Tạp ghi
BUỒN - VUI ?
Một vị La hán ngồi trong rừng, có ông Bà la môn đến hỏi Ngài : "Thấy Sa môn ngồi buồn quá vậy?"
- Ngài hỏi lại : "Ta mất gì mà ta buồn?".
Ông Bà la môn đó hỏi tiếp: "Như vậy thì đời sống của Ngài vui lắm sao?".
- Ngài hỏi : "Ta được gì mà ta vui?".

Đó là một câu trả lời rất trí tuệ, rấr hay ; hay đến mức không thể hay hơn.
Với một người hiểu đạo, hiểu biết chuyện thì đời sống này có cái gì vui? có gì buồn? có gì để theo đuổi? có gì để chống phá, đập đổ, hủy diệt khi mà mọi thứ do duyên tụ, duyên tan?
Và tại sao ở đây Đức Thế Tôn đặc biệt nhấn mạnh về ba "tưởng" : Dục tưởng - Sân tưởng và - Hại tưởng? Là bởi vì Ngài thấy rằng chúng ta đem cái ảo giác, đem cái ảo tưởng vào đời sống, thêu dệt ở đó, vẽ vời ở đó cõi thiên đường và địa ngục để rồi tự mình hạnh phúc trong hoang tưởng và đau khổ trong hoang tưởng.
Đau khổ là sao? Đau khổ trong hoang tưởng là lẽ ra cái chuyện đó chúng ta không cần phải nổi điên như vậy, chúng ta không cần phải nổi giận như vậy. Nhưng mà vì do chính mình vẽ, mình vẽ sao mà mình thấy nó lớn chuyện. Người ta nói câu đó dầu cho người ta có ác ý rồi thì đã sao? Cái ác ý đó của người ta bây giờ nó đã theo người ta đi vào giường trùm mền biến mất rồi. Cái ác ý đó chỉ có hồi nãy, giờ nó đã xong rồi. Còn mình, mình ôm cái ác ý của người ta, ôm câu nói của người ta để mà đau khổ mấy ngày, mấy tuần lễ; để rồi chúng ta tìm đủ mọi cách để đối phó, để phản ứng. Trong khi đó, cái ác ý đó của người ta chỉ xuất hiện một lần rồi nó biến mất, bản thân người đó cũng đang từng bước, từng bước, vô ngã vô thường. Mình lấy cái vô ngã vô thường này để căm hờn, thù ghét một cái vô ngã vô thường khác.
Đời sống chỉ nên được nhìn ngắm, quan sát qua 2 khía cạnh:
* Đời sống bằng thức: Thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe.
* Đời sống bằng trí: Biết những gì mình thấy, mình nghe đều là do duyên mà có; rồi cũng do duyên mà mất.
Reply
(2022-12-09, 10:30 AM)abc Wrote: BUỒN - VUI ?
Một vị La hán ngồi trong rừng, có ông Bà la môn đến hỏi Ngài : "Thấy Sa môn ngồi buồn quá vậy?"
- Ngài hỏi lại : "Ta mất gì mà ta buồn?".
Ông Bà la môn đó hỏi tiếp: "Như vậy thì đời sống của Ngài vui lắm sao?".
- Ngài hỏi : "Ta được gì mà ta vui?".

