Posts: 3,547
Threads: 509
Likes Received: 47 in 38 posts
Likes Given: 34
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Đời người có 5 thứ tuyệt đối không nên hào phóng,
nếu không sẽ lâm vào cảnh ''nghèo vẫn hoàn nghèo''
Nếu bạn càng hào phóng trong những phương diện dưới đây thì lại càng trở nên nghèo khó.
Thể hiện bản thân thái quá
Chúng ta vẫn thường nghe câu nói: ''Thùng rỗng kêu to'', một người càng thiếu đi cái gì thì họ lại càng thích thể hiện bản thân ở phương diện đó. Họ cũng ý thức được rõ ràng bản thân còn yếu kém, nhưng vì giữ thể diện, những người này sẵn sàng khua môi múa mép.
Họ thường nói chiếc ô tô trong nhà giá trị bao nhiêu, căn nhà lớn thế nào, con cái giỏi giang ra sao...Người quân tử đạo đức cao thượng rất hiểu cách ẩn giấu đạo đức, bên ngoài trông như một người ngu ngốc, chậm chạp.
Coi trọng thể diện
Có nhiều người thường chú trọng vào thể diện của bản thân. Tuy nhiên, thể diện là do chính bản thân biểu hiện ra chứ không phải ai khác. Đối với một người mà nói, bản thân phải tự biết tôn trọng chính mình thì mới mong người khác tôn trọng.
Trong xã hội ngày nay, nhiều người quá xem trọng thể diện. Khi không buông được thể diện xuống, thời gian lâu dài sẽ khiến cơ hội thành công của họ cũng theo đó mà mất đi.
Ăn uống
Thỉnh thoảng chúng ta có thể bắt gặp những người yêu thích vui chơi giải trí và nhậu nhẹt. Họ có thể dành cả ngày dài trong quán nhậu và nói những chuyện trên đời dưới biển, hay xếp hàng dài dằng dặc để mua được những món ngon.
Đối với người giàu, thời gian của họ là tiền bạc. Trong suy nghĩ của người giàu có, thời gian quý giá như sinh mạng. Do vậy, họ không chi tiêu thời gian một cách hào phóng vì những điều nhỏ nhặt đó. Họ sẵn sàng dành thời gian quý báu của bản thân để học tập, đầu tư kiến thức và kết giao với những người thành công.
Thời gian
Thời gian quý hơn tiền bạc. Thời gian là vô hạn nhưng trong cuộc sống của chúng ta là hữu hạn. Nếu một người không biết trân quý thời gian, đánh mất rồi chẳng thể nào lấy lại được. Đối với người giàu có mà nói, họ coi trọng thời gian hơn sinh mệnh bản thân.
Trong khung thời gian định sẵn, họ có kế hoạch sử dụng rất rõ ràng để không lãng phí một phút giây nào. Họ nghĩ rằng, thời gian được chia đều cho tất cả mọi người, ai tận dụng được thì sẽ đạt được thành công.
Chi tiêu quá mức
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta quan sát thấy sẽ có nhiều người chi tiêu quá mức sức khỏe cũng như tiền bạc để đạt được ước mơ. Những người truy cầu danh lợi vắt óc suy tính với mong muốn kiếm thật nhiều tiền và làm rạng rỡ tổ tông. Họ sẵn sàng chi tiêu hết thảy mọi thứ để đạt được nó.
Chính những điều này sẽ khiến họ chỉ có thể hưởng thụ tương lai tốt đẹp trên giường bệnh mà thôi.
![[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]](http://www.sherv.net/cm/emoticons/nature/butterfly-smiley-emoticon-animation.gif)
Posts: 3,547
Threads: 509
Likes Received: 47 in 38 posts
Likes Given: 34
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Đời người có 5 thứ tuyệt đối không nên hào phóng,
nếu không sẽ lâm vào cảnh ''nghèo vẫn hoàn nghèo''
Nếu bạn càng hào phóng trong những phương diện dưới đây thì lại càng trở nên nghèo khó.
