Người chuẩn bị có một khoản phước lớn, tiền trên đà kéo về đều có 6 đặc điểm này
#91
3 năm học nói, cả đời học im: Làm người tài trí, 6 kiểu dù cậy miệng cũng nhất quyết "không nói"


[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]



Lời nói có giá trị, nói nhiều lên một chút; lời nói không cần thiết, thì đừng nói. Con người sống ở đời, mất cả đời học cách im lặng, 6 "không nói", giúp bạn thu lợi cả đời.


[Image: photo1589809310094-158980931041756853570.jpg]





Người xưa nói: bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra.
Sống ở đời, nói càng nhiều, càng dễ rước họa vào thân, có thể nói ít được bao nhiêu hãy cố gắng nói ít lại.
Tăng Quốc Phiên, một Nho gia nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: "Hành sự không được cảm tính, nói năng không được tùy miệng."
Lời nói có giá trị, nói nhiều lên một chút; lời nói không cần thiết, thì đừng nói.
Con người sống ở đời, mất cả đời học cách im lặng, 6 "không nói", giúp bạn thu lợi cả đời.

1. Không nói trực tiếp
Đối đãi với người phải chân thành, nói chuyện hãy nói lời thật lòng. Nhưng, con người, ai cũng có sĩ diện, dù ít hay nhiều, có nhiều việc, không nên trực tiếp nói thẳng ra, dễ đụng chạm tới tự ái của người khác.

Bạn đụng chạm tới họ lần này, lần sau người ta cũng sẽ chẳng còn thiết tha giữ thể diện cho bạn.
Khi muốn nói lời thẳng thắn với ai đó, phải biết nói sao cho uyển chuyển, lời khó nghe thì nói làm sao cho nó dễ nghe một chút, để ý tới tự tôn của họ, đặt tự tôn của họ lên hàng đầu.

Con người ta ai cũng muốn nghe lời hay ý đẹp, không ai muốn nghe người khác nói giống như chửi vào mặt mình cả.
Khuyên người, đừng trực tiếp nói toẹt hay chỉ trích sơ suất của họ, trước tiên hãy khẳng định điểm tốt của họ, sau đó từ từ nhắc tới điểm còn thiếu sót, như vậy, họ sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn.

Nói chuyện là một môn nghệ thuật, và chúng ta cần chú ý tới phương thức khi nói.
Lời nói có giá trị tới đâu thì cũng chỉ có tác dụng khi người khác muốn nghe và nghe lọt tai.

Tôn trọng đối phương, để ý tới tâm trạng, cảm xúc của họ, uyển chuyển một chút mới là đạo nói chuyện đúng đắn.

[Image: -15898096039931523354617.jpg]

2. Không nói lời thị phi
Có câu: người thêu dệt chuyện thị phi, chính là kẻ thị phi
Những kẻ rảnh rỗi không có việc gì để làm, không có lương tâm, mới thích đi đây đó nói gà nói vịt, nói nhăng nói cuội, thêu dệt tin đồn vô căn cứ, thừa thãi.
Miệng nói ra quá nhiều lời thị phi, tâm hồn sẽ dần dần bị vẩn đục.

Nếu có ai đó nói xấu sau lưng người khác trước mặt bạn, vậy thì họ cũng rất có thể đã từng nói xấu sau lưng chính bạn.
Chơi lâu dài với loại người này, sớm muộn gì tâm hồn của bạn cũng sẽ bị vẩn đục theo họ.

Hoa tuy có thể nói, nhưng nó lại giống người, thêm thắt đặt điều, gây ra thị phi; đá tuy không thể nói chuyện nhưng chúng chân thành và cứng rắn, luôn được mọi người yêu thích. Cũng như vậy, miệng xinh xẻo mà suốt ngày đi tám chuyện thị phi thì cũng chẳng bằng mấy hòn đá tuy không nhẵn nhụi nhưng tâm hồn thiện lương, ngay thẳng.


3. Không nói lời oán than
Cuộc sống không dễ dàng, ai cũng đều gánh vác một gánh nặng trách nhiệm nhất định trên vai.
Than thân trách phận không giải quyết được vấn đề, nó chỉ truyền đi năng lượng tiêu cực hơn mà thôi.

Mất bò mới lo làm chuồng thì đã muộn, nói lời oán than càng không đâu. Than phiền càng nhiều, bạn bè càng ít, bởi họ chẳng rảnh rỗi mà suốt ngày đi ở cùng rồi lắng nghe từ một người ngập tràn năng lượng tiêu cực như bạn.

Gặp vấn đề, trước tiên hãy tìm nguyên nhân từ chính mình.
Sống ở đời, thay vì ca thán, hãy nỗ lực.
Có sức ngồi đó oán than, chi bằng nỗ lực, đổ mồ hôi để đổi lấy kết quả tốt đẹp hơn.

[Image: -1589809464011129071968.jpg]

4. Không nói lời ngông cuồng
Trời còn có trời rộng hơn, người còn có người tài giỏi hơn. Bạn vĩnh viễn không bao giờ biết được rằng người ta mạnh mẽ tới đâu.
Con người có thể có tinh thần quật cường, nhưng tuyệt đối không được huênh hoang, kiêu ngạo.
Có người nói, nguyên nhân thất bại của con người phần lớn tới từ hai chữ, một là lười, hai là ngạo.
Người ngông cuồng, tầm nhìn nhỏ hẹp, không biết trời cao đất dày.
Trông như ne ranh vuốt móng, nhưng thực ra cũng chỉ là con hổ giấy.
Khiêm tốn một chút, chưa bao giờ là không tốt.

5. Không nói lời hàm hồ
Lời nói ra giống như bát nước đổ đi.
Sống ở đời, nói gì là phải có căn cứ, phải chính xác, tuyệt đối đừng nói bừa.
Rất nhiều người thích nói xằng nói bậy, nói mà không dùng não, không nghĩ trước nghĩ sau, thành ra nói toàn lời hàm hồ.
Người nói ra có lẽ sẽ chẳng nhớ mình nói gì, nhưng người nghe lại phải chịu ảnh hưởng vô cùng sâu sắc.
Một người thường xuyên nói lời hàm hồ sẽ không còn ai muốn tin tưởng anh ta, một người, khi đã mất đi tín nhiệm, là mất đi nền tảng lập thân trong xã hội.
Nói lời chân thực, ý nghĩa, làm việc dứt khoát, rõ ràng, người như vậy mới đáng tin cậy, mới xứng đáng để kết giao.

[Image: -15898094419741329380891.jpg]


6. Không nói lời ác độc
Một lời an ủi bằng cả mùa xuân ấm áp, một lời ác ý bằng cả cái lạnh mùa đông.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, ai cũng có thể tùy tiện phát ngôn, đánh giá một cách cảm tính về một sự việc hoặc một con người nào đó.
Nhiều người còn thích lấy những lời nói chê bai hay ác ý với người khác làm trò tiêu khiển.
Cái này người ta gọi là: khẩu nghiệp.

Mỗi một câu nói ác ý làm tổn thương tới người khác là một lần bạn đang tự tạo ra nghiệp cho chính mình.
Miệng lưỡi thế gian là con dao sắc bén nhất, và nó giết người mà không cần đổ máu.

Nhiều người thêu dệt thị phi, bình luận ác ý, nhưng vẫn dương dương tự đắc, một tay chỉ điểm giang sơn. Họ không biết rằng, khẩu nghiệp nhiều rồi, sớm muộn gì cũng báo ứng lên đầu mình.

Làm người, cơ bản nhất là đạo đức, nói, đừng làm tổn thương người ta tới cùng; làm việc, cũng đừng có triệt đường sống của người ta.
Bỏ qua được cho ai thì hãy bỏ qua, bỏ qua cho họ, là ta đang tích đức cho mình và con cháu.

3 năm học nói, cả đời học im
Trước khi nói điều gì đó, hãy uốn lưỡi bảy lần rồi hãy nói.
Nghĩ xem lời nói của mình có làm tổn thương đối phương hay không, có hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ hay không.
Nói chuyện là một môn nghệ thuật, đồng thời cũng cho thấy đạo đức, phẩm hạnh của một con người.
Mỗi một câu nói bạn nói ra, đều sẽ quyết định độ cao cuộc đời bạn.

[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]


[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#92
Lời cổ nhân dạy muôn đời không sai
 "Làm người phải ẩn tâm, làm việc phải lưu tâm"


[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]



Trang Tử từng nói: "Phu tử đức ngang với trời đất mà còn dùng những lời cực thâm thuý để tu tâm, bậc quân tử thời xưa đâu có ai thoát khỏi cách đó?"


[Image: photo1588608382416-1588608382691590118932.jpg][Image: brand_baihoc5.png]

"Quân tử muốn tu thân, trước tiên phải tu tâm"
Áo mũ chỉnh tề, tiến thoái tri lễ đó là tu thân tại ngoại. Tương giao với những người tu thân tại ngoại giống như là gió mát thổi qua mặt, gặp nhau cảm thấy thoải mái dễ chịu.

"Ngôn chi hữu vật, hành chi hữu độ". Nói năng rõ ràng, hành động chừng mực, đó là tu thân tại nội. Tương giao với những người tu thân tại nội giống như là trà xanh thấm họng, thơm răng thơm miệng, dư vị nồng nàn.


Tu tâm nhất đạo tuyệt đối không phải là chuyện dễ. Sự kỳ diệu của nó nằm giữa ẩn và giữ.



01

Ẩn tâm kiêu ngạo

"Hư kỷ giả, tiến đức chi cơ".

Khiêm tốn làm người ta tiến bộ, kiêu ngạo khiến người ta lạc hậu, giậm chân tại chỗ, thậm chí là tụt lùi.

Bởi vậy mà Chu Thuấn Thủy tha thiết nhắc nhở người đời: "Làm gì có ai tự mãn mà không gục ngã đâu? Phải thận trọng! Phải thận trọng!"

Trong "Tả Truyện" có ghi chép lại một câu chuyện:


Thời Xuân Thu, nước Sở có một vị tướng quân tên là Khuất Hà, vì từng đánh thắng trận nên dương dương tự đắc. Ngày nọ, ông phụng mệnh dẫn quân tiến đánh La Quốc, đại thần Đấu Bá Tỷ đến tiễn đưa.


Trên đường trở về, Đấu Bá Tỷ nói với phu xe: "Khuất tướng quân lần này ra trận chắc chắn sẽ thua, bởi ông ấy bước chân kiêu ngạo, trong lòng có chút ngạo mạn". 

Đấu Bá Tỷ nói xong liền đi gặp Sở Vương, nói rõ sự quan sát của mình đồng thời thỉnh cầu Sở Vương phái thêm chi viện. Nhưng đợi đến khi Sở Vương phái quân chi viện đã không kịp đuổi theo đội quân của Khuất Hà.


Khuất Hà quả nhiên vì khinh địch liều lĩnh tiến công nên bị kẻ địch phản công quyết liệt. Kết quả quân Sở thua to, Khuất Hà bỏ mạng tại thung lũng hoang.


Xe đầy thì lật, làm người mà quá kiêu ngạo thì 10 việc hỏng 9.


Trong lòng sản sinh kiêu ngạo, giống như dây leo sinh trưởng trong bóng tối, lặng lẽ nuốt chửng con tim chính trực, che lấp ánh mắt thông suốt khi nhìn nhận bản thân và ánh mắt khiêm tốn khi nhìn nhận thế giới.


Vì thắng mà kiêu, nên sau đó khó mà thắng lại; Vì tiến mà ngạo, nên sau đó khó lòng tiến thêm nửa bước.

Ẩn tâm kiêu ngạo, thay thế bằng tâm khiêm tốn mới có thể tiến đến tận cùng.



[Image: -15886081730011145220730.jpg]




02

Ẩn tâm nghi kỵ

Cổ nhân có câu: "Dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng". Đã dùng thì không được hoài nghi, đã hoài nghi thì không dùng.


Đây là lời khuyến cáo cho những người nắm quyền, cũng là lời cảnh tỉnh cho những người bình thường như chúng ta.

Âu Dương Tu từng nói: "Đạo dùng người cốt ở bất nghi. Thà vất vả trong việc chọn người, cũng không tùy tiện dùng người mà không tin tưởng.

Nói về việc nghi kỵ gây hiểu nhầm với người khác, không thể không nhắc tới Tôn Quyền.


Tôn Quyền thời còn trẻ từng được bốn phương ca ngợi. Tào Tháo từng mong ước "sinh con được như Tôn Quyền", Chu Du cũng từng khen Tôn Quyền là "thần võ hùng tài".

Nhưng đến khi về già, Tôn Quyền lại không anh minh như thời trẻ. Tính tình ngày càng nóng nảy, hay đa nghi, nghi kỵ quần thần.


Đối với quan võ tướng lĩnh, nếu họ xuất quân đánh trận, sẽ bắt cả nhà họ làm con tin. Đối với quan văn triều thần, bí mật cắt cử người giám sát nhất cử nhất động của họ.

Trong đó có một người, từng được Tôn Quyền trọng dụng, nhưng cuối cùng lại chết trong thất vọng vì sự nghi kỵ của Tôn Quyền, người đó chính là Lục Tốn.

Lục Tốn mưu trí hơn người, lại trung thành cương trực, lập công lớn cho Giang Đông.


Thế nhưng, một người có đức hạnh và tài năng như vậy, lại bị Tôn Quyền nhiều lần nghi kỵ. Cuối cùng, ông ôm hận qua đời sau nhiều lần bị Tôn Quyền quở mắng và trách móc.

Lục Tốn một lòng một dạ với Tôn Quyền, hết sức chân thành, cúc cung tận tụy, vất vả cả đời vì Đông Ngô. Hành động của Tôn Quyền không những mất đi một vị hiền thần, còn khiến quần thần thất vọng. Tôn Quyền vì vậy mà bị người đời chỉ trích, mang tiếng xấu "đa nghi".


