Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
(2022-05-22, 04:04 PM)RungHoang Wrote: Tôi nghĩ chắc chỉ bớt cực đoan như Morrison thôi chứ không thân Trung đâu. Mỹ ảnh hưởng Úc rất mạnh, Úc lại là thành viên trong đồng minh 5 nước.
Tôi có thấy vài cái clip của người dân đối với Marrison, nhìn thô bạo với ông ta lắm. Nghĩ lòng dân chán ngán ông ta rồi. Vả chăng kinh tế Úc cũng mệt mõi, Không biết lúc trước quậy quậy sao mà rượu, than ... đều bị Trung cấm. Bên ngoại giao cũng không chuyên tâm làm việc, khiến Solomom rơi vào tay Trung. Phải chỉnh sửa lại chính sách trước khi đi quá xa và quá sai.
Đổi thủ tướng mới cũng phải, hợp tình hợp lý.
ông ở Mỹ mà cũng rành chuyện bên Úc quá ta
ảnh hưởng của Mỹ đối với Úc không nhiều với người dân, vì Anh theo Mỹ, Úc theo Anh nên dính luôn Mỹ
chuyện bên trời Tây cũng đã êm đâu, bây giờ bên Đông lại dậy sóng, hễ có chiến tranh là người dân dính khổ, toàn cầu hóa, tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng, nước nghèo chết chắc
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Người dân xếp hàng mua khí đốt. Ảnh: New York Times
Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đã cảnh báo về tình trạng thiếu lương thực khi quốc đảo phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế vô cùng tàn khốc.
.................
nhìn bà già xếp hàng thấy tội quá đi
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Đội tàu cá Trung Quốc ở đảo Hải Nam tháng 4/2016. (Ảnh: Reuters)
Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ sẽ đưa ra một sáng kiến tại thượng đỉnh "Bộ tứ" diễn ra ở Tokyo trong tuần tới để đối phó với tình trạng đánh bắt trái phép ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Finacial Times dẫn lời một quan chức Mỹ đưa tin ngày 22/5.
........................
chuyện này Việt Nam mừng hết lớn
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
BXH Huy chương chung cuộc SEA Games 31
...................................
thể thao mạnh chắc kinh tế cũng không tệ
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 8,197
Threads: 117
Likes Received: 441 in 314 posts
Likes Given: 158
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
(2022-05-22, 03:44 PM)Tuy duyen Wrote: Quốc gia giàu nhất thế giới là Mỹ đang thức dậy với một cảm giác khó chịu và lạ lẫm: Nước này ngày càng nghèo đi.
Người Mỹ giàu - nghèo với tốc độ... chóng mặt
.......................................
Trong nước lạm phát chóng mặt, mấy ông mấy bà vẫn không quan tâm, khiến những người ủng hộ TT Biden trong đảng dân chủ hay trong cả nước đều xuống. Theo tôi, làm ơn nên cắt hết những chuyện tào lao vòng ngoài mà chuyên tâm vào nội chính, giựt dậy nên kinh tế của mình, như vậy mới là 1 hành động chống Trung Quốc hữu hiệu nhất.
Thượng nghị sĩ Rand Paul của Kentucky nói là chúng ta đã cho Ukraine tổng cộng là 60 tỉ, và số tiền này chúng ta không có, phải mượn của Trung Quốc để cho !!!....
Má ơi .... 60 tỉ là con số lớn khủng khiếp đó. phải trả đến khi nào đây.
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
(2022-05-22, 04:23 PM)RungHoang Wrote: Trong nước lạm phát chóng mặt, mấy ông mấy bà vẫn không quan tâm, khiến những người ủng hộ TT Biden trong đảng dân chủ hay trong cả nước đều xuống. Theo tôi, làm ơn nên cắt hết những chuyện tào lao vòng ngoài mà chuyên tâm vào nội chính, giựt dậy nên kinh tế của mình, như vậy mới là 1 hành động chống Trung Quốc hữu hiệu nhất.
Thượng nghị sĩ Rand Paul của Kentucky nói là chúng ta đã cho Ukraine tổng cộng là 60 tỉ, và số tiền này chúng ta không có, phải mượn của Trung Quốc để cho !!!....