Thể hiện bản thân thái quá
Chúng ta vẫn thường nghe câu nói: ''Thùng rỗng kêu to'', một người càng thiếu đi cái gì thì họ lại càng thích thể hiện bản thân ở phương diện đó. Họ cũng ý thức được rõ ràng bản thân còn yếu kém, nhưng vì giữ thể diện, những người này sẵn sàng khua môi múa mép.
Họ thường nói chiếc ô tô trong nhà giá trị bao nhiêu, căn nhà lớn thế nào, con cái giỏi giang ra sao...Người quân tử đạo đức cao thượng rất hiểu cách ẩn giấu đạo đức, bên ngoài trông như một người ngu ngốc, chậm chạp.
Coi trọng thể diện
Có nhiều người thường chú trọng vào thể diện của bản thân. Tuy nhiên, thể diện là do chính bản thân biểu hiện ra chứ không phải ai khác. Đối với một người mà nói, bản thân phải tự biết tôn trọng chính mình thì mới mong người khác tôn trọng.
Trong xã hội ngày nay, nhiều người quá xem trọng thể diện. Khi không buông được thể diện xuống, thời gian lâu dài sẽ khiến cơ hội thành công của họ cũng theo đó mà mất đi.
Ăn uống
Thỉnh thoảng chúng ta có thể bắt gặp những người yêu thích vui chơi giải trí và nhậu nhẹt. Họ có thể dành cả ngày dài trong quán nhậu và nói những chuyện trên đời dưới biển, hay xếp hàng dài dằng dặc để mua được những món ngon.
Đối với người giàu, thời gian của họ là tiền bạc. Trong suy nghĩ của người giàu có, thời gian quý giá như sinh mạng. Do vậy, họ không chi tiêu thời gian một cách hào phóng vì những điều nhỏ nhặt đó. Họ sẵn sàng dành thời gian quý báu của bản thân để học tập, đầu tư kiến thức và kết giao với những người thành công.
Thời gian
Thời gian quý hơn tiền bạc. Thời gian là vô hạn nhưng trong cuộc sống của chúng ta là hữu hạn. Nếu một người không biết trân quý thời gian, đánh mất rồi chẳng thể nào lấy lại được. Đối với người giàu có mà nói, họ coi trọng thời gian hơn sinh mệnh bản thân.
Trong khung thời gian định sẵn, họ có kế hoạch sử dụng rất rõ ràng để không lãng phí một phút giây nào. Họ nghĩ rằng, thời gian được chia đều cho tất cả mọi người, ai tận dụng được thì sẽ đạt được thành công.
Chi tiêu quá mức
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta quan sát thấy sẽ có nhiều người chi tiêu quá mức sức khỏe cũng như tiền bạc để đạt được ước mơ. Những người truy cầu danh lợi vắt óc suy tính với mong muốn kiếm thật nhiều tiền và làm rạng rỡ tổ tông. Họ sẵn sàng chi tiêu hết thảy mọi thứ để đạt được nó.
Chính những điều này sẽ khiến họ chỉ có thể hưởng thụ tương lai tốt đẹp trên giường bệnh mà thôi.
![[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]](http://www.sherv.net/cm/emoticons/nature/butterfly-smiley-emoticon-animation.gif)
Posts: 3,547
Threads: 509
Likes Received: 47 in 38 posts
Likes Given: 34
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
3 kiểu người có vẻ phúc thiên mệnh đại
nhưng thực ra vô phúc, bạn có thuộc kiểu nào không?
![[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]](http://www.sherv.net/cm/emoticons/nature/butterfly-smiley-emoticon-animation.gif)
Cổ nhân có câu nói rằng “Vận mệnh do mình tự tạo, phúc đức do mình tích lũy”. Dưới đây là 3 kiểu người tưởng phúc lớn nhưng thực ra là vô phúc.
