Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Lục Sơn Thanh Khê
@sư phụ:  Dạ răng rứa mà cái post của sư phụ quote lại kg được?
Đạn:  
Câu cuối dường như có hai nghĩa hén. Nếu mình tặng cho nàng một cục kẹo thì nàng sẽ tặng lại mình một nụ hôn ngọt ơi là ngọt, ấy là do vị đường còn sót lại lúc hun nhau vì nàng quên đánh reng, nhưng nếu mình mắng nàng một câu thì nàng sẽ nhân lên và phóng to ra thành 10 câu rủa, còn nếu mình lỡ tay táng nàng một bạt tai thì nàng sẽ táng lại mình cái gì?. Hoặc mình lỡ tay cut một phần mái tóc của nàng thì nàng sẽ cut lại của mình cái gì?.  Face-with-rolling-eyes4

Hoang mang thiệt luôn, đến mức không dám ngủ chung lun ah.  


Dạ thì là vậy, phần nhiều phụ nữ khi yêu thì rất là cuồng nhiệt và đắm đuối và làm tất cả cho người họ yêu nhưng khi giới hạn chịu đựng đã cạn kiệt thì một nhát vô tình kiếm pháp đoạn tuyệt hết.  Thế mới có câu đáng yêu nhất là phụ nữ khi yêu và đáng sợ nhất là phụ nữ khi bị chọc nổi điên.  Hahaha… Lol

PS.  Dân gian có câu phụ nữ là tiên hay phù thuỷ đều do cách cư xử của ông chồng á sư phụ.   Biggrin
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 2 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, TTTT
Reply
1670184173
(2023-04-29, 08:21 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: @sư phụ:  Dạ răng rứa mà cái post của sư phụ quote lại kg được?
Đạn:  
Câu cuối dường như có hai nghĩa hén. Nếu mình tặng cho nàng một cục kẹo thì nàng sẽ tặng lại mình một nụ hôn ngọt ơi là ngọt, ấy là do vị đường còn sót lại lúc hun nhau vì nàng quên đánh reng, nhưng nếu mình mắng nàng một câu thì nàng sẽ nhân lên và phóng to ra thành 10 câu rủa, còn nếu mình lỡ tay táng nàng một bạt tai thì nàng sẽ táng lại mình cái gì?. Hoặc mình lỡ tay cut một phần mái tóc của nàng thì nàng sẽ cut lại của mình cái gì?.  Face-with-rolling-eyes4

Hoang mang thiệt luôn, đến mức không dám ngủ chung lun ah.  


Dạ thì là vậy, phần nhiều phụ nữ khi yêu thì rất là cuồng nhiệt và đắm đuối và làm tất cả cho người họ yêu nhưng khi giới hạn chịu đựng đã cạn kiệt thì một nhát vô tình kiếm pháp đoạn tuyệt hết.  Thế mới có câu đáng yêu nhất là phụ nữ khi yêu và đáng sợ nhất là phụ nữ khi bị chọc nổi điên.  Hahaha… Lol

PS.  Dân gian có câu phụ nữ là tiên hay phù thuỷ đều do cách cư xử của ông chồng á sư phụ.   Biggrin
[Image: 775403390.gif] [Image: 909889171.jpg] 😁

Hihi, chắc tại vô tình sư phụ của Kỳ viết trong cái quote của nàng luôn nên nàng mới quote lời của SP nàng không được đó Kỳ. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Hello
                                                                                     
[-] The following 1 user Likes TTTT's post:
  • Lục Tuyết Kỳ
Reply
(2023-04-19, 09:49 PM)JayM Wrote: Jay nhớ đọc đâu đó, có ông nào đó tỏ ý phân vân, không mưốn dứt khoát vì không muốn "làm vỡ tim" cô bồ; thì có người trả lời: "Thôi đi, đừng tưởng mình có giá làm "vỡ tim" người khác, không yêu nữa thì chia tay, dừng chàng ràng làm mất thời giờ của cả đôi bên..."

Theo Jay nghĩ, bản năng của đàn ông đời đời háo sắc, lúc nào mình cũng phải "điểm phấn tô son, ngạo với nhân gian một nụ cười."  Shy

Lol

Chưởng pháp của nàng thâm hậu quá.  😂🤣

(2023-04-29, 08:32 AM)TTTT Wrote: 1670184173 

Hihi, chắc tại vô tình sư phụ của Kỳ viết trong cái quote của nàng luôn nên nàng mới quote lời của SP nàng không được đó Kỳ.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c  Hello

Ohhhh… thanks nàng.   Tulip4 😅
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 2 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, TTTT
Reply
(2023-04-28, 10:42 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Bài viết đã được 10 năm, modified theo thời gian...
...

Tôi và anh, chúng tôi là những đứa trẻ lưu vong, trưởng thành trên đất khách.  Nhưng tôi may mắn hơn anh, tôi đã không chứng kiến những ngày cuối cùng tan thương khi Sài Gòn sụp đổ, nhuộm một màu máu.  Tôi đã không tận mắt gặp chú sĩ quan đến báo hung tin, máy bay của bác tôi bị bắn hạ và bác tôi đã tử trận.  Tôi cũng không biết rõ gia đình tôi có bao nhiêu người đã bỏ mình trong biển đông khi đi tìm tự do, không chứng kiến cảnh bọn quân cướp mất hết nhân tính lột trần trụi từng người rồi bắt họ nhảy cóc để "khảo" vàng, trong đó có bà ngoại. Ký ức nhỏ bé của tôi chỉ nhớ man máng khẩu súng lục màu đen đúa lạnh buốt của gã cán bộ kê vào màn tang của bé con mới vài tuổi răng còn chưa mọc đủ, dưới cặp mắt sợ hãi của mẹ, bàn tay nặng mùi tanh của nắng và máu, hắn bịt miệng không cho con bé khóc, không cho con bé gọi mẹ cầu cứu.   Bọn chúng bắt mẹ, gán cho mẹ tội giấu vàng "trái phép".  Con bé lọ lem nước mắt giọt ngắn giọt dài lem luốc được bà nội mang về căn nhà nhỏ gần Thánh Đường chăm lo, bảo bọc ..., chưa biết mặt bố cũng chẳng biết ông còn sống hay chết ở trại tù "Côn Đảo", mẹ thì bị giam cầm trong nhà tù của "chính quyền".

Còn anh, đôi mắt ngây ngô của anh đã ngơ ngác nhìn người mẹ quẹt giọt lệ đau buồn, đẩy anh lên tàu theo lưng người đàn ông xa lạ với lời dặn, "con nhớ dù giá nào cũng không được quay về đây, phải nghe lời chú B nghe không."  Con thuyền đánh cá nhỏ bé lênh đênh trên biển lớn, đối diện với thần chết, nhịn đói nhịn khát.  Để rồi cũng đôi mắt thơ dại ấy lại phải xanh mặt nín thở khi nhìn thấy bà mẹ cam tâm bóp mũi đứa con của mình không cho khóc cho đến chết kẻo tàu vượt biên bị lộ.  Những tháng ngày đen tối trên đảo, bị đánh bầm người với những vết sẹo còn chưa phai dấu vì những người kia muốn thêm phần ăn của cậu bé không cha không mẹ, bơ vơ côi cút.  Những cái thở dài não nuột mỗi khi anh kể chuyện cho bé nghe...

- "Nếu thời gian quay ngược lại, có lẽ anh sẽ nhảy xuống biển cho cá mập ăn còn đỡ khổ hơn."  Cũng có lẽ vì những cay đắng trải qua thời thơ ấu đã phần nào tôi luyện sự gan lỳ và nhiệt huyết trong anh.  Bé rất thích nhìn anh cười, nụ cười bạc màu gió sương...

Anh dạy bé học tiếng Việt, bật cười thành tiếng với cách phát âm ngọng nghịu "không dấu" của bé.  Con bé Mỹ con như tôi, rời khỏi Việt Nam và đáp cánh diều hâu tới Mỹ khi còn nhỏ lắm, tóc buộc hai đuôi bằng hai sợi dây ribbon màu hồng nhạt, xúng xính trong chiếc áo trắng viền màu xanh của hy vọng.  Vào thời đó, xứ tôi ở không có người Việt nhiều, nguyên cả trường học chỉ vỏn vẹn vài đứa người Á Châu da vàng.  Bên cạnh kho tàng sử sách của dân Việt mà bố và các bác bắt tôi phải học để không quên đi nguồn cội, anh dạy cho tôi qua âm nhạc, qua lời ca anh viết, qua thi văn ... 

Ngày anh tạm biệt tôi để vào đời binh nghiệp, tôi như vắng đi người bạn thân nhất của mình, nhưng tôi hiểu được phần nào nỗi niềm của anh.  Là thân trai - nợ nước thù nhà chưa trả, mang thân phục vụ mảnh đất cưu mang dưỡng dục mình để đáp đền ơn nghĩa cũng là điều mà mẹ anh đã dặn trong chúc thư kia.  Như ba anh năm xưa, lấy máu đào đền nợ nước.

Bao nhiêu năm qua, từ khi Sài Gòn mất tên và người Việt Nam mất nước vào tay cs, ngày 30 tháng 4 năm 1975 tang tóc, cậu bé năm xưa - anh tôi nay đã ngoài 50.  Chúng tôi cùng lớn lên, được dưỡng dục trong một thế giới đặt quyền làm người là căn bản, nơi mà phẩm giá con người được tôn trọng, được học hành đến nơi đến chốn, cơm thừa no, áo dư mặc.   Những bông hoa lạ được dịp tỏa mình khoe hương sắc giữa biển đời và được sự nể trọng của người bản xứ.  Chúng tôi được đào tạo trong môi trường có thể tự do phát huy tài trí của mình để trở thành những công dân có ích cho xã hội, chuộng công bằng, yêu công lý, và đặt phục vụ tha nhân, bảo vệ lẽ phải làm trọng điểm cuộc sống của mình.  Tự hào thừa nhận, "tôi là người Mỹ gốc Việt, I am proud to be a Vietnamese-American".   Hậu thế của những quân nhân đã nằm xuống vì bảo vệ mảnh đất miền Nam thơm mùi lúa mạ, xanh màu nước non; những sĩ quan đã bị khổ hình, đã chết tức tưởi trong ngục tù cs nơi rừng sâu nước độc mà bọn cướp nước gọi là "trại cải tạo"; những xác người bỏ mình trong lòng đại dương; những người mẹ, người cô, người chị phải chịu cảnh đọa đày thân xác; những mảnh đời cam chịu sống bôn ba xa lìa quê cha đất tổ của mình vì không muốn quỳ luỵ một chế độ độc ác vô nhân tính, vô thần thánh.   Anh và tôi, những đứa trẻ mà gã cán bộ với giọng hống hách đặt cho cái tên, "con Ngụy"; bị thằng hàng xóm giật tóc, ăn hiếp, bảo là "đồ thằng Mỹ Ngụy bán nước".  Với sức nhịn trẻ con có giới hạn, con bé 5 tuổi đã dùng hết sức lực phản kháng của mình để lấy đi cái răng cửa và vài ounce máu mũi của cái tên ôn toi láo xược ấy và phần thưởng là hai roi mẹ quất cho tội đánh nhau.

Vị sĩ quan cấp trên của anh trong một buổi dạ tiệc đã nói với tôi rằng, "tôi yêu và nể phục nhất là người phụ nữ Việt Nam, các cô không chỉ là những bông hoa xinh đẹp mà còn mang trong trái tim sự kiên cường đáng nể, gồng gánh biết bao tan thương của quá nhiều cuộc chiến trong lịch sử nhân loại."  Tôi nhìn thấy sự hãnh hiện pha lẫn chua xót trong đáy mắt anh.  

Tôi mỉm cười khi có một ai đó khoe khoang sự phồn thịnh của Việt Nam sau ngày mà họ gọi là "giải phóng", tôi không màng tới những phần tử đã được nhà nước huấn luyện để lòe thiên hạ.  Anh và tôi đều thấu hiểu và ít nhiều cũng là một phần sự thật trong lịch sử sau cuộc chiến, của một nước Việt Nam CHXHCN nghèo nàn trong những xứ nghèo, kém văn minh nhất trên thế giới.  Dù cái vẻ hào nhoáng bóng bẩy giả tạo có được trau chuốt thế nào, thì trong ruột vẫn là những mảnh đời đáng thương hoang phế.   

Những đứa trẻ mà bị gọi là "con thằng Mỹ/Ngụy bán nước" là những đứa đã tuôn chảy bao dòng nước mắt xót xa trước cuộc sống khổ cực của người dân cùng nòi giống với họ, những người dân lương thiện trong những mái chòi, tấm tôn mục nát.   Họ được gì trong cái Thiên Đường XHCN mà đảng đã ngụy tạo nên sau khi xâm chiếm miền Nam, "thống nhất đất nước" ?  Những tài sản mà bọn cán bộ vơ vét của phần tử "tư sản" có làm cho dân nghèo bớt đói, đời họ bớt khổ chăng hay là chỉ góp vào cái túi rỗng đáy của những "ông cán bộ" chức cao quyền trọng, xây biệt thự, mua chữ mua danh cho các "ông chúa dollar, bà hoàng sa xỉ"?   

