Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
"Nếu mình có pháp danh...sẽ nghe được kinh mà tụ về Chùa chiền"
pháp danh
pháp danh chỉ là cái tên dùng trong Phật pháp , nó từa tựa như ghi danh tham gia hội đoàn , câu lạc bộ ... ghi danh mà không tham gia , sinh hoạt thì cũng như không
được nghe kinh:
được nghe kinh là điều tốt trong hầu hết trường hợp . Nghe kinh mà hiểu nghĩa kinh và từ đó nói "y như kinh" và làm theo kinh thì đó mới đủ nghĩa . Khi gần chết thì đa số phàm phu , ai cũng bấn loạn .... tụng kinh rần rần mà nghe hỏng hiểu gì hết đôi khi làm người sắp chết bực thêm, khóc lóc um xùm làm người ta bịn rịn ....
tụ về chùa chiền:
tụ về để làm gì , nếu tin là có kiếp sau , có tái sanh , luân hồi , nghiệp báo thì nên mong sau khi tái sanh có duyên mà gặp được chánh pháp , nên đi cho lẹ . còn nếu ý tụ về chùa chiền là gặp chánh pháp thì đúng
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
"Ăn gì cũng thấy ngon miệng có thể nói là chuyện tốt, nhưng gặp gì cũng ăn thì là chuyện xấu."
nói cũng vậy
ăn và nói còn ngưng được , cái ý khó gấp nhiều lần hơn
mọi chuyện cũng từ thân khẩu ý mà ra
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
Một hành khách hỏi lão hòa thượng: “Trước khi đắc đạo, ngài làm gì?”
Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, thổi cơm.”
Hành khách hỏi: “Sau khi đắc đạo thì sao?”
Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, thổi cơm.”
Hành khách lại hỏi: “Thế nào là đắc đạo?”
Lão hòa thượng:“Trước khi đắc đạo, lúc đốn củi nhớ việc gánh nước, lúc gánh nước nhớ việc nấu cơm; sau khi đắc đạo, đốn củi tức là đốn củi, gánh nước tức là gánh nước, nấu cơm tức là nấu cơm.”
Đại đạo rất đơn giản, tâm bình tĩnh là đạo
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
Cầu Siêu
"Tôi không tin chuyện cầu siêu, người nào siêu thì khi sống đã siêu rồi.
Giống như vé máy bay vậy, phải mua trước. Cái chết là chỉ ra phi trường thôi, còn hấp hối là đi qua cửa check in thôi, khi ngáp ngáp thì đã boarding rồi cầu nguyện gì nữa. Tu Tứ Niệm Xứ là đã mua vé rồi, mua vé về Paris, Rome, London, Venice, còn nếu không tu thì xem như mình mua vé về Iraq, của hãng Malaysia Airlines, chuyến MH17.
Có những chuyến bay honeymoon dành cho những cặp đi hưởng tuần trăng mật, nhưng cũng có những chuyến bay mà người ngồi trên đó không muốn đáp xuống, đó là chuyến bay dẫn độ. Hoặc là sự trở về nhà của một người đàn ông thất bại trong gia đạo hoặc của người đàn bà không hạnh phúc trong tình yêu, tất cả những chuyến bay đó là những chuyến bay buồn, phải quay về với mái nhà đáng chán với con người đáng sợ.
Cuộc luân hồi cũng vậy, có những cái chết là sự tìm về nơi chốn tuyệt vời nhưng có những cái chết là tìm về những nơi chốn đáng sợ.
Tu Tứ Niệm Xứ là để mua cái vé cho thật ngon lành, chỉ vậy thôi."
SGN
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 4,794
Threads: 95
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
152
(2019-05-21, 03:37 PM)caothang Wrote: Một hành khách hỏi lão hòa thượng: “Trước khi đắc đạo, ngài làm gì?”
Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, thổi cơm.”
Hành khách hỏi: “Sau khi đắc đạo thì sao?”
Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, thổi cơm.”
Hành khách lại hỏi: “Thế nào là đắc đạo?”
Lão hòa thượng:“Trước khi đắc đạo, lúc đốn củi nhớ việc gánh nước, lúc gánh nước nhớ việc nấu cơm; sau khi đắc đạo, đốn củi tức là đốn củi, gánh nước tức là gánh nước, nấu cơm tức là nấu cơm.”