Má ơi .... 60 tỉ là con số lớn khủng khiếp đó. phải trả đến khi nào đây.
chính xác là 64 tỷ đó, còn đang tính cho thêm ít triệu nữa để giải quyết vụ thông cảng ở Odessa, tiền mua vũ khí chống hạm mạnh nhất của Mỹ rồi cấp tốc gửi qua cho Ukraine, lý do: bán lúa mì cho thế giới
vụ 40 tỷ thì TT Biden đã ký rồi mà
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 1,248
Threads: 26
Likes Received: 442 in 224 posts
Likes Given: 543
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
(2022-05-15, 08:51 PM)Tuy duyen Wrote: bạn anatta đọc qua cái bài viết này chưa?
nếu không muốn đọc thì chủ nhà RungHoang nói ngắn gọn lại dùm, Td thì chỉ thích dài dòng
RFI ....... báo đài phương Tây đó
Mỹ thúc đẩy một cuộc chiến ủy nhiệm tại Ukraina : Đâu là những hệ quả ?
Từ trái sang phải: Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, tại Kiev, Ukraina ngày 25/04/2022. AP
Sau hơn hai tháng xung đột, Hoa Kỳ và các đồng minh quyết định ồ ạt viện trợ quân sự cho Kiev để đánh bại Vladimir Putin. Một bước ngoặt chiến lược biến Ukraina thành một chiến trường chưa từng có giữa phương Tây và Nga. Nhưng giới quan sát cảnh báo, cuộc chiến ủy nhiệm mà Mỹ đang tiến hành ở Ukraina ẩn chứa nhiều hệ quả nguy hiểm.
Ukraina : « Cánh tay vũ trang nối dài » cho Mỹ chống Nga ?
Trong cách thức tiếp cận cuộc xung đột tại Ukraina, Hoa Kỳ những ngày gần đây đã có những hành động kiên quyết hơn : Thông qua gói viện trợ 40 tỷ đô la vũ khí và nhân đạo tại Quốc Hội (10/5) hay như Ký luật « Ukraine Democracy Defense Lend-Lease Act of 2022 » để tăng tốc cung cấp vũ khí cho Kiev. Văn bản này dựa vào đạo luật « cho vay-cho thuê vì quốc phòng » có từ năm 1941, thời Đệ Nhị Thế Chiến. Theo đó, Mỹ được phép « bán, nhượng, trao đổi, cho thuê hoặc cung cấp » vũ khí cho các nước đồng minh bị phát xít Đức đe dọa.
Rồi các phát ngôn từ chính quyền Biden cũng mỗi lúc cứng rắn hơn. Ngày 25/04/2022, khi đến thăm Kiev lần đầu tiên sau hai tháng xung đột bùng phát, cùng với ngoại trưởng Anthony Blinken, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố : « Người Ukraina có thể giành chiến thắng nếu như họ có được những khí tài, sự hậu thuẫn tốt. Chúng ta muốn thấy nước Nga bị suy yếu đến một mức độ mà Nga không thể làm điều tương tự như việc xâm chiến Ukraina. »
Giới quan sát cho rằng, khi gởi hai viên chức hàng đầu đến Kiev, chính quyền Biden muốn bắn đi một thông điệp rõ ràng đến Matxcơva và thế giới : Nước Mỹ đã trở lại, nhưng lần này với vai trò « Leading From Behind » (Chỉ huy từ hậu trường). Trong cuộc xung đột lần này, Hoa Kỳ lại dẫn đầu các nền dân chủ - tự do trong cuộc chiến chống các chế độ độc tài chuyên chế mà Vladimir Putin là một gương mặt tiêu biểu. Và ở đó, Ukraina sẽ là « cánh tay vũ trang nối dài » cho Mỹ và châu Âu.
Trong « cuộc chiến của Joe Biden »1, theo như tựa một bài viết của Le Monde, bộ ba Jake Sullivan – cố vấn an ninh quốc gia, người vạch ra chiến lược ; Antony Blinken – ngoại trưởng Mỹ, đảm trách vế nhân đạo và Lloyd Austin – bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, phụ trách khâu quân sự, sẽ đảm nhiệm vai trò đầu tầu, thực thi « sứ mệnh ». Chuyên gia về Hoa Kỳ Annick Cizel, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của lãnh đạo Lầu Năm Góc :
Kể từ giờ, chính « Lloyd Austin, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ - người mà chúng ta không thấy xuất hiện, chưa nghe phát biểu từ bao lâu nay – sẽ người chỉ đạo việc điều phối Mỹ - châu Âu, cung cấp vũ khí, đào tạo binh sĩ Ukraina mà mọi người giờ đều biết (…) Trong cuộc leo thang xung đột đang diễn ra, chính lãnh đạo bộ Quốc Phòng, chủ nhân Lầu Năm Góc, sẽ thông tin công khai về những nỗ lực của Mỹ hậu thuẫn Ukraina. »2
Chiến tranh Ukraina : Cơ hội để Mỹ khôi phục uy tín ?
