Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Bị bạn trai bỏ rơi, cô gái trẻ sinh con trong nhà trọ, được mái ấm cưu mang
[/url]
[url=https://vietnamnet.vn/tac-gia/ha-nguyen-000897.html]Hà Nguyễn
Bị người yêu bỏ rơi sau khi mang thai ngoài ý muốn, cô gái trẻ “vượt cạn” một mình rồi cắn răng gửi con vào mái ấm Hoa Hồng.
"Vượt cạn” trong phòng trọ
Trở về sau chuyến công tác, chị Giáp Thị Sông Hương (SN 1974, quận 12, TP.HCM) vội vàng đến mái ấm Hoa Hồng - nơi chị đang cưu mang những đứa trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi. Thấy chị, bé gái chưa đầy 3 tuổi lao đến, sà vào lòng.
Chị ôm lấy bé, nhấc bổng lên, thơm vào má rồi nói một mình: “Gần 3 năm trước, còn khóc oe oe, quẫy đạp trên tấm đệm lót dưới nền phòng trọ mà nay lớn tướng, biết ôm mẹ rồi đây”.
Bé là kết quả của mối tình không êm đẹp của nữ công nhân tên Trân từng làm việc tại quận Bình Tân (TP.HCM).
Lên TP.HCM làm công nhân được 2 năm, Trân có thai ngoài ý muốn với người đàn ông cùng xưởng sản xuất.
[img=572x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/8/20/1-tre-bi-bo-roi-594.jpg[/img]Chị Hương vui đùa cùng những đứa trẻ tại mái ấm Hoa Hồng.
Phát hiện bạn gái có thai, người đàn ông nghỉ việc, cắt đứt liên lạc với Trân. Rồi đại dịch ập đến. Trong lúc cần tiền để chuẩn bị cho việc sinh nở, Trân thất nghiệp. Không muốn gia đình biết mình mang thai, cô gái trẻ không về quê, cố gắng bám trụ TP.HCM.
Trân tiết kiệm đến mức dẫu đang mang thai cũng không dám ăn ngon. Suốt thai kỳ, cô cũng không dám đến bệnh viện thăm khám. Tiết kiệm đến tận cùng như thế, đến kỳ sinh nở, Trân vẫn không có tiền vào viện sinh con.
Cô liều mình tự “vượt cạn” trong nhà tắm phòng trọ. Sinh xong, cô chỉ kịp bế đứa bé vào phòng, đặt lên tấm nệm trải dưới nền nhà rồi ngất xỉu.
Tiếng khóc trẻ sơ sinh phát ra từ căn phòng vốn không có trẻ em khiến những người xung quanh bất ngờ, tò mò. Họ chạy đến kiểm tra thì phát hiện cảnh tượng em bé sơ sinh còn nguyên dây rốn nằm khóc bên cạnh cô gái đã ngất lịm.
Chị Hương kể: “Không hiểu sao những người ở cùng dãy trọ đó lại biết được số điện thoại của tôi. Họ gọi cho tôi và nói cần tôi hỗ trợ”.
“Nghe vậy, tôi liền bắt xe đến nơi và đưa hai mẹ con vào Bệnh viện Hùng Vương cắt dây rốn, vệ sinh cho em bé. Tôi thanh toán viện phí và đợi cô gái bình phục rồi đón 2 mẹ con về mái ấm để tiếp tục chăm sóc”, chị kể thêm.
[img=572x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/8/20/2-tre-bi-bo-roi-595.jpg[/img]Chị Hương nhận nuôi những đứa trẻ có tuổi thơ bất hạnh và xem các bé như con ruột của mình. (Ảnh: Hà Nguyễn).
Biết Trân thất nghiệp, chưa đủ khả năng nuôi con, chị Hương ngỏ ý sẽ cưu mang, nuôi cả hai mẹ con. Tuy vậy, Trân không muốn trở thành gánh nặng cho mái ấm của chị Hương và xin được về quê tĩnh dưỡng.
Trước khi rời đi, cô gái nói: “Bây giờ cháu thất nghiệp, chưa thể nuôi được con. Cô cho cháu gửi con lại đây. Cháu nhờ cô chăm sóc, nuôi dưỡng bé. Khi nào cháu có điều kiện, có thể lo cho bé, cháu sẽ đến tìm cô xin lại”.
Tuy vậy, sau gần 3 năm, Trân vẫn chưa quay lại nhận con. Song, thi thoảng cô vẫn liên lạc với chị Hương để hỏi thăm tình hình đứa trẻ.
Cắn răng gửi con cho người lạ
Cùng hoàn cảnh, nữ sinh viên tên Gấm (quê Lạng Sơn) cũng bị bạn trai bỏ rơi khi mang thai ngoài ý muốn. Gấm và bạn trai sống thử với nhau tại TP.HCM từ năm thứ 3 đại học.
Sau 2 ngày kể cho bạn trai biết mình đã mang thai, Gấm không còn liên lạc được với người này nữa. Gấm đau đớn và từng nghĩ đến việc sẽ quên đi người đàn ông bội bạc để sinh nở một mình.
[img=572x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/8/20/3-tre-bi-bo-roi-596.jpg[/img]Chị Hương lộ rõ vẻ mệt mỏi sau nhiều ngày chăm đứa con nuôi bị bệnh tại bệnh viện. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Dẫu vậy, việc phải giữ bí mật chuyện mang thai lúc đang còn đi học khiến nữ sinh viên không có người thân bên cạnh.
Sắp đến kỳ sinh nở, không có tiền, không người thân thích, cô gái đánh liều tìm về quê người yêu, bắt người này phải chịu trách nhiệm, đưa mình vào viện sinh con.
Chị Hương nhớ lại: “Đây cũng là trường hợp rất đau lòng. Khi Gấm tìm được "tác giả" cái thai thì người này đồng ý chu cấp, đưa cô gái vào bệnh viện sinh con”.
“Tuy nhiên, cha mẹ người này lại không chấp nhận Gấm, không nhận cháu nội. Họ nói sẽ không đóng tiền viện phí cho Gấm sinh con và cũng không nuôi đứa bé do cô gái sinh ra”, chị nói thêm.
Không được chấp nhận, Gấm một mình vượt cạn trong bệnh viện. Sinh xong, cô gái muốn ẵm con về nhà bạn trai ở cữ. Nhưng lúc này, Gấm không thể liên lạc với bất kỳ ai trong gia đình bạn trai.
Cùng lúc đó, cô gái cũng được bệnh viện thông tin cô chưa đóng tiền viện phí. Trong nỗi tuyệt vọng cùng cực, Gấm nhớ đến những mái ấm, nơi nhận trẻ mồ côi, bị bỏ rơi. Cô cố gắng tìm kiếm và biết chị Hương sẵn sàng hỗ trợ, cưu mang những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn.
[img=572x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/8/20/4-tre-bi-bo-roi-597.jpg[/img]Những đứa bé được chị nhận nuôi đều có thông tin, hồ sơ rõ ràng. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Gấm gọi điện thoại cho chị Hương trong nước mắt. Cô gái kể chuyện buồn của mình và mong được chị giúp đỡ. Thương cô gái gặp cảnh éo le, chị gửi tiền cho Gấm đóng viện phí, mua vé máy bay vào TP.HCM.
Tại đây, chị Hương cho cô gái đến ở tạm tại mái ấm Hoa Hồng để tiện bề chăm con nhỏ. Tuy nhiên, cũng như nhiều trường hợp khác, cô gái từ chối và xin gửi lại đứa bé sinh thiếu tháng cho chị Hương nuôi dưỡng.
Do bé sinh thiếu tháng nên sức khỏe yếu hơn các bé khác tại mái ấm. Nhiều lúc, bé ốm nặng, phải vào bệnh viện cấp cứu. Chị Hương kể: “Có lần, bé ốm rất nặng, tôi sợ xảy ra chuyện không lành nên liên lạc, gửi tiền mua vé máy bay cho Gấm để cô ấy vào Nam thăm con”.
“Nghe vậy, Gấm chỉ khóc và nói không thể vào Nam được. Gấm nói cha mẹ cô đã rất thất vọng khi biết con mình dở dang việc học. Cô không thể để họ biết việc mình có con ngoài ý muốn nên không thể vào Nam. Cô ấy nhờ tôi chăm sóc đứa bé. Rất may, sau đó bé đã vượt qua cơn nguy kịch và phát triển bình thường”, chị kể thêm.
*Tên hai cô gái trẻ trong bài đã được thay đổi.