[b]Thứ nhất, người phóng túng và nuông chiều dục vọng[/b]
Trang Tử từng có câu nói rằng: “Người có nhiều ham muốn, dục vọng chính là những người hiểu biết nông cạn”. Những người không biết kiềm chế dục vọng, dần sẽ đánh mất đi linh tính trong cuộc sống này, phúc phận trời cho cũng ngày càng bạc mỏng.
Sống trên đời vui thôi đừng nên vui quá, vui quá lại hóa vô duyên. Dục vọng không thể phóng túng, bởi nếu phóng túng dục vọng thì không khác gì tai họa. Dục vọng chính là canh bạc nhân tính trong cuộc sống. Nó vừa phải là động lực để tiến bộ, thế nhưng nuông chiều quá mức sẽ trở thành con mãnh thú, bất ngờ thôn tính nhân tâm.
Ngọn nguồn của mọi đau khổ đều bắt nguồn từ dục vọng. Dục vọng kiểm soát nội tâm con người một cách vô cùng chặt chẽ. Chuyện kể rằng, từng có một vị Hành Giả đến chùa để bái kiến Thiền Sư với hi vọng Thiền Sư có thể giúp mình giải đáp khúc mắc. Hành Giả hỏi Thiền Sư rằng: “Xin hỏi Thiền Sư, dục vọng của con người là gì?”
Nghe xong, thiền sư không trả lời trực tiếp mà chỉ nói với người đàn ông rằng: “Hôm nay về nhà, ông đừng ăn cơm cũng đừng uống nước, đến trưa mai thì quay trở lại tìm tôi”. Dù không hiểu dụng ý của Thiền Sư nhưng Hành Giả vẫn quyết định làm theo. Ngày hôm sau, Thiền Sư vừa nhìn thấy Hành Giả liền nói: “Chắc hẳn bây giờ ông đang rất đói, hãy đi theo ta”. Sau đó, Thiền Sư đưa Hành Giả đi một đoạn đường khá xa xôi, khi đến trước một vườn hoa quả thì đưa cho ông một cái bao to: “Đi đi, ông có thể hái hoa quả một cách thỏa thích, thế nhưng ông phải mang về chùa trước thì mới được ăn”.
Mãi cho đến khi mặt trời xuống núi, Hành Giả mới có thể vác được một bao đầy hoa quả về chùa. Lúc đó, Thiền Sư nói với Hành Giả: “Bây giờ thì ông đã có thể ăn được rồi!”. Vì quá đói, Hành Giả vội chộp lấy hai quả táo to nhất, sau đó nhai ngấu nghiến. Ăn xong 2 quả táo này, bụng ông đã no trướng đến mức không thể nào ăn được những thứ khác.
Lúc này, vị Thiền Sư hỏi tiếp: “Bây giờ ông còn cảm thấy đói khát nữa không?”. Đưa tay sờ cái bụng no đến mức căng tròn của mình, Hành Giả đáp: “Không, bây giờ tôi không thể nào ăn được gì nữa”. Thiền Sư liền hỏi lại: “Vậy ông tốn kém công sức vác về một đống hoa quả nhưng lại không ăn, thế thì có tác dụng gì?”. Hành Giả đột nhiên ngộ ra, hóa ra nuông chiều dục vọng một cách thái quá đối với chúng ta chính là một gánh nặng dư thừa. Việc hủy hoại con người không phải là nỗi đau căm hận, đó chính là sự phóng túng và nuông chiều dục vọng. Nếu cứ phóng túng dục vọng, cuối cùng chúng ta sẽ bị dục vọng thôn tính.
