Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2021-09-29, 02:02 PM)Ninh Van Wrote: Bài này tỉ cũng thích lắm, nhớ lúc mới sang bên này, nhớ nhà , nhớ mẹ, nghe bài hát này khóc suốt
Cám ơn tiểu muội cho tỉ đc nghe ké, và cũng ko quên cám ơn Thiên Sanh nhé , bữa tì nữ dặn dò gì nhớ hông?
Nhị tỷ.
Khi muội đi công tác xa nhà, bài này trong ipod để muội nghe lúc đêm về nhớ nhà.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Lòng từ thiện của một bác sĩ Nhật
❤
Từ bỏ công việc lương cao, một bác sĩ Nhật đi khắp Việt Nam chữa mắt miễn phí cho người nghèo
Bất kể nắng nóng hay giá lạnh, dù thiên nhiên có biến động bất thường thế nào cũng không thể ngăn được nỗ lực của vị bác sĩ người Nhật đến phẫu thuật cho các bệnh nhân có vấn đề về mắt tại VN.
Bác sĩ Tadashi Hattori sinh năm 1964 tại Osaka (Nhật Bản). Ông tốt nghiệp Y khoa tại Đại học Kyoto, một trong 8 trường đại học danh tiếng nhất ở Nhật.
Sau đó, ông được mời làm việc tại nhiều bệnh viện nổi tiếng ở Nhật.
Được biết đến là một tài năng hiếm có trong lĩnh vực phẫu thuật cắt dịch kính (điều trị bong võng mạc, võng mạc tiểu đường và các bệnh về hoàng điểm), đặc biệt là kỹ thuật thuộc top 10 thế giới về sử dụng kính nội soi trong phẫu thuật cắt dịch kính, bác sĩ Tadashi Hattori là một trong số ít người có khả năng rút ngắn thời gian phẫu thuật xuống còn ⅓ bằng phương pháp nội soi.
Các ca phẫu thuật của ông đều có tính chính xác cao và bệnh nhân hầu như rất ít biến chứng sau quá trình điều trị.
Cơ duyên với Việt Nam
Cuộc đời Bác sĩ Tadashi Hattori bắt đầu thay đổi kể từ buổi hội thảo khoa học vào năm 2001.
Tại đây, ông gặp một bác sĩ người Việt và người này đã kể lại cho ông những câu chuyện đau lòng của những bệnh nhân nghèo ở đây.
“Người bác sĩ ấy nói rằng ở Việt Nam có rất nhiều người nghèo không có tiền chữa bệnh. Họ phải chịu cảnh mù lòa, có khi mới chỉ ở độ tuổi trung niên”, Bác sĩ Tadashi kể lại. Nghe câu chuyện đó, ông đã về nhà suy nghĩ đến nửa năm, cuối cùng quyết định sang Việt Nam đi mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo.
“Sau khi tính toán những việc cần làm cho 4-6 tháng, tôi quyết định sẽ đi.
Nhưng giám đốc bệnh viện của tôi nói, nếu muốn đến Việt Nam, tôi sẽ phải xin nghỉ việc. Và đó chính xác là điều tôi đã làm. Tiền bạc không phải là thứ quan trọng duy nhất trong cuộc đời.
Với nhiều người, địa vị và tiền bạc là tất cả, nhưng với tôi, được làm điều gì đó giá trị còn quan trọng hơn rất nhiều”, bác sĩ Tadashi nói, theo Japan Times.
Sau đó, bác sĩ Tadashi đã có chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam kéo dài một tháng, ông ghi chép lại những gì liên quan đến thực trạng bệnh nhân có hoàn cảnh quá khó khăn không có tiền chữa trị mắt tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam.
Sau đó, ông quay lại Nhật và kêu gọi các công ty y tế tài trợ. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ông đang không làm tại một bệnh viện nào và chẳng ai tài trợ cho ông.
Ông tiếp tục nộp đơn xin hỗ trợ lên chính phủ Nhật Bản nhưng cũng bị từ chối. Đại diện văn phòng chính phủ cho biết, họ chỉ tài trợ các tổ chức NGO.
Cuối cùng, bác sĩ Tadashi quyết định dùng tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để mua thiết bị mang sang Việt Nam mổ miễn phí.
Ở Nhật Bản, nghề bác sỹ được xem là nghề “hái ra tiền”, một bác sĩ không cần quá nổi tiếng cũng đủ để song sung túc, giàu có.