Cô gái trẻ bỏ con trong thùng rác, bà chủ khách sạn 3 lần bị đánh oan
Cho rằng chị là người mẹ tồi, ham chơi, để con bị chuột cắn… những người chạy xe ôm, bán hàng rong trước cổng bệnh viện vây lại mắng xối xả, hành hung chị Hương.
https://vietnamnet.vn/bi-ban-trai-bo-roi...50198.html#
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
ài 2:
Nữ đại gia từng ngủ nghĩa địa xây khách sạn, nuôi trăm trẻ bị bỏ rơi
[/url]
[url=https://vietnamnet.vn/tac-gia/ha-nguyen-000897.html]Hà Nguyễn
Xem các bài viết của tác giả
Sự kiện: Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng 2022
Hơn 30 năm qua, người phụ nữ U50 được nhiều người gọi bằng cái tên thân thương “mẹ Hương”. Để xứng đáng với cái tên ấy, chị quên lấy chồng, quyết dành cả đời nuôi con người dưng.
Bài 1: Người phụ nữ ngủ nghĩa địa 'nhặt' được 2 đứa con, làm mẹ ở tuổi 18
“Mẹ Hương”
Sau lần vô tình nhặt được đứa bé bị bỏ rơi ở bãi rác cách đây hơn 30 năm, chị Giáp Thị Sông Hương (SN 1974, quận 12, TP.HCM) như có duyên với những đứa bé bất hạnh. Chị liên tiếp phát hiện, nhận nuôi trẻ mồ côi, bị bỏ rơi nên ước mơ xây dựng mái ấm Hoa Hồng. Tên gọi “mẹ Hương” cũng theo chị từ đó.
Để hiện thực hóa mơ ước của mình, chị nỗ lực vươn lên từ công việc nhặt ve chai, dọn nhà, bán quán ăn. Có chút vốn, chị ra vỉa hè bán đồ ăn vặt rồi quán nhậu. Nỗ lực làm việc không biết mệt mỏi giúp chị tích góp được một số vốn nhỏ để thuê mặt bằng mở quán ăn, quán nhậu lớn hơn.
Sau đó, chị mạnh dạn đầu tư nhà hàng, khách sạn, quán karaoke... và trở thành người mẹ có điều kiện để chăm lo cho đàn con nuôi chịu nhiều thiệt thòi của mình.
[img=354x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/8/5/giap-thi-song-huong-981.jpg[/img]Để có đủ điều kiện chăm lo cho đàn con, chị Hương đã đánh đổi cả những năm tháng tuổi xuân bằng cách vùi đầu vào công việc. Chị cũng quên luôn việc lấy chồng.
Chị chia sẻ: “Tôi bắt đầu nhặt và nuôi trẻ bị bỏ rơi từ khi mới 17-18 tuổi. Những năm tháng khó khăn nhất của cuộc đời, phải ngủ nghĩa địa rồi sau thuê được căn trọ chắp vá, tôi vẫn nhặt và nhận nuôi trẻ mồ côi, bị bỏ rơi với lý do đơn giản là nuôi để chờ cha mẹ các bé hối hận, thương con quay lại đón các con về”.
“Nghĩ như thế nên tôi chưa bao giờ cảm thấy khổ cực khi nuôi các con. Tôi cố gắng làm việc, quên hết những ham thích của bản thân để có kinh tế lo cho các con".
"Hai bé đầu tiên tôi nhặt từ bãi rác nay đã trưởng thành, ngoài 30 tuổi và ra nước ngoài sinh sống. Nhưng suốt chừng ấy năm, tôi không nhận được bất cứ thông tin nào từ cha mẹ các bé. Chưa một ai quay lại tìm đứa con mình đã trót bỏ rơi”, chị nói thêm.
Sự thật phũ phàng ấy càng khiến chị thương yêu, đồng cảm hơn với những đứa trẻ bất hạnh. Mỗi khi nghe có trẻ bị bỏ rơi, mồ côi… chị đều cố gắng liên hệ, nhận các bé về chăm sóc, nuôi dưỡng.
Có thời điểm, chị đứng ra chi trả chi phí thăm khám, sinh nở cho nhiều cô gái mang thai ngoài ý muốn nhưng không có khả năng kinh tế. Ngoài ra, nếu những cô gái này vì một lý do nào đó không đủ khả năng nuôi con, chị cũng đứng ra nhận nuôi, chăm sóc các bé.
Lâu dần, một số khách sạn của chị đang kinh doanh bỗng nhiên trở thành mái ấm của trẻ bị bỏ rơi, mồ côi, nơi chăm sóc mẹ bầu mang thai ngoài ý muốn. Công việc thiện nguyện, tấm lòng của “mẹ Hương” lan rộng, dần trở thành nơi gửi gắm những đứa bé bất hạnh từ nhiều người. Bản thân chị cũng quên luôn việc phải lấy chồng, xây dựng hạnh phúc riêng.
Chị tâm sự: “Ai cũng mong cầu hạnh phúc, có gia đình, cuộc sống riêng. Tôi cũng vậy thôi nhưng nếu lập gia đình, tôi sẽ không thể nào toàn tâm, toàn ý lo cho các con. Đã thương các con thì phải thương cho trót. Thế là tôi quyết không lấy chồng, lập gia đình để có thể chăm lo tốt nhất cho các con”.
[img=354x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/8/5/2nuoi-tre-bi-bo-roi-982.jpg[/img]Hiện nay, tại khách sạn của mình, chị Hương nuôi gần 100 trẻ bị bỏ rơi, mồ côi có độ tuổi từ sơ sinh đến 13-14 tuổi. Các bé sơ sinh có bảo mẫu chăm sóc chu đáo 24/24.
Hiện nay, mái ấm Hoa Hồng tại khách sạn Hoa Hồng của chị Hương đang nuôi dưỡng, chăm sóc gần 100 bé bị bỏ rơi, mồ côi từ sơ sinh đến 13-14 tuổi. Các bé đều được chị làm giấy khai sinh mang họ của chị.
Tại đây, các bé sơ sinh có bảo mẫu chăm sóc chu đáo trong những căn phòng khách sạn sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi. Các bé lớn hơn có phòng riêng, được ăn thức ăn sạch do chính chị liên hệ, đặt mua với những nguồn cung cấp thực phẩm đạt chất lượng.
Bán gia sản, dành cả đời nuôi con người dưng
Để các bé không phải chịu thêm những thiệt thòi, chị liên hệ, mời các giáo viên đến mái ấm của mình làm quen, dạy các bé. Đối với các bé đủ tuổi đi học, chị Hương phân công người đưa đón các em đến trường.
Chị cũng mời học sinh, sinh viên đến mái ấm chơi với các em để “các con không cảm thấy cô đơn, mặc cảm”.
Ngoài nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi, mồ côi, hơn 30 năm qua, chị Hương còn giúp đỡ, cưu mang người nghèo, vô gia cư, người già neo đơn, mẹ bầu có thai ngoài ý muốn.
[img=354x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/8/5/3nuoi-tre-bi-bo-roi-983.jpg[/img]Chị Hương cũng có mặt tại khách sạn để chăm sóc, dạy dỗ các bé.
Công việc ấy cho phép chị gặp gỡ, thấu hiểu vô số hoàn cảnh, mảnh đời cơ cực. Nhìn những người lang thang, không nhà cửa, không nơi nương tựa… chị như thấy lại quá khứ nghèo khó của mình.
Thế nên chị đồng cảm và tìm cách giúp đỡ, cưu mang những phận đời khốn khó ấy. Chị mời họ về quán, khách sạn của mình, lo cho họ ăn uống, tắm rửa, ngủ nghỉ, thậm chí giúp đỡ tiền bạc, tìm việc làm.
Hoạt động này kéo dài đến khi đại dịch bùng phát khiến công việc kinh doanh nhà hàng, khách sạn… của chị gần như đóng băng. Để duy trì các hoạt động thiện nguyện, đặc biệt là công tác chăm sóc, nuôi gần 100 trẻ bị bỏ rơi, chị đã bán biệt thự, xe ô tô riêng để lấy kinh phí.
Quảng cáo
Thấy chị nuôi nhiều trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn đến xin trẻ về nuôi nhưng chị Hương từ chối. Bởi, chị luôn nghĩ mình đang nuôi, chăm sóc các bé trong lúc cha mẹ ruột các bé vì một lý do nào đó không thể tự tay nuôi con mình.
“Tôi luôn hy vọng, một ngày nào đó, cha mẹ ruột các con sẽ quay lại đón các con về. Hoặc, sau này lớn lên, các con có ước muốn tìm về quá khứ, nguồn cội của mình, tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ”, chị Hương chia sẻ.
Hiện nay, dù vẫn chưa thể “gượng dậy” sau những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, chị Hương vẫn cố gắng mở rộng vòng tay thiện nguyện của mình. Chị biến khách sạn Hoa Hồng tại quận 12 thành mái ấm nuôi trẻ bị bỏ rơi, nơi cưu mang, giúp đỡ người già neo đơn, học sinh, sinh viên mang thai ngoài ý muốn. Chị cũng mong có thêm mạnh thường quân để nối dài công việc thiện nguyện ý nghĩa này
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
am tiếp viên hàng không mê làm từ thiện
[/url]
[url=https://vietnamnet.vn/tac-gia/luu-dinh-long-0008UQ.html]Lưu Đình Long
Xem các bài viết của tác giả
Nguyễn Ngọc Minh Hoàng sinh năm 1994, hiện làm tiếp viên cho một hãng hàng không tại Việt Nam. Dù công việc bận rộn nhưng anh cũng dành thời gian cho những hoạt động từ thiện.