Sự nghi kỵ đối với người khác giống như một chiếc gai độc, một khi cắm vào lòng người sẽ để lại sẹo khó lành.

Đáng sợ hơn cả, chiếc gai độc ấy không chỉ hại người mà còn hại mình. Tâm nghi kỵ không đoạn tuyệt với người ngoài mà còn đẩy mình vào thế cô lập.


Bởi vậy, ẩn tâm nghi kỵ thay bằng sự chân thành mới biến mình thành cái đích mà mọi người muốn cùng hướng tới.



[Image: -1588608210177890745918.jpg]




03

Giữ tâm tự mình hiểu mình

Lã Thị Xuân Thu từng nói: "Muốn chế ngự được người khác đầu tiên phải chế ngự được bản thân mình; Muốn đánh giá được người khác đầu tiên phải đánh giá được chính mình; Muốn hiểu được người khác đầu tiên phải tự hiểu được chính mình".

Những người có thể "nhận biết" được chính mình mới là người thông minh.


Bởi vì "nhận biết" được chính mình nên mới không tự ti và cũng không tự cao tự đại. Bởi vì "nhận biết" được chính mình nên mới biết được ưu điểm của mình và cũng hiểu rõ được nhược điểm của mình.


Trong cuốn "Hàn Phi Tử" có ghi chép lại một câu chuyện xém chút thất bại vì việc không tự mình hiểu mình như sau:

Một lần, Sở Trang Vương muốn xuất quân tiến đánh nước Việt.


Đại thần Đỗ Tử hỏi: "Tại sao Đại Vương lại muốn thảo phạt nước Việt?"


Sở Trang Vương có chút tự đắc đáp: "Bởi nước Việt chính sự hỗn loạn, quân đội cũng không mạnh".


Đỗ Tử nói: "Trí tuệ của Đại Vương giống như con mắt, có thể nhìn thấy những thứ bên ngoài những lại không nhìn thấy lông mi của mình. Quân đội của Đại Vương từ sau khi bị nước Tần, nước Tấn đánh bại, bị mất hàng trăm dặm đất. Điều này chỉ rõ lực lượng của quân Sở mỏng manh. Có kẻ làm loạn trong chính nước Sở nhưng người làm quan lại không thể ngăn cản. Điều này nói rõ chính sự nước Sở hỗn loạn. Nước Sở quân yếu chính loạn, cũng chẳng kém nước Việt là mấy".


Sở Trang Vương nghe xong tỉnh ngộ, lập tức vứt bỏ suy nghĩ tiến đánh nước Việt, tránh được một trận chiến rất có thể sẽ bị thất bại.


"Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng". Trước khi biết địch nên phải biết ta, đó mới là mấu chốt của thành công.

Người quý là bởi tự mình biết mình. Chỉ khi hiểu được chính mình mới có thể nhìn rõ thế đạo lòng người.


Giữ tâm hiểu mình, chỉ khi biết mình mạnh yếu mới có thể quan sát và nhìn nhận mọi thứ xung quanh.



[Image: -15886082430251335219413.jpg]




04

Giữ tâm biến hóa linh hoạt

Vạn vật biến đổi khôn lường, con người quý ở tư duy linh hoạt.


Tư Mã Thiên từng vận dụng điển cố "Siết chặt khóa đàn" trong "Sử Ký". Phía sau điển cố này là một câu chuyện:

Ngày nọ, có một người nước Tề nghe thấy một người nước Triệu gảy đàn. Tiếng đàn văng vẳng bên tai nhiều ngày không dứt, vô cùng hay và dễ chịu.

Thế vậy người nước Tề quyết tâm xin học đàn từ người nước Triệu. Người nước tề muốn biết làm thế nào mới có được tiếng đàn hay và diệu kỳ đến vậy.


Người nước Triệu trước tiên chỉnh lại dây đàn, người nước Tề trông thấy vậy liền dùng keo gắn chặt những dây đàn mà người nước Triệu vừa chỉnh, rồi vui vẻ cầm đàn về nhà.


Sau khi về tới nhà, người nước Tề vùi đầu vào gẩy đàn. Nhưng khổ luyện suốt 3 năm mà tiếng đàn không có chút tiến bộ nào.


Người nước Tề vô cùng thất vọng, oán trách người nước Triệu: "Ông ta dạy quá tồi, tôi không có chút tiến bộ nào, vẫn là người không biết gẩy đàn".

Có người học nghệ từ người nước Triệu nghe thấy vậy liền cảm thấy vô cùng hiếu kỳ. Tìm người nước Tề hỏi: "Tại sao ông lại nói như vậy?"


Người nước Tề lôi cây đàn đã được dùng keo gắn chặt rồi kể khổ. Mọi người nghe xong chỉ thấy dở khóc dở cười, thi nhau chế giễu người nước Tề ngu dốt không biết biến hóa linh hoạt.


Nghệ thuật học đàn trăm biến vạn hóa. Muốn học đàn hay mà chỉ dùng keo dính chặt dây đàn thực sự khiến người khác phải cười ra nước mắt.


Học cách biến hóa linh hoạt, tức là học cách nhìn vạn vật bằng con mắt thông thấu và xử lý vạn vật bằng phương thức linh hoạt.


Giữ tâm biến hóa linh hoạt, tùy cơ ứng biến mới có thể đối ứng trôi chảy trước mọi vật mọi việc.

Vương Dương Minh có câu: "Tâm như là lý, trên đời này làm gì có việc nào ngoài tâm, lý nào ngoài tâm".


Tâm chân chính hành động cũng chân chính, tâm lương thiện hành động cũng lương thiện. Con người sống ở đời, làm người làm việc nên lấy tu tâm làm gốc.



[Image: -1588608279818897483924.jpg]




Làm người phải biết ẩn tâm:

Ẩn tâm tự mãn mở rộng thước đo tiền đồ;

Ẩn tâm nghi kỵ, lấy chân thành đổi chân thành.


Làm việc phải giữ tâm:

Giữ tâm tự hiểu để theo đuổi chính mình tốt hơn;


Giữ tâm biến hóa linh hoạt để ứng phó với sự đời vạn biến.


Chỉ khi có được cái tâm biết ẩn biết giữ mới có thể quan sát vạn vật, không đẩy mình vào thế bất lợi. Mong rằng, bất cứ ai trong số chúng ta cũng đều có đôi mắt sáng để nhìn đời và cái tâm sáng để thấu hiểu đời.



Ngọc Thuỷ




Theo Báo Dân SinhCopy link




[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#93
Danh thế nhờ bản lĩnh, vị thế nhờ thái độ: 3 tâm thái nên có khi đối mặt với sóng gió



[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]


Dũng cảm và trí tuệ là hai anh em song sinh, nếu bạn không có dũng khí mở cánh cửa lớn mà bạn muốn bước vào, thì bạn chẳng thể nào biết được bí mật phía sau cánh cửa đó.


[Image: photo1587363885902-1587363886161629221309.jpg]

Đối mặt với khó khăn, bạn không nên cảm thấy chán nản, mà hãy nghĩ cách để giải quyết bất kỳ vấn đề nào mà bạn gặp phải. Khi giải quyết được những khó khăn ấy, chắc chắn ngoài sự tự tin bạn củng cố cho bản thân, thì vị thế của bạn trong mắt người khác, sự ghi nhận, cảm kích người khác dành cho bạn cũng sẽ tăng lên. Hãy rèn cho mình 3 loại tâm thế mỗi khi đứng trước sóng gió dưới đây. 


Dũng cảm

Có câu chuyện như sau:

Một nữ sinh viên vừa tốt nghiệp đại học đến xin việc ở một công ty nọ, ngay ở vòng phỏng vấn đầu tiên cô đã bị loại, vì người công ty cần là một kế toán có kinh nghiệm làm việc. Nhưng cô sinh viên này vẫn không nản chí, tiếp tục kiên trì. Cô nói với ban tuyển dụng: ‘Hãy cho tôi thêm một cơ hội nữa, hãy cho phép tôi tham gia vòng thi viết’. Ban tuyển dụng không thể từ chối lời đề nghị chân thành của cô nên đã đồng ý. Kết quả, sau bài thi viết, cô được giám đốc nhân sự cân nhắc vào vòng phỏng vấn tiếp theo.



Giám đốc nhân sự khá ấn tượng về bài thi viết của cô, nhưng chỉ có điều những lời cô nói làm ông có chút thất vọng. Cô nói rằng: Cô chưa hề làm việc gì liên quan đến nghiệp vụ kế toán, kinh nghiệm duy nhất là làm tài vụ cho hội học sinh của trường. Tìm một người không có kinh nghiệm làm công việc tài chính kế toán không phải là dự định của họ. Vì thế vị giám đốc ấy liền nói: ‘Hôm nay dừng ở đây thôi, nếu có thông tin gì, tôi sẽ điện thoại thông báo cho cô’.



Cô gái đang ngồi đột nhiên đứng dậy, không nói gì, chỉ lấy từ trong túi ra một tờ hai mươi nghìn. Hai tay cô đưa tờ tiền ấy cho vị giám đốc kia rồi nói: ‘Cho dù có được nhận hay không, xin ông hãy gọi điện cho tôi ạ’.



Vị giám đốc kia chưa gặp phải trường hợp thế này bao giờ, liền nói: ‘Tại sao cô lại biết chúng tôi không gọi điện cho người không trúng tuyển?’

Cô liền đáp: ‘Ông vừa nói nếu có tin gì sẽ gọi, như vậy có nghĩa là không có tin gì, tức là không trúng tuyển thì ông sẽ không gọi’.



Vị giám đốc thấy có gái này vô cùng thú vị, liền hỏi lại: ‘Nếu cô không được nhận, tôi gọi điện cho cô, cô muốn biết điều gì?’. ‘Xin ông hãy nói cho tôi biết có điểm nào tôi không đạt yêu cầu của công ty, điểm nào còn thiếu sót, như vậy tôi sẽ cố gắng làm tốt và thay đổi bản thân’. Vậy tờ hai mươi nghìn…’

Cô gái mỉm cười nói: ‘Gọi điện thoại cho người không trúng tuyển không thuộc vào chi phí bình thường của công ty, vì thế tôi sẽ chịu phí gọi điện thoại, xin ông hãy gọi cho tôi ạ’.



Giám đốc cười lớn và nói: ‘Cô hãy cất nó đi, tôi không cần gọi điện thoại nữa, bây giờ tôi có thể thông báo cho cô biết, cô đã trúng tuyển rồi’.

Và như vậy, cô gái đã dùng dũng khí, sự mạnh dạn của mình gõ vào cánh cửa tạo ra cơ hội và mở ra thành công.



Một học giả đã từng nói: ‘Dũng cảm và trí tuệ là hai anh em song sinh, nếu bạn không có dũng khí mở cánh cửa lớn mà bạn muốn bước vào, thì bạn chẳng thể nào biết được bí mật phía sau cánh cửa đó’.



Dũng cảm đối mặt với khó khăn là thái độ cần có của mỗi người, cố gắng tìm ra vấn đề càng là trách nhiệm của người đó. Nhảy ra khỏi mô thức tư duy cũ vốn chỉ lấy bản thân mình làm trung tâm, xem xét vấn đề từ góc độ quan điểm của người khác, điều này giúp bản thân có thể có được những thu hoạch bất ngờ.



Bạn phải thực sự nắm bắt được cốt lõi của từng vấn đề, tìm thấy những điều quan trọng nhất đối với bạn, phân đoạn công việc, đồng thời phân bổ thời gian thích hợp, trước hết hãy hoàn thành những việc quan trọng nhất, thành công sẽ gần trong gang tấc.



Khó khăn không phải là một vấn đề, chỉ khi bạn không thể tìm ra vấn đề để khắc phục thì nó mới trở thành vấn đề. Đừng sợ những điều bạn chưa biết, bởi chẳng ai biết tất cả, chỉ khi vượt qua bạn mới có thể quay đầu nhìn lại và thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều.





Cuộc đời không có những thử thách sẽ chẳng giúp bạn thay đổi được chính mình.

[Image: -15873637729681508828935.jpg]







Dám thay đổi 



Ông Brad Gold, 72 tuổi, sống tại Los Angeles (tiểu bang California, Mỹ), bị sa thải vào năm ông 53 tuổi khi giữ chức quản lý cấp cao của một chuỗi nhà hàng. Thật sự rất khó để tìm một công việc mới tại thời điểm mà hầu như mọi người đều kinh doanh theo tập đoàn. Ông đã phải ra quyết định bây giờ hoặc không bao giờ đối với việc mở nhà hàng, đó là ước mơ từ thuở nhỏ của tôi.



Ông từng sầu não: "Có rất nhiều vấn đề phải suy nghĩ nếu mở nhà hàng. Đầu tiên, tôi phải tìm và thuê lại một cửa tiệm đang trong hoạt động kém hoặc một nhà hàng mà chủ sở hữu đang muốn sang nhượng lại. Thật may mắn, yếu tố thứ nhất đã được đáp ứng, khi tôi tìm thấy chỗ vừa ý, chỉ cách nơi tôi ở khoảng 8 dãy nhà.



Điều trăn trở thứ hai, là làm thế nào để có vốn. Mọi chuyện xảy đến khá bất ngờ và tôi chưa có khoản dành dụm nào cho việc này, nên đi vay là phương án hợp lý nhất lúc ấy. Tôi mượn tiền từ bạn bè và người thân.



Thứ ba là khâu bài trí trong quán, lên thực đơn món ăn, công thức nấu ăn… Những việc ấy do một tay vợ tôi làm, cô ấy đã rất khéo léo và tỉ mỉ tới từng chi tiết. Tôi đặt tên cho quán là " Black Dog Coffee ".