Nếu như mỗi người đều không muốn trở thành nô lệ của dục vọng, vậy thì ngày ngày phải nhắc nhở bản thân biết tiết chế. Không phải cứ nuông chiều dục vọng sẽ có được sự mãn nguyện. Chúng ta còn rất nhiều lựa chọn khác. Phùng Ký Tài - một nhà văn đương đại Trung Quốc từng nói rằng: “Cuộc sống không bao giờ đối xử tệ với bất kỳ ai, nó sẽ cho bạn nếm một chút mật ngọt nhất vào những lúc bạn đang cay đắng đau khổ nhất”.
Nếu cứ mãi phóng túng và thỏa mãn dục vọng cá nhân, dù cuộc sống trước mắt sẽ trơn tru như mật, nhưng nó khiến chúng ta hình thành thói quen tham lam vô độ. Những người như thế, cuộc sống không thể có phúc khí. Do đó, nếu muốn tu tạo phúc báo cần phải biết tiết chế dục vọng.
Thứ hai, người lương thiện quá mức
Cổ nhân thường có câu răn dạy rằng: “Một điều nhịn là chín điều lành”, thiệt thòi nhiều khi lại có phúc. Tuy nhiên, chúng ta lại thường bỏ qua một chân tướng sự thật vô cùng tàn khốc, đó là: Lương thiện một cách thái quá cũng chính là một tội ác.
Trong “Thâm Ngâm Ngữ”, Lã Khôn có viết: “Muốn khuyên người hướng thiện cũng phải xem người đó ra sao. Nếu có thể khuyên bảo được, hãy khuyên bảo họ bằng những lời thiện. Khi khuyên bảo cũng cần phải chú ý áp dụng biện pháp thế nào cho phù hợp”. Có thể thấy, ngay cả việc khuyên bảo việc hướng thiện cũng phải xem xét người đó là một người như thế nào.
Nếu như cứ lương thiện bất chấp đối tượng, không có giới hạn giống như Đông Quách Tiên Sinh hoặc là Người nông dân ở trong truyện “Đông Quách tiên sinh và Sói” và “Người nông dân và Rắn” chẳng khác nào tự rước họa vào thân, tự mình hại mình, là điều vô phúc.
Trong cuốn sách “Mặt trăng và đồng 6 xu”, Dirk Stroeve là một người chân phác và lương thiện quá mức. Cụ thể, Dirk Stroeve đã chủ động giúp đỡ Charles Strickland cả về cuộc sống và công việc khi người này khốn khó. Thậm chí, Dirk Stroeve còn một mực đưa Charles về nhà chăm sóc một cách chu đáo khi người này nguy kịch, bất chấp sự phản đối của vợ. Tuy nhiên, sự lương thiện của Dirk Stroeve lại không hề được báo đáp xứng đáng.
Đến khi mọi thứ ổn định, Charles giống như con tu hú đã chiếm luôn cả phòng tranh, thậm chí cướp luôn cả vợ của Dirk Stroeve. Dù tan cửa nát nhà, Dirk Stroeve vẫn không căm hận Charles, sau đó còn nhường lại cả nhà của mình vì không muốn vợ và đối phương phải lưu lạc. Sự lương thiện quá mức này khiến cho nhiều người cảm thấy vô cùng nực cười. Hành động của Dirk Stroeve phải gọi là quá nhu nhược.
Cụ thể, Dirk Stroeve sẵn sàng bỏ qua cái ác để mặc cho người khác giẫm đạp và vùi dập lòng tự trọng của mình. Lương thiện quá mức đến nỗi đánh mất đi cả răng cưa chính là sự yếu đuối, nhu nhược. Dung túng cho kẻ ác, nhẫn nhịn thái quá chỉ khiến mình thiệt thân mà thôi. Lương thiện không có chừng mực, chỉ khiến đối phương được đằng chân lân đằng đầu. Nếu khoan dung mà không có nguyên tắc sẽ khiến cho đối phương hoành hành ngang ngược. Lương thiện đúng cách là phải xem xét mọi việc một cách kỹ lưỡng.