Tuy nhiên, vợ bác sĩ Tadashi lại không có cái “may mắn” đó, bởi chồng bà luôn có những mục tiêu thiện nguyện. Vậy nên, khi chồng nói về việc muốn dùng tiền tiết kiệm dưỡng già của họ để mua thiết bị phẫu thuật cho bệnh nhân nghèo ở Việt Nam, bà đã tức giận đến nỗi không nói chuyện với ông 3 ngày. Cuối cùng, bà đã đồng ý và bắt đầu ủng hộ ông trong những chương trình thiện nguyện ở Việt Nam sau này.
Cha ông dạy: “Hãy luôn sống vì mọi người”; Thầy ông dạy: “Hãy coi bệnh nhân như bố mẹ mình”
Kể từ cuộc gặp gỡ định mệnh vào năm 2001, cuộc sống của bác sỹ Hattori đã chia ra làm 2 phần: phần ở Nhật Bản và phần ở Việt Nam.
Cứ nửa tháng ông lại về Nhật làm việc với tư cách là bác sĩ tự do, tham gia vào những ca bệnh khó tại Nhật Bản để kiếm thêm thu nhập.
Nửa tháng còn lại ông đi khắp Việt Nam để chữa trị miễn phí cho người nghèo. Nhìn chung, số ngày ông ở Việt Nam mỗi năm dao động từ 140 đến 180 ngày.
Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ của bác sĩ Tadashi, dần dà, những hoạt động thiện nguyện của ông tại Việt Nam càng được cộng đồng biết đến.
Hiện tại, ông đã kêu gọi được rất nhiều hỗ trợ tài chính từ các bệnh viện công, phòng khám tư mà ông hợp tác chữa bệnh bán thời gian.
Bác sĩ Tadashi cho biết ông rất thương người bệnh ở Việt Nam, bởi vì họ quá nghèo mà phải đến khi tình trạng bệnh quá nặng, không còn cứu chữa được nữa, họ mới tìm đến bác sĩ.
“Chữa bệnh cho bệnh nhân Nhật dễ hơn nhiều vì họ thường tìm đến bác sỹ ngay khi họ thấy có vấn đề, vì vậy bệnh thường chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Nhưng ở Việt Nam, bệnh nhân thường để đến khi gần mù rồi mới tìm đến bác sĩ.
Thậm chí nhiều người không làm gì cho đến khi mù một con mắt. Chính vì thế, số người bị mù một mắt ở Việt Nam cao đột biến, cao hơn rất nhiều so với những nơi tôi từng chữa trị”, bác sĩ Tadashi chia sẻ.
Mang ánh sáng đến cho người Việt nghèo
Bác sĩ Hattori tâm sự, cha của ông đã ra đi đau đớn vì sự tắc trách của bác sĩ điều trị bệnh, điều này đã khiến ông quyết định theo đuổi ngành y.
“Cha tôi đã truyền cảm hứng để tôi sống nhiều hơn cho các mục đích thiện nguyện. Trước khi ông chết, ông bảo tôi hãy luôn song vì mọi người.
Sau này, một người thầy đã dạy tôi rằng: "Hãy luôn đối xử với bệnh nhân như cha mẹ của mình”.
Bác sỹ Hattori vẫn miệt mài cho những mục đích thiện nguyện của mình tại Việt Nam. Mặc dù đã ngoài 50 nhưng bác sĩ Hattori vẫn ngày đêm miệt mài với công việc thiện nguyện của mình tại Việt Nam.
Ban ngày, người ta thấy ông thoăn thoắt phẫu thuật cho bệnh nhân, vận chuyển đồ đạc, đêm về lại cặm cụi viết báo cáo đăng lên website tổ chức từ thiện Asia Prevention of Blindness Association do chính ông sáng lập vào năm 2005.
Người Việt Nam thường gọi ông Tadashi Hattori là “Bác sĩ” hoặc “Giáo sư”, nhưng ông còn có một tên gọi khác nữa là “Akahige-sensei”. Trong tiếng Nhật, cụm từ để chỉ người lương y giàu lòng nhân ái, luôn giúp đỡ những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, và được ví như ông Bụt trong truyện cổ tích.
Lượm
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 1,514
Threads: 6
Likes Received: 196 in 93 posts
Likes Given: 286
Joined: Oct 2020
Reputation:
26
(2021-09-29, 11:58 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: SÀI GÒN BAO DUNG
Sài Gòn không có biển xanh cát trắng như Nha Trang, không có đền đài lăng tẩm cổ kính như Huế, không có Hồ Gươm thơ mộng như Hà Nội, Sài Gòn có gì đẹp?