Những thân phận lưu vong, những đứa trẻ mà đã từng bị coi là "cặn bã của Mỹ/Nguỵ" giờ đây lại được chính bọn yêu hùng gán cho cái mạc đẹp đẽ hơn là "Việt Kiều yêu nước" hay "khúc ruột ngàn dặm" hòng họ quên đi mối thù nhà tan cửa nát mà hợp tác, bán rẻ lương tâm, bán luôn cả sơn hà xã tắc và máu xương của đồng bào mình.  Những lời trách mắng nhắc nhở của các bậc trưởng bối với những vết thương vẫn còn dày vò trong từng giấc ngủ, "dân của nó thì phải để tụi VC nó lo, sao mình lại phải mang tiền về nuôi dân của nó..."

Vì tình người, hết nhóm này đến nhóm khác, hăng say góp nhặt kẻ ít người nhiều, để có thể giúp những mảnh đời khốn khổ bị xã hội sa hoa bỏ rơi được một túi gạo ăn hay tấm áo lành sống qua ngày nơi quê nhà.  Nơi mà họ có một mối thù đẫm máu với cái đảng đã giết cha, giết chú bác, thảm hại gia đình của họ, ép họ phải sống đời lưu lạc không thể về nơi quê Cha đất Tổ vinh danh những vị anh hùng đã xả thân vì chính nghĩa, để bảo vệ dải non sông mà tổ tiên đã gầy dựng bằng xương máu.  Họ là những đứa trẻ mà xã hội của đảng liệt vào danh sách thành phần "phản cách mạng" vì không chịu bất nhân bất nghĩa dẫm lên huyết thống tổ tiên mình, làm tôi mọi cho sự tàn ác của một chế độ lấy máu dân lành làm sức mạnh.

Anh nói với tôi ...

- Ngày xưa, anh hay trách ông trời sao nhẫn tâm với người VN quá, nhưng nhìn VN bây giờ, anh mới thấy định mệnh chỉ là một phần, còn sự chọn lựa của chính mình mới đưa mình tới ánh sáng hay bóng tối, vinh quang hay diệt vong.

Biết tính anh, những câu nói bao giờ cũng chứa đựng nhiều hàm ý.  Có khi là lời khuyên bảo, đôi khi là lời tâm sự.

Những mảnh đời lưu vong, sau bao khổ cực, sống bằng nước mắt cũng đã đến được bến bình yên, sung túc no ấm đầy đủ trong một thiên đường tự do, công danh rạng rỡ - vì họ đã chọn thà chết chứ không đội trời cùng cs.  Xin tri ân những người cha, người mẹ, vị trưởng bối đã chọn đi con đường nhỏ hẹp, chông gai, khó khăn và hiểm nguy gian khổ nhất, để người trẻ chúng con có được ngày hôm nay.  Để rồi nhìn về cội nguồn của mình, biết nơi đâu là xã hội của con người và nơi nào là địa ngục.  Chứng kiến con người bị tà quyền áp bức, phẩm giá con người bị chà đạp, mạng sống người dân bị coi rẻ bởi một chính quyền bất lương, tàn ác và vô nhân đạo; lợi dụng sức mạnh quyền hành đàn áp lương dân vô tội, dùng máu của dân oan để tạo thêm thế lực cho bọn giặc xâm lăng, hèn nhát làm tôi mọi, tay sai, nô lệ cho kẻ thù nghìn năm của dân tộc.  Những người can đảm dám đứng lên nói lời công đạo, khí khái yêu nước thương dân thì bị bọn chức quyền ỷ thế ức hiếp, bắt bớ, đánh đập giam hãm vào tù tội, hoặc ôm hận lưu vong.  Một xã hội mà điều thiết thực nhất cũng không có, con người không được quyền của con người.  Vinh quang "giải phóng" không thấy hiện hữu, nhưng dân tộc thì đang trên con đường đưa đến diệt vong - khi dân không sống nổi với giặc trong, non sông gấm vóc thì bị dâng hiến cho giặc ngoài.

Mùa xuân năm nay, 48 mùa xuân sau ngày Sài Gòn thất thủ, "Bé" lại mừng sinh nhật của mình dưới bầu trời tự do, cùng anh đứng nhìn sự phồn vinh, thịnh vượng của hòn đảo nhỏ bé chỉ mới lập quốc có vài mươi năm tuổi, nghĩ về quê Mẹ mà ngậm ngùi xót xa.  Bao nhiêu năm trưởng thành cùng những hoài bão, những lý tưởng, ước vọng cho cố hương bên kia bờ đại dương, hai anh em giờ đây tóc đã bạc như nhau.  

Ánh nến lung linh dưới hơi lạnh đầu xuân, giọt sương ngả mình hôn nhẹ lên bờ má, ửng hồng. Ngày mai, một ngày mai nắng hồng cũng sẽ đến trên quê hương Việt Nam ở bên kia bờ đại dương, và những đau thương sẽ trở thành những cụm hoa cúc trắng bền bỉ và dai dẳng, chẳng úa tàn dù phải hứng mình giữa ngày mưa dầm hay nắng gắt.

Viết cho ngày quốc hận 30-4.

LT




(2023-04-28, 02:28 PM)vô_danh Wrote: tôi đã đi
tôi vẫn đi mãi biết bao giờ trở lại
https://app.box.com/s/0a27z9i6cztar0wkhfxzqn134y7d6tfk

Đọc bài viết của Kỳ, coi Kinh Khổ & Việt Nam, nghe anh Vô Danh hát, lòng ngậm ngùi nhớ về quê xưa.  Có những bài học rất hay, có lý về sự bao dung và tha thứ.  Nhưng khi nhìn lại cuộc chiến VN và bao nhiêu hy sinh, máu xương của cha anh, bao nhiêu dân mình, kể cả bạn bè thân thương của tôi đã bị chôn vùi thân xác dưới biển Đông, lòng vẫn không khỏi khoắc khoải, uất hận trào dâng.  Crying-face4
[-] The following 3 users Like JayM's post:
  • Lục Tuyết Kỳ, TanThu, vô_danh
Reply
(2023-04-29, 01:52 PM)JayM Wrote: Đọc bài viết của Kỳ, coi Kinh Khổ & Việt Nam, nghe anh Vô Danh hát, lòng ngậm ngùi nhớ về quê xưa.  Có những bài học rất hay, có lý về sự bao dung và tha thứ.  Nhưng khi nhìn lại cuộc chiến VN và bao nhiêu hy sinh, máu xương của cha anh, bao nhiêu dân mình, kể cả bạn bè thân thương của tôi đã bị chôn vùi thân xác dưới biển Đông, lòng vẫn không khỏi khoắc khoải, uất hận trào dâng.  Crying-face4
tưởng niệm quốc hận ở cà
bữa nay mưa to gió lớn
[Image: 92239741-0428-453-E-A421-EBB85-E147-FC1.jpg]
[-] The following 4 users Like vô_danh's post:
  • JayM, Lục Tuyết Kỳ, phai, TanThu
Reply
Đọc bài viết này của người Sài Gòn mà ngậm ngùi.
….

Tháng tư

Tôi thật sự không muốn viết gì về cái ngày đặc biệt này. Với ngày này tôi chẳng có một mối hận thù nào, cũng như không có sự yêu thích nào với chính quyền VNCH, không mặn mà gì lắm với những ông VC, đặc biệt là sau Mậu Thân ở Huế…

Chúng tôi thời ấy, tuổi trẻ ấy, chỉ mong chấm dứt cuộc chiến phi lý, chỉ muốn mơ cuộc sống hoà bình, và ngây thơ kêu gọi “dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!”, ngây thơ “khi hết chiến tranh tôi sẽ đi thăm từ Bắc đến Nam, đi thăm ruộng đồng lúa chín…”, tôi ngây thơ như bao nhiêu sinh viên học sinh thuở đó. Chúng tôi xuống đường, chúng tôi biểu tình, chúng tôi bị đàn áp, nhưng chúng tôi vẫn có quyền lập hội, lên tiếng, đòi hỏi, chúng tôi được luật pháp bảo vệ….

Và cái ngày ấy 30/4 cũng đến một cách bất ngờ. Một chế độ hùng mạnh nhất Đông Nam Châu Á đổ sụp một cách nhanh chóng. Chúng tôi tiếp cận những con người chính danh từ Bắc, những con người nấp kín trong rừng, những con người nửa kín nửa hở, hai mặt trong thành phố chung quanh mình, và chúng tôi tham gia một cách háo hức, một cách nhiệt tình với tất cả mọi chủ trương của chính quyền mới…

Chúng tôi phải kê khai lý lịch hàng chục, hàng trăm lần, chúng tôi đã phải vứt bỏ tất cả những gì đã khai phóng chúng tôi như những cuốn sách của các nhà văn nổi tiếng nước ngoài, những trước tác văn chương của nền nghệ thuật miền Nam, từ chối tất cả những gì đã đi vào tình tự con người như những nhạc phẩm của Phạm Duy, TCS, Ngô Thuỵ Miên…, bị gọi là vàng, vàng vọt!..,

Chúng tôi phải học tập một chính sách kinh tế kỳ dị, không cạnh tranh, không tư nhân mua bán…, Và, đôi mắt ngơ ngác, tự hỏi, tìm tòi đã nhanh chóng cho chúng tôi thấy một sự thật sai lầm, yếu kém…của một chế độ mới, sự không tưởng của một nền kinh tế XHCN, một chủ thuyết vu vơ CS... Tiếp theo là từ một công dân ưỡn ngực ngạo nghễ với láng giềng, nhanh chóng chúng tôi trở thành kẻ tự ti, lạc hậu, kém cỏi…

Thái Lan, Singapore, Malaysia, Nam Triều Tiên…, những vùng đất “đàn em” của chúng tôi, trở thành cõi thiên đàng…

Nhục đất nước, nhục người Việt…


48 năm sau ngày ấy, người dân được cởi trói hơn nhưng vẫn trong vòng kim cô Ngộ Không, thích thì Tam Tạng đọc cho rên xiết, không thích thì cho bay nhảy lung tung, hàng triệu người đi làm thuê ở Đông Nam Châu Á, hàng ngàn cô gái xinh đẹp đứng khoe thân cho trai Hàn, trai Đài Loan tuyển chọn…

Vậy đó, ngày 30/4 tôi không có hận thù, ngày này đã giúp tôi gặp lại 2 người chú, một tập kết ra Bắc, một từ bưng biền trở về, và cho cha tôi niềm vui đoàn tụ, cùng những giọt nước mắt bị đánh tư sản, cho tôi, một sinh viên yêu nước, trong một gia đình “cách mạng”, bị ông bí thư đảng uỷ họ Hà dân bờ nam Thanh Quít của trường đại học BKĐN ký quyết định đuổi học vì “khai man lý lịch”….

Nếu không có chú tôi đang giữ chức vụ cao trong tỉnh ra tay can thiệp, có lẽ cuộc đời tôi đã rẽ những góc khác rồi…

Và nếu không có ngày ấy, 30/4, làm chi trong tuổi già nua này tôi có một cháu nội Nguyễn An Chi xinh đẹp, thiên thần, cho tôi hạnh phúc!…

30.4, bâng khuâng, lặng lẽ, vui. buồn. Trời Sài Gòn hôm nay oi bức, dẫu có những cơn gió nhẹ thổi lên từ bến Bạch Đằng!…

SG, 30.4.2023

Chon Nguyen


Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui
Sài Gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 3 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, TanThu, vô_danh
Reply
Thấy mới đọc bài này của bà Mạc Việt Hồng (sure là trò cũng biết bà này  Wink  ) trên FB, bà ta phía bên thắng cuộc (người Bắc có bố mẹ là đang viên cs) nhưng cuối cùng không kham nổi tư duy của những người thắng cuộc và phải di cư qua Ba Lan sống.

Cho thầy dán ở đây heng.



Mạc Viêt Hồng - FaceBook..

