2021-06-15, 05:22 PM
3.Tượng đài Quang Trung, trước chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10
Wow
|
2021-06-15, 05:22 PM
3.Tượng đài Quang Trung, trước chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10
2021-06-15, 05:24 PM
4.Tượng đài Trần Hưng Đạo, Công trường Mê Linh
2021-06-15, 05:27 PM
5.Tượng đài Phan Đình Phùng, bùng binh Bưu điện Chợ Lớn, quận 5
2021-06-15, 06:12 PM
2021-06-16, 08:48 PM
2021-06-18, 04:18 PM
2021-06-18, 04:42 PM
2021-06-20, 02:32 PM
2021-08-30, 03:01 PM
2021-09-03, 03:01 PM
Chuyện tình thái tử Na Uy với nữ bồi bàn
20 năm trước, thái tử Haakon gây chấn động khi kết hôn với một cô gái bồi bàn, là mẹ đơn thân, từng "đắm chìm" trong ma túy. Nhưng họ đã có một cuộc hôn nhân viên mãn. Hôm 25/8, công nương Matte - Marit Tjessem Hoiby đã chia sẻ lên mạng xã hội Instagram một bức ảnh selfie ngọt ngào, đánh dấu 20 năm ngày cưới. Trong ảnh, cô tựa vào vai chồng, cả hai cùng mỉm cười, với chú thích ngắn gọn "20 năm", kèm biểu tượng trái tim màu tím. Tài khoản Istagram của gia đình hoàng gia Na Uy cũng chia sẻ một số hình ảnh của họ bên các con, hình ảnh trong lễ cưới từng trở thành đề tài bàn tán của người dân trong nước và thế giới. Năm 2000, thái tử Haakon tuyên bố đính hôn với cô gái thường dân tên Mette-Marit Tjessem Hoiby. Lập tức, "lý lịch trích ngang" của cô gái 28 tuổi này được phơi bày trên mặt báo. Hồi đó, Mette-Marit là mẹ đơn thân, làm nghề hầu bàn, từng tham dự những bữa tiệc ma túy. Cô có con trai bốn tuổi với một người đàn ông bị kết tội bạo lực, lái xe khi say rượu và tàng trữ ma túy. Cô gái sinh ra ở Kristiansand ở miền nam Na Uy, thừa nhận đã sống buông thả sau khi hôn nhân của cha mẹ tan vỡ và cha cô kết hôn với một cô gái từng là vũ nữ thoát y trẻ tuổi. Mette-Marit lần đầu gặp hoàng tử tại Quart - lễ hội âm nhạc lớn nhất Na Uy, qua một người bạn chung. Sau đó vài năm, hai người yêu nhau, rồi dọn về sống chung trong một căn hộ ở Oslo. Thái tử trở thành người hoàng gia châu Âu đầu tiên sống chung với bạn gái khi chưa kết hôn. Hành động này bị những người bảo thủ và nhà thờ chỉ trích nặng nề. Thời đó, một nửa số con đầu lòng ở Na Uy được sinh ra bởi các bà mẹ đơn thân. Các cuộc thăm dò cho thấy hầu hết người dân không quan tâm đến việc Matte - Marit là mẹ đơn thân hay chuyện họ sống cùng nhau trước khi kết hôn. Có điều hầu hết người dân phản đối gay gắt việc sử dụng ma túy. Tuy nhiên, cha mẹ của thái tử Haakon ủng hộ mối quan hệ này. Trong quá khứ, cha anh, vua Harald phải dành chín năm mới thuyết phục được ông nội (vua Olav V) cho phép kết hôn với bà Sonja Haraldsen - là một thường dân. Hoàng hậu Sonja Haraldsen cho biết, ban đầu bà thấy kỳ lạ khi con trai mình muốn kết hôn với một phụ nữ đơn thân. "Nhưng khi quen cô ấy, tôi không thấy điều đó là vấn đề", người mẹ nói. Trước đám cưới vài ngày, trong một cuộc họp báo, công nương tương lai của Na Uy đã công khai xin lỗi về "quá khứ hoang dã". "Đó là trải nghiệm khiến tôi phải trả giá đắt, mà mất một thời gian dài để vượt qua", cô nói. "Tôi không thể thay đổi quá khứ, dù tôi ước là mình có thể", Mette-Marit tiếp tục hối lỗi và cho biết, nhân cơ hội này muốn lên án ma túy.
