Tạp ghi
(2022-08-04, 10:03 AM)LeThanhPhong Wrote: Mi Tiên Vấn Ðáp (Milinda Panha) là một trong những cuốn sách gối đầu giường của LTP .

Cheer

bạn LTP,

MTVD dùng ngôn ngữ đời thường và cận đại , cộng thêm những hỏi đáp liên quan đến những gút mắc mà ai muốn học hỏi , tiếp cận , thực hành Phật pháp đều có, không ít thì nhiều
Reply
(2022-08-04, 10:32 AM)abc Wrote: bạn LTP,

MTVD dùng ngôn ngữ đời thường và cận đại , cộng thêm những hỏi đáp liên quan đến những gút mắc mà ai muốn học hỏi , tiếp cận , thực hành Phật pháp đều có, không ít thì nhiều

Những câu hỏi rất thông minh của vua Mi lan đà vô cùng sắc bén , nhưng Ngài Na Tiên, một vị Thánh Tăng, trả lời đầy đủ chi tiết, dư sức thuyết phục nhà vua đến nỗi sau này nhà vua đi tu và chứng đắc đạo quả.

Thái độ tôn kính hết tâm học hỏi của nhà vua thật đáng cho LTP bắt chước .

Sadhu ...
Reply
Thread "Hôm qua" trong:

VietBest. Miscellaneous. Phòng Tạm.

Post # 10 by abc:

(vào giây phút giữa sống và chết, thay vì hoảng sợ khiến Tâm "Tham Sống" điều khiển)