❤️ Sài Gòn có cái tâm❤️
Đêm qua, sau giấc ngủ dài, sáng sớm trong người sảng khoái, thả bộ dăm ba con phố để tận hưởng khí trời còn trong lành.
Đang đi, chợt ngửi được thoang thoảng mùi thịt nướng thơm phức, quyện trong gió đưa tới. À, cơm tấm vỉa hè, món ăn không thể thiếu trong thực đơn điểm tâm phong phú của người Sài Gòn, bụng thấy đói nên tấp vào.
Chị chủ, dáng người đầy đặn, gương mặt vui tươi và phúc hậu.Đang loay hoay làm cơm cho khách.Chị bỗng dừng tay, khi thấy một bé gái tóc tai bù xù, mặt mày lem luốc, đứng chăm chú nhìn vào dĩa cơm trên tay chị, với ánh mắt thèm thuồng.
Chị ngoắc nó lại:
- Nhỏ, vào đây ăn.
- Dạ, con không có tiền.
- Khỏi, dì cho.
Thấy hay hay, mình buột miệng hỏi vui chị chủ:
- Bán miễn phí dzầy hoài sao khá nỗi?
- Dạ, lá lành đùm lá rách.Cho đi sẽ nhận lại anh à.
Đang ăn dỡ, có anh xe ôm ghé lại, đá chống, rồi ngồi kế bàn mình.
- Cho dĩa sườn bì chả, nhiều mỡ hành.
- Dạ có liền.
Trong lúc ngồi chờ, có thằng bé khuyết tật chân đến mời vé số.Anh xe ôm nhìn nó, lộ vẻ thương cảm.
- Mầy ăn sáng chưa, tao bao.
- Dạ, con không đói.
Anh móc trong túi ra tờ 50.000 đưa cho thằng bé:
- Cho tao 2 tờ (10.000), khỏi thối.
Thằng bé mừng rỡ, cảm ơn rối rít.Mình ngừng ăn, chọc anh xe ôm:
- Xe ôm mà chơi sang dzậy pa.
- Hổng dám sang đâu, kiếm tiền cũng đỏ con mắt, nhưng giúp đỡ kẽ khó khăn là bổn phận của người lương thiện.
Trời! hết chị bán cơm đến anh xe ôm, đưa mình từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác, những con người bình dân mà tấm lòng quảng đại thế sao, thật đáng ngưỡng mộ.
Có người bảo, Sài Gòn không có biển xanh cát trắng như Nha Trang, không có đền đài lăng tẩm cổ kính như Huế, không có Hồ Gươm thơ mộng như Hà Nội, Sài Gòn có gì đẹp?
Tôi sẽ tự hào mà trả lời rằng:
❤️ Sài Gòn có muôn vàn vẻ đẹp vật chất và tinh thần, một trong những cái đẹp đó, là lòng BAO DUNG của người Sài Gòn. ❤️
Lượm
*** Cám ơn anh Đạn đã tặng riêng cho Kỳ một bất ngờ, một trong những nhạc phẩm mà Kỳ rất yêu thích của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Em còn nhớ hay em đã quên?
Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng,
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân,
Nhớ đèn đường từng đêm thao thức,
Sáng cho em vòm lá me xanh.
Em còn nhớ hay em đã quên?
Bên hàng xóm đôi khi ghé thăm,
Có hai mùa vẫn đi về,
Có con đường nằm nghe nắng mưa.
Em ra đi nơi này vẫn thế,
Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ.
Vườn xưa vẫn có tiếng mẹ ru,
Có tiếng em thơ,
Có chút nắng, trong tiếng gà trưa.
Em còn nhớ hay em đã quên?
Nhớ đường dài qua cầu lại nối,
Nhớ những con sông nối bao dòng kinh,
Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng
Nối xôn xao hàng quán đêm đêm.
Em còn nhớ hay em đã quên?
Trong lòng phố, mưa đêm trói chân,
Dưới hiên nhìn nước dâng tràn,
Phố bỗng là dòng sông uốn quanh.
Em còn nhớ hay em đã quên?
Nhớ Sài Gòn mỗi chiều gặp gỡ,
Nhớ món ăn quen, nhớ ly chè thơm,
Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng,
Phố em qua gạch ngói quen tên.
Em còn nhớ hay em đã quên?