Đại đạo rất đơn giản, tâm bình tĩnh là đạo
Anh CT,
bài này lúc trước bé 3 đọc không hiểu, nhưng mới nghe mấy bài pháp của thay Thích Pháp Hoa
giờ hiểu chút chút..
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
(2019-05-22, 12:55 PM)Be 3 Wrote: Anh CT,
bài này lúc trước bé 3 đọc không hiểu, nhưng mới nghe mấy bài pháp của thay Thích Pháp Hoa
giờ hiểu chút chút..
bạn Be3 ,
tui nghĩ bạn hiểu nhiều hơn những gì bạn nói , và đôi khi bạn wonder có nhiều thứ make sense mà nó khác với những gì mình tin từ xưa giờ
:full-moon-with-face4:
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
"Không học Phật pháp thì không biết đường nào để giải thoát, nhưng cái thấy trong lúc chứng ngộ – tuyệt nhiên không giống với những gì ta đã học.
Tấm bản đồ không phải con đường, càng không phải chỗ mình muốn đến.
Nhưng bỏ mất nó thì có mà chết, mà ôm cứng lấy nó cũng chết.
Muốn tu học ngon lành, hãy hỏi mấy em hướng đạo sinh cách dùng bản đồ."
hễ còn xem bản đồ là còn có khả năng lạc đường nhưng vẫn còn hơn nhiều người lần theo bản đồ mà tưởng mình gần tới đích , cái nầy mới chết , lo dò bản đồ , không bước được bước nào
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 179
Threads: 2
Likes Received: 4 in 4 posts
Likes Given: 6
Joined: Jan 2018
Reputation:
5
(2019-05-16, 01:12 PM)caothang Wrote: bạn SB,
tui nghĩ thầy nói vậy cũng đúng cho người được thầy nói cho nghe .
tuỳ theo mình tin gì và nghĩ rằng làm sao cho được lợi ích thì mình làm, theo cái tâm lý này mà thầy nói
có nhiều thứ cần phải làm rõ mới đưa tới cái "nghĩ sao" ở trên . Tùy theo mỗi người mà nghĩ sao , và làm sao
nếu là tui , tui chỉ mong (và đang thực tập) ngay trước khi chết được bình tỉnh , những gì còn lại thì không quan trọng
Trong cái thấy chỉ có cái thấy!
Trong cái thấy mà thấy cái chết thì ai bình tỉnh cho được??????
Thấy chết như là thấy ác mộng! Cho dù ác mộng chỉ là mộng không có thật!
Nhưng xưa nay có ai thấy ác mộng mà bình tỉnh được chưa???
Trong cái thấy mà nói bình tỉnh thì Tâm không thể bình tỉnh!
Trong cái thấy mà bình tỉnh thì Tâm được bình tỉnh.
Thấy chết mà bình tỉnh như không thì Tâm được bình tỉnh!
Thấy chết mà nói ra tức là Tâm bị động không được bình tỉnh.
Nói nhiều vô ích.
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
HỮU THỨC VÀ VÔ THỨC
Vô thức là unconsciousness và tiềm thức là subcnonsciousness. Trong Vi Diệu Pháp từ Bhavanga (hữu phần) và trong Duy Thức học từ Alaya (a-lại-da) có thể xem là tương đương với tiềm thức trong phân tâm học (psycho-analysis) hay tâm lý học (psychology) phương Tây. Tiềm thức hoạt động một cách vô thức so với những hoạt động hữu thức. Khi một người hành động một cách không ý thức cũng được xem là bị điều khiển bởi những khuynh hướng xung động vô thức xuất phát từ tiềm thức. Trong Phật giáo những khuynh hướng vô thức này được gọi là tập khí hay pháp ngủ ngầm (anusaya) trong bhavanga.
***
Vô thức cũng có chức năng ngấm ngầm xử lý tiếp những tình huống mà hữu thức chưa xử lý xong. Do đó lắm khi vô thức xử lý chính xác và tài tình hơn hữu thức nhiều. Điều này chứng tỏ rằng tánh biết có khả năng hoạt động cả trong lãnh vực hữu thức lẫn vô thức.
Giấc mơ thường thực hiện những ý tưởng mà ban ngày không thực hiện được, điều này giúp giải tỏa những căng thẳng do áp lực của những ý tưởng bức xúc ban ngày. Sự thực hiện của những giấc mơ loại này thường là hư cấu.
