Tạp ghi
(2022-11-09, 01:33 AM)LeThanhPhong Wrote: Có đủ chỗ đậu xe không huynh?   2leluoi

bạn LTP,

đậu tràn lan nguyên khu phố luôn .... ở phía sau chùa thông ra khu dân cư nên chắc cũng ok

lâu lâu lạc ra chốn đông người , quả thật tui không thấy hứng thú nữa
Reply
(2022-11-09, 07:50 AM)abc Wrote: bạn LTP,

đậu tràn lan nguyên khu phố luôn .... ở phía sau chùa thông ra khu dân cư nên chắc cũng ok

lâu lâu lạc ra chốn đông người , quả thật tui không thấy hứng thú nữa

Khoảng tuần trước, LTP có nghe tin thầy Pháp Hòa thuyết pháp 4 ngày ở chùa Huyền Quang thuộc Royce City ở tiểu bang Texas để giúp chùa gây quỹ. 

Thời tiết vừa lạnh vừa mưa. Các Phật tử háo hức rủ nhau ở chùa luôn 4 ngày, nhưng vì đông quá nên một số phải ở lều lạnh lẽo ướt át, chịu không nổi. Nhiều vị rủ nhau về sau 1 hay 2 ngày thôi.  Tuy vậy, Phật tử xếp hàng cúng dường đông lắm.

Dạo này, LTP cũng ít hội họp nơi đông người.
Reply
BÙ TRỪ
Mình tu một đời nhưng chết vẫn bị đọa. Là vì sao? Đó là vì lúc mình tắt thở cái trái cũ cây cũ mình trồng trong vô lượng kiếp trước nó cho quả lúc đó. 

Trong kinh nói thế này: Trong một chuồng bò đóng kín cửa chuồng thì con ra trước không phải con mạnh nhất mà là con gần cửa nhất, đồng ý không? Một con to đùng, một con bò mộng to đùng nó đứng trong góc, nó bị một trăm con bò chặn đường làm cách nào nó ra được? Nó lấn cửa nào? Trong khi đó một con bò con nhỏ xíu ốm yếu mà nếu nó đứng bên cạnh cái cửa thì cửa mở ra là nó ra trước. Thì khi mình tắt thở, cái nghiệp nào trong đời trước mà nhằm ngay cái lúc đó nó trổ thì mình phải đi theo nó. Một đời làm thiền sư, một đời làm học giả, một đời làm cư sĩ tu tập trang nghiêm tinh tấn miên mật tới lúc mình đi thì mình phải đi theo cái nghiệp cũ. Nhưng nói như vậy không phải để cho bà con sợ. Nói như vậy không phải là tuyệt đối. Vì trong kinh có thêm chuyện nữa đó là: Trong đạo Phật không hề có luật bù trừ.

Có nghĩa là tui đi ăn cướp tui giết người xong rồi tui đi cất nhiều cái chùa là nó bù lại cái chuyện đó. Trong đạo Phật không có chuyện đó. Nhưng mà trong đạo Phật có cái chuyện này: Đó là cái nghiệp mạnh nó át trừ cái nghiệp yếu. Trong một thời điểm đó, cái nghiệp xấu nó cho quả xấu nhưng cái nghiệp thiện nó mạnh hơn, nó át cái nghiệp xấu đi, rồi cái nghiệp xấu được dời hoãn lại lúc khác, và dời hoãn hoài tới một lúc nó bị vô hiệu. Nhưng mà nghe vậy đừng có ham. Đó là với cái nghiệp ác nhưng nghiệp thiện cũng y chang vậy. Lẽ ra mình được cái phước nào đó nó trổ ngay hôm nay nhưng mà do mình sống gian ác quá nên cái ác nó đẩy cái ông thiện này qua cái mốc khác. Mà nếu cái ác mình nhiều quá thì nó đẩy riết một hồi cái ông thiện này đi tuốt luôn. Bà con tự xét một ngày coi mình làm và lãnh cái nào nhiều thì biết.