Kết quả là gì? Sau 18 năm, vợ chồng ông Brad kinh doanh tốt hơn bao giờ hết. "Nghĩ lại lúc bị buộc thôi việc, tôi thấy thực ra đó là một bước ngoặt để mở ra một cơ hội lớn trong cuộc đời mình", ông nói. 



Ông thừa nhận, thay đổi là điều rất khó khăn! Bởi vì sự thay đổi có nghĩa là những thứ quen thuộc đã trở thành xa lạ. Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy thoải mái với hoàn cảnh trước mắt mà không dám thử nghiệm những sự việc mà mình không biết. Nhưng chỉ khi bạn dám nhảy ra khỏi phạm vi thoải mái của bản thân, can đảm để trải nghiệm, bạn sẽ biết được những gì xảy ra sau đó. Đôi khi, chỉ có thay đổi chính mình, chúng ta có thể thay đổi số phận của bản thân.



Cuộc đời của mình sẽ đi về nơi nào, nên do bản thân mình quyết định. Khi chúng ta rơi vào thời điểm khó khăn, thường sẽ ôm giữ cảm giác bi quan và chán nản đối với tương lai, nhưng nếu chúng ta có thể thay đổi một chút tâm thái đối ứng, xem khó khăn là ánh bình mình trước khi đến cửa hy vọng. Cuối cùng, luôn có kết quả tốt đẹp không thể ngờ đến đang chờ đón. 



Một người có lẽ không thể thay đổi thế giới. Tuy nhiên, miễn là bạn sẵn sàng để chấp nhận thay đổi, bình thản đối diện với cuộc đời, bất kể những thất bại và hoàn cảnh khó khăn ập đến như thế nào, bạn nhất định sẽ có thể có một cuộc sống tuyệt vời hơn.





[Image: -15873637577071632024404.jpg]





Kiên trì, kiên trì và kiên trì



Một người từng hỏi nhà nghiên cứu nổi tiếng Trung Quốc Trương Tuyết Phong: "Tôi biết mình không thể vượt qua kỳ thi nghiên cứu sinh năm nay, tôi có nên từ bỏ không?".



Tuyết Phong trả lời: "Nhất định vẫn phải đi. Bởi vì kiên trì là một loại thói quen, từ bỏ cũng là một loại thói quen. Nếu cảm thấy chắc chắn đi thi không đậu, như vậy sang năm có lẽ cũng sẽ nghĩ như vậy, năm sau cũng có thể nghĩ như vậy, vì vậy cả đời cũng không thi đậu".



Khi chúng ta, đối với những mục tiêu muốn theo đuổi có thể thực hiện mỗi ngày, ngày hôm nay làm không tốt, ngày mai sửa cho tốt hơn, không bởi những khó khăn chướng ngại trước mắt mà bỏ cuộc, hướng đến những mục tiêu lâu dài hơn thì kiên trì sẽ trở thành thói quen, một "cơ chế" giúp bạn nâng cao năng lực bản thân.



Hãy nhìn xung quanh và suy nghĩ về bản thân mình, có bao nhiêu người tuyên bố tập thể dục, nhưng cuối cùng lại bỏ cuộc, và vẫn luôn than vãn mình "quá khổ". Có bao nhiêu người hôm nay theo đuổi mục tiêu này, ngày mai theo đuổi mục tiêu khác, cuối cùng lại đứng núi này trông núi nọ, không đạt được gì cả khiến bản thân khổ não.



Thất bại không phải là bi kịch, nhưng dễ dàng bỏ cuộc thì chắc chắn là bi kịch. Lựa chọn dũng cảm đối mặt với khó khăn và kiên trì đi tới tận cùng vấn đề mới thật sự là có trách nhiệm đối với cuộc đời của bản thân mình. Khi người khác bỏ cuộc, nếu chúng ta có thể kiên trì thêm một chút và nhẫn chịu, thì trong tương lai, khi nhìn lại, bạn sẽ thấy mình khác với bản thân xưa kia rất nhiều.



Ngọc Tú
[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#94
Quyết định cảnh giới, cao độ của người thành đạt không phải trình độ, 
năng lực, mà chính xác là THÁI ĐỘ và SỰ LƯƠNG THIỆN


[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]



Lòng tốt còn khó có được hơn cả trí thông minh, vì trí thông minh là một món quà, còn lòng tốt là sự lựa chọn.


[Image: photo1588011656194-15880116563981389421477.jpg]




Có câu chuyện thế này: 

Thời điểm mới thành lập, công ty luật của Park Nine ở Hoa Kỳ còn vô cùng sơ khai, đến mức một chiếc máy in ông cũng không thể mua được. Lúc ấy làn sóng người nhập cư tràn vào vùng đất màu mỡ Hoa Kỳ, Park Nine nhận làm luật sư cho rất nhiều người nhập cư, nhiều lúc nửa đêm còn bị gọi đến cục di dân. Ông không lấy đó làm phiền toái, trái lại vẫn hào hứng, cặm cụi làm việc. Chiếc xe tróc sơn của ông vẫn len lỏi khắp ngõ ngách thành phố, tìm tới những nơi cần giúp đỡ. Park Nine quan điểm: Lấy chữ Nhẫn làm trọng, khi làm việc quyết không một phàn nàn, không một lời ca thán

Chính nhờ sự kiên trì này, cuối cùng sự nghiệp của ông cũng được mở rộng: Từ một đường dây điện thoại liên lạc đã đổi thành bốn đường; mở rộng văn phòng; ông không còn phải ôm đồm làm tất cả mọi việc mà tìm thêm cho mình những phụ tạ mới, gồm một thư ký toàn thời gian, một người thụ lý án, xe cũng đã đổi thành loại sang trọng hơn...

Tuy nhiên, cuộc đời của Park Nine không dễ dàng, bằng phẳng. Một lần nữa số phận thử thách ông khi ông mất toàn bộ tài sản bao năm làm lụng chăm chỉ vào việc đầu tư cổ phiếu, càng không may là luật nhập cư thay đổi khiến số lượng hạn ngạch nhập cư nghề nghiệp giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới công việc của ông. Chỉ sau một đêm, tất cả vinh quang bao năm ông gầy dựng đã biến mất như bọt biển. 


[Image: -15880115485751431112091.jpg]



Đúng lúc đứng bên bờ vực thẳm, ông nhận được thư của chủ tịch một công ty nói rằng sẵn sàng chuyển 30% vốn cổ phần của công ty cho ông, và thuê ông làm đại diện pháp lý trọn đời cho công ty và hai chi nhánh khác. Lá thư ấy giống như chiếc phao cứu sinh cho cuộc đời Park Nine. Ngay sáng hôm sau, ông tìm tới công ty đó và chỉ gặp một người đàn ông Ba Lan chừng 40 tuổi. 


Thấy Park Nine, người đàn ông trung niên cất giọng hỏi: "Ông còn nhớ tôi không?".


Ông lắc đầu, chủ tịch công ty nở nụ cười và lấy ra một tờ tiền 5 đô la nhàu nát từ ngăn kéo của cái bàn lớn. Danh thiếp trên đó được in địa chỉ và số điện thoại của luật sư Park Nine. Nhưng ông vẫn chưa thể nhớ lại được chuyện này.


Chủ tịch công ty liền nói tiếp: "10 năm trước, ở Cục Di dân, khi tôi đang xếp hàng làm thẻ làm việc, thì Cục chuẩn bị đóng cửa. Lúc đó, tôi không hề biết phí làm thẻ làm việc là 5 đô La, họ không chấp nhận séc cá nhân còn tôi thì chẳng có tiền mặt. Nếu hôm đó, tôi không làm được thẻ làm việc, thì chủ lao động sẽ thuê người khác, nhưng thật may mắn ông đã ở phía sau đưa cho tôi 5 đô la, tôi muốn xin thông tin của ông, thì ông đưa cho tôi tấm danh thiếp này".


Park Nine cũng dần dần nhớ lại chuyện đó, nhưng vẫn tò mò hỏi tiếp: "Sau đó thì sao?".


"Sau đó, tôi đến công ty này làm việc. Không lâu sau tôi phát minh ra hai bằng sáng chế độc quyền. Đến công ty ngày đầu tiên, tôi đã muốn trả lại ông số tiền này, nhưng không trả được. Tôi một thân một mình đến Mỹ kiếm sống, đã trải qua rất nhiều cực khổ, tờ 5 đô này đã thay đổi thái độ với cuộc sống của tôi vì thế tôi không thể tuỳ tuỳ tiện tiện gửi trả lại nó".


Quả thật anh ấy đã không trả lại số tiền một cách tùy tiện mà bằng tất cả sự biết ơn, trân trọng.


Hành động lương thiện nhỏ của một người đã thay đổi vận mệnh của một người khác, người được giúp đỡ lại hiểu được sự biết ơn mà vì thế tờ 5 đô đã thay đổi vận mệnh của cả hai người.


Một người có tấm lòng lương thiện sẽ được trời đất ban phước lành. Lòng tốt còn khó có được hơn cả trí thông minh, vì trí thông minh là một món quà, còn lòng tốt là sự lựa chọn.


Chúng ta làm việc tốt, có thể không được đền đáp ngay lập tức, nhưng đời người là một ván cờ lớn, cứ tích luỹ dần thì lòng tốt ấy sẽ biến thành sức mạnh.


Tất nhiên chúng ta làm việc tốt không phải vì mong nhận lại đền đáp, mà bởi vì đó là xuất phát từ thiện tâm. Ở hiền thì sẽ gặp lành, lòng tốt sẽ có phúc báo. Giữ gìn sự lương thiện của bản thân thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn.



[Image: 171221122111-1026-opioid-crisis-illustra...469478.png]



02

Abraham Lincoln là một trong những tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chúng ta đã nhìn thấy thành tựu và những vinh quang của ông khi ông trở thành tổng thống Mỹ, nhưng ít ai biết được ông đã gặp phải rất nhiều thất bại trong cuộc sống.


9 tuổi, ông mất mẹ;

21 tuổi gặp thất bại trong kinh doanh;

22 tuổi chuyển từ kinh doanh sang chính trị, kết quả là thất bại trong bầu cử nghị sĩ tiểu bang;

24 quay lại với kinh doanh, nhưng làm ăn thất bại và ông nợ một khoản tiền lớn;

26 tuổi, vợ ông qua đời, ông nằm liệt giường 6 tháng trời vì đau khổ;

34 tuổi thất bại trong tranh cử quốc hội;

45 tuổi lại thất bại trong tranh cử nghị sĩ;

46 tuổi thất bại trong tranh cử phó tổng thống;

49 tuổi, một lần nữa thua cuộc bầu cử thượng nghị sĩ.


Nỗ lực vô số lần, thất bại cũng nhiều vô số lần, trải qua những lần “càng nỗ lực, càng thất bại”, cuối cùng ông trở thành tổng thống Mỹ ở tuổi 52.


Đối mặt với khó khăn, nhiều người lựa chọn từ bỏ, nhưng những người có thái độ tích cực thì sẽ không ngừng đánh giá và đúc kết từ thất bại, suy xét xem bản thân thực sự cần thứ gì, và phải hành động như thế nào mới có thể biến thất bại thành thành công. Rõ ràng, nếu Abraham Lincoln sớm từ bỏ sau những lần thất bại ê chề, chắc chắn đã không có một Tổng thống Mỹ đi vào lịch sử.
 

Đó chỉ là một câu chuyện điển hình cho thấy khi đối mặt với thất bại, nếu bạn có thái độ tích cực và kiên nhẫn vượt qua thì sẽ có một ngày trải nghiệm được "khổ tận cam lai".



[Image: -15880115153392097350722.jpg]



Thực tế, những người có thái độ ôn hòa dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể bình tĩnh phân tích, không tự ti cũng không kiêu ngạo, ung dung đối phó, xoay hướng điều chỉnh cho phù hợp với khả năng và tư duy. Còn những người có thái độ không tốt, khi gặp phải những khó khăn, ngay lập tức rơi vào hoảng loạn, mất bình tĩnh, không đủ tỉnh táo để phân tích tình huống và đưa ra phương án giải quyết phù hợp. 


Thái độ tiêu cực và do dự không quyết chỉ khiến bản thân mình bỏ qua những cơ hội, bởi vì bỏ qua cơ hội mới dẫn đến thất bại, bởi vì thất bại, mới khiến cho thái độ của bản thân trở nên bi quan… Một vòng luẩn quẩn lan rộng qua tất cả các giai đoạn của cuộc đời, và vì vấn đề tâm lý này, toàn bộ cuộc đời bạn rơi vào hố sâu.



Thái độ thường quyết định cảnh giới của một người, cũng quyết định cao độ mà một người có thể đạt được! Hãy nhớ điều đó, bạn nhé! 





Hoa Chanh



Theo Trí Thức TrẻCopy link


[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#95
Nhân sinh ngắn ngủi, muốn sống an nhiên tự tại phải học:
Không tranh chấp, Không để tâm, Không giải thích

[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]




Không tranh là khoan dung, không để tâm là trí tuệ, không giải thích là trưởng thành!




Chúng ta thường nói rằng: "Người không phải là thánh hiền, không ai là không sai".


Cuộc đời là quá trình không ngừng trưởng thành của mỗi người, trong đối nhân xử thế chúng ta khó lòng tránh khỏi những sai lầm. Có những sai lầm có thể bù đắp, nhưng có những sai lầm, cả đời cũng không thể bù đắp được.


Cuộc đời cũng là quá trình không ngừng rèn luyện của mỗi người. Trong quá trình đó, chúng ta phải học cách chín chắn và trưởng thành.

Học cách không tranh chấp, không để tâm và không giải thích để luôn sống suôn sẻ và điềm tĩnh trong những năm tháng cuộc đời miên man này.






01

Học cách không tranh chấp


Không tranh là thái độ khoan dung, không màng danh lợi. Người xưa thường nói: "trong thế gian hỗn loạn, rối bời này, tranh đi tranh lại cuối cùng chẳng khác gì dã tràng xe cát biển Đông".