Tiếp xúc với Hoàng, ai cũng cảm nhận năng lượng tươi trẻ, tích cực từ chàng trai này. Theo anh, rèn luyện sức khỏe, trau dồi nội tâm cũng là cách truyền cảm hứng cho những người biết đến tôi.
Bạn bắt đầu các hoạt động từ thiện từ bao giờ?
- Nguyễn Ngọc Minh Hoàng: Tôi bắt đầu các hoạt động từ thiện khoảng 7-8 năm trước, cơ duyên xuất phát từ những lần tôi đi chùa và thấy các hoạt động trong chùa quá hay, như phóng sinh, cúng dường, tặng đồ ăn thức uống cho người nghèo, người vô gia cư…
Tôi vẫn nhớ những ngày đầu làm việc thiện, tôi rất bỡ ngỡ, không biết phải làm như thế nào, chỉ biết quan sát học hỏi. Lúc đó, dù tâm rất muốn giúp đỡ mọi người nhưng chỉ có thể làm những việc nhỏ, lặt vặt.
Khoảng 2 năm gần đây, khi dịch Covid-19 bùng nổ, mọi người ai cũng khó khăn để chống dịch, lúc đó trong tôi lại dâng lên lòng thương với mọi người, rất nhiều.
Có một tiếng nói trong sâu thẳm tim tôi rằng, dù bạn giàu hay nghèo thì bạn vẫn có thể chia sẻ. Thế là tôi mở lòng nhiều hơn.
Sẻ chia thật sự cần thiết trong lúc người khác khó khăn hơn. May mắn, thời điểm đó, tôi đã gom đủ lương thực, rau củ - chở hàng tấn rau cúng dường cho các chùa và gạo cho những nơi phát cơm từ thiện.
Khi làm những việc kể trên tôi thấy thật sự hạnh phúc nên đã duy trì từ lúc dịch cho đến nay.
[img=354x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/8/27/anh-4-dam-me-tu-thien-783.jpg[/img]Minh Hoàng thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Tôi hơi tò mò khi thấy bạn khoác áo tràng lam, bạn có phải là Phật tử?
- Tôi có duyên với Phật pháp từ nhỏ - hồi đó hay theo bà ngoại đến chùa. Lời dạy của Đức Phật về từ bi, buông bỏ phiền não, giảm thiểu tham-sân-si đã thấm nhuần trong tôi và giúp cho tôi chuyển hóa, thay đổi góc nhìn về thế giới cũng như cuộc sống xung quanh.
Đặc biệt, trong những năm gần đây khi tôi học và làm theo những lời Phật dạy thì mọi thứ đã thay đổi tốt hơn, may mắn hơn.
Thực ra, nhờ thấy được bản thân tôi luôn hạnh phúc trong bất kỳ hoàn cảnh nào, luôn khởi lòng thương yêu tất cả mọi người một cách vô điều kiện nên tôi nhận được sự bình an và hạnh phúc tuyệt vời trong các mối quan hệ, từ gia đình, xã hội cho đến công việc...
[img=354x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/8/27/anh-2-dam-me-tu-thien-784.jpg[/img]Chàng trai làm việc thiện xuất phát từ tâm từ bi.
Người trẻ hiện đại bị cuốn vào vòng xoáy của công việc, chạy đua theo sự nổi tiếng, vật chất, công nghệ… và đôi khi chông chênh trong cuộc sống. Bạn có bao giờ cảm thấy chông chênh và đã vượt qua nó như thế nào?
- Nói thật, tôi cũng đã từng là một người bị cuốn theo vòng xoáy của công việc, theo đuổi vật chất, sự nổi tiếng. Đặc biệt, tôi thật thà nhận diện, trong tôi hoàn toàn có đủ những đức tính xấu như sân hận, đố kị, si mê… Nhưng có lẽ tôi quá may mắn khi từ từ bước ra khỏi vòng xoáy ấy, đạo Phật đã chuyển hóa tâm thức của tôi một cách mãnh liệt.
Tôi thích triết lý tu là để sửa. Ngày qua ngày tôi cố gắng trau dồi và sửa chữa những khuyết điểm của bản thân, nếu không tôi đã là một người sống theo bản năng và thuận theo bản ngã một cách dễ dãi.
Thật sự, tôi vượt qua mọi việc khó khăn, phiền muộn trong cuộc sống, sống vui hơn cũng nhờ những bài học về Nhân-Quả của Đức Phật, có được tất cả bình an ngày hôm nay phải nói đến việc biết sửa tôi từ gốc, thấy nỗi khổ của tôi đều do tôi mà ra.
Nếu một ngày nào đó tôi cảm thấy chông chênh thì ngày ấy tôi biết tôi cần phải mạnh mẽ hơn. Chông chênh cũng là lúc nhắc tôi, có thể thời gian qua tôi đã chểnh mảng trong giữ gìn bản thân.
[img=354x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/8/27/anh-3-dam-me-tu-thien-785.jpg[/img]Sau những chuyến thiện nguyện, Minh Hoàng tìm thấy bình yên ở gia đình.
Vậy, việc rèn luyện thân khỏe, tâm an đối với bạn được thực hiện ra sao, mỗi ngày?
Quảng cáo
- Tôi nghĩ, muốn giúp mọi người, muốn học hỏi nhiều điều tích cực thì cần phải có một sức khỏe tốt và tinh thần sáng suốt. Do vậy, mỗi ngày tôi đều dành 1 đến 2 tiếng để rèn luyện sức khỏe và thể lực, 45 phút hoặc 1 tiếng để ngồi yên, tĩnh tâm, nhẹ nhàng thư giãn và cảm nhận cuộc sống.
Khi lòng tôi đã lắng lại thì những gì sáng nhất sẽ hiện ra rõ ràng. Ngay lúc đó tôi sẽ có câu trả lời sáng suốt nhất cho chính bản thân tôi, nên làm gì, bỏ và buông cái nào để bình an; đồng thời sẽ bắt đầu nhớ về những sự kiện đã xảy ra - vui có buồn có - và tôi sẽ tự đặt những câu hỏi vì sao để tìm nguyên nhân, giải quyết những sự việc ấy theo đúng lý nhân-duyên.
Bạn quan niệm như thế nào về làm từ thiện? Đối với bạn, công việc này sẽ gắn bó ra sao trong thời gian tới?
- Từ thiện theo tôi là những việc làm giúp ích cho cộng đồng, cho mọi người, mọi loài - xuất phát từ lòng từ bi, thương yêu, muốn mang lại hạnh phúc cho tất cả. Nhưng làm từ thiện cũng phải có trí tuệ soi rọi, có hiểu biết nữa.
Khi tặng quà hay phóng sanh, nếu không bắt nguồn từ lòng thương và sự hiểu biết sẽ dễ làm sai, gần đây báo chí phản ánh việc này khá nhiều.
Do vậy, tôi nhấn mạnh, bên cạnh từ bi thì tôi cần có trí tuệ sáng suốt, biết phân biệt đúng sai để đi đúng đường và nhận lại được những điều tuyệt vời từ việc làm này. Đó chính là lợi tôi lợi người.
Đối với tôi, từ thiện không phải là một công việc mà là một trải nghiệm sống và học hỏi để nâng cao chính bản thân mình. Làm điều tốt, lan tỏa hạnh phúc thì bản thân tôi sẽ là người đầu tiên nhận được những điều ấy. Mang đến niềm vui và năng lượng tích cực cho bản thân cũng là đang giúp chính tôi nên tôi nghĩ việc làm từ thiện này sẽ theo tôi từ bây giờ và mãi mãi về sau…
Nếu có một chia sẻ về tình yêu, công việc, thực tập lời Phật dạy, rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sống với những bạn đồng trang lứa và người trẻ hơn, bạn sẽ nói điều gì?
- Tôi xin trích một câu nói rất hay của Thầy Thích Nhất Hạnh: “Người có khả năng hạnh phúc thì sống trong điều kiện nào cũng có thể hạnh phúc”. Hãy tạo cho mình những nguồn năng lượng tích cực, tôi luyện trong ta sự yêu thương và tự sửa đổi bản thân theo hướng sáng đẹp mỗi ngày thì chắc chắn sống trong bất cứ điều kiện nào các bạn cũng
https://vietnamnet.vn/hotboy-me-lam-tu-thien-2053820.html
sẽ thấy hạnh phúc.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
ứ bảy, 06/06/2020 - 06:22
15 năm làm shipper miễn phí cho bếp ăn từ thiện và nhà chùa
Mười lăm năm qua, ông Việt (50 tuổi) rong ruổi trên chiếc xe máy làm shipper miễn phí thực phẩm từ các tiểu thương gửi tặng cho bếp ăn từ thiện và nhiều ngôi chùa ở Cần Thơ.
5h giờ sáng, ông Trần Quốc Việt (50 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) bắt đầu dắt xe máy ra khỏi nhà. Như thường lệ, ông tạt vào quán cà phê cóc ven đường uống một ly cà phê rồi bắt đầu hành trình làm shipper miễn phí.
Lịch trình của ông là chạy xe máy ra chợ Tân An chở rau củ quả của tiểu thương tặng đến các ngôi chùa, bếp ăn từ thiện ở Cần Thơ, Hậu Giang. Đó là công việc mà 15 năm qua, dù ngày mưa dầm hay nắng gắt, ông Việt vẫn làm đều đặn.
[img=187x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/06/03/11/nguoi-dan-ong-suot-15-cho-mien-phi-thuc-pham-cho-chua-bep-an-tu-thien.jpg[/img]
15 năm qua, ngày nào ông Việt cũng chở miễn phí thực phẩm cho chùa, bếp ăn từ thiện.
Mấy ngày này, rau củ quả đắt nên tiểu thương cho ít hơn trước, ông Việt cũng ra chợ trễ hơn.
'Tôi đi trễ cho các tiểu thương bán hàng. Hồi trước có khi 3-4 giờ sáng, tiểu thương đã gọi điện kêu ra chở đồ cho chùa, bếp ăn từ thiện trong các bệnh viện', ông Việt nói.
[img=334x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/06/03/11/nguoi-dan-ong-suot-15-cho-mien-phi-thuc-pham-cho-chua-bep-an-tu-thien-1.jpg[/img]
Ông Việt nhận túi rau củ từ chị Thảo (tiểu thương chợ Tân An).
Chị Phùng Kim Thảo (tiểu thương bán rau cải ở chợ Tân An) vừa thấy xe ông Việt tới, vội lấy mớ khổ qua, dưa leo, cà tím, bầu cho vào túi ni lông đưa cho ông Việt. 'Mình có của, chú Việt có công, góp chút ít để làm công đức', chị Thảo cười nói.
'Có mớ rau thơm và túi quần áo cũ nè sư huynh', người phụ nữ gọi ông Việt đến lấy rồi vội vàng làm những công việc khác.
[img=194x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/06/03/11/nguoi-dan-ong-suot-15-cho-mien-phi-thuc-pham-cho-chua-bep-an-tu-thien-2.jpg[/img]
Người phụ nữ ở chợ Tân An gọi ông Việt đến đưa mớ rau thơm và túi quần áo.
Các tiểu thương ở chợ Tân An cho biết, chợ thường họp từ rất sớm. Đến khoảng 6h sáng là bắt đầu giãn.
Các tiểu thương báu rau củ dọn dẹp trả mặt bằng lại cho người bán sau. Lúc này, họ sẽ 'soạn' ra mớ rau, củ còn tươi, ngon để đưa cho ông Việt mang đi.
'Mình bán rau củ cũng có quy tắc là phải bán đúng giá. Không bán hết thì tặng cho nhà chùa, bếp ăn từ thiện chứ không bán', một tiểu thương nói.
[img=334x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/06/03/11/nguoi-dan-ong-suot-15-cho-mien-phi-thuc-pham-cho-chua-bep-an-tu-thien-4.jpg[/img]
Sau khi nhận rau củ quả từ các tiểu thương, ông Việt chạy vào các chùa, bếp ăn từ thiện để giao.
Sau khi rảo quanh chợ một lượt, ông Việt chạy xe đến chùa Hội Linh (quận Bình Thuỷ) tiếp tục hành trình.
'Đâu phải ai cũng làm được như chú Việt, phải có tâm mới làm được. Nếu ai làm việc thiện mà tính toán thì chắc chắn không làm được. Các thí chủ ở chợ có tâm cúng rau củ quả, còn chú Việt thì chạy giúp vận chuyển đến chùa. Mặc dù chỉ là bó rau, ít rau củ nhưng đó là cái tâm, rất quý', chủ trì chùa Hội Linh chia sẻ thêm.
[img=334x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/06/03/11/nguoi-dan-ong-suot-15-cho-mien-phi-thuc-pham-cho-chua-bep-an-tu-thien-9.jpg[/img]
Rau củ quả mà các tiểu thương tặng đều rất tươi.
[img=334x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/06/03/11/nguoi-dan-ong-suot-15-cho-mien-phi-thuc-pham-cho-chua-bep-an-tu-thien-10.jpg[/img]
Trụ trì chùa Hội Linh nhận bó rau thơm từ tay ông Việt.
Sau khi đến chùa Hội Linh, ông Việt tiếp tục chạy xe đến các điểm khác là bếp ăn trong bệnh viện.
Mọi việc đã xong, ông chạy xe đến ngôi chùa nằm trên đường Mậu Thân (quận Ninh Kiều) để làm công quả. Sau đó, ông mới bắt đầu những cuốc xe mưu sinh của riêng mình. Khách của ông thường là mối quen.
Nói về cơ duyên chạy xe miễn phí chở thực phẩm đến các chùa, bếp ăn từ thiện trong bệnh viện, ông Việt kể, khoảng 15 năm trước, ông gặp nhiều chuyện không may, hết bị tai nạn giao thông lại bị tai biến suýt liệt.
Từ đó, ông vào chùa nghe các sư thầy khuyên giảng, rồi xin làm công quả như quét dọn chùa, giữ xe cho các phật tử đến lễ vào những buổi chiều tối.
Cũng từ đây, ông Việt biết được một số phật tử là tiểu thương bán rau củ ở chợ Tân An muốn gửi tặng đồ đến các chùa nhưng không có người chở. Ông quyết định nhận chở miễn phí để làm cầu nối các nghĩa cử cao đẹp lại với nhau.
'Lúc khó khăn tôi được mọi người giúp đỡ nên nghĩ mình phải làm việc gì có ích cho xã hội.
Quảng cáo
Ban đầu tôi chỉ chở rau, củ, gạo đến các chùa. Khoảng 4 năm nay tôi chở thêm vào bếp ăn trong các bệnh viện ở Cần Thơ và Hậu Giang', ông nói và cho biết, dù việc thiện nguyện vất vả vì có ngày mưa dầm, cũng có khi nắng đổ lửa nhưng đổi lại ông thấy tâm hồn thanh thản, tối ngủ rất ngon giấc.
'Có lúc trên đường chở hàng, xe hư, thủng lốp phải dắt bộ khá xa mới có tiệm để sửa. Chủ tiệm thấy mình chở cồng kềnh thì trách. Nhưng khi biết tôi đang chở hàng miễn phí cho chùa, họ lại cười. Đến lúc trả tiền thì họ không nhận, bảo để tiền đổ xăng mà tiếp tục chở hàng từ thiện', ông nói.
Ông Việt tâm niệm, được làm việc thiện là niềm vui mỗi ngày của mình. Chính vì vậy, bất kỳ lúc nào, có người gọi điện nói cần chở bao gạo, thùng dầu ăn hay lốc nước tương vào chùa, đến bếp ăn từ thiện là ông liền lấy xe chở miễn phí ngay.
Hôm nào có việc đột xuất không chở được, ông gọi điện nhờ bạn là ông Phan Thành Nam đến giúp.
[img=334x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/06/03/11/nguoi-dan-ong-suot-15-cho-mien-phi-thuc-pham-cho-chua-bep-an-tu-thien-11.jpg[/img]
Mỗi khi bận, ông Việt nhờ ông Nam chở hàng giúp. Ngoài ra, ông Việt còn rủ ông Nam vào chùa làm công quả.
Ngoài việc chở hàng miễn phí, Chủ nhật hàng tuần, ông Việt còn sang bếp ăn từ thiện ở Vĩnh Long phụ nấu cơm, cháo phát miễn phí cho người nghèo.
'Tôi sẽ làm việc thiện đến khi không còn sức thì thôi', ông Việt chia sẻ
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
CHUYỆN NHÀ MÌNH
Mẹ "Âu Cơ" cưu mang hàng trăm đứa con tật nguyền
[color=rgba(0, 0, 0, 0.6)]A.TLDO 02/07/2019 06:28
[/color]
Duyên nợ đã đưa người phụ nữ 80 tuổi gắn bó với công việc chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 100 mảnh đời bất hạnh, trẻ bại não, khuyết tật, người già... tại Củ Chi, TPHCM hơn 30 năm qua.