... theo  thuần triết lý thì chỉ
  1. khi ai đó sống trong hiện tại, nghĩa là ngay lúc đó, biết (a) cái mạng này tới đây là hết, và (b)  bình tĩnh đón nhận thì khả năng sanh thiên, lên thiên đàng, về với Chúa, hay tuỳ theo tín ngưỡng mà tiếp tục … nói chung là khá hơn 
  2. Nhưng để được bình tĩnh ngay lúc đó thì phải tập ngay từ bây giờ
Reply
GIỚI - ĐỊNH - TUỆ 
Không có Giới thì không có Định. 
Không có Định thì không có Tuệ.
Vị nào thành tựu được ba cái này thì được xem là hạng nhất trong Tam giới. Ở đây có người mù tịt mới vừa vô không biết Giới là gì, Định là gì thì thôi tôi giảng sơ chút xíu.
***Giới là sự trang nghiêm kiểm soát thân và khẩu không để mắc các lỗi. Miệng không nói gì hại mình hại người đời này đời sau. Thân không làm gì hại mình hại người đời này đời sau. Đó gọi là Giới.
***Định là khả năng tập trung tư tưởng đến cái mức mà không để cho 5 phiền não sau đây xuất hiện, đó là 5 triền cái: tham dục, sân hận, thụy miên, hôn trầm, trạo hối và hoài nghi. Định đến mức đó gọi là Định học. Tôi cố gắng tôi nói Phật pháp mà những vấn đề chuyên môn làm sao cho người chăn bò không biết chữ phải hiểu được, mà nếu các vị không hiểu được thì mình về chăn bò, ok!!!
Giới tức là kiểm soát cái miệng và cái thân. Còn Định là khả năng tập trung tư tưởng đến mức mà 5 phiền não tạm thời vắng mặt. Các vị hỏi tôi bao lâu, thì tôi nói “Tùy người. Người què làm sao đi nhanh bằng vận động viên thể thao được”. Thì khả năng định tâm mình đủ để vắng mặt 5 phiền não đó được gọi là Định.
***Tuệ là gì? Tuệ là khả năng mượn tập trung tư tưởng để mình sống chánh niệm. Tức là dùng Định để hỗ trợ Niệm.
Chánh niệm là nhớ rõ từng hoạt động của thân và tâm. 
Toàn bộ nội dung của Tuệ gồm có hai, là biết cái ‘what’ và biết cái ‘how’. Tuệ chính là tu tập Tứ niệm xứ. Nhưng tu bằng cái gì? Hồi nãy tôi đã nói rồi. Kiểm soát được thân, tâm là Giới. Trên nền tảng kiểm soát ấy ta mới có thể tập trung tư tưởng. Tập trung tư tưởng ở mức nào? -Ở mức làm cho 5 phiền não kia tạm thời vắng mặt.
Vậy Tuệ là vị này tu tập Tứ niệm xứ để biết rõ cái ‘how’ và cái ‘what’. 
Niệm là biết rõ cái ‘how’. How là thế nào, là tôi đang đi biết rõ tôi đang đi. Tôi đang ngồi biết rõ tôi đang ngồi. Đó là biết rõ cái ‘how’. Còn Tuệ là biết rõ cái ‘what’. Là biết mình đang đi và luôn luôn biết rõ rằng đây chỉ là ‘danh sắc’ làm việc với nhau, trong cái biết như vậy. 
Nhiều người thắc mắc hỏi rằng “Ủa vừa niệm làm sao vừa biết được?”- Yên tâm. Tôi ví dụ thế này: Các vị đang cầm dao thì biết rõ mình đang cầm dao. Nhưng nếu có người hỏi cái lưỡi dao đó bằng kim loại hay bằng giấy các vị biết không? Tôi hỏi “Các vị đang cầm dao có biết không, cẩn thận nghe, làm việc phải tập trung”. Thì các vị nói: Dạ, dạ biết, Sư đừng lo. Thì lúc đó, tuy đang tập trung cầm dao, đang tập trung xắt thức ăn nhưng nếu có người hỏi các vị vậy chớ lưỡi dao này bằng kim loại hay bằng giấy thì các vị biết chứ! Đó, bây giờ hiểu chưa?
Thì ở đây cũng vậy. Hành giả luôn luôn sống trong niệm, biết rõ mình đang làm gì, nhưng mà mình cũng sẵn sàng biết rõ rằng toàn bộ thân tâm này, buồn vui này đều là vô ngã, vô thường, không có gì là ‘tôi’ hay ‘của tôi’. Nhưng một lúc mình chỉ làm được một việc thôi: đang đi biết đang đi, đang ngồi biết đang ngồi. Chỉ niệm vậy thôi. Rồi đang bực mình biết đây là tâm sân. Đang tham thích biết đây là tâm tham
Trích bài giảng KTC -71 
***Sư Toại Khanh ***
Reply
Hữu
Hữu ở đây có nghĩa là cái nghiệp thiện ác. Dục hữu là nghiệp thiện ác mà đưa mình tái sanh trong các cõi dục. Thí dụ như bây giờ mình làm chuyện bất thiện thì mình sẽ sanh vào 4 cõi đọa, mà 4 cõi đọa đó nó lại cũng là trong dục giới. Còn không nữa, mình tu tập thập thiện thì mình cũng quẩn quanh trong các cõi nhân thiên của dục giới. Thì dầu việc tội lỗi hay việc lành trong thập thiện thì tất cả đều được kể chung là dục hữu. Có nghĩa là cái điều kiện nghiệp báo để mà quay lại sống trong cõi dục giới thì gọi là dục hữu.
Cái đặc điểm của cõi dục là gì? Là sanh ra, chết đi và buồn vui gắn liền với 5 trần vật chất: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm. Tức là sắc, thinh, khí, vị, xúc. Cái đặc điểm của cõi dục là vậy. Dầu thiện hay ác, lúc nào cũng y cứ trên 5 căn vật chất. Đó gọi là dục hữu.
Còn cái Sắc hữu ở đây có nghĩa là có những người họ chán ngán 5 dục, cho nên họ mới tu tập các tầng thiền sắc giới để chết rồi sanh về các cõi thấp nhứt là sơ thiền, và tối đa là ngũ thiền sắc giới. Về trên đó sống hết tuổi thọ rồi thì trở về với chỗ thấp nhất ở cõi dục. Tức là đa phần, phần lớn là tu thiền đắc thiền, sanh về phạm thiên, xong đi lòng vòng cuối cùng cũng trở về cõi thấp nhất thôi.
Bởi vì sao? Vì 2 lý do:
1. Cái căn cơ, khuynh hướng tâm lý chúng ta thiện ít hơn ác.
2. Môi trường, điều kiện, hoàn cảnh để chúng ta sống thiện nó ít, nó khó hơn môi trường mà mình sống ác. Ra đường nhắm mắt quơ tay là mình đụng toàn người bất thiện nhiều hơn người thiện. Người thiện mình phải đốt đuốc đi tìm chứ còn người bất thiện thì nhắm mắt rờ là dính.
Cho nên, cái khuynh hướng tâm lý bản thân mình nhiều đời nó đã như vậy. Có một kiếp nào đó mình lắp được một tí thôi, nhờ một điều kiện đặc biệt nào đó mình tu thiền. Mình đắc thiền rồi sanh về các cõi phạm thiên. Nhưng hết tuổi thọ rồi trở về cõi người trở lại thì chúng ta tiếp tục lăn trôi, lặn hụp ở trong bất thiện. Cho nên sắc hữu đây là vậy. Cái tâm thiện sắc giới nó đưa mình về các cõi phạm thiên ngũ uẩn.
Còn cái vô sắc hữu ở đây là chỉ cho cái nghiệp vô sắc. Có nghĩa là có những người họ đắc được thiền sắc giới rồi họ chán, họ muốn lìa bỏ 5 trần vật chất cho nên họ mới lên trên cõi sắc. Lên cõi sắc rồi họ mới chán luôn cả bất cứ một dây dưa nào liên hệ đến sắc pháp, kể cả đó là đề mục sắc pháp họ cũng hỏng thích nữa. Cho nên họ tiếp tục hướng đến một cảnh giới hiện hữu mà ở đó không còn hình danh sắc tướng mà chỉ còn tâm linh tinh thần thôi. Thì cái này mình học cho biết vậy thôi, chớ còn nó cũng gần như hỏng mắc mớ gì chúng ta. Cái đó là chuyện cao hơn chuyện trên mây nữa.