Đã "bốn con mèo" trôi qua kể từ 1975, những người sinh ra ngày đó, giờ nhiều người đã thành ông thành bà; nhưng cứ dịp này cộng đồng mạng lại bàn chuyện "hòa hợp hòa giải" dân tộc. Mình thường giữ im lặng, chẳng mấy khi bàn. Vì quan điểm của mình nó hơi khác, nói ra dễ mất lòng.
Mình cho rằng, còn chế độ CS thì không có hòa giải dân tộc gì cả. Trên thế giới này, chưa có nước nào thành công trong việc hòa hợp hòa giải dân tộc với chế độ cộng sản cả, mà chỉ có thể  xóa bỏ chế độ, khi đó mọi hận thù sẽ tan biến. Vậy, khi chế độ còn ngồi đó, thậm chí còn vững như bàn thạch, thì các cụ bàn cái gì?
Với người dân, chẳng có gì phải hòa giải cả. Sau chiến tranh, con ông cộng sản đã lấy con ông cộng hòa, sinh con đàn cháu đống. Khi dân Bắc nam tiến, họ trở thành hàng xóm của nhau; Bắc thích cải lương, cũng như người Nam quen với kịch nói; người Bắc thích hủ tiếu như người Nam thích phở.v.v.
Nhưng với những người cầm quyền thì khác. Họ chưa khi nào thừa nhận những sai lầm từ cải tạo tư sản, từ đổi tiền, thực chất là cướp bóc tài sản của tầng lớp giầu có ở miền Nam Việt Nam. Họ chưa bao giờ thừa nhận thảm kịch thuyền nhân mà hàng trăm ngàn người đã nằm dưới đáy biển. Họ không thừa nhận việc các trại cải tạo hay việc đẩy đi kinh tế mới là đày đọa con người. Mọi việc hòa giải phải bắt đầu từ nhận lỗi, xin lỗi; cái mà sẽ không bao giờ có dưới chế độ CS. Vậy thì bạn chờ gì ở đây?
Ngoài "ân oán giang hồ" cũ, chế độ đã gây ra những oan trái khác trong mấy chục năm qua, với những người nông dân bị thu hồi đất với giá rẻ mạt, bị cưỡng chế vô pháp luật; trù dập những người lên tiếng, những người khác quan điểm..v.v. Vậy thì hòa giải kiểu gì, hòa giải tới bao giờ cho hết, cho xuể?
Cho nên, khi chế độ CS còn đó, không có hòa giải gì đâu, bàn cho phí lời đi. Điều này cũng đã được lịch sử minh chứng. Đông Đức- Tây Đức chỉ hòa giải được khi bức tường Berlin sụp đổ. Ba Lan, thời CS cũng vậy, kiều dân ở nước ngoài cũng bị coi như "thế lực phản động", "chống phá" nọ kia; nhưng khi chế độ Cs ở đây sụp đổ thì trong- ngoài chan hòa trong vài nốt nhạc.
Hòa giải, túm lại phải ngồi cùng một chiếu (như Ba Lan là cùng cái bàn Tròn), anh vẫn ngồi chiếu trên, được quy định độc quyền bằng điều 4; tôi vẫn ngồi chiếu dưới cho gì được nấy, cần gì phải xin xỏ, thì đến Tết Công-gô, các cụ nhé.
Vậy nên khỏi bàn cho nhọc xác, cứ chờ đi, chờ tới khi nào thì... tớ không biết nhé, hehehe.



Thấy đúng quá, thế hệ cha anh của chúng ta, đồng minh và những người lãnh đạo tối cao đã có những sai lầm chí mạng đưa đến sự sụp đổ của miền Nam giờ thì cả nước rơi vào tay cs mà cs lại rất đầy đủ mánh khóe và sự tàn ác để đàn áp và cai trị vậy nên chẳng có chút hy vọng gì cho sự hòa giải thật sự đâu.
[-] The following 4 users Like phai's post:
  • Ech, JayM, Lục Tuyết Kỳ, TanThu
Reply
(2023-05-01, 08:06 AM)phai Wrote: Thấy mới đọc bài này của bà Mạc Việt Hồng (sure là trò cũng biết bà này  Wink  ) trên FB, bà ta phía bên thắng cuộc (người Bắc có bố mẹ là đang viên cs) nhưng cuối cùng không kham nổi tư duy của những người thắng cuộc và phải di cư qua Ba Lan  sống.

Cho thầy dán ở đây heng.

[
Thấy đúng quá, thế hệ cha anh của chúng ta, đồng minh và những người lãnh đạo tối cao đã có những sai lầm chí mạng đưa đến sự sụp đổ của miền Nam giờ thì cả nước rơi vào tay cs mà cs lại rất đầy đủ mánh khóe và sự tàn ác để đàn áp và cai trị vậy nên chẳng có chút hy vọng gì cho sự hòa giải thật sự đâu.

Dạ thầy cưng tự nhiên nhe thầy, có thầy mang bài vào cho đọc còn gì bằng.  Ma maison est ta maison.  😁 Heavy-black-heart4  Kaos-1

HHHG cái gì khi mà năm nào chúng cũng ăn mừng chiến thắng trên nỗi đau của hàng triệu người.  

Trò kg biết thầy biết ông Nguyễn Gia Kiểng của tổ chức Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ở Pháp kg.  Ông này là xướng ca cho bài HHHG đó thầy, gần 10 năm trước ổng sang Mỹ gặp gỡ anh em tụi trò để rao giảng bài này, mới đầu trò còn ngồi nghe ổng nói, nhưng khi ông ta nói dẹp bỏ Cờ Vàng thì trò đã bỏ về kg hẹn gặp lại.  🙄
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Một góc nhìn khác.  Tuy là trước đây tôi đã có nhiều lần bất đồng với vài bài viết của anh, nhưng phân tích trong bài này thẳng thắn, straight to the point.


ĐỪNG ĐÒI HỎI CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI NHỮNG ĐIỀU MÀ NÓ KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC .

48 năm qua người dân Việt Nam hay đòi hỏi chế độ độc tài những điều mà bản thân nó không thể làm được . Bởi vì họ chỉ nhìn thấy một chiều vấn đề . Họ không đặt mình vào hoàn cảnh của chính chế độ đó để thấy rằng mong muốn của mình là ảo tưởng, phi thực tế .

Lấy một số ví dụ để các bạn hiểu rõ vấn đề :
- Thứ nhất dân yêu cầu đa đảng là điều không bao giờ xảy ra . Đa đảng thì đảng cộng sản không còn cầm quyền . Không còn cầm quyền thì làm sao sống đế vương , tham nhũng , hành dân ? Do đó chúng bảo vệ độc đảng là điều đương nhiên phải thế.

- Thứ hai dân mạng yêu cầu tam quyền phân lập ? Điều này chờ đến Tết Công gô . Bởi lẻ muốn có tam quyền phân lập thì trong hiến pháp phải thừa nhận đối lập .Đảng cộng sản dù có chết cũng không bao giờ thừa nhận đảng đối lập .

- Thứ ba dân đòi hỏi bầu cử ? Nằm mơ đi . Nếu bầu cử tự do thì đảng Cộng sản sẽ phải cạnh tranh với đảng phái khác để xin phiếu của dân ? Chúng chả dại .

- Thứ tư dân đòi hỏi tự do , nhân quyền? Nếu cho dân tự do , nhân quyền thì biểu tình sẽ xảy ra và đảng cầm quyền sẽ bị hạ bệ tức khắc . Do đó chúng buộc phải xây nhà tù nhiều hơn trường học , củng cố bộ máy công an trị .

- Thứ năm dân đòi công lý ? Muốn có công lý thì phải có tư pháp độc lập , ra phán quyết phải có một bồi thẩm đoàn được chọn từ dân . Chế độ độc tài sẽ không bao giờ chấp nhận điều này vì như thế quyền lực bảo vệ hiến pháp , luật pháp do chúng đặt ra sẽ bỏ đi đâu ? Vứt vào sọt rác ?

- Thứ sáu dân đòi hỏi chế độ không nói láo ? Nói sự thật để mà chết ? Không nói láo thì làm sao có thể khiến dân tin mù quáng để không biểu tình tạo ra đa đảng . Phải nói láo , láo càng nhiều càng tốt lúc đó đảng mới trường tồn .

- Thứ bảy dân đòi hỏi chế độ không tham nhũng ? Mong ước viễn vông . Không tham nhũng làm sao có tiền để nuôi bộ máy bảo vệ chế độ ? Ngân sách không đủ vì năng suất lao động thấp , đồng lương chết đói thì chính quyền phải khuyến khích tham nhũng để lấy nguồn thu từ dân bù vào lương nhằm làm cho cán bộ trung thành với chế độ .Nếu không có nguồn thu này thì chế độ sẽ sụp đổ tức khắc . Do đó chống tham nhũng chỉ là trò lừa đảo , chỉ trẻ con mới tin . Tất cả các ngành đều phải tham nhũng để tồn tại .

- Thứ tám: dân bảo chính quyền đừng cướp đất ? Không cướp đất chính quyền lấy gì sống ? Đất đai là tài sản vô giá để bổ sung cho ngân sách .Không cướp đất bồi thường với giá rẻ mạt thì chính quyền làm sao hưởng giá chênh lệch hàng chục hàng trăm lần để trả lương cho 11 triệu kẻ ăn lương , làm sao có tiền để gởi qua Mỹ nhằm hạ cánh an toàn ?

- Thứ chín : dân bảo chính quyền phải tự do báo chí , giáo dục nhân bản khai phóng… Toàn những đồi hỏi trên trời . Tự do báo chí , giáo dục khai phóng thì bọn trẻ lớn lên làm sao đi lính để bảo vệ đảng , bảo vệ chế độ  , làm sao xúi con nít ăn cứt gà ?

- Thứ mười : dân bảo chính quyền phải làm như các nước dân chủ ? Không bao giờ có . Nếu làm như các nước dân chủ thì ông chủ đâu có còn là đảng cộng sản . Đúng là mơ giữa ban ngày .

Do vậy phải nghiêm túc nhìn nhận rằng : khi thể chế chính trị là độc đảng thì chúng sẽ vì sự tồn tại của chúng chứ không vì quốc gia dân tộc. Do đó chúng buộc phải tàn ác , dối trá , tham nhũng để giữ quyền lực . Nếu anh chăm chăm phản biện để chúng sửa đổi thì anh cứ chờ cả ngàn năm cũng chẳng thay đổi gì .

Còn nếu dân sợ cái còng , khẩu súng , nhà tù của chúng để bảo nhau nằm yên  , ăn gì cứ ăn chừa mình ra thì chúng sẽ càng khoái chí vì đã lừa được anh . Nhưng có ngày anh cũng sẽ chết vì đủ thứ bất công giáng xuống đời anh , con anh .Lúc đó dân tình xung quanh anh cũng để mặc cho anh chết mà chẳng hề đoái hoài .

Kết luận : anh chỉ còn có cách là âm thầm , bí mật liên kết lại để thay đổi thể chế mặc kệ chúng nói gì thì nói . Anh yêu cầu bằng mồm chúng sẽ cười vào mũi anh vì chúng không thể làm được .

Hoai Linh Ngoc Duong
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • TanThu
Reply
SONG CHI: VIỆT NAM – NHÌN LẠI SAU 48 NĂM VÀ HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI.

Một cách tóm tắt, nhìn vào Việt Nam hiện nay sau gần nửa thế kỷ dưới chế độ độc tài toàn trị do đảng cộng sản lãnh đạo, chúng ta thấy gì?

Một đảng cầm quyền thất bại. Một chính phủ thất bại. Một quốc gia thất bại.

Cho đến nay các thế hệ lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện thành công hai mục tiêu duy nhất và quan trọng nhất đối với đảng: Một, giành được độc quyền lãnh đạo trên toàn cõi Việt Nam bằng mọi giá. Hai, giữ được quyền lực đó bằng mọi giá.

Cho đến nay đảng cộng sản Việt Nam vẫn là một trong vài đảng cộng sản còn lại trên thế giới được nắm trọn quyền. Không những thế, đảng cộng sản đã biến đất nước, nhân dân Việt Nam thành tài sản riêng, quyền sở hữu riêng của đảng, Với giang sơn lãnh thổ này đảng cộng sản muốn khai thác vơ vét tài nguyên đến cạn kiệt ra sao, muốn cắt nhường lãnh thổ lãnh hải hay đem cho thuê dài hạn, tùy ý. Với 100 triệu người dân, đảng tha hồ vắt kiệt mồ hôi sức lao động của dân qua đủ loại thuế phí cắt cổ, đưa dân đi “lao động xuất khẩu” để thu gom ngoại tệ, đảng muốn bắt ai, thả ai, kết án ai với đủ thứ tội danh mù mờ, đày ải ai…như thế nào, tùy ý. 5,3 triệu đảng viên hầu hết là có đời sống sung túc, của chìm của nổi hơn rất nhiều thành phần khác trong xã hội. Chức càng cao thì càng giàu, có nhà cửa bất động sản, tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, con cái toàn đi học ở những trường ngon nhất tại các quốc gia phương Tây giàu có, văn minh nhất. Đúng với câu hát “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình” (lời bài hát Quốc tế ca, tiếng Pháp: L'Internationale). Đúng với ý nghĩa đảng cộng sản đi làm cách mạng không phải để cứu nước, giải phóng nhân dân mà để “giải phóng” chính họ.

Nhưng sau gần nửa thế kỷ kể từ ngày giành được toàn Việt Nam về tay mình, đảng cộng sản vẫn là một đảng cầm quyền thất bại, chính phủ này vẫn là một chính phủ thất bại, và Việt Nam vẫn là một quốc gia thất bại.

Tại sao lại nói đảng cộng sản thất bại? Bởi vì, họ thắng một cuộc chiến nhưng đại bại trong hòa bình, khi đã phản bội lại toàn bộ lý tưởng xây dựng “một nước XHCN giàu mạnh, công bằng, tốt đẹp gấp trăm lần các nước tư bản phương Tây”, phản bội lại toàn bộ học thuyết, lý luận chủ nghĩa Mác Lenin, mô hình thể chế XHCN mà họ từng tôn thờ lúc đầu và bắt nhân dân phải đi theo, tất cả những gì mà hồi xưa họ lên án thì bây giờ họ đang quay ngược 180 độ làm theo mà còn tệ hại hơn gấp bội.