Đó là một câu trả lời rất trí tuệ, rấr hay ; hay đến mức không thể hay hơn.
Với một người hiểu đạo, hiểu biết chuyện thì đời sống này có cái gì vui? có gì buồn? có gì để theo đuổi? có gì để chống phá, đập đổ, hủy diệt khi mà mọi thứ do duyên tụ, duyên tan?
Và tại sao ở đây Đức Thế Tôn đặc biệt nhấn mạnh về ba "tưởng" : Dục tưởng - Sân tưởng và - Hại tưởng? Là bởi vì Ngài thấy rằng chúng ta đem cái ảo giác, đem cái ảo tưởng vào đời sống, thêu dệt ở đó, vẽ vời ở đó cõi thiên đường và địa ngục để rồi tự mình hạnh phúc trong hoang tưởng và đau khổ trong hoang tưởng.
Đau khổ là sao? Đau khổ trong hoang tưởng là lẽ ra cái chuyện đó chúng ta không cần phải nổi điên như vậy, chúng ta không cần phải nổi giận như vậy. Nhưng mà vì do chính mình vẽ, mình vẽ sao mà mình thấy nó lớn chuyện. Người ta nói câu đó dầu cho người ta có ác ý rồi thì đã sao? Cái ác ý đó của người ta bây giờ nó đã theo người ta đi vào giường trùm mền biến mất rồi. Cái ác ý đó chỉ có hồi nãy, giờ nó đã xong rồi. Còn mình, mình ôm cái ác ý của người ta, ôm câu nói của người ta để mà đau khổ mấy ngày, mấy tuần lễ; để rồi chúng ta tìm đủ mọi cách để đối phó, để phản ứng. Trong khi đó, cái ác ý đó của người ta chỉ xuất hiện một lần rồi nó biến mất, bản thân người đó cũng đang từng bước, từng bước, vô ngã vô thường. Mình lấy cái vô ngã vô thường này để căm hờn, thù ghét một cái vô ngã vô thường khác.
Đời sống chỉ nên được nhìn ngắm, quan sát qua 2 khía cạnh:
* Đời sống bằng thức: Thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe.
* Đời sống bằng trí: Biết những gì mình thấy, mình nghe đều là do duyên mà có; rồi cũng do duyên mà mất.

🙏🏻🙏🏻🙏🏻🙏🏻
                                                                                     
Reply
SẮC PHÁP
Rūpa

Sắc Pháp là thể chất vô tri giác, do danh từ Rūpa, có nghĩa là vật chất có tính cách thay đổi và hoại diệt. Theo thuật ngữ Phật học, Sắc Pháp không những dùng để chỉ các phần tử vật chất mà ta có thể nhìn thấy hay cảm nhận được, nó còn hàm chứa tất cả về vật lý ẩn tàng trong phần tử vật chất đó, thí dụ như sự biến đổi lẹ làng khiến ta không thể gõ hai lần lên cùng một chỗ. Sự tồn tại của một Sắc Pháp là 17 tâm Sát na hay 51 Sát na tiểu.

Sắc Pháp gồm có 8 đặc tính sau:

1. Pháp Vô Nhân hay Phi Nhân (Ahetuva): vì chúng không có nhân tương ưng như Tham, Sân, Si, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si.

2. Pháp Hữu Duyên (Sappaccaya): vì chúng chỉ có sự hiện hữu tương đối, do duyên trợ tạo là Nghiệp (Kamma), Tâm (Citta), Âm Dương hay thời tiết (Utu) và Vật Thực (Āhāra).

3. Pháp Hữu Lậu (Sāsava): vì chúng trở thành đối tượng của dục vọng (tứ lậu).

4. Pháp Hữu Vi (Sankhāra): vì bị chi phối bởi bốn nguyên nhân Kamma, Citta, Utu và Āhāra.

5. Pháp Hợp Thế (Lokīya): vì chúng phụ thuộc vào năm uẩn.

6. Pháp Dục Giới (Kāmavacara): vì chúng nằm trong phạm vi của giới vực Dục lạc (bao gồm cả 28 Sắc Pháp).

7. Pháp Vô Cảnh (Anārammanaṃ): còn gọi là Pháp Phi Sở Duyên, vì không nhận thức được đối tượng, không biết cảnh (làm chỗ nương cho tâm thức biết cảnh).

8.Pháp Phi Trừ (Appahātabba): còn gọi là Pháp Phi Sở Ðoạn, vì các Sắc Pháp không thể tuần tự đoạn diệt như các phiền não. Ở đây không có nghĩa là các Sắc Pháp không bị luật Vô Thường chi phối.

Muốn nắm vững căn bản của Sắc Pháp, ta phải nghiên cứu và phân biệt thật kỹ, vì nó vừa thực tế, vừa vi tế, hơn nữa, ta thường có sự nhận định sai lầm giữa Siêu lý và Chế định.

Một hạt bụi rất nhỏ mà mắt ta có thể nhìn thấy trong một luồng ánh sáng gọi là Ratharinu. Một Ratharinu có thể phân làm 16 Tājjāris. Một Tājjāris phân làm 16 Anu và một Anu phân ra làm 16 Paramanu. Như vậy, một hạt bụi nhỏ mà ta có thể nhìn thấy được, được bao gồm bởi 4.096 Paramanu.