Vì sao Hoa Kỳ lại có sự quay ngoắc như thế về chiến lược sau nhiều tuần tỏ ra thận trọng ? Cú sốc rút quân khỏi Afghanistan trong hỗn loạn hồi tháng 8/2021, được xem như là một bảng tổng kết thành tích thảm hại của Mỹ sau 20 năm chiến tranh không hồi kết ở Irak và Afghanistan.
Theo Le Monde, có nhiều nguyên nhân giải thích cho sự năng động này của Mỹ. « Thứ nhất, sẽ dễ dàng hơn khi tham gia vào một cuộc chiến ủy nhiệm mà không lo một binh sĩ Mỹ nào bị thiệt mạng trên chiến trường. Điều thứ hai, không kém phần quan trọng, đó là lần đầu tiên Mỹ tin rằng khó thể bị tấn công và lịch sử đang đứng về phía họ. Sau cùng, một sự hậu thuẫn mang tính quyết định có thể khôi phục phần nào uy tín của đất nước bị sứt mẻ sau thất bại ê chề ở Kabul » 3.
Thế nên, khi nhắc đến quyết tâm sử dụng cuộc xung đột tại Ukraina để tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm chống Nga với một mục tiêu là « làm suy yếu nước Nga », nhà phân tích Anatol Lieven, Quincy Institute for Responsible Statecraft, cảnh báo :
« Điều đó có nghĩa là Washington sẽ áp dụng một chiến lược mà mọi tổng thống Mỹ đều cẩn trọng tránh trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh : Đó là tài trợ cho một cuộc chiến ở châu Âu, ẩn chứa nguy cơ leo thang cao dẫn đến đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO. Một cuộc đối đầu có thể được kết thúc bằng một thảm họa hạt nhân.
Việc Hoa Kỳ và NATO thời đó, từ chối hậu thuẫn các cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chế độ Xô Viết ở Đông Âu, rõ ràng là không dựa trên bất kỳ sự thừa nhận nào về tính hợp pháp của chế độ cộng sản và sự thống trị của Liên Xô, mà chỉ dựa trên những tính toán đơn giản và sáng suốt về những rủi ro khủng khiếp mà Hoa Kỳ, châu Âu và toàn thể nhân loại có thể gánh lấy. »4
W and W – Win or Weaken ?
Bài phát biểu của ông Lloyd Austin, đặc biệt thu hút sự chú ý của giới quan sát chí ít ở hai điểm. Thứ nhất là mong muốn nhìn « thấy nước Nga bị suy yếu ». Đối với nhiều nhà phân tích, đây là một tuyên bố vô nghĩa, đạo đức giả. Cho đến lúc này Nga chưa cho thấy có dấu hiệu nào xâm chiếm thêm bất kỳ nước nào khác, cũng như càng không thể tấn công NATO trước những màn phô trương sức mạnh tồi tệ hiện nay.
Nhà chính trị học, chuyên gia về quan hệ quốc tế, Bertrand Badie5 phê phán, khi nói rằng « làm suy yếu nước Nga », điều đó cũng có nghĩa là « chủ nghĩa cứu thế đang trở lại. Hoa Kỳ ở có mặt ở đây là để chiến đấu chống lại đế chế của điều Ác đang trỗi dậy. Điều đó chỉ làm cho ông Putin thêm hài lòng, bởi vì đây chính xác là kiểu lập luận mà ông ấy đang trông đợi để lên án Mỹ và phương Tây đe dọa an ninh của Nga ».
Điểm lưu ý thứ hai trong phát biểu của Lloyd Austin : Ukraina có thể giành được thắng lợi trong cuộc chiến với Nga. Vậy từ « thắng lợi » ở đây nên hiểu như thế nào ? Với ông Anatol Lieven, sự mập mờ này cho thấy rõ Mỹ đang sử dụng cuộc xung đột tại Ukraina không hẳn là để bảo vệ Ukraina mà còn vì một mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn.