STK
Reply
Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma)
Bộ tạng Vi Diệu Pháp này, gồm 8 quyển, chia làm 7 tập.
7 tập Vi Diệu Pháp gồm:
1. Pháp Tụ (Dhammasaṅgaṇī) : bộ này bao gồm sự phân loại Tâm, Tâm Sở và Sắc Pháp.
2. Phân Tích (Vibhaṅga): bộ này phân tích kỹ hơn và chi tiết những đề tài được dạy trong bộ Pháp Tụ (quyển 1).
3. Giới Luận (Dhātukathā), cũng gọi là bộ Chất Ngữ: bình luận về các pháp được dạy trong bộ thứ 1 (bộ Pháp Tụ).
4. Nhân Thi Thiết (Puggala-paññatti), cũng gọi là bộ Nhân Chế Định: các loài chúng sanh được đề cập và phân loại trong bộ này.
5. Luận Điểm (Kathāvatthu), cũng gọi là bộ Ngữ Tông: trình bày những tranh luận, quan điểm khác nhau đương thời đã đề cập đến và kiểm định dưới dạng tranh luận.
6. Đối Luận (Yamaka), cũng gọi là bộ Song Đối: bộ này gồm những câu hỏi và trả lời theo cặp.
7. Pháp Thú (Paṭṭhāna), cũng gọi là bộ Vị Trí: gồm 24 phạm trù của những quan hệ duyên khởi được trình bày ở đây. Đây là bộ lớn nhất, sâu sắc và tuyệt diệu nhất của tạng Abhidhamma.
Reply
KHI NÀO THÌ CÓ MỘT NGHIỆP SÁT SANH?


Có năm điều làm cho một việc sát sanh được thành tựu là:
(1) Chúng sanh đang có sự sống.
(2) Biết chúng sanh đang có sự sống. 
(3) Có tác ý muốn làm ngưng sự sống của một chúng sanh.
(4) Cố quyết đoạt mạng sống của một chúng sanh.
(5) Mạng sống của chúng sanh bị đoạn lìa

Nói sát sanh là nghiệp về Thân nhưng bên trong đã có Ý nghiệp.

Nếu có tác ý muốn sát sanh, nhưng không hành động sát sanh, thì tạo Y nghiệp. Đó là ác nghiệp về Ý, và sẽ đón nhận quả khổ đau, là tâm bắt an, lo lắng, tán loạn, chao động không an trú. Cũng nên ghi nhớ rằng, có ý vui theo, hay tán thành một việc sát sanh là đồng tạo một Ý ác nghiệp.