Trích bài giảng Khái quát về Tâm Pháp
Sư Toại Khanh giảng
Reply
Câu hỏi: 
Thưa thầy! Làm thế nào để phát triển được tính kiên nhẫn?

Thiền Sư U Tejaniya: 
Hãy quan sát tâm sân (dosa). Tâm sân mới chính là vấn đề. Thầy tôi luôn nói rằng tất cả mọi vấn đề trên thế gian này đều xuất phát từ tam độc: tham, sân, si. Hãy luôn để mắt đến chúng.

Quan sát các tâm bất thiện quan trọng hơn, vì khi bạn chế ngự được chúng, các tâm thiện sẽ tự động khởi lên. Chính vì vậy mà tôi đặt tên cho cuốn sách đầu tiên của tôi là "Đừng coi thường phiền não".

Trước kia tôi đã từng tham dự rất nhiều các khóa thiền tích cực để cố gắng phát triển các tâm thiện lên; nhưng con người tôi thực sự không thay đổi. Tôi vẫn không trở thành con người tốt hơn. Đó là vì tôi đã quên không nhìn các tâm bất thiện của mình. Tâm tôi chỉ có thể bắt đầu tốt dần lên khi tôi biết quan sát các tâm bất thiện, quan sát chúng một cách thật sự miên mật và kiên nhẫn đã giúp tôi hiểu rõ được bản chất của chúng.
Reply
FAITH & FACTS - Lòng tin & Sự thật


Bend your faith to fit the facts, not the facts to fit your faith.
Uốn nắn lòng tin cho vừa với sự thật, không uốn nắn sự thật cho vừa với lòng tin 

(Thiền sư Ajahn Brahm).
Reply
(2022-11-13, 09:23 AM)abc Wrote: Câu hỏi: 
Thưa thầy! Làm thế nào để phát triển được tính kiên nhẫn?

Thiền Sư U Tejaniya: 
Hãy quan sát tâm sân (dosa). Tâm sân mới chính là vấn đề. Thầy tôi luôn nói rằng tất cả mọi vấn đề trên thế gian này đều xuất phát từ tam độc: tham, sân, si. Hãy luôn để mắt đến chúng.

Quan sát các tâm bất thiện quan trọng hơn, vì khi bạn chế ngự được chúng, các tâm thiện sẽ tự động khởi lên. Chính vì vậy mà tôi đặt tên cho cuốn sách đầu tiên của tôi là "Đừng coi thường phiền não".

Trước kia tôi đã từng tham dự rất nhiều các khóa thiền tích cực để cố gắng phát triển các tâm thiện lên; nhưng con người tôi thực sự không thay đổi. Tôi vẫn không trở thành con người tốt hơn. Đó là vì tôi đã quên không nhìn các tâm bất thiện của mình. Tâm tôi chỉ có thể bắt đầu tốt dần lên khi tôi biết quan sát các tâm bất thiện, quan sát chúng một cách thật sự miên mật và kiên nhẫn đã giúp tôi hiểu rõ được bản chất của chúng.

Huynh abc,

Khi mới bắt đầu tu học, LTP tự cho mình tuyệt vời, rất giỏi. Ai tham sân si thì tham sân si, chứ LTP này là number one, thánh thiện vô cùng.

Bây giờ, nhìn lại mình, LTP mới thấy suốt ngày, mình chơi với lửa.

Themdoan
Reply
🐁CHUỘT NHÀ🐭CHUỘT PHỐ

>> Ai cũng cần cơm gạo áo tiền,... Nhưng coi chừng chúng ta lại chết ngay trên những thứ mà mình cần.

………
  Một ngày kia con chuột nhà nó gặp con chuột phố ngoài đường ốm tong ốm teo. Nó hỏi: “bộ mày không có gì ăn hay sao?”