Khi Ðức Phật còn tại thế, Paramanu là một đơn vị vi tếû nhất của phần tử vật chất mà người ta không thể tiếp tục phân tách ra nửa được, như hiện nay, theo các nhà khoa học thì nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất bất khả phân chia, mỗi nguyên tử được cấu tạo bởi électron, proton và neutron. Ngày xưa, với nhãn quang siêu phàm của Ðức Phật, Ngài đã nhìn thấy một Paramanu được cấu tạo bởi bốn nguyên chất gọi là Phatu.

Bốn nguyên chất đó là Ðất (Pathavī Phatu), Nước (Āpo Phatu), Lửa (Tejo Phatu) và Gió (Vayo Phatu). Bốn nguyên tố đó luôn luôn xuất hiện trong mọi Sắc Pháp từ nhỏ đến lớn, từ vi trần đến núi cao, không có ngoại lệ.

Thí dụ: khi tay ta rờ cục đá, phần ngoài cục đá là Ðất, nóng hay lạnh là Lửa, sự lớn nhỏ, nặng nhẹ là Gió, giúp cho ba yếu tố trên dính lại với nhau tạo ra cục đá là Nước. Một thí dụ khác như nước chẳng hạn, sự nóng hoặc lạnh của nước thuộc về yếu tố Lửa, sự mềm dịu của nước thuộc về yếu tố Ðất, áp lực của nước thuộc về yếu tố Gió, còn yếu tố Nước là sự kết hợp ba yếu tố kia lại với nhau.

https://www.budsas.org/uni/u-vdp-gg/vdpgg-20a.htm
Reply
"Theo dõi trận banh mà còn reo hò vui mừng hay buồn rầu thất vọng nghĩa là tu tập vẫn chưa tới đâu. Đó là một thử nghiệm thực tế."

Binh Anson


khi banh sút vào lưới cũng thấy lăn tăn , không thấy gì hết thì trật  ... lất

tui
Reply
(2022-12-19, 04:11 PM)abc Wrote: "Theo dõi trận banh mà còn reo hò vui mừng hay buồn rầu thất vọng nghĩa là tu tập vẫn chưa tới đâu. Đó là một thử nghiệm thực tế."

Binh Anson


khi banh sút vào lưới cũng thấy lăn tăn , không thấy gì hết thì trật  ... lất

tui

Nói như ông Binh Anson thì tu nhiều làm chi vậy phải không sư phụ của ku Ếch. Tu để diệt hết những sân si thì còn thấy có lý chứ tu mà diệt luôn cả niềm vui và nỗi hào hứng lành mạnh của đời thường thì có phải là hơi ... uổng phải không sư phụ.
Reply
(2022-12-19, 04:35 PM)phai Wrote: Nói như ông Binh Anson thì tu nhiều làm chi vậy phải không sư phụ của ku Ếch. Tu để diệt hết những sân si thì còn thấy có lý chứ tu mà diệt luôn cả niềm vui và nỗi hào hứng lành mạnh của đời thường thì có phải là hơi ... uổng phải không sư phụ.

bạn Phai ,

tui kết chữ "uổng" này . khi nào thì còn uổng và khi nào thì hỏng uổng 

quan trọng là biết mình còn hào hứng , còn cảm thấy uổng hay không ... từ từ rồi "bớt uổng"

ngày xưa ăn mì gói, thức trắng đêm .. không xem thì uổng

giờ thì tới lúc Pháp và Á căn đình chuẩn bị đá phạt đền mà mắc công chuyện thì đi làm công chuyện , "hơi uổng"   Grinning-face-with-smiling-eyes4