Khi chiều xuống, bên sông nước lên,
Én nô đùa giữa phố nhà,
Có nắng vàng lạc trên lối đi.
Em ra đi nơi này vẫn thế,
Vẫn có em trong tim của mẹ,
Thành phố vẫn có những giấc mơ,
Vẫn sống thiết tha,
Vẫn lấp lánh hoa trên đường đi.
Em còn nhớ hay em đã quên?
Nhớ Sài Gòn những chiều lộng gió,
Lá hát như mưa suốt con đường đi,
Có mặt đường vàng hoa như gấm,
Có không gian màu áo bay lên.
Em còn nhớ hay em đã quên?
Quê nhà đó năm xưa có em,
Có bóng dừa, có câu hò,
Có con đò chở mưa nắng đi.
Em còn nhớ hay em đã quên? anh bạn ca bản này nghe nhức nhối
Posts: 1,514
Threads: 6
Likes Received: 196 in 93 posts
Likes Given: 286
Joined: Oct 2020
Reputation:
26
bất ngờ cho tiểu sư muội ở khúc chót
nghe hết bài ngheng
https://app.box.com/s/oiqxz4p8lja6ml4qitxtt53tsyos5gj8
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 1,514
Threads: 6
Likes Received: 196 in 93 posts
Likes Given: 286
Joined: Oct 2020
Reputation:
26
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2021-09-30, 03:18 PM)vô_danh Wrote: nó muốn ca chung mà bị huynh nhốt ngoài cửa
Sư huynh chơi kỳ quá nhe, lần sau Kỳ muốn nghe bé đó hát vì nghe sư huynh hát hoài rồi nên nhường mic cho tài năng trẻ chứ, thiệt tình.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 1,514
Threads: 6
Likes Received: 196 in 93 posts
Likes Given: 286
Joined: Oct 2020
Reputation:
26
(2021-09-30, 03:32 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Sư huynh chơi kỳ quá nhe, lần sau Kỳ muốn nghe bé đó hát vì nghe sư huynh hát hoài rồi nên nhường mic cho tài năng trẻ chứ, thiệt tình. hiểu rồi
tiểu sư muội cô cô là chuyên gia dìm hàng thằng sư huynh
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 1,256
Threads: 26
Likes Received: 450 in 230 posts
Likes Given: 588
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
(2021-09-29, 07:45 PM)Dan. Wrote: Cảm ơn các bạn.
Anh Anattã: Tình cờ thấy hai anh chàng này chơi song tấu guitar hay quá, khiến tôi nhớ lại thời tuổi trẻ của mình, những đêm đốt lửa ven rừng cùng bạn bè ca hát, những bài nhạc xưa cũ, thế là nổi hứng sảng làm một hơi 4 bài luôn. Mà mỗi khi tui hứng lên thì em Tỳ nữ của tui lại khổ, cứ hành hắn mix tới mix lui khiến hắn bực mình, hắn nhắc lại chuyện ngày xưa, mỗi khi đi kua "ghệ" mình trỗ tài làm thơ con cóc còn hắn thì ngồi mài mực mỏi tay, còn mình thi kua em nào mất em đó làm hắn nổi sùng, mặt nhăn như khỉ ăn ớt.
Dạo này cũng hay ca hát cho vui trong mùa dịch, chủ yếu chỉ để mỗi mình tự sướng thôi anh, mình hát mình nghe cho sướng tai, nhưng hôm qua ngồi bàn công việc sắp tới với bạn Kỳ để chuẩn bị cho những việc sắp tới, khi xong việc nghe bạn ấy than bùn, nhớ Sài Gòn nên mời nghe bài này cho vui, thế là bạn ý đăng lên luôn.
Sắp tới hy vọng Sài Gòn dễ thở hơn, tôi sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để đến thăm mấy em học sinh nhỏ của mình và của các bạn ở đây, khi đó sẽ thu xếp để giới thiệu cho anh một em dễ thương luôn nghen. (Em học sinh chứ không phải em chưn dài tới lách đâu nha, đừng hiểu lầm, nguy hỉm...)
Chuyến này đang lên kịch bản để tạo ra một bất ngờ nho nhỏ cho tất cả các bạn có tên trong sổ "nợ nần" của tôi, hy vọng các bạn sẽ vui. Gì thì gì, các bạn luôn là những người tôi mãi nhớ về.
Thân ái.