Họ cũng thất bại vì đối nội không thu phục được nhân tâm, đối ngoại phải quay sang bắt tay với Mỹ, thắng Mỹ nhưng bây giờ từ người dân cho đến quan chức đều cho con đi du học ở Mỹ (và các nước dân chủ phương Tây), thích hàng hóa cho tới cuộc sống Mỹ, đều tìm đường sang Mỹ định cư; và vẫn phải cần đến Mỹ trước sự hung hăng bành trướng của Bắc Kinh trên biển Đông. Chưa kể, họ thất bại vì đuổi Mỹ đi nhưng lại tự nguyện rơi vào cái vòng kim cô của Trung Cộng, bị trả giá thêm 2 cuộc chiến khác, bị mất thêm đảo, lãnh thổ lãnh hải vào tay Bắc Kinh v.v…

Không những đã phản bội hàng chục triệu người dân miền Bắc, trong đó có hàng triệu người ngã xuống vì tin vào “cuộc chiến tranh thần thánh chống Mỹ, giải phóng miền Nam” cho một tương lai tốt đẹp hơn, họ cũng phản bội xương máu của những người lính đã ngã xuống ở Trường Sa và trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, khi quay lại cầu hòa với Trung Cộng, gọi kẻ thù là đồng chí, anh em và nhiều năm sau vẫn không dám nhắc đến cuộc chiến này.

Càng ngày họ càng không thuyết phục được phần lớn người dân Việt Nam tin vào mô hình thể chế, vào tính chính danh, vào con đường đi lên CNXH của họ. Xã hội Việt Nam bây giờ ai cũng biết, hoàn toàn không phải là một xã hội XHCN, mà là một xã hội tư bản hoang dã, rừng rú, kết hợp với mô hình thể chế độc tài toàn trị. Và bây giờ thì có thể nói hơn 90% đảng viên cũng không tin vào điều đó hay có lý tưởng gì cả, ngoài chuyện phải bám lấy đảng vì quyền lợi.

Về mặt chính quyền, nhà nước cộng sản Việt Nam là một chính quyền thất bại, vì không xây dựng được một nền kinh tế tự lực tự cường, mà chủ yếu vẫn chỉ bán nông ngư sản, bán nguyên liệu thô, bán sức lao động rẻ mạt của nhân dân. Một nền kinh tế và chính trị quá phụ thuộc vào nước láng giềng Trung Cộng còn vũ khí thì phụ thuộc vào Nga, để bây giờ khi vũ khí của Nga đã chứng tỏ sự thua kém rất xa so với vũ khí của Hoa Kỳ và một số quốc gia phương Tây trong cuộc chiến Ukraine và Nga phải bắt tay với Trung Cộng cũng như tương lai sẽ phải phụ thuộc vào Trung Cộng nhiều thứ thì Việt Nam bị rơi vào thế khó. Không xây dựng được xã hội tốt đẹp, mọi điều nhà nước cộng sản hứa hẹn họ không làm được, ngay một ví dụ là chống tham nhũng họ tiến hành bao lâu nay, mở cả chiến dịch “đốt lò”, bắt bớ hàng trăm quan chức tham nhũng thuộc mọi lĩnh vực, cấp bậc, nhưng tệ nạn tham nhũng vẫn cứ hoành hành, tàn phá xã hội như một căn bệnh ung thư ở thời kỳ cuối.

Cuối cùng, Việt Nam là một quốc gia thất bại vì bị tụt hậu, thua kém nhiều mặt ngay đối với các nước láng giềng chứ chưa nói đến vị trí trên toàn cầu, không được thế giới ngưỡng mộ vì những thành tích trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự, quốc phòng, hay sự hào phóng, tử tế với thế giới, ngược lại, luôn luôn bị đánh giá rất tệ về tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, hồ sơ nhân quyền, chỉ số minh bạch quốc gia, chỉ số Dân chủ v.v… Một quốc gia thất bại vì người dân không được sống trong tự do, dân chủ, văn minh, hạnh phúc, bằng chứng rõ ràng của điều này là ngay sau khi cuộc chiến vừa kết thúc chưa bao lâu, người Việt đã ồ ạt bỏ nước ra đi và suốt gần nửa thế kỷ, dòng người ra đi chưa bao giờ dừng lại. Không biết ai đã nghĩ ra cụm từ “bỏ phiếu bằng chân” chính xác đến thế.

Để hiểu rõ hơn, hãy thử tìm hiểu ngược lại thế nào là một quốc gia thành công, một dân tộc thành công? Không so sánh với những cường quốc lớn về diện tích, dân số, về nền kinh tế, hãy thử nhìn sang các nước Bắc Âu như như Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy dù nhỏ bé, dân số chỉ có từ 5 đến 10 triệu người nhưng thế giới luôn luôn khâm phục, đánh giá rất cao các quốc gia này vì có nền kinh tế phát triển cao, có một hệ thống phúc lợi xã hội rộng rãi, luôn đạt thứ hạng cao trong nhiều bảng xếp hạng quốc tế về chất lượng cuộc sống, y tế, giáo dục, bảo vệ tự do dân sự, cạnh tranh kinh tế, bình đẳng, thịnh vượng và phát triển con người cho tới Chỉ số Liêm chính công, Chỉ số Dân chủ…Các quốc gia này cũng luôn luôn nằm trong top các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới hàng năm.

Thế giới cũng khâm phục quốc gia Israel mặc dù có diện tích lãnh thổ nhỏ cũng như dân số khiêm tốn chưa đến 10 triệu người, nhưng có bình quân thu nhập đầu người vào mức rất cao, với hạng 19 toàn cầu, đồng thời là nền kinh tế lớn thứ 30 trên thế giới, lực lượng lao động có tư chất, có trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp cao, có sức mạnh quân sự, kinh tế và tầm ảnh hưởng lớn về văn hóa, chính trị nên vẫn được công nhận là một cường quốc khu vực tại Trung Đông cũng như là một trung cường quốc trên thế giới.

Hoặc như Đài Loan bị hạn chế công nhận chủ quyền, bị Trung Cộng tìm mọi cách cản trở sự phát triển và hội nhập với thế giới bằng chính sách ngoại giao thù địch dựa trên nguyên tắc Một Trung Quốc, nhưng Đài Loan vẫn vươn lên mạnh mẽ. Nền kinh tế Đài Loan từ thập niên 1960 trở đi có sự phát triển thần tốc, tạo nên Kỳ tích Đài Loan. Từ thập niên 1990, Đài Loan trở thành quốc gia phát triển. Đài Loan hiện nay là trung cường quốc, nền dân chủ đang hoàn thiện từng ngày, xã hội văn minh, tiến bộ…

Sơ sơ như thế để thấy Việt Nam, có diện tích trung bình, dân số gần 100 triệu đứng đứng thứ 15 trên thế giới, có tài nguyên khoáng sản, vị trí địa chính trị thuận lợi, nhưng sau gần nửa thế kỷ thống nhất làm một dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản đã thành công hay thất bại. Những sự thay đổi trong đời sống của một bộ phận dân chúng hay trên bề mặt tại các thành phố, tỉnh thành lớn chỉ là so với chính Việt Nam của thời kỳ bao cấp hay với Miền Bắc trước năm 1975 mà thôi, còn nếu đi về làng quê, vùng sâu vùng xa, đời sống của dân nghèo, đồng bào các sắc dân bản địa, dân tộc thiểu số vẫn rất cực khổ, thiếu thốn đủ mọi thứ.

Những sai lầm, tội ác và những di sản nào nặng nề nhất mà đảng cộng sản đã và đang gây ra cho đất nước, dân tộc Việt Nam?

Không có một đảng cầm quyền nào, một chế độ nào trong lịch sử hơn 4000 năm của Việt Nam mà mức độ phá hoại của nó lại kinh khủng và di họa để lại về sau lại to lớn như chế độ độc tài do đảng cộng sản lãnh đạo. Có thể kể ra rất nhiều sự phá hoại vô cùng nghiêm trọng như:

- Tài nguyên cạn kiệt, môi trường thiên nhiên bị tàn phá nặng nề.

- Gây thêm sự chia rẽ trong dân tộc. Dân tộc Việt Nam vốn đã bị chia rẽ nặng nề do hậu quả của một cuộc nội chiến dài 30 năm, vết thương đó lại càng bị khoét sâu vì những chính sách trả thù tàn bạo của đảng và nhà nước cộng sản đối với những người thua cuộc sau ngày 30/4/1975, chính sách phân biệt lý lịch, bất công vùng miền…trong suốt thời gian qua.

- Những sai lầm trong chính sách nhu nhược với Trung Cộng khiến Việt Nam bị mất thêm đảo, lãnh thổ lãnh hải, bị phụ thuộc nặng nề về kinh tế, chính trị, quốc phòng.

- Nhưng nghiêm trọng hơn là đảng cộng sản đã hủy diệt bao nhiêu nhân tài của đất nước, tiêu diệt tầng lớp trí thức với ý nghĩa thực sự của hai từ này-trí thức là có kiến thức độc lập, quan tâm đến vận mệnh đất nước, có tinh thần phản biện lại những sự sai trái của chính phủ…-chỉ còn lại “đội ngũ” công chức, cán bộ ngoan ngoãn cúi đầu ngậm miệng vâng theo lệnh đảng. Tiêu diệt văn hóa tự do sáng tạo, chỉ còn lại những sản phẩm tuyên truyền một chiều. Tàn phá niềm tin của con người vào con người, vào luật pháp, vào tương lai vận mệnh của đất nước và khi hoàn toàn mất niềm tin thì người dân không cảm thấy phải gắn bó sống chết vì một tương lai chung, vận mệnh chung, ngược lại chỉ lo vơ vét thủ thân, thậm chí coi quê hương như cái “quán trọ” để sống tạm rồi tìm cách “hạ cánh an toàn” ở nước ngoài khi có cơ hội v.v…Chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam cũng tiêu diệt dũng khí, tính nhân bản, lòng tử tế, sự trung thực, phẩm giá, nhân cách của con người.

-Xã hội Việt Nam bây giờ là một xã hội khủng hoảng giá trị, khủng hoảng niềm tin, đạo đức xuống cấp. Và tất cả những điều đó sẽ mất rất nhiều thời gian để phục hồi, xây dựng lại.

Quê hương sau 48 năm, tương lai đi về đâu?

Cứ nhìn vào chân dung giới lãnh đạo ở những vị trí cao nhất và tư duy, trí tuệ, tầm nhìn của họ qua từng hành động, phát ngôn, là sẽ có câu trả lời.

Cứ nhìn vào đám quan chức từ Nam ra Bắc tiếp tục điên cuồng vơ vét, bán đắt bán rẻ mọi thứ còn lại cho tới từng phần lãnh thổ của Tổ quốc, đua nhau hốt hụi chót trước khi nhảy sang nơi khác và hạ cánh an toàn…là sẽ có câu trả lời.

Cứ nhìn vào phần lớn tầng lớp người giàu trong xã hội, đồng tiền của họ từ đâu ra, cách họ làm giàu, cách họ tiêu tiền, có phần nào dành đầu tư vào những lĩnh vực/những dự án lâu dài mang tính quốc gia, trả nợ lại cho xã hội hoặc vun đắp cho các thế hệ tương lai hay không… là sẽ có câu trả lời.

Cứ nhìn vào giới trí thức, có bao nhiêu phần trăm lên tiếng vì những bất công, phi lý của xã hội, là sẽ có câu trả lời.

Cứ nhìn vào những người trẻ tuổi, hầu hết đang nghĩ gì, mơ gì, là sẽ có câu trả lời.

Cứ nhìn vào bức tranh của ngành giáo dục, là sẽ có câu trả lời.

Cứ nhìn vào dòng người suốt 48 năm qua vẫn không ngừng bỏ nước ra đi, bằng nhiều con đường khác nhau, ngày càng thêm nhiều thành phần khác nhau kể cả những người thành đạt, các đại gia, các quan chức cộng sản và con cháu họ…là sẽ có câu trả lời.

Hòa hợp hòa giải dân tộc, vì sao vẫn chưa làm được?

Có cuộc chiến nào đã kết thúc gần nửa thế kỷ nhưng trong lòng đa số người dân, dù có trực tiếp dính líu đến cuộc chiến hay không, dù ở phe nào, vẫn chưa hoàn toàn bình yên, vẫn đầy chia rẽ, như cuộc chiến Việt Nam?

Không chỉ nhà cầm quyền Việt Nam từ nhiều năm qua cứ lặp đi lặp lại cụm từ “hòa giải hòa hợp dân tộc”, mà rất nhiều người, phần lớn chưa thực sự trải qua những bi kịch sau ngày 30/4/1975, cũng lên giọng chỉ trích những người khác rằng sao cứ nhắc mãi về quá khứ, tại sao không bỏ qua những hận thù cũ, cùng nhau xây dựng đất nước v.v… Thật ra mọi lời kêu gọi “hòa giải hòa hợp dân tộc” hay gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, trong một chừng mực nào đó là ngây thơ (hoặc giả dối, đứng về phía nhà nước Việt Nam khi họ nói rất nhiều ở đầu môi chót lưỡi nhưng không làm được một hành động thành tâm thiện ý nào cụ thể) và vẫn sẽ không làm được, chừng nào chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam còn chưa thay đổi về bản chất.