Haakon nói sau lời thú nhận của vợ sắp cưới: "Không có gì lạ khi tôi yêu cô gái này. Những gì chúng tôi tìm thấy ở nhau bền chặt đến nỗi tôi không thể từ bỏ", thái tử tuyên bố khi ngồi cạnh Mette -Marit. Truyền thông Na Uy cũng ca ngợi sự dũng cảm của cô vì dám thừa nhận lỗi lầm. Trong một cuộc thăm dò với 509 người xem do Verdens Gang thực hiện sau lời thú nhận, 70% nói rằng Matte - Marit Tjessem Hoiby phù hợp để trở thành nữ hoàng của Na Uy. Trong lễ cưới năm 2001, hàng nghìn người dân đã tập trung tại thủ đô Oslo để chúc mừng cuộc hôn nhân hoàng gia. Đôi tình nhân được giám mục Gunnar Staalseth tổ chức lễ cưới, với các khách mời bao gồm hoàng gia từ sáu quốc gia châu Âu khác - Vương quốc Anh, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Đan Mạch và Thụy Điển. Cô dâu mặc một chiếc váy màu trắng ngà giản dị và tinh tế do Ove Harder Finseth thiết kế. Cô mang theo một bó hoa hiện đại nổi bật, được tạo hình thành một dải cánh hoa tự tay thiết kế. Đám cưới được tổ chức với những nghi thức hiện đại kết hợp truyền thống. Thái tử Haakon đợi cô dâu của mình ở cửa nhà thờ, sau đó anh và Mette-Marit cùng nhau bước xuống lối đi. Con trai bốn tuổi của cô, Marius, xuất hiện trong lễ cưới. "Bạn đã không chọn con đường dễ dàng nhất, nhưng tình yêu đã chiến thắng," vị giám mục nói khi tuyên bố Matte - Marit và thái tử Haakon là vợ chồng. Sau đám cưới, Mette-Marit đã cố gắng tiếp tục học lên cao hơn và tham gia các khóa học từ nhiều tổ chức khác nhau. Trong số các khóa học của cô có đạo đức tại khoa Khoa học Xã hội và Khoa Nhân văn tại Đại học Oslo, các khóa học tại trường Nghiên cứu Phương Đông và châu Phi thuộc Đại học London và Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy, nơi cô tập trung vào các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS. Công nương Mette-Marit sau đó lấy bằng thạc sĩ vào năm 2012.
Năm 2006, cô trở thành đại diện đặc biệt của tổ chức UNAIDS (Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS). Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vinh danh cô là Lãnh đạo trẻ toàn cầu vào năm 2010. Håkon Kavli, một nhà khoa học chính trị ở Na Uy, cho biết: "Kể từ khi kết hôn, cô ấy đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ chính thức của mình theo ý thích của hầu hết người Na Uy". Kavli cho biết cuộc thăm dò cho thấy hơn một phần ba người Na Uy nghĩ rằng công nương là hình mẫu tốt cho giới trẻ. Thái tử Haakon sau kết hôn cũng trải qua khóa đào tạo với chương trình ngoại giao của Bộ Ngoại giao Na Uy vào năm 2001, lấy bằng thạc sĩ về Nghiên cứu Phát triển tại trường Kinh tế London.