Dan,
Tôi có đọc bài viết phụ giúp các em học sinh của Dan bên thread kia rồi.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,514
Threads: 6
Likes Received: 196 in 93 posts
Likes Given: 286
Joined: Oct 2020
Reputation:
26
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
đêm nay quỳ lạy cùng nhau.
-viết tặng những người dân quỳ lạy thành phố về quê.
chắp tay lạy rát mặt đường
thân run bần bật, hờ, thương kiếp nghèo
lạy về hun hút gieo neo
bao hơi thở quấn cheo leo đêm trường
*
lạy bốn hướng lạy chín phương
cho con thoát chốt tìm đường về quê
lạy sao hôm với sao khuê
soi đường đi giữa bốn bề rào giăng
*
lạy cho thành phố tắt đèn
cha từ tro cốt dìu con bay cùng
con đường bỗng hóa dòng sông
mẹ cùng con, vợ cùng chồng bơi đi
*
đêm nay là cái đêm gì
lạy thành phố, một cuộc ly biệt dài
lạy cờ bay lạy tượng đài
lạy mưa xuống xối miệt mài tủi đau
*
đêm nay quỳ lạy cùng nhau
thời mắc dịch, lạy ngàn sau mịt mùng.
Saigon, 1/10/21
Nhà văn Trần Nhã Thụy
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
NHỮNG CÂU "DANH CHÔM" NỔI TIẾNG !
1. “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc”.
Câu đó của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy trong bài diễn văn nhậm chức của ông vào năm 1961.
Tiếng Anh nguyên văn như sau: "Ask not what your country can do for you. Ask what you can do for your country."
------------------------
2. "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được..."
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
------------------------
3. "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".
Lấy của Quản Trọng. Trích từ: Vũ Thế Phan, Ai trăm năm trồng người?, 2011.
Quản Tử là tướng quốc triều vua Tề Hoàn Công thời Xuân Thu Chiến quốc bên Tàu, sinh trước Khổng Tử độ 200 năm.
Sách Quản Tử, chương Quyền Tu, trang 53: "Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc; thập niên chi kế mạc như thụ mộc; chung thân chi kế mạc như thụ nhân. Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã. Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã. Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã.
Kế hoạch một năm không gì hơn trồng lúa; kế koạch mười năm không gì hơn trồng cây; kế hoạch trọn đời (trăm năm) không gì bằng trồng người. Trồng một, gặt một, là lúa. Trồng một, gặt mười, là cây. Trồng một, gặt trăm, là người."
------------------------
4."Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên"
Là một câu trích trong sách giáo khoa chữ Hán xưa "Ấu học ngũ ngôn thi".
Trong đó nguyên văn chữ Hán: "Tạc sơn thông đại hải/ Luyện thạch bổ thanh thiên/ Thế thượng vô nan sự/ Nhân tâm tự bất kiên".
------------------------
5. "Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong".
Bài này được nhà thơ Thanh Tịnh sáng tác năm 1948 trong cuộc vận động nhân dân đóng thuế nông nghiệp. Đó là bài Dân no thì lính cũng no.
Nguyên văn:
"Trông lên thì thấy đầy sao
Nhìn quanh thì thấy đồng bào mến thân
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong
Thóc thuế mà có dân đong
Trăm công nghìn việc ngược dòng cũng xuôi"
------------------------
6. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "
Lấy câu tục ngữ của dân gian.
"Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đáng, từ làm sao đây!
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận, đến ngày cam lai".
Câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đến lúc phải trả lại cho dân gian Việt Nam.
------------------------
7. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Là câu của vợ của chú ruột nhà báo Lê Phú Khải. Trích từ: Lê Phú Khải, Lời Ai Điếu, 2016
Tôi có bà thím, vợ người chú thứ ba, quê ở Chí Chủ, Phú Thọ. Hòa bình lập lại 1954, bà theo chồng về Hà Nội. Bà tự tay thuê mướn, chặt đốn và đóng cả một bè tre nứa, gỗ,... Hàng ngày bà phải đi qua cầu Long Biên gánh nước gạo về nuôi lợn. Đi về hàng chục cây số rất nặng nhọc.
Thấy vợ một ông cán bộ cao cấp mà phải lao động quá vất vả như thế (vì làm tự do không được cấp sổ mua gạo), ai cũng ái ngại cho bà. Nhưng bà tuyên bố: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”!
Đó là cụm từ lần đầu tiên tôi nghe được trên cõi đời này từ mồm bà thím đáng kính của tôi từ ngày mới giải phóng thủ đô.
