Posts: 7,740
Threads: 408
Likes Received: 1,151 in 908 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Đường trắng, đường nâu, đường tinh luyện: Đường nào tốt?
Thứ ba, 06/03/2018 15:35
Các loại đường bạn vẫn ăn hàng ngày thực tế có quy trình sản xuất khác nhau, vì thế chúng sẽ có hương vị khác nhau khi kết hợp với các loại thực phẩm. Sử dụng đúng món ăn mới ngon.
Có phải bạn đang muốn biết đáp án cho câu hỏi: Đường trắng, đường nâu, đường tinh luyện, loại nào tốt nhất cho sức khoẻ? Quy trình sản xuất của chúng thế nào, có sự khác biệt khi kết hợp với các thực phẩm không? Sau đây là thông tin dành cho bạn.
Trong ngành dinh dưỡng, có một câu nói đã trở thành nổi tiếng đó chính là, đường trắng làm bốc hoả, đường tinh luyện giúp hạ hoả và đường nâu bổ huyết, ấm dạ dày. Nói như vậy có nghĩa là con người đã đặt tên và xếp vị trí cho các loại đường từ những tác dụng của nó.
Do giá tiền và hình thức màu sắc khác nhau giữa 3 loại đường, nhiều người thật sự không biết về mặt dinh dưỡng thì chúng khác nhau ra sao, loại nào sẽ tốt nhất cho sức khoẻ.
[size=undefined]
[/size]
Đường trắng, đường nâu, đường tinh luyện: Vốn là "con cùng một mẹ"
Dù là loại đường nào, vốn cũng xuất thân từ cây mía, chiết xuất từ mật mía hoặc củ cải đường hoặc thực vật có vị ngọt mà ra, chúng đều gọi chung là đường mía.
Đường nâu: Chế biến đơn giản, dùng đường mía hoặc đường từ nước củ cải đường, sau khi ép lọc lấy nước/mật loại bỏ bã, nấu chín và cô đặc thành đường nâu.
Đường trắng: Sử dụng đường nâu đã sản xuất ở quy trình trên, tiếp tục xử lý thanh lọc và tẩy trắng, loại bỏ tạp chất và tạo ra sản phẩm đường trắng.
Đường tinh luyện: Sau quy trình sản xuất đường trắng, người ta tiếp tục làm nguyên liệu đầu vào cho đường tinh luyện, làm ra những hạt đường kết tinh trong suốt hơn, sau đó chia ra thành nhiều loại đường tinh chế khác nhau, hạt to, hạt nhỏ…
Đều xuất phát từ một nguồn, nhưng quá trình sản xuất khác nhau sẽ tạo ra những loại đường có hình thức đẹp xấu khác nhau.
[size=undefined][size=undefined]
[/size][/size]
Đường nâu có bổ máu như lời truyền miệng?
Chúng ta thường nghe nói rằng, thiếu máu là do thiếu sắt gây ra, vì vậy không thể làm gì bổ máu mà chỉ bổ sung sắt, tức là chỉ có thể bổ sung sắt để sắt tạo ra máu. Nhưng thực sự đường nâu có hàm lượng sắt rất thấp, tỉ lệ hấp thụ cũng không cao.
Việc ăn đường nâu không bằng ăn thêm ít miếng thịt động vật. Ăn đường nâu trong thời gian dài, không những không bổ máu mà còn gây ra tăng cân.
Mỗi ngày hãy nhớ không được phép ăn quá 50g đường, tốt nhất là hạn chế ở mức dưới 25g. Đường ở đây được hiểu là tất cả các loại đường, bao gồm đường nâu, đường trắng, đường tinh luyện hay đường trắng mềm.
Đường nâu có giàu dinh dưỡng hơn đường trắng không?
Đường nâu và đường trắng đều là nguồn thực phẩm có năng lượng cao, thành phần dinh dưỡng chính của đường vẫn là mật mía, mặc dù đường nâu chứa một lượng nhỏ chất fructose và glucose, nhưng trên thực tế không có sự khác biệt lớn giữa chúng.
Do quy trình sản xuất đường nâu có tỉ lệ tinh chế thấp nên vẫn giữ được nhiều thành phần của mật mía, vì thế chúng vẫn còn giữ lại được một lượng nhỏ các chất lượng vi lượng như canxi, kali, sắt và các nguyên tố vi lượng khác.
Tuy nhiên, đừng quên rằng đường nâu chứa thành phần quan trọng nhất là mật mía, có nghĩa là các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng khác ít, ít hơn so với đường trắng.
Bạn muốn bổ sung các nguyên tố vi lượng thông qua đường nâu? Cách tốt hơn là nên ăn một ít trái cây.
[size=undefined][size=undefined]
[/size][/size]
Sự khác biệt lớn nhất giữa các loại đường chính là hương vị khác nhau khi nấu ăn
Nếu dùng đường đúng cách, chọn loại đường phù hợp với từng loại thực phẩm, thì sẽ làm cho món ăn trở nên ngon hơn, hương vị món ăn sẽ có sự khác biệt.
Đường trắng: Mặc dù không ngọt như đường nâu, nhưng độ tinh khiết tương đối cao, hương vị thuần khiết, thích hợp làm cho những món ăn tươi và ngon hơn, ví dụ nấu trứng gà thêm chút đường, trứng sẽ mềm hơn và bóng mượt.
Đường nâu: Có hương vị mật mía đặc trưng, có thể dùng để nấu chè, hầm các loại đậu, làm các loại bánh sẽ có hương vị khác biệt và tuyệt vời.
Đường tinh luyện: Có hương vị ngọt ngào hơn, khi nấu canh, rau hoặc các món ăn hàng ngày, thêm chút đường tinh luyện thì mùi vị và cảm giác khi ăn sẽ ngon hơn, nhìn món ăn sẽ mềm mướt hơn.
Theo Health/TT
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,740
Threads: 408
Likes Received: 1,151 in 908 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Những lợi ích kỳ diệu từ quả cà chua
Thứ sáu, 02/02/2018 16:07
Cà chua có tên khoa học là Solanum lycopersicum, được cho là có nguồn gốc từ Mexico, là loại thực phẩm vừa là rau, vừa là quả và hiện nay nó là loại thực phẩm rất phổ biến trên toàn cầu. Cà chua có mặt trong rất nhiều món kể cả nước chấm.
Thành phần, giá trị dinh dưỡng của cà chua
Giá trị dinh dưỡng của cà chua đến từ thành phần giàu vitamin, khoáng chất và các loại dưỡng chất quan trọng bao gồm vitamin A , vitamin C và vitamin K vitamin B6, folate và thiamin. Ngoài ra, chúng còn là nguồn thực phẩm giàu kali, mangan, magiê, can xi, phốt pho và đồng, chất xơ và protein. Đặc biệt, trong thành phần Cà chua còn có một số hợp chất hữu cơ như lycopene, quercetin, kaempferol, lutein, zeaxanthin, carotenoid và bioflavonoid, axit coumaric và axit chlorogenic, sắt… góp phần đặc biệt vào lợi ích sức khoẻ tổng thể mà cà chua có thể mang lại cho sức khoẻ - sắc đẹp con người.
Lợi ích sức khỏe, sắc đẹp của cà chua
1. Phòng chống ung thư: Theo các nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard, thuộc Viện Đại học Harvard, Massachusetts - Hoa Kỳ, lycopene từ cà chua có khả năng góp phần phòng chống ung thư tuyến tiền liệt , ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư dạ dày - trực tràng, ung thư họng – miệng – thực quản. Bên cạnh đó, với nguồn giàu vitamin và khoáng chất: 100 gram cà chua có thể cung cấp khoảng 40% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C là một chất chống oxy hóa tự nhiên ngăn ngừa các gốc tự do gây ung thư và làm tổn hại các hệ thống cơ thể.
2. Giảm Cholesterol và bảo vệ tim mạch: Các lycopene trong cà chua ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid (mỡ) trong huyết thanh, làm giảm các loại mỡ máu có hại như Triglyceride và cholesterol tỷ trọng thấp (Low Density Lipoprotein cholesterol-LDL). Những loại mỡ máu này là những thủ phạm chính trong các bệnh tim mạch do làm tăng sự lắng đọng chất béo trong các mạch máu, gây xơ vữa động mạch, tăng huyết ấp…
3. Chống tác hại của khói thuốc lá: Hai thành phần, axit coumaric và axit chlorogenic trong cà chua, có khả năng bất hoạt nitrosamin nội sinh và chất này còn được tìm thấy lượng lớn trong khói thuốc lá. Chất Nitrosamin được phát hiện là chất gây ung thư. Sự hiện diện của axit coumaric, axit chlorogenic và vitamin A với hàm lượng lớn trong cà chua được chứng minh làm giảm tác dụng các chất gây ung thư đến từ việc hút thuốc lá, đặc biệt là ung thư phổi.
4. Cải thiện thị lực: Các thành phần vitamin A, vitamin C, lycopene, lutein và zeaxanthin có trong cà chua, giúp cải thiện thị lực, phòng ngừa bệnh quáng gà, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Hàng loạt các vấn đề của mắt liên quan đến sự hiện diện các gốc tự do. Vitamin A trong cà chua là một chất chống oxy hóa mạnh và có khả năng loại trừ các gốc tự do rất tốt.
[size=undefined]
[/size]
5. Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Cà chua, với thành phần chứa chất xơ tiêu hóa, cả hai loại chất xơ hòa tan và không tan. Chúng giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy, ngăn ngừa chứng vàng da tắt mật và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn kích thích nhu động ruột, kích thích hệ cơ trơn tiêu hóa làm tăng lưu thông hơi và dịch tiêu hóa ở khu vực đại tràng, hỗ trợ phòng chống ung thư đại – trực tràng – hậu môn.
6. Phòng ngừa các bệnh về rối loại đông máu, tạo máu, và tăng huyết áp: Cà chua chứa nhiều vitamin nhóm B, Kali, cũng như sắt. Kali làm thành mạch máu dẽo dai, mềm mại hơn, đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ mạch máu, ổn định huyết áp. Sắt và các vitamin nhóm B là nguyên liệu cho quá trình tạo máu. Vitamin K, rất cần thiết cho quá trình đông máu và kiểm soát chảy máu.
7. Ổn định đường huyết – Phòng chống bệnh và biến chứng đái tháo đường: Thành phần chất xơ trong cà chua làm chậm sự hấp thu đường ở ruột. Vả lại, thành phần cacbohydrate (chất bột đường) trong cà chua rất thấp. Điều này có tác dụng làm ổn định lượng đường trong máu. Một nghiên cứu được đăng tải bởi tạp chí y khoa thuộc Hiệp hội Y khoa Hoa kỳ cho biết: hoạt chất chống oxy hóa trong cà chua có tác dụng hạn chế các tổn thương mạch máu ở thận, biến chứng thường thấy ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.
8. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu: Với thành phần chứa nhiều nước, carotenoid và bioflavonoid, Cà chua có tính kháng viêm tốt và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu, cũng như ung thư bàng quang. Bên cạnh đó, Cà chua còn có tác dụng bài niệu làm tăng việc loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.
9. Phòng ngừa sỏi mật: Với thành phần giàu chất xơ hòa tan và lycopene, Cà chua có khả năng phòng ngừa bệnh sỏi mật thông qua việc hỗ trợ làm tăng thải axit mật và muối mật qua đường tiêu hóa, tăng lưu thông mật ruột và làm giảm lắng đọng ở túi mật.
10. Đẹp dáng – sáng da – mượt mà mái tóc: Với thành phần giàu các hoạt chất chống oxy hóa mạnh, vitamin A, vitamin k, Canxi…, Cà chua hỗ trợ tăng cường sức khỏe răng, xương, và da, hạn chế tối đa tổn hại từ tia cực tím, một trong những nguyên nhân gây ra các nếp nhăn cho làn da. Và chất xơ trong cà chua hỗ trợ cân bằng hấp thu các dưỡng chất ở ruột, giúp phòng chống thừa cân béo phì, giúp bạn có một “body” thon thả. Các Vitamin như A, E… và sắt trong cà chua hỗ trợ cân bằng pH và môi trường vùng chân tóc, phòng chống gầu, dị ứng cũng như tăng hệ thống vi tuần hoàn da đầu, giúp bạn có một mái tóc óng ả, mượt mà và khỏe mạnh.
[size=undefined]
Để bảo toàn hầu hết các dưỡng chất, nên dùng cà chua tươi, xay nhuyễn (Nguồn: Internet)
[/size]
Dùng cà chua cách nào tốt nhất?
Quả cà chua to hay nhỏ không quan trọng lắm, quan trọng là màu sắc và mật độ. Quả cà chua căng bóng, chín mọng, có màu càng đỏ thì càng chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là thành phần lycopene, betacarotene, thành phần chống oxy hóa khác và vitamin C.
Phần lớn hàm lượng Lycopene, quercetin, kaempferol và các thành phần chống oxy hóa khác được tìm thấy trong thành các tế bào quả cà chua. Khi được nấu chín kỹ hay xay nhuyễn, các hoạt chất chống oxy hóa này được phóng thích nhiếu nhất. Một phân tích gộp quan sát trên 21 nghiên cứu liên quan, được đăng tải bởi Hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ chỉ ra rằng, những người đàn ông ăn cà chua tươi giảm 11% nguy cơ ung thư Tiền liệt tuyết, trong khi đó tỷ lệ này là 19% ở những người ăn cà chua được nấu chín kỹ.