Nếu không có tác ý sát sanh nhưng thiếu tỉnh giác và chánh niệm, đã làm thương tổn đến chúng sanh, tạo Nghiệp Bất Thiện về Thân. Do đó có quả không an vui về Thân. 

Cần nên ghi nhớ rằng nhìn thấy và có hành động vui theo, hay lời nói tán thành việc sát sanh là đồng tạo Thân ác nghiệp.
Sát sanh là do bởi tâm sân hận (Ý bất thiện) mà tạo thành. Thực hành rải tâm từ để đối trị tâm sân hận. 

SưSánNhiên
Reply
có những vấn đề lắc léo được giải đáp trong video 

https://www.youtube.com/watch?v=iK-SJ7Sbqdc
Reply
(2022-09-11, 08:12 PM)abc Wrote: có những vấn đề lắc léo được giải đáp trong video 

https://www.youtube.com/watch?v=iK-SJ7Sbqdc

Sư trả lời hay thật . 

Sadhu ... Sadhu ... Sadhu ...

Thanks-sign-smiley-emoticon
Reply
Hỏi: "Làm thế nào một người sống đúng pháp thực sự có thể đương đầu với thế gian phi pháp (adhamma) này?"
TS. Goenka trả lời: "Đừng cố gắng thay đổi thế gian phi pháp. Hãy cố gắng thay đổi cái phi pháp trong chính bạn, cái cách mà bạn đang phản ứng và tự làm cho mình đau khổ ấy.
Như tôi đã nói, khi ai đó mắng chửi bạn, hãy hiểu rằng con người này đang đau khổ. Đó là vấn đề của người ấy.
Tại sao lại làm cho nó thành vấn đề của bạn? Tại sao lại sinh ra nóng giận để trở nên đau khổ? Làm như thế có nghĩa là bạn không phải là chủ nhân của chính bạn, mà bạn là nô lệ của người đó. Bất cứ khi nào người đó muốn, y có thể làm cho bạn đau khổ. Bạn là nô lệ của người khác, của người đau khổ ấy. 
Bạn đã không hiểu Pháp. Hãy là chủ nhân của chính bạn và bạn có thể sống một cuộc sống đúng Pháp dù quanh bạn là những tình huống phi pháp.

Goenka
Reply
Huynh abc,

LTP còn lấn cấn nhiều về thí dụ muối pha trong ly nước và muối pha trong thùng nước lớn, nên có thắc mắc sau đây.

Thread Linh Tinh, post 1440, p 96:

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15584&pid=448865#pid448865

Một trong 5 giới Phật tử tuân theo là "không nói dối". Nói dối để cứu người vẫn là nói dối.

Có nghiệp là có quả. Nghiệp tốt không thế xóa nghiệp xấu. Như vậy, Phật tử có nên nói dối để cứu người không?

1/ nghiệp bất thiện: nói dối.
2/ nghiệp thiện: cứu người.

(LTP sẽ nói dối để cứu người, hay cứu bất cứ chúng sinh nào vì lương tâm cảm thấy an vui hơn là nếu làm ngược lại.)

Huynh nghĩ sao?

Thanks-sign-smiley-emoticon
Reply
(2022-09-15, 07:46 AM)LeThanhPhong Wrote: Huynh abc,

LTP còn lấn cấn nhiều về thí dụ muối pha trong ly nước và muối pha trong thùng nước lớn, nên có thắc mắc sau đây.

Thread Linh Tinh, post 1440, p 96:

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15584&pid=448865#pid448865

Một trong 5 giới Phật tử tuân theo là "không nói dối". Nói dối để cứu người vẫn là nói dối.

Có nghiệp là có quả. Nghiệp tốt không thế xóa nghiệp xấu. Như vậy, Phật tử có nên nói dối để cứu người không?

1/ nghiệp bất thiện: nói dối.
2/ nghiệp thiện: cứu người.

(LTP sẽ nói dối để cứu người, hay cứu bất cứ chúng sinh nào vì lương tâm cảm thấy an vui hơn là nếu làm ngược lại.)