Nhân gian hỗn loạn là bởi chữ "tranh". Tranh luận không ngừng nghỉ chỉ khiến tâm thái con người mất cân bằng, phiền não, đau khổ, cuối cùng mệt mỏi rã rời.


Đối nhân xử thế, không tranh thì tâm mới rộng như trời, cao như núi. Nhân sinh thông suốt, vạn sự hanh thông.


Nhưng năm Khang Hy, phủ Thượng thư lễ bộ Trương Anh là hàng xóm với nhà họ Ngô. Hai nhà vì một mảnh đất trống của nhà Họ Trương nảy sinh tranh chấp. Người nhà họ Trương thấy "có lý khó tranh" bèn gửi thư lên kinh thành, báo cáo sự việc với Trương Anh.


Trương Anh viết thư về nhà, bày tỏ rõ lập trường của mình: "Viết thư đến chỉ vì bức tường, nhường họ 3 thước đất đâu có sao".


Nhận được thư trả lời của Trương Anh, người nhà ông không hề do dự, lập tức chủ động lùi tường bao lại 3 thước. Người nhà họ Ngô thấy vậy vô cùng hổ thẹn, bắt chước nhà họ Trương lùi tường lại 3 thước, tạo thành một con hẻm rộng 6 thước, lấy tên gọi là "hẻm 6 thước".


Câu chuyện nhường nhịn lẫn nhau của hai nhà trở thành câu chuyện hay được mọi người ca tụng.


Cuộc đời con người nhiều lúc cũng nên như vậy, mấy chục năm ngắn ngủi, hà cớ gì phải tranh đi tranh lại? Đã là của bạn sẽ là của bạn, tranh làm gì? Không phải là của bạn, có tranh cũng không được thì hà cớ gì phải tranh.


Nhân sinh trần thế, mọi thứ đều đã định sẵn. Bạn càng tranh càng không thể có được, bạn càng tranh càng mất. Chỉ khi suy nghĩ đơn giản, vứt bỏ tranh chấp, vui vẻ lạc quan thì mới tránh khỏi những phiền phức bủa vây trong hồng trần phức tạp này.



[Image: 2c9a-hzuhxyp1221067-15966207583061885820...114568.jpg]



02

Học cách không để tâm


Không để tâm là trí tuệ trong những trí tuệ lớn. Tôi từng đọc được một câu chuyện như sau:


Một cặp vợ chồng dắt lừa đi chợ. Ban đầu, người vợ cưỡi trên lưng lừa, còn người chồng đi trước dắt lừa. Người qua đường thấy vậy liền chỉ chỉ trỏ trỏ nói: "Người phụ nữ kia đúng là chẳng ra gì, để chồng dắt lừa, còn mình thì chễm chệ ngồi trên".


Người vợ nghe thấy vậy, vội vàng trèo xuống, đổi mình dắt lừa và bảo chồng ngồi trên lưng lừa. Không ngờ, chưa đi được mấy bước, những người đi đường lại bắt đầu chỉ trỏ nói: "Người đàn ông kia đúng là không biết thương vợ là gì".


Người chồng nghe thấy vậy, lập tức kéo vợ lên, hai người cùng ngồi trên lưng lừa. Chưa được mấy bước, lại có người chỉ trỏ nói họ ngược đãi động vật.

Hai vợ chồng nghe xong quyết định dứt khoát không cưỡi lừa nữa, mà dắt lừa đi bộ. Nhưng nào ngờ, vẫn bị người đi đường bình phẩm nói: "Hai người họ có lừa không cưỡi, tự đi bộ thì cần lừa làm gì?"



Câu chuyện hài hước này dạy chúng ta rằng, cuộc sống đâu đâu cũng có chuyện phiền muộn, học cách không để tâm thì mới hiểu được tầm quan trọng của tự tại.

Trong cuộc sống, dù bạn làm như thế nào cũng khó tránh khỏi những lời tào lao. Dù bạn tốt hay xấu cũng khó tránh khỏi người khác nói này nói nọ.

Nếu như bạn quá để tâm vào những lời đánh giá của người khác, chẳng khác nào việc bạn dùng đầu của người khác để suy nghĩ về cuộc đời của mình.


"Vạn sự đều do tâm sinh, tâm mà tinh khiết thì ít xáo trộn". Bạn không thể bịt miệng thế gian, nhưng có thể giữ được tâm của mình. Bỏ qua những lời thị phi, tào lao, cuộc sống sẽ càng thanh tĩnh hơn. 



[Image: 15966207837871092952801-15966207966041060954195.jpg]



03

Học cách không giải thích


Không giải thích là sự lựa chọn trưởng thành và chín chắn.


Trước kia, trong một ngôi chùa nọ, vì có cất giữ một chuỗi tràng hạt mà phật tổ đã từng đeo nên nổi tiếng khắp nơi. Mà nơi thời cất chuỗi tràng hạt đó chỉ có trụ trì chùa và 7 người đệ tử biết. Một ngày nọ, chuỗi tràng hạt không cánh mà bay.


Trụ trì chùa hỏi 7 người đệ tử: "Các con ai lấy chuỗi tràng hạt, chỉ cần đặt về chỗ cũ, ta sẽ không truy cứu, phật tổ cũng sẽ không trách tội".

Các đệ tử đều lắc đầu. 7 ngày đã qua, nhưng vẫn chưa tìm thấy chuỗi tràng hạt.


Trụ trì thất vọng nói: "Ngày mai, các con thu xếp đồ đạc xuống núi cả đi. Người lấy chuỗi tràng hạt, nếu muốn ở lại thì ở lại".


Ngày hôm sau, 6 đệ tử thu xếp hành lý xong xuôi, thở dài rồi xuống núi. Chỉ có một người đệ tử ở lại. Trụ trì hỏi người đệ tử ở lại: "Chuỗi tràng hạt đâu?"

Đệ tử nói: "Con không lấy".


"Vậy tại sao con lại muốn mang tiếng ăn trộm?"


Đệ tử đáp: "Suốt mấy ngày qua, chúng ta nghi ngờ lẫn nhau, phải có người đứng ra, thì những người khác mới được giải thoát. Hơn nữa, tràng hạt không còn, những phật thì vẫn còn ạ".


Trụ trì cười rồi lấy chuỗi tràng hạt từ trong túi ra đeo vào tay đệ tử.


Có những lúc, thứ mà chúng ta cần không phải là giải thích mà là trách nhiệm thẳng thắn; Không cần ép dạ cầu toàn, chỉ cần bản thân chúng ta chín chắn và trưởng thành.

Giống như:


Núi không bao giờ giải thích độ cao của mình, đứng sừng sững giữa trời cao bát ngát;

Biển không bao giờ giải thích độ sâu của mình, dung nạp trăm sông;

Đất không bao giờ giải thích độ dày của mình, vẫn cứ là mẹ của vạn vật.


Làm người cũng nên như vậy, khi đứng trước sự nghi ngờ, phủ định và hiểu nhầm, không nhất thiết phải làm to chuyện, không nhất thiết phải kinh động đến nhiều người, càng không cần phải phí sức bài bác.



Bạn chỉ cần làm những việc mà mình nên làm, đi đường mà mình phải đi. Thời gian và kết quả sẽ giúp bạn chứng minh mọi thứ. Suy cho cùng, người đức dày khiêm tốn nhã nhặn nên mới không nóng vội, bồng bột; Người hiểu rõ lý lẽ chí cao, không màng danh lợi, nên mới không khăng khăng cố chấp.



Con người ở đời, không tranh là từ bi, không để tâm là thanh tịnh, không giải thích là kiên trì với bổn tâm. Làm được 3 điều này, sẽ giữ được cho mình một trái tim tự tại trong thế gian phức tạp, rối ren này.



Trải qua sự thăng trầm của cuộc sống, sự gột rửa của thời gian, hy vọng bạn vẫn có thể không tranh, không để tâm, không giải thích. Sống điềm nhiên, ung dung và tự tại!


Ngọc Thuỷ

Theo Trí Thức Trẻ


[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]

[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#96
Thread này hay quá, Mod Xí Xọn.

Cám ơn sis đã bỏ công sưu tầm.   10_point

Tulip4 Tulip4 Tulip4
Reply
#97
(2020-08-06, 04:52 AM)LeThanhPhong Wrote: Thread này hay quá, Mod Xí Xọn.

Cám ơn sis đã bỏ công sưu tầm.   10_point

Tulip4 Tulip4 Tulip4

Cảm ơn huynh LTP tham gia thread này của XX nhe?  banana-skipping-rope-smiley-emoticon LOL-4

XX hay đọc mấy bài này nên đăng cho mọi người coi chung á.  LOL-4 Umbrella
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#98
7 dấu hiệu nổi bật nhất của kẻ tự ti, chớ nên đánh đồng kiểu tính cách tiêu cực này với sống khép mình



[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]



Tự ti giống như buộc chân bạn vào một hòn đá, nếu không tháo gỡ sẽ mãi mãi mang mệt mỏi bên mình.



[Image: photo1597397397959-15973973981132035479217.jpg]

Tự ti là một nét tính cách có phần tiêu cực. Nó khác hẳn với khiêm tốn, sống khép mình hay hướng nội. Theo các nhà tâm lý học, tự ti không chỉ ngăn cản bạn tận hưởng cuộc sống tươi đẹp nhiều màu sắc này mà nó còn gây những hệ lụy tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Thậm chí, tự ti thái quá còn có thể là nguyên nhân của trầm cảm, lo lắng.


Trên thực tế, nhiều người đặc biệt là dân công sở đang phải đối mặt với sự tự ti này. Nhưng có thể bạn chưa hiểu kỹ càng về tự ti, cũng như nhầm lần giữa tự ti và khiêm tốn, khép mình. Do đó, cùng nhìn vào 7 dấu hiệu dưới đây để nhận biết về tình hình của bản thân nhé!



1. Không thoải mái chấp nhận những lời khen ngợi

Khiêm tốn là một điều tốt song nên kiềm chế để không khiêm tốn thái quá dẫn tới tự ti. Nếu bạn không thoải mái với tất mọi lời khen ngợi của người khác, điều đó cũng có nghĩa bạn không đủ tin tưởng vào bản thân. Hãy xác định xem lúc nào nên khiêm tốn (trước mặt sếp, lãnh đạo cấp cao) và khi nào cần tỏ ra tự hào (trước mặt người thân, bạn bè và đồng nghiệp).



Mặt khác, tự hào cũng mang nhiều ý nghĩa tích cực, nó thể hiện lòng thỏa mãn sau khi cố gắng hết sức đạt được thành quả. Đôi khi "thể hiện" một chút cũng không sao mà!





[Image: photo-1-1597397367199189543454.png]





2. Coi những gì mình làm được là tầm thường

Dường như người tự ti sẽ luôn ám ảnh với việc mình nằm ở dưới đáy thấp nhất của tiêu chuẩn. Điều đó đồng nghĩa những việc họ làm được, dù là cố gắng nỗ lực để đạt thành quả cũng đều là tầm thường mà bất cứ một ai khác cũng có thể thực hiện.



Từ những suy nghĩ tự ti sẽ dẫn tới cảm giác thất vọng. Nó giống như thể bạn đã leo núi lên đến đỉnh, thật đáng để tự hào nhưng đúng lúc ở trên đỉnh cao, bạn nhận ra người khác cũng thế. Chính sự hụt hẫng này đẩy kẻ tự ti đến bờ vực của trầm cảm.





[Image: photo-1-1597397369403323890005.png]





3. Luôn nghĩ người khác đánh giá về khuyết điểm của mình

Trong đầu của kẻ tự ti luôn giữ những suy nghĩ có phần hoang tưởng như việc người khác chăm chăm đánh giá về điểm xấu của họ. Thay vì tập trung phát huy thế mạnh, kẻ tự ti luôn dằn vặt, day dứt mình về những thứ bản thân chưa hoàn hảo. Nhưng trên thực tế, có thể người khác không đánh giá tồi tệ như vậy, họ đơn giản chỉ đang nói chuyện về chủ đề khác. Vì thế, kể cả khi bạn để ý đến lời bàn tán của thiên hạ, đừng quên mình còn nhiều điểm tích cực để phát huy nha!





[Image: photo-2-1597397370428948649488.png]





4. Phụ thuộc nhiều vào ý kiến của mọi người xung quanh

Một dấu hiệu chắc chắn rằng bạn rất tự ti là sợ bày tỏ ý kiến của riêng mình. Nó xuất phát từ tư duy đặt bản thân xuống cuối, đẩy tất thảy người khác lên và rồi coi trọng ý kiến của họ hơn. Mặt khác, việc phớt lờ quan điểm cá nhân còn là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu quyết đoán, không đủ bản lĩnh để tự làm chủ tình huống.





[Image: photo-3-15973973699161340662314.png]





5. Không biết cách chiều chuộng bản thân

Một bộ váy mới, một đôi giày cao gót đẹp... tất cả đều không làm bạn rạng rỡ và thoải mái hơn. Nếu chỉ vì bạn tự ti mình không thể xinh xắn trong trang phục thì thật đáng tiếc. Là phụ nữ, bạn hoàn toàn có quyền được làm đẹp, ăn mặc theo ý thích và hơn cả là trân trọng bản thân. Bởi nếu không tự yêu lấy chính mình thì thật khó để người khác làm được việc đó.







[Image: photo-4-1597397371949726688537.png]





6. So sánh mình với bất cứ một ai khác

Thông thường, những người tự ti sẽ so sánh bản thân với người khác và cho rằng mình kém cỏi, thua cuộc. Thực chất, cuộc sống này vận hành không phải theo cái cách ai hơn ai. Mỗi người là một màu sắc, vẻ đẹp riêng. Ấy là khi bạn có điểm tốt, điểm xấu trong một chuỗi mắt xích của xã hội. Mọi sự so sánh với người khác đều rất khập khiễng. Thứ duy nhất mà bạn cần so sánh là bản thân của ngày hôm nay đã thay đổi ra sao so với hôm qua. Từ đó cố gắng không ngừng để trau dồi bản thân chứ đừng chạy theo một ai cả.





