2024-06-15, 06:58 AM
Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...
Tạp ghi
|
2024-06-15, 12:13 PM
(2024-06-15, 06:58 AM)abc Wrote: Và ... mạng xã hội vừa đủ ... làm mình bình tâm, bình thản, bình yên và ... bình tĩnh hơn Vẫn khoẻ hở thầy abc
...
No matter what mood you're in, what kind of day you had, or where you are, Smile!
2024-06-15, 01:34 PM
2024-06-16, 03:59 PM
Thật là dễ thương hah thầy abc
...
No matter what mood you're in, what kind of day you had, or where you are, Smile!
2024-06-22, 07:45 PM
KHI CÓ NHIỀU PHIỀN NÃO, ĐỪNG QUÊN LÀ SỰ HAY BIẾT ĐANG CÓ MẶT
Shwe Oo Min Dhammasukha Tawya Vassa Trình pháp Ngày 8 Tháng 9 2017 (43:20-46:35) Bạn quên mất là sự hay biết đang làm việc – bạn chỉ đang nghĩ rằng phiền não đang diễn ra và đánh giá là phiền não không tốt. ‘Tâm tôi toàn là phiền não thế này’ – rồi bạn thấy lo lắng. Vì bạn chỉ đang mải nghĩ về phiền não, về đối tượng; bạn quên mất là bạn đang hay biết được bao nhiêu. Bạn không có cái nhìn tổng thể – bạn chỉ thấy các trải nghiệm, và quên mất là sự hay biết đang hoạt động. Bạn cần trân trọng một điều rằng sự hay biết đang hiện diện. Bạn đừng quan ngại về chuyện nhiều phiền não như nào vì đó không phải là trách nhiệm của bạn. Chúng nó sẵn ở đó dù bạn không có niệm. Giờ đây niệm/ sự hay biết đang có mặt, giờ đây bạn biết chúng đang diễn ra. Vậy bạn phải vui vì mình đang hay biết chứ – bạn cần cảm kích vì sự hay biết đang hoạt động đây này. Chúng ta đang tinh tấn trau dồi phẩm chất hay biết này đây. Bạn quên mất về việc mình đang làm. Bạn thấy có nửa bức tranh thôi – chỉ thấy phần trải nghiệm; nên là suy nghĩ của bạn không thể đúng được. Bạn chỉ thấy mỗi phiền não và tức giận là vì bạn không thấy phẩm chất tâm thiện ở đó. Phiền não là tâm bất thiện nhưng tâm quan sát thì lại là thiện. Đừng quên rằng sự hay biết đang có mặt ở đó. Nếu một người chỉ nhìn vào trải nghiệm thì thích và không thích sẽ sinh khởi. Nếu một người nhận ra và hay biết niệm đang có mặt thì người đó sẽ càng lúc càng trân trọng niệm/sự hay biết hơn. Tâm hạnh phúc hơn vì sự hay biết vẫn đang ở đó và vì biết rằng sự hay biết đang hoạt động.
2024-06-25, 12:43 PM
Dường như hầu hết những người thờ Phật vẫn muốn tiếp tục có mặt để tu hành hơn là vắng mặt để giải thoát.