Thời Xuân Thu, tại nước Lỗ có một quy định rằng: Nếu như gặp người nước Lỗ bị làm nô lệ tại nước khác đều có thể bỏ tiền ra để chuộc, đến khi đưa họ về nước, báo với quốc khố sẽ được hoàn tiền. Tử Cống - một môn sinh của Khổng Tử gặp người nước Lỗ làm nô lệ bên ngoài đã lấy tiền của mình chuộc về, nhưng không báo quốc khố. Nhiều người thấy thế đều ra sức ca ngợi hành động của Tử Cống, nói rằng đó là hành động lương thiện và cao thượng.
Chỉ riêng Khổng Tử vẫn một mực chỉ trích Tử Cống là “lương thiện thái quá”. Bởi làm như thế sẽ càng khiến cho nhiều nô lệ không thể chuộc về. Cụ thể, Khổng Tử đã nói: “Sau này nếu ai đó thấy người nước Lỗ làm nô lệ, họ sẽ nghĩ rằng: Nếu mình cứu họ rồi báo với quốc khố để hoàn tiền, chứng tỏ mình là người không có phẩm hạnh cao thượng như Tử Cống. Nhưng nếu như không báo quốc khố hoàn tiền và không thể gồng gánh được khoản tiền đó, thà không chuộc còn hơn”.
Có thể thấy, cách nhìn nhận sự việc của Khổng Tử đã xa hơn và rộng hơn rất nhiều. Lương thiện thái quá không chỉ gây bất tiện cho bản thân mà còn khiến người khác tổn thương. Lương thiện cũng phải nhìn xa trông rộng. Nếu lương thiện không có hạn độ chính là hẹp hòi, làm việc thiện nhưng không suy nghĩ có thể là việc ác. Khoan dung một cách vô hạn chính là nhu nhược, lương thiện thái quá là ngu dốt. Hành thiện một cách đúng đắn, phù hợp thì mới có thể tích lũy được phúc báo thực sự.
Thứ ba, người tự tin và cao ngạo một cách mù quáng
Tự tin là một ngọn hải đăng giúp soi đường chỉ lối, nhưng nếu tự tin thái quá sẽ biến thành miếng vải che mắt khiến con người ta dễ trở nên mê muội.
Thời Chiến Quốc có một người tên Tần Vũ Vương, từ nhỏ thân hình vạm vỡ và vô cùng cường tráng. Tần Vũ Vương cho rằng mình có sức mạnh hơn người, thường xuyên so tài với nhiều lực sĩ khác như Nhâm Bỉ, Ô Hoạch bên cạnh mình. Năm 307 TCN, Tần Vũ Vương đến Lạc Dương để bái kiến Chu Vương đã nhìn thấy Cửu Đỉnh - vốn tượng trưng cho xã tắc thiên hạ ở bên trong Thái Miếu phủ Chu Vương. Cho rằng bản thân có thần lực, Tần Vũ Vương muốn nhấc bổng Cửu Đỉnh tượng trưng cho xã tắc thiên hạ kia lên. Thế nhưng, cũng bởi đánh giá quá cao thực lực của bản thân, Vũ Vương chẳng những không nâng nổi mà còn bị rơi trúng đôi chân. Vết thương này quá nặng cũng khiến ông qua đời, đặt dấu chấm hết cho cuộc đời ngắn ngủi chỉ vì tự đánh giá quá cao bản thân.
Tự tin quá mù quáng giống như một chén rượu độc, nếm thì ngon nhưng thực chất lại là tế mạng. Con người chúng ta, sở dĩ hay lầm đường lạc lối là bởi tự tin thái quá. Khiêm tốn sẽ được người phục, khoa trương làm việc sẽ thất bại. Vũ trụ vốn vô tận vô cùng, học, học nữa và học mãi. Chỉ khi tự tin ở mức vừa phải, nhìn nhận rõ bản thân mình thì mới có thể vượt hết núi này sang núi nọ.