[Image: photo-5-1597397371459736408800.png]





7. Không dám trải nghiệm điều mới lạ vì sợ thất bại

Như đã nói, tự ti là rào cản của thành công. Nếu tự tin là đôi cánh thì tự ti chính là cái kéo cắt đi những ước mơ, hoài bão. Nếu không dám thử, làm sao bạn có thể tận hưởng trải nghiệm. Từ đó, bạn cũng không dám thất bại để cuối cùng đạt được thành công.





[Image: photo-6-15973973709261535161351.png]




Nếu đang có những dấu hiệu kể trên, đồng nghĩa với bạn đang thực sự tự ti về bản thân mình chứ không chỉ dừng lại ở sống khép mình, hướng nội. Lời khuyên cho chị em là hãy tập trung vào những gì tốt đẹp của bản thân để phát huy, để mỗi sớm mai bạn đều hoàn hảo hơn ngày hôm qua.

Theo B.S



[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]



[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#99
Học điều mới lạ là ý kiến hay, nhưng nếu chúng đi ngược lại 5 giới cấm của Phật giáo như thử cần sa ma túy, chắc chắn là không nên!!!    Innocent

Đó không phải là tự ti.  Trái lại, đó là tự chủ, biết mình phải làm gì, và lánh xa bạn xấu.
Reply
Tốt bụng cần có đầu óc: Lương thiện sai cách sẽ biến bạn thành phế phẩm



[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]



Lương thiện là một đức tính tốt, nhưng quá lương thiện, bạn sẽ đánh mất giá trị và lòng tự tôn của chính mình. Nhiều khi, bạn quá coi trọng người khác và kết quả bạn chẳng là gì trong mắt họ.


[Image: photo1599731740370-15997317408761629936733.jpg]




01

Lương thiện quá lại thành ra không có đầu óc, khiêm tốn quá lại hóa ra nhu nhược. Đừng quá lương thiện và cũng đừng quá hào phóng.



Lâu dần, những người xung quanh sẽ cảm thấy mọi việc bạn làm là điều hiển nhiên. Dù một ngày nào đó bạn mệt mỏi và không thể chịu đựng được nữa thì cũng sẽ chẳng có ai quan tâm đến cảm xúc của bạn. Hãy tự thương lấy mình trước khi thương người khác.



Nếu bạn khoan dung với người khác quá mức, sẽ có lúc họ làm tổn thương bạn, bởi vì họ nghĩ rằng tổn thương một tí với bạn chẳng hề hấn gì. Tốt quá cũng là một cái tội. Đừng có cái gì cũng nghĩ cho người khác. Thử hỏi khi bạn gặp khó khăn liệu có mấy người hiểu và giúp đỡ bạn?.



Bạn càng nhún nhường, người khác càng lấn tới; bạn càng tha thứ người khác càng vô tâm; bạn càng mềm lòng người khác càng tham lam. Ngựa ngoan thì bị người ta cưỡi, người hiền lành dễ bị bắt nạt. Những người trêu chọc bạn chưa chắc đã thực sự yêu mến bạn, mà chỉ là đang lợi dụng lòng tốt của bạn. Mọi việc đều cần phải có giới hạn. Và lòng tốt nên đặt đúng chỗ.





[Image: setwidth1000-wsj-ties-157095961708068288...271748.jpg]



02

Lương thiện cần có đầu óc. Ai cũng nên hướng tới cái thiện. Nhưng thiện như thế nào mới là đúng, mới không bị coi thường?


Lương thiện nên đi cùng lý trí. Khi nào nên làm người tốt, và tốt với ai? Hiền lành tử tế mà không đúng người, đúng lúc chỉ nhận lại sự coi thường thay vì lòng biết ơn. Đôi khi có vài người cứ tưởng rằng mình đem tình cảm thật sự của mình đối tốt với người khác, người khác sẽ đối xử chân thành với mình, cuối cùng mới phát hiện ra rằng mình quá ngốc nghếch. Nếu lý trí không tồn tại thì lòng tốt là vô nghĩa. Vì vậy, hãy quan tâm đến sự tử tế của bạn, và tốt nhất là lương thiện phải có đầu óc và giữ lại lòng tự tôn cho chính mình.



03

Hãy nhớ rằng, cái gì cũng có chừng mực, nếu lương thiện quá mức thì chính là nhu nhược.

Trên đời này không ai có nghĩa vụ phải đối tốt với ai cả, chẳng qua đó đều là cái nghĩa, cái tình và có qua có lại. Bạn dành lòng tốt của mình cho những kẻ vô ơn, thì chẳng khác nào đổ nước vào cái giếng không đáy, lòng tốt của bạn không thể nuôi sống những tham vọng tham lam đó.



Bạn khoan dung cho những kẻ bất nhân, họ sẽ dùng sự bao dung ấy để chuộc lợi. Ai cũng nói, lùi một bước trời xanh biển rộng, nhẫn một chút mưa tạnh gió ngừng. Nhưng thực tế có đôi lúc lại không được như vậy, mà càng dồn những người lương thiện vào ngõ cụt. Bởi càng nhân hậu nhún nhường, kẻ vô ơn càng lấn lướt. Khi sự chân thành của bạn bị đánh đổi bởi sự giả tạo, bạn sẽ cảm thấy đau lòng, và khi lòng tốt của bạn bị đánh đổi bởi sự lợi dụng, bạn sẽ thấy thất vọng.



Sự tha thứ hết lần này đến lần khác sẽ chỉ khiến người khác cảm thấy rằng sự tổn thương của bạn không phải trả giá gì. Việc thỏa hiệp lặp đi lặp lại sẽ chỉ khiến mọi người ngày càng ít quan tâm đến sự tồn tại của bạn. Tốt bụng quá mức chỉ khiến người khác mặc định rằng mọi thứ bạn làm là lẽ đương nhiên. Tử tế không có nghĩa là kiên nhẫn không giới hạn.





[Image: photo1590572241657-159057224192295318213...206142.jpg]









Vậy nên:


Đừng làm những gì có lỗi với bản thân.

Đừng nhượng bộ những người đã từng làm tổn thương mình.

Đừng quá tốt bụng với kẻ vô ơn.

Đừng khoan dung quá mức với người bất nhân.

Và lương thiện nên đi cùng lý trí.




[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]

[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
Con người sống trên đời, có 5 người nhất định phải coi trọng,
 không làm được phúc đức sẽ tiêu tan

[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]



Hãy xem bạn đã làm được việc này chưa.


[Image: photo1601535526688-16015355268911636612490.jpg]

Nhà thơ Tô Đông Pha (Trung Quốc) đã từng viết: "Đời người giống như là quán trọ và tôi cũng chỉ là khách qua đường."
Vội vã đi qua nửa đời người, trải qua biết bao nhiêu chuyện, gặp gỡ biết bao nhiêu người, đến cuối cùng mới nhận ra: "Có 5 người bắt buộc chúng ta phải coi trọng và 3 việc chúng ta nên xem nhẹ."

Sống trên đời có 5 người cần coi trọng:

1. Bố mẹ
Tư Mã Thiên đã từng nói: "Cha mẹ là nền tảng của con người." Cha mẹ là người cho chúng ta sinh mạng, là người tạo nên chỗ đứng của chúng ta trên thế giới này.
Trong "Kinh Thi" đã từng viết rằng: Cha mẹ là người đã sinh ra và nuôi nấng, chăm sóc ta, là người hiểu ta nhất, điều ta mong muốn nhất là trả ơn tấm lòng của cha mẹ!"
Bách thiện Hiếu vi tiên, trong trăm cái thiện chữ Hiếu đứng đầu, phận làm con cái, nếu không làm được việc này, thử hỏi người đó có thể làm được việc gì khác? Có thể đối xử tử tế được với những người khác hay không?

Công lao to lớn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ như núi cao, như biển sâu. Thế nên dù có bận, có mệt nhưng đừng quên chăm sóc, báo hiếu cha mẹ.
Người ta vẫn ví một gia đình chính là một cây cổ thụ, ông bà là gốc cây, bố mẹ là cành lá và con cái là trái cây. Chỉ khi rễ cây thật vững chắc, cành lá mới sum suê, nhờ thế mà trái cây mới có đủ dinh dưỡng để thơm ngon.

Khi đã đơm hoa kết trái thơm ngon rồi, phận làm con sao có thể xem nhẹ công lao to lớn ấy?
Người coi trọng bố mẹ ắt hẳn là người không bao giờ quên đi nguồn gốc của mình, người mà hiếu thuận với cha mẹ ắt hẳn là người không bao giờ quên ân nghĩa ở đời, người như vậy sống sẽ tích được phúc đức cho bản thân và con cháu.

2. Con cái
Con cái là tiếp nối sinh mạng của chúng ta. Có con rồi chúng ta mới hiểu ý nghĩa cuộc sống được truyền từ đời này sang đời khác.

Sinh con đẻ cái cũng giống như cái cây cành này đâm ra thì lá già phải rụng. Cành càng nhiều, lá trên cành càng um tùm là nhờ vào rễ cắm sâu xuống lòng đất. Con cái dạy chúng ta thế nào là tình yêu vị tha.

[Image: photo-1-16015354840231474223951.jpg]

Ảnh minh họa.




Người xưa đã nói: "Cha mẹ yêu thương con luôn mong cho con cái có tương lai tươi đẹp."

Mong cho con cái thành công là nỗi bận tâm của tất cả người cha người mẹ trong thiên hạ. Con cái là nguồn sống, sự trưởng thành của con cái là nguồn vui của các bậc phụ huynh, vậy thì liệu có lý do gì mà người làm cha mẹ không trân trọng, coi trọng con cái của mình?


3. Bạn đời
Trên thế giới này, người sống bên ta lâu nhất không phải là bố mẹ, cũng không phải là con cái mà chính là người bạn đời của ta.
Bố mẹ đã đưa chúng ta đến với thế giới này, hết lòng yêu thương chúng ta mà không cần báo đáp. Nhưng rồi sẽ đến một ngày họ sẽ già đi, bệnh tật ốm yếu, sau cùng rồi sẽ rời xa không thể tiếp tục ở bên chúng ta nữa.


Con cái có thân thiết cũng không thể sống mãi bên cạnh ta, rồi chúng cũng sẽ lớn khôn rồi lập gia đình riêng, bận rộn với việc mưu sinh, chèo lái con thuyền nhỏ của mình.

Anh chị em dù có là máu mủ thân thiết cũng không thể ở bên bạn mỗi ngày, những người thân ấy chỉ có thể đi cùng bạn một quãng đường đời mà thôi.
Suốt hành trình còn lại, người có thể đi cùng bạn đến cuối cùng chỉ có thể là vợ/chồng của bạn.
Một đời yêu thương, một đời tranh cãi, một đời nhường nhịn, đó chính là quan hệ vợ chồng.


Trên đời này, vợ chồng là mối quan hệ khiến con người ta gắn bó với nhau lâu dài nhất, có sự trợ giúp của nửa kia hai người cùng nhau vượt qua biết bao thăng trầm, ngọt ngào, lãng mạn của cuộc đời để viết nên một câu chuyện đơn giản mà hạnh phúc.


4. Thầy, cô giáo
Thầy, cô giáo tưởng chừng như là một người rất bình thường nhưng lại chính là người có công lao không hề nhỏ với tất cả chúng ta.
Một viên phấn, hai tấm khăn lau bảng đầy bụi, ba tấc bục giảng, bốn mùa nhọc nhằn dạy học trò từng con chữ, giúp học trò từ mông lung ngu muội đến hểu biết sâu rộng, thầy, cô giáo chính là người chỉ đường dẫn lối cho chúng ta.


Trong "Kinh Thi" có viết: "Luôn âm thầm, trân thành rồi sẽ có một ngày ta sẽ cảm hóa được mọi người."


Đó chính là điều vĩ đại nhất của mà người giáo viên làm được. Nhờ có thầy, cô khai sáng mà cuộc đời mỗi người trở nên tốt đẹp hơn, ơn nghĩa này, phàm là con người đều không được quên.


5. Bạn bè
Người xưa nói không sai: "Ngàn vàng dễ kiếm, bằng hữu khó tìm".


Trước mặt những người bạn thật sự, chúng ta không cần không cần giả tạo hay diễn kịch. Lúc ta gặp khó khăn, hoạn nạn, luôn có bạn bè ở bên cạnh giúp đỡ, cùng nhau vượt qua. Gặp được người bạn như vậy đó chính là duyên phận nhất định phải biết trân trọng.



[Image: photo-3-1601535483553124048513.png]




3 việc cần xem nhẹ:

1. Tiền bạc
Trong "Tăng Quảng Hiền Văn" có viết: "Nhà có nghìn phòng, đêm ngủ cũng chỉ cần 1 cái giường, nhà có giàu có, ngày cũng chỉ ăn ba bữa."


Bản chất của cuộc sống chính là bình thường và đơn giản. Ít tiền hay nhiều tiền chỉ cần đủ dùng là được. Trong cuộc đời này, có lẽ chúng ta cũng không cần phải theo đuổi nững thứ phú quý xa hoa, chỉ cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản là được, thừa thãi đôi khi không phải là điều tốt.


2. Tình người
Những người cầu toàn, theo đuổi sự hoàn hảo thường luôn cảm thấy rất mệt mỏi. Càng quan tâm đến cảm xúc của người khác lại càng khiến ta cảm thấy có lỗi.
Tăng Quốc Phiên đã từng nói: "Trên thế gian không có tình bạn nào là hoàn hảo tuyệt đối , chỉ cần chúng ta luôn bao dung, tha thứ cho những lỗi nhỏ mọi thứ sẽ ổn."