« Nếu chiến thắng có nghĩa là giúp Ukraina chiến đấu chống Nga và ngăn chặn Nga xâm chiếm Ukraina, thì tất nhiên điều đó là hoàn toàn chính đáng. Nhưng đã có những ý kiến cho rằng chiến thắng có nghĩa là thực sự giúp Ukraina giành lại toàn bộ những vùng lãnh thổ đã mất vào tay Nga kể từ năm 2014, bao gồm cả vùng đất là Nga hiện coi là một phần lãnh thổ quốc gia mình. Đương nhiên, đây sẽ là một sự leo thang quyết liệt thực sự trong các mục tiêu của Hoa Kỳ, vốn dĩ tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng. »6
Theo phân tích của vị chuyên gia thuộc Quincy Institute for Responsible Statecraft, nếu đây chính là mục tiêu sau cùng của Mỹ, điều đó chẳng khác gì với việc Washington đang vạch ra công thức cho một cuộc chiến vĩnh viễn, với những tổn thất và đau khổ khủng khiếp cho người Ukraina. Bởi vì, họ không thể tấn công vào các vị trí phòng thủ cố thủ của Nga như là chiến đấu bảo vệ các khu đô thị đang diễn ra.
Tái chiếm lại các vùng lãnh thổ đã bị mất, trên bình diện chính trị và địa lý, đối với Kiev giờ cũng là điều không thể, trừ phi Mỹ và Ukraina phá hủy hoàn toàn Nhà nước Nga, theo như phân tích của nhà nghiên cứu Anatol Lieven : « Toàn bộ các định chế chính trị Nga, kể cả Alexei Navalny, lãnh đạo phe đối lập, tất cả đều xem Crimée như là một phần lãnh thổ Nga. Hơn nữa, điều này đã được một bộ phận lớn người dân bán đảo Crimée, vốn dĩ cũng là tộc người Nga ủng hộ mạnh mẽ. Vì vậy, theo tôi, để có thể đi đến việc Nga trao trả bán đảo Crimée, về cơ bản, bạn phải tiêu diệt Nhà nước Nga ».
Ukraina : Đức và Pháp không muốn kéo dài chiến tranh
Trong nước cờ này, Hoa Kỳ có lẽ cũng không nên bỏ qua một tác nhân khác, tuy không can dự trực tiếp, nhưng có một vai trò không nhỏ : Trung Quốc, có thể cản trở mọi ý đồ làm suy yếu nước Nga của phương Tây. Trên trang mạng của viện nghiên cứu, Anatol Lieven giải thích : « Trung Quốc cho đến lúc này tỏ ra rất chừng mực trong việc ủng hộ Nga. Nhưng Bắc Kinh sẽ không dung thứ cho một chiến lược nào của Mỹ nhằm phá hủy nước Nga, dẫn đến hậu quả là cô lập hoàn toàn Trung Quốc. »4
Tất nhiên, chiến lược của Mỹ sử dụng chiến tranh ở Ukraina để làm « suy yếu Nga » cũng sẽ không tương thích cho việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Có nhiều rủi ro Washington phản đối bất kỳ sự dàn xếp nào để mà cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Hồi tháng Ba vừa qua, việc chính quyền Kiev đưa ra một loạt các đề xuất rất hợp lý, trong đó cam kết giữ thế trung lập, nhưng lại không được sự ủng hộ công khai từ Washington là một điều đáng chú ý.
Phải chăng điều đó cũng có nghĩa là Hoa Kỳ trên thực tế đang biến Ukraina như là một « đồng minh » ? Chuyên gia Lieven cảnh báo, chiến lược này của Mỹ được Lloyd Austin đề cập đến có nguy cơ đẩy Mỹ can dự nhiều hơn nữa vào việc hậu thuẫn cho phe dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở Ukraina quay lại chống chính tổng thống Zelensky.
Chỉ có điều như quan sát của tờ báo Pháp Journal Du Dimanche, chiến lược này của Mỹ chưa hẳn nhận được sự ủng hộ hoàn toàn từ nhiều nước đồng minh châu Âu. « Cuộc chiến này không thể kéo dài mãi. Chiến tranh diễn ra ngay trên chính lãnh thổ lục địa và do vậy, châu Âu không mong muốn đưa châu lục này lao vào sự bất ổn », theo như giải thích của một nhà ngoại giao xin ẩn danh7.