[img=364x0]https://media-cdn-v2.laodong.vn/Storage/NewsPortal/2019/7/1/741822/_1120524.JPG[/img] [color=rgba(0, 0, 0, 0.7)]Má Mười, tên thật là Trần Thị Cẩm Giang, năm nay đã trên 80 tuổi, chủ của mái ấm Thiện Duyên ở xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM. Được thành lập từ năm 1988, suốt hơn 30 năm qua, nơi đây đã chăm sóc cho hơn 100 mảnh đời bất hạnh. Đó là những trẻ em bại não, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, người già neo đơn. Ảnh: A.T[/color]
[img=364x0]https://media-cdn-v2.laodong.vn/Storage/NewsPortal/2019/7/1/741822/538A372fe33907675e28.jpg[/img] [color=rgba(0, 0, 0, 0.7)]Hiện tại mái ấm có gần 150 thành viên, phần lớn là trẻ mồ côi, khuyết tật. Mỗi em một hoàn cảnh, một số phận bất hạnh khác nhau. Trên mỗi giường, các em nằm, ngồi với đủ tư thế, miệng cười ngây ngô. Nói về lý do nhận nuôi nhiều người kèm may mắn, má Mười từ tốn kể: “Ở mảnh đất Củ Chi bom đạn, gia đình má đã từng được nhiều người giúp đỡ, cho cơm ăn, áo mặc. Sau ngày 30/4/1975, nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn, con họ bị bệnh tật không có tiền chữa trị, nên má nhận nuôi”. Ảnh: A.T[/color]
[img=364x0]https://media-cdn-v2.laodong.vn/Storage/NewsPortal/2019/7/1/741822/5A4160e0b4f650a809e7.jpg[/img]
[color=rgba(0, 0, 0, 0.7)]Chị Trần Trung Thu, sống với Má Mười 26 năm. Thuở trước, Má tìm thấy chị Thu ở gò mả ngoài đồng. Đang ngày rằm Trung Thu, má lấy đó làm tên đặt cho chị. Dù có là ai, như thế nào, khi đến với Má, các em đều có một cái tên. Ở mái ấm Thiện Duyên, tên con trai sẽ đệm chữ Thiện, tên con gái đều là Duyên nhưng khác tên đệm. Ảnh: A.T
[/color]
[img=364x0]https://media-cdn-v2.laodong.vn/Storage/NewsPortal/2019/7/1/741822/_1120468.JPG[/img] [color=rgba(0, 0, 0, 0.7)]Nuôi một trẻ bình thường đã cực, huống chi má Mười phải lo cho cả trăm trẻ tật nguyền. Cực nhất là khi các em ốm đau, lên cơn động kinh, má phải thuê xe ôm chở vào bệnh viện cấp cứu bất kể đêm hôm hay mưa gió.. Ảnh: A.T[/color]
[img=364x0]https://media-cdn-v2.laodong.vn/Storage/NewsPortal/2019/7/1/741822/Ce490beddffb3ba562ea.jpg[/img] [color=rgba(0, 0, 0, 0.7)]Những trẻ bị bệnh bại não, khuyết tật, phải nằm một chỗ, được sự chăm sóc của các bảo mẫu. Các trẻ ở đây đều được má mua bảo hiểm y tế đầy đủ. Ảnh: A.T[/color]
[img=364x0]https://media-cdn-v2.laodong.vn/Storage/NewsPortal/2019/7/1/741822/_1120507.JPG[/img] [color=rgba(0, 0, 0, 0.7)]Để có đủ kinh phí mỗi tháng duy trì cuộc sống các cháu, bên cạnh sự giúp đỡ của các mạnh thường quân, má Mười phải bươn chải, làm muối tiêu, làm tương bỏ mối và các đồ trang trí mỹ nghệ,... Hơn 30 năm qua, có những người nhờ má đã trưởng thành và xin được việc làm, người thì lập gia đình, nhưng cũng có những người bệnh tật, già yếu mà chết. Một tay má Mười lo chu đáo từ nhà ở cho những người lấy vợ lấy chồng hay lo hậu sự cho những người mất. Ðể có đủ chỗ cho những “đứa con” của mình cùng ở, có những lúc khó khăn, má Mười đã bán căn nhà tại quận Tân Bình để có tiền trang trải cho các em. Ảnh: A.T[/color]
[color=rgba(0, 0, 0, 0.7)]Coi hình ở link này [/color]
[color=rgba(0, 0, 0, 0.7)]https://laodong.vn/chuyen-nha-minh/me-au-co-cuu-mang-hang-tram-dua-con-tat-nguyen-741822.ldo[/color]
[color=rgba(0, 0, 0, 0.7)]. [/color]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Ni sư Thích Diệu Nhân từng hóa trang thành người phụ nữ ăn mày, giả điên, tìm cách làm quen với những đứa trẻ bụi đời và rủ các em về chùa sống.
Chùa Yên Ninh (Ninh An, Hoa Lư, Ninh Bình) hơn 20 năm nay đã trở thành chốn đi về của những mảnh đời bất hạnh, không nơi nương tựa.
Ni sư Thích Diệu Nhân (60 tuổi - trụ trì chùa) cho biết, nhiều đứa trẻ ở đây đã trưởng thành, lập gia đình và có cuộc sống hạnh phúc. Trong số đó, 15 người có bằng cử nhân, gần 60 cặp đôi đã kết hôn, nhiều người có bằng cao đẳng….
“Tính đến thời điểm hiện tại, tôi từng nuôi dưỡng, cưu mang khoảng 200 em”, ni sư Diệu Nhân kể.
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/08/04/16/ni-su-gia-dien-tim-cach-dua-tre-bui-doi-ve-chua-cuu-mang-2.jpg[/img]
Ni sư Thích Diệu Nhân. Ảnh: Đỗ Ngọc Hà
Ni sư từng giả điên, làm bạn với trẻ bụi đời
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/08/04/16/ni-su-gia-dien-tim-cach-dua-tre-bui-doi-ve-chua-cuu-mang-4.jpg[/img]
Một góc chùa Yên Ninh
Ni sư Thích Diệu Nhân tâm sự, để nuôi dạy những đứa trẻ có quá khứ đặc biệt thành người, bà phải dùng nhiều biện pháp cảm hóa chúng. Bà còn giả điên, tìm cách đưa trẻ bụi đời dưới gầm cầu về chùa cưu mang, dạy dỗ.
Theo dòng ký ức, năm 1995 ni sư Diệu Nhân được bổ nhiệm về chùa Yên Ninh. Trước đó, ngôi chùa không có sư trụ trì, đang xuống cấp, hỏng hóc nghiêm trọng.
Ni sư Diệu Nhân kể, thập niên 90, Ninh Bình còn nghèo, cuộc sống người dân quanh chùa cũng chẳng khấm khá. Hàng ngày, bà phải đi khất thực khắp nơi, vừa xin ăn, vừa tìm hiểu cuộc sống bên ngoài.
Đến khu vực gầm cầu, nơi trẻ bụi đời hay tụ tập, bà chứng kiến nhiều đứa trẻ đói rách, tranh nhau từng mẩu bánh mì.
Những đứa trẻ mới 7 tuổi còn ngô nghê cũng bị quăng vào đời một cách tàn nhẫn. Ở tuổi đó, lẽ ra chúng được chăm sóc, yêu thương nhưng lại trở thành những kẻ hiếu chiến, giẫm đạp lên nhau để tồn tại.
Lòng trắc ẩn khiến ni sư ứa nước mắt. Ni sư nung nấu ý định, đưa các em về nuôi. Bà bàn bạc với một số Phật tử tâm nguyện của mình và được mọi người ủng hộ.
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/08/04/16/ni-su-gia-dien-tim-cach-dua-tre-bui-doi-ve-chua-cuu-mang-3.jpg[/img]
Khoảnh khắc bình yên của vị trụ trì bên những đứa trẻ ở chùa.
Thế nhưng, tiếp cận các em bằng cách nào? Vì các em thấy người lạ đến gần sẽ lảng tránh. Cuối cùng, ni sư lấy nhọ nồi quệt lên mặt, đội tóc giả, mặc bộ quần áo rách rưới, giả làm ăn mày ra gầm cầu ngồi.
Ni sư quan sát, nghe ngóng tình hình 2 ngày. Ngày thứ 3, bà cầm chiếc bánh mì nóng hổi, bẻ 1 miếng nhai, còn đâu đưa các em. Dần dần, chúng quen thân với người phụ nữ nửa khôn, nửa dại, sẵn sàng chia thức ăn kiếm được cho mình.
Khi tạo được lòng tin với lũ trẻ bụi đời, ni sư nói, sẽ có cách xin ăn ở chùa. Điều kiện bà đưa ra là, chúng không được móc túi, ăn trộm nữa. Bà quyết định rủ chúng về chùa Yên Ninh với lời khẳng định: “Trụ trì đã đồng ý cho mọi người có nơi ở, có cơm ăn”.
3 năm đầu, ni sư sống cảnh “một cuộc đời, 2 số phận”. Ban ngày, bà trong vai người phụ nữ khùng, lang thang khắp nơi, thực chất đi xin ăn, nuôi lũ trẻ. Đêm đến, bà đợi các em nhỏ ngủ say, mới về chùa.
“Tôi vào các nhà hàng, xin họ thức ăn thừa. Ban đầu họ từ chối, còn đuổi đánh nhưng sau thấy mình đến nhiều, không phá phách nên tự động gói đồ cho”, ni sư 60 tuổi nhớ lại.
Thức ăn mang về, không có tủ lạnh, bà phân loại, gói vào trong các túi nilon, buộc dây thả xuống giếng chùa. Cách bảo quản này giữ cho thực phẩm khỏi bị ôi thiu, dùng được cả tuần.
Ni sư cho biết thêm, mỗi lần cải trang, bà đều bôi bẩn mặt mũi để không ai nhận ra. Khi cần giải quyết công việc ở chùa, ni sư cởi bỏ lớp hóa trang, xuất hiện trước mặt các em nhỏ trong bộ quần áo tu hành.
Thế rồi, một ngày, người phụ nữ điên bất ngờ rời đi, không quay trở lại. Lũ trẻ buồn bã mãi cũng nguôi ngoai.
"Lúc này, vai trò của người phụ nữ điên đã hoàn thành, tôi cần quay trở lại là mình để giải quyết các công việc chung", ni sư giải thích.
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/08/04/16/ni-su-gia-dien-tim-cach-dua-tre-bui-doi-ve-chua-cuu-mang.jpg[/img]
Giếng chùa - nơi ni sư Diệu Nhân bảo quản đồ ăn những ngày còn đi khất thực.
Các em không hề phát hiện được ni sư chính là chị "điên" dẫn dắt chúng về chùa. Ni sư Diệu Nhân chia sẻ, lý do khiến bà che giấu thân phận vì những đứa trẻ vốn có hoàn cảnh riêng.
Các em va vấp với đời từ sớm, đến đâu cũng bị xua đuổi nên lòng mang nhiều mặc cảm. Ai tỏ ý thương hại, muốn giúp đỡ, chúng càng phản ứng dữ dội. Bà không muốn các em cảm thấy bị tổn thương lòng tự tôn nên buộc phải làm như vậy.
Mười lăm năm sau, khi những đứa trẻ đó trưởng thành, ni sư mới tiết lộ sự thật. Chúng đón nhận trong sự ngỡ ngàng. Nước mắt tuôn rơi…
Tăng gia sản xuất
Sau thời gian khất thực, bà và phật tử cùng các nhà hảo tâm thành lập Hội tương thân, tương ái, kêu gọi mọi người giúp đỡ. Ai có điều kiện thì góp 1.000 đồng, ai không có thì góp 1 nắm gạo.
Số tiền ủng hộ, ni sư mua 20 cặp lợn giống, phát cho gia đình hội viên chăn nuôi. Các cặp lợn nuôi sinh sản, nhân giống rồi bán, dùng tiền tu bổ, xây chùa. Sau này, ni sư mua thêm 4 con bò cái nhân giống.
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/08/04/18/ni-su-gia-dien-tim-cach-dua-tre-bui-doi-ve-chua-cuu-mang-4.jpg[/img]
Ni sư dành cho những đứa trẻ tình yêu bao la.
Ngoài nuôi dưỡng trẻ, trụ trì chùa Yên Ninh còn dang tay đón nhận những trường hợp người khuyết tật, người cao tuổi, bệnh tật không nơi nương tựa. Khi số người được cưu mang ngày một đông, ni sư Thích Diệu Nhân xin chính quyền được thuê và khai khẩn ruộng bỏ hoang trước cửa chùa trồng lúa, cuốc đất trồng hoa màu. Lương thực mùa nào thức nấy, ngô, khoai, sắn đầy bồ, phục vụ bữa ăn.
Mỗi bữa cơm, sau tiếng kẻng, mọi người tập trung lại khu nhà ăn, chuẩn bị mâm bát. Bữa cơm là những sản vật nhà chùa trồng cấy được.
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/08/04/18/ni-su-gia-dien-tim-cach-dua-tre-bui-doi-ve-chua-cuu-mang.jpg[/img]
Mâm cơm chay là những sản vật nhà chùa trồng cấy.
Ông Thân - phật tử chia sẻ: "Tôi quê Thái Bình nhưng lên đây làm công quả từ năm 1996, chứng kiến ni sư Thích Diệu Nhân chịu khổ cực, nuôi trẻ từ những ngày đầu. Vất vả, gian nan nhưng lúc nào ni sư cũng lạc quan vui vẻ".
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/08/04/17/ni-su-gia-dien-tim-cach-dua-tre-bui-doi-ve-chua-cuu-mang-1.jpg[/img]
Ông Thân gõ kẻng, báo hiệu giờ ăn.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - CT UBND xã Ninh An thông tin: "Việc nuôi dạy trẻ mồ côi, không nơi nương tựa của ni sư Thích Diệu Nhân được địa phương rất ghi nhận. Đây là hành động thiện nguyện, chúng tôi luôn ủng hộ. Từ trước đến nay, phía nhà chùa không xảy ra tình trạng bất ổn, gây mất trật tự an ninh tại địa phương. Nhiều trẻ lớn lên ở chùa đã thành đạt.
Các trường hợp được tiếp nhận vào nuôi dưỡng đều được nhà chùa báo cáo lên chính quyền, đăng ký tạm vắng, tạm trú theo quy định pháp luật
https://vietnamnet.vn/ni-su-gia-dien-tim-cach-dua-tre-bui-doi-ve-chua-cuu-mang-663148.html#
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Thứ bảy, 01/08/2020 - 05:03
Chuyện về 'bà nội' của 26 đứa trẻ mồ côi ở miền Tây
Ở miền Tây, câu chuyện người bà cưu mang, nuôi nấng 26 đứa trẻ mồ côi, xem các em như cháu nội ruột của mình làm nhiều người xúc động, kính phục.
Người phụ nữ đó tên là Lê Thị Trí Hiền (60 tuổi, ngụ TP Sóc Trăng, Sóc Trăng).
Có đến 26 đứa trẻ lớn, nhỏ, tất cả gọi bà Hiền bằng bà nội. Và đối với các em chỉ có bà nội Hiền là người thân yêu nhất.
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/29/16/ba-noi-cua-24-dua-tre-mo-coi-1.jpg[/img]
Bà Lê Thị Trí Hiền cùng các trẻ mồ côi được bà nuôi dưỡng
Bà Hiền kể, cha bà là cố Hòa thượng Tịnh Hạnh, Trụ trì chùa Năng Nhơn ở TP Sóc Trăng. Lúc còn sống, ông xây chùa, hướng đạo chúng sinh.
Ông còn nhận cưu mang nhiều trẻ bị cha mẹ bỏ rơi trước cửa chùa. Đến khi cha qua đời, thực hiện di nguyện của ông, bà Hiền tiếp tục nhận trẻ mồ côi đem về nuôi dưỡng. Bà đón nhận những sinh linh bé bỏng bằng tất cả tình yêu thương của mình.
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/29/16/ba-noi-cua-24-dua-tre-mo-coi-2.jpg[/img]
Bà Hiền mong những đứa trẻ có tâm từ bi vô lượng
Hơn 10 năm qua, bà Hiền đã nhận nuôi 26 trẻ mồ côi bị cha mẹ bỏ rơi, bé nhỏ nhất khoảng 4 tuổi.
Hiện còn 18 trẻ nhỏ ở lại nhà bà, các trẻ lớn đã xin đến các chùa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng để tu học.
“Tôi luôn dạy các cháu hướng thiện. Nếu đủ duyên lành thì trở thành tu sĩ chân chính với tâm từ bi vô lượng, còn không thì ra đời cũng phải trở thành công dân tốt cho xã hội”, bà Hiền chia sẻ.
Dù nuôi đến hàng chục đứa trẻ, nhưng việc chăm nom các cháu đều do một tay bà Hiền làm.
Những đứa trẻ bà Hiền nuôi dưỡng, có trường hợp bị bỏ rơi trước cổng chùa hay bà vào bệnh viện nhận các cháu bị mẹ bỏ rơi về nuôi. Có nhiều người nói, nếu không có duyên được gặp bà nội Hiền, biết đâu một trong những đứa trẻ này đã lành ít dữ nhiều và không có cuộc sống an yên như vậy.
Song, đối với bà Hiền, sự trưởng thành, khỏe mạnh của các cháu mới chính là niềm vui sống của bà.
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/29/16/ba-noi-cua-24-dua-tre-mo-coi-6.jpg[/img]
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/29/16/ba-noi-cua-24-dua-tre-mo-coi-5.jpg[/img]
Những đứa trẻ được bà Hiền nuôi dưỡng
“Buổi đầu nhận nuôi các cháu tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bởi các con còn quá nhỏ, phải chăm sóc, nuôi dưỡng thật kỹ. Ban đêm bé quấy khóc, tôi cũng thường xuyên mất ngủ vì ẵm bé, dỗ dành”, bà Hiền chia sẻ.
Bà Hiền chia sẻ thêm, muốn nuôi được các cháu tốt thứ nhất phải có cái tâm. Thứ hai phải cho các em tình thương và cuối cùng phải cho những đứa trẻ này điểm tựa.
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/29/16/ba-noi-cua-24-dua-tre-mo-coi-7.jpg[/img]
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/29/16/ba-noi-cua-24-dua-tre-mo-coi-4.jpg[/img]
Những đứa trẻ hồn nhiên vui chơi trong vườn nhà
Bà Hiền có bốn người con thì ba người xuất gia. Cô gái còn lại ở nhà phụ giúp mẹ nấu ăn, chăm sóc trẻ mồ côi.
Nhà của bà Hiền được tạo thành nhiều khu như: khu vui chơi, tkhu rồng hoa, rau cải, trái cây... để tạo không gian sinh hoạt thoải mái cho các bé.
Ngoài ra, bà còn ký hợp đồng thuê xe đưa đón các cháu đến trường học.
Bữa ăn của các cháu cũng được bà Hiền lo rất chu đáo, đầy đủ chất dinh dưỡng với các món mặn, xào, canh.
“Do không có cháu, nên tôi coi tất cả các bé như cháu ruột của mình. Con gái tôi cũng tham gia lớp huấn luyện y tế để về chăm sóc cho các cháu lúc đau bệnh”, bà Hiền nói và cho biết, tên của các bé đều do đặt.
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/29/17/chuyen-ve-ba-noi-cua-26-dua-tre-mo-coi-o-mien-tay.jpg[/img]
Bà Hiền nguyện dành hết cuộc đời còn lại của mình để nuôi các cháu
Bà Hiền lo cho tất cả các cháu học đến hết lớp 12, sau đó cho học trung cấp Phật học. Đến năm 20 tuổi, mỗi em sẽ được quyền lựa chọn định hướng vào đời cho bản thân. "Nhìn các cháu lớn lên khoẻ mạnh mỗi ngày là niềm vui đối với tôi. Tôi đã nguyện dành hết cuộc đời còn lại của mình cho các cháu", bà Hiền tâm sự.
Chi phí để lo cho các em mỗi tháng hơn 10 triệu đồng. Ngoài sự hỗ trợ của các Phật tử gần xa, bà Hiền còn được người thân hỗ trợ.
Không chỉ chu đáo việc nuôi dạy trẻ mồ côi, bà Hiền còn đóng góp tích cực trong công tác thiện nguyện tại địa phương như: Xây dựng phòng học, xây nhà và cầu giao thông nông thôn
https://vietnamnet.vn/chuyen-ve-ba-noi-cua-26-dua-tre-mo-coi-o-mien-tay-661941.html#inner-article
.
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
07/05/2023 06:32 GMT+7
Bệnh viện nhân ái: Động lực chiến thắng bệnh tật
Duy Tính , Phan Thu Hoài
Dù mới ra mắt từ dịp Tết Nguyên đán 2023 nhưng chương trình túi gạo an sinh của Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đã giúp nhiều bệnh nhân nghèo có thêm niềm vui và động lực để chiến thắng bệnh tật.
Túi gạo an sinh là chương trình do ông Nguyễn Anh Cường, Phó trưởng phòng Công tác xã hội (CTXH), Bệnh viện (BV) Lê Văn Thịnh, đề xuất. Trải qua 3 tháng hoạt động, với lòng yêu thương, sẻ chia từ nhân viên BV và sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, túi gạo an sinh trở thành điểm sáng trong công tác hỗ trợ bệnh nhân (BN) đang thăm khám, điều trị tại BV này.
TÚI GẠO AN SINH
Trước cửa Phòng CTXH (BV Lê Văn Thịnh) có một chiếc tủ sắt, bên trong là nhiều túi gạo được sắp xếp gọn gàng. Đó chính là túi gạo an sinh, để mỗi lần có BN thăm khám hoặc điều trị tại BV có hoàn cảnh khó khăn, sẽ được hỗ trợ một túi gạo thơm ngon 5 kg.
BN Nguyễn Thị Phụng (67 tuổi, ngụ Phú Yên) là một trong những trường hợp được bác sĩ (BS) đề xuất tặng túi gạo an sinh. Khi nhận gạo, bà không giấu nổi niềm vui, nói lời cảm ơn nhà hảo tâm và BV. Bà Phụng đang chăm cháu ngoại tại BV, mỗi ngày bà phải đi làm giúp việc kiếm thêm tiền điều trị bệnh cho cháu.
Ông Cường cho biết nguồn gạo dành cho chương trình túi gạo an sinh được Phòng CTXH vận động từ các nhà hảo tâm, đặc biệt là các nhà hảo tâm trên địa bàn TP.Thủ Đức. Việc tổ chức các hoạt động thiết thực ngay tại BV cũng là một cách để vận động các nhà hảo tâm chung tay, giúp BN nghèo giảm bớt khó khăn.
[img=572x496]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 9 6'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/png;base64,iVBORw0KGgoAAAANSUhEUgAAAAkAAAAGCAIAAACepSOSAAAAs0lEQVQImQGoAFf/AHB5jGZwi19jZnOFnaLLw6K+t4KTjISLd4uIeABhXVxEQUVfX2VaUkJVTEqJiYSUjoNhV1GurJwAkVJIgEk5jI6MaX9qQ0tJjIaGjH2Jjnx8k7O5AINRRWovI2RFPVdDN0NGNVh5cmVlZ2BgaX2NkQBzUktNKSIZGx44RTxVfGYwwY5SkX5ThXBbYWQAdllWbzY4ZF1aUlpMTmBLTLaDQM+ZK51vhcDKeCdEh/x4dioAAAAASUVORK5CYII='%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img]
Nhóm thiện nguyện Nhất Tâm chuẩn bị nguyên liệu cho bữa cơm trưa
PHAN THU HOÀI
Để có những túi gạo này, vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ông Cường đề xuất với BS Trần Văn Khanh, Giám đốc BV Lê Văn Thịnh, hỗ trợ 600 suất gạo cho BN và người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP.Thủ Đức. Hiệu ứng chương trình vượt ngoài mong đợi khi có nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ từ 0,5 - 1 tấn gạo mang đến tận nơi ủng hộ.
Sau dịp phát quà, thấy tinh thần BN vui vẻ và các nhà hảo tâm liên lạc nhiều hơn để hỗ trợ gạo, ông Cường tận dụng cơ hội này đề xuất đưa chương trình phát gạo trở thành việc làm hằng ngày, thường xuyên của BV.
"Không có bất cứ một tiêu chuẩn nào khi xét duyệt tặng gạo. Chỉ cần BN khó khăn tìm đến, hoặc BS và nhân viên y tế đề xuất tặng gạo cho hoàn cảnh đó, Phòng CTXH sẵn sàng hỗ trợ. Những phần quà nhỏ mà chúng tôi trao tận tay BN, những câu hỏi thăm và đặc biệt là khi tiễn BN ra về, luôn thấy tâm trạng họ vui vẻ. Làm việc này, chúng tôi cũng hạnh phúc", ông Cường chia sẻ.
Cũng theo ông Cường, BN đến BV thường có tâm trạng không tốt, trong khi BS và nhân viên thì luôn bận rộn, thời gian thăm hỏi không có nhiều. Nếu đến khám chữa bệnh mà có nhân viên và BS động viên, trao món quà nhỏ mang về thì chắc chắn tâm lý họ vui và tích cực hơn. Túi gạo an sinh vừa mang giá trị vật chất, vừa là món quà tinh thần của BV dành cho BN, đặc biệt là BN nghèo.
"NHÀ ĂN HẠNH PHÚC"
Gần trưa, ông Cường dẫn chúng tôi đến một cổng màu xanh, có tên "nhà ăn hạnh phúc". Lúc này, một chiếc xe cứu thương mang biển "bếp ăn Nhất Tâm" vừa đến, đỗ gần nhà ăn. Khoảng 8 - 9 cô bác, anh chị đi xuống, trên tay là rau, củ, quả… Mọi người đều khẩn trương chuẩn bị nguyên liệu để nấu ăn cho BN. Mỗi ngày bếp ăn nấu từ 300 - 350 suất cơm chay, trong đó BV vận động nguồn gạo, còn nhóm thiện nguyện Nhất Tâm từ 3 - 4 giờ sáng đã ra chợ đầu mối vận động tiểu thương ủng hộ rau, củ, quả.
[img=572x861]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 7 8'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/png;base64,iVBORw0KGgoAAAANSUhEUgAAAAcAAAAICAIAAAC6ZnJRAAAAu0lEQVQImQGwAE//AJJQOtPBpXhkTJZzTvPOjfz7+PPKhwCQYkzQwqqeinq5ooTJnma4jmrnunIAeFZC1MK3vaGTybSbm39jnIuA3axpAIZxYtPAud3LxMKknXIdFIEjF8VtUgCIZ1vMu7PMrZ+vg4CCEhWaLimrSUAAQicZkIBzqXljxpeIgCIkhxQXok5BAFo3J09IPsWvmMyynH05NIgQFKRLOwCUf2KBdWLBrZTHsZhmRzo5DQtpSDMfIFT1qLqq6AAAAABJRU5ErkJggg=='%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img]
Ông Nguyễn Anh Cường tận tay trao gạo cho bà Phụng, bên tủ gạo an sinh của Bệnh viện Lê Văn Thịnh
PHAN THU HOÀI
Gần 11 giờ, tình nguyện viên nhóm Nhất Tâm bắt đầu sắp xếp bàn ghế, dọn dẹp lối đi để chuẩn bị phát cơm. Khoảng 11 giờ 15, dòng người đổ về nhà ăn khá đông, ai nấy đều xếp hàng ngay ngắn, trật tự. Ở khu vực bếp, các cô chú tình nguyện viên, người xới cơm, múc canh, người chuẩn bị rau, củ... Cả một hàng dài mấy trăm người lần lượt nhận suất cơm, ngồi ăn uống vui vẻ. Người đến ăn cơm không loại trừ bất cứ ai, kể cả nhân viên BV và những người có hoàn cảnh khó khăn, không phải là BN của BV.
Chúng tôi bắt gặp bà Phương cùng mẹ đến "nhà ăn hạnh phúc" từ sớm. Bà Phương năm nay 57 tuổi, cùng mẹ già bán vé số và nhặt ve chai khu vực xung quanh BV. Hôm nào không có tiền mua cơm, hai mẹ con sẽ vào nhà ăn BV ăn cơm miễn phí.
"Nhà ăn nấu cơm chay ngon lắm cô, BV còn cho vào ăn miễn phí, không nhất thiết phải là người đang điều trị ở đây. Mẹ con tôi mừng lắm. Không phải ngày nào mình cũng vào, nhưng nhiều lúc ế vé số, không có tiền, được vào đây ăn, chúng tôi biết ơn nhiều lắm", bà Phương nói. Còn bà Đào Thị Hòa (45 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức), điều trị ở BV nhiều năm, chia sẻ bắt đầu từ lúc BV có nhà ăn, bản thân bà đã giảm bớt được chi phí cơm nước, tập trung tiền điều trị lâu dài.
Cô Hòa, tình nguyện viên của bếp ăn, vừa xới cơm vừa chia sẻ: "Bà con đến ăn cơm, ăn xong họ cảm ơn hoặc phát tâm rửa giúp mình cái bát, đôi đũa, ai cũng vui vẻ và ấm lòng".
NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN CŨNG HẠNH PHÚC
"Ngày 19.5.2021, BV Lê Văn Thịnh chính thức đưa vào sử dụng "nhà ăn hạnh phúc". Thời điểm đó, đây là nhà ăn 0 đồng đầu tiên tại BV tuyến quận/huyện trên địa bàn TP.HCM. Để có được bếp ăn như ngày hôm nay, Phòng CTXH cùng lãnh đạo BV đã trải qua quãng thời gian khó khăn khi tìm kiếm mặt bằng, đầu bếp, kinh phí…", ông Cường kể.
Trước khi BV Lê Văn Thịnh mở được nhà ăn 0 đồng, ông Cường nói ông biết đến nhóm thiện nguyện Nhất Tâm đang mở một số nhà ăn miễn phí cho BN, nên mời nhóm về để đặt vấn đề mở nhà ăn cho BV. Vì khuôn viên BV không lớn nên lãnh đạo BV đồng ý tận dụng một khoảng đất của vườn thuốc nam, ngay gần cổng ra vào để mở bếp ăn.
"Nhà ăn hạnh phúc" hoạt động với tiêu chí bảo đảm bữa ăn ngon, sạch, thanh đạm, đầy đủ và chất lượng hơn theo từng ngày. Nhà ăn là bước ngoặt và cũng là mô hình mà BV Lê Văn Thịnh nói chung, nhân viên Phòng CTXH nói riêng đều cảm thấy hạnh phúc khi có được", ông Cường chia sẻ.
BS Trần Văn Khanh, Giám đốc BV Lê Văn Thịnh, cho biết thêm BV còn luôn chăm lo cho nhóm BN 3 không: "không người thân, không thẻ bảo hiểm y tế, không có tiền".
"Có những BN vô gia cư, BV điều trị xong, họ không về. BV phải liên hệ với các cơ quan chức năng liên quan, các trại dưỡng lão đưa vào và rồi hỗ trợ tiếp cho họ. Có những hoàn cảnh khó khăn lắm nên phải chia sẻ, hỗ trợ. Mỗi năm số tiền cho các BN thuộc diện này cũng trên cả tỉ đồng", BS Khanh nói. (còn tiếp)
BV Lê Văn Thịnh (trước đây là BV Q.2) là BV hạng 1 trực thuộc Sở Y tế TP.HCM. BV Lê Văn Thịnh được xây dựng vào năm 2008 với quy mô ban đầu chỉ 60 giường bệnh, thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn.
Sau 10 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của ngành y tế, BV đã có sự "lột xác" nhanh chóng, toàn diện về quy mô, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và chất lượng khám chữa bệnh. Nhiều kỹ thuật y khoa phức tạp đã được thực hiện ngay tại BV giúp người dân tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh và giảm tải áp lực cho các BV tuyến trên.
Hiện mỗi ngày trung bình BV Lê Văn Thịnh tiếp nhận khám ngoại trú gần 2.500 BN, điều trị nội trú cho hơn 350 BN, cấp cứu 100 - 150 ca. Trong đó, tỷ lệ chuyển viện đã giảm rất lớn, chỉ còn dưới 2%.
[/url]
https://www.google.com/amp/s/thanhnien.v...919235.amp
Tin liên quan
[url=https://thanhnien.vn/benh-vien-nhan-ai-de-benh-nhan-ngheo-khong-phai-ban-nha-chua-benh-185230504125850382.htm]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
.
.
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Có ai tổ chức giúp đồng bào miền bắc đang bị lủ lục hong ?
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Posts: 5,400
Threads: 44
Likes Received: 3,265 in 1,667 posts
Likes Given: 2,477
Joined: Mar 2021
Reputation:
26
(2024-09-12, 01:44 PM)Chân Nguyệt Wrote: Mới kiếm được link nầy
https://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/b...429148.htm
Chắc Sầu sẽ gửi qua link của Cha Thông.
Hôm qua có thấy Cha ra thông báo.
Vấn thế gian, tình là chi...
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
(2024-09-12, 01:55 PM)LýMạcSầu Wrote: Chắc Sầu sẽ gửi qua link của Cha Thông.
Hôm qua có thấy Cha ra thông báo.
Vậy Sầu cho chi tiết để chuyển tiền nha.
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
VNESPRESS
https://vnexpress.net/quy-hy-vong-cung-d...91218.html
. Ngày 9/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư đến đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão Yagi: "Tôi kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, đồng bào ta ở trong và ngoài nước trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và khả năng, điều kiện tiếp tục phát huy mạnh mẽ tình dân tộc, nghĩa đồng bào, hỗ trợ cao nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất, đến tận tay các gia đình bị thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra".
Quỹ Hy vọng - báo VnExpress phát động chiến dịch "Cùng đồng bào vượt lũ", nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, sạt lở và tái thiết cuộc sống cho đồng bào sau bão.
Mọi đóng góp dù nhỏ nhất đều có ý nghĩa rất lớn trong lúc này. Chúng tôi cam kết trực tiếp điều phối, minh bạch mọi thông tin đóng góp.
Mọi ủng hộ xin gửi về:
Văn phòng Quỹ Hy vọng - Báo VnExpress
Phía Bắc: Tầng 9, Tòa nhà FPT Tower, số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội.
Phía Nam: Tầng 6, Tòa nhà Exchange Tower, số 1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM.
Điện thoại: 0972 776 776
Tài khoản nhận ủng hộ:
Chuyển khoản theo cú pháp, viết không dấu: Tên người ủng hộ - Vượt bão (Ví dụ: Nguyen Van A – Vuot bao)
Agribank
STK: 1500201104186
Chi nhánh Hà Nội
Chủ tài khoản: Quỹ Hy vọng
BIDV
STK: 42710008680868
Chi nhánh Quang Minh
Chủ tài khoản: Quỹ Hy vọng
Sacombank
STK: 020058823385
Chi nhánh Đông Đô – PGD Quan Hoa
Chủ tài khoản: Quỹ Hy vọng
Techcombank
STK: 19132103682686
Chi nhánh Hoàng Quốc Việt- PGD Trần Thái Tông
Chủ tài khoản: Quỹ Hy vọng
TPBank
STK: 73007300602
Chi nhánh Hoàn Kiếm
Chủ tài khoản: Quỹ Hy vọng
Vietcombank
STK: 0011007300602
Chi nhánh Sở giao dịch
Chủ tài khoản: Quỹ Hy vọng
Số tài khoản USD
Account Name: HOPE FOUNDATION
Account Number: 73007300503
Bank name: TIEN PHONG COMMERCIAL JOINT STOCK BANK, HANOI, VIETNAM.
Address: TPBank Building - 57 Ly Thuong Kiet - Hoan Kiem District - Hanoi
Swift code/BIC: TPBVVNVX
Be Vegan, make peace.
|