Năm 2004, họ đón con gái đầu lòng - công chúa Ingrid Alexandra. Con trai của họ, hoàng tử Sverre Magnus, sinh năm 2005. Thái tử Haakon là cha dượng của Marius Borg Høiby, con trai riêng của công nương. Marius không được thừa kế ngai vàng, nhưng cha dượng công nhận cậu là thành viên hoàng tộc. Nhật Minh (Theo CNN/royalcentral/ABC News) https://vnexpress.net/chuyen-tinh-thai-t...49382.html
2021-09-14, 03:32 PM
33 năm bên nhau của Lương Triều Vỹ, Lưu Gia Linh
Lưu Gia Linh sống cùng Lương Triều Vỹ nhưng không muốn dùng chung nhà vệ sinh với chồng. Hơn ba thập niên qua, vợ chồng giữ thói quen không dùng chung nhà vệ sinh. Trên TVB, Lưu Gia Linh tiết lộ cô ưa sạch sẽ, ngăn nắp còn chồng khá luộm thuộm, đi làm về thường ném tất mỗi nơi một chiếc, mặc quần áo bẩn đi ngủ. Vì thế, vợ chồng dùng riêng nhà tắm, mỗi người tự dọn phòng của mình. Gia Linh cho biết dần dần, cô thấy phòng tắm của Lương Triều Vỹ gọn gàng, sạch sẽ hơn. "Có thể anh ấy học tôi điểm này", cô nói. Nữ diễn viên không ép buộc chồng thay đổi thói quen, để anh tự do trong không gian của mình. Đôi vợ chồng còn độc lập tài chính. Trong một số lần phỏng vấn, Lưu Gia Linh nói có thể lối sống gia đình cô không thuộc "kiểu mẫu" nhưng phù hợp với cả cô và Lương Triều Vỹ. Sau nhiều lần cãi vã, "chiến tranh lạnh"... họ dần tìm ra cách cư xử để đôi bên đều dễ chịu. Vợ chồng thoải mái khi cho nhau nhiều không gian riêng, chấp nhận nhược điểm của nhau và không bao giờ yêu cầu người kia thay đổi thói quen, tính cách. Lương Triều Vỹ ưa yên tĩnh trong khi Lưu Gia Linh thích nhộn nhịp. Tài tử không vui chơi về đêm 30 năm qua trong khi Gia Linh thường xuyên dự tiệc của giới giải trí, kinh doanh. Có lần, cô dẫn Vương Phi cùng một số người bạn về nhà. Lương Triều Vỹ ngại giao tiếp, chỉ ở phòng của anh. Từ đó, Lưu Gia Linh không dẫn bạn bè về nhà, tránh làm phiền chồng. Nữ diễn viên cũng quen và chấp nhận việc Lương Triều Vỹ im lặng vài ngày để suy nghĩ điều gì hoặc một mình ra nước ngoài sống vài tháng. Cô mặc kệ chồng cho tới khi anh chủ động nói chuyện. Năm năm qua, Lưu Gia Linh còn quản lý công việc cho Lương Triều Vỹ. Nhiều khi cô cảm thấy chồng là "đứa trẻ khó bảo" còn cô như người mẹ chiều chuộng và luôn phải học hỏi để bao bọc, bảo vệ chồng. Nữ diễn viên phụ trách từ chuyện đàm phán hợp đồng của Lương Triều Vỹ tới việc nhà như sửa phòng ốc, tivi... Trong show Up Idol của đài Hunan TV năm 2016, nữ diễn viên kể: "Khi sửa nhà, chồng tôi sẽ kéo vali đi khỏi. Tới khi nhà sửa xong, sắp xếp đồ đạc xong hết rồi, anh ấy mới chịu về". MC hỏi: "Vậy chị phải hy sinh nhiều để giữ gìn hôn