Đối với nhà nghiên cứu về quan hệ xuyên Đại Tây Dương, Alexandra de Hoop Scheffer, thuộc German Marshall Fund, chi nhánh tại Paris, « sự can dự ngày càng mạnh mẽ của Mỹ trong cuộc chiến này đáp ứng những đòi hỏi của các đồng minh ở sườn phía Đông của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương – NATO, nhưng Paris cũng như là Berlin hay như Roma đều xem quyết định trên của Mỹ như là một sự leo thang có thể đẩy các nước châu Âu đi đến việc can dự trực tiếp hơn nữa vào cuộc xung đột ».
Tóm lại, trong cuộc xung đột Ukraina lần này, chưa biết hồi nào kết thúc, bị kẹp giữa Washington và Matxcơva, châu Âu hẹp đường hành động, như tựa đề một bài viết trên tờ Journal Du Dimanche !
Huynh Tuyduyen và RungHoang,
Hôm nay thread này bớt nhộn nhịp nên anatta ghi ra vài suy nghĩ về bài báo hôm trước của huynh Td đem vào đây: “Mỹ thúc đẩy một cuộc chiến ủy nhiệm tại Ukraine: Đâu là những hệ quả?” Tôi tìm hiểu thì biết người biên khảo bài quan điểm này là Minh Anh. Tra tìm thêm một chút thì thấy một số bài quan điểm của Minh Anh trước đó về cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đều là kết tội Mỹ (và vài nước phương Tây). Các nguồn tin mà Minh Anh lựa chọn thu thập và trích ra để viết thì hầu như cũng là những bài chỉ trích Mỹ, lên án Mỹ bởi một vài chuyên gia, nhà báo, phân tích gia mà hầu hết là từ báo Pháp. Những bài quan điểm của Minh Anh chỉ có một chiều là đả kích Mỹ.
Tôi cảm thấy sự phê phán hẹp hòi và thiếu công tâm của các nhà phân tích, bình luận như vậy thật là bất công cho Mỹ (và cả NATO) trong khi họ tốn biết bao công sức tiền của viện trợ cho Ukraine chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ độc lập chủ quyền của mình trước sự xâm lăng man rợ của Putin.
Chỉ có một điều tôi có chút đồng tình trong bài báo này với nhà nghiên cứu Alexandra là không khéo Mỹ sẽ có nguy cơ leo thang cuộc chiến tranh này, và đối đầu bom nguyên tử. Tuy nhiên đây chỉ là phỏng đoán của nhà nghiên cứu, chưa hẳn sẽ thế. Vì trong mội cuộc đối thoại giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nga mới đây thì ông Austin kiến nghị phía Nga ngừng bắn, nhưng phía Nga từ chối. Và hiện thời giữa Mỹ và Nga đã có thiết lập đường dây nóng để phòng ngừa một cuộc xung đột mà có thể đưa đến hệ lụy vũ khí hạt nhân. Khoảng một tuần trước, bà Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ cũng cho biết là Putin có ý định kéo dài trận chiến này. Mỹ vì tình thế chẳng đặng mà nhúng tay vào cuộc chiến.
Cho rằng Mỹ “ủy nhiệm hay thúc đẩy Ukraine xung đột với Nga” thì phiến diện và hời hợt. Đây là đoạn phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Austin: “ Người Ukraina có thể giành chiến thắng nếu như họ có được những khí tài, sự hậu thuẫn tốt. Chúng ta muốn thấy nước Nga bị suy yếu đến một mức độ mà Nga không thể làm điều tương tự như việc xâm chiến Ukraina.”
Đơn cử ra đây một đoạn biện giải lèo lái suy nghĩ của độc giả từ mấy nhà báo hay phân tích gia Pháp trong bài đó:
Quote:“Bài phát biểu của ông Lloyd Austin, đặc biệt thu hút sự chú ý của giới quan sát chí ít ở hai điểm. Thứ nhất là mong muốn nhìn «thấy nước Nga bị suy yếu». Đối với nhiều nhà phân tích, đây là một tuyên bố vô nghĩa, đạo đức giả. Cho đến lúc này Nga chưa cho thấy có dấu hiệu nào xâm chiếm thêm bất kỳ nước nào khác, cũng như càng không thể tấn công NATO trước những màn phô trương sức mạnh tồi tệ hiện nay.”
Rồi các phân tích gia này suy luận thêm rằng: “… Mỹ có thể mở rộng chiến lược chiếm lại Crimea.”