tui mà còn coi thì hỏng chừng Pháp thắng a

Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
THÓI QUEN CẢM XÚC
Khi bạn không thích một ai đó thì sự việc đó đã trở thành một dấu ấn in đậm trong tâm bạn. Dấu ấn này khiến cho bạn nhìn nhận người đó theo một định kiến có sẵn. Nó ngăn che không cho bạn thấy người đó như thật sự anh ta đang là. Đó chính là vô minh đang vận hành. 
Khi nói chuyện, chúng ta thường có thói quen hướng tâm ra bên ngoài hoặc bị lôi theo câu chuyện và người mình đang nói chuyện. Hầu như mọi lúc, chúng ta thường quá quan tâm đến các cảm xúc, tình cảm của người khác. Hãy tự huấn luyện mình luôn luôn nhìn vào bên trong, dần dần tự nhiên bạn sẽ làm được việc đó ngày một khéo léo hơn. Cũng phải tập thói quen luôn hay biết thái độ của mình, chỉ khi bạn không còn bị lôi kéo theo các cảm xúc và tình cảm trong khi giao tiếp thì trí tuệ mới sinh khởi. Bạn sẽ biết điểm dừng, biết nên chấm dứt câu chuyện ở đâu, biết điều gì nên nói và điều gì không nên nói, biết cách giao tiếp mà không bị lôi theo các cảm xúc và tình cảm. 
Trích: Đừng Coi Thường Phiền Não 
Thiền Sư Ashin Tejaniya 
Tỳ Khưu Tâm Pháp dịch
Reply


Reply
[Image: 326253097_952462362585068_33712722108196...e=63DC6351]
Reply
(2022-12-19, 04:35 PM)phai Wrote: Nói như ông Binh Anson thì tu nhiều làm chi vậy phải không sư phụ của ku Ếch. Tu để diệt hết những sân si thì còn thấy có lý chứ tu mà diệt luôn cả niềm vui và nỗi hào hứng lành mạnh của đời thường thì có phải là hơi ... uổng phải không sư phụ.

Tôi thì lại có suy nghĩ khác.  Diệt hết sân si là con đường sai, không có điểm cuối (vì thực tế từ xưa đến nay, chưa có ai hoàn toàn diệt hết sân si cho đến khi lìa đời).  Người đi trên hoặc theo con đường này thực tế là đang trốn tránh sân si.

Tu là để nhận thấy và hiểu rõ sân si, uốn nắn mình hoà hợp thích nghi đi đến chỗ hoàn thiện [hoàn thiện là có đủ và thừa sức khống chế, khác với bỏ bớt (thiếu sót)].

Sorry, it may hurt some people, but the truth is truth.
Reply
Các ban không hiểu về Tam Độc Tham Sân Si tác hại tâm chúng ta như thế nào cũng dễ thông cảm lắm.

Diệt Tam Độc không dễ:

1/ Nếu dễ, chúng ta chứng Thánh quả A la Hán hết rồi.  
2/ Hơn nữa, lời Phật dạy không dễ hiểu.  Nếu dễ hiểu, tà đạo không thể tung hoành như hiện giờ.

Phật tử phải bỏ công sức và thì giờ học Phật pháp mới mong có chút hiểu biết. 

Phật Học là môn học về trí tuệ và từ bi các bạn ạ.

Đức Phật dạy: " Tin ta mà không hiểu ta là phí báng ta.". Vì thế, bạn nào muốn hiểu lời Đức Phật, cần nghiêm túc học Phật Pháp, không thể đọc hoặc nghe sơ sài là đủ.
Reply
(2022-12-19, 04:35 PM)phai Wrote: Nói như ông Binh Anson thì tu nhiều làm chi vậy phải không sư phụ của ku Ếch. Tu để diệt hết những sân si thì còn thấy có lý chứ tu mà diệt luôn cả niềm vui và nỗi hào hứng lành mạnh của đời thường thì có phải là hơi ... uổng phải không sư phụ.

Hạnh phúc trong Phật giáo là niềm vui nhẹ nhàng của an nhiên tự tại.  

Các bạn có thể hiểu hạnh phúc này qua câu truyện của Thiền Tông "Vậy à?" của Sư Bạch Ẩn (Hakuin) bị vu oan là có con với cô gái trong làng. Vị sư này chấp nhận (với lòng từ) mọi chuyện xảy ra với câu nói đơn giản "Vậy à?" mà thôi.

https://trandinhhoanh.wordpress.com/2009/12/13/v%E1%BA%ADy-a/

Nó không phải là "niềm vui và nỗi hào hứng lành mạnh của đời thường" như bạn phai diễn tả.

Dĩ nhiên khi dùng chữ "đời thường ", bạn đã không nói đến niềm vui trong nếp sống đạo.
Reply
(2023-01-29, 06:00 PM)LeThanhPhong Wrote: Hạnh phúc trong Phật giáo là niềm vui nhẹ nhàng của an nhiên tự tại.  