  Con chuột phố kể: “Mày biết mỗi đêm tao đi ra phố, chuột phố nó đông như quân Nguyên, một thùng rác lúc nhúc làm sao mà giành nổi.“

  Chuột nhà thấy thương quá, nó kêu chuột phố về chia cho hủ mứt. Ông chủ nhà là người độc thân đi làm, ở nhà không có người, và nó dặn con chuột phố có ăn thì phải nhớ ăn làm sao mà hết đói rồi chui ra, chứ đừng ăn no quá không chui ra được.
  Chuột nhà đã dặn rồi mà con chuột phố đói quá, nó khoét lỗ hủ mứt ăn, bụng nó to phình chui ra không được.
  Chuyện đó tôi đã đọc từ rất lâu, nó lại là nội dung liên quan tới Phật Pháp. Có nghĩa là, chúng ta đi vào đời cơm ăn áo mặc, nếu không đi xuất gia thì chúng ta cũng cần mái ấm gia đình, trai lớn lấy vợ, gái lớn lấy chồng, chúng ta có con cũng cần có cái xe, cái nhà. Nhưng phải luôn luôn nhớ tâm niệm này:

 “Tôi sẽ không bao giờ làm con chuột đã khoét lỗ hủ mứt mà lại ăn no tới mức không thể chui ra.” 

  Có danh lợi, chìm sâu trong cơm gạo áo tiền nhưng nhớ đừng quên đường về chùa, mỗi đêm lạy Phật khấn câu này:

 “Con có đi về chợ đời phố xá nhân gian, con có hư đốn lêu lỏng cách mấy cũng mong sao đường về với Phật, về với chùa, về với thiền viện, bao giờ đối với con cũng thiệt là ngắn, thiệt là gần và đầy ánh sáng, không đến nổi mỏi chân. Mong cho tất cả những trở ngại đối với con đều là chân cứng đá mềm.”

 
  Nhiều Phật tử tôi gặp, có người quá khổ, thì tôi nhớ tới con chuột phố lúc nó chưa có mứt ăn, có người đại gia giàu có đeo vòng vàng đầy tay. Tôi nhìn họ tôi nghĩ: “Chết rồi! Con chuột này nó đâu có ra khỏi hũ mứt được!!”

  Cho nên bà con nào lạ thì tôi không dám giỡn, nhưng bà con nào mà thân mỗi lần gặp, tôi hỏi: “Lúc này chui cái lỗ còn ra được không?“ quí vị mà trả lời: “Con mập quá Sư ơi!“ thì thôi rồi! 
  Mình đi tu cũng vậy, bắt đầu có chùa, có đạo tràng, đệ tử, có tiếng tăm, có danh phận thì bắt đầu chui ra hũ mứt không lọt. Cái đó có thiệt!

  Tất cả chúng ta đều là những con chuột hè phố, thuở nào chúng ta ốm tong teo, bây giờ có cái này cái kia là chính chúng ta chết ngay ở trong thành tựu của mình, chết ngay trên con đường sống của mình. Cái đó rất mỉa mai. 
  Chết ngay trên con đường sống có nghĩa là sao?
  Ai cũng cần cơm gạo áo tiền, cần gia đình, cần tình cảm, cần tình yêu, vật chất, cần một chút gì đó vui vẻ trong tim trong óc. Nhưng coi chừng chúng ta lại chết ngay trên những thứ mà mình cần.



Trích bài giảng sư Toại Khanh
Reply
bạn LTP,

bạn hay đọc  English text, Sư GN hay nhắc bà Nina Van Gorkom , tui nghĩ bạn có hứng thú với cuốn sách này

https://www.budsas.org/ebud/nina-abhidha...bhi-01.htm
Reply
(2022-11-21, 10:32 AM)abc Wrote: bạn LTP,

bạn hay đọc  English text, Sư GN hay nhắc bà Nina Van Gorkom , tui nghĩ bạn có hứng thú với cuốn sách này

https://www.budsas.org/ebud/nina-abhidha...bhi-01.htm

Hồi xưa, có diễn đàn Phật giáo  mang tên dhammastudygroup@yahoogroups.com do nhóm đệ tử của bà Sujin Boriharnwanaket tổ chức.  Bà thường được gọi một cách kính trọng là Khun Sujin hoặc Ajahn Sujin.  Bà Nina là đệ tử của Khun Sujin .