Về phía đảng và nhà nước cộng sản, khoan hãy nói tới những điều xa vời như kêu gọi họ khoan dung, “hòa giải hòa hợp” với bên thua cuộc, hay thừa nhận những sai lầm, tội ác của họ trong quá khứ, mà trước hết họ hãy tỏ ra khoan dung đối với những người dũng cảm nói lên thực trạng đất nước, chỉ ra những cái sai trong đường lối chính sách của nhà nước Việt Nam trong hiện tại đi đã. Chừng nào họ còn đối xử tàn bạo, dã man, coi dân như kẻ thù, chừng nào họ còn cướp đất của dân, còn không cho phép người dân mở miệng, không cho phép người dân được có những cái quyền cơ bản của một Con Người, một công dân, chừng nào họ còn coi đất nước này chỉ là của riêng của một đảng, thậm chí của riêng của một nhóm người, và muốn làm gì đất nước này thì làm…thì đừng nói đến chuyện họ khoan dung với bất cứ ai.

Và một khi họ còn hành xử như vậy thì có cửa nào để người khác hợp tác với họ xây dựng đất nước không, hay mới có mấy người ra ứng cử đại biểu Quốc hội là bị bắt hết, có mấy người định lập hội (như Hội nhà báo độc lập), định làm báo khác đi (nhóm Báo Sạch) thì cũng bị tóm hết?

Hòa giải hòa hợp ở đây theo cái nhìn của đảng cộng sản chỉ có nghĩa là chấp nhận vô điều kiện chế độ độc tài Việt Nam và quyền lãnh đạo duy nhất, vĩnh viễn của đảng cộng sản. Và nếu như gần 100 triệu người dân trong nước không có quyền gì đối với nhà nước cộng sản ngoài cái quyền đóng thuế, thì người Việt Nam ở hải ngoại cũng chỉ có một cái quyền duy nhất là gửi tiền về, hoặc bỏ tiền ra đầu tư làm lợi cho chế độ. Mà ngay cả chuyện đầu tư này cũng đã có nhiều người về Việt Nam làm ăn, cuối cùng bị nhà nước Việt Nam tìm cách “bẫy”, lấy hết tiền, trở thành trắng tay!

Ứng xử thế nào với quá khứ?

Nhìn ra thế giới, chúng ta có thể thấy biết bao nhiêu bài học từ các dân tộc “trưởng thành” trong việc ứng xử với quá khứ.

Như cách người Mỹ thừa nhận mình thua trong cuộc chiến Việt Nam và mổ xẻ về những thất bại đó để không lập lại, cách người Nhật vươn mình đứng dậy sau đại bại trong thế chiến thứ Hai và trở thành một cường quốc như ngày nay, cách người Đức tự sám hối những tội ác của mình trong giai đoạn phát xít nói chung và với dân tộc Do Thái nói riêng – cả hai dân tộc Nhật, Đức ngày nay đều trở thành những quốc gia thân thiện, tích cực giúp đỡ các nước khác...Người Đức cũng có thêm tấm gương về chuyện thống nhất bằng con đường hòa bình và hòa giải hòa hợp dân tộc giữa hai miền Đông-Tây, người Mỹ là chuyện ứng xử với nhau sau cuộc nội chiến Nam-Bắc v.v…

Điều đó cho thấy dân tộc nào biết nhìn thẳng vào sự thật, biết sám hối và biết học những bài học từ quá khứ thì dân tộc đó, quốc gia đó sẽ vượt lên quá khứ, trở thành những quốc gia giàu mạnh, thành công, tốt đẹp hơn.

Điều đó cũng lý giải tại sao đảng cộng sản có thể bình thường hóa quan hệ với những cựu thù như Mỹ, Trung Quốc mà vẫn không làm hòa được với chính đồng bào của mình. Đảng cộng sản Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ từ năm 1995, tức là 20 năm sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Đối với Trung Cộng, họ còn mau mắn hơn – năm 1991, sau một loạt các cuộc đụng độ quân sự trên biên giới và hải đảo giữa hai nước kéo dài từ 1979-1989 và việc Trung Cộng đánh chiếm Gạc Ma mới xảy ra năm 1988.

Cái khác nhau là vì khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ hay với Trung Cộng, không ai bắt họ phải nhìn lại quá khứ, mổ xẻ quá khứ, sám hối hay sửa chữa những gì họ đã làm!

Vấn đề bây giờ không chỉ riêng đảng và nhà nước cộng sản mà chỉ khi nào người Việt Nam chúng ta có thể ứng xử với quá khứ như một số các dân tộc vĩ đại khác, thì chúng ta mới có hy vọng bước qua quá khứ, hướng tới tương lai.

Những gì mỗi người Việt chúng ta có thể và cần phải làm.

Vận mệnh của một quốc gia, một dân tộc phải do chính dân tộc đó tự quyết định.

Một chế độ độc tài đã quen với việc nắm trọn quyền lực trong nhiều năm và dày dạn kinh nghiệm “đối phó” với nhân dân và dư luận quốc tế như đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam sẽ không bao giờ chịu lùi bước, nhân nhượng nếu chưa thật sự bị ép vào đường cùng, và sức ép đó phải từ người dân Việt Nam cộng với những biến chuyển của tình hình chính trị trên thế giới. Sức ép đó phải diễn ra hàng ngày, ngày này qua ngày khác, và là công việc chung của mọi người, mỗi người góp phần một chút, trên hành trình thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước.

Không chờ đợi, kêu gọi gì ở đảng và nhà nước độc tài này, mỗi người chúng ta tập hòa hợp với nhau, tôn trọng sự khác biệt, đa nguyên. Tập làm người dân chủ. Tập suy nghĩ độc lập, tự do. Sống trung thực, tử tế. Không chờ đến khi giành được đất nước rồi mới xây dựng con người dân chủ.

Nhìn lại lịch sử hàng ngàn năm, chúng ta thấy so với nhiều dân tộc khác, dân tộc Việt Nam thật bất hạnh vì cho tới tận bây giờ, chúng ta chỉ có vỏn vẹn 20 năm một nửa nước được sống trong một thể chế tương đối dân chủ, một xã hội tương đối tự do và nhân bản. Còn lại, vừa thoát ra khỏi thời kỳ thực dân phong kiến là rơi vào nội chiến, rồi bị kìm hãm bới một chế độ độc tài toàn trị.

Nhưng có những dân tộc đã biến cái không may thành lợi thế, nhờ biết học bài học của quá khứ, của lịch sử.

Biết đâu nhờ cái không may, nhờ sự bất hạnh đó mà người Việt sẽ không còn lầm lẫn, mơ hồ về chủ nghĩa cộng sản, về những lời mỵ dân, về cái bánh vẽ “thiên đường XHCN dưới sự dẫn dắt của đảng cộng sản”, nhận chân ra nhiều sự thật và từ đó khát khao dân chủ hóa đất nước càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Song Chi
https://www.diendantheky.net/2023/04/son...8-nam.html
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • TanThu
Reply
ĐA ĐOAN ĐÀN BÀ…

Tôi thương lắm người đàn bà từng trải
Họ đã qua bao cay đắng tủi hờn
Cúi rạp mình nhặt nhạnh nỗi cô đơn
Chắt gạn đủ những tổn thương nước mắt.

Họ từng ngây thơ, từng cả tin dại dột
Từng hy vọng ngập tràn …từng thất vọng ủ ê
Từng đổ vỡ … từng cay đắng ê chề
Thật thà tin những hẹn thề mật ngọt

Từng đớn đau, từng ngàn lần xa xót
Ôm mặt mình … lặng khóc với màn đêm
Mặc tâm can rạn vỡ lúc yếu mềm
Vết thương lòng  găm sâu...đành tự chữa.

Đi qua rồi họ không yếu đuối nữa
Biết đứng lên mạnh mẽ giữa cuộc người
Trân trọng mình, hàn gắn trái tim côi
Yêu bản thân … yêu cuộc đời tròn khuyết

Yêu tất cả bao điều hơn lẽ thiệt
Chẳng nặng lòng với mất mát tổn thương
Họ ung dung đi tiếp những chặng đường
Mệt mỏi quá thì dừng chân ngơi nghỉ

Họ kiêu hãnh, ngạo nghễ hơn dẫu chỉ
Khí chất gom từ đau khổ cuộc đời
Từ bao lần thất vọng lẫn chơi vơi
Để nụ cười trên môi luôn rạng rỡ...!

ĐAL

[Image: 53-D4-E7-F6-8-FA2-4518-85-FC-93023-BCF2148.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 5 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, Mãi Yêu Thương, Nguyễn Thành Sáng, TanThu, TTTT
Reply
LỜI MẸ DẶN CON

Mẹ dặn con: Khi đứng trước cuộc đời
Đừng lo sợ những điều chưa tới
Cũng đừng mang hành trang nhiều quá khứ
Hiện tại đây, con đang có từng ngày.

Hãy học hỏi từ tất cả mọi người
Về mọi điều, hãy nghĩ mình bé nhỏ
Vì trí khôn không nằm trong sách vở
Chỉ hành động mới hiện thực ước mơ.

Và đôi khi con phải biết ngây ngô
Dù con có thông minh hơn người khác
Hãy cố gắng là người đi trước
Đường tri thức, sáng tạo những điều riêng.

Đừng bao giờ so sánh thiệt hơn
Vì công bằng chẳng khi nào có được
Hãy chấp nhận, cả mọi điều đối lập
Bởi cuộc đời chẳng hề giản đơn.

Đừng theo đuổi tiền-bạc-vàng-son
Hãy trau dồi cho mình sự ưu tú
Hoặc một mai con sẽ có mọi thứ
Hay tâm hồn con cũng đẹp rạng ngời.

Mẹ dặn con: Được sinh ra trong đời
Hãy trân trọng những gì đang nắm giữ
Đừng oán trách số phận mình nghiệt ngã
Từ nơi đó con mới trở thành người.

Khi quyết định, đừng do dự rối bời
Biết lắng nghe nhưng đừng theo ai cả
Hãy kiên tâm dẫu gặp nhiều trắc trở
Chẳng điều chi mà có được dễ dàng.

Con hãy nhớ trên mọi nẻo đường
Đừng coi nhẹ việc gì là nhỏ bé
Thứ lớn lao đều bắt nguồn từ đó
Con đừng quên trên mọi nẻo đường.

Sẽ có ngày con bị những vết thương
Nên cần lắm những người bạn tri kỷ
Và hãy biết mở lòng mình chia sẻ
Con sẽ có động lực để đi xa.

Điều cuối cùng, Mẹ muốn dặn con:
Hãy mạnh mẽ và trui rèn bản lĩnh
Để bước đi chặng đường sao thật vững
Mẹ dõi theo con cho đến hết cuộc đời.
———
Luân Lê

[Image: BDF4-E6-B5-FA10-4506-AA3-F-01-BC882-AA7-AB.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 2 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • Mãi Yêu Thương, TanThu
Reply
Mẹ tôi rất yêu hoa hồng vàng.  Khi còn bé mẹ thường hay kể chuyện tình của mẹ và bố tôi.  Mỗi khi bố tôi về phép ghé sang thăm mẹ thì ông lại rút từ trong ngực ra một đoá hoa hồng vàng tặng mẹ tôi, gai nhọn cào rách da, lấm tấm những giọt máu trên áo sơ mi trắng của bố.  Có lẽ vì thế mà mấy mươi năm sau dù mẹ tôi kg còn tỉnh táo nhưng khi nhìn thấy hoa hồng vàng thì mắt mẹ lại sáng lên và bà nâng niu đoá hoa như thưở nào...  Heavy-black-heart4

Nụ hồng của Mẹ

Mẹ hỡi nơi đây lá rụng nhiều
Thoảng nghe tiếng gió lặng đăm chiêu
Lòng se rưng rứt câu nhắn gửi
Nơi này bên ấy, dạ đìu hiu

Tạ Ơn Thượng Đế, Mẹ trên đời
Hoa xuân rạng rỡ lúc Mẹ vui
Mong sao Me cười luôn khỏe mãi
Câu ca thuở bé, Mẹ ru hời

Vết sẹo thời gian nhuộm bàn tay
Nước mắt đầy vơi, quãng đường dài
Lời Me răn bảo - con xin hứa
Tạc dạ ghi lòng mãi chẳng phai

Dẫu cho năm tháng hoài nắng mưa
Tình Mẹ đong đếm mãi còn thừa
Biết đáp đền ơn sao cho xứng
Đêm trường Mẹ thức - “con về chưa?”

Suối nguồn yêu thương mãi chẳng ngừng
Dù dăm ba lúc “gặp” dửng dưng
Cơm canh Mẹ đợi chừng nguội lạnh
Con mải mê tìm phú-thịnh-hưng

Nhạt nắng chiều buông, ngẫm Mẹ mình
Bôn ba vạt áo - con hiển vinh
Ngày nao con ốm lòng đau cắt
“Phải chi là Mẹ ... để con lành”

Nguyện Chúa thương ban ngập Thánh Ân
Để Mẹ được giữ trong Thánh Thần
Miệng Mẹ cười - nụ hồng hương thắm
Rể thảo - dâu hiền - cháu chắt ngoan ... 