SƯ GIÁC NGUYÊN
2024-06-25, 03:13 PM
(2024-06-25, 12:43 PM)abc Wrote: Dường như hầu hết những người thờ Phật vẫn muốn tiếp tục có mặt để tu hành hơn là vắng mặt để giải thoát. Huynh abc, Có lần, LTP đọc được ở đâu đó họ ví sự giải thoát như con sâu (người còn tham sân si) khi thoát xác (giác ngộ) sẽ thành bướm (quả vị Phật hay A La Hán). Vị Phật hay A La Hán không bao giờ trở về thế giới của người còn tham sân si, như con bướm không thể trở thành con sâu . Dĩ nhiên, đây là ví dụ đơn giản cho chúng ta hiểu về sự tịch diệt của chư vị đã giác ngộ . Huynh nghĩ sao ? Thân mến, LTP ⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
2024-06-26, 01:32 PM
(2024-06-25, 03:13 PM)LeThanhPhong Wrote: Huynh abc, bạn LTP, một khi đã không còn tham sân si , gốc rễ của phiền não đã không còn thì tự nhiên sẽ không còn tái sanh . khi tâm tử đến vì không còn tham sân si nên sẽ không có tâm tục sinh để tâm tục sinh sau này thành dòng tâm hữu phần nuôi dưỡng một kiếp sống mới . "Dường như hầu hết những người thờ Phật vẫn muốn tiếp tục có mặt để tu hành hơn là vắng mặt để giải thoát." --- cứ nghĩ tới ... vậy là hết ha , ai mà hỏng ớn , cho nên mới nghĩ ra .. à , mình tái sanh để giúp bà con , tội nghiệp người ta . mới vừa rồi xem clip mấy con sư tử ăn tươi nuốt sống con nai , tụi nó cắn con nai lòi phèo rồi cứ thế mà nhập tiệc khi con nai vẫn đang ngoi ngóp ... tui nghĩ cảnh mình tái sanh thành con nai mà tui ớn chè đậu trở lại vụ con sâu con bướm vả Phật ở đâu để "độ" cho chúng sanh , các vị mà có hạnh nguyện tu hành trở thành một vị chánh đẳng giác hay ngoải hạnh nguyện giác ngộ giải thoát còn thêm nguyện cứu độ chúng sanh thì do những nguyện này mà các vị ấy sẽ không hoặc chậm đạt các quả vị giác ngộ , và trên con đường luân hồi sẽ có những hạnh nguyện khác nhau và tùy mức độ quan trọng vả sự khao khát mà nó sẽ là cái force hướng vị đó đi theo lối nào , như con sâu sẽ thành con bướm nhưng khi nào và ra sao thì còn tùy
2024-07-05, 06:30 AM
♦️ Câu hỏi: Thưa Thiền sư. Con đã quen thuộc với Thiền quán hơi thở. Hiện giờ con đang cố gắng học về Vipassana (Thiền Minh sát - Thiền tuệ). Xin Ngài cho con một số chỉ dẫn cơ bản về việc thực hành Vipassana ạ?
✅ Thiền sư Ottamathara: Cuộc sống của chư Tăng Ni và cuộc sống của con người trong xã hội hoàn toàn khác nhau. Tương tự như vậy, cuộc sống của một Thiền giả Vipassana thực sự và cuộc sống của những Thiền giả truyền thống cũng hoàn toàn khác nhau. Tất cả chúng ta đều cần phải bắt đầu hành Thiền theo phương pháp truyền thống. Có rất nhiều thiền sinh và hành giả tại Myanmar - một đất nước Phật giáo - nhưng hầu hết mọi người đều hành Thiền theo truyền thống. Thiền giả Vipassana đích thực thực sự không quá nhiều. Tôi đã dạy Thiền liên tục hơn 21 năm với tư cách là một tu sĩ. Và tôi vẫn luôn nỗ lực giải quyết vấn đề này (Thiền theo thói quen truyền thống & Thiền Minh sát) trong suốt quá trình giảng dạy của tôi. Thiền theo phương pháp truyền thống thì rất dễ hiểu. Tuy nhiên, cách thức này chỉ dành cho những người mới bắt đầu. Chỉ có những vị Thiền sư, bậc thầy tâm linh, hoặc Thiền sinh đích thực mới có thể hiểu được cốt tủy của hành Thiền. Chúng ta thường dính mắc với những câu hỏi như "thế nào", "cái gì", "ở đâu", "khi nào", "là ai". Vì dính mắc vào phương pháp, chúng ta đã bỏ lỡ cốt tủy của hành Thiền. Câu hỏi của bạn là làm thế nào để thực hành Vipassana - Thiền Minh sát? Câu trả lời thực sự chỉ là Chánh niệm và Xả ly trong từng giây phút hiện tại. Chúng ta nên cố gắng nhìn từ khía cạnh Nhân