Nga hiện tại đang xung đột với Ukraine thì còn hơi sức đâu mà mơ mộng đến việc xâm chiếm nước khác? Phân tích dở hơi. Lời phát biểu của ông Austin rõ ràng đó mà chứ đâu có gì mập mờ. Qua trận chiến với Ukraine cùng với cấm vận thì Nga bị tổn thất nhân lực và khí tài, và nếu Nga muốn xâm chiếm những nước láng giềng nhỏ khác trong tương lai thì khó thực hiện mưu đồ đen tối đó. Nga đã từng xâm chiếm Georgia năm 2008, và sát nhập Crimea vào Nga 2014. Và như Belarus trước đây là quốc gia độc lập sau khi tách khỏi Liên bang Xô-viết, nhưng giờ đây trở thành chư hầu của bạo chúa Putin, tiếp tay để Nga đưa binh lực qua đất nước của họ mà đánh Ukraine.
Ukraine hiện tại muốn bảo vệ toàn vẹn đất nước của họ trước quân đội Nga là vô vùng khó khăn lắm rồi; bao nhiêu phố xá, nhà cửa bị Nga dùng bom đạn hủy hoại tàn phá, hằng triệu dân phải chạy trốn tị nạn, sống cảnh lầm than thì làm sao quân đội Ukraine có khả năng để nghĩ đến chuyện chiếm lại Crimea. Không có sự viện trợ của Mỹ và NATO thì giờ này Ukraine đã trở thành chư hầu nô lệ cho Putin.
Lên án Mỹ ủy nhiệm Ukraine đánh Nga của mấy nhà phê bình Pháp là lối biện luận hẹp hòi, mưu chước, đó là đổ-thừa-luận. Họ chỉ dựa trên những hiện tượng đang diễn ra của cuộc chiến để lèo lái dư luận kết án Mỹ, nhưng không đá động đến nguyên nhân là điều họ thừa biết. Tại sao khi nhắc đến Putin là đa số các thành viên Quốc hội Mỹ, Cộng hòa hay Dân chủ đều nổi điên chỉ trích và không tôn trọng Putin? Putin là một lãnh tụ của một cường quốc nhưng gian manh và bất chính. Chẳng hạn như Putin đã xé rào bản Hiệp định thư Budapest 1994 mà Nga đã ký. Bản Hiệp Ước Budapest tháng 12, 1994 được ký giữa bốn quốc gia là Nga, Anh, Mỹ và Ukraine là theo đó Ukraine giải trừ kho vũ khí nguyên tử gồm có 5,000 đầu đạn hạt nhân, giao cho Nga hủy bỏ. Lúc đó, Ukraine là quốc gia có số vũ khí hạt nhân đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Bản Hiệp Ước này quy định, Ukraine từ bỏ vũ khí nguyên tử để đổi lại Nga, Mỹ, Anh phải đảm bảo an ninh: (1) tôn trọng lãnh thổ độc lập chủ quyền theo đường biên giới đã có của Ukraine (cùng Belarus, và Kazakhstan); (2) Không được sử dụng hành động vũ trang với ba quốc gia này; (3) Không được dùng những phương tiện kinh tế để gây sức ép lên ba quốc gia này.
Nhưng rồi sao? Nga dần dà mưu mô dùng áp lực biến Belarus và Kazakhstan thành chư hầu. Chiếm đoạt Crimea năm 2014. Và bây giờ xâm lược đất nước Ukraine một cách tàn bạo, dã man, trắng trợn. Cựu ngoại trưởng Ukraine than thở, Ukraine đã ký kết giải trừ vũ khí nguyên tử, giờ đây được gì? Cho nên đừng ngồi đó lên án một cách bất công với Mỹ (và NATO) khi họ trợ giúp Ukraine tự vệ chống lại Nga hiện tại.
Tóm lại, nếu Putin không gian trá, không có dã tâm mọi rợ của một kẻ bạo chúa thì đã không xua quân tàn phá đất nước người dân Ukraine. Giả sử Ukraine không ký Hiệp ước Budapest 1994, trong tay với mấy ngàn đầu đạn hạt nhân, thì bạo chúa Putin có uống mật gấu cũng chưa dám liều lĩnh xâm phạm hủy hoại đất nước Ukraine hết sức bá đạo và vô nhân vào 24 tháng 2 năm 2022. Và mới đây Phần Lan và Thụy Điển quyết định gia nhập NATO cũng là tự vệ đề phòng sự gian trá, bất chính của Putin.
Đó là tạm thời vài cảm nghĩ của tôi về bài báo lên án Mỹ thúc đẩy Ukraine xung đột với Nga. Huynh Td và RH có phản đối điều gì, xin tự nhiên.