nhân?", Lưu Gia Linh đáp: "Không phải hy sinh, mà là chúng tôi đều chịu đựng nhau rất nhiều. Chồng cũng chấp nhận nhược điểm của tôi. Trong hôn nhân, một số người kêu ca họ phải nhẫn nhịn chồng hoặc vợ nhưng thực ra, người kia cũng đang chịu đựng bạn". Từ khi yêu cho tới những năm đầu hôn nhân, đôi vợ chồng bị khán giả cho là "đôi đũa lệch" vì quá khác biệt. Nhiều người tung tin đồn Triều Vỹ ngoại tình với các bạn diễn, Lưu Gia Linh qua lại với các đại gia. Trên On, nữ diễn viên từng nói về tin đồn chồng yêu Trương Mạn Ngọc: "Những gì tôi biết cũng chỉ là tin đồn trên báo chí. Nếu quả thực anh ấy thích Trương Mạn Ngọc, tôi sẽ chúc mừng anh ấy. Mạn Ngọc là diễn viên xuất sắc mà". Còn nam diễn viên nói về các tin đồn: "Chúng tôi bên nhau mấy chục năm rồi, còn sóng gió nào chưa gặp. Những lời xì xào như thế thường xuất hiện. Với tôi, chẳng sao cả". Theo Appledaily, Lương Triều Vỹ được bay bổng, tự do nhưng mỗi khi vợ cần, anh bỏ tất cả để ở bên cô. Thập niên 1990, Gia Linh xã hội đen bắt cóc, giam giữ suốt ba giờ đồng hồ vì không chịu đóng phim theo yêu cầu của ông trùm tổ chức. Những kẻ bắt cóc trói diễn viên, cởi bỏ hết quần áo, chụp lại cảnh cô khỏa thân. Sau đó, chúng thả nữ diễn viên. Tới năm 2002, tờ East Week đăng ảnh lõa lồ, thống khổ của Lưu Gia Linh khi bị bắt cóc, chạm vào nỗi đau của cô. Tháng 11/2002, hơn 500 nghệ sĩ Hong Kong gồm Lương Triều Vỹ, Thành Long, Trương Quốc Vinh, Mai Diễm Phương... tổ chức cuộc biểu tình trên phố, phản đối tờ East Week. Trước sức ép của dư luận, East Week phải đóng cửa, tổng biên tập tờ báo này chịu mức án 5 tháng tù giam. Khi Lưu Gia Linh chịu đau đớn thể xác, tinh thần, Lương Triều Vỹ hủy tất cả công việc. Bạch Lộ Mi, nhà báo quen hai diễn viên, tiết lộ tài tử từng nói với bạn đời: "Làng giải trí phức tạp quá, chúng mình đi thôi. Em muốn đi đâu, anh theo đó". Trong talkshow trên QQ năm 2018, Lưu Gia Linh nói: "Anh ấy cho tôi sức mạnh đi qua hai lần bị chà đạp đó. Lương Triều Vỹ như ngọn núi vững để tôi dựa. Dù thế giới này có làm sao, tôi cũng không sợ, vì tôi có người để dựa". Ở tuổi ngũ tuần, đôi vợ chồng theo đuổi đam mê riêng. Lương Triều Vỹ đóng phim, thường du lịch, chơi các môn thể thao ở biển. Anh tìm được niềm vui ngay cả khi một mình. Trên đài CRHK hôm 7/9, tài tử nói sống tự tại, có kịch bản hay thì đóng phim, mệt thì nghỉ. Trong khi Lưu Gia Linh gần đây làm MC, đóng phim ở Trung Quốc đại lục. https://vnexpress.net/33-nam-ben-nhau-cua-luong-trieu-vy-luu-gia-linh-4356207.html
2021-09-22, 09:12 AM
Giáo Hoàng Francis: “Tôi vẫn sống, mặc dù một số người muốn tôi chết!”