LTK

[Image: 84842698-3-C04-4-B19-B1-E2-6410-E3-CE9263.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 5 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, Mãi Yêu Thương, phai, TanThu, vô_danh
Reply
Trưa nay tan lớp sớm nên cùng đi uống trà với cô trò mentee.  Lâu rồi chúng tôi mới có ngày rảnh rang ngồi tán dóc, nói là tán dóc nhưng thật ra đứa làm biếng nói như tôi thì chỉ ngồi nghe và thỉnh thoảng cười.  Giải đáp uẩn khúc của cô ấy, tôi chỉ góp ý rằng con người luôn mang trong lòng sự đố kỵ tiềm ẩn, phát xuất từ sự bất mãn kg hài lòng với bản thân mình mà đôi khi chúng ta phủ nhận hay kg nhìn ra nó như câu nói, "the grass is always greener on the other side."  Với tôi, loại cảm xúc này chỉ là một ảo tưởng khi chúng ta đặt mình ở vị trí negative thay vì positive.  Khi chúng ta dành quá nhiều thời gian và tâm trí ngưỡng mộ, envy sân cỏ nhà hàng xóm thì lại bỏ bê mảnh vườn xinh đẹp của mình.  

Con người luôn bị dục vọng cám dỗ, có rồi lại muốn thêm, lòng tham cứ trỗi dậy kg thể lấp đầy như dân gian thường đùa, "được voi đòi tiên."  Kg được thì lại ôm ấp sầu muộn, mưu toan chiếm hữu lấy những gì vốn dĩ kg phải của mình.  Hạnh phúc bị che mất khi chúng ta cứ mải mê kiếm tìm nó ở cuộc sống của người khác.  Mỗi người có con đường riêng của mình, có những niềm vui lẫn nỗi buồn, những thất bại và nỗ lực cực khổ đứng lên, và sự kiên trì vượt qua những khó khăn.  Khi mình hiểu được trái tịm của mình, đi con đường của mình, biết ơn và hài lòng với những gì mình có, sống cuộc sống của mình một cách tốt nhất có thể - đó là hạnh phúc.  

Như câu nói của nhà văn Romain Rolland, "There is only one heroism in the world: to see the world as it is, and to love it."

Khi hỏi tôi rằng nét quyến rũ nhất ở người đối diện với tôi là gì.  Câu trả lời của tôi rất đơn giản, đó là sự tự tin.  Điềm đạm và sự nghiêm nghị của anh khi đối đáp với lớp người trẻ hơn, "tôi ở tuổi này kg còn quan tâm đến người khác nghĩ gì về tôi, cách nhận xét của thiên hạ về tôi kg là điều quan trọng.  Tôi kg để tâm."  And that moment when my heart melted.   Heavy-black-heart4
...

"Trạng thái tốt nhất của một người là người đó có biển trong tim và ánh sáng trong mắt, không ghen tị với người khác, không cười nhạo người khác, yêu cuộc sống và làm việc chăm chỉ vì nó."

Một trăm năm trước, một ông lão kiếm sống bằng nghề chăn thả gia súc cho người khác. Một ngày nọ, ông và hai con trai đang chăn cừu trên sườn đồi thì một đàn ngỗng trời bay qua đầu và biến mất vào bầu trời.

Người con út hỏi: “Cha ơi, tại sao đàn ngỗng lại bay về phương nam?”. Người cha trả lời: “Chúng muốn bay đến một nơi ấm áp để trú đông, và chúng sẽ bay trở lại khi thời tiết ấm hơn”. Người con cả xúc động nói: “Con thật ghen tị với chúng, giá như con có thể bay, hoặc là một con ngỗng trời biết bay”. Cha im lặng một lúc rồi nói: “Không có gì là không thể, chỉ cần con muốn làm, con sẽ có thể bay”.

Hai người con trai đã âm thầm nỗ lực vì điều này từ khi lớn lên, luôn ghi nhớ lời cha dặn, thất bại hết lần này đến lần khác, cố gắng bay cao hết lần này đến lần khác. Năm đó, người anh trai 36 tuổi và em trai 32 tuổi, cuối cùng họ đã thực hiện được ước mơ của mình.  Họ chính là the Wright Brothers, đã phát minh ra cặp cánh bay cho loài người.



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 4 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, Mãi Yêu Thương, TanThu, TTTT
Reply
H Ư Ơ N G   N G Â U
Quyên Di

Khi anh đến chùm hoa ngâu đã rụng
Rong rêu bờ tường ngả sắc vàng phai
Anh tưởng nhớ một mùi hương nguyệt quế
Nhắm mắt nhìn cho rõ bóng tương lai.

Ngôi nhà cổ sao cũng buồn quá thế
Cổng im lìm sân đá rất thênh thang
Bờ giếng cạn đón nắng chiều đã xế
Cỏ trải dài một nỗi nhớ miên man.

Thấy mường tượng dáng em trên lầu cũ
Dương cầm nào rơi nốt nhạc Chopin
Anh lặng đứng trong một cơn lộng vũ
Ngỡ nơi này cây lá vẫn còn xanh.

(Q.D.)

Nếu bảo Khôi yêu Ngọc say đắm đến độ mất ăn mất ngủ thì điều đó không được đúng cho lắm. Đối với mọi chuyện ở đời, Khôi đều có thái độ “khơi khơi,” kể cả chuyện tình yêu. Bạn bè cho Khôi là lập dị, còn các cô thì khó chịu Khôi ra mặt. Cô nào – dù lành tính đến mấy – mà chả thích được con trai chiều chuộng, tâng bốc và “điên lên” vì mình. Thế nhưng Khôi biết chính cái “khơi khơi” của mình lại là cái hấp dẫn đối với một số cô, mặc dù các cô không biểu lộ điều ấy ra bên ngoài. Bị ghét hay được thương, bị phê bình này nọ, Khôi cũng kệ, vì chàng vốn sống… khơi khơi.

Chỉ có một điều Khôi không “khơi khơi” thôi, đó là những sinh hoạt học đường. Phụ trách hiệu đoàn một trường trung học lớn, ngoài những giờ dạy học và soạn bài như những giáo sư khác, Khôi dành hết thì giờ của mình vào công tác điều hành hiệu đoàn. Hiệu trưởng nhà trường vốn là bạn, ra trường cùng một thời kỳ với Khôi, hắn tin tưởng Khôi qua những dịp sinh hoạt hồi hai người còn là giáo sinh trường sư phạm, nên bây giờ hắn “khoán trắng” công tác hiệu đoàn nhà trường cho chàng, mặc chàng muốn “vẽ rồng vẽ rắn” gì cũng được.

Hợp khả năng và sở thích, Khôi làm cho sinh hoạt học đường ngày một thêm khởi sắc. Chàng thành lập những ban Học Tập, Báo Chí, Văn Nghệ, Xã Hội… những đoàn thể trẻ như Hướng Đạo, Thanh Niên Thiện Chí, Du Ca… mời những giáo sư có khả năng làm cố vấn, khuyến khích học sinh tham gia, tạo điều kiện và phương tiện cho các ban và đoàn thể hoạt động. Với những sinh hoạt đó, nhà trường có một sinh khí mới, tươi trẻ, hăng hái và lành mạnh. Những ngày trong tuần, nhà trường mang dáng vẻ nghiêm trang với các giờ học tập, nhưng suốt ngày Chúa nhật, trường như có hội lớn. Học sinh ra vào tấp nập, mỗi đoàn thể, mỗi ban chiếm một phòng, một phần sân để hội họp, sinh hoạt. Tiếng ca hát, tiếng vỗ tay vang dội. Khôi luôn luôn có mặt cả ngày Chúa nhật ở trường, chàng sung sướng và say mê hoà mình với nhịp sinh hoạt của học sinh.

Khôi gặp Ngọc trong những sinh hoạt hiệu đoàn ấy. Hôm Ngọc chân ướt chân ráo đến trường trình sự vụ lệnh, Khôi đang ngồi trong phòng hiệu trưởng, bàn chuyện với anh ta về một vài công tác sinh hoạt. Thấy khách bước vào, Khôi đứng lên định cáo từ, nhưng hiệu trưởng giữ chàng ngồi lại. Anh hỏi người khách mới:

- Cô là cô Ngọc phải không?

Rồi chưa đợi cho khách trả lời, hiệu trưởng quay sang Khôi, nói:
- Tôi được tin cô Ngọc đến nhận nhiệm sở ngày hôm nay. Trời thương anh rồi nhé! Tâm, hắn vừa thuyên chuyển thì cô Ngọc về.

Tâm vốn là giáo sư cố vấn ban Văn Nghệ nhà trường, vừa được thuyên chuyển đi tỉnh khác tuần qua.

Ngọc quay sang Khôi, gật đầu chào nhè nhẹ, không nói gì. Sau đó hiệu trưởng và cô giáo sư mới nhận nhiệm sở nói chuyện với nhau về việc phân phối công tác giảng dạy, lớp phụ trách, thời khoá biểu…

Khôi ngồi ngắm Ngọc một cách kín đáo. Chàng nhớ ra rằng cách đây một hai năm gì đó, Ngọc đã về dạy thực tập tại trường này, chính ngay lớp của chàng. Hồi ấy Ngọc còn là một giáo sinh sư phạm ban Việt Văn. Cô giáo sinh thuở ấy thẹn đến đỏ mặt trước những lời trêu ghẹo của bọn học sinh rắn mắt, đến độ Khôi phải can thiệp. Bây giờ Ngọc có vẻ chững chạc hơn nhiều, tuy cái dáng tươi trẻ, hồn hậu thì vẫn như cũ.

Có một nét trên khuôn mặt Ngọc khiến Khôi nhận ra Ngọc là cô giáo sinh năm xưa, đó là đôi mắt. Đôi mắt rất to, trong veo như không ẩn chứa một cái gì quanh co, vẩn đục. Hàng lông mi dài, hơi cong làm cho đôi mắt thêm vẻ hiền dịu. Về sau, khi đã quen nhau và khá thân, có lần Khôi ngỏ lời khen đôi mắt ấy: “Ngọc có đôi mắt đẹp nhất trong những đôi mắt của các người đẹp anh gặp từ trước đến giờ.” Ngọc có vẻ sung sướng và cảm động trước lời khen của Khôi. Sự sung sướng và cảm động này kéo dài cho đến khi Khôi nói tiếp: “… Đôi mắt của em có vẻ đẹp của đôi mắt một con… bò.” Ngọc giãy nảy lên và có vẻ giận. Khôi tỉnh bơ nói tiếp: “Theo anh, mắt bò đẹp hơn hết các thứ mắt mà người ta thường ví von, như mắt bồ câu, mắt nai… Mắt bồ câu thì tròn xoe, không biểu lộ được cái gì cả. Còn mắt nai thì lúc nào cũng lấm la lấm lét. Riêng có mắt con bò, nó vừa đẹp, vừa dịu hiền, vừa ngây thơ, vừa trong sáng. Ngọc đã để ý ngắm mắt bò bao giờ chưa? Cứ nhìn kỹ, sẽ thấy mắt nó giống mắt Ngọc y chang…” Rồi chàng gạ gẫm: “Hay là ngày mai mình đi Thủ Đức chơi, nhân tiện đi ngắm mắt bò luôn.” Ngọc phì cười, trong khi mặt Khôi vẫn tỉnh bơ.

Khôi được nghe Ngọc hát và chơi dương cầm trong một buổi liên hoan tất niên của các giáo sư trong trường. Giọng nàng ấm và ngọt, hơi không dài nhưng tròn đầy. Buổi tối hôm ấy, sau khi nghe Ngọc hát, bọn nam giáo sư hoan hô nhiệt liệt và yêu cầu nàng trình bày thêm một bài nữa. Ngọc nhận lời, nhưng thay vì hát, nàng đến ngồi trước chiếc dương cầm cũ kỹ kê trong hội trường, lâu nay không ai đụng tới. Những ngón tay thon vuốt nhanh trên phím đàn, âm thanh vang lên thánh thót. Không khí hội trường lắng đọng lại, tự nhiên có cái vẻ ấm cúng, sang trọng của những buổi trình tấu nhạc thính phòng. Thử qua vài nốt nhạc, Ngọc sửa lại dáng ngồi và bắt đầu chơi một bài quen thuộc: “Lettre à Elise.” Từng chuỗi âm thanh nối tiếp, quấn quýt lấy nhau, tạo nên do những ngón tay tuyệt diệu của Ngọc. Cả hội trường chăm chú theo dõi, nghiêm trang như theo dõi một nghi thức trong thánh đường. Khuôn mặt của Ngọc đẹp buồn, hiền dịu, có cái dáng quyến rũ một cách kín đáo. Ngọc nổi tiếng trong đám anh chị em giáo sư từ buổi ấy, và không còn ai lấy làm lạ khi Khôi mời Ngọc làm cố vấn cho ban Văn Nghệ nhà trường.

Khôi còn có dịp nghe Ngọc đánh dương cầm, trong một khung cảnh khác: tại nhà riêng của nàng.

Đó là một nếp nhà cổ, nằm ở cuối đường Trần Kế Xương, Gia Định. Con đường nhỏ, thấp hơn mặt lộ chính cả non một thước tây. Mùa mưa, nước từ trên đường lộ đổ xuống, con đường trông như một cái lạch nhỏ bắt từ sông cái vào, được cái nước rút đi rất nhanh và không hề xảy ra cảnh ngập ngụt bao giờ. Bao giờ Khôi cũng có cái cảm giác thật êm đềm, thanh thản khi từ con lộ chính rẽ xuống con đường nhỏ này. Hai bên đường, tre mọc thành từng luỹ, cành giao vào nhau tạo thành một cái vòm râm mát dài dằng dặc. Đường không trải nhựa mà là đường đất, nhiều đoạn là cát trắng và mịn. Ngoằn ngoèo đi vào mãi bên trong thì con đường cụt, cuối đường là nhà của Ngọc. Một nếp nhà gỗ cổ kính nhưng chắc chắn, toạ lạc giữa một khu vườn rộng rãi râm mát, đằng trước là một sân rộng rãi sỏi trắng, có trồng rất nhiều những cây to, thả xuống từng chùm hoa vàng óng mà Ngọc thường gọi là hoa Công Chúa, chẳng biết đó là tên thật của loại hoa này hay là tên do Ngọc tự đặt.