Trên đời không có tình bạn nào là không có xích mích, luôn đi đúng hướng và bao dung tha thứ cho lỗi lầm của nhau là rất hiếm tìm.
So với làm hài lòng người khác chi bằng hãy tốt với chính mình trước, không miễn cưỡng, không ép buộc, không trách móc, hãy đem sự nhẫn nại và lương thiện cho những người mà ta yêu thương nhất.


3.[b] Được mất[/b]
Đời người giống như khách qua đường, được mất ắt phụ thuộc vào cái duyên.


Chúng ta đến với thế giới này xem ra cũng giống như một cuộc trải nghiệm. Lúc nào cũng tính toán được mất chỉ khiến bản thân mệt mỏi hơn mà thôi.
Đời người mười phần thì có đến tám chín phần không như ý, nếu chỉ chú ý đến cái mất, chẳng phải chúng ta sẽ chẳng còn thời gian để nghĩ đến những điều tốt đẹp đó sao?


Hối tiếc những điều đã mất hoặc không có được, liệu có giải quyết được việc đã rồi? Chi bằng hãy vui vẻ chấp nhận và trân trọng những gì ta đang có, cố gắng hết mình để hạn chế những điều không như ý trong những lần sau.


Ít phàn nàn và oán trách, bình thản và không màng danh lợi, cuộc đời sẽ "dễ thở" hơn rất nhiều. Được sống trên đời là một món quà, hãy sử dụng món quà hữu hạn ấy thật tốt, để không uổng phí công sức ta đã có mặt trong cuộc đời này







Cafebiz

[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
Nghiên cứu của nhà tâm lý học Abraham Maslow: 16 đặc điểm của 1% tinh hoa thế giới



[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]



Nhà tâm lý học người Mỹ Maslow phát hiện ra rằng những vĩ nhân trong lịch sử có 16 đặc điểm tính cách chung: vượt lên sự phán xét của mọi người xung quanh; giản dị, tự nhiên và không nghĩ nhiều; có thể chấp nhận bản thân, người khác và cả môi trường xung quanh; tấm lòng nhân ái... Bạn có được bao nhiêu trong số đó?



[Image: photo1605707301993-1605707302533501084104.jpg]




Sau khi nghiên cứu những đặc điểm tính cách của nhiều vĩ nhân trong lịch sử, nhà tâm lý học người Mỹ Maslow đã vẽ ra một bức chân dung chi tiết của họ và chúng được gói gọn trong 16 đặc điểm dưới đây:

1. Năng lực phán đoán hơn người, khả năng quan sát, nhìn thấu mọi việc xung quanh, chỉ dựa vào những việc xảy ra ở hiện tại, họ có thể phán đoán ra gần như chính xác những diễn biến tiếp theo trong tương lai.

2. Họ có thể tiếp nhận bản thân, tiếp nhận người khác, đồng thời chấp nhận môi trường mà mình đang ở. Bất kể có trong hoàn cảnh thuận lợi hay ở trong nghịch cảnh, họ đều có thể hài lòng với hiện tại, thản nhiên với mọi việc. Mặc dù trước mắt chưa thể nhìn thấy hiện trạng sáng lạn, nhưng họ sẽ chấp nhận cái hiện thực không hoàn mỹ này mà không oán than hay phàn nàn, rồi sau đó nhận lấy trách nhiệm, và thay đổi hiện trạng.

3. Họ đơn thuần, tự nhiên, không ngụy trang bản thân. Họ không có nhiều dục vọng với công danh lợi lộc, vì vậy họ không cần đeo lên chiếc mặt nạ giả tạo chỉ để làm hài lòng người khác. Có người nói: "Vĩ nhân luôn luôn là người đơn thuần", tôi tin rằng, não bộ của những vĩ nhân ngập tràn trí tuệ, và cả một trái tim đơn thuần, lương thiện.


[Image: photo1600513659139-160051365933314491993...904819.jpg]


4. Họ luôn có một cảm giác sứ mệnh với cuộc đời, vì vậy thường dùng năng lượng của mình đi giải quyết những vấn đề liên quan tới mọi người, tới đại chúng. Họ không xem mình là trung tâm, không chỉ quan tâm tới chuyện của chính mình.

5. Họ hưởng thụ niềm vui khi ở một mình, đồng thời cũng cảm nhận sự vui vẻ khi ở trong một nhóm. Họ thích những khoảng không một mình để đối diện với chính bản thân, nạp năng lượng cho mình.

6. Họ không dựa dẫm vào ai để có cảm giác an toàn. Họ giống như một chiếc ly chứa đầy phúc khí bên trong, họ biết tự tìm niềm vui cho mình, họ có thừa niềm vui, và họ cũng sẵn sàng chia sẻ niềm vui của bản thân với người khác chứ không cần thu vén gì từ ai.

7. Họ trân trọng những điều giản đơn, họ có thể nhìn thấy thiên đường từ một hạt cát mịn, họ đơn thuần giống như một đứa trẻ, họ luôn tìm thấy niềm vui từ trong cuộc sống thường nhật, họ trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống từ những điều nhỏ nhặt nhất.

8. Phần lớn trong số họ đều đã có trải nghiệm tôn giáo về "thiên nhân hợp nhất".


[Image: -uu-tu-va-nguoi-tam-thuong-the-gioi-tron...038424.jpg]



9. Dù nhìn ra được rất nhiều tật xấu của con người, nhưng trong họ vẫn tràn đầy sự nhân ái, họ có thể nhìn ra được một mặt lương thiện và đáng yêu của người khác từ trong vô số những khuyết điểm ấy.

10. Bạn bè của họ không có quá nhiều, vì vậy mà mỗi một tình bạn của họ đều rất sâu sắc. Một khi đã là bạn bè, tình bạn ấy sẽ trở nên rất thân thiết, bền chặt, kiểu như có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu vậy.

11. Họ khá dân chủ, họ tôn trọng mọi tầng lớp, mọi sắc tộc, mọi xuất thân, họ đối xử với thế giới xung quanh với sự ôn hòa và bình đẳng.

12. Họ có đủ trí tuệ để phân biệt thị phi, họ không sử dụng kiểu phân biệt tuyệt đối (nếu không tốt thì chắc chắn là xấu) như những người bình thường.

13. Những câu nói của họ thường có sự triết lý, nhưng cũng không thiếu đi sự hài hước, hoặc đôi khi là một chút châm biếm.

14. Tâm tư họ đơn thuần, giống như một đứa trẻ, họ mang trong mình sự sáng tạo vô cực. Họ bộc lộ cảm xúc thật của mình, họ hát khi vui, khóc khi buồn, không che dấu cảm xúc.


[Image: gratefulbrainscience-1558375668721168198...355969.jpg]



15. Phong cách ăn mặc, thói quen sống, thái độ trong đối nhân xử thế của họ, trông thì có vẻ khá truyền thống, bảo thủ, nhưng tâm thái của họ lại rất mở, họ có thể vượt lên những khuôn khổ của truyền thống nếu thực sự cần thiết.

16. Họ cũng có phạm phải những sai lầm ngây ngô, khi quá tập trung vào một vấn đề gì đó, họ sẽ quên hoàn toàn mọi thứ xung quanh. Chẳng hạn, có một lần Edison vì quá tập trung làm việc mà không nhớ là liệu mình đã ăn cơm hay chưa trong khi thực tế là ông chưa ăn, một người bạn trêu chọc nói ông đã ăn rồi, Edison nghe nói vậy cũng tin là thật, hài lòng quay về phòng thí nghiệm tiếp tục công việc.

Theo ước tính của Maslow, thế giới chỉ có khoảng 1% người sau cùng có thể đạt tới cảnh giới sống "bất hoặc" (sáng suốt), "biết thiên mệnh", "thuận tai", "có dục vọng nhưng biết điểm dừng", tiêu diêu tự tại, sống trong thế giới nghệ thuật của chính mình và đầy trí tuệ.

Tôi không dám hi vọng mỗi một người trong chúng ta đều có thể đạt tới cảnh giới này, nhưng tôi tin rằng, khi chúng ta phát triển cuộc sống của mình theo hướng này, cuộc đời của chúng ta sẽ trở nên rực rỡ và có ý nghĩa hơn rất nhiều


Thiên Vy





[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
Cảnh giới sống, hiểu thấu đời thênh thang: 
Trong bận có nhàn, trong khó có dễ, trong cho có nhận

[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]





Thế gian này vốn dĩ không tồn tại cái gọi là cuộc sống vui vẻ đơn thuần, hiểu được 3 đạo lý đơn giản này, bạn mới có thể thực sự trải nghiệm được cuộc sống thoải mái và dễ chịu.



[Image: photo1608041220590-1608041221166772470646.jpeg]





1. Trong bận có nhàn


Nhà văn người Pháp Romain Rolland từng nói: "Gánh nặng lớn nhất trong cuộc sống không phải công việc, mà là sự vô vị."

Con người khi rảnh rỗi quá, không có việc gì để làm, tâm sẽ sinh ra rất nhiều tạp niệm, dễ suy nghĩ lung tung, rồi đánh mất đi chính mình giữa những lợi ích và mất mát.
Trong một cuốn sách mang tên "Thái Căn Đàm" có viết: "Nhân sinh thái nhàn, tắc biệt niệm thiết sinh."

Phương thức nhàn rỗi không đúng, cả ngày không có việc gì làm, sẽ buồn chán, khi buồn chán, con người ta dễ suy nghĩ lung tung, càng khiến bản thân rơi sâu hơn vào vòng xoáy của những vướng víu, phiền muộn.
Cổ nhân bảo rằng chỉ khi cái "tâm" thực sự được thoải mái, an tịnh, bình yên, đó mới là sự nhàn rỗi chất lượng cao.

Nhà tâm lý học người Mỹ gốc Hungary nổi tiếng, Mihaly Csikszentmihalyi từng đưa ra một khái niệm gọi là "tâm lưu", tức "dòng chảy" rằng: sự xuất hiện của dòng chảy tâm lý sẽ khiến con người ta cảm thấy hài lòng và thư thái tới cực hạn.

Khi "dòng chảy" được sản sinh, nó sẽ khiến con người ta hoàn toàn đắm chìm vào những chuyện mà mình đang làm, nội tâm cảm thấy thanh thản và bình yên, thậm chí quên mất thời gian và sự tồn tại của chính mình.

Vậy thì, "dòng chảy" này xuất hiện như nào?

Có một câu chuyện cười như này:
Có người tới thỉnh giáo một thiên tài như này: "Khi học toán xong thấy mệt thì cậu thường nghỉ ngơi, thư giãn bằng hoạt động nào?"

Thiên tài đáp: "Tớ chuyển sang làm văn."

Cười rồi, bạn sẽ ngộ ra được một đạo lý như này: nhàn rỗi, phải sinh ra từ trong sự bận rộn. Trong cái siêng năng, bạn tìm thấy được niềm vui, tìm thấy được đam mê, nhiệt huyết, thì đó cũng chính là sự hưởng thụ, sự nhàn rỗi. Sự nhàn rỗi có được thông qua bận rộn là thứ đáng quý nhất, cả cơ thể và tâm hồn đều cảm thấy an tịnh, thoải mái, lại càng đáng quý hơn.


[Image: 3886822513-d0bd4ddceb3a4c42articlex-1608...611051.png]


2. Trong khó có dễ


Cuộc sống luôn tồn tại những câu chuyện rất khó để nói ra thành lời, cứ như vậy, chúng ở lại trong tim, rồi dần dần biến thành một khúc ca. Con người chính là như vậy, chưa có được thì không ngừng lao đầu vào, mất đi rồi mới học được cách trân trọng. Cái gọi là được mất, duyên phận, phong cảnh, trạm dừng chân, tất cả đều dần dần tan biến trong khói bụi nhân gian. Mặc dù có rất nhiều thứ khó có thể buông bỏ, nhưng, những thứ không thuộc về mình, sớm muộn gì cũng sẽ rời xa.

Đời người, được định sẵn là sẽ phải trải qua rất nhiều chuyện. Trên con đường hồng trần, có những tiếng cười sảng khoái, có những giọt nước mắt tủi thân, có sự ngốc nghếch kiên trì, có sự vỡ òa khi thành công, có những bài học nhớ đời khi thất bại, mỗi một trải nghiệm đều vô cùng quý giá.

Một con ngõ nhỏ nọ, thường xuyên có rất nhiều gánh hàng rong đi ngang qua, trong đó có một ông lão rất được lũ trẻ yêu thích.

Bởi lẽ mỗi lần ra ngoài với chai dầu đều là chúng sẽ được chứng kiến kĩ thuật đổ dầu điêu luyện của ông.

Ông múc một thìa dầu, mắt nhìn vào miệng chai, chiếc thìa hơi nghiêng, dầu trong thìa ngay lập tức biến thành một dòng chảy màu vàng, chảy thẳng vào chai, không hề rớt một giọt nào ra ngoài.

Một đứa trẻ không nhịn được hỏi ông lão: "Vì sao ông có thể nhẹ nhàng rót dầu vào chai mà không đổ một giọt nào vậy ạ?"

Ông lão cười cười đáp: "Trong khó có dễ cháu ạ, khi mới bắt đầu, ông cũng từng làm đổ rất nhiều dầu ra bên ngoài. Vạn sự khởi đầu nan, nhưng nếu cháu luyện tập trong một thời gian dài rồi, mọi thứ sẽ tự nhiên trở nên dễ dàng, thuần thục thôi."

"Hiệu ứng bánh đà" trong tâm lý học của nhà tư vấn nổi tiếng Jim Collins cũng giải thích rất rõ điều này.