Huynh nghĩ sao?

Thanks-sign-smiley-emoticon

bạn LTP,

có nhiều góc cạnh để nhìn về vấn đề này


thế nào là tà ngữ ; thế nào là nói dối ; thế nào là phạm giới nói dối ; thế nào là nghiệp , thiện và bất thiện ; tác ý nào dẫn đến hành động nói dối 

tà ngữ bao gồm nói dối , nói đâm thọc , nói lời ác, khó nghe , nói lời dèm pha, vu khống , nói lời khoe khoang ,nói lời phù phiếm ....


nói dối là nói lời không thật , không nói có , có nói không , im lặng để phủ nhận hay đồng tình một việc gì đó cũng là nói dối (mình phạm lỗi , có ai hỏi ai phạm lỗi thì thú nhận đi ... mình không giơ lên trong trường hợp này cũng là nói dối)

giới nói dối  (cũng như 4 giới kia trong ngũ giới) có nhiều chi phần , khi các chi phần hội đu thì gọi là phạm vào giới nói dối ... các chi phần là 
1/điều không thật 2/có tác ý tâm tư lừa dối 3/có cố gắng lừa dối 4/người nghe tin theo 

giờ trở về câu chuyện anh lính thấy người vô tội mà nói dối là không có ai , vì (theo anh ấy) nếu nói ra thì những người này thế nào cũng chết

anh ấy có nói dối không ?  dĩ nhiên là có

anh ấy có pham giới nói dối không? cái này thì phải xem anh ấy có phạm đủ 4 chi hay không ? anh ấy nói dối , nói điều không thật - yes ... anh ấy có tác ý tâm tư lừa dối không ? nhìn bề ngoài thì có , nhưng xét theo a tỳ đàm thì chưa chắc .... anh ấy có cố gắng lùa dối không? cái này thì tuỳ bạn đọc đánh giá , nhưng theo a tỳ đàm thì cũng chưa chắc ..... chỉ huy của ảnh có tin theo không ? đa phần là có , nhưng đâu có chắc , lỡ anh chỉ huy biết tỏng là trên gác xép lủ khủ người mà lính của mình lại nói không , và ảnh là người tốt nên ...

giờ nói về nghiệp , một hành động có chủ đích gọi là nghiệp , vậy chủ đích của lời nói dối ấy là gì ? --- đọc tới đây bạn LTP chắc thở ra nhẹ nhõm (không ít thì nhiều , tui nghĩ vậy)  .... tuy nhiên , tại sao chúng ta không nên nói dối .... STK hay nói .... sợ nhất là cái lối mòn .... ăn cắp quen tay , ngủ ngày quen mắt là đây ... hành động nói dối của anh lính là theo bản năng hay anh ấy có suy đi nghĩ lại đắn đo ? anh ấy hành động theo bản năng là chính , khi đó anh ấy không có thời gian suy nghĩ xem mình có nói dối không ? có nên nói dối không ... mà cái tâm từ nó trổi lên thúc đẩy anh hành động , và hành động này trực tiếp hay gián tiếp ngăn chặn những việc bất thiện rất có thể sẽ xảy ra .... hơn nữa hành động này xuất phát từ tâm vô tham ,vô sân lại thêm ly tà , vô trợ nữa thì tui nghĩ là một nghiệp thiện và nó lấn lướt cái giới nối dối mà anh ấy vừa làm dơ (không hoàn toàn phạm)

còn một khía cạnh khác nếu nhìn bao quát thay vì đặt tâm điểm vào anh lính hay người chỉ huy , hay nhóm người trên căn gác ... thì khi đó cái ngã  không còn , chỉ còn pháp vận hành , và tác ý cho hành động của anh lính cộng vào các nghiệp và duyên trong thời điểm đó vẽ ra một bức tranh mà khó ai có thể biết chính xác chỉ trừ những bậc giác ngộ , cái này gọi là không thể nghĩ bàn
Reply
(2022-09-01, 08:27 AM)abc Wrote: KHI NÀO THÌ CÓ MỘT NGHIỆP SÁT SANH?