Đạo tâm của họ rất cao .  Lâu lâu bà Nina Van Gorkom cũng post bài trong nhóm đó .  Họ cũng thường rủ nhau họp bên Thái .  Hiện giờ nhóm đó không còn hoạt động trong Yahoo nữa .  Huynh vào đây sẽ thấy một số posts của bà Nina:

https://www.dhammastudygroup.org/msg/034kd.txt

LTP sẽ ôn lại Vi Diệu Pháp và đọc kỹ sách của bà Nina .

Cheer
Reply
Bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cùng dòng status: "Cô ấy muốn được nhìn bình minh lần cuối..."

[Image: 315890325_1344621426271095_3072411638186...e=638A54A3]
Reply
(2022-11-28, 03:53 PM)abc Wrote: Bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cùng dòng status: "Cô ấy muốn được nhìn bình minh lần cuối..."

[Image: 315890325_1344621426271095_3072411638186...e=638A54A3]

Câu chuyện này xảy ra ở Trung Hoa lục địa.

Thật may mắn, ông cụ (không phải là "cô") bệnh nhân khoảng 80 - 89 tuổi lành bệnh Covid. Ông ngắm cảnh hoàng hôn, không phải là cảnh bình minh.  Để cảm ơn, ông kéo đàn violon tặng nhân viên đã săn sóc mình.

--ooOoo--

Recovering octogenarian COVID-19 patient plays violin to bid Shanghai medics farewell - People's Daily Online

http://en.people.cn/n3/2020/0402/c90000-9675353.html
Reply
(2022-11-28, 10:35 PM)LeThanhPhong Wrote: Câu chuyện này xảy ra ở Trung Hoa lục địa.

Thật may mắn, ông cụ (không phải là "cô") bệnh nhân khoảng 80 - 89 tuổi lành bệnh Covid. Ông ngắm cảnh hoàng hôn, không phải là cảnh bình minh.  Để cảm ơn, ông kéo đàn violon tặng nhân viên đã săn sóc mình.

--ooOoo--

Recovering octogenarian COVID-19 patient plays violin to bid Shanghai medics farewell - People's Daily Online

http://en.people.cn/n3/2020/0402/c90000-9675353.html

bạn LTP,

tam sao thất bổn là đây  Grinning-face-with-smiling-eyes4

vừa hồi sinh và vừa chuyển giới  Grinning-face-with-smiling-eyes4

btw, tới lúc sắp đi rồi mà còn luyến tuyến môt ánh bình minh , nói chi là những thứ khác
Reply
bức hình này chắc thời COvid ha anh abc?

Làm Mm nhớ có lần đi thăm bà giao Mỹ ở NH.
Bà ở nhà đên khi bệnh nặng mới chịu vào NH, lúc đó cũng cỡ 90 rồi.
Hôm đó đi thăm bà nói muốn ra nhìn trời , tụi này đẩy xe lăn ra chổ hành lang có tấm cửa kính lớn, trời ấm lắm, nhưng bà than lạnh rồi lại đẩy vào phòng. Chiều hôm đó bà mất... Crying-face4