Các bạn có thể hiểu hạnh phúc này qua câu truyện của Thiền Tông "Vậy à?" của Sư Bạch Ẩn (Hakuin) bị vu oan là có con với cô gái trong làng. Vị sư này chấp nhận (với lòng từ) mọi chuyện xảy ra với câu nói đơn giản "Vậy à?" mà thôi.

https://trandinhhoanh.wordpress.com/2009...%BA%ADy-a/

Nó không phải là "niềm vui và nỗi hào hứng lành mạnh của đời thường" như bạn phai diễn tả.

Dĩ nhiên khi dùng chữ "đời thường ", bạn đã không nói đến niềm vui trong nếp sống đạo.

Cưng sạo nè.  Vậy thì đời thường là dùng cho người thường, còn phi thường là dùng cho tu sĩ, và bất thường thì dùng cho em Tình Ơi?  Đùa với cưng thôi.

Giờ thật nè.  Cưng có thật sự hiểu được hết những gì cưng viết ở trên không Phong?
Reply
Tà Kiến
Phiền não thì có nhiều lắm: tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, ... tầm bậy tầm bạ. Dục ái, sắc ái, vô sắc, sân, ngã mạn, phóng dật, trạo hối, hoài nghi, ... tùm lum hết. Nhưng mà gom chung lại hết thì trong tất cả các phiền não thì phiền não nặng nhất hết thảy đó chính là tà kiến.

Người tu mà không có giới thì giống như người què. Người không biết giáo lý thì giống như người đui. Nhưng người mắc tà kiến là giống như người điên. Không biết quý vị có hiểu không. Tại vì giới là phương tiện đi lại, người tu không có giới giống như người què vậy đó, nhưng lết đi được. Người tu không có giới thì còn lết đi được. Còn người tu không biết giáo lý giống như người bị mù vậy đó, mệt mỏi hơn chút, nhưng ít ra còn có lối giải quyết. Nằm bên đường la làng thế nào cũng có người cứu. Mình nói rõ nhà mình ở đâu, hoặc mình khát nước, hoặc mình đang bị cái gì thì có người cứu.

Nhưng riêng cái thằng cha mà tà kiến thì giống như người mất trí, người điên chỉ có trời mới cứu được thôi. Có nghĩa là người điên rồi thì vô phương. Nhớ nhé. Người không giới giống như người què hoặc cụt chân, người không biết giáo lý giống như người mù, người mà tà kiến rồi thì giống như người bị tâm thần vậy đó.

Cho nên cái phiền não chướng nó có nhiều lắm, nhưng đặc biệt cái nỗi bật trong đó là tà kiến. Tà kiến cố định (niyatadiṭthi) nó có nghĩa là cố định, đặc định. Chấp một cách cố định, chấp một cách gọi là ngoan cố lỳ lợm không có chịu sửa đổi, không cách nào giúp họ được.

Thì cái tà kiến đó được gọi là phiền não chướng.

Dầu tham sân gì gì đi nữa thì cũng không có cái gì bằng tà kiến. Tà kiến là thường kiến (sassatadiṭṭhi) và đoạn kiến (ucchedadiṭṭhi). Là Hiểu sai. Tà kiến có nhiều lắm, nó có 62 lận. Mà ở đây mình gom lại thì cái nặng nhất là đoạn kiến.

Thường kiến sửa được. Thường kiến là tin có một cái tôi, tin có một cõi vĩnh hằng, tin có một đấng cao xanh nào đó. Cái đó sửa được.

Nhưng ớn nhất là cái anh đoạn kiến, nhất là tà kiến cố định. Là sao? Tà kiến cố định (niyatadiṭthi) gồm có 3:

Vô hành kiến (akiriyadiṭthi) cho rằng không có thiện ác thích thì làm không thích thì thôi chứ không có cái chuyện mà báo ứng.
Vô nhân kiến (ahetudiṭthi) có nghĩa là cho rằng mọi sự ở đời này là ngẫu nhiên mà có chứ không có cái nhân duyên, cái tác động của bất cứ một điều kiện nào hết. Tự nhiên nó có vậy thôi. Cái đó gọi là ahetudiṭthi.
Vô hữu kiến (natthikadiṭthi) có nghĩa là phủ nhận triệt để rốt ráo hoàn toàn tuyệt đối. Phủ nhận tất cả những gì mà mình không hiểu được, không thấy được, không chứng minh được, thì tất cả những thứ đó theo mình là không có.
Cái Vô hữu kiến đó rất là nguy hiểm, rất nguy hiểm. Chẳng hạn như các vị tưởng tượng đi, tôi không biết chữ, tôi không biết gì hết làm sao tôi có thể hình dung ra được cái cấu trúc của một chiếc máy bay. Làm sao tôi hình dung ra được sự hiện hữu của chiếc máy bay trên cuộc đời này. Thế là tôi phán rằng không có một phương tiện nào có thể bay lên trời được hết. Mà nhất là nó nặng mấy trăm tấn lận. Nó nặng tới mấy trăm tấn. Trong khi một cục đất nó nặng chừng khoảng 100 gram thì nó không cách nào bay lên trời được. Mình cầm mình liệng thì được chứ nó bay suốt mấy tiếng đồng hồ thì không thể nào. Còn bây giờ một cái khối kim loại mấy trăm tấn mà nó bay lên trời suốt cả 10, 15, 20 tiếng đồng hồ thì tôi hỏi quý vị chứ nếu mà lấy cái não trạng của một người không biết chữ thì quý vị hiểu bằng cách nào đây? Mà nếu mình dựa vào cái biết của mình để phán đoán rằng: tôi tuyệt đối phủ nhận bất cứ cái gì tôi không hiểu được, không thấy được, không chứng minh được thì đó là cách nói quá nguy hiểm. Vậy mà có, có đó. Đừng có nói người ta ngu mà rồi không có, có cái đó thiệt. Chứng minh là người ta đã nhân danh khoa học, nhân danh tri thức, nhân danh thái độ của một người tiến bộ người ta đã phủ nhận sự có mặt của thứ mà bản thân họ không cách nào hiểu được, không thể nào chứng minh được. Thí dụ như kiếp trước kiếp sau, luân hồi báo ứng, sự chứng đắc của các bậc thánh nhân và cuối cùng là cứu cánh niết bàn. Đây là những cái mà không thể nào chứng minh một cách điển hình cụ thể rõ ràng để mà có thể sờ đụng được. Đây, khi mà họ không chứng minh được họ bèn phán một câu xanh lè đó là: "Không có. Cái gì tôi không thấy, không tin, không chứng minh được thì cái ấy không có thật." Cái đó gọi là natthikadiṭthi nhé.

Thì 3 cái này được gọi là niyatadiṭthi, là tà kiến cố định. Mắc vào bà cái này chỉ có trời cứu.

Và bên Hán tạng có một câu quý vị cũng phải suy nghĩ đó là:

Ninh chấp hữu như Tu Di sơn
Mạc chấp vô như giới tử.

Thà là có thường kiến bự như cái núi Tu Di còn đỡ hơn có đoạn kiến nhỏ như hạt cải.
"Ninh chấp hữu" - Hữu ở đây là thường kiến, là tin vào 3 cái tôi nói: tin có một cái tôi, tin có một cõi vĩnh hằng, tin có một đấng cao xanh nào đó.
"Mạc chấp vô" - Vô ở đây là chỉ cho đoạn kiến, cho rằng tất cả đều là không.
"như Tu Di sơn" - Nếu bà con trong đây không biết núi Tu Di là gì thì tôi nói cho nó dễ hiểu đi. Mình cứ tưởng tượng như cái đỉnh Everest, cao lớn vậy đó.
"như giới tử" - Giới tử là hạt cải.

