Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
Nghi Thức Con Mèo
Khi người thầy tinh thần và đệ tử của ông ta bắt đầu buổi tối thiền định, một con mèo sống trong tu viện làm ồn ào đã làm tâm họ chao động. Do vậy vị thầy ra lệnh treo con mèo lên trong thời gian thực tập buổi tối.
Nhiều năm sau, khi người Thầy qua đời, con mèo tiếp tục bị treo lên trong thời gian buổi thiền định. Và khi con mèo cuối cùng chết, một con mèo khác được mang về tu viện và treo lên.
Nhiều thế kỷ sau, những người hậu duệ có học thức của vị thầy tinh thần đã viết luận án uyên thâm về ý nghĩa tu hành của việc treo con mèo cho sự thực tập thiền định.
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
PHỤC VỤ NGƯỜI KHÁC
Câu chuyện về một người không ngừng cầu nguyện để tìm ra bí quyết thành công trong đời sống.
Một đêm nọ, ông ta mơ thấy tìm được câu trả lời một khi khi đi vào rừng .
Hôm sau, ông ta đi vào rừng và lang thang hàng giờ để tìm ra nơi cất giấu câu trả lời. Sau cùng, khi ông ta dừng lại nghỉ ngơi, ông ta thấy một con cáo không chân nằm lạnh lẽo giữa hai tảng đá. Tò mò không biết làm sao một con cáo không có chân lại có thể sống sót được, ông ta chờ đến khi mặt trời lặn xuống. Rồi ông ta thấy một con sư tử đến và bỏ thịt xuống trước con cáo.
“A, ta đã hiểu," người đàn ông tự nhủ. “ Bí quyết thành công trong cuộc sống là phải tin rằng Thượng Đế sẽ lo cho tất cả nhu cầu của ta. Ta không cần phải tự đi tìm. Những gì ta cần làm là hoàn toàn dựa vào Thượng Đế.
Hai tuần sau, đói khát và không còn chút sức lực, ông ta lại có một giấc mơ khác. Trong mơ, ông ta nghe nói như sau: Đồ ngốc, hãy là con sư tử, không phải là con cáo!”
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 14,416
Threads: 623
Likes Received: 1,049 in 501 posts
Likes Given: 595
Joined: Feb 2018
Reputation:
388
(2019-06-18, 01:36 PM)caothang Wrote: "quá nửa đời người ta mới hiểu
những thứ vu vơ buộc chặt mình"
Nước càng nhạt thì càng trong suốt
Người càng bình thản thì càng vui vẽ, an nhiên..
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Posts: 3,067
Threads: 31
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
166
(2019-06-21, 02:59 PM)caothang Wrote: Nghi Thức Con Mèo
Khi người thầy tinh thần và đệ tử của ông ta bắt đầu buổi tối thiền định, một con mèo sống trong tu viện làm ồn ào đã làm tâm họ chao động. Do vậy vị thầy ra lệnh treo con mèo lên trong thời gian thực tập buổi tối.
Nhiều năm sau, khi người Thầy qua đời, con mèo tiếp tục bị treo lên trong thời gian buổi thiền định. Và khi con mèo cuối cùng chết, một con mèo khác được mang về tu viện và treo lên.
Nhiều thế kỷ sau, những người hậu duệ có học thức của vị thầy tinh thần đã viết luận án uyên thâm về ý nghĩa tu hành của việc treo con mèo cho sự thực tập thiền định.
Bình loạn cho zui ...
Uh hum .. Triết lý của câu chuyện này là vì trong giờ thiền định, có con mèo nhà chùa nuôi chạy vào kêu méo méo và nhảy chổ này chổ kia lung tung làm loạn lên và các môn đồ bị chia trí. Nên vị Thiền Sư trụ trì ra lịnh trói con mèo vào trên một chiếc ghế cho nó khỏi làm rối loạn buổi toạ thiền.
Rồi sau đó cứ tới giờ toạ thiền là con mèo tự động bị trói vào chiếc ghế .. Để bắt con mèo thiền theo? Hay vì sợ con mèo làm náo loạn ? Kế đến việc trói con mèo trong giờ thiền trở thành một truyền thống, tradition của thiền đường đó, và truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ... Cứ tời giờ Thiền là phải có một con mèo bị trói trên chiếc ghế.
Có thể bắt con mèo thiền theo? Có thể là biểu hiện phải trói chặt Tâm loạn? Hay là chuẩn bị trước cho việc thiền đừng bị xao lãng là một điều hay? Và cho thấy việc toạ thiền là quan trọng ?