Nếu đánh giá bản thân quá cao chính là tự phụ. Những người tự phụ sẽ có tầm nhìn hạn hẹp, không chịu học hỏi người khác. Họ cũng là những người bảo thủ, thiếu sự linh hoạt, không thể nào tiến về phía trước. Những người tự phụ cũng không thấu tình thế, không thể nhìn rõ hoàn cảnh của chính mình. Chỉ khi khiêm tốn làm việc, tỉnh táo làm người, đó mới là có phúc.
Phúc báo lớn nhất của đời người là mọi thứ ở mức vừa phải: không phóng túng dục vọng, không lương thiện quá đà và cũng không nảy sinh kiêu ngạo. Làm người phải học được cách tiết chế, làm việc có mức độ, làm được ắt phúc báo sẽ tìm đến.
![[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]](http://www.sherv.net/cm/emoticons/nature/butterfly-smiley-emoticon-animation.gif)
Posts: 3,547
Threads: 509
Likes Received: 47 in 38 posts
Likes Given: 34
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Hàng xóm có 3 kiểu người chớ gần gũi,
người thân có 3 kiểu người tránh kết thân để cuộc sống yên ổn
![[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]](http://www.sherv.net/cm/emoticons/nature/butterfly-smiley-emoticon-animation.gif)
Tục ngữ có câu: “3 hàng xóm không kết, 3 họ hàng không giao”. Vậy phải sống với hàng xóm và người thân như thế nào, và với người nào thì không nên kết thân?
[b]Hàng xóm có 3 kiểu người chớ gần gũi[/b]
1. Kiểu người thích gây bất hòa
"Để tôi nói cho chị biết chuyện quan trọng, nhưng chị nhớ đừng kể với ai đấy''.
“Cậu còn không hiểu tôi sao, mau nói đi, tôi tuyệt đối sẽ không nói cho ai biết”.
Những lời trên đây có nhiều người đã nghe và trải qua, đặc biệt là từ miệng của các dì hàng xóm cạnh nhà thường xuyên tụ họp với nhau. Những người có thể bàn đủ thứ chuyện đúng sai trên đời này.
Thực tế thì bàn chuyện gia đình không có gì sai, nhưng có những người hàng xóm một mặt thì biểu hiện thế này, sau lưng lại khác. Trước mặt người ta thì toàn nói lời tốt, quay lưng đi lại kiếm chuyện, nói toàn lời xấu xa.
Kiểu người hai mặt hai lòng như vậy, đã tách rời khỏi phạm vi bàn chuyện nhà, cãi vặt, là biểu hiện của đạo đức thấp kém. Gặp phải người hàng xóm như vậy, chúng ta nên ít kết giao càng tốt.
2. Người không biết giúp đỡ
Người xưa có câu: Họ hàng xa không bằng láng giềng gần, hàng xóm là những người mà chúng ta thường xuyên đối mặt. Nên khi thấy người khác gặp khó khăn thì hãy ra tay giúp đỡ.
Nhưng cũng có vài người hàng xóm, khi có việc cần bạn giúp đỡ, họ cũng không quan tâm bạn có khả năng hay có thời gian không, đều mở miệng yêu cầu trợ giúp.
Nếu bạn không giúp được, nói không chừng họ còn oán trách là tại bạn, hơn nữa cho dù giúp được, họ cũng sẽ không thấy cảm kích mà còn cho rằng việc bạn giúp đỡ là một chuyện hiển nhiên.
Có những kiểu hàng xóm sống ích kỷ, khi bạn gặp khó khăn nhờ giúp đỡ thì họ sẽ viện đủ lý do để từ chối.
3. Người lòng dạ hẹp hòi
Đã là hàng xóm với nhau thì khó mà tránh khỏi những xung đột. Những hiểu lầm, thường qua một thời gian đã qua thì cả hai bên cùng lãng quên.