Để bánh xe chuyển động, ban đầu bạn phải dùng rất nhiều lực để đẩy rất nhiều lần, cho đến khi đạt đến một điểm giới hạn nhất định, trọng lực và động lượng của bánh đà sẽ trở thành một phần của lực đẩy.

Lúc này, bánh đà có thể chuyển động nhanh chóng mà không cần tốn nhiều sức.

Khó khăn của mỗi sự việc thực ra đều là món quà của cuộc sống, vượt qua được bao nhiêu khó khăn, bạn sẽ tới được bấy nhiêu bến bờ thoải mái và vui vẻ.

"Cái khó ló cái khôn", gặp khó khăn, cần phải hiểu rằng "dễ từ khó mà ra" rồi điều chỉnh tốt tâm thái.

Trước tiên cứ làm đã, rồi khắc phục, rồi giải quyết, có lẽ bước đầu tiên sẽ rất khó khăn, bước thứ hai còn khó khăn hơn, nhưng cứ đi rồi lại đi, dần dần bạn sẽ phát hiện ra rằng "à thì ra cũng không khó như mình tưởng tượng", bởi lẽ chân khi đã quen đường rồi, đường tự nhiên sẽ êm ái dễ đi hơn.



[Image: 01dc585a0bf50da80121985ce1d6fbjpg900w1l2...989384.jpg]




3. Trong cho có nhận


Một thanh niên đang trên đường đi du lịch, tới một con suối nọ, cậu thấy một bà lão đang loay hoay không biết qua suối kiểu gì. Cậu thanh niên khi ấy dù đã khá mệt nhưng vẫn cố gắng giúp bà lao qua suối. Kết quả sau khi qua suối, bà lão không nói không rằng một câu nào liền bỏ đi.

Chàng thanh niên hoang mang, cậu thấy mình đúng là "vác tù và hàng tổng", đến một câu "cảm ơn" cũng chẳng được nghe.
Nào ngờ đâu, vài tiếng sau, khi cậu đang mệt tới không muốn bước đi nữa thì có một chàng trai cưỡi ngựa chạy với theo cậu.

Chàng trai cảm ơn cậu thanh niên vì đã giúp bà của cậu ấy, bà chàng trai dặn mang chút đồ tới cho cậu thanh niên. Nói xong, chàng trai lấy ra lương khô và đưa con ngựa của mình cho cậu thanh niên.

Bạn xem, thế gian này, không tồn tại cái gọi là "mất đi thực sự". Cho đi rồi sẽ được nhận lại, lòng tốt của bạn sẽ không thực sự mất đi, tương tự, có được cũng ắt sẽ có mất. Được thì thản nhiên, mất thì cũng bình thản, vậy là đủ.

Bất kể bạn có gặp ai, đó đều là đúng người; bất kể chuyện gì có xảy ra, đó đều là chuyện nên xảy ra; bất kể sự việc bắt đầu khi nào, đó đều là đúng thời điểm; cái đã qua thì cũng đã qua.

Đời người là một hàng trình du lịch, thứ bạn gặp được đều là phong cảnh. Dù có đau khổ, nó cũng chỉ là quá trình, cứ không ngừng tiến về phía trước, tràn đầy hi vọng vào tương lai, cho tới khi gặp được ánh cầu vồng sáng rực thì thôi.

Nếu chuyện không được như ý, hãy tin rằng ông Trời muốn dành cho bạn một sự sắp đặt khác; những thứ mất đi, rồi sẽ quay trở về bên bạn, chỉ là bằng một phương thức khác mà thôi.


Cafebiz

[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
Vị Chủ tịch rời bỏ cuộc sống xa hoa nơi Hollywood để lặn lội tới bãi rác cứu người: 
Nguyện bán hết biệt thự, siêu xe và du thuyền để đổi lấy một nụ cười trẻ thơ






Đối với Scott Neeson, cuộc sống sang chảnh ở Mỹ chẳng có nghĩa lý gì so với việc thay đổi số phận của hàng ngàn trẻ em đáng thương. Có lẽ chính bản thân ông cũng không ngờ rằng mình sẽ tìm thấy "tình yêu đích thực" trong một bãi rác hôi thối ở nửa bên kia của Trái đất.



[Image: photo1611668423135-16116684245121578402261.jpg]


Sinh ra tại Edinburgh (Scotland) nhưng Scott Neeson đã chuyển tới Australia định cư khi mới 5 tuổi. Ông là con trai của một lao công và một quân nhân. Năm 17 tuổi, Scott quyết định bỏ học và sống dựa vào tiền trợ cấp thất nghiệp. Nhờ chương trình hỗ trợ của chính phủ, ông được nhận vào vào một rạp chiếu phim là nhân viên kỹ thuật phòng chiếu.

Câu chuyện nhẽ ra sẽ kết thúc tại đây nếu không phải Scott là người khá tham vọng và tràn đầy nhiệt huyết. Người đàn ông này kiên trì leo lên từng bậc thang trong ngành điện ảnh, từ một nhân viên phát hành phim đến nhân viên kinh doanh phim. Cuối cùng, mọi công sức của Scott cũng được đền đáp khi ông được bổ nhiệm là Giám đốc Chi nhánh Australia của hãng 20th Century Fox (nay là 20th Century Studios thuộc Disney).

Bước ngoặt đến với Scott vào năm 2000 khi ông chuyển tới Los Angeles để tiếp quản vị trí trong mơ - Chủ tịch của 20th Century Fox International. Ông có thu nhập hơn 1,5 triệu USD/năm, sánh vai cùng với những tài tử hạng A của Hollywood trên thảm đỏ.

[Image: photo-1-16116683995071557611909.jpg]



Chuyến đi định mệnh tới bãi rác nghèo nhất Campuchia
Trong 10 năm tại Fox, Scott đã có một sự nghiệp thành công rực rỡ, giám sát nhiều bộ phim có doanh thu cao nhất thời đại như Titanic, Star Wars, and X-Men. Đối với nhiều người, vị Chủ tịch sở hữu mọi thứ trong tay: một vị trí quyền lực trong ngành phim, những người bạn nổi tiếng, một căn biệt thự nguy nga, siêu xe và du thuyền.
Tuy nhiên, ông vẫn cảm thấy thiếu điều gì đó. "Tôi nghĩ là mình có vấn đề. Càng kiếm được nhiều, tôi càng không hạnh phúc", ông tâm sự.
Năm 2003, chỉ vài tuần trước khi nhận vị trí mới ở Sony Pictures, Scott tới Phnom Penh (Campuchia) để du lịch. Chuyến đi 6 tuần này đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời ông.

"Tôi muốn xem nơi nghèo nhất đất nước", Scott nói. "Họ đưa tôi đến Stung Meanchey - một bãi rác sâu hơn 90m và rộng hơn 100.000 m2".

Tại đây, Scott chứng kiến hơn 1.500 đứa trẻ đang nhặt nhạnh giữa cái nóng hơn 50 độ C, xung quanh là đống rác đang phân hủy đầy và thải khí mê-tan, còn mặt đất như bị nung chảy. Ông còn bị bỏng ở chân do không để ý nơi mình giẫm lên. Khắp nơi nồng nặc mùi hôi thối.

Nhiều đứa trẻ ở đây bị cha mẹ bỏ rơi vì nợ nần, ốm đau, nghiện rượu hoặc tái hôn. Chúng buộc phải tìm phế liệu ở bãi rác này để đam bán, hôm nào may mắn thì được khoảng 1 USD (khoảng 23.000 VNĐ).

[Image: photo-1-16116684022651532758663.jpg]



Scott muốn giúp những đứa trẻ này, nhưng ông có thành kiến với các tổ chức từ thiện. Cựu Chủ tịch 20th Century Fox sợ tiền không đến tay các em, lại lo "một cây chẳng làm nên non".

"Lý do thứ ba: Đây vốn không phải là chuyện của tôi", ông nói. "Tại Mỹ, bạn như đang sống ở bên kia thế giới. Bạn trả tiền thuế và chính phủ có quyền quyết định các khoản viện trợ nước ngoài".

Tuy nhiên, bản chất lương thiện khiến Scott không thể lờ đi hoàn cảnh của lũ trẻ.

"Tôi biết chúng sẽ không bao giờ rời khỏi bãi rác nà. Chúng sống ở đây, chết cũng ở đây. Chúng có thể trở thành nạn nhân buôn người. Những bà mẹ sẽ sinh con tại đây. Điều này chẳng khác nào tận thế. Thật kinh khủng", ông nói.

Khi thấy một đứa trẻ 9 tuổi đi ngang qua mình trong bộ dạng rách rưới, Scott đau lòng khôn xiết. Bụi bẩn, rác thải bám đầy người đứa trẻ, khiến ông còn chẳng thể nhận ra em là trai hay gái. Chỉ mất 90 phút và 35 USD tiền phí dịch vụ, Scott đã giúp đứa trẻ đó được tới trường và có tiền trang trải sinh hoạt hàng tháng.

Đây cũng là lúc mọi hoài nghi về từ thiện biến mất trong lòng ông.

"Là một con người, là một sinh vật đang sống trên Trái đất này, đây là nghĩa vụ của tôi. Tôi không ngờ rằng việc thay đổi số phận của đứa trẻ đó lại dễ như vậy", ông cho biết.

[Image: photo-2-16116684042032113897096.jpg]



Cuộc sống giằng xé giữa hai thế giới giàu - nghèo
Khi quay về Mỹ để bắt đầu công việc mới, Scott Neeson tự hứa sẽ không để bản thân rơi vào cảnh khủng hoảng tuổi trung niên thường thấy tại Los Angeles.

"Tôi đã làm việc hơn 26 năm trong ngành điện ảnh. Từ một nhân viên kỹ thuật chiếu bóng tại rạp phim lưu động, tôi đã nỗ lực hết mình để có ngày hôm nay. Tôi sẽ không vứt bỏ mọi thứ đi như vậy", ông thuyết phục chính mình.

Tuy nhiên, khao khát được giúp đỡ lũ trẻ khiến Scott suy ng
hĩ rất nhiều. Trong một năm sau đó, cựu Chủ tịch 20th Century Fox vừa làm việc tại Hollywood, vừa tới Campuchia để làm thiện nguyện.

Có hai thế giới song song tồn tại trong cuộc sống của ông: Mỗi tháng, ông sẽ dành 3 tuần để giải quyết công việc, ngồi ghế hạng nhất trên máy bay, tham dự giải Oscars, gặp gỡ các ngôi sao điện ảnh, kiếm cả triệu USD/năm. Sau đó, ông sẽ gửi số tiền này đến Campuchia.

"Điều tôi không tính tới là những sang chấn tâm lý do phải liên tục chuyển đổi giữa hai thế giới khác nhau trong vòng 24 tiếng. Một bên là lối sống buông thả và xa hoa, một bên là bãi rác nghèo nàn và tồi tệ - nơi lũ trẻ có thể chết trước mặt bạn chỉ vì thiếu sự chăm sóc y tế cơ bản", ông nói.

"Tôi không thể sống giữa hai thế giới như vậy được".



[Image: photo-3-16116684040311607540405.jpg]






Dù vậy, phải đến khi chứng kiến một khoảnh khắc sinh tử khó quên, Scott Neeson mới hạ quyết tâm buông bỏ tất cả.

Vào thời điểm đó, cựu Chủ tịch 20th Century Fox đang đàm phán với một diễn viên nổi tiếng cho bộ phim sắp công bố. Xong việc, ông bay tới Campuchia, còn ngôi sao kia đến Tokyo (Nhật Bản).

Scott tới thẳng bãi rác và gặp bốn đứa trẻ mồ côi dưới 10 tuổi. Các em đang hấp hối và không ai có thể đưa các em tới bệnh viện. Ông hoảng sợ và không biết mình nên làm gì.

Đúng lúc ấy, nam diễn viên vừa bay tới Tokyo kia gọi điện cho Scott. Anh ta khá bực mình vì công ty ông đã cung cấp sai tiện nghi trên chuyên cơ. "Tôi không nên bị làm khó như vậy", ngôi sao đó phàn nàn.

"Đó là điều anh ta đã nói với tôi, khi tôi đang đứng trước mặt những đứa trẻ hấp hối", ông nhớ lại. "Chính giây phút ấy đã thức tỉnh tôi; mọi nỗi lo lắng về việc bỏ Hollywood để tới sống ở Campuchia đều biến mất. Đó là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy tôi đang đi đúng hướng".

Ngay lập tức, Scott trở về Los Angeles và xin từ chức vào ngày thứ Hai.

Không phải ai cũng nghĩ quyết định của Scott là đúng đắn. "Cả thế giới đều cho rằng tôi bị điên khi từ bỏ công việc trong mơ đó", cựu Chủ tịch 20th Century Fox nhớ lại. "Nhưng tôi không cần nó nữa".

[Image: photo-4-16116684028462055836600.jpg]


Năm 2004, Scott chuyển hẳn tới Campuchia và thành lập Quỹ Trẻ em Campuchia (CCF). Tổ chức này giúp đỡ các cộng đồng nghèo đang sống nhờ bãi rác ở Steung Meanchey, cung cấp các chương trình giáo dục, lãnh đạo, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em và hướng nghiệp.

Để có tiền, Scott không ngần ngại từ bỏ mọi thứ mình sở hữu. Ông bán biệt thự sang trọng ở Los Angeles, tổ chức một buổi garage sale (bán đồ cũ) để loại bớt "những thứ vô dụng" trong nhà. Kể cả siêu xe Porsche và du thuyền ông cũng không cần tới.

