Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
5 cách chữa đau dạ dày bằng nha đam – Chi tiết từ A-Z
Trang chủ
Nha đam có chứa khoảng 20 loại vitamin và khoáng chất tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Theo nhiều chuyên gia y tế, nha đam có khả năng kích thích hoạt động tiêu hóa, tăng chất nhầy và tạo nên một lớp màng bảo vệ dạ dày. Trong bài viết, chuyên mục xin chia sẻ đến người bệnh 5 cách chữa đau dạ dày bằng nha đam vô cùng đơn giản, nhưng không kém phần hiệu quả.
Chữa đau dạ dày bằng nha đam – Chỉ có lợi không có hại
Nha đam hay lô hội là một dạng cây thân mềm, có phần gel bên trong chứa nhiều chất dinh dưỡng. Năm 2008, trên tạp chí chuyên về da liễu của Ấn Độ cho biết, gel nha đam chứa vitamin A, C và E đóng vai trò như chất chống oxy hóa – các chất giúp cơ thể chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do rất có hại vì chúng là nguyên nhân gây tình trạng lão hóa và bệnh ung thư.
Hơn nữa, theo cách dân gian lưu truyền từ nhiều đời thì nha đam còn là phương thuốc giúp làm lành da bị tổn thương vô cùng hiệu quả. Khi trên cơ thể có một số vết thương do bỏng, côn trùng cắn, bị phồng rộp hay mẩn ngứa thì dùng 1 lớp gel để thoa lên sẽ giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.
[size=undefined]
Chữa đau dạ dày bằng nha đam hiệu quả nhanh, không có tác dụng phụ
[/size]
Quote:
Theo Đông y, nha đam có vị ngọt nhạt, tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc giúp chữa một số bệnh liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
- Nha đam còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm. Đồng thời giúp ngăn ngừa gốc tự do tấn công công, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, các hoạt chất này còn có tác dụng làm lành vết loét một cách nhanh chóng.
- Mặt khác, loại cây chứa nhiều chất xơ, có tác dụng kích thích nhu động ruột co bóp thường xuyên, cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày gây nên.
- Hoạt chất anthraquinon trong nha đam giúp ngăn ngừa acid dạ dày hình thành. Còn hoạt chất glucomannans giúp cân bằng hệ thống tiêu hóa đang bị xáo trộn do trào ngược acid dạ dày gây nên.
- Thanh nhiệt cơ thể: Trong thân cây có hàm lượng nước và chất khoáng tự nhiên, khi uống vào sẽ rất tốt bởi đặc tình thanh nhiệt và giải độc giúp thải độc tố và làm đẹp da.
- Kháng khuẩn: Chất gel nha đam có khả năng gây tê và tính sát khuẩn cao, giúp làm dịu các vết viêm loét.
- Lô hội chứa một số hợp chất chống viêm như axit salixylic, chromone C-glucosyl và enzyme bradykinase – một loại kinin huyết tương. Do đó, nha đam có tác dụng ức chế quá trình sản sinh axit của cơ thể, đồng thời ngăn ngừa chứng viêm.
Trong dân gian vẫn còn lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa đau dạ dày từ nha đam có tác dụng nhanh chóng. Đa số bài thuốc điều có cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ tìm kiếm, có thể thực hiện ngay tại nha.
5 cách chữa đau dạ dày bằng nha đam 9/10 người bệnh nhận xét hiệu quả
Chữa đau dạ dày bằng lô hội là phương pháp dân gian được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách kết hợp nha đam đúng liều lượng. Sau khi tổng hợp nhiều công thức, chuyên mục xin giới thiệu người bệnh 5 cách chữa đau dạ dày bằng nha đam được đánh giá có hiệu quả giảm đau thượng vị, ợ chua, ợ hơi, trào ngược acid dạ dày, buồn nôn ngay trong tháng đầu tiên sử dụng.
1/ Nha đam kết hợp với mật ong
Mật ong được biết đến như một vị kháng sinh tự nhiên, không tác dụng phụ, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau nhanh chóng. Nha đam và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo, làm dịu nhanh cơn đau dạ dày.
- Chuẩn bị: 5 nhánh nha đam tươi và 5ml mật ong
- Thực hiện: Nha đam đem gọt bỏ phần vỏ xanh và rửa sạch. Sau đó cho nha đam và mật ong vào máy sinh tố xay nhuyễn. Cuối cùng đổ thêm 500 ml nước ấm vào khuấy đều và bảo quản tỏng tủ lạnh. Mỗi ngày người bệnh chỉ nên uống 1 – 2 muỗng cà phê hỗn hợp thuốc này. Uống liên tục trong vòng 1 tháng để nhận được kết quả tốt.
Nha đam và mật ong sự kết hợp hoàn hảo
2/ Nước cốt chanh, nha đam
Chanh có tính acid có thể khiến triệu chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu biết sử dụng đúng cách, vị thuốc tự nhiên này sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh.
- Chuẩn bị: 2 muỗng canh gel nha đam, 1 quả tranh vàng, 5 quả ổi
- Thực hiện: Chanh tươi đem rửa, bổ đôi và vắt lấy hai muỗng nước cốt. Ổi đem rửa sạch, bỏ hạt, thái khúc và đem ép lấy nước (khoảng 2 cốc nước ổi ép). Tất cả các nguyên liệu sau khi chuẩn bị được cho vào một chiếc ly lớn, khuấy đều và bảo quản trong tủ lạnh rồi uống.
3/ Chữa đau dạ dày bằng nha đam nguyên chất
Đây được xem là một trong những cách chữa đau dạ dày bằng nha đam đơn giản và dễ thực hiện nhất. Cách thực hiện cụ thể như sau:
- Người bệnh chuẩn bị 1 – 2 nhánh nha đam. Tốt nhất nên lựa chọn nha đam tươi, lớn và mập thịt
- Sau đó, đem nha đam đi rửa sạch rồi bỏ vỏ, lọc lấy phần thịt trắng bên trong
- Tiếp theo cho phần thịt trắng vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
Nha đam nguyên chất đánh bay triệu chứng trào ngược dạ dày
Mỗi ngày, bệnh nhân nên uống một cốc nước nha đam trước khi ăn khoảng 20 phút. Để thức uống trở nên dễ uống hơn, người bệnh nên thêm một ít nước để làm loãng. Thực hiện cách làm này 2 – 3 ngày liên tục sẽ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh.
4/ Nha đam nấu đường phèn
Nước uống nấu từ nha đam và đường phèn cũng được coi là giải pháp ngắn hạn giúp cải thiện triệu chứng do bệnh đau dạ dày thực quản gây nên. Để có được thức uống thơm mát, vừa giúp giải khát vừa giúp làm đẹp gia và hỗ trợ điều trị trào ngược acid dạ dày.
- Chuẩn bị: 2 bẹ nha đam, 2 lít nước lọc, 200 gram đường phèn, 1 bó lá dứa
- Thực hiện: Gọt vỏ nha đam, bỏ hết phần vỏ màu xanh và rửa sạch lại bằng nước cho đến khi hết nhớt. Sau đó, hòa một ít muối vào tô và cho nha đam vào ngâm khoảng 10 phút rồi vớt ra rửa lại bằng nước sạch, để ráo. Tiếp theo cho nước lọc, đường phèn và thêm lá rứa vào nồi rồi đun sôi. Khi nước sôi, vớt lá dứa ra và cho 1 ít dầu chuối và nha đam vào rồi tắt bếp
Thức uống từ nha đam và đường phèn vừa giúp giải độc cơ thể vừa giúp kiểm soát triệu chứng bệnh. Do đó, bệnh nhân nên thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên, mỗi ngày người bệnh chỉ nên uống từ 1 – 2 cốc. Tuyệt đối không uống nhiều tránh trường hợp nha đam gây nhuận tràng dẫn đến tiêu chảy.
5/ Sinh tố dừa nha đam
Sinh tố dừa nha đam giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời giúp cải thiện triệu chứng bệnh đau dạ dày khá tốt nếu người bệnh thường xuyên sử dụng.
Để làm giảm mùi hăng khó chịu của nha đam, người bệnh có thể kết hợp nước uống nha đam với nước dừa. Bên cạnh tác dụng giải khát, sự kết hợp giữa hai nguyên liệu này còn giúp tăng tác dụng chữa trị bệnh đau dạ dày thực quản.
- Chuẩn bị: 1 trái dừa xiên, 100gr nha đam, 15ml sữa đặc, muối.
- Thực hiện: Nha đam gọt bỏ phần vỏ xanh và rửa sạch bớt nhợt, ngâm trong nước muối pha loãng 10 phút rồi rửa lại. Dừa xiêm chặt lấy nước và lấy phần cơm bên trong. Sau đó, cho nha đam, nước và cơm dừa vào máy xay sinh tố rồi thêm sữa đặc và một ít đá bào vào xay huyễn. Đổ hỗn hợp vào ly rồi thưởng thức
Sinh tố dừa nha đam thơm ngon, bổ dưỡng
Ngoài các cách chữa đau dạ dày bằng nha đam nêu trên, để tránh tình trạng ngán vì sử dụng một cách làm lặp lại liên tục, người bệnh có thể thay đổi nguyên liệu kèm theo nha đam. Cụ thể, bệnh nhân có thể thay thế dừa tươi bằng nha đam với cách làm tương tự, người bệnh đã sở hữu ngay một ly sinh tố có tác dụng hỗ trợ điều trị đau dạ dày tại nhà, vừa an toàn vừa hiệu quả.
Người bệnh lưu ý, trước khi sử dụng nha đam điều trị đau dạ dày người bệnh nên nằm lòng những lưu ý. Bởi lẽ, nha đam có rất nhiều kháng chất và dinh dưỡng, cần phối hợp chặt chẽ với nhau để phòng tránh các phản ứng tiêu cực không mong muốn.
Nằm lòng lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng nha đam
Cũng như những thực phẩm khác, lô hộ vẫn có một số điểm hạn chế trong chức năng chữa đau dạ dày. Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh nên sử dụng nha đam đúng cách.
- Nha đam không áp dụng cho những bệnh nhân bị chứng tiêu chảy hoặc tiêu chảy cấp.
- Trong cây nha đam có chất tẩy mạnh, phụ nữ có thai tuyệt đối không được sử dụng.
- Khi chế biến nước ép nha đam phải loại bỏ tuyệt đối hết mủ nha đam, vì mủ này có tác động xấu đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên nước ép nha đam không được khuyến khích tự chế biến tại nhà.
- Không nên dùng quá 90ml nước ép nha đam mỗi ngày. Chỉ có thể sử dụng tối đa từ 30 – 60ml mỗi ngày, và dùng trước bữa ăn khoảng chừng 20 phút.
- Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
[size=undefined][size=undefined]
Chữa đau dạ dày bằng nha đam an toàn, dùng cho mọi đối tượng[/size][/size]
Theo nhận xét của nhiều người bệnh, chữa đau dạ dày bằng nha đam mang đến hiệu quả ngay từ tháng đầu tiên sử dụng. Với những lợi ích đã phân tích trong bài viết, chuyên mục khuyên người bệnh nên áp dụng ngay những bài thuốc dân gian trên. Từ đó, đẩy lùi nhanh chóng cơn đau dạ dày và phòng tránh biến chứng.
[size=undefined][size=undefined]
Chúc các bạn áp dụng bài thuốc chữa đau dạ dày thành công với nha đam. Mọi thông tin, thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết để được giải đáp sớm nhất.[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Tuân thủ 5 thói quen tốt làm vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn
CHƠN Theo Báo dân sinh 4 giờ trước
Điều kiện sống và chất lượng y tế ngày một được cải thiện giúp kéo dài tuổi thọ của con người, tuy nhiên, yếu tố cốt lõi cho 1 cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh vẫn là duy trì những thói quen tốt.
Sống lâu hơn là mục tiêu mà nhiều người theo đuổi, nhất là trong thời đại khi điều kiện sống và chất lượng dịch vụ y tế ngày càng phát triển nhanh chóng, từ đó giúp tuổi thọ của người dân từ đó cũng dần tăng lên. Tuy nhiên, để sống lâu khỏe mạnh, hạnh phúc, điều quan trọng nhất vẫn là việc duy trì những thói quen tốt và loại bỏ một số thói quen xấu đe dọa sức khỏe con người trong cuộc sống.
Điều này đặc biệt quan trọng vào buổi sáng sau khi thức dậy, đây là thời điểm cơ thể bắt đầu trở lại "guồng quay" sinh hoạt bình thường sau 1 đêm nghỉ ngơi dài. Dưới đây là 5 thói quen tốt nên làm vào buổi sáng sau khi thức dậy, nếu tuân thủ đúng, chắc chắn bạn sẽ có một cuộc sống vô cùng viên mãn.
1. Thức dậy chậm rãi vào buổi sáng
Trong khi ngủ, các hệ thống khác nhau của cơ thể ở trạng thái nửa ngủ. Khi đồng hồ báo thức kêu hoặc não bắt đầu thức dậy, các hệ thống này vẫn chưa tỉnh giấc hoàn toàn mà nó đòi hỏi cả một quá trình và khoảng thời gian nhất định.
Vì vậy, đừng vội vàng dậy sau khi thức dậy. Bạn có thể nhắm mắt trong 2-3 phút nữa, sau đó ngồi dậy từ từ, duỗi chân, vươn vai và kéo căng cơ thể. Điều này không chỉ giúp cơ thể thức dậy một cách nhẹ nhàng mà còn tránh sự khó chịu ở các bộ phận cơ thể khác.
2. Uống một ly nước ấm sau khi thức dậy vào buổi sáng
Cơ thể sẽ mất một phần nước do quá trình trao đổi chất vào ban đêm. Nếu bạn không bổ sung nước kịp thời cho cơ thể vào buổi sáng, bạn sẽ rất dễ bị khô da. Uống một ly nước vào buổi sáng giúp bổ sung độ ẩm cho tế bào và giảm táo bón, đồng thời, nước ở nhiệt độ vừa phải cũng có tác dụng rất tốt cho việc đánh thức và nuôi dưỡng các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
3. Mở cửa sổ để thông gió sau khi dậy sớm
Ánh sáng mặt trời buổi sáng dịu dàng và sảng khoái tràn vào phòng có thể đánh thức đồng hồ sinh học của chúng ta và khiến mọi người tỉnh táo, vui vẻ hơn. Việc mở cửa sổ sau khi thức dậy cũng có tác dụng lưu thông khí trong phòng, nạp thêm khí oxy tươi mới và loại bỏ khi carbon dioxide tích tụ trong phòng do quá trình hô hấp của cơ thể.
4. Luôn ăn một bữa sáng bổ dưỡng sau khi dậy sớm
Trong cuộc sống có nhịp độ gấp gáp như hiện nay, nhiều người không có thói quen ăn sáng. Một số người cảm thấy rằng thời gian quá hạn hẹp để dành thời gian cho bữa sáng.
Điều này là sai. Bởi vì sau một đêm nghỉ ngơi, năng lượng trong cơ thể đã cạn kiệt. Nếu bạn không bổ sung năng lượng vào buổi sáng, bạn sẽ mất năng lượng trong ngày rất nhanh chóng. Nếu tiếp tục duy trì thói quen xấu này trong một thời gian dài, nó sẽ gây hại cho cơ thể.
5. Dậy sớm và đi đại tiện kịp thời
TIN LIÊN QUAN
Nếu cảm thấy già nhanh và sức khỏe suy yếu sau 30 tuổi, bạn cần phải ăn 9 món chứa lượng collagen dồi dào bậc nhất này
[size=undefined][size=undefined]
Khi mọi người nghỉ ngơi vào ban đêm, cơ thể vẫn đang trong quá trình trao đổi chất, vì vậy sau khi thức dậy vào buổi sáng, chất độc và rác thải trong cơ thể phải được bài tiết. Đây chính là một thói quen tốt.[/size][/size]
Nguồn tham khảo: Aboluowang, Healthline, Independent
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Cây tiên thảo
Cây tiên thảo
Mã sản phẩm thtkbx
Hãng sản xuất: Búpxanh
Xuất xứ: việt nam
Số lượng trong kho: 10
Đánh giá 1 2 3 4 5
Giá niêm yết: 400.000 VND
Giá ưu đãi: 350.000 VND
12 %
-+
Đặt Hàng Ngay
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Cây tiên thảo có tên khoa học: Rhinacanthus communis Nees.
2. Họ: Ô rô (Acanthaceae).
4. Mô tả:
Cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông. Cây ra hoa tháng 8.
5. Phân bố: Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng gốc.
6. Trồng trọt:
7. Bộ phận dùng: Rễ (Radix Rhinacanthi)
8. Thu hái, chế biến: Rễ cũng được thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
9. Thành phần hoá học: Anthranoid (rhinacanthin)
10. Công năng: Chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp.
Chữa huyết áp cao, trị phong thấp, nhức gân, tê bại. Ngày uống 10-15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô ngâm trong rượu, dấm để uống.
Trị hắc lào (ngâm rễ với dầu hoả, xoa lên vết hắc lào).
12. Bài thuốc:
12.1. Lao phổi: Thân và lá Bạch hạc 20g, sắc nước, cho thêm đường uống.
12.2. Eczema, hắc lào: Giã một lượng vừa đủ cây lá tươi thêm cồn 70o ngâm và dùng ngoài. Có thể dùng rễ tươi giã nhỏ, ngâm rượu hoặc giấm trong một tuần lễ lấy nước bôi.
12.3. Lao phổi khởi phát, ho
12.4. Viêm phế quản cấp và mạn
12.5. Phong thấp, tê bại, nhức gân, đau xương, viêm khớp
Cây tiên thảo được thu hoạch cắt nhỏ đem phơi khô để sử dụng chữa bệnh, cây thuốc dùng để ngâm rượu chữa bệnh khá
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Bạch hạc có tác dụng gì?-Chú ý khi sử dụng bạch hạc
Bạch hạc
Tên khoa học: Rhinacanthus nasuta.
Bạch hạc, hay còn gọi là kiến cò, là vị thuốc có công dụng sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Nhiều nơi trong nhân dân ta dùng rễ cây bạch hạc chữa bệnh hắc lào và một số bệnh mụn rộp loang vòng, eczema mãn tính.
Cây bạch hạc (kiến cò)
Thành phần hoá học:
Trong rễ có 1.87% chất gần giống axit cryzophanic và axit frangulic.
Theo đông y:
Cây bạch hạc có vị ngọt dịu và dịu, tính bình, có công dụng sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Rễ có thể rửa sạch, ngâm trong rượu, dấm để làm thuốc trị bệnh nấm da.
Thu hái và chế biến:
Người ta thường dùng rễ cây, dùng tươi hay khô làm thuốc. Rễ tươi mới đào bẻ đôi đẻ một lúc lâu sẽ có màu đỏ. Lớp vỏ ngoài dễ bong ra. Mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa mùi sắn rừng.
Mùa hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa đông. Đôi khi người ta chỉ dùng vỏ rễ, có khi dùng cả lá.
Một số bài thuốc từ cây bạch hạc (kiến cò):
Chữa eczema, hắc lào, lang ben: Rễ cây kiến cò 50g, thái nhỏ, giã nát; cồn etylic 70 độ 100ml. Ngâm rễ cây kiến cò đã được giã nát trong vòng 1-2 tuần, sau đó lọc qua vải xô, lấy dịch thuốc bôi vào vùng da bị hắc lào, lang ben ngày 2 lần đến khi khỏi.
Đau thần kinh tọa do lạnh: rễ cây kiến cò 8g, rễ lá lốt 12g, ráy sơn thục 12g, cẩu tích 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, vỏ quýt 8g, rễ cỏ xước 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, giảm đau. Uống 10 – 15 thang.
Trị đau nhức khớp do phong hàn thấp (với biểu hiện đau mỏi các khớp; đau tăng khi thời tiết lạnh, mưa, ẩm thấp): Rễ cây kiến cò 12g, thổ phục linh (củ khúc khắc) 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, kim ngân hoa 16g, quế chi 8g, bạch chỉ 8g, tỳ giải (củ cây kim cang) 12g, ý dĩ 12g, cam thảo nam 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống 10-20 thang.
Mua bán bạch hạc:
Giá bán tham khảo: 95-100k/kg.
Địa chỉ tham khảo:
- 1/2/26, đường D3, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- 90/14/16 , Trần Văn Ơn , P.Tân Sơn Nhì , Q.Tân Phú ,TP.Hồ Chí Minh
- 347 Trần Hưng Đạo, Phường 10, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Tiên thảo vị thuốc quý có tác dụng giải nhiệt trong trà thảo mộc
Gia Linh
Tiên thảo được xem là thảo dược đưa vào các sản phẩm trà thảo mộc nhằm giải nhiệt cực tốt nhất, ngoài ra dược chất có trong Tiên thảo còn giúp chữa bệnh tiểu đường.
Tiên thảo vị thuốc quý có tác dụng giải nhiệt trong trà thảo mộc, dân gian từ sử dụng Tiên thảo để chế biến thạch đen. Ảnh minh họa
Tiên thảo còn gọi là cây thạch đen, lương phấn thảo, tiên nhân thảo, tiên nhân đông, sương sáo, thủy cẩm…Từ xua, người dân hay dùng thân và lá Tiên thảo làm trà thảo mộc sắc uống hàng ngày.
Ngoài ra lá Tiên thảo còn được say thành bột dùng để chế biến thạch đen.
Theo Đông y, Tiên thảo có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải thử. Tiên thảo có tác dụng chống lão hóa và giảm cholesterol trong máu.
Hiện nay, chính vì tác dụng của Tiên thảo nên nhiều nơi đã sản xuất đóng gói bột thân lá cây Tiên thảo thành loại bột được đóng gói sẵn. Bột lá cây Tiên thảo được bán dạng bột uống liền trong các cửa hàng thực phẩm chức năng và trong các siêu thị.
Dù có rất nhiều công dụng trong việc giúp tăng cường năng lượng khi điều trị với một số bệnh lý, nhưng nó cũng không hoàn toàn bổ ích cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh khi bị lạm dụng và dùng quá nhiều trong nhiều ngày.
Mặt khác thạch được sản xuất từ Tiên thảo, bày bán ở nhiều nơi trong đó có những nơi ô nhiễm, mất vệ sinh. Đây được coi là ổ vi khuẩn mà khi đi vào cơ thể con người sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Đã có rất nhiều người phải đi cấp cứu vì ăn phải thạch bẩn hay thạch để quá lâu ngày.
Vì thế, dù là loại thức uống giải khát được yêu thích nhất nhưng theo các chuyên gia người dân nên trực tiếp hái Tiên thảo chế biến thành chè, đun nước uống như trà thảo mộc hàng ngày.
Tiên thảo có trong trà thanh nhiệt hỗ trợ giải nhiệt.
Một lựa chọn khác cho người tiêu dùng vẫn có thể được sử dụng thảo mộc Tiên thảo mà không cần tốn nhiều thời gian đó là lựa chọn thức uống trà thanh nhiệt đống chai có chứa Tiên thảo.
Trên thị trường hiện nay có nhiều thức uống được giới thiệu sản xuất từ các thảo mộc trong đó có Tiên thảo. Để dược chất của Tiên thảo không bị mất đi, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn trà thảo mộc được sản xuất trên dây chuyền Aseptic hiện đại. Bởi với sản phẩm trà thảo mộc sản xuất bằng công nghệ chiết lạnh Aseptic sản phẩm sẽ không sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào nhưng vẫn giữ sản phẩm chất lượng trong 12 tháng.
Ngoai ra hệ thống chiết lạnh vô trùng của Aseptic là sự kết hợp tối ưu giữa 5 yếu tố vô trùng: chai tiệt trùng, nắp tiệt trùng, nước tiệt trùng, sản phẩm tiệt trùng, và môi trường chiết vô trùng. Công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic sẽ giúp giữ lại tinh chất của các loại thảo mộc thiên nhiênnhiên
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Cây mã tiền thảo
Nội dung bài viết
Cây mã tiền thảo có vị đắng, tính hàn, tác dụng phá huyết, sát trùng, kháng khuẩn và thông kinh. Dược liệu này thường được sử dụng để chữa mụn nhọt, da lở ngứa, vàng da do viêm gan, rối loạn kinh nguyệt, cổ họng sưng đau và chứng tiểu ra máu.
Mã tiền thảo (cỏ roi ngựa) có vị đắng, tính hàn, tác dụng phá huyết, sát trùng và thông kinh
- Tên gọi khác: Cỏ roi ngựa, mã tiên thảo, Verveine (tên gọi Pháp)
- Tên khoa học: Verbena officinalis
- Họ: Cỏ roi ngựa (danh pháp khoa học: Verbenaceae)
[size=undefined]
Mô tả dược liệu
1. Đặc điểm thực vật
Mã tiền thảo là loại thực vật cỡ nhỏ, chiều cao từ 10 – 100cm, sống dai. Thân cây có 4 cạnh, trên thân có nhiều đốt. Ở đốt có cành và lá mọc đối xứng, lá hình lông chim, chiều rộng khoảng 1 – 3cm, chiều dai từ 2 – 8cm.
Phiến lá có răng cưa, không có lông phủ, một số lá có cuống ngắn, một số lá không cuống và mọc sát cành. Hoa của cây mọc ở ngọn, màu lam tím, ra hoa vào mùa xuân đến mùa thu.
2. Bộ phận dùng
Toàn cây.
3. Phân bố
Cây cỏ roi ngựa phân bố chủ yếu ở những vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở nước ta, loài thực vật này phân bố nhiều ở Bắc Cạn, Lạng Sơn và Lâm Đồng.
4. Thu hái – sơ chế
Thời điểm thu hái là vào mùa thu khi cây đã ra hoa. Có thể dùng dược liệu tươi hoặc phơi/ sấy khô dùng dần.
5. Bảo quản
Nơi thoáng mát, tránh ẩm, ánh nắng trực tiếp và mối mọt.
6. Thành phần hóa học
Toàn cây cỏ roi ngựa có chứa verbenaln (một glucozit không mùi, không màu và có vị đắng). Ngoài ra, loài thực vật này có chứa men emunxin và invectin.
Vị thuốc mã tiền thảo
1. Tính vị
Vị đắng, tinh hàn.
2. Qui kinh
Qui vào kinh Can và Tỳ.
3. Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:[/size]
- Thúc đẩy quá trình đông máu.
- Tác dụng sát khuẩn, tác dụng đối với trực khuẩn lỵ và tụ cầu khuẩn vàng.
- Giảm đau, tiêu viêm và tăng tiết sữa ở động vật đang cho con bú.
- Ức chế vi trùng gây sốt rét.
- Mã tiền thảo có ít độc.
[size=undefined]
Theo Đông y:[/size]
- Tác dụng: Thông kinh, sát trùng và phá huyết.
- Chủ trị: Tiêu chướng, ngứa hạ bộ, sưng vú, hậy bối và mụn nhọt.
[size=undefined]
4. Cách dùng – liều lượng
Có thể dùng tươi bằng cách giã lấy nước uống, đắp trực tiếp hoặc làm thuốc xoa bóp. Nếu dùng uống, chỉ nên dùng khoảng 25 – 50g (dược liệu tươi) và 6 – 12g (dược liệu khô)/ ngày.
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu mã tiền thảo
Cây mã tiền thảo được dùng để trị chướng cổ, vàng da do gan, bí tiểu, rối loạn kinh nguyệt,…
1. Bài thuốc điều trị đau bụng kinh[/size]
- Chuẩn bị: Huyền sâm, bạch thược, sinh địa hoàng, xích thược, địa cốt bì, xuyên luyện tử và nữ trinh tử mỗi thứ 15g, uất kim 5g, cỏ nhọ nồi và mẫu đơn bì mỗi thứ 12g và mã tiền thảo 30g.
- Thực hiện: Sắc uống 3 thang trong 3 ngày trước kỳ kinh.
- Lưu ý: Nếu chỉ bị đau bụng nhẹ, có thể sắc cỏ roi ngựa và ích mẫu thảo mỗi thứ 30g.
[size=undefined]
2. Bài thuốc điều trị chứng kinh nguyệt không đều[/size]
- Chuẩn bị: Cỏ tháp bút 10g, ích mẫu và ngải cứu mỗi thứ 25g và cỏ roi ngựa 40g.
- Thực hiện: Đem các dược liệu sắc và chia thành 2 lần uống. Dùng trước kỳ kinh 10 ngày.
[size=undefined]
3. Bài thuốc điều trị bệnh bạch hầu[/size]
- Chuẩn bị: 30 – 50g mã tiền thảo.
- Thực hiện: Đem dược liệu sắc với 300ml nước. Người lớn uống 150ml/ 2 lần/ ngày trong 3 – 5 ngày. Trẻ dưới 8 tuổi dùng 50ml/ 2 lần/ ngày, trẻ từ 8 – 14 tuổi uống 100ml/ 2 lần/ ngày trong 3 – 5 ngày.
[size=undefined]
4. Bài thuốc trị tiểu ra máu, đạm hoặc bí tiểu[/size]
- Chuẩn bị: 60g cỏ roi ngựa.
- Thực hiện: Đem sắc nước uống, chia thành 2 lần dùng và uống hết trong ngày.
[size=undefined]
5. Bài thuốc trị cổ chướng[/size]
- Chuẩn bị: Dùng mã tiền thảo tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch, giã nát và nấu với nước (nên uống khi còn nóng).
[size=undefined]
6. Bài thuốc hỗ trợ trị họng sưng đau[/size]
- Chuẩn bị: Cành và lá tươi mã tiền thảo.
- Thực hiện: Rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Hòa nước cốt với sữa mẹ, ngậm trong họng và nuốt chậm để giảm đau.
[size=undefined]
7. Bài thuốc điều trị trĩ nội[/size]
- Chuẩn bị: Rau dền gai và cỏ roi ngựa mỗi thứ 20g.
- Thực hiện: Đem dược liệu sắc uống hằng ngày thay cho nước trà.
[size=undefined]
8. Bài thuốc trị viêm khoang miệng[/size]
- Chuẩn bị: 30g mã tiền thảo tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch và sắc uống thay nước trà.
[size=undefined]
9. Bài thuốc phòng ngừa nhiễm bệnh viêm gan[/size]
- Chuẩn bị: Cam thảo 5g và mã tiền thảo 25g.
- Thực hiện: Đem dược liệu sắc với 150ml nước, đun nhỏ lửa sao cho còn lại 40ml. Chia nước sắc thành 3 lần uống, dùng trước khi ăn và duy trì liên tục trong 4 ngày.
[size=undefined]
10. Bài thuốc chữa chứng vàng da[/size]
- Chuẩn bị: Toàn cây cỏ roi ngựa 50g.
- Thực hiện: Dùng sắc với nước, thêm một ít đường. Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
- Lưu ý: Nếu gan bị trướng, nên thêm sơn tra 15g vào sắc.
[size=undefined]
11. Bài thuốc trị cổ trướng do ăn phải cá độc[/size]
- Chuẩn bị: Một nắm cỏ roi ngựa tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch và sắc uống nhiều lần trong ngày.
[size=undefined]
12. Bài thuốc hỗ trợ điều trị sốt rét[/size]
- Chuẩn bị: 30 – 60g mã tiền thảo khô.
- Thực hiện: Sắc lấy nước uống.
[size=undefined]
13. Bài thuốc trị sốt do cảm cúm[/size]
- Chuẩn bị: Thanh cao và khương hoạt mỗi thứ 25g và mã tiền thảo 50g.
- Thực hiện: Cho dược liệu vào nồi, đổ đầy nước và sắc lấy 2 chén nước sắc.
- Lưu ý: Nếu kèm theo đau họng, nên thêm khoảng 15g cát cánh vào sắc cùng.
[size=undefined]
14. Bài thuốc trị bế kinh[/size]
- Chuẩn bị: Rễ cây gai 30g và cỏ roi ngựa 40g.
- Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng 2 lần và uống trước kỳ kinh khoảng 10 ngày.
[size=undefined]
15. Bài thuốc trị da lở ngứa[/size]
- Chuẩn bị: 50 – 80g cỏ roi ngựa tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch và nấu lấy nước tắm. Thực hiện 1 lần/ ngày cho đến khi khỏi.
[size=undefined]
16. Bài thuốc trị mụn nhọt[/size]
- Chuẩn bị: Một nắm nhỏ mã tiền thảo tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch, giã nhuyễn và vắt lấy nước uống. Bã đem đắp trực tiếp lên chỗ nhọt. Thực hiện cho đến khi khỏi hẳn.
[size=undefined]
Những điều cần lưu ý khi dùng bài thuốc từ mã tiền thảo[/size]
- Phụ nữ đang có thai phải thận trọng khi dùng bài thuốc từ dược liệu này.
- Cần phân biệt với xa tiền thảo và kim tiền thảo.
[size=undefined]
Thông tin về dược liệu mã tiền thảo (cỏ roi ngựa) trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để hạn chế các tác dụng phụ và rủi ro phát sinh, bạn nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi thực hiện[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Mã tiên thảo - loài hoa đẹp trị được bệnh cổ trướng
Lương Ngọc (Tổng hợp)
28/08/2017 07:25
Mã tiên thảo (cỏ roi ngựa) là loài cây mọc hoang rải rác khắp, là vị thuốc dễ tìm nhưng lại có nhiều tác dụng rất kỳ diệu. Trong dân gian, loài cỏ này có tác dụng trị bệnh cổ trướng.
[img=573x0]http://khoahocphattrien.vn/Images/Uploaded/Share/2017/08/26/14.jpg[/img] Chi Cỏ roi ngựa có danh pháp khoa học là Verbena.
[img=573x0]http://khoahocphattrien.vn/Images/Uploaded/Share/2017/08/26/23.jpg[/img]
Chi này có khoảng 250 loài cây một năm và lâu năm có thân thảo thuộc về họ cỏ Roi ngựa (Verbenaceae).
[img=573x0]http://khoahocphattrien.vn/Images/Uploaded/Share/2017/08/26/33.JPG[/img]Phần lớn các loài có nguồn gốc ở khu vực Tân Thế giới từ Canada kéo dài về phía Nam tới miền Nam Chile, nhưng có một vài loài có nguồn gốc ở khu vực Cựu Thế giới, chủ yếu ở châu Âu (V. officinalis, V. supina).
[img=573x0]http://khoahocphattrien.vn/Images/Uploaded/Share/2017/08/26/43.jpg[/img]Thông thường lá của chúng mọc đối, là loại lá đơn, và ở nhiều loài có lông tơ, thường là dày dặc.
[img=573x0]http://khoahocphattrien.vn/Images/Uploaded/Share/2017/08/26/53.jpg[/img]Hoa nhỏ, có màu trắng, hồng, tía hay lam, với 5 cánh hoa, và mọc thành cụm dày dặc.
[img=573x0]http://khoahocphattrien.vn/Images/Uploaded/Share/2017/08/26/63.jpg[/img]Cỏ roi ngựa được cho là có tính chất làm tăng tiết sữa.
[img=573x0]http://khoahocphattrien.vn/Images/Uploaded/Share/2017/08/26/73.jpg[/img]
[img=573x0]http://khoahocphattrien.vn/Images/Uploaded/Share/2017/08/26/83.jpg[/img]Huyền thoại dân gian còn cho rằng cây cỏ roi ngựa thông thường (V. officinalis) đã được dùng để cầm máu tại các vết thương cho Giê-su sau khi ông được đưa ra khỏi thánh giá.
[img=573x0]http://khoahocphattrien.vn/Images/Uploaded/Share/2017/08/26/93.jpg[/img]Ngoài ra, cỏ đuôi ngựa còn chữa được bệnh cổ trướng.
[img=573x0]http://khoahocphattrien.vn/Images/Uploaded/Share/2017/08/26/103.jpg[/img]Sử dụng cỏ roi ngựa chữa cổ trướng là một kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian đã từ lâu đời và đã được ghi lại trong một số Y thư cổ, ví dụ như “Vệ sinh Dịch giản phương”, “Bổ khuyết Trửu hậu phương”…
[img=573x0]http://khoahocphattrien.vn/Images/Uploaded/Share/2017/08/26/112.jpg[/img]Trong các sách thuốc Đông y, cây cỏ roi ngựa thường gọi là “mã tiên thảo” do loại cỏ này có thân dài, thẳng, có đốt, nhìn giống như là cái như roi ngựa.
[img=573x0]http://khoahocphattrien.vn/Images/Uploaded/Share/2017/08/26/122.jpg[/img]Ngoài ra, loài này còn được trồng làm cảnh
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Bài thuốc trị tiểu đường từ quả bơ
19:34 11/01/2019
(Khoahocdoisong.vn) - Tiểu đường là bệnh chuyển hóa với các triệu chứng phổ biến là thèm ăn, đói, khát quá mức, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, mất kiểm soát bàng quang, khó lành vết thương.
Tiểu đường là bệnh không có thuốc chữa tuy nhiên các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng thuốc và thay đổi lối sống lành mạnh. Chế độ ăn cũng có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của tiểu đường.
Dưới đây là bài thuốc từ quả bơ có thể giúp điều trị các triệu chứng của bệnh tiểu đường:
Thành phần bắt buộc:
Thịt bơ: 2 thìa canh
Nước ép rau bina: 3 thìa
Bài thuốc điều trị tiểu đường này có thể có tác dụng tốt khi được sử dụng thường xuyên
Cùng với sử dụng bài thuốc này, bạn cũng cần duy trì chế độ ăn không chất béo, không đường và tập luyện thường xuyên.
Bơ rất giàu axit béo omega-3 có thể điều chỉnh hàm lượng đường huyết để điều trị tiểu đường. Rau bina chứa các chất chống oxy hóa có thể cũng làm giảm mức đường huyết, từ đó làm giảm các triệu chứng tiểu đường.
Phương pháp chuẩn bị:
Cho tất cả các thành phần trên vào một cốc. Khuấy đều để tạo thành hỗn hợp. Sử dụng hỗn hợp này một lần mỗi ngày vào buổi sáng trước khi ăn sáng. Dùng bài thuốc này liên tục trong 2 tháng.
BS Thu Vân
(Theo Boldsky)
Theo suckhoedoisong.vn
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
[img=0x0]https://ads.khoahocdoisong.vn/www/delivery/lg.php?bannerid=0&campaignid=0&zoneid=45&loc=https%3A%2F%2Fkhoahocdoisong.vn%2Fchat-beo-khong-co-loi-cho-nguoi-tieu-duong-116560.html&referer=https%3A%2F%2Fkhoahocdoisong.vn%2Fbai-thuoc-tri-tieu-duong-tu-qua-bo-117850.html&cb=7f916ebea9[/img]
Chất béo không có lợi cho người tiểu đường
PV - 19:00 03/12/2018
(khoahocdoisong.vn) - Đồ ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa - trans, cholesterol như phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa, sữa dừa nước cốt dừa, kem.. .không có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
Bà Lã Thúy Hoa (Nam Định) mắc bệnh tiểu đường đã lâu. Hồi trẻ bà Hoa khỏe mạnh, to béo, làm việc gấp 2, gấp 3 người khác. Từ khi mắc bệnh bà đã ăn giảm tinh bột, giảm đồ ngọt, các đồ ăn béo bà cũng giảm rất nhiều. Kiêng khem quá, lắm khi thèm, không ăn người lả đi, có lần bà tưởng mình ngất. Gần đây thấy người yếu mệt, bà giảm kiêng khem.
Con gái gần nhà bán chè, bà ra ăn một cốc, về nhà thấy con trai luộc dạ dày ngon bà cũng ngồi ăn vài miếng. Đến bữa, bà kiêng ăn cơm, thay vào đó là uống một cốc sữa. Uống xong tự nhiên bà thấy mệt mỏi, mờ mắt, nhức đầu, đo đường huyết thấy chỉ số tăng lên 9 mmol/L.
Lời bàn: PGS. TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa cho biết, đồ ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa - trans, cholesterol như phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa, sữa dừa nước cốt dừa, kem...không có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
Những thực phẩm có chứa chất béo trans như dầu ăn đã chiên đi chiên lại; thực phẩm đóng hộp sẵn như bánh nướng, xúc xích, đồ đông lạnh, bánh ngọt, những loại thức ăn nhanh như lạp sườn, mì tôm, khoai tây chiên…đều không tốt. Người tiểu đường không cần kiêng khem quá nhưng cần ăn uống điều độ. Sữa là thực phẩm tốt nhưng sữa chứa nhiều chất béo sẽ làm giảm đề kháng isulin, không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu muốn uống sữa có thể uống sữa không đường, ít béo.
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Hoa mào gà tiêu viêm, cầm máu
16:04 05/06/2018
Hoa mào gà (bông mồng gà đỏ, kế quan hoa, kê đầu, kê quan) vị ngọt, tính mát. Tác dụng của hoa mào gà tiêu viêm, cầm máu.
Thường dùng hạt và hoa sắc uống để cầm máu trong các trường hợp lỵ ra máu, trĩ ra máu, thổ huyết, băng huyết, đái ra máu, rong kinh…
Hoa mào gà có tác dụng trị nhiều bệnh.
Mào gà thuộc dạng cây thảo sống dai, cao tới 60-90cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có phiến hình trái xoan hay trái xoan ngọn giáo, có khi hình ngọn giáo nhọn, nhẵn. Hoa đỏ, vàng và trắng, có cuống rất ngắn, thành bông hầu như không cuống hình trái xoan – tháp, thành khối dày.
Quả hình trái xoan, gần như hình cầu, chứa 1-9 hạt đen, bóng. Bộ phận làm thuốc: Cụm hoa (thường gọi là Kê quan hoa), hạt và lá…Thu hái cụm hoa và hạt vào mùa thu, khi hoa đang nở, đem phơi khô.
Cụm hoa có vị ngọt, tính mát, tác dụng của hoa mào gà tiêu viêm, cầm máu. Hạt làm nhầy dịu. Ở Ấn Ðộ hạt dùng đắp mụn nhọt mưng mủ.
[size=undefined]
Trị ho và lỵ ngày dùng 10 -15g dạng thuốc sắc. Hoa và lá còn dùng chữa sốt của trẻ em. Hạt nhai nuốt nước, lấy bã đắp trị rắn cắn. Kê quan hoa còn dùng trị lỵ, xích bạch đới và viêm đường tiết niệu.
– Chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu dạ dày: Mào gà, thiến thảo, cỏ nhọ nồi (cỏ mực) đều 15g, sắc uống.
– Trĩ ra máu, tử cung xuất huyết: Bông mào gà phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 5g với nước trà.
– Viêm đường tiết niệu: Mào gà, biển súc, mỗi vị 15g, thài lài 30g, sắc nước uống.
– Lỵ bạch đới: Mào gà, lát khét (rễ) mỗi vị 15g sắc nước.
Ly Nguyễn Hữu Toàn (Hội Đông y Hải Phòng)[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Sử dụng dầu ăn theo cách này dễ bị ung thư
23:29 10/09/2018
a số người dùng cho biết họ chọn dầu ăn theo màu sắc, mẫu mã hoặc có khuyến mãi… thay vì dựa vào tỷ lệ các acid béo, mức độ uy tín của nhà sản xuất, thành phần nguyên liệu dầu có lợi cho sức khỏe.
Tẩy chay dầu ăn cho… lành
Vừa qua, Cục An toàn Thực phẩm phối hợp với Hội Nữ trí thức Việt Nam, Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia và Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức hội thảo “Sức khỏe và An toàn Thực phẩm”. Tại hội thảo, các chuyên gia đã trao đổi về chủ đề làm thế nào để tiêu thụ chất béo hợp lý trong chế độ dinh dưỡng.
Do tâm lí lo ngại dùng nhiều dầu mỡ thì sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu nên nhiều người tiêu dùng đã hạn chế tối đa việc sử dụng dầu mỡ trong chế biến món ăn như tăng cường ăn đồ luộc, nấu, hạn chế đồ chiên rán, xào… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây không phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Phó giáo sư – Tiến sĩ Lê Thị Hồng Hảo chia sẻ tại hội thảo
PGS.TS Lê Bạch Mai – Chủ tịch Chi hội Nữ tri thức dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chất béo cung cấp đến 60% nhu cầu năng lượng, cấu tạo các tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh, là dung môi hòa tan các vitamin và tạo hương vị cho món ăn…
Chất béo chiếm 60% trọng lượng não và các dây thần kinh, là thành phần chính của màng tế bào não và bao myelin bao quanh tế bào thần kinh. Quá trình myelin hóa nhanh chóng trong vài năm đầu đời sau sinh đòi hỏi phải có lượng chất béo cao trong khẩu phần ăn, chiếm khoảng 50% cho đến khi trẻ 2 tuổi. Vì thế, việc nạp chất béo vào cơ thể hằng ngày là việc cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh.
Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo – Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia, việc sử dụng dầu ăn không đúng cách sẽ là nguy cơ gây ung thư, cụ thể là việc sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần hay sử dụng dầu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Việc dùng dầu chiên đi chiên lại sẽ khiến vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy và sẽ xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide… Những chất này, khi đi vào cơ thể, sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao, các bệnh lý mạn tính như ung thư, tiểu đường, tim mạch…
Chuyên gia “mách nước” chọn dầu ăn hợp lý
Đồng quan điểm trên, PGS Lê Bạch Mai cho biết, chất béo bao gồm chất béo bão hòa và chất béo chưa bão hòa. Nếu tiêu thụ thường xuyên nhiều chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ động vật sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, tình trạng thừa cân, béo phì chỉ là “bề nổi của tảng băng” bởi tiềm ẩn sau đó là bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư…
Ảnh minh họa
Người tiêu dùng cần lựa chọn những loại dầu ăn có tính bền nhiệt cao, dầu ăn giàu chất chống oxi hóa.
Tính bền nhiệt của dầu ăn là khả năng dầu ăn không bị biến đổi ở nhiệt độ cao nhất. Tính bền nhiệt được xác định dựa vào điểm tạo khói của từng loại dầu ăn. Dầu có điểm tạo khói cao tức là độ bền nhiệt tốt, ít sinh các chất độc hại, sản phẩm được chiên giữ được mùi vị tự nhiên. Cụ thể như: Dầu hạt cải 204 độ C, dầu hướng dương, dầu đậu nành và dầu Olein (cọ) 232 độ C, dầu gạo 254 độ C.
Những loại giàu có hàm lượng Phytosterol và Gamma Oryzanol là những loại dầu ăn giàu chất chống oxi hóa. Có thể kể đến như: Loại dầu ăn có hàm lượng Phytosterol cao gồm: Dầu gạo 1070 mg; dầu hạt cải 500; dầu đậu nành 190; dầu hướng dương 160 dầu oliu 100… Loại dầu ăn có hàm lượng Gamma Oryzanol cao: Dầu gạo 10 mg.
Theo Phunuvietnam.vn
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Không ăn nho khi uống thuốc cao huyết áp
09:47 28/09/2017
Hỏi:
Lê Hương Giang (Hà Nội)
Chỉ nên ăn nho sau 2 ngày uống thuốc huyết áp
BS Cao Hồng Phúc, Bệnh viện 103: Trong nho có các chất furanocoumarin và bioflavonid gây ức chế enzym CYP3A4. CYP3A4 là một enzym chuyển hóa thuốc nên nó dễ dàng làm thuốc bị tích trữ trong cơ thể và gây nhiễm độc.
Đến nay, ước tính có khoảng 83 thuốc tương tác bởi nho và trong số đó có khoảng 43 thuốc gây ra tương tác cực kỳ hệ trọng, trong đó có nhóm thuốc huyết áp. Đó là các thuốc chẹn kênh canxi như nifedipin, verapamin trị tăng huyết áp và làm chậm nhịp tim ở những người nhịp tim nhanh.
Nhưng khi dùng chung với nho, sẽ tăng liều thuốc dẫn đến khó kiểm soát được huyết áp. Nó có thể làm tăng nồng độ thuốc từ 40 – 100% so với khi uống bằng nước thường.
Vì vậy, không dùng nước ép nho để uống loại thuốc này. Cũng không được ăn nho hoặc bất cứ chế phẩm nào của nho trước và sau khi uống thuốc. Thời gian khuyến cáo là ít nhất 2 ngày trước và sau khi uống thuốc. Thời gian này mới đủ cho cơ thể thải bỏ hết các chất trong nho.
TN (ghi
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Cách dùng táo mèo chữa cao huyết áp
07:03 12/03/2018
Táo mèo còn có tên gọi là bắc sơn tra, nam sơn. Cây được trồng nhiều ở miền núi phía Bắc, có nhiều tác dụng, đặc biệt táo mèo chữa cao huyết áp là bài thuốc được áp dụng nhiều.
Táo mèo chữa cao huyết áp
Theo số liệu nghiên cứu quả táo mèo có 2,8% tamin, 16% đường, 3% axit hữu cơ, các chất tan trong nước, cao khô là 31%, độ tro tan hoàn toàn trong HCL là 2,5%.
Theo quan niệm tây y cho rằng các chế phẩm của táo mèo làm tăng sự co bóp của cơ tim, đồng thời làm giảm sự tuần hoàn ở mạch máu tim và não. Tăng cường độ nhậy của tim với các tác dụng của glucose để chữa tim. Do đó táo mèo là thuốc chữa bệnh cao huyết áp rất hiệu quả. Cứ để quả tươi ăn thì có vị rất chua chát, nên người ta bổ ra làm miếng nhỏ phơi khô hay sấy để làm thuốc, đồng thời chế biến thành những món ăn vị thuốc để dễ sử dụng và hấp thu nhanh.
Theo quan niệm Y học Cổ truyền, táo mèo có vị chua ngọt, tính ôn vào 3 kinh tỳ, vị và can. Tác dụng tiêu được các thứ thịt và mỡ tích tụ trong ổ bụng, tiêu mỡ bụng, giảm cân, kích thích tiêu hóa, hành khí, hoạt huyết, giải độc tố, chữa. Xin giới thiệu một số bài thuốc hạ huyết áp.
*Trà sơn tra, hà diệp (lá sen): Táo mèo 15g, lá sen 20g. Hai vị này tán nhỏ thành bột, đun sôi nước cho vào hãm 20 phút sau uống ấm trong ngày. Trà uống thay nước chè, uống hàng tháng khi nào huyết áp ổn định thì dừng.
*Trà sơn tra, cúc hoa, tang diệp (lá dâu): Táo mèo 2kg, cúc hoa 15g, kim ngân hoa 15g, tang diệp (lá dâu). Tất cả phơi hay sấy khô, tán nhỏ. Đun nước sôi cho bột tổng hợp này vào hãm 20 phút uống thay chè trong ngày.
Hai loại trà này rất thích hợp cho người cao huyết áp, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, trà làm hạ huyết áp, giãn mạch ngoại vi, giãn mạch vành chống nhồi máu cơ tim, ổn định huyết áp và tim mạch.
*Cháo sơn tra: Táo mèo, thảo quyết minh mỗi thứ 30g, lá sen tươi ½ lá. Đại táo 4 quả, thịt lợn nạc 250g, gia vị vừa đủ.
Cách làm: Thịt rửa sạch thái nhỏ, táo mèo chặt nhỏ, đại táo bỏ hạt. Cho tất cả vào nồi với 1,5 lít nước, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, vo sạch nấu nhừ thành cháo, nêm gia vị vừa đủ ăn trong ngày. Tuần 3 lần, tác dụng làm mát gan, mát thận, giãn mạch máu và giáng áp, hạ huyết áp, hạ men gan, hạ mỡ máu. Dùng cho người đau đầu, đau tức hạ sườn phải, ăn uống kém, mệt mỏi, háo nhiệt nóng trong, táo bón, hay khát nước, chảy máu cam, nóng tính.
*Cháo hải đới, sơn tra: Táo mèo 30g, hải đới 30g, mã thày 10 củ, chanh 3 quả. Cách làm: Hải đới rửa sạch, cắt ngắn. Táo mèo bổ nhỏ bỏ hạt, mã thày bóc vỏ thái vụn, chanh cắt lát. Tất cả cho vào sắc kỹ, cho thêm 50g gạo tẻ. Khi cháo nhừ bắc ra nêm gia vị vừa đủ ăn trong ngày.
Tác dụng hoạt huyết, hành khí, hóa ứ, hạ áp, cường tim lợi thủy. Tuần ăn 3 lần.
Ngoài tác dụng hạ áp, táo mèo còn chữa bệnh về đường tiêu hóa, ăn uống không tiêu, bụng đầy ậm ạch, nôn ọe. Cách dùng: Táo mèo 10g, chỉ thực 6g, trần bì 5g, hoàng liên 2g, nước 600ml. Cho tất cả vào sắc còn 200ml uống trong ngày chia 3 lần.
BS Kim Lan
Nguyên cán bộ Bệnh viện Châm cứu Trung ương
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Rau má chữa suy nhược thần kinh
02:03 09/03/2018
Trong y học cổ truyền, rau má có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết, bổ dưỡng rất cao… Đặc biệt, rau má chữa suy nhược thần kinh hiệu quả.
Rau má chữa suy nhược thần kinh hiệu quả.
Suy nhược thần kinh: nghiền bột lá rau má đã phơi khô trong râm, uống mỗi ngày 30 – 60g, chia ba lần mỗi ngày cho người lớn và 7,5 – 25g cho trẻ em.
Say nắng, say nóng: lấy khoảng 100g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút muối ăn, khuấy đều rồi uống.
Rôm sảy, mẩn ngứa: hàng ngày ăn rau má tươi, hoặc giã nát vắt lấy nước uống. Nếu trẻ nhỏ, có thể thêm chút đường hoặc mật ong cho dễ uống.
Ho khan, ho lâu ngày, ho thể nhiệt: rau má tươi 100g, rửa sạch, vắt lấy dịch uống.
Suy giảm trí nhớ, thị lực: lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3 – 5g.
Trẻ bị đau bụng, tiêu chảy: lấy 3 – 4 lá rau má sắc chung vài cọng thì là, thêm ít đường cho trẻ uống, cùng lúc giã vài lá rau má đắp lên rốn trẻ.
Thanh lọc cơ thể phụ nữ: rau má nhổ cả rễ, phơi khô trong mát, xay thành bột. Mỗi ngày hai lần, sáng và chiều, mỗi lần 3g bột uống chung với sữa bò tươi, uống liên tục trong ba ngày, ngay sau khi hết kinh. Bài thuốc này còn chữa được các chứng đau bụng kinh. Nhờ tính thanh lọc mà rau má giúp phụ nữ trẻ lâu, da dẻ hồng hào, khí huyết lưu thông tốt, phòng chống được nhiều bệnh tật.
Lưu ý, không dùng rau má quá nhiều vì có thể làm bệnh nhân say thuốc, dẫn đến hôn mê. Rau má có tính lạnh nên những người có tỳ vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Những trường hợp này chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống. Dùng ngoài da không giới hạn.
PV.(Theo YHCT
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,737
Threads: 407
Likes Received: 1,149 in 906 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Rau có lá màu đậm tốt cho sức khỏe
13:42 03/02/2018
Không có loại rau nào tốt nhất, cách tốt nhất là nên ăn đa dạng nhiều loại rau. Rau có lá màu đậm có nhiều dinh dưỡng, mỗi loại rau có một công dụng riêng đối với sức khỏe.
Hỏi: Tôi nghe nói các loại rau có lá màu đậmđều tốt cho sức khỏe. Gia đình tôi cũng thích ăn rau có lá màu đậm hơn các loại rau màu trắng. Rau muống, rau ngót, rau dền là những loại tôi hay mua vì dễ ăn, tuy nhiên, trong số các rau màu đậm thì loại rau nào tốt hơn cả ?
Thái Bình (Mê Linh, Vĩnh Phúc)
Ths. BS Tiến Văn, TT Truyền thông dinh dưỡng trả lời: Không có loại rau nào tốt nhất, cách tốt nhất là nên ăn đa dạng nhiều loại rau. Rau màu đậm có nhiều dinh dưỡng, mỗi loại rau có một công dụng riêng đối với sức khỏe. Trong rau dền có dền đỏ và dền cơm.
Hai loại rau này có thành phần protein, lipid, cenluloza tương tự nhau. Năng lượng của rau dền đỏ lớn gần gấp đôi dền cơm, gluxit lớn gần gấp 6 lần, lượng magie lớn gấp 3 lần, mangan lớn gấp đôi. Dền đỏ có nhiều đồng, vitamin C hơn dền cơm.
Ngược lại, dền cơm có lượng canxi, kẽm, vitamin B1, folat, beta caroten cao hơn. So với rau dền và rau muống, rau ngót có lượng protein, cenluloza, mangan, kẽm, vitamin C, beta caroten cao nhất, không có lipid.
Đối với rau muống, trước đây nhiều người vẫn nghĩ đây là loại rau cung cấp chất sắt cho cơ thể là chính nhưng thực chất, sắt trong rau muống còn thua cả rau ngót, rau dền nhưng so với các rau kể trên, rau muống là loại rau giàu folat nhất.
PV ghi
Be Vegan, make peace.
|