Nhưng nếu gặp phải một người hàng xóm có lòng dạ hẹp hòi, thì dù cho chuyện đã trôi qua nhiều năm, ký ức trong lòng họ vẫn sẽ như mới, nỗi hận thù luôn được chôn giấu sâu trong lòng.
Người thân có 3 kiểu không nên quen
1. Người mượn tiền không trả
Người trong nhà giúp đỡ nhau là chuyện bình thường, nhưng có giúp đỡ cũng chỉ có thể trong trường hợp khẩn cấp, đặc biệt mượn tiền thì phải vô cùng cẩn thận.
Có một số người thân, khi nhìn thấy bạn giàu lên, kiếm được tiền, họ sẽ đổ xô nhau đến trước cửa nhà, làm thân với bạn. Vì để có thể mượn được tiền, hoặc là được sự giúp đỡ của bạn, bạn nói sao thì họ nghe vậy, cười nói vui vẻ.
2. Người ham ăn lười làm
Nếu một người cả ngày chỉ biết ham ăn lười làm, oán trách trời đất thì đừng nên lại gần người này.Nên nhớ, người không sợ không có khả năng, chỉ sợ không có lòng cầu tiến, một người bình thường chỉ cần trong lòng có lý tưởng, có sự nỗ lực là có thể sống một cuộc đời hạnh phúc.
3. Kẻ nịnh hót
Khi bạn thành đạt, có hàng tá người kéo đến nhận anh em, nhưng khi bạn sa sút thì thử hỏi mấy người dám giúp đỡ bạn. Gặp những kiểu người thân như vậy, có thể qua lại thì qua lại, không thể qua lại thì nên cắt đứt đi thôi.
Posts: 3,547
Threads: 509
Likes Received: 47 in 38 posts
Likes Given: 34
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Muốn biết lòng người rộng hay hẹp,
cứ nhìn vào 2 điểm này đã có thể hiểu phần nào
![[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]](http://www.sherv.net/cm/emoticons/nature/butterfly-smiley-emoticon-animation.gif)
Cổ nhân dạy có những cách khác nhau để chúng ta hiểu lòng người, biết người đó tốt hay xấu.
Có hai từ mà mọi người hầu hết đều đã biết nhưng họ không thể làm được đó là ''cảm ơn''. Khi họ gặp khó khăn, bạn có thể giúp đỡ họ, nhưng ngược lại, khi bạn gặp khó khăn, có khi họ chẳng thể giúp đỡ bạn.
Với nhịp sống phát triển như vũ bão, lòng người cũng trở nên chai sạn, không phải ai cũng đền ơn những người đã từng giúp đỡ mình. Khi bạn giúp đỡ người khác bằng lòng tốt, họ không những không biết ơn bạn mà còn ăn cháo đá bát. Đây là chuyện không phải hiếm trong xã hội hiện đại.
Muốn biết người đó có tốt, có đáng để tin tưởng hay không thì bạn cần phải xem họ có phải là người biết đền ơn đáp nghĩa hay không. Khi tìm kiếm một người bạn đồng hành, bạn hãy tìm một người thực sự biết ơn bạn. Có như thế thì với sự hi sinh, cống hiến của bạn mới có ý nghĩa.
Thái độ của người ta khi đối mặt với lợi ích
Có một câu nói hết sức thực tế chính là bộ mặt của con người chỉ lộ ra khi có tranh chấp lợi ích. Một số người có thể chống nhau vì lợi nhuận, một số người có thể hủy hoại lương tâm vì lợi nhuận. Và họ không còn quan tâm đến lợi ích cũng chỉ vì lợi nhuận. Một người có thể bộc lộ những mặt xấu nhất của bản chất con người cũng vì lợi nhuận.
Có một câu chuyện thế này:
Có hai ông chủ, một người vì lợi nhuận mà sản xuất ra sản phẩm chỉ chú trọng đến số lượng chứ không chú trọng đến chất lượng, mong chiếm lĩnh thị trường thông qua những sản phẩm kém chất lượng. Người còn lại thì tận tâm hơn, cho rằng chất lượng của sản phẩm là quan trọng nhất.