Có năm điều làm cho một việc sát sanh được thành tựu là:
(1) Chúng sanh đang có sự sống.
(2) Biết chúng sanh đang có sự sống. 
(3) Có tác ý muốn làm ngưng sự sống của một chúng sanh.
(4) Cố quyết đoạt mạng sống của một chúng sanh.
(5) Mạng sống của chúng sanh bị đoạn lìa

Nói sát sanh là nghiệp về Thân nhưng bên trong đã có Ý nghiệp.

Nếu có tác ý muốn sát sanh, nhưng không hành động sát sanh, thì tạo Y nghiệp. Đó là ác nghiệp về Ý, và sẽ đón nhận quả khổ đau, là tâm bắt an, lo lắng, tán loạn, chao động không an trú. Cũng nên ghi nhớ rằng, có ý vui theo, hay tán thành một việc sát sanh là đồng tạo một Ý ác nghiệp.

Nếu không có tác ý sát sanh nhưng thiếu tỉnh giác và chánh niệm, đã làm thương tổn đến chúng sanh, tạo Nghiệp Bất Thiện về Thân. Do đó có quả không an vui về Thân. 

Cần nên ghi nhớ rằng nhìn thấy và có hành động vui theo, hay lời nói tán thành việc sát sanh là đồng tạo Thân ác nghiệp.
Sát sanh là do bởi tâm sân hận (Ý bất thiện) mà tạo thành. Thực hành rải tâm từ để đối trị tâm sân hận. 

SưSánNhiên

Đọc xong cái post này, nhất là điều 4, mình thấy mình đã gây nghiệp, nhưng đó chỉ là vạn bất đắc dĩ nên mình phải làm như vậy, mong là cái nghiệp mà mình đã tác sẽ được nhẹ bớt! 🙏🏻🙏🏻
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
(2022-09-15, 09:10 AM)abc Wrote: bạn LTP,

có nhiều góc cạnh để nhìn về vấn đề này


thế nào là tà ngữ ; thế nào là nói dối ; thế nào là phạm giới nói dối ; thế nào là nghiệp , thiện và bất thiện ; tác ý nào dẫn đến hành động nói dối 

tà ngữ bao gồm nói dối , nói đâm thọc , nói lời ác, khó nghe , nói lời dèm pha, vu khống , nói lời khoe khoang ,nói lời phù phiếm ....


nói dối là nói lời không thật , không nói có , có nói không , im lặng để phủ nhận hay đồng tình một việc gì đó cũng là nói dối (mình phạm lỗi , có ai hỏi ai phạm lỗi thì thú nhận đi ... mình không giơ lên trong trường hợp này cũng là nói dối)

giới nói dối  (cũng như 4 giới kia trong ngũ giới) có nhiều chi phần , khi các chi phần hội đu thì gọi là phạm vào giới nói dối ... các chi phần là 
1/điều không thật 2/có tác ý tâm tư lừa dối 3/có cố gắng lừa dối 4/người nghe tin theo 

giờ trở về câu chuyện anh lính thấy người vô tội mà nói dối là không có ai , vì (theo anh ấy) nếu nói ra thì những người này thế nào cũng chết

anh ấy có nói dối không ?  dĩ nhiên là có

anh ấy có pham giới nói dối không? cái này thì phải xem anh ấy có phạm đủ 4 chi hay không ? anh ấy nói dối , nói điều không thật - yes ... anh ấy có tác ý tâm tư lừa dối không ? nhìn bề ngoài thì có , nhưng xét theo a tỳ đàm thì chưa chắc .... anh ấy có cố gắng lùa dối không? cái này thì tuỳ bạn đọc đánh giá , nhưng theo a tỳ đàm thì cũng chưa chắc ..... chỉ huy của ảnh có tin theo không ? đa phần là có , nhưng đâu có chắc , lỡ anh chỉ huy biết tỏng là trên gác xép lủ khủ người mà lính của mình lại nói không , và ảnh là người tốt nên ...

