người khác, nhất là trong công việc kinh doanh. Bạn phải hơn người khác ít ra ở một điểm nào đó.
Trong kinh doanh, bạn phải trội hơn đối phương ở một vài khía cạnh. Muốn được vậy, bạn phải luôn luôn tự hỏi: "Có cách nào để cải thiện công việc kinh doanh của tôi không?" Bạn phải biết dùng tất cả vốn liếng: tiền bạc, hàng hoá, tài sản, bạn bè, khả năng, tri thức và kinh nghiệm.
9. Bạn phải biết tập trung vào một điểm chính. Cuộc đời sẽ tiêu tan nếu bạn mãi chạy theo một nghề thích hợp nhưng hão huyền. Bạn phải luôn luôn đi tìm tất cả những gì có thể giúp bản thân thể hiện hết khả năng. Nếu không quan tâm đến công việc, bạn sẽ thất bại và khốn đốn. Có thể ví bạn như một quân cờ. Bạn phải biết tìm chỗ nào thích ứng để đặt mình vào đó. Phải nghiên cứu tính cách cũng như con người của bạn rồi chọn lựa kỹ lưỡng công việc thích hợp.
10. Dù làm việc gì, cũng phải cố gắng làm hơn điều mà người ta mong chờ ở bạn. Đó là bước đầu để tiến đến một sự nghiệp lớn. Đó là một cách hay nhất làm cho người ta chú ý, để mau thăng tiến, để tỏ ra bạn đủ sức làm công việc được giao phó. Bạn phải biết làm tốt hơn nhiệm vụ mà người khác giao phó.
Không nên thu nhỏ nhiệm vụ được giao mà ngược lại phải mở rộng ra, phát triển nó. Phải làm việc như một người tự do, có nhiều cao vọng, đừng làm việc như một kẻ nô lệ. Phải biết "cho" nhiều hơn "nhận".
Thảo Nguyên
Theo Trí Thức Trẻ
CAFEBIZ
Posts: 15,976
Threads: 1,117
Likes Received: 263 in 115 posts
Likes Given: 381
Joined: Dec 2017
Reputation:
368
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Thx sis Bella and sis SB ghé thăm á.
Lâu quá XX quên mất cái thread này luôn.
|