...
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Chào bạn anatta,
Td chờ chủ nhà RH cho ý kiến trước
thế nào là mặt nổi và mặt chìm của một tảng băng?
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 8,197
Threads: 117
Likes Received: 441 in 314 posts
Likes Given: 158
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
(2022-05-22, 04:37 PM)Tuy duyen Wrote: Chào bạn anatta,
Td chờ chủ nhà RH cho ý kiến trước
thế nào là mặt nổi và mặt chìm của một tảng băng?
Dạ em không dám ạ
Anh cứ phát biểu
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
(2022-05-22, 04:53 PM)RungHoang Wrote: Dạ em không dám ạ
Anh cứ phát biểu
tiên chủ hậu khách, đừng có làm bộ ỏn ẻn như gái nhà lành đó nghen
phân biệt ra sao khi ...... nói sự thật về Mỹ và chống Mỹ
phải làm rõ chuyện này thì việc bàn luận mới không đi vào bế tắc
Td đang bận nên không thể gõ lâu, làm ơn đi nhé kẻo huynh anatta đợi đó
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 8,197
Threads: 117
Likes Received: 441 in 314 posts
Likes Given: 158
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
(2022-05-22, 05:31 PM)Tuy duyen Wrote: tiên chủ hậu khách, đừng có làm bộ ỏn ẻn như gái nhà lành đó nghen
phân biệt ra sao khi ...... nói sự thật về Mỹ và chống Mỹ
phải làm rõ chuyện này thì việc bàn luận mới không đi vào bế tắc
Td đang bận nên không thể gõ lâu, làm ơn đi nhé kẻo huynh anatta đợi đó
Anh cứ viết những gì anh suy nghĩ
Tôi đọc cũng được rồi
Tôi gái nhà lành thiệt mà
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Bàn luận về cuộc chiến tại Ukraine thì nên:
1. không cố tranh luận để lấy phần đúng, phần thắng về mình
2. thấy mặt nổi và phải thấy luôn mặt chìm của tảng băng
3. phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác
4. nói về sự kiện, không quá đặt nặng về cảm tính thương ghét
phải như vậy thì mới không bị bế tắc dẫn đến không vui khi bàn luận
chẳng ai có thì giờ nhiều để gõ dài, nên đặt những câu hỏi và trả lời ngắn gọn vì chuyện chính trị hay tôn giáo thường rất lan man và hay lạc đề, bẻ lái gắt thường hay xảy ra.
nói vậy có đúng không bà con?
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 1,248
Threads: 26
Likes Received: 442 in 224 posts
Likes Given: 543
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
(2022-05-22, 07:24 PM)Tuy duyen Wrote: Bàn luận về cuộc chiến tại Ukraine thì nên:
1. không cố tranh luận để lấy phần đúng, phần thắng về mình
2. thấy mặt nổi và phải thấy luôn mặt chìm của tảng băng
3. phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác
4. nói về sự kiện, không quá đặt nặng về cảm tính thương ghét
phải như vậy thì mới không bị bế tắc dẫn đến không vui khi bàn luận
chẳng ai có thì giờ nhiều để gõ dài, nên đặt những câu hỏi và trả lời ngắn gọn vì chuyện chính trị hay tôn giáo thường rất lan man và hay lạc đề, bẻ lái gắt thường hay xảy ra.
nói vậy có đúng không bà con?
Huynh nói chung chung ra vẻ không à... Mặt nổi và mặt chìm. Mặt nổi là gì, mặt chìm là gì của cuộc chiến này? Tôi nói chuyện với huynh là thẳng thắn, rõ ràng không có nói mập mờ ảo ảo trong cái post vừa qua.
Bài báo huynh mang vào mấy phân tích gia đó rủa ông bộ trưởng Mỹ là đạo đức giả này nọ bal bla....? Rồi mỉa mai Mỹ hiện thân của cứu thế, hiện thân cái thiện chống cái ác.... Đó là cảm tính hay không, huynh Td? Tôi cho họ hẹp hòi là không sai lắm đâu, bởi có những phê bình gia họ có tư tưởng một chiều, và chết với lý tưởng đó. Họ lợi dụng mặt nổi (hiện tượng) để khỏa lấp mặt chìm (bản chất hay nguyên nhân) của vấn đề, hầu lèo lái suy nghĩ độc giả theo ý họ.