***
Những bất an chính là những xung động vô thức. Có khá nhiều tập khí được đưa vào bhavanga trong tình trạng thiếu tỉnh thức nên khi nó khởi lên dưới hình thức những khuynh hướng xung động thì mình không biết được nguyên cớ từ đâu. Nếu nó xuất hiện qua thân thì chiêm nghiệm thân, qua thọ thì chiêm nghiệm thọ, qua tâm thì chiêm nghiệm tâm v.v... để thấy rõ những cảm xúc ấy như chúng là... Đó cũng là cách mà phân tâm học gọi là hữu thức hóa vô thức để đưa những xung động vô thức ấy ra ánh sáng của tỉnh giác.
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
Ngũ vô gián nghiệp là năm tội nặng nhất dẫn đến quả báo ngay lập tức, trong kiếp này (vô gián, Phạn văn "ānantarya" nghĩa là ngay lập tức, không có trung gian, gián đoạn), sau khi chết sa đoạ Ðịa ngục
Chúng cụ thể là:
Giết cha
Giết mẹ
Giết một vị A-la-hán
Làm thân Đức Phật chảy máu
Chia rẽ Tăng đoàn - Phá hoà hợp tăng
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
Người cư sĩ càng ít hiểu biết giáo lý thì cơ hội làm nô lệ sẽ lớn hơn cơ hội làm đệ tử của Tăng ni.
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
Người có nghe thấy chút ít về Phật, mỗi khi có chuyện đau buồn thì thường muốn tìm về bên chân Phật. Khổ nỗi có được mấy người lúc vô sự lại chịu nghĩ đến việc xây dựng một Phật giáo ngon lành. Thế là cái Phật giáo mà thiên hạ tìm đến lúc hữu sự chỉ là một biển hiệu mang tính biểu hiện.
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
Ý nghĩa của chuyện tu hành là để bỏ được cái gì, không phải để có được cái gì.
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
Vô Minh
Trong giáo lý Duyên Khởi của Phật giáo, cuộc luân hồi của vạn loại chúng sinh là một vòng tròn khép kín, không có chỗ bắt đầu hay kết thúc. Từ đó, bất cứ mắt xích nào trong 12 Duyên Khởi cũng có thể là chỗ bắt đầu. Vô Minh hay Xúc, Thọ, Ái,... đều được cả. Đức Phật luôn tùy duyên mà thuyết pháp.
Nhưng có thể nói rằng cách chọn Vô Minh làm mắt xích đầu tiên để nói về dòng sinh tử vẫn là hình thức phổ biến, nổi tiếng, được nhớ đến nhiều nhất. Lý do ư? Chỉ vì như đã nói, cái mơ hồ trong nhận thức rõ ràng là một tâm điểm quan trọng trong bất kỳ sự tình rối rắm nào trong đời. Trong giáo lý nguyên thủy, tất cả phàm phu cứ mang cái chủng tử dại khờ ngộ nhận làm hành trang đi khắp muôn cõi. Nỗi dại khờ đó cứ như con rắn trong Thánh Kinh đã xui Adam và Eva ăn trái cấm. Tôi thờ Phật nên dĩ nhiên chẳng tin chuyện đó, nhưng rất lấy làm thú vị khi biết thêm rằng con rắn kia trong Thánh Kinh là một biểu tượng của cái gọi là trí khôn. Nó khôn nhưng xúi người khác làm bậy. Vô Minh trong Phật giáo hình như cũng vậy. Đó là cái khả năng bươn chải, quơ quào của chúng sinh như là một phản ứng tất nhiên trước những niềm đau nỗi khổ. Khi khổ quá, loài nào cũng tận lực bật dậy để tìm lối thoát. Nhưng trước sau chỉ là những lối thoát tạm bợ: Hoặc gây tạo ác nghiệp để đi vào ác đạo, hoặc tu nhân tích đức để sống hưởng thụ hạnh phúc nhân thiên, hay có khá hơn một tí là ly dục tu thiền để về Phạm cung sống lãng quên đời. Mãn thọ về trần thì đâu lại vào đó.
Những lối thoát đó đều do Vô minh bày vẽ cả.
Sư GN
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 4,794
Threads: 95
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
152
(2019-06-07, 10:49 AM)caothang Wrote: Ý nghĩa của chuyện tu hành là để bỏ được cái gì, không phải để có được cái gì.
Bé 3 cũng mới ngộ đươc điều này tuần trước :full-moon-with-face4: : Tu sửa bản thân mình
|