giờ nói về nghiệp , một hành động có chủ đích gọi là nghiệp , vậy chủ đích của lời nói dối ấy là gì ? --- đọc tới đây bạn LTP chắc thở ra nhẹ nhõm (không ít thì nhiều , tui nghĩ vậy)  .... tuy nhiên , tại sao chúng ta không nên nói dối .... STK hay nói .... sợ nhất là cái lối mòn .... ăn cắp quen tay , ngủ ngày quen mắt là đây ... hành động nói dối của anh lính là theo bản năng hay anh ấy có suy đi nghĩ lại đắn đo ? anh ấy hành động theo bản năng là chính , khi đó anh ấy không có thời gian suy nghĩ xem mình có nói dối không ? có nên nói dối không ... mà cái tâm từ nó trổi lên thúc đẩy anh hành động , và hành động này trực tiếp hay gián tiếp ngăn chặn những việc bất thiện rất có thể sẽ xảy ra .... hơn nữa hành động này xuất phát từ tâm vô tham ,vô sân lại thêm ly tà , vô trợ nữa thì tui nghĩ là một nghiệp thiện và nó lấn lướt cái giới nối dối mà anh ấy vừa làm dơ (không hoàn toàn phạm)

còn một khía cạnh khác nếu nhìn bao quát thay vì đặt tâm điểm vào anh lính hay người chỉ huy , hay nhóm người trên căn gác ... thì khi đó cái ngã  không còn , chỉ còn pháp vận hành , và tác ý cho hành động của anh lính cộng vào các nghiệp và duyên trong thời điểm đó vẽ ra một bức tranh mà khó ai có thể biết chính xác chỉ trừ những bậc giác ngộ , cái này gọi là không thể nghĩ bàn

Sadhu ... Sadhu ... Sadhu ...

Huynh abc trả lời cặn kẽ, với cái nhìn toàn diện qua nhiều góc cạnh khác nhau.     Thanks-sign-smiley-emoticon

LTP tâm đắc với hai đoạn chót, nhất là phần được bôi đậm. 

Như vậy, 

1/ Hành động "nói dối" cứu người của anh lính là một hành vi thiện lành vì đặt tâm từ lên hàng đầu: vô tham, vô sân, ly tà, vô trợ.

2/ Hơn nữa, vào thời điểm đó, trong môi trường và hoàn cảnh đó, CỘNG NGHIỆP LÀNH của những người đang ẩn trốn cho QUẢ LÀNH đã thúc đẩy tâm từ của người lính xuất hiện (hoặc đã xui khiến để người lính luôn sẵn có từ tâm hiện diện vào lúc đó) giúp họ thoát hiểm:

Vạn pháp vô ngã.
Tất cả là do pháp vận hành.  Không có ai trong đó.

LTP xin mượn 4 câu kệ của bà Từ Hy thái hậu:

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp.
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì.
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa.

Nghĩa là:

Pháp vi diệu rất sâu vô lượng.
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu.
Nay con nghe được xin trì tụng.
Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

https://thuvienhoasen.org/a34476/bon-cau-ke-xuat-than

Tulip4
Reply
Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada), Đức Phật dạy rằng: “Đừng làm điều ác; hãy làm điều thiện.” Nếu chúng ta muốn tránh làm điều ác, chúng ta cần phải biết cái gì là điều ác, cái gì là bất thiện. Đôi lúc, chúng ta có thể cho rằng cái gì đó là thiện, trong khi thật sự điều đó lại là bất thiện. Hay đôi khi chúng ta có thể nghĩ cái gì đó là bất thiện, trong khi nó lại là thiện. Chúng ta cần phải hiểu cái nào là ác và cái nào là thiện. Thắng Pháp (Abhidhamma) giúp chúng ta hiểu điều này. Thắng Pháp (Abhidhamma) dạy chúng ta rằng bất cứ cái gì kết hợp với tham, sân và si là ác, là bất thiện. Và bất cứ cái gì kết hợp với những cái đối lập với ba trạng thái bất thiện trên là  thiện. Những cái đối lập với ba trạng thái bất thiện trên là vô tham, vô sân (có nghĩa là lòng từ) và vô si (hay là trí tuệ, sự hiểu biết). Nếu không biết Thắng Pháp (Abhidhamma), các bạn có thể lầm lạc khi phân biệt cái gì là ác và cái gì là thiện.


U Sīlānanda
Reply