Kết quả là sản phẩm của ông chủ đầu tiên gặp gây tai tiếng, làm hại người tiêu dùng và bị chỉ trích, cuối cùng nhà máy cũng bị ảnh hưởng và phá sản. Ông chủ thứ hai vững vàng cùng doanh nghiệp của mình.
Ở một góc độ khác, chữ lợi ích còn chính là sự phản ánh xem một người có tầm nhìn xa hay là không. Nếu anh ta đánh mất đi lương tâm của mình vì lợi ích trước mắt, anh ta là một kẻ ngu ngốc không có tầm nhìn. Kiên trì vì lợi ích lâu dài là hành động nhìn xa trông rộng và nhân văn.
![[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]](http://www.sherv.net/cm/emoticons/nature/butterfly-smiley-emoticon-animation.gif)
PNTD
Posts: 3,547
Threads: 509
Likes Received: 47 in 38 posts
Likes Given: 34
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Vợ chồng cưới xong không được nói
với người khác 4 điều này, họa từ miệng mà ra
![[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]](http://www.sherv.net/cm/emoticons/nature/butterfly-smiley-emoticon-animation.gif)
Sau khi kết hôn, vợ chồng nên giữ kín một số điều, tuyệt đối đừng nói cho người ngoài biết.
Đừng bao giờ nói với người ngoài rằng chồng bạn tệ như thế nào
Vợ chồng cãi nhau là chuyện bình thường, nhưng bình thường là đầu giường cuối giường cãi nhau, cũng không phải chuyện gì to tát, loại hành vi này thực sự cần phải nghiêm khắc chấm dứt! Nó sẽ ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng, sẽ khiến người ngoài cho rằng bạn không phải là phụ nữ, sẽ để những người có tâm lợi dụng.
Sau khi kết hôn, một số đàn ông và phụ nữ thích so sánh bản thân, so sánh gia cảnh của ai tốt hơn, chồng của ai có bản lĩnh hơn, thực ra đó là những hành vi vô nghĩa, bạn giàu có đến đâu cũng không liên quan gì đến người khác. Phụ nữ thông minh không bao giờ nói với người khác về thu nhập tài chính của chồng mình, nếu kiếm được ít hơn, người khác sẽ nghĩ chồng bạn là kẻ vô giá trị, nếu kiếm được nhiều hơn, người thân và bạn bè chắc chắn sẽ đến vay tiền, vì vậy tốt hơn hết là bạn nên để trong lòng.
Không công khai "chuyện tai tiếng" ở nhà
Trong mỗi gia đình sẽ có một số "chuyện tai tiếng" không thể nói ra, ví dụ như vợ chồng bạn không hòa thuận, hay người trong nhà có thói hư tật xấu, những điều này bạn chỉ cần tự mình biết, đừng tùy tiện nói với người khác, nếu không họ sẽ chỉ trêu chọc sau lưng bạn và cho rằng gia đình bạn là kẻ thất bại. Khi một người thông minh đối mặt với khuyết điểm của người nhà, sẽ thầm mắng đối phương, thuyết phục đối phương sửa sai, đồng thời sẽ cố gắng duy trì hình tượng người nhà của mình trước mặt người ngoài, đây là điều tốt nhất.
Sự hoà hợp và bất hoà trong đời sống vợ chồng
Đời sống vợ chồng dù có hòa thuận hay không cũng là chuyện giữa vợ và chồng, đừng tùy tiện nói ra cho người ngoài biết, nhất là khi có bất hòa, khó tránh khỏi có người có thâm ý lợi dụng xen vào giữa hai người. Muốn có cuộc sống vợ chồng hạnh phúc thì tuyệt đối không được kể chuyện vợ chồng với người ngoài.
pntd
|