Giáo Hoàng Francis đã nói đùa rằng một số người trong Giáo Hội hy vọng ông sẽ không sống sót trong cuộc phẫu thuật đại tràng gần đây của mình. Ngài cũng lên án những người bảo thủ khét tiếng vì đã làm “công việc của ma quỷ” bằng cách phá hoại Giáo hội Công giáo La Mã. Những bình luận trên được Giáo Hoàng Francis đưa ra trong cuộc gặp gỡ các tu sĩ Dòng Tên, một dòng tu Công giáo, ở Slovakia vào tháng này. Lời nói của Ngài đã được tạp chí Dòng Tên La Civilta Cattolica đưa tin hôm Thứ Ba, 21 Tháng Chín. Bản tin cho biết, khi được một trong những tu sĩ Dòng Tên hỏi về sức khỏe của mình, Giáo Hoàng Francis đã trả lời: “Tôi vẫn còn sống, mặc dù một số người muốn tôi chết!”. Rồi ngài nói thêm: “Tôi biết rằng thậm chí đã có những cuộc họp giữa các giám mục nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng đang ở trong tình trạng nghiêm trọng hơn những gì đã được nói. Họ đang chuẩn bị mật nghị (để bầu một Giáo Hoàng mới). Nó đã diễn ra như vậy. Cảm ơn Chúa, tôi khỏe”. Hồng Y Francis, người được bầu làm Giáo Hoàng vào năm 2013, đã trải qua cuộc phẫu thuật ruột kết vào ngày 4 Tháng Bảy và phải nằm viện 11 ngày. Ngay sau đó, Ngài đã bắt đầu lại một lịch trình làm việc đầy đủ. Giải quyết một số thách thức mà Giáo Hội đang đối mặt, Giáo Hoàng Francis nhắm vào những người theo chủ nghĩa bảo thủ truyền thống khi nói rằng “quay lưng lại không phải là con đường đúng đắn” và điều quan trọng là phải tiến lên. Ngài tố cáo một “đài truyền hình Công giáo lớn”, đã liên tục tấn công Ngài. “Cá nhân tôi có thể xứng đáng bị tấn công và lăng mạ vì tôi là một tội nhân, nhưng Giáo Hội không xứng đáng nhận những điều tố cáo xằng bậy này. Đó là công việc của ma quỷ.” Trong những năm gần đây, Đức Giáo Hoàng Francis đã trở thành tâm điểm chỉ trích của một số ít nhưng mạnh mẽ của những người bảo thủ Mỹ không hài lòng với lập trường của Ngài về các vấn đề thần học cũng như các vấn đề xã hội từ nhập cư đến biến đổi khí hậu. Họ thường xuyên dành thời gian công kích trên mạng truyền hình Công giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ EWTN. Giáo Hoàng thừa nhận rằng những lời chỉ trích từ các giáo sĩ trong Giáo Hội đôi khi khiến Ngài khó chịu. “Tôi đôi khi mất kiên nhẫn, đặc biệt là khi họ chỉ biết phán xét vô tội vạ, mà không quan tâm đến một cuộc đối thoại thực sự. Tôi không thể làm gì khác được. Tuy nhiên, tôi không mắc bẫy họ, khi họ muốn tôi bước vào thế giới tưởng tượng của họ”. Ngài cảnh báo chống lại “sự cứng nhắc” của một số giáo sĩ và nói rằng Chúa muốn xã hội được tự do. Giáo Hội Công giáo dạy rằng xu hướng đồng tính không phải là tội lỗi nhưng những hành vi đồng tính thì có. Tuy nhiên, Giáo Hoàng Francis là người đã hòa giải với người đồng tính hơn bất kỳ Giáo Hoàng nào khác. Tạp chí Dòng Tên La Civilta Cattolica trích lời Giáo Hoàng nói: “Chúng tôi sợ phải đồng hành cùng những người có đa dạng giới tính”, đồng thời nói thêm rằng các linh mục nên hỗ trợ cho các cặp đồng tính luyến ái. Tuy nhiên, Ngài cũng cảnh báo chống lại sự trỗi dậy của “tư tưởng giới tính”: “Nó nguy hiểm vì nó trừu tượng đối với cuộc sống cụ thể của một người, như thể một người có thể quyết định một cách trừu tượng về việc trở thành đàn ông hay phụ nữ”. (Theo Reuter)
2021-10-09, 05:27 PM
Argentino Tango chỉ ở Argentina mới có