Reply
Thực tế, có rất nhiều người đi qua cuộc đời mà không thực sự biết một cách chắc chắn và chính xác là mình muốn gì, họ chỉ đi qua cuộc đời một cách thật mơ hồ, vật vờ vô vị, một cách thật lơ đễnh và hú họa.
Nhưng người hành thiền thì không bao giờ như thế. Khi bạn muốn làm một điều gì đó, trước hết bạn phải nhìn lại cái tâm mình đã. Tại sao tôi muốn làm điều này? Có phải vì lợi lạc vật chất hay vì tôi muốn có quyền lực, địa vị hay để người khác phải coi trọng, đánh giá cao về mình? Tôi có muốn huênh hoang, sĩ diện không? Tôi có thể làm việc này trong một thời gian dài được không? Bạn hãy tự hỏi mình các câu hỏi đó và nếu bạn bắt được tâm mình, nó sẽ biết câu trả lời. Như vậy, cuối cùng bạn sẽ làm được những điều nên làm và không làm những điều không nên. Bạn sẽ làm những việc thực tế, khả thi và sẽ không cố làm những chuyện không thể nào xảy ra. Nếu bạn không biết được cái tâm của mình thì lòng tham muốn đạt được cái này cái kia sẽ làm mờ mắt bạn và bạn sẽ cố gắng một cách vô ích vì những điều viển vông, không thực tế, những điều không thể với tới được. Và khi không làm được thì nỗi thất vọng sẽ đến. Bạn sẽ thất vọng, chán chường và trầm uất. Đến lúc đó thì, hỡi ôi, bạn đã dốc cạn cả thời gian, tiền bạc và sức lực vào đó mất rồi.
Người biết hành thiền và biết theo dõi tâm của mình sẽ có thể đánh giá được tình hình, thời gian, nơi chốn và mọi dấu hiệu liên quan. Anh ta sẽ nhận ra được điều đó là khả thi hay không. Khi anh ta nỗ lực làm những việc khả thi đó một cách chăm chỉ, thì hầu như lúc nào nó cũng thành công tốt đẹp. Bởi vì hầu hết mọi công việc đều trôi chảy tốt đẹp, nên thời gian không hề bị lãng phí vô ích. Anh ta cũng không lãng phí sức lực mình một cách vô ích và cuộc sống sẽ mãn nguyện hơn nhiều. Nhờ vậy anh ta sẽ tiếp tục vươn tới những tầm cao mới và sẽ phấn đấu để đạt được những điều tốt đẹp hơn.
Một người hiểu được tâm của mình, hiểu được phần tâm linh của mình sẽ làm những gì là thích hợp, dù đó là những việc tầm thường của thế gian hay bất cứ công việc gì, anh ta sẽ không làm những việc không thích hợp với mình. Anh ta sẽ làm những việc thực tế, có khả năng làm được chứ không theo đuổi những công việc hão huyền, phi thực tế. Có nhiều việc không thể làm ngay tức khắc được. Nếu việc đó phải để làm sau, anh ta có thể chờ và chờ đợi trong sự bình yên, thanh thản. Những người hành thiền là những người kiên nhẫn, biết bảo tồn, gìn giữ (sức lực và nghị lực) và không dễ dàng từ bỏ. Đó là lý do tại sao họ chỉ làm những việc có ý nghĩa và với một cái nhìn dài hạn. Hầu hết những công việc đó đều trôi chảy và rồi thành công sẽ đến ngày một nhiều hơn.
Con người làm chủ những tiềm năng vĩ đại. Song tất cả những tiềm năng này lại thường bị chúng ta phung phí lung tung, vô mục đích; chúng ta hình như luôn luôn muốn hết cái này đến cái khác… chúng ta muốn làm quá nhiều thứ. Chúng ta làm một việc, nó thất bại; chúng ta lại làm một việc nữa và lại thất bại, dường như chúng ta không thể nào tiến lên được nữa. Mọi thứ đều không chắc chắn và có quá nhiều sự thay đổi. Hãy tập trung vào một thứ, định rõ một hướng đi và gắn chặt vào nó - bạn sẽ thấy cả một thế giới khác sẽ đến cùng với nó.
Thiền Sư: U Jokita
Reply
Làm Thế Nào Để Không Cảm Thấy Sợ Hãi Kkhi Đối Diện Với Cái Chết
Hỏi : Nếu một ngày nào đó chúng ta bị chết trong một tai nạn, chẳng hạn như rớt máy bay, liệu lúc đó tâm chúng ta có thể "rời khỏi thân" để chúng ta không có sự đau đớn nào về thể xác không? Làm thế nào? Do năng lực hành thiền liệu người ta có thể không cảm thấy sợ hãi vào lúc đó và được giải thoát không? Mức độ định nào được đòi hỏi phải có?