Vứt bỏ hào quang Hollywood để tới bãi rác làm từ thiện
Khi mới bắt đầu, mục tiêu của Scott chỉ là đưa 80 trẻ em ở bãi rác Stung Meanchey đến trường. Năm 2007, khi con số này lên tới 200 em, CCF đã thành lập một trung tâm cộng đồng, xây dựng các trường học lưu động, cung cấp nước sạch, lương thực và các dịch vụ cơ bản cho người dân nơi đây.
Năm 2009, bãi rác khổng lồ này chính thức đóng cửa. Số học sinh tại CCF cũng đã đạt số lượng 500 em. Tổ chức này mở thêm nhiều phòng khám tại địa phương, cung cấp dịch vụ y tế và tư vấn miễn phí cho người dân ở mọi lứa tuổi.

"Tôi khiến nhân viên phát điên", Scott nói về 300 cấp dưới của mình, nhiều người trong số họ cũng từng lớn lên ở bãi rác. "Nếu nghĩ ra một kế hoạch nào đó, tôi muốn nó được thực hiện trong vòng 48 tiếng. Bạn không muốn mọi người phải chịu khổ quá lâu".

Điều khiến Scott ấn tượng nhất về lũ trẻ là dù sống trong cảnh khốn cùng, chúng không bao giờ vòi tiền.

"Mỗi lần tôi đến bãi rác, các em sẽ chạy theo tôi và nói: ‘Som tov rien’ (Xin hãy cho cháu đi học)", ông nhớ lại. "Thật khó để nói không, bởi đơn giản là chúng chỉ hỏi xin một cơ hội".

[Image: photo-5-1611668402387495521819.jpg]



Trong vòng 16 năm qua, Scott Neeson đã thay đổi hoàn toàn số phận của hơn 3.300 mảnh đời bất hạnh ở đây. Sreyoun - cô bé 9 tuổi năm xưa được ông cứu giúp - đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính và kinh tế vào năm 2019. 80% số trẻ được CCF hỗ trợ đều vào được đại học, theo đuổi các chuyên ngành như luật, kỹ sư xây dựng dân dụng, tâm lý học...

Vị doanh nhân này cũng chia sẻ rằng ông nhớ mặt, nhớ tên của từng đứa trẻ mà mình đã cứu, bởi "mỗi em là một cuộc hành trình".

Bên cạnh đó, Scott cũng có nhiều đóng góp tích cực trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở sản phụ và trẻ sơ sinh tại Stung Meanchey. Ông còn cùng người cao tuổi ở đây khôi phục lại những giá trị truyền thống đã mai một tại Campuchia, để thế hệ trẻ có thể hiểu hơn về văn hóa nước mình.

Giờ đây, Scott Neeson vẫn sống một cuộc đời giản dị ở Phnom Penh, tiếp tục theo đuổi sứ mệnh cứu người của mình. Ông thường mặc áo phông và quần canvas trắng, chân đi đất, nhìn như dân Campuchia thứ thiệt.

Trên bức tường trong văn phòng ông, bên cạnh những chiếc poster phim có chữ ký người nổi tiếng là hàng trăm tấm ảnh trước-và-sau của từng đứa trẻ được cứu giúp.


[Image: photo-6-1611668402583639590923.jpg]





***
Sống quá lâu ở Campuchia, Scott Neeson đã thấm nhuần không ít tư tưởng Phật giáo. Ông hiểu rằng mình phải thay đổi bản thân trước khi thay đổi những số phận ngoài kia.

"Bạn phải bỏ đi cái tôi của mình", ông nói. Đây chính là lý mà vị doanh nhân này cố gắng rèn luyện để vượt qua sự phán xét của chính mình và người khác, kiên trì với lý tưởng của mình.

Phải bỏ lại cuộc sống hào nhoáng ở Hollywood sau lưng nhưng chưa một giây nào Scott Neeson cảm thấy hối hận.
"Tôi chưa từng cảm thấy vừa không có gì, vừa có tất cả như lúc này", Scott bày tỏ. "Về mặt vật chất, tôi không còn gì. Nhưng lạ thay, tôi cũng không cần chúng. Đó là một cảm giác tuyệt vời. Nó đem lại sự tự do tuyệt đối".

"Sống ở Hollywood có nhiều lợi ích - những chiếc xe limo hiện đại, những chuyên cơ đắt tiền, những cô bạn gái xinh đẹp, được tham dự Oscars. Tuy nhiên, đó không còn là lối sống mà tôi theo đuổi nữa, khi tôi có thể thay đổi cuộc sống của hàng trăm đứa trẻ theo hướng tốt hơn".

Scott Neeson tâm niệm rằng ông chính là người may mắn nhất thế gian này.
"Có những người sống cả một đời mà chưa từng trải qua giây phút giác ngộ như khi tôi gặp lũ trẻ ngày ấy tại bãi rác Stung Meanchey. Tôi cảm thấy thật may mắn", vị doanh nhân mỉm cười nói.

[Image: photo-7-16116684030301103835232.jpg]

(Theo CCF, Csmonitor, Lion's Roar)






[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
Nghịch lý cuộc đời: Càng thắng tranh luận, càng bại công danh



[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]


Người tranh với trời là không biết lượng sức. Người tranh với người thì nặng nề khó đi. Chỉ có không tranh mới là trí tuệ tuyệt đỉnh của con người.


[Image: photo1614246877731-161424687823977357704...314424.jpg]





Trong cuộc sống, tranh thắng thua tức là thua rồi
Việc so kè giữa người với người giống như việc tự chuốc lấy phiền phức cho bản thân. Trong cuộc sống, nếu như thích tranh thắng thua, thì sau cùng người bị thiệt vẫn là mình. Giàu hay nghèo, rồi cũng sẽ trở về với cát bụi. Cao hay thấp, béo hay gầy rồi cũng sẽ phải già đi. So đi so lại cuối cùng chúng ta vẫn là kẻ trắng tay.

Có hai siêu thị cùng mở trên một con phố nọ. Lượng khách ngày thường của hai siêu thị tương đương nhau. Hai bên vẫn luôn giữ quan hệ tốt đẹp trong nhiều năm qua. Nhưng đến năm nay, lượng khách đến hai siêu thị này đều đột ngột giảm mạnh. Từ đó, cả hai bên bắt đầu một cuộc cạnh tranh ngầm vô cùng khốc liệt.

Hôm trước, bên anh giảm giá 50%. Hôm sau, bên tôi giảm hẳn 60%. Hai bên đua nhau giảm giá và phải gánh chịu tổn thất lớn. Sau một khoảng thời gian, một siêu thị đã buộc phải đóng cửa vì không còn đủ vốn để duy trì. Ông chủ của siêu thị kia chưa kịp vui mừng vì chiến thắng, đã thấy một siêu thị mới lại chuẩn bị sắp mở tại đây. Cuộc cạnh tranh tiếp diễn, và kết quả là ông chủ của siêu thị kia cũng phải đóng cửa. Cuối cùng, trên phố chỉ còn sót lại đúng siêu thị mới mở kia. Hóa ra, trong cuộc cạnh tranh này, cả hai bên đều thua và người được lợi lại là người ngoài cuộc.

Trong mọi cuộc tranh chấp, không có ai là người thắng tuyệt đối. Hai bên đều phải gánh chịu những tổn thất nhất định. Đôi khi, ta chỉ ước mình là cây đại thụ để khỏi cần tranh giành với cỏ dại dưới chân. Tranh với người chính là tự mình làm hại mình. Suy cho cùng, người thắng cũng chỉ là người thua ít hơn đối phương mà thôi. Không tranh với người, ta mới có thể toàn tâm toàn ý phát triển bản thân.

[Image: z2-1614246789119123824878-16142468096251614507605.jpg]



Trong tình cảm, cãi đúng sai tức là sai rồi
François de La Rochefoucauld từng nói: "Nếu muốn kiếm thêm kẻ thù thì hãy để mình lấn át bạn. Nếu như muốn kết thêm bạn bè thì hãy để bạn giỏi hơn mình."

Trong tình cảm vốn không có chuyện ai đúng ai sai. Nếu như hai bên nhất định phải rạch ròi đúng sai, mối quan hệ đó cuối cùng rồi cũng sẽ phải tan vỡ.

Tranh với người nhà, bạn có thắng thì tình thân cũng chẳng còn. Tranh với người thương, bạn có thắng thì tình yêu cũng phai nhạt. Tranh với bạn bè, bạn mà thắng thì tình bạn cũng mất. Chỉ có không tranh mới là chìa khóa để duy trì một mối quan hệ lâu bền và hòa thuận.

Có một nhà văn đã đem cuộc hôn nhân 60 năm của mình với người vợ thủy chung viết thành một cuốn sách. Trong cuốn sách ấy, ông viết cả những lúc ngọt ngào và những lúc xích mích. Câu chuyện tình yêu của hai người đã trở thành hình mẫu lý tưởng được các cặp đôi hiện đại ca ngợi và học theo.

Ngày thường, ông rất thích đọc sách. Vì thế, đa phần mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều đến tay vợ ông. Khi vợ bị bệnh, dù ông đã tận tình chăm sóc, người vợ vẫn hay cằn nhằn ông. Ông không chấp nhặt vợ, trái lại trong lòng còn cảm thấy vui. Ông biết vợ mình khẩu xà tâm phật. Bình thường, tuy bà hay nói những lời khó nghe, nhưng thực ra ông biết bà rất thương chồng.

Hai người cũng đã từng vì một chuyện nhỏ mà nảy sinh mâu thuẫn. Khi ấy, do quá tức giận mà ông đã đánh rơi ấm nước nóng xuống đất. Hành động đó đã khiến vợ ông sợ hãi mà bật khóc. Ông biết nếu như tiếp tục cãi nhau sẽ gây ra những rạn nứt tình cảm vợ chồng. Vì thế, ông đã chủ động đến giảng hòa với vợ. Ông nắm lấy đôi tay vợ và nói lời xin lỗi với bà.

Nhìn dáng vẻ hối lỗi của chồng, vợ ông cũng chẳng còn muốn trách ông nữa. Tình cảm vợ chồng lại hòa hợp như xưa. Cuộc sống hôn nhân của hai người cũng vấp phải nhiều sóng gió. Nhưng cứ mỗi khi cơm không lành canh không ngọt, họ sẽ không bao giờ cãi đến cùng để thỏa mãn cái tôi của mình. Họ luôn biết điểm dừng để tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân. Trên thực tế, chỉ có chữ "nhẫn" mới là thứ giúp duy trì được một mối quan hệ tốt đẹp.


Tranh cãi không những không giải quyết được vấn đề gì mà chỉ càng làm cho đôi bên thêm xa cách. Đối với mọi mối quan hệ, chúng ta buộc phải chấp nhận sự khác biệt trong suy nghĩ và quan điểm của đôi bên. Nếu như chuyện gì cũng so đo xem ai đúng ai sai, thì mối quan hệ đó rốt cuộc cũng sẽ chẳng đi đến đâu.
Thế gian này vốn nhiều cám dỗ. Con người ham tranh giành, cuối cùng lại chẳng có gì trong tay. Bạn có thể thắng được cái lý nhưng lại thua mất cái tình. Phần thưởng cho chiến thắng chẳng thể bù đắp nổi cho cái giá mà bạn phải trả. Hãy bớt đi chút ganh đua đố kỵ, biết nhường nhịn nhau hơn để tình cảm đôi bên được bền lâu.

[Image: z3-16142468248011936444280-161424684226794147985.jpg]






Không tranh không giành mới là bậc cao nhân
Không tranh không phải là yếu đuối hay chịu thua mà đó chính là biểu hiện của một loại trí tuệ. Gặp chuyện không tranh thì mới có thể làm tốt bản thân mình. Gặp người không tranh thì mới có cơ hội xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp.

Hồi còn đi học, Tăng Quốc Phiên đã gặp phải một người bạn học ngang ngược và hống hách. Khi ông đọc sách trước cửa sổ, người này nói ông đi ra chỗ khác vì ông đang che mất ánh sáng của người ta. Tăng Quốc Phiên chẳng nói câu gì mà chỉ lẳng lặng mang sách lên giường đọc. Đến tối, người kia lại nói ông đọc sách ồn ào quá làm người ta khó ngủ. Lần này, ông cũng chỉ im lặng và mang sách ra ngoài phòng đọc.

Có lần, thầy giáo có ý muốn Tăng Quốc Phiên đi yết kiến một viên quan nọ. Nhưng người kia lại muốn thể hiện nên xin thầy cho đi thay. Khi thầy giáo đang khó xử không biết làm gì, Tăng Quốc Phiên liền nói với thầy để người kia đi, còn ông tiếp tục yên tĩnh đọc sách. Sau này, Tăng Quốc Phiên thi đỗ làm quan. Người bạn kia lại đổ là ông đã lấy hết may mắn của họ.

Từ đầu đến cuối, Tăng Quốc Phiên chưa từng tranh giành bất cứ điều gì với người kia. Tăng Quốc Phiên đã ghi danh mình vào sử sách, còn người kia sớm đã trở thành kẻ vô danh giữa dòng đời.

Có người từng nói: "Đời người giống như một ván cờ. Thắng thua là chuyện khó mà đoán định. Ta u mê tưởng mình là người trong cuộc, khi tỉnh ra mới biết mình đã là người ngoài cuộc lúc nào không hay."

Đời người ngắn ngủi, tranh đi tranh lại nào có được gì đâu? Thắng hay thua thì cũng chỉ là nhất thời. Không tranh sẽ khiến ta tự do hơn. Không giành mới chính là cảnh giới cao nhất của đời người.

Trong cuộc sống, ta phân cao thấp với người thì người thua sẽ là chính ta. Trong tình yêu, ta cãi đúng sai với đối phương thì người bị tổn thương vẫn là chính ta. Bạn có tranh cái gì đi chăng nữa, cuối cùng bạn vẫn là kẻ thất bại. Không tranh chính là biết giấu mình chờ thời và nhu cương đúng lúc. Đời này, chỉ có không tranh mới giúp con người tĩnh tâm mà sống cuộc đời của riêng mình.

Đình Trọng

Cafebiz

[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply