Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Đông y dược thảo
Thanh long: Cực tốt và cực độc, biết khi ăn kẻo rước họa vào người
TPO - Thanh long giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa, tim, đường huyết...Đặc biệt, thanh long ngăn ngừa ung thư, và có công dụng làm đẹp da, giảm cân. Thế nhưng khi ăn vẫn cần biết những 'đại kỵ' này để khỏi gây hại cho sức khỏe.

Các lợi ích của thanh long với sức khỏe

Chống oxy hóa

Thanh long rất dồi dào chất chống oxy hóa betacyanin và betaxanthins, giúp cơ thể chống lại hoạt động gây hại tế bào của các gốc tự do. Ăn thanh long mỗi ngày giúp phòng ngừa ung thư. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, thanh long là một nguồn lycopene mạnh, giúp giảm khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng. 

Hỗ trợ trị viêm khớp

Thanh long còn được gọi là “quả chống viêm”. Bổ sung loại quả này vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp cải thiện bệnh. 

Cải thiện chức năng tim

Trong một nghiên cứu được thực nghiệm trên động vật, thanh long làm giảm cholesterol xấu, và tăng cholesterol tốt. Các axit béo omega trong hạt đen có khả năng làm giảm tryglycerid và cải thiện hệ tim mạch.Thanh long cũng giúp ổn định huyết áp. 

[Image: nhung_nguoi_nay_an_thanh_long_cuc_ky_ngu...4_jrbe.jpg]Chất chống oxy hóa trong thanh long hạn chế tác hại của các gốc tự do, giảm thiểu quá trình lão hóa của cơ thể. Nhờ vậy, thanh long cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư và các bệnh do tuổi tác gây ra. Ảnh minh họa: Internet
Tăng cường hệ miễn dịch

Thanh long chứa nhiều vitamin C hơn cà rốt, nó cũng chứa những dưỡng chất như: vitamin B, vitamin A, canxi, photpho, chất xơ,.... Tất cả những chất này đều làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Điều trị đái tháo đường

Thanh long giàu chất xơ, giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định. Những chất trong loại quả này giúp thúc đẩy tuyến tụy sản xuất insulin, chất kiểm soát đường huyết ở người bị tiểu đường. 

Tốt cho mắt

Vitamin A ở dạng carotene trong thanh long rất tốt cho võng mạc, làm tăng độ sáng và tầm nhìn của mắt. Nếu thiếu vitanmin A, chúng ta có thể mắc bệnh thoái hóa điểm vàng khi về già. 

[Image: sot_590x308_yzfk.jpg]Phụ nữ mang thai nên cẩn thận khi ăn thanh long. Trong thanh long có chứa nhiều protein thực vật, do đó bà bầu dễ bị dị ứng nên cân nhắc trước khi ăn. Ảnh minh họa: Internet
 Hỗ trợ giảm cân
Thanh long là “bạn thân” của những ai muốn giảm cân. Bởi chúng chứa rất ít calo nhưng lại nhiều chất xơ. Bạn nên thêm loại trái cây này vào thực đơn để đa dạng hóa món ăn, tránh thiếu chất.
Ngăn ngừa ung thư
Chất chống oxy hóa trong thanh long hạn chế tác hại của các gốc tự do, giảm thiểu quá trình lão hóa của cơ thể. Nhờ vậy, thanh long cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư và các bệnh do tuổi tác gây ra.
Bổ sung máu

Thanh long là nguồn cung cấp sắt rất tốt cho cơ thể. Nhờ có sắt, cơ thể mới sản xuất được chất hemoglobin. Những ai mắc bệnh thiếu máu nên bổ sung Thanh long trong chế độ ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, Thanh long còn giúp ổn định huyết áp, rất có lợi cho những ai bị bệnh về huyết áp. 

[Image: gia_tri_dd_thanh_long_do_tdok.jpg]Thanh long giàu chất xơ, giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định. Những chất trong loại quả này giúp thúc đẩy tuyến tụy sản xuất insulin, chất kiểm soát đường huyết ở người bị tiểu đường. Ảnh minh họa: Internet
Những điều tối kỵ khi ăn thanh long

Bị tiêu chảy không nên ăn, trái thanh long có tính lạnh. Người có thể chất hư hàn, thường bị tiêu chảy, chân tay mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt thì không nên ăn nhiều thanh long.

Nữ giới nên ăn ít, nữ giới có thể chất hư lạnh cũng không nên ăn nhiều thanh long. Nữ giới đến kỳ không nên ăn thanh long, để tránh tình trạng hành kinh không thông.

Người bị chứng phiền muộn, ứ máu, dịch đờm nhiều cũng không nên ăn nhiều.Người mang thai nên cẩn thận khi ăn thanh long. Trong thanh long có chứa nhiều protein thực vật, do đó những người mang thai dễ bị dị ứng nên cân nhắc trước khi ăn.

Không ăn cùng sữa bò. Để tránh bị ảnh hưởng đến tiêu hóa, không nên ăn thanh long cùng lúc với sữa bò.

Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều thanh long. Thanh long có chứa nhiều đường glucose, người bệnh tiểu đường nếu sử dụng nhiều thanh long sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Phụ nữ mang thai nên cẩn thận khi ăn thanh long. Trong thanh long có chứa nhiều protein thực vật, do đó bà bầu dễ bị dị ứng nên cân nhắc trước khi ăn.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP
Be Vegan, make peace.
Reply
Hoa quỳnh
Tham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên|Tác giả: Thùy Trang Phạm
Ngày cập nhật 05/12/2019 . 6 phút đọc
[Image: reader-aa.png]

BÀI VIẾT NÀY NÓI VỀ: [size=undefined][size=undefined]
[Image: shutterstock_665034754.jpg]

Tên gốc: Hoa quỳnh



Tên gọi khác: Hoa quỳnh hương
Tên khoa học: Selenicereus grandiflorus, Cactus grandiflorus
Tên tiếng Anh: Night Blooming Cereus
Tìm hiểu chung về hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh là cây gì?
Cây hoa quỳnh là một loài thực vật thuộc họ xương rồng, thường được trồng để làm cảnh. Các đốt thân cây có dạng dẹp, trông gần như những chiếc lá lớn, màu xanh lục và hơi tía ở phần mép thân. Rìa mép thân có gai xen lẫn với những lông tơ trắng nhỏ. Hoa rất lớn, nở về đêm, tỏa hương thơm ngào ngạt. Các cánh hoa ở lớp bên ngoài thường có màu nâu hay cam nhạt, các cánh hoa bên trong có màu trắng hoặc đỏ hay tím… Nhị và nhụy hoa có cuống rất dài. Những bông hoa nở trong khoảng vài giờ và héo rũ vào sáng hôm sau.

Đây là loài cây có nguồn gốc từ các vùng sa mạc và bán sa mạc của Antilles (quần đảo thuộc vùng biển Caribbean), Mexico, Mỹ. Theo một số tài liệu, cây hoa quỳnh được Christopher Columbus đưa sang châu Âu vào thế kỷ XV. Sau loài cây này được đưa sang trồng ở nhiều khu vực khác chủ yếu với mục đích làm cảnh.
Ở Việt Nam có một số loại hoa quỳnh sau:[/size]
[/size]
  • Quỳnh trắng: Là một giống quỳnh được nhiều người biết đến. Hoa nở rất lớn, cuống hoa dài, màu đỏ cam hoặc nâu đất. Cây cho hoa vào tháng 6 – 7, mỗi hoa chỉ nở một lần duy nhất, cụp lại trong khoảng 2 giờ sau khi nở và tàn vào sáng hôm sau. Cánh hoa mỏng, mềm mại, bề mặt như phủ sáp trong có sắc trắng, nhị hoa vàng và hương thơm nhẹ nhàng. Khi hoa nở, cánh từ từ hé mở cho đến khi đạt kích thước tối đa khoảng 20cm, rồi cụp lại từ từ và tàn đi nhanh chóng.
  • Quỳnh đỏ: Cây hoa quỳnh đỏ nhỏ hơn cây quỳnh trắng, hoa không to như quỳnh trắng, có màu đỏ hoặc đỏ pha da cam.
  • Nhật quỳnh: Đây là loài hoa được nghệ nhân Mười Lới (Đà Lạt) lai ghép thành công giữa cây hoa quỳnh và cây thanh long. Nhật quỳnh có hoa rất đẹp, nhiều màu sắc, nở vào ban ngày.
[size=undefined][size=undefined]
Cây hoa quỳnh dùng để làm gì?
Hoa, thân và cành non của loài cây này thường được sử dụng để điều trị các trường hợp như đau ngực (đau thắt ngực), phù nề kết hợp với suy tim. Loài thảo dược này cũng được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng bàng quang và các bệnh lý về đường niệu, giảm đau bụng kinh. Dược liệu bào chế từ cây hoa quỳnh còn có thể sử dụng như một loại dung dịch dùng bôi trực tiếp để điều trị đau khớp.
Ngoài ra, các bộ phận của cây quỳnh có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Dạng bào chế của hoa quỳnh  là gì?
Ngoài dùng tươi, loại thảo mộc này còn có các dạng bào chế sau:[/size]
[/size]
  • Khô
  • Trà
  • Dịch chiết cây tươi
  • Ngâm rượu.
[size=undefined][size=undefined]
Cơ chế hoạt động của cây hoa quỳnh là gì?
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cơ chế hoạt động và tác dụng của loại thảo dược này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chứng minh rằng một số chất có trong thân cây, hoa của loài cây này có thể giúp kích thích và tăng cường hoạt động của tim. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Công dụng từ cây hoa quỳnh
[Image: hoa-quynh-no-ve-dem.jpg]

Theo Đông y, thân và hoa cây quỳnh đều có thể sử dụng để làm thuốc. Để làm thuốc, bạn nên thu hái khi hoa vừa nở, cây thu hái quanh năm và có thể dùng tươi, phơi khô hay ngâm rượu.
Hoa của loài cây này có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh phế (mát phổi), chỉ khái (chống ho), hóa đàm (làm loãng và tan đàm), tiêu viêm (sưng đỏ đau) cầm máu. Do đó, hoa quỳnh được xem là vị thuốc đặc trị các bệnh ở phổi và hệ hô hấp.
Thân cây quỳnh có vị chua, hơi mặn, tính mát, có tác dụng tiêu thũng, tiêu viêm, chỉ thống (chống đau).
Một số tài liệu của nước ngoài có ghi chép rằng, hoa quỳnh với thịt lợn thành món ăn để trị các bệnh như: viêm phế quản, lao phổi, lao hạch… Ngoài ra, loại hoa này có thể chữa được các bệnh như: sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.
Y học dân gian của Việt Nam dùng rượu hoa quỳnh (hoa quỳnh ngâm với rượu gạo) để chữa đau bụng, bôi các vết bầm tím rất hiệu quả. Cách ngâm là bạn có thể dùng hoa tươi hoặc khô ngâm với rượu gạo và càng lâu càng tốt, có thể để được đến vài năm. Loại rượu này sau khi ngâm khoảng 10 – 15 ngày là có thể dùng.
Liều lượng: Uống khoảng 1 – 2ml, chia làm 2 lần. Ngoài ra, khi bị viêm họng, ho rát họng, bạn có thể dùng 1 – 2 thìa cà phê rượu này để ngậm. Nếu bị mụn nhọt, da bầm tím hay đau do chấn thương, dùng rượu hoa quỳnh để xoa bóp cũng đem lại hiệu quả tích cực.
Người dân vùng Vân Nam (Trung Quốc) dùng cả cây quỳnh để chữa đau do chấn thương, đau tâm vị (tâm vị khí thống, đau quanh rốn), thổ huyết, lao phổi.
Liều dùng và Cách dùng
[Image: hoa-quynh-do-1.jpg]
Liều dùng thảo dược này có thể khác nhau đối với từng bệnh nhân. Liều lượng dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bạn và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc hoặc bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Đông y dùng hoa quỳnh để chữa các chứng bệnh sau:
Bài thuốc trị ho, long đờm
Bạn dùng hoa quỳnh mới nở đem thái nhỏ hấp cách thủy với mật ong hoặc nấu với trứng gà, ăn trong ngày.
Liều dùng:[/size]
[/size]
  • Trẻ em: 1 bông
  • Người lớn: 2 – 3 bông.
[size=undefined][size=undefined]
Chữa ho do viêm họng
Hoa quỳnh 30g, lá xương xông 10g. Hai thứ thái nhỏ cho vào bát với 10ml mật ong, hấp cách thủy khoảng 30 phút, trộn đều để uống dần trong ngày.
Chữa ho ra máu trong bệnh lao phổi
Hoa quỳnh 3 – 5 bông, đường cát trắng 15g sắc nước uống trong ngày.
Chữa lên cơn hen
Hoa quỳnh, kim ngân hoa mỗi thứ 9 – 12g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa các bệnh như sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu
Để chữa các bệnh này, bạn có thể dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:[/size]
[/size]
  • Trà hoa quỳnh: Bạn dùng hoa quỳnh (tươi hoặc khô đều được) thái nhỏ đem tẩm mật, sao vàng dùng hãm trà uống dần.
  • Hoa quỳnh kết hợp với một số vị thuốc như: diếp cá 20g, kim tiền thảo 20g, rễ cỏ tranh 10g. Tất cả thái nhỏ sắc lấy nước uống trong ngày, chia 3 lần.
[size=undefined][size=undefined]
Chữa mụn nhọt, sưng đau do té ngã 
Hoa quỳnh hoặc thân cây lượng vừa phải giã nát, đắp lên mụn nhọt hoặc vết thương.
Chữa xuất huyết tử cung
Hoa quỳnh 2 – 3 bông, thịt heo nạc 50 – 100g. Cả hai thái nhỏ, nêm gia vị vừa ăn, chưng cách thủy, dùng làm thức ăn trong bữa ăn chính.
Ở châu Mỹ, người dân bản địa dùng loại thảo dược này để chữa các bệnh như:[/size]
[/size]
  • Dùng bôi ngoài da trị thấp khớp, tình trạng phát ban ngứa
  • Uống trị giun sán, viêm bàng quang, sốt
  • Điều trị các bệnh về tim như: tim đập nhanh, đau thắt ngực, xung yếu hoặc tim đập bất thường, giảm tình trạng khó thở. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có tác dụng làm săn chắc cơ tim, giảm mỡ máu và cholesterol…
  • Chữa bệnh đái tháo đường, phù nề
  • Dùng làm thuốc lợi tiểu
  • Chữa chứng đầy hơi
  • Đau do kinh nguyệt…
[size=undefined][size=undefined]
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng hoa quỳnh?
Khi dùng thảo dược này, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Trong một số trường hợp, bệnh nhân dùng trực tiếp dịch chiết của loại thảo dược này lên da, phản ứng dị ứng như phồng rộp và nổi mụn nước có thể xảy ra.
Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, bạn hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Thận trọng
Trước khi dùng hoa quỳnh, bạn nên lưu ý những gì?
Bạn nên thảo luận với bác sĩ, dược sĩ nếu:[/size]
[/size]
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác. Điều này bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào có trong loại thảo mộc này hoặc thuốc khác hay các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng sức khỏe bất thường nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, chẳng hạn như dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật.
[size=undefined][size=undefined]
Bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
Mức độ an toàn của hoa quỳnh như thế nào?
Không có đủ thông tin về việc sử dụng hoa quỳnh trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.
Tương tác
Hoa quỳnh có thể tương tác với những yếu tố nào?
Những thuốc có thể tương tác với thảo dược này bao gồm:[/size]
[/size]
  • Digoxin
  • Thuốc chống trầm cảm (MAIOs bao gồmphenelzine (Nardil®), tranylcypromine (Parnate®).
[size=undefined][size=undefined]
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa[/size]
[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
Cây hoa quỳnh – Đặc điểm, công dụng và ý nghĩa phong thủy

 

Những câu hát trong bài “Quỳnh Hương” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vừa êm tai, vừa lãng mạn trong sự tĩnh mịch của đêm trăng sáng. Cây hoa quỳnh đến với lòng người và khiến người ta si mê như thế đã từ rất lâu rồi.

“Ta mang cho em một đóa quỳnh

Quỳnh thơm hay môi em thơm…”

Trong bài viết này, Khu Vườn Xanh sẽ chỉ ra cho các bạn tham khảo một số đặc điểm, công dụng và ý nghĩa nổi bật của loài hoa này nhé.

[Image: c%C3%A2y-hoa-qu%E1%BB%B3nh-2-287x300.jpg]Hoa Quỳnh Hương

Xem thêm:
[size=undefined]
Đặc điểm cây hoa quỳnh[/size]

Tên khoa học: Epiphyllum

Thuộc họ: Xương rồng – Cactaceae

Xuất xứ: Trung Mỹ

Có 2 loại hoa quỳnh: Nhật Quỳnh và Dạ Quỳnh.

Trong 2 loại này, Dạ Quỳnh nổi tiếng hơn hẳn do hoa thường nở về đêm, người yêu hoa gán cho loại hoa này cái tên mỹ miều hơn: “Nữ hoàng bóng đêm”.
[size=undefined]
[Image: hoa_quynh_no_ban_dem-300x225.jpeg]Dạ Quỳnh còn gọi là nữ hoàng bóng đêm[/size]

Vì thuộc họ xương rồng nên cây hoa quỳnh có hình dáng và bề ngoài cũng rất đặc trưng. Cây không có lá, thân dài. Thân chia thành 2-3 thùy, dẹt (dầy chừng 3-5mm) và độ rộng chừng 1-1.5cm.

Hoa Quỳnh thực sự rất đẹp, 3-5 cánh xếp lên nhau, bố trí xoay tròn, đều và hài hòa mọc ra từ kẽ thân cây. Hoa quỳnh có nhiều màu sắc: đỏ, hồng, cam, trắng… kích thước hoa có thể lên đến 20cm.

Hoa có mùi thơm dịu nhẹ, thơm nhất vẫn là dạ quỳnh – nữ hoàng bóng đêm khiến mùi Hương thơm ngát cả không gian xung quanh. Dạ quỳnh đẹp, thơm là thế, tuy nhiên nó chỉ nở trong đúng 1 đêm rồi tàn, còn Nhật Quỳnh thì bền hơn, 3-4 hôm.

Ngày nay, dạ quỳnh đã được các nhà nghiên cứu lai tạo được giống có thể nở được cả vào ban ngày.

Quả của cây hoa quỳnh cũng dạng giống quả thanh long, kích thước nhỏ hơn chỉ tầm 3-4cm và có thể ăn được.
[size=undefined]
[Image: c%C3%A2y-hoa-qu%E1%BB%B3nh-300x225.jpg]Hoa Quỳnh thuộc họ xương rồng
Công dụng của cây hoa quỳnh[/size]

Theo Đông y, hoa quỳnh có tính bình, vị ngọt có nhiều công dụng làm long đờm, chữa ho, mát phổi, cầm máu, tiêu viêm.

Thân cây quỳnh có tính mát, vị chua mặn giúp chống đau, tiêu viêm, tiêu thũng.

Theo kinh nghiệm dân gian, người ta phơi khô hoa quỳnh để làm thuốc chữa bệnh đái đường, lao phổi ho ra máu, khản tiếng, viêm họng, chữa mụn nhọt, bầm tím da, tử cung xuất huyết.

Ngoài công dụng làm thuốc, hoa quỳnh còn có công dụng giúp thư giãn, giảm stress khi ngắm hoa thưởng trà.
[size=undefined]
[Image: hoa-quynh-300x225.jpg]hoa quỳnh còn có công dụng giúp thư giãn, giảm stress khi ngắm hoa thưởng trà.
Ý nghĩa cây hoa quỳnh[/size]

Hoa Quỳnh đẹp, thơm nhưng lại chóng tàn, nó tượng trưng cho sự đẹp đẽ nhưng mong manh, ngắn ngủi. Sự mong manh, và vẻ tinh khiết của nó còn là biểu tượng cho người con gái e ấp, dịu dàng.

Hoa Quỳnh chỉ nở 1 đêm, 1 lần rồi tàn, tượng trưng cho tình yêu chung thủy, duy nhất, dâng hiến cho người tình.

Nhiều người lại cho rằng, hoa quỳnh tượng trưng cho kiếp hồng nhan bạc mệnh, sớm nở, tối tàn, đẹp mà phận đời ngắn ngủi.

Ý nghĩa tích cực nhất có lẽ là hoa quỳnh tượng trưng cho sự mãnh liệt, dám làm hết mình cho lý tưởng dẫu có phải hy sinh.
[size=undefined]
[Image: da-quynh-300x225.jpg]hoa quỳnh tượng trưng cho kiếp hồng nhan bạc mệnh, sớm nở, tối tàn, đẹp mà phận đời ngắn ngủi[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
Me
Tên khác
Me
Tên khoa học Tamarindus indica L., thuộc họ Ðậu - Fabaceae.
 Cây Me
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả:
Cây gỗ to, cao đến 20m, lá kép lông chim chẵn, gồm 10-12 cặp lá chét có gốc không cân xứng, chóp lõm. Chùm hoa ở ngọn các nhánh nhỏ, có 8-12 hoa. Hoa có 2 lá bắc vàng, dính nhau thành chóp và rụng sớm; 4 lá đài trắng; 3 cánh hoa vàng có gân đỏ. Quả dài, mọc thõng xuống, hơi dẹt, thẳng, thường chứa 3-5 hạt màu nâu sẫm, trơn. Nạc hay thịt của quả (cơm quả) [Image: me.jpg]
Mùa quả tháng 10-11.
Bộ phận dùng:
Quả, lá, vỏ cây - Fructus, Folium et Cortex Tamarindi Indicae.
Nơi sống và thu hái:
Loài cây cỏ nhiệt đới, được trồng nhiều ở Ấn Ðộ. Cũng được trồng ở nước ta làm cây bóng mát và lấy quả ăn, chế mứt, làm nước giải khát hoặc nấu canh chua. Ta thu hái lá và vỏ quanh năm; thu quả vào mùa đông.
Thành phần hóa học:
Cơm quả giàu glucid (đường, pectin) khoảng 10%, acid citric và tartric tự do, 8% bitartrat acid kali, có tác dụng nhuận tràng, còn có dấu vết của acid oxalic.
 Vị thuốc Me
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, công dụng:
Quả Me có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải nắng, giúp tiêu hoá, lợi trung tiện và nhuận tràng. Ở Trung Quốc, quả Me được xem như có tác dụng dưỡng can minh mục, tiêu thực hoá tích, chỉ khát thoái nhiệt, tán bì, sát trùng. Hạt Me có tác dụng tẩy giun. Gỗ Me có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ. Vỏ cây Me có vị chát, làm săn da. Lá Me giải độc.
Chỉ định và phối hợp:
Quả Me dùng ăn tươi hay làm mứt hoặc pha nước đường uống dùng chống bệnh hoại huyết, đau gan vàng da và chống nôn oẹ.
Ở Thái Lan, người ta dùng quả trị bệnh khi bị rối loạn của mật, còn nước hãm quả dùng uống trị sốt rét. Cũng dùng làm thuốc giúp tiêu hoá.
Ở Trung Quốc, quả Me được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, thực tích, tiêu hoá không bình thường, đau khối cục ở bụng, đàm ẩm, phụ nữ có thai nôn mửa, trẻ con cam tích, bệnh giun đũa, dự phòng trúng nắng.
Vỏ Me thường dùng làm thuốc cầm máu, trị ỉa chảy, lỵ và nấu nước ngậm, súc miệng chữa viêm lợi răng. Lá dùng trị bệnh ngoài da, thường tắm cho trẻ em đề phòng bệnh ngoài da vào mùa hè.
 Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Me
Có thai, chán cơm hay nôn nghén:
Ăn mứt Me hay sắc quả Me lấy nước uống.
Có mang táo bón hay người già táo bón mạn tính
Gỗ Me 100g sắc uống hàng ngày thay nước trà.
Tẩy giun
Hạt Me 4-8g phối hợp với quả Giun 6-12g sao vàng tán bột uống, uống liền trong ba ngày vào lúc sáng sớm.
Phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn
30g quả me xanh 30g, 10g đường trắng. Me cạo vỏ, cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun còn 200ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường quấy đều, uống 3 lần trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp. Hoặc ngày ngậm 5-7 lần ô mai me.
Chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa
Ngậm ô mai me vài lần trong ngày. Cách làm ô mai me: Quả me xanh đem cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã nát với gừng tươi cho thật nhuyễn, loại bỏ xơ. Thêm đường đủ ngọt. Đun nhỏ lửa, đảo đều cho bay bớt nước. Trộn với bột cam thảo vừa đủ khô, rồi đóng khuôn làm thành dạng ô mai. Bài thuốc này vừa đơn giản mà lại hiệu quả.
Hay chảy máu chân răng
3-5g thịt từ quả me chín pha với một chén nước ấm uống trong ngày, uống vào buổi sáng sau bữa ăn. Dùng liên tục trong 7 ngày. Hoặc 20g quả xanh, nạo bỏ vỏ, đun với hai bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong. Uống từ 5-7 ngày. Giải nhiệt ngày hè 20g thịt quả me chín pha với 200ml nước, khi pha cho thêm ít đường, khuấy đều, uống hàng ngày. Cách làm này rất đơn giản mà hiệu quả trong những ngày hè nóng bức.
Sốt do nắng nóng
15g quả me xanh đã nạo vỏ, đem đun khoảng 1 bát nước, khi sôi dầm nát quả me, sau đó bỏ vỏ và hạt, chắt lấy nước, khi uống pha thêm mật ong. Bài thuốc này, giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng, người bệnh cảm thấy thèm ăn.
Đau nhức xương khớp
100g quả me xanh, đem đun với nước, khi chín vớt ra dầm nát lấy phần thịt (bỏ vỏ và hạt), để nguội trộn với muối đã giã nhỏ thoa đều lên chỗ xương khớp đau nhức, nên thoa vào trước các giấc ngủ trưa và tối. Mỗi liệu trình trong 7 ngày.

[url=tel://18006834][/url]
Be Vegan, make peace.
Reply
CÔNG DỤNG CỦA TRÁI ME
Saturday, 05 November 20168:41 AM(View: 16404)
[Image: cong-dung-cua-trai-me]
[/url]



CÔNG DỤNG CỦA TRÁI ME

Quả me được trồng rất phổ biến ở việt nam, thông thường thì vị của nó rất chua đúng với đặc tính của nó. Bạn có thể chế biến món ăn từ quả me ngay tại nhà và nó còn có những đặc điểm tốt cho sức khỏe mà bạn không hề hay biết đó.

[url=http://chuatulam.net/images/file/IocPDpQF1AgBAL1e/me.jpg][Image: me.jpg]


Cùi thịt quả non rất chua trong khi cùi thịt của quả chín có vị ngọt hơn. Theo nghiên cứu hiện đại, trong quả me có nhiều vitamin C, vitamin B, khoảng 14% axit tartaric và một số nhỏ axit malic… giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do nắng nóng hay buồn nôn, giảm khẩu vị do mang thai. Quả me góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, vị chua mặn giúp giải nhiệt. Me là loại quả dân dã được bán nhiều ở các chợ nhất là vào những tháng đầu hè.

Vài nét về cây me

Me có tên khoa học là Tamarindus indica. Chúng thuộc giống cây ngọt và chua, nhưng chủ yếu là chua.

Nếu để ý một tẹo, bạn sẽ thấy cây me có chiều cao 20-30 m. Trái cây có đường kính 2-3 cm, chiều dài 5-10 cm. Những trái me chín trong mùa đông khô hanh.

Trái me thường có màu xanh khi chưa trưởng thành. Khi trưởng thành, trái me trở nên béo hơn và màu sắc thay đổi sang màu nâu cát.

Thịt của quả khá khô, thịt me có màu nâu sẫm, bên trong là những hạt màu đen sáng bóng. Thịt me có vị rất chua khi nó còn xanh, nhưng khi nó chín thịt me khá ngọt ngào.

Bạn có thể sử dụng trái me ăn như một loại quả tươi ngon, hoặc làm mứt, xi-rô, tương ớt, dưa, làm bánh kẹo đều được.

Giá trị dinh dưỡng có trong 100 mg me 
– Vitamin A: 30 IU 
– Vitamin B: 0,34 mg 
– Vitamin B2: 0,14 mg 
– Niacin: 1,2 mg 
– Vitamin C: 2 mg 
– Canxi: 74 mg 
– Sắt: 2,8 mg 
– Photpho: 113 mg 
– Chất béo: 0,6 gm 
– Protein: 2,8 gm 
– Năng lượng: 239

Lợi ích sức khỏe từ trái me

– Thịt me, lá và hoa được kết hợp với nhau trong nhiều bài thuốc đông y để đắp vào các khớp bị đau và sưng.

– Được sử dụng như là một thứ nước súc miệng hiệu quả cho bệnh viêm họng, và là một thức uống giải khát. Protein: 2,8 gm

– Me cũng có thể được sử dụng để chữa bệnh viêm kết mạc. Thuốc nhỏ mắt được làm từ hạt me giúp điều trị hội chứng khô mắt vì có chứa chất polysaccharide – chất kết dính, cho phép bám vào các bề mặt của mắt lâu dài hơn so với các chế phẩm mắt khác.

– Trái me cũng có tác dụng giảm sốt và bảo vệ chống lại cảm lạnh. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách lấy một ít thịt me và đổ một lít nước sôi trong nó rồi uống trong 1 giờ. Bạn có thể hòa thêm chúng với chút mật ong khi uống nếu muốn nước me ngọt hơn. Điều này sẽ làm giảm nhiệt độ trong một vài giờ.

– Giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn

– Các màu đỏ bao phủ bên ngoài của hạt me là một phương thuốc hiệu quả chống tiêu chảy và bệnh lỵ.

– Nước me là loại nước giúp nhuận tràng nhẹ.

– Ngoài ra, me còn được dùng để điều trị rối loạn mật, giảm mức cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy một trái tim khỏe mạnh hơn. Me là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, chống ung thư. Giúp hệ thần kinh hoạt động tốt (hàm lượng thiamin 29%)

Bạn thường xuyên cảm thấy bị tê ở chân? Bạn có biết rằng nguyên nhân chính gây ra các chứng tê ở bắp chân, chuột rút, đau mỏi và kim châm ở lòng bàn chân chính là do thiếu thiamin gây nên.

Thiamin là một loại vitaminB có vai trò quan trọng trong các hoạt động của dây thần kinh và cơ bắp. Nếu không có chất dinh dưỡng này, các màng bọc myelin của các dây thần kinh có thể bị tổn thương, gây ra những cảm giác đau đớn, cảm giác gai, châm chích ở lòng bàn chân.

Me là một nguồn cung cấp thiamin tuyệt vời, nó có lợi cho hệ thần kinh hoạt động tốt. Vậy nên, chẳng có cớ gì bạn lại không ăn me hàng ngày.

Giữ xương chắc khỏe (hàm lượng magnesium 23%)

Bạn có thể bổ sung magiê tự nhiên cho cơ thể bằng cách ăn me và những món ăn từ me tươi. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng những người có chế độ ăn giàu kali và magiê sẽ có mật độ xương cao hơn, xương chắc khỏe hơn so với những người không được bổ sung đầy đủ hai chất này.

Giúp ngăn ngừa táo bón (hàm lượng chất xơ 20%)

Quả me là một trong những nguồn chất xơ cao nhất trong các loại trái cây. Chất xơ trong quả me nói riêng có tác dụng điều hòa nhu động ruột và được coi như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, vừa hiệu quả vừa không gây tác dụng phụ. Vì vậy, ăn me có thể giúp cơ thể bạn ngăn ngừa táo bón.

Giúp kiểm soát huyết áp (hàm lượng kali 18%)

Quả me có thành phần kali cao gấp hai lần lượng kali trong chuối. Do đó, nó có tác dụng kiểm soát huyết áp tốt không kém gì chuối. Me giúp ổn định huyết áp bằng cách kiểm soát các tác động của natri trong cơ thể, tránh để tình trạng lượng natri tăng cao làm cho huyết áp tăng.

Ngăn chặn bệnh thiếu máu (hàm lượng sắt 16%)

Với hàm lượng sắt phong phú, quả me sẽ giúp bạn tránh được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy, đây cũng là loại trái cây rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Giúp kiểm soát mức cholesterol ( hàm lượng niacin 10%) Me chứa khá nhiều chất niacin, một loại vitamin B rất quan trọng với sức khỏe. Chất này có thể giúp giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể.

Cung cấp năng lượng mà không gây béo (hàm lượng riboflavin 9%)

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hãy thử dùng một ít quả me có vị ngọt. Thành phần của me bao gồm chất riboflavin sẽ giúp chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể thành năng lượng. Bởi vậy, khi ăn me, bạn không cần nạp thêm tinh bột mà vẫn có năng lượng cho các hoạt động của mình.

Hỗ trợ cơ chế đông máu hoạt động bình thường (hàm lượng calcium 7%)

Me là một trong những loại trái cây giàu canxi. Canxi (với sự giúp đỡ của vitamin K) lại đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu. Vì vậy, me được coi là loại quả có thể giúp cơ chế đông máu ở con người hoạt động bình thường.

Giúp răng và lợi khỏe mạnh (hàm lượng vitamin C 6%)

Răng lung lay và nướu răng chảy máu có thể là một dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin C trong cơ thể. Ăn me có thể bổ sung lượng vitamin C mà bạn cần mỗi ngày.

Tăng cường hệ thống miễn dịch (hàm lượng protein 6%)

Trong số các loại trái cây, me chứa nhiều protein. Protein trong quả me là một chất dinh dưỡng giúp sản xuất kháng thể để chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể






https://www.chuatulam.net/p516a991/cong-dung-cua-trai-me
Be Vegan, make peace.
Reply
Những lợi ích bất ngờ của trái me mùa đông
THẢO NGUYÊN -THEO PLXH 10 năm trước
[img=573x0]https://kenh14cdn.com/thumb_w/640/Images/Uploaded/Share/2010/11/28/011128gt6avata.jpg[/img]

Chắc hẳn bạn sẽ rất bất ngờ với những lợi ích sức khỏe mà trái me chua chua ngọt ngọt mang lại đấy!

Vài nét về cây me


Me có tên khoa học là Tamarindus indica. Chúng thuộc giống cây ngọt và chua, nhưng chủ yếu là chua.

Nếu để ý một tẹo, bạn sẽ thấy cây me có chiều cao 20-30 m. Trái cây có đường kính 2-3 cm, chiều dài 5-10 cm. Những trái me chín trong mùa đông khô hanh.

[Image: ptg01097455.jpg]

Trái me thường có màu xanh khi chưa trưởng thành. Khi trưởng thành, trái me trở nên béo hơn và màu sắc thay đổi sang màu nâu cát. 

Thịt của quả khá khô, thịt me có màu nâu sẫm, bên trong là những hạt màu đen sáng bóng. Thịt me có vị rất chua khi nó còn xanh, nhưng khi nó chín thịt me khá ngọt ngào. 

Bạn có thể sử dụng trái me ăn như một loại quả tươi ngon, hoặc làm mứt, xi-rô, tương ớt, dưa, làm bánh kẹo đều được.

[Image: ptg00159871.jpg]

Giá trị dinh dưỡng có trong 100 mg me

- Vitamin A: 30 IU

- Vitamin B: 0,34 mg 

- Vitamin B2: 0,14 mg

- Niacin: 1,2 mg

- Vitamin C: 2 mg

[Image: ptg00662161.jpg]

- Canxi: 74 mg

- Sắt: 2,8 mg

- Photpho: 113 mg

- Chất béo: 0,6 gm

- Carbohydrate: 62,5 gm

[Image: ptg00377963.jpg]

- Protein: 2,8 gm

- Năng lượng: 239

Lợi ích sức khỏe từ trái me

- Thịt me, lá và hoa được kết hợp với nhau trong nhiều bài thuốc đông y để đắp vào các khớp bị đau và sưng.

- Được sử dụng như là một thứ nước súc miệng hiệu quả cho bệnh viêm họng, và là một thức uống giải khát.

[Image: ptg00359350.jpg]

- Me cũng có thể được sử dụng để chữa bệnh viêm kết mạc. Thuốc nhỏ mắt được làm từ hạt me giúp điều trị hội chứng khô mắt vì có chứa chất polysaccharide - chất kết dính, cho phép bám vào các bề mặt của mắt lâu dài hơn so với các chế phẩm mắt khác.

- Trái me cũng có tác dụng giảm sốt và bảo vệ chống lại cảm lạnh. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách lấy một ít thịt me và đổ một lít nước sôi trong nó rồi uống trong 1 giờ. Bạn có thể hòa thêm chúng với chút mật ong khi uống nếu muốn nước me ngọt hơn. Điều này sẽ làm giảm nhiệt độ trong một vài giờ.

[Image: ptg00840593.jpg]

- Giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn

- Các màu đỏ bao phủ bên ngoài của hạt me là một phương thuốc hiệu quả chống tiêu chảy và bệnh lỵ.

- Nước me là loại nước giúp nhuận tràng nhẹ.

- Ngoài ra, me còn được dùng để điều trị rối loạn mật, giảm mức cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy một trái tim khỏe mạnh hơn. Me là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, chống ung thư.

[Image: ptg00373331.jpg]

- Được sử dụng như một phương thuốc lợi tiểu điều trị chứng rối loạn mật, vàng da và viêm chảy



https://m.kenh14.vn/suc-khoe-gioi-tinh/n...631906.chn
Be Vegan, make peace.
Reply
Quả me là gì
Quả me không chỉ là món ăn vặt khoái khẩu mà nó còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như chống nhiễm trùng, làm đẹp da, trị táo bón, đặc biệt là phòng ngừa ung thư.
[Image: qua-me-kho.jpg]
Tác dụng của quả me
1. Chống nhiếm trùng, viêm da
Quả me được dùng để khử trung và chữa lành các vết thương, ngừa nhiễm trùng lây lan bên trong cơ thể. Các loại  nước súc miệng được làm từ quả me có khả năng ngừa đau rát cuống họng. Đắp lên vết thương bị viêm tấy với thịt me bạn sẽ thấy kết quả rất tốt. Quả melàm nước sắc có khả năng khử trùng đường ruột. hiệu quả.
2. Điều trị một số căn bệnh
Trong Đông y, kết hợp quả me với các loại thảo dược khác giúp trị bệnh sốt rét rất hiệu quả. Lá quả me được dùng để điều trị viêm loét và vàng da.
3. Kiểm soát tốt lượng cholesterol
Trong quả me có lượng niacin cao - đây la 1 loại vitamin B rất quan trọng đối với sức khỏe giúp giảm lượng cholesterol xấu đồng thời tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể. Nhờ đó mà quả me giúp tăng cường tốt cho sức khỏe hệ tim mạch
4. Ngừa béo phì, kiểm soát huyết áp
Lượng kali trong quả me cao gấp 2 lần bên trong trái chuối. Vì thế mà nó có khả năng kiểm soát huyết áp rất tốt.Quả me ôn định huyết áp hiệu quả bằng cách kiểm soát natri trong cơ thể, tránh dẫ đến tình trạng tăng cao natri khiến huyết áp tăng.
Quả me có thành phần riboflavin, chất này giúp chuyển hóa các riboflavin bên trong cơ thể thành năng lượng. Do đó mà khi dùng quả me, cơ thể vẫn được bổ sung năng lượng cho các hoạt động. Ngoài ra, chất niacin có trong quả me giúp giảm cholesterol xấu và tăng cường cholesterol tốt, tránh được các bệnh về béo phì và nhiều bệnh khác liên quan huyết áp.
5. Điều trị táo bón
Quả me là 1 trong các loại trái cây có nhiều chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, làm nhuận trang tự nhiên một cách an toàn. Vì thế mà bạn nên bổ sung me trong thực đơn hàng ngày có thể ngừa táo bón hiệu quả.
6. Ngăn ngừa ung thư
Chất oxy hóa có nhiều bên trong quả me giúp hạn chế phát triển của tế bào ung thư bằng cách ngăn chặn gốc tự do đang hình thành các phản ứng không mong muốn ở bên trong cơ thể.
7. Thanh lọc máu
Khả năng lọc máu của quả me rất tốt, bạn nên đưa me vào thực đơn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
8. Tốt cho mắt
Trong quả me có lượng vitamin A có công dụng cần thiết cho mắt và giảm các bênh liên quan đến mắt và võng mạc. Mẹ quan trọng như chất mucin (chất nhầy nuôi dưỡng và bảo vệ giác mạc).
9. Làm đẹp da
Lượng chất oxy hóa có dồi dào trongquả me chống lại hiệu quả gốc tư do( nguyên nhân gây lão hóa da hàng đầu). Quả me cũng được sử dụng để phục hồi các khuyết tật nhỏ trên da sau khi bị các bệnh về da liễu

https://nongsandungha.com/thuc-pham/qua-me
Be Vegan, make peace.
Reply
Quả me tưởng chỉ để ăn vặt lại có công dụng cực kỳ bất ngờ
 Diệu Thu
[Image: icon_clock.svg] 29/09/2017 09:55 GMT+7
Theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội, quả me là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.

 Bình luận 0

Thời gian gần đây, nhiều người chia sẽ thông tin về giá trị của quả me. Nếu như tại Việt Nam me được trồng đại trà và được thu hoạch với số lượng lớn, nhiều người coi chúng là một thứ quả chỉ dùng để ăn vặt, có giá bán chỉ vài chục nghìn 1 kg thì ở một số nước trên thế giới, me có vị trí đặc biệt quan trọng.
Chẳng hạn, ở Trung Quốc, quả me nằm trong danh sách bảo vệ của quốc gia nhờ những tác dụng tốt "từ gốc đến ngọn" .
Trao đổi với PV về công dụng của quả me, lương y Vũ Quốc Trung cho biết, xưa nay, quả me không phải là một vị thuốc được sử dụng trong Đông y nhưng lại có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Chữa ho
Quả me có tác dụng chữa ho, làm ấm bụng. Ngậm ô mai me vài lần trong ngày. Cách làm ô mai me: Quả me xanh đem cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã nát với gừng tươi cho thật nhuyễn, loại bỏ xơ. Thêm đường đủ ngọt. Đun nhỏ lửa, đảo đều cho bay bớt nước. Trộn với bột cam thảo vừa đủ khô, rồi đóng khuôn làm thành dạng ô mai. Bài thuốc này vừa đơn giản mà lại hiệu quả.

[Image: 150639812515950-qua-me.jpg]
[size=undefined]

Quả me có tác dụng chữa ho, làm ấm bụng rất hiệu quả.
Kích thích tiêu hóa, trị táo bón
Quả me có tác dụng kích thích tiêu hóa hiệu quả bởi me cũng là một trong những loại trái cây chứa nhiều chất xơ có tác dụng điều hòa nhu động ruột, nhuận tràng tự nhiên mà không gây tác dụng phụ, có thể ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả.
Trong quả me có nhiều vitamin C, B, khoảng 14% acid tartaric và một số nhỏ malic acid... giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do nắng nóng hay buồn nôn, giảm khẩu vị do mang thai. Me là loại quả dân dã được bán nhiều ở các chợ nhất là vào những tháng đầu hè.



Cải thiện kém ăn, mệt mỏi
Trong quả me có nhiều vitamin C, B…giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi hay buồn nôn…
Bù nước, điện giải
Trái me góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, vị chua mặn giúp giải nhiệt.
Tốt cho mắt
Quả me chứa một lượng vitamin A có tác dụng thiết yếu đối với tầm nhìn và giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa võng mạc.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Trong Đông y, quả me có vị chua, tính mát, giảm tình trạng nôn, nghén mệt mỏi cho phụ nữ mang thai.
Bài thuốc tốt cho phụ nữ mang thai như sau: Quả me xanh 30g, đường trắng 10g. Me cạo vỏ cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun còn 200ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường quấy đều, chia uống 3 lần trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp. Hoặc ngày ngậm 5 - 7 lần ô mai me…[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
Me rừng

Quả me rừng thường được dùng để chế biến món ăn vặt. Bên cạnh đó cành, vỏ, lá, quả và rễ của loại cây này còn được sử dụng trong bài thuốc chữa táo bón, tiêu chảy, thấp chẩn (chàm), tiểu tiện không thông, cao huyết áp và sốt cao do cảm mạo.
[Image: me-rung.jpg]Hình ảnh quả me rừng – Vị thuốc được dùng để trị bệnh
  • Tên gọi khác: Chùm ruột núi, Ngưu cam tử, Du cam tử, Dư cam tử, Mận rừng.
  • Tên khoa học: Phyllanthus emblica
  • Họ: Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae)
[size=undefined]
Mô tả dược liệu me rừng
1. Đặc điểm cây me rừng
Me rừng là loài thực vật thân nhỡ, chiều cao khoảng 5 – 8m. Lá nhỏ xếp sít lại thành hai dây có hình dạng trông như lá kép lông chim.
[Image: me-rung-1.jpg]Hình ảnh lá cây me rừng có kích thước nhỏ, xếp sít lại thành hai dây có hình dạng trông như lá kép lông chim
Cây ra hoa vào tháng 4 – 5, hoa mọc thành cụm ở nách lá, kích thước hoa nhỏ và có màu vàng. Quả thịt, hình cầu, màu nâu vàng nhạt, có khía rất mờ. Kích thước quả tương đương quả táo ta.
2. Bộ phận dùng
Lá, vỏ cây, rễ và quả me rừng được sử dụng để làm thuốc.
3. Phân bố
Me rừng có nguồn gốc từ Malaysia và Ấn Độ. Cây mọc hoang ở khu vực rừng núi.
4. Thu hái – sơ chế
Thu hái dược liệu quanh năm, riêng quả hái vào mùa thu – đông. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.
5. Bảo quản
Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.
6. Thành phần hóa học
Quả me rừng chứa nhiều thành phần hóa học đa dạng, bao gồm acid gallic 5%, lipid 6%, acid phyllemblic 6.3%, emblicol, vitamin C (70 – 72%), tannin, acid mucic,… Hạt me chứa tinh dầu, phosphatide, lá chứa tannin, vỏ chứa leucodelphinidin và tannin.
Vị thuốc me rừng
[Image: me-rung-2.jpg]Cây me rừng có tác dụng gì?
1. Tính vị[/size]
  • Lá có vị cay, tính bình.
  • Quả có vị hơi chát, chua ngọt, tính mát.
  • Rễ có vị đắng chát, tính bình.
[size=undefined]
2. Quy kinh
Chưa có nghiên cứu.
3. Cây me rừng có tác dụng gì?
– Theo Đông Y:[/size]
  • Công dụng: Quả có tác dụng tiêu viêm, sinh tân chỉ khát, hạ nhiệt, nhuận phế, hóa đờm. Lá có tác dụng lợi tiểu. Rễ và vỏ có tác dụng hạ áp, thu liễu. Hoa có tác dụng hạ nhiệt, làm mát và nhuận tràng.
  • Chủ trị: Cảm mạo phát sốt, cao huyết áp, tiểu tiện không thông, tiểu đường, đau răng, viêm ruột, đau thượng vị, bệnh bạch huyết, viêm da mẩn ngứa, chàm,…
  • Nhân dân Ấn Độ sử dụng quả me rừng để trị lỵ, tiêu chảy, xuất huyết, vàng da, khó tiêu và thiếu máu. Ngoài ra người ta còn ngâm rượu me để trị ho và kích thích tiêu hóa.
  • Ở Thái Lan, me rừng được sử dụng để trị chứng thiếu vitamin C, ho có đờm, tiêu chảy, tiểu tiện ít, sốt cao,…
[size=undefined]
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:[/size]
  • Tăng khả năng hấp thu calci của cơ thể: Với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, me rừng có tác dụng tăng khả năng hấp thu calci của cơ thể.
  • Tăng cường chức năng tiêu hóa: Chất xơ trong quả me rừng có tác dụng điều hòa nhu động ruột, giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy, táo bón và kiết lỵ. Ngoài ra me rừng còn làm giảm ợ nóng, chướng bụng, đầy hơi,…
  • Lợi ích đối với tim mạch: Thành phần crom trong me rừng có tác dụng hạn chế tích tụ cholesterol trong thành mạch, từ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, huyết áp cao và đột quỵ.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Ngoài ra, crom trong dược liệu còn tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid và glucid. Ngoài ra crom còn tăng liên kết giữa các cơ quan thụ cảm với insulin từ đó điều tiết nồng độ insulin trong máu và giữ đường huyết ở mức ổn định.
[size=undefined]
4. Cách dùng – liều lượng
Me rừng được dùng ở dạng giã đắp, ngâm rửa, sắc hoặc ngâm rượu.
Liều dùng tham khảo:[/size]
  • Rễ: 15 – 30g/ ngày
  • Lá: 10 – 20g/ ngày
  • Quả: 10 – 30g/ ngày
[size=undefined]
Bài thuốc trị bệnh từ cây me rừng
[Image: me-rung-3.jpg]Me rừng được sử dụng để chữa bệnh thấp chẩn, mẩn ngứa, viêm da, táo bón, tiêu chảy, đau họng,…
1. Bài thuốc chữa chứng tăng huyết áp[/size]
  • Chuẩn bị: Rễ cây me rừng 15 – 30g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, chia thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày.
[size=undefined]
2. Bài thuốc trị cảm mạo gây sốt cao[/size]
  • Chuẩn bị: Quả me rừng 10 – 30g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, chia thành nhiều lần và dùng hết trong ngày.
[size=undefined]
3. Bài thuốc lợi tiểu[/size]
  • Bài thuốc 1: Dùng vỏ thân 10 – 20g, sắc uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị lá me rừng 10 – 20g, mã đề và râu ngô mỗi thứ 1 ít. Đem các vị sắc lấy nước uống, chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.
[size=undefined]
4. Bài thuốc trị tiểu đường[/size]
  • Chuẩn bị: Quả me rừng 15 – 20g.
  • Thực hiện: Ướp với muối ăn rồi dùng uống hằng ngày.
[size=undefined]
5. Bài thuốc trị nước ăn chân[/size]
  • Chuẩn bị: Quả me rừng.
  • Thực hiện: Giã lấy nước rồi thoa lên chỗ da bị nước ăn.
[size=undefined]
6. Bài thuốc chữa rắn cắn (áp dụng trong trường hợp chưa thể đến bệnh viện)[/size]
  • Chuẩn bị: Vỏ cây me rừng.
  • Thực hiện: Giã nát rồi thêm một ít nước vào, chắt lấy nước uống còn dùng bã đắp vào vết cắn. Sau đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
[size=undefined]
7. Rượu me rừng kích thích tiêu hóa và tăng cường khả năng sinh lý[/size]
  • Chuẩn bị: Rượu trắng 2 lít và quả me rừng 1 kg.
  • Thực hiện: Rửa sạch me, để ráo rồi xếp vào bình đổ rượu vào ngâm trong vòng 1 tháng. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, dùng 3 lần/ ngày trong bữa ăn.
[size=undefined]
8. Bài thuốc chữa tiêu chảy, đau bụng và đau họng[/size]
  • Chuẩn bị: Rễ cây khô 15 – 20g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 700ml nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
[size=undefined]
9. Bài thuốc trị thấp chẩn, mẩn ngứa, viêm da mãn tính[/size]
  • Chuẩn bị: Vỏ me rừng 15 – 30g, quả me rừng 10 – 30g, lá me rừng 10 – 20g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang. Đồng thời nên dùng lá me rừng nấu lấy nước tắm rửa hằng ngày.
[size=undefined]
Me rừng không chỉ có tác dụng dược lý đa dạng mà còn cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do đó bạn có thể bổ sung loại quả này vào chế độ ăn để cải thiện tình trạng thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe.[/size]




https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/co-ngot

[size=undefined]Thì ra trái này là trái me rừng , chỉ có một siêu thị Ấn Độ nhỏ nhoi bán thôi, thấy trái lạ lạ , mua thử cho biết , cứng ngắt , nhai không được , cho tới trái úng đen luôn , chắc phải xoay nhuyễn hoặc nấu chín ????[/size]

[size=undefined]https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/me-rung[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
Vỏ vải và vỏ nhãn tưởng vứt đi lại làm được thành 2 món trà vô cùng tốt cho sức khỏe

Thứ Bảy, ngày 06/06/2020 10:00 AM
Sự kiện:
Sống khỏe
Có hàng trăm chuyện chữa bệnh ly kỳ về 2 loại quả được ví như thần dược vì từ rễ - thân - vỏ - lá - quả - hạt – cùi... đều dùng làm thuốc trị rất nhiều bệnh, đặc biệt là vỏ vải và vỏ nhãn làm thành trà Lệ chi bì, Long nhãn bì rất tốt cho sức khỏe. BS Hoàng Kỳ, Bệnh viện y học cổ truyền Hà Nội nói gì về 2 loại trà này.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Về quê ngủ một giấc trong lành, sáng ra tôi chạy lên đồi vải để thưởng thức niềm vui hái vải.
Đồi vải thì của nhà tôi, nhưng ở vùng núi nên không phải trông nom và hàng xóm cứ tự nhiên thu hái. Khi tôi ra đồi vải đã thấy hai ông bà già và mấy người ở đâu đang tíu tít chặt cành vải nhà tôi để thu hoạch "hộ".
Cháu con nhà hàng xóm trèo lên cây chặt cành vải thả xuống. Họ bảo phải chặt cành để sang năm vải tiếp tục ra cành mới, có thế mới tốt quả. Tôi và hai ông bà già chỉ việc ngồi vặt những cành vải nhỏ buộc gọn và chắc thành những túm 3-5kg, cho vào bao tải chờ người buôn tới đem đi.
Advertisement

[Image: 1591412178-17e3906356143c8788ebe79e1910666b.jpg]
Mùa vải đã đến, nhanh làm món trà vải dễ uống, phòng bệnh. Ảnh minh họa.
Tôi vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ với hai ông bà. Chuyện làng xóm, chuyện mua bán, mơ ước... một hồi lại trở về mùa vải. Vui miệng tôi hỏi ông bà đã được uống trà Lệ chi bì và Long nhãn bì chưa? Cả hai ông bà lắc đầu chưa biết những thứ đó là gì. Tôi cười, bảo Lệ chi bì chính là vỏ quả vải đang ở trước mặt ông bà đây. Còn Long nhãn bì là vỏ quả nhãn sắp tới mùa. Hai thứ vỏ này làm trà uống rất tốt cho cơ thể. Nhân lúc rỗi rãi, tôi ngồi hãm ấm trà vỏ vải, vỏ nhãn mời ông bà uống.
[Image: 1591412178-e8516151c48c636e9c53113eb1b72791.jpg]
Trà Lệ chi bì chữa được nhiều chứng bệnh. Ảnh minh họa.
Theo y học cổ truyền thì:
- Vỏ vải (Lệ chi bì) có tác dụng lí khí, chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sinh tân dịch, ích huyết, trị phiền khát, giải khát, thu liễm cầm máu, trị băng huyết, thấp chẩn, mụn nhọt, đau dạ dày, trị phụ nữ viêm nhiễm phụ khoa khí hư, nóng trong, tiêu hóa kém... Vỏ quả vải sắc kỹ để uống thay nước hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Nước vỏ quả vải không hàn, không táo nên có có thể uống lâu dài uống.
Cách dùng rất đơn giản. Quả vải thiều chín tươi sau khi đã sử dụng cùi thì vỏ quả đem rửa sạch, phơi khô (âm can ) sau đó cất đi để dùng dần. Mỗi lần dùng chỉ 30g đun với 2-3 lít nước, sắc loãng, uống thay nước lọc trong ngày rất tốt cho sức khỏe.
[Image: 1591412178-076210a4f3102957e287e8bd778ca452.jpg]
Quả vải thiều chín tươi đã dùng cùi thì rửa vỏ quả sạch, phơi khô, cất đi để dùng dần. Ảnh minh họa.
- Vỏ nhãn (Long nhãn bì) có rất nhiều tác dụng, trong đó có trừ phong, tán tà, thông tai, sáng mắt, ích tâm tỳ, bổ khí huyết, thu liễm… Rất tốt để trị các bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, hay quên, hồi hộp, tai ù, viêm tai giữa,vết bỏng, vết thương lở loét… phòng trị ung thư (tiêu diệt tế bào ung thư)…
Cách dùng cũng đơn giản: Vỏ nhãn tươi, phơi khô cất đi dùng dần. Mỗi lần dùng 15-20g sắc với 2-3 lít nước, sắc loãng uống thay nước trong ngày để phòng và trị bệnh tật




- Có thể kết hợp cả 2 loại vỏ vải, vỏ nhãn đun uống thay nước cũng rất tốt...
[Image: 1591412178-6416e0c2aa8d3268cb75c8f689cde8b5.jpeg]
Long nhãn bì có nhiều tác dụng như trừ phong, tán tà, thông tai, sáng mắt... ảnh minh họa.
Hiện tại có khoảng 40 loại thuốc của Trung Quốc có thành phần từ vỏ, lá, hạt quả vải, quả nhãn. Các cụ xưa còn dùng vỏ quả vải, vỏ quả nhãn trị viêm tai giữa cho trẻ nhỏ bằng cách đốt cho cháy hai loại vỏ này, nghiền thành bột mịn rồi thổi vào tai trẻ.
Nếu là vết bỏng, thì lấy ngay bột nghiền mịn trộn với dầu ăn (tốt nhất là dầu vừng) rồi bôi lên vết bỏng sẽ hết đau rát và mau lành.
Người nào béo tốt quá mà lắm bệnh cứ hai thứ đun lên mà uống vừa giảm cân lại hết bệnh.
Người cao huyết áp thì cứ vỏ nhãn mà uống.
Người có bệnh dạ dày thì cứ vỏ vải, hoặc lá vải uống.
Người ngủ kém, hay đau đầu cứ vỏ nhãn mà uống.
Chị em bị viêm nhiễm phụ khoa thì càng nên uống.
[Image: 1591412179-57d5ce65dc09568e79f745acd34db40b.jpg]
Vỏ quả vải, nhãn sắc có thể kết hợp sắc nước uống rất tốt. Ảnh minh họa.
Trong dân gian có rất nhiều câu chuyện chữa bệnh ly kỳ bằng 2 loại quả này, còn ví nó như thần dược vì từ rễ - thân - vỏ - lá quả - hạt – cùi... đều dùng làm thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Những thông tin về tác dụng của 2 loại trên đã được ghi chép trong các sách y cổ của đông y từ hàng ngàn năm nay, ví dụ trong sách của Đại danh y Lý Thời Trân, trong các tài liệu, các tạp chí y khoa lớn, các đề tài nghiên cứu lớn do các nhà khoa học các y, bác sĩ nghiên cứu kiểm chứng.
Hiện vải thì đang vào mùa, nhãn cũng sắp có. Bà con nên phơi khô, tích trữ để dùng dần, lưu ý chọn loại vỏ vải, vỏ nhãn sạch không bị phun thuốc để dùng.


https://www.google.com/amp/s/amp.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/vo-vai-va-vo-nhan-tuong-vut-di-lai-lam-duoc-thanh-2-mon-tra-vo-cung-tot-cho-suc-khoe-c62a1155246.html
Be Vegan, make peace.
Reply
Lợi ích sức khỏe của vỏ quả lựu ít người biết

Thứ Hai, ngày 02/09/2019 01:00 AM
Sự kiện:
Sống khỏe
Quả lựu có rất nhiều lợi ích với sức khỏe. Ngoài ra, vỏ quả lựu cũng có nhiều lợi ích mà ít người biết:
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

1. Tăng cường sức khỏe tim
Vỏ quả lựu giúp chống lại các bệnh về tim. Với nhiều chất chống oxy hóa, vỏ quả lựu loại bỏ các gốc tự do gây hại và bảo vệ tim.
2. Vệ sinh răng miệng
Vỏ quả lựu có thể giúp tránh hơi thở hôi. Chỉ cần nghiền vỏ quả lựu thành bột, trộn với nước và chà xát vào răng bạn còn có thể phòng viêm lợi và loét miệng.
[Image: Loi-ich-suc-khoe-cua-vo-qua-luu-it-nguoi...ght442.jpg]
3. Cải thiện sức khỏe xương
Vỏ quả lựu có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm giúp tăng cường sức khỏe xương, đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh. Bạn có thể uống đồ pha chế từ vỏ quả lựu để tránh loãng xương và giảm mật độ xương.
Advertisement

4. Chữa ho và đau họng
Bột vỏ quả lựu là bài thuốc tại nhà tuyệt vời để trị loét họng và ho khan. Cho một ít bột vỏ quả lựu vào nước và làm ấm lên. Súc miệng bằng loại nước này để giảm đau họng.
5. Chống lão hóa
Nếu bạn muốn trẻ lâu, vỏ lựu là lựa chọn tốt nhất. Nó giúp ngăn ngừa các enzym phá vỡ collagen, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào. Điều này giúp trì hoãn quá trình lão hóa.




6. Giảm nguy cơ ung thư
Vỏ lựu giàu chất chống oxy hóa nên có thể phòng ngừa ung thư. Nguy cơ ung thư da có thể giảm với sự trợ giúp của vỏ lựu. Nó cũng hoạt động như một chất chống nắng hiệu quả.
[Image: Loi-ich-suc-khoe-cua-vo-qua-luu-it-nguoi...ght374.jpg]
7. Khử độc
Vỏ quả lựu có tác dụng loại bỏ những độc tố tích tụ. Tác dụng này là nhờ sự hỗ trợ của các chất chống oxy hóa trong vỏ lựu.
8. Làm sạch mặt
Vỏ lựu là lựa chọn tuyệt vời giúp làm sạch mặt bằng cách chống mụn trứng cá. Phơi khô vỏ lựu, tán bột và bôi lên mặt sau khi trộn nước hoặc mật ong. Vỏ lựu chứa chất chống oxy hóa có thể giúp tránh xa vi khuẩn và các tác nhân gây nhiễm trùng khác
9. Ngăn ngừa gàu
Tán bột vỏ quả lựu, trộn với dầu dừa ấm. Bôi hỗn hợp này lên da đầu và để 15 phút. Gội đầu với nước lạnh. Bạn sẽ thấy tác dụng của hỗn hợp này
Be Vegan, make peace.
Reply
Phát hiện bất ngờ về tác dụng của đu đủ ít được nói đến
Thứ Bảy, ngày 25/08/2018 11:00 AM
Sự kiện:
Sống khỏe
Quả đu đủ vẫn luôn là trái cây được nhiều người ưa thích nhưng ít ai biết rằng, đu đủ có những tác dụng chữa nhiều bệnh dưới đây.
chia sẻ trên Fanpage  chia sẻ bài viết này trên Facebook
Theo Đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt mùi hơi hắc. Tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, làm mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng. Quả đu đủ xanh được sử dụng để nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay, chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema...

Thành phần trong quả đu đủ

Đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit acid hữu cơ, vitamin: A, B, C, 0,9% chất béo, xenluloz (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin.

Phat hien bat ngo ve tac dung cua du du it duoc noi den - 1

Đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc

Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, trong 100g đu đủ có 74 - 80mg vitamin C (vitamin chủ yếu trong đu đủ), caroten (tiền vitamine A) 500 - 1.250UI. Ngoài ra, còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men, các khoáng chất như: kali (179mg), canxi, magiê, sắt và kẽm.

Advertisement
Còn đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có chứa 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain. Một cây đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa (lấy quả khi còn non trên cây). Ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza.

Lá đu đủ chứa ancaloit carpain, có tác dụng giống glucozit của dương địa hoàng - Digitalis, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), làm chậm nhịp tim, diệt amíp. Hạt đu đủ có glucozit caricin và myrosin.

Men papain có tác dụng như men papein của dạ dày, giống men trypsin của tuyến tuỵ trong tiêu hóa các chất thịt. Đặc biệt nó còn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Staphjllococ và vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain.

Papain còn có tác dụng làm đông sữa và tác dụng làm giảm độc đối với toxin và toxanpunin.

Một số bài thuốc, cách trị liệu dùng đu đủ

Phép dưỡng sinh theo mùa: vào dịp xuân hè, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Vào thu đông, ăn đu đủ có tác dụng nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm. Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khỏe.

Phép dưỡng sinh chống lão suy: đu đủ có tác dụng tốt cho những người chóng già, da mai mái, thể trạng không sung mãn, có các bệnh mạn tính. Cách dùng: đu đủ chín 200g, chuối xiêm 300g, 2 thứ trên xay trong nước dừa non uống hàng ngày. Nếu có mật ong, sữa ong chúa cho vào càng tốt. Nên dùng nóng, tránh dùng lạnh và không cho đá vì bản thân đu đủ có tính hàn.

Ít ngủ, hay hồi hộp: đu đủ chín 100g, chuối 100g, củ cà rốt 100g. Xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.

Trị giun kim: ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói liên tục 3 - 5 hôm.

Viêm dạ dày mãn tính: đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g sắc uống.

Ho do phế hư: đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3 - 5 ngày.

Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): đu đủ 30g, khoai mài (hoài sơn) 15g, sơn tra 6g, nấu cháo.

Trị đau lưng mỏi gối: đu đủ 30g, ngưu tất 15g, kỷ tử 10g, cam thảo 3g sắc uống.

Chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở trẻ em: hái 5 - 10 hoa đực, đem sao vàng, cho đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho trẻ uống trong ngày.

Nhuận da, dưỡng nhan sắc, chống lão hóa: đu đủ chín 1 quả 0,5kg, sữa tươi 4 ly, hạt sen 20g (bỏ tim) ngâm mềm cho nở, nếu loại tươi phải bóc vỏ, táo tàu đỏ 2 quả bỏ hột, đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào bát to chưng cách thủy độ 2 giờ cho đến khi hạt sen mềm là được. Ăn nóng.

Dùng làm mỹ phẩm (dùng ngoài): ở nước ngoài, người ta dùng đu đủ chín bỏ vỏ, hạt, nghiền mịn làm mặt nạ lột da mặt, giúp khỏi mụn trứng cá (Paul Neinast - Dallas).

Đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay để chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema…

Chữa đau đầu: lấy lá đu đủ tươi giã nát, gói vào miếng gạc, đắp thái dương.

Các công dụng khác của đu đủ:

- Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.

- Chữa gai cột sống: hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20 - 30 ngày.

Đu đủ cung cấp tương đối nhiều năng lượng. 100g đu đủ chín cung cấp 44 - 55kcal (đường 12,8%). Do đó, người có đường huyết cao được khuyên không nên dùng nhiều. Nếu ăn hàng ngày 100g đu đủ chín trong nhiều tháng thì phần da lòng bàn tay, bàn chân sẽ bị vàng do một vài loại trong số 19 carotenoid trong đu đủ đào thải chậm. Nếu ngưng ăn đu đủ vài tháng thì hiện tượng vàng da sẽ tự hết.

Vừa rẻ vừa ngon, nhưng ít ai biết được đu đủ lại tốt cho sức...
Mùa nóng này chỉ cần tuần ăn vài ly sinh tố đu đủ là đã giảm được rất nhiều rủi ro về bệnh tật rồi.

Theo BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI (Sức khỏe đời sống)
Be Vegan, make peace.
Reply
Vừa rẻ vừa ngon, nhưng ít ai biết được đu đủ lại tốt cho sức khỏe đến vậy

Thứ Bảy, ngày 21/07/2018 01:00 AM
Sự kiện:
Sống khỏe
Mùa nóng này chỉ cần tuần ăn vài ly sinh tố đu đủ là đã giảm được rất nhiều rủi ro về bệnh tật rồi.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Đu đủ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giàu khoáng chất và vitamin như photpho, đồng, kali, sắt, canxi. Bên cạnh đó, đu đủ cũng giàu chất xơ, chất chống oxi hóa. Lượng đường trong đu đủ chín cũng rất dễ hấp thụ, cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng lại chứa lượng calo rất thấp, không lo bị béo.
[Image: 1532052404-119-vua-re-vua-ngon-nhung-it-...ght384.jpg]
1.Cải thiện khả năng tiêu hóa
Lượng chất xơ cao giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn, ngăn ngừa chứng táo bón. Mỗi ngày chỉ cần ăn 1 miếng đu đủ cũng đã có thể thanh lọc được hệ tiêu hóa.
2.Giảm viêm
Với những enzym như papain và chympopapain có trong đu đủ, nó có tác dụng chống viêm, giảm khả năng bị các bệnh mãn tính.
3.Cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng
[Image: 1532052404-422-vua-re-vua-ngon-nhung-it-...ht480.jpeg]
Đu đủ có một lượng lớn vitamin A, E, C, B và các khoáng chất như kali, đồng... Những chất này kết hợp, hỗ trợ nhau trong việc tái tạo tế bào. Đu đủ chứa vitamin A rất lớn, có tác dụng tăng cường thị giác, ngăn chặn các bệnh đục nhân mắt.
4.Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin A và C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của các bệnh lây nhiễm như cúm, ho hay nhiễm trùng hô hấp.
Advertisement

5.Ngăn chặn bệnh tim
Lượng chất xơ, kali, vitamin dồi dào có trong đu đủ giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.




6.Ngăn ngừa sự tích tụ máu
[Image: 1532052405-726-vua-re-vua-ngon-nhung-it-...ght480.jpg]
Những tụ máu trong cơ thể có thể làm chậm lại quá trình tuần hoàn máu, làm tắc động mạch chính. Nó có thể dẫn đến các trường hợp nguy hiểm như đau tim hoặc đột quỵ. Đu đủ chứa protein fibrin giúp giảm sự tích tụ, tăng khả năng lưu thông máu.
7.Tốt cho da
Vitamin E trong đu đủ giúp loại bỏ các tế bào bị tổn thương. Vitamin C và E sẽ tăng cường sự sản xuất collagen khiến da mặt trông mịn hơn. Đu đủ chứa một lượng dầu cần thiết để giữ độ ẩm cho da, giảm các triệu chứng bệnh liên quan đến da như vẩy nến.
8. Làm thế nào để ăn đu đủ
Khi mua đu đủ nên lựa những quả vỏ màu cam đỏ, mềm. Có rất nhiều cách chế biến như là salad, nhưng phổ biến nhất vẫn là sinh tố.
[Image: 1532052405-383-vua-re-vua-ngon-nhung-it-...ht380.jpeg]
- Sinh tố đu đủ, chanh, đá bào.
- Salad đu đủ với xoài và tiêu đỏ.
- Sinh tố đu đủ, chuối, sữa chua
Be Vegan, make peace.
Reply
Giải độc gan của bạn với 6 loại thực phẩm đơn giản này

Thứ Sáu, ngày 30/10/2020 08:07 AM
Sự kiện:
Bệnh gan
Một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ quá trình giải độc của gan như trà xanh, nghệ, tỏi, rau lá xanh, trái cây họ cam quýt, quả óc chó…
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh gan là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở Ấn Độ. Trên thực tế, cứ 5 người Ấn Độ thì có ít nhất một người có thể mắc các bệnh về gan.
[Image: 1603935174-dau-hieu-cua-uong-nhieu-tra_lnyi.jpg]
Trà xanh giúp đào thải chất béo ra khỏi gan. Ảnh: NHẬT LINH
Như đã biết, chức năng chính của gan là loại bỏ tất cả các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, điều này rất quan trọng mà chúng ta phải hết sức lưu ý. Nó cũng giúp điều chỉnh chất béo, carbs trong máu, loại bỏ độc tố khỏi máu, kích hoạt các enzym và chuyển hóa rượu. Dưới đây là một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ quá trình giải độc của gan.
Advertisement

Thực phẩm giàu chất xơ
Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe gan. Chất xơ giúp giảm lượng đường lắng đọng trong gan. Những thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt bao gồm lúa mạch, bột yến mạch và lúa mì nguyên hạt nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Ngoài ngũ cốc nguyên hạt, thêm trái cây và rau vào chế độ ăn uống cũng có tác dụng tuyệt vời đối với gan. Bên cạnh đó, táo, củ dền và cà rốt cũng là những thực phẩm có thể giúp loại bỏ các độc tố có hại ra khỏi cơ thể, theo The Times of India.
Trái cây họ cam quýt
Có rất nhiều loại trái cây có thể giúp làm sạch gan một cách tự nhiên. Trái cây họ cam quýt có một lượng vitamin C tốt, giúp tăng cường các enzym giải độc. Một số lựa chọn trái cây họ cam quýt bao gồm cam, quýt, bưởi…
[Image: 1603935175-trai-cay-ho-cam-quyt_wffk.jpg]
Quýt giàu vitamin C giúp tăng cường các enzym giải độc cho gan. Ảnh: NHẬT LINH
Trà xanh




Uống trà xanh có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là để giảm cân. Nhưng trà xanh cũng giúp đào thải chất béo ra khỏi gan. Nó rất giàu chất chống oxy hóa gọi là catechin giúp loại bỏ chất béo tích tụ từ gan và giúp cải thiện chức năng của gan.
Quả óc chó
Quả óc chó chứa nhiều axit béo omega-3 và axit amin. Chúng có arginine giúp làm sạch gan. Omega 3 giúp giải độc, rất tốt cho gan của bạn.
Nghệ và tỏi
Các loại gia vị như tỏi và nghệ thường được sử dụng trong nhà bếp của người Ấn Độ và rất tốt cho gan. Tỏi có các hợp chất lưu huỳnh hỗ trợ gan và kích hoạt các enzym giúp thải độc tố ra ngoài. Củ nghệ có chữa chất curcumin giúp thải độc tố ra ngoài. Bên cạnh đó, nó còn giúp sửa chữa và tái tạo các tế bào gan khỏe mạnh.
[Image: 1603935175-toi_dlkr.jpg]
Tỏi chữa hợp chất lưu huỳnh rất tốt cho gan. Ảnh: NHẬT LINH
Rau lá xanh
Ăn rau xanh hàng ngày rất tốt cho sức khỏe tổng thể của chúng ta. Rau xanh có các hợp chất làm sạch giúp thải độc cho gan. Uống nước trái cây hoặc salad rau xanh giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Một số loại rau xanh phổ biến bao gồm súp lơ, bắp cải, bông cải xanh và rau bina, theo The Times of India
Be Vegan, make peace.
Reply
Căn bệnh nhiều người mắc mà không biết, ai ngờ có thể âm thầm tiến triển thành ung thư gan

Thứ Tư, ngày 28/10/2020 01:00 AM
Sự kiện:
Bệnh gan
Nhiều người không hề biết mình mang bệnh đến khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc đi hiến máu, khám thai định kỳ.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Gan đóng vai trò quan trọng, thường được ví như “nhà máy hóa học” của cơ thể. Ngoài việc chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết, gan còn có chức năng đào thải độc tố. Khi gan bị tổn hại, cơ thể đứng trước nguy cơ bị các tác nhân gây hại tấn công.
Viêm gan mạn tính là tình trạng viêm gan kéo dài ít nhất 6 tháng. Viêm gan mạn tính ít gặp hơn nhiều so với viêm gan virus cấp tính, nhưng có thể tồn tại trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ.
Ở nhiều người, viêm gan mạn tính khá nhẹ và không gây tổn thương gan đáng kể. Tuy nhiên, ở một số người, tình trạng viêm tiếp tục làm tổn thương gan từ từ, cuối cùng dẫn đến xơ gan, suy gan và đôi khi là ung thư gan.
Advertisement

Viêm gan mạn tính diễn biến âm thầm, lặng lẽ, ít biểu hiện những triệu chứng cụ thể, dễ nhầm lẫn đối với các bệnh khác. Cách duy nhất phát hiện viêm gan B mạn tính là xét nghiệm máu. Không ít trường hợp viêm gan mạn tính khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc đi hiến máu, khám thai định kỳ.
Dù vậy, với những người mắc chứng viêm gan mạn tính siêu vi, người bệnh sẽ có vài triệu chứng như: mệt mỏi, kém ăn, đau tức vùng gan, vàng da, vàng mắt hoặc chướng bụng...
Theo BS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện 108, những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm gan mạn tính gồm: Virus viêm gan C, B; Gan nhiễm mỡ không do rượu; Bệnh gan do rượu; Viêm gan tự miễn; Viêm gan mạn do thuốc...
[Image: 1603787383-98e7cf347fbb4c1920d1989ebc26ed3a.jpg]
Viêm gan mạn tính là tình trạng viêm gan kéo dài ít nhất 6 tháng. Ảnh minh hoạ
Trong các loại virus gây viêm gan (A - B- C-D-E), chỉ có virus viêm gan A không gây viêm gan mạn tính. Virus viêm gan E hiếm khi gây viêm gan mạn tính nhưng ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như những người đang dùng thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch sau ghép tạng, những người đang dùng thuốc để điều trị ung thư hoặc những người bị nhiễm HIV.
Đáng nói, ít nhất 75% trường hợp viêm gan C cấp tính trở thành mạn tính. Khoảng 5-10% trường hợp nhiễm virus viêm gan B ở người lớn và khoảng 90% trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B trở thành mạn tính, có thể đồng nhiễm virus viêm gan D ở bệnh nhân viêm gan B, không có bệnh viêm gan D đơn thuần.




[Image: 1603787384-72899fb15b7bea0969d33aed10c34cf4.jpg]
Ở một số người, tình trạng viêm gan tiếp tục làm tổn thương gan từ từ, cuối cùng dẫn đến xơ gan, suy gan và đôi khi là ung thư gan.
Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu thường xảy ra ở những người có trọng lượng cơ thể dư thừa (béo phì), tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid khiến cơ thể tổng hợp nhiều chất béo hơn, chuyển hóa chất béo chậm hơn. Kết quả là, chất béo tích tụ và sau đó được lưu trữ bên trong các tế bào gan.
Bệnh gan liên quan đến rượu thường xảy ra ở những người uống nhiều rượu trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Bệnh gan liên quan đến rượu được đặc trưng bởi gan nhiễm mỡ và tình trạng viêm gan lan rộng có thể dẫn đến chết các tế bào gan dẫn đến xơ gan.
Viêm gan tự miễn do cơ thể sinh ra các kháng thể, tự chống lại các mô của chính mình. Viêm gan tự miễn phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
Theo TS. BS Bùi Văn Tân, Bệnh viện 108, viêm gan siêu vi B là một loại virus tấn công lá gan, gây ra bệnh viêm gan. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 350 triệu người nhiễm virus này còn ở Việt Nam có khoảng 20% dân số nhiễm virus viêm gan B.
90% trẻ sơ sinh nếu mắc viêm gan B sẽ chuyển thành mãn tính, 10% còn lại là ác tính.
Hiện nay Việt Nam có các máy xét nghiệm sinh học phân tử hiện đại có thể định lượng được virus viêm gan B, đó là xét nghiệm HBV-DNA. Đây là xét nghiệm sinh học phân tử tìm xem trong máu của bệnh nhân có mang virus hoàn chỉnh hay không. Thông thường, xét nghiệm được thực hiện bằng kỹ thuật PCR.
Trong các trường hợp xét nghiêm viêm gan B dương tính, thường yêu cầu làm thêm xét nghiệm tìm HBV- DNA trước khi quyết định điều trị. Dựa trên kết quả dương tính của HBV- DNA để bác sĩ đưa ra quyết định điều trị phù hợp.
Be Vegan, make peace.
Reply