Tất nhiên trong trường hợp nấu chín, thành phần các vitamin không bền với nhiệt sẽ mất đáng kể. Để bảo toàn hầu hết các dưỡng chất, nên dùng cà chua tươi, xay nhuyễn. Tiến sĩ Britt Burton-Freeman có khuyến cáo trong bài viết trên tạp chí Y học và Lối sống Hoa kỳ: “Cà chua tươi có đặc tính chống viêm và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa rối loạn chức năng nhận thức”. Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến khích đàn ông cần ăn cà chua ít nhất mỗi tuần một lần nhằm tăng cường sức khoẻ tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, khi chế biến món ăn có cà chua, nên thêm vào tí dầu ăn. Việc này sẽ giúp các thành phần dưỡng chất trong cà chua được hấp thu tối đa vào cơ thể. Tùy theo khẩu vị và phong cách ăn uống của mỗi người, Cà chua có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau, nấu chín, ăn tươi, xay nhuyễn hay ép lấy nước…
Theo BS. Nguyễn Vũ Linh/ NDH
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,740
Threads: 408
Likes Received: 1,151 in 908 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Uống đồ uống rất nóng có thể gây ung thư?
Thứ năm, 21/12/2017 10:27
Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) - thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - đã phân loại uống đồ uống rất nóng vào nhóm có thể gây ung thư cho con người (Nhóm 2A).
Trà là một trong những thức uống cổ xưa và phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như Nhật, Trung Quốc, Anh, Mỹ… Trà được làm từ lá của cây Camellia sinensis. Một thời gian ngắn sau khi thu hoạch, lá trà bắt đầu héo và bị ôxy hóa. Trong suốt quá trình oxy hóa, các chất hóa học trong lá bị phá vỡ bởi các enzym, lá trở nên sẫm màu và có mùi thơm.
Quá trình oxy hóa này có thể được ngăn chặn bằng cách nung nóng nhằm làm bất hoạt các enzym.
Trà đen được tạo ra khi lá trà héo, cuộn, và bị oxy hóa hoàn toàn. Ngược lại, trà xanh được làm từ lá tươi mà không bị oxy hóa. Trà Oolong được làm từ lá héo và bị oxy hóa một phần, tạo ra một loại trà trung gian. Trà trắng được làm từ lá non hoặc chồi tăng trưởng đã trải qua quá trình oxy hóa tối thiểu. Sấy khô có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa.
Trà có gây ung thư không?
Trà gồm các polyphenol, các alkaloid (cafein, theophyllin và theobromine), các acid amin, carbohydrate, protein, chất diệp lục, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (chất hóa học dễ dàng tạo thành hơi và tạo mùi cho trà), florua, nhôm, khoáng chất, và nguyên tố khác (3).
Các polyphenol, nhóm lớn các chất hóa học từ thực vật bao gồm các catechin (4), có lợi cho sức khỏe. Các catechin hoạt động và phong phú nhất trong trà xanh là epigallocatechin-3-gallate (EGCG).
Các polyphenol trong trà xanh chứa nhiều EGCG, EGC, ECG và EC-, theaflavins và thearubigins trong trà đen có hoạt tính chống oxy hóa (5), đặc biệt là EGCG và ECG, có khả năng thu nhặt các gốc tự do và bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy DNA do các gốc oxy phản ứng (ROS) gây ra (5).
Polyphenol trong trà cũng có tác dụng ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư và kích hoạt quá trình chết tự nhiên của tế bào (apotosis) trong nghiên cứu ở phòng thí nghiệm và trên động vật (1, 6).
[size=undefined]
Ảnh minh họa
[/size]
Trong các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm và trên động vật khác, catechin trong trà đã được chứng minh khả năng ức chế sự hình thành mạch và xâm lấn của các tế bào ung thư (7).
Ngoài ra, chất polyphenol trong trà có thể bảo vệ chống lại những tác lại gây ra bởi bức xạ tia cực tím (UV) (6, 8), đồng thời còn có khả năng điều chỉnh chức năng của hệ thống miễn dịch (9).
Hơn nữa, trà xanh còn có thể kích hoạt các enzym giải độc, chẳng hạn như Glutathione S-transferase và Quinone reductase, có thể chống lại sự phát triển của khối u (9).
Mặc dù rất nhiều các tác động có lợi của trà được cho là do hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ của polyphenol trong trà, tuy nhiên, cơ chế chính xác giúp ngăn ngừa bệnh ung thư của trà vẫn chưa được đưa ra (6).
Liên quan đến trà xanh, chúng ta có thể nhìn vào hai nghiên cứu. Trong một nghiên cứu ở phụ nữ Nhật Bản đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú ở giai đoạn đầu (không di căn), những người tiêu thụ ít nhất ba tách trà xanh mỗi ngày, có khả năng tái phát ít hơn 57% so với những phụ nữ uống một tách hoặc ít hơn mỗi ngày (10).
Một nghiên cứu khác cũng tại Nhật cho thấy những người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt uống hơn năm cốc trà mỗi ngày sẽ giảm 50% nguy cơ tiến triển ung thư (11).
Mách bạn cách uống trà đúng cách
Trà được FDA Hoa Kỳ công nhận là an toàn. Nghiên cứu an toàn được xem xét dựa trên khả năng tiêu thụ lên đến 1200 mg EGCG khi bổ sung ở người lớn khỏe mạnh trong khoảng thời gian từ 1 đến 4 tuần (12, 13).
Các tác dụng phụ được báo cáo trong các nghiên cứu này bao gồm thừa khí trong ruột, buồn nôn, ợ nóng, đau dạ dày, đau bụng, chóng mặt, nhức đầu, đau cơ (12, 13).
Trong một nghiên cứu ở Nhật Bản, trẻ em từ 6 đến 16 tuổi uống nước giải khát trà xanh có chứa 576 mg catechin (nhóm thực nghiệm) hoặc 75 mg catechin (nhóm chứng) trong 24 tuần không có tác dụng phụ (16). Chưa có nghiên cứu cho thấy hàm lượng catechin cao hơn có an toàn đối với trẻ em hay không.
Như những thức uống chứa caffeine khác chẳng hạn như cà phê và cola, caffeine chứa trong nhiều sản phẩm chè có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, run, nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, và lợi tiểu (15).
Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng về những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người lớn khi tiêu thụ một lượng vừa phải caffeine (khoảng 300 mg đến 400 mg mỗi ngày).
Không có nhiều nghiên cứu đề cập đến tác động của caffein trên trẻ em (15). Tóm lại, liều lượng cafein ít hơn 3 mg/kg trọng lượng cơ thể không dẫn đến tác dụng phụ ở trẻ em (15). Liều cao hơn có thể dẫn đến một số ảnh hưởng hành vi, chẳng hạn như gia tăng căng thẳng hoặc lo âu và rối loạn giấc ngủ (16).
[size=undefined]
Ảnh minh họa
[/size]
Trà đen và trà xanh có thể ức chế hoạt tính sinh học của sắt trong ăn uống (4). Tác động này có thể ảnh hưởng quan trọng đến những người bị thiếu máu thiếu sắt (4).
Các tác giả của 35 nghiên cứu về ảnh hưởng của việc uống trà đen đối với tình trạng thiếu sắt ở Anh kết luận rằng, mặc dù uống trà hạn chế sự hấp thu sắt trong ăn uống nhưng không có đủ bằng chứng để kết luận rằng có ảnh hưởng đến hemoglobin và nồng độ ferritin trong máu ở người lớn (17).
Sự tương tác giữa trà và sắt có thể được giảm nhẹ bằng cách tiêu thụ thực phẩm tăng cường hấp thu sắt trong cùng một bữa ăn, chẳng hạn như những loại có chứa vitamin C (chanh), và các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt (thịt đỏ) (4).
Uống đồ uống rất nóng có thể gây ung thư?
Bên cạnh việc dùng các thức uống có chứa các chất có lợi cho sức khỏe hằng ngày thì việc dùng như thế nào cũng rất quan trọng. Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại uống đồ uống rất nóng vào nhóm có thể gây ung thư cho con người (Nhóm 2A).
Đồ uống rất nóng là đồ uống nóng hơn 65°C (149 độ Fahrenheit).
Tại Mỹ, cà phê, trà, sô cô la nóng, và các đồ uống nóng khác thường được uống ở nhiệt độ thấp hơn 65°C (18).
Điều này được đưa ra dựa trên bằng chứng hạn chế từ các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy có sự liên quan giữa bệnh ung thư thực quản và uống đồ uống rất nóng.
Các nghiên cứu ở những nơi như Trung Quốc, Cộng hòa Hồi giáo Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, và Nam Mỹ, mate và trà được uống theo kiểu truyền thống ở nhiệt độ rất nóng (khoảng 70°C), cho thấy nguy cơ ung thư thực quản tăng lên tỉ lệ thuận với nhiệt độ của thức uống khi uống (18)
Trong các thí nghiệm liên quan đến động vật, cũng có bằng chứng hạn chế cho thấy khả năng gây ung thư của nước rất nóng.
Ung thư thực quản là ung thư phổ biến thứ 8 trên toàn thế giới và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong với khoảng 400 000 trường hợp tử vong được ghi nhận trong năm 2012 (5% của tất cả các trường hợp tử vong do ung thư).
Tuy nhiên, tỷ lệ các trường hợp mắc bệnh ung thư thực quản mà có liên quan đến việc uống thức uống nóng thì không được biết đến (18).
Cố vấn khoa học: TS. Nguyễn Hồng Vũ
Theo Trí Thức Trẻ/ Tea and Cancer Prevention
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,740
Threads: 408
Likes Received: 1,151 in 908 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Có nên dùng lá chuối gói thực phẩm?
Thứ ba, 05/12/2017 11:07
Đựng thức ăn trên lá chuối, hoặc gói thực phẩm bằng lá chuối đã có từ hàng trăm năm nay, cho đến nay vẫn được sử dụng bởi nó không chỉ thân thiện với môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích.
Lá chuối không còn xa lạ gì trong đời sống người dân Việt Nam, lá chuối dùng để gói những thức bánh thơm thảo; bánh chưng, bánh tét, những gói xôi, cơm mắn.
Không chỉ thế trên thế giới, ở một số tiểu bang Nam Ấn Độ, họ có truyền thống dùng lá chuối để phục vụ thức ăn: Gạo, thịt, rau, đậu lăng, cà ri và dưa chua đều được phục vụ trên cùng một lá.
Xôi măng - đặc sản của người Kon Tum. Ảnh: Thegioidisan
Và thực tế, lá chuối mang lại nhiều lợi ích hơn chúng ta nghĩ.
1. Lành mạnh
Theo Indiatimes, lá chuối có chứa một hợp chất có nguồn gốc từ thực vật được gọi là polyphenols như epigallocatechin (EGCG), cũng được tìm thấy trong trà xanh. Polyphenols là hợp chất chống oxy hóa tự nhiên chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật.
Mặc dù lá chuối không dễ tiêu hóa nếu được ăn trực tiếp nhưng các thực phẩm được đặt trên nó sẽ hấp thụ polyphenols từ lá, do đó bạn sẽ nhận được các chất dinh dưỡng lành mạnh từ đó.
Bên cạnh đó, người ta cũng tin rằng lá chuối có đặc tính chống vi khuẩn có thể giết chết các “mầm bệnh” trong thức ăn, làm giảm nguy cơ ốm, bệnh tật cho bạn.
2. Vị ngon hơn
Lá chuối có một lớp phủ sáp có mùi thơm và hương vị tinh tế nhưng khác biệt. Khi thức ăn nóng được đặt trên lá, lớp sáp tan chảy và hòa quyện hương vị vào thực phẩm khiến chúng có vị ngon hơn.
3. Thân thiện với môi trường
[size=undefined]
Lá chuối đựng thức ăn vừa tốt lại thân thiện với môi trường. Ảnh: Kenh14
[/size]
Hầu hết mọi người sử dụng đĩa nhựa hoặc tấm xốp dùng một lần để đựng đồ ăn khi họ cần, tuy nhiên lá chuối lại là một lựa chọn thân thiện với môi trường. Bởi chúng phân hủy trong một thời gian rất ngắn, không giống như nhựa, mất hàng trăm năm để phân hủy.
4. Sạch sẽ hơn
Lá chuối không cần phải làm sạch nhiều, chỉ cần rửa bằng nước sạch là chúng ta có thể sử dụng. Nếu bạn đang ăn ở nơi mà các tiêu chuẩn về vệ sinh có vấn đề, tốt nhất hãy đựng thức ăn trong lá chuối thay vì một chiếc đĩa hay tấm nhựa không được làm sạch đúng cách.
5. Không có hóa chất
Những chiếc đĩa kim loại hoặc nhựa khi được rửa bằng xà phòng và nước, vẫn có thể để lại dấu vết của các hóa chất trong xà phòng trên đĩa, làm ô nhiễm thực phẩm của bạn.
Nhưng với lá chuối chỉ cần được rửa bằng nước sạch kỹ càng và không cần phải rửa bằng xà phòng, bởi vậy thức ăn của bạn sẽ miễn nhiễm với hóa chất.
6. Tiện dụng
Trên thực tế, một tàu lá chuối khá lớn, nó có thể chứa một bữa ăn bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Các lá phần lớn cũng không thấm nước, nhờ lớp vỏ bọc sáp của chúng, do đó chúng có thể giữ các món xốt không bị sũng nước và dính quá nhiều nước xốt vào đồ đựng thực phẩm.
[size=undefined]
Ảnh: Bepnhabeo
[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,740
Threads: 408
Likes Received: 1,151 in 908 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Bí mật về tác hại của đường bị che giấu suốt 50 năm
Thứ bảy, 25/11/2017 11:07
Ngành công nghiệp đường đã chặn đứng một nghiên cứu về tác hại của đường cách đây 50 năm. Bởi, kết quả đã chỉ ra mối liên hệ giữa đường với bệnh tim và ung thư. Nếu được công bố, nghiên cứu sẽ sớm cho chúng ta thấy tác hại ghê gớm của đường.
Một tài liệu vừa được công bố trên tạp chí PLOS Biology tiết lộ: Ngành công nghiệp đường đã chặn đứng một nghiên cứu khoa học vào năm 1968. Tại sao họ phải làm vậy? Bởi nghiên cứu này chỉ ra rằng, việc ăn nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Nếu nó được công bố với toàn thế giới, chúng ta chắc chắn sẽ không tiêu thụ nhiều đường như hiện nay.
Theo như bài báo mô tả, khoảng 50 năm trước, ngành công nghiệp đường có tài trợ cho một số nghiên cứu khoa học. Công việc được thực hiện thông qua một nhóm thương mại được gọi là Quỹ Nghiên cứu Đường quốc tế (ISRF).
Trong số các công trình nhận tài trợ, có một nghiên cứu trên chuột gọi là Dự án 259. Nghiên cứu này được thực hiện năm 1968, do nhà khoa học W.F.R Pover đến từ trường Đại học Birmingham làm chủ dự án.
Dự án 259 đã bước đầu tìm ra mối liên hệ giữa việc ăn nhiều đường với sự phát triển của bệnh tim, thậm chí là ung thư bàng quang. Khi đó, ISRF đã cắt hoàn toàn tài trợ cho nghiên cứu này. Vì không có kinh phí bổ sung, Dự án 259 đã bị chấm dứt và kết quả của nó chưa bao giờ được công bố.
Đây không phải là lần đầu tiên một dự án khoa học bắt buộc phải ngừng lại vì ngành công nghiệp này không chịu rót vốn. Một sự can thiệp khác nhằm thao túng các kết quả khoa học của ngành này cũng từng bị phanh phui vào năm 2016. Theo đó, các tài liệu bị phanh phui đã cáo buộc ISRF - sau này được gọi là Quỹ nghiên cứu đường (SRF) – hối lộ cho 3 nhà khoa học của Đại học Harvard vào những năm 1960 để che giấu mối liên hệ giữa đường và bệnh tim, đồng thời đổ lỗi nguyên nhân này cho chất béo bão hòa.
Tài liệu tiết lộ mới đây của tạp chí PLOS Biology tiếp tục củng cố các bằng chứng cho thấy ngành công nghiệp đường đã “tác động” đến khoa học. Ý định của họ là dập tắt tận gốc các cuộc thảo luận về tác hại của đường với sức khỏe, thông qua các quỹ tài trợ nghiên cứu.
"Nếu Dự án 259 được hoàn thành và công bố, nó sẽ thúc đẩy một cuộc thảo luận khoa học về mối liên quan giữa đường và bệnh tim”, giáo sư y khoa Stanton Glantz tại Đại học California cho biết. "Và họ (ngành công nghiệp đường – NV) đã ngăn cản chuyện đó xảy ra”.
[size=undefined]
Tác hại của đường là thứ mà ngành công nghiệp sản xuất đường muốn che dấu.
[/size]
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số thực phẩm nhất định đến sức khỏe là vấn đề rất quan trọng. Bởi, nó giúp chính phủ định hướng các hướng dẫn chế độ ăn để ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, khoa học về dinh dưỡng đôi khi bị thao túng bởi các nhóm ngành công nghiệp có liên quan.
Năm 2015, The New York Times phản ánh rằng, Coca-Cola đã trả cho các nhà khoa học để làm giảm sự chú ý của công chúng vào mối liên hệ giữa đồ uống có đường và bệnh béo phì. Năm 2016, Associated Press cũng phanh phui việc các công ty sản xuất kẹo tài trợ cho một nghiên cứu giả để chứng minh rằng: trẻ ăn kẹo có cân nặng thấp hơn những trẻ không ăn.
Marion Nestle, giáo sư dinh dưỡng, nhà nghiên cứu thực phẩm và sức khỏe cộng đồng tại Đại học New York, đang viết hẳn một cuốn sách về vấn đề thao túng khoa học của các nhóm ngành công nghiệp. Theo bà, điều này cũng xảy ra trong lĩnh vực dược phẩm, khi một số công ty có thể ngăn chặn các nghiên cứu gây bất lợi cho các sản phẩm thuốc của mình.
Trở lại với Dự án 259, đó là một nghiên cứu khảo sát mối liên hệ giữa các loại đường và một loại chất béo trong máu gọi là triglyceride, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Năm 1968, các kết quả sơ bộ từ Dự án 259 cho thấy những con chuột ăn nhiều đường có mức triglycerides cao hơn. Đồng thời, những con chuột này cũng có mức độ enzyme gọi là beta-glucuronidase trong nước tiểu cao hơn. Enzyme này được cho là có liên quan đến các triệu chứng của ung thư bàng quang.
Cũng theo các tài liệu bị phanh phui trên tạp chí PLOS Biology, những phát hiện từ Dự án 259 được mô tả là "một trong những dấu hiệu đầu tiên về sự khác biệt sinh học giữa những con chuột ăn đường sucrose". Sau 27 tháng tài trợ dự án này, ISFR đã cắt nguồn tiền. Vì vậy, nghiên cứu này chưa bao giờ hoàn thành và kết quả của nó cũng chưa bao giờ được công bố.
"Tại sao họ muốn tài trợ cho nghiên cứu mà có thể chống lại lợi ích của họ chứ? Chẳng có lý do gì để họ muốn làm điều đó cả", giáo sư Nestle cho biết.
[size=undefined]
Dự án 259 chỉ ra mối liên hệ ban đầu giữa tiêu thụ đường với bệnh tim và ung thư bàng quang.
[/size]
Trong một tuyên bố đáp lại, Hiệp hội Đường Hoa Kỳ - tên gọi mới của ISRF ngày nay - đã chỉ trích bài báo của tạp chí PLOS Biology. Họ không công nhận đó là một nghiên cứu khoa học mà chỉ gọi nó là một "quan điểm". Hiệp hội này giải thích Dự án 259 đã kết thúc vì nó "quá chậm tiến độ" và "thường xuyên bị đội ngân sách”.
"Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của mình, Hiệp hội Đường đã chấp nhận các nghiên cứu khoa học mới và tiến bộ nhằm nỗ lực thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về đường, các chế độ ăn uống và sức khỏe", đại diện của ISRF cho biết thêm.
Không thể nói liệu những phát hiện ban đầu của Dự án 259 có được khoa học xác nhận lại hay không. Nhưng các nghiên cứu khoa học khác ngày nay cũng chỉ cho chúng ta biết rằng: ăn nhiều đường phụ gia – có trong nước ngọt, đồ ngọt và ngũ cốc ăn sáng chẳng hạn - làm tăng nguy cơ chết vì bệnh tim.
Walter Willett, giáo sư về dịch tễ học và dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, người không tham gia vào nghiên cứu này, cho biết: "Vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng rằng đường là nguyên nhân gây ra ung thư bàng quang hoặc các ung thư khác ở người. Nghiên cứu trên chuột này không liên quan trực tiếp tới ung thư ở người, và nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến những kết luận của nền khoa học ngày nay".
Tuy nhiên, trở lại những năm 1960, kết quả sơ bộ từ Dự án 259 đủ thú vị để đảm bảo một loạt các nhà khoa học khác sẽ tập trung mối quan tâm của họ vào đường. Có điều, ngành công nghiệp đường đã cắt tài trợ dự án bởi vì họ không thích kết quả phía sau đó.
Giáo sư Nestle đồng ý với quan điểm này. Dẫu việc tài trợ hay không là quyền của ISRF, nhưng rõ ràng, ngành công nghiệp đường đã không tài trợ vì lòng nhiệt tình khoa học của họ. "[Họ tài trợ] không phải là vì khoa học. Đó là vì tiếp thị”, giáo sư Nestle nói. "Nếu [họ tài trợ nghiên cứu] vì khoa học, họ sẽ theo đuổi kết quả đến cùng [thay vì chặn đứng] nó".
Theo Trí thức trẻ/Theverge/ZKnight
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,740
Threads: 408
Likes Received: 1,151 in 908 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Táo tây, táo ta và táo tàu
Thứ sáu, 17/11/2017 14:31
Mùa thu đến, các loại hoa quả tươi xứ lạnh bắt đầu ồ ạt xuất hiện trên thị trường Việt Nam, quen thuộc nhất là nho, lê và táo. Trong số đó, táo là loại dễ gây nhầm lẫn nhất.
Do cách gọi giống nhau nên loại xanh loại đỏ, loại nhỏ loại lớn gì cũng là táo. Vậy đâu mới là táo “thật” và đâu là táo Việt Nam?
Táo tây
Đầu tiên, phải nói đến loại quả dễ gây nhầm lẫn nhất: táo “tây” – tiếng anh là apple. Đây là loại cây thuộc họ Hoa Hồng, sống chủ yếu ở vùng ôn đới, quả thường chín vào mùa thu. Đối với người Việt chúng ta, loại táo này có nguồn gốc từ các nước Tây Âu (nên mới ưu ái gọi là táo “tây”) nhưng thật ra, các nước châu Á thuộc vùng khí hậu ôn đới đều có trồng như Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Loại táo Tây thường thấy thuộc họ Hoa hồng.
Táo đối với người phương Tây cũng quen thuộc với bữa ăn như chuối với người Việt Nam vậy. Có đến mấy chục loại táo khác nhau: từ màu đỏ như táo Bạch Tuyết Red Delicious đến xanh Granny Smith to cỡ như quả ổi; từ loại thuần chủng với hương vị chua chua, ngọt ngọt như Braeburn đến loại lai F1 Fuji thơm giòn nổi tiếng và lai F(n) ngọt thanh như Honeycrisp; từ loại vỏ vàng ươm Golden Delicious đến loại vỏ đỏ tím mà ruột cũng đỏ tím như được nhuộm của Almata…
Từ khi các đường bay quốc tế đến Việt Nam dễ dàng hơn, với giá cả cạnh tranh hơn, các loại trái cây nước ngoài cũng bắt đầu ồ ạt đổ bộ vào nước ta, trong đó tiên phong là các loại táo. Lý do chính là vì táo có thể giữ được rất lâu. Nếu sau khi thu hoạch, được đánh bóng bằng một lớp sáp thực phẩm cực mỏng để chống mất nước và bảo quản ở điều kiện lý tưởng (0 – 2oC với độ ẩm cao 90 – 95%) thì táo có thể giữ tươi tới 6 tháng, thậm chí là cả năm.
Ở nước ta, táo tây cũng được trồng nhiều ở các tỉnh giáp ranh với Trung Quốc như Sơn La, Lào Cai nhưng vì không hợp thổ nhưỡng nên quả táo tây của ta chỉ bé bằng nắm tay trẻ con, giòn nhưng vị chua, không mang lại giá trị kinh tế. Chính vì sự nhập nhằng này nên trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại táo không rõ nguồn gốc (hoặc từ Trung Quốc nhập về mà không được kiểm định an toàn thực phẩm) mạo danh là táo Việt Nam dưới các tên gọi như “táo đá Hà Giang”, “táo dân tộc”, “táo Sapa”… Chỉ có một loại trong họ Hoa Hồng sinh trưởng mạnh nhất ở Việt Nam là táo mèo, sẽ được đề cập đến bên dưới.
[size=undefined]
Loại táo Honeycrisp có vị ngọt thanh.
[/size]
Táo “tây” là loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khoẻ. Dù không giàu các loại vitamin và khoáng chất nhưng táo lại là một nguồn cung cấp chất xơ và nhiều loại chất chống oxi hoá dồi dào. Nếu ăn một lượng táo vừa đủ, đều đặn mỗi ngày tuỳ theo nhu cầu của cơ thể thì sẽ cải thiện được chức năng tim, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và tiểu đường. Ngoài ra, táo còn cực kỳ hữu dụng cho những người muốn giảm cân.
Táo ta
Hoàn toàn khác biệt với táo “tây”, táo “ta” – nghĩa là táo bản địa của Việt Nam – chỉ có duy nhất một màu xanh. Đây là loài cây ăn quả nhiệt đới nên thích hợp với khí hậu Việt Nam. Tuy nhiên, tuỳ theo thổ nhưỡng từng vùng, chúng có thể cho ra quả có hình dáng và mùi vị khác nhau. Song, về tổng quan, nước ta chỉ có hai loại táo là táo chua và táo đường. Táo chua là giống thuần từ táo dại, quả thon dài, da mỏng, dễ chín và khi chín thì có vị chua chua, ngọt ngọt rất dễ chịu và thơm, hiện nay vẫn được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Táo đường là loại táo được ghép gốc, quả tròn, thịt cứng, ăn ngọt nhưng không có mùi thơm. Táo hồng ở các tỉnh miền Tây, táo gió và táo bom Phan Rang là các loại táo đường được trồng phổ biến ở nước ta hiện nay.
[size=undefined]
Loại táo gió Ninh Thuận.
Táo bom Ninh Thuận.
[/size]
Táo ta là nguồn vitamin tự nhiên dồi dào cho sức khoẻ con người. Mỗi 100gr táo xanh chứa lượng vitamin C cao gấp 8 lần trong 100gr cam hay quýt. Tuy nhiên, táo ta lại không có nhiều ứng dụng trong ngành thực phẩm mà thường chỉ được dùng tươi. Riêng táo chua thì có thể chờ chín xốp rồi phơi khô, ngâm rượu nhờ mùi thơm đặc trưng của nó.
Đã nhắc rượu táo thì không thể không nói đến táo mèo, đây là một loại táo có nguồn gốc một trăm phần trăm ở Việt Nam, không lẫn vào đâu được và là đặc sản của vùng núi phía Bắc. Tương tự, táo mèo vốn cũng thuộc họ Hoa Hồng nên đúng ra cũng phải được gọi là táo tây, nhưng vì sinh trưởng ở vùng đất của dân tộc Mèo (hay thường gọi là người Mông), được người Mèo hái lượm, sử dụng nên không biết từ lúc nào đã chết với cái tên “táo mèo”.
Táo mèo thật ra là một vị thuốc Bắc vô cùng nổi tiếng, còn gọi là sơn tra. Táo mèo tươi có vỏ xanh, thịt quả rất chắc; khi chín thì thịt xốp hơn, vỏ chuyển sang màu vàng mơ hoặc ửng đỏ, dậy mùi thơm rất ngọt nhưng vị thì không ngọt chút nào. Táo mèo rất chua và chát, do đó không thể ăn sống mà chỉ có thể chế biến – cách tốt nhất là ngâm – để rút được hết mùi thơm ngọt ngào và dược chất của chúng.
[size=undefined]
Táo mèo chín.
[/size]
Theo Y học cổ truyền, táo mèo có vị chua ngọt thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp dịch vị tăng bài tiết axít mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em bú sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng. Dịch chiết từ táo mèo có tác dụng ức chế trực khuẩn E.Coli, lỵ, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh.
Nhiều hơn nữa, nghiên cứu hiện đại cho thấy táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mạn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ.
Do có rất nhiều công năng chữa bệnh, vào mùa lại có sẵn trên cây nên hầu như đến bất kỳ một nhà nào ở vùng Tây Bắc, ta cũng sẽ được mời một… chum rượu táo mèo ở bữa cơm. Có thể người Mèo cũng chưa biết được hiệu quả tuyệt vời của táo mèo, họ chỉ thấy rượu táo mèo thơm ngon hết ý, uống vào không đau đầu, lại dễ ngủ, dễ tiêu cho khẩu phần rất nhiều thịt và nếp ở bữa cơm nên người nọ cứ truyền miệng cho người kia, vô tình đưa rượu táo mèo và giấm táo mèo trở thành một đặc sản “thần thánh” ở vùng rẻo cao này.
Táo tàu
Cuối cùng, lại phải nói đến một loại quả đang gây tranh cãi trong hai năm gần đây, cũng thuộc họ nhà táo ta: táo tàu (jujube).
[size=undefined]
Táo tàu xanh.
[/size]
Gọi là táo tàu nên chắc chắn phải được trồng ở bên Tàu (Trung Quốc). Táo tàu tươi hoàn toàn xa lạ với người Việt Nam, nhưng táo tàu khô thì không ai không biết. Táo tàu khô có hai loại: táo tàu đen (loại vẫn bán ở các tiệm đồ khô và cửa hàng thuốc Bắc) được làm từ quả còn xanh, phơi vài nắng cho dôn dốt rồi sên với đường và các loại thuốc Bắc, sấy khô để giữ được lâu; còn có táo tàu đỏ (hay còn gọi là hồng táo) là quả táo chín khô trên cây từ mùa thu đến mùa đông, rồi được thu hoạch nguyên quả. Có rất nhiều loại táo tàu - loại to nhất gần bằng nắm tay của trẻ sơ sinh, loại bé nhất thì chỉ bằng một đốt ngón tay của người lớn – nhưng đều có một đặc tính là vỏ quả chuyển màu nâu thẫm và ruột xốp lại khi chín.
Một hai năm gần đây, ở Việt Nam rộ lên “mốt” ăn táo tàu tươi vì cho rằng táo tàu tươi là thần dược chữa mất ngủ, đau đầu. Trên thực tế, nếu táo tàu khô có vô vàn ứng dụng trong các toa thuốc Bắc thì táo tàu tươi có chứa hàm lượng Vitamin càng phong phú, nhưng chúng chỉ có từ cuối hè sang thu, không phải lúc nào cũng mua được, hơn nữa ăn nhiều có thể gây tổn hại đến chức năng tiêu hóa. Vì thế, các lương y chuộng hồng táo hơn - tuy hàm lượng Vitamin giảm nhưng hàm lượng sắt lại tăng cao, hơn nữa dinh dưỡng dễ được hấp thu hơn, thích hợp để nấu ăn trị bệnh.
[size=undefined]
Táo tàu đỏ (còn gọi là hồng táo).
[/size]
Kết: Thiên nhiên vốn luôn ưu đãi chúng ta; cho dù là táo tây, táo tàu hay táo ta thì bản thân mỗi loại đều có tác dụng tốt với sức khoẻ con người. Người tiêu dùng chỉ cần chú ý chọn các loại hoa quả theo mùa thì sẽ có được món ăn vừa ngon, vừa bổ, rẻ, lại tránh được các loại hoá chất bảo quản.
Chiếc Thìa Vàng
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,740
Threads: 408
Likes Received: 1,151 in 908 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
chỉ thêm hại thận
Những loại thức ăn dùng nhiều chỉ thêm hại thận
Caythuoc.Org 3 Nămtrước Không Có Phản Hồi
Ở bài viết này chúng tôi sẽ thông tin đến các bạn 5 loại thuốc và thực phẩm có nguy cơ gây hại đến chức năng thận. Các bạn nên biết tiết chế và sử dụng sao cho hợp lý nhé.
Dân gian có câu bệnh từ miệng mà ra. Câu nói Quả thật chẳng sai chút nào, cách ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn đặc biệt là chức năng thận.
Các loại thức ăn đưa vào trong cơ thể của chúng ta ảnh hưởng rất lớn đến chức năng thận, có những thức ăn giúp bổ thận mang nhiều lợi ích cho chức năng thận nhưng cũng có không ít những loại đồ ăn, thức uống gây hại cho thận thậm chí dùng nhiều có thể dẫn đến nguy cơ bị suy thận. Dưới đây là những thực phẩm, thuốc mà các bạn cần hết sức lưu ý trong quá trình sử dụng:
[/url]Thuốc kháng sinh
Mục lục [url=https://caythuoc.org/nhung-loai-thuc-dung-nhieu-chi-hai.html#]hiện
1. Thuốc kháng sinh, thuốc ngủ
Thuốc kháng sinh, thuốc ngủ là một trong những phát minh vĩ đại của thế giới, nó giúp cho rất nhiều bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh.
Ngoài những mặt tích cực thì thuốc kháng sinh cũng có những mặt trái đó là nếu sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng thận, đặc biệt là những người chức năng thận không hoạt động tốt nếu lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc ngủ nguy cơ suy thận rất cao.
Lời khuyên cho các bạn: Nếu bạn chỉ bị cảm cúm, sổ mũi nhức đầu bình thường thì không nên dùng thuốc kháng sinh mà hãy tự để cho kháng thể trong chúng ta tự điều tiết và tự điều trị bệnh.
Đối với những căn bệnh thật sự cần thiết phải sử dụng đến thuốc kháng sinh thì chúng ta mới sử dụng.
Mèo bị mất ngủ hãy ưu tiên sử dụng các loại thảo dược có tác dụng điều trị mất ngủ như: củ bình vôi, cây lạc tiên, tâm sen, hoa tam thất….
2. Thuốc giảm đau
Các nghiên cứu mới đây chỉ ra nếu lạm dụng sử dụng thuốc giảm đau trong điều trị bệnh sẽ gây rất nhiều tác hại cho thận, bởi trong thành phần của thuốc giảm đau có các hoạt chất gây ức chế chức năng thận, giảm lưu lượng máu đến thận, làm giảm khả năng lọc máu của cầu thận.
Trong các toa thuốc Bác sĩ thường kê thêm thuốc giảm đau cho bệnh nhân: Tôi ví dụ bệnh đau nhức xương khớp, bệnh vôi hóa cột sống, hay bệnh thần kinh tọa Bác sĩ thường hay kể tên các loại thuốc giảm đau.
Thuốc giảm đau sử dụng trong các trường hợp này không hề có tác dụng điều trị bệnh mà nó chỉ có tác dụng giảm đau tức thì.
Nếu người bệnh liên tục sử dụng thuốc giảm đau trong một thời gian dài sẽ gây nhiều tác hại đến thận.
Lời khuyên: không sử dụng thuốc giảm đau khi thực sự chưa cần thiết. Chỉ sử dụng thuốc giảm đau trong các trường hợp như phẫu thuật hoặc các chấn thương nặng.
3. Thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng là một trong những loại thuốc dùng để tẩy ruột. Gần đây các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy các loại thuốc nhuận tràng nếu sử dụng nhiều sẽ gây nhiều tổn hại cho chức năng thận.
Bởi vậy trong quá trình điều trị bệnh các bạn nên hạn chế sử dụng các loại thuốc nhuận tràng. Nên sử dụng thay thế bằng một số cây thuốc nam có tác dụng điều trị nhuận tràng như: cây phan tả diệp vị thuốc nam giúp nhuận tràng rất tốt.
4. Các loại nước uống tăng lực
Nước uống tăng lực hiện nay rất phổ biến, nó là sự tổng hợp của đường, các vitamin tổng hợp và màu thực phẩm.
Trong một số loại nước tăng lực còn có các chất kích thích. Chúng không hề có lợi cho chức năng thận nếu sử dụng lâu dài sẽ gây tổn thương nặng nề đến thận.
Lời khuyên: hãy nên sử dụng các loại nước lọc, nước uống tinh khiết thay các loại đồ uống có ga, các loại nước tăng lực.
5. Muối
Chắc ai trong công chúng ta cũng biết sử dụng nhiều muối không hề có lợi cho cơ thể. Ăn mặn sẽ gây nên tình trạng huyết áp tăng cao, thận không được đào thải hết được lượng Natri trong cơ thể, lâu ngày gây tổn thương chức năng thận.
Những ai dùng nhiều muối hàng ngày sẽ gặp phải nguy cơ mắc các bệnh về thận rất cao.
Thận là một cơ quan đặc biệt quan trọng trong cơ thể. Hãy luôn ăn uống khoa học để bảo vệ chức năng thận của mình bạn nhé.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,740
Threads: 408
Likes Received: 1,151 in 908 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Cách Trị Đau Bao Tử Hiệu Quả Thần Kỳ [2020] Hướng Dẫn A-Z
Updated at: 21-05-2020 - By: Đỗ Minh Tuấn
Những cơn đau dạ dày không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hiệu suất công việc.
Vậy nên đây thực sự là một bệnh lý không thể coi thường. Nó cần được khắc phục ngay trước khi dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
Dưới đây làcách chữa đau dạ dàytốt nhất theo khuyến cáo của chuyên gia – Thạc sĩ, BS Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, BV YHCT TW.
Mục lục ẩn
1 Cách trị đau bao tử dạ dày bằng tây y nhanh nhất tại nhà
2 Cách chữa đau dạ dày nhanh nhất tại nhà bằng thuốc nam
2.1 Sự tổng hòa công dụng của hàng chục vị thuốc Nam
2.2 Can thiệp tận gốc, hiệu quả lâu dài
2.3 Kết quả điều trị thực tế đáng kinh ngạc
3 Chữa đau dạ dày không dùng thuốc bằng mẹo dân gian
3.1 Chữa đau dạ dày bằng chuối xanh
3.2 Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
3.3 Cây xăng sê chữa đau dạ dày
3.4 Lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày
3.5 Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày
Cách trị đau bao tử dạ dày bằng tây y nhanh nhất tại nhà
Có lẽ bạn cũng biết, một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày nhanh chóng tức thời là sử dụng những loại thuốc đau dạ dày.
Một số loại thuốc thường được người bệnh lựa chọn:
- Phosphalugel
- Gaviscon
- Trimafort
- Omeprazol
- Yumangel
- Gastropulgite…..
[size=undefined][size=undefined]
Thuốc Tây y có ưu điểm là làm giảm các triệu chứng đau dạ dày nhanh chóng. Tuy nhiên lại đi kèm với nhiều tác dụng phụ, không nên sử dụng lâu dài.
Bên cạnh đó, đa số người bệnh khi ngưng dùng thuốc đều bị tái phát lại chỉ sau một thời gian. Cho thấy hiệu quả điều trị của các loại thuốc tân dược không bền vững.
Bác sĩ Tuyết Lan cho biết: Thuốc tây chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng cấp tính, không có tác dụng đặc trị và chữa bệnh tận gốc.
Muốn điều trị bệnh dứt điểm, người bệnh có thể tham khảo phương pháp Đông y, vừa an toàn, lại trị bệnh từ gốc, phòng bệnh tái phát.
Cách chữa đau dạ dày nhanh nhất tại nhà bằng thuốc nam
Khác với y học hiện đại, y học cổ truyền (Đông y) nước ta chỉ điều trị đau dạ dày bằng các vị thuốc Nam. Điều này giúp cho các bài thuốc cổ truyền an toàn hơn cho người sử dụng vì không gây ra tác dụng phụ.
Đặc biệt, với cơ chế tác động từ từ để ngấm dần vào phủ tạng và bồi bổ Tỳ Vị, thuốc Nam đem lại hiệu quả lâu dài hơn. Chỉ cần duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh thì sau khi ngừng thuốc bệnh cũng không tái phát.
Cũng vì vậy mà những năm gần đây, người bệnh cũng có xu hướng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hơn là tìm đến phương pháp Tây y.
Một trong những bài thuốc cổ truyền trị đau dạ dày tốt nhất phải kể đến Sơ can Bình vị tán. Đây là giải pháp được nghiên cứu, bào chế bởi các chuyên gia hàng đầu về YHCT từ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Sự tổng hòa công dụng của hàng chục vị thuốc Nam
Sơ can Bình vị tán là sự kết hợp của hàng chục bài thuốc cổ phương do các chuyên gia từ trung tâm này sưu tầm khắp mọi vùng miền sưu tầm. Thành phần trong bài thuốc bao gồm hàng chục vị thuốc quý như: Tam thất, Bạch thược, Kim ngân hoa, Bố chính sâm…
Sau khi Trung tâm Thuốc dân tộc kế từ bài thuốc này, các chuyên gia đã gia giảm liều lượng sao cho hài hòa, kết hợp với các thành tựu của Y học hiện đại để bào chế, hoàn thiện.
Các dược liệu trong bài thuốc hiện cũng được trung tâm trực tiếp gieo trồng theo đúng chuẩn GACP – WHO tại các vùng chuyên canh có diện tích hàng trăm hecta tại nhiều tỉnh thành trên cả nước để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người sử dụng.
Sơ can Bình vị tán là bài thuốc y học cổ truyền phù hợp cho nhiều đối tượng
Can thiệp tận gốc, hiệu quả lâu dài
Sơ can Bình vị tán áp dụng nguyên lý điều trị bệnh đau dạ dày đặc trưng của Đông y, chú trọng việc làm giảm yếu tố tấn công (acid dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP) và tăng yếu tố bảo vệ (chất nhầy) từ đó tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể tự làm lành bệnh.
Không chỉ có vậy, bài thuốc còn ngăn nguy cơ bệnh tái phát bằng các dược liệu có tác dụng thanh nhiệt. giải độc, tăng cường chức năng dạ dày từ đó ngăn bệnh tái phát.
Điều này khắc phục những nhược điểm của các bài thuốc Tây y và cách chữa dân gian, chỉ tập trung vào phần ngọn, không chữa được phần gốc nên sau một thời gian người bệnh thường tái phát trở lại.
Bài thuốc hiện được bào chế chia làm 3 chế phẩm kết hợp, bao gồm: Sơ can Bình vị tán – Viêm loét HP, Sơ can Bình vị tán – Trào ngược và Cao bình vị. Tùy từng cơ địa và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp các bài thuốc nhỏ này với nhau trong điều trị.
Tổng hòa tác dụng, các bài thuốc nhỏ này giúp khôi phục nhu động ruột và tổn thương niêm mạc, giúp niêm mạc hình thành lớp bảo vệ dày đặc, tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP, tăng đề kháng cho niêm mạc dạ dày, giải độc và tăng chức năng dạ dày, đường ruột.
Hiểu rõ nhiều người bệnh còn ngại ngần khi lựa chọn điều trị bằng Đông y do lo ngại việc đun sắc thuốc mất nhiều thời gian, công sức, bất tiện mang theo khi sử dụng, bài thuốc được bào chế thành 2 dạng: viên hoàn và cao mềm.
Điều này giúp thuốc được bảo quản tốt hơn, dễ dàng mang theo sử dụng bất cứ đâu và giữ được dược chất tối đa từ dược liệu.
Kết quả điều trị thực tế đáng kinh ngạc
Qua kiểm nghiệm lâm sàng năm 2018 trên 3000 bệnh nhân, sản phẩm giúp 96% người bệnh chấm dứt đau dạ dày sau khoảng 70 ngày sử dụng. Đã nhiều năm từ thời điểm ấy nhưng đến nay chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào tái phát.
Trong một cuộc khảo sát khác trên 400 người bệnh bị đau dạ dày, hiệu quả điều trị của Sơ can Bình vị tán lại một lần nữa được khẳng định vững vàng:
Sản phẩm đang được bào chế và phân phối độc quyền bởi Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị uy tín hàng đầu về Y học cổ truyền.
Đây cũng là đơn vị sở hữu hàng loạt giải thưởng danh giá như: Cúp Vàng “Sản phẩm tin cậy – Dịch vụ hoàn hảo – Nhãn hiệu ưa dùng 2017”, Top 50 các Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2018.
Thuốc dân tộc cũng là một trong những đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT được đông đảo bệnh nhân tin tưởng nhất cả nước.
Mỗi ngày, Trung tâm đón tiếp hàng trăm lượt bệnh nhân và đã giúp hàng nghìn bệnh nhân dạ dày từ già đến trẻ tìm thấy lối thoát.
Chữa đau dạ dày không dùng thuốc bằng mẹo dân gian
Có rất nhiều mẹo chữa đau bao tử bằng kinh nghiệm dân gian đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Người bệnh có thể tham khảo các cách sau:
Chữa đau dạ dày bằng chuối xanh
Chuối xanh có vị chát, tính mát, giúp bổ tỳ, lợi tiểu, nhuận trường,hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh dạ dày.
Bạn cần chuẩn bị một nải chuối xanh, tước bỏ vỏ ngoài, đem ngâm để cho ra bớt nhựa, thái thành lát mỏng phơi khô để tán thành bột mịn. Sau đó trộn với mật ong và vo thành viên nhỏ cho vào lọ thủy tinh cất dùng dần trước bữa ăn chính.
Cách thực hiện khá phức tạp và đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ.
Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
Trong nghệ có chứa nhiều hợp chất curcumin, có tác dụng chống viêm.
Mật ong cũng có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt, khi được kết hợp với tinh bột nghệ sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng hơn.
Người bệnh có thể đem tinh bột nghệ pha với mật ong và nước ấm để uống. Ngoài ra cũng có thể trộn 2 nguyên liệu này với nhau rồi vê thành viên thuốc dùng dần.
Nghệ – mật ong là bài thuốc giúp giảm đau, bớt chướng bụng hiệu quả
Cây xăng sê chữa đau dạ dày
Loại cây này có khả năng chống oxy hóa, được dùng để chữa các chứng bệnh dạ dày.
Với lá xăng sê khô, bạn cần cho vào nước đun sôi và uống mỗi ngày. Còn với lá xăng sê tươi thì có thể ăn sống với một chút muối. Đây là một cách giúp giảm đau và chướng bụng.
Lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày
Trong lá đu đủ chứa hoạt chất papain – một loại hợp chất có tác dụng trung hòa độc tố trong dạ dày. Đồng thời nó phá hủy protein, giúp cho việc tiêu hóa chất đạm trở nên dễ dàng hơn.
Người bệnh có thể xay nhuyễn lá đu đủ, sau đó lọc lấy nước cốt, mỗi ngày uống 1 thìa nhỏ. Hoặc một cách khác là đem lá đu đủ đun sôi trong nước. Uống nước này liên tục mỗi ngày.
Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày
Cây nhọ nồi có thể chữa được đau dạ dày vì nó có chứa nhiều hợp chất như: tanin, ecliptin, carotene, flavonozit, wedelolacton, vitamin K,… Những hợp chất này có thể ngăn ngừa tình trạng chảy máu nội tạng, thúc đẩy làm lành vết thương.
Để hỗ trợ điều trị đau dạ dày, các bạn lấy cây nhọ nồi cho vào nồi nước rồi đun sôi, có thể kết hợp thêm một số cây thuốc khác như cam thảo, bạch cập, đại táo,… Uống mỗi ngày sau khi ăn và trước khi ngủ.
Cây nhọ nồi có nhiều chất tốt cho điều trị bệnh đau dạ dày
Nhìn chung, các bài thuốc dân gian để thực hiện tại nhà đều dễ tìm nguyên liệu nhưng cách thực hiện thì không phải là đơn giản. Những cách này chỉ có tác dụng khi bệnh còn nhẹ và chưa đau nhiều.
Ngoài ra, những cách làm trên chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Liều lượng cũng không xác định nên hiệu quả tùy cơ địa mỗi người.
Vậy nên, bên cạnh việc áp dụng những mẹo dân gian, người bệnh vẫn cần tìm đến những loại thuốc đặc hiệu của bệnh đau dạ dày.
Trên đây là những thông tin về các loại thuốc chữa đau dạ dày hiện nay. Qua so sánh có thể thấy rằng phương pháp của y học cổ truyền vẫn là hướng điều trị tối ưu nhất. Trong đó, bài thuốc mang lại hiệu quả vượt trội chính là Sơ can Bình vị tán.
Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong công cuộc điều trị đau dạ dày. Chúc bạn mau sớm khỏi bệnh[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,740
Threads: 408
Likes Received: 1,151 in 908 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
- Chữa Đau Dạ Dày
3 Cách Dùng Cây Nha Đam Chữa Bệnh Dạ Dày Hiệu Quả Không Ngờ
Updated at: 21-05-2020 - By: Đỗ Minh Tuấn
Cây nha đam một trong những hình ảnh không còn xa lạ trong cuộc sống của mỗi người chúng ta.
Nha đam được xem là một trong những nguyên liệu quý giá phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ.
Bạn cũng biết, cây nha đam còn là một trong những nguyên liệu dùng để chế biến món ăn cho những ngày hè nắng nóng.
Sẽ bất ngờ hơn với công dụng của cây nha đam chữa bệnh dạ dàyvô cùng hiệu quả, lại tiết kiệm chi phí.
Mục lục ẩn
1 Tại sao cây nha đam có thể chữa được bệnh đau dạ dày
2 3 cách chữa bệnh đau dạ dày bằng cây nha đam
2.1 Nha đam kết hợp với nghệ vàng
2.1.1 Nguyên liệu
2.1.2 Thực hiện
2.2 Nha đam mật ong chữa đau dạ dày
2.2.1 Nguyên liệu
2.2.2 Thực hiện
2.3 Sử dụng nước ép nha đam
Tại sao cây nha đam có thể chữa được bệnh đau dạ dày
Nha đam có chứa khoảng 12 loại vitamin, 200 thành phần chất dinh dưỡng, 18 loại axit hữu cơ và 20 loại dưỡng chất khác. Nó rất tốt cho người bị đau dạ dày.
Có thể bạn chưa biết, cây nha đam không chỉ là một trong những nguyên liệu dùng để chế biến món ăn hay làm đẹp cho chị em phụ nữ mà nha đam còn được xem là một trong những loại thảo dược có rất nhiều công dụng tốt cho cơ thể.
Theo nghiên cứu, trong cây nha đam có chứa khoảng 12 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, có đến 200 thành phần chất dinh dưỡng, 18 loại axit hữu cơ và 20 loại dưỡng chất khác.
Trong cây nha đam có chứa hợp chất như: aloe amodine, ester cinamic, anthracene, aloetic acid,… Các hoạt chất này có tác dụng: sát trùng, kháng sinh, giảm đau, nhuận tràng.
Đặc biệt là hạn chế tiết dịch vị dạ dày, một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh đau dạ dày hình thành và phát triển ngày càng nặng hơn.
Bên cạnh đó, trong nha đam còn chứa các enzyme như: lypaza, oxydaza, catalaza,…
Các loại enzim này có vai trò rất quan trọng trong việc phân hủy protein, thúc đẩy quá trình hấp thu catalase, cellulose một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đồng thời các enzym này còn có khả năng chống lại sự tích tụ của phần nước đã bị oxy hóa bên trong cơ thể, làm giảm đau hiệu quả và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch rất tốt.
Kết hợp với cách sử dụng đơn giản mà hiệu quả, đã giúp cho bệnh nhân hạn chế được những cơn đau dạ dày nhanh chóng.
Quote:>>> BÀI VIẾT HAY: TOP 7 Cách Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Thần Kỳ 2020 [HƯỚNG DẪN CHI TIẾT A-Z]
[size=undefined][size=undefined]
3 cách chữa bệnh đau dạ dày bằng cây nha đam
Nhờ những hoạt chất dồi dào chứa trong cây nha đam, kết hợp với cách sử dụng đơn giản mà hiệu quả, mà nha đam hỗ trợ bệnh đau dạ dày hiệu quả
Việc dùng thuốc tây để chữa bệnh đau dạ dày làm cho bạn cảm thấy khó chịu bởi những tác dụng phụ của thuốc gây ra.
Hơn thế, phương pháp điều trị còn gây tốn nhiều chi phí và thời gian.
Trong khi đó, cách trị đau dạ dày bằng cây nha đam lại mang đến một hiệu quả ngoài sự mong đợi của người sử dụng.
Sử dụng cây nha đam làm bài thuốc chữa đau dạ dày đã giúp không ít những bệnh nhân thoát khỏi nỗi ám ảnh của cơn đau dạ dày nhanh chóng.
Để có thể chữa bệnh đau dạ dày bằng cây nha đam, bạn có thể thực hiện theo những gợi ý dưới đây:
Nha đam kết hợp với nghệ vàng
Có thể bạn chưa biết, nha đam có thể kết hợp với nghệ vàng để điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Chúng ta đều biết rằng, trong nghệ có chứa nhiều chất curcumin, kết hợp với các hoạt chất chứa trong nha đam sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Nha đam, nghệ hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả không thể ngờ
Nguyên liệu[/size][/size]
- 2 nhánh nha đam
- 20g dạ cẩm
- 6g cam thảo
- 20g nghệ vàng
[size=undefined][size=undefined]
Thực hiện
Cơn đau dạ dày sẽ nhanh chóng tiêu tan với thao tác thật đơn giản với nha đam kết hợp nghệ vàng.
Bạn chỉ cần cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào ấm sắc thuốc và cho thêm khoảng 3 chén nước, nấu sôi lên để lấy nước.
Sau khi nước đã sôi được khoảng từ 5 đến 7 phút, thì tắt bếp lấy nước uống hàng ngày.
Để nước thuốc phát huy được tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày cho bạn bạn hãy sử dụng vào trước khi ăn khoảng 10 phút và chia đều ra thành 3 lần sáng, chiều, tối để có kết quả sớm nhất.
Chỉ sau một thời gian kiên trì thực hiện, bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
Nha đam mật ong chữa đau dạ dày
Nếu như mạt ong được biết đến là một thần dược có thể hỗ trợ và điều trị nhiều bệnh thì khi kết hợp với nha đam sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt hơn rất nhiều.
Bởi trong mật ong có chứa nhiều vitamin và các chất có khả năng kháng viêm.
Khi kết hợp hai nguyên liệu này lại với nhau sẽ có tác dụng rất tốt cho những người bị đau dạ dày.
Nha đam kết hợp với mật ong, cách điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả không ngờ.
Nguyên liệu[/size][/size]
- 5 nhánh nha đam
- 500ml mật ong nguyên chất
[size=undefined][size=undefined]
Thực hiện
Trước tiên, bạn nên rửa sạch 5 nhánh nha đam đã chuẩn bị, tách lấy phần thịt nha đam rồi đem rửa qua nước sạch để loại bỏ bớt nhớt, chất trắng trong nha đam.
Sau đó, bạn thái miếng nha đam thành từng miếng mỏng để xoay nhuyễn rồi trộn chung với 500ml mật ong.
Bạn tiếp tục trộn đều 2 hỗn hợp này, rồi bỏ vào xay lại lần nữa để cho 2 hỗn hợp này hòa quyện vào nhau.
Rồi bạn có thể đem hỗn hợp mật ong nha đam cho vào lọ thủy tinh sạch bảo quản trong ngăn mát, đem ra dùng dần.
Mỗi ngày nên sử dụng từ 2 đến 3 lần loại nước uống này để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Mỗi lần bạn có thể pha khoảng 30ml hỗn hợp này với nước ấm vào trước bữa ăn 10 phút.
Sử dụng nước ép nha đam
Nước ép nha đam là một trong những cách chữa bệnh đau dạ dày được nhiều người sử dụng nhất.
Bởi phương pháp này vừa mang lại hiệu quả nhanh chóng, lại tiết kiệm thời gian chuẩn bị.
Trên đây là những thông tin hữu ích vềcây nha đam chữa bệnh dạ dày.
Nhưng, không nên áp dụng cách điều trị này cho những phụ nữ đang mang thai, những người bị bệnh tỳ vị hư nhược, hay đang gặp phải trường hợp đi ngoài ra phân lỏng.
Bởi cây nha đam có chất tẩy rửa mạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của những đối tượng kể trên.
Thay vào đó, trong trường hợp này người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về phương pháp điều trị bằng Đông y.
Gợi ý chữa bệnh dạ dày bằng bài thuốc Sơ can Bình vị tán – Thuốc dân tộc
>>Đây là giải pháp được nhiều bác sĩ khuyên dùng và nhiều người bệnh lựa chọn. [/size][/size]
- Bài thuốc được nghiên cứu và điều chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc
- Thành phần thảo dược thiên nhiên lành tính. Các vị thuốc có dược tính trị bệnh rất mạnh. Nguồn dược liệu đầu vào được lấy từ vùng chuyên canh đạt chuẩn GACP – WHO
- Tích hợp 3 chế phẩm nhỏ bổ trợ nhau trong điều trị triệu chứng và loại bỏ căn nguyên bệnh. Bao gồm: Sơ can Bình vị – Trào ngược, Sơ can Bình vị – Viêm loét HP, Cao Bình Vị.
- Thuốc tác động trong ngoài kết hợp, không chỉ chữa đau dạ dày mà còn phục hồi thể trạng, kích thích tiêu hóa rất tốt. Nhờ đó đem lại hiệu quả tối ưu, bênh khỏi triệt để, ít tái lại
- Lộ trình điều trị rõ ràng theo từng giai đoạn. Thuốc được bào chế sẵn bằng công nghệ hiện đại nên dễ dùng, thuận tiện cho tất cả mọi đối tượng.
[size=undefined][size=undefined]
>>Bài thuốc đã được Thạc sĩ – Bác sĩ Tuyết Lan (Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc phân tích chi tiết và giới thiệu trong chương trình VTV2 Vì sức khỏe người Việt.
>>Sơ can Bình vị tán đã giúp chữa khỏi cho hàng ngàn người bệnh trên khắp cả nước. Trong đó có NSND Trần Nhượng – bệnh nhân đau dạ dày mãn tính lâu năm, từng bất lực khi dùng nhiều phương pháp không hiệu quả. Nhưng đã thoát khỏi nỗi đau đớn ám ảnh nhờ kiên trì sử dụng bài thuốc.
Bạn đọc muốn tìm hiểu chi tiết có thể liên hệ trực tiếp với Trung tâm Thuốc dân tộc để được các chuyên gia tư vấn và hướng dẫn điều trị. Hoặc xem thêm phân tích của bác sĩ Tuyết Lan trong video dưới đây.
Hy vọng những gợi ý về cách dùng cây nha đam chữa bệnh dạ dày và bài thuốc Đông y Sơ can Bình vị tán trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm giải pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh.[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,740
Threads: 408
Likes Received: 1,151 in 908 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Hiệu Quả Nhất 2020 [HƯỚNG DẪN A-Z]
Updated at: 21-05-2020 - By: Đỗ Minh Tuấn
Bên cạnh việc là một loại gia vị thì nghệ còn được biết đến như một vị thuốc rất tốt cho dạ dày.
Theo kinh nghiệm dân gian, nghệ có khả năng đẩy lùi các triệu chứng đau dạ dày rất tốt. Dùng nghệ có thể giúp hỗ trợ thúc đẩy quá trình điều trị được nhanh hơn.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vềcách chữa bệnh đau dạ dày bằng nghệ này như thế nào.
Mục lục ẩn
1 Những công dụng tuyệt vời mà nghệ mang lại
2 Cách chữa đau dạ dày bằng tinh bột nghệ
3 Chữa đau dạ dày bằng nghệ tươi
4 Chữa đau dạ dày bằng nghệ và dừa
5 Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
6 Chữa đau dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàng
7 Lưu ý khi sử dụng nghệ điều trị bệnh đau dạ dày
8 Bài thuốc chữa đau dạ dày tận gốc từ y học cổ truyền
Những công dụng tuyệt vời mà nghệ mang lại
Trong Đông y, nghệ được xem là một trong những nguyên liệu hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh.
Theo một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã chứng minh rằng trong nghệ tươi có chứa curcumin–một hợp chất có khả năng chống viêm, chống ung thư, bảo vệ gan thận,…
Đặc biệt, nghệ trở thành một trong những nguyên liệu hỗ trợ rất tốt cho những người bị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tim mạch, mỡ máu,…
Trong nghệ có chứa Curcumin. Curucmin được biết đến là một hợp chất có khả năng chống viêm, chống ung thư, bảo vệ gan, thận,…
Cách chữa đau dạ dàybằng tinh bột nghệ
Một trong những cách sử dụng phổ biến nhất để đẩy lùi căn bệnh đau dạ dày hiệu quả, đó chính là chữa đau dạ dày bằng tinh bột nghệ.
Để thực hiện cách này, thì mỗi ngày vào trước mỗi bữa ăn, bạn dùng nước ấm pha cùng với một muỗng cà phê tinh bột nghệ và 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất.
Khuấy đều hai nguyên liệu này cho đến khi hòa tan thì uống sau mỗi bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn đều tinh bột nghệ, bột chuối khô và bột sắn dây theo tỉ lệ 1:1:1, mỗi ngày bạn dùng khoảng 3 thìa hỗn hợp này kết hợp với 1 thìa mật ong pha vào 150 ml nước ấm để sử dụng.
Quote:>>> BÀI VIẾT HAY: TOP 7 Cách Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Thần Kỳ 2020 [HƯỚNG DẪN CHI TIẾT A-Z]
[size=undefined][size=undefined]
Chữa đau dạ dày bằng nghệ tươi
Nghệ tươi có hương vị hơi cay, nóng, hơi đắng,… Nhưng lại hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả
Mỗi ngày bạn lấy một bát con nghệ tươi cạo sạch vỏ, rồi đem đi xay nhuyễn với một ít nước đun sôi để nguội, rồi lọc lấy phần nước cốt và tiếp tục xay lại lần 2.
Đặc biệt không nên uống nước nghệ vào lúc quá đói hoặc quá no và chỉ nên sử dụng 2 ly trong một ngày.
Chỉ cần kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 6 tháng thì tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng sẽ giảm hẳn, không còn là nỗi lo của người bệnh.
Chữa đau dạ dày bằng nghệ và dừa
Dừa và nghệ tươi hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, nhờ có tác dụng kháng sinh, đẩy lùi được các vấn đề ở dạ dày liên quan đến việc tiêu hóa
Theo đông y, nước dừa có tác dụng kháng sinh, đẩy lùi được các vấn đề ở dạ dày liên quan đến việc tiêu hóa thức ăn.
Vì vậy mà nghệ và dừa chính là hai nguyên liệu cực kỳ hiệu quả giúp chữa bệnh đau dạ dày.
Để thực hiện cách này, bạn chỉ cần chuẩn bị 200 gam nghệ tươi cùng với 3 quả dừa non cùi mỏng.
Dừa bạn đem đi chặt lấy phần cùi và chọc thủng một lỗ, rồi đặt lên bếp đun lửa nhỏ khoảng 30 – 40p.Đổ nước dừa ra bát, lấy cả phần cùi sữa.
Trước khi ăn khoảng 30 phút, bạn lấy một củ nghệ tươi bằng ngón tay đem đi xay nhuyễn, rồi chắc lấy phần nước cốt.
Đổ tinh chất nghệ tươi vào trong chén nước dừa đậy lại để đúng 4 giờ sáng dậy uống và khi đi ngủ nên lấy gối kê ngang thắt lưng.
Chỉ cần kiên trì thực hiện trong 3 ngày liên tiếp, các cơn đau dạ dày sẽ dần thuyên giảm.
Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là phương pháp tối ưu có thể điều trị bệnh tận gốc.
Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
Nghệ và mật ong là hai nguyên liệu có tính kháng viêm, kháng khuẩn khá cao, nên hỗ trợ và điều trị bệnh đau dạ dày rất hiệu quả.
Trước mỗi bữa ăn bạn lấy một cốc nước sôi để nguội khoảng 150ml vào 3 muỗng cà phê bột nghệ và 1 muỗng cà phê mật ong khuấy đều.
Sau khi ăn xong, bạn sử dụng hỗn hợp này và sử dụng vào 3 lần trong một ngày sau bữa ăn sáng, trưa, tối.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn nghệ với mật ong rồi sau đó chia thành các viên nhỏ sao cho mỗi viên khoảng 5 gr bỏ vào lọ thủy tinh cất dùng dần.
Để hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả, thì mỗi ngày bạn sử dụng khoảng 3 viên trong 1 lần, áp dụng 3 lần trong một ngày.
Chữa đau dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàng
Chữa đau dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàng – Đâu mới là nguyên liệu hỗ trợ điều trị hiệu quả?
Nghệ vàng có chứa hoạt chất Curcumin có khả năng giảm viêm, chống Oxy hóa, chống các tế bào ung thư tốt nhất đặc biệt có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm.
Nghệ đen lại có chứa nhiều tinh dầu sử dụng để kích thích tiêu hóa, kháng viêm, được sử dụng phổ biến trong một số bài thuốc trị bệnh.
Theo các nhà nghiên cứu gần đây cho biết, nghệ đen lại có tính phá huyết cực mạnh. Họ chống chỉ định cho những bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày.
Vì vậy mà người bị viêm loét dạ dày tuyệt đối không được sử dụng nghệ đen để tránh phải trường hợp viêm loét và các triệu chứng đau dạ dàyngày một nặng hơn.
Lưu ý khi sử dụng nghệ điều trị bệnh đau dạ dày
Để phương pháp điều trị mang lại hiệu quả nhanh chóng, trong quá trình thực hiện bạn cần lưu ý:[/size][/size]
- Tích cực ăn nhiều trái cây, rau xanh cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết.
- Hạn chế ăn sữa chua, mặc dù sữa chua có tác dụng làm giảm nhanh cơn đau dạ dày, nhưng làm tăng axit dịch vị khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
- Không nên sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Không sử dụng các loại đồ uống có cồn.
- Đảm bảo ăn uống và nghỉ ngơi có khoa học, ăn uống đúng giờ và không để bụng đói, đồng thời luyện tập 1 số bài thể dục nhẹ nhàng.
- Đồng thời, luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng vừa cải thiện sức khỏe lại hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh.
[size=undefined][size=undefined]
Nhữngcách chữa đau dạ dày bằng nghệkhông nên áp dụng cho phụ nữ mang thai, những người bị loãng máu.
Cuối cùng, người bệnh cần nhớ rằng đây chỉ là cách giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh đau dạ dày một cách tạm thời. Còn để chữa khỏi bệnh thì chúng ta vẫn cần đến những loại thuốc đặc trị.
Khi kết hợp dùng nghệ với thuốc chữa đau dạ dày, hiệu quả điều trị sẽ được nâng cao. Nhưng nếu chỉ áp dụng các mẹo với nghệ kể trên thì chỉ giúp bạn thấy dễ chịu hơn phần nào.
Vậy nên tốt nhất vẫn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị khi bị đau dạ dày, đồng thời kết hợp với các cách hỗ trợ mà bài viết đã nêu để mau chóng khỏi bệnh!
Bài thuốc chữa đau dạ dày tận gốc từ y học cổ truyền
Theo như đánh giá của TS.BS Nguyễn Thị Thư (Nguyên Viện Trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM):
“Hiện nay, các phương pháp chữa đau dạ dày đa số đều chỉ tập trung điều trị triệu chứng. Vì vậy mà bệnh có thể thuyên giảm nhanh chóng nhưng sau đó lại hay tái phát trở lại.
Để xét về mặt hiệu quả lâu dài thì bên cạnh việc đẩy lùi triệu chứng còn cần ôn bổ tỳ vị, làm lành tổn thương niêm mac. Chỉ có vậy mới nâng cao được sức khỏe hệ tiêu hóa và phòng ngừa bệnh.
Tỳ vị đóng vai trò rất quan trọng trong sự sống con người nên cần được chú trọng bồi bổ
Muốn làm được điều này thì dùng thuốc Đông y sẽ tốt hơn là Tây y. Lý do là bởi đây vốn là cơ chế điều trị của Đông y.
Bài thuốc Đông y được áp dụng trong việc chữa đau dạ dày có thể kể đến Sơ can Bình vị tán. Đây là bài thuốc đã được nghiên cứu để tối ưu hóa nhất cho người bệnh khi điều trị để vừa đem lại hiệu quả cao lại vừa an toàn, không gây tác dụng phụ.”
Được biết, Sơ can Bình vị tán là bài thuốc được kết hợp và phát triển từ 10 bài thuốc cổ truyền của dân tộc ta, chịu trách nghiệm kế thừa bởi Trung tâm Thuốc dân tộc – một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam về YHCT.
Bài thuốc được chia là 3 chế phẩm với những công dụng chuyên biệt, có thể dùng kết hợp với nhau tùy theo bệnh trạng mỗi người. Khi điều trị, bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng mà người bệnh gặp phải để kê đơn sao cho phù hợp.
Bên cạnh hiệu quả điều trị từ tận gốc rễ của bệnh, Sơ can Bình vị tán được các chuyên gia đánh giá cao còn là nhờ những ưu điểm sau:[/size][/size]
- Bài thuốc là sự kết hợp giữa nguyên lý của y học cổ truyền và phương thức bào chế hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn
- Thảo dược sạch có nguồn gốc rõ ràng, đạt đủ tiêu chuẩn của WHO trong quá trình canh tác và sản xuất, không pha trộn tân dược
- An toàn lành tính, không gây tác dụng phụ
- Dạng bào chế tiện dụng, tiết kiệm thời gian
[size=undefined][size=undefined]
Ngoài ra, uy tín của Trung tâm Thuốc dân tộc trong suốt gần một thập kỷ qua cũng giúp cho bài thuốc nhận được sự tin tưởng từ phía người bệnh.
Mọi thông tin chi tiết về bài thuốc, độc giả vui lòng tìm hiểu thêm trên websitethuocdantoc.org, hoặc trực tiếp liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn cụ thể.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc[/size][/size]
- Tại Hà Nội: Biệt thự B31 Ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – SĐT/ZALO: (024) 7109 5599 | 0962448569
- Tại Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận – SĐT/ZALO: (028) 7109 3399 | 0932 064 179
- Tại Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT/ZALO: 0972 606 773
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,740
Threads: 408
Likes Received: 1,151 in 908 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Thứ hai, 20/7/2020, 14:19 (GMT+7)
Gạo chữa nhiều bệnh
Gạo nếp và gạo tẻ đều có vị thơm ngon, mềm dẻo, vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa chữa nhiều bệnh như nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, sốt cao.
Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết gạo tẻ tính vị ngon ngọt, mát, bình, tác dụng bổ huyết khí, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Gạo tẻ lâu năm vị chua, hơi mặn, tính ấm, tác dụng thông huyết mạch, giúp tiêu hóa. Gạo tẻ thường chủ trị sốt cao, ra mồ hôi. Gạo tẻ sao (rang) vị ngọt tính ấm, tác dụng tốt cho tiêu hóa, cầm tiêu chảy, nôn mửa, kiết lỵ.
Gạo nếp vị ngọt, thơm ngon, mềm dẻo, tính ấm, chủ trị đau bụng, nôn mửa, tiểu tiện ra dưỡng chất như lipid, protein.
Đông y có nhiều bài thuốc từ gạo tẻ và gạo nếp. Gạo tẻ một nắm, tri mẫu 12 g, hoàng cầm 12 g, sinh thạch cao 40 g, cam thảo 4 g sắc uống, tác dụng trị sốt cao, ra mồ hôi.
Gạo tẻ sao cháy lượng 40 g sắc uống cùng 5 lát gừng, muối, nước, chữa nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Gạo nếp 20 g cùng 3 lát gừng tươi sắc uống hoặc nấu cháo ăn trị đau bụng, nôn mửa, tì vị hư yếu.
Gạo không chỉ bổ dưỡng mà có nhiều công dụng chữa bệnh. Ảnh: News Minute
Thóc nếp ngâm ủ cho nảy mầm, dùng mầm này nấu thành kẹo mạch nha. Kẹo mạch nha có vị ngọt, tính ấm, tác dụng ích khí lực, nhuận phế, tiêu đờm, chủ trị đau bụng, ho máu, uống thuốc quá liều, tích ứ sữa (vú sữa căng tức), theo lương y Sáng. Ngoài ra có thể dùng làm thuốc hoặc tá dược cho thuốc - những chất không có hoạt tính (dược lý hoặc sinh học) được sử dụng trong bào chế thuốc.
Ngoài kẹo mạch nha, cám gạo cũng là thực phẩm chữa bệnh tốt. Cám gạo vị ngọt tính bình, tác dụng khai vị, chống đói. Cám gạo cùng đường mật làm kẹo chè lam ăn, tác dụng chữa nghẹn. Cám gạo cùng đậu đỏ, gạo nếp, đường mật lượng bằng nhau, nấu chè, nấu cháo ăn hoặc sắc uống, tác dụng chữa tê phù.
Đặc biệt, trong thành phần cây lúa không chỉ có gạo mà còn rạ, rơm cũng được dùng làm thuốc và chế biến thành món ăn bổ dưỡng.
Rạ lúa nếp đốt ra than, bôi và sắc lấy nước đặc ngâm rửa chữa mụn trĩ, lở ngứa. Rơm lúa nếp 150 g sắc uống chữa đái đục. Rơm, rạ khô, dùng gây trồng nấm rơm (nấm mỡ) là một thứ nấm có nhiều chất dinh dưỡng, bổ cơ thể. Nấm rơm còn tác dụng chữa sinh dục yếu
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,740
Threads: 408
Likes Received: 1,151 in 908 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Thứ năm, 18/10/2018, 05:02 (GMT+7)
Những loại trái cây nên kết hợp ăn vào buổi sáng
Bạn kết hợp táo - chuối - quả bơ hoặc lựu - nho - sung vào mỗi sáng để bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
[b]Anh đào, dứa và việt quất [/b]
Theo Boldsky, quả anh đào có tác dụng chống viêm giúp giảm đau và hồi phục cơ bắp. Dứa chứa một loại enzyme gọi là bromelain làm giảm tình trạng viêm ruột và kích thích tiêu hóa protein. Quả việt quất chống oxy hóa rất tốt.
[b]Dưa hấu, chanh và Goji Berry[/b]
Dưa hấu chứa chất khử độc cơ thể và cũng là một nguồn lycopene tốt để chống lại các gốc tự do. Goji berries có tác dụng chống oxy hóa và giải độc gan. Chanh cũng là chất khử độc mạnh và có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus.
[b]Dâu tây, kiwi và bưởi[/b]
Những loại trái cây này là nguồn vitamin C tuyệt vời giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại bệnh tật. Ăn kiwi, bưởi và dâu tây cũng ngăn ngừa các tổn thương gốc tự do dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể.
Trái cây nên ăn rất tốt cho sức khỏe vào buổi sáng.
[b]Đu đủ, mâm xôi và dưa đỏ[/b]
Đu đủ chống oxy hóa và chứa một loại enzyme gọi là papain ngăn ngừa tổn thương da. Dưa đỏ nhiều beta-carotene được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể cho da và tóc khỏe mạnh. Mâm xôi ít đường, nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A và C. Ăn những loại trái cây này hàng ngày da bạn sẽ sáng khỏe.
[b]Lựu, nho đỏ và quả sung[/b]
Trong số các loại trái cây, lựu chứa lượng chất chống oxy hóa cao, ngăn ngừa tổn thương da do các gốc tự do gây ra. Nho đỏ mang resveratrol có đặc tính chống oxy hóa và chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật và giảm các dấu hiệu lão hóa. Quả sung rất giàu khoáng chất như kali, magie, sắt, đồng, canxi và các vitamin như vitamin A, vitamin E và vitamin K.
Táo, chuối và quả bơ
Kết hợp 3 loại trái cây này là hoàn hảo để giúp cơ thể của bạn đầy năng lượng. Bạn cũng có thể thử các loại trái cây này như bữa ăn nhẹ trước hoặc sau khi tập luyện. Chuối và bơ cung cấp năng lượng, còn táo có hàm lượng chất xơ cao.
Hòa Bình
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,740
Threads: 408
Likes Received: 1,151 in 908 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Thứ tư, 17/10/2018, 10:35 (GMT+7)
6 loại nước bạn nên uống vào buổi sáng
Nước ép rau quả, lô hội, nước dừa, trà gừng, nước uống detox... rất tốt để uống vào buổi sáng.
[b]Nước dừa[/b]
Theo Boldsky, uống nước dừa khi bụng đói vào buổi sáng có lợi cho sức khỏe. Nước dừa giàu vitamin, khoáng chất bao gồm cả chất điện giải, nhiều axit lauric giúp tăng cường khả năng miễn dịch và trao đổi chất cơ thể.
[b]Nước ép rau quả[/b]
Nước ép trái cây tự nhiên cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa và dinh dưỡng. Bạn nên chọn rau có hàm lượng sắt cao.
[b]Nước ép lô hội[/b]
Lô hội có đặc tính kháng viêm giúp giảm viêm đường tiêu hóa, có lợi cho người bị hội chứng ruột kích thích. Nước ép lô hội chữa bệnh tiêu hóa kém, táo bón và thải độc cơ thể.
Nước uống tốt vào buổi sáng.
[b]Trà gừng[/b]
Uống trà gừng vào buổi sáng có thể giảm tiêu chảy và triệu chứng khó chịu ở dạ dày, vì gừng có tính dược khá mạnh. Hơn nữa gừng giúp cơ thể giảm đau cơ, nhức mỏi. Uống trà gừng sau khi tập luyện buổi sáng rất có lợi cho sức khỏe.
[b]Nước ép cà chua[/b]
Cách tuyệt vời để bắt đầu buổi sáng của bạn là uống một ly nước ép cà chua. Cà chua nhiều nước, giàu vitamin A và C kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, thanh lọc cơ thể.
[b]Nước uống detox[/b]
Ngâm một số loại trái cây như giấm táo, dưa chuột, chanh hoặc cam vào chai nước để uống thanh lọc cơ thể. Chanh và cam chứa vitamin C tăng cường miễn dịch. Giấm táo giúp tăng trao đổi chất cơ thể, giảm huyết áp và giảm cân. Dưa chuột thải độc tố cơ thể. Các loại thảo mộc như húng quế hoặc bạc hà mang đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm.
Hòa Bình
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,740
Threads: 408
Likes Received: 1,151 in 908 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
4 / 5 ( 3 bình chọn )
Mã SP : CDC-0105
Vị thuốc dạ cẩm có tính bình và vị hơi đắng, thường được dân gian sử dụng với mục đích làm giảm đau và cải thiện vết loét. Bên cạnh đó, dược liệu còn được dùng để chữa đau dạ dày và giải độc. [caption id="attachment_47179" align="aligncenter" width="768"] Hình ảnh…
Khối lượng500gr
[size=undefined]
Nội dung bài viết
Vị thuốc dạ cẩm có tính bình và vị hơi đắng, thường được dân gian sử dụng với mục đích làm giảm đau và cải thiện vết loét. Bên cạnh đó, dược liệu còn được dùng để chữa đau dạ dày và giải độc.
Hình ảnh cây dạ cẩm
+ Tên khác: Đất lượt, chạ khẩu cắm, loét mồn, đứt lướt, cây loét miệng, dây ngón cúi, ngón lợn,…
+ Tên khoa học: Hedyotis capitellata Wall. ex G.Don
+ Họ: Cà phê Rubiaceae
I. Mô tả cây thuốc dạ cẩm
1. Đặc điểm thực vật
Dạ cẩm là loại cây leo, thường quấn vào các cây khác, có chiều dài từ 1 – 2 m. Thân cây hình trụ và có nhiều đốt. Lá mọc đối xứng nhau, hình bầu dục, có đầu nhọn với chiều dài 5 – 15 cm và rộng 3 – 6 cm. Lá có lông, phiến lá phẳng, không có răng cưa và cuống lá ngắn. Hoa hình xim, thường mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Hoa có hình ống nhỏ, màu trắng hoặc trắng vàng. Quả nang, xếp hình cầu, nhỏ và có chứa nhiều hạt đen. Mùa quả dạ cẩm thường tập trung vào tháng 5 – 7.
2. Phân loại
Dạ cẩm có nhiều loại khác nhau, trong đó có hai loại chính là dạ cẩm thân xanh và dạ cẩm thân tím. Trong đó, hai vị thuốc này tiếp tục được chia thành 2 loại khác là loại có nhiều lông bao phủ và loại có ít lông, thường không trông thấy rõ. Cách phân biệt dạ cẩm thân xanh và thân tím đơn giản. Cụ thể, loại thân xanh thường có các đốt mọc gần sát nhau, trong khi đó, các đốt của thân tím thường cách thưa nhau.
3. Phân bố
Dược liệu thường mọc hoang ở một số tỉnh miền núi nước ta như Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hà Giang hoặc Thái Nguyên,…
4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản[/size]
- Bộ phận dùng: Lá, ngọn non và rễ. Tuy nhiên, rễ thường ít sử dụng hơn vì ít tác dụng
- Thu hái: Quanh năm
- Chế biến: Sau khi thu hoạch đem rửa sạch, phơi khô và nấu cao để dành dùng dần
- Bảo quản: Tránh ẩm ướt và tránh ánh sáng
[size=undefined][size=undefined]
5. Thành phần hóa học
Theo Hội Đông Y Lạng Sơn và Đại học Dược Hà Nội cho biết, toàn thân dược liệu chứa các thành phần hóa học như: [/size][/size]
- Anthraglycosid
- Alcaloid
- Saponin
- Tanin
- Anthra-glucozit
[size=undefined][size=undefined]
Cây dạ cẩm sau khi thu hoạch đem phơi khô dùng làm thuốc trị bệnh
II. Vị thuốc dạ cẩm
1. Tính vị
Tính bình, vị ngọt và hơi đắng
2. Tác dụng dược lý
Cây dạ cẩm được bệnh viện Lạng Sơn nghiên cứu vào năm 1960. Và sau đó 2 năm, dược liệu được đưa vào làm thuốc điều trị bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, một số nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra, vị thuốc này có tác dụng làm lành vết loét, giúp giảm đau và đẩy lùi tinh trạng ợ chua.
3. Công dụng của dạ cẩm
Theo Đông y, dược liệu này thường dùng với tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm và làm dịu cơn đau. Còn theo Y học hiện đại, thảo dược có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giảm đau và làm se vết loét,…
4. Cách dùng và liều lượng
Dùng dưới dạng thuốc sắc với liều lượng là 10 – 25 gram mỗi ngày. Còn đối với dạng nấu cao, mỗi ngày bệnh nhân chỉ nên uống 60 – 90 ml (tùy thuộc thể tạng của từng người). Ngoài ra, dược liệu còn được dùng dưới dạng tán bột mịn với liều lượng uống tối đa hàng ngày là 20 – 30 ml.
5. Đối tượng sử dụng
Dược liệu thường được chỉ định dùng ở những đối tượng dưới đây:[/size][/size]
- Người mắc bệnh viêm hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày
- Bệnh nhân bị loét miệng hoặc lở mồm
- Người bị đầy bụng, trào ngược dạ dày, ợ chua hoặc đầy hơi
[size=undefined][size=undefined]
Cây dạ cẩm thường dùng chữa viêm loét dạ dày
III. Các bài thuốc trị bệnh từ cây dạ cẩm
1. Chữa loét lưỡi họng hoặc viêm lưỡi[/size][/size]
- Cách 1: Sử dụng 1 nắm lá dạ cẩm, rửa sạch, thái nhỏ, chờ cháo chín cho vào và ăn. Mỗi ngày ăn một bát cháo lá cẩm cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
- Cách 2: Dùng nước sắc lá dạ cẩm trộn với mất ong và đem nấu cô cho đến khi thành cao lỏng. Mỗi ngày sau khi vệ sinh miệng sạch sẽ, lấy một ít cao thoa đều lên vết loét ở lưỡi và miệng. Thực hiện thường xuyên để đạt được hiệu quả cao
- Cách 3: Sử dụng 30 gram bột cam thao trộn đều với 200 gram bột lá dạ cẩm. Mỗi ngày lấy 30 gram hãm với nước sôi và uống
[size=undefined][size=undefined]
2. Điều trị đau dạ dày bằng cây dạ cẩm[/size][/size]
- Cách 1: Chuẩn bị 5 kg dạ cẩm và 1 kg cam thảo đem xay mịn và trộn đều với nhau. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần lấy 10 – 15 gram hòa tan nước sôi và uống. Để dễ uống, bạn có thể thêm ít đường
- Cách 2: Dùng 30 gram dạ cẩm đem sắc thuốc. Chia thuốc ra uống 2 – 3 lần trong ngày. Nên uống trước khi ăn hoặc vào lúc đau để tăng tác dụng chữa trị.
- Cách 3: Chuẩn bị 1000 ml mật ong, 5 kg lá dạ cẩm và 2 kg đường phèn. Lá dạ cẩm đem rửa sạch và cho vào nồi nấu với nước cho đến khi rục thành cao. Tiếp đó, cho đường phèn vào, khuấy đều cho đường hòa tan và cô lại. Sau đó, cho mật ong vào, chờ nguội vào đóng chai. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và mỗi lần sử dụng khoảng 20 – 30 ml. Nên uống cao lỏng dạ cẩm lúc đau hoặc uống trước khi ăn.
[size=undefined][size=undefined]
3. Làm lành vết thương
Dùng lá dạ cẩm tươi, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương. Thường xuyên đắp 2 lần mỗi ngày giúp lên da non, chữa lành vết thương nhanh.
Cây dạ cẩm là thuốc nam, có tác dụng cải thiện một số vấn đề liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dược liệu, bạn nên chú ý về liều lượng và cách dùng để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, không nên sử dụng dạ cẩm điều trị bệnh cho phụ nữ mang thai khi chưa được bác sĩ đồng ý.[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,740
Threads: 408
Likes Received: 1,151 in 908 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Trang Chủ » BỆNH DẠ DÀY » Đau dạ dày »
Điều trị đau dạ dày bằng cây nhọ nồi
[/url]Nhọ nồi là loại cây khá quen thuộc đối với người dân chúng ta. Nó được biết đến với công dụng là vị thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách điều trị bệnh đau dạ dày từ loại cây này. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Vì sao cây nhọ nồi chữa được bệnh đau dạ dày?
Cây nhọ nồi ( còn gọi là cỏ nhọ nồi, cỏ mực, hạn liên thảo), sở dĩ loại cây này có cái tên như vậy bởi khi chúng ta vò nát nó sẽ có dòng nước đen chảy ra. Đây mọc thẳng đứng, hoa nở thành cụm, lá mọc đối nhau và có lông ở hai mặt, quả nhọ nồi có hình dẹt, đầu cụt. Xuất phát từ một loại cây cỏ mọc hoang, vì cây có nhiều công dụng chữa bệnh tốt nên được trồng nhiều trong các vườn thuốc nam.
Theo dân gian, cây nhọ nồi có tính mát, vị chua ngọt, giúp bổ thận, thanh can nhiệt, chữa thận kém, chữa các chứng bệnh xuất huyết nội tạng, làm đen tóc, chữa được bệnh kiết lỵ, rong kinh, mẩn ngứa, viêm gan mạn, vết thương viêm loét… Ngoài ra chúng ta không thể không nhắc đến công dụng [url=https://www.chuyenkhoadaday.com/cach-chua-dau-da-day.html]chữa bệnh dạ dày của nó. Vậy vì sao loại cây này lại có thể chữa được bệnh đau dạ dày?
Cây nhọ nồi có tác dụng chữa đau dạ dày
Nhọ nồi có tác dụng chữa đau dạ dày bởi: Các thành phần hóa học chính tồn tại trong loại cây này như ecliptin, tanin, carotene, wedelolacton, flavonozit. Những chất này mang các tính năng giống với loại vitamin K, giúp ngăn ngừa chảy máu chảy máu nội tạng. Vì vậy,, loại cây này có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh đau dạ dày như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày.
2. Cách dùng cây nhọ nồi điều trị bệnh đau dạ dày
Dùng cỏ nhọ nồi chữa đau dạ dày là biện pháp mang lại hiệu quả chữa bệnh khá tốt. Để sử dụng bài thuốc từ cây nhọ nồi chữa đau dạ dày, bạn thực hiện như sau:
♦ Bài thuốc số 1:
Ngoài dùng nước cây nhọ nồi, bạn có thể dùng chúng để kết hợp với các vị thuốc khác. Cụ thể:
+ Chuẩn bị nguyên liệu
- Cỏ nhọ nồi – 50g
- Bạch cập – 25g
- Đại táo – 4 quả
- Cam thảo – 15g
[size=undefined][size=undefined]
+ Cách làm[/size][/size]
- Cho tất cả các nguyên liệu này vào nồi, đun sôi cùng với khoảng 1 lít nước.
- Sau khi thấy lượng nước còn lại khoảng 300ml thì tắt bếp.
[size=undefined][size=undefined]
+ Cách dùng: [/size][/size]
- Bạn chia lượng thuốc đã sắc được thành 2 lần uống, sử dụng sau bữa cơm trưa khoảng 30 phút để thuốc phát huy tốt hiệu quả chữa bệnh.
- Dùng bài thuốc này liên tục trong vòng 1 -2 tuần sẽ thấy triệu chứng của bệnh giảm hẳn.
[size=undefined][size=undefined]
♦ Bài thuốc số 2:
+ Chuẩn bị nguyên liệu:[/size][/size]
- Nhọ nồi
- Bột sừng trâu
- Kinh giới
- Rễ cây bông trang đỏ
- Đậu ván
- A dao
- Hương phụ
[size=undefined][size=undefined]
+ Cách làm:[/size][/size]
- Đem tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch, cho vào chảo và bắc lên bếp và sao khô.
- Sau khi các vị thuốc này đã khô, bạn đem bỏ vào nồi và đun sôi cùng với khoảng 1 lít nước. Đun cho đến khi thấy lượng nước trong nồi còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
[size=undefined][size=undefined]
+ Cách dùng:
Bạn đem chia số thuốc vừa sắc thành hai lần và uống trong ngày, tốt nhất là nên uống khi đau.[/size][/size]
Quote:Xem thêm: “Tôi đã khỏi bệnh đau dạ dày sau 10 năm chịu đựng, nhờ bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc”
[size=undefined][size=undefined]
♦ Bài thuốc số 3:
Bài thuốc này rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị cỏ nhọ nồi, rửa thật sạch rồi đem bỏ vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn. Sau đó lọc lấy nước rồi uống hàng ngày là được.
Bài thuốc từ cây nhọ nồi chữa đau dạ dày
♦ Bài thuốc số 4:
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bài thuốc sau để chữa đau dạ dày:
+ Chuẩn bị nguyên liệu:[/size][/size]
- Cây nhọ nồi
- Cây mần lá tưới
- Lá trắc bá
- Hương phụ
- Hoa hòe
- Hoài sơn
- Gạo nếp
[size=undefined][size=undefined]
+ Cách làm: [/size][/size]
- Lấy cây nhọ nồi và lá trắc bá sao khô.
- Sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào nội và đun sôi với khoảng 700ml nước. Lưu ý là đun với lửa nhỏ cho đến khi nước trong nồi còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
[size=undefined][size=undefined]
+ Cách dùng:
Bạn chia lượng thuốc vừa sắc được thành 2 lần uống vào buổi sáng và tối. Tốt nhất là nên sử dụng khi đau. Kiên trì thực hiện bài thuốc khoảng vài tuần, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Chuyên gia tư vấn chữa bệnh dạ dày an toàn hiệu quả trên VTV2 – Vì sức khỏe người Việt
Trên đây là những bài thuốc chữa các triệu chứng đau dạ dày từ cây nhọ nồi mà chúng tôi gợi ý cho các bạn. Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ có tác dụng đối với những trường hợp bệnh đang nhẹ, còn với những trường hợp bệnh đã chuyển sang mãn tính thì ít có tác dụng. Thêm vào đó, cũng như các bài thuốc dân gian khác, khi thực hiện các bài thuốc này để chữa đau dạ dày, bạn cần phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới thấy được kết quả.
Ngoài ra, để bệnh nhanh hồi phục, bạn cũng nên điều chỉnh thói quen ăn uống, ngủ nghỉ của mình sao cho hợp lý. Không được ăn những loại đồ ăn có hại cho dạ dày như thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hoặc các chất kích thích. Phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để giữ cho tinh thần luôn thoải mái và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Hi vọng sau bài viết này, các bạn đã có thêm một sự lựa chọn nữa trong việc điều trị căn bệnh đau dạ dày. Chúc các bạn thành công với bài thuốc và chúc bạn nhanh khỏe[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
|