BUENOS AIRES, Argentina (NV) – Nếu Brazil có vũ điệu Samba nóng bỏng, Chile và Peru có những vũ điệu dân gian pha trộn giữa thổ dân Inca với Spain, thì Argentina nổi tiếng với điệu vũ Argentino Tango độc đáo riêng biệt của mình. Đây là một trong những nét văn hóa đặc biệt của thủ đô Buenos Aires, Argentina. Nói đến điệu nhảy Argentino Tango thì chúng ta cũng cần biết thoáng qua một chút lịch sử của đất nước Argentina. Đây là quốc gia mới dành được độc lập vào giữa thế kỷ 19 từ đế quốc Spain. Trong thời gian đô hộ Argentina, Spain và Portugal đã cho “nhập cảng” nhân công nô lệ từ Châu Phi sang để làm trong các đồn điền, nhằm để thu lợi nhiều hơn trong các vùng thuộc địa. Những người nô lệ da đen ngày xưa ấy đã từng phải sống trong những khu tăm tối chật chội, có lẽ còn tệ hơn những khu ổ chuột ngày nay. Họ không có bất cứ các phương tiện giải trí trong đời sống u tối đó, ngoại trừ “Tango” là nơi họp mặt để chơi âm nhạc và nhảy múa theo giai điệu Candombe giúp họ quên đi những nhọc nhằn khổ cực hằng ngày. Gọi là Tango vì đây là ngôn ngữ nguyên thủy của Châu Phi với ý nghĩa là nơi gặp gỡ thân thiết. Mãi cho đến cuối thế kỷ 19, khi những di dân từ Ý bắt đầu nhập cảnh vào Buenos Aires thì mọi sự thay đổi. Người Ý rất thích hát hò và họ biết chơi nhiều loại nhạc khí khác nhau. Họ đã dùng giai điệu Candombe phối hợp với một số các giai điệu khác và dần dần thay đổi biến giai điệu này thành giai điệu Tango! Đến Buenos Aires bạn sẽ phải đến thăm khu phố nghèo La Boca, một khu phố cảng ngày xưa của Buenos Aires nơi đón nhận di dân đến từ Âu Châu. Ngày nay khu phố La Boca tuy vẫn nghèo, nhưng người dân ở đây đã có sáng kiến là sơn phết lại tất cả các dãy nhà nghèo thành các ngôi nhà màu sắc rực rỡ và tạo dựng thành một khu phố du lịch nổi tiếng. Nổi tiếng nhất là con phố Caminito, phố của Tango vỉa hè, phố của các quán cà phê bên đường, phố của các hàng quán bán đồ lưu niệm. Bạn có thể vừa ngồi thưởng thức hương vị cà phê expresso, vừa xem các nghệ nhân biểu diễn Tango. Bạn cũng có thể mời nghệ nhân chỉ dẫn một vài thế tango của Argentina cho bạn. Nhưng xin nhắc nhỏ bạn một chút, bạn nên “xin phép” người bạn đời trước khi tập nhảy Argentino Tango với các phụ nữ Argentina “nóng bỏng” vì điệu nhảy này rất “lả lơi” khêu gợi. Khởi đầu vũ điệu Tango là điệu nhảy của giới mày râu, vì thế đôi khi du khách vẫn bắt gặp trên đường phố Buenos Aires hình ảnh hai người đàn ông nhảy Tango với nhau, bước nhảy của họ xem ra cũng rất lả lướt. Khi nhảy, hai vầng trán của họ luôn chạm vào nhau và những bước chân lả lướt xoay vần trên mặt đất làm say mê người xem. Trải qua một thời gian dài, vũ điệu Tango được giới giang hồ nghèo tiếp nhận như là một cách giải trí cho họ. Những cô gái giang hồ, những ngưòi của các xóm nghèo đã “nhảy” vào đời sống Tango, họ đã gửi đời sống của họ vào điệu Tango bằng những bước chân lả lơi khêu gợi. Có lẽ vũ điệu Tango xuất phát từ đó và tự nó cũng đem theo những nỗi buồn thân phận của những cô gái giang hồ qua những nét gợi tình lả lơi. Tình yêu thể hiện trong vũ điệu Tango thời đó thường là cô đơn, buồn và cuối cùng kết thúc là sự phản bội. Cứ xem một buổi trình diễn Tango cổ điển thì người xem sẽ nhận thấy được điều này (nếu xem một buổi trình diễn Tango theo kiểu concert, người ta chỉ xem nghệ thuật nhảy nhưng sẽ khó hiểu ý nghĩa đích thực của tango). Vũ điệu tango ra đời, nhưng nó không được phổ biến vì biết bao nhiêu thành kiến của xã hội lúc đó, giới quý tộc, giới giàu sang, giới chính trị đã không đếm xỉa gì đến vũ điệu Tango. Họ cho đó là những vũ điệu dành cho các người nghèo thấp hèn trong xã hội. Vì thế điệu nhảy Tango cũng chỉ phát triển quanh vùng thủ đô Buenos Aires vào thời đó mà thôi.