Nếp nhà gỗ gồm nhiều phòng, rộng mát, làm bằng một thứ gỗ quý, bền bỉ và không mối mọt. Phòng khách nhìn ra một khu vườn rộng bên hông nhà, trồng toàn một loại hoa ngâu vàng ngát mắt. Bây giờ, vào những buổi chiều thứ Bảy, rảnh rỗi vì không có giờ dạy, Khôi thường đến chơi nhà Ngọc. Ba má nàng đã trọng tuổi, thuộc loại người đạo đức, trí thức và hiền lành. Hai cậu em trai của nàng lễ phép và ngoan ngoãn. Đến chơi nhà Ngọc, Khôi có cái cảm giác bình an, êm đềm và ấm cúng. Rất nhiều lần Khôi đã ngồi ở phòng khách ngôi nhà ấy, vừa uống trà vừa nghe Ngọc đánh dương cầm.

Đặc biệt tuy nhà có cả một vườn hoa ngâu, nhưng trà nhà Ngọc lại không ướp ngâu. Có lần Ngọc giải thích cho Khôi biết rằng ba nàng là một người rất cẩn trọng trong việc uống trà. Ông cụ quan niệm trà phải để mộc, không pha ướp bất cứ loại hoa nào. Trà ướp ngâu, hay sen, hay sói đều là những thứ… xoàng, người thưởng thức không còn nhận ra hương vị trà nguyên thuỷ nữa. Vừa uống trà nguyên chất không pha ướp, vừa được ngửi mùi hoa ngâu thoang thoảng ngoài vườn, vị giác và khứu giác cùng một lúc đón nhận cái vị, cái hương tinh chất ấy, người thưởng thức mới thực sự đạt tới cái cao diệu của nghệ thuật.

Khôi không chú ý cho lắm đến những sự cầu kỳ này. Chàng vốn có triết lý sống… khơi khơi. Tuy nhiên chàng tỏ ra rất chăm chú khi nghe Ngọc giải thích, bởi vì chàng vốn biết Ngọc là người con có hiếu và rất tôn trọng cha mẹ. Với Khôi, ngồi trong căn phòng khách ấy và uống trà – trà gì cũng được – để có cơ hội nghe và ngắm Ngọc đánh dương cầm, điều ấy quả là thú vị tuyệt vời. Ngọc ngưng đánh đàn, hai người lại ngồi nói chuyện.

Ngọc thích vẽ vời tương lai của mình với một giấc mộng thật bình thường: ngoài giờ dạy học chính thức ở trường, nàng sẽ dạy kèm dương cầm. Người chồng trong tương lai có một việc làm chắc chắn. Hai vợ chồng sẽ dành dụm, mua một mảnh đất ở Thủ Đức, Lái Thiêu hay Bình Dương. Mảnh đất có ngôi nhà lá nhỏ nhưng ngăn nắp và sạch sẽ. Vườn rộng có trồng cau, bưởi và dĩ nhiên là rất nhiều hoa ngâu – toàn là những thứ có mùi hoa nàng ưa thích – Hai vợ chồng sẽ về đó nghỉ trong mùa hè và những dịp lễ. Không thấy Ngọc đề cập đến việc con cái và đường lối giáo dục chúng nó. Có lẽ “chưa gì cả” mà đã nói tới chuyện con cái, e có hơi vội vàng hấp tấp chăng? Khôi cho rằng Ngọc đang nghĩ như thế.

Dù sao thì tự xét, Khôi thấy rằng mình đủ sức để biến cái mộng bình thường và êm đềm ấy của Ngọc thành sự thực. Chàng cũng mong như thế. Cả đời, Khôi chưa bao giờ yêu ai một cách say đắm, điên đảo, nhưng quả thật người con gái này đã làm chàng rung động sâu xa. Chàng nghĩ đến một lúc nào đó cũng phải nhìn vấn đề này một cách nghiêm chỉnh, chứ không thể “khơi khơi” mãi được.

Một ngày nọ, nhà Ngọc có giỗ. Ba của nàng giữ Khôi lại ăn giỗ với gia đình ông. Ít lâu nay, hình như ông cụ có cảm tình đặc biệt đối với chàng, xem chàng gần như người nhà. Khôi được cái có khuôn mặt hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ, lễ phép nên dễ dàng gây được cảm tình và tín nhiệm đối với người lớn. Cả hai ông bà quý chàng, tuy nhiên kín đáo không nói ra, nhưng cả hai cậu em của Ngọc đôi khi láu táu, khai hết cả “sự thực”… Chẳng hạn như trong bữa cơm hôm nay, Ngân, cậu em lớn nói với Ngọc:

- Gần đây cái ông bác sĩ Hàm cứ lại thăm chị Ngọc hoài, mà tụi em không thích. Tụi em chỉ thích anh Khôi thôi. Ba má cũng vậy.

Nghe em nói, Ngọc ngượng chín người, khuôn mặt đỏ bừng, đôi mắt “bò” chớp lia lịa. Ông cụ thì lườm cho cậu con trai một cái, nhưng Khôi thấy rõ là trong cái lườm ấy không ẩn chứa một sự khiển trách nghiêm nghị. Phần Khôi nghe nói như thế, chàng cũng lấy làm thích trong lòng lắm, nhưng bên ngoài cứ tỉnh bơ, làm như không để ý đến câu nói của trẻ con ấy.

Cơm nước, dọn dẹp xong, trời đã tối. Trong nhà hơi nóng, Khôi rủ Ngọc ra vườn ngâu chơi, nàng vâng lời, ngoan ngoãn như một cô em gái nghe lời ông anh cả.

Hai người đi dạo một vài vòng rồi cùng ngồi bên bờ giếng nghỉ chân. Giếng này, theo như lời Ngọc nói, đích thân ba nàng đào, để lấy nước mạch pha trà. Ông cụ chê nước máy nồng và đôi khi chát, làm mất hương vị trà của ông. Tối hôm ấy trăng tròn, ánh trăng lênh láng trên những đám lá ngâu xanh mướt, trông loang loáng như ướt nước. Mùi hoa ngâu ướp trong không khí, dịu dàng và thanh nhã khiến cho Khôi thấy xúc động tận trong đáy tim. Chàng sực nhớ ra rằng mình đã qua tuổi “tam thập nhi lập” rồi mà vẫn còn cô độc. Khôi quen nhiều bạn, bạn trai cũng nhiều và bạn gái cũng lắm, nhưng chưa bao giờ lộ tỏ bản chất thực của con người chàng cho những người bạn ấy biết. Bên trong cái vẻ bên ngoài khơi khơi, bất cần đời ấy là một tâm hồn thụ cảm, hơi yếu đuối và rất cần sự chia sẻ, nâng đỡ. Tối nay, Khôi muốn Ngọc sẽ là người biết rõ về chàng. Để làm gì, chàng chưa biết, nhưng đó là cách chứng tỏ nàng sẽ là người thân yêu nhất của cuộc đời chàng.

Đang nói về những sinh hoạt hiệu đoàn liên quan tới ban Văn Nghệ do Ngọc phụ trách, tự nhiên Khôi ngưng lại, xoay hẳn người để đối diện với Ngọc. Môi nàng mọng ướt và có ánh trăng. Đôi mắt to, hồn hậu đang nhìn chàng, thoáng một chút bối rối. Mái tóc Ngọc dầy ôm kín hai bờ vai tròn. Khôi thấy Ngọc đẹp và quyến rũ quá. Một giây im lặng, Khôi gọi khẽ:

- Ngọc

Nàng dạ một tiếng khẽ, hiền lành và ngoan ngoãn. Khôi cầm lấy tay nàng, nói một câu rất ngắn mà chàng đã định tâm nói từ lâu:

- Anh yêu Ngọc.

Khôi thấy ngực của nàng thở dồn dập sau làn áo mỏng. Nàng ngả đầu vào bờ vai chàng với một dáng điệu chấp thuận và tín cẩn. Khôi ôm lấy Ngọc và hai người hôn nhau. Chàng thấy môi Ngọc cũng như thân hình Ngọc rất mềm mại và ấm áp. Không gian thơm ngát mùi hoa ngâu. Môi Ngọc, tóc Ngọc và thân mình Ngọc cũng toàn mùi hoa ngâu…

Hai người sửa lại thế ngồi và vẫn cầm tay nhau. Như thế một lúc lâu, Khôi lại gọi:

- Ngọc.
- Anh bảo gì?
- Em có vui không? Có thấy hạnh phúc không?

Ngọc gật đầu e thẹn. Hình như tác dụng của nụ hôn vẫn làm cho người con gái ngây ngất. Khôi yêu cái dáng hiền hậu, nhu mì ấy quá. Chàng nhắc lại ước mơ của Ngọc:

- Mai mốt đây chúng ta sẽ kiếm một mảnh đất ở Lái Thiêu hay Thủ Đức. Sẽ có một nếp nhà tranh ở đó. Trong vườn trồng cau, trồng bưởi…

Ngọc ngắt lời:
- Trồng rất nhiều ngâu nữa.

Khôi cười:
- Dĩ nhiên rồi, anh đâu có quên.

Rồi bất chợt Khôi nói:
- Ngọc này, hay là anh đổi tên em nhé?

Ngọc hơi ngạc nhiên, nhìn Khôi dò hỏi:
- Tại sao thế? Mà anh muốn đổi tên Ngọc thành gì?

- Anh muốn gọi tên em là Ngâu. Vì em thích hoa ngâu. Với lại môi em, má em, người em toàn một mùi hoa ngâu…

Ngọc cười e thẹn, nhưng sau đó nàng nói:

- Anh không sợ xui hay sao? Thích hoa ngâu thì được, nhưng tên là Ngâu, coi bộ không tốt đâu. Anh biết tích vợ chồng Ngâu không? Coi chừng rồi “nghìn trùng xa cách” đó…

Khôi không nói nữa. Chàng muốn một lần nữa được ngửi mùi hoa ngâu, không phải từ cây ngâu, nhưng từ má, từ môi, từ thân mình người con gái mà chàng vừa đặt tên là Ngâu.

Đêm hôm đó, sau khi chia tay Ngọc và chào ba má nàng, ra về, Khôi thao thức khá lâu trước khi đi vào giấc ngủ, và giấc ngủ của chàng thơm ngát mùi hoa ngâu. Chàng mơ thấy chàng và Ngọc đang ở trong căn nhà lá vùng Lái Thiêu, Ngọc mặc áo lụa màu vàng hoa ngâu, màu áo lẫn với màu hoa vàng nở kín khắp vườn. Khôi không biết rằng cũng đêm hôm ấy, Ngọc mơ mình và Khôi trở thành Ngưu Lang và Chức Nữ, cả hai run rẩy bước trên nhịp cầu Ô Thước định mệnh, cơn mưa ngâu che phủ bầu trời khiến cho hai người lắm lúc chẳng nhìn thấy được nhau.

Chuyện tình Khôi-Ngọc được cả nhà trường đón nhận một cách hân hoan. Cả ban giám đốc, hội đồng giáo sư lẫn các học sinh đều cho đây là một chuyện đương nhiên và… xứng đôi vừa lứa. Cả hai người đều còn trẻ, đều hăng hái trong hoạt động hiệu đoàn, đều dồi dào khả năng, nhân cách đều đáng trọng. Dĩ nhiên không tránh khỏi chuyện một vài anh giáo sư trẻ ghen tức kín đáo và mươi cô nữ sinh khóc thầm, nhưng ngay cả những người ấy cũng đều phải công nhận mối tình giữa hai người quả là chính đáng. Một buổi chiều tan học, cả nhà trường chứng kiến cảnh “thầy Khôi” đưa “cô Ngọc” về trong sự vui thích. Ngọc, lúc đầu còn thẹn và mất tự nhiên, nhưng chỉ ít lâu sau, nàng cũng quen dần và không còn thấy ngượng ngập gì nữa. Mấy cô bạn đồng nghiệp đã bắt đầu hỏi thăm Ngọc về ngày hỏi, ngày cưới, góp ý về trang phục cô dâu và hàng trăm thứ linh tinh về chuyện cưới xin. Về phần Khôi, mấy cô nữ sinh ít xoắn lấy chàng hơn, mặc dù thầy trò vẫn hợp tác lo chuyện hiệu đoàn nhà trường một cách tích cực không kém lúc trước. Con gái có sự tế nhị của họ, mặc dầu “họ” đây mới chỉ là những cô học trò chưa hoàn toàn đủ tuổi lớn khôn.
                                      *
Nhưng rồi đám cưới Khôi-Ngọc đã không bao giờ xảy ra, và cả nhà trường đã không bao giờ chứng kiến niềm hạnh phúc giữa hai người nở hoa viên mãn. Chỉ một tuần sau ngày “quân đội nhân dân miền Bắc” hoàn toàn làm chủ tình thế và chiếm trọn miền Nam, Khôi đã bị bắt với một tội danh rất mơ hồ và buồn cười đối với chàng: “hoạt động gián điệp cho CIA Mỹ.” Cả đời Khôi chưa hề biết một nhân viên CIA Mỹ tóc tai, mũi mắt, mồm miệng ra sao, vậy mà chàng lại bị bắt vì tội làm việc cho họ. Bị bắt vì một ác ý, vì sự nhầm lẫn hay vì một lý do nào khác, Khôi hoàn toàn không được biết. Chàng chỉ biết rằng chính cái tội danh “mơ hồ và buồn cười” đối với chàng lại khiến cho chàng bị liệt vào “thành phần nguy hiểm” và bị biệt giam.