Cũng có nguồn khác trích dẫn câu nói này của Tôn Trung Sơn bên TQ.
------------------------
8. Ngục Trung Nhật Ký (Nhật Ký Trong Tù)
NTNK viết bằng chữ Hán, và cuốn NTNK không đả động gì tới Việt Nam, nhưng lại yêu nước Trung Hoa. Tập thơ hồi ký giãi bày lòng yêu nước và ước mơ tươi đẹp cho tổ quốc. Vì thế tác giả Ngục Trung Nhật ký là người Trung Hoa, chứ không phải là người VN thời Pháp thuộc.
Bài 109: Ca ngợi Tướng quân Lương Hoa Thịnh thăng chức phó tư lệnh của Tưởng Giới Thạch
Bài 110: Tặng chú hầu (Hải), tác giả khuyên ghi khắc lời dạy "cần kiệm liêm chính" của Lương Khải Siêu, Trung Hoa Quốc Dân Đảng.
Nếu là người VN thì chẳng liên quan gì mà khen ngợi người của Tưởng Giới Thạch và Trung Hoa Quốc Dân Đảng.
Bìa sách ghi ngày 29/8/1932-10/9/1933, lưng sách lại ghi thêm ngày 29/8/1942-10/9/1943, trên chữ "Hoàn" (完, chấm hết).
Lượm
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,315
Threads: 98
Likes Received: 3,280 in 1,677 posts
Likes Given: 2,098
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Những người có công việc khô khan như tụi này cũng có lúc thả hồn đi hoang, lãng mạn lắm chứ bộ. Tối qua đọc đoản văn của ông bạn nghề nghiệp mà phải phì cười vì bình thường anh chàng chỉ chuyên viết về đề tài chính trị xã hội và TT Trump mến yêu thôi. Ai bảo chúng tôi kg lãng mạn là lầm đó nhe...
CHƯA TỪNG CÓ MÙA THU
Đêm. Không giờ. Xong công việc. Ngồi suy tư và chợt nhận ra, Hà Nội chưa từng có mùa Thu. Không cái se se lạnh, không hương hoa sữa, không lá vàng rụng. Khắp nẻo đường, ngõ phố chỉ thấy nắng gắt gao và cây vẫn xanh lá. Cũng không nốt cái heo may đến khô cả những bờ môi mềm.
Đúng là bây giờ mọi thứ đã trở nên nhạt nhòa hơn, không còn màu sắc riêng của mùa nữa. Chắc chỉ có ở chốn quê mới thấy được sự khác biệt nào đó. Ai mà chẳng có quê. Hà Nội cũng là quê. Quê là quê hương của mỗi người, nơi được sinh ra và lớn lên. Rồi khi đi xa chốn ấy ta gọi đó là quê. Chỉ là vậy thôi.
Thèm cảm giác trời hiu hiu gió trong cái không khí lành lạnh, mặc quần tây với áo dài tay và đi ra phố. Đời tôi cũng có ai đó vừa qua. Không dữ dội, cũng chẳng vội vàng hay vồ vập. Có lẽ nhẹ nhàng đi vào đời ta vốn đã chông chênh sẽ là điều tốt nhất lúc này. Cứ mải mê chia ly, mải mê cô đơn, vùi trong mộng mị, thì đời sẽ xanh rêu và lãng quên đi. Ngay cả con tim cũng sẽ quên mất cách để yêu thương mà chỉ còn là lãng mạn trong tầm thức xa xôi mà thôi.
Và rồi chợt nhận ra, ta thờ ơ quá, với chính mình. Đúng là duyên có chừng có đoạn. Nhưng không phải đều là khổ đau. Cũng như Xuân Diệu đã từng dằn vặt mình đấy thôi, rằng: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời mất vui khi lỡ vẹn câu thề. Chẳng vì thế mà đời hợp tan theo đúng nghĩa của hai từ "duyên - nợ". Nhiều khi chia ly lại là hạnh phúc cho cả hai ngã rẽ. Giống như lá rời cây để rồi đâm chồi cho tàng lá mới. Ta phải yêu thôi, rồi có một gia đình, không để mùa Thu về qua nữa. Không để mùa day dứt, khắc khoải nữa.
Phải gác những đìu hiu và những hoang vu lại, gom vào để nắng tan đi, theo những gì vốn dĩ là của mây trời mênh mang vời vợi xa kia.
Vì,
Như chưa có mùa dang dở.
Luân L.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
|