Ngược lại, .. Nếu chỉ có một con mèo mà có thể làm náo loạn cả một thiền đường, và vị Thầy phải ra lịnh trói con mèo để duy trì sự yên tĩnh thì cách thiền của các vị đó có vấn đề.
Thứ nhất - Nếu con mèo không làm náo loạn thì các thiền sinh có nhập định và giác ngộ trong một thời thiền (one session) hay không ? (Thường là không.)
Thứ hai - Nếu bị con mèo làm náo loạn không thiền được, và con mèo không làm náo thì thiền được ... Điều này chứng tỏ việc thiền của các thiền sinh còn lệ thuộc bên ngoài, và không tự kềm giữ được bên trong. Các thiền sinh đó hiểu sai hay thiền sai cách.
Thứ ba - Vị Thầy vì thế mà trói con mèo lại, .. vị Thầy cũng sai, vì chính vì thầy cũng không hiểu đúng cách thiền, còn lệ thuộc vào ngoại cảnh, và còn đặt nặng vào cái Kết Quả của một thời thiền ... Thầy muốn được cái gì chăng ??
Cách suy nghĩ nào cũng có lý ... Tuỳ theo bạn thuộc về phái nào, đứng theo side nào ?
To each his own ...
(Đó là khi con người ta không biết dùng Logic.)
Posts: 179
Threads: 2
Likes Received: 4 in 4 posts
Likes Given: 6
Joined: Jan 2018
Reputation:
5
TÂM ai bị ĐỘNG ở đây vậy????
Cuộc đời vốn dĩ BỊ ĐỘNG thì DỄ! Có được cái an nhiên tự tại mới là cái đáng nói ở đây.
Có ĐÚNG cũng là BỊ ngoại cảnh nắm đầu!
Có SAI cũng là BỊ ngoại cảnh nắm đầu.
Phân tích ĐÚNG SAI ở đây chỉ là sự khoe khoang, khoác lác không hơn không kém.
Posts: 3,067
Threads: 31
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
166
(2019-06-23, 09:59 AM)Vo Minh Wrote: TÂM ai bị ĐỘNG ở đây vậy????
Cuộc đời vốn dĩ BỊ ĐỘNG thì DỄ! Có được cái an nhiên tự tại mới là cái đáng nói ở đây.
Có ĐÚNG cũng là BỊ ngoại cảnh nắm đầu!
Có SAI cũng là BỊ ngoại cảnh nắm đầu.
Phân tích ĐÚNG SAI ở đây chỉ là sự khoe khoang, khoác lác không hơn không kém.
Uý !! uý ! ... là ai đang nói đây ?
Vô Minh à? Nghe đúng là Vô Minh thật rồi ... :chay:
Vì sao? Vì theo Vô Minh đúng hay sai cũng bị ngoại cảnh nắm đầu,
Vậy không đúng không sai thì không bị ngoại cảnh nắm đầu hay seo ?
Không phân tích thì mù mờ hết với nhau giống Vô Minh à ?
Chỉ nói lý luận vòng vòng cho vui chứ qx không hề động nảo.
Thân chào bạn Vô Minh lâu quá mới gặp ...
Theo bạn nghĩ thì ý nghĩa câu truyện trói con mèo trên ra sao?
. . . . .
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
(2019-06-22, 02:56 AM)TeaOla Wrote: Nước càng nhạt thì càng trong suốt
Người càng bình thản thì càng vui vẽ, an nhiên..
làm sao cho nước được trong
cho tâm bình thản cho thân an nhàn
làm sao khi bão ngập đầu
vẫn nhìn thấy được bão nào (rồi) cũng qua
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
5 giới chỉ là thông tục giới hay thế gian giới (lokasīla), chưa phải là giới hạnh bậc thánh, năm giới chỉ là nền tảng ban đầu để tiến sâu vào giới luật bậc Thánh, năm giới chỉ là quy luật cơ bản để từ đó tìm ra những phương án đạo đức tốt nhất, nhằm mục đích giải quyết bài toán “ra khỏi vòng sinh tử”.
Và Đức Thế Tôn đã giải thích về Giới luật bậc Thánh với nhiều chi tiết. “Giới luật bậc Thánh” có thể tóm gọn trong kệ ngôn:
“Sabba pāpassa akaranaṃ : Không làm mọi điều ác (xấu).”
Giải đáp câu hỏi: “Thế nào là trí tuệ?.
Đức Thế Tôn giải thích: “Chứng đắc Tứ thiền, thành tựu Thắng trí (abhiññāṇa), thành đạt bốn Thánh quả” như vậy là trí tuệ.