Bởi vì một người đã không tin vào gì nữa hết thì người đó rất rùng rợn rất dễ sợ. Nó đã không tin gì hết thì chuyện gì nó cũng dám làm hết, quý vị ạ. Còn cái đứa kia nó tin một cái tôi thường hằng bất biến, tin có một cõi vĩnh hằng bất biến, tin có một đấng tối cao chí tôn vô thượng nào đó thì ít ra nó cũng còn biết làm lành lánh dữ. Còn riêng những cái tên mà nó mắc vào cái đoạn kiến rồi thì nó sống tệ lắm, tệ hơn con thú nữa. Vì con thú ít ra, như con chó con ngựa, nó cũng có nghĩa, có tình thiệt luôn. Mặc dù nó không biết cái gì thiện ác kiếp trước kiếp sau nhưng ít ra nó còn có nghĩa có tình. Còn cái người đoạn kiến cực kỳ nguy hiểm. Là vì sao? Vì nó không chịu trách nhiệm những gì nó làm. Mà trong khi đó nó lại được giá cố bởi trí khôn của con người. Không biết tôi nói quý vị trong đây có hiểu không. Con thú như con cọp thấy nó ghê thiệt đó nhưng nó chỉ độc ở chỗ là nó đi kiếm mồi thôi, mình đã khuất cặp mắt nó rồi thì OK nhé. Còn con người đã đoạn kiến rồi thì không sợ tội. Đã vậy rồi nó còn cộng thêm trí thông minh của một con người nữa. Quý vị tưởng tượng đi. Một cái thằng sát nhân mà nó có dao bén trên tay thì cái mức sát thương, cái độ nguy hiểm nó đáng ngại cỡ nào? Con thú dữ mình thấy nó quá trời quá đất vậy đó, như con cọp, con voi rừng, con trâu rừng châu Phi, nhìn thấy nó ớn thiệt, nhưng nó không có trí thông minh, tầm hoạt động của nó tới đâu thì nó sát tới đó. Còn con người mình, cái tầm hoạt động của con người mình cộng thêm cái trí khôn nữa, thì tầm hoạt động nó tới đâu. Bởi vì nó nghĩ ra bao nhiêu chuyện động trời, nó có thể nghĩ ra một cách mà chết 2, 3 triệu người đó. Đó cái trí thông minh của con người đó. Đọc sử thế giới mình mới thấy có những cái đầu mà coi như nó ngồi nó nghĩ ra những cách mà kể như giết người phải hàng triệu, cỡ dưới một triệu là nó không sướng cái tay nhé. Thì cái loại đó gọi là niyatadiṭthi, có nghĩa là tà kiến cố định sửa không được. Sửa không được nhé.

Nó có cái chi tiết hơi phong thần, thần số với quý vị đó, nhưng tôi không kể đó là cảnh giới riêng của những người tà kiến cố định, nhưng nói ra đây rồi bà con thấy đạo Phật sao mà phong thần quá, rồi bà con bỏ đạo mà đi thì uổng nhé.

Tôi có quan điểm thế này, cái gì trong kinh điển mà tôi chưa hiểu hết thì tôi để qua một bên chứ tôi không có ngồi nghĩ tầm bậy tầm bạ, rồi ngồi đó mà hoang mang chỗ khác. Chỗ nào tôi thấy quá mức của mình thì tôi để qua một bên nhé. Mình đi nghiên cứu cái khác bữa nào quởn quởn quay trở lại. Chứ còn đằng này mình liếc vô mình thấy cái gì đó không vừa ý cái là mình phán luôn. Mình phán kinh Phật này nọ thì tội chết luôn, nhớ vậy.

SGN
Reply
cái vụ diệt tham sân si thì chữ diệt , nếu hiểu theo nghĩa giết đi là không đúng .... trong tiếng kinh điển tiếng Pali thì cái từ này , đúng ra phải dịch là đoạn trừ , có nghĩa là khi nó xảy ra rồi thì không làm gì cả vì nó có sanh thì nó tự diệt , và hơn nữa , cái tâm sở tham sân này nó chỉ thọ - trụ đuợc trong một sát na , và cái khác sinh lên và lại tự diệt đi .... chỉ có tu và hành để khi đối cảnh thay vì cái tâm sân nó trổi lên thì các tâm thiện khác trổi lên thay thế nó ... chỉ có vậy thôi , theo lý thuyết .... ăn thua là cái thực hành .... mình của ngày hôm nay có khá hơn mình của ngày hôm qua không , tự mình trả lời cho mình thì được rồi 

một khi tuệ giác đã đủ để thấy ra không có cái ngã thì còn tham hay sân gì nữa , chỉ vì mình không chứng ngộ được và không gặp được người không còn tham sân nên mình có tà kiến , chuyện này cũng dể hiểu mà 

một khi mình ko hiểu , còn nhiều phiền não và nhiều tà kiến nên mình muốn khống chế nó , lấy đá đè cỏ ... nội cái ý muốn khống chế cũng là sân rồi , mình ham nói nên mình đâu có biết
Reply