Khi đọc những bài bình luận của một người, để ý sẽ thấy được khuynh hướng của họ. Khi tôi nêu nhận xét của tôi về Minh Anh, đó là phán đoán dựa trên các bài báo của Minh Anh. Khi nào tôi chỉ đọc có một bài mà vội vã nghĩ xấu người viết thì đó là cảm tính.
Có phải huynh thấy tôi cho Putin là gian trá, dã man, rồi cho rằng tôi phê bình cảm tính. Chỉ có kẻ tâm địa gian trá khuất lấp như Putin mới lấp la lấp ló đi cướp nước người khác. Đó là sự kiện mà. Khoảng đầu tháng 3 sau ba tuần thất bại không chiếm được Kiev rồi rút quân, họp báo với tướng lãnh, bộ này bộ kia quạ Tivi để nói trước dân chúng Nga là quân đội đi làm nhiệm vụ đặc biệt ở Ukraine. Nếu Putin cho rằng Ukraine là chứa chấp phát xít, hay chủ nghĩa cực đoan gì đó, cần phải loại trừ thì ông ta hay các tướng lãnh nói thẳng trước dân chúng Nga đi, tại sao không nói? Tổ chức lễ 5/09/2022 vừa qua để kỷ niệm hồng quân Nga diệt Phát xít Đức, sao ông ta không nhân dịp đó mà nói rõ cho dân chúng Nga biết là quân đội Nga đang đánh Ukraine để tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít? Phát xít là chủ nghĩa xấu thì ngại ngùng gì chứ.
Tôi quan sát huynh Td nhận thấy, huynh tâm trí như con bướm vờn hoa, hết hoa này đến hoa kia mà hiếm khi như con ong chỉ chăm chỉ hút mật trên một đóa hoa, khi nào hút hết mật xong của đóa hoa thì mới tìm hoa khác. Cái chuyện huynh bàn về Nga và Ukraine thì tâm trí huynh y như vậy. Chưa thấy huynh thật sự thấu rõ một vấn đề khi huynh nói về. Không biết tôi suy nghĩ về huynh như vậy có phải là cảm tính hay không đây.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 8,197
Threads: 117
Likes Received: 441 in 314 posts
Likes Given: 158
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
Anh Anatta,
Mấy cái này Nga nói lâu lắm rồi mà, mục tiêu của họ rất rỏ ràng ngay từ đầu, tôi nhớ là
- Ukraine phi quân sự hoá
- Ukraine phi phát xít hoá
Còn chuyện "Hành động quân sự đặc biệt" gì đó chỉ là 1 cái tên, tôi nghĩ họ xem hành động diệt phát xít là 1 hành động nghĩa vụ quốc tế. Chẳng hạn như VN đánh kampuchia năm xưa, NATO đánh Nam Tư và giết tổng thống Nam Tư, cho nên anh để ý xem, đến giờ Nga vẫn chưa tuyên chiến với Ukraine.
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 413
Threads: 1
Likes Received: 24 in 21 posts
Likes Given: 2
Joined: Dec 2020
Reputation:
7
(2022-05-22, 09:12 PM)RungHoang Wrote: Anh Anatta,
Mấy cái này Nga nói lâu lắm rồi mà, mục tiêu của họ rất rỏ ràng ngay từ đầu, tôi nhớ là
- Ukraine phi quân sự hoá
- Ukraine phi phát xít hoá
Còn chuyện "Hành động quân sự đặc biệt" gì đó chỉ là 1 cái tên, tôi nghĩ họ xem hành động diệt phát xít là 1 hành động nghĩa vụ quốc tế. Chẳng hạn như VN đánh kampuchia năm xưa, NATO đánh Nam Tư và giết tổng thống Nam Tư, cho nên anh để ý xem, đến giờ Nga vẫn chưa tuyên chiến với Ukraine.
Đó đúng là 1 tư tưởng dốt. Phát xít hay không là không do 1 quốc gia quyết định. Có hiểu nghĩa từ phát xít không ? Đánh vào tới thủ đô của nước người ta bất kể can thiệp của liên hiệp quốc, mà bây giờ tự xưng chiến dịch đặc biệt sao. Tại sao đám cộng sãn vẫn có suy nghĩ như vậy ? Chưa tuyên chiến mà giết cả chục ngàn người dân vô tội, rồi tàn phá hơn nữa đất nước người ta. Đó là chủ nghĩa cộng sãn đó
|