Tuy nhiên, từ những năm 1914 trở đi, giai điệu Tango và vũ điệu Tango dần dần được mọi ngươì biết đến và ảnh hưởng đến các xứ Âu Châu như Ý, Anh, Đức, Pháp. Đó cũng là nhờ công lao của những nhà nghệ sĩ Argentina gốc Ý đã vun xới và giới thiệu Tango đến thế giới ngày nay. Ca sĩ Carlos Gardel vào thập niên 1925-1935 với mái tóc mượt mà bóng láng đã tạo ra một phong cách riêng biệt cho Argentino Tango. Paris kinh đô ánh sáng của Âu Châu là thành phố đầu tiên đã cho vũ điệu Tango cơ hội phát triển đi khắp mọi nơi. Giới thượng lưu bắt đầu xem Tango như là một nghệ thuật khiêu vũ, không còn thành kiến với hai chữ Tango. Cuốn phim “The last Tango in Paris” cũng được trình chiếu khắp nơi. Năm 1985, sự thành công của show Tango Argentino tại Broadway đã khởi đầu cho phong trào Tango fashion tại Hoa Kỳ. Ngày nay, vũ điệu Tango không chỉ riêng tại Argentina, mà đã lan truyền khắp mọi nơi trên thế giới từ Âu sang Á, từ Bắc bán cầu xuống Nam bán cầu. Mỗi nơi tự tạo cho điệu Tango của mình một phong cách riêng như Parisians Tango, Argentino Tango. Lối nhảy Argentino Tango tuy trông thật lả lướt và lơi lả, nhưng đòi hỏi người nhảy phải có sức khỏe vì bước chân hai người nhảy luôn luôn nhịp nhàng với nhau. Khi nhảy hai vòng chân nam nữ như ôm xoắn lấy nhau, ánh mắt thật lẳng lơ khêu gợi của người nữ, cái nhìn lạnh lùng tàn nhẫn của người nam. Những thế đứng hay duỗi chân khêu gợi kèm theo âm thanh giai điệu tango đã tạo cho Argentino Tango một phong cách thật độc đáo và riêng biệt. Chính điều này làm cho người xem trình diễn vũ điệu Argentino Tango không quên được Buenos Aires. Riêng tại Argentina, ngày 11 Tháng Mười Hai là ngày sinh nhật của ca sĩ Carlos Gardel, người được xem là biểu tượng Tango của Argentina, cũng đã được chọn là ngày lễ Tango của Quốc gia (National Day of Tango). Tango là một nhịp điệu khiêu vũ cùng bước nhịp nhàng với nhau, không giống như nhịp điệu của Trịnh Công Sơn “Tôi đi bằng nhịp điệu 1,2,3,4,5. Em đi bằng nhịp điệu 6,7,8,9,10.” Nhảy Argentino Tango mà không đúng nhịp với nhau thì dễ đi nhà thương lắm, vì đôi chân của mình có rất nhiều nơi dễ bị đối tượng “đá nhầm.” Nếu bạn đã đặt chân đến Argentina mà bạn chưa thưởng thức vũ điệu Argentino Tango, thì bạn sẽ tiếc hùi hụi khi rời Buenos Aires. (Trần Nguyên Thắng) https://www.nguoi-viet.com/doi-song/arge...na-moi-co/
2021-10-09, 06:03 PM
2021-10-18, 08:26 PM
|
« Next Oldest | Next Newest »
|