Quả hay Hành động - Phản ứng. Không có ai, không có gì, không có bản ngã, không có thời gian và không gian giới hạn. Tất cả chỉ là Nhân Quả hay Hành động - Phản ứng của Bản Chất Vô Thường Luôn Mới mà thôi. Nếu bạn Thiền theo truyền thống, bạn cần có việc gì đó để làm, một nơi để thực hành, một vị thầy để theo. Còn nếu thực sự thực hành Vipassana, bạn có thể tự do Chánh niệm về mọi thứ - thực hành ở bất kỳ nơi đâu - và theo học bất kỳ vị Thiền sư nào. Chúng ta có thể theo cả Thiền truyền thống và Thiền thực sự (Vipassana). Điểm quan trọng nhất là chỉ làm hoặc chỉ sử dụng mà thôi. Không bám chấp vào bất cứ loại thiền nào hay phương pháp kỹ thuật Thiền nào cả. Dạy Vipassana thực thụ thực sự rất khó - không chỉ về mặt giảng dạy mà còn về mặt thực hành. Thiền truyền thống rất dễ hiểu và dễ thực hành - có phương pháp cụ thể - nhưng cũng dễ dính mắc. Vipassana - Thiền thực sự - rất khó hiểu và khó thực hành, nhưng cũng khó tạo ra dính mắc hơn. Chúng ta cần cả hai loại Thiền. Bạn có thể bắt đầu với Thiền truyền thống. Nhưng chỉ vậy thôi là chưa đủ. Bạn phải tiếp tục hành Thiền thực sự, với Vipassana. Để hành Thiền thực sự, chúng ta cần xả ly khỏi sự hiểu biết của mình. Để hành Thiền thực sự, chúng ta cần chấp nhận những gì chúng ta không biết. Chúng ta dám thực hành những gì chúng ta không thể thực hành. Và đây, chính là xả ly khỏi sự hiểu biết của chúng ta. Chúng ta càng có thể xả ly khỏi bản thân hoặc sự hiểu biết của mình, chúng ta càng dễ dàng hành Thiền thực sự Nếu bạn ở nhà như một con người bình thường trong Xã hội, bạn sẽ làm những gì bạn thích, ăn những gì bạn muốn, mua những gì bạn thích. Bạn có thể tự do trong chọn lựa mọi thứ. Tuy nhiên, nếu bạn tham gia một khóa Thiền với tư cách là một Thiền sinh, bạn cần xả ly khỏi những gì bạn thích. Là một Thiền sinh, bạn cần ăn, ngủ và sử dụng những gì được cung cấp hạn chế tại khoá Thiền. Trong các khóa Thiền, bạn không được tự do làm theo ý muốn của mình, và phải tuân theo sự hướng dẫn của Thiền sư. Bằng cách này, bạn sẽ ngày càng thiện xảo hơn trong việc xả ly khỏi bản thân và ham muốn của mình. Nhưng mặt khác, bạn sẽ dễ dính mắc với phương pháp mình đang thực hành, nơi hành Thiền và vị thầy mình đang theo. Việc giảng dạy của tôi rất hữu ích để xả ly khỏi bất kỳ loại phương pháp Thiền, trung tâm Thiền hay Thiền sư nào. Bằng cách này, bạn có thể tự mình thực hành được, dù là đang ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ở bất cứ nơi đâu. Để trở thành một Thiền giả đích thực, chúng ta phải có khả năng hiểu được bản chất của phương pháp Thiền, trung tâm Thiền và Thiền sư. Ban đầu, chúng ta cần bắt đầu từ một đối tượng để Chánh niệm. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng ta cần phải sử dụng mọi đối tượng để Chánh niệm. Bản thân sự Chánh niệm của chúng ta trong giây phút hiện tại chính là đối tượng quan trọng nhất cần Chánh niệm. Ở bước này, không còn sự tách biệt giữa đối tượng Chánh niệm và sự Chánh niệm. Đối tượng Chánh niệm và sự Chánh niệm sẽ giống nhau, hòa làm một. Và khi đó, chúng ta không cần đối tượng Chánh niệm nào khác nữa. Sự Chánh niệm hiện tại của chúng ta sẽ là đối tượng của Chánh niệm. Bản thân sự Chánh niệm hiện tại chỉ là sử dụng mà thôi, không bám chấp và dính mắc trong Tâm. Thiền truyền thống sẽ bắt đầu từ ai đó hay cái gì đó. Thiền thực sự - Vipassana thực sự sẽ bắt đầu từ không ai cả và không gì cả. Bởi nó chính là Chánh niệm & xả ly trong từng phút giây hiện tại. - Thiền sư Ottamathara - |
« Next Oldest | Next Newest »
|