Trí tuệ ở đây ám chỉ trí thực chứng và bao hàm cả định. Giới năng sinh định – Định năng sinh tuệ.
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
Giới – Định – Tuệ là ba hay một?
“Đối với vị chánh kiến, chánh tư duy sinh. Đối với vị chánh tư duy, chánh ngữ sinh… Đối với vị chánh niệm, chánh định sinh”
Và: “Này các Tỳ khưu, Tỳ khưu tu tập Chánh tri kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn kiến, hướng đến từ bỏ… tu tập Chánh định liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn kiến, hướng đến từ bỏ.”
Hai đoạn kinh văn trên cho thấy: Giới – định – tuệ chỉ là một, vì rằng : Tuy chánh tư duy sinh từ chánh kiến, chánh ngữ sinh từ chánh tư duy…nhưng chẳng phải trước sau mà là “đồng sinh”, tuy một nhưng là ba, như nói: “Người có ba phần: Đầu,mình và tay chân”. Đoạn kinh văn thứ hai cho thấy “duy nhất chỉ có một mục đích”.
Con đường có tám nhánh, tuy là tám nhưng chỉ là một, tuy là một nhưng lại là tám.Ví như tám sợi dây kết xoắn vào nhau trở thành một (sợi dây).
Đó là ý nghĩa “con đường duy nhất: Ekāyano maggo”. Chỉ duy nhất có một mục đích “thoát khổ”.
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
(2019-06-21, 02:59 PM)caothang Wrote: Nghi Thức Con Mèo
Khi người thầy tinh thần và đệ tử của ông ta bắt đầu buổi tối thiền định, một con mèo sống trong tu viện làm ồn ào đã làm tâm họ chao động. Do vậy vị thầy ra lệnh treo con mèo lên trong thời gian thực tập buổi tối.
Nhiều năm sau, khi người Thầy qua đời, con mèo tiếp tục bị treo lên trong thời gian buổi thiền định. Và khi con mèo cuối cùng chết, một con mèo khác được mang về tu viện và treo lên.
Nhiều thế kỷ sau, những người hậu duệ có học thức của vị thầy tinh thần đã viết luận án uyên thâm về ý nghĩa tu hành của việc treo con mèo cho sự thực tập thiền định.
xin đừng gặm những ngôn từ đã củ
thoát ra ngoài văn tự một lần xem
nếu như không có con mèo
thiền sinh không phải mệt nhiều vì tu
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
Thiền bắt đầu ngay khi bạn thức dậy, chứ không phải từ lúc bạn lên thiền đường hay khi ngồi xuống chiếu thiền.
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
Tâm phải tỉnh thức, tỉnh giác, thư giãn và cân bằng bởi vì tất cả những phẩm chất tâm ấy giúp cho trí tuệ sanh khởi
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
Trong cuộc sống có rất nhiều cơ hội để thực hành bố thí (dāna).
Chẳng hạn, bạn nhường đường cho một người muốn vượt bạn khi lái xe trên đường.
Đó chẳng phải là bố thí ư? Có phải chỉ khi cho tiền người ta mới là bố thí đâu? Khi cho người ta chỗ (để vượt) thì sao.
Tránh sang một bên và nhường chỗ cho người khác cũng là bố thí đấy thôi.
Bất cứ khi nào chúng ta cho ra là đang bố thí.
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 5,425
Threads: 134
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Feb 2018
Reputation:
65
(2019-06-25, 11:07 AM)caothang Wrote: Trong cuộc sống có rất nhiều cơ hội để thực hành bố thí (dāna).
Chẳng hạn, bạn nhường đường cho một người muốn vượt bạn khi lái xe trên đường.
Đó chẳng phải là bố thí ư? Có phải chỉ khi cho tiền người ta mới là bố thí đâu? Khi cho người ta chỗ (để vượt) thì sao.
Tránh sang một bên và nhường chỗ cho người khác cũng là bố thí đấy thôi.
Bất cứ khi nào chúng ta cho ra là đang bố thí.
Chào Anh caothang
Cám ơn Anh chia sẽ 1 Lối suy nghĩ hay
Đúng là lấy chanh chua pha cho mình 1 ly nứoc giải khát
Một Ngày Bình Yên !
Trong Đám Hoa Rừng .
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
Hãy chánh niệm về tất cả mọi hoạt động khác nhau trong sinh hoạt hàng ngày, từ rửa mặt, đánh răng, chải đầu, thay quần áo… Cố gắng chánh niệm tất cả mọi việc, cho đến cả những hành động nhỏ nhất .
Bạn có chánh niệm khi đọc những dòng này? -- gotya :full-moon-with-face4:
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
|