Khôi không nhớ là mình đã phải làm bản “sơ yếu lý lịch” biết bao nhiêu lần; bao nhiêu lần chàng bị hạch hỏi là ai trao nhiệm vụ cho chàng để chàng len lỏi vào nhà trường, nắm chức vụ hiệu đoàn trưởng; bao nhiêu lần chàng bị căn vặn ai là cấp chỉ huy trực tiếp của chàng. Họ còn hỏi chàng về những giáo sư cộng tác với chàng trong công tác sinh hoạt hiệu đoàn, trong đó có cả tên Ngọc. Dù bị khủng bố tinh thần hay tra tấn đến nhừ tử, mỗi khi tên Ngọc được nhắc đến bên tai, Khôi vẫn còn đủ lãng mạn để tưởng như có mùi hoa ngâu thoang thoảng đâu đây, tưởng như có bóng dáng người con gái mềm mại trong chiếc áo lụa vàng óng, và tưởng như buổi tối hai người ngồi bên bờ giếng vừa mới xảy ra đêm qua.

Sau những cuộc khủng bố tinh thần hoặc tra tấn nặng nề, được thả về trại giam, trong cơn đau đớn cùng cực của thân xác và căng thẳng cùng độ của tinh thần, Khôi vẫn cảm thấy hãnh diện là chàng giữ được thái độ bất khuất trước những con người sắt máu, và chàng đã không làm cho bất cứ người nào chàng quen biết, dù thân hay sơ bị liên luỵ vì những lời khai của chàng. Đến bây giờ Khôi mới khám phá thêm về chính con người của chàng. Thật ra Khôi đã không yếu đuối như chàng tưởng. Khi cần phải gan góc, can đảm, chàng đã thấy mình không thua kém gì những người gan góc, can đảm nhất.

Chỉ có một điều làm Khôi thắc mắc và ân hận là chàng không cách nào liên lạc được với Ngọc. Nàng và gia đình hiện còn ở ngôi nhà cũ đường Trần Kế Xương, Gia Định, ngôi nhà có hàng cây Công Chúa trước cổng và vườn hoa ngâu bên hông nữa không.

Hai ngày trước khi bị bắt, Khôi đưa Ngọc từ trường về nhà. Chở nàng bằng chiếc Honda, Khôi thấy Ngọc gục đầu vào vai chàng và nấc lên nho nhỏ. Ngọc khóc một cách âm thầm. Về đến nhà, hai người vào phòng riêng của Ngọc, căn phòng nằm cạnh phòng khách và cũng nhìn ra vườn hoa ngâu, cửa sổ ngay bên bờ giếng, nơi hai người vẫn thường ngồi cạnh nhau trò chuyện. Khôi ôm Ngọc và an ủi bằng những lời dịu dàng nhất chàng có thể có được. Trả lời những câu an ủi ấy, Ngọc đã đáp bằng một giọng sũng nước mắt:

- Tự nhiên em thấy lo lắng. Linh cảm cho em biết rồi sẽ có chuyện chẳng lành. Em lo rằng chúng ta phải xa nhau. Không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng em ngờ rằng chúng ta sẽ xa nhau vĩnh viễn. Anh còn nhớ buổi tối anh muốn đổi tên em là Ngâu không? Bất chợt lúc ấy em đã nghĩ đến tích “vợ chồng Ngâu” và lo ngại cho chuyện tình của chúng mình. Bây giờ em còn lo ngại hơn nữa. Vợ chồng Ngâu mỗi năm còn có dịp gặp nhau, còn chúng mình…

Ngọc bỏ lửng câu nói ở đó và nàng lại để cho những giọt lệ to tròn tự nhiên lăn trên đôi má. Khôi cũng cảm thấy lòng mình xôn xao và nao nao thế nào đó, nhưng chàng vẫn ra vẻ bình tĩnh và nói với Ngọc rằng những điều nàng lo nghĩ là quá đáng. Rồi sẽ không có gì xảy ra đâu, dù mảnh đất ở Lái Thiêu hay Thủ Đức sẽ chỉ còn là mộng tưởng, nhưng ít nhất hai người cũng sẽ được ở cạnh nhau, mặc dầu sống trong cảnh nghèo khó, chật vật.

Hai người bước ra phòng khách. Khôi uống trà và nghe Ngọc đánh dương cầm. Ba má Ngọc có vẻ ngạc nhiên, không hiểu “hai đứa” tại sao vẫn bình tĩnh uống trà và đánh đàn trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng này. Hôm ấy Ngọc đánh bản “Nghìn Trùng Xa Cách,” từng âm thanh phát ra, thê thiết, nghẹn ngào theo nhịp đập của những ngón tay xuống phím đàn. Khôi nghe thấy trong những âm thanh ấy cả một sự tan nát, tuyệt vọng.

Đó là lần cuối cùng hai người nhìn thấy nhau, cũng là lần cuối cùng Khôi nghe Ngọc đánh dương cầm, trong khi mùi hoa ngâu ngoài vườn bay toả vào phòng, thơm ngát.

Trong tù, đã biết bao đêm Khôi nằm mơ thấy Ngọc. Có đêm chàng thấy hai người ngồi bên bờ giếng ngắm trăng, vẽ vời tương lai. Có đêm chàng nghe có tiếng dương cầm của Ngọc từ xa vẳng lại, chàng lần theo tiếng đàn, tìm đến một ngôi biệt thự hoang phế, chung quanh là một rừng ngâu dầy đặc. Ngọc ở trên lầu ngôi biệt thự ấy, ngồi trước phím đàn mà nước mắt chứa chan. Hai người thấy nhau nhưng không đến gần nhau được. Lại có đêm khác, Khôi mơ thấy Ngọc đến trại tù “thăm nuôi” chàng, quà thăm nuôi của Ngọc chỉ là những cành hoa ngâu và đôi môi ướt ánh trăng của nàng. Những hình ảnh Ngọc và hoa ngâu chồng lẫn lên nhau, rực vàng màu nắng ấm, lồng trong khung cảnh cơn mưa ngâu nhẹ hột nhưng dai dẳng…
                                     *
Khôi được tha về trong một hoàn cảnh bất ngờ. Một ngày nọ, quản trại gọi chàng lên, trả lại cho chàng một ít vật dụng họ đã tịch thu khi chàng mới vào trại –  dĩ nhiên những món đồ tương đối quý giá thì đã biến mất. Quản trại nói với chàng, giọng lạnh lùng: “Anh được tha về, giao cho địa phương tiếp tục quản lý và giúp anh phấn đấu trở thành công dân tốt.”

Việc đầu tiên khi Khôi trở về là chàng tìm đến căn nhà thân ái đường Trần Kế Xương. Trái tim chàng thực sự bồi hồi khi đặt chân xuống con đường đất có hai luỹ tre chạy dọc hai bên. Dù rằng đó đây có hình bóng màu cờ mới, nhưng khu xóm hai bên đường vẫn có một vẻ rất bình an, cái bình an được tạo nên bởi sự ẩn nhẫn nép mình dưới mọi áp lực.

Khôi dừng chân trước cổng ngôi nhà gỗ và chàng nhận ra ngay sự hoang vắng khác thường của nó. Bờ tường loang lổ bẩn thỉu. Hai cánh cổng mở hững hờ. Thảm cỏ và những cây cảnh vàng úa vì không người chăm sóc. Một tờ giấy ngoằn ngoèo những chữ niêm phong cánh cửa vào phòng khách.

Chần chờ một phút, Khôi đánh bạo đẩy cánh cửa nhỏ dẫn vào khu vườn bên hông. Một cảnh hoang sơ hiện ra trước mắt chàng: những cây ngâu héo úa tàn tạ, nhiều cành lá cháy xém dưới cơn nắng gắt. Chàng bước lại gần bờ giếng, ngồi xuống và nghĩ về những kỷ niệm xa xưa. Ở chính bờ giếng này, một buổi tối năm xưa, chàng đã ôm một người con gái vào lòng và trao cho nàng tất cả sự rung động của tuổi thanh xuân. Người con gái ấy ướp đầy hương thơm thanh nhã của hoa ngâu. Chàng cũng nhớ lại những lời người con gái nói một cách lo sợ về nỗi ám ảnh của sự tích vợ chồng Ngâu.

Khôi đứng lên, cố gắng tìm cách nhìn vào khe cửa sổ đóng kín của căn phòng Ngọc ở lúc trước. Trong ánh sáng lù mù từ bên ngoài chiếu vào qua những chỗ hở bên vách tường, Khôi thấy căn phòng trống trơn, chỉ còn lại cái bàn mà trước kia Ngọc hay ngồi ở đó chấm bài. Một cành ngâu khô nằm trên bàn hờ hững. Khôi thấy tim mình nhói lên, chàng biết là trong những ngày xa cách, Ngọc vẫn nhớ đến chàng luôn. Khôi lặng người trong một lúc lâu, chàng hình dung thấy hình bóng Ngọc ra vào trong căn nhà này, và những tiếng dương cầm đâu đó vang lên, ngân dài trong hồn chàng không dứt.

Khi Khôi bước ra ngoài, một người đàn ông ở căn nhà gần đó vẫy gọi chàng một cách kín đáo. Tự nhiên Khôi thấy tin tưởng người đàn ông ấy và bước về phía ông ta. Nhìn trước nhìn sau, ông ta kéo tay Khôi dẫn vào trong nhà.

Chủ khách đã yên vị, người đàn ông hỏi chàng:

- Cậu có phải là thầy giáo Khôi, bạn cô giáo Ngọc không?

Khôi gật đầu xác nhận. Người đàn ông tiếp, giọng bùi ngùi:

- Cậu đi đâu mà bây giờ mới về? Cả mấy năm trời cô ấy chạy đôn chạy đáo kiếm cậu mà không thấy. Tội nghiệp cô ấy, người cứ gầy rạc đi, xanh như cái lá…

Khôi sốt ruột quá, chàng ngắt lời người đàn ông:

- Xin ông cho biết gia đình cô Ngọc hiện đã dọn đi đâu rồi?

Người đàn ông vẫn chậm rãi:

- Cậu cứ bình tĩnh để tôi kể tiếp. Gia đình cô Ngọc không chịu hợp tác gì hết với “chính quyền cách mạng.” Cô ấy thì nghỉ dạy học; hai cậu con trai nhỏ thì theo người họ hàng đi vượt biên, cả xóm ai cũng biết. Gần đây công an phường quyết định tiếp thu căn nhà làm trụ sở. Ông bà cụ nhất định không bằng lòng. Bọn họ tìm cách đẩy gia đình ông bà cụ đi kinh tế mới. Chuyện mới xảy ra cách đây hơn một tháng. Hôm ba người dọn đi, có chào tất cả bà con trong xóm, ai gặp cũng thương.

Một lần nữa Khôi ngắt lời:

- Ông có biết gia đình cô Ngọc phải đi vùng kinh tế mới nào không? Dù cô ấy có đi đến đâu, tôi cũng phải tìm cho bằng được.

Người đàn ông nhìn chàng có vẻ thương cảm, ông ta nói bằng một giọng rất thê thiết:

- Cậu mà tìm được thì còn nói làm gì, đằng này…

Ông ta ngừng lại một chút rồi tiếp ngay, giọng nói vội vàng, dường như để cho xong một câu chuyện đến lúc khó nói:

- Gia đình cô Ngọc thay vì đi định cư ở vùng kinh tế mới thì lại bí mật theo một chuyến vượt biên. Chẳng may tàu gặp nạn, vỡ tan, xác trôi vào Bãi Trước Vũng Tàu cả mấy chục cái. Người ta nhận diện được xác ông bà cụ. Còn cô Ngọc, không biết có được tàu nào vớt hay đã chìm xuống lòng biển rồi…

Tai Khôi ù đi, mắt chàng hoa lên, chàng không còn nghe, còn thấy gì nữa. Ngọc, Ngâu của chàng không biết bây giờ đang trôi nổi ở đâu hay đã biến thành Chức Nữ về trời, đem theo hương hoa ngâu thơm ngát, và đem theo luôn cả trái tim chàng, trái tim mà cho đến bây giờ mới biết thế nào là một tình yêu say đắm.

Quyên Di
(Trích trong tác phẩm "Hoa Hồng Nhà Kín," xuất bản năm 1995)

Nghìn Trùng Xa Cách - Piano cover

[Image: 3-D2-D2526-E547-462-B-B7-C5-E297517-F40-F0.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 3 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, Mãi Yêu Thương, TanThu
Reply