Đáp: Mức độ định cần phải có là định thuộc Biến Hóa Thần Thông (iddhividha abhiññā). Với năng lực ấy, hành giả có thể thoát khỏi hiểm nguy. Nhưng nếu hành giả có một bất thiện nghiệp đã chín mùi để sẵn sàng cho quả rồi thì không được. 
Hãy nhớ đến trường hợp của Tôn giả Mục Kiền Liên. Ngài rất thành thạo trong việc sử dụng thần thông. Thế nhưng, đúng cái ngày mà bất thiện nghiệp của Ngài đã chín mùi thì Ngài không thể nhập thiền được nữa. Đây không phải do phiền não hay triền cái ngăn ngại mà chỉ là do nghiệp bất thiện của Ngài đến lúc cho quả. Đó là lý do vì sao mà bọn thảo khấu có thể nghiền nát xương Ngài. Nghĩ rằng Ngài đã chết, bọn cướp bỏ đi. Và chỉ lúc đó, Ngài mới có thể nhập thiền trở lại, đồng thời phục hồi các thần thông của mình. Ngài quyết định (adhiṭṭhāna) rằng, thân này hãy nguyên vẹn trở lại, rồi đến thỉnh cầu đức Phật cho phép Ngài được nhập Niết-bàn. Sau đó, Ngài trở về ngôi chùa Kalasīla của Ngài và nhập Niết-bàn ở đó. Chúng ta thấy, trước tiên, nghiệp bất thiện của Ngài cho quả, rồi nó hết hiệu lực. Chỉ khi đó Ngài mới có thể phục hồi các thần thông của mình.
Như vậy, nếu hành giả không có nghiệp bất thiện sắp chín mùi, đồng thời có các năng lực thần thông thì có thể thoát khỏi tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, với định lực của thiền bình thường và thiền minh sát không đủ để cứu hành giả khỏi sự hiểm nguy như vậy. Thực sự chúng ta có thể đặt vấn đề rằng, vì sao người này lại gặp tai nạn này chắc chắn phải do nghiệp bất thiện của họ đã đến lúc cho quả vậy thôi.
Tâm không thể "rời khỏi" thân vì tâm sanh nương vào một trong sáu căn. Sáu căn này là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn và ý căn. Những căn này nằm trong thân chúng ta. Một tâm không thể khởi lên trong cõi nhân loại này mà không có căn. Đó là lý do vì sao nói tâm không thể rời khỏi thân.
Tuy nhiên, ở đây chúng tôi có thể đưa ra giả thiết là nếu hành giả có thiền thì vào lúc tai nạn xảy ra, hành giả cần phải nhanh chóng nhập thiền. Điều đó có nghĩa hành giả cần phải hoàn thiện khả năng làm chủ việc nhập thiền của mình. Nếu ngay lúc nguy hiểm hành giả nhập thiền được thì nghiệp thiện đó có thể cứu hành giả, tuy nhiên chúng ta không thể nói chắc. Còn nếu hành giả đang ở trong thiền vào lúc sát-na tử (xảy ra), hành giả có thể tái sanh vào một trong những cõi Phạm thiên.
Trường hợp hành giả thiện xảo trong minh sát (vipassanā), hành giả phải đang thực hành lúc xảy ra nguy hiểm, tức là phải quán tính chất vô thường, khổ và vô ngã của pháp hành (saṅkhāra dhamma). Nếu hành giả có thể thực hành minh sát một cách triệt để trước khi cái chết xảy ra, hành giả có thể đắc một trong các đạo quả và đạt đến cảnh giới vui sau khi chết. Còn nếu đắc A-la-hán Thánh quả, hành giả sẽ nhập Vô Dư Niết-bàn (parinibbāna). Tuy nhiên, nếu hành giả không có thần thông, chẳng có thiền, cũng không thể hành minh sát, hành giả vẫn có thể thoát nạn nhờ vào thiện nghiệp nâng đỡ. Tức là nếu hành giả có đủ thiện nghiệp bảo đảm thọ mạng lâu dài thì đó cũng có thể là một cơ hội để thoát khỏi hiểm nguy, giống như đức Bồ tát Mahàjanaka vậy. Ngài là người duy nhất sống sót trong một vụ đắm tàu. Sau khi bơi trong biển cả bảy ngày, bảy đêm, Ngài đã được một vị chư thiên cứu sống.
'Biết và Thấy'
Pa Auk Sayadaw
Reply