Đông y dược thảo
#1
TT NGHIÊN CỨU VÀ NUÔI TRỒNG DƯỢC LIỆU QUỐC GIA 


[Image: cay-hoac-huong-01.jpg]


Cây hoắc hương
Cây hoắc hương là vị thuốc phổ biến tại các quốc gia châu Á. Theo y học hiện đại, hoắc hương có khả năng kháng vi khuẩn phổ rộng, tăng khả năng tiết dịch tiêu hóa nên được dùng để trị ợ nóng, đầy hơi, kiết lỵ, tiêu chảy, hen…
Khối lượng500gr
Số lượng
+
-

 MUA NGAY THÊM VÀO GIỎ
CHAT VỚI CHÚNG TÔI

CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG
[Image: uy-tin.png]
Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
[Image: doi-tra.png]
Đổi trả hàng trong 7 ngày
Sản phẩm không đạt chất lượng như: Mốc, mối, mọt Giao sai sản phẩm Sản phẩm còn nguyên tem nhãn, chưa qua sử dụng và kèm theo hóa đơn.
[Image: ship-2.png]
Giao hàng toàn quốc
Nội thành 24h 
Ngoại thành: 2-3 ngày

[Image: duoc-si.png]
Được đội ngũ chuyên gia tư vấn, HDSD
[img=96x0]https://secure.gravatar.com/avatar/?s=96&d=mm&r=g[/img]
Trương Thị Yến Nhi09:56 - 23/04/2019
  • [/url]

  • [url=https://pinterest.com/pin/create/button?url=https://thuocdantoc.vn/duoc-lieu/cay-hoac-huong]
[size=undefined]
Đánh giá bài viết










Vote

Nội dung chính

Cây hoắc hương là vị thuốc phổ biến tại các quốc gia châu Á. Theo y học hiện đại, hoắc hương có khả năng kháng vi khuẩn phổ rộng, tăng khả năng tiết dịch tiêu hóa nên được dùng để trị ợ nóng, đầy hơi, kiết lỵ, tiêu chảy, hen suyễn, viêm phế quản, hôi miệng…
[img=0x0]https://thuocdantoc.vn/wp-content/uploads/2019/04/cay-hoac-huong-01.jpg[/img]Hoắc hương là một trong những vị thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền Việt Nam.

1. Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Cây hoắc
Tên Hán Việt: Tô hợp hương, Hợp hương, Linh lung hoắc khử bệnh, Đầu lâu bà hương, Bát đát la hương, Đa ma la bạt hương, Gia toán hương, Quảng hoắc hương, Tiên hoắc hương, Thổ Hoắc hương, Miêu vĩ ba hương, Miêu ba hổ, Ngư hương, Thủy ma diệp, Kê tô.
Tên khoa học: Pogos cablin (Blanco) Benth.
Họ: Hoa Môi (Lamiaceae).
2. Đặc điểm sinh thái
Mô tả: Hoắc hương là cây thân thảo có thân vuông, màu nâu tím, cây mọc thẳng có phân nhánh. Lá mọc đối xứng, phiến lá hình trứng, cả hai mặt đều có lông nhưng phần dưới nhiều lông hơn, phần mép có hình răng cưa, lá dài khoảng 10 cm, rộng 2.5 – 7cm. Hoa cây hoắc hương có màu tím nhạt, mọc dưới thành xim co, ở kẽ lá hay phần ngọn. Quả bế có hạt cứng. Cây có mùi thơm nhẹ, vị hơi cay, đắng. Hoắc hương có thể được trồng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành vào mùa xuân.
Phân bố: Hoắc hương được trồng ở nhiều nước Đông Nam Á và Đông Á, nhất là ở Trung Quốc, Indonesia. Tại Việt Nam, hoắc hương được trồng nhiều tại các tỉnh phía Bắc như: Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng:  Lá (nên chọn lá nguyên vẹn, mùi thơm nồng).
Thu hái: Hoắc hương thường được thu hái quanh năm trước khi ra hoa. Tuy nhiên, dân gian thường thu hái hoắc hương nhiều nhất là vào tháng 4 – 6 hằng năm.
Chế biến: Phần lá sau khi được thu hoạch phơi dưới bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khi khô thì cho vào túi bảo quản.
Bảo quản: Nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm mốc hay ánh sáng trực tiếp.
4. Thành phần hóa học
Khoảng 1.2% cây hoắc hương là tinh dầu, trong đó thành phần chính của tinh dầu là alcohol patchoulic, patchoulen, benzaldehyd,  eugenol, sesquiterpen,  cadinen, epiguaipyridin.
5. Tính vị
[/size]
  • Tính hơi ôn (theo ghi chép trong Biệt Lục).
  • Vị ngọt đắng (theo ghi chép trong Trân Châu Nang)
  • Vị cay, tính hơi ôn (theo ghi chép trong Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Vị cay, tính hơi ấm (theo ghi chép trong Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
[size=undefined][size=undefined]
6. Qui kinh[/size][/size]
  • Vào kinh túc âm Tỳ, thủ Thái âm phế (theo ghi chép trong Thang Dịch Bản Thảo).
  • Vào kinh Tỳ, Vị, Phế (theo ghi chép trong Lôi Công Bào Chích Luận và Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Vào kinh Tâm, Can, Phế (theo ghi chép trong Bản Thảo Tái Tân).
  • Vào kinh Tỳ, Vị, Phế (theo ghi chép trong Đông Dược Học Thiết Yếu).
[size=undefined][size=undefined]
7. Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, hoắc hương có khả năng kháng những vi khuẩn phổ rộng, ức chế của nhiều vi khuẩn gây bệnh như: tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, Phế song cầu khuẩn, Rhinovirus, Leptospirosis, liên cầu khuẩn tán huyết type A… Ngoài ra, hoắc hương còn có tính chống thối, tinh dầu hoắc hương làm tăng khả năng tiết dịch ở dạ dày và hệ tiêu hóa (theo Trung Dược học). Uống nước sắc hoắc hương rồi dùng X-quang theo dõi túi mật thì nhận thấy kích thuốc có thể làm co túi mật… Chính vì thế, hoắc hương được dùng cho những mục đích điều trị sau đây:[/size][/size]
  • Điều trị vấn đề tiêu hóa: ợ nóng, tiêu chảy, khí đường ruột.
  • Điều trị vấn đề hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản.
  • Giảm đau trong bệnh Gút, đau đầu, chóng mặt.
  • Điều trị vấn đề đường tiết niệu: sỏi bàng quang, sỏi thận, đau, sưng bàng quàng.
  • Căng thẳng kéo dài, lo lắng, động kinh.
  • Điều trị đau dây thần kinh, lo lắng (cần kết hợp thêm với các loại thảo dược khác).
[size=undefined][size=undefined]
Theo y học cổ truyền:[/size][/size]
  • Trị đi tả, nôn, giảm đau (theo ghi chép của Biệt Lục).
  • Bổ khí, ích vị khí (theo ghi chép trong Trân Châu Nang).
  • Trị chứng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ăn không tiêu (theo ghi chép của Thang Dịch Bản Thảo).
  • Trị nôn mửa, ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, hôi miệng, giải cảm,  (theo ghi chép Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Giải cảm, thanh nhiệt ở tỳ vị do ăn không tiêu, đầy bụng (theo ghi chép của Đông Dược Học Thiết Yếu).
[size=undefined][size=undefined]
8. Liều dùng, cách dùng
Liều dùng: 8 – 12 gam mỗi ngày.
9. Bài thuốc
Hoắc hương được dùng để điều trị nhiều bệnh. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau:[/size][/size]
  • Trị nội thương sinh lạnh, ngoại cảm thương hàn vào mùa hè, đau đầu, sốt lạnh, tiêu chảy, tức bụng, đầy ngực: Sắc uống 12 gam hoắc hương, Đại phúc bì, Phục Linh, Khương bán hạ, Đại táo; 8 gam bạch chỉ, Cát cánh, Hậu phác, Tử tô; 6 gam Trần bì, 4 gam Cam thảo.
  • Trị thổ tả: 20 gam Trần bì, Hoắc hương diệp sắc uống lúc nóng.
  • Trị thổ tả, cảm nắng: 80 gam Hoạt thạch (sao), 8 gam Hoắc hương, 2 gam Đinh hương, tất cả đem tán thành bột, mỗi lần dùng hòa 8 gam uống với nước vo gạo.
  • Trị động thai, nôn ra nước chua, khí lên không xuống: 8 gam Hương phụ, Cam thảo, Hoắc hương tán thành bột. Mỗi lần dùng 4 gam uống với nước sôi (có thể thêm ít muối cho dễ uống).
  • Trị chứng hôi miệng: Lấy nước sắc Hoắc hương súc miệng hằng ngày. Có thể thêm bạc hà vào bài thuốc cũng phát huy công dụng tương tự.
  • Trị lở loét: Lấy 2 vị Tế trà, Hoắc hương với lượng bằng nhau, đem đốt thành tro, trộn với dầu, để trên lá, đắp vào vùng da bị đau.
  • Trị đau bụng do trúng phải khí ác: Phối hợp Hoắc hương, Trầm thủy hương, Mộc hương, Nhũ hương, Súc sa mật.
  • Trị thương thử vào mùa hè, buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, không muốn ăn uống: sắc uống Bội lan, Hoắc hương mỗi thứ 12 gam.
  • Trị chứng nôn nghịch do trúng hàn tà: Phối hợp Hoắc hương, Đinh hương, Mộc hương, Nhân sâm, Tử tô diệp, Sinh khương.
  • Trị ho, hàn thấp trệ bên trong, bụng đầy tức, nôn mửa, ít ăn: sắc uống 12 gam Hoắc hương diệp, Bán hạ (chế), Trần bì; 2 gam Đinh hương.
  • Trị chứng đầy bụng, tức bụng vùng vị quản, không muốn ăn, nôn mửa: Sắc 12 gam Hoắc hương diệp, Xích phục linh, Thương truật, Hậu phác, Đảng sâm; 6 gam Trần bì,  Bán hạ; 4g Cam thảo, Sinh khương (gừng) 3 lát, uống khi nóng.
  • Trị chứng đầy bụng, tức bụng vùng trung quản: Sắc uống 12 gam Hoắc hương, Hậu phác, Thanh mộc hương, Chỉ thực; 6 gam Sa nhân.
  • Trị chứng viêm mũi mạn tính: Tán bột 160g Hoắc hương trộn với mật heo đem vo thanh viên, mỗi lần dùng 4 gam uống với ly nước, dùng liên tục trong vòng 2 – 4 tuần.
[size=undefined][size=undefined]
10. Lưu ý
Khi dùng hoắc hương trị bệnh, bạn cần lưu ý một số điều sau:[/size][/size]
  • Không dùng dược liệu trên cho đối tượng phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi, người bị mẫn cảm với vị thuốc.
  • Cây hoắc hương có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp. Do đó không dùng vị thuốc trên trong 2 tuần trước khi phẫu thuật.
  • Thường xuyên theo dõi huyết áp, nhịp tim, xét nghiệm gan để theo dõi dấu hiệu tích tụ độc tố trong gan.
[size=undefined][size=undefined]
Trên đây là một số thông tin về vị thảo dược hoắc hương. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị y khoa.[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#2
  • Cây cỏ tranh còn được gọi là bạch mao căn. Cây mọc hoang ở nhiều địa phương ở nước ta và được sử dụng để chữa trị các chứng bệnh thường gặp như chảy máu cam, sốt xuất huyết, viêm thận cấp,…
    [Image: cay-co-tranh-1.jpg]Cây cỏ tranh còn được gọi là bạch mao căn (tên khoa học: Imperata cylindrica Beauv)

    1. Tên gọi, phân nhóm
    Tên gọi khác: Bạch mao căn
    Tên khoa học: Imperata cylindrica Beauv
    Họ: Lúc (danh pháp khoa học: Poaceae)
    2. Đặc điểm sinh thái
    Mô tả:
    Cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm, thân và rễ chắc khỏe. Chiều cao trung bình của thân khoảng từ 30 – 90cm, lá dài và hẹp có chiều dài từ 15 – 30cm, rộng khoảng 3 – 6mm. Gân lá nổi lên ở giữa, mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc. Hoa có hình chùy, dài từ 5 – 20cm màu trắng bạc, phủ lông nhỏ, mềm và dài.
    Phân bố:
    Cỏ tranh mọc hoang ở nhiều địa phương ở nước ta.
    3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quàn
    Bộ phận dùng: Thân và rễ được sử dụng để làm dược liệu.
    Thu hái: Cây cỏ tranh thường được thu hoạch vào khoảng tháng 10 – 11 và vào tháng 3 – 4 hằng năm.
    Chế biến: Đào lấy thân và rễ, cắt bỏ phần cổ rễ. Sau đó đem rửa sạch, loại bỏ lá, rễ con và đem phơi khô. Thảo dược sau khi chế biến có mặt ngoài trắng ngà hoặc vàng nhạt, có nếp nhăn dọc và nhiều đốt trên thân rễ (mỗi đốt dài khoảng 1 – 3.5cm).
    Bảo quản: Buộc lại thành bó và để nơi thoáng mát.
    4. Thành phần hóa học
    Cây cỏ tranh có chứa các thành phần hóa học như Oxalic acid, Glucose, Ptassium, Arundoin, Cylindrin, Fructose,…
    5. Tính vị
    Rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn
    Hoa có vị ngọt, tính ôn
    Cây cỏ tranh có vị ngọt hàn (sách Bản kinh ghi chép)
    Cỏ tranh không đọc (sách Danh y biệt lục ghi chép)
    6. Quy kinh
    Vào kinh Tâm, Tỳ, Vị
    Nhận thủ thiếu âm, dương minh, túc thái âm (sách Bản thảo kinh sơ ghi chép)
    Nhập Vị Can (sách Bản thảo cầu chân ghi chép)
    Nhận thủ thiếu âm, túc thái âm, dương minh kinh, thái âm (sách Đắc phối bản thảo)
    7. Tác dụng dược lý
    +Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

    • Tác dụng đến quá trình đông máu: Bột cỏ tranh có khả năng rút ngắn thời gian phục hồi canxi của huyết tương thỏ nhằm thúc đẩy quá trình đông máu.

    • Tác dụng ức chế vi khuẩn: Nước sắc từ cây cỏ tranh có tác dụng ức chế trực khuẩn Sonnei và Flexner (không có tác dụng với trực khuẩn Shigella).

    • Tác dụng lợi niệu: Dùng thuốc sắc kiệt thụt dạ dày thỏ khỏe mạnh cho thấy có tác dụng lợi niệu (tác dụng mạnh nhất sau 5 – 10 ngày sử dụng). Cỏ tranh có chứa nhiều muối kali do đó có khả năng kích thích tiểu tiện.

    • Độc tính: Dùng nước sắc bơm nuôi thỏ nhà với liều 25g/ kg. Sau 36 giờ, hoạt động của thỏ bị ức chế, hô hấp tăng nhưng có hồi phụ và khả năng vận động chậm. Nếu tiêm tĩnh mạch với liều từ 10 – 15g/ kg, thỏ thở gấp, vận động giảm nhưng có hồi phục. Trường hợp tiêm tĩnh mạch với liều 25g/ kg, thỏ chết sau 6 giờ.
  • +Theo y học cổ truyền:

    • Tác dụng tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, trừ phục nhiệt, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, tiểu ra máu và chảy máu cam.

    • Rễ cỏ tranh có tác dụng thông tiểu tiện, thanh lọc, tẩy độc cho cơ thể.

    • Chữa nóng sốt, niệu huyết, thổ huyết và khát nước.
  • 8. Liều dùng, cách dùng
    Dùng cây cỏ tranh tươi, phơi khô hoặc sử dụng bột tán mịn. Liều dùng trung bình: 10 – 40g/ ngày. Nếu dùng tươi có thể tăng liều dùng lên gấp đôi hoặc có thể tăng lên đến 500g/ ngày.
    9. Bài thuốc
    Các bài thuốc từ cây cỏ tranh được sử dụng rộng rãi:
    [Image: cay-co-tranh-1-1.jpg]Thân và rễ cây cỏ tranh được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian
Be Vegan, make peace.
Reply
#3
Cây cỏ tranh còn được gọi là bạch mao căn. Cây mọc hoang ở nhiều địa phương ở nước ta và được sử dụng để chữa trị các chứng bệnh thường gặp như chảy máu cam, sốt xuất huyết, viêm thận cấp,…
[img=0x0]https://thuocdantoc.vn/wp-content/uploads/2019/04/cay-co-tranh-1.jpg[/img]Cây cỏ tranh còn được gọi là bạch mao căn (tên khoa học: Imperata cylindrica Beauv)

1. Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Bạch mao căn
Tên khoa học: Imperata cylindrica Beauv
Họ: Lúc (danh pháp khoa học: Poaceae)
2. Đặc điểm sinh thái
Mô tả:
Cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm, thân và rễ chắc khỏe. Chiều cao trung bình của thân khoảng từ 30 – 90cm, lá dài và hẹp có chiều dài từ 15 – 30cm, rộng khoảng 3 – 6mm. Gân lá nổi lên ở giữa, mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc. Hoa có hình chùy, dài từ 5 – 20cm màu trắng bạc, phủ lông nhỏ, mềm và dài.
Phân bố:
Cỏ tranh mọc hoang ở nhiều địa phương ở nước ta.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quàn
Bộ phận dùng: Thân và rễ được sử dụng để làm dược liệu.
Thu hái: Cây cỏ tranh thường được thu hoạch vào khoảng tháng 10 – 11 và vào tháng 3 – 4 hằng năm.
Chế biến: Đào lấy thân và rễ, cắt bỏ phần cổ rễ. Sau đó đem rửa sạch, loại bỏ lá, rễ con và đem phơi khô. Thảo dược sau khi chế biến có mặt ngoài trắng ngà hoặc vàng nhạt, có nếp nhăn dọc và nhiều đốt trên thân rễ (mỗi đốt dài khoảng 1 – 3.5cm).
Bảo quản: Buộc lại thành bó và để nơi thoáng mát.
4. Thành phần hóa học
Cây cỏ tranh có chứa các thành phần hóa học như Oxalic acid, Glucose, Ptassium, Arundoin, Cylindrin, Fructose,…
5. Tính vị
Rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn
Hoa có vị ngọt, tính ôn
Cây cỏ tranh có vị ngọt hàn (sách Bản kinh ghi chép)
Cỏ tranh không đọc (sách Danh y biệt lục ghi chép)
6. Quy kinh
Vào kinh Tâm, Tỳ, Vị
Nhận thủ thiếu âm, dương minh, túc thái âm (sách Bản thảo kinh sơ ghi chép)
Nhập Vị Can (sách Bản thảo cầu chân ghi chép)
Nhận thủ thiếu âm, túc thái âm, dương minh kinh, thái âm (sách Đắc phối bản thảo)
7. Tác dụng dược lý
+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng đến quá trình đông máu: Bột cỏ tranh có khả năng rút ngắn thời gian phục hồi canxi của huyết tương thỏ nhằm thúc đẩy quá trình đông máu.

  • Tác dụng ức chế vi khuẩn: Nước sắc từ cây cỏ tranh có tác dụng ức chế trực khuẩn Sonnei và Flexner (không có tác dụng với trực khuẩn Shigella).

  • Tác dụng lợi niệu: Dùng thuốc sắc kiệt thụt dạ dày thỏ khỏe mạnh cho thấy có tác dụng lợi niệu (tác dụng mạnh nhất sau 5 – 10 ngày sử dụng). Cỏ tranh có chứa nhiều muối kali do đó có khả năng kích thích tiểu tiện.

  • Độc tính: Dùng nước sắc bơm nuôi thỏ nhà với liều 25g/ kg. Sau 36 giờ, hoạt động của thỏ bị ức chế, hô hấp tăng nhưng có hồi phụ và khả năng vận động chậm. Nếu tiêm tĩnh mạch với liều từ 10 – 15g/ kg, thỏ thở gấp, vận động giảm nhưng có hồi phục. Trường hợp tiêm tĩnh mạch với liều 25g/ kg, thỏ chết sau 6 giờ.
+Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, trừ phục nhiệt, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, tiểu ra máu và chảy máu cam.

  • Rễ cỏ tranh có tác dụng thông tiểu tiện, thanh lọc, tẩy độc cho cơ thể.

  • Chữa nóng sốt, niệu huyết, thổ huyết và khát nước.
8. Liều dùng, cách dùng
Dùng cây cỏ tranh tươi, phơi khô hoặc sử dụng bột tán mịn. Liều dùng trung bình: 10 – 40g/ ngày. Nếu dùng tươi có thể tăng liều dùng lên gấp đôi hoặc có thể tăng lên đến 500g/ ngày.
9. Bài thuốc
Các bài thuốc từ cây cỏ tranh được sử dụng rộng rãi:
[img=0x0]https://thuocdantoc.vn/wp-content/uploads/2019/04/cay-co-tranh-1-1.jpg[/img]Thân và rễ cây cỏ tranh được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian
Be Vegan, make peace.
Reply
#4
Cây cam thảo là thảo dược quý được sử dụng để điều trị một số vấn đề sức khỏe thường gặp như viêm gan, rối loạn nhịp tim, xuất huyết tiểu cầu, viêm họng mạn,… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ cách nhận biết cam thảo và sử dụng loại dược liệu này hiệu quả nhất với cố vấn của Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc.
[img=0x0]https://thuocdantoc.vn/wp-content/uploads/2019/04/cay-cam-thao.jpg[/img]Cây cam thảo là thảo dược quý có nguồn gốc từ Trung Quốc
1/ Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Sinh cam thảo
Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis
Họ: Họ Đậu hay còn gọi là họ Cánh Bướm (Danh pháp khoa học: Fabacease)
Phân nhóm: Cam thảo bắc, Cam thảo nam (Cam thảo đất) và Cam thảo dây (Cườm thảo đỏ)
2/ Đặc điểm sinh thái
Mô tả: 
Cam thảo là cây sống lâu năm và được sử dụng để làm dược liệu. Thân cây có chiều cao trung bình từ 1 – 1.5m. Xung quanh thân có lông tơ nhỏ, lá kép, dài trung bình từ 2 – 5.5cm. Cam thảo nở hoa vào mùa hạ và mùa thu, hoa có màu tím nhạt và có hình dáng tương tự cánh bướm.
[img=0x0]https://thuocdantoc.vn/wp-content/uploads/2019/04/cay-cam-thao-1.jpg[/img]Quả cam thảo có hình cong lưỡi liềm và chiều dài trung bình từ 3 – 4cm
Quả cam thảo có hình cong lưỡi liềm, dài trung bình từ 3 – 4cm, chiều rộng khoảng 6 – 8 cm. Bề mặt quả có nhiều lông và có màu nâu đen, mỗi quả có từ 2 – 8 hạt hình dẹt (hạt thường có màu nâu xám, xanh đen).
Phân bố:
Cây cam thảo phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành của Trung Quốc, bao gồm Khánh Dương, Ôn Minh tỉnh Sơn Tây, Triệu Châu, An Đạt tỉnh Hắc Long Giang, Dân Biên tỉnh Thiểm Tây, Kiến Bình, Phú Tân tỉnh Liêu Ninh,… Hiện nay, cây cam thảo được di thực trồng ở nhiều nơi khác nhau.
3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùngThân và rễ cây của cây cam thảo được thu hái và sử dụng làm dược liệu.
Thu háiCam thảo được thu hái vào tháng 2 đến tháng 8 hằng năm. Các bộ phận được thu hái vào gồm rễ và thân. Đào rễ và thu hái thân cây, sau đó xếp thành đống để hơi men làm rễ có màu vàng sẫm
Chế biếnRửa sạch nhanh và xắt mỏng thành lát khoảng 2mm. Sau đó đem sấy và phơi khô. Một số dạng chế biến khác của cam thảo, bao gồm:

  • Chế biến chích cam thảo: Dùng cam thảo sấy khô tẩm mật ong (trung bình 1kg cam thảo dùng 200mg mật ong + 200ml nước đun sôi). Sao vàng cho khô, đợi khi cam thảo dậy mùi thơm là được.

  • Chế biến bột cam thảo: Cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, sau đó xắt thành miếng, sấy khô và tán thành bột.

  • Phấn cam thảo: Cạo sạch lớp vỏ bên ngoài và tiến hành ngâm rượu trong khoảng 1 giờ. Tiếp tục ủ trong 12 giờ đồng hồ và cắt mỏng, sau đó đem phơi khô.
Bảo quảnBảo quản cam thảo ở nơi khô thoáng và kín gió.
4/ Thành phần hóa học
Cam thảo có chứa các thành phần hóa học như Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, Neoliquiritin, Uralenic acid, 18b-Glycyrrhetic acid, Glycyrrhizic acid, Isoliquitigrenin, Liquiritin, Liquiritigenin, Neoisoliquiritin,…
5/ Tính vị
Cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc.
6/ Qui kinh
Cam thảo qui vào các kinh sau:

  • Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc thái âm Tz (Bản Thảo Kinh Giải ghi chép)

  • Vào kinh Tâm, Tz (Lôi Công Bào Chích Luận ghi chép)

  • Vào kinh túc Thái âm Tz, túc Thiếu âm Thận và kinh túc Quyết âm Can (Thang Dịch Bản Thảo ghi chép)
7/ Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Cam thảo có tác dụng dược lý đa dạng, bao gồm:

  • Tác dụng tương tự như corticoid: Thảo dược này có khả năng giữ nước và muối NaCl trong cơ thể, đào thải Kali gây phù nề đồng thời có khả năng làm tăng huyết áp.

  • Tác dụng giải độc: Cam thảo có khả năng giải độc do histamine, physostigmin, cloralhydrate, pilocarpin, barbituric. Ngoài ra, thảo dược này còn có khả năng giải độc với độc tố uốn ván.

  • Bảo vệ gan: Thành phần Glycyridin trong cam thảo có khả năng bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại như Carbon tetrachloride. Glycyridin còn giảm bớt độc tố của Atropin, Stibium và Atropin.

  • Tác dụng chỉ khát hóa đờm: Thành phần trong cam thảo thúc đẩy xuất tiết hầu họng, khí quản nhằm làm loãng đờm.

  • Chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa

  • Chống loét đường tiêu hóa: Cam thảo có khả năng chống loét và giảm tiết axit dịch vị nhờ vào tác dụng ức chế histamine và thúc đẩy niêm mạc phục hồi. (Kết quả từ thực nghiệm trên súc vật)

  • Tác dụng nội tiết tố: Thảo dược này được chứng minh có tác dụng tương tự nội tiết tố dục tính lên âm đạo của chuột bạch.

  • Glycyricin trong cam thảo còn có khả năng giảm tỉ lệ mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên thành phần này không đem lại lợi ích trong điều trị hay dự phòng xơ vữa động mạch.

  • Tác dụng kháng khuẩn: Cam thảo có tác dụng kìm và ức chế các tụ cầu vàng, trực khuẩn coli, trùng roi, amip và trực khuẩn lao. Thành phần Glycyricin và acid glycuronic còn có khả năng kháng viêm.

  • Cây cam thảo còn có tác dụng giải nhiệt, chống rối loạn nhịp tim và chống lợi niệu.
Theo Y học cổ truyền:
Theo Y học cổ truyền, cam thảo là thảo dược quý và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • Kiên gân cốt, giải độc, trưởng cơ nhục, bội lực (Bản Kinh ghi chép)

  • Chỉ khát, lợi khí huyết, ôn trung, hạ chí, thông kinh mạch và giải độc bách dược (Biệt Lục ghi chép)

  • Thông cửu khiếu, định phách, an hồn, dưỡng khí, ích tinh, lợi bách mạch (Nhật Hoa Tử Bản Thảo ghi chép)

  • Hoãn cấp, nhuận phế, ích khí, thông hành 12 kinh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển ghi chép)

  • Chỉ khai, nhuận phế, bổ trung, thanh nhiệt, chỉ thống, giải độc (Trung Dược Học ghi chép)
8/ Liều dùng, cách dùng
Có thể sử dụng cam thảo bằng cách nhai trực tiếp, sắc uống, dùng cao lỏng hoặc các chế phẩm có chứa thảo dược này. Liều dùng thông thường: Khoảng 4 – 80g cam thảo/ ngày
9/ Bài thuốc
Một số bài thuốc từ cam thảo có tác dụng điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp:
[img=0x0]https://thuocdantoc.vn/wp-content/uploads/2019/04/cay-cam-thao-2.jpg[/img]Cây cam thảo được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau

  • Bài thuốc từ cam thảo điều trị bệnh Addison: Dùng nước cam thảo sắc 3 lần/ ngày, mỗi lần dùng từ 5 – 10ml. Uống trong 25 – 40 ngày và điều trị kết hợp với corticoid.

  • Bài thuốc từ cam thảo điều trị loét dạ dày tá tràng: Uống cao lỏng có chiết xuất từ cam thảo, mỗi lần dùng 15ml. Sử dụng 4 lần/ ngày và duy trì bài thuốc trong 6 tuần.

  • Bài thuốc từ cam thảo điều trị lao phổi: Dùng 18g cam thảo sống và sắc còn 150ml, chia thành 3 lần uống. Duy trì bài thuốc trong 30 – 90 ngày và điều trị phối hợp với thuốc chống lao.

  • Bài thuốc từ cam thảo điều trị rối loạn nhịp tim: Sử dụng 30g cam thảo sống và 30g chích cam thảo. Mỗi ngày sắc một thang, chia thành 2 lần uống (sáng – tối).

  • Bài thuốc từ cam thảo trị run giật chân: Dùng cao lỏng từ cam thảo, mỗi lần dùng 10 – 15ml. Sử dụng 3 lần/ ngày và duy trì bài thuốc trong 3 – 6 ngày.

  • Bài thuốc từ cam thảo trị xuất huyết tiểu cầu: Sử dụng 30g cam thảo sắc và chia thành 3 lần uống. Duy trì bài thuốc trong 2 – 3 tuần

  • Bài thuốc từ cam thảo điều trị ngộ độc thực phẩm: Dùng 9 – 15g sinh cam thảo sắc và chia thành 3 – 4 lần uống trong 2 giờ. Trong trường hợp nhiễm độc nặng: Dùng 30g cam thảo sắc còn 300ml, xông thụt dạ dày 100ml/ lần trong 3 – 4 giờ.

  • Bài thuốc từ cam thảo điều trị nước tiểu nhạt màu: Sử dụng bột cam thảo, mỗi ngày uống 4 lần.

  • Bài thuốc từ cam thảo điều trị viêm tuyến vú: Dùng 30g sinh cam thảo và 30g xích thược, mỗi ngày sắc một thang và dùng trong 1 – 3 tháng

  • Bài thuốc từ cam thảo điều trị viêm họng mạn: Dùng 10g cam thảo sống hãm với nước sôi. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng dứt điểm.

  • Bài thuốc từ cam thảo điều trị viêm tắc tĩnh mạch: Sử dụng 50g cam thảo sắc và chia thành 3 lần uống. Nên uống thuốc trước bữa ăn.
10/ Lưu ý
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng cam thảo:

  • Kiêng kỵ các trường hợp bụng đầu hơi, phù trướng, lợi tiểu trừ thấp,…

  • Sử dụng cam thảo trong thời gian dài có thể làm tăng huyết áp

  • Không sử dụng cam thảo quá 4 tuần nếu không có yêu cầu từ người có chuyên môn

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định sử dụng thảo dược này
Cây cam thảo có thể tương tác với một số thuốc điều trị, bao gồm:

  • Thuốc chống đông máu

  • Digoxin

  • Thuốc chuyển hóa ở gan (Secobarbital, Orphenadrine, Ketamine,…)

  • Thuốc hạ huyết áp (Captoril, Losartan, Enalapril, Valsartan,…)

  • Thuốc giảm viêm corticosteroid (Prednisone, Dexamethasone, Methylprednisolone,…)

  • Thuốc lợi tiểu

  • Chế phẩm có chứa Estrogen
Việc sử dụng cam thảo để điều trị không có tác dụng thay thế cho các loại thuốc đặc hiệu. Do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định bổ sung thảo dược này vào quá trình chữa bệnh.
Ngoài ra, một số tác dụng và bài thuốc của cam thảo chưa được chứng minh về mặt khoa học. Cần xác thực tính hiệu quả của bài thuốc trước khi áp dụn
Be Vegan, make peace.
Reply
#5
Cây bách hợp còn có tên gọi khác là cây tỏi rừng. Dược liệu thuộc họ Hành tỏi (danh pháp khoa học: Liliaceae). Nhờ tính hơi hàn và vị đắng, dược liệu có tác dụng thanh tâm an thần, nhuận phế cầm ho nên thường được dùng trong ho lao, thổ huyết, đau bụng, đau cổ họng, phù thủng…
[img=0x0]https://thuocdantoc.vn/wp-content/uploads/2019/07/cay-bach-hop-1.jpg[/img]Thông tin cơ bản về tính vị, qui kinh, tác dụng dược lý và những bài thuốc chữa bệnh từ cây bách hợp

Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Cây tỏi rừng
Tên khoa học: Bulbus Lili – Lilium browii F.F. Br. var. colchesteri Wils
Thuộc họ: Hành tỏi (danh pháp khoa học: Liliaceae).
Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây bách hợp là một loại dược liệu thuộc cây thân thảo. Cây sống lâu năm và có chiều cao khoảng 0,5m. Cây có hoa màu trắng, đôi khi là màu hồng nhạt và có hình dáng giống hoa loa kèn.
Phân bố
Dược liệu thường mọc hoang ở các bờ mương rẫy và các trảng cỏ vùng núi như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Lào Cai… Ngoài ra, chúng còn được một số nơi khác trồng để lấy thân hành ăn. Dược liệu được trồng bằng giò như trồng hành và tỏi. Sau một năm là có thể thu hoạch. Thông thường để củ phát triển mạnh và ra to, người ta sẽ cắt hết hoa. Vào cuối mùa hè và đầu thu, khi cây khô héo là có thể thu hoạch được củ. Sau khi đào về, rửa sạch, dùng tay hoặc dùng dao tách riêng từng vẩy. Sau đó mang đi nhúng nước sôi khoảng 5 – 10 phút hoặc nhúng nước sôi cho đến khi chín tái rồi mang sấy khô hoặc phơi khô.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng: Phần củ của cây bách hợp
Thu hái: Hàng năm vào cuối mùa  hè, đầu mùa thu, khoảng từ tháng 7  đến tháng 8 âm lịch, khi thân và lá cây bắt đầu khô héo thì đào hết cây để lấy phần củ.
Chế biến:
Sau khi thu hái dược liệu, dùng tay hoặc dùng dao bóc tách riêng từng vẩy rồi mang đi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Bảo quản để dùng làm thuốc.
Theo Trung y
Đào củ về, loại bỏ đất cát và rửa sạch. Mang dược liệu phơi cho hơi se se. Tách dược liệu ra thành từng tép, vẩy, sấy khô, phơi khô hoặc nhúng qua nước sôi phơi khô.
Bảo quản: Dược liệu rất dễ hút ẩm và biến thành màu đỏ nâu hoặc giảm chất lượng do bị mốc mọt. Vì thế người dùng cần bảo quản dược liệu tại những nơi khô ráo. Bạn không được sấy dược liệu hơi diêm sinh, màu sẽ trắng, biến chất và vị.
[img=0x0]https://thuocdantoc.vn/wp-content/uploads/2019/07/cay-bach-hop.jpg[/img]Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản cây bách hợp
Thành phần hóa học
Cây bách hợp chứa những thành phần hóa học hữu ích sau:

  • Chất xơ

  • Vitamin C

  • 30% tinh bột

  • 4% protit

  • 0,1% chất béo.
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Dược liệu bách hợp có công dụng sau:

  • Điều trị điếc tai, đau tai

  • Chữa bệnh phổi thổ huyết

  • Chữa họng khô miệng khát, ho

  • Điều trị đau ngực thổ huyết

  • Điều trị viêm phế quản các chứng ho.
Theo y học cổ truyền

  • Thanh tâm an thần

  • Nhuận phế trừ ho.
Chủ trị

  • Đau tim

  • Phù thủng

  • Đau cổ họng

  • Đau bụng (sao qua)

  • Ho lao

  • Thổ huyết

  • Phế âm suy kèm hỏa vượng có biểu hiện như ho và ho ra máu.
Tính vị
Tính hơi hàn, vị đắng.
Qui kinh
Qui vào kinh Tâm, Phế.
Liều dùng và cách sử dụng
Liều dùng
Dùng 10 – 12 gram/ngày.
Cách sử dụng
Có thể dùng khô hoặc mang dược liệu phơi khô sắc lấy nước uống, tán thành bột, làm hoàn hoặc nấu thành cao để sử dụng.
[img=0x0]https://thuocdantoc.vn/wp-content/uploads/2019/07/cay-bach-hop-2.jpg[/img]Liều dùng và cách sử dụng dược liệu bách hợp
Bài thuốc
Nhờ những thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, cây bách hợp được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị ho không khỏi hoặc trong đàm có máu (theo Tế sinh phương, Bách hoa cao): Mang dược liệu rửa sạch, sấy khô hoặc hấp. Sử dụng dược liệu và khoản đông hoa với liều lượng bằng nhau. Mang cả hai bị thuốc tán thành bộ mịn hoặc nghiền nhỏ, sau đó mang thuốc luyện mật làm thành hoàn có kích thước lớn bằng hạt nhãn. Mỗi lần uống 1 hoàn. Trước khi đi ngủ, nhai nhỏ hoàn, nước gừng nuốt ngậm tan là tốt nhất.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị bệnh phổi thổ huyết: Sau khi thu hái và rửa sạch, thái nhỏ dược liệu và cho vào cối giã lấy nước. Dùng vải mùng chắt lấy lượng nước cốt và hòa cùng với một ít nước ấm để uống. Sử dụng 1 – 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm. Người dùng có thể sử dụng dược liệu để nấu ăn mỗi ngày.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị phế thủng nhiệt phiền muộn (theo Thánh huệ phương): Mang 4 lượng dược liệu vừa thu hái rửa sạch, thái nhỏ. Dùng nửa chén mật trộn với dược liệu. Cho hỗn hợp vào nồi và hấp đến mềm. Để nguội bớt và ngậm bằng quả táo, nuốt nước.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị tai đau, điếc tai (theo Thiên kim phương): Dùng dược liệu khô tán thành bột mịn. Khi cần lấy 2 chỉ uống với nước ấm. Uống 2 lần/ngày trong 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị họng khô miệng khát, ho do phế nhiệt:Dùng 30 gram dược liệu, 15 gram đông hoa rửa sạch cho vào nồi. Thêm 600ml nước lọc vào cùng và thực hiện sắc thuốc trong 30 phút với lửa nhỏ hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị đau ngực thổ huyết: Sau khi rửa sạch dược liệu, thái nhỏ dược liệu và cho vào cối giã lấy nước.Chắt lấy lượng nước cốt và hòa cùng với một ít nước ấm để uống. Sử dụng 1 – 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị viêm phế quản các chứng ho: Dùng 30 gram dược liệu, 8 gram bạch bộ, 10 gram mạch môn, 10 gram thiên môn, 15 gram ý dĩ, 12 gram tang bì. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch sau đó cho vào nồi cùng với 1 lít nước. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 400ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc, bỏ bã. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày trong 7 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị ho lâu ngày không khỏi, tâm thần suy nhược, phổi yếu, hồi hợp, lo âu, buồn bực, ít ngủ: Dùng 20 gram dược liệu, 20 gram sinh địa, 20 gram mạch môn, 5 gram tim sen. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch. Cho thuốc vào nồi cùng với 1 lít nước. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc, bỏ bã. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày trong 7 ngày.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị thỉnh thoảng đau bụng, đau dạ dày mãn tính: Dùng 30 gram dược liệu, 10 gram ô dược rửa sạch với nước. Cho cả hai vị thuốc vào nồi cùng với 800 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại một nửa. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị đại tiện ra máu: Sau khi rửa sạch, để dược liệu ráo nước, tẩm rượu, cho vào chảo sao sơ. Tán nhỏ dược liệu. Khi cần lấy 6  -12 gram thuốc uống cùng với nước lọc.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị mất ngủ: Dùng 30 gram dược liệu, 40 gram ngải cứu tươi, 30 gram hạt sen. Rửa sạch tất cả vị thuốc và hấp với thịt lợn ăn trong ngày.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị hồi hợp tim đập nhanh, dưỡng âm: Dùng 30 gram dược liệu, 10 gram hoa hòe, 20 gram chi mẫu rửa sạch. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch sau đó cho vào nồi cùng với 1 lít nước. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 400ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc, bỏ bã. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
[img=0x0]https://thuocdantoc.vn/wp-content/uploads/2019/07/cay-bach-hop-3.jpg[/img]Nhờ thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, cây bách hợp được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh
Kiêng kỵ
Không sử dụng dược liệu bách hợp cho những trường hợp ho do phong, tiêu chảy do tỳ vị bị hàn, hàm xâm nhiễm.
Thông tin cơ bản về tính vị, qui kinh, tác dụng dược lý và những bài thuốc chữa bệnh từ cây bách hợp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi áp dụng những cách chữa bệnh từ dược liệu, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc những người có trình độ chuyên môn cao để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả
Be Vegan, make peace.
Reply
#6
Cây bách hợp còn có tên gọi khác là cây tỏi rừng. Dược liệu thuộc họ Hành tỏi (danh pháp khoa học: Liliaceae). Nhờ tính hơi hàn và vị đắng, dược liệu có tác dụng thanh tâm an thần, nhuận phế cầm ho nên thường được dùng trong ho lao, thổ huyết, đau bụng, đau cổ họng, phù thủng…
[Image: cay-bach-hop-1.jpg]Thông tin cơ bản về tính vị, qui kinh, tác dụng dược lý và những bài thuốc chữa bệnh từ cây bách hợp

Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Cây tỏi rừng
Tên khoa học: Bulbus Lili – Lilium browii F.F. Br. var. colchesteri Wils
Thuộc họ: Hành tỏi (danh pháp khoa học: Liliaceae).
Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây bách hợp là một loại dược liệu thuộc cây thân thảo. Cây sống lâu năm và có chiều cao khoảng 0,5m. Cây có hoa màu trắng, đôi khi là màu hồng nhạt và có hình dáng giống hoa loa kèn.
Phân bố
Dược liệu thường mọc hoang ở các bờ mương rẫy và các trảng cỏ vùng núi như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Lào Cai… Ngoài ra, chúng còn được một số nơi khác trồng để lấy thân hành ăn. Dược liệu được trồng bằng giò như trồng hành và tỏi. Sau một năm là có thể thu hoạch. Thông thường để củ phát triển mạnh và ra to, người ta sẽ cắt hết hoa. Vào cuối mùa hè và đầu thu, khi cây khô héo là có thể thu hoạch được củ. Sau khi đào về, rửa sạch, dùng tay hoặc dùng dao tách riêng từng vẩy. Sau đó mang đi nhúng nước sôi khoảng 5 – 10 phút hoặc nhúng nước sôi cho đến khi chín tái rồi mang sấy khô hoặc phơi khô.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng: Phần củ của cây bách hợp
Thu hái: Hàng năm vào cuối mùa  hè, đầu mùa thu, khoảng từ tháng 7  đến tháng 8 âm lịch, khi thân và lá cây bắt đầu khô héo thì đào hết cây để lấy phần củ.
Chế biến:
Sau khi thu hái dược liệu, dùng tay hoặc dùng dao bóc tách riêng từng vẩy rồi mang đi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Bảo quản để dùng làm thuốc.
Theo Trung y
Đào củ về, loại bỏ đất cát và rửa sạch. Mang dược liệu phơi cho hơi se se. Tách dược liệu ra thành từng tép, vẩy, sấy khô, phơi khô hoặc nhúng qua nước sôi phơi khô.
Bảo quản: Dược liệu rất dễ hút ẩm và biến thành màu đỏ nâu hoặc giảm chất lượng do bị mốc mọt. Vì thế người dùng cần bảo quản dược liệu tại những nơi khô ráo. Bạn không được sấy dược liệu hơi diêm sinh, màu sẽ trắng, biến chất và vị.
[Image: cay-bach-hop.jpg]Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản cây bách hợp
Thành phần hóa học
Cây bách hợp chứa những thành phần hóa học hữu ích sau:

  • Chất xơ

  • Vitamin C

  • 30% tinh bột

  • 4% protit

  • 0,1% chất béo.
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Dược liệu bách hợp có công dụng sau:

  • Điều trị điếc tai, đau tai

  • Chữa bệnh phổi thổ huyết

  • Chữa họng khô miệng khát, ho

  • Điều trị đau ngực thổ huyết

  • Điều trị viêm phế quản các chứng ho.
Theo y học cổ truyền

  • Thanh tâm an thần

  • Nhuận phế trừ ho.
Chủ trị

  • Đau tim

  • Phù thủng

  • Đau cổ họng

  • Đau bụng (sao qua)

  • Ho lao

  • Thổ huyết

  • Phế âm suy kèm hỏa vượng có biểu hiện như ho và ho ra máu.
Tính vị
Tính hơi hàn, vị đắng.
Qui kinh
Qui vào kinh Tâm, Phế.
Liều dùng và cách sử dụng
Liều dùng
Dùng 10 – 12 gram/ngày.
Cách sử dụng
Có thể dùng khô hoặc mang dược liệu phơi khô sắc lấy nước uống, tán thành bột, làm hoàn hoặc nấu thành cao để sử dụng.
[Image: cay-bach-hop-2.jpg]Liều dùng và cách sử dụng dược liệu bách hợp
Bài thuốc
Nhờ những thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, cây bách hợp được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị ho không khỏi hoặc trong đàm có máu (theo Tế sinh phương, Bách hoa cao): Mang dược liệu rửa sạch, sấy khô hoặc hấp. Sử dụng dược liệu và khoản đông hoa với liều lượng bằng nhau. Mang cả hai bị thuốc tán thành bộ mịn hoặc nghiền nhỏ, sau đó mang thuốc luyện mật làm thành hoàn có kích thước lớn bằng hạt nhãn. Mỗi lần uống 1 hoàn. Trước khi đi ngủ, nhai nhỏ hoàn, nước gừng nuốt ngậm tan là tốt nhất.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị bệnh phổi thổ huyết: Sau khi thu hái và rửa sạch, thái nhỏ dược liệu và cho vào cối giã lấy nước. Dùng vải mùng chắt lấy lượng nước cốt và hòa cùng với một ít nước ấm để uống. Sử dụng 1 – 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm. Người dùng có thể sử dụng dược liệu để nấu ăn mỗi ngày.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị phế thủng nhiệt phiền muộn (theo Thánh huệ phương): Mang 4 lượng dược liệu vừa thu hái rửa sạch, thái nhỏ. Dùng nửa chén mật trộn với dược liệu. Cho hỗn hợp vào nồi và hấp đến mềm. Để nguội bớt và ngậm bằng quả táo, nuốt nước.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị tai đau, điếc tai (theo Thiên kim phương): Dùng dược liệu khô tán thành bột mịn. Khi cần lấy 2 chỉ uống với nước ấm. Uống 2 lần/ngày trong 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị họng khô miệng khát, ho do phế nhiệt:Dùng 30 gram dược liệu, 15 gram đông hoa rửa sạch cho vào nồi. Thêm 600ml nước lọc vào cùng và thực hiện sắc thuốc trong 30 phút với lửa nhỏ hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị đau ngực thổ huyết: Sau khi rửa sạch dược liệu, thái nhỏ dược liệu và cho vào cối giã lấy nước.Chắt lấy lượng nước cốt và hòa cùng với một ít nước ấm để uống. Sử dụng 1 – 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị viêm phế quản các chứng ho: Dùng 30 gram dược liệu, 8 gram bạch bộ, 10 gram mạch môn, 10 gram thiên môn, 15 gram ý dĩ, 12 gram tang bì. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch sau đó cho vào nồi cùng với 1 lít nước. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 400ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc, bỏ bã. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày trong 7 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị ho lâu ngày không khỏi, tâm thần suy nhược, phổi yếu, hồi hợp, lo âu, buồn bực, ít ngủ: Dùng 20 gram dược liệu, 20 gram sinh địa, 20 gram mạch môn, 5 gram tim sen. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch. Cho thuốc vào nồi cùng với 1 lít nước. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc, bỏ bã. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày trong 7 ngày.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị thỉnh thoảng đau bụng, đau dạ dày mãn tính: Dùng 30 gram dược liệu, 10 gram ô dược rửa sạch với nước. Cho cả hai vị thuốc vào nồi cùng với 800 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại một nửa. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị đại tiện ra máu: Sau khi rửa sạch, để dược liệu ráo nước, tẩm rượu, cho vào chảo sao sơ. Tán nhỏ dược liệu. Khi cần lấy 6  -12 gram thuốc uống cùng với nước lọc.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị mất ngủ: Dùng 30 gram dược liệu, 40 gram ngải cứu tươi, 30 gram hạt sen. Rửa sạch tất cả vị thuốc và hấp với thịt lợn ăn trong ngày.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị hồi hợp tim đập nhanh, dưỡng âm: Dùng 30 gram dược liệu, 10 gram hoa hòe, 20 gram chi mẫu rửa sạch. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch sau đó cho vào nồi cùng với 1 lít nước. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 400ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc, bỏ bã. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
[Image: cay-bach-hop-3.jpg]Nhờ thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, cây bách hợp được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh
Kiêng kỵ
Không sử dụng dược liệu bách hợp cho những trường hợp ho do phong, tiêu chảy do tỳ vị bị hàn, hàm xâm nhiễm.
Thông tin cơ bản về tính vị, qui kinh, tác dụng dược lý và những bài thuốc chữa bệnh từ cây bách hợp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi áp dụng những cách chữa bệnh từ dược liệu, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc những người có trình độ chuyên môn cao để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả.
Be Vegan, make peace.
Reply
#7
Đinh lăng nếp là một vị thuốc quý chữa bệnh được lưu truyền từ xưa đến nay. Thảo dược này mang đến nhiều công dụng với sức khỏe như  giúp an thần, bổ trợ giấc ngủ, giảm đau nhức xương khớp, tráng dương… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại cây được mệnh danh chữa được bách bệnh trong bài viết dưới đây:
Nhận biết đinh lăng lá nếp
Đinh lăng hay cây gỏi cá, nam dương sâm (trên khoa học là Polyscias fruticosa). Dược liệu thuộc loại cây nhỏ trong chi Đinh lăng (tên tiếng Anh là Polyscias), họ Araliaceae – Cuồng. Đinh lăng được trồng rộng rãi làm cảnh cũng như làm thuốc trong y học cổ truyền.
Hình dáng ây nhỏ, có chiều cao khoảng 1-2 mét. Dáng lá kép hình lông chim, thường mọc so le với nhau viền có răng cưa nhỏ. Đinh lăng có hoa màu trắng xám hoặc màu lục nhạt. Trái cây đinh lăng dẹt màu trắng ngả bạc. Theo nhiều nghiên cứu y học trong đó có của GS Ngô Ứng Long – Học viện Quân y thì Đinh lăng có họ cùng với nhân sâm.,
Địa hình phân bố của cây
Loại cây này được tìm thấy nhiều tại các tỉnh phía Nam của Trung Quốc cũng như các tỉnh thành miền núi, trung du phía Bắc Việt Nam gồm: Lào Cai,  Yên Bái, Bắc Giang,…
Bộ phận có thể sử dụng của cây gồm lá cây (có thể ăn sống), củ và rễ dùng làm dược liệu. Với nhiều lợi ích, loại cây này được trồng rộng rãi ở Việt nam.
[Image: dinh-lang-nep01.jpg]Hình ảnh cây đinh lăng
Phân loại cây đinh lăng
Cây đinh lăng có nhiều loại, có thể phân biệt chúng theo những đặc tính dưới đây:

  • Đinh lăng nếp hay còn gọi là đinh lăng lá nhỏ (sâm Nam Dương): có công dụng cao nhất trong việc chữa bệnh và được dùng rộng rãi như một loại dược liệu.

  • Đinh lăng lá to với tên gọi khác là đinh lăng ráng hoặc đinh lăng tẻ. Lá của loại này to và dày hơn đinh lăng nếp.

  • Đinh lăng đĩa với hình dáng lá to và tròn,độ dày lớn có răng cưu ở mép lá.

  • Đinh lăng lá răng: chỉ thường được dùng làm cảnh, có phần lá nở to, tách múi
Đặc điểm đinh lăng lá nếp. Cách phân biệt đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ
Đinh lăng nếp và lá tẻ là hai loại dễ nhầm lẫn với nhau. Dưới đây là các đặc điểm để phân biệt 2 loại cây đinh lăng này:

  • Đinh lăng nếp:
Thân cây nhẵn không có gai nhọn, chiều cao lên tới 1,5m. Lá cây dáng nhỏ hơn, có phần mép không đều. Từ bẹ lá đến ngọn có chiều dài từ 20-40cm. Lá dùng như một loại rau sống ăn kèm. Rễ cây có vị ngọt nhẹ, mùi thơm tỏa ra. Củ rễ thường giòn dễ bẻ gãy.

  • Đinh lăng tẻ lá to
Cây đinh lăng lá có đặc điểm lá như mũi mác, xếp cân đối và không xẻ thùy hình chân chim như lá nếp. Loại này thường gây nhầm lẫn với giống đinh lăng lá nhỏ, do phần thân và rễ rất giống nhau, lá non lúc mới mọc cũng nhiều nét tương đồng
Rễ khô và cứng, khó gáy,vị khô không ngọt và không có mùi thơm.
[Image: dinh-lang-nep03.jpg]Rễ đinh lăng nếp thơm được dùng làm thuốc
Đinh lăng nếp có tác dụng gì?
Nhiều nghiên cứu khoa học đã phân tích và chứng minh trong đinh lăng chứa các loại acid amin tốt gồm methionin, lyzin, xystei, cùng hàng loạt những hoạt chất rất có lợi cho sức khỏe như glucozit, tanin, alcaloit, saponin, flavonoit, vitamin B1.
Tính vị của đinh lăng theo y học cổ truyền: vị ngọt, tính bình, quy đi vào kinh phế, tỳ và thận. Rễ của cây đinh lăng giúp bồi bổ khí huyết, giải độc, lợi sữa cho mẹ bầu, cải thiện tình trạng chậm phát dục, bồi bổ cơ thể, tốt cho người bị suy nhược thần kinh và tăng cường thể chất.
Bên cạnh đó cây đinh lăng nếp còn mang đến những công dụng chữa bệnh có thể kể đến:
– Chữa bệnh khớp: sưng đau xương khớp, thấp khớp, viêm khớp, bệnh GOUT…
Đinh lăng với công dụng giảm đau rất tốt cho việc hỗ trợ trị bệnh gút, đẩy lùi chứng đau mỏi lưng.
– Lá đinh lăng có thể giã nát hoặc nghiền nhỏ để đắp trên vết thương. Việc này để ngăn chặn sưng, viêm. Nước đun từ rễ còn lợi tiểu, an thần, kích thích ra mồ hôi cho người đang cảm, sốt. Người hen suyễn cũng có thể sử dụng.
– Giúp cho các mẹ bầu đang tắc sữa, mất sữa có sữa về.
– Tăng cường thể lực và sức khỏe toàn diện nhờ công dụng bồi bổ cho cơ thể. Nam giới muốn cải thiện sinh lý có thể dùng rượu ngâm rễ đinh lăng.
– Một số thảo dược như hà thủ ô, hoàng tinh… dùng kết hợp với đinh lăng giúp trị bệnh thiếu máu vô cùng hiệu quả
[Image: dinh-lang-nep02.jpg]Thảo dược đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Tìm hiểu về cách sử dụng đinh lăng nếp
Với cây đinh lăng nếp, bộ phận sử dụng để chữa bệnh gồm lá, củ, rễ và thân. Bạn đọc có thể áp dụng một số cách sơ chế cũng như sử dụng đinh lăng nếp tùy thuộc vào mục đích chữa bệnh dưới đây:

  • Đinh lăng nếp ngâm rượu: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, đối với thân, rễ, lá.. Đối với phần cành mỗi lần lấy 30-50 g, dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

  • Bài thuốc giúp vết thương nhanh lành, giảm sưng, đau cơ khớp: Sử dụng một nắm lá đinh lăng rửa sạch, giã nhuyễn sau đó đắp lên vết thương, chỗ sưng đau.

  • Chữa mề đay và mẩn ngứa ngoài da: chuẩn bị 10 gram lá đinh lăng rửa sạch, ngâm nước muối rồi sắc với 200ml nước. Sử dụng nước để uống.
Bên cạnh đó đinh lăng nếp cũng được coi là một vị thuốc. Một số bài thuốc chữa bệnh từ y học cổ truyền có sử dụng đinh lăng như:

  • Cho người bị thiếu máu: 100 gram mỗi loại: rễ đinh lăng, thục đia, hà thủ ô và 20 gram tam thất. Sơ chế rửa sạch các nguyên liệu trên sau rồi tán bột lấy 100 gram bột trên sắc nước uống.

  • Chữa tê khớp, GOUT: 20g – 30g phần thân đinh lăng (hoặc kết hợp với cúc tần, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ) sắc nước. Chia phần nước thành nhiều lần uống trong ngày.

  • Chữa bệnh gan: 12 gram mỗi loại: rễ đinh lăng, rễ cỏ tranh, biển đậu, 8 gram nghệ. Các nguyên liệu trên rửa sạch để ráo và nấu lấy nước sắc uống.

  • Chữa các bệnh sinh lý ở nam giới: rễ đinh lăng, cám nếp, kỷ tử mỗi loại lấy 12gr, trâu cổ, ban long mỗi loại 8gr, 6gr sa nhân. Sử dụng để sắc nước uống trong vòng 1 tháng.

  • Các bệnh ho, hen suyễn: lấy mỗi loại 8gr rễ đinh lăng, rau tần dày lá, đậu săng, nghệ vàng, tang bạch bì, 6gr xương bồ, 4gr gừng khô. Cho các dược liệu vào nấu cùng 600ml nước, cho đến khi cạn lấy khoảng 250ml. Mỗi ngày chia uống 2 lần.

  • Cải thiện chức năng thận: Cá dược liệu gồm lá đinh lăng, cây xấu hổ, rau ngổ mỗi loại 40gr. Râu ngô, xa tiền thảo lấy mỗi vị 20g. Đem các nguyên liệu này lên sắc nước uống chia thành nhiều lần trong ngày.

  • An thần, trị mất ngủ: lá đinh lăng nếp và tang diệp 20gr mỗi vị. Lá vông, liên nhục 16g, kết hộ cùng tâm sen 12g. Rửa sạch sắc nước, chia thành 2 phần uống trong ngày.
[Image: dinh-lang-nep04.jpg]Đinh lăng nếp dạng khô
Lưu ý cần nhớ khi sử dụng cây đinh lăng chữa bệnh
Để sử dụng đinh lăng nếp một cách hiệu quả nhất, bạn đọc nên ghi nhớ một vài lưu ý sau: Cần sử dụng cây đinh lăng có tuổi đời từ ít nhất từ 3 năm trở lên. Cây có tuổi từ 3-5 là hiệu quả nhất. Với các cây non dược tính yếu không phát huy được công dụng chữa bệnh. Cây già thì rễ đã lão hóa,ít các chất dinh dưỡng hơn.
Cần sử dụng đúng liều lượng, tuyệt đối không dùng với liều cao bởi có thể gây nên hiện tượng tác dụng phụ của saponin là phá huyết dẫn đến tình trạng mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa. Ngoài ra,nhiều người cũng dễ dàng gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt khi dùng quá liều.
Cẩn trọng và tránh sử dụng cho các đội tượng là phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh gan mật.
Trên đây là những công dụng của cây đinh lăng nếp và cách sử dụng đúng đem lại hiệu quả cao. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có cho mình những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Be Vegan, make peace.
Reply
#8
Hoa dại mọc dài dài con kênh nhỏ , hỏng ai biết đến sự lợi ích của cây này 


Nhục thung dung là vị thuốc có nguồn gốc lâu đời, được biết đến với tác dụng nổi bật là hỗ trợ đời sống tình dục (bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực), chữa hiếm muộn, vô sinh, tăng cường chức năng sinh lý cho cả nam và nữ giới.
[Image: nhuc-thung-dung-1.jpg]Nhục thung dung là vị thuốc có nguồn gốc lâu đời.

Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Thung dung, Hắc tư lệnh, Đại vân, Nhục tùng dung, Địa tinh (tinh chất của đất), Kim duẩn (cây măng vàng).
Tên khoa học: Cistanche deserticola Y.C. Ma.
Tên dược liệu: Herba cistanches.
Họ khoa học: Họ Nhục thung dung ( Orobranhaceae).
Đặc điểm sinh thái
Mô tả: 
Nhục thung dung còn được ví như nhân sâm sa mạc bởi loài thực vật này mọc phổ biến ở những vùng hoang mạc có khí hậu khắc nghiệt. Chúng tồn tại bằng cách ký sinh trên thân cây chủ khỏe, xuyên sâu lòng đất.
Nhục thung dung có chiều dài khoảng 30 cm, phần thân và rễ phát triển thành củ, lá thành vẩy màu vàng, xếp chồng lên nhanh thành các tầng, lớp như ngói. Hoa cây nhục thung dung có màu tím sậm, hình môi, nở vào mùa thu. Quả cây nhỏ li ti, có màu xám.
Phân bố: Nhục thung dung được tìm thấy nhiều ở các hoang mạc, sa mạc – khu vực khí hậu khắc nghiệt.
Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng: Rễ củ. Những củ to mập, nhiều dầu, có vảy mịn, mềm phía bên ngoài được coi là chất lượng tốt.
[Image: nhuc-thung-dung-2.jpg]Nhục thung dung khô.
Chế biến: Dược liệu sau khi thu hái đem phơi khô trong nắng và thái thành những lát mỏng.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, đặt trong lọ có vôi hút ẩm để tránh nấm mốc, sâu mọt.
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu y học hiện đại:
Nhục thung dung chứa các thành phần hóa học sau:

  • boschnaloside

  • orobanin

  • 8- epilogahic axit

  • betaine,

  • axít hữu cơ

  • hơn 10 loại axit amin

  • alkaloid (hàm lượng ít).
Những chất này có công dụng kiềm chế quá trình lão suy, kéo dài tuổi thọ của con người, tăng cường thể lực, nâng sao sức đề kháng, chức năng của hệ miễn dịch, hạ huyết áp, tăng cường chức năng sinh lý ở cả nam giới và nữ giới.
Các dược chất trong dược liệu cũng có khả năng điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận, khắc phục tình trạng suy giảm hoạt động của tuyến thượng thận kéo theo các bệnh lý liên quan.
Theo nghiên cứu y học cổ truyền
Nhục thung dung có đặc tính:

  • Bổ thận

  • Ích tinh, huyết

  • Nhuận tràng

  • Kiện dương.
Chủ trị:

  • Liệt dương ở nam giới (dương nuy)

  • Đới hạ (nhiều khí hư)

  • Băng lậu

  • Nữ giới không đậu thia

  • Đau lạnh lưng, gối

  • Cơ bắp không có sức

  • Tiện bí

  • Huyết khô.
Tính vị
Theo Đông y, nhục thung dung có vị ngọt, mặn, tính ấm.
Quy kinh
Vị thuốc quy vào hai kinh đại tràng và thận.
Liều dùng và cách dùng

  • Liều dùng: 10 – 20 gam/ ngày.

  • Cách dùng: Độc vị hoặc phối hợp với những vị thuốc khác.
Bài thuốc
Nhục thung dung được ứng dụng trong các bài thuốc sau đây:
Trị chứng liệt dương do thận hư, phụ nữ vô sinh, lưng gối lạnh đau (bài Nhục thung dung hoàn):

  • Chuẩn bị: 16 gam nhục thung dung, 6 gam viễn chí, 12 gam xà sàng tử, 6 gam ngũ vị tử, 12 gam ba kích thiên, thỏ ty tử, phụ tử, đỗ trọng, phòng phong.

  • Thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn rồi luyện thành hoàn. Mỗi lần dùng từ 12 – 20 gam, uống 2 lần/ ngày kèm với nước ấm hoặc nước muối nhạt.
Trị suy nhược thần kinh:

  • Chuẩn bị: 10 gam nhục thung dung, 5 gam sơn thù, 4 gam thạch xương bồ, 6 gam phục linh, 8 gam thỏ ty tử, 600 ml nước.

  • Thực hiện: Sắc uống các nguyên liệu trên cho đến khi nước còn 200ml thì tắt bếp, chia làm 3 phần dùng trong ngày, khi nóng.
Chữa rối loạn cương dương, yếu sinh lý, liệt dương

  • Chuẩn bị: 200 gam nhục thung dung, 100 gam thục địa, 100 gam huỳnh tinh, 50 gam kỷ từ, 50 gam sinh địa, 50 gam dâm dương hoắc, 40 gam hắc táo nhân, 30 gam xuyên khung, 30 gam cam cúc hoa, 40 gam cốt toái bổ, 40 gam xuyên ngưu tất, 40 gam xuyên tục đoạn, 40 gam nhân sâm, 50 gam hoàng kỳ, 50 gam phòng đảng sâm, 50 gam đỗ trọng, 40 gam đơn sâm, 20 gam trần bì, 30 quả đại táo, 40 gam lộc giác giao, 20 gam lộc nhung.

  • Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày.
Chữa yếu sinh lý, vô sinh ở nam:

  • Chuẩn bị: Nhục thung dung 200g, đương quy 240g, hoàng kỳ 400g, thạch hộc 240g, thỏ ty tử 200g, nhân sâm 200g, mạch môn 160g, đỗ trọng 160g, sơn thù 160g, hoài sơn 160g, kỷ tử 160g, sa uyển tật lê 160g, tỏa dương 160g, xuyên ba kích 120g, ngũ vị tử 80g, xuyên tục đoạn 120g, hồ đào nhục 480g, hồ lô ba 640g, cật heo 12 cái, cật dê 12 cái.

  • Thực hiện: Cật heo và cật dê đem hấp chín, thái mỏng, phơi thật khô. Đem tán tất cả các nguyên liệu trên thành hoàn – mỗi lần dùng 10 gam, ngày uống 3 – 4 viên.
Kiêng kỵ
Người bị âm hư, kém hỏa vượng, tiêu chảy, táo bón do quá nhiệt ở tiểu tràng và vị thì không nên dùng.
Lưu ý khi dùng
Trong quá trình điều trị, cần lưu ý một số điều sau:

  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, tác dụng của thuốc có thể thấy được sau một tháng dùng, tuy nhiên, cần dùng kiên trì cho đến hết liệu trình được chỉ định tinh trùng có chất lượng tốt hơn.

  • Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân cần chú ý ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, hạn chế những thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng nhiều kháng sinh.

  • Nếu có điều kiện, bệnh nhân nên làm lại tinh dịch đồ để thấy được cụ thể hiệu quả của thuốc.
Trên đây là một số thông tin về vị thuốc nhục thung dung. Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, do đó, khi gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào, bạn cũng nên thăm khám và dùng thuốc do chuyên gia tư vấn và chỉ định để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
  • ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Be Vegan, make peace.
Reply
#9
14 cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản + nhanh nhất
[Image: 503f2f4c36d98a755318aee7cdf525cc?s=55&d=mm&r=g]
Trương Thúy12:12 - 31/03/2020
[size=undefined]
Đánh giá bài viết










4.7 / 5 ( 39 bình chọn)

Nội Dung Bài Viết

Dùng gừng, nghệ và mật ong, uống nước giấm táo, dùng nha đam… là các cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản, hiệu quả. Những mẹo dân gian này thường an toàn, ít khi gây tác dụng phụ. Do đó, nó giúp bệnh nhân tránh được các vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị. Để hiểu rõ hơn về các cách điều trị này, hãy tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây. 
14+ Các cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản
[url=https://ihs.org.vn/dau-da-day-vi-tri-dau-hieu-va-dieu-tri-9375.html]Đau dạ dày là một bệnh lý vô cùng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Để điều trị, ngoài việc dùng thuốc tây, áp dụng các bài thuốc dân gian trị đau dạ dày tại nhà cũng là biện pháp tốt. Nó mang lại tác dụng đáng kể trong việc khắc phục triệu chứng bệnh, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Dưới đây là các chữa đau dạ dày tại nhà thường được áp dụng:
1. Nghệ và mật ong giúp trị cơn đau bao tử
[Image: cach-chua-dau-da-day-tai-nha.jpg]Nên làm gì khi bị đau dạ dày? Cách điều trị tại nhà như thế nào?
Sở dĩ có thể dùng nghệ để chữa đau dạ dày là bởi lẽ trong thành phần của bột nghệ có chứa chất Curcumin. Hoạt chất này có tác dụng ức chế vi khuẩn Hp, làm giảm quá trình tiết dịch trong dạ dày. Đồng thời, dùng nghệ còn giúp tăng tiết chất nhầy, hỗ trợ hệ tiêu hóa để giảm các triệu chứng viêm loét.
Bên cạnh đó, mật ong chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng viêm. Ngoài ra, nó còn làm tăng khả năng miễn dịch, bồi bổ cơ thể vì chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin B6, B2, B5, B3, B9, vitamin C; các kháng chất như canxi, photpho, kali, kẽm, natri, sắt…
Nghệ và mật ong khi được kết hợp với nhau sẽ đem lại hiệu quả vô cùng tốt. Cách thực hiện bài thuốc này như sau:
+ Cách 1:
Chuẩn bị một cốc nước ấm khoảng 100ml,. Cho khoảng 10g tinh bột nghệ và vài thìa mật ong nguyên chất vào, khuấy đều rồi uống. Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 – 3 lần trước mỗi bữa ăn, kiên trì một thời gian sẽ thấy mang đến tác dụng tốt.
+ Cách 2:
Tinh bột nghệ và mật ong trộn đều với nhau để tạo thành một hỗn hợp. Sau đó, vo chúng  thành các viên nhỏ và dùng. Mỗi ngày nên dùng 2 lần, mỗi lần từ 2 – 3 viên để bài thuốc phát huy được tác dụng tốt.
2. Cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng gừng
[Image: cach-chua-dau-da-day-tai-nha1.jpg]Uống nước gừng có thể làm giảm cảm giác khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra
Với đặc tính chống viêm, sát khuẩn, ngăn ngừa oxy hóa, gừng có khả năng làm giảm được các triệu chứng khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra. Cách thực hiện bài thuốc như sau:
+ Cách 1:
Pha một tách trà nóng, sau đó cho thêm ít lát gừng tươi vào để uống vào mỗi buổi sáng và tối. Thực hiện liên tục khoảng 2 – 3 ngày, các triệu chứng đau dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể.
+ Cách 2:
Gừng gọt vỏ, giã nát, ép lấy nước cốt và cho vào một cốc nước ấm. Vắt thêm ít chanh và cho thêm vài thìa mật ong nguyên chất vào cốc nước rồi khuấy đều để uống. Nên dùng gừng mật ong vào buổi sáng để đem lại hiệu quả tốt hơn.
3. Nước lô hội giảm đau dạ dày nhanh
Uống nước lô hội (nha đam) có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, trị táo bón, giúp ức chế lượng acid ở trong dịch vị dạ dày. Đồng thời lô hội còn hỗ trợ quá trình làm lành vết loét diễn ra nhanh hơn, các triệu chứng đau dạ dày cũng vì thế mà được giảm đi nhanh chóng.
Cách thực hiện: Chuẩn bị nha đam tươi, lột sạch vỏ và tách lấy phần thịt của nha đam. Đem chúng đi ép thành nước để uống mỗi ngày. Có thể cho thêm nước chanh hoặc mật ong vào để uống cùng. Thực hiện mỗi ngày 2 lần sẽ thấy các chứng co thắt, tiêu chảy, đầy hơi giảm bớt.
4. Dùng giấm táo
[Image: cach-chua-dau-da-day-tai-nha2.jpg]Uống nước giấm táo là cách chữa đau dạ dày tại nhà được nhiều người áp dụng
Giấm táo được biết đến với tác dụng khử trùng rửa ruột, giúp ngăn tình trạng khó tiêu và giúp chữa đau dạ dày hiệu quả.
Cách thực hiện: Cho khoảng 2 – 3 thìa giấm táo vào ly nước ấm hoặc lạnh, khuấy đều. Dùng nước giấm táo để uống trước khi ăn, thực hiện thường xuyên để mang đến tác dụng tốt.
5. Cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng chuối xanh
Theo Đông y, chuối xanh có vị chát, tính mát, giúp lợi tiểu, bổ tỳ, nhuận tràng. Vì chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất mà dùng chuối xanh có thể làm gia tăng chất dịch nhầy trong niêm mạc dạ dày, tăng cường bảo vệ niêm mạc và hạn chế được tổn thương.
Cách thực hiện: Chuối xanh rửa sạch, cắt lát, phơi khô. Sau đó đem chúng đi tán thành bột mịn, trộn cùng với mật ong để ăn. Thực hiện  khoảng 2 lần mỗi ngày, kiên trì áp dụng sẽ thấy các các biểu hiện bệnh đau dạ dày giảm đi đáng kể.
[/size]

Quote:
[size=undefined][size=undefined]
6. Uống nước muối ấm ngắt nhanh cơn đau bao tử
Nghe có vẻ vô lý nhưng uống nước muối ấm quả thực có thể làm giảm sự khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra. Chỉ cần chuẩn bị một ly nước ấm, cho thêm ít muối vào, khuấy đều để uống. Bạn sẽ thấy cơn chướng bụng, ợ hơi,  đau thượng vị, rối loạn đường ruột được giảm đáng kể.
7. Nghệ vàng kết hợp với dừa
[Image: cach-chua-dau-da-day-tai-nha3.jpg]Nước dừa chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các enzyme kháng khuẩn
Trong nước dừa chứa nhiều enzyme kháng khuẩn, giúp ức chế sự phát triển của virus gây hại đường ruột. Đồng thời, nó còn chứa nhiều khoáng chất như kali, canxi, chloride… các vitamin và muối khoáng. Vì vậy, không chỉ có khả năng chữa bệnh dạ dày mà nước dừa còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng nghệ vàng kết hợp với dừa được thực hiện như sau :[/size][/size]
  • Dừa tươi đem chặt phần đầu, chọc thủng một lỗ rồi đặt lên bếp. Đun sôi nước dừa với ngọn lửa nhỏ trong khoảng 30 phút. Sau đó, đổ nước dừa và cạo cả cùi dừa ra tô. Chia lượng nước này thành 2 lần, uống trước bữa ăn chừng 30 phút.
  • Nghệ đem rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt và uống vào lúc 4 giờ sáng. Khi nằm ngủ, lấy gối để kê ngang thắt lưng để ngủ tiếp.
[size=undefined][size=undefined]
Kiên trì áp dụng bài thuốc từ nghệ và dừa trong khoảng 3 ngày sẽ thấy nó đem lại tác dụng rõ rệt. Cơn đau dạ dày cũng vì vậy mà được giảm bớt.
8. Cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng nước chanh
Một ly nước chanh ấm cũng có thể giúp bạn thoát được các triệu chứng bệnh đau dạ dày.
Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị một ly nước ấm, cho thêm 2 – 3 thìa nước cốt chanh vào khuấy đều. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu có thêm mật ong để uống cùng thì càng tốt.

[Image: cach-chua-dau-da-day-tai-nha6.jpg]Dùng nước chanh thường xuyên giúp làm giảm cơn khó chịu vùng bụng
9. Chườm nóng
Lượng nhiệt nóng sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn. Từ đó giảm được các cơn đau do bệnh đau dạ dày gây ra.[/size][/size]
  • Dùng nước nóng: Chuẩn bị một cái chai thủy tinh rồi cho nước nóng vào, đậy thật kín. Nếu dùng khăn thì lấy khăn nhúng vào nước ấm, vắt ráo. Sau đó, dùng chúng để chườm lên vùng bụng. Cơn đau sẽ mau chóng được giảm bớt.
  • Chườm muối: Lấy muối hột đem rang nóng, bọc vào khăn. Sau đó chườm lên vùng bụng bị đau. Cứ tiến hành cho đến khi cơn đau được dịu lại.
Quote:
[size=undefined][size=undefined]
10. Massage vùng bụng giúp giảm cơn đau nhanh cấp tốc
Bệnh nhân chỉ cần dùng tay xoa quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Cách này có tác dụng làm cho dạ dày ổn định, giảm chứng đau nhức, đồng thời kích thích sự hoạt động của dạ dày.
Để tăng thêm hiệu quả, có thể kết hợp thêm các loại tinh dầu như quế, khuynh diệp, đinh hương… khi massage. Chúng có khả năng kháng viêm, giảm đau an toàn nên có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Hãy thoa ít dầu lên vùng bụng, xoa bóp nhẹ nhàng chừng 5 phút sẽ thấy cơn đau giảm đi nhanh chóng.
11. Cách trị đau dạ dày tại nhà bằng lá bạc hà
[Image: cach-chua-dau-da-day-tai-nha7.jpg]Cách trị đau dạ dày tại nhà bằng lá bạc hà
Uống nước lá bạc hà giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, làm giảm các chứng đau và tình trạng co thắt dạ dày. Để dùng cây bạc hà trị đau dạ dày, có thể áp dụng theo các cách sau:[/size][/size]
  • Cách 1: Chuẩn bị vài lá bạc hà tươi, đem rửa sạch nhai và nuốt nước. Thực hiện 2 – 3 lần trong tuần để thấy được hiệu quả.
  • Cách 2: Chuẩn bị một tách trà nóng, cho thêm vài nhánh bạc hà vào. Nên dùng trà bạc hà khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để làm giảm triệu chứng khó chịu vùng bụng.
[size=undefined][size=undefined]
12. Lá đu đủ
Theo Đông y, trong thành phần của lá đu đủ có chứa chất papain. Nó có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày. Đồng thời, giúp kích thích cơ thể đào thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Cách thực hiện như sau: Lá đu đủ rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi đun sôi với nước khoảng 15 phút. Chờ cho nước nguội bớt rồi uống sau bữa ăn mỗi ngày 1 lần.
[Image: cach-chua-dau-da-day-tai-nha5.jpg]Nên uống nước lá đu đủ khi bị đau dạ dày
13. Cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng lá tía tô
Trong thành phần của lá tia tô chứa một lượng lớn tanin và glucosid. Những hoạt chất này có tác dụng làm se vết loét, giúp cho các tổn thương trong dạ dày mau chóng được lành lại. Đồng thời, nó cũng giúp giảm tiết acid trong dạ dày.
Để điều trị đau dạ dày tại nhà bằng mẹo dân gian, bệnh nhân có thể dùng lá tia tô tươi hoặc khô. Đem chúng đi rửa sạch, sau đó cho vào nồi và đun sôi lên để uống. Áp dụng thường xuyên sẽ thấy cơn đau dạ dày giảm đi đáng kể.
14. Uống nước chè dây
Thành phần hoạt chất falvonoid trong cây chè dâygiống như một loại kháng sinh. Chúng có tác dụng ngăn cản sự hình thành vết loét, giảm đau, đồng thời có thể tiêu diệt được vi khuẩn Hp trong dạ dày.
Cách làm: Lấy khoảng 60 – 70g chè dây cho vào ấm và sắc lên với nước. Chia lượng nước thuốc thành nhiều lần để dùng trong ngày. Nên uống trước bữa ăn 30 phút để mang lại tác dụng tốt nhất.
Những bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày nói chung đều an toàn. Vì vậy có thể áp dụng trong thời gian dài mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, chúng thường chỉ mang lại tác dụng tức thời, ít khi chữa được dứt điểm bệnh. Vì thế, tốt nhất là bệnh nhân nên khám và chữa trị theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo mang đến tác dụng tốt.
Trong những trường hợp đau nặng hoặc mãn tính lâu năm, những phương pháp trên đây chỉ là giải pháp hỗ trợ điều trị chứ không có tác dụng loại bỏ bệnh từ gốc. Nếu muốn bệnh không tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh có thể kết hợp thêm thuốc Đông y nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. 
Một trong số những bài thuốc đã được ứng dụng từ nhiều năm nay và có hiệu quả cao phải kể đến Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc. Đây là giải pháp chữa đau dạ dày được người dân tin tưởng lựa chọn và đánh giá rất cao. NSND Trần Nhượng cũng đã thoát khỏi căn bệnh này chỉ sau 3 tháng điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Tuyết Lan.[/size][/size]

Quote:
[size=undefined][size=undefined]
Bài thuốc được đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT tại Trung tâm bào chế dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng về thành phần dược tính của tất cả các loại dược liệu chữa dạ dày tốt nhất. Bao gồm cả những vị thuốc kể trên như: Nghệ vàng, chè dây, Tam thất, Cam thảo, Bạch thược,…
Nguồn dược liệu sạch, được lựa chọn kỹ lưỡng, đáp ứng đủ tiêu chuẩn GACP – WHO nên bài thuốc rất an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ. Người bệnh có thể yên tâm lựa chọn.
Bên cạnh đó, với sự kết hợp 3 trong 1 giữa 3 chế phẩm thiên nhiên đặc trị, bài thuốc đem đến tác dụng toàn diện, giúp tối ưu hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
[Image: so-can-binh-vi-tan-dieu-tri-viem-da-day-hieu-qua.jpg]Công dụng từng bài thuốc thành phần làm nên tổng thể Sơ can Bình vị tán
Sơ can Bình vị tán xử lý bệnh dạ dày từ triệu chứng đến căn nguyên theo 3 bước[/size][/size]
  • Bước 1: Dược liệu tiếp xúc trực tiếp với vùng tổn thương để ức chế vi khuẩn phát triển, giảm đau, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu,…
  • Bước 2: Dược liệu thẩm thấu sâu để loại bỏ vi khuẩn HP, tái tạo tế bào niêm mạc, làm lành tổn thương. Đồng thời bồi dưỡng chức năng can thận, kích thích tiêu hóa và đào thải để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Từ đó phục hồi sức khỏe toàn diện.
  • Bước 3: Duy trì ổn định và phòng chống tái phát. Sau khi điều trị khỏi hoàn toàn cho người bệnh, thuốc tiếp tục giúp tạo ra lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày để tránh những tổn thương về sau.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: phan-hoi-so-can-binh-vi-tan-dien-dan.jpg]Bệnh nhân chia sẻ về bài thuốc chữa đau dạ dày trên các hội nhóm của facebook
Với cơ chế tác động này, Sơ can Bình vị tán giúp chấm dứt bệnh dạ dày chỉ trong vòng từ 1 đến 3 tháng. Nếu so với các mẹo dân gian trên đây, giải pháp của Thuốc dân tộc ưu việt hơn ở chỗ có thể loại bỏ bệnh từ gốc mà vẫn đảm bảo an toàn, lành tính, không có các tác dụng phụ. Bệnh ít có khả năng tái lại về sau.
Hiệu quả của Sơ can Bình vị tán đã được đông đảo các chuyên gia và người bệnh công nhân. Thông tin về chất lượng bài thuốc cũng được giới thiệu và chia sẻ nhiều trên các trang báo, phương tiện truyền thông, đặc biệt là chương trình VTV2 Vì sức khỏe người Việt.
Những chia sẻ của bác sĩ Tuyết Lan (đại diện Trung tâm Thuốc dân tộc) đã giúp người bệnh thêm hiểu và có thêm lựa chọn tốt nhất để thoát khỏi căn bệnh phiền toái này.
Hiện tại, Trung tâm đã mở rộng dịch vụ thăm khám để đáp ứng tối đa nhu cầu điều trị của người bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân ở xa, Trung tâm có thể giúp tư vấn online miễn phí và gửi thuốc về tận nhà, hướng dẫn điều trị đúng lộ trình. Người bệnh có thể an tâm lựa chọn.
Hi vọng 14 cách chữa đau dạ dày tại nhà và gợi ý của chúng tôi trên đây đã giúp bạn có thêm lựa chọn để xử lý dứt điểm căn bệnh của mình. Chúc bạn sớm tìm được liệu trình phù hợp và nhanh khỏi bệnh[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#10
Cách làm giảm axit dạ dày bằng thực phẩm và lối sống
[Image: 4896bb463e989350a07b2ce357911a14?s=55&d=mm&r=g]
Quảng Thị Ngọc Hằng22:21 - 19/04/2020
[size=undefined]
Đánh giá bài viết










5 / 5 ( 6 bình chọn )

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh thường gặp, gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Để ngăn ngừa, điều trị căn bệnh này, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống phù hợp nhằm giảm lượng axit trong dạ dày. Dưới đây là một số cách làm giảm axit dạ dày qua việc thay đổi lối sống và thực phẩm sử dụng mỗi ngày mà bạn có thể tham khảo.
[Image: cach-giam-axit-da-day.jpg]Dư thừa axit dạ dày gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh
Cách làm giảm axit dạ dày bằng thực phẩm
Axit dạ dày giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được thực hiện tốt, thế nhưng quá nhiều axit sẽ gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn, nóng rát dạ dày, đầy bụng, tổn thương ở thực quản… Để làm giảm axit dạ dày, bạn có thể:
Bổ sung thực phẩm giúp kiểm soát axit dạ dày
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát lượng axit có trong dạ dày. Để tránh gia tăng axit dạ dày đồng thời giúp trung hòa dịch vị bạn nên tăng cường bổ sung:
1. Rau xanh các loại
Các loại rau xanh chứa nhiều vitamin và chất xơ, vừa tốt cho dạ dày vừa dễ tiêu hóa lại có thể hỗ trợ giảm axit cực tốt. Do đó, bạn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, khẩu phần rau xanh trong bữa ăn của người bị trào ngược dạ dày nên chiếm khoảng 50% bữa ăn hàng ngày. Các loại rau có thể giúp kiểm soát tốt lượng axit trong dạ dày bạn nên ăn gồm rau bí, dưa chuột, bắp cải, súp lơ, cải bó xôi…
2. Chất béo lành mạnh
Ăn nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe dạ dày, do đó bạn nên thay thế bằng nguồn chất béo từ thực vật. Việc sử dụng chất béo thực vật trong chế biến món ăn sẽ giúp giảm lượng chất béo chuyển hóa và bão hóa, từ đó làm giảm đáng kể lượng axit có trong dạ dày. 
Không chỉ thế, các chất béo này còn hỗ trợ tốt cho việc tiêu hóa, giảm thiểu đáng kể tình trạng khó tiêu. Các chất béo lành mạnh thường có nhiều trong các loại hạt như óc chó, hạt lanh, bơ… Vì thế bạn nên chuyển sang dùng các loại dầu thực vật như hạt cải, dầu hạt lanh, ôliu, đậu nành để trung hòa axit, tạo lớp phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày.
3. Trái cây tươi
[Image: cach-giam-axit-da-day-4.jpg]Chuối là một trong những loại trái cây tốt cho dạ dày
Trái cây tươi rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần sử dụng một cách có chọn lọc. Các loại trái cây tươi thường giàu vitamin C, chất xơ và đường lành mạnh. Chúng giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày đồng thời cải thiện đáng kể các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng do dưa thừa axit gây ra. 
Chỉ nên sử dụng các loại trái cây không thuộc họ cam quýt. Tốt nhất nên thử dùng dưa hấu, chuối, táo… Việc dùng các loại trái cây như đu đủ xanh, chanh, quất, cam, quýt, cà chua sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày.
 4. Thịt nạc
Bổ sung đạm là điều cần thiết cho cơ thể, do đó bạn nên tăng cường sử dụng thịt nạc. Khi chọn thịt, cần ưu tiên các loại ít béo, thịt nạc màu nhạt như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt. Không nên dùng phần mỡ và da để tránh gây áp lực cho dạ dày khi tiêu hóa.
5. Các loại đậu đỗ
Đậu đỗ chứa nhiều amino acid và chất xơ, có tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày. Do đó, các loại đậu đỗ cũng là một trong những nhóm thực phẩm tốt cho người đang gặp phải tình trạng dư thừa axit trong dạ dày. Các loại đậu mà bạn có thể sử dụng là đậu xanh, đậu tương, đậu đen… Tuy nhiên, cần ngâm đậu qua đêm trước khi chế biến để nguyên liệu mềm hơn.
Các thực phẩm giúp giảm axit dạ dày
Không chỉ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh cũng có thể làm giảm axit dạ dày với các thực phẩm sau đây:
1. Gừng và nghệ
[Image: cach-giam-axit-da-day-1.jpg]Sử dụng gừng cũng là một cách giảm axit dạ dày hiệu quả
Gừng và nghệ đều có đặc tính kháng viêm, giúp làm giảm các triệu chứng ợ hơi. Trong khi gừng có thể hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm áp lực cho dạ dày thì nghệ có tác dụng giảm viêm, bảo vệ và hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở niêm mạc dạ dày do dư thừa axit gây ra. 
Bạn có thể dùng gừng để giảm ợ hơi, ợ chua, buồn nôn bằng cách thêm gừng vào các món ăn hàng ngày hoặc lấy 1 – 2 lát gừng mỏng hãm với nước ấm để uống. Với nghệ vàng, bạn có thể dùng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong, uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm để uống. 
2. Cam thảo
Cam thảo là một thảo dược quen thuộc được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa [url=https://ihs.org.vn/dau-da-day-vi-tri-dau-hieu-va-dieu-tri-9375.html]đau dạ dày. Đây là cách giảm axit dạ dày được nhiều người áp dụng. Do rễ cam thảo có tác dụng bảo vệ niêm mạc thực quản, giảm axit dạ dày. Bạn có thể dùng 250 – 500 mg cam thảo để trị trào ngược dạ dày bằng cách nhai rễ sau khi ăn 1 – 2 tiếng. Ngoài ra, có thể dùng 1 – 5g rễ cam thảo khô hãm với 240ml nước uống 3 lần/ngày. 
Lưu ý: Không dùng cho người huyết áp cao, tiểu đường, mặc bệnh gan thận, người rối loạn chức năng cương dương, người bị suy tim, đau tim, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
3. Nam việt quất
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nam việt quất có khả năng ức chế vi khuẩn H.pylori trong dạ dày. Ngoài ra, nam việt quất cũng giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, canxi và chất xơ có tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch, giảm rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể ăn 45g nam việt quất tươi mỗi ngày hoặc uống 90ml nước ép nam việt quất nguyên chất.  
Lưu ý: Nếu có nguy cơ bị sỏi thận, bạn không nên sử dụng nam việt quất vì loại quả này có hàm lượng oxalate cao nên dễ gây sỏi thận. 
4. Trà hoa cúc
[Image: cach-giam-axit-da-day-2.jpg]Trà cúc La Mã giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu do tăng tiết axit dạ dày
Trà cúc La Mã cũng là một trong những thực phẩm tốt cho dạ dày, là cách giảm axit dạ dày hay do có khả năng kháng viêm, làm dịu dạ dày. Khi kết hợp hoa Iberis với bạc hà và hoa cúc La Mã sẽ giúp cải thiện tốt các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị, khó tiêu. 
Bạn có thể dùng 2 – 4g hoa cúc khô hãm với nước nóng để uống. Không nên hãm trà quá 5 phút, đồng thời tránh dùng trà hoa cúc với liều lượng cao để không bị buồn nôn hoặc nôn. 
5. Trà cây du trơn
Vỏ cây du trơn có chứa chất nhầy, khi pha với nước sẽ biến thành gel trơn có tác dụng tạo lớp màng bao phủ bảo vệ thực quản, dạ dày, thành ruột. Ngoài ra, trong loại cây này còn chứa chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm axit dạ dày, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa viêm loét dạ dày. 
Bạn có thể dùng 1 – 2g bột vỏ cây du trơn hãm với nước sôi trong 3 – 5 phút, sử dụng 3 lần/ngày. Ngoài ra, vỏ loại cây này cũng thường được điều chế sẵn dưới dạng viên nang, viên ngậm, được bán nhiều ở các hiệu thuốc. Khi sử dụng dưới dạng viên nang, chỉ nên dùng từ 400 – 500 mg, ít nhất 3 – 4 lần/ngày. 
Lưu ý: Nên dùng trước hoặc sau khi dùng thảo dược hoặc các loại thuốc khác 2 tiếng. Tuyệt đối không cho trẻ em sử dụng.
6. Sử dụng probiotic
Probiotic hay men vi sinh là vi khuẩn có trong dạ dày và đường ruột có tác dụng tăng cường sức khỏe tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra, sử dụng probiotic còn giúp trung hòa axit trong dạ dày. Các thực phẩm giàu probiotic có thể kể đến như sữa chua, các sản phẩm từ đậu nành, một số loại sữa và thức uống khác… Mỗi ngày bạn nên bổ sung 120 –  180ml sữa chua hoặc các thực phẩm chức năng chứa probiotic.
[/size]

Quote:
[size=undefined][size=undefined]
Các thực phẩm cần tránh để giảm axit dạ dày
Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày, người bệnh cũng cần thiết lập chế độ ăn phù hợp, cần kiêng các thực phẩm sau đây để giảm axit dạ dày. Cụ thể:
1. Thực phẩm giàu chất béo
Các thực phẩm giàu chất béo làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản khiến axit dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản. Không chỉ vậy, nó còn tạo áp lực cho dạ dày, làm tăng thời gian tiêu hóa vào ruột non, khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng cao. Tốt nhất nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả, thực phẩm ít béo. 
2. Thức ăn cay nóng
[Image: cach-giam-axit-da-day-5.jpg]Không sử dụng thức ăn cay nóng khi đang gặp vấn đề về dạ dày
Các thực phẩm cay nóng như ớt, hành tây, tỏi có thể gây giãn cơ vòng thực quản khiến axit dạ dày dễ trào ngược lên thực quản. Hơn nữa, chúng còn làm tăng nồng độ axit trong các món ăn, làm các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị ngày một nghiêm trọng hơn. 
3. Đồ uống có cồn
Sử dụng đồ uống có cồn với lượng vừa phải có thể cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên nó có thể gây viêm, tổn thương thực quản, gia tăng lượng axit trong dạ dày khiến triệu chứng ợ nóng, viêm thực quản xuất hiện thường xuyên. Dùng các loại đồ uống có cồn như rượu mạnh, bia, rượu vang có thể gây tăng axit dạ dày, dẫn đến trào ngược dạ dày. 
4. Đồ uống có cafein
Cafein là loại thực phẩm gây kích thích tiết axit dạ dày. Do đó, tốt nhất bạn nên ngưng sử dụng cà phê. Tuy nhiên nếu không thể thiếu cà phê, bạn có thể thay thế bằng cách sử dụng cà phê rang hoặc espresso. Hai loại này ít cafein và chứa một ít N-methylpryridine có tác dụng ngăn chặn tình trạng tiết axit dạ dày. Ngoài ra, cũng cần tránh sử dụng trà và các loại thảo dược bạc hà như bạc hà lục, bạc hà cay. 
5. Muối và đường
Khi nấu ăn, bạn nên hạn chế sử dụng muối và đường để nêm nếm. Do 2 loại gia vị này kích thích gia tăng sản xuất dịch dạ dày, khiến axit dạ dày thêm nhiều hơn và dễ gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, cũng cần tránh dùng các thực phẩm ngọt như trà sữa, bánh kẹo, socola… Đặc biệt, không dùng các loại đồ uống có gas vì chúng làm tăng tiết acid HCL, pepsin khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.[/size][/size]

Quote:
[size=undefined][size=undefined]
Cách làm giảm axit dạ dày qua lối sống
Bên cạnh các thực phẩm sử dụng hàng ngày, để làm giảm axit dạ dày, bạn cũng cần kết hợp với việc thay đổi lối sống. Cụ thể:
1. Uống nhiều nước mỗi ngày
Uống nhiều nước là một trong những cách giảm axit dạ dày. Tốt nhất bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít nước tùy vào thể trạng của cơ thể. Ngoài ra, có thể thử “nước kiềm” để làm giảm lượng axit có trong dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 
2. Ngủ đủ giấc
[Image: cach-giam-axit-da-day-6.jpg]Ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ giúp cải thiện tình trạng tăng axit dạ dày
Ngủ quá muộn, ngủ không đủ giấc là nguyên nhân kích thích tăng tiết axit trong dạ dày. Do việc thiếu ngủ có thể làm tăng sản sinh hormone căng thẳng, đây là loại hormone khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính trong đó có trào ngược dạ dày thực quản.
Để dễ ngủ, bạn nên dùng rượu, caffein và thức ăn có đường trước khi ngủ trong khoảng từ 4 – 6 tiếng. Không chỉ vậy, tránh làm việc, tập thể dục hoặc ăn trước khi đi ngủ 2 – 3 tiếng, nơi ngủ cần yên tĩnh, mát mẻ, tối để bạn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. 
3. Nằm nghiêng một bên
Tư thế nằm phù hợp cho người tăng tiết dạ dày là nằm nghiêng bên trái, giữa hai chân nên kẹp một chiếc gối nhỏ để hạn chế căng cột sống và cơ lưng dưới. Việc nằm nghiêng bên trái không chỉ giúp hạn chế trào ngược axit dạ dày mà còn giúp hệ tiêu hóa được cải thiện. Không nên nằm ngửa hoặc nằm sấp đè lên dạ dày sau khi ăn vì dễ gây tăng axit dạ dày, ợ nóng, khó tiêu. 
4. Giảm căng thẳng
Như đã đề cập, khi căng thẳng cơ thể sẽ sinh ra một loại hormone kích thích tăng tiết axit dạ dày. Không chỉ vậy, nó còn khiến tình trạng viêm loét ở dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần điều chỉnh lối sống, giảm căng thẳng mệt mỏi để giảm axit dạ dày. Có thể tham khảo một số biện pháp như:[/size][/size]
  • Tham gia hoạt động giải trí, dành thời để nghỉ ngơi thư giãn với các hoạt động như đi mua sắm, phát triển sở thích, ngâm mình trong bồn tắm.
  • Tập thể dục, thái cực quyền hoặc thử tập yoga hay tìm kiếm sự hỗ trợ từ xã hội khi phải đối mặt với nhiều áp lực…
[size=undefined][size=undefined]
5. Mặc quần áo rộng
Việc mặc quần áo quá chật nhất là khi bạn bị thừa cân sẽ ảnh hưởng đến tình trạng trào ngược axit dạ dày. Nguyên nhân là do lúc này vùng bụng chịu nhiều áp lực khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Chính vì thế, nếu đang gặp phải tình trạng dư thừa axit dạ dày, tốt nhất bạn cần mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thoáng mát.
6. Ăn chậm nhai kỹ
[Image: cach-giam-axit-da-day-7.jpg]Ăn chậm nhai kỹ giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, giảm áp lực cho dạ dày
Nhiều người có thói quen ăn rất nhanh, vừa ăn vừa xem phim, nghịch điện thoại hoặc làm việc… Tuy nhiên, đây đều là những thói quen xấu tác động lớn đến dạ dày, làm giảm khả năng tiêu hóa và cũng là một trong những lý do chính gây tăng tiết axit dạ dày. Do đó, người bệnh nên ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi, tránh vừa ăn vừa nói hoặc vừa làm việc khác. 
Việc ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp bạn dễ dàng nuốt và tiêu hóa thức ăn hơn, đồng thời nó còn giúp làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giảm cảm giác thèm ăn và ngăn ngừa tốt các triệu chứng ợ nóng. Nếu việc nhai thức ăn của bạn gặp vấn đề do sức khỏe răng miệng không tốt nên sớm thăm khám nha sĩ để được điều trị.
7. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
Với người có nguy cơ hoặc đang mắc trào ngược dạ dày, cần chia bữa ăn chính thành 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày để cung cấp năng lượng, giảm áp lực cho dạ dày. Bạn có thể kiểm soát khẩu phần ăn bằng cách chỉ cho một lượng thức ăn vừa đủ vào bát, cất đĩa nhỏ dành cho món ăn phụ, đặt các thực phẩm lành mạnh lên trước tủ lạnh và cất các thực phẩm không tốt cho dạ dày ở góc khuất… 
8. Bỏ thuốc lá
Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, có thể gây cảm giác khó chịu và làm tăng tiết axit dạ dày. Không chỉ vậy, thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày do tác động lên cơ vòng thực quản khiến axit không được giữ ở dạ dày mà trào lên thực quản. Hút thuốc lá cũng làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến các vết loát khó phục hồi, làm tăng pepsin và gây tổn niêm mạc dạ dày. 
Tăng tiết axit dạ dày thường gây ra các triệu chứng hết sức khó chịu cho người bệnh như ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị, buồn nôn thậm chí là nôn… Do đó, bạn cần kiểm soát tốt lượng axit trong dạ dày. Nếu thường xuyên gặp phải các triệu chứng này, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. [/size][/size]

Quote:
Be Vegan, make peace.
Reply
#11
Đối với những người bị đau dạ dày, lựa chọn và sử dụng các loại trái cây phù hợp là điều rất quan trọng. Điều này không những giúp giảm thiểu các triệu chứng mà còn hỗ trợ cho việc điều trị mang đến tác dụng tốt. Vậy thì đau dạ dày nên ăn hoa quả gì, không nên ăn gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.
Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì để giảm triệu chứng bệnh?
[Image: dau-da-day-nen-an-trai-cay-gi1.jpg]Nên ăn trái cây gì khi bị đau dạ dày?
Chúng ta đều biết rằng ăn trái cây thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Nó sẽ giúp cung cấp các loại vitamin và chất khoáng cần thiết để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh đau dạ dày, không phải loại hoa quả nào họ cũng có thể sử dụng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số loại trái cây nên ăn và nên tránh khi bị đau dạ dày.
1. Táo
Khi chưa biết đau dạ dày nên ăn hoa quả gì thì táo chính là một sự lựa chọn tốt. Nó có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng bệnh dạ dày như tiêu chảy. Giống như chuối, lớp ngoài của vỏ táo có chứa chất pectin – là một loại sợi tự nhiên. Chúng có khả năng hòa tan, giãn nở khi gặp nước nên có thể kích thích sự hoạt động của dạ dày, giúp quá trình bài tiết được diễn ra thuận lợi hơn.
Do đó, táo cũng là loại trái cây rất tốt đối với người bị táo bón. Đồng thời, ăn táo còn giúp cung cấp các chất dinh dưỡng ka, cal cho cơ thể. Mỗi ngày uống một ly sinh tố táo hoặc ăn mứt táo cũng là cách trị đau dạ dày bạn nên thử.
2. Chuối
Nếu nói đến các loại quả tốt cho bệnh đau dạ dày thì chuối được xếp đầu danh sách. Đây là thực phẩm rất thân thiện đối với dạ dày vì nó có khả năng trung hòa acid dưa thừa trong dạ dày. Nó cũng có tác dụng chống sưng, giảm viêm đau, giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu. Đồng thời, các vitamin trong chuối mà đặc biệt là kali còn giúp bảo vệ niêm mạc, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn Hp, ức chế được sự phát triển của khối u. Đặc biệt, trong thành phần của loại quả này còn chứa pectin. Đây là một dạng chất xơ hòa tan, rất có lợi đối với những người bị rối loạn tiêu hóa, mắc các chứng tiêu chảy.
[Image: dau-da-day-nen-an-trai-cay-gi8.jpg]Chuối là loại hoa quả nên ăn khi bị bệnh đau dạ dày
Chính vì những lý do này mà chuối được xem là một trong những thực phẩm vô cùng tốt đối với dạ dày. Tuy nhiên, khi ăn chuối trị đau dạy dày, bệnh nhân cần chú ý một số điều như sau:
  • Không ăn chuối xanh, chuối chưa chín tới mà chỉ nên dùng chuối chín kỹ. Nếu ăn chuối xanh sẽ khiến bụng của bạn trở nên cồn cào, khó chịu hơn.

  • Chỉ nên sử dụng chuối cau, chuối ngự, chuối tây, chuối lá… không ăn chuối tiêu khi bị đau dạ dày.

  • Ăn chuối sau khi dùng bữa khoảng 20 – 30 phút, không ăn khi bụng đói.

  • Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 trái chuối, không ăn quá nhiều.
3. Quả bơ
Bơ cũng là loại trái cây tốt cho bệnh đau dạ dày được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Vì trong loại quả này chứa nhiều vitamin, amin, khoáng chất để làm dịu niêm mạc, tạo lớp che phủ các tổn thương trong dạ dày. Không chỉ thế, ăn bơ còn giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng làm cho cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.
Bệnh nhân có thể ăn bơ bằng cách xay sinh tố, bơ dầm hoặc dùng chúng để chế biến nhiều món ăn. Chú ý là nên thực hiện thường để mang đến tác dụng tốt nhất.
4. Bị đau dạ dày nên ăn đu đủ
[Image: dau-da-day-nen-an-trai-cay-gi2.jpg]Đu đủ chín rất tốt cho người bị đau dạ dày
Đu đủ chín là một sự lựa chọn tốt nếu chưa biết đau dạ dày nên ăn hoa quả gì để bệnh mau lành. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong quả đu đủ có chứa nhiều enzyme papain và Chymopapain. Chúng có khả năng sản sinh acidlic giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày. Do đó, để làm giảm các cơn đau do bệnh gây ra, bạn nên thường xuyên ăn đu đủ chín bằng cách xay sinh tố hoặc làm trái cây tráng miệng.
Tuy nhiên, cần chú ý là chỉ nên ăn đu đủ đã chín kỹ, không ăn đu đủ xanh. Bởi đu đủ xanh không những không đem lại hiệu quả mà còn khiến người bệnh có cảm giác cồn cào, thậm chí là làm cho cơn đau trở nên dai dẳng hơn.
5. Dưa chuột
Dưa chuột chứa rất nhiều chất xơ, các chất dinh dưỡng và khoáng chất như Folate, canxi, chất béo, vitamin C. Trong đó, chất Erepsin là một loại protein dễ tiêu hóa. Vì thế, ăn dưa chuột sẽ giúp làm giảm các triệu chứng ợ nóng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra.
6. Việt quất
Cũng giống như dưa chuột, việt quất là nguồn cung cấp lượng chất xơ và vitamin C dồi dào. Chúng đều là các hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, khiến các vết thương ở niêm mạc dạ dày mau lành. Đồng thời, việt quất cũng có khả năng chống lại ung thư đường ruột. Vì vậy, bạn nên ăn loại trái cây này khi bị đau dạ dày, nhưng cũng lưu ý là chỉ nên sử dụng dưới dạng nước ép để mang đến hiệu quả tốt nhất.
7. Ăn quả thanh long
[Image: dau-da-day-nen-an-trai-cay-gi3.jpg]Thanh long chứa một hàm lượng lớn nước và chất xơ hòa tan, tốt cho hệ tiêu hóa
Nếu chưa biết bị đau dạ dày nên ăn hoa quả gì thì thanh long sẽ là một sự lựa chọn không nên bỏ qua. Bởi hàm lượng nước và chất xơ hòa tan, nhất là chất nhầy trong thanh long sẽ giúp bảo vệ lớp màng dạ dày trước những tác nhân gây hại. Đồng thời, loại quả này cũng cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng cho cơ thể mà dạ dày không cần phải làm việc nhiều.
8. Bị đau dạ dày nên ăn quả mận khô
Loại quả này có khả năng nhuận tràng tự nhiên vì trong thành phần của nó chứa một chất có tên là  Dihydroxyphenyl isatin. Nó có tác dụng kích thích ruột co bóp, tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, mận khô chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan, sorbitol, magie và cấp nước cho hệ tiêu hóa hóa hoạt động tốt hơn.
Vì vậy nếu bị trào ngược dạ dày, ăn mận khô sẽ giúp tránh được những triệu chứng của bệnh, làm người bệnh trở nên dễ chịu hơn.
9. Quả lựu
Lựu rất tốt cho những người bị đau dạ dày, nhất là những người bị đau dạ dày lâu năm. Vì trong loại quả này chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có thể giảm đau và còn giúp bồi bổ sức khỏe.
Theo các bác sĩ, thường xuyên ăn lựu còn có tác dụng xoa dịu cơn đau, ngăn ngừa được nguy cơ bệnh nặng thêm. Vì thế, nếu không may bị đau dạ dày, bạn nên ăn loại trái cây này thường xuyên.
10. Nước dừa
[Image: dau-da-day-nen-an-trai-cay-gi4.jpg]Uống nước dừa cũng là cách giảm triệu chứng bệnh đau dạ dày bạn nên thử
Trong thành phần của nước dừa chứa nhiều chất điện phân, Ka, Ca, Mg… và những chất khoáng có tác dụng tốt đối với cơ thể. Chính vì điều này mà khi uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân tránh được các vấn đề về đường tiết niệu. Đồng thời, chúng cũng sẽ tiêu diệt bớt các loại vi khuẩn gây hại trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Bị đau dạ dày không nên ăn trái cây gì?
Bên cạnh những loại hoa quả tốt cho bệnh đau dạ dày thì cũng có những loại trái cây nên tránh. Vậy thì đau dạ dày không nên ăn trái cây gì?
1. Dứa
Mặc dù được xem chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, nhưng với người bị đau dạ dày thì đây là loại trái cây tuyệt đối nên tránh. Nguyên nhân là do trong dứa có chứa nhiều acid hữu cơ, một số enzyme làm tiêu protein. Chúng không những không tốt cho bệnh mà còn làm tăng tình trạng viêm loét ở niêm mạc dạ dày.
2. Kiwi
[Image: dau-da-day-nen-an-trai-cay-gi12.jpg]Bị đau dạ dày không nên ăn trái cây gì?
Kiwi chính là một lời giải đáp cho bạn nếu chưa biết đau dạ dày không nên ăn gì. Vì nếu đã bị bệnh tiêu hóa mà còn ăn kiwi sẽ khiến bệnh nhân bị đau bụng hoặc tiêu chảy.
3. Đau dạ dày không nên ăn đào
Trong thành phần của đào chứa nhiều vitamin, canxi, photpho, muối vô cơ. Đồng thời, đây được xem là loại trái cây có hàm lượng sắt lớn nhất. Nó cũng chứa glucose và fructose rất tốt cho máu và đường ruột. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày lại không nên ăn loại trái cây này. Bởi nó sẽ gây rối loạn tiêu hóa, khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn.
4. Quả hồng
Nếu chưa biết đau dạ dày không nên ăn trái cây gì thì hồng chính là một lời giải đáp. Bởi những người bị bệnh dạ dày, nhất là viêm dạ dày mạn tính khi ăn hồng sẽ gây chướng bụng, đầy bụng, cồn cào trong bụng.
5. Chanh
[Image: dau-da-day-nen-an-trai-cay-gi11.jpg]Chanh là loại quả nên kiêng khi bị bệnh đường tiêu hóa
Khi bị các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là viêm loét dạ dày tá tràng thì không nên ăn chanh. Bởi chúng sẽ làm cho các vết loét trở nên nặng hơn. Vì lượng acid trong chanh sẽ gây bào mòn, đồng thời nó còn làm tăng lượng  acid trong dạ dày và làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
6. Cà chua
Cũng giống như chanh, cà chua có tính acid cao nên sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị acid hơn. Ăn nhiều cà chua sẽ tạo nên nhiều acid pantothenic. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ợ nóng và các triệu chứng khác. Do đó, hãy hạn chế ăn cà chua khi bị đau dạ dày, nhất là khi đói.
7. Bị đau dạ dày không nên ăn quýt
Trong thành phần của quýt chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại chứa nhiều đường và các acid hữu cơ nên không tốt cho những người bị đau dạ dày.
Một số lưu ý cho người bị đau dạ dày
Những loại quả trên đây tuy có tác dụng tốt đối với bệnh dạ dày nhưng chỉ đóng vai trò hỗ trợ, giảm bớt triệu chứng. Chúng không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý cho bệnh nhân. Do đó, nếu cảm thấy hệ tiêu hóa của mình không được khỏe, bạn nên đi khám để được tư vấn cách chữa trị tốt hơn. Đồng thời, nên chú ý thêm một số vấn đề như sau:
[Image: dau-da-day-nen-an-trai-cay-gi10.jpeg]Nên kiêng cà phê và các chất kích thích khi bị bệnh đau dạ dày
  • Không nên ăn các thực phẩm khô, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

  • Trong khi chế biến thức ăn, nên thái nhỏ, nấu kỹ mềm. Điều này sẽ giúp làm giảm được sự hoạt động của đường ruột. Đồng thời, ăn các món ăn luộc, hấp hoặc om kỹ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn các món xào, rán.

  • Bệnh nhân nên ăn chậm nhai kỹ để tăng sự bài tiết của nước bọt. Nó sẽ giúp trung hòa acid, giảm cảm giác đau hoặc các triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây ra.

  • Tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá.

  • Nên chia nhỏ các bữa chính để ăn trong ngày, không nên ăn quá no. Điều này sẽ khiến dạ dày bị căng cứng, làm cho dịch vị acid tiết nhiều hơn.

  • Không nên dùng sữa và các chế phẩm từ sữa khi bị đau dạ dày.

  • Để khiến cho việc tiêu hóa hoặc hấp thụ thức ăn tốt hơn, bệnh nhân nên sử dụng thức ăn còn ấm khoảng 40 – 50 độ C. Việc ăn các đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng khiến dạ dày bị co bóp mạnh hơn, gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.

  • Sau khi ăn xong, nên nghỉ ngơi. Không nên vận động, chạy hảy hoặc làm việc khi mới ăn xong.

  • Ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ, tránh ăn khuya.

  • Có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài, vì đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đau dạ dày.

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho bản thân.
Bị xuất huyết dạ dày ăn được hoa quả g

[size=undefined]Một số bệnh nhân phân vân không biết bị xuất huyết dạ dày ăn được hoa quả gì. Bởi vì, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác thì dưỡng chất có trong hoa quả cũng cực kỳ quan trọng, giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn, hỗ trợ phục hồi các vết loét, tổn thương an toàn, hiệu quả.
[img=0x0]https://ihs.org.vn/wp-content/uploads/2020/06/xuat-huyet-da-day-an-duoc-hoa-qua-gi-6.jpg[/img]Bị xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì?

Bị xuất huyết dạ dày ăn được hoa quả gì?
Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu chảy từ các lòng mạch trong dạ dày, có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời. Trường hợp xấu, xuất huyết dạ dày có thể khiến bệnh nhân sốc, thậm chí tử vong.
Trong quá trình điều trị căn bệnh này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn một số vấn đề nên và không nên để cải thiện sức khỏe. Đặc biệt về chế độ dinh dưỡng, mặc dù trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng giai đoạn bị xuất huyết dạ dày, người bệnh chỉ được ăn một số loại hoa quả sau:
Bị xuất huyết dạ dày ăn được đu đủ
Đu đủ là loại trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, phù hợp cho những người đang gặp vấn đề về dạ dày như đau dạ dày, xuất huyết dạ dày.
[img=0x0]https://ihs.org.vn/wp-content/uploads/2020/06/xuat-huyet-da-day-an-duoc-hoa-qua-gi-1.jpg[/img]Đu đủ tốt cho người gặp các vấn đề về dạ dày, đặc biệt giúp phục hồi các vết loét an toàn
Quả đu đủ có chứa hàm lượng enzyme papain dồi dào, có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, trong thịt loại quả này còn chứa chất xơ và nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, cải thiện hệ bài tiết cho bệnh nhân, duy trì sức khỏe đường ruột. 
Người bị xuất huyết dạ dày có thể ăn đu đủ sẽ cải thiện được một số triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Nên chọn quả đu đủ đã chín và chỉ nên ăn khi bụng no. 
Lưu ý: Không nên ăn đu đủ xanh, bởi vì nhựa tiết ra có thể gây kích thích dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm loét, xuất huyết nghiêm trọng hơn.
Bị xuất huyết dạ dày ăn được chuối
Chuối là một loại quả mà người bị xuất huyết dạ dày có thể ăn mà không lo ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Bởi vì trong loại quả này chứa hàm lượng lớn protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là tốt cho hệ tiêu hóa.
Người mắc bệnh về dạ dày có thể sử dụng chuối ăn hàng ngày giúp dễ tiêu hóa, trung hòa được mực axit có trong dạ dày, giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Lưu ý: Bệnh nhân không nên ăn chuối khi đang đói có thể gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu. Chỉ nên ăn khi dạ dày đã no. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh ăn chuối xanh, nên chọn loại đã chín để bảo vệ sức khỏe dạ dày.
Bị xuất huyết dạ dày ăn được táo
Táo vốn là loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt trong 100g táo sẽ chứa hàm lượng vitamin C từ 400g đến 600g, chống lại quá trình oxy hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
[img=0x0]https://ihs.org.vn/wp-content/uploads/2020/06/xuat-huyet-da-day-an-duoc-hoa-qua-gi-2.jpg[/img]Táo hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho người gặp vấn đề về dạ dày
Theo một số nghiên cứu, hàm lượng vitamin có trong táo cao hơn nhiều lần so với cam hoặc quýt,…Chất peptic có trong loại quả này giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa chứng xuất huyết dạ dày cho người bệnh.
Ngoài ra, ăn táo còn tốt cho đối tượng bị thiếu máu, thiếu vitamin, nồng độ hemoglobin sụt giảm do xuất huyết dạ dày. Chính vì thế, người bệnh có thể bổ sung táo trong thực đơn hàng ngày để cải thiện bệnh.
Lưu ý: Chỉ nên sử dụng táo với lượng vừa đủ, không nên lạm dụng có thể khiến dạ dày chứa nhiều axit, dẫn đến xuất huyết nghiêm trọng hơn.
Bị xuất huyết dạ dày ăn được bơ
Bơ là một loại trái cây có lợi cho sức khỏe, đặc biệt người gặp vấn đề về dạ dày có thể sử dụng loại quả này để cải thiện bệnh. Quả bơ có chứa vitamin, khoáng chất, axit amin tốt cho cơ thể, đặc biệt giàu vitamin E.
Sử dụng bơ sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi những tổn thương trong niêm mạc dạ dày, làm vết loét nhanh lành, hạn chế tình trạng chảy máu dạ dày.
[img=0x0]https://ihs.org.vn/wp-content/uploads/2020/06/xuat-huyet-da-day-an-duoc-hoa-qua-gi-3.jpg[/img]Bơ hỗ trợ cải thiện những vết loét bên trong dạ dày, cải thiện chứng xuất huyết
Ngoài ra, bơ còn làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện làn da. Người bệnh có thể sử dụng bơ trong các bữa ăn hàng ngày để nhanh chóng phục hồi dạ dày sau thời gian bị xuất huyết.
Lưu ý: Người có vấn đề về thận, suy thận không nên ăn bơ vì trong loại trái cây này giàu kali không tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Bị xuất huyết dạ dày ăn được bí đỏ
Bí đỏ là loại quả chứa nhiều vitamin như A, E, K, T. Trong đó, vitamin K và T cực kì hiếm, chỉ có trong một số loại thực phẩm nhất định. Hai loại vitamin này giúp các vết loét trong dạ dày phục hồi nhanh chóng hơn, giúp đông máu, tái tạo tế bào mới và ngăn chặn tình trạng thiếu máu do xuất huyết dạ dày gây ra.
Bên cạnh đó, ăn bí đỏ còn hỗ trợ tốt quá trình tiêu hóa thức ăn, người bệnh có thể khắc phục chứng ợ hơi, khó tiêu, phù hợp cho cả người bị béo phì.
Bị xuất huyết dạ dày không nên ăn hoa quả gì?
Bên cạnh các loại hoa quả tốt cho người bị xuất huyết dạ dày kể trên thì người bệnh cũng nên chú ý hạn chế một loại sau:
Bị xuất huyết dạ dày không nên ăn trái cây chua
Một số loại trái cây chứa nhiều vitamin C như chanh, cam, xoài, bưởi,…có thể khiến tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn, bào mòn thành niêm mạc, viêm loét dạ dày khó hồi phục.
Bị xuất huyết dạ dày không nên ăn dưa chuột, dưa hấu
Dưa chuột hay dưa hấu đều là những loại hoa quả có tình hàn, người đang gặp các vấn đề về dạ dày nên hạn chế sử dụng. Đặc biệt, bệnh nhân xuất huyết dạ dày nên tránh xa nếu muốn bệnh tình được cải thiện nhanh chóng.
[img=0x0]https://ihs.org.vn/wp-content/uploads/2020/06/xuat-huyet-da-day-an-duoc-hoa-qua-gi-4.jpg[/img]Người bị xuất huyết dạ dày không nên ăn dưa chuột, dưa hấu
Bởi vì, việc sử dụng dưa chuột hoặc dưa hấu có thể gây ra chứng tiêu chảy, đầy bụng,…cho người bệnh. Điều này kéo theo một số trở ngại trong việc điều trị bệnh dạ dày như xuất huyết bao tử.
Bị xuất huyết dạ dày không nên ăn quả hồng
Trong quả hồng chứa nhiều nhựa không tốt cho sức khỏe của người đang bị chảy máu dạ dày. Ngoài ra, chất tanin gây chát có trong quả hồng khi vào môi trường axit của dạ dày sẽ khó tan, dẫn đến chứng chướng bụng, khó tiêu hóa. 
Nguy hiểm hơn, khi ăn hồng lúc đói, tanin đông đặc gây ra một số biến chứng cho người bị viêm loét dạ dày như ra máu tươi, buồn nôn, thậm chí là nôn ra máu.
Bị xuất huyết dạ dày không nên ăn ớt
Người mắc chứng đau dạ dàyviêm loét dạ dày hay xuất huyết dạ dày không nên sử dụng loại quả này. Tốt nhất nên gạch bỏ ớt ra khỏi thực đơn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
Nếu kiên quyết ăn ớt, người bệnh có nguy cơ đau dạ dày dữ dội hơn, các vết loét ngày càng trầm trọng, xuất huyết không hồi phục, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
[img=0x0]https://ihs.org.vn/wp-content/uploads/2020/06/xuat-huyet-da-day-an-duoc-hoa-qua-gi-5.jpg[/img]Bị xuất huyết dạ dày nên loại bỏ ớt ra khỏi thực đơn hàng ngày
Ngoài những hoa quả cấm kỵ kể trên, người bị xuất huyết dạ dày không nên ăn các loại hoa quả có tính nóng như nhãn, sầu riêng,…vì có thể khiến dạ dày bị đầy hơi khó tiêu. Ngoài ra, các loại trái cây đóng hộp cũng cần kiêng cữ để phục hồi nhanh chóng vết loét trong dạ dày.
Lưu ý ăn hoa quả khi bị xuất huyết dạ dày
Dinh dưỡng từ các loại hoa quả phù hợp cho người bệnh xuất huyết dạ dày kể trên sẽ được hấp thụ tốt nhất nếu được sử dụng đúng cách. Do đó, khi ăn hoa quả, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
[/size]
  • Ăn hoa quả tốt nhất sau khi ăn cơm từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ, để thức ăn trước đó có thời gian tiêu hóa. Ăn dồn dập sẽ gây thêm sức ép cho dạ dày.
  • Người bệnh không nên ăn trái cây khi bụng đói, rỗng. Lượng axit trong dạ dày sẽ tăng cao trong quá trình chuyển hóa, khiến cho xuất huyết nghiêm trọng hơn.
  • Không nên ăn hoa quả ngay khi vừa sử dụng thuốc tây y, điều này có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
[size=undefined][size=undefined]
Trên đây là một số loại hoa quả người bị xuất huyết dạ dày có thể ăn trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, để quá trình phục hồi nhanh chóng, bệnh nhân nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng các thực phẩm lạ gây hại cho dạ dày.[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#12
Thử ngay cách chữa viêm họng bằng quả sung siêu đơn giản
[size=undefined]
Đánh giá bài viết










5 / 5 ( 1 bình chọn )

Nội Dung Bài Viết

Chữa viêm họng bằng quả sung hiện nay vẫn chưa phổ biến như một số mẹo chữa dân gian khác. Tuy nhiên, những người sử dụng biện pháp này đều cho những phản hồi tích cực. Quả sung không chỉ cải thiện tình trạng đau, sưng do viêm họng gây ra mà còn giúp lợi tiểu, nhuận phế và tiêu độc cho cơ thể.
[Image: chua-viem-hong-bang-qua-sung.jpg]Chữa viêm họng bằng quả sung có hiệu quả không?

Chữa viêm họng bằng quả sung có hiệu quả không?
Viêm họng là căn bệnh phổ biến thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc do tiếp xúc với người mắc bệnh trước đó. Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh là đau rát vòm họng, khó nuốt, ho khan hoặc ho có đờm, đôi khi sốt nhẹ, người mệt mỏi,…
Bệnh có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày nếu ăn uống đầy đủ chất và thay đổi một số thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh chuyển nặng cần được theo dõi y tế để kịp thời xử lý.
Ngoài sử dụng thuốc tân dược, nhiều người đã tìm đến các bài thuốc dân gian để điều trị chứng viêm họng với mong muốn ít chịu ảnh hưởng bởi tác dụng phụ và giúp tiết kiệm chi phí điều trị. Trong các cách đó có phương pháp chữa viêm họng bằng quả sung mà có lẽ ít người biết tới.
Quả sung còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như văn tiên quả, mật quả, hay phẩm tiên quả,…Nó được sử dụng phổ biến trong việc muối chua để ăn kèm với cơm, trang trí chung với mâm quả ngày tết để gia đình gặt hái sự sung túc.
[/size]


[size=undefined]Chữa viêm họng bằng quả sung là mẹo dân gian an toàn hiệu quả
Theo nghiên cứu của giới y học cổ truyền, quả sung có tính bình, vị ngọt nhẹ, tác dụng nhuận phế, nhuận tràng, kích thích tiểu tiện, tiêu độc,…khá tốt. Chính vì thế, nó được tận dụng để điều trị một số bệnh lý, trong đó có viêm họng, ho.
Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, quả sung thật sự có tác dụng cải thiện các kích ứng ở niêm mạc hầu, họng bằng cách sản sinh ra một lớp nhầy bao quanh vết thương, hạn chế sự xâm lấn của vi khuẩn, giúp bệnh nhanh chóng phục hồi.
Một số chất như malic axit, auxin, oxalic axit,…cùng với các nguyên tố vi lượng có trong quả sung mang đến giá trị dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng để tiêu trừ bệnh viêm họng.
Cách chữa viêm họng bằng quả sung đơn giản, hiệu quả
Cách sử dụng quả sung chữa viêm họng cũng cực kỳ đơn giản, bạn đọc có thể tham khảo biện pháp dưới đây:
Sử dụng quả sung tươi chữa viêm họng
Nguyên liệu: 
[/size]
  • Quả sung tươi: 10 quả
  • Đường phèn: 20g
  • Nước lọc: 800ml
[size=undefined][size=undefined]
Cách thực hiện:[/size][/size]
  • Rửa sạch quả sung sau đó để ráo nước, cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Cho sung, đường phèn và nước lọc vào nồi, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa ninh từ từ trong 20 phút đến khi thấy dung dịch cô đặc lại thành cao thì tắt bếp.
  • Cho dung dịch thu được vào lọ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. 
[size=undefined][size=undefined]
Cách sử dụng:[/size][/size]
  • Ngậm 1 thìa cà phê sung ngâm mỗi ngày hai lần vào sáng và tối. Thực hiện trong 3 – 5 ngày sẽ thấy tình trạng cải thiện. 
  • Nếu thấy thời tiết thay đổi, có thể sử dụng sung ngâm mỗi buổi sáng để phòng bệnh.
  • Đối với trẻ em, viêm họng ho có đờm nên gọt bỏ vỏ sung, nấu chung với một ít gạo thành cháo cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày.

    [Image: chua-viem-hong-bang-qua-sung-1.jpg]Sung ngâm đường phèn chữa viêm họng
[size=undefined][size=undefined]
Sử dụng sung khô
Ngoài cách trên bạn có thể sử dụng quả sung phơi khô, đem nghiền thành bột. Mỗi khi dùng lấy bột quả sung thổi vào trong vòm họng, ngậm trong vài giây rồi uống nước. Thực hiện liên tục nhiều lần trong ngày để đạt được kết quả.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng quả sung ăn kèm bữa cơm hàng ngày, cắt lát phơi khô để pha trà cũng có tác dụng cải thiện chứng đau họng.
Đối tượng chống chỉ định chữa viêm họng bằng quả sung
Sung có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại quả này. Một số trường hợp chống chỉ định sử dụng quả sung chữa viêm họng như:[/size][/size]
  • Người bị xuất huyết trực tràng, âm đạo không nên sử dụng quả sung.
  • Người hay tụt huyết áp tránh sử dụng loại quả này.
  • Người gặp một số vấn đề về lá lách, thận, túi mật không nên ăn sung, dễ khiến bệnh trầm trọng hơn.
[size=undefined][size=undefined]
Một số lưu ý khi chữa viêm họng bằng quả sung
Chữa viêm họng bằng quả sung bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:[/size][/size]
  • Đây là biện pháp dân gian nên tác dụng sẽ chậm hơn so với các biện pháp khác, do đó người bệnh phải kiên trì thực hiện.
  • Phù hợp cho đối tượng bị viêm họng nhẹ, người bị ho nặng, kèm đau rát cổ họng dữ dội,…cần được thăm khám y tế để được hỗ trợ điều trị.
  • Không tự ý kết hợp sử dụng sung với các thuốc tân dược khi chưa có sự hướng dẫn của người có chuyên môn. Tự ý sử dụng có thể dẫn đến ngộ độc hoặc tương tác thuốc cực kỳ nguy hiểm.
  • Sử dụng liều lượng vừa đủ, không nên lạm dụng nhiều dễ gây ra những hậu quả như loãng máu, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.
  • Trường hợp bệnh nhân cơ địa dễ dị ứng nên cẩn trọng khi sử dụng loại quả này, đặc biệt đối tượng hay dị ứng với mủ cao su hoặc phấn hoa cây bạch dương sẽ không thể sử dụng quả sung do khả năng dị ứng khá cao.
  • Người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế uống nước lạnh, đồ uống có cồn, gas hay thức ăn cay nóng để quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.
[size=undefined][size=undefined]
Trên đây là cách chữa viêm họng bằng quả sung bạn đọc có thể tham khảo và thực hiện. Tuy nhiên, để an toàn và đẩy nhanh quá trình điều trị, bệnh nhân nên kết hợp với thăm khám y tế để được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp[/size][/size]



[size=undefined][size=undefined]11 tác dụng chữa bệnh ít biết từ quả sung
[/size][/size]

Thứ sáu, 15/02/2019 10:32







Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy, quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.

Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả... Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali... và một số vitamin như C, B1... Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy, quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.



Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, bệnh trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp...



[Image: 11tacdungchuabenhtuquasung.jpg?crop=true&width=620]



Liều lượng: Uống trong, mỗi ngày 30 - 60g sắc uống hoặc ăn sống từ 1 - 2 chùm nhỏ; dùng ngoài thái phiến dán vào huyệt vị châm cứu hay nơi bị bệnh, nấu nước rửa hoặc sấy khô tán bột rắc hay thổi vào vị trí tổn thương. Một số cách dùng cụ thể như sau:



1. Chữa Viêm họng: (1) Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng. (2) Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.



2. Ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50 - 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 - 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.



3. Hen phế quản: Sung tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.



4. Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 6 - 9g với nước ấm.



5. Tỳ vị hư nhược, hay rối loạn tiêu hoá: Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.



6.  Táo bón: (1) Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày. (2) Sung chín ăn mỗi ngày 3 - 5 quả. (3) Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn 1 đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.



7. Sa đì: Sung 2 quả, tiểu hồi hương 9g, sắc uống.



8. Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.

[size=undefined]

[Image: 11tacdungchuabenhtuquasung2.jpg?crop=true&width=620]

[/size]


9. Viêm khớp: (1) Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. (2) Sung tươi 2 - 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.



10. Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.



Ngoài ra, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú. Cách dùng cụ thể: rửa sạch tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ rồi thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.



11. Nhựa sung còn dùng để chữa đau đầu: phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc uống nhựa sung với liều 5ml hoà trong nước đun sôi để nguôi uống trước khi đi ngủ.


[size=undefined][size=undefined]Theo SK&ĐS[/size][/size]
[size=undefined][size=undefined]http://m.chiecthiavang.com/am-thuc-suc-khoe/11-tac-dung-chua-benh-it-biet-tu-qua-sung-[/size][/size]

[size=undefined][size=undefined]c980a2019021510271332.htm[/size][/size]
[size=undefined][size=undefined].[/size][/size]
2 Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Quả Sung Hiệu Quả Nhất 2020 [HƯỚNG DẪN A-Z]

Updated at: 21-05-2020 - By: Đỗ Minh Tuấn

Mẹo chữa đau dạ dày bằng quả sunglà một trong những phương pháp dân gian được áp dụng phổ biến an toàn và tiết kiệm rất nhiều chi phí.
Nhưng để hiểu rõ hơn về tác dụng tuyệt vời của quả sung trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh đau dạ dày thì bạn không nên bỏ lỡ phần chia sẻ dưới đây của chúng tôi.
[Image: mang-bau-dung-bao-gio-bo-qua-10-thuc-pha...t-nay1.jpg]Mẹo chữa đau dạ dày bằng quả sung như thế nào? Bạn đã biết hay chưa?
Mục lục ẩn
1 Vì sao quả sung chữa được bệnh đau dạ dày
2 Cách sử dụng quả sung để chữa bệnh đau dạ dày
2.1 Chữa đau dạ dày bằng bột sung
2.2 Sử dụng quả sung khô chữa bệnh đau dạ dày
3 Bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả và an toàn từ Đông y

Vì sao quả sung chữa được bệnh đau dạ dày
Từ xa xưa nhiều người cho rằng, quả sungcó vị chát nên sẽ khiến cho bệnh đau dạ dày ngày một nặng hơn.
Nhưng dạo gần đây, nhiều người lại tìm thấy công dụng tuyệt vời của quả sung trong việc điều trị bệnh đau dạ dày.
Trong y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình. Vì vậy mà nó có công dụng rất tốt trong việc kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng, giải độc.
[Image: chua-dau-da-day-bang-qua-sung-2.jpg]Quả sung có công dụng rất tốt trong việc kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng, đặc biệt chữa bệnh đau dạ dày.
Đặc biệt quả sung thường được sử dụng để điều trị các chứng như: viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, sa trực tràng, viêm họng, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt, lở loét.
Trước những công dụng tuyệt vời đó, y học đã tiến hành nghiên cứu thêm về loại quả này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong quả sung có chứa một hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao.
Trong sung có chứa: glucose, Saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin,… Và các nguyên tố vi lượng khác như: photpho, kali, canxi, vitamin C, B1.
Đặc biệt hơn khi trong 100g quả sung có chứa đến 1 gam protein, 0,4 gam chất béo, 12,6 gam đường, 49 mg canxi, 0,4mg sắt, 0,05mg caroten, 12,3g dẫn xuất không protein, 3,1g khoáng toàn phần.
Do những thành phần dinh dưỡng dồi dào chứa trong quả sung, mà nó được biết đến với rất nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt là đối với bệnh đau dạ dày.


Quote:>>> BÀI VIẾT HAY: TOP 7 Cách Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Thần Kỳ 2020 [HƯỚNG DẪN CHI TIẾT A-Z]

[size=undefined][size=undefined]
Cách sử dụng quả sung để chữa bệnh đau dạ dày
Để thực hiện mẹo chữa bệnh dân gian này, bạn chỉ cần thực hiện những bước khá đơn giản và ít tốn nhiều thời gian, chi phí nhưng hiệu quả không thể ngờ như.
Chữa đau dạ dày bằng bột sung
Để cách trị đau bao tửđạt hiệu quả cao, thì điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị một ký quả sung tươi.
Đem quả sung về đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng để nhằm loại bỏ bớt phần nhựa sung.
Sau đó vớt ra rửa sạch, đem đi phơi khô. Khi quả sung đã được khô, thì tán thành bột mịn cho vào lọ thủy tinh đậy kín dùng dần.
Để thực hiện mẹo chữa bệnh đau dạ dày bằng bột sung, thì mỗi ngày bạn hòa bột sung với nước uống. Mỗi ngày bạn nên uống từ 2 đến 3 lần trước bữa ăn khoảng 20 phút.
[Image: qua-sung-chua-benh-da-day-2.jpg]
Sử dụng quả sung khô chữa bệnh đau dạ dày
Ngoài cách dùng bột sung để trị bệnh, thì việc sử dụng quả sung khô cũng rất hiệu quả cho công dụng điều trị bệnh đau dạ dày.
Bạn cần chuẩn bị từ 2 đến 3 quả sung đã được sấy khô, sau đó cho nó vào ly nước để qua đêm. Lấy nước ngâm sung uống, ăn luôn cả phần quả vào sáng hôm sau và nên ăn lúc cảm thấy đói.
Để hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày thì bạn nên áp dụng phương pháp này mỗi ngày.
Bạn kiên trì thực hiện trong vòng 2 tháng sẽ thấy những triệu chứng đau bao tửđược cải thiện.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng quả sung tươi để chế biến món ăn hàng ngày. Quả sung có vị chát nhẹ, bùi bùi, ngọt ngọt, nó vừa có thể hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, vừa góp phần làm cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn.
[Image: qua-sung-kho-chua-dau-da-day-1.jpg]Sử dụng quả sung khô cũng rất hiệu quả cho công dụng điều trị bệnh đau dạ dày
Trên đây là một số mẹochữa đau dạ dày bằng quả sungđang được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên đây chỉ là cách giúp giảm đau tạm thời cho người bệnh, để chữa khỏi hẳn bệnh thì vẫn cần đến những loại thuốc đặc trị. 
Bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả và an toàn từ Đông y
Có rất nhiều loại thuốc đau dạ dày, tuy nhiên xét về hiệu quả bền vững và tính an toàn thì thuốc Đông y sẽ là lựa chọn tối ưu hơn thuốc Tây y. 
Theo chia sẻ củaThạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Nội, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW), bài thuốc Đông y được áp dụng hiệu quả nhấtvàotrong điều trị đau dạ dày làSơ can Bình vị Tán.
Đây là bài thuốc được Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc phát triển dựa trên sự kế thừa đơn thuốc cổ phương đặc trị bệnh đau dạ dày. 
Với đội ngũ chuyên môn đều là các bác sĩ đầu ngành cùng trang thiết bị hiện đại, bài thuốc đã được gia giảm lại liều lượng từng thành phần sao cho cân đối nhất. Từ đó giúp các dược chất được phối hợp hài hòa và bổ trợ lẫn nhau để nâng cao hiệu quả.
Ngoài ra, điểm nổi bật của Sơ can Bình vị tán là bài thuốc được tích hợp từ3 chế phẩmthiên nhiên đặc trị.Do bệnh đau dạ dày có nhiều biểu hiện khác nhau, nên mỗichế phẩm làm nênSơ can Bình vị tán chủ trị một vấn đề,từ triệu chứng đến căn nguyên.Nhờ vậycó thể giải quyết bệnh một cách triệt để.
[Image: so-can-binh-vi-tan-dieu-tri-viem-da-day-...ressed.jpg]Sự kết hợp 3 bài thuốc thành phần làm nên Sơ Can Bình Vị Tán chữa đau dạ dày
Với việc áp dụng nguyên lý điều trị của Đông y, tổng thể bài thuốc Sơ can Bình vị tán tác động vừa diệt khuẩn gây hại, vừa làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày.
Đồng thời, bài thuốc còn chú trọng ôn bổ tỳ vị, điều lý can tỳ để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, bởi tỳ vị suy yếu là căn nguyên gây ra bệnh. Có như vậy thì sau khi chữa khỏi bệnh, thuốc vẫn có thể ngăn ngừa không cho tình trạng đau dạ dày tái phát.
Nếu cách chữa đau dạ dày bằng quả sung giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả thì Sơ can Bình vị tán sẽ là giải pháp đặc trị thích hợp. 
Thành phần bài thuốc bao gồm nhiều vị thảo dược, có dược tính kháng sinh tự nhiên và tác dụng bồi bổ rất mạnh. Từ đó vừa giúp điều trị các triệu chứng khó chịu, vừa phục hồi sức khỏe tổng thể rất hiệu quả. 
Với sự lành tính, an toàn của dược liệu người bệnh có thể kết hợp liệu trình Sơ can Bình vị tán cùng với các phương pháp dân gian như cách chữa đau dạ dày bằng quả sung.
Sơ can Bình vị tán đang là bài thuốc được giới chuyên môn và người bệnh đánh giá rất cao. Bài thuốc trở thành sự lựa chọn hàng đầu của không ít trường hợp, được nhiều chuyên gia áp dụng trong điều trị.
Gần đây nhất, Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc) đã trở thành khách mời trong chương trình VTV2 Vì sức khỏe người Việt và giới thiệu bài thuốc này đến khán giả truyền hình.
Từ đó giúp nhiều người biết đến giải pháp chữa đau dạ dày bằng Đông y, mở ra cơ hội chữa bệnh an toàn, hiệu quả hơn.
Được nhiều người biết đến qua các vai diễn nổi tiếng trong các bộ phim truyền hình, NSND Trần Nhượng là một trong những gương mặt gạo cội của điện ảnh Việt Nam. Nhưng ít ai biết được ông đã từng phải chịu những đau đớn hành hạ vì chứng đau dạ dày.
Nhờ có Thạc sĩ, bác sĩ Tuyết Lan và bài thuốc Sơ can Bình vị tán của Thuốc dân tộc, ông đã thoát khỏi nỗi ám ảnh này để lấy lại niềm vui và thành công vốn có.
[Image: chua-trao-nguoc-da-day.jpg]NSND Trần Nhượng chia sẻ về bài thuốc điều trị viêm dạ dày Sơ can Bình vị tán
Để tìm hiểu thêm về bài thuốc này, độc giả có thể truy cập website thuocdantoc.org hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm Thuốc dân tộc – đơn vị phát triển và phân phối bài thuốc Sơ can Bình vị tán.[/size][/size]

  • Tại Hà Nội:Biệt thự B31 Ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – SĐT: (024) 7109 5599 | 0962448569
  • Tại Hồ Chí Minh:Số 145 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận – SĐT: (028) 7109 3399 | 0932 064 179
  • Tại Quảng Ninh:Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT: 0972 606 773
Reply
#13
Ngậm ô mai cũng giúp chữa viêm họng khá tốt
[Image: d5ceafd1e96be34eb59bc404c8d018f8?s=55&d=mm&r=g]
Nguyễn Bích14:12 - 24/06/2020
[size=undefined]
Đánh giá bài viết










5 / 5 ( 2 bình chọn )

Nội Dung Bài Viết

Hiện tại có rất nhiều phương pháp chữa bệnh viêm họng. Trong đó, ngậm ô mai cũng giúp chữa viêm họng rất tốt. Đây là cách chữa trị được rất nhiều người áp dụng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau rát, sưng tấy, ngứa ngáy,… ở cổ họng hiệu quả.
[Image: ngam-o-mai-chua-viem-hong.jpg]Ô mai giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm họng.

Công dụng chữa viêm họng của ô mai
Rất nhiều người ngạc nhiên bởi hiệu quả bất ngờ của ô mai trong việc chữa trị [url=https://ihs.org.vn/benh-viem-hong-8104.html]bệnh viêm họng. Ô mai là món ăn được nhiều người yêu thích và cũng là bài thuốc điều trị bệnh viêm họng rất quen thuộc. Trong dân gian, mọi người sử dụng ô mai để cải thiện các triệu chứng do bệnh viêm họng gây ra nhanh chóng. Bệnh nhân có thể ngậm ô mai trong khoảng vài phút đã có thể giảm thiểu tình trạng đau rát cổ họng hiệu quả.
Ô mai là món ăn được chế biến từ quả mơ với một số công đoạn khác nhau. Loại quả này được phơi trong mát cho đến khi héo khô thì đem ngâm với muối. Sau đó, vớt quả mơ ra và tiếp tục phơi khô và ngâm muối cho đủ 9 lần. Thực hiện xong các bước, quả mơ sẽ nhanh chóng săn lại và có màu đen. Người bệnh viêm họng có thể ngậm ô mai để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm họng.
[Image: ngam-o-mai-chua-viem-hong-hieu-qua.jpg]Viêm họng gây đau rát, khó chịu ở cổ họng của người bệnh.
Theo Đông y, ô mai có tác dụng hỗ trợ trung hòa sức khỏe và cân bằng âm dương, chữa rối loạn tiêu hóa, giảm chướng bụng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp trị ho, chữa viêm họng, khản tiếng, phục hồi sức khỏe,… Kết hợp ô mai với nhiều nguyên liệu khác như gừng, cam thảo, mật ong,… để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm họng.
Hiệu quả điều trị viêm họng bằng ô mai còn tùy thuộc vào cơ địa và mức độ mắc bệnh của từng người. Thông thường, chỉ những trường hợp nhẹ, bệnh nhân mắc bệnh viêm họng mới có thể cải thiện được các triệu chứng bệnh. Nếu bị đau rát cổ họng lâu ngày, người bệnh nên sớm thăm khám, điều trị bệnh. Ô mai được xem là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng và không giảm triệu chứng bệnh hoàn toàn. Do đó, bệnh nhân nên chủ động trong việc khám chữa bệnh của mình.
Bài thuốc ngậm ô mai chữa viêm họng
Chỉ cần ngậm ô mai hoặc kết hợp với nguyên liệu này với các loại thảo dược khác, người bệnh đã có ngay bài thuốc chữa viêm họng vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân không được lạm dụng. Sử dụng quá nhiều ô mai sẽ gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là bài thuốc ngậm ô mai chữa viêm họng, bệnh nhân có thể tham khảo.
# Bài thuốc 1: Ngậm ô mai chữa viêm họng
Đây là phương pháp chữa trị viêm họng đơn giản nhất, người bệnh có thể áp dụng để cải thiện các triệu chứng viêm họng, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh. Khi gặp phải các biểu hiện như đau rát, ngứa ngáy, sưng tấy cổ họng,… bệnh nhân có thể sử dụng ô mai để ngậm vào họng để giúp cổ họng dễ chịu hơn.
[Image: ngam-o-mai-chua-viem-hong-nhanh.jpg]Ngậm ô mai giúp cải thiện bệnh viêm họng
Phương pháp ngậm ô mai chữa viêm họng sẽ thích hợp cho bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Người bệnh có thể sử dụng các loại ô mai với hương vị khác nhau tùy theo sở thích của bản thân mình. Vị chua và một số thành phần có trong ô mai sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh hiệu quả. Bệnh nhân nên áp dụng đều đặn cách chữa trị này để cải thiện bệnh.
# Bài thuốc 2: Chữa viêm họng, đau rát họng
+ Chuẩn bị nguyên liệu:
[/size]
  • Ô mai mơ muối (4g)
  • Cam thảo (5g)
  • Lá chanh (4g)
  • Gừng sống (2g)
[size=undefined][size=undefined]
+ Cách thực hiện như sau:[/size][/size]
  • Đem tất cả các nguyên liệu cho vào ấm nấu với 700 ml nước
  • Tiếp đến, bạn đem nấu nước cho đến khi chỉ còn 300 ml nước.
  • Sử dụng nước này để ngậm hoặc  uống 3 lần mỗi ngày. Đồng thời, người bệnh nên nên uống hỗn hợp khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Áp dụng liên tục cách chữa trị này trong khoảng 10 ngày để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh viêm họng
[size=undefined][size=undefined]
# Bài thuốc 3: Chữa viêm họng, ho có đờm
+ Chuẩn bị nguyên liệu:[/size][/size]
  • Ô mai (12g)
  • Vị hoa hòe (12g)
  • Vỏ rễ dâu (12g)
[size=undefined][size=undefined]
+ Cách thực hiện như sau:[/size][/size]
  • Đem tất cả các nguyên liệu cho vào ấm và nấu chung với 750ml nước
  • Người bệnh đun nước sao cho hỗn hợp chỉ còn lại khoảng 300 ml nước.
  • Chia nước này ra làm 3 lần uống trong ngày và uống khi nước còn ấm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng nước để ngậm liên tục trong họng.
  • Bệnh nhân có thể áp dụng cách làm này 10 ngày để giảm nhanh các triệu chứng viêm họng, tăng cường sức khỏe.
[size=undefined][size=undefined]
Các loại ô mai chữa bệnh viêm họng
Để giảm nhanh các triệu chứng do bệnh viêm họng gây ra, người bệnh có thể sử dụng ô mai. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nguyên liệu được sử dụng để chế biến ô mai. Mỗi loại ô mai sẽ có những công dụng chữa trị bệnh riêng. Với căn bệnh viêm họng, bệnh nhân nên lựa chọn các loại ô mai sau đây để giúp hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiệu triệu chứng đau rát, nuốt nghẹn ở cổ họng.
[Image: ngam-o-mai-chua-viem-hong-de-dang.jpg]Một số loại ô mai giúp cải thiện bệnh viêm họng
1. Ô mai mơ muối
Đây là loại ô mai dẻo, rất tốt cho sức khỏe con người. Ô mai mơ muối thường có vị thanh của mơ, vị mặn của muối. Người bệnh có thể sử dụng ô mai mơ muối để ngậm hoặc nhâm nhi trực tiếp để hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng.
2. Ô mai sấu
Đây là ô mai có vị chua, được chế biến khéo léo kết hợp với vị mặn của muối và vị ngọt của đường. Nếu sử dụng thường xuyên, người bệnh sẽ giảm thiểu được các triệu chứng của bệnh viêm họng.
3. Ô mai quất mật ong
Quả quất được sử dụng để chế biến thành ô mai với hương vị rất riêng. Kết hợp quất với mật ong sẽ tạo nên bài thuốc chữa bệnh viêm họng hiệu quả. Vị ngọt của mật ong hòa quyện với vị chua của quất giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng, cảm sốt cho người bệnh.
4. Ô mai vỏ cam
Khi ăn cam, bạn có thể sử dụng vỏ cam để chế biến thành ô mai chữa trị bệnh viêm họng. Ô mai vỏ cam có mùi hăng, dai kết hợp với vị ngọt của đường sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng bệnh viêm họng.
5. Ô mai táo mèo
Loại ô mai này có 3 hương vị rất đặc trưng: chua, chát, ngọt. Đây là món ăn được rất nhiều phụ nữ yêu thích giúp giảm cân. Bên cạnh đó, sử dụng ô mai táo mèo còn hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng hiệu quả.
6. Ô mai gừng
Với cách chế biến đơn giản, ô mai gừng có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị bệnh viêm họng. Đây còn là bài thuốc có tác dụng giữ ấm cơ thể, cải thiện các triệu chứng đau rát cổ họng khi thời tiết chuyển lạnh.
Lưu ý ngậm ô mai chữa viêm họng
Khi sử dụng ô mai chữa viêm họng, người bệnh cần thực hiện đúng cách. Bên cạnh đó, bạn cần dùng đúng liều lượng để cải thiện bệnh. Tuyệt đối không nên lạm dụng gây tổn thương vòm họng, kích thích cổ họng gây ho nhiều và đau rát họng. Dưới đây là một số lưu ý cho người bệnh khi áp dụng cách chữa trị này.
[Image: phuong-phap-ngam-o-mai-chua-viem-hong.jpg]Súc miệng thường xuyên giúp kiểm soát bệnh viêm họng[/size][/size]
  • Không được sử dụng ô mai ngắt quãng mà phải kiên trì thực hiện mới giảm được triệu chứng bệnh
  • Nếu mua ô mai cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo chất lượng
  • Sử dụng loại ô mai với hương vị phù hợp để tránh gây kích ứng họng và khó chịu cho người bệnh
  • Lên thực đơn ăn uống hợp lý với đầy đủ các loại chất dinh dưỡng
  • Bổ sung nước ép trái cây cho cơ thể và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Không được uống nước đá lạnh hoặc những thực phẩm lạnh, cay, nóng, nhiều dầu mỡ,…
  • Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh viêm họng
  • Bảo vệ cổ họng khi thời tiết chuyển lạnh, điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức thích hợp
  • Vệ sinh vùng họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh viêm họng khi không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa
[size=undefined][size=undefined]
Ngậm ô mai cũng giúp chữa viêm họng nhưng bệnh nhân không được quá chủ quan. Phương pháp này chỉ thích hợp với các người bệnh bị viêm họng ở mức độ nhẹ. Nếu bị viêm họng nặng, người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp nhất[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#14
Mẹo chữa viêm họng bằng nắm rau diếp cá sau vườn
[Image: bed8a5adeea76b30c4682e71217e5c9d?s=55&d=mm&r=g]
Long Giang1:06 - 20/06/2020
[size=undefined]
Đánh giá bài viết










Đánh Giá Nội Dung

Nội Dung Bài Viết

Rau diếp cá là một loại rau ăn sống rất phổ biến hằng ngày, không những vậy nó còn được xem là một vị thuốc rất tốt được sử dụng nhiều trong dân gian. Đặc biệt, chữa viêm họng bằng rau diếp cá là một cách rất đơn giản nhưng công hiệu và an toàn nữa. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách thực hiện trong bài viết dưới đây.
Chữa viêm họng bằng rau diếp cá có tốt không?
Rau diếp cá được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau tùy theo vùng miền như giấp cá hay dấp cá. Nó là một loại thuộc họ Saururaceae và được trồng rất nhiều tại nước ta. Bạn có thể tìm mua một bó rau diếp cá một cách dễ dàng hoặc cũng có thể gieo hạt trồng diếp cá ngay tại nhà.
Trong Đông y, diếp cá còn có một tên gọi khác đó là ngư tinh thảo. Nó được xem là một loại thảo dược có vị chua, tính mát. Trong diếp cá có chứa một lượng lớn hoạt chất như methylnonylketon, decanonylacetaldehyde, myrcen và một số ít alcaloid, quercitrin,… cùng với một số hợp chất khác giúp kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả. Không những vậy, nó còn có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, giảm đau do viêm họng rất tốt.
[Image: chua-viem-hong-bang-rau-diep-ca-3.jpg]Chữa viêm họng bằng rau diếp cá là phương pháp dân gian phổ biến hiện nay

Nhiều người bệnh sau khi đã sử dụng đều phản hồi rất tốt về phương pháp này. Bạn sẽ nhanh chóng lấy lại sự dịu mát trong cổ họng cũng như cải thiện tình trạng nuốt thức ăn, không còn cảm giác đau nữa. Hơn thế nữa, các tinh chất trong rau diếp cá cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát, từ đó tiêu sưng ở niêm mạc họng, giảm sốt hiệu quả.
Từ những ưu điểm trên, có thể thấy rằng áp dụng mẹo chữa viêm họng bằng rau diếp cá đem lại hiệu quả rất tốt. Hơn thế nữa, sử dụng nguyên liệu này khá an toàn vì rau diếp cá rất lành tính, không chứa độc tố nên rất an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Đây cũng là phương pháp được các chuyên gia khuyến khích áp dụng để chữa trị viêm họng mức độ nhẹ.
Ngoài công dụng chữa [url=https://ihs.org.vn/benh-viem-hong-8104.html]bệnh viêm họng, rau diếp cá trong dân gian còn được sử dụng để chữa một số bệnh lý như: viêm phổi, sỏi thận, táo bón, viêm tai giữa, trị mụn nhọt, giúp điều hòa kinh nguyệt…rất tốt.
Hướng dẫn cách chữa viêm họng bằng rau diếp cá
Để việc điều trị bệnh viêm họng bằng rau diếp cá đạt hiệu quả tốt nhất thì người bệnh cần lưu ý rau diếp cá phải là những lá tươi, không sâu rầy, không có lá vàng. Chỉ sử dụng lá tươi, còn giữ được các thành phần dinh dưỡng và lưu ý trước khi sử dụng phải rửa thật sạch bằng nước muối trước khi chế biến.
Và đây là 3 bài thuốc chữa viêm họng bằng rau diếp cá dễ thực hiện mà người lớn hay trẻ em cũng đều có thể áp dụng được.
Nước ép rau diếp cá
Chuẩn bị
15 – 20 lá rau diếp cá
Cách thực hiện
[/size]
  • Rau diếp cá đem rửa sạch để loại bỏ hết chất dơ, cát, đất, tốt nhất là nên pha nước muối loãng để rửa cho sạch.
  • Cho hết lá vào máy xay sinh tốt, thêm một ít nước rồi xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước ép, bỏ bã.
  • Uống mỗi ngày, ngày uống 1 – 2 lần và liên tục kiên trì sử dụng cho đến khi hết đau họng.
[size=undefined][size=undefined]
Rau diếp cá + cam thảo
Chuẩn bị[/size][/size]
  • 20 gram cam thảo đất
  • 20 gram rau diếp cá
[size=undefined][size=undefined]
Cách thực hiện[/size][/size]
  • Rửa sạch rau diếp cá và cam thảo bằng nước muối để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.
  • Cam thảo đem thái nhỏ thành từng lát.
  • Cho hết nguyên liệu vào nồi với 5 phần nước, nấu cho sắc lại còn 2 phần là được.
  • Lọc lấy nước và uống ngày 2 lần. Có thể uống khi còn nóng, nếu nguội thì hâm lại trước khi uống.
  • Nên kiên trì sử dụng liên tục cho đến khi hết viêm họng.
[size=undefined][size=undefined]
Rau diếp cá + nước vo gạo
[Image: chua-viem-hong-bang-rau-diep-ca-1.jpg]Rau diếp cá kết hợp với nước vo gạo giúp giảm ho hiệu quả
Chuẩn bị[/size][/size]
  • Khoảng 15 – 20 lá diếp cá
  • 1 chén nước vo gạo
[size=undefined][size=undefined]
Cách thực hiện[/size][/size]
  • Lá rau diếp cá đem rửa sạch để không còn bụi bẩn, tạp chất.
  • Giã nát lá diếp cá rồi cho vào nồi nấu cùng một chén nước vo gạo (nên lấy nước gạo thứ 2 vì nước đầu tiên vẫn còn bụi bẩn chưa sạch).
  • Đun sôi hỗn hợp này lên sau đó tắt bếp, chờ nguội lọc bỏ bã lấy nước.
  • Chia làm 3 phần uống mỗi ngày và nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài cho đến khi các triệu chứng ho, đau rát thuyên giảm.
[size=undefined][size=undefined]
Đối với cách này thì người bệnh cần lưu ý có thể gây ra tác dụng phụ đó là khiến bạn đau bụng, đi ngoài nhiều lần…Tuy nhiên, đây là những triệu chứng bình thường khi áp dụng bài thuốc này nhằm đào thải các loại độc tố ra khỏi cơ thể.
Một số lưu ý khi sử dụng rau diếp cá để chữa bệnh viêm họng
Rau diếp cá rất lành tính, vừa tốt cho sức khỏe vừa trị bệnh hiệu quả, ai ai cũng có thể sử dụng được. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất thì người bệnh nên lưu ý một số điều sau:
[Image: chua-viem-hong-bang-rau-diep-ca-2-1.jpg]Chữa viêm họng bằng rau diếp cá không giúp điều trị bệnh dứt điểm nên người bệnh cần thăm khám tại bệnh viện nếu bệnh chuyển biến nặng[/size][/size]
  • Bắt buộc phải rửa thật sạch lá rau diếp cá trước khi sử dụng để tránh gây hại cho sức khỏe.
  • Không nên quá lạm dụng lá diếp cá, chỉ nên sử dụng với liều lượng nhất định để tránh gây ra tác dụng phụ cho cơ thể.
  • Lưu ý những người bị tỳ hư, hàn khí không áp dụng phương pháp này.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, vận động phù hợp. Tránh các loại đồ ăn thức uống cay, nóng, lạnh, nhiều gia vị, các chất kích thích như rượu bia, café, thuốc lá…
  • Tránh lo lắng, stress, giữ sức khỏe, tránh làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi khoa học.
[size=undefined][size=undefined]
Tóm lại, mẹo chữa viêm họng bằng rau diếp cá không phải là một bài thuốc, nó chỉ là một phương pháp hỗ trợ giúp bệnh tình cải thiện chứ không thể trị bệnh dứt điểm hoàn toàn được. Đối với những trường hợp nặng, viêm họng mãn tính thì người bệnh hãy thăm khám tại bệnh viện để có phương pháp điều trị phù hợp.
Chúng tôi không đưa ra bất kỳ cách điều trị, lời khuyên hay chẩn đoán y khoa nào[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#15
VIÊM HỌNG /
Mẹo chữa viêm họng bằng giá đỗ không phải ai cũng biết
[Image: 25ffdddc77bb3c2f552509eb32050d4a?s=55&d=mm&r=g]
Bùi Ái Nhân8:00 - 18/06/2020
[size=undefined]
Đánh giá bài viết










5 / 5 ( 2 bình chọn )

Nội Dung Bài Viết

Chữa viêm họng bằng giá đỗ là cách được ông bà lưu truyền từ xa xưa. Hiện nay, phương pháp này vẫn mang lại hiệu quả cho nhiều bệnh nhân. Không chỉ cải thiện tình trạng khản tiếng, ho khan, đau họng, giá đỗ còn giúp thanh nhiệt, tiết kiệm được chi phí và ít gây tác dụng phụ.
Công dụng chữa viêm họng của giá đỗ
Giá là một loại rau mầm được sử dụng nhiều trong các món ăn của người Việt. Loại mần này được ủ từ hạt đậu như đậu xanh, đậu đỏ hay đậu nành,…Trong đó, giá đỗ từ đậu xanh được sử dụng nhiều nhất.
[Image: chua-viem-hong-bang-gia-do-1.jpg]Chữa viêm họng bằng giá đỗ là cách được ông bà lưu truyền từ xa xưa

Bên cạnh công dụng chế biến món ăn, giá còn có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng do viêm họng gây ra. Dựa theo những nghiên cứu của y học cổ truyền, giá đỗ có vị ngọt, tính mát tự nhiên, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, kích thích lợi tiểu, kháng viêm. 
Chính nhờ những lợi ích tích cực này, nhiều người đã sử dụng giá đỗ để giảm ho, thông cổ, mát họng. Không những thế, nó còn giúp điều trị chứng bí tiểu hay người gặp tình trạng phù thũng, huyết áp, khô rát miệng, khàn tiếng,… 
Theo y học hiện đại, hàm lượng vitamin B2, B11, B12, E, C và protein, carotein, khoáng chất,…có trong giá đỗ giúp cơ thể cung cấp những dưỡng chất cần thiết.
Việc sử dụng giá đỗ chữa [url=https://ihs.org.vn/benh-viem-hong-8104.html]viêm họng đã được ông bà xưa kiểm chứng và hoàn toàn có hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này phù hợp nhất với trường hợp bị viêm họng nhẹ, giai đoạn chuyển nặng người bệnh cần đến thăm khám y tế để được điều trị.
Cách sử dụng giá đỗ chữa viêm họng
Chữa viêm họng bằng giá đỗ thực hiện đơn giản, bạn có thể làm tại nhà, giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng:
Cách 1: Ăn giá đỗ
[/size]
  • Bạn sử dụng khoảng 200g giá đỗ, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất.
  • Sau đó vớt ra rửa sơ lại với nước sạch, để ráo nước.
  • Trụng giá với nước sôi và thưởng thức, có thể ăn riêng hoặc ăn với cơm, cháo,…
  • Giá có vị ngọt tự nhiên, người bệnh có thể ăn sống, khi nhai chậm rãi.
  • Áp dụng cách này trong khoảng 3 ngày, triệu chứng viêm họng sẽ cải thiện dần.

    [Image: chua-viem-hong-bang-gia-do-2.jpg]Giá đỗ có thể ăn sống, luộc, hoặc ép lấy nước chữa viêm họng
[size=undefined][size=undefined]
Cách 2: Uống nước ép giá đỗ[/size][/size]
  • Bạn cần 500g giá đỗ.
  • Tiến hành cách sơ chế tương tự như cách 1.
  • Sau khi nguyên liệu đã sạch, bạn ép lấy nước giá rồi uống.
  • Thực hiện liên tục biện pháp này một thời gian sẽ giảm đau họng, khản họng và giảm triệu chứng sưng viêm.
[size=undefined][size=undefined]
Cách 3: Kết hợp gừng và giá đỗ[/size][/size]
  • Bạn cần chuẩn bị 200g giá đỗ cùng với một ít muối và gừng.
  • Sơ chế các nguyên liệu như các cách trên, sau đó chần sơ giá qua nước sôi và để nguội.
  • Cho một ít gừng, giá vào cối xay nhuyễn, lọc lấy nước uống.
  • Phần bã sử dụng để ngậm trong khoảng 5 phút.
  • Các dưỡng chất từ gừng và giá sẽ giúp cổ họng dễ chịu hơn, giảm đau hiệu quả.
[size=undefined][size=undefined]
Một số lưu ý khi sử dụng giá đỗ chữa viêm họng
Sử dụng giá đỗ không gây tác dụng phụ như việc sử dụng biện pháp tân dược, là mẹo dân gian được lưu truyền từ xa xưa. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
[Image: chua-viem-hong-bang-gia-do.jpg]Nên chọn mua giá đỗ ở nơi uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh[/size][/size]
  • Thời gian phát huy tác dụng sẽ khác nhau tùy theo cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người, do đó bạn phải kiên trì thực hiện.
  • Lựa chọn giá đỗ nơi bán an toàn, đảm bảo vệ sinh và không chứa hóa chất kích thích mọc mầm gây hại cho sức khỏe. Chọn loại có rễ dài, ốm, hạn chế dùng loại ít rễ, thân mập mọng nước.
  • Đối tượng bị chân tay lạnh, tiêu chảy, hay đau lưng, nhức mỏi,…thì không nên sử dụng phương pháp này. Đồng thời, không nên uống, ăn giá đỗ khi bụng đói, nó có thể gây hại cho dạ dày.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống lạnh,…trong quá trình điều trị, điều này có thể khiến chứng viêm họng của bạn chuyển biến nặng hơn.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để cung cấp vitamin cho cơ thể, đặc biệt là cam, chanh, quýt, bưởi…
  • Giữ vệ sinh răng miệng, tránh vi khuẩn có cơ hội gây hại đến vòm họng đang bị tổn thương.
[size=undefined][size=undefined]
Sử dụng giá đỗ chữa viêm họng là biện pháp dân gian dễ dàng áp dụng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với bệnh nhân viêm họng nhẹ, trường hợp nặng cần được thăm khám